VÀI NHẬN ĐỊNH KHI ĐỌC BÀI PHÁT BIỂU

CỦA ÔNG NGÔ QUANG KIỆT

[VietCatholic News (Chúa Nhật 21/09/2008 11:10)]

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts27.php

ngày 21 tháng 9, 2008

 

Tôi vừa đọc trên VietCatholic News bài phát biểu của ông Ngô Quang Kiệt trong cuộc họp với UBND TP Hà Nội ngày 20.09.2008. Sau đây tôi có vài nhận định về bài phát biểu đó.

Ngô Quang Kiệt: Tôi hết sức cám ơn ông Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội cũng như là tất cả các ban ngành trong Thành Phố Hà nội đã dành cho chung tôi một buổi tiếp xúc vừa trân trọng vừa cởi mở và chân tình. Những lời ông Chủ tịch nói kết thúc thật là đẹp và tất cả chúng ta ai cũng mong muốn, thật ra có một sự hài hoà trong cái khối đoàn kết thống nhất. Tuy nhiên muốn có cái hài hoà trong cái mối thống nhất thì đâu chỉ có cái tình mà phải có lý nữa, tục ngữ pháp có nói rằng: những cái tính toán nó đúng mực nó mới là những người bạn tốt được. Muốn bạn tốt với nhau cũng phải tình lý phân minh chứ không phải chỉ có tình mà thôi. Chính vì thế tôi cũng xin có một vài lời cuối cùng trước những lời kết thúc của ông Chủ tịch.

TCN: Thưa với ông Ngô Quang Kiệt, với cái lý nào mà ông huy động giáo dân, kể cả bà già và con nít, đến cầu nguyện ở ngoài đường phố suốt ngày này sang ngày khác, dùng loa phóng thanh gây ồn ào cho dân chúng quanh vùng, làm cản trở giao thông công cộng v…v… Với cái lý nào mà ông để cho các con chiên của ông cầu nguyện với búa, kìm, xà beng và dùng chúng để phá sập hàng rào sắt trên vùng đất tòa khâm sứ cũ và mang cây thập ác và tượng bà Mary vào cắm đặt trong khuôn viên không thuộc giáo hội. Phải chăng đó là cái lý của một lũ côn đồ cuồng tín, bất chấp luật pháp quốc gia, hay là đó là cái lý của chúa? Dù sao chúng tôi cũng không thể chấp nhận cái lý đó và coi đó chỉ là những hành động hung hăng, lợi dụng chính sách cởi mở và khoan của Nhà Nước .


Ngô Quang Kiệt: Trước hết ông chủ tịch có nói rằng: Uỷ ban nhân dân TP đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo trong những năm qua nhất là dịp Lễ Noel… chúng ta phải công nhận trong những năm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho: tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”.


TCN: Ông Kiệt chỉ biết một mà không biết hai. Tôn giáo là cái quyền tự nhiên của con người được hưởng, ông nói đúng. Tuy nhiên còn phải xét đó là cái tôn giáo nào, và sự thực hành tôn giáo đó có phương hại gì đến quốc gia dân tộc hay không. Bài học của Mỹ, nước tuyệt đối tôn trọng quyền tự do tôn giáo, nhưng chính quyền Mỹ đã dùng đến xe tăng dẹp tan giáo phái của David Koresh ở Waco, Texas. Ở Việt Nam, nếu tôn giáo đó là công giáo thì tôn giáo đó đã có một lịch sử ô nhục phản bội quốc gia, làm tay sai cho Pháp để đưa đất nước vào vòng đô hộ của Pháp. Ông Kiệt có dám lên tiếng phủ nhận sự kiện lịch sử này không? Tôi xin giúp ông nhận rõ vấn đề qua vài tài liệu:

Trong cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874, Mark W. McLeod, giáo sư đại học về môn sử, viết, trang 45-47:

"Vai trò của những tín đồ Công giáo trong cuộc xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha là gì?..Sự thực là, theo những tài liệu lưu trữ trong văn khố Pháp thì, ngay từ tháng 9, 1858, nhiều toán tín đồ Công giáo Việt Nam đã tới liên lạc với những đoàn quân chiến đấu của Tây phương. Rigauld de Genouilly (tướng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng; TCN) đã họp họ lại thành hai chi đội và huấn luyện họ trong một doanh trại ở Tiên Trà. Một trong hai chi đội trên chiến đấu sát cánh với quân Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng, còn chi đội kia di chuyển xuống miền Nam, dự phần chiếa đấu trong cuộc xâm lược "lục tỉnh" và họ đã dự trận Kỳ Hòa. Sau trận Kỳ Hòa, những lính chiến đấu Công giáo Việt Nam đã phục vụ những người Tây phương ở Đà Nẵng tiếp tục phục vụ người Pháp, làm lính chiến, thông ngôn, cu-li và thám báo, trong những vùng chiếm được ở miền Nam. Vì những dịch vụ này, họ được Đô Dốc - Toàn Quyền de la Grandière ban thưởng cho một số đất quanh vùng Sài-gòn.

