THỬ PHÂN TÍCH VÀI ĐOẠN

TRONG BÀI DIỄN VĂN CỦA TỔNG THỐNG OBAMA

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts32.php

24 tháng 1, 2009

Bài diễn văn của Tổng Thống Barack Obama đã được dịch ra tiếng Việt trên nhiều diễn đàn truyền thông của người Việt ở hải ngoại. Bài diễn văn cũng đã được nhiều bình luận gia quốc tế phân tích. Tôi nghĩ tôi cũng muốn góp ý kiến của tôi về bài diễn văn lịch sử này. Tôi nhận thấy trong bài diễn văn, Tổng Thống Obama đã uẩn hàm nhiều ý và muốn hiểu ông ta, chúng ta không nên quên rằng gốc rễ của ông là ở Kenya, cha ông ta là người theo Hồi giáo, mẹ ông ta là người thuộc trường phái hoài nghi (skepticism), và cô em cùng mẹ khác cha của ông ta là một Phật tử.

Điều thứ nhất tôi nhận thấy là trong bài diễn văn, TT Obama đã bác bỏ chính sách của TT tiền nhiệm Bush ở nhiều đoạn. Chúng ta hãy đọc vài đoạn sau đây.

- Rằng chúng ta đang ở giữa một cơn khủng hoảng là điều dễ hiểu. Quốc gia chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh, chống lại một mạng lưới rộng lớn của bạo lực và hận thù. Nền kinh tế của chúng ta bị suy yếu trầm trọng, một phần là do hậu quả của lòng tham và sự vô trách nhiệm của một số người, nhưng cũng là sự thất bại chung của chúng ta trong những chọn lựa khó khăn và chuẩn bị đất nước cho một thời đại mới. Nhà cửa bị mất; việc làm bị cắt giảm, nhiều xí nghiệp phải đóng cửa. Chi phí y tế quá cao; trường học của chúng ta thất bại đối với nhiều người; và mỗi ngày lại có thêm bằng chứng cho thấy rằng cách thức sử dụng năng lượng của chúng ta làm cho đối thủ mạnh thêm và đe dọa đến hành tinh của chúng ta.

[That we are in the midst of crisis is now well understood. Our nation is at war, against a far-reaching network of violence and hatred. Our economy is badly weakened, a consequence of greed and irresponsibility on the part of some, but also our collective failure to make hard choices and prepare the nation for a new age. Homes have been lost; jobs shed; businesses shuttered. Our health care is too costly; our schools fail too many; and each day brings further evidence that the ways we use energy strengthen our adversaries and threaten our planet.]

Cơn khủng khoảng đã xẩy ra trong 8 năm Bush làm Tổng Thống. Khi Clinton rời chính quyền, nước Mỹ đang thặng dư. Khi Bush rời chính quyền thì nước Mỹ thiếu hụt, nợ nần và còn đang kéo dài những cuộc chiến làm mất uy tín của Mỹ trên thế giới. Một bình luận gia đã đưa ra một nhận định về Bush, tóm tắt trong 10 chữ: “Một tên cao bồi bắn vào thế giới và làm bị thương quốc gia [của chúng ta]” [Mary Schmich, Chicago tribune, January 16, 2009: A cowboy fired at the world and wounded the nation.] Obama có ít nhiều ảnh hưởng của “Thời Đại Mới” nên dùng từ “new age”. Điều này rõ ràng hơn trong đoạn sau.

- Hôm nay, chúng ta đến đây để tuyên bố chấm dứt những lời than phiền nhỏ nhặt và những hứa hẹn sai lầm, những sự buộc tội lẫn nhau và những tín lý đã lỗi thời, những điều đã bóp nghẹt nền chính trị của chúng ta đã quá lâu.

[On this day, we come to proclaim an end to the petty grievances and false promises, the recriminations and worn out dogmas, that for far too long have strangled our politics.]

Bush có nhiều hứa hẹn sai lầm trong những năm nắm chính quyền (Mission accomplished?, Democracy etc...). Bush tuyên bố rằng God đã mặc khải cho ông ta để đánh chiếm Iraq, nhưng một người đã đặt vấn đề là tại sao God lại không mạc khải cho ông ta là Iraq không hề có vũ khí giết người hàng loạt (Weapons of Mass Destruction). Từ dogma, tín lý, thường dùng trong tôn giáo đặc biệt là trong Công giáo, những điều bắt tín đồ phải tin, không tin thì không được lên thiên đường của Công giáo. Dogma cũng còn là những điều phát biểu có tính cách võ đoán, không cho phép ai nghi ngờ. Tôn giáo ở Mỹ đã xía rất nhiều vào nền chính trị của Mỹ. Câu sau đây còn rõ ràng hơn nữa.

- Đất nước chúng ta vẫn còn trẻ trung, nhưng theo lời Thánh Kinh, đã đến lúc ta phải dẹp đi những thứ của trẻ con. Đã đến lúc chúng ta phải tái khẳng định tinh thần kiên trì chịu đựng; để chọn cho chúng ta một lịch sử tốt đẹp hơn; để tiếp tục phát huy tặng phẩm quý giá đó; tư tưởng cao cả đã được truyền lại cho chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác: đó là lời hứa do Thượng Đế cho mọi người đều bình đẳng, mọi người đều được tự do, mọi người đều xứng đáng có cơ hội mưu cầu hạnh phúc.

