GIÁO HỘI LA MÃ: LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC - Nguyễn Mạnh Quang - Các Chương trong Mục X: Lời đầu 26 27 28 29 30 31
CHƯƠNG 26 TỔNG QUÁT ĐỜI SỐNG KHỐN KHỔ CỦA DÂN TA TRONG NHỮNG NĂM BỊ PHÁP-VATICAN ĐÔ HỘ Mục đích của Liên Minh Pháp – Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam là vừa biến nước ta thành một thuộc địa vừa khai thác tài nguyên, lấy nguyên liệu cung ứng cho nhu cầu các nhà máy kỹ nghệ tại chính quốc, vừa biến nước ta như là thị trường tiêu thụ hàng hóa của mẫu quốc Pháp, vừa tìm cách lùa dân ta vào cái tròng Da-tô (Catholic loop) để làm nô lệ cho Vatican, vừa biến nhân dân ta thành một bày lao nô phục vụ trong các đồn điền trồng các cây kỹ nghệ ở miền Đông Nam Phần và Cao Nguyên Nam Trung Phần, phục vụ trong công trường xây cất nhà thờ, tháp chuông, dinh thự của Giáo Hội La Mã và khai thác quặng mỏ ở Hòn Gay, Cẩm Phả, Uông Bí, v.v… Cũng vì thế mà vào những năm trước khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, con số lao công phục vụ tại các đồn điền cũng như trong các nhà máy kỹ nghệ và công trường của các công ty khác lên đến gần 200 ngàn. Theo sách A Historical Survey of Educational Developments In Vietmam, vào trước khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, con số công nhân làm việc trong các công trường khai thác các mỏ than đá ở miền Bắc là 50 ngàn, và con số công nhân phục vụ trong các đồn điền cao su ở trong các tỉnh ở miền Đông Nam Phần và Cao Nguyên miền Nam Trung Phần là 17 ngàn.[6] Trong cuốn Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ, Giáo-sư Nguyễn Thế Anh ghi rõ con số công nhân trong các ngành khai thác vào những thời điểm 1905, 1930 và 1938 như sau:[7]
Tác giả ghi chú thêm:
Bản kê khai trên đây không cho biết con số lao nô phục dịch trong các công trường xây cất các đường xá, dinh thự, nhà thờ, tu viện, chủng viện, trường học, nhà thương và hàng trăm cơ sở khác của Giáo Hội La Mã. Tuy nhiên, trong thực tế với hàng ngàn ngôi nhà thờ vĩ đại, nguy nga, tráng lệ với những tháp chuông cao chót vót lên đến tận lưng trời, hàng trăm chủng viện, tu viện, và không biết bao nhiêu có sở khác, tất nhiên là Giáo Hội đã cũng đã dựa vào bạo lực của chính quyền bảo hộ cưỡng bách dân ta làm lao nô phục dịch cho những công trình kiến trúc này. Chúng ta hãy đọc đoạn văn do sử gia August Vanderark viết trong cuốn “Christ, the Hope of Mexico” được ghi lại trong sách Roman Catholicism như sau: “Du khách Hoa Kỳ đến Mễ Tây Cơ thường ngạc nhiên khi thấy rằng có quá nhiều nhà thờ vĩ đại nguy nga ở khắp nơi trong nước. Người ta thường thắc mắc, “Làm thế nào họ có khả năng xây một số quá nhiều nhà thờ to lớn, oai nghiêm và tráng lệ như vậy?” Câu trả lời dĩ nhiên là lao nô. Sau khi Cortez chinh phục quốc gia này, thổ dân Da Đỏ bị cưỡng bách làm lao nô phục dịch cho các công trường xây cất những ngôi nhà thờ này và tất cả các công trình kiến trúc khác của Giáo Hội La Mã. Đọc cuốn Lịch Sử Mễ Tây Cơ của tác giả Henry Bamford Parkes, chúng ta thấy “Muời hai ngàn ngôi nhà thờ Thiên Chúa Giáo đã được hoàn thành trong thời kỳ thuộc địa. Những ngôi nhà thờ này đã nói lên sự kiện Chúa Ki-tô đại thắng thượng đế Huitzilopochtli của người Aztecs bản địa, đồng thời nó cũng nói lên cái kỹ năng của các ông truyền giáo Dòng Tên cưỡng bách thổ dân Da Đỏ phải làm việc không công (lao nô) cho họ. Trong số những lao nô này, có rất nhiều người đã chết vì bị cưỡng bách phải làm việc cực nhọc mà họ vốn không quen phải làm như vậy.” Nguyên văn: “The American visitor to Mexico is often amazed to discover an abundance of large beautiful churches in almost every part of the nation. Frequently the question arises, “How could they afford to construct such a vast number of imposing edifices?” The answer, of course, is slave labor. “Following the conquest by Cortez, the Indians were force into slavery by the Roman Church and put to work building its places of worship and other religious structures. In Henry Bamford Parkes’ most excellent work, a History of Mexico, we read: “Twelve thousands churches were built in Mexico during the colonial period; and though they testify to the triumph of Christ over Huitzilopochtli (chief god of the Aztecs), they also testify to the skill of the missionaries (Jesuits) in obtaining unpaid labor from the indians.” Many of the Indians died as a result of being forced into strenous labor to which they were not accustomed.”)[8] Bàn tay máu và bàn tay vơ vét của Giáo Hội La Mã ở Việt Nam cũng không khác gì bàn tay của họ ở Mexico. Từ đó chúng ta có thể nghiệm ra rằng : 1.- Nếu tài nguyên, của cải ở Mễ Tây Cơ hay Châu Mỹ La-tinh đã bị Giáo Hội La Mã cướp đoạt, nhân dân bản địa Mễ Tây Cơ hay Châu Mỹ La-tinh bị Giáo Hội cưỡng bách phải làm lao nô phục dịch trong các công trường xây cất tất cả các công trình kiến trục của Giáo Hội, thì tài nguyên và của cải của dân ta cũng bị Giáo Hội cướp đoạt, và dân ta cũng bị Giáo Hội cưỡng bách phải làm lao nô phục dịch trong các công trường xây cất tất cả các công trình kiến trúc của Giáo Hội trong toàn thể lãnh thổ Việt Nam. 2.- Bàn tay vơ vét của Giáo Hội càng vươn dài tới tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội, thì tài nguyên, ruộng đất và của cải của dân ta càng tập trung vào tay giáo Hội càng nhiều. Nhờ thế thì nhà thờ và gác chuông của các Giáo Hội càng nhiều và càng to lớn. Và kết quả là dân ta càng điêu linh khốn khổ và càng khốn nạn. Tình trạng này không phải chỉ xẩy ra ở Mễ Tây Cơ hay chỉ ở Việt Nam, mà là tình trạng chung của tất cả các dân tộc ở khắp nơi trên thế giới nằm dưới ách thống trị tham tàn và bạo ngược của Vatican: Âu Châu trong thời Trung Cổ, Châu Mỹ La Tinh, Phi Luật Tân nằm dưới ách thống trị của Liên Minh Tây Ban Nha – Vatican, các xứ Phi Châu nằm dưới ách thống trị của Liên Minh Bồ Đào Nha – Vaican từ đầu thế kỷ 16, các quốc gia nằm dưới ách thống trị của Liên Minh Pháp – Vatican ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có các quốc gia Đông Dương. Bắt cả con gái làm nô lệ, khiêng cáng Tất cả các dân tộc nạn nhân trên đây của Vatican đều ở vào tình trạng điêu linh khốn khổ không khác gì tình trạng người dân Mễ Tây Cơ như đã mô tả trong bản văn sử ở trên. Nói chung về thảm cảnh của các dân tộc chẳng may phải nằm dưới ách thống trị của Vatican, sử gia Malachi Martin viết: "Sự trái ngược giữa các nước nghèo khó ở Nam Âu và sự phồn thịnh của các nước ở Bắc Âu thật là quá rõ ràng. Nước Anh Tin Lành đã trở thành một cường quốc trên thế giới và đang trên đường trở thành một trong các đại đế quốc thương mại; nước Phổ Tin Lành giầu có và hùng mạnh; nước Hòa Lan Tin Lành đã khởi tiến việc ngoại thương và xứng đáng được mang danh hiệu đế quốc. Một du khách đi từ Bắc và Trung Âu tới nước Pháp và bán đảo Tây Ban Nha rồi qua Ý Đại Lợi sẽ thấy sự tương phản về kinh tế, mức sống và trình đồ học vấn tổng quát của người dân trong các quốc gia này. Ở Bắc và Trung Âu, phần lớn là Tin Lành, không có quốc gia nào rơi vào tình trạng chết đói và nghèo khổ triền miên như các nước ở miền Nam Âu. Chủ nghĩa tư bản cổ điển đã lỗi thời và các quốc gia theo đạo Tin Lành cũng đã thức thời và sẵn sàng từ bỏ nó để làm lợi cho đất nước. Các nhà chính khách và vua chúa ở các quốc gia Nam Âu cho rằng Tòa Thánh La Mã và chế độ giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái và thua kém của nước họ so với