GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH27.php

14 Jan, 2008

Các Chương trong Mục X: Lời đầu  26  27  28  29  30  31 

CHƯƠNG 27


TIỀN BẠC, CHÂU BÁU BỊ PHÁP, VATICAN VÀ

TÍN ĐỒ DA TÔ ĂN CƯỚP TRONG THỜI KỲ 1858-1954?



Phần này nói về tội ác giết người chiếm đọat tài sản của Giáo Hội tại phạm trường Việt Nam trong thời kỳ 1858-1954. Riêng về những việc làm chông lại dân tộc tổ quốc Việt Nam trong những năm 1954-1975 sẽ được trình bày ở trong Phần VI).

Như đã trình bày trong Chương 18 trong Mục VII ở trên, Tòa Thánh Vatican có chủ trương khống chế hết tất cả mọi pham vi sinh họat trong xã hội để chi phối và cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải làm nô lệ cho Giáo Hội. Lòng tham lam của Vatican quả thật là không có đáy. Đồng thời, Giáo Hội lại còn tổ chức một hệ thống mật vụ vô cùng tinh vi để rình mò dò xét nhân dân một cách hết sức dã man. Dã man ở chỗ Giáo Hội sáng chế ra mánh mung sử dụng ngay cả những người thân thương trong gia đình để rình mò dò xét xoi mói vào những việc làm riêng tư trong đời sống vợ chồng và trong tình cha mẹ đối với con cái trong gia đình rồi báo cáo cho nhà thờ:

"Năm 1232, Giáo Hoàng Gregory IX (1227-1241) thiết lập tòa án xử bọn dị giáo, gọi là Inquisition…Cha con tố các nhau, vợ chồng tố cáo nhau, anh em tố cáo nhau, bạn hữu tố cáo nhau, hàng xóm láng giềng tố cáo nhau, v.v. trước tòa án của Giáo Hội. Giáo Hoàng Paul IV (1555-59) tuyên bố: "Nếu bố tôi là dị giáo đồ, tôi cũng sẽ chụm củi thiêu sống ông ta luôn" v.v..” [12]

Dã man ở chỗ Giáo Hội sáng chế ra mánh mung đòi hỏi tín đồ phải đến xưng tội thương xuyên với viên linh mục quản nhiệm xóm đạo địa phương với dã tâm tạo lý do cho tín đồ báo cáo cho nhà thờ hay biết những gì họ đã rình mò dõ xét được và cũng là để biêt xem tín đồ có tình ý gì riêng tư (hoài nghi về tín lý Ki-tô hay không tuyệt đối trung thành với Giáo Hội).

Trong lịch sử nhân loại, chưa có một thế lực chính trị nào bạo ngược và dã man như Giáo Hội La Mã.

Với chủ trương dùng bạo lực để nắm trọn cả thần quyền và thế quyền vào trong tay, rồi chiếm đoạt hết tất cả các phương tiện sản xuất và kiểm soát hết tất cả những phạm sinh hoạt của đời sống con người trong xã hội, Vatican trở thành “một thứ siêu đế quốc thực dân và siêu phong kiến”, Giáo Hòang trở thành một thứ “hòang đế của tất cả các ông hoàng đế trong các quốc gia theo đạo Da-tô”, và Giáo Hội La Mã trở thành một thế lực “giầu có ngoài sức tưởng tượng của loài người”. Sư giầu có của Giáo Hội đã được trình bày đầy đủ trong Mục VI, Phần II ở trên.

Tất cả những gì Giáo Hội đã làm ở Âu Châu trong suốt thời Trung Cổ kéo dài cho đến Cách Mạng Pháp 1789 và còn tiếp tục cho đến giữa thế kỷ 19, ở Châu Mỹ La Tinh, ở Phi Luật Tân và ở Châu Phi từ thế kỷ 16 cho đến ngày nay, đều là do cái bản chất bạo ngược và tham tàn của Vatican mà ra cả. Vì là bản chất, cho nên từ ngàn xưa cái đặc tính bạo ngược và tham tàn này của Vatican hay của Giáo Hội vẫn chưa bao giờ thay đổi, đúng như câu nói “Giang sơn dị cải, bản chất nan di” của người Trung Hoa. Cũng vì thế mà khi bàn tay quyền lực của Giáo Hội La Mã vươn tới Việt Nam thì cái bản chất bạo ngược và tham tàn này lại hiện ra giống y như trước kia nó đã hiện ra ở Âu Châu, ở Châu Mỹ La-tinh, ở Luật Tân, ở Châu Phi và ở nhiều nơi khác trên thế giới.

KHI BÀN TAY QUYỀN LỰC CỦA VATICAN

VƯƠN TỚI VIỆT NAM

 

Đối với Giáo Hội La Mã, việc đánh chiếm và thiết lập được nền thống trị tại Đông Dương mới chỉ là đã hoàn thành được một trong những nhiệm vụ nêu lên trong sắc lệnh Romanus Pontifex ban hành vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455). Những nhiệm vụ còn lại là phải khai thác tài nguyên, cướp đoạt của cải, ruộng đất, bóc lột nhân dân bằng những hình thức đóng thuế và sưu dịch, nghĩa là Giáo Hội và Pháp cùng với tín đồ Da-tô người Việt “ toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của người dân Đông Dương…” đúng như tinh thần Sắc Chỉ Romanus Pontifex đã nói ở trên.

Như đã trình bày ở Chương 20 (Đoàn Ngũ Hóa Tín Đồ), chủ trương cố hữu của Giáo Hội La Mã là khơi động và nuôi dưỡng lòng tham lam ích kỷ của người đời và tín đồ rồi dùng những miếng mồi danh lợi và quyền lực để câu nhử và lôi cuốn những con mồi theo đạo và tình nguyện làm tay sai cho Giáo Hội hay làm lính đánh thuê trong các đạo quân thập tự trong Liên Minh Thánh của Giáo Hội. Các đạo quân đánh thuê này thường được mạ kền là những đạo “binh thánh giá.”[13] Đây là nguyên nhân TẠI SAO những đạo quân Liên Minh Pháp – Vatican tiến đánh Đông Dương trong những năm 1858-1895 cũng như trong thời Kháng Chiến 1945-1954 và quân đội của hai chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Da-tô Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam trong những năm 1954-1975 lại có những hành động ăn cướp giống y như quân lính thập tự của Giáo Hội  La Mã trong thời Trung Cổ, quân đội thập tự Tây Ban Nha ở Châu Mỹ La-tinh vào đầu thế kỷ 16 và quân lính thập tự ở Croatia trong những năm 1941-1945.

 

A.- TRONG THỜI KỲ 1858-1945

Trong thời kỳ này, quân lính Liên Minh Thánh Pháp – Vatican và quân thập tự Việt Nam mang chiêu bài là đem “Tin Mừng“ và “Hồng Ân Thiên Chúa” đến “khai hóa văn minh” cho các dân tộc Đông Dương bằng những hành động giết người, đốt nhà, đốt chùa, phá đình, phá miếu, hãm hiếp đàn bà con gái, và dùng đủ mọi thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của nhân dân ta bằng trăm phương ngàn kế. Tất cả những sự thật về những hành động “khai hóa văn minh” này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Dưới đây là một số sách sử nói về sự kiện này:

 

1.- Sách Những Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897 ghi nhận vụ ăn cướp kho tàng của triều đình Huế vào đêm ngày 4/7/1885 như sau:

" Giá trị số vàng bạc cất giấu trong các hầm, ước tính khoảng 9 triệu, ngoài ra, còn tìm được những ấn tín và cuốn sách bằng vàng, trị giá 1 triệu. Đã bắt đầu tập họp lại một cách khó khăn được một phần những kho tàng nghệ thuật. Cần gửi ngay 1 tầu thủy và nhiều chuyên viên giỏi để chuyển những kho tàng nghệ thuật này về cùng với các báu vật, bạc vàng…" [14]

Một chứng nhân, P. Pène-Siefert, kể:

“… Họ (người Việt Nam) làm cho chúng ta ngượng ngùng khó nghĩ khi họ kể với chúng ta rằng: với những bản mục lục tài sản đã có trước ngày 5/7 cầm tay, người Pháp đã lấy ở nhà ở của các đội thân binh, 113 lượng vàng, 742 lượng bạc, 2.627 quan tiền; tại cung bà Thái Hậu, mẹ vua Tự Đức, 228 viên kim cương, 266 đồ nữ trang nạm kim cương, ngọc trai và đã quý, 271 đồ dùng bằng vàng; tại các lăng Thiệu Trị, Minh Mạng, Gia Long, đầy ắp những đồ dùng của cá nhân các vua đó lúc sinh thời. Tất cả những thứ gì lấy mang đi được: vương miện, đai lưng, đệm trải nhà, nệm giường, áo đại lễ, giường và bàn tròn trạm trổ, chậu thau, lồng ấp, mùng và màn cửa bằng lụa thêu, lư hương, ấm pha trà với những chiếc khay cho đến cả những ống tăm xỉa răng. Tại các ngân khố hoàng gia, cướp đi một số vàng, trị giá khoảng 24 triệu Francs… Một vụ cướp phá trắng trợn như vậy kéo dài hai tháng ròng, nổi tiếng một cách đáng buồn gấp nhiều lần so với những vụ cướp phá cung điện mùa hè ở Bắc Kinh, và nó chỉ có thể làm bại hoại tinh thần người lính.”