[We remain a young nation, but in the words of scripture, the time has come to set aside childish things. The time has come to reaffirm our enduring spirit; to choose our better history; to carry forward that precious gift, that noble idea, passed on from generation to generation: the God-given promise that all are equal, all are free and all deserve a chance to pursue their full measure of happiness.]

“Dẹp đi những thứ của trẻ con”, Obama đã nhắc lại lời nói của thánh Paul trong 1 Corinthians 13:11: “Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi thường nói như một đứa trẻ, suy nghĩ như một đứa trẻ, lý luận như một đứa trẻ; khi tôi đã trưởng thành, tôi dẹp đi những thứ của trẻ con” [When I was a child, I used to talk as a child, think as a child, reason as a child; when I became a man, I put aside childish things]. Dựa vào câu này, giáo sư thần học Công giáo Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ duy nhất trên thế giới chiếm được ngôi vị giáo sư thần học Công giáo của giáo hội Công giáo [the first woman in the world to hold a chair of Catholic theology], cũng đã viết một cuốn sách với nhan đề “Hãy dẹp đi những chuyện của trẻ con” (Putting Away Childish Things, HarperCollins, 1995). Những chuyện trẻ con nào? Đó là những tín lý [dogma] căn bản của Công giáo: “Tư cách thần thánh của Chúa Ki Tô”; “Sinh ra từ một nữ trinh”; “ngôi mộ trống”; “Ngày Thứ Sáu tốt đẹp [Ngày Giê-su chết]”; “Phục sinh”; “Thăng Thiên”; “Bị hành quyết để chuộc tội”; “Hỏa ngục” [The divinity of Christ, The Virgin mother, Good Friday, Easter, Resurrection, Ascension, Redemption by execution, Hell].

Tôi cho rằng câu nói trên Obama ngụ ý là có những thứ đã lỗi thời, thí dụ như những tư tưởng bảo thủ về “dân Chúa” (God people) hay Mỹ là cái đầu tầu phun khói kéo thế giới đi theo v..v.. cần phải dẹp đi để tiến tới một thời đại mới, một thời đại sống chung hòa bình, bình đẳng, tôn trọng nhau v..v... Chúng ta cũng nên để ý là Obama đã dùng từ “God-given promise” có nghĩa là sự hứa hẹn của Thiên Chúa về sự bình đẳng, tự do v..v.. của mọi người, chứ không phải đó là những thứ mà Thiên Chúa đã ban cho con người như Ki Tô Giáo thường khẳng định. Xét về lịch sử loài người, lịch sử Ki Tô Giáo, chúng ta thấy đó chỉ là một hứa hẹn mà chính những hành động của các tín đồ Ki Tô Giáo đã làm cho hứa hẹn đó không thể thực hiện. Và cái gọi là “God-given promise” chỉ có thể thực hiện được khi con người tiến tới nhau và không có sự can thiệp của God như trong quá khứ của lịch sử nhân loại.

Có một đoạn Obama khẳng định là con đường đi đến sự vĩ đại của nước Mỹ là do sự đóng góp và hi sinh của nhiều người:

Thật ra, nó là con đường của sự chấp nhận rủi ro, những người hành động, những người tạo ra thời thế, một số những người đó là những người nổi tiếng, nhưng phần nhiều là nhờ những người nam người nữ, mà việc làm của họ không được ai biết đến, đó là những người đã đưa chúng ta tiến lên con đường dài đầy những chông gai tiến đến sự phồn vinh và tự do.

Vì chúng ta, họ đã gói ghém số của cải ít ỏi của họ và vượt các đại dương để mưu cầu một đời sống mới. [Những người Âu Châu đầu tiên đến Mỹ trên chiếc Mayflower]

Vì chúng ta, họ đã lao động cực nhọc trong những cơ xưởng và đã định cư ở miền Tây; chịu đựng roi vọt và cày xới đất đai khô cứng.

Vì chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh, ở những nơi như Concord và Gettysburg; ở Normandy và Khe Sanh.

Những người đàn ông và đàn bà này đã không ngừng tranh đấu và hy sinh và làm việc cho tới khi đôi tay của họ rướm máu để cho chúng ta có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ đã nhận ra rằng nước Mỹ lớn hơn tổng số của những tham vọng cá nhân, lớn hơn mọi sự khác biệt về sắc dân, về giàu nghèo, hoặc phe nhóm.

[Rather, it has been the risk-takers, the doers, the makers of things — some celebrated but more often men and women obscure in their labor, who have carried us up the long, rugged path towards prosperity and freedom.

For us, they packed up their few worldly possessions and traveled across oceans in search of a new life.

For us, they toiled in sweatshops and settled the West; endured the lash of the whip and plowed the hard earth.

For us, they fought and died, in places like Concord and Gettysburg; Normandy and Khe Sanh.

Time and again these men and women struggled and sacrificed and worked till their hands were raw so that we might live a better life. They saw America as bigger than the sum of our individual ambitions; greater than all the differences of birth or wealth or faction.]