(What was the role of the Vietnamese Catholics during the Franco-Spanish invasion?... In fact, French archival sources show clearly that, as early as September 1858, groups of Catholics began to reach the embattled European armies. Rigauld de Genouilly formed the men into two indigenous detachments and trained them at a camp at Tien Cha. One of these detachments fought alongside the Franco-Spanish soldiers at Da-nang; the other went southward to participate in the invasion of the "luc tinh" and fought in the battle of Ky Hoa. After the battle of Ky Hoa, the indigenous Catholics militamen who entered the service of the Europeans at Da nang continued to serve the French in the occupied south as soldiers, interpreters, coolies, and guides. They were rewarded for their services by Admiral-Governor de la Grandière, who granted them concessions of land in the Saigon area.

Và ở trang 114-122:

"Bản chất và mức độ hỗ trợ những đoàn quân viễn chinh Pháp của những tín đồ Công giáo là như thế nào?

Những thư từ liên lạc và phúc trình của Balny và Harmand. được Garnier phái đi chinh phục nhiều tỉnh lỵ và những điểm trọng yếu trong miền đồng bằng, cho chúng ta thấy một kiểu hỗ trợ đáng kể của những tín đồ Công giáo bao gồm - nhưng không chỉ giới hạn ở - những nhiệm vụ hành chánh và quân sự. Những nguồn tài liệu này cũng cho chúng ta thấy một kiểu xoay sở lẫn nhau giữa các sĩ quan Pháp và các thừa sai Công giáo với kết quả là những kẻ "tình nguyện" thường cũng được lợi bằng hay hơn những sĩ quan Pháp.

... Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn, chúng ta hãy xét tới những hành động của Balny tại Phủ Lý và Hải Dương và của Harmand ở Nam Định, và nhấn mạnh đến sự liên hệ giữa Bộ Truyền Giáo Công giáo và các lực lượng quân sự Pháp. Sự phân tích những hành động này cho thấy, trong những cuộc tấn công vào những cứ điểm của chính quyền Việt Nam, quân đội Pháp đã nhận được một mức độ hỗ trợ rất đáng kể từ những thừa sai và những tín đồ Công giáo Việt Nam. Hơn nữa, những phương pháp mà các sĩ quan Pháp và những cộng tác viên Công giáo dùng tuyệt đối không thể coi là có đạo đức cao theo những tiêu chuẩn đương thời của ngay chính họ, vì những phái bộ truyền giáo Công giáo đã dùng sức lao động, tài nguyên, và tin tức tình báo (của tín đồ Công giáo bản xứ; TCN), đổi lấy hậu thuẫn của Pháp để thực hiện sự tàn sát liên miên người "lương", mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi- Công giáo, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua. Sự cộng tác với chủ nghĩa đế quốc Pháp của những tín đồ Công giáo thường không được các sử gia nhận biết đầy đủ, nhưng đó chính là một yếu tố đáng kể góp phần thắng lợi cho Pháp ở Bắc Kỳ."

(What was the nature and extent of the assistance that the Catholics brought to the French expedition?

The correspondence and reports of Balny and Harmand, who were dispatched by Garnier to obtain the submission of many of the provincial citadels and strongpoints of the delta, reveal pattern of significant Catholic assistance that included - but not limited to - formal administrative and military duty. These sources further reveal a pattern of mutual manipulation by French officers and Catholic missionaries in which the "volunteers" often had as much or more to gain from the relationship as did the French officers.

...It is useful to consider Balny's actions at Phu Ly and Hai-duong and Harmand's at Nam-dinh with an emphasis on the relationship between Catholic Missions and the French forces. The analysis reveals that the French were far from alone in their attacks on the loci of Vietnamese authority because the invaders received a significant level of support from the missionaries and the Vietnamese Catholics. Moreover, the methods of the French officers and their Catholic collaborators could hardly be considered as evidence of a superior morality even by their own contemporary standards, for the Catholic Missions exchanged labor, resources, and information in return for French assistance in perpetuating summary executions, desecreations of Buddhist religious edifices, burning of non-Catholic villages, and pillaging of imperial citadels. This Catholic collaboration with French imperialism has not been adequately recognized by historians, but it was a significant contributing factor to the French success in Tonkin.)

