Chân Dung "Người Việt Quốc Gia"
Và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
Nguyễn Mạnh Quang
http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN02.php
| trở ra mục lục | 01 tháng 6, 2008
Toàn tập: Dàn bài
Chương 2: 1 2 3 4
CHƯƠNG 2
Tính cách thuận lý và nghich lý
của một chính quyền
Bàn về sự có chính nghĩa hay không của một chính quyền là một việc hết sức quan trọng và nguy hiểm, nhất là khi việc bàn luận nằm trong giới hạn lịch sử cận đại của Việt Nam.
Trong quá khứ, những chính quyền không phục vụ cho đại thể dân chúng đều luôn có những mật vụ, công an, và những vây cánh đắc lực phục vụ và hưởng lợi trong chính quyền đó, tồn tại lâu dài hơn tuổi thọ của chính quyền. Một số nhỏ trong số người này tỏ ra trung thành với chủ nhân của họ, nhưng còn lại chỉ muốn bảo vệ tự ái, tỏ ra mình chưa hề đi sai đường, và một số nguyên do tâm lý các nhân khác. Nguy hiểm là vì chính những người này, sẽ tiếp tục làm những tên "sát thủ", dù ở trong một thế giới văn minh nhất, đối với những người dám thẳng thắn chỉ trích chính quyền mà họ đã từng được tác oai tác quái. Nhưng dù sao đó cũng là vấn đề bên lề.
Quan trọng là vì cần phải có một hệ thống giá trị làm cơ sở cho sự phân tích hay phê phán. Một khi đặt lên bàn cân trên căn bản thuận lý, người ta mới thấy rõ thế nào là trắng với đen. Căn bản thuận lý không thể có việc lươn lẹo, bất chính, không thể có hành động phản quốc, thất nhân tâm, mà là tất cả những gì ngược lại. Chương sách này sẽ nói về tình trạng trái ngược nhau giữa một bên là một chính quyền theo đuổi lý tưởng phục vụ cho quyền lợi tối thượng của dân tộc và tổ quốc, còn một bên là một chính quyền do thế lực ngoại xâm dựng nên để làm tay sai cho chúng chống lại dân tộc và tổ quốc.
Đề tài được trình bày trong sáu mục như sau:
I.- Tính cách thuận lý và hợp lòng dân của các chính quyền Việt Nam từ ngàn xưa.
II.- Tính cách nghịch thường hay bất chính của "chính quyền Quốc Gia" Việt Nam
III.- Giải pháp Bảo Đại của liên quân Pháp-Vatican.
IV.- "Chính Quyền Quốc Gia" dưới con mắt các bậc thức giả và các nhà viết sử.
V.- Tính cách phi chính nghĩa của chính quyền Bảo Đại và các "Chính Quyền Miền Nam" Việt Nam.
VI.- Kết luận
I.- TÍNH CÁCH THUẬN LÝ VÀ HỢP LÒNG DÂN CỦA
CÁC CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM TỪ NGÀN XƯA
Từ ngàn xưa, tại bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, một cá nhân hay một thế lực lên nắm chính quyền cũng đều có tính cách thuận lý hay nguyên nhân chính đáng của nó. Hãy nhìn vào lịch sử Việt Nam, chúng ta sẽ thấy rõ sự kiện này:
1.- Ngô Quyền có công đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi giang sơn đem lại quyền tự chủ cho dân tộc, cho nên việc ông lên nắm chính quyền cai trị đất nước vào năm 938 là điều thuận lý và hợp với lòng dân.
2.- Đinh Bộ Lĩnh có công đánh tan 11 sứ quân đem lại sự thống nhất và ổn định cho đất nước, cho nên việc ông được tôn lên làm vua vào năm 968 là điều thuận lý hợp với lòng dân.
3.- Lý Công Uẩn có công khử diệt tên bạo Chúa Lê Long Đĩnh, cho nên việc ông được tôn lên là vua cai trị nhân dân vào năm 1009 là điều thuận lý và hợp với lòng dân.
4.- Lý Huệ Tông không làm tròn bổn phận của một ông vua, nhường ngôi cho người con gái nhỏ là Chiêu Thánh Công Chúa mới có 7 tuổi để vào chùa đi tu (trốn việc vua đi ở chùa). Với tình trạng không làm tròn bổn bận của một người làm vua như vậy, Trần Thủ Độ là người có tài trị quốc, nhẩy lên nắm quyền chính và lập ra nhà Trần vào năm 1225 thì cũng là điều hợp lý và hợp với lòng dân.
5.- Lê Lợi có công hy sinh cả tuổi thanh xuân dấn thân vào rừng sâu lập chiến khu chiến đấu cả 10 năm gian khổ mới đánh đuổi quân Minh ra khỏi giang sơn, giành lại chủ quyền độc lâp cho đất nước, cho nên việc ông lên ngai vàng cầm quyền trị quốc lập nên triều đại nhà Hậu Lê vào năm 1427 là điều thuận lý và hợp với lòng dân.