Đoạn này Obama nói đến công ơn của tiền nhân và những người đã chiến đấu cho đời sống của người dân Mỹ: để cho chúng ta có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.” Nhưng đoạn này đặc biệt vì Obama đã nhắc đến hai chữ “Khe Sanh”. Về phương diện lô-gíc và xét theo các sự kiện lịch sử thì hai chữ này hơi lạc lõng. Vậy chúng ta hãy thử tìm hiểu xem Obama có ý gì khi đặt Khe Sanh song song với các trận ở Concord, Gettysburg (trên đất Mỹ), Normandy (trên đất Pháp) trong khi bản chất trận Khe Sanh hoàn toàn khác hẳn với những trận ở Concord, Gettysburg hay Normandy. Về phương diện lịch sử, trong khi những trận ở Concord, Gettysburg và Normandy là những chiến thắng vinh quang của Mỹ và là những bước ngoặt lịch sử cho dân tộc Mỹ, thì trận Khe Sanh song song với cuộc tấn công Tết Mậu Thân vào đầu năm 1968 lại là một bước ngoặt lịch sử cho dân tộc Việt nam, và Mỹ không thể nào được coi là đã chiến thắng ở Khe Sanh. Không ai có thể phủ nhận là người binh sĩ Mỹ đã chiến đấu rất dũng cảm ở Khe Sanh và đã giữ cho Khe Sanh khỏi bị số phận thất thủ như Điện Biên Phủ. Nhưng cuối cùng thì Mỹ cũng đã phải bỏ căn cứ Khe Sanh. Chúng ta hãy đọc vài bình luận trên báo chí về hai chữ “Khe Sanh” trong diễn văn của TT Obama.

http://www.chicagotribune.com/news/opinion/chi-0122edit2jan22,0,5308364.story:

Trong diễn văn nhậm chức ngày thứ Ba, Tổng Thống Barack Obama khơi lại những thiên sử Mỹ chiến đấu cho tự do, kể đến những trận đánh mà mọi học sinh đều biết: Concord, Gettysburg, Normandy. Nhưng ông ta thêm vào một trận đánh không thể xếp cùng hạng với những trận nổi tiếng trong cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ (Concord), trong cuộc Nội Chiến (Gettysburg) và trong Đệ Nhị Thế Chiến (Normandy).

Cuộc vây hãm ở Khe Sanh, từ tháng Giêng 1968, là một trong những trận đẫm máu nhất trong cuộc chiến ở Việt Nam. Trận kéo dài 77 ngày và có 200 binh sĩ Mỹ tử thương, theo con số chính thức của Mỹ. Một số tài liệu cho rằng con số tử thương cao hơn nhiều. Cuộc vây hãm (ở Khe Sanh) và cùng lúc cuộc tấn công Tết Mậu Thân, đã giúp làm cho dư luận Mỹ chống chiến tranh.

Đặt Khe Sanh cùng với ba trận chiến sử cho sự tự do của Mỹ, Obama chỉ muốn nói là: Chúng ta đã qua một thế hệ chia rẽ chính trị lâu dài về Việt Nam. Điều mà chúng ta nhớ, điều mà chúng ta vinh danh, là sự hi sinh của hơn 58000 binh sĩ Mỹ đã chết và nhiều chục ngàn bị thương.

[In his inaugural address Tuesday, President Barack Obama summoned the memories of epic American fights for freedom, reciting battle sites that every school child knows: Concord. Gettysburg. Normandy. But he added one that has not ranked among those famous battles of the American Revolution, the Civil War and World War II.

The siege of Khe Sanh, in the first months of 1968, was one of the bloodiest battles of the Vietnam War. It lasted 77 days and claimed about 200 American lives, according to official U.S. figures. Some accounts put the death toll much higher. The siege, and the Tet Offensive that started around the same time, helped turn American public opinion against the war.]

In listing Khe Sanh with three epic battles for American freedom, Obama as much as said: We're past one generation's long political divide over Vietnam. What we remember, what we honor, is the sacrifice of more than 58,000 American soldiers who died and tens of thousands who were wounded.]

http://theboard.blogs.nytimes.com/2009/01/20/two-little-huge-things-obama-said/

Khe sanh? Trận ở Việt Nam vào năm 1968 là một trong nhiều lần cấp chỉ huy quân sự đã đánh giá quá thấp khả năng và mục đích của quân đội Bắc Việt, làm tổn thất đến nhiều sinh mạng của thủy quân lục chiến Mỹ?

Các nhà quân sử vẫn còn bàn cãi về những gì đã xẩy ra ở Khe Sanh, Khe Sanh đã trở thành một biểu tượng cho những sự thất bại thê thảm ở Việt Nam.

Vậy tại sao Obama lại nhắc đến trận này? Có thể đó cũng là một biểu tượng về lòng dũng cảm và hi sinh cá nhân của những thủy quân lục chiến, và ông ta muốn đưa sự phục vụ nước Mỹ của họ vào trong diễn văn của ông ta. Chúng ta không biết chắc. Nhưng cần ghi nhận là ông ta ngưng tại đó và không tiếp tục nhắc đến, thí dụ, Fallujah [Fallujah là một thị trấn ở Iraq mà vào tháng 4, 2003, người dân trong đó đã đứng lên biểu tình chống sự hiện diện của quân đội ngoại quốc. Đây cũng là thị trấn mà quân đội Mỹ đã thất bại tấn chiếm vào tháng 4, 2004 nhưng mấy tháng sau đã thành công và trao quyền cai trị cho chính phủ Iraq]

[Khe Sanh? The 1968 battle in Vietnam that was one of the many times the military leadership badly underestimated the power and intentions of the North Vietnamese Army, at great cost in the lives of American Marines?