Nhưng văn kiện rõ ràng hơn cả và có tính cách khẳng định sau đây là của chính Giám mục Puginier, được trích dẫn trong cuốn Catholicisme et Sociétes Asiatiques của Alain Forrest và Yoshiharu Tsuboi:

"Giám Mục Puginier viết rằng: "Không có các thừa sai và giáo dân Công Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng. Thí dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ. Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Công Giáo, người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù; họ sẽ không thể tin cậy vào một ai; họ sẽ chỉ nhận được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của họ; họ sẽ bị đẩy vào tình trạng không thể hoạt động được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng. Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại."

(Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes. La comparaison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force. En effet, sans les missionnnaires et les chrétiens, les Francais se verraient entourés d'ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils se trouveraient donc réduits à l'impossibilité d'agir et seraient rapidement exposés à des vrais désastres. Leur position ici ne serait plus tenable, et ils ne verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même serait compromis.)

Vậy thì ông Ngô Quang Kiệt thử nghĩ, một tôn giáo như vậy có phải là quyền tự nhiên của con người không khi mà cái quyền đó chỉ là quyền phản quốc.

Ngô Quang Kiệt: Cái thứ hai, ông chủ tịch có nói mọi cư xử phải vừa dựa trên pháp luật và cũng phải trên tình người, và công dân. Cái điều đó tôi rất đồng ý, rất là tâm đắc. Tuy nhiên trong cái thực chúng ta phải làm như thế. Đó về phương diện pháp luật chúng ta phải làm theo pháp luật, thì cái gì cũng phải có cơ sở pháp lý. Ông chủ tịch có nói rằng: đất đai thì nó từ ngàn xưa không biết nguồn gốc từ đâu mà đến thời Giáo Hội Công Giáo thì lại được trao cấp cái đó thì chúng tôi công nhận cái đó. Thế nhưng ít ra khi cấp như thế người ta có một mảnh giấy công nhận là đây được cấp. Và đến thời chính quyền sau có thể thay đổi, nhưng phải có giấy tờ để chứng minh cái sự thay đổi (và không ai có thể thay đổi được là làm sao?). Thế thì trên mảnh đất 42 chúng tôi chưa được cái văn bản nào của nhà nước nói về cái sự thay đổi đó.

Không có đi vào cái diện cải tạo tư sản, không có đi vào cái diện cải tạo nông nghiệp, cũng không có cái văn bản nói lên sự tịch thu hay là trưng thu trao cho cơ quan nào… hoàn toàn không có. Thực ra có thể nói việc quản lý của cơ quan nào đó là chưa có hợp pháp, trên cái căn bản là chúng ta phải có giấy tờ, chứ bây giờ kẻ cướp vào nhà chúng tôi rồi ngang nhiên ở đó rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?! phải có giấy tờ, cần có văn bản pháp lý. Thế thì về vấn đề pháp luật thì vấn đề đất 42 chúng tôi chưa hai lòng với câu trả lời của ông. Chúng ta phải sống theo pháp luật, thì phải có văn bản giấy tờ của chính quyền. Thời chính quyền này có thể thay đổi, chính quyền sau có thể thay đổi nhưng phải có giấy tờ văn bản rõ ràng. Chúng tôi thấy đất 42 chưa có cái văn bản đó.

TCN: Tài liệu lịch sử đã rõ ràng: Vì những dịch vụ này [hỗ trợ quân Pháp, phản bội Việt Nam], họ [Công giáo] được Đô Dốc - Toàn Quyền de la Grandière ban thưởng cho một số đất quanh vùng Sài-gòn. Đất này có phải là do thực dân Pháp ăn cướp của nhân dân Việt Nam hay không. Và tòa khâm sứ cũng như nhà thờ lớn ở Hà Nội cũng không ra ngoại lệ, cũng chỉ đất của Chùa Báo Thiên của nhân dân Việt Nam mà thực dân Pháp đã ăn cướp rồi trao cho tay sai Nguyễn Hữu Độ xây dựng các cơ sở Công giáo. Vậy thì, dù có giấy tờ trao cấp, nhưng là ai trao cấp, và khi thực dân Pháp bị đuổi ra khỏi Việt Nam thì những giấy tờ trao cấp này có còn có giá trị pháp lý không. Người Công giáo, dựa thế của quân xâm lược Pháp, đã thực hiện sự tàn sát liên miên người "lương", mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi- Công giáo, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua. Vậy thì, viết theo ý của ông Kiệt, chứ bây giờ kẻ cướp [Pháp và các tay sai công giáo Việt] vào nước chúng tôi rồi ngang nhiên ở đó rồi bày đặt ra các giấy tờ này nọ để chiếm hữu đất đai và họ mạnh, chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?! Nhưng khi chúng tôi đã đủ mạnh để đuổi bọn cướp đi rồi thì các giấy tờ, văn bả̉n phi phá́p đó có còn giá trị gì không? Và các tay sai có quyền gì trong các giấy tờ, văn bản đó?́. Ông nên biết, trong các nước tân tiến, mua phải đồ ăn cắp cũng là có tội, huống chi là toa rập với giặc ngoại xâm để ăn cướp. Giấy tờ nào trao cấp cho quyền sở hữu ở La Vang, vốn là đất chiếm đoạt của Chùa Lá Vàng? Giấy tờ nào trao cấp cho quyền sở hữu nhà thờ Đức Bà ở TP Hồ Chí Minh, vốn cũng là đất của Phật Giáo? Do đó, ở đoạn sau của bài phát biểu, ông Ngô Quang Kiệt nói về chuyện đòi đất ở tòa Khâm sứ và Thái Hà và cho đó là những nguyện vọng chính đáng thì không hợp lý mà cũng chẳng hợp tình. Nguyện vọng nào chính đáng với búa, kìm, và xà beng? Nguyện vọng chính đáng nào với những hành động côn đồ phá hoại cắm bậy cây thập ác và đặt bậy tượng bà Mary?

Ngô Quang Kiệt: "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”

TCN: Sau vụ 9-11 ở New York cách đây 7 năm thì tất cả mọi nước đều rất cẩn thận kiểm soát những người nhập cảnh, và điều này áp dụng cho mọi công dân các nước chứ không riêng gì Việt Nam. Ông cho đó là chuyện nhục nhã, nhưng đó chỉ là quan điểm phi dân tộc cố hữu của ông mà thôi. Nhưng nhân danh là một tổng giám mục người Việt nam mà ông phát ngôn bậy như vậy thì tôi không hiểu người dân Việt Nam sẽ nhìn ông và con chiên của ông với cặp mắt nào. Hay là ông coi ông là dân chúa nên có quyền miệt thị người dân Việt Nam. Tôi tuy là công dân Mỹ và mang sổ thông hành của Mỹ nhưng tôi rất tự hào là người gốc Việt Nam. Tôi dám chắc ông chưa đi nước ngoài nhiều như tôi, và đi đến đâu, khi được hỏi tôi cũng nói tôi là người Việt Nam. Có hai lý do: mũi tẹt da vàng mà nói là người Mỹ thì cũng hơi buồn cười, và Việt Nam rất được thế giới kính nể. Tại sao? Vì Việt Nam có một lịch sử chống ngoại xâm oai hùng nhất thế giới. Trong thời cận đại, từ hoàn cảnh bị đô hộ nhưng Việt Nam đã vùng lên để đánh bại hai nước mạnh nhất thế giới là Pháp và Mỹ.

Tôi nghĩ rằng ông Kiệt nên đổi câu nói lại thành: “…chúng tôi cảm thấy rất nhục nhã vì mang căn cước của người Công giáo” thì có lẽ đúng hơn. Tại sao?

- Vì người Công giáo chúng tôi đã có thành tích là một tập đoàn phi dân tộc, phản bội quốc gia.

- Vì người Công giáo chúng tôi đã lại liên kết với thực dân Pháp khi Pháp toan tính trở lại đô hộ Việt Nam, nhận vũ khí của Pháp để lập những khu công giáo Bùi Chu, Phát Diệm, giúp Pháp săn lùng giết hại người kháng chiến yêu nước.

- Vì năm 1954, khi Pháp thua trận và phải rút về miền Nam vĩ tuyến 17, thì 700000 người Công giáo chúng tôi lại líu ríu theo chân Đức Mẹ, đã chạy trước vào Nam, để chạy theo Pháp, rồi dựa thế chính quyền Công giáo Ngô Đình Diệm cưỡng chiếm đất đai của người dân, và giết hại vô số dân lành và người ngoại đạo, vu cho họ là CS.

- Và vì, chúng tôi đích thực là nô lệ của Giáo Hoàng người ngoại quốc, theo đúng như nhận định của Thomas Henry Huxley (1825-1895), một khoa học gia Anh, về người Công giáo và Tin Lành:

Từ một nô lệ của chế độ giáo hoàng [người Công giáo], người trí thức đã trở thành nông nô của cuốn Thánh kinh [người Tin Lành] (From being a slave of the papacy [a catholic] the intellect was to become the serf of the Bible [a protestant].)

 

Trần Chung Ngọc