GIÁO HỘI LA MÃ: LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC - Nguyễn Mạnh Quang - http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH6_0.php CHƯƠNG 6
VATICAN CẤU KẾT VỚI CƯỜNG QUYỀN ĐỂ TIẾM QUYÊN
Những người thấu hiểu lịch sử thế giới đều nhận thấy rằng, trong gần hai ngàn năm qua, tùy theo thời thế và hoàn cảnh của lịch sử, Giáo Hội La Mã thường hay áp dụng hai sách lược dưới đây để củng cố quyền lực và mở rộng ảnh hưởng: 1.- Trước thế kỷ Cách Mạng Pháp 1789, Giáo Hội La Mã luôn luôn cấu kết chặt chẽ với các cường quốc Âu Châu đương thời để củng cố và duy trì quyền lực ở Âu Châu và vùng ven Biển Địa Trung Hải. 2.- Từ giữa thế kỷ 15 trở đi, Giáo Hội luôn luôn liên kết với các đế quốc thực dân xâm lược hay các chế độ độc tài phát xít hùng mạnh nhất để vừa duy trì quyền lực tại Âu Châu vừa bành trướng ảnh hưởng sang các lục địa Phi Châu, Mỹ Châu và Á Châu. Cả hai sách lược của Giáo Hội La Mã đều được sử gia Avro Manhattan xác quyết rõ ràng với nguyên văn như sau: "Nghiên cứu các tiêu chuẩn lich sử cho thấy rằng trong nhiều thế kỷ, Giáo Hội La Mã liên kết (đồng hóa) các mục tiêu tôn giáo với các mục tiêu của các cường quốc đương thời. Như chúng ta đã thấy, Giáo Hội đã dùng sách lược (công thức) này ở Á Châu khi Giáo Hội liên kết với các cường quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp trong một thời kỳ. Ở Âu Châu, sách lược trên đây cũng được áp dụng nhiều lần trong thế kỷ 20 này. Có lúc, Giáo Hội đã liên kết với nước Pháp, liên kết với Đế Quốc Gia-tô Áo - Hung trong thời Đệ Nhất Thế Chiến, rồi trước và trong thời Đệ Nhị Thế Chiến thì Giáo Hội lại liên kết với các chế độ độc tài Ý và Đức của phe hữu. Bằng cách đồng hóa với các cường quốc trên đây vào thời đang lên về các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến tranh, Giáo Hội đã thâu tóm được rất nhiều quyền lợi. Vì rằng không còn một siêu cường Da-tô nào kể từ khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt mang theo sự hủy diệt của chế độ phát xít ở Âu Châu, Giáo Hội La Mã quay ra chọn Hoa Kỳ để liên kết thành một liên minh chính trị. Đây là hành động để đối phó với sự bành trướng của nghĩa Cộng Sản Bôn-sê-vích và siêu cường Nga Sô sau thời Đệ Nhị Thế Chiến. Tình trạng này khiến cho cả Giáo Hội La Mã lẫn Hoa Kỳ cùng lo sợ và bắt buộc hai thế lực này liên kết với nhau thành một liên minh thực sự trong thời Chiến Tranh Lạnh.” Nguyên văn: "The study of historical patterns reveals a formula which the Catholic Church has used for centuries, namely identification of her religious objectives with those of a major lay political power of a given period. As we have seen, she used this formula in Asia when she identified herself with the major powers of those days, Prortugal, Spain, and France. In Europe the formula was applied several times in this century. She identified herself at various intervals with France, then with the Catholic Empire of Austria-Hungry during the First World War, and with the right wing dictatorships of Italy and Germany, before and during the Second World War. She advanced her interests in the wake of these Powers by identified herself with their economic, political and war interest. Since the end of the Second World War and the annihilation of European fascism she adopted the U.S. as her lay partner, in the absence of a Catholic superpower. This was prompted by the grim reality of the appearance of Boshevism and the growing military presence of Soviet Russia after World War II. The menacing reality of these two compelled the Vatican and the U.S. together and in due course force them into veritable alliance known as the Cold War.” [i] Những sách lược cấu kết và dựa vào đế quốc thực dân xâm lược để bành trướng thế lực như vậy của Giáo Hội La Mã được gọi là sách lược "cáo đội lốt hùm" hoặc "cú mang lông công" để "theo đóm ăn tàn", hay "mượn gió bẻ măng" hoặc là "theo voi ăn bã mía". Ngoài hai sách lược trên đây, tùy theo con số tín đồ Da-tô bản địa tại các địa phương được chiếu cố, Giáo Hội sẽ thi hành những sách lược mà sử gia Loraine Bottner ghi nhận như sau: “Rome in the minority is a lamb (Khi là thiểu số, Giáo Hội La Mã là con cừu). Rome as an equal is a fox (khi ngang số, Giáo Hội La Mã La Mã là con cáo). Rome in the majority is a tiger (khi chiếm đa số, Giáo Hội La Mã là con cọp.)”[ii]
Vì không có tiềm năng quân sự, Giáo Hội phải gửi cả môt binh đoàn truyền giáo đến các quốc gia bị chiếu cố với thủ đoạn dùng miếng mối vật chất để dụ khị những kẻ khốn cùng “theo đạo để lấy gạo mà ăn”. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, với sách lược “con cừu, con cáo và con cọp” trên đây, các quốc gia nạn bị Vatican chiếu cố sẽ lần lượt theo thứ tự ở vào những trường hợp dưới đây: 1.- Khi con số tín đồ còn ít, Giáo Hội đóng vai trò con cừu hiền lành để cho chính quyền và người dân bản địa không để ý đến những việc làm chống lại quốc gia địa phương đó. Đó là việc đoàn ngũ hóa, gom giáo dân vào sống chung với nhau trong một khu riêng biệt gọi là xóm đạo để dẽ bề cô lập họ và giữ bí mật những âm mưu cùng những việc làm bất chính như tổ chức giáo dân bản địa thành những màng lưới gián điệp để giúp cho các ông truyền giáo hoàn thành những điệp vụ của họ. 2.- Khi con số tín đồ bản địa đã đến mức kha khá, Giáo Hội sẽ tổ chức giáo dân thành những đoàn thể như Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Nghĩa Binh, Hội Con Đức Mẹ, Hội Công Giáo Tiến Hành, Đạo Binh Xanh, Hội Thánh Giuse Lao Công, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Hội Các Bà Dòng Ba, Ca Đoàn Trầm Mặc, v.v… Trong số những đoàn thể này, các linh mục quản hạt tuyển chọn những người lanh lợi có đủ điều kiện về thể chất vào các đạo quân thứ 5 nằm tiềm phục chờ giờ hành động. Trong hoàn cảnh này, Giáo Hội thực sự đã thành con cáo già tại quốc gia đó và Vatican sẽ dùng những đạo quân thứ 5 này làm phần hùn đóng góp với đế quốc nào liên minh với Vatican xuất quân đánh chiếm quốc gia này làm thuộc địa. Đây là trường hợp của Việt Nam vào thế kỷ 19 từ thời Vua Minh Minh (1820-1840) cho đến năm 1885. Thời kỳ đó, trong thập niên 1850, Vatican áp dụng sách lược này khi thuyết phục chính quyền Napoléon III của nước Pháp liên kết với Giáo Hội và xuất quân đánh chiếm Việt Nam. Đầu thập niên 1950, Vatican cũng dùng sách lược này để vận động Hoa Kỳ đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền. Nếu không có Vatican vận động cho ông Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ đã chọn ông Nguyễn Hữu Trí hoặc ông Phan Quang Đán hay Trần Văn Tuyên thay vì ông Ngô Đình Diệm. 3.- Khi đã vận động được một đế quốc xâm lược cấu kết với Giáo Hội đem quân tấn chiếm quốc gia bị chiếu cố như trường hợp Châu Mỹ La-tinh và Phi Luật Tân hồi đầu thế kỷ 16, Việt Nam trong thế kỷ 19, v.v…, hoặc là đã đưa được một tín đồ bản địa tay sai của Giáo Hội lên nắm chinh quyền (như ở Tây Ban Nha vào những năm 1936-1975, ở Croatia trong những năm 1941-1945, ở miền Nam Việt Nam trong những năm1954-1975, ở Rwanda trong năm 1994), bộ mặt thật bịp bợm và bạo ngược của Giáo Hội mới lộ ra cho mọi người thấy rõ: Giáo Hội thực đả trở thành cọn cọp dữ với đầy đủ những nanh vuốt cùng tất cả thú tính của nó và sẵn sàng chồm lên chộp lấy “con mồi” (chính quyền) để làm phương tiện tiến hành Kế Hoạch Ki-tô hóa nhân dân bản địa bằng tất cả những phương tiện của nhà nước. Bộ mặt thật ghê tởm của con cọp Da-tô này (cũng gọi là con cọp Vatican) đã được phơi bày ra ở Âu Châu và các vùng ven Biển Địa Trung Hải trong thời gian dài từ thế kỷ 4 cho đến đầu thế kỳ 15. Cũng vì thế mà các nhà viết sử mới gọi thời kỳ này ở Âu Châu là “Thời Kỳ Đen Tối” (Dark Ages). Trong Thời Kỳ Đen Tối, con cọp Vatican hoành hành tác oai tác quái ở lục địa Âu Châu trong gần 10 thế kỷ, dồn người dân Âu Châu vào thảm cảnh lạc hậu, chậm tiến, ngu dốt, nghèo đói, cực kỳ điêu linh khốn khổ. Vì có những cuộc chiến thập tự (1095-1291), khi tiến vào vùng Palestine, tiếp cận với các cộng đồng dân chúng ở vùng này, những người Âu Châu trong các đoàn quân thập tự viễn chinh này mới biết rằng người dân Âu Châu quả thật là thua kém người dân Á Châu (đặc biệt là người Ấn Độ và người Trung Hoa) rất xa về nhiều phương diện. Thực trạng này đã khiến cho họ thèm khát sự giầu có và đời sống huy hoàng của người Á Châu và nẩy sinh ra phong trào người Âu Châu tìm đến Á Châu để hy vọng được nhìn thấy tận mắt và hưởng thụ những thứ mà họ ước ao khao khát.[iii] Chính vì vậy mới có những chuyện: 1.- Anh em ông Nicolo Polo và Maffeo Polo, người Ý, từ Âu Châu đi theo con đường tơ lụa đến thủ đô Khanbaliq (ngày nay là Bắc Kinh), Trung Hoa, vào năm 1266 và trở về Âu Châu vào cuối năm 1269 hay đầu năm 1270. Bị chóa mắt trước cảnh giầu có của người Trung Hoa, năm 1271, anh em ông Polo lại trở lại Trung Hoa. Đặc biệt lần này, ông Nicol Polo còn mang theo ngưởi con của ông là cậu Maro Polo (1254? –1324?), lúc đó mới khoảng 17 tuổi, cùng đi để cùng được hưởng sự giầu có của người Trung Hoa. Tại quốc gia này, cậu Marco Polo quả thật là hết sức may mắn. Cậu được triều đình nhà Nguyên biệt đãi, cưới người đẹp Trung Hoa làm vợ và được cho hưởng thụ cuộc sống huy hoàng, cho nên cậu đã ở lại đây tới khoảng 20 năm trời. 2.- Ông Vasco Da Gama (1469?-1524) người Bồ Đào Nha tìm được hải lộ men theo bở biển Tây Phi, vòng qua Mũi Hảo Vọng, đi ngược về phía Bắc, băng qua eo biển Madagascar, men theo duyên hải bán đảo Á Rập, băng qua Vinh Ba Tư tới Ấn Độ vào năm 1498. 3.- Con đường hồ tiêu chạy dài từ Indonésia băng qua eo biển Mã Lai và eo biển Tích Lan, rồi men theo ven biến phía Tây Ấn Độ, đi tiếp theo ven biển Ba Tư và ven bở biển bán đảo Ả Rập, vượt qua Hồng Hải vào Địa Trung Hải. 4.- Ông Christopher Columbus (1451-1506), người Ý, tìm đường vượt Đại Tây Dương tìm ra Mỹ Châu vào ngày 12/10/1492. 5.- Từ chuyện ông Columbus tìm ra Mỹ Châu mới phát sinh ra phong trào người Âu Châu chạy sang Mỹ Châu mưu sinh để được sống đời tự do, thoát khỏi nanh vuốt của con cọp dữ Vatican. Sự kiện này được ông Lương Minh Sơn ghi lại trong bài viết “Bài Học Chiến Tranh Việt Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ” với nguyên văn như sau: “Đối với Hoa Kỳ mặc đầu là đất nước được gây dựng trên nền tảng luân lý và đạo đức Thiên Chúa (Judo-Christian), tổ tiên những người Mỹ là những người Âu Châu đã từng bỏ chạy qua đây để tránh sự ruồng bắt của Tòa Thánh Vatican trong thời kỳ “Inquisition”. Thành thử, Hiến Pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm và tách rời mọi sự liên hệ về quyền lực chính trị giữa chính quyền và tôn giáo, không phải chỉ ở trình độ ý thức chính trị cao mà còn là những kinh nghiệm đau đớn có thật lúc trước.” [iv] . Tuy nhiên, không phải tất cả người dân Âu Châu đều chạy trốn con cọp Vatican như những trường hợp trên. Hàng trăm triệu dân Âu Châu khác còn ở lại quê nhà Âu Châu cũng ghê tởm con cọp Vatican khốn nạn này đến cùng mức của ghê tởm, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, họ phải ở lại Âu Châu rồi tìm cách đập chết nó; nếu không đập chết được nó, thì cũng bẻ nanh vuốt con ác thú này khiến cho nó không còn có thể gây hại cho họ được nữa. Những phương cách của người dân Âu Châu sử dụng để đập chết hay bẻ nanh bẻ vuốt con ác thú Vatican này sẽ được trình bày một phần trong Chương 11 trong Mục IV và sẽ được trình bày khá đầy đủ ở trong Phần VII ở sau.