6.- Trương Phúc Loan lộng quyền làm nhiều điều bất chính, làm cho bộ máy cai trị của Chúa Nguyễn thành một băng đảng ăn cướp. Vì thế mà bọn cường hào ác bá địa phương dựa vào đó thi nhau hà hiếp và bóc lột nhân dân khiến cho xã hội nhiễu nhương, trăm họ lâm vào cảnh khốn khổ điêu linh. Với tình trạng như vậy, anh em ông Nguyễn Nhạc đứng lên phất cờ khởi nghĩa lật đổ bạo quyền Chúa Nguyễn ở miền Nam vào năm 1775 là điều thuận lý và hợp với lòng dân.
7.- Trước sức mạnh của 280 ngàn quân Thanh Xâm Lăng tiến vào thành Thăng Long cùng với tên vua Việt gian Lê Chiêu Thống theo về, ỷ thế giặc hà hiếp nhân dân, trả thù những người đã cộng tác với nhà Tây Sơn trước đó, quân dân Việt Nam tôn Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên làm vua để chính danh rồi mới tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh. Như vậy, việc Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế là điều hợp lý và và hợp với lòng dân.
8.- Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican đánh chiếm và thống trị nước ta hơn 80 năm trời (nếu tính từ năm 1862), cai trị nước ta bằng những chính sách cực kỳ tham tàn và bạo ngược: Tài nguyên của đất nước bị cướp đoạt, chùa chiền bị phá hủy để lấy đất xây cất nhà thờ, nền văn hóa cổ truyền của dân tộc bị khinh rẻ và bị miệt thị, nhân dân bị bóc lột đến tận xương tận tủy, khiến cho dân ta rơi vào thảm cảnh đói khổ triền miên mà điển hình nhất ra hai triệu người chết đói trong mấy tháng mùa xuân năm Ất Dậu 1945. Với tình trạng thảm thương như vậy, Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh đứng lên phất cờ khởi nghĩa, tổ chức lực lượng vũ trang kháng chiến, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đánh tan được Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và đánh tan được Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican đòi lại miền Nam mang lại thống nhất cho đất nước. Như vậy, việc Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh lên nắm chính quyền cai trị nhân dân là điều thuận lý và và hợp với lòng dân.
Ta gọi nhũng cá nhân hay thế lực lên nắm chính quyền trong 8 trường hợp trên đây là có chính nghĩa.
II.- TÍNH CÁCH NGHỊCH THƯỜNG HAY BẤT CHÍNH
CỦA CHÍNH QUYỀN QUỐC GIA VIỆT NAM
Một chính quyền do một đế quốc xâm lược hay liên minh đế quốc xâm lựợc dựng nên để dùng nó đánh lại người dân bản địa đang chiến đấu cho đại cuộc bảo vệ lãnh thổ hay giải phóng dân tộc là một chính quyền nghịch thườncg mà ta thường gọi là chính quyền không có chính nghĩa hay bất chính. Sách sử thường gọi chính quyền này là chính quyền bù nhìn làm tay sai cho quân cướp ngoại thù. Thành phần nắm giữ những chức vụ quan trọng trong loại chính quyền này được giặc chọn lựa và bắt buộc phải tuân hành những chỉ thị của quan thày để phục vụ cho quyền lợi hay đáp ứng cho nhu cầu của mẫu quốc. Với thực trạng như vậy, tất nhiên chỉ những hạng người vong bản, phản dân tộc, phản quốc, ích kỷ, tham lợi, háo danh (hư danh), thèm khát quyền lực (dù là của giặc thí phát cho) mới được giặc chọn lựa, và chỉ có hạng người đốn mạt như vậy mới cam tâm gục mặt cúi đầu bằng lòng nắm giữ các chức vụ cao cấp trong loại chính quyền như vậy. Chính quyền Vichy dưới quyền lãnh đạo của Thông Chế Pétain của nước Pháp trong thời gian 6/1940-7/1944, chính quyền Uông Tinh Vệ của Trung Quốc trong thời Đện Nhị Thế Chiến, chính quyền Quốc Gia Việt Nam do ông Bảo Đại làm quốc trưởng được cho ra đời vào ngày 5/6/1948 (có sách ghi là ngày 2/6/1948) và các chính quyền miền Nam Việt Nam do ông Ca-tô Ngô Đình Diệm và ông Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống thuộc loại chính quyền này. Đây là sự thật và sách sử cũng đã ghi chép như vậy. Hãy nhìn vào chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những 1954-1975, chúng ta sẽ thấy rõ những sự thật đáng xấu hổ này:
1.- Nguồn gốc và xuất xứ: chính quyền Quốc Gia Việt Nam với ông Bảo Đại làm quốc trưởng và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đều do kẻ thù của dân tộc là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican dựng nên để làm tay sai cho Vatican Pháp và Mỹ. Sự thật nhục nhã này hoàn toàn trái ngược với quan niệm về chính thống và chính nghĩa của một chính quyền như đã trình bày ở trong Chương 1 và Mục 1 ở trên trong chương sách này.