Military historians still argue about what happened at Khe Sanh, which has become an iconic symbol of the tragic failures of Vietnam.

So why did Mr. Obama mention the battle? Perhaps because it also is a symbol of the courage and self-sacrifice of the Marines, and he wanted to include their service to America in his speech? We’re not certain. But it was interesting to note that he stopped there and did not go on to mention, say, Fallujah.]

http://www.historynet.com/battle-of-khe-sanh-recounting-the-battlescasualties.htm/4:

Con số tử thương tính bởi Ray Stubble [một cựu quân nhân chiến đấu ở Khe Sanh] là khoảng 1000 binh sĩ Mỹ thì đặc biệt đáng tin, vì có kèm theo tên tuổi và ngày bị tử thương. Những con số 5500 binh sĩ Bắc Việt và 1000 binh sĩ Mỹ tử thương cho ta tỷ lệ 5.5/1.

Thật khó mà có thể chấp nhận lời tuyên bố rằng Mỹ đã toàn thắng ở Khe Sanh chỉ dựa trên con tỷ lệ thương vong chính thức được đưa ra. Thật ra, không bên nào rõ rệt thắng.

Thủy quân lục chiến cho rằng họ rút lui khỏi Khe Sanh (theo lệnh của Johnson) sẽ là một thắng lợi tuyên truyền cho Hà Nội.. Đó là lần duy nhất mà Mỹ, vì áp lực của địch, phải bỏ một căn cứ chiến đấu chính.

Tuy rằng có nhiều người cho rằng Mỹ chưa bao giờ thất một trận nào ở Việt Nam, không có cách nào có thể đặt cuộc chiến ở Khe Sanh một cách hợp lý vào danh sách những cuộc chiến thắng của Mỹ.

[The calculation by Ray Stubbe that approximately 1,000 Americans died on the Khe Sanh battlefield is especially compelling, given that Stubbe’s numbers are accompanied by names and dates of death...The figures of 5,500 NVA dead and 1,000 U.S. dead yield a ratio of 5.5:1.

It is difficult to support the claim of an overwhelming American victory at Khe Sanh based solely on the ratios derived from the official casualty count. In fact, neither side won a resounding victory.

The Marines knew that their withdrawal from Khe Sanh would present a propaganda victory for Hanoi… It was the only time Americans abandoned a major combat base because of enemy pressure.

Although many claim that the United States never lost a battle in Vietnam, it is impossible to reasonably put the fighting at Khe Sanh in the American win column.]

Như vậy, chúng ta thấy rằng, khi Obama nhắc đến trận Khe Sanh thì mục đích của ông ta không ngoài những nhận định ở trên: “Obama chỉ muốn nói là: Chúng ta đã qua một thế hệ chia rẽ chính trị lâu dài về Việt Nam. Điều mà chúng ta nhớ, điều mà chúng ta vinh danh, là sự hi sinh của hơn 58000 binh sĩ Mỹ đã chết và nhiều chục ngàn bị thương.”, hoặc “Có thể đó cũng là một biểu tượng về lòng dũng cảm và hi sinh cá nhân của những thủy quân lục chiến, và ông ta muốn đưa sự phục vụ nước Mỹ của họ vào trong diễn văn của ông ta.”

Nhưng, hai chữ “Khe Sanh” và đoạn tổng thống Obama nói về phát-xít và Cộng sản sau đây

Hãy nhớ rằng các thế hệ trước đã thắng chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, không phải chỉ bằng hỏa tiễn và xe tăng mà bằng những liên minh vững chắc và lòng tin chắc bền bỉ. Các thế hệ đó đã hiểu rằng sức mạnh không thôi không thể bảo vệ chúng ta, và rằng sức mạnh đó cũng không cho phép chúng ta muốn làm gì thì làm. Họ đã hiểu rằng sức mạnh của chúng ta lớn mạnh là vì chúng ta đã sử dụng nó một cách khôn ngoan. Nền an ninh của chúng ta bắt nguồn từ lý tưởng đúng của chúng ta, tác động gương mẫu của chúng ta, những đức tính khiêm nhường và sự chừng mực của chúng ta.

[Recall that earlier generations faced down fascism and communism not just with missiles and tanks, but with sturdy alliances and enduring convictions. They understood that our power alone cannot protect us, nor does it entitle us to do as we please. Instead, they knew that our power grows through its prudent use; our security emanates from the justness of our cause, the force of our example, the tempering qualities of humility and restraint.]

đã được một số “người máy chống Cộng” thuộc loại “Duy Chống Cộng Thị Nghiệp” diễn giải lệch lạc để tôn vinh “lý tưởng cao quý” (sic) của Mỹ ở Việt Nam, phần lớn vì ngu sử. Họ cũng còn cho rằng Obama đã xếp Cộng sản cùng loại với Phát-xít. Chúng ta hãy đọc vài luận điệu rất ấu trĩ của họ trên http://vietcatholic.net/News/Html/63439.htm, một diễn đàn Công giáo ở hải ngoại tích cực chống Cộng cho Chúa.

"... Khi nêu tên trận Khe Sanh để so sánh với các trận đánh lịch sử trên, ông Obama đã vinh danh những binh lính và sĩ quan Mỹ đã hy sinh trong cả cuộc chiến Việt Nam. Ông xác nhận đây là một cuộc chiến tranh mà người Mỹ tham dự và đã hy sinh vì những lý tưởng cao cả, không khác gì cha anh họ đã hy sinh ở các chiến trường Concord; Gettysburg; Normandy.