CẤU KẾT VỚI BỌN LÃNH CHÚA ÂU CHÂU
Một phần trong những hành động của Giáo Hội La Mã cấu kết với bọn lãnh chúa Âu Châu để duy trì quyền lực và mở rộng vùng ảnh hưởng là những hành động của Tòa Thánh Vatican cấu kết với bọn vua chúa Âu Châu trong việc phát động các cuộc chiến thập tự khởi đầu vào năm 1095. Vào năm này, Giáo Hoàng Urban II (1088-1099) kêu gọi bọn lãnh chúa Âu Châu đem quân đi đánh chiếm các vùng bị Giáo Hội chiếu cố. Nói về tội ác này của Tòa Thánh Vatican, sách Men and Nations viết: “Giáo Hoàng Urban hăng hái cổ võ ý kiến là tín hữu Da-tô phải phát động một cuộc chiến tấn công người Hồi Giáo để lấy lại đất Thánh. Năm 1095, ông triệu tập các gíao sĩ và các nhà quý tộc đến tham dự đại hội ở Clermont, Pháp. Tại đại hội này, ông kêu gọi các nhà quý tộc phong kiến có quyền thế phải nên ngưng những cuộc chiến đánh lẫn nhau và tham dự một cuộc chiến lớn lao chống lại những người không tin Chúa. Lời kêu gọi của ông được các nhà quý tộc nhiệt liệt hưởng ứng. Họ cùng hô lớn “Thượng Đế muốn như vậy!” Từ Clermont, người ta đi khắp nước Pháp để cổ võ cho lời kêu gọi của Giáo Hoàng Urban II. Những người gia nhập đoàn quân viễn chinh này đều có may một miếng vài hình chữ thập ở trên áo của họ. Vì thế họ được gọi là quân chữ thập. Đây là một từ ngữ La-tinh cruciata, có nghĩa là “đánh dấu với một chữ thập.” “Người ta gia nhập vào các Đoàn Quân Thập Ác này vì nhiều lý do. Giáo Hoàng hứa hẹn sẽ ban thưởng cho họ vừa lên thiên đường vừa được hưởng những phần thưởng vật chất thiết thực ở nơi trần thế. Mọi tội lỗi của nguời lính Thập Ác đều được tha thứ. Tài sản và gia đình của họ được Giáo Hội bảo đảm, trông nom săn sóc trong thời gian họ xa nhà đi chiến đấu. Những ai còn mang nợ sẽ được xóa bỏ hết nợ nần và những tội đồ sẽ được xóa bỏ hết tội ác, miễn bị trừng phạt nếu họ gia nhập vào đoàn quân Thập Ác của Giáo Hội. Nhiều ông hiệp sĩ chóa mắt vì những miếng mồi quyến rũ về những đất đai và của cải mà họ hy vọng sẽ ăn cướp được ở vùng Cận Đông giầu có. Các thương gia thì thấy đây là cơ hội bằng vàng cho họ kiếm được những món lợi kếch sù trong việc kinh doanh. Các cuộc viễn chinh của Đoàn Quân Thập Ác này một phần mang tính cách tôn giáo, nhưng cũng là một cuộc chiến tranh khích động lòng yêu thích phiêu lưu của con người, lòng hám lợi và khát vọng trốn thoát khỏi cảnh nợ nần, tù tội và buồn chán.” …. Cuộc chiến Thập Ác Thứ Nhất,…….. Sau một thời gian bao vây, quân Thập Ác chiếm được thành Jerusalem. Họ tàn sát dân Hồi giáo thật là vô cùng rùng rợn. Một vị chỉ huy quân Thập Ác viết cho Giáo Hoàng rằng con chiến mã của ông ta phải đi băng qua những xác chết và máu người lênh láng lên đến đầu gối… Những vùng đất chiếm được của các dân tộc nạn nhân được tổ chức thành bốn tiểu quốcZ: Hạt Edessa (County of Edessa), Hầu Quốc Antioch (The Principality of Antioch), Hạt Tripoli (Count of Tripoli), và Vương Quốc Jerusalem (Kingdom of Jerusalem). Chế độ phong kiến Âu Châu được áp dụng; đất đai đuợc chia cắt thành những thái ấp phân phối cho các chư hầu và lãnh chúa. Quân linh thập ác người Âu Châu chiếm đoạt các vùng đất này gần một thế kỷ.” Nguyên văn:”The pope’s call for a crusade.- Pope Urban II was eager to promote the idea of a Christian offensive to regain the Holy Land from Moslems. In 1095, he called a great meeting of churchmen and French nobles at Clermont, France. He urged the powerful feudal nobles to stop warring among themselves and join in a great war against the unbelievers. Urban’s plea fired his listeners with enthusiasm, and they joined in one mighty cry, “God wills it!” From Clermont, men traveled through France preaching the cause. Those who joined the expeditions sewed a cross of cloth on their garments. They were called crusaders, from Latin word cruciata, meaning “marked with a cross.” Men joined the Crusades for many different reasons. The pope promised both heavenly and earthly rewards. All the sins of a crusader were forgiven. His property and family were guaranteed protection by the Church during his absence. A debtor who took the cross had his debts canceled; a criminal was relieved of punishment. Knights were dazlled by the lure of lands and plunder in the rich Near East. Merchants saw a chance for commercial gain. The Crusades were partly religious expeditions, but they also appealed to men’s love of adventure, hope of gain, and desire to escape debts, punishment, or boredom.” …. The first Crusade.-…The crusaders captured Jerusalem after a short siege and slaughtered the Moslem inhabitants in a terrible massacre. One leader wrote to the pope that his horse’s legs had been bloodstained to the knees from riding among the bodies of the dead. The crusaders set up four small states: the County of Edessa, the Principality of Antioch, the County of Tripoli, and the Kingdom of Jerusalem. European feudalism was introduced, the land was subdivided into fiefs, with vassals and lords. For almost a century the Europeans held these lands.”[v] Đó là vùng Palestine và các vùng phụ cận. Trận chiến này được các nhà viết sử gọi là cuộc Thập Ác Chiến lần thứ I (kéo dài từ năm 1096 đến năm 1099 mới chấm dứt). Sau đó, còn nhiều cuộc chiến thập ác khác và kéo dài đến năm 1291, tính ra ngót nghét gần hai thế kỷ. Mục đích của các cuộc chiến thập ác này là để củng cố quyền lực và mở rộng vùng ảnh hưởng của Giáo Hội bằng cách tiêu diệt các hệ phái Hồi Giáo, Chính Thống Giáo, Do Thái Giáo ở vùng này, và tiêu diệt luôn cả giáo phái Ki-tô Cathari ở miền Nam Nước Pháp.
CẤU KẾT VỚI BỒ ĐÀO NHA VÀ TÂY BAN NHA Ở ÂU CHÂU VÀ Ở CÁC THUỘC ĐỊA NGÒAI ÂU CHÂU
Sự hoành hành và tác oai tác quái của các Tòa Án Dị Giáo cùng những thủ đọan bóc lột nhân dân bằng chính sách thuế thập phân và bằng những hình thức dâng cúng của lễ đã khiến cho nhân dân Âu Châu oán ghét và căm thù Giáo Hội La Mã đến tận xương tận tuỷ. Cũng vì thế mà những tín lý bịp bợm của Giáo Hội không còn ăn khách như xưa nữa. Cũng vì thế mới có những phong trào nhân dân nổi lên chống Giáo Hội. Cũng may cho Giáo Hội, cũng vào mấy thập niên đầu của thế kỷ 15, các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khám phá ra con đường biển đến Ấn Độ (như đã nói trên). Thấy vậy, Giáo Hội La Mã liền chộp lấy cơ hội này ban hành Thánh Lệnh Romanus Pontifex vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hòang Nicholas V (1447-1455) với mục đích là để cấu kết với đế quốc Da-tô Bồ Đào Nha đem quân thập ác đi chinh phục các vùng đất ở ngòai lục địa Âu Châu với dã tâm chiếm đất, đọat của, ăn cướp tài nguyên, hủy diệt các tín ngưỡng và văn hóa bản địa, tàn sát đàn ông, hãm hiếp đàn bà con gái, và cưỡng bách những người còn sống sót phải theo đạo Da-tô làm nô lệ cho Giáo Hội và bọn tay sai. Sau đó, lại có nhà thám hiểm người Ý Đại Lợi là Christophe Colombus (1451-1506) được chính quyền của Hòang Đế Da-tô Ferdinand V (1452-1516) và Hoàng Hậu Da-tô Isabella (1451-1504) tài trợ cho một chuyến đi thám hiểm tìm đến Trung Hoa và Ấn Độ bằng hải thuyền đi theo hướng Tây vượt Đại Tây Dương, rồi không ngờ lại khám phá ra Mỹ Châu. Nhân cơ hội này, Giáo Hội lại ban hành thêm mấy thánh lệnh khác vào năm 1493, chia trái đất ra làm hai cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, mỗi nước một nửa và có quyền đem quân đi đánh cướp đất đai, khai thác tài nguyên và cưỡng bách các dân tộc nạn nhân làm nô lệ đúng như tinh thần Thánh Lệnh Romanus Pontifex đã ban hành vào ngày 8 tháng 1 năm 1454. Sách sử đều chứng minh rằng dã tâm này của Vatican đã biến tín đồ Da-tô thành những quân ăn cướp tàn ngược nhất, dã man nhất, gây nên không biết bao nhiêu thảm cảnh đau thương cho nhân dân trong những vùng đất bị Giáo Hội chiếu cố. Các nhà biên khảo lịch sử đều cho rằng sau khi Giáo Hội đã chinh phục hay đã thiết lập được chế độ đạo phiệt Da-tô ở quốc gia nào, nhân dân tại quốc gia đó không thể nào lại không thoát khỏi tình trạng thảm thương: Hoặc là phải từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền để theo đạo Da-tô, hoặc là sẽ bị trục xuất ra khỏi quê cha đất tổ thân thương của họ.Thảm cảnh này đều được sách sử ghi lại đầy đủ. Hai nhà viết sử Anatole G. Mazour và John M. Peoples ghi lại sự kiện này trong cuốn Men and Nations - A World History với nguyên văn như sau: "Những tín đồ nhiệt thành của Giáo Hội La Mã không thích những người Moors theo đạo Hồi và dân Do Thái theo đạo Do Thái. Ngay cả sau khi xứ Granada sụp đổ, người Moors vẫn phải tiếp tục sống hòa bình ở Tây Ban Nha. Người Do Thái đã sinh sống ở Tây Ban Nha từ khi quốc gia này trở thành một phần trong lãnh thổ Đế Quốc La Mã. Năm 1492, Vua Ferdinand và Nữ Hoàng Isabella ra lệnh cho tất cả những người Do Thái trong vương quốc của họ hoặc là phải theo đạo Da Tô (Kitô La Mã), hoặc là phải bán xới đi khỏi nước Tây Ban Nha. Mấy năm sau, hai vợ chồng ông vua này lại bắt dân Moors phải tuân hành lệnh trên đây. Hầu hết những nạn nhân trong hai nhóm dân này đều quyết định thà bán xới bỏ nước Tây Ban Nha mà đi chứ nhất định là không chấp nhận theo đạo Da Tô để được ở lại nước Tây Ban Nha" Nguyên văn: "Ardent Catholics, they looked with displeasure at the many Moors and Jews in Spain. Even after the fall of Granada, Moors had continued too live peacefully in Spain. Jews had been in Spain since the time it was part of the Roman Empire. In 1492, Ferdinand and Isabella ordered that all Jews within their two kingdoms must either become Christians or leave Spain. Several years later they offered the Moors the same choice. Most people of both groups chose to leave rather than accept Christianity."[vi] Ông Lương Minh Sơn viết về tình trạng của những người Moors và Do Thái ở Tây Ban Nha trong thời kỳ này như sau: "The Spanish Inquisitions" là thời kỳ Hoàng Gia Tây Ban Nha ra lệnh bắt bớ và tàn sát những người theo các giáo phái khác vì cho là "dị giáo". Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1478, khi Hoàng Hậu Isabella I de Castille khởi động phong trào bắt bớ những người Do Thái, mặc dầu đã theo đạo Thiên Chúa La Mã nhưng vẫn còn bí mật duy trì những tục lệ của Do Thái Giáo. Năm 1483, Vua Ferdinand và Hoàng Hậu Isabella cử giáo sĩ Tomas de Torquemada của dòng tu Spanish Dominican lên nắm quyền tư lệnh để thi hành chương trình "Inquisition" trên toàn lãnh thổ và những vùng thuộc địa của Tây Ban Nha. Năm 1487, Đức Giáo Hoàng Innocent VIII phong thưởng cho giáo sĩ de Torquemada danh hiệu "The Grand Spanish Inquisitor", một "Inquisitor" vĩ đại, và ra lệnh khởi động chương trình "Inquisition" trên toàn thế giới. Ngày 31-03-1492, Hoàng Gia Tây Ban Nha ra sắc lệnh bắt buộc 150 ngàn người Do Thái ở thành phố Granada phải bán hết của cải để rời khỏi Tây Ban Nha trước ngày 31 tháng 7 vì lý do để làm sạch cho "danh dự và sự rực rỡ của Thượng Đế." Hàng ngàn người Do Thái phải miễn cưỡng "theo đạo" nhưng sau này vẫn bị nguyền rủa là "Los Marranos" (Loài Heo Dơ Bẩn). Hơn 60 ngàn người phải đút lót tìm đường vào định cư ở Bồ Đào Nha. Một số khác được Hoàng Đế Bajazet của Ottoman (Cổ Thổ Nhĩ Kỳ) thâu nhận, mặc dầu giáo phái chính của đế quốc này là Chánh Thống Giáo (Orthodox). Năm 1499, một "Spanish Inquisitor" khác là Tướng Francisco Jimenez de Cisneros áp đặt phương cách làm lễ biến đổi những người "dị giáo" sang Thiên Chúa Giáo La Mã một cách tập thể, và chuyện này đã bắt lửa cho cuộc đại loạn đẫm máu ỏ Granada. Năm 1543, các "Spanish Inquisitors" ra lệnh xử đốt những người Tin Lành (Protestants) trên các phong thánh giá. Cuộc đàn áp tôn giáo này kéo dài 342 năm. Năm 1820, khi Hoàng Đế Ferdinand thứ VII ra lệnh chấm dứt thời kỳ "Inquisition" thì đế quốc Tây Ban Nha cũng đã mất gần hết các thuộc địa tại Trung Mỹ [TRA, "Human Rights and Social Justice": 1478, 1483, 1492, 1499, 1543, 1820]. Gần thế kỷ sau, ngày 14-11-1994, trong một bài hiệu triệu gởi các hàng giáo phẩm của Thiên Giáo La Mã, Đức Giáo Hoàng John Paul Thứ II lên tiếng kêu gọi "Giáo Hội của Ngài phải ăn năn thống hối đối với những tội lỗi mà người Thiên Chúa Giáo La Mã đã lầm lẫn gây ra trong quá trình lịch sử, chỉ vì họ đã bảo vệ đức tin một các quá nhiệt thành". Ngài nói, "Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã không thể nào bước qua được ngưỡng cửa của thiên kỷ mới nếu không khuyến khích giáo dân hãy rửa mình cho tinh khiết, bằng cách ăn năn về những lỗi lầm trong quá khứ", [LAT] [vii] Lệnh thi hành chương trình "Inquisition" từ mẫu quốc Tây Ban Nha thì tất nhiên tại các thuộc địa của Tây Ban Nha làm sao thoát khỏi? Sách Homeland of The World viết về tình trạng dân Da Đỏ tại các thuộc địa cuả Tây Ban Nha ở Châu Mỹ La Tinh như sau: "Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khi đến Châu Mỹ La Tinh mang theo niềm tin tôn giáo của họ. Họ cho rằng người dân Da Đỏ là những dân tà giáo (dị giáo) hay không có tôn giáo gì cả. Sự thật, người Da Đỏ có tôn giáo riêng của họ. Tôn giáo của họ dựa vào lòng tin tưởng của họ đối với quyền lực thiên nhiên ở chung quanh họ. Họ thờ mặt trời, thờ thần gió và các quyền lực khác của thiên nhiên. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho đó là một tôn giáo và quyết định dùng bạo lực đàn áp tôn giáo của nguời Da Đỏ. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tin rằng nhiệm vụ của họ là phải cưỡng bách người Da Đỏ phải theo đạo Thiên Chúa La Mã." Nguyên văn: “The Spanish and Portuguese settlers in Latin America brought their religion with them. They believed the Indians to be pagans, or people who had no religion. In fact, the Indians did have their own religion. It was based on their belief in the powers of nature around them. They worshiped the sun, the winds, and the forces of nature. The Spanish and the Poruguese did not think it was a religion, and they took steps to crush it.. The Spanish and the Portuguese believed it was their duty to convert the Indians to Christianity and to the Catholic Church.” [viii] Ông Phan Quốc Đông viết: "Tôi cũng đã đọc kỹ lịch sử của Giáo Hội Vatican, tiểu sử của từng vị giáo hoàng, các phương pháp bành trướng tôn giáo của họ tại các lục địa khác ngoài Âu Châu, phương pháp nào nhanh, phương pháp nào chậm. Phương pháp nhanh nhất được thực hiện bởi thực dân Tây Ban Nha tại các xứ thuộc Châu Mỹ La Tinh thật là vô cùng tàn ác. Họ dùng gươm giết hết những người đàn ông bản xứ, chỉ còn lại toàn đàn bà con gái thôi, để họ vừa bắt buộc theo đạo, vừa hãm hiếp đồng hóa. Số người bị giết lên tới mấy chục triệu. Đây là phương pháp truyền đạo của phái bộ truyền giáo Tây Ban Nha được Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503) hỗ trợ. Đi du lịch ở các xứ này ta chỉ thấy toàn những người lai mà thôi, hầu như không còn một người bản xứ nào sống sót. Tại Phi Luật Tân, họ cũng giết hàng triệu người, đập phá toàn bộ các đền thờ cổ, thủ tiêu hoàn toàn mọi chứng tich của nền văn minh cổ của xứ này. Ngôn ngữ, văn tự, truyền thống, văn hóa hoàn toàn mất hẳn…" [ix] Mỗi khi Quân Thập Tự tiến vào vùng mục tiêu là chúng được quyền tha hồ cướp đọat tài sản, tàn sát đàn ông, hãm hiếp đàn bà con gái, cưỡng bách những người còn sống sót phải theo đạo Da-tô làm nô lệ và hủy diệt tất cả các tín ngưỡng nền văn hóa bản địa của các dân tộc nạn nhân. Hậu quả là các dân tộc Da Đỏ ỡ Mỹ Châu La Tinh gần như hoàn toàn bị tiêu diệt và tất cả các di tích của nền văn hóa của họ cũng gần như bị hủy diệt hoàn toàn. Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ Giáo Hội La Mã đã sử dụng sách lược cướp đoạt chính quyền để truyền đạo bằng bạo lực, duy trì quyền lực bằng sắt máu, bằng chính sách "chia để trị" song hành với việc dùng tín đồ Da-tô tay sai để cai trị nhân dân và bảo vệ chế độ độc tôn tôn giáo của Giáo Hội. Các nhà viết sử gọi các chính quyền được tạo nên để thi hành chính sách độc tôn tôn giáo của Giáo Hội La Mã là các chế độ đạo phiệt Da-tô.