các nước theo đạo Tin Lành." [Nguyên văn: "The contrast between the impoverished southern European countries and the flourishing northern European states at this time was a glaring one. Already Protestant England had become a world power and was on its way to founding one of the great commercial empires; Protestant Prussia was prosperous and powerful; Protestant Holland was already starting the overseas trade that in time would offer it the title of empire. A traveller from northern and central Europe down into France, the Iberian peninsula, and Italy would be struck by the contrast in economic welll-being, standard of living, and general education of the people. The northern and the central nations, predominantly Protestant, had none of the starvation and endemic poverty exhibit down south. Classical capitalism was off on its first flight and the Protestant nations were ready to take advantage of it. The statesmen and kings in southern Europe held Rome and the papacy primarily responsible for that degrading difference them and their Protestant counterparts." Malachi Martin, Ibid., pp. 155-156.[9] Học giả Da-tô Charie Nguyễn ghi nhận: “Hầu hết các tu sĩ là những kẻ đại gian đại ác ngụy trang dưới lớp áo đen, áo đỏ, áo trắng đóng vai đạo đức giả phỉnh gạt tín đồ. Bề ngoài, họ làm ra vẻ thuận thảo với nhau, thật sự bên trong nội bộ, họ ganh tị tranh đua nhau và sẵn sàng hạ thủ nhau để tranh quyền đoạt thế. Họ dùng đủ mọi thủ đoạn để bòn rút tiền bạc xương máu của giáo dân, để xây nhà thờ nguy nga đồ sộ chỉ cốt để họ được vênh vang với đời. Mái nhà thờ của họ càng rộng lớn bao nhiều, càng che khuất ánh sáng mặt trời chân lý bấy nhiêu. Các bức tường của nhà thờ càng cao bao nhiêu càng ngăn cách giữa con người với nhau bấy nhiêu. Giáo sĩ là những con ký sinh trùng vừa ăn bám, vừa phá hoại xã hội. Họ tội lỗi cùng mình lại nắm quyền tha tội cho đám tín đồ vô tội hoặc ít tội hơn họ. Họ thực sự là một bọn ăn cướp nguy hiểm hơn bọn cướp thường vì những kẻ cướp thường đều bị luật pháp trừng trị. Trái lại, bọn cướp đội lốt giáo sĩ lại được giáo dân tôn kính, đi lại tự do vênh váo và được xã hội tâng bốc là “những vị lãnh đạo tinh thần”. Tất cả các tệ nạn này đều phát xuất từ sự thiếu hiểu biết của đại đa số giáo dân. Do vậy, việc giáo dục khai sáng tâm linh là vô cùng cần thiết để cứu nước và bảo vệ nền văn hóa nhân bản rất cao đẹp của dân tộc ta mà tuyệt đối đa số giáo dân không hề biết tới.”[10] NHỮNG LAO NÔ TRONG CÁC CÔNG TRƯỜNG XÂY CẤT Muốn biết rõ tình trạng khốn khổ của những người dân bị cưỡng bách làm lao nô phục dịch trong các công trường xây cất các đường xá, dinh thự, nhà thờ, tu viện, chủng viện, trường học, nhà thương và hàng trăm cơ sở khác của Giáo Hội La Mã, chúng ta có thể tìm hiểu một trong ba trường hợp dưới đây: a.- Đời sống và tình trạng làm việc của những người dân phu trong các đồn điền cao su ở trong các tỉnh trong vùng cao nguyền miền nam Trung Việt và miền Đông Nam Việt trong những năm trước tháng 8 năm 1945. b.- Đời sống và tình trạng làm việc của những người dân phu tại các mỏ than ở Hòn Gay, Cẩm Phả và Uông Bí vào những năm trước tháng 8 năm 1945. c.