Tổng Thống Barack Obama đã đặt cuộc chiến tranh chống cộng sản ở Việt Nam thuộc cùng loại với cuộc chiến giải phóng Âu Châu khỏi chế độ độc tài phát xít. Ông Obama đã đặt chủ nghĩa cộng sản cùng một hàng với chủ nghĩa phát xít.

Tân Tổng Thống Obama đã khép hồ sơ chiến tranh Việt Nam với sự khẳng định mục đích người Mỹ theo đuổi ở đó, mặc dù sau họ đã bỏ cuộc, là để thực hiện một chính nghĩa, không khác gì cuộc chiến giải phóng Âu Châu. Chính nghĩa đó là lý tưởng tự do dân chủ...."

Có chỗ nào mà TT Obama xác nhận sự tham chiến của Mỹ ở Việt Nam là vì những lý tưởng cao cả. Khi trận Khe Sanh xẩy ra, ông ta mới chỉ có 6 tuổi, và khi Mỹ ký hiệp ước Paris với Bắc Việt để bỏ cuộc trong danh dự vào năm 1973 thì ông ta mới có 11 tuổi. Ông ta biết gì về “lý tưởng cao cả” (sic) của Mỹ khi Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Nếu ông ta có biết gì đi chăng nữa là qua các tài liệu đã thành văn và cái biết của ông ta về cuộc chiến ở Việt Nam thì tùy thuộc ông ta đọc những tài liệu nào, của ai, có giá trị gì không.

Nhưng một người như Obama không thể không biết thực chất sự tham chiến của Mỹ vào Việt Nam có phải là vì lý tưởng cao cả, hay vì tự do dân chủ hay không. Hãy nhớ đến chính quyền Ngô Đình Diệm mà Mỹ dựng lên. Đó có phải là một chính quyền tôn trọng tự do dân chủ hay không, hay đó chỉ là một chính quyền độc tài, tôn giáo trị, gia đình trị. Lý tưởng cao cả của Mỹ và Mỹ đã tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền của người dân Việt Nam như thế nào? Bằng thuốc khai quang, bằng những vùng oanh kích tự do, bằng chiến dịch Phụng Hoàng, bằng Mỹ Lai v..v… Với lý tưởng cao cả như thế và với khả năng quân sự vượt trội hơn hẳn đối phương, vậy tại sao Mỹ phải bỏ cuộc? Hiện nay tài liệu về lý do tham chiến của Mỹ vào Việt Nam không thiếu.

Hãy đọc tài liệu Ngũ Giác Đài. Hãy đọc về chính sách khủng bố và diệt chủng dân tộc Việt Nam của Mỹ “American Terrorism and Genocide of the Vietnamese People, 1945-1974.” trên http://www.intellnet.org/resources/american_terrorism/Vietnamesevictims.html;

Hãy đọc Martin Luther King phát biểu năm 1967: “Chúng ta không có một mục đích cao quý nào ở Việt Nam” [We have no honorable intentions in Vietnam];

Hãy đọc Giáo sư Mortimer T. Cohen trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, Publisher Retriever Bookshop, N.Y., 1979, trang 208: “Trong 21 năm bị lôi cuốn vào Đông Dương, Chính Phủ Mỹ đã đưa ra những “lý do” về những hành động của mình. Những lý do này vô giá trị. Lý do duy nhất mà Mỹ vào Đông Dương là để ngăn chận vùng này khỏi rơi vào tay Cộng Sản bằng một cuộc bầu cử, một cuộc cách mạng nội bộ... Và đó cũng đủ là lý do. Thêm nhiều lý do. Và thêm nhiều lý do nữa. Chúng mọc lên như măng tháng 5. Trước khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, những lý do có thể chứa đầy một cuốn sách. Không lý do nào hợp lý. (During the course of its 21 years of involvement in Indochina, the United States Government offfered “reasons” for its actions. These reasons were worthless. The only reason for the American being in Indochina was to prevent the area from going Communist by an election, by an internal revolution... And this was reason enough... More reasons. And more reasons. They sprouted like asparagus in May. Before the Indochina War came to an end, a book could have filled with reasons. None of them were valid);

Hãy đọc cuốn Việt Nam: Sự Khủng Khoảng của Lương Tri (Vietnam: Crisis of Conscience, Association Press, N.Y., 1967) viết bởi ba giới chức tôn giáo: Mục sư Tin Lành Robert McAfee Brown, Giáo sư Tôn Giáo Học, đại học Stanford; Linh mục Michael Novak, Giáo sư về Nhân Bản Học, đại học Stanford; và Tu sĩ Do Thái Abraham J. Heschel, giáo sư về đạo đức và huyền nhiệm Do Thái tại trường Thần Học Do Thái ở Mỹ, mở đầu bằng câu: “Những trang sách sau đây xuất sinh từ sự cùng quan tâm của chúng tôi rằng: quốc gia của chúng ta (Mỹ) bị lôi cuốn vào cuộc xung đột ở Việt Nam mà chúng tôi thấy không thể nào biện minh được trong ánh sáng thông điệp của các nhà tiên tri hay của Phúc Âm của Giê-su ở Nazareth”. (The pages that follow grow out of our shared concern that our nation is embroiled in a conflict in Vietnam which we find it impossible to justify, in the light of either the message of the prophets or the gospel of Jesus of Nazareth.)  Trong cuốn sách này, Mục sư Tin Lành Robert McAffee Brown viết, p. 67: Ngay cả quyền hiện diện của chúng ta ở đó (Việt Nam) cũng bị chất vấn, trong ánh sáng của luật quốc tế, bởi những người có địa vị cao trong chính phủ của chúng ta, trong đó có các Thượng Nghị Sĩ Morse, Church, Gore, và Gruening. Nhưng ngay cả khi có quyền, bản chất những gì chúng ta đang làm ở Việt Nam cũng phải lên án. (Our very right to be there is questioned, in the light of international law, by men highly placed in our government, among them Senators Morse, Church, Gore, and Gruening. But even if there is a clearcut “right”, the nature of what we are doing in Vietnam must be increasingly condemned.)

