GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH11_2.php

10 Sep, 2007


Các bài trong chương 11:  0   1   2   3   4   5  

 

CHƯƠNG 11

(tiếp theo)

XII.- NÓI NGƯỢC HAY ĂN NÓI NGƯỢC NGẠO
VỚI CHỦ TÂM CƯỠNG TỪ ĐOẠT LÝ

 

Một trong những nét đặc thù của Giáo Hội  La Mã cũng như giới tu sĩ và tín đồ  Da-tô là có thói quen sử dụng từ ngữ một cách ngược ngạo mà thông thường gọi là “nói ngược” với chủ tâm “cuỡng từ đoạt lý”. Trong cuốn Công Giáo: Nhận Định Mới Về Tín Lý & Giáo Lý,  Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ ghi nhận rằng Giáo Hội La Mã đã quỷ quyệt đưa ra một số khá nhiều tín lý bịp  bợm và lời dạy nặng tính cách phỉnh gạt rồi dựa vào đó để cãi bựa và lấp liếm những việc làm gian dối và hành động nói ngược của Giáo Hội. Dưới đây là những tín lý bịp bợm cũng như lời dạy và một số những  hành động nói ngược của Giáo Hội mà Bác sĩ Thọ ghi nhận:

“Công Giáo sở dĩ có sự thành công vượt bực là vì biết bắt tay với chính quyền, thao túng được chính quyền ở Âu Châu trong vòng hơn một ngàn năm. Đưa ra được mấy tín lý hết sức hữu hiệu như sau:

Chúa phép tắc vô cùng làm gì cũng được.

Thiên Chúa chỉ mặc khải cho một số tiên tri Do Thái, một số tác giả Tân Cựu Ước, và các Tông Đồ.

Chúa Thánh Thần chỉ đặc biệt soi sáng cho các giáo hoàng, các công đồng. Ngoài ra, trong thiên hạ không ai có được cái diễm phúc ấy.

Kinh Thánh là Lời Chúa, là Chân Lý.

Giáo Hội có độc quyền giải thích Kinh Thánh.

Giáo Hội dạy làm sao, con chiên phải vâng phục như vậy, không được cãi.

Đức tin vượt lên trên lý trí của con người.

Chỉ có vậy mà ứng dụng vô biên

Ví dụ nói rằng con tàu Nôe (100m x 17 x 10): to già lắm là bằng 30 căn apartmentt 2 buồng theo tiêu chuẩn Mỹ) có thể chứa được 10 triệu (5 triệu x 2 đực và  cái) các giống vật lớn nhỏ trong trời đất mỗi thứ hai con, đã được Nôe bắt đem về trong một thời gian kỷ lục - chắc không tới một năm – Và nói rằng vài trăm tỉ tỉ người từ tạo thiên lập địa đến tận thế sẽ sống lại chịu phán xét chung ở trong cánh đồng Josaphat - rộng giỏi lắm là ngàn mẫu tây ở nước Do Thái.

Nếu có ai nêu lên nghi vấn rằng tàu Nôe hay cánh đồng đó quá chật, khồng thể chứa được nhiều như vậy, thì sẽ được trả lời: Chúa phép tắc (vô cùng) làm gì chẳng được.

Mặc dầu Matthew chép: “Đức Mẹ không đi lại với thánh Giuse cho đến khi sinh con đầu lòng (Matthew 1: 18: Et non cognoscebat eam donec peperit filium suum primogenitum. Các bản dịch sau này dịch trại đi là :trước khi ông bà về chung sống với nhau); mặc dầu Matthew và Luke chép rõ Đức Chúa Giê Su có nhiều anh chị em (Matthew 13:55-56; Matthew 12:46; Mark 6:3; mặc dầu dân làng Chúa Giê Su công nhận Chúa là con thánh Giuse (Mark: 6:3; Matthew 13:55; John 6:42; Lụke 33:23, mặc dầu Tin Lành ngày nay không tin Đức Mẹ đồng trinh trọn đời, Giáo Hội vẫn công bố Đức Mẹ đồng trinh trọn đời.

Mặc dầu Chúa phán Ngài sẽ xuống lại rất mau. Chưa đi hết một vòng các tỉnh Do Thái, Ngài đã tái lâm (Matthew 10: 23). Hoặc Ngài sẽ xuống, khi nhiều người đương thời còn chưa chết (Mark 9:1; 13:2; Luke 9:27), Giáo Hội vẫn đoan quyết Chúa không hề nói như vậy.

Mặc dầu Chúa long trọng tuyên bố không đem hòa bình xuống cho thế gian (Luke: 12:51; (Matthew  10:34), Chúa vẫn được coi như là Đấng mang lại hoà bình cho nhân loại.[1]

Trên đây chỉ là một số trong những hành độn nói ngược đã ghi nhận và được bác-sĩ Thọ nêu lên trong tác phẩm trên đây của ông, người viết cũng xin ghi lại  một số trường hợp mà bất kỳ ai cũng biết hay có thể kiểm chứng được.