- Xem phim bộ Tần Thủy Hoàng gồm 32 cuốn công ty Điện Ảnh Trans-continental Video thực hiện vào khoảng cuối thập niên 1980 để biết đời sống và tình trạng làm việc của những người lao nô bị cưỡng bách phục dịch trong công trình xây cất Vạn Lý Trường Thành. Hàng mấy trăm ngàn lao nô Việt Nam bị cưỡng bách phải phục dịch trong các công trình xây cất các nhà thờ, chủng viện, tu viện, dòng tu, trường học, nhà thương và các công trình kiến trúc khác của Giáo Hội La Mã tại Việt Nam. Về thực phẩm ăn uống thì chắc chắn là họ chẳng bao giờ được ăn no đủ. Về quần áo, không những không có để mặc cho đủ ấm, mà phải nói là rách rưới tả tơi. Về nhà ở thì lại càng tồi tệ đến cùng mức của tôi tệ. Về tình trạng làm việc, họ bị phân chia thành từng nhóm ít nhiều tùy theo công việc từ 3 đến 10 người, giống như các đơn vị trong quân đội. Mỗi nhóm làm việc dưới quyền một tên cai đốc công mà phần lớn là tín đồ Da-tô với cái hình chữ thập đeo lủng lẳng ở trước ngực và mặt mày lúc nào cũng hiện lên vẻ hung hăng dữ tợn, tay cầm roi mây hay thanh tre sẵn sàng quất tới tấp vào thân thể những người lao nô dưới quyền của hắn. Tình trạng này không khác gì tình trạng của những người lao nô phục dịch tại các công trường xây cất Vạn Lý Trường Thành trong phim bộ Tần Thủy Hoàng mà chúng tôi vừa mới giới thiệu ở trên. Nếu muốn biết rõ hơn, quý vị nên tiếp xúc với những người lớn tuổi đã từng chứng kiến tình cảnh của những người dân phu làm việc trong các đồn điền cao su ở miền Nam hay trong các mỏ than ở Hòn Gay, Cẩm Phả và Uông Bí vào những năm tháng trước tháng 8/1945 thì sẽ hiểu rõ hơn. Người viết đã từng đến tận đồn điền cao su Thuận Lợi (Đồng Xoài, quận Đôn Luân trong tỉnh Phước Long) thăm người anh bà con (con ông cậu) và tiếp xúc vối một số anh em công nhân ở đây, được biết là đời sống của họ (từ miếng ăn, chỗ ở, giờ giấc làm việc, cung cách đối xử của bọn cai phu và ban quan lý) quả thật là kinh khủng ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Nói chung, đời sống của những người bị cưỡng bách phải làm lao nô phục dịch cho các công trường xây cất các nhà thờ, tu viện, chủng viện, dinh thự và các cơ sở khác của chính quyền bảo hộ và của Giáo Hội La Mã cũng khốn khổ điêu đứng như đời sống của các anh em công nhân tại các công trường khai thác than đá ở Uông Bí, Hòn Gay, Cẩm Phả hay đời sống của các anh em công nhân trong các đồn điền cao su ở Cao Nguyên Nam Trung Kỳ và các tỉnh ở miền Đông Nam Kỳ hoặc là tại các nhà máy kỹ nghệ ở trong các thành phố lớn trong lãnh thổ Đông Dương. Các nhà xã hội học phải gọi đó là những cảnh địa ngục trần gian. Họ phải lao động từ 12 đến 13 giờ một ngày, 6 ngày một tuần dưới những làn roi của những tên cai phu hung hãn người Việt vong bản không còn một chút tình người. Đọc lịch sử nước Pháp và lịch sử các nước kỹ nghệ Âu Mỹ, chúng ta thấy cảnh tượng của anh em công nhân làm việc trong các nhà máy kỹ nghệ ghê gớm như thế nào, từ đó chúng ta có thể hình dung ra cảnh tượng người công nhân Việt Nam ta làm việc trong các đồn điền cao su, trong các công trường khai thác quặng mỏ và trong các nhà máy kỹ nghệ tại các thành phố lớn ở nước ta. Họ phải làm nhiều, làm khổ cực, làm trong những điều kiện rất bất lợi cho sức khoẻ. Riềng về anh em công nhân trong các nhà máy kỹ nghệ, họ phải làm việc trong xưởng máy thiếu không khí, phải lanh tay theo nhịp của máy quay. Nếu lơ là hay không lanh lẹ đúng mức thì sẽ bị trừng phạt. Thảm trạng này đã khiến cho anh em công nhân cảm thấy hết sức đau buồn tủi nhục và vô cùng uất ức. Ảnh http://baoquangninh.com.vn/ Chúng ta hãy nhìn vào đời sống của anh em công nhân trong đồn điền cao Mimot ở Cao Mên và Michelin ở Phú Riềng để suy ra tình cảnh khốn khổ của các anh công nhân tại các công trường khai thác mỏ than và đời sống của những người bị cưỡng bách làm lao nô phục dịch trong các công trường xây cất các dinh thự, các nhà thờ và các cơ sở khác của chính quyền bảo hộ và của Giáo Hội La Mã. Đời sống khốn khổ của anh em đồn điền cao su Minmot và Michelin được sách Việt Nam 1920-1945 ghi nhận như sau: “Đánh đập, giam cầm, bỏ đói. “Thái độ chủ nô của những tên chủ tá điền người Âu” (lời biện lý Dupré) đã gây căm hờn trong lòng phu phen đồn