“… Cái làm cho Nguyễn Văn Tường cũng phải khóc là việc thiêu hủy kho lưu trữ của hầu hết các Bộ và của Quốc Gia Thư Viện; những thiệt hại của các phòng biên niên sử (Quốc Sử Quán) của Quốc Gia Ấn Quán mà các bộ chữ Hán rời đã biến mất.” [15]

“Nhắc lại vụ cướp phá đã một lần làm cho ông phẫn nộ, Khâm Sứ Pháp tại Huế, trong một bản tường trình gửi Toàn Quyền Richaud, ngày 28/2/1889, có viết:

“… Ngày 5/7/1885, trong vụ bạo động Huế, một số lượng rất lớn những báu vật đã bị cướp đi và người ta thấy vô cùng xấu hổ mỗi khi nghĩ lại những sự việc xấu xa xẩy ra lúc đó: Một con voi bằng vàng làm rất kỳ công và có giá trị lớn, bị cưa làm đôi, vì hai gã kình địch, gã nào cũng muốn giành phần của mình cái chất nguyên liệu của đồ vật ấy. Cái điều mà nhắc lại chỉ thêm buồn là một sĩ quan cấp tướng, Tướng Prudhomme, đã không hề có chút áy náy nào trong lương tâm khi ông ta lấy đem đi những đồ vật nhiều giá trị, mà chẳng ai tìm cách đánh thức cái lương tâm đang mê ngủ của ông ta; báo chí chẳng tố cáo điều gì; người ta không yêu cầu ông ta gửi trả lại triều đình Huế một phần những tài sản quý mà ông ta đã chiếm đoạt. Khi nhận thấy cái nghèo nàn, cái khốn khổ hiện tại của triều đình An Nam, người ta có thể quên đi thái độ lừa đảo hai mặt của nó trước kia, mà thực ra, chính là những hành vi bất chính của chúng ta đã làm nẩy sinh ra, và người ta rất lấy làm tiếc không còn ai để bắt họ phải trả lại một phần nào những thứ mà chúng ta đã cướp đi một cách vô liêm sỉ đó.

“Dĩ nhiên người ta có thể gọi sự kiện 5/7/1885 là “một cuộc mai phục”, một cái “bẫy” cho chúng ta; nhưng phải chăng, chính chúng ta đã gây ra, và triều dình Huế thì không thể không nhớ đến việc chúng ta đã hai lần đánh chiếm Hà Nội, những cuộc tấn công của chúng ta ở phía Bắc mà họ là nạn nhân?

“Dù cho sự kiện này được đánh giá như thế nào đi nữa, thì bổn phận đòi hỏi chúng ta một cách rất nghiêm túc là không được cướp đem đi những tài sản của triều đình. Hẳn vây, bởi chúng ta không phải là khách qua đường, ghé lại trên một xứ sở thù địch một hôm rồi đi, không cần quan tâm đến những sự mất mát của nó, không cần lo lắng cho ngày mai: Một chính phủ thực sự đã đoạn tuyệt với chúng ta. Đúng vậy, nhưng chúng ta quyết sẽ thay thế vào đó một chính phủ khác, nhằm tiếp tục thi hành Hiệp Định 6/6/1884, và việc thi hành này đặt lên lưng chúng ta những nhiệm vụ tài chánh lớn lao, mà một khi nước được bảo hộ càng nghèo đi, thì nhiệm vụ tài chánh đó càng trở nên nặng nề gấp bội. Muốn cho triều đình còn có đủ uy tín để buộc người dân phải phục tùng, dưới sự thúc đẩy của chúng ta, thì phải giữ lấy cho nó cái chút ít xa hoa mà nó đã tạo nên được, nhờ bao nhiêu năm dài chắt bóp. Còn nhiều điều cần nói nữa.” [16]

Vì người Pháp nắm giữ các chức vụ chỉ huy trong đoàn quân viễn chinh tấn chiếm Việt Nam cũng như trong các cuộc hành quân đánh vào các vị trí chiến lược quan trọng, cho nên những chíên lợi phẩm quan trọng như vụ ăn cướp kho tàng của triều đình Huế vào đêm 4 tháng 7 năm 1885, do người Pháp chủ động chỉ chia chác cho Giáo Hội một phần gọi là để trả ơn. Không ai biết rõ người Pháp lấy bao nhiêu phần trăm những của cải ăn cướp này và chia cho Giáo Hội La Mã là bao nhiêu phần trăm. Trong phần sau, người viết sẽ trình bày những khỏan tài sản kếch sù mà chính quyền Pháp dâng hiến cho Giáo Hội để trả ơn Giáo Hội và tín đồ Da-tô người Việt đã góp công sức làm tay sai đắc lực cho họ trong các công việc đưa đường dẫn lối, chỉ điểm, thông ngôn, truy lùng, bắt giam và tra tấn các chiến sĩ nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta.

 

2.- Sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 - Tập 1 ghi nhận:

"… những cuộc nổi loạn liên miên của các cộng đồng giáo dân Kitô, tiêu biểu bằng tổ chức hải tặc Tạ Văn Phụng (Lê D. Minh), với khẩu hiệu thiết lập một vương quốc Kitô, và thổ phỉ Lê Duy Huân, tức khôi phục nhà Lê." [17]

"… Hôm sau nữa, 5/12 Chuẩn-uý Hatutefeuille được Linh-mục Trần Lục (Père Six) hướng dẫn xuống chiếm thành Ninh Bình không tốn một viên đạn - viên sĩ quan này chĩa súng vào màng tang vị sĩ quan thủ thành gằn giọng đe dọa nếu không đầu hàng y sẽ bắn vỡ sọ. Trần Lục [Trần Hữu Triêm] còn tuyển bộ 150 lính đến giúp Hautefeuille bảo vệ an ninh…"[18]

"Theo kế họach đã đề nghị, sau khi quân Pháp chiếm xong các tỉnh thành, việc bình định và giữ an ninh sẽ giao cho khoảng 6 ngàn giáo dân của Puginier. Thực tế, các giáo sĩ giúp Garnier và tuyển mộ gấp đôi con số trên, vào khoảng 12 ngàn lính bản xứ, mà đa số là giáo dân Kitô. Họ còn giới thiệu cho Garnier một số giáo dân để tạm thời trông coi việc cai trị. Một người thợ rèn tên Trương bỗng dưng được nắm ấn Tổng Đốc Hải Dương. Một người tên Lê Văn Bá nào đó trở thành "tướng" đắc lực của Harmand. Đạo "thập tự quân" bản xứ này thường do các giáo sĩ cầm đầu, trương cờ tam tài (quốc kỳ Pháp) và lợi dụng tình thế để đánh phá, bạo hành các thôn xã người Lương hay đốt phá các chùa miếu. Pierre Rheinart, Trú-sứ Pháp tại Hà Nội trong mùa xuân 1874, ghi nhận: "Nhiệt tình tôn giáo khiến các nhà truyền giáo thay đổi ý niệm về công lý, sự thực và lòng nhân đạo, và họ để mình lôi cuốn vào những lỗi lầm mà họ thường tìm thấy ở đối phuơng" [19]

 

3.- Sách Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam của Tiến-sĩ Cao Huy Thuần cũng ghi rõ như sau:

"Chưa bao giờ trong lịch sử, người Việt Nam phải chịu những nhục nhã như thế. Chuẩn-úy Hautefeuille cùng với 7 binh sĩ chiếm được thành Ninh Bình có hàng ngàn người canh giữ! Tình trạng hỗn loạn cùng sự tích cực giúp đỡ của tập thể Thiên Chúa Giáo là hai lý do chính cắt nghĩa việc Garnier cùng binh lính của y đã đánh bại một cách dễ dàng và kỳ lạ quân đội Tự Đức gấp 100 lần. Các Linh-mục Pháp, hưởng ứng niềm mong ước của Dupré, đã tự nguyện giúp đỡ cho đồng bào họ. Hàng ngàn tín đồ Thiên Chúa Việt Nam có các linh mục dẫn đầu cắm cờ tam tài, gia nhập đoàn quân bé nhỏ của Garnier để chiến đấu bên cạnh người Pháp, cùng để cướp bóc, đốt nhà và trả thù. Thế là các vùng Trung Châu chính yếu nằm trong tay y, Garnier chỉ còn phải tổ chức chính trị cho vùng chiếm đóng." [20]

"Suốt ngày tôi tiếp những người tự xin điều khiển các binh lính tụ tập thành từng tóan 100, 150, v.v… Họ đều được các cha xứ gửi gấm,…" [21]

"Tôi vẫn cứ tiếp khách mãi: Họ nối đuôi nhau trước túp lều từ 7 giờ sáng cho đến tối. Tôi phải tiếp mãi những người khiếu nại hay xin xỏ: Kẻ thì đến xin được giúp đỡ và che chở, kẻ thì tụ tập được một số người, rồi đến xin khí giới để trang bị và bằng cấp để chỉ huy. Sau rốt, có kẻ và đây là số đông đến xin giúp việc như thư ký, công chức đủ hạng, cũng xin được đặc ân bổ nhiệm là tri phủ tri huyện. Tất cả hình như hầu hết đều là tín đồ Thiên Chúa, một phần ở tỉnh tiếp giáp là Ninh Bình do các linh mục cử sang. Trong những truờng hợp khó khăn, những tín đồ Thiên Chúa tỏ ra tham lam trơ trẽn cũng như thiếu dè dặt và đầy ích kỷ?" [22]

 

4.- Sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn - Tập 2 viết:

"Giống như những phong trào "Tả đạo" từ thập niên 1850, nguyên động lực của phong trào này là lời cáo buộc giáo dân Kitô đã tiếp tay quân Pháp đánh chiếm đất nước. Vào thời điểm 1885, đây không còn là những lời cáo buộc vô bằng chứng nữa. Vì lý do này hay lý do khác, đa số tín đồ Kitô đã bị lọt vào vùng ảnh hưởng của Pháp, trong khi một thiểu số khác, vì cuồng tín hay vì danh lợi bản thân, hoặc cả hai, tích cực hợp tác hoặc phục vụ các đạo quân viễn chinh Pháp. Trước hết, các giáo sĩ Pháp và Việt không ngớt tuyên truyền và áp lực giáo dân đòi phải "tự vệ" hoặc "phục vụ tân trào." (Giám-mục) Puginier là khuôn mặt tiêu biểu và quyền lực trong nhóm này. Một mặt, Puginier không ngớt yêu sách, đòi hòi các viên chức phải sử dụng giáo dân Ki-tô trong việc "bình định" - đánh dẹp những đảng "giặc", tức các tổ chức kháng chiến và nghĩa quân chống Pháp. Puginier đã không ngần ngại nói thẳng với các quan Tướng Pháp rằng chỉ có giáo dân Ki-tô mới là bạn trung thành vĩnh viễn của nước Pháp, và các viên chức Pháp phải trang bị vũ khí cho họ tự vệ. Mặt khác, Puginier cùng các đồng liêu cho lệnh giáo dân phải hợp tác với Pháp, dưới danh nghĩa "thập tự quân" bảo vệ tín ngưỡng. Một số linh mục đứng ra tổ chức những đội võ trang để bảo vệ các họ đạo và đánh phá các làng không Ki-tô.”

Tại phía nam Huế, các linh mục Guerlach và Maillard hoặc lập nên những đội "thập tự quân" bản xứ, hoặc hướng dẫn các đơn vị Pháp đi tảo thanh những làng Lương. Các đạo thập tự quân này hung bạo hơn cả các cánh quân Cần Vương. Phong trào trả thù này khiến ngay các cấp chỉ huy Pháp cũng phải nhiều lần quở trách hay trừng phạt. Các giáo sĩ Pháp không chịu lùi bước. Họ công khai đả kích chiến lược bình định của de Courcy cũng như các viên chức Pháp là thiên vị người Lương, bỏ rơi giáo dân.” [23]

Tại Nghệ An, Giáo dân huyện Quỳnh Lưu đốt phá huyện lỵ và các xã thôn. Hơn một ngàn nóc nhà tại Quỳnh Đôi và Bảo Hậu bị thiêu hủy, nhiều thường dân bị chết. Nhóm Linh-mục Klinger bèn tổ chức các đội võ trang đánh phá các làng Lương, đốt phá chùa miếu.

Tại miền Bắc, Linh-mục Trần Lục (Xuân Triêm) - được cơ quan ngôn luận của Hội Truyền Giáo mô tả như một “courtisan” (người thân tín, kẻ xu nịnh) của Puginier – không những bảo vệ được họ đạo Kim Sơn (Ninh Bình) mà còn tăng cường lực lượng “thập tự quân”, tiếp tay bất cứ cuộc hành quân nào của Pháp vào các tỉnh lân cận, đặc biệt là Thanh Hóa. Một trong những chiến công lớn của Trần Lục với chính phủ Bảo Hộ là chiến thắng Ba Đình của Pháp. Ngoài ra, Trần Lục còn cung cấp cho Pháp hàng ngàn cu-li cùng mật báo viên, lính tập và viên chức hành chánh. Trần Lục uy quyền đến độ được đi đứng tự nhiên trước mặt Kinh Lược và được Pháp trao tặng cả Bắc Đẩu Bội Tinh.”….

Đích thân Puginier còn vận động các viên chức Pháp bắt những làng Lương phải bồi thường thiệt hại bằng cách cắt nhượng đất đai, ruộng nương cho giáo dân. Nhiều làng đã phải cải đạo để tránh sự trả thù của Puginier và các đạo thập tự quân.” [24]

"Trong hai năm đầu, de Courcy và rồi Paul Bert uyển chuyển áp dụng chiến lược vừa đánh, vừa chiêu hồi. Từ năm 1887, Pháp thay đổi chiến lược. Ảnh hưởng những lời cố vấn của các giáo sĩ như Puginier và Colombert, cùng sự thăng tiến của giáo dân Ki-tô trong cơ cấu chính quyền, khiến cho người Pháp bắt đầu áp dụng "luật An Nam" với các thành phần chống đối. Bất cứ làng nào bị nghi ngờ là bắt tay với "giặc" đều bị thiêu hủy, hương chức chịu trách nhiệm. Vợ con, cha mẹ, anh em, chú bác đều biến thành “con tin" để ép buộc các lãnh tụ nghĩa quân đầu hàng.”[25]

"Ngày 13/9/1886, Puginier gửi Paul Bert một đề nghị dùng giáo dân Ki-tô Việt để "bình định" - một chính sách mệnh danh là dùng người Việt giết người Việt." [26]

"Để thưởng công cho các thông sự hay ký lục, các viên chức Pháp cũng lưu tâm cất nhắc họ. Một số các thông ngôn miền Nam được đưa ra Bắc, giao phó các chức tri huyện, tri phủ. Petrus Key (Ký) lộng hành ở Huế suốt 6 tháng, trước khi cáo bệnh về Nam. Diệp Văn Cương, gốc Hải Nam, và anh là Diệp Văn Mang, một thời hống hách quyền uy. Cương được đưa lên hàng Chưởng Giáo, trông lo việc huấn luyện “hành nhân” kiêm thông ngôn riêng của vua. Lê Duy Hinh, dù chỉ giữ chức trưởng phòng “ký lục” cũng, đầy uy quyền…

Miền Trung, dĩ nhiên, cũng có phần trong “thời thông ngôn” này. Ngô Đình Khả, gốc Quảng Bình, ra công phục vụ Pháp, sau này lên tới chức chánh phòng thông sự ở "Tòa Khâm." Pierre Joseph Nguyễn Hữu Bài gốc Quảng Trị, khởi nghiệp từ chức "Thừa-phái" ở Thương Bạc bên bờ Tây Hương Giang năm 1883, sau biến cố 1885 qua bên bờ sông đối diện làm "ký lục" [lettré]) kiêm "thông sự" (interprète) ở Tòa Khâm. Và từ đó, đường hoạn lộ bắt đầu thênh thang. Công lao đầu tiên của Bài với chế độ Bảo Hộ Pháp là theo các đạo quân Pháp “dẹp loạn” ở Bắc An Nam và Bắc Kỳ. Nhờ vậy, Bài được chuyển qua ngạch quan lại với những lời khen nhiệt thành của Pháp.