 


XII.  1.- SỬ DỤNG CỤM TỪ BẢO VỆ CHÂN LÝ

 

Chúng ta thấy trong những năm chót của thế kỷ 20, Giáo Hoàng John Paul II ít nhất đã có hai lần (có khi nhiều hơn) sử dụng cụm từ bảo vệ chân lý  với ý đồ nhập nhằng  xí xóa  hay nại lý do chạy tội cho những việc làm tội ác của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua. Đáng kể nhất là khi cáo thú tội ác với Chúa vào ngày Chủ Nhật 12/3/2000 tại Quảng Trường Peter (Rome), Ngài nói:

"Chúng tôi xin được tha thứ vì những..., vì việc sử dụng bạo lực mà một số Kitô hữu  đã dùng trong khi bảo vệ chân lý." [2].

Một  lần khác, Ngài sử dụng cụm từ này trong lời tuyên bố ở nước Pháp. Lần này được ông Phan Đình  Diệm ghi lại như sau:

"Trong lần công du nước Pháp  lần sau cùng, Ngài cáo thú "Tội ác của Giáo Hội về việc sử dụng bạo lực đẫm máu để bảo vệ chân lý." Nhiều tác giả, Sđd, , tr 213. [3]

Chúng ta hãy tìm hiểu việc Giáo Hoàng John Paul II sử dụng cụm từ “bảo vệ chân lý” có hợp lý không?

A..- Trước hết xin nói đến ý nghĩa của động từ bảo vệ. Theo Việt Nam Tự Điển của học giả Lê Văn Đức thì bảo vệ là “che chở, bênh vực, giữ gìn.”  Tự Điển Việt Anh của tác giả Nguyễn Văn Khôn viết: “Bảo vệ là to protect, to defend, to conserve”.

B.- Kế đến là tìm hiểu ý nghĩa của từ chân lý. Cũng theo  hoc già Lê Văn Đực thì chân lý là “cái lẽ thiệt (thật) của sự vật.”  Tự Điển Việt Anh của tác giả Nguyễn Văn Khôn viết “chân lý là truth”.

Thông thường, chúng ta cũng hiểu chân lý là sự thật và được dich sang tiếng Anh là “truth”. Nếu đọc các ấn phẩm viết bằng tiếng Anh của người ngoại quốc, khi nói về sự thật hay chân lý, họ đều sử dụng chữ “truth” cả. Như vậy cụm từ “bảo vệ chân lý”  được chuyển dịch sang tiếng Anh là “to defend the truth”.

Tới đây, chúng ta hãy tìm hiểu xem Giáo Hội La Mã coi cái gì là chân lý của Giáo Hội?

Căn cứ theo lời lẽ trong lời tuyên bố của Giáo Hoàng John Paul II đã nêu ra ở trên, thì chân lý là đạo Ki-tô La Mã. Nói cho rõ hơn, chân lý là toàn bộ hệ thống tín lý Ki-tô cùng với những truyền thống, tập tục và giáo luật của Giáo Hội La Mã. Cái hệ thống này được Giáo Hội gọi là chân lý.

Bản văn trong bài viết Any Religion Claiming “truth” Can Be Danger của tác giả Letty Wambauch đăng trong tờ The News Tribune [Tacoma, Washington] ngày 29/12/2002 và bản văn trong cuốn Tôn Giáo Và Dân Tộc của Giáo-sư Nguyễn Văn Trung mà chúng tôi đã ghi lại trong chương nói về Độc Tài Tôn Giáo: Cha Đẻ Mọi Thứ Tội Ác trước đây (cũng nằm trong Mục IV) đã nói lên rõ ràng về ý nghĩa chữ chân lý hay sự thật mà Giáo Hội La Mã sử dụng theo quan niệm của Giáo Hội. Dưới đây, chúng tôi xin ghi lại những đoạn chính của hai bản văn đó để giúp độc giả dễ dàng kiểm chứng vấn đề này.

Trong bài báo có tựa đề là “Any Religion Claiming “truth” Can Be Danger” (Tôn Giáo Nào Cũng Tự Cho là Chân Lý Có Thể Trở Thành Mối Nguy Hiểm), tác giả Letty Wambauch viết:

"Tôi thành thực không đồng ý với ông Bryan Pollock về quan điểm liên hệ đến bài báo tuyệt vời của ông William Raspherry nói về những sự nguy hiểm của chủ thuyết bảo thủ tôn giáo trên toàn thê giới và đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Bài báo của ông William Raspherry đã trình bày khá rõ ràng rằng bất kỳ hệ thống niềm tin tôn giáo nào mà cao rao rằng "Chân lý tuyệt đối trong tôn giáo của họ" đều có thể đưa đến sự nguy hiểm cho chế độ dân chủ của chúng ta và nguy hiểm cho tất cả các hệ thống niềm tin tôn giáo khác trong nước Hoa Kỳ này.

Những người bảo thủ Hồi Giáo, Kitô Giáo và bất cứ tôn giáo nào cũng đều cho rằng "tôn giáo của họ có chân lý tuyệt đối" như ông Pollock đã cao rao trong lá thư của ông ta. Cái hành động rêu rao rằng tôn giáo của mình có "chân lý tuyệt đối" tự nó là một thái độ cao ngạo và khiêu khích. Quan niệm "chân lý tuyệt đối của một tôn giáo" là một quan điểm triết lý đã được bàn cãi hàng mấy ngàn năm qua. Cuộc tranh cãi đưa đến kết luận là kẻ nào rêu rao có chân lý tuyệt đối về tôn giáo của họ thì  chính kẻ đó là thủ phạm đã đưa đến chết chóc, chiến tranh, phá hoại và bách hại tôn giáo trên toàn cầu.

Cá nhân ông Pollock có thể là một người đầy lòng nhân ái, hào hiệp và khoan dung. Nhưng lịch sử thế giới cho chúng ta thấy niềm tin vào "chân lý tuyệt đối về tôn giáo" rõ ràng là biểu hiệu của kích động phá hoại. Không ai có thể chối cãi được rằng ở Hoa Kỳ, những người quá khích về tôn giáo thường nhân danh tôn giáo của họ làm những điều tội ác khủng khiếp ghê gớm. Mốt số những người này là tín đồ Hồi Giáo, một số là tín đồ Kitô Giáo. 

Hiến Pháp Hoa Kỳ của chúng ta, đã đưa ra những điều khoản sáng suốt để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng theo lương tâm của chúng ta. Hy vọng rằng điều này cũng sẽ bảo vệ cho chúng ta thoát khỏi cái ách bạo quyền thần học và tôn giáo. Tự do tôn giáo và tự do thoát khỏi cái ách tôn giáo là những quan niệm đan kết với nhau. Các bạn không thể nào có tự do tôn giáo mà lại không có tự do thoát khỏi cái ách của tôn giáo, và ngược lại."

[Nguyên văn: "I must respectfully disagree with Bryan Pollock's point regarding William Raspherry' s excellent column about the dangers of fundamentalism worldwide and specially in the U.S. The column pointed out so aptly that any religion belief system that claims to have "absolute truth" can lead to danger for our democracy and all the belief systems within this great Republic.

Islamic fundamentalists, evangelical Christians and other "true believers" profess to have this absolute truth as Pollock claimed in his letter. The act of claiming to have the absolute truth is arrogant and provocative. The concept of "absolute truth" is a philosophical point that has been debated by humans over thousands of years. The battle over who has the truth has lead to death, war, destruction, and religious persecution worldwide.

Pollock as an individual may be loving, giving and tolerant. But history would show that holding the "absolute truth" as a banner is definitely incendiary. No one could deny that radically religious persons in the U.S. have committed terrible acts in the name of their beliefs. Some were Islamic or Christian.

Our Constitution, so brilliantly conceived, protects our freedom to believe as our conscience dictates. Hopefully this will protect us from religious tyranny and theocracy. Freedom of religion and freedom from religion are interlocking concepts. You cannot have one without the other.”[4] 

Trong cuốn Tôn Giáo Và Dân Tộc, Giáo-sư Lý Chánh Trung viết:

"Trong Giáo Hội Công Giáo thì trái lại, khuynh hướng đóng kín và tự mãn hiện diện ngay trên bình diện tập thể, vì Giáo Hội đã tự ý thức mình như một dân tộc được Thiên Chúa chọn lựa và giao cho sứ mạng cứu rỗi nhân loại. Giáo Hội là con đường độc nhất đưa tới Thiên Chúa: "Ngoài Giáo Hội không thể có sự cứu rỗi" (hors de l' Église, point de salut).

Hậu quả của quan niệm ấy là tính cách bất khoan dung (intolérance) của Giáo Hội Công Giáo: Giáo Hội đã được Thiên Chúa ban truyền toàn bộ sự thật cần thiết cho sự cứu rỗi và chỉ Giáo Hội mới có quyền giải thích hoặc khai triển sự thật đó. Tất cả những gì ở ngòai sự thật nói trên hoặc trái với lời giải thích chánh thức của Giáo Hội chỉ có thể sai lầm. Mà Giáo Hội có quyền và có bổn phận tiêu diệt sự sai lầm để bảