GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH21.php

9 Feb, 2008

 

CHƯƠNG 21


GIÁO HỘI VẬN ĐỘNG PHÁP LẦN THỨ NHẤT,
NHƯNG KHÔNG THÀNH CÔNG


Vào đầu thập niên 1640, mọi sách lược hành động  trong Giai Đọan I ở Việt Nam  đã thực hiện xong, và đã có đầy đủ tin tức tình báo chiến lược cần thiết cho việc xuất quân tiến chiếm  Việt Nam. Giáo Hội bắt đầu tiến sang giai đoạn II. Vào những năm này,  điệp viên  Alexander de Rhodes với danh nghĩa là  một linh-mục  thuộc Dòng Tên người Pháp, được Tòa Thánh Vatican sai phái đến tận triều đình Paris để thuyết phục Pháp Hoàng Louis XIV (1638-1715) hợp tác với Giáo Hội La Mã  trong vịêc xuất quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam. Việc này giống y hệt như trường hợp Tòa Thánh Vatican đã vận động và cấu kết với triều đình Tây Ban Nha đem quân đi đánh chiếm các vùng đất ở Châu Mỹ La Tinh và Phi Luật Tân vào đầu thế kỷ 16. Ngày nay, sách sử nói về việc chính quyền Pháp xuất quân đánh chiếm Việt Nam cũng đều nói đến vai trò của ông Linh-mục điệp viên Alexander de Rhodes và  bản văn báo cáo tin tức tình báo chiến lược của ông ta gửi về Vatican và Pháp. Trong cuốn "Vietnam: Why: Did We Go?”, sử gia Avro Manhattan,  cũng nhắc tới sự kiện này mà người viết đã ghi rõ trong chương  nói về “Đòan Ngũ Hóa Tín Đồ” trước đây. Sách "Kitô Giáo: Từ Chất Đến Huyền Thoại" ghi lại lời của ông linh mục gián điệp này kể lại việc chuẩn bị đi Paris để vận động nước Pháp xuất quân đánh chiếm Đông Dương. Đoạn văn này như sau:

"Tôi  tin rằng", ông (Alexandre de Rhodes) viết, "Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh sĩ để chinh phục toàn thể Phương Đông. Cũng như ở đó,  tôi sẽ có cách để chọn được nhiều giám mục vốn là các cha và các thầy của chúng ta ở trong các nhà thờ. Tôi rời La Mã ngày 11 tháng 9 năm 1652 với ý định đó." Nguyên văn:"J'ai cru que la France, écrivait il, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l' Orient, que j'y trouverais moyen d'avoir des évêques qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Eglises. Je suis sorti de Rome à ce dessein, le 11 Septembre 1652."[i]

Cũng may cho dân tộc ta là lúc đó Pháp Hoàng Louis XIV (1638-1715) không thiết tha với việc cấu kết với Tòa Thánh Vatican để lao vào cuộc phiêu lưu quân sự này vì nhiều  lý do:

1.- Một phần là do  nước Pháp  đang bận tâm chuẩn bị phát động các cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi tại lục đia Âu Châu. Hơn nữa, nội bộ nước Pháp lúc đó cũng ở trong tình trạng hỗn loạn do việc chính quyền và tín đồ Da-tô đang tiến hành "chính sách bất khoan dung" đối với những thành phần thuộc giáo phái Tin Lành Calvin. Bản văn dưới đây trích ra từ sách Living World History cho chúng ta thấy rõ tình trạng nước Pháp lúc bấy giờ:

"Cuộc chiến  thứ nhất (do Pháp khởi hấn)  bùng nổ vào năm 1667 khi quân đội Pháp (Da-tô La Mã) tràn vào đất Bỉ của Hòa Lan. Lo sợ cho nền an ninh của nước họ, người Hòa Lan (Tin Lành)  thành lập một liên minh quân sự để chặn đứng cuộc xâm lăng này khiến Pháp Hoàng Louis XIV ngưng tiến quân. Cho là người Hòa Lan can thiệp vào việc làm của Pháp, Pháp Hoàng vận động thành lập liên minh với Anh và Thụy Điển rồi tấn công Hòa Lan vào năm 1672, châm ngòi cho cuộc chiến thứ hai.  Hòa Lan chống lại mãnh liệt. Năm 1678, Hòa Lan  lại liên minh với Áo và Tây Ban Nha để chống lại Liên Minh Anh – Pháp -Thụy Điển. Cuộc chiến thứ ba cũng do Pháp khởi hấn khi quân Pháp tràn sang chiếm đóng một vùng đất của Áo trên bờ sông Rhine. Hành động xâm lăng này khiến cho các nhà cầm quyền nhiều nước Âu Châu lo sợ, trong số đó có Hoàng Đế La Mã Thánh (Holy Roman Emperor), Tây Ban Nha, Thụy Điển và nhiều tiểu quốc Đức. Các nước này liên kết với nhau thành lập Liên Minh Augsburg để ngăn chặn tham vọng của Pháp Hoàng. Khi Anh quốc gia nhập liên minh này vào năm 1688 thì liên minh quân sự này được cải danh là Đại Liên Minh. Cuộc chiến này kéo dài từ năm 1689 cho đến 1697. mang lại cho Pháp Hòang Louis XIV mốt vài vùng đất ở ngòai biên giới bằng một cái giá thiệt hại rất nhiều về  cả sinh mạng và tiền bạc..Nguyên văn:"The first war, 1667-1668, is called  the War Devolution, or War of the Spanish Netherlands. It began when French armies invaded the Spanish Netherlands (now Belgium). The Dutch fearing for their security, formed a coalition, or alliance, to stop the invasion, and forced Louis to halt his attack. Angered by what he regarded as Dutch interference, Louis bought off  their allies, England and Sweden, and attacked Neitherlands in 1672. After desperate resistance and great peril, the Dutch managed to secure other allies, includinng Austria and Spain, and in 1678 ended this second war by halting the advance of the French king. A third conflict, the War of the League of Augsburg, followed after Louis had seized border districts along the Rhine. His action alarmed Europe, and several rulers - including the Holy Roman Emperor and the rulers of Spain, Sweden, and several German states - formed the League of Augsbursg to curb him. This coalition became the Grand Alliance when England joined it in 1688 . The war - which lasted from 1689 to 1697 - brought Louis a few border territories at the cost of heavy losses in men and money."[ii]

2.- Một phần vì tình trạng tài chánh của nước Pháp lúc bấy giờ đang kiệt quệ do việc phải đài thọ cho các cuộc chiến này và do việc xây cất điện Versailles. Sách sử ghi lại việc xây cất cung điện này như sau:

"Việc xây cất cung điện này hết sức là tốn kém.  Phải sử dụng tới 35 ngàn nhân công và tốn phí lên tới cả môt trăm triệu Mỹ kim (vào thới đó). Chính nhà vua đã phải hủy bỏ sổ sách để cho không có ai có thể biết nhà vua đã chi hết bao nhiêu tiền cho việc xây cất này. Việc duy trì số nhân sự quá lớn  trong triều đình  khiến nhà vua  phải chi tới 60% tiền thuế thâu nhập.  Hơn nữa, việc di chuyển triều đình ra Điện Versailles làm cho chính nhà vua và những người kế nghiệp xa rời quần chúng Pháp. Việc xa rời này gây ra những hậu quả tai hại cho những người kế nghiệp ông sau này.” Nguyên văn: "Versailles was an example of the imprudence of some of Louis' policies. For one thing, it involved enormous expense. Its construction required the labor of 35 thousand men and may have cost as much as as $ 100 million - the king himself destoyed the accounts so no one would know how much he had spent. Maintaining the large court was also a severe financial drain on France, and required approximately six out of evry ten francs collected in taxes. On addittion, by moving his court to Versailles, Louis isolated himself and his  successors from contact with the French people, an isolation that had serious consequences  for Louis' successors.” [iii]     

3.- Phần khác nữa là vì Pháp Hoàng Louis XIV còn đang bận tâm với việc chuẩn bị và thi hành “chính sách bất khoan dung” đối với nhóm dân thiểu số theo đạo Tinh Lành Calvin. Các nhà viết sử ghi lại việc làm này của nhà vua như sau:

“Hành động bất khoan dung về tôn giáo của Vua Louis XIV  làm thiệt hại cho nước Pháp ngang ngửa với việc ông ta cho xây cung điện Versailles. Năm 1685, ông ta cho hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes để tước đoạt quyền tự do thờ phượng của người dân Tin Lành Huguenots. Hậu quả là hàng trăm ngàn người dân cần cù đang làm ăn phát đạt phải bỏ nước Pháp, chạy trốn sang nước Phổ, nước Anh và các thuộc địa Anh ở Mỹ Châu. Hành động này của Vua Louis XIV làm suy yếu nước Pháp về kinh tế vì làm như thế là làm cho nước Pháp mất đi những người dân tiến bộ nhất." Nguyên văn: Loius' religious  intolerance was as damaging as was Versailles. In 1635 he revoked ther Edict of Natntes depriving Huguenots of their freedom of worship. As a consequence, thousands of these prosperous, industrious citizens fled to Prussia, England, and the English colonies in America. Louis' action weakened France economically by depriving the nation of some of its most progressive citizens." [iv]

 

KẾT LUẬN:

Qua phần trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng:

1.- Chính quyền Pháp  của Vua Louis XIV không nghe theo lời thuyết phục của phái đoàn thuyết khách Vatican, cho nên trong lần này, Giáo Hội La Mã đã thất bại trong việc vận động nước Pháp xuất quân đánh chiếm Việt Nam.

2.- Giáo Hội La Mã và các chính quyền đạo phiệt Da-tô mới là thủ phạm đầu tiên và kiên trì cho đến ngày nay trong việc tàn sát và cưỡng bách những thành phần thuộc các tín ngưỡng khác phải rời bỏ quê hương lang thang đi tìm kế mưu sinh ở nơi quê người đất khách.

Ấy thế, trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã  và một số  những người  Việt,  nhất là các tín đồ Da-tô, thường rêu rao rằng chỉ có chế độ độc tài Cộng Sản tàn ác quá mới khiến  cho họ phải bỏ nước ra đi mưu sinh ở nước ngoài.

Tín đồ Da-tô người Việt nói như vậy là vì họ bị nhồi sọ chỉ biết suy tư, phát ngôn và hành động theo lời dạy dỗ của các đấng bề trên của họ. Nhưng trong thực tế, trong cộng đồng người Việt hải  ngoại, cả những người không phải là tín đồ Da-tô  cũng có những luận điệu như những tín đồ Da-tô người Việt.

TẠI SAO? 

Lời giải thích đơn giản nhất và rõ ràng nhất là vì họ không được học những bài học lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã, cho nên họ mới nói những lời y hệt như tín đồ Da-tô "ngoan đạo" người Việt thường nói. Đây cũng là do hậu quả của chính sách ngu dân và  giáo dục nhồi sọ đã được Giáo Hội La Mã cho thi hành ở Việt Nam trong suốt thời kỳ “Trăm năm nô lệ giặc Tây” và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Một trong những dã tâm thâm độc trong chính sách ngu dân này là không cho học  sinh học toàn bộ lịch sử thế giới từ thời Thượng Cổ cho đến cho đến thời hiện đại, và sửa lại những sự thật lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại (theo quan niệm của Giáo Hội La Mã)  trong chương trình giáo dục ở các bậc tiểu và trung học ở Miền Nam, nhất là từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay (1975). Việc làm dã man này của Giáo Hội đã làm cho hầu như tất cả những lớp người  thuộc các thế hệ sinh ra và lớn lên trong thời kỳ từ năm 1862-1954 và ở miền Nam Việt Nam 1862-1975 rơi vào tình trạng không biết gì (dốt) về lịch sử thế giới và hiểu biết sai lạc lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại.

Ta có thể nói rằng, Nếu những đứa con hoang trong xã hội không biết gia phả của bố  mẹ chúng như thế nào và dòng họ tổ tiên của chúng ra làm sao, THÌ những người không học lịch sử thế giới là những đứa con hoang trong cộng đồng nhân loại (vì họ không biết những bước tiến của nhân loại từ cái thưở hồng hoang cho đến thời đại văn minh tin học như ngày nay như thế nào) và những người không học quốc sử là những đứa con hoang trong cộng đồng quốc gia (vì họ không biết rằng tiền nhân ta đã phải trải qua  bao nhiêu thiên lao vạn khổ trong các  công cuộc dựng nước, mở nước và giữ nước. Chính vì tình trạng này mà tu sĩ và tín đồ Da-tô mới  bảo nhau rằng “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, “Nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô Tổng Thống”, “Tòa Thánh đánh rắm cũng thơm”, và gần đây nhất là  Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt chỉ biết tuân lệnh của Hồng Y Bertone ở Vatican mới chịu dẹp bỏ tấn tuồng cầu nguyện, cắm thập giá, dựng tượng, dựng lều trong khuôn viên trụ sở Phòng Văn hóa Thông tin, Nhà Văn hóa và Trung tâm Thể dục Thể thao quận Hoàn Kiếm tại số 42 phố Nhà Chung. Những hành động của giới tu sĩ và giao dân mà chúng tôi nên lên ở trên cho chúng ta thấy rằng là họ quả thật là những đứa con hoang trong cộng đồng dân tộc và cũng là những đứa con hoang trong cộng đồng nhân loại.


 

CHÚ THICH

[i] Nhiều tác giả, Ki Tô Giáo: Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại (Wesminster, California, Văn Nghệ, 1996), tr 331 và 334.

[ii]Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1974),  pp. 362-363.

[iii] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Sđd., trang 360-361.

[iv]Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Ibid., P. 361.

© sachhiem.net