Đa số các thông ngôn trên đều xuất thân từ các chủng viện Ki-tô và được đỡ đầu cùng đề cử của các giáo sĩ ngoại quốc." [27]

 

B.- THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN 1945-1954

Đặc biệt trong thời kỳ này, thấy rằng chiêu bài đem “Tin Mừng“ và “Hồng An Thiên Chúa” đến “khai hóa văn minh” cho các dân tộc Đông Dương đã bị lật tẩy, cho nên vào tháng 1 năm 1947, Giáo Hội quyết đỉnh chuyển đổi thành chiêu bài “những người Việt quốc gia yêu nước chân chính” dưới quyền lãnh đạo của “chính quyền quốc gia” chiến đấu cho “chính nghĩa quốc gia” và cho ra đời “lá cờ vàng ba sọc đỏ”. Chiêu bài này thực sự đước cho ra đời vào đầu tháng 6 năm 1948. Với chiêu bài mới này, Giáo Hội triệt để thi hành chính sách chia để trị, xé nước Việt Nam ra làm nhiều mảnh nhỏ (theo biên giới chính trị trong thời Bảo Hộ 1862-1945, biên giới sắc tộc và biên giới tôn giáo), biến những mảnh nhỏ này thành những quốc gia trong quốc gia Việt Nam, rồi dùng người Việt với danh nghĩa là “người Việt quốc gia” để chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Cụ Hồ Chí Minh và dùng tín đồ Da-tô bản địa để cai trị đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo khác. Sự kiện này đã được trình bày đầy đủ ở Phần V.

Như đã nói ở trên, quân lính trong Liên Minh Thánh của Giáo Hội và các đạo quân thập tự bản địa càng về sau càng hung hãn hơn, càng bạo ngược hơn, càng dã man hơn, càng tinh vi hơn và càng quỷ quyệt hơn. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh kể lại ở trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:

"Từ năm 1950, nhiều làng Công Giáo vùng đồng bằng được vũ trang, nhận súng ống của Pháp, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của các linh mục. Đội quân vũ trang của Phát Diệm gồm 10 ngàn người, ở dưới quyền chỉ huy của Giám-mục Lê Hữu Từ, còn quân Bùi Chu thì do Giám-mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Vai trò của đội quân tự vệ vượt qua tư cách gọi là chỉ để tự vệ khi bị Cộng Sản tấn công, bởi vì nó được tung ra các hoạt động chủ yếu là hành quân càn quét, có khi bao trùm cả vùng, có lúc chỉ ở địa phương nhỏ. Chẳng hạn trong trận Ký Con ở Nam Định, một bộ tham mưu liên quân gồm có Trung Tá Candou ở Nam Định, Trung Đoàn Trưởng Mollat đồn Phát Diệm và Linh-mục Hoàng Quỳnh, tổng tư lệnh đội quân Công Giáo, đã thành công loại khỏi vòng chiến cả tiểu đoàn Việt Minh ở đây. Lính Công Giáo có lúc tham dự các cuộc hành quân gồm nhiều tiểu đoàn của Pháp.

Nhưng ở cấp địa phương, quân lính Công Giáo mới là đội quân hung hăng nhất. Nhằm lo cho các xứ được bảo vệ hữu hiệu hơn, bọn chúng tổ chức ruồng bố liên tiếp các làng lương chung quanh, bắt giam hoặc giết chết, khỏi cần tòa án, tất cả các chiến sĩ du kích và những ai bị tình nghi là Việt Minh. Theo gương lính Pháp, chúng cướp bóc các làng, lấy trộm, tàn sát, thiêu rụi tất cả những gì bị coi là ổ kháng chiến. Nực cười hết cỡ, có những linh mục - đại úy nghĩ rằng giờ đem cả nước theo đạo Kitô đã tới: Họ ra lệnh cho lính đi cướp phá các chùa Phật Giáo, mang hết các tượng Phật về làm củi chụm, rồi cắm thánh giá lên chùa hay là đặt Đức Mẹ vào trong đó. Thật phải rùng mình, khi nhắc lại tên tuổi của một số linh mục như Khâm, Tôn, Luật.

Các bản tin về những vụ Cộng Sản tàn sát Công Giáo do báo chí Pháp hoặc hãng thồng tấn Fides (của Tòa Thánh Vatican) đưa ra phải được đặt trong bối cảnh lịch sử nói trên. Chẳng hạn Beena Phan, trích dẫn tờ báo tiếng Pháp Viễn Đông xuất bản tại Sàigòn, đã viết; "Người ta kể lại rằng tại Cao Mại, 180 người Công Giáo, gồm nam nữ và trẻ con bị thiêu sống trong nhà thờ làng theo sau vụ đồn lính Pháp cạnh đó không chịu đầu hàng."

Sự thật hoàn toàn khác thế. Cao Mại là một làng thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, ở 5 km cách sông Hồng, nơi chia đôi Thái Bình với Nam Định, và cũng là ranh giới giữa hai địa phận Thái Bình và Bùi Chu. Cao Mại có hai thôn, một Công Giáo và một Phật Giáo. Đang là mùa xuân 1950, giáo dân Bùi Chu lúc đó đã được võ trang, còn Thái Bình thì quân Pháp chỉ đóng ở thành phố và những vùng lân cận. Một hôm Cha Luật, chính xứ Cao Mại, tiếp một cha bạn người Bùi Chu sang thăm, có mấy tiểu đội mang vũ khí tháp tùng. Bọn lính này đi lùng sục các làng chung quanh, bắt các du kích quân và cán bộ Việt Minh bất ngờ gặp được và giết chết mấy người. Được báo động, du kích toàn vùng đó kéo về hướng Cao Mại. Bọn lính Công Giáo vừa đánh vừa rút lui, có chừng 50 thanh niên Cao Mại và các linh mục tham gia. Khi thấy quân du kích kéo tới, giáo dân Cao Mại hoảng sợ, chạy vào nhà thờ đóng cửa lại, chờ cha xứ trở về mang theo tiếp viện. Du kích tổ chức bao vây, đòi phải thả các đồng chí bị bắt ra. Đám người bị bao vây cứ cầm cự. Khi đêm về, nhà thờ bốc cháy và những người bị nhốt trong đó chết thiêu. Người ta loan tin rằng vụ hoả hoạn đó là do nhóm người bao vây gây ra, hay chỉ là một chuyện rủi ro. Sau đó, cha Luật và quân lính của ông trở về, ông chỉ còn biết khóc trước đóng tro tàn của nhà thờ và cái tang của dân chúng. Ông quyết định trả thù cho giáo dân. Cuộc báo thù hết sức kinh khủng. Các du kích quân bị lính của cha bắt được đều bị chôn sống trước nhà thờ. Từ đó, Cao Mại trở nên một nơi kinh hoàng cho cả vùng.

"Cao Mại là một trường hợp điển hình trong thảm kịch Việt Nam hồi đó. Máu đổi máu, những cuộc thanh toán tiếp theo những vụ trả thù. Vì không biết nghệ thuật quân sự và chiến lược của Kháng Chiến - do chính phủ Hồ Chí Minh vạch ra từ năm 1940 - quá tự tin vào những thắng lợi lúc đầu, người Công Giáo cứ đi bố ráp tại các làng không Công Giáo, thường đâu có chống cự lại họ." [28].

Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ tính cách tàn bạo và dã man của các đạo quân thập tự Việt Nam trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Cái bản chất này đã thể hiện đúng theo cái bản chất thâm độc, bạo ngược, tàn ác và dã man của Giáo Hội. Những câu chuyện trên đây chỉ là môt vài chuyện lẻ tẻ trong muôn ngàn chuyện tương tự nói về tội ác dã man của bọn tu sĩ và tín đồ Da-tô người Việt "sống đạo theo tinh thần Ki-tô" ở các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Việt trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Nếu kể ra cho hết thì phải dùng đến cả mấy ngàn trang giấy cũng không nói hết.

Đau lòng thay! Những tín đồ Da-tô người Việt hiện nay không hề hay biết gì về những "thành tích" kinh tởm như trên. Hằng ngày, họ vẫn thường được nghe thuyết giảng và nhắc đi nhắc lại một cách trơn tru những từ ngữ như bác ái, nhân từ, hiền lành, khiêm nhường, v.v.... Nhưng họ không hề nghĩ hay nhớ tới những hành động kinh tởm của các đạo quân thập tự dưới quyền chi huy của các đáng bề trên của họ đã diễn ra trong lịch sử ở ngay trên đất nước Việt Nam này của chúng ta.

 

C.- THỜI KỲ 1954-1975 Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

 

(Trong tiểu mục này, người viết chỉ nói đặc tính cố hữu của quân lính trong Liên Minh Thánh Mỹ - Vatican và quân thập tự Việt Nam. Mọi vấn đề khác sẽ được trình bày ở Phần VI – Liên Minh Mỹ - Vatican Thống Trị Miền Nam Việt Nam trong những Năm 1954-1975.)

Trong thời kỳ này có những điểm đặc biệt như sau:

1.- Liên Minh Thánh Pháp – Vatican được thay thế bằng Liên Minh Thánh Mỹ - Vatican (vì Pháp đã triệt thoái khỏi Việt Nam theo tinh thần Thỏa Hiệp Genève 1954),

2.- Nhân vật Bảo Đại lãnh đạo chính quyền bù nhìn tay sai của Giáo Hội là một tín đồ Da-tô theo đạo vì hôn nhân được thay thế bằng một tín đồ Da-tô thuộc loại siêu cuồng tín là ông Ngô Đình

3.- Giáo Hội La Mã hầu như nắm trọn quyền quản lý việc nội chính ở miền Nam, chính quyền bù nhìn làm tay sai cho Giáo Hội được cải danh là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, và quân đội thập tự Việt Nam được mang danh nghĩa mới là “Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa”

Tất cả đều nằm dưới quyền chỉ huy của Giáo Hội La Mã qua vị khâm sứ của Toà Thánh Vatican ở Sàigòn và các ông giám mục, đặc biệt là hai Giám Mục Ngô Đình Thục và Phạm Ngọc Chi. Ngoài ra, lai còn có các linh mục quản nhiệm các họ đạo và các trại định cư cũng như các linh mục dòng và khối dân gần một triệu tín đồ Da-tô trong đó khoảng 600 ngàn tín đồ Da-tô Bắc Kỳ di cư là quan trọng hơn cả.

Như đã nói ở trên, quân linh trong các đạo quân của các Liên Minh Thánh và các đạo quân thập tự Việt Nam có những đặc tính ưa thích giết người, đốt nhà, đốt chùa, phá đình, phá miếu, hãm hiếp đàn bà con gái và tìm đủ mọi cách để moi tiền nhân dân, ưa thích hành hạ và tra tấn nạn nhân. Những đặc tính này càng về sau càng trở nên tinh vi hơn và siêu việt hơn. Đây là những sự thật lịch sử đả được chứng nhân tại chiến trường (đúng hơn là phạm trường) ghi lại bằng phim ảnh và bút ký rồi phổ biến trước công luận.

A.- Về phim ảnh, thiết nghĩ các phóng viên chiến trường người ngoại quốc, nhất là các phong viên điện ảnh người Hoa Kỳ đã ghi lại khá chính xác những hình ảnh quân lính Hoa Kỳ (trong Liên Minh Thánh Mỹ - Vatican) đốt nhà, tiêu hủy thực phẩm, đánh đập, và bắn giết người dân một cách bừa bãi trong các chiến dịch tấn công và truy lùng đối phương. Một trong cuốn phim này là cuốn băng DVD có tựa đề là Chiến Tranh Việt Nam: Những Điều Chưa Biết do phóng viên Daniel Costelle biên soạn và tường thuật với sự cộng tác của nhà đạo diễn Isabelle Clarke, giá bán chỉ có 5 Mỹ Kim, có thể mua tại các tiệm bán băng nhạc, hay liên lạc với điện thoại số (714) 555-2515.

B.- Về bút ký, có rất nhiều tài liệu ghi nhận những hành động cướp của, giết người đốt nhà, phá chùa, hãm hiếp đàn bà con gái, mua quan bán tước của các nhân vật có thế lực nắm giữ những chức vụ cao cấp trong chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Dưới đây là một số những tài liệu nói về sự thật ghê tởm này:

1.- “Bài Học, Ngày Xưa, Ngày Nay” của tác giả Đào Viên đăng trong www.giaodiem.com tháng 2/2004. Dưới đây là một phần của bài viết này với nguyên văn như sau:

Ngày Nay.- Đoạn này được viết phỏng theo bài tường thuật của phóng viên John Kifner đăng trên tờ New York Times ngày 28 tháng Chạp, năm 2003.

Cũng vẫn đoàn quân vô địch ấy, cách đây nhiều năm trước, đã đến chiếm đóng một quốc gia khác, không phải là Irak, khi tiến vào những vùng địch đã hành xử một cách khác hẳn.

Thời điểm là những năm 1967-70. Địa điểm là cao nguyên trung phần Việt Nam với những địa danh rất khó đọc và khó nhớ đối với Ken Kerney, William Doyle và Rion Causey, như Quảng Ngãi, Quảng Nam. Ba người này, từng phục vụ trong Sư Đoàn Không Vận 101 (101st Airborne Division) quân đội Hoa Kỳ, đã tham gia những cuộc hành quân của Tiger Force trên vùng cao nguyên để "lùng và diệt" (search and destroy) quân địch.

Nay hồi tưởng lại quá khứ, nói chuyện với phóng viên tờ báo The Toledo Blade, họ đã nói lên nhiều câu chuyện kinh hoàng, "những chuyện muôn đời không nói năng(1)". Tờ báo viết: "Trong năm 1967, một toán tiền phong trinh sát, cũng là toán quân tinh nhuệ nhất của Sư Đoàn Không Vận thứ 101 Hoa Kỳ, có tên là Lực Lượng Tiger Force đã reo rắc một chuỗi tàn sát ác độc kinh khủng nhất và kéo dài nhất - suốt 7 tháng trời - trong cuộc chiến Việt Nam". Không làm gì có chuyện trực diện gặp gỡ dân làng như lính của Đại Úy Heintz. Những làng này trước đó đã bị ném bom tan nát. Cũng không có chuyện giải thích hành động với dân làng như lính của Đại Úy Heintz, vì khi Tiger Force đến nơi, một phần dân chúng này đã bị chết vì trận mưa bom, phần còn lại, dù có là đàn bà trẻ con đi nữa, có chui vào hầm núp, cũng không thể sống được vì cả chục lựu đạn đã được ném vào hầm. Người nào chạy được ra thì liền bị tiểu liên quạt nốt. Làm gì có chuyện đối xử với tù binh theo Hiệp Định Genève. Tên nào bị nghi là tù binh sẽ bị tra tấn khai thác cho đến chết. Tai chúng sẽ bị xẻo, da đầu bị lột để làm kỷ vật chiến trường. Binh lính dùng những kỷ vật này để đổi lấy bia, thuốc lá. Một tên lính đã bửa hàm một người dân bị giết chết để lấy cái răng vàng trong mồm người này.