Hãy đọc cuốn The Vietnam War and American Culture của John Carlos Rowe & Rick Berg, Giáo sư đại học Iowa, Columbia University Press, 1991, trang 72: “Bảo vệ sự “tự do” của người dân Việt Nam ư? Trong những tài liệu nội bộ (của Mỹ) những sự thực ác nghiệt về những mục đích của Mỹ về cuộc chiến tranh (ở Việt Nam) đã nói ra rõ ràng – không gì rõ hơn là trong một bản ghi nhớ của Thứ Trưởng Quốc Phòng John McNaughton, viết thay cho Bộ Trưởng McNamara (với một bản sao chỉ để cho George Bundy đọc) về những mục đích chiến tranh của Mỹ: 70% để duy trì danh dự quốc gia của chúng ta, 20% để cho Nam Việt Nam khỏi bị Trung Quốc chiếm đóng, và 10% để cho người dân Việt Nam được hưởng một lối sống tốt hơn và tự do hơn.” (Protecting the “freedom” of the people of South Vietnam? In internal documents the harsh realities of US War aims were spelled out – none more succinctly than a memorandum prepared by Assistant Secretary of Defense for Secretary McNamara (with an eyes-only copy to George Bundy) on US War aims: 70% to preserve our national honor,; 20% to keep South VN territory from being occupied by the Chinese; and 10% to the South VN to enjoy a better and freer way of life);

Hãy đọc Giáo Sư James P. Harisson trong cuốn Cuộc Chiến Bất Tận: Cuộc Đấu Thanh Của Việt Nam Để Giành Độc Lập (The Endless War: Vietnam.s Struggle For Independence, Columbia University Press, New York, 1989) trang 4: “Ngày 24 tháng 3, 1965, Thứ Trưởng Quốc Phòng John T. McNaughton tuyên bố là trong khi thực ra chỉ có 10% nỗ lực của Mỹ để giúp người dân Nam Việt Nam, 20% có mục đích giữ Nam VN (và những lãnh thổ lân cận) khỏi rơi vào tay Trung Quốc, và phần lớn nhất, 70%, là để “tránh một cuộc thất bại nhục nhã của Mỹ.” (On March 24, 1965, Assistant Secretary for Defense John T. McNaughton stated that whereas in effect only 10% of US efforts aimed to help Vietnamese people, 20% aimed “to keep South VN (and adjacent territory) from Chinese hands”, and the greatest part, or 70%, aimed “to avoid a humiliating US defeat”);

Hãy đọc Tướng Telford TayLor, cố vấn trưởng của Mỹ tại Tòa Án Nuremberg để xử các tội phạm chiến tranh Đức quốc Xã (Chief counsel for the prosecution, with the rank of Brigadier General, at the Nuremberg war-crimes trials), viết trong cuốn: “Nuremberg Và Việt Nam: Một Tấn Thảm Kịch Của Mỹ” (Nuremberg and Vietnam: An American Tragedy, New York Times Book, 1970, trang 103): Cuộc tham chiến để giúp dân Việt Nam chỉ là để “che dấu ý định khai thác Nam Việt Nam như là một căn cứ quân sự Mỹ để “ngăn chặn” Cộng Sản, hay thống trị Đông Nam Á và những tài nguyên thiên nhiên khổng lồ ở đó” [only to conceal the intention to exploit South Vietnam as an American military base to “contain” Communism, or to dominate Southeast Asia and its enormous natural resources];

Hãy đọc Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255: “Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ.” [ In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression];

và hãy đọc John Carlos Rowe & Rick Berg (Ibid.): “Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương.” [In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.]

Vậy cái gì là lý tưởng cao cả của Mỹ ở Việt Nam, cái gì là chiến đấu cho tự do dân chủ ở Việt Nam của Mỹ? Sự can thiệp của Mỹ vào Guatamala, El Salvadore, Nicaragua v..v.. trước đây, và sự xâm chiếm Iraq, Afghanistan ngày nay có phải là vì lý tưởng cao cả hay cho tự do dân chủ hay không?

Tổng thống Obama đặt Khe Sanh song song với vài trận đánh trong lịch sử Mỹ chỉ để vinh danh sự dũng cảm và hi sinh cho quốc gia của binh sĩ Mỹ. Ngoài ra không có ý gì khác, vì bối cảnh lịch sử, chính trị, mục đích và kết cục của những trận đánh này hoàn toàn khác nhau.