điền, óan hận xúi họ nổi dậy chống trả bởi vì họ không thể hủy giao kèo, hoặc chạy trốn mà không sao thoát được, tình cảnh ấy khiến họ hoặc tự tử hoặc giết người. Trong tập tiếng Pháp giai cấp vô sản tại các đồn điền cao su miền Nam, 1927-1937, (Paris 1975) Pierre Brusseur (Pierơ Bờrôsơ) đã kể lại diễn biến ngày 26/9/1927, vụ mưu sát giám thị Monteil khét tiếng tàn bạo tại đòn điền Michelin ở Phú Riềng, do những người đồng mưu đã thề sống chết có nhau. Trong số 100 phu, có 70 người bị bỏ tù, những người khác bị chết trong rừng sâu hoặc vì chống lại bọn đao phủ của họ, hoặc bị thú dữ ăn thịt hoặc bị chết đói. Tờ trình của ông Delamarre: Ông Delamarre thanh tra chính trị điều tra trong sở cao su Mimot, ngày 27-28/3/1928. Sở này ở Cao Mên gần ranh bắc Nam Bộ. Cu li toàn là người Bắc: Giờ làm: Chủ sở nói với tôi về giờ làm: 5 giờ rưỡi điểm danh, 6 giờ khởi đi, làm đến 11 giờ ngưng ăn cơm, 12 giờ rưỡi làm lại đến 5 giời chiều. Nhiều người cu li khai rằng: Họ thức dậy 3 giờ khuya, 4 giờ tựu tập. Số người độ một ngàn, chắc chắn là khởi hành trước 4 giờ rưỡi, trưa ngừng thật một giờ rưỡi, nhưng họ nói tới chạng vạng tối mới được trở về trại. Theo lời ông chủ sở, tính ra 10 giờ lao động, từ 5 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Chỗ làm xa 5 hay 6 kilomét. Người cu li kể cả giờ làm cùng giờ đi tất cả 11 giờ hay 11 giờ rưỡi. Tiền công, tiền chặn lại, tiền cúp phạt: Giao kèo 3 năm, tiền công đàn ông 40 xu, đàn bà 30 xu, ngày nghỉ không có lương. Trong số đó, người ta chặn lại tiền gạo, tiền cho mượn trước, tiền cúp phạt. Người cu li chỉ được lĩnh 3 đồng bạc mỗi 15 ngày làm, hoặc bốn đồng nếu đã hoàn xong tiền mượn trước (người ta thấy độ một năm mới trả xong). Với số tiền ấy, làm sao người cu li có thể mua thêm đồ ăn uống, hoặc áo quần cùng những món đồ dùng cần thiết? Mỗi người cu li cần thức ăn trung bình dộ 3,000 calori. Với phần gạo ăn hàng ngày 600 gram gạo mỗi người chỉ được 2,300 calori, thiếu 700 calori. Song người cu li không phải là cái máy nghề nông hễ đổ gạo vào là chạy được. Người thiếu ăn dễ vướng bệnh, nhất là sốt rét rừng, dễ thất chí, không màng tới việc bị đánh đập bởi bọn giám thị đốc xuất. Trước mắt các ê kíp (toán lao công), chỉ có ba giải pháp: đào tẩu, nổi lọan hoặc chết mòn vì bệnh họan. Tháng hai vừa qua, 280 người cu li đào tẩu trốn thoát. Nhà ở: Cu li ở trong mười cái nhà dài lớn, vách bằng tre đương, nóc lợp lá hoặc bằng thiếc (tôn) dợn sóng (tole ondulée). Nhà cất hai hàng song song với nhau, mỗi bên năm cái, ở giữa chừa mỗi khoảng đất trống rộng rãi. Mỗi nhà có thể chứa lối một trăm người. Bên trong, dài theo chiều một vách ván ngăn là một cái sập giường bằng tre đương. Mấy người cu li cùng dùng những phên tre mà sắp xếp thành những căn phòng nho nhỏ. Nóc nhà không đủ kín mít: Nóc lợp lá dừa không đủ dày nên có một vài chỗ dột. Nóc lợp thiếc (tôn), chỗ hai mái nhà ráp lại trên nóc, không có miếng tôn đè lên nhau, để hở ra một khoảng trống cỡ bàn tay, nước mưa tuôn vào ở đó. Hơn nữa, nhà cất ngay trên mặt đất. Nước mưa tràn vào nhà biến nền nhà ra đất bùn lầy. Tôi tin chắc như vậy khi tôi viếng đồn điền này ngày 26 (tháng 3 năm 1928) buổi sáng sau một cơn mưa lớn. Chỉ đắp nền nhà thêm chút ít, và đào mương xung quanh khóm nhà cho nước chẩy là xong. Xung quanh khóm nhà thật dơ bẩn. Nước uống và tắm rửa: Toàn thể cu li đều gào thiếu nước. Trước cửa mỗi cái nhà lớn, về nước uống dự bị chỉ có một cái thùng thiếc chứa nước. Sớm mai, cu li đi chở nước về, buổi chiều, sau khi đi làm về, họ phải đi chở nước cần thiết. Họ về tối quá, sau số giờ làm việc đằng đẵng, thì họ do dự (ngại) đi xuống đồi gánh nước leo lên cái dốc 65 thước. Thiếu nước, muốn