Mục tiêu của cuộc hành quân là lùng diệt Việt Cộng và xua dân về các vùng có kiểm soát gọi là Ấp Chiến Lược. Rion Causey, hồi đó là lính quân y của Lực Lượng, nói đoàn quân của anh không phải là một bọn giết người chuyên nghiệp không biết ghê tay, mà họ chỉ làm những công việc ấy theo chỉ thị của thượng cấp. William Doyle, trước khi đi lính là một du đãng trong một băng đảng. Khi bị bắt ra tòa, ông quan tòa cho phép anh được gia nhập quân đội để tránh phải thọ hình. Thế là anh trở nên một thành viên của Lực Lượng Tiger Force, khi mới 17 tuổi. Anh nói lúc đầu anh còn đếm số dân Việt Nam đã bị anh giết. Về sau số ấy lên quá nhiều anh không còn đếm xuể và theo rõi được nữa. Anh được cho biết cuộc chiến này rất tàn nhẫn. Đây là một vùng tự do giết người. Không giết người thì rất có thể bị người giết. Muốn sống thì phải giết. Giết để mà sống. Thượng cấp đã nói: các anh được bật đèn xanh muốn làm gì thì làm miễn là được việc. Mà ở đây, được việc lại được đo bằng số địch quân giết được, trong một hệ thống kế toán gọi là "body counts", hay là đếm tử thi. Anh có càng nhiều "body counts" bao nhiêu thì anh lại càng được khen thưởng bấy nhiêu. Kẻ bị giết được coi là địch quân hay chỉ là thường dân vô tội là tùy anh nhận định vì Vi Xi với dân chúng chẳng khác gì nhau. Trong một cuộc hành quân, gọi là Speedy Express, kết toán "body counts" lên tới 11,000 xác chết, trong khi số vũ khí tịch thu được chỉ là 748. Những chuyện khủng khiếp này hồi đó báo chí cũng phong thanh. Lục quân Hoa Kỳ có mở một cuộc điều tra hình sự, kéo dài bốn năm rưỡi. Họ tìm ra 18 binh sĩ có liên quan sẽ có thể bị truy tố. Nhưng rốt cục chẳng ai bị đưa ra toà án quân sự cả.

Một lãnh tụ trong đám quân nhân giải ngũ, rất phẫn nộ, sau khi ở Việt Nam về, đã trở nên một nhân vật nổi tiếng, sau khi ông ra trước Ủy ban Liên Lạc Ngoại Giao Thượng Viện Hoa Kỳ (Senate Foreign Relations Commitee) tường trình. Bản tường trình của ông là dựa trên kinh nghiệm của chính ông tại chiến trường Việt Nam, cũng như của trên 150 quân nhân mới giải ngũ, mà nhiều người đã được những huân chương cao quý nhất. Tất cả đều là chứng nhân của những tội ác của quân đội Hoa Kỳ, không phải là một số tôi ác lẻ tẻ, mà là tội ác xẩy ra hàng ngày mà tất cả mọi người trong tất cả các cấp bậc của quân đội Hoa Kỳ, ai cũng biết.

Ông nói "Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam đã hãm hiếp đàn bà con gái, cắt đầu kẻ địch, kẹp giây điện của máy điện thoại dã chiến vào dương vật tù nhân rồi quay máy phát điện, chặt chân chặt tay họ, cho nổ tung xác chết, bắn bừa bãi vào thường dân, triệt hạ san bằng các làng mạc như quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn khi xưa, bắn giết trâu bò gà chó làm trò chơi vui, bỏ thuốc độc vào đồ ăn thức uống, tàn phá những thôn quê Việt Nam vốn đã bị dôi bom tan nát bởi quân đội chúng ta". Ông còn nói đến những chiến thuật làm rợn tóc gáy mọi người như "thám sát bằng lửa" (reconaissance by fire) có nghĩa là bắn bừa bãi vào mọi chỗ khi tiến vào làng, "xách nhiễu và ngăn chặn bằng lửa" (harassment and interdiction fire) có nghĩa là dùng đại pháo bắn đều đều vào các làng xóm, "khám xét Zippo" (Zippo inspection) có nghĩa là chuẩn bị đốt nhà dân chúng, "cho đi mò tôm" có nghĩa là đẩy tù nhân từ trực thăng xuống xuống đất, xuống biển, vân vân. Ông này có tên là John Kerry, sau này đã trở thành một Thượng Nghị Sĩ có tầm vóc lớn của Hoa Kỳ và bây giờ là một ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân Chủ xứ này.

Bài Học: Việt Nam là một trường hợp hiếm hoi trong đó sức mạnh, bạo lực, sắt máu đã không đem lại kết quả Hoa Kỳ mong muốn. Với trên một nửa triệu quân đem vào Việt Nam và đổ xuống xứ nhỏ bé này một số bom, tính bằng trọng lượng, còn lớn hơn tổng số bom Mỹ đã dùng trong Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa kỳ rốt cuộc đã phải bỏ về vì đã không thể áp đặt ý muốn của mình lên đối thủ được. Gia dĩ, mục tiêu tối hậu của Hoa kỳ can thiệp vào Việt Nam - dùng Việt Nam làm tiền đồn ngăn chặn làn sóng Đỏ (policy of containment), mà sự thất thủ Việt Nam sẽ lần lượt làm các nước Đông Nam Á rơi vào quỹ đạo Cộng Sản (theory of domino) - đã không còn tồn tại nữa, sau khi Tổng Thống Nixon làm chuyến viếng thăm Bắc Kinh lịch sử năm 1972. Vậy thì cần chi phải ở lại ôm lấy cái "đống gạch buồn(2)"mà mình đã gây ra này. Và Hoa Kỳ đã bỏ cuộc giao tranh. Đây là lần đầu tiên, và có lẽ là lần độc nhất, quốc gia này đã thất trận. " [29]

2.- Sách Trả Ta Sông Núi của tác giả Phạm Văn Liễu, một cựu Đại Tá trong Quân Đội VNCH, nói về ông Đại Tướng Đỗ Cao Trí với nguyên văn như sau:

Cọp Đói” Đỗ Cao Trí.- Thời gian ở Neak Luong, tôi được biết thêm một số chi tiết thật đau l;òng về thái độ của một số quân nhân Việt Nam, đặc biệt là Tướng Đỗ Cao Trí trong dịp hành quân qua Kampuchea. Ngay từ năm 1970, một tuần báo Mỹ đã chua chát gọi những phần tử này là “Cọp Đói.”

Khi đem quân vượt biên giới qua Cao Miên, Tướng Trí cho bộ hạ đến phá các chùa chiền, trộm cướp tượng Phật có giát vàng. Thậm chí còn cướp của Miên chừng 200 chiếc xe du lịch loại Mercedès đắt tiền đem về Biên Hòa. Một số đơn vị trưởng cũng nhân dịp này vơ vét xe gắn máy, hay lùa từng bày bò vượt biên về nước làm chiến lợi phẩm. Những hành động vô kỷ luật, phạm pháp này khiến cho tinh thần bài Việt của dân Khmer lên cao. Sau khi Tổng Thống Lon Nol chính thức than phiền chuyện lấy tượng Phật, cướp xe hơi, lùa bò, Tổng Thống Thiệu phải cho lệnh Tướng Trí mở cuộc hành quân đem trả lại những tượng Phật và xe cộ.

Trung Tá Phúc, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn BĐQ, còn cho tôi biết cứ mỗi đơn vị được chọn qua Kampuchea phải nộp cho Tướng Trí một triệu đồng. Tìm kiếm Cộng quân và các kho vũ khí, quân trang là việc phụ, hôi của đem về mới là mục tiêu chính của Tướng Trí và bộ hạ. (Sau này, Tướng Nguyễn Chánh Thi gửi cho tôi một trang báo Washington Post đề ngày 12/11/1970, trong đó Frank Mankiewics và Tom Braden đã đặt ra cho Phó Tổng Thống Kỳ 5 câu hỏi, khi ông Kỳ qua Mỹ “giải độc.” Một trong những câu hỏi này là tại sao Tướng Trí, trong khi chỉ huy cuộc hành quân ở Kampuchea, có nổi 600,000 (600 ngàn) Mỹ Kim để gửi cho một người thân ở Hồng Kông? Bài báo trên cũng tố cáo Tướng Trí cầm đầu hệ thống chợ đen xăng nhớt ở Biên Hòa.”[30]

Căn cứ vào những sự kiện trong bản văn do cựu Đại-Tá Phạm Văn Liễu ghi lại trên đây, chúng ta nhận thấy Tướng Đỗ Cao Trí và đạo quân Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch hành quân tiến vào đất Miên quả thật là một đạo quân ăn cướp với tất cả những đặc tính ăn cướp theo truyền thống của các đạo quân thập tự của Giáo Hội La Mã ở vùng Palestine và miền Nam nước Pháp kéo dài từ năm 1095 cho đến năm 1291, giống hệt như đạo quân thập tự Tây Ban Nha ở Mỹ Châu La-tinh vào đầu thế kỷ 16, giống hệt như những đạo quân thập tự Ustasha ở Croatia trong những năm 1941-1945, giống hệt như quân lính trong Liên Minh Pháp – Vatican và quân thập tự người Việt ở Việt Nam trong những năm 1858-1954. Cái đặc tính chung của các đạo quân này là cướp của, hãm hiếp đàn bà con gái, tàn sát người dân bản địa thuộc các nền văn hóa và tôn giáo khác, đốt phá đền đài, chùa chiền của nạn nhân.