Khi nói đến Phát-xít và Cộng sản là nói đến hai thực thể hoàn toàn khác biệt. Chỉ có những kẻ thiếu đầu óc mới cho rằng Cộng sản cũng như Phát-xít. Mỹ và đồng minh thắng Phát–xít Đức, Ý, Nhật bằng hỏa tiễn và xe tăng, nhưng thắng Cộng Sản như thế nào? Hai Cộng sản gộc là Nga và Tàu Mỹ đâu có dám đụng đến. Định đi bắt nạt một nước nhỏ bé như Việt Nam, rút cuộc cũng lại thua. Cuba ở ngay sát nách, Mỹ cấm vận trong mấy chục năm liền, có thay đổi được gì không? Còn Bắc Hàn, ở ngay cạnh Trung Quốc nên Mỹ cũng hơi nể, cố gắng đi đến một thỏa hiệp ngoại giao.

Về hình thức chúng ta vẫn cho Trung Quốc và Việt Nam là Cộng sản, nhưng Mỹ đã làm gì với hai nước này. Hàng hóa “Made in China” tràn ngập nước Mỹ. Vũ Linh đã viết rất đúng là quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam sẽ không có gì thay đổi, thỉnh thoảng bâng quơ vài câu về tự do, dân chủ, và nhân quyền cho vui, hay cho mấy dân biểu cắc ké xía vào nội bộ của Việt Nam nhưng tránh né không dám đụng đến Tàu. Vậy thắng CS ở chỗ nào. Năm 1989 CS sụp đổ, nhưng đó không phải là Mỹ thắng tuy Tổng Thống Reagan có liên minh với John Paul II để giải thể chế độ CS ở Ba Lan, một nước hầu như toàn tòng Công giáo và là quê hương của John Paul II. Nhưng trước đó cả 10 năm, nhiều nhà phân tích chính trị và thời sự đã tiên đoán là CS sẽ sụp đổ vì những khó khăn nội tại chứ không phải vì những áp lực từ bên ngoài. Tù nhiều năm trước 1989, Đại Tá Trần Văn Kha cũng đã tiên đoán CS sẽ sụp đổ.

Ai cũng biết Phát-xít chống Cộng cực đoan (Fascist movements oppose any ideology or political system that is deemed detrimental to national identity and unity: class conflict, communism, internationalism, laissez-faire capitalism). Theo en.Wikipedia.org thì Phát-xít có những sắc thái như sau: tinh thần quốc gia, độc tài, quân phiệt, toàn trị, chống Cộng sản, và chống tự do kinh tế và chính trị (nationalism, authoritarianism, militarism, totalitarianism, anti-communism, and opposition to economic and political liberalism.) Theo định nghĩa này thì những chính quyền Công giáo như Franco ở Tây Ban Nha, Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam đều có những sắc thái của Phát-xít.

Về Cộng sản thì những người tự cho mình là Cộng sản có nhiều quan điểm khác nhau, gồm có CS Mao, CS Trotsky, CS hội đồng, CS vô chính phủ, CS Ki-Tô và một số CS tả phái khác nhau. Nhưng sự diễn giải chủ nghĩa Marx của CS Stalin và Mao gồm một nhánh đặc biệt của CS và đã là sức đẩy chính cho chủ nghĩa CS trong chính trị thế giới trong hầu hết thế kỷ 20.

[Self-identified communists hold a variety of views, including Maoism, Trotskyism, council communism, anarchist communism, Christian communism, and various currents of left communism.. However, various offshoots of the Soviet (what critics call the 'Stalinist') and Maoist interpretations of Marxism comprise a particular branch of communism that has the distinction of having been the primary driving force for communism in world politics during most of the 20th century]

Vậy có cách nào có thể cho rằng Tổng thống Obama đã đặt chủ nghĩa cộng sản cùng một hàng với chủ nghĩa phát xít, Cộng sản nào. Người viết câu trên có hiểu là mình đang viết cái gì không?

Bài trên VietCatholic.net kết luận bằng câu “à la Trần ích Tắc”:

Chúng ta hy vọng rằng 40 năm sau trận Khe Sanh, ông Obama sẽ lãnh đạo nước Mỹ để tiếp tục thực hiện lý tưởng tự do dân chủ đó ở Việt Nam cũng như ở khắp thế giới, bằng những phương pháp và phương tiện khác. Nếu nước Mỹ không hỗ trợ người dân Việt Nam trong cuộc tranh đấu thực hiện tự do dân chủ thì những lời ông Obama nói hôm qua sẽ không có ý nghĩa nào cả.

Tôi có thể nói ngay rằng, nếu người Việt muốn có tự do dân chủ mà không đủ sức để tự mình tranh đấu cho tự do dân chủ, phải van xin tự do dân chủ nhập cảng từ ngoại quốc, thì họ không xứng đáng để hưởng tự do dân chủ. Chống Cộng như vậy chẳng trách là hơn 30 năm rồi mà Cộng vẫn tồn tại. Chúng ta hãy đọc tiếp Obama.

Đối với việc bảo vệ chung của chúng ta, chúng ta coi như sai lầm, bác bỏ sự chọn lựa giữa sự an toàn và lý tưởng của chúng ta.

[As for our common defense, we reject as false the choice between our safety and our ideals.]