tắm rửa, họ phải đến suối nước ở chân đồi. Thế nên họ ở dơ ( bẩn), nhiều người đầ ghẻ chốc (lờ), chí rận trên đầu cùng khắp thân thể. Trong các vùng truyền bệnh sốt rét rừng, những người khởi vướng (mới nhuốm bệnh) mà tắm nước lã thì tức khắc phát sốt rét. Cu li cho là nước độc nên họ không tắm nữa. Ngòai ra, những trường hợp bệnh ỉa chẩy mà tôi đã chứng kiến ở Minot. Nước suối ở chân đồi phải chăng đã nhiễm phẩn vì cu li không có nhà tiêu, họ ỉa xuống những hố đào dọc theo đường triền đi xuống suối. Hành hạ, trừng phạt đánh đập: Cu li than trách bị đối xử bạo tàn ngược đãi, đặc biệt nhât là giám thị Verhelst cùng bọn cai dưới quyền của y. Ngày 21/3 (1928), sau khi điểm danh khoảng 4 giờ rưỡi 5 giờ, lối 12 người cu li trốn đi bị bắt lại, bị bắt nằm sấp dài trước mặt những người cu li tề tựu, rồi theo lệnh d’ U rsel chủ sở, bọn cai và giám thị đánh mỗi người 20 roi cá đuối. Sự việc này ông d’ Ursel nhìn nhận trong khi ông khai với tôi vào ngày 28/3 (1928). Chính Verhelst nói lại với tôi, cu li không có cho tôi biết trong khi điều tra. Đêm hôm sau cuộc hành hạ này, ba người cu li người Bắc trốn đi. Chỉ một mình Lê Văn Tạo số 649, bị bắt lại liền. Tạo nguyên quán làng Cu Thông, huyện Cầu Giang (Hải Dương), 33 tuổi, cố thân (bán thân) để gửi tiền về nuôi vợ và ba đứa con ở lại ngòai Bắc. 11 giờ đêm, Verhelst ra lệnh trói dựa lưng Tạo vào một cây cột hàng ba, hai tay còng chéo sau cây cột, để người cu li (Tạo) đứng như vậy suốt đêm, Sáng mai, 22/3 (1928), trời chưa sáng, Verhelst dẫn Tạo hai tay còng ra trước đám cu li tề tựu để điểm danh dưới ánh đèn dầu lửa. Y ra lệnh cho cai ê kip (toán lao công) nắm chân còn một người nữa nắm tay dơ (nâng) Tạo lên khỏi mặt đất, quần bị tuột đi, Verhelst tự tay đánh 26 đòn bằng roi cặc bò, những dấu toét thịt chẩy mủ khi tôi khám người cu li này vào ngày 27/3 (1928). Lê Văn Tạo sau khi bị đánh, liền bị tống đi làm không băng bó. Verhelst đánh đòn ba người đàn bà, một người có thai: Ngày 23/3 (1928), gần cuối ngày, tại sở làm xa làng Đông độ 2 cây số rưỡi, thùng nước do một người cu li gánh bằng thùng thiếc đem đến cho người làm uống, nước đã hết. Vài người trong đám người làm ở đây khát nước, bỏ làm để đi uống nước. Dọc đường họ gặp Verhelst đàng kia đi lại, họ bị y bắt dẫn trở lại sở làm. Sau khi điều tra, y thả những người có xin phép đi uống nước, rồi giữ lại ba người đàn bà, Nguyễn Thị Tuơng số 9, 21 tuổi, vợ tên cai Nguyễn Văn, hiện đang học y tá ở nhà thương Kompong Cham; Nguyễn Thị Liên số 1021, góa chồng, 30 tuổi, có bầu 6 tháng; Nguyễn Thị Nhơn, 36 tuổi, mẹ 3 đứa trẻ, và tên trai trẻ Nguyễn Văn Ty, số 312, 19 tuổi. Verhelst ra dấu bảo họ nằm sấp xuống đất, rối với một cái roi mây lớn bằng ngón tay, chỗ tay cầm có quấn giây thép. Y đánh trên mông đít rồi tới bắp đùi ba người đàn bà mỗi người 10 roi. Nguyễn Văn Ty bị 20 roi. Verhelst khai rằng y chỉ đánh mỗi người đàn bà 3 roi, còn Ty 10 roi. Song theo y sĩ khám sát thì mỗi người đàn bà bị ít nhất là 10 roi, còn Nguyễn Văn Ty 20 roi, có một chỗ da bị toét dài 5 phân, ngang 2 phân ruỡi. Trần Văn Chi số 281, là người gánh nước cùng tên cai Nguyễn Văn Bút, số 288, chứng kiến việc đánh đập ấy nhận chắc số roi mà mấy người tố cáo đã khai. Bốn người bị đánh quả quyết Verhelst đã dùng cái đầu roi có quấn giây thép mà đánh họ. Sự này, người gánh nước Trần Văn Chi chứng thực (Báo La Résurrection số 1, Paris, tháng chạp 1928)”.