Tất cả những việc làm trời không dung đất không tha này đều có một chiêu bài với cụm từ “nhân danh” một cái gì tốt đẹp để luờng gạt người đời. Tại Việt Nam trong thời 1858-1945, chiêu bài này là đem “Tin Mừngvà “Hồng Ân Thiên Chúa” đến “khai hóa văn minh” cho các dân tộc Đông Dương, trong thời Kháng Chiến 1945-1954 và trong thời 1954-1975, chiêu bài này là “người Việt quốc gia chân chính chiến đấu để bảo vệ chính nghĩa quốc gia” dưới lá cờ vàng ba sọc đổ”. Trong cuộc hành quân vào đất Miên vào năm 1970, đạo quân thập tự miền Nam Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Tướng Đỗ Cao Trí thì có chiêu bài là “Tìm kiếm Cộng quân và các kho vũ khí, quân trang.”

 

KẾT LUẬN

 

Căn cứ vào những lời dạy trong Thánh Kinh, căn cứ vào sự tồn tại của chế độ giáo hoàng (papacy) trong gần hai ngàn năm qua, căn cứ vào những lời dạy và những việc làm của Giáo Hội, căn cứ vào những hành động của các chính quyền đạo phiệt tay sai và các đạo quân thập tự của Giáo Hội tại các địa phương như đã trình bày ở trên, và căn cứ vào những hành động xấc xược ngược ngạo của tín đồ Da-tô người Việt tại hải ngoại khống chế các hội đoàn tại các địa phương và tự coi như là một chế độ đạo phiệt Da-tô đối với người Việt trong vùng, chúng ta có thể đi đến kết luận:

1.- Trong gần hai ngàn năm qua, chế độ giáo hoàng (papacy) là một chế độ tăng lữ quân chủ chuyên chế toàn trị (monarchial sacerdotal) vẫn bất di bất dịch, cho nên tất cả các chính quyền đạo phiệt Da-tô tay sai của Giáo Hội tại các địa phương cũng có đặc tính chuyên chế toàn trị bất di bất dịch giống y như chế độ giáo hoàng.

2.- Chế độ giáo hoàng là một chế độ hết sức tham tàn và vô cùng bạo ngược với chủ trương nắm độc quyền tất cả các phương tiện sản xuất và kiểm soát hết tất cả phạm vi sinh hoạt trong xã hội, cho nên các chế độ đạo phiệt Da-tô tại các địa phương dù là mang hình thức hay danh xưng nào đi nữa (chính quyền quốc gia trong những năm 1948-1954  hay Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975) cũng có những đặc tính hết sức tham tàn và vô cùng bạo ngược với chủ trương nắm độc quyền tất cả các phương tiện sản xuất và kiểm soát hết tất cả phạm vi sinh hoạt trong xã hội. Các chế độ đạo phiệt Da-tô này càng về sau, càng trở nên tham tàn hơn, càng bạo ngược hơn, càng tinh vi hơn và càng siêu việt hơn. Bằng chứng là theo thứ tự thời gian các chế độ đạo phiệt Da-tô ở Pháp trước thời Cách Mạng 1789 cũng như chế độ đạo phiệt Da-tô của Vua Louis XVIII (1814-1824) và Charles X (1824-1830), chế độ đạo phiệt Da-tô Ante Pavelich ở Croatia trong những năm 1941-1945, chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm (1954-1963), chế độ quân phiệt Da-tô Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) ở miền Nam Việt Nam, và chế độ đạo phiệt Da-tô Augustin Misago vào năm 1994 ở Rwanda là bằng chứng hùng hồn bất khả phủ bác cho sự kiện này.

3.- Những đặc tính bạo ngược và dã man của các chế độ đạo phiệt Da-tô tay sai của Giáo Hộ La Mã tại các quốc gia địa phương và những đặc tính cướp của, giết người, hãm hiếp đàn bà con gái, đốt phá đền đài, chùa chiền của các đạo quân thập tự hay quân đội của các chính quyền tay sai của Giáo Hội như đã trình bày trong chương sách này là hậu quả tất nhiên của chủ trương trên đây của Giáo Hội La Mã đã được nêu lên rõ ràng trong Sắc Chỉ Romanus Pontifex ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455).

4.- Bất kỳ người dân (tín đồ Da-tô), người lính, hay sĩ quan nào do Giáo Hội La Mã hay thế lực liên minh với Giáo Hội La Mã đào tạo đều được rèn luyện thành những người có đặc tính lố bịch, trịch thượng, hung ác, gian tham, vơ vào, lấn lướt, lắt léo, lươn lẹo, hẹp hòi, thiển cận như một “thứ ếch ngồi đáy giếng”, không biết vận dụng lý trí để suy luận và phân tích sự việc; khi có cơ hội hay có quyền lực trong tay, họ trở thành những quân ăn cướp hung hãn, ưa thích giết người, hãm hiếp đàn bà con gái và đốt phá đền đài chùa chiền của những người dân thuộc các tôn giáo hay các nền văn hóa khác.

Bằng chứng rõ ràng nhất cho những sự thật trên đây là những sự kiện lịch sử đã được trình bày trong bộ sách này. Ngoài ra, còn có những bằng chứng rõ ràng nhất và gần đây là cuốn sách Chân Dung Tướng Ngụy Sàigòn (Hà Nội: Quân Đội Nhân Dân, 2002) ghi lại lời thú nhận và lời kể lại của các tướng đồng đội về một số lớn các ông tướng cùng một vài ông tá và úy thuộc loại “Tú Bà Đực[31] của quân đội miền Nam như Vĩnh Lộc, Tôn Thất Đính, Dư Quốc Đống, Hồ Trung Hậu, Đặng Văn Quang, Lê Nguyên Khang, Nguyễn Văn Minh (Minh Đờn), Hoàng Xuân Lãm, Ngô Du, Nguyễn Văn Toàn, Phạm Quốc Thuần, Lam Sơn, Nguyễn Hữu Có, Trần Quốc Lịch, Lâm Văn Phát, Lâm Chánh Ngôn, v.v…, thôi thì “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”.

Tất cả đều là hậu quả tất nhiên của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội cùng với việc đòi hỏi tín đồ phải triệt để tuân hành những lời dạy của Giáo Hội, những lời dạy trong Thánh Kinh trong các sách Dân Số (25: 3-5; 31:17-18, 28; 40) Lê-vi (20:2; 26: 1-18), Phục Luật (6:14; 12:2-3; 13:6-9; 18:3, 20; 22:13-21, 23), Xuất Hành (13:12; 22: 18, 20), và theo đúng tinh thần Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455). Nội dung của sắc chỉ ăn cướp này được tái xác nhận nhiều lần qua các sắc chỉ hay thánh lệnh tiếp theo như Inter caetera ban hành vào năm 1456 trong thời Giáo Hoàng Callistus III (1455-1458), Aeterni Regis ban hành vào năm 1481 trong thời Giáo Hoàng Sixtus (1471-1484) cùng với mấy Inter caetera, Eximiae devotionis, Dudum siquidem được ban hành vào năm 1493 trong thời Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503)[32].



[1] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978)., tr/ 14-15

[2] Nguyên Vũ, Ngàn Nam Soi Mặt (Houston, TX: Văn Hóa) 2002) tr. 389.

[3] Kế hoạch này được Tiến–sĩ Cao Huy Thuần ghi lại đầy đủ bằng tiếng Pháp trong cuốn Les Missionnaires Et La Politique Coloniale Francaise Au Vietnam 1857-1914 (New Haven, CT: Yale Southeast Asia Studies/CRISPA, 1990, pp. 287- 303, và bằng tiếng Việt trong cuốn Ðạo Thiên Chúa Và Chủ Nghia Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988, tr. 397-414. Xin xem thêm Chương Bốn – Ngày Thứ Bốn nói về Những Đạo Vạt trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày của Linh-mục Alexandre de Rhodes (Sàigòn: Tịnh Việt Văn Đoàn, 1961) 68-93.