Đây là câu Obama chỉ trích chính sách của TT Bush sau vụ 9/11, lấy lý do an toàn đã tước đi một số quyền căn bản của người dân Mỹ. Có một câu của Obama tôi thấy có vẻ mâu thuẫn với một câu Obama đã nói trước và có vẻ trịch thượng:

Chúng ta sẽ không xin lỗi vì lối sống của chúng ta và chúng ta cũng không nao núng khi bảo vệ lối sống này. Đối với những kẻ muốn đạt mục tiêu bằng cách khủng bố và giết người vô tội, thì các người hãy nghe đây: nghị lực của chúng tôi mạnh hơn và các người không thể bẻ gãy được, các người không thể tồn tại lâu dài hơn chúng tôi, và chúng tôi sẽ đánh bại các người.

[We will not apologize for our way of life, nor will we waver in its defense, and for those who seek to advance their aims by inducing terror and slaughtering innocents, we say to you now that our spirit is stronger and cannot be broken; you cannot outlast us, and we will defeat you.]

Chúng ta nhớ rằng ở trên Obama đã nói: mỗi ngày lại có thêm bằng chứng cho thấy rằng cách thức sử dụng năng lượng của chúng ta làm cho đối thủ mạnh thêm và đe dọa đến hành tinh của chúng ta. Đây chính là lối sống của người dân Mỹ và Obama đã nhìn thấy vấn đề. Nhưng Obama vẫn muốn bảo vệ lối sống đó, vậy thì đâu có giải quyết được vấn đề “làm cho đối thủ mạnh thêm và đe dọa đến hành tinh của chúng ta.”

Mặt khác, không phải chỉ có quân khủng bố mới giết người vô tội, mà kẻ gây chiến tranh cũng giết người vô tội nhiều hơn. Cuộc chiến ở Iraq, ở vùng Gaza là những thí dụ điển hình nhất. Về câu cuối: “nghị lực của chúng tôi mạnh hơn và các người không thể bẻ gãy được, các người không thể tồn tại lâu dài hơn chúng tôi, và chúng tôi sẽ đánh bại các người.” , nếu Obama biết rõ về cuộc chiến ở Việt Nam thì sẽ thấy rằng câu này là câu mà người Việt đã nói với người Mỹ trong suốt cuộc chiến, và đã thực hiện được.

Tôi nhớ hình như ông Hồ Chí Minh cũng đã nói một câu tương tự đại khái như sau: “các người có thể giết 10 người chúng tôi, trong khi chúng tôi chỉ giết được 1 người của các người, nhưng cuối cùng chúng tôi sẽ thắng.”

Vì chúng ta biết rằng di sản có nhiều mảnh của chúng ta là sức mạnh chứ không phải là sự yếu đuối. Quốc gia chúng ta là một quốc gia của người Thiên Chúa Giáo và người Hồi Giáo, của người Do Thái giáo và người Ấn Giáo – và của những người không tin.

[For we know that our patchwork heritage is a strength, not a weakness. We are a nation of Christians and Muslims, Jews and Hindus — and non-believers.]

Các học giả phân tích bài diễn văn đều đồng ý với nhau đây là một câu đặc sắc nhất, thẳng thắn nói cho người dân Mỹ về một sự kiện, rằng có nhiều người Mỹ không tin là có một God. [Several scholars agree that this is the most overt reference in an inaugural speech to the fact that many Americans do not believe in a god] Đây cũng là lần đầu tiên mà một Tổng Thống đã kể những người không tin – alias vô thần – trong số các tín đồ tôn giáo khác nhau trên nước Mỹ. Trên nước Mỹ hiện nay có khoảng 30 triệu người tự cho mình là vô thần, phần lớn thuộc thành phần trí thức hiểu biết.

Và cuối cùng là câu sau đây:

Đối với những ai bám víu quyền lực bằng tham nhũng, lừa dối, và bịt miệng những người bất đồng ý kiến, nên biết rằng quí vị đang đứng ở phía trái của lịch sử; nhưng chúng tôi sẽ đưa ra một tay nếu quí vị có ý muốn mở bàn tay ra bắt tay chúng tôi..

[To those who cling to power through corruption and deceit and the silencing of dissent, know that you are on the wrong side of history; but that we will extend a hand if you are willing to unclench your fist.]

Có nhiều người cho rằng Obama muốn ám chỉ Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng thực ra không phải vậy. Vì thực tế là Mỹ đã đưa tay ra với Trung Quốc và Việt Nam từ lâu rồi. Chúng ta còn nhớ một câu của Noam Chomsky: “Chính sách ngoại giao của Mỹ đặt trọng tâm vào lợi nhuận kinh tế chứ không liên can gì đến nhân quyền”. Hơn nữa, Obama dùng từ “dissent”, có nghĩa là “bất đồng ý kiến” chứ không phải là chống đối. Chúng hãy tự hỏi, vụ Nguyễn Văn Lý có những hành động côn đồ và lời lẽ lỗ mãng trong Tòa có phải là “bất đồng ý kiến” hay không; vụ cầu nguyện với búa, kìm, và xà beng ở Tòa Khâm Sứ và Thái Hà có phải là “Bất đồng ý kiến” hay không; và những chiến sĩ dân chủ nhận tiền và chỉ đạo từ ngoại quốc để hoạt động cho dân chủ có phải là “bất đồng ý kiến” hay không? Đã có ai bịt miệng các giáo dân khi họ cầu nguyện dù dưới hình thức làm loạn xã hội?

Hỏi tức là đã trả lời.

Trần Chung Ngọc