[11] Bản văn trên đây cho chúng ta thấy rõ đời sống khốn khổ của anh em công nhân đồn điền cao su Mimot. Thiết nghĩ rằng đời sống của anh em trong các đồn điền cao su khác và đời sống của các anh em công nhân trong các công trường khai thác các quặng mỏ cũng giống như vậy. Những người bị cưỡng bách đi làm lao nô phục dịch trong các công trường xây cất đường xá, cầu cống, dinh thự, nhà thờ và tất cả các cơ sở khác của chính quyền bảo hộ và của Giáo Hội La Mã hoặc là cũng giống như vậy, hoặc là có thể tệ hơn vì rằng bọn cai phu đốc công không cần nghĩ đến sức khoẻ làm việc lâu dài của anh em lao nô và vì muốn thị oai do cái bản chất làm oai làm phách, hách dịch, ngang tang và gian ác mà chúng đã học được ở trong xã hội Da-tô. Vấn đề này đã được người viết trình bày rõ ràng ở trong Chương 4 trước đây. Nếu đã từng xem cuốn phim Tần Thủy Hoàng trong phần nói về thảm cảnh của những người lao nô phục dịch trong công trường xây cất Vạn Lý Trường Thành, chúng ta có thể hình dung ra tình cảnh khốn khổ của những người dân bị cưỡng bách đi làm lao nô trong các công trường xây cất những kiến trúc của nhà nước bảo hộ và của Giáo Hội La Mã ở nước ta. những người ăn mày thời Pháp thuộc: 4, 5 người quanh 1 cái quán nghèo nàn. Qua những phần trình bày trên đây, chúng ta có thể suy ra, cứ mỗi một ngôi nhà thờ vươn lên với tháp chuông cao chót vót lên đến tận lưng trời thì lại có một số dân ta làm lao nô tại đây đã chết đi vì kiệt sưc và vì “đòn thù” của những “người bên giáo” đối với “người bên lương” vốn đã có hiềm khích sẵn từ thời Văn Thân với những chiến dịch Bình Tây Sát Tả trong những năm 1885-1895, và nhà thờ càng lớn, tháp chuông càng cao bao nhiêu thì con số lao nô ngã ngục tại đây càng nhiều hơn. Mỗi một ngôi nhà thờ được hoàn thành, tùy theo mức to lớn vĩ đại của nó, con số lao nô phải ngã gục rồi tắt thở vì kiệt sức có thể lên tới vài ba người và cũng có thể lên đến hàng chục hay hàng trăm. Tới đây, chúng ta hãy làm một bài toán tính xem vào thời điểm năm 1945, trong toàn lãnh thổ Việt Nam: 1.- Có bao nhiêu ngôi nhà thờ thuộc loại lớn như nhà thờ Long Xuyên (Hậu Giang), Đức Bà Sàigòn, Sa Cát (ở kế bên Đầu Cầu Bo, tỉnh Thái Bình), v.v… với gác chuông cao chót vót như nhà thờ Phú Nhai (Nam Định) hay nhà thờ Tràng Lũ (xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), 2.- Có bao nhiêu nhà thờ cỡ trung trung như nhà thờ Tân Định (Sàigòn- Gia Định), 3.- Có bao nhiêu ngôi nhà thờ thuộc loại nhỏ như nhà thờ ở Thị Xã Rạch Giá hay nhà thờ Ba Chuông ở trên đường Trương Minh Ký (xã Tân Sơn Hòa, quân Tân Bình, Giá Định). Sau đó, chúng ta làm con tính để biết con số lao nô đã mất mạng khi phục dịch xây cất những ngôi nhà thờ này. Chỉ tính riêng con số nạn nhân bị giết hại, bị tàn sát và bị cưỡng bách phải làm lao nô phục dịch trong các công trường xây cất hàng ngàn ngôi nhà thờ từ nhỏ bé ở nơi đồng quê hẻo lánh cho đến những ngôi thánh đường đổ sộ nguy nga tráng lệ như nhà Thờ Đức Bà Sàigòn, nhà thờ Tân Định, nhà thờ Vĩnh Long, nhà thờ Long Xuyên, nhà thờ Phát Diệm, nhà thờ Phúc Nhạc, nhà thờ Phú Nhai, nhà thờ Sa Cát (ở đầu Câu Bo, tỉnh lỵ Thái Bình, nhà thờ Cao Mộc (Phụ Dực, Thái Bình), nhà thờ Tràng Lũ (Phụ Dực, Thái Bình), nhà thờ Ninh Cù (Thụy Anh, Thái Bình), nhà thờ chánh tòa tại Huế, nhà thờ Hà Nội, v.v..., chắc chắn không phải là mấy trăm, mà là mấy ngàn hay mấy chục ngàn. Nếu tính chung con số nạn nhân bị giết hại, bị tàn sát và bị cưỡng bách phải làm lao nô phục vụ cho công việc xây cất hàng ngàn ngôi nhà thờ và hàng trăm công trình kiến trúc khác của Giáo Hội tại Việt Nam từ năm 1862 cho đến năm 1945), tổng chung lại, chúng ta sẽ thấy con số nạn nhân lớn hơn gấp bội phàn. Với con số nạn nhân này, ta có thể nói, mỗi một ngôi nhà thờ Thiên Chúa giáo vươn lên là vươn lên trên tiền của, mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân ta. Tùy theo mức độ to lớn và nguy nga tráng lệ, nhà thờ càng vĩ đại to lớn, càng kỹ xảo tinh vi và tháp