[4] Vũ Ngự Chiêu. “Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân sang ái Quốc”. www.chuyenluan.com Tháng 6/2006.

[5] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam – 1888-1897 (Saint Raphael, Pháp: TXM, 1995), tr. 101-102.

[6] Vu Tam Ích, A Historical Survey Of Educational Developments in Vietnam (Lexington, KY:University of Kentucky, 1959), p. 67.

[7] Nguyễn Thế Anh, Việt Nam Thờii Pháp Đô Hộ (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1970), tr. 256.

[8] Loraine Boettner, Ibid., p. 273.

[9] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1984), pp 155-156.

[10] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Đi?m, 2001), tr. 63-64.

[11] Ngô Văn. Sđd., 385-388.

[12] Phan Đinh Di?m, Tuyên Cáo 6. tanvien@kitohoc.com Ngày 15/6/1999. Xin d?c thêm Chuong 4, M?c II, Ph?n I b? sách L?ch S? và H? So T?i Ác C?a Giáo H?i La Mã.

[13] Trong bộ sách Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo cúa tác giả Linh-mục Bùi Ðức Sinh (Saigòn: Chân lý, 1972), người viết nhận thấy từ “Crusades” thực sự có nghia là “những cuộc chiến thập tự, nhung tác giả Bùi Ðức Sinh lại gọi là “những cuộc thánh chiến”, từ “crusaders” có nghia là “những người chiến binh thập tự” hay “nh?ng người lính thập tự”, thì tác giả lại gọi là “binh thánh giá”, những ngườii dân thuộc các hệ phái tôn giáo khác thì ông gọi là “man dân”. Trong bộ sách này, tác giả dã dành ra một mục có tựa dề là “Thái Ðộ Của Giáo Hội Đối Với Man Dân” gồm 18 trang (từ trang 200 đến 217). Người viêt không biết ông Linh-mục tác giả này có nhận thức được la từ “man dân” mà Giáo Hội La Mã sử dụng là có ý muốn nói đến tất cả những người không phải là tín đồ Da-tô trong đó có cả dân tộc Việt Nam, nghia là có cả tổ tiên của Linh-mục Bùi Ðức Sinh và tổ tiên của tất cả tín đồ Da-tô người Việt, vì rằng “cái đạo Hà Bá” này mới được truyền vào Việt Nam từ nam 1533 mà thôi.

[14] Nguyễn Xuân Thọ., Sđd., tr.386.

[15] Nguyễn Xuân Thọ., Sđd., tr.386-387.

[16] Nguyễn Xuân Thọ, Sđd., tr. 388-389.

[17] Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945, Tập 1 (Houston, TX: Van Hóa, 1999), tr. 191.

[18] Vu Ngự Chiêu, Sdd., tr. 225.

[19] Vu Ngyữ Chiêu, Sdd., tr. 225-226.

[20] Cao Huy Thuần, Sđd., tr 252.

[21] Cao Huy Thuần, Sđ d., tr 256.

[22] Cao Huy Thuần, Sđd., tr 256-257.

[23]Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn Tập 2 (Hou ston, TX: Van Hóa, 2000), tr 456-457.

[24] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr 458-459.

[25] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr. 461.

[26] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr. 473.

[27] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr. 483-484.

[28] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Sude sta sie, 1978), tr. 93-96

[29] Đao Viên. “Bài Học, Ngày Xua, Ngày Nay.” www.giaodiem.com Tháng 2/2004.

[30] Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi - Hồi Ký 2 (Houston, TX: Văn Hóa, 2003), tr. 491-492.

[31] Nguyễn Đinh Tiên, Chân Dung Tướng Ngụy Sàigòn (Hà Nội: Quân Ðội Nhân Dân, 2002), tr. 203-05.

[32] Nguyên Vũ, Ngàn Nam Soi Mặt (Houston, TX: Văn Hóa, 2002), tr.389-392.

[33] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng Và Hành Ðộng (Sàigòn: Quân Điểm, 1964), tr. 15-16.

[34] Nghiêm Xuân Hồng, Sđ d., tr. 18.

[35] Cao Huy Thuần Sđd., tr. 395-414.

[36] Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945 (Ama rillo, TX: Hải Mã, 2000), tr 157-158.

[37]Báo Nhân Dân.“Muối Sạch – Vui Nhiều.” www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub. Ngày 11/7/2005.

[38] Tạp Chí Quê Huong.”Công Việc Làm Của Ho Trịnh ? Miền Bắc.” www.quehuong.org.vn/ Ngày 31/7/2005.

[39] Công Ty Rượu Hà Nôi. “Lịch Sử Công Ty.” , www.halico.com.vn/lichsu.asp). Ngày 1/8/2005.

[40] Công Ty Rượu Hà Nôi. “Vài Nét Về Rượu Việt Nam.” www.halico.com.vn/lichsu.asp). Ngày 1/8/2005.

[41] Công Ty Rượu Hà Nôi, TLÐD. đoạn dưới.

[42] Alfred W. McCoy, The Politics of Heroin Southeast Asia (New York: Harper Colophon Books, 1972), pp. 73-75.

[43] Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tân Biên - Tập 6 (Glendale, CA: Đại Nam, 1980 (?), tr. 412-413.

[44] Ngô Văn, Sđd., tr. 175-176.

[45] Ngô Văn, Sđd., tr. 157-158. .

[46] Ngô Văn, Sđd., tr. 162.

[47] www.lamdong.gov.vn/cdrom/lichsu/LSd30-45/phan1a.htm.

[48] Bùi Nhung, Thối Nát (Houston, TX: Xuân Thu, 1976), tr 29-30.

[49] Bùi Nhung, Sđd., tr 18-20.

[50] Nhiều tác giả, Đối Thoại Với Giáo Hoang Gioan Phao Lồ II (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1995), tr 280.

[51] Chu Văn Trình & Tường Minh, Rơi Mặt Nạ (Tavares, Fl: Ban Tu Thu T? l?c, 1996), tr 187-190.

[52] Chu Văn Trinh & Tường Minh, Sđd., tr 196-198.

[53] TrầnTam Tỉnh, Sđd., tr 48-49.

[54] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 76-78.

[55] Nhiều tác giả, Đối Thoại Với Giáo Hoang JP II (Garden Grove: CA: Giao Điểm, 1995), tr. 242-244.

[56] Phạm Văn Son, Việt Sử Tân Biên - Tập 5 (Glendale, CA: Đại Nam, 1980? ), tr 217-218.

[57]Hoàng Van Ðào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, (Saigon: TXB, 1970), tr. 129.

[58] Ngô Văn, Sđ d., tr 393.

[59] Ngô Văn, Sđd., 392-393.

[60] Ngô Văn, Sđd., tr. 249.

[61] Phan Đinh Diệm. “Tuyen Cáo Về 50 Năm Linh-mục Của Kẻ Sĩ Bùi Tu?n” "DIEM PHAN" <pddiem@hotmail.com> . Ngày 30/7/2005.

[62] Son Tùng, Búp Sen Xanh (Hà Nội: Kim Ðồng, 2006), tr. 229-231.

[63] Ngô Văn, Sđd., Tr 399.

[64] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân - Tập 1 (Los Alamitos, CA: Vi?t Nam, 1989), tr 79-80.

[65] Hoàng Co Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 1970.

[66] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 54.

[67] Nam Trực, Việt Nam Khúc Quanh Lịch Sử (San Jose, California: Viet Publíshing, 1995), tr. 12.

[68] Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi (Houston, Texas: Văn Hóa; 2002), tr 59-60.

[69] Đoan Them. Những Ngày Chưa Quên. (Saigon: Nam Chi Tùng Thu (không đề năm xuất bản), tr 28-30.

[70] Việt Thường. "Điểm Qua Một Tiểu Đoạn Trong Cuốn Sách Của Linh-mục Cao Vinh Phan." Tháng 9/2002. http://giaodiem.com Ngay 23/4/2001.

[71] Nguyễn Tiến Hung & Jerrold L. Schecter, Hồ So Mật Dinh Độc Lập (Los Angeles, CA:: C & K Promotions Inc., 1986), tr. 24.

[72] Hoàng Van Ðào, Sđd., tr. 255-256.

© sachhiem.net