CẤU KẾT VỚI TÍN ĐỒ DA TÔ QUYỀN THẾ TÁI LẬP CHẾ ĐỘ ĐẠO PHIỆT Ở ANH
Tại Anh, vào đầu thập niên 1530, Anh Hòang Henry VIII (1509-1547) chống lại Giáo Hội, lập Anh Giáo tách rời khỏi hệ thống quyền lực của Tòa Thánh Vatican (Sẽ được trình bày đầy đủ trong Phần VII của bộ sách này). Vì lúc đó, tại lục địa Âu Châu, có Phong trào Tin Lành (chống lại Giáo Hội La Mã) do Linh-mục Martin Luther chủ trương đang bành trướng, Giáo Hội không còn khả năng phát động cuộc chiến Thập Tự đem quân vượt biển Manche (English Channel) đổ bộ vào lãnh thổ Anh để trừng phạt Anh Hòang Henry VIII (1509-1547). Tuy nhiên, vốn có truyền thống bám chặt lấy miếng mồi quyền lực như loài đỉa đói, Giáo Hội thi hành sách lược nằm chờ và quậy cho nước đục để thả câu. Như chúng tôi đã trình bày trước đây, một trong những sách lược của Giáo Hội La Mã là dùng "mỹ nhân kế" ở chốn phòng the (hay hậu trường) đế lèo lái “con mồi” thi hành sách luợc của Giáo Hội đưa ra. Một sách lược khác nữa của Giáo Hội là nhắm vào người sẽ được chọn đưa lên nối ngôi nhà vua đương quyền để dụ khị con mồi vào đạo, rồi dung họ làm đầu cầu tiến lên thi hành những qủy kế hay sách lược của Giáo Hội. Quái chiêu này đã được Giáo Hội áp dụng ở Anh vào thời kỳ sau khi Anh Hòang Henry VIII (1509-1547) tuyên bố ly khai với Giáo Hội (vào năm 1534). Đó là quái chiêu ẩn nhẫn rình chờ cơ hội để ra tay hành động. Cho đến khi Anh Hòang Henry VIII qua đời vào năm 1547 và việc người con nào của Anh Hòang được đưa lên nối ngôi là vấn đề mà Giáo Hội đã điều nghiên đặt ra một sách lược để đưa người của Giáo Hội lên ngai vàng. (Sau này, vào cuối thế kỷ 18, Giáo Hội cũng áp dụng quái chiêu này để nhắm vào Hòang Tử Cảnh, đứa con trai đầu lòng của Nguyễn Ánh (tức Vua Gia Long). Sách Men and Nations nói về quái chiêu (đối sách) của Giáo Hội được thi hành trong biến cố Anh Hoàng Henry VIII qua đời vào năm 1547 với nguyên văn như sau: "Nước Anh trải qua một thời kỳ khó khăn sau cái chết của Anh Hòang Henry VIII vào năm 1547. Edward VI (1547-1553) lên nối ngôi vừa bệnh họan vừa còn trẻ mới có 10 tuổi. Các quan đại thần cố vấn nắm quyền cai trị thì bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của Tin Lành Luther và Calvin, muốn làm cho Giáo Hội Anh trở nên Tin Lành hơn. Edward ở ngôi được 6 năm thì chết và Mary lên kế nghiệp, Mary là một tín đồ Da-tô ngoan đạo, cương quyết phục hồi đạo Da-tô và quyền lực Giáo Hoàng ở Anh quốc. Dưới ảnh hưởng của bà, Quốc Hội Anh hủy bỏ Đạo Luật Chủ Quyền Tối Cao" và tất cả những cải cách trong thời Anh Hoàng Edward VI, Tổng Giám Mục Cranmer và hai ông giám mục bị kết tội là tà giáo rồi bị trói vào cột và thiêu chết." Tín đồ Tin Lành bị bách hại tàn khốc." (Nguyên văn: "England went through troubled times after the death of Henry VIII in 1547. Edward VI was sickly and only ten years old when he became king. The advisers who ruled for him were influenced by Lutheran and Calvinist ideas and made the Church in England more Protestant. When Edward died after a reign of only six years, Mary succeeded him. She was a devout Roman Catholic and was determined that England should be restored to the Catholic Church and the authority of the pope. Under her influence, Parliament abolished the Act of Supremacy and all changes made during the reign of Edward VI. Archbishop Cranmer and two bishops were burned at the stake as heretics. Protestants were severly persecuted." [x] Sử gia Thomas P. Neil viết: "Mary đã được khuyến cáo là nên đối xử tử tế với những người đã bỏ đạo Da Tô (those who had left the faith), nhưng vây cánh bên cạnh bà vô cùng quá khích, cương quyết chống lại những người tà giáo. Trong thời gian 5 năm tại vì của bà, có tới khoảng ba trăm người bị hành hình vì tín ngưỡng của họ khác với đạo Da Tô….và các sử gia đã đặt cho bà biệt danh là "Bloody Mary" (Mụ Mary khát máu)" và triều đại tàn ngược ngắn ngủi của bà đã làm cho đạo Kitô La Mã không có cơ may phục hồi ở Anh quốc được nữa." Nguyên văn: "Mary was advised to be lenient with those who left the faith. The queen was not personally inclined to be severe, but many of her subordinates went to extremes against "heretics." About three hundred were executed for their anti-Catholic beliefs during her reign..., and historians soon dubbed her "bloody Mary." Her short reign ruined any chance for Catholic restoration." [xi] -. Ông Đoàn Văn Thông viết về "Mụ Mary Khát Máu" này như sau: "Nữ Hoàng Mary Đệ Nhất là con gái vua Henry Đệ Bát, một ông vua nổi tiếng là đa tình và tàn ác, nổi danh chém đầu vợ. Khi trở thành nữ hoàng, bà Mary khuynh loát mọi thứ kể cả mặt tôn giáo vì bà là người thuộc Giáo Hội Thiên Chúa La Mã (Giáo Hội Da Tô) nên những gì trước đó Hoàng Đế Edward VI đã qui định đều bị hủy bỏ. Bà khuyến dụ dân chúng không được tin vào những điều đã được rao giảng ở các nhà thờ trong nước Anh. Bà bất chấp mọi chỉ trích chống đối. Thật ra lúc bấy giờ không ai dám ngang nhiên chống đối bà một cách trực diện ngoài những vị chức sắc trong Giáo Hội Anh. Bà coi thường tất cả và sẵn sàng đương đầu với bất cứ thế lực nào. Châm ngôn của bà là "giết những kẻ la lối để chúng im hơi". Bà quá lộng hành và quá tàn bạo đến độ dân chúng đặt cho bà một biệt danh là Mary Đẫm Máu (Bloody Mary) giống như Theodora Đẫm Máu của Hy Lạp. Bà đã ra lệnh đàn áp, khủng bố và càng cố tạo ra nhiều khủng bố càng tốt để gây khiếp đảm kinh hoàng trong dân chúng và cho những người chống đối. Nữ Hoàng Mary Đệ Nhất đã từng ra lệnh thiêu sống 300 người trên giàn lửa đỏ giữa những tiếng la vang hét dậy cả một góc trời. Trong suốt thời gian nắm quyền hành, có thể gọi cái thú tiêu khiển của bà là thiêu sống những ai chống đối. Những vị chức sắc trong Giáo Hội Anh như Tổng Giám Mục Cranmer, Nicolas Ridley, Hugh Latiner… đều lần lượt bị Mary Đệ Nhất ra lệnh đóng vào cột gỗ dựng giữa quảng trường và thiêu sống vì họ đã lớn tiếng chống đối những hành động ngang ngược của bà. Người ta tưởng rằng người đàn bà sắt máu, hung tàn và lạnh giá không có con tim. Họ nghĩ rằng bà không có chồng. Nhưng sau đó, bà đã chọn một người rất hợp ý với bà, đó là vua Philip II, một bạo chúa nổi danh của nước Tây Ban Nha, một con quỷ dữ khát máu không hơn không kém. Trong những trận quyết chiến với quân đội các nước, ông đã ra lệnh chia các tù binh bắt được ra làm hai loại: Những tù binh thường thì chém đầu. Còn những tù binh là những tín đồ dị giáo thì cho đóng vào cột rồi nổi lửa thiêu sống. Philip II đã vô cùng khoái trá khi làm những điều tàn ác và nghĩ rằng đó là một sáng kiến thú vị lạ lùng. Lúc Mary I về làm vợ Philip II, bà hoàng này lại học thêm được những phương cách giết người theo kiểu mới. Hai vợ chồng đã trở thành những con ác quỷ tung hoành trên thế gian mà Âu Châu là vùng đất hoạt động của họ. Năm 1555, để khống chế cả Âu Châu, Philip II đã cho vợ được tha hồ làm mưa làm gió ở Anh và Mary Đệ Nhất đã ra tay tàn sát. Cuộc chiến tranh tàn khốc chấm dứt vào năm 1558 cũng chấm dứt luôn uy quyền của Mary Đệ Nhất. Nhiều tư liệu lịch sử kể rằng vua Philip II đã ruồng bỏ bà khiến bà đau khổ và thất vọng vô cùng. Hàng ngày bà sống âm thầm cô độc trong một lâu đài, ít người thân thăm viếng vì bà đã gây ra quá nhiều chết chóc thê thảm cho nhiều người khác. Bà còn nghe được cả những lời than oán, nguyền rủa của dân chúng nói về bà. Mary I sống trong tuyệt vọng và ân hận từ đó cho đến chết, và khi chết bà đã quằn quại kêu lên: Ôi! Máu Máu! Máu ngập cả người ta!" [xii] . THỦ ĐỌAN GIAN ÁC TRONG VIỆC THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ ĐẠO PHIỆT DA TÔ TẠI PHÁP VÀ CẤU KẾT VỚI ĐẾ QUỐC PHÁP Ở HẢI NGOẠI
Năm 1588, Hạm Đội Armada của Đế Quốc Tây Ban Nha bị hải quân Anh đánh bại tại Biển Manche. Kể từ đó, Đế Quốc Tây Ban Nha suy yếu, Anh quốc trở thành cường quốc làm chủ mặt biển, và Bồ Đào Nha cũng suy yếu trước sức mạnh của hải quân Anh. Tại lục địa Âu Châu, Pháp trở thành cường quốc hùng mạnh nhất và có khả năng dám đương đầu với Anh quốc và tất cả các nước khác ở ngay trên lục địa Âu Châu. Vì thế Giáo Hội La Mã không còn trông mong gì ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để thi hành các thánh lệnh ăn cướp đã ban hành trong thế kỷ 15 như đã nói ở Chương 4. Thực tế phũ phàng là như vậy. Vì cái bản chất ưa thích dùng bạo lực và áp bức các dân tộc khác tôn giáo, Giáo Hội phải tìm mưu tính kế để cấu kết với Pháp và sử dụng Pháp thay thế Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha làm thân con cọp cho Giáo Hội đội lốt, mượn oai để thi hành sách lược "theo voi ăn bã mía" dưới chiêu bài "bảo vệ cái chân lý " của Giáo Hội. Vào thời điểm này, tình hình Âu Châu đối với Giáo Hội đã hoàn toàn khác hẳn thời kỳ thập niên 1530 trở về trước. Tại lục địa Âu Châu, nước Đức và các nước Bắc Âu, đã có nhiều triệu tín đồ của Giáo Hội bỏ đạo đi theo Tin Lành, nước Anh chống lại Giáo Hội, ly khai Tòa Thánh Vatican và thành lập một hệ phái Kitô riêng gọi là Anh Giáo (Anglican Church). Như vậy, Giáo Hội không những đã không có quyền lực ở trong các nước trên đây, mà còn bị nhân dân các quốc gia chống lại Giáo Hội bằng lý thuyết thần học, và, nếu cần chống lại i bằng lực lượng vũ trang. Vào thời kỳ này, nước Pháp đang có phong trào thành lập Pháp Giáo (Gallicanism), độc lập với Vatican. Tuy nhiên, tại quốc gia này, thế lực bảo thủ thân Giáo Hội La Mã vẫn còn mạnh. Cũng vì thế mới xẩy ra vụ tàn sát dã man gần hai chục ngàn dân Pháp theo đạo Tin Lành tại Saint Bartholomew vào ngày 22 tháng 8 năm 1572 do chính quyền đạo phiệt Da-tô Charles IX (1560--1574) chủ mưu.[xiii] Vụ tàn sát người tập thể hết sức dã man này khiến cho nước Pháp rơi vào tình trạng chiến tranh tôn giáo triền miên giữa một bên là tín đồ Da-tô La Mã với sự chỉ đạo của Giáo Hội La Mã có chủ trương cưỡng bách tất cả mọi người phải theo đạo Da-tô La Mã và một bên là đại khối nhân dân bị trị chiến đấu trong hàng ngũ Tin Lành để đòi được quyền tự do tôn giáo hay tự do không tin theo tôn giáo nào cả. Nhân cơ hội này, người Pháp Da-tô dựa vào quyền lực nhà nước tàn sát người Pháp Tin Lành và người Pháp yêu chuộng tự do. Tình trạng này càng khiến cho người Pháp Tin Lành và người Pháp không tin tưởng vào tôn giáo nào đều vô cùng căm thù nhà vua. Chính vì mà tên bạo chúa Henry III (1574-1589) bị đâm chết vào ngày 1 tháng 8 năm 1589. Cũng nên biết cả Vua Charles IX (1550-1574) trị vì nước Pháp trong những năm 1560-1574 và Vua Henry III (1551-1589) trị vì nước Pháp trong những năm 1574-1589 đều là con của Vua Henry II (1519-1559) trị vì nước Pháp trong những năm 1547-1559 và Hoàng Hậu Catherine de Médicis (1519-1589), đều là tín đồ Da-tô La Mã cuồng tín. Khi Vua Henry II chết vào ngày 10/7/1559, Charles IX mới có 9 tuổi, Hoàng Hậu Catherine de Médecis nắm quyền nhiếp chính. Charles IX qua đời vào ngày30/5/1574), Henry II được đưa lên kế vị, lúc đó mới có 19 tuổi, quyền chính cũng vẫn còn nằm trong tay Hoàng Hậu Catherine de Médics. Điểm đặc biệt là trong thời gian Hoàng Hậu Cathe rine de Médicis nắm quyền nhiếp chính, nước Pháp xẩy ra vụ tàn sát tập thể giáo dân Tin Lành một cách hết sức dã man. Vụ tàn sát dã man này xẩy ra vào ngày 24/8/1572 tại nhà thờ St. Bartholomew, được sách sử gọi là gọi là “the St. Bartholomew’s Day Massacre of 1572”. Các nhà viết sử ghi nhận rằng những người chủ mưu vụ tàn sát này là Hoàng Hậu Catherine de Médicis và Vua Henry III. Tự điển The American Heritage of the English Language ấn bản 1981 (trang 615) viết về Henry III như sau: “Henry III (1551-1574), King of France (1574-1589), last de Valois line; with his mother Catherine de Medicis, plotted the the Saint Bartholomew’s Day Massacre (1572).” Thiết tưởng chúng ta cũng nên biết sách sử nói về vụ tàn sát được mệnh danh là “the St. Bartholomew’s Day Massacre of 1572” để nhìn thấy rõ cái bản chất bạo ngược và dã man của người tín đô Da-tô La Mã khi mà họ có quyền lực ở trong tay. Nói về vụ tàn sát này, sách Smookescreens ghi nhân: “Ngày 22-8-1572 bắt đầu xẩy ra một cuộc tàn sát đẫm máu ở nhà thờ St. Bartholomew. Đây là một trong những vụ tàn sát ghê gớm để tiêu diệt phong trào Tin Lành ở Pháp. Pháp Hoàng đã khôn khéo sắp đặt cuộc hôn nhân giữa người em gái của nhà vua với Đô Đốc Coligny, một nhân vật lãnh đạo của Tin Lành. Một bữa tiệc lớn được tổ chức ăn mừng lễ cưới. Sau bốn ngày, quân lính của tân lang Coligny được cho ăn uống no say, một hiệu lệnh được ban hành. 12 giờ đêm hôm đó, tất cả nhà cửa của những người Tin Lành ở trong thành phố đều bị bắt buộc phải mở cửa. Đô Đốc Coligny bị giết. Thi hài của ông bị liệng qua cửa sổ ra ngoài đường. Thủ cấp của ông bị cắt đem gửi cho giáo hoàng. Hai cánh tay và bộ phận sinh dục của ông cũng bị cắt. Rồi chúng lôi kéo phần còn lại của xác chết đi khắp các đường phố cả ba ngày trời. Sau đó, chúng treo ngược cái xác chết không đầu, không tay, không bộ phận sinh dục ở một nơi ngoại ô thành phố. Đồng thời, chúng còn tàn sát nhiều người Tin Lành khác nữa. Trong 3 ngày, hơn mười ngàn dân Tin Lành (ở Paris) bị giết hại. Những xác chết này bị liệng xuống sông và máu nạn nhân lênh láng chẩy thành dòng ra tới tận cửa sông giống như một dòng máu. Trong cơn hung hãn này, chúng có thể giết cả những người đồng đạo của chúng nếu nạn nhân bị nghi ngờ là không mạnh tin vào Giáo Hoàng. Từ Paris, bịnh dịch tàn sát vì lòng cuồng tín như vậy lan tràn ra khắp nơi trong nước Pháp. Tính ra có tới hơn tám ngàn nạn nhân bị sát hại. Rất ít người Tin Lành thoát khỏi tai họa trong cơn hung hãn của chúng." Nguyên văn: "On August 22, 1572, the bloody St. Bartholomew massacre began. This was to be one fatal blow to destroy the Prostestant movement in France. The King of France had cleverly arranged a marriage between his sister and Admiral Coligny, the chief Protestant leader. There was a great feast with much celebrating. After four days of feasting the soldiers were given a signal. At twelve o'clock midnight, all the houses of the Protestants in the city were forced open at once. The admiral was killed, his body thrown out of a window into the street where his head was cut off and sent to the pope. They also cut off his arms and privates and dragged him through the streets for three days until they finally hung his body by the heels outside the city. They also slaughtered many other well kown Protestants. In the first three days, over ten thousands were killed. The bodies were thrown into the river and blood ran through the streets into the river until it appeared like a stream of blood. So furious was their hellish rage that they even slew their own followers if they suspected that they were not very strong in their belief in the pope. From Paris, the destruction spread to all parts of the country. Over eight thousand more people were killed. Very few Pretestants escaped the fury of their persecutors.")[xiv] Sự việc "Pháp Hoàng đã sắp đặt cuộc hôn nhân giữa người em gái của nhà vua với Đô Đốc Coligny, một nhân vật lãnh đạo của Tin Lành" là nằm trong sách lược "mỹ nhân kế" của Giáo Hội La Mã. Chúng ta nhớ lại sau này,vào đầu thập niên 1850, Giáo Hội cũng sắp xếp cho kiều nữ Eugénie, một tín đồ ngoan đạo người Tây Ban Nha, mới có 26 cái xuân xanh, thành hôn với Hoàng Đế Napoléon III lúc đó đã xấp xỉ 50 tuổi (sinh năm 1808) để biến ông vua này thành một con cờ để Giáo Hội lợi dụng vận động xuất quân đánh chiếm Việt Nam. Rồi vào đầu thập niên 1930, cũng chính Giáo Hội sắp xếp cho cô Jeanette Nguyễn Hữu Thị Lan, một tín đồ Da-tô ngoan đạo, trẻ đẹp cùng với Vua Bảo Đại đi trên một chuyến tầu từ Pháp trở về Việt Nam rồi thành hôn với ông vua trẻ này. Ngòai ra, Giáo Hội còn sắp xếp cho ông Da-tô Nguyễn Hữu Bài nắm giữ một chức vụ quan trọng trong trìều đình Huế để bám sát và nhắc nhở cả Bảo Đại và hòang hậu Nam Phương phải ghi lòng tạc dạ cái nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với Giáo Hội La Mã. Ôi tôn giáo gì mà phải dùng đến "mỹ nhân kế" để theo đuổi mục tiêu tôn giáo! Thật là đê tiện ngoài sức tưởng tượng! Chả trách nào văn hào Voltaire gọi là cái "tôn giáo ác ôn". Trở lại chuyện Giáo Hội dùng những thủ đoạn đại gian đại ác để tiếm đoạt chính quyền tại triều đình Paris và tác oai tác quái với nhân dân Pháp. Người lên kế nghịệp Vua Henry III (1574-1589) là Vua Henry IV (1589-1610). Tuy cũng là tín đồ Da-tô của Giáo Hội La Mã, nhưng Vua Henry IV còn có lương tâm và lý trí, thấu hiểu được cái triết lý "kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" của Nho giáo ở Đông Phuơng. Vì thế nhà vua mới cho ban hành Sắc Lệnh Nantes vào ngày 13/4/1598, công nhận quyền tự do tôn giáo của người dân Pháp. Việc này làm cho Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô ngoan đạo người Pháp bất bình và thù ghét nhà vua. Đây là nguyên nhân khiến cho nhà vua bị ám sát vào năm 1610. Biến cố này làm cho người dân Pháp theo đạo Tin Lành nói riếng và nhân dân các quốc gia theo đạo Tin Lành ở các nước Âu Châu khác nói chung càng trở nên hết sức căm hận và thù ghét Giáo Hội cùng bọn tu sĩ và tín đồ Da-tô. Cũng vì thế mà chiến tranh tôn giáo bùng nổ ở nước Pháp rồi lan rộng ra gần hết lục địa Âu Châu và kéo dài tới hơn 30 năm trời (1618-1648). Bàn tay của Giáo Hội La Mã trong việc thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô để củng cố quyền lực tại Pháp.- Vua Henry IV bị ám sát qua đời vào năm 1610. Vua Louis XIII ( 1610--1643) lên nối ngôi, lúc đó mới 10 tuổi. Giáo Hội bố trí cho Hồng Y Richelieu nắm giữ chức vụ thủ tướng, thao túng việc triều cương, quyết định tất cả mọi vấn đề nội chính cũng như đối ngọai. Như vậy là quyền hành chính trị của nước Pháp hoàn toàn nằm trong tay Tòa Thánh Vatican qua ông hồng y này và các tu sĩ cùng những tín đồ Da-tô khác tuyệt đối trung thành với Giáo Hội La Mã. Theo lệnh của Giáo Hội, Hồng y Richelieu cố gắng biến nước Pháp thành một nước theo đạo Da-tô hùng mạnh nhất Âu Châu để khống chế các nước khác theo đạo Tin Lành và biến ông vua nước Pháp thành một tên bạo chúa Da-tô đúng theo khuôn mẫu một nhà cầm quyền lý tưởng của Giáo Hội (như các bạo chúa Ferdinand V (1452-1516), Isabella I (1451-1504), Philip II (1527-1598) của Tây Ban Nha và Mary I (1553-1558) với tục danh là "Con Mụ Mary Khát Máu" (Bloody Mary) của nước Anh. Nói về tên bạo chúa Richelieu, sách Living World History ghi lại như sau: "Với dáng người mảnh khảnh và nước da xanh xao do một căn bệnh bất khả trị gây nên, nhưng Hồng Y Richelieu lại có một ý chí sắt đá. Ông đã thành công đạt được hai mục tiêu là (1) tăng cường quyền lực của nhà vua và (2) làm cho nước Pháp trở nên hùng mạnh nhất ở Âu Châu. Để có thể hoàn thành được mục tiêu thứ nhât, ông cho ban hành những biện pháp tiêu hủy những quyền chính trị của tín đồ Tin Lành Huguenots và quyền lực của giới quý tộc. Ông ra lệnh tấn công vào thành phố quan trọng La Rochelle của người Tin Lành Huguenots để cưỡng bách họ phải từ bỏ đặc quyền duy trì quân lính của họ trú đóng ở trong các thị trấn của họ. Ông ban hành một sắc lệnh tiêu hủy tất cả các lâu đài của giới quý tộc mà không cần thiết cho việc phòng thủ quốc gia. Giới quý tộc tại các địa phương phải nhường quyền hành cho các bồi thần tay sai thân tín của nhà vua. Bọn bồi thần tay sai này có nhiệm vụ canh chừng và theo dõi mọi họat động của những người bị coi như là kẻ thù của nhà vua. Hồng Y Richelieu hòan thành được mục tiêu thứ hai bằng cách làm suy yếu quyền lực của triều đình Hapsburgs (Liên Bang các tiểu bang Đức). Ông đẩy nước Pháp vào Cuộc Chiến 30 Năm và sau cùng nước Pháp trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất Âu Châu." Nguyên văn: “The cardinal, pale and delicate from incurable disease, had a will of iron. He succeeded in his two aims: to strengthen the power of the king in France and to make France supreme in Europe. To accomplísh the fírst goal, he took steps to destroy the political rights of the Huguenots and the power of the nobles. By attacking their chief town, La Rochelle, he forced the Huguenots to give up their privilege of maintaining fortified towns garrisoned by their own troops. He issued an edict for the destruction of all nobles' castles that were not necessary for national defense. Nobles lost their jurisdiction over local districts to new royal officials called intendants, who kept a watchful eye on the kings enemies. Cardinal Richelieu achieved his his second aim chiefly by weakening the power of the Hapsburgs. He plunged France into the Thirty Years' Wars, from which, it emerged as the strongest nation in Europe.") [xv] Vua Louis XIII qua đời vào năm 1643, người lên kế nghiệp là vua Louis XIV (1643-1715), lúc đó mới 4 tuổi. Quyền hành nằm trong tay Giáo Hội với Hồng Y Mazarin nắm giữ chức vụ thủ tướng thay thế Hồng Y Richelieu (đã qua đời vào ngày 4 tháng 12 năm 1642.) Ông hồng y này đi theo con đường của ông hồng y (Richelieu) tiền nhiệm do Giáo Hội La Mã vạch ra từ trước, với nhiệm vụ biến Vua Louis XIV thành một tên bạo chúa, và ông đã hoàn thành sứ mạng này. Kết quả là Vua Louis XIV trở thành một bạo quân lừng danh của nước Pháp với lời tuyên bố để đới "L' État, c' est moi" (I am the state). Thực trạng này khiến cho nhân dân Pháp rơi vào thảm cảnh khốn cùng, cơ cực và đói khổ triền miên. Vì thế, họ thù ghét cái chế độ đạo phiệt Da-tô này đến tận xương tận tủy. Đoạn văn sử dưới đây là bằng chứng: "Hà khắc và luôn luôn hà khắc, Hồng Y Richelieu tỏ ra rất ít quan tâm đến đời sống người dân thường của nước Pháp. Chính ông đã cưỡng bách nhân dân Pháp phải gánh chịu thuế khóa nặng nề. Cũng vì thế mà khi ông ta chết vào năm 1642 cũng là lúc nhân dân Pháp hân hoan reo mừng. Một năm sau, vua Louis XIII cũng qua đời, người con trai của nhà vua lên nối ngôi là Louis XIV, lúc đó mới có 4 tuổi. Trước khi chết, Hồng Y Richelieu đã huấn luyện được người chuẩn bị thay thế ông là Hồng Y Mazarin, sinh tại Ý Đại Lợi. Trong thời kỳ tuổi thơ của Vua Louis XIV, Hồng Y Mazarin nắm trọn quyền chính trong tay. Các nhà quý tộc có thế lực cố gắng chống lại để giành quyền bị ông hồng y này đàn áp thẳng tay. Vì thế mà nước Pháp rơi vào thảm cảnh nội chiến. Các nhà viết sử gọi cuộc nội chiến này là "The Fronde". Cuối cùng vào năm 1653, các thế lực chống đối đều bị dẹp tan hay quy phục chính quyền của nhà vua .(Thực ra là chính quyền của Hồng Y Mazarin và có Giáo Hội La Mã ở hậu trường). Khi Hồng Y Mazarin qua đời vào năm 1661, Vua Louis XIV đã 22 tuổi, và trực tiếp nắm trọn mọi việc triều cương. Vua Louis XIV là một trong những ông vua quyền thế trong các ông vua của nước Pháp. Ông cầm quyền cho đến năm 1715 và được coi là một thí dụ điển hình của một bạo quân chuyên chế. Ông tuyên bố "Quốc gia là ta", môt lời nói diễn tả chính xác thái độ của ông đối với nước Pháp." Nguyên văn: "Richelieu, harsh and relentless, showed little concern for the common people of France, who had to bear heavy tax loads, and they rejoiced at his death in 1642. Louis XIII died a year later, and his son became king - Louis XIV - at the age of four. Richelieu had trained Jules Mazarin, an Italian born-cardinal, to be his successor, and during Louis' childhood, Mazarin held the reins of rule in his capable hands. Strong nobles tried to gain control of the government, but after a civil war known as the Fronde, Mazarin in 1653 suppressed the challenge of the nobles to royal power. When Mazarin died in 1661, Louis XIV, then twenty years-two old, personally took over the direction of the government. Louis XIV was one of the most powerful French kings. Louis XIV ruled France until 1715, and has called the perfect example of absolute ruler. He is supposed to have declared "L'Etat, c'est moi" (I am the state), a saying that accurately describes his attitude towrd France."