chuông càng cao bao nhiêu, thì tiền của, mồ hồi, nước mắt và xương máu của nhân dân ta đổ vào đó càng nhiều. Tất cả những tiền của, mồ hôi, nước mắt và xương máu này đều do vịệc Giáo Hội La Mã đã dựa vào quyền lực của chính quyền bảo hộ suốt trong thời kỳ 1862-1945 để vừa chiếm đoạt tài nguyên quốc gia, vừa ăn cướp của cải trong kho và trong cung điện triều đình nhà Nguyễn, vừa ăn cướp trong cuộc hành quân tiến vào các làng lương truy lùng và tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta, vừa cưỡng bách nhân dân ta phải đóng góp bằng chính sách thuế khóa và sưu dịch. Đây là món nợ máu mà Giáo Hội La Mã còn mang nợ đối với dân tộc Việt Nam. Kết thúc chương này, Có đã từng là nạn nhân của Giáo Hội Mã mới thấu hiểu được nỗi thống khổ và mối hận lòng của các dân tộc đã từng phải quằn quại dưới ách thống trị bạo tàn của các chế độ đạo phiệt Da-tô. Có từng là nạn nhân trong các cuộc hành quân của các đạo quân thập tự với những hành động đốt nhà, đốt chùa, phát đình, phá miếu, hãm hiếp đàn bà con gái, bắn giết bừa bãi không gớm tay và cướp đoạt tài sản mang đi, thì mới biết rõ bộ mặt thật kinh tởm của những người tín đồ Da-tô.Nếu dân tộc Do Thái, những người dân Tin Lành Âu Châu, những người dân Chính Thống Giáo ở vùng bán đảo Ba Nhĩ Can, những người dân Hồi Giáo ở bán đảo Tây Ban Nha và ở vùng Palestine, và các dân tộc Da Đỏ ở Trung và Nam Mỹ không quên được mối hận thù của họ đối với Giáo Hội La Mã, thì chắc chắn là nhân dân ta cũng sẽ đời đời không quên được món nợ máu này đối với Tòa Thánh Vatican. Cũng vì thế mà những ngôi nhà thờ, những chủng viện, tu viện, trường học, nhà thương và tất cả các cơ sở khác của đạo Da-tô đang nằm chềnh ềnh trên đất nước Việt Nam ngày nay chỉ là những gì gợi lên trong lòng người Việt Nam yêu nước một mối căm hờn tủi nhục và cũng là một vết nhơ trong lịch sử của cái thời “trăm năm nô lệ giặc Tây” và “gần 21 năm dưới ách thống trị của hai chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm cùng với chế độ quân phiệt Da-tô Nguyễn Văn Thiệu.” Cũng vì thế mà người viết mong mỏi mỗi người Việt chúng ta nên ý thức hành động theo cương vị của mình: a)- Là tín đồ Da-tô, mỗi lần đi đến nhà thờ ở Việt Nam xin hãy hình dung đến thảm cảnh trên đây của dân tộc Việt Nam suốt trong thời 1858-1945 trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam cũng như những năm 1954-1975 ở miền Nam Việt Nam, và xin hãy tự vấn lương tâm. Bằng không, thì có lẽ các bạn đã bị nhồi sọ thành những người “cúi đầu trên bốn chân để từ con người trở về nguồn gốc của con người súc sinh.” (lời của nhà báo Long Ân) b)- Bất kỳ chính quyền Việt Nam nào được coi là thực sự của nhân dân cũng phải có trách nhiệm đòi hỏi Giáo Hội La Mã: - Phải chính thức xin lỗi chính quyền và dân tộc Việt Nam, - Phải nhận lãnh trách nhiệm về những rặng núi tội ác chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ từ giữa thập niên 1780 cho đến ngày 30/4/1975, - Phải thanh toán sòng phằng món nợ máu này cho dân tộc Việt Nam. Nếu không, chính quyền đó sẽ bị coi như là chưa làm tròn trách nhiệm với lịch sử, đối với dân tộc và sẽ bị lịch sử phán xét. [6] Vu Tam Ích, A Historical Survey Of Educational Developments in Vietnam (Lexington, KY:University of Kentucky, 1959), p. 67. [7] Nguyễn Thế Anh, Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1970), tr. 256. [8] Loraine Boettner, Ibid., p. 273. [9] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1984), pp 155-156. [10] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Đi?m, 2001), tr. 63-64. [11] Ngô Văn. Sđd., 385-388. ________________ Bài đọc thêm: - Kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc © sachhiem.net
|