VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN TRƯỚC LUẬT PHÁP QUỐC GIA

Phúc Lâm sưu tầm

28 tháng 7, 2009

Những quyền Dân Sự và Chính Trị đã được ghi rõ trong bản Giao Ước Quốc tế Về Quyền Dân Sự và Quyền Chính Trị (The International Covenant on Civil and Political Rights: The CP Covenant), và Giao Ước Quốc Tế về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa (The International Covenant on Economic, Social, and Cultural Rights: The ESC Covenant), được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận ngày 6 tháng 12 năm 1966.

Có nhiều điều khoản không thực tế, không thể áp dụng được một cách phổ quát như Điều khoản 7: chính phủ phải trả lương tối thiểu (minimum wage) và đời sống thoải mái (decent living) cho công nhân; Điều khoản 9: quyền được hưởng phụ cấp an sinh xã hội (social security) và bảo hiểm xã hội (social insurance); Điều khoản 11: chính phủ phải cung cấp đủ lương thực, y phục, và nhà ở (require governments to assure adequate food, clothing and housing); Điều khoản 12 : phải có nền y tế xã hội bắt buộc, tạo điều kiện để bảo đảm cho mọi người dịch vụ y tế và săn sóc người dân khi đau ốm (mandates socialized medicine through creation of conditions which assure to all medical service and medical attention in the event of sickness) (Âu Châu, Gia Nã Đại và nhiều nước xã hội chủ nghĩa đều áp dụng điều khoản này, Hoa Kỳ thì không, vì sự thao túng của bác sĩ đoàn và các cơ sở bảo hiểm sức khỏe); Đặc biệt là Điều khoản 13 chỉ để tạo quyền lực cho Liên Hiệp Quốc: cho quyền các chính phủ kiểm soát giáo dục, và dùng các trường học như là các trung tâm dạy giáo điều thiên Liên Hiệp Quốc, bằng cách khẳng định rằng mọi cơ chế giáo dục phải đẩy mạnh những hoạt động của Liên Hiệp Quốc.. (Article 13 provides for government control of education, and the use of schools as pro-UN indoctrination centers, by asserting that all educational institutions must further the activities of the UN).

Sau đây là vài điều khoản trong bản Giao Ước Quốc Tế về những quyền Dân Sự và Chính Trị của người dân trong mỗi xã hội, với một số hạn chế tùy theo hoàn cảnh chính trị, xã hội của các quốc gia khác nhau.

Điều Khoản 18

1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tri và tôn giáo..

2. Sự tự do bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng của mọi người có thể chỉ phải chịu những hạn chế quy định bởi luật pháp và cần thiết để bảo vệ sự an toàn công cộng, trật tự, sức khỏe, hay đạo đức hay quyền căn bản và tự do của người khác. [Hãy nghĩ đến những vụ làm loạn của Công Giáo ở Tòa Khâm Sứ, Ấp Thái Hà v…v…]

Article 18

1. Everyone shall have the right to freedom of thought, conscience and religion..

2. Freedom to manifest one’s religion or beliefs may be subject only to such limitations as are prescribed by law and are necessary to protect public safety, order, health, or morals or the fundamental rights and freedom of others.

 

Điều Khoản 19:

1. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu ý kiến..

2. Việc thực thi những quyền quy định trong mục 2 của điều khoản này đi cùng với những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Nó có thể phải chịu một số hạn chế, nhưng những hạn chế này chỉ có thể do luật pháp đặt ra.

Article 19

1. Everyone shall have the right to freedom of expression..

2. The exercice of the rights provided for in Paragraph 2 of this article carries with its special duties and responsibilities. It may therefore be subject to certain restrictions, but these shall only be such as are provided by law.

 

Điều khoản 21

1. Công nhận quyền hội họp trong hòa bình

2. Không hạn chế nào được đặt trên sự thực thi quyền trên ngoài những hạn chế được áp đặt để tuân theo luật pháp.

Article 21.

1. The right of peaceful assembly shall be recognized.

2. No restriction may be placed on the exercice of this right other than those imposed in conformity of the law.

Chúng ta thấy ngay rằng, mọi quyền của con người, theo tinh thần của những bản văn trên, đều phải nằm trong vòng luật pháp của mỗi nước. Nếu luật pháp của mỗi quốc gia mỗi khác thì quyền thực thi những quyền dân sự về chính trị, tôn giáo trong mỗi quốc gia trong mỗi quốc gia cũng mỗi khác. Không có lý do gì để lấy nền luật pháp của Mỹ hay của bất cứ nước nào để dựa vào đó mà đo vấn đề nhân quyền trên toàn thể thế giới.

Ngoài ra, điều khoản 20 trong bản Giao ước viết: đòi hỏi chính quyền phải ra luật ngăn cấm mọi tuyên truyền cho chiến tranh và mọi ủng hộ cho sự căm thù quốc gia, thù hận chủng tộc hay tôn giáo có tác dụng tạo nên sự khích động cho những vấn đề kỳ thị, thù nghịch hay bạo lực(Article 20 of the CP covenant “requires States parties to prohibit by law any propaganda for war and any advocacy of national, racial or religious hatred that constitutes incitement to discrimination, hostility or violence..).

Vậy sự bắt giữ những người chống đối quốc gia, vi phạm luật pháp quốc gia Việt Nam như Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Paul Lê Công Định v… v… gần đây có vi phạm những điều khoản trên của bản Giao Ước Quốc Tế về nhân quyền hay không? Hỏi tức là đã trả lời. Không một người dân nào trong nước có quyền nói rằng, tôi không chấp nhận pháp luật đó, do Quốc Hội làm ra, nên không có bổn phận phải tuân theo pháp luật đó. Lý luận phi dân tộc này phạm tội “coi thường luật pháp” (contempt of laws) của những quân phiến loạn và phải bị xử phạt.

 

► Xin đọc thêm bài của Luật Sư Nguyễn Văn Hậu trên báo Thanh Niên:

Về Tội Tuyên Truyền Chống Nhà Nước

18/07/2009 0:27

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200929/20090718002726.aspx

 

Việc giữ vững hòa bình, an ninh và trật tự xã hội đất nước, chống khủng bố là lợi ích thiết yếu của mọi quốc gia. Mặc dù có không ít quan điểm cho rằng mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm và họ đã dựa vào Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (ICCPR) để bảo vệ cho luận điểm của mình.

Tuy nhiên khoản 3 Điều 19 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị đã quy định rất rõ việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (quy định tại khoản 2 Điều 19) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.

Tương tự, quyền hội họp có tính cách hòa bình cũng có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do của người khác (Điều 21).

Như vậy, mặc dù quyền tự do ngôn luận và quyền hội họp có tính cách hòa bình... được thế giới thừa nhận nhưng một khi các quyền này ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng của quốc gia nào thì quốc gia đó có quyền giới hạn các quyền tự do ngôn luận và hội họp có tính cách hòa bình... nêu trên.

Bên cạnh đó, Điều 20 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị cũng nghiêm cấm mọi hình thức tuyên truyền, cổ vũ chiến tranh, cũng như mọi hình thức gieo rắc căm hờn, xúi giục kỳ thị, hiềm khích, kích thích bạo động giữa các quốc gia, các chủng tộc tôn giáo.

Như thế nào là hành vi đe dọa đến an ninh quốc gia? Như thế nào là ảnh hưởng đến trật tự công cộng? Tuyên bố của Hội nghị Nhân quyền thế giới tại Viên (Áo) năm 1993 cũng đã nêu rõ cần phải tính đến các đặc thù quốc gia và khu vực cũng như những nền tảng khác nhau về văn hóa, lịch sử và tôn giáo của mỗi quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Do đó, một hành vi, phát ngôn ở quốc gia này có thể không bị coi là hành vi đe dọa an ninh quốc gia và vi phạm trật tự an toàn xã hội nhưng ở một quốc gia khác thì hoàn toàn có thể bị coi là đe dọa an ninh quốc gia, vi phạm trật tự công cộng. Xét riêng đến quốc gia Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, nét đặc thù của Việt Nam lại càng mang tính đặc biệt khi Việt Nam phải trải qua nhiều năm tháng chiến tranh chống ngoại xâm mới giành lại được hòa bình, độc lập và tự do dân tộc; đến nay các lực lượng thù địch chưa từ bỏ tham vọng chính trị, đã và đang thành lập những tổ chức từ nước ngoài, nuôi dưỡng và cấu kết với các phần tử trong nước, tiến hành thâm nhập vào Việt Nam nhằm lật đổ Nhà nước Việt Nam.

Để giúp tăng cường sự hiểu biết và ủng hộ trong việc đấu tranh chống những âm mưu và hành động của những tổ chức, cá nhân mưu đồ khủng bố gây bạo loạn, lật đổ Nhà nước, phá hoại cuộc sống bình yên của người dân, bài viết xin sơ lược về nội dung và các đặc điểm cơ bản của tội“Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”được quy định tại Điều 88 của Bộ luật Hình sự năm 1999, mà vừa qua Cơ quan An ninh điều tra Việt Nam đã bắt giữ một số đối tượng có hành vi vi phạm tội danh này, câu kết với một số phần tử ở nước ngoài hoạt động với mục đích lật đổ, chống Nhà nước Việt Nam.

Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Phạm tội trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

Theo quy định của điều luật, thì tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện qua những hành vi sau đây:

- Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân,như là: hành vi xuyên tạc, đả kích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý cán bộ, nói xấu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nói xấu lãnh tụ, cán bộ, công chức Nhà nước... người phạm tội có thể lợi dụng những hiện tượng tiêu cực, khoét sâu những khó khăn trước mắt, thổi phồng những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, làm cho người khác không tin vào chế độ, vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của bộ máy Nhà nước, giảm sút ý chí trong lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân,là hành vi sử dụng những luận điệu chiến tranh tâm lý của địch để tuyên truyền, kích động, xuyên tạc,... đánh vào tâm lý của nhân dân, tạo ra sự sợ hãi, tư tưởng cầu an hoặc bịa đặt, tung tin thất thiệt gây hoang mang, nghi ngờ trong nhân dân. Hình thức tuyên truyền có thể là truyền miệng, phao tin, thông qua hội thảo bài giảng, bài viết trên báo...

- Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,là hành vi: sản xuất (viết, in, vẽ, chụp ảnh...), cất giấu, lưu hành, những sách báo, phim, tranh ảnh, thơ ca truyền đơn, kịch bản và những văn hóa phẩm khác có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mục đích người phạm tội khi thực hiện các hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong xã hội, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Việc xử lý hình sự tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ được xem xét với người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự, thực hiện tội phạm một cách có chủ ý với mong muốn là nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999, quy định hai khung hình phạt:

+ Khung 1:Quy định hình phạt tù từ ba năm đến mười hai năm áp dụng đối với người thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 điều luật này.

+ Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm áp dụng đối với người phạm tội trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như: sử dụng thủ đoạn xảo quyệt, phạm tội có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng...

Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến của công dân được pháp luật bảo đảm và được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, với những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận vi phạm pháp luật, thì việc xử lý những người vi phạm pháp luật là cần thiết và là việc làm bình thường mà các quốc gia trên thế giới thực hiện. Mặt khác, đây hoàn toàn là công việc nội bộ của Việt Nam, được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật Việt Nam, và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu

 

Các bài thời sự cùng tác giả:


Bang Giao "Bắc Kinh-Vatican" (?) Một Kinh Nghiệm Quý Giá Cho Việt Nam (Trần Chung Ngọc)
Chống Cộng Theo Gương David (Trần Chung Ngọc)
Chủ Nghĩa Khủng Bố và Diệt Chủng (Trần Chung Ngọc)
Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar
DÆ° Luận Quần ChĂºng
Ma Quân Quấy Nhiễu Sư Tăng - Nhưng Thất Bại (Trần Chung Ngọc)
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM - 2 (Trần Chung Ngọc)
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM - 3 (Trần Chung Ngọc)
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM -1 (Trần Chung Ngọc)
Một trong ba thứ (Trần Chung Ngọc)
NED và Lê Quốc Quân
NGÀY 30/4/1975 (Trần Chung Ngọc)
Ngáp Lớn Trong Tòa Mỹ Bị Tù - Còn Nguyễn Văn Lý ? (Trần Chung Ngọc)
Nhân chuyện ông Triết đi Mỹ
Nhân Quyền của Mỹ & Dự Luật H.R. 3096 (Trần Chung Ngọc)
Nhũng Điều Tưởng Tượng Điên Rồ Của Bộ Giáo Dục Texas (Geoffrey R. Stone)
Những Người Máy Chống Cộng (Trần Chung Ngọc)
Nước Mỹ - Nhân Quyền - Việt Nam - 1 (Trần Chung Ngọc)
Nước Mỹ - Nhân Quyền - Việt Nam - Phần 2: Tội ác chiến tranh (Trần Chung Ngọc)
Phải Chăng Chiếc Khăn Quàng Là Giải Pháp Cho Tòa Khâm Sứ? (Trần Chung Ngọc)
Richard Dawkins: Haiti Và Sự Đạo Đức Giả ... (Trần Chung Ngọc)
Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp: 3. Về Chiến Tranh Việt Nam (Trần Chung Ngọc)
Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp: 3. Về Lá Cờ Vàng (Trần Chung Ngọc)
Thử Phân Tích Vài Đoạn Trong Bài Diễn Văn Nhậm Chức (Trần Chung Ngọc)
Tâm Thư Gửi Những Ai Quan Tâm (Trần Chung Ngọc)
Tại Sao Lại Việt Nam ? (Trần Chung Ngọc)
Tại Sao Những Người Tin Chúa Lại Thù Ghét Những Người Vô Thần? (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn về Chống Cộng (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn Xung Quanh Chuyến Về Việt Nam Thứ Tư Của Tôi (Trần Chung Ngọc)
Viết Mà Chơi - Ai Chống Cộng Và Ai Không Chống ? (Trần Chung Ngọc)
Vài Nhận Định Khi Đọc Lời Phát Biểu Của Ông Ngô Quang Kiệt (Trần Chung Ngọc)
Vài Ý Kiến Về Vấn Đề Bang Giao Với Vatican (Trần Chung Ngọc)
Vấn Đề Nhân Quyền Trước Luật Pháp Quốc Gia (Phúc Lâm sưu tầm)
Đôi Hàng Về Chuyện Cờ Vàng Cờ Đỏ (Trần Chung Ngọc)
ĐĐ Thích Nhật Từ và Xóm Đạo (Trần Chung Ngọc)
“Religulous” Điểm Phim Cuối Tuần (Trần Chung Ngọc)

 

 

Trang Trần Chung Ngọc