[xvi] Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ bàn tay của Giáo Hội La Mã trong việc gây ra thảm trạng chiến tranh tôn giáo tại Pháp cũng như việc rèn luyện vua Louis XIV trở thành một tên bạo chúa Da-tô lừng danh trong lịch sử nước Pháp. Bạo chúa Louis XIV (1661-1715) không những lừng danh về lời tuyên bố "L' État C'est moi", và còn nổi tiếng về việc ông xây Điện Versailles và chính sách đàn áp các tôn giáo khác với những biện pháp vô cùng dã man trong đó có việc hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes vào năm 1685. Sự kiện này được các nhà viết sử ghi lại như sau: " … Rồi thì Vua Louis XIV phạm một lỗi lầm làm suy yếu nước Pháp. Ông ta nhất quyết cho rằng người dân Tin Lành Huguenots là những người bất trung và là mối nguy hiểm cho đất nước. Năm 1685, nhà vua ra lệnh hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes, luật này cho phép người Tin Lành được hưởng quyền tự do tôn giáo. Hơn một trăm ngàn dân Pháp theo đạo tin lành Huguenots đành phải bỏ nước Pháp mà đi còn hơn là phải từ bỏ tín ngưỡng của họ và theo đạo Da Tô (La Mã) để được ở lại nước Pháp. Mặc dầu tín đồ Tin Lành chỉ chiếm vào khỏang 10 phần trăm dân số nước Pháp, nhưng trong khối tín đồ Tin Lành này, có nhiều người là những nhà lãnh đạo trong các ngành kỹ nghệ, là các thương gia và các nhà thủ công nghệ tuyệt vời. Mất đi những tài năng này là làm cho nước Pháp thiệt hại rất nhiều." Nguyên văn:.”Then Louis made an error that tended to weaken France. He became convinced that the Huguenots were disloyal and a danger to the nation. In 1685, he revoked, or canceled, the Edict of Nantes, which had given the Huguenots religious freedom. Over 100.000 French Protestants chose to leave France rather than give up their faith. Although they totaled only about a tenth of French population, many of them were leaders of industry, tradesmen, and exellent craftmen. The loss of their skills injured France." [xvii] Sách Age of Louis XIV dành hẳn Chương X với nhan để là The Religious Struggles and the Revocation of the Edict of Nantes (từ trang 189 đến trang 154) trong đó có đoạn nguyên văn như sau: "Như vậy, vương quốc Pháp đã trở thành một quốc gia mà tôn giáo của nhà cầm quyền là tôn giáo của quốc gia. Chính sách bất khoan dung trở thành luật lệ khắp trong nước. Louis XIV đã tự hạ giá xuống mức đến độ tầm thường như những người khác. Mọi người trong nước Pháp đều nhìn thấy rõ sự suy thoái này. Việc hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes chẳng giải quyết được gì cả; trái lại, nó còn làm cho mọi sự việc trở thành bất ổn. Nhà vua cấm di cư ra khỏi nước, nhưng người ta vẫn ồ ạt bỏ nước ra đi. Lúc đầu, chính quyền không có hành động gì để ngăn chặn những người trốn ra ngoại quốc, trái lại còn tỏ ra hài lòng nữa. Nhưng khi con số người bỏ nước ra đi càng ngày càng nhiều hơn, chính quyền bèn áp dụng những biện pháp cứng rắn tối đa tại các vùng ven biên và các trạm xuất hành để ngăn chặn. Có nhiều vụ đụng độ. Nhiều người bị sát hại, nhiều người bị thương, nhiều người bị bắt và bị đưa đi làm lao nô tại các tầu thuyền của nhà nước. Những kế hoạch tổ chức đưa người đi trốn được điều nghiện thận trọng hơn và có phương pháp hơn. Những người hướng dẫn, làm lái đò, làm giao liên tại các trạm tiếp nhận và dẫn người đi đều phải ngụy trang. Có cả những tổ chức làm giấy thông hành giả và có những lộ trình bí mật để đưa người đi trốn. Có bao nhiêu người bỏ nước ra đi? Ước lượng khác nhau rất nhiều, khoảng từ 60 ngàn người đến hai triệu. Theo Vauban, riêng vào thời của ông thì có khoảng 100 ngàn người. Nhưng việc người ta bỏ trốn ra khỏi nước không phải chỉ xẩy ra trong thời gian ngắn giới hạn trong một năm, mà còn kéo cả hơn 50 năm.” Nguyên văn: “The kingdom had thus once again become a state where the religion of the sovereign was the law. Intolerance was the rule almost everywhere: Louis XIV lowered himself to the level of the rest. This regression was enthusiastically hailed by all of France. But the revocation settled nothing, on the contrary, it unsettled things. The king forbade emigration, but emigration got under way. At first no attempt was made to stop it, and there was even a show of satisfaction. But as the movement grew, extensive measures were taken along the borders and in places of embarkation. Skirmishes took place; fugitives were killed and others wounded, captured, sent to the galleys. The exodus was then more carefully planned and became methodical. Guides, ferrymen, relays, disguises came to be used; agencies sprang up where false passports could be obtained, and secret intineraries were worked out. How many emigrated? Estimates vary considerably, ranging between sixty thousand and two million. Speaking of his own time, Vauban put the figure at 100.000. But the exodus did not occur in a single year It proceeded irregularly and over a fifty-year span.")[xviii] Những sự kiện như (1) việc sắp đặt kê hoạch tàn sát gần hai chục ngàn tín đồ Tin Lành Huguenotes một cách cực kỳ dã man vào ngày 22/8/1572, (2) việc Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô ngoan đạo người Pháp bất bình và thù ghét Vua Henri IV (1589-1610) chỉ vì nhà vua ban hành Sắc Lệnh Nantes công nhận quyền tự do tôn giáo của nhân dân Pháp, (3) việc các ông Hồng y Richelieu và Mazarin nắm quyền thủ tướng và nắm trọn các công việc triều chính nước Pháp trong suốt thời kỳ từ năm 1610 cho đến năm 1661 (hơn nửa thế lỷ) để thiết lập một chế độ đạo phiệt Da-tô vững chắc ở nước Pháp, (4) việc Vua Louis XIV hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes vào năm 1685 rồi đàn áp những thành phần thuộc các tôn giáo khác và đuổi tín đồ Tin Lành ra khỏi nước, tất cả cho chúng ta thấy rõ bàn tay phù thủy của Giáo Hội La Mã trong việc thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô tai Pháp với mục đích biến nước Pháp thành "trưởng nữ của Giáo Hội" hầu có thể thay thế các đế quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong việc đem quân thập ác đi chinh phục đất đai ngoài Âu Châu để làm thi hành sứ mạng "làm sáng danh Chúa" bằng bạo lực cho Giáo Hội. Đến đây, quý vị đã nhìn thấy những thủ đọan vô cùng thâm độc, cực kỳ gian manh và hết sức quỷ quyệt trong kỹ thuật xen vào nội bộ chính trị các quốc gia mà Giáo Hội có ảnh hưởng để thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô. Trông người lại nghĩ đến ta. Chúng ta nhớ lại thời kỳ 1954-1975, bàn tay của Giáo Hội La Mã nhúng vào công việc nội chính của miền Nam Việt Nam giống như Giáo Hội đã làm ở nước Pháp trong mấy thế kỷ 16, 17 và 18 và những năm 1815-1870. Vận động và cấu kết với chính quyền Pháp xuất quân đánh chiếm Đông Dương.- Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ và rõ ràng trong hai Mục VII và VIII, Phần III của bộ sách này. Ở đây, người viết chỉ tóm lược ngắn gọn như sau: Đạo Da-tô được truyền vào Việt Nam theo một kế hoạch hết sức tinh vi: Trước hết là Giáo Hội cho các tay gián điệp đội lốt các nhà truyền giáo Da-tô đến Việt Nam với kế sách dùng miếng mồi vật chất để câu nhử những người nghèo khổ theo đạo, mua chuộc những phần tử du thủ du thực, sinh vô gia cư tử vô địa táng và móc nối những thành phần bất mãn với nhà nước đương quyền để lôi kéo họ vào đạo. Khi đã dụ khị được một số người theo đạo, Giáo Hội tổ chức họ thành những đạo quân thứ 5 với những màng lưới gián điệp để thâu thập tin tức tình báo chiến lược của Việt Nam. Sau khi có đầy đủ những dữ kiện tình báo như ý muốn rồi, Giáo Hội gửi người mang những dữ kiện tình báo này đến thủ đô Paris để vận động chính quyền Pháp xuất quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam. Từ giữa thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19, có tới ba lần Giáo Hội cho người đi thuyết phục chính quyền Pháp xuất quân tấn chiếm và thống trị Việt Nam. Hai lần đầu, vì tình hình Âu Châu và hoàn cảnh nước Pháp không cho phép chính quyền Pháp nghe theo lời thuyết phục bất chính và lưu manh này của Giáo Hội. Mãi đến giữa thế kỷ 19, sau khi đã gài được nữ tín đồ ngoan đạo Eugénie xinh đẹp, mơn mởn đào tơ mới 26 cái xuân xanh người Tây Ban Nha thành hôn với ông vua già xấp xỉ ngũ tuần là Hoàng Đế Napoleon III, Giáo Hội mới cho người đi cửa hậu thuyết phục Hoàng Hậu Eugenie để bà này thủ thỉ với Hoàng Đế Napoléon III xuất quân đánh chiếm và thống trị Đông Dương. Lần này Giáo Hội thành công, được chính quyền Pháp thỏa thuận liên kết với Vatican, tiến hành kế hoạch đánh chiếm Việt Nam và thiết lập nền thống trị trên toàn thể lãnh thổ Đông Dương. Nền thống trị này tồn tại cho đến khi bị Đế Quốc Nhật lật đổ vào chiều tối ngày 9/3/1945.
CẤU KẾT VỚI ĐỨC QUỐC XÃ, PHÁT XÍT Ý, ĐỘC TÀI TÂY BAN NHA, MƯU ĐỒ ĐI VỚI NHẬT, VÀ LIÊN KẾT VỚI SIÊU CƯỜNG HOA KỲ
Trong những năm trước và trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, Giáo Hội cấu kết với cả chế độ độc Francisco Franco Tây Ban Nha, Phát xít Beneto Mussolini Ý Đại Lợi và Đức Quốc Xã. Cấu kết với Đức Quốc Xã và Phát-xít Ý thiệt lập chế độ đạo phiệt Da-tô Franco ở Tây Ban Nha.-Khi chính quyền Cộng Hòa Tây Ban Nha đã được thành lập vào đầu thập niên 1930, Giáo Hội La Mã vừa xúi giục nhóm tín đồ Da-tô cuồng tín dưới quyền lãnh đạo của Francisco Franco nổi loạn chống lại chính quyền, vừa vận động hai chế độ Đức Quốc Xã và Phát-xít Ý Đại Lợi viện trợ cho phe Franco gây nên cuộc nội chiến kéo dài cả mấy năm trời nhằm lật đổ chế độ cộng hòa để thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô tại Tây Ban Nha. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau: "Cả hai phe đều cầu ngọai viện. Chính quyền cộng hòa hy vọng rằng Pháp và Anh sẽ tiếp tế vũ khí cho họ. Một phần sợ rằng nếu viện trợ cho phe Cộng Hòa thì sẽ gây ra chiến tranh lớn, một phần vì áp lực nội bộ, cả Pháp và Anh đều theo chính sách bất can thiệp. Ngay từ đầu cuộc chiến,Tướng Franco kêu gọi Hitler nước Đức và Mussulini nước Ý cung cấp phi cơ chiến đấu cho phe của ông. Được Tây Ban Nha nhường cho nhiều khoáng sản, Đức Quốc Xã cung cấp cho Tướng Franco một không đòan gồm một trăm phi cơ chiến đấu, Ý Đại Lợi gửi bộ quân đến tiếp viện. Cả hai nước Đức và Ý lại còn gửi xe tăng và pháo binh tăng viện cho phe Tướng Franco. Các nước dân chủ Tây Phương phản đối nhưng không làm gì khác hơn." Nguyên văn: "Both sides sought help from abroad. The republic consistently hoped that France and Great Britain would allow them to acquire arms. Partly because of fear of a general war, partly because of domestic pressure, both powers backed non-intervention. General Franco appealed immediately to Hitler in Germany and to Mussolini in Italy, which supply aircrafts early in the war. The Germans, in return for mineral concessions, supplied the Condor Legion (100 combat planes), and the Italians sent ground troops; both supplied tanks and artillery. The Western democracies protested but did nothing." [xix] Vi vai trò chủ động của Tòa Thánh Vatican trong việc tạo dựng nên chế độ đạo phiệt Da-tô Franco ở Tây Ban Nha trong thập niên 1930, cho nên nhân dân quốc gia này thù ghét Giáo Hội đến tận xương tận tủy và mối thù này còn kéo dài cho đến ngày nay. Mấy bản văn dưới đây là bằng chứng cho sự kiện này: 1.- Bản văn có tựa đề là "Hold on to your faith, Pope tells Spaniards" của ký giả David Sharrock trong bản tin World News được công bố ngày May 05, 2003 với nguyên văn như sau: "Hôm qua, khi tuyên bố phong thánh cho 5 người Tây Ban Nha, Giáo Hòang (John Paul II) kêu gọi người Tây Ban Nha hãy duy trì truyền thống văn hóa Da-tô (Kitô La Mã). Hàng triệu người xếp thành hàng chữ thập ở trung tâm kinh thành Madrid. Phần lớn những người này là người Tây Ban Nha và có cả những người Nam Mỹ và Ba Lan, trải dài ra bốn ngã tư đường tại Quảng Trương Columbus, nơi đó một cái bàn thờ mầu trằng vĩ đại được dựng nên để làm lễ phong thánh. Giáo Hòang tuyên bố phong thánh cho 2 nam tu sĩ và 3 nữ tu, cả 5 người này đều là người Tây Ban Nha nổi tiếng là làm việc cho dân nghèo và đã qua đời trong thế kỷ vừa qua. Những bức hình vĩ đại của 5 người này treo ở tòa nhà văn phòng trông ra quảng trường. Giáo Hoàng tuyên bố bằng tiếng Tây Ban Nha rằng, "Chúng ta ghi danh họ vào trong sách thánh và quyết định rằng tất cả đều được vinh danh là thánh ở trong Giáo Hội" Trong 5 năm qua, Giáo Hòang (John Paul II) đã phong thánh cho 20 người Tây Ban Nha, trong đó, có 11 người tử đạo bị Phong Trào Cộng Hòa sát hại trong thời Thời Nội Chiến Tây Ban Nha 1936-1939. "Trong số 5 người được phong thánh (hôm này) có Cha Pedro Poveda là một trong số 4,184 tu sĩ bị Phong Trào Cộng Hòa sát hại trong những năm nội chiến. Các ông thánh khác là Angela de la Cruz (người thành lập đạo nữ binh "The Sisters" of the Company of the Cross"); Genoveva Torres (người thành lập đạo nữ binh "The Sisters of the Sacred Heart and the Holy Angels") ; Maravillas de Jesus (thành lập nhiều tu viện cho Dòng "Bare foot Camelites"); và Jose Maria Rubio, một tu sĩ Dòng Tên. Tính đến nay, Giáo Hòang (Jogn Paul II đã phong thánh cho 470 người và phong chân phước cho 1,314 người, nhiều hơn tổng số thánh và chân phước do tất cả giáo hoàng tiền nhiệm đã tuyên phong trước đó.” Nguyên văn: "World News May 05, 03: Hold on you faith, Pope tells Spaniards" by David Sharrock: "The Pope urged Spain yesterday to remain to its Roman Catholic culture and faith when he proclaimed five new Spanish saints. One million people formed a giant cross at the heart of Madrid as a congregation of mostly Spaniards, but also South Americans and Poles, spread out along four boulevards intersecting at Columbus Square, where a huge white altar was built for canonisation Mass. "We inscribe them in the book of the saints and establish that in all the Church they be devoutly honoured among the saints," the Pope said in confident Spanish. In the five years he has canonised 20 Spaniards, 11 of them "martyrs" who were killed by republicans during the Spanish Civil War of 1936-1939. Among the five who were proclaimed saints was Father Pedro Poveda, one of 4,184 priests killed by republicans during the war. The other saints are Angela de la Cruz, who…. The Pope has now canonised some 470 people and beattified 1,314, more than all his predecessors combined..."[xx] . 2.- Tờ nhật báo "Seattle-Post Intelligencer [Seattle] ra ngày February 6, 2003" nơi trang A3, loan bản tin như sau:
"Ở Tây Ban Nha, nói đến đạo Công Giáo La Mã là gợi lại hình ảnh nhà độc tài phát xít Francis Franco mà đồng tiền Tây Ban Nha nào cũng đều có in hình của ông ta và quyền lực của ông ta được hỗ trợ "bởi Ân Sủng của Thượng Đế"... Ngọai Trưởng Tây Ban Nha Ana Palaciao tuyên bố, "Điểm giống nhau của chúng ta là chiến đấu cho dân chủ, chiến đấu cho nhân quyền và chiến đấu để "tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền" .... Một vị dân biểu quốc hội Tiệp Khắc, (quốc gia này sẽ gia nhập Khối Âu Châu Hợp Nhất vào năm tới), là ông Jan Zahadil tuyên bố, "Đề cập đến Thượng Đế trong bất kỳ hiến chương nào của Khối Âu Châu Hợp Nhất là môt ý kiến ngu xuẩn, nó chỉ tạo nên những mối bất hòa mà thôi. Không được có một tí gì liên hệ trực tiếp với tôn giáo cả." Nguyên văn:"In Spain, a reference to Catholicism evokes memories of the facist dictator Francis Franco, who stamped every Spanish coin with his profile and backed his grip on power "by the Grace of God."... Our identity is the fight for democracy, for human rights, for the separation between church and state," said Spanish Foreign Minister Ana Palacio. ... "Jan Zahradil, a Czech parlimentarian whose country will join the EU next year, said mentioning God in any EU charter was "a stupid idea (that) will only provokes disagreements. There should be no direct link to religion at all."[xxi] Cấu kết với Đức Quốc Xã và phát Xít Ý thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô Ante Pavelich ở Croatia.- Theo cuốn World Facts & Map, ấn bản 1995 của nhà phát hành Rand McNally thì dân số của Croatia vào năm 1995 là 4.796.000 người sống trên một diện tích là 56, 538 cây số vuông hay 21, 829 dặm vuông. Trước khi Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ, vùng đất mà ngày nay gọi là quốc gia Croatia nằm dưới ách thống trị của Đế Quốc Áo-Hung. Năm 1918, Đế Quôc Áo-Hung và Đức Quốc đại bại trước các đợt tấn công như vũ bão của quân Đội Đồng Minh Anh Mỹ Pháp. Khi Đệ Nhất Thế Chiến chấm dưt, nước Nam Tư được hình thành gồm có những nhóm dân theo nhiều tôn giáo khác nhau như người Serbian theo Chính Thống Giáo, người Croatian theo đạo Da Tô, người Slovenes cũng theo đạo Da Tô nhưng thuộc một nhóm sắc tộc khác, và một số sắc dân khác theo tín ngưỡng khác trong đó có đạo Hồi. Năm 1941, Nam Tư bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, Giáo Hoàng Pius XII vận động với Hitler và Mussolini đưa một tín đồ của Giáo Hội La Mã là Ante Pavelich lên cầm quyền, và chiếm một phần nước Nam Tư để thành lập nước Croatia, rồi ban hành sắc lệnh đưa đạo Da Tô lên làm quốc giáo và thi hành "Kế Hoạch Inquisition", giết hại gần một triệu người thuộc Chính Thống Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Sách sử ghi lại sự kiện này như sau: "Trong thời kỳ Croatia là quốc gia độc lập và lấy đạo Da Tô làm quốc giáo, có trên 700 ngàn đàn ông, đàn bà và trẻ em bị giết hại. Nhiều người bị hành hình, bị tra tấn, bị bỏ cho chết đói, bị thiêu sống và thiêu cho đến chết. Hàng trăm người bị cưỡng bách phải theo đạo Da Tô (Thiên Chúa La Mã). Các ông linh-mục của Giáo Hội La Mã làm quản giáo tại các trại tù tập trung; nhiều tu sĩ khác của Giáo Hội là sĩ quan trong các đơn vị quân đội đã phạm tội ác tàn bạo. 700 ngàn trong tổng số dân có mấy triệu người tức là khoảng 1/3 dân số bị các đoàn lính dân quân Da Tô giết hại." (Nguyên văn:” During the existence of Croatia as an independence Catholic State, over 700,000 men, women and children perished. Many were executed, tortured, died of starvation, buried alive, or burned to death. Hundreds were forced to become Catholic. Catholic padres ran concentration camps; Catholic priests were officers of the military corps which committed such atrocities. 700,000 in a total population of a few million, proportionally, would be as if one-third of the USA population had been extermintated by a Catholic militia.” [xxii] Sách Vietnam Why Did We Go? viết: "Ante Pavelich, người lãnh đạo mà cũng là người chủ mưu và tạo nên quốc gia Croatia độc lập theo đạo Da Tô. Ông ta đã dùng chính sách khủng bố cũng như tinh thần cực đoan về chính trị và lòng cuồng đạo với tất cả những tàn bạo hơn cả hai nhà độc tài bảo trợ cho ông ta là Benito Mussolini và Adolf Hitler. Trước khi nước Nam Tư bị phân hóa, ông ta là người chủ mưu trong vụ ám sát vua Alexander (của nước Nam Tư) và các vụ giết hại các nhà chính trị khác. Nhờ vậy mà ông ta đã tạo nên được quốc gia Ustashi Croatia độc lập siêu Da Tô giáo và thiết lập một chế độ siêu độc tài giống như chế độ độc tài Đức Quốc Xã. Ông ta được Giáo Hoàng Pius XII che chở và giúp đỡ bằng các phương tiện ngoại giao và tài chánh nhằm để đạt được cứu cánh của Giáo Hội La Mã. Khi quốc gia Ustashi Croatia sụp đổ (vào đầu năm 1945), Pavelich chạy vào ẩn trốn ở trong Tòa Thánh Vatican sống giả dạng như là một tu sĩ. Sau đó, ông ta trốn sang nước Á Căn Đình." Nguyên văn: “Ante Pavelich, the inspirer, creator and leader of the independent Catholic state of Croatia. He employed terrorism, political extremism and religious fanaticism with such ruthlessness as to oustmart even his two main fascist protectors, Benito Mussolini and Adolf Hitler. He was the brain behind the assassination of King Alexander and other political murders which preceded the disintegration of Yugoslavia and thus the erection of his super-nazi, super-Catholic independent Ustashi Croatia. He enjoyed the protection of Pope Pius XII, who helped him via diplomatic and monetary means to achieve his ultimate objective. When Ustashi Croatia collapsed, Pavelich hid in the Vatican, then disguised as a monk, fled to Argentina,” [xxiii] Tuần Báo Việt Nam Mới phát hành tại Seattle, Washington, trong hai số liên tiếp 411 ra ngày 27-11-1998 và 412 ra ngày 4-12-1998, chuyển dịch một bài báo từ Tuần Báo US New & Report, nói về chuyện tên đồ tể cuồng tín Pavelich phục vụ cho Vatican và được Vatican che giấu và giúp đỡ cho tẩu thoát sau khi Đức Quốc Xã bị đánh bại vào mùa xuân năm 1945. Nguyên văn bài báo này như sau: "Một Khối Lượng Vàng Khổng Lồ Của Đức Quốc Xã Đã Được Giấu Ở Rome? Trong suốt thời gian xẩy ra Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Hai, Đức Quốc Xã đã thực hiện vô số những vụ cướp bóc và chuyển số tài sản khổng lồ này sang nhiều nước. Mới đây người ta đã phát hiện thêm rằng Đức Quốc Xã có thể giấu vàng ở cả Tòa Thánh La Mã. Sự việc xẩy ra như thế nào? Trong những ngày tháng kinh khủng của chiến tranh - kết thúc bằng 56 người thân của mình bị giết trong các trại tập trung, có hai ngày mà Eta Najfeld không bao giờ quên. Ngày thứ nhất là 10-4-1941, khi Najfeld (lúc đó là cô sinh viên Do Thái 25 tuổi) nhìn thấy hàng đoàn người đứng hai bên đường phố Zagreb để đón chào bọn Ustasha - đảng Phát Xít cực đoan mà bọn Đức Quốc Xã vừa dựng lên ở "quốc gia độc lập" Croatia. Ngày thứ hai xẩy ra ba tháng sau đó, khi một nhóm lính Ustasha xộc vào cửa hàng cô và lấy sạch mọi thứ. Trong cùng thời kỳ này, Ustasha tổ chức vơ vét tại nhiều nơi khác và nạn nhân luôn luôn là người Do Thái. Sau chiến tranh, những người sống sót như Najfeld đã nghĩ đến việc truy tìm tài sản của mình, nhưng họ không biết tìm ở đâu. Cách đây hơn một năm, các vụ điều tra liên tục tiến hành và người ta đã lần ra địa chỉ giấu tài sản của Đức Quốc Xã. Nhiều ngân hàng Thụy Sĩ, Thụy Điển, Bồ Đào Nha đã lần lượt mở hồ sơ lưu trữ. Chỉ một nơi hoàn toàn lặng im: Tòa Thánh Vatican. Đầu tháng 3-1998, Vatican công bố chính thức yêu cầu trừng phạt vài thành viên trong Giáo Hội đã không làm tròn trách nhiệm trong việc giúp đỡ người Do Thái trong hồi Chiến Tranh Lần Thứ Hai. Tuy nhiên, Vatican không nhắc đến việc càng ngày càng có nhiều lời kêu gọi mở cuộc điều tra về mối liên quan của một số giáo sĩ Croatia và bọn Đức Quốc Xã trong việc tẩu tán vàng sang Rome. Hồ sơ lưu trữ của Hoa Kỳ cũng như tại nhiều nước Âu Châu cho thấy rằng nhiều giáo sĩ Croatia đã trực tiếp giúp bọn Ustasha đem vàng sang Ý và rất có thể đã giấu ở Rome. Một phần trong số tài sản đánh cướp này được dùng để hỗ trợ cho các chuyến đào thoát của bọn tội phạm chiến tranh Croatia trốn sang Nam Mỹ. "Chúng tôi hoàn toàn không có ý quy kết Vatican trong việc này - Elan Steinberg, Giám Đốc Điều Hành Hội Đoàn Do Thái Thế Giới, nói. Nhưng sự im lặng của Vatican khiến chúng tôi hoang mang". Tháng 4-1998, một nhóm điều tra đặc biệt dưới sự chỉ huy của Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Stuart Eizenstat đã xem xét vai trò của vài nước trung lập hồi thập niên 1940. Trong số tài liệu được tiết lộ, người ta thấy có bản báo cáo tình báo năm 1944, cho biết có một vụ chuyển tiền thông qua một ngân hàng Thụy Sĩ, từ ngân hàng Reichsbank ở Berlin đến Vatican. Tuy có thể đây là một vụ chuyển tiền bình thường giữa Giáo Hội Đức và Tòa Thánh Vatican, nhưng nó cho thấy có nhiều điểm tương tự như các vụ chuyển vàng của Đức Quốc Xã đến hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ cũng thông qua một nước trung lập. Mối liên quan của Phát Xít Đức và Giáo Hội Croatia như thế nào? Từ năm 1941 đến năm 1945, bọn Ustasha đã giết chết khoảng 500,000 (500 ngàn) người Serbia, Do Thái và dân du mục gốc Romania. Riêng tại Zagreb (Croatia), chúng đã đưa ra cái giá chuộc mạng cho tất cả dân Do Thái ở đây là 1,000 (một ngàn) kí lô vàng. Sau khi lấy được vàng, Ustasha chở các nạn nhân đến các trại tập trung và giết sạch. Trong những ngày đầu của Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Hai, Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Croatia đã ép những người Serbia vốn theo Chính Thống Giáo phải cải đạo. Thậm chí các cha dòng Francisco còn phân phát truyền đơn của Ustasha. Một số giáo sĩ Nam Tư sau này bị đưa vào danh sách tội phạm chiến tranh đã trở thành những bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy sự liên quan giữa họ và Đức Quốc Xã. Trong đó phải kể đến Dragutin Kamber - người từng ra lệnh giết gần 3,000 (3 ngàn) người Serbia theo Chính Thống Giáo; Giám-mục Ivan Saric thuộc địa phận - được mệnh danh là "kẻ treo cổ người Serbia"; Giám-mục Gregory Rozman - người từng bị truy lùng gắt gao. Một phiên tòa tội phạm Nam Tư thiết lập năm 1946 đã lôi ra thêm nhiều kẻ "nửa Ustaha, nửa linh mục" khác, trong đó có Miroslov Filipovic Majstorovic - chỉ huy trưởng Trại Tập Trung Jasenovac, nơi Ustasha từng thực hiện nhiều cuộc tra tấn dã man. Tuy nhiên, các khám phá mới nhất cho thấy nhân vật quan trọng nhất là Krunoslav Draganovic, từng là ủy viên cao cấp trong Hội Đồng Ustasha. Năm 1943, Ustasha đã dàn xếp với Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Croatia để đưa Draganovic sang Rome. Tại đó, Draganovic làm thư ký ở Viện San Girolamo - một tu viện của người Croatia, đóng vai trò đầu mối liên lạc với bọn Ustasha. Draganovic cũng là trưởng phái đoàn không chính thức của thủ lãnh Ustasha Ante Pavelic. Theo các báo cáo từ các lực lượng phản gián Hoa Kỳ (CIC) được viết ngay sau khi Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai kết thúc, Draganovic và nhóm của ông ta ở San Girolamo đã cung cấp tiền, thực phẩm, phương tiện nhà ở và làm cả giấy tờ chứng nhận Hội Hồng Thập Tự cho nhiều tên tội phạm chiến tranh Croatia (tức bọn Ustasha) thoát khỏi lưới pháp luật. Qua một đường dây ngầm gọi là "đường dây chuột cống", bọn Ustasha đã trốn từ Trieste đến Rome, sang Genoa hay Argentina - nơi chúng sống những ngày còn lại của cuộc đời trong an toàn. Toàn bộ những tay sĩ quan cấp cao Ustasha đã thoát bản án tử hình là nhờ đường dây chuột cống này. Các báo cáo của CIC còn cho biết thêm rằng San Girolamo là địa điểm gần như bất khả xâm phạm. Bất cứ ai muốn đi qua cổng Tu Viện này cũng đều bị kiểm tra giấy tờ cũng như vũ khí. Toàn khu vực được bảo vệ bởi nhân viên Ustasha trang bị súng ống đầy đủ nhưng mặc thường phục. Ngoài ra, còn có một giáo sĩ khác từng sống ờ San Giramo cũng dính dáng nhiều đến các phi vụ giải thoát cho Ustasha. Đó là nhân vật bí mật tên là Golik mà tài liệu của văn phòng hoạt động chiến lược (OSS, tiền thân của CIA) có đề cập đến. Người ta tin rằng Golik là nhà tài trợ lớn nhất cho tất cả cư dân Croatia sống ở Rome (bọn Ustasha). Mỗi tháng Golik phát 6 ngàn lire cho từng người (tương đương với 2,700 [2 ngàn 7 trăm] dollars hiện nay). Các nhân viên điều tra tin rằng thủ lĩnh Ustasha Ante Pavelic đã trốn sang Buenos Aires (Argentina) vào tháng 11 năm 1947 và thậm chí có cuộc hội ngộ với Giám-mục Rozman, người đã tuồn (chuyển) tiền sang Nam Mỹ từ tài khoản trong một ngân hàng Thụy Sĩ với mục đích giúp đỡ người tỵ nạn thuộc các vùng Thiên Chúa Giáo. Tùy viên quân sự Mỹ Davis Harrington cho biết rằng bản báo cáo ngày 9-3-1948 rằng (Giám-mục) Rozman đã đi đến Bern để giám sát những khoản tài chính này. Số tiền đó nằm trong một ngân hàng Thụy Sĩ và ông ấy (Rozman) dự đinh gửi phần lời sang Ý, rồi từ đó gửi cho các thành viên Ustasha ỏ Argentina. Trong quyển sách "vàng và tiền của chính phủ độc lập Croatia được chuyển ra nước ngoài", tác giả Jere Jareb nói rằng 288 kí lô vàng đã bị lấy ra khỏi ngân hàng quốc gia Croatia và ngân khố chính phủ vào ngày 7-5-1945 (ngày Đức Quốc Xã bị tiêu diệt). Phần lớn số vàng này đã rơi vào tay Draganovic. Việc điều tra cho đến nay gặp nhiều rắc rối. Các chứng cớ đã thất lạc ít nhiều và các nhân chứng cũng chẳng còn sống (kể cả bọn Ustasha). Nhiều khám phá hơn có thể được lôi ra ánh sáng nếu phiên tòa xử Draganovic được thiết lập và nếu bị cáo không chết vào năm 1983, khi tiến trình điều tra chưa đem lại nhiều chứng cớ. Theo US News & World Report." [xxiv] Người Việt Nam ta có hai thành ngữ nói về khi những sự thật xấu xa bỉ ổi đã bị tác nhân cố tình bưng bít và che giấu, nhưng cuối cùng cũng bị phơi bày ra ánh sáng. Hai thành ngữ này là "Cái kim buộc (trong) giẻ, lâu ngày cũng lòi ra" và "Cháy nhà mới lòi ra mặt chuột". Con chuột này là "con chuột cống" cho nên mới có tên là "đường dây chuột cống". Ông Chu Văn Trình viết trong cuốn Sách Lược Gia Tô Thực Dân Thống Trị Toàn Cầu như sau: "Các tuyên úy Gia Tô và lính Ustashi cũng đòi hỏi điều kiện tiền bạc để cứu mạng cho những kẻ đổi đạo. Thí dụ như Linh-mục Canon Ivan Mikan ở Ogulin đòi 180 đồng dinans cho mỗi người bị ép đổi đạo. Chỉ riêng một làng Chính Thống Giáo ở Jasenak, ông ta đã thu được 80 ngàn đồng dinans. Các tu viện Gia Tô đã trở thành những nhà kho chứa chấp những tài sản giá trị và những vật dụng của Chính Thống Giáo. Nhiều thứ trong số này đã được gửi đến cho các giám mục Gia Tô để sử dụng… (trang 76). Ngày 20-8-1941, bọn Ustashi bắt giữ tất cả những người Chính Thống Giáo Serb đưa đến khu rừng Koprivnica, giữa Bugojno và Kupres, và trước khi tàn sát, đàn bà bị cắt vú, chặt gẫy chân tay. Một số người bị mù vì mắt bị móc bằng dao…Suốt đêm 31-7 và 1-8-1941, tai thành phố Prijedor, bọn Ustashi đã tàn sát 1,400 người... (trang 88). Công cuộc diệt chủng Chính Thống Giáo sắc tộc Serb do Giáo Hội Gia Tô chủ động, ủy nhiệm cho Phát Xít Đức - Ustashi tiến hành tại Nam Tư, mãi tới 8 tháng sau mới bị thế giới biết đến qua một bài báo xuất bản tại Anh quốc (trang 88)" [xxv] Liên kết với siêu cường Hoa Kỳ để duy trì và củng cố quyền lực ở Miền Nam Việt Nam: Đầu thập niên 1950, ngay khi nhận thấy Pháp đang sa lầy tại Đông Dương và biết rằng sớm hay muộn rồi Pháp cũng bỏ cuộc và tìm cách rút quân về nước, Giáo Hội La Mã quay ra hướng về Hoa Thịnh Đốn, cho người dẫn ông Da-tô Ngô Đình Diệm sang Mỹ giao cho Hồng Y Francis Spellman tìm cách xoay sở vận động chính quyền Hoa Kỳ liên kết với Vatican để cùng làm áp lực với Pháp và ông Bảo Đại đưa ông Diệm lên cầm quyền. Vẫn đề này sẽ được trình bày đầy trong Mục XVI, Phần VI trong bộ sách này.
KẾT LUẬN
Phần trình bày trên đây cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng về những thủ đọan quỷ quyệt của Giáo Hội La Mã trong việc cấu kết với cường quyền và cầu cạnh được liên minh với các đế quốc thực dân xâm lược đế thi hành sách lược "cáo đội lốt hùm", rình chờ cơ hội "mượn gió bẻ măng" đợi ngày nhẩy lên bàn độc thíết lập chế độ đạo phiệt Da-tô. Rồi sau đó Giáo Hội mới ra tay vừa tiến hành kế họach Kitô hóa nhân dân bằng bạo lực, vừa thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ kìm hãm nhân dân trong vòng ngu dốt để dễ bề lừa bịp, vừa ra công vơ vét cho đầy túi tham. Bộ mặt thật của Giáo Hội La Mã ở bất cứ nơi nào vào bất cứ thời đại nào cũng đều bỉ ổi, đê tiện, bạo ngược dã man và khốn nạn như vậy cả.
PHỤ BẢN VẤN ĐỀ CẤP THIẾT Bài viết này của nhóm NHÓM NGHIÊN CỨU SỬ VIỆT đăng trong trang nhà chuyenluan.com tháng 5/04). Thấy rằng bài viết này có nội dung rất thích hợp với nội dung của Chương 6 này, chúng tôi xin phép Nhóm Nghiện Cứu Sư Việt được dùng làm phần Phụ Bản như có thêm một tia sáng cực mạnh chiếu rọi vào bức màn bí mật về việc Giáo Hội La Mã đã cấu kết với các cường quyền và các đế quốc thực dân xâm lược đem quân đi đánh chiếm và thống trị các nước nhược tiểu ở trên thế giới từ cuối thế kỷ 15 cho đến nay.. Cao nguyên lại biến loạn một lần nữa. Chỉ cách nhau hai năm. Giặc ngoài và thù trong hợp tung lộng hành dưới chiêu bài đoàn kết quốc gia, tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ. Hai mũi xung kích “mềm” Tây phương đang hướng về các nước Á Phi và Trung Đông là Ki-Tô giáo La Mã hay Công giáo và hàng chục hệ phái Tin Lành. Và bây giờ lại thêm con chốt Đông phương là Pháp Luân Công nữa. Tự do tôn giáo được xử dụng như itếng loa xung kích mở đường cho Chiến Tranh Lạnh mới có tên là tự do thị trường một chiều do Tây phương phát động để một mặt được tự do mua rẽ và tự do định giá bán, tự do định giá nhân công, và tự do định quota xuất nhập hàng hoá. Mặt khác, đòi hỏi thực thi tự do dân chủ theo nghĩa tự do tiêu thụ những thứ thừa mứa mà Tây phương bỏ đi vì đã hay sắp lỗi thời. Tủ lạnh, tivi, karaoke, phim ảnh, CD, VCR, mobile phone, digital camera, thuốc lá, rượu, giày dép, nước hoa, mỹ phẩm…không có không chết ai, nhưng muốn có thì phải cày như nô lệ,có khi đến cả phải bán thân.Ví dụ điển hình của thứ tự do dân chủ tự do tiêu thụ điển hình của Việt Nam hôm nay chính là Công Ty Năm Cam, sức mạnh tác hại như thế nào thì mọi người đều thấy rõ. Ba mươi năm chiến tranh, người Việt khổ đã nhiều. Cộng thêm những năm tiến nhanh tiến mạnh cãi tạo xã hội chủ nghĩa đã làm cho người dân kiệt quệ. Ước vọng thoát đi từ đói rách lên cơm no áo ấm, lên ăn ngon mặc đẹp là một ước vọng tự nhiên. Trong tiến trình đó,“đổi mới”,“hiện đại”đã trở thành những thần chú, những phép lạ có thể gây những hậu quả khôn lường về cả hai phương diện tiêu cực và tích cực. Những mũi xung kich mềm của Tây phương đã khéo lợi dụng những thần chú đó để tồn tại và phát triển, để thiết lập cơ sở chờ một ngày nào đây thi hành vai trò “đạo quân thứ năm” mở đường cho Tây phương khuấy động với mưu định tái lập nền đô hộ Việt Nam, như họ đã làm ở Đông Timor và đang làm ở Iraq, ở Haiti. Trong quá khứ ở Việt Nam, nguồn nhân lực của đạo quân thứ năm đó là Ki-Tô giáo và Tin Lành. Ki-Tô giáo La Mã ở Việt Nam đã mở đường cho Pháp đô hộ Việt Nam. Pháp bị Nhật đuổi, khi Nhật thất trận, Ki-tô giáo đón Pháp trở lại. Pháp thất trận ra đi, Mỹ vào thế Ki-Tô giáo lại trở thành chủ lực cho những chính quyền do Mỹ nặn ra ở Miền Nam. Tất cả những hoạt động đó đều được diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ của đại diện hai đại sứ Vatican mà giáo dân thường cung kính gọi là Đức Khâm Mạng hay Đức Khâm Sứ Tòa Thánh. Đây là chức vụ Vatican đang tìm mọi cách để tái lập kể từ sau khi Đại sứ cuối cùng của họ bị chính quyền mới tống xuất khỏi Sài Gòn sau ngày 30/4/1975. Vatican không chỉ là thánh địa của một tôn giáo. Vatican là thủ đô của một đế quốc vô hình luôn luôn đứng về phe những kẻ xâm lăng. Chính sách ngoại giao của quốc gia Vatican là một chính sách ngoại giao kiên trì và bất nhân. Việc Vatican ủng hộ Hitler và ban phép lành cho những xe tăng và đại bác của Hitler trước khi xuất trận là sự kiện lịch sử. Chỉ vì Đức Quốc Xã của Hitler là Ki-Tô giáo La Mã, vì Hitler muốn quét sạch những người gốc Do Thái và Do Thái giáo khỏi Âu châu, vì Hitler lăm le đánh Nga là quốc gia đa số theo Chính Thống giáo vốn là một hệ phái Ki-Tô giáo thù địch của Vatican. Để theo đuổi mục tiêu đó, Vatican không ngần ngại chụp mũ Nga là vô thần trong khi tôn giáo của đại đa số dân Nga là Chính Thống giáo cùng thờ lạy một Thượng Đế, một Thánh Kinh như Ki-Tô giáo La Mã. Về điểm này có người đã nói rõ:“Chiến Tranh Lạnh vẫn thường được mô tả như là cuộc chiến giữa Hữu Thần của Khối Tự Do chống Vô Thần của Khối Cộng Sản. Giáo Hoàng Pius XII còn ra lệnh tuyệt thông - nghĩa là khai trừ khỏi giáo Hội để rồi phải đọa hỏa ngục - những ai theo Cộng Sản, vì họ đã phạm tội trọng Vô Thần. Hồng Y Spellman đến Việt Nam ban phép lành cho những chiến binh Mỹ lùng diệt quỷ đỏ VC. Thực tế đó chỉ là một cuộc chiến giữa hai phe cùng đọc một Thánh Kinh, cùng thờ một Thượng Ðế, một bên là Công giáo và Tin Lành, một bên là Chính Thống giáo. Thật vậy, nếu Lenin, Stalin thực sự là những Satan quỷ đỏ phản Chúa, là những kẻ vô thần quyết tận diệt những ai thờ lạy Chúa, như Công giáo Spain và Portugal triệt hạ tín ngưỡng địa phương ở Nam Mỹ thì làm sao mà sau 70 năm thống trị của quỷ đỏ cộng sản vô thần, Nga và Romania vẫn còn 80%, Bulgaria vẫn còn 85% dân theo Chính Thống giáo, Poland vẫn còn 95% dân tự nhận là Công giáo? Như vậy thì phải chăng chỉ có những kẻ điên - hay những kẻ tưởng thiên hạ điên hết - mới bảo chống cộng là chống Satan quỷ đỏ vô thần? (Giới Tử - Nguyễn cao Kỳ, Người Phu Đào Huyệt – www.chuyenluan.com tháng 3/04). Cho đến bây giờ Vatican chỉ thừa nhận ngoại giao Đài Loan, nghĩa là theo đuổi chính sách hai nước Trung Quốc, trong khi đó Vatican lại nhất quyết đòi Trung Quốc thừa nhận quyền chỉ đạo của Vatican đối với giáo hội Ki-Tô ở Trung Quốc. Không thừa nhận quyền đó cho Vatican thì bị Vaticn tố cáo là không tôn trọng tự do tôn giáo, nhân quyền. Vatican đang tìm cách lặp lại cuộc vận động ve vản và gây áp lực ngoại giao với Việt Nam như họ đã và đang làm với Trung Quốc. Một số người Việt Nam hữu trách hầu như quên đi rằng rằng tập thể tín đồ Ki-Tô giáo được lãnh đạo bởi một Hội Đồng Linh Mục Việt Nam đại diện cho 3.000 linh mục và mấy triệu tín đồ” và rằng “Công giáo xưa nay là một đoàn thể cực hữu đóng một vai trò “cột trụ” trong hàng ngũ chống Cộng của Miền Nam”. Việc dùng tên Petrus Ký, Alexandre de Rhodes, Nguyễn văn Bình để đặt tên đường, tên trường là một bằng chứng. Những lời trích dẫn trên không phải từ một nguồn tài liệu cung đình, hay tả khuynh thân cộng mà chính là lời của Nguyễn bá Cẩn trong quyển Đất Nước Tôi trang 382-384 của vị Thủ Tướng CCCB cuối cùng của VNCH này. Nhận thấy Lời Nói Đầu của cuốn Tôn Giáo Và Tổ Quốc - Những Vấn Đề Cấp Thiết chứa đựng nhiều nhận xét đúng đắn và những sự kiện lịch sử rất quan trọng đối với hoàn cảnh của đất nước ta hiện nay, đặc biệt là sự nổi loạn của Tin Lành tại vùng Cao Nguyên, và áp lực bang giao quốc tế đối với Việt Nam trong việc thừa nhận ngoại giao quốc gia Vatican. Do đó, chúng tôi kính gởi bài viết nầy đến các cấp lãnh đạo chính quyền như là một tiếng nói đồng tình trong việc đối trị với những phần tử xấu, và qua đó, quí vị cũng sẽ biết được sự chống đối quyết liệt của người Việt nước ngoài đối với việc Vatican muốn bang giao với Việt Nam. Nói cho cùng, tất cả những ve vãn bang giao này rốt cuộc chỉ là những âm mưu chính trị nhằm khống chế, thao túng để biến Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam thành một tổ chức chỉ biết ngoan ngoãn tuân hành những mệnh lệnh củaVatican, mà mệnh lệnh thứ nhất là làm gián điệp. Hoa Kỳ 29/4/2004. Tôn Giáo Và Tổ Quốc - Những Vấn Đề Cấp Thiết
Lời Nói đầu Ngay từ lúc xuất hiện, kéo dài cho đến bây giờ và tiếp tục mãi về sau, các tôn giáo Tây phương luôn luôn mang đến những khổ đau và hệ lụy cho nhân loại. Tiền bán thế kỷ 20 được đánh dấu bằng hai cuộc đại chiến 1914-1918 và 1939-1945, và bao nhiêu cuộc chiến nhỏ khác. Hậu bán thế kỷ 20 là chiến tranh Việt-Pháp 1945-1954 và Việt-Mỹ 1960-1975. Song hành với những cuộc chiến đó, hay lồng vào trong những cuộc chiến đó là những thảm họa kinh hoàng: những lò sát sinh tập thể của Đức Quốc Xã; những 'quần đảo Gulag' của Stalin; hai trái bom nguyên tử giáng xuống Nagasaki và Hiroshima; Tokyo, Bá Linh, London biến thành biển lửa vì bom trong thế chiến thứ 2; làng mạc Việt Nam bị nướng bằng bom lửa napalm, Miền Bắc điêu tàn vì bom trải thảm, Hà Nội thành địa ngục vì những cơn bão lửa từ B.52 rưới xuống. Núi đồi khe suối pha nhuộm chất độc da cam dẫu đã mấy mươi năm rồi mà nay vẫn còn là một đại họa. Ngày nay, thời đại tòan cầu hóa và tự do dân chủ kiểu tư bản thì những âm mưu gây chiến và bạo lọan của ngọai bang lại càng tinh vi hơn. Họ không còn lộ liễu cùng một lúc vai khiêng Thập Giá, tay cầm khí giới mà tất cả những âm mưu đen tối, những mầm móng tạo chiến tranh đều được ngụy trang tinh xảo dưới các chiêu bài và nhãn hiệu tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ, đổi mới, kinh tế thị trường, toàn cầu hóa... Sau 1975 quân ngọai xâm không còn trên đất nước Việt Nam nữa, những người Mỹ cuối cùng cũng đã phải di tản ra đi ngày 30.4. Nhưng trên quê hương yêu dấu, một đạo quân thứ năm khổng lồ chừng 6-7 triệu người, mặc dầu không có súng nhưng lại là một mối đe dọa thường trực cho an ninh quốc gia và nỗ lực phát triển đất nước. Một mặt, Giáo hoàng của đạo quân nầy thì xảo quyệt và lắt léo trong việc công khai thống hối với nhân loại, còn mặt khác, giáo hội Công giáo và Tin Lành Việt Nam thì chẳng những đã không ăn năn sám hối và xin lỗi dân tộc Việt lại còn ngụy tố ngược lại là chính quyền Việt Nam bất công với họ. Nhiều năm qua, một số đông các Mục sư Tin Lành đã âm mưu thực hiện kế hoạch đòi độc lập tự trị vùng cao nguyên, còn Vatican thì ngang ngược phong “thánh” cho 117 người vừa Việt Nam vừa ngoại quốc bị triều đình xử tử vì tội Việt gian phản quốc hoặc gián điệp cho ngoại bang. Những mối đe dọa thường trực nầy sẽ trở thành nhiều hay ít, hiển lộ hay tiềm tàng, là còn tuỳ thuộc vào sự sáng suốt và bản lĩnh của các tư tưởng gia và chiến lược gia trong cũng như ngoài chính quyền trên một quê hương có hơn bốn ngàn năm văn hiến. Cách đây khỏang 10 năm, một số trí thức trong nước cũng như những Việt-Kiều ở nước ngoài đã báo động tình trạng thiếu cảnh giác nên đã tạo điều kiện cho các Mục sư Tin Lành ngang nhiên vào các vùng cao nguyên nước ta để khuynh loát giảng đạo với ý đồ chính trị thành lập những quốc gia Tin Lành Dega tự trị. Vì vô tình hay xem nhẹ những cảnh báo có cơ sở của các chuyên gia có thẩm quyền nầy mà hậu quả chính trị và văn hóa tác hại ở các vùng cao nguyên ngày nay như thế nào thì nhân dân đều đã thấy rõ. Và chắc chắn hậu quả nầy sẽ không đơn giản và không ngừng lại ở đây mà còn vẫn tiếp tục nhiều hay ít tùy theo hoàn cảnh chính trị, bản lĩnh của người lãnh đạo và áp lực từ nhiều phía. Cổ nhân thường căn dặn: “Dạy con dạy thuở lên ba, dạy vợ từ thuở mẹ cha đem về” hoặc “Phòng bệnh hơn trị bệnh”. Gần đây một số nhà làm văn hóa và một số chức sắc tôn giáo thường nói: “Phân tích và phê phán tôn giáo là làm mất đòan kết tôn giáo” và “chính sách của đảng và nhà nước là cần phải đoàn kết tôn giáo để xây dựng Tổ quốc”. Lập luận làm mất đoàn kết tôn giáo không những thiếu cơ sở mà còn không đúng với thực tế vì những tín đồ của Vatican hoặc của Hội “thánh” Tin Lành Mỹ thì, trong tim óc, đã mang “căn cước văn hóa” của ngoại bang và làm việc cho chúng, họ chỉ sống nhờ trên đất Việt mà thôi. Do đó, có bao giờ họ đoàn kết với dân tộc Việt-nam đâu mà bảo là “mất đoàn kết”. Và hơn nữa, đoàn kết không có nghĩa là không nói lên các việc làm sai trái để họ biết mà trở về với đại khối dân tộc? Đoàn kết không có nghĩa là họ có quyền xuyên tạc lịch sử để cáo buộc những thành phần vốn có công với cách mạng, góp phần vào sự nghiệp đánh đuổi thực dân và thống nhất đất nước là những kẻ tội đồ của dân tộc, còn những tên Việt gian rước ngoại bang vào lại được vinh danh? Đoàn kết không có nghĩa là chúng ta không có quyền tố cáo âm mưu của họ trong chiêu bài lạm dụng quyền tự do tôn giáo và núp bóng nhân quyền mà họ đang xử dụng, v. v.? Tình trạng nầy không những đối với dân tộc Việt Nam mà ngay cả với thế giới nữa. Đã là quạ thì bất cứ sống ở chỗ nào nó cũng vẫn màu đen. Thật vậy, ở Việt Nam chỉ có một thiểu số Hồi giáo năm vạn tín đồ nên không xẩy ra những vụ bắt cóc và bạo loạn như Phi Luật Tân, như Indonesia và nhiều quốc gia có tín đồ Hồi giáo khác trên thế giới. Tại Ái Nhĩ Lan, nội chiến giữa Công giáo và Tin Lành, những người cùng thờ một Thần cùng đọc một “Thánh” Thư. Nhiều quốc gia nghèo như châu Mỹ La Tinh và Phi Châu cũng đang nội chiến do những phần tử ngây thơ bị lún chìm trong những mớ tư tưởng thiếu thực tế và các cạm bẩy mỹ miều như “tự do tôn giáo” “nhân quyền” v.v. nên xẩy ra nội chiến; tạo cơ hội cho ngoại bang bán vũ khí. Đến lúc đất nước điêu linh thì được hứa hẹn viện trợ để rồi phải chịu phép rữa tội, và hậu quả là sự xuất hiện trên những quê hương điêu tàn nầy các đạo tân binh không có súng giống như 6-7 triệu “lính không có súng” trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Những thành quả vượt bậc về kinh tế và an ninh trong hơn 10 năm vừa qua của nước Việt chúng ta là bắt nguồn từ tư duy biết đổi mới và phát huy được năng lực sáng tạo của chính phủ Việt Nam và đặc biệt từ chính sách đoàn kết nhân dân để xây dựng xứ sở trong đó có thành phần tôn giáo. Và chắc chắn rằng kết quả về mặt kinh tế đó sẽ tốt hơn, quốc gia sẽ thanh bình hơn nếu không có những con nội trùng mai phục sẵn trong lòng dân tộc để chờ cơ hội quấy phá. Nhìn vào thành quả tốt đẹp đã đạt được về mọi mặt, nhân dân ai cũng mừng, nhưng có không ít người lo âu cho tiền đồ đất nước trong những tháng năm sắp tới. Thật vậy, chính phủ Việt Nam một mặt đã không đánh giá đúng mức sự nguy hiểm của đạo quân không có súng nầy, mặt khác thì tự lấy giây buộc mình vào cái tiền đề thiếu cân nhắc về tôn giáo nói trên. Có vẻ như đã có một số những người làm văn hoá thì chạy theo kim tiền và đôi lúc viết theo đơn đặt hàng của những tên gián điệp văn hoá. Hậu quả là một vài vùng cao nguyên bị Tin Lành quấy phá, mặt khác tín đồ Công giáo chắc đã và đang thao túng hầu hết các bộ các ngành để hủ hoá cán bộ điều hành hầu chuẩn bị thời cơn nổi dậy cướp chính quyền như trường hợp Ba-Lan trước đây. Chính phủ Việt Nam không tìm cách đối phó đúng đắn đã là một thiếu sót lớn mà ngược lại, có vẻ như ngày càng tìm cách xích lại gần với Vatican qua chiêu bài viện trợ nhân đạo để tiến dần đến bang giao. Nếu thật như vậy thì sẽ là một đại họa cho dân tộc và có thể làm cho chế độ lung lay. Vì ở bên cạnh Trung Quốc, một quốc gia có hơn 1.6 tỉ dân số nên lúc họ ghét người nào thì họ muốn người khác cũng phải ghét theo họ. Dĩ nhiên là chúng ta có toàn quyền quyết định lấy chính sách đường lối của mình nhưng nếu bang giao xẩy ra hoặc thậm chí nếu quan hệ quá thân thiện với Vatican, trong lúc Trung Hoa chỉ muốn Giáo Hội Công giáo trên đất nước họ độc lập ra khỏi Vatican để tránh hành động của những tín đồ “Đế quốc tay trong”thì chính chúng ta tự tạo ra một mâu thuẫn trầm trọng trong quan hệ Việt Trung vậy. Bang giao với Vatican là xác nhận một ưu thế pháp quyền cho các chức sắc tôn giáo Tây Phương để họ có thêm quyền tự tung tự tác và tạo cho họ có điều kiện dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc chiêu mộ thêm số “lính không súng”. Còn nhận viện trợ nhân đạo của họ là tạo điều kiện tốt cho việc mua bán linh hồn và bành trướng nhanh “Nước Chúa”! Lực lượng họ càng đông thì thế đứng của họ càng mạnh và ngoại quốc càng dễ xen vào vấn đề an ninh quốc gia của Việt Nam. Một trong những yếu tố chính làm cho Nhật Bản trở nên phú cường và kinh tế đứng vào hàng thứ nhì trên thế giới hiện nay là nhờ họ có ít những con nội trùng trên quê hương. Trên xứ Phù Tang số lượng tín đồ Công giáo quá ít, Tin Lành chỉ chiếm 1%, số còn lại là Phật giáo và Thần Đạo. Qua kinh nghiệm của thời Pháp, thời Mỹ mà hậu quả đau thương vẫn chưa xoá nhòa theo với vết hằn đau thương của năm tháng, rồi đối chiếu với tình hình và sách lược của nhiều quốc gia, nhất là tình trạng một số bộ tộc vùng cao nguyên ngay trên đất nước ta đã và đang bị Mục sư Tin Lành nội xứ và thành phần phản động bên ngoài xúi dục đòi độc lập tự trị, chúng tôi một số người thao thức với tiền đồ của quốc gia, quyết định tập trung một số bài viết mà phần lớn lấy từ các trang nhà trên Internet để in thành tập sách nầy với tựa đề là Tôn Giáo Và Dân Tộc - Những Vấn Đề Cấp Thiết để kính gởi các nhà làm văn hoá trong và ngoài nước cùng các giới chức có thẩm quyền và toàn thể đồng bào như một lời cảnh báo chân thành và nghiêm túc. Những bài viết nầy được căn cứ trên các sử liệu chính xác và dùng biện giải khoa học để vạch rõ các âm mưu đen tối của những con nội trùng cũng như các phần tử ngoại nhập, hầu đề nghị vài giải pháp cho một số vấn đề tôn giáo cấp thiết tại Việt Nam trước nguy cơ đang đe dọa tổ quốc. NHÓM NGHIÊN CỨU SỬ VIỆT Những ngày đầu Xuân Quí Mùi, 2003. [i] Avro Manhattan, Vietnam why did we go?, Ibid., p. 157. [ii] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey:Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p.424. [iii] Xin xem sách This Is America’s Story (Atlanta, GA: Houghton Mifflin Company, 1975), pp.5-22. [iv] Lê Hữu Dản, Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Hợi (Freemont, CA: TXB, 1997), tr. 28. [v] Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Men and Nations – A World History (New York:Harcourt Brace Jov anovich, 1975),tr. 217-219. [vi] Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Ibid., p. 238. [vii] Lê Hữu Dản, Sự Thật - Ðặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, California: TXN, 1997), tr. 28. [viii] Jack Abramowitz & Kenneth Job, Homelands of The World: Resources and Cultures (Cleveland, Ohio: Modern Curriculum Press, Inc., 1982), p. 245. [ix] Nhiều tác giả, Đôi Thoại Với Giáo Hoàng Goan Phao Lồ II (Garden Grove, California, 1995) tr 339-340. [x] Anatole G. Mazour,. Ibid., p..310. [xi] Thomas P. Neil, Story Of Mankind (New York: Holt, Rinehart and Winston Inc., 1968), p 366. [xii] Đoan Văn Thông, Bí Mặt Cung Đinh (Glendale, California: Đ?i Nam, 1995), tr 64-67. [xiii] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tối Và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Ði?m, 2000), tr 180-181. [xiv] J.T.C., Smokescreens (Chini, CA: Jack T. Chick, 1983), tr. 14-17. [xv] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Ill: Scott, Foresman and Co, 19 74), tr 358 [xvi] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, , Ibid., p 358. [xvii] Anatole G. Mazour & John M. Peoples, ibid., p.349. [xviii] Pierre Gaxotte, The Age of Louis XIV (New York, The Macmillan Company, 1970), trang 211-212. [xix] "Spain" Encyclopedia Briannica, Vol. 17, 1980 Edition, p 441-442. [xx] David Sharrock. "Hold on your faith, Pope tells Spaniards" World News. May 5, 2003. [xxi] Constant Brand (Associated Press). "Seattle-Post Intelligener" [Seattle], February 6, 2003": A3 [xxii] Avro Manhatttan, The Vatican’s Holocaust (Springfield, MO: Azark Book, 1988), p. vii. [xxiii] Avro Manhatttan, Vietnam: Why did we go? (Chino: CA: Chick Publications, 1984), tr 125. [xxiv] "Tuần Báo Việt Nam Mới số 411 ngày 27/11/1998 và 412 ngày 4/12/1998. [xxv] Chu Văn Trinh, Sách Lược Gia-tô Thống Trị Toàn Cầu - Tập 2 (Florida: Văn Số Địa, 1990), tr 75-76 và 88. Xem các chương khác:
|
Trang Lịch Sử |