2.- Mục đích và hành động: chính quyền Quốc Gia Việt Nam với ông Bảo Đại làm quốc trưởng và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 được kẻ thù của dân tộc dựng nên với mục đích làm tay sai cho cho cả ba thế lực Pháp, Vatican và Hoa Kỳ.
Đối với Pháp, chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm quốc trưởng chỉ là công cụ được sừ dụng làm tay sai cho họ trong công cuộc tái chiếm Việt Nam.
Đối với Vatican, chính quyền Bảo Đại và các chính quyền miền Nam vừa là nằm trong chính sách chia để trị, dùng người Việt đánh người Việt, vừa dùng tín đồ Ca-tô để cai trị đại khối nhân dân thuộc tam giáo cổ truyền, vừa là một phương tiện để hủy diệt nền văn hóa và các tôn giáo cổ truyền của dân tộc và cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo Ca-tô làm nô lệ cho Vatican.
Đối với Hoa Kỳ, chính quyền miền Nam Việt Nam là công cụ để biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng theo nhu cầu trong chính sách be bờ ngăn chặn ngọn triều Cộng Sản đang cuồn cuộn dâng cao tràn ngập toàn bộ lục địa Trung Hoa lan xuống tớii vĩ tuyến 17 trên bán Đảo Đông Dương.
3.- Sống nhờ vào sự nuôi dưỡng và bảo vệ của mẫu quốc: Tất cả những thành phần lãnh đạo, các viên chức cao cấp và nhân viên thừa hành trong các bộ, các nha, các sở cũng như các sĩ quan nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong quân đội và các tổ chức phụ thuộc của các chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm quốc trưởng trong những năm 1948-1954 và các chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975 đều do các thế lực ngoại bang dựng nên, nuôi dưỡng, trả lương, trang bị bằng đồng tiền của người ngoại bang và được bảo vệ bằng quân đội của người ngoại bang để thi hành những lệnh truyền của người ngoại bang với mục đích phục vụ cho quyền lợi của người ngoại bang.
Sự thật nhục nhã này hoàn toàn trái ngược với tính cách tự lực, tự túc để tự tồn và tự cường của các chính quyền của một quốc gia độc lập hay các chính quyền kháng chiến chiến đấu để đòi lại quyền độc lập của dân tộc.
Tìm hiểu lịch sử, chúng ta sẽ thấy sự thật là như vậy. Hầu hết các lực lượng hay chính quyền kháng chiến đánh đuổi quân thù xâm lược đều gồm những người yêu nước, xả thân liều chết chiến đấu cho sự tồn vong của dân tộc, cho nên họ được nhân dân hết lòng kính mến, nhiệt tình ủng hộ, tích cực đóng góp nhân lực và vật lực: Tình nguyện gia nhập vào các lực lượng vũ trang cũng như các cơ quan trong bộ máy quản trị nhân dân, và hăng say đóng góp tiền bạc hay vật lực để nuôi quân và nuôi chính quyền. Những lực lượng nghĩa quân của Vua Lê Lợi chiến đấu đánh đuổi quân Minh, lực lượng nghĩa quân của anh em ông Nguyên Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ nổi lên đánh đổ triều đình thối nát của Chúa Nguyễn ở Đường Trong do quyền thần Trương Phúc Loan thao túng trong những năm đầu thập niên 1770, các lực lương nghĩa quân kháng chiến của các cụ Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học và chính quyền Việt Minh Kháng Chiến trong những năm 1945-1954 đều như vậy cả.
(xem tiếp các bài trong Chương hai:) 1 2 3 4
Các bài trong tập sách Chân Dung VNCH
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 02: Tính Cách Thuận Lý của Chính Quyền -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 02a: Tính Cách Thuận Lý của Chính Quyền -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 02b: Tính Cách Thuận Lý của Chính Quyền -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 07a: Đặc Tính -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 02c: Tính Cách Thuận Lý của Chính Quyền -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 03: Đặc Tính Những Lá Cờ Chính Nghĩa -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 03a: Đặc Tính Những Lá Cờ Chính Nghĩa -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 03b: Đặc Tính Những Lá Cờ Chính Nghĩa -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 03c: Đặc Tính Những Lá Cờ Chính Nghĩa -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 03d: Đặc Tính Những Lá Cờ Chính Nghĩa -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 05: Đại Việt, Lập Hiến Đông Dương và Việt Nam Qu -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 06: Việt Quốc và Việt Cách -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 06a: Phụ Bản -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 07: Đặc Tính -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 07b: Không Dám Đối Đầu Sự Thật -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 08: Chính Sách Ngu Dân Và Giáo Dục Nhồi Sọ -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 08a: Chính Sách Ngu Dân Và Nhồi Sọ -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 09: Tác Dụng Của Chính Sách Ngu Dân -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 10: Di Lụy Của Chính Sách Ngu Dân -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Chân Dung NGQG 10a: Di Lụy Của Chính Sách Ngu Dân -
Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 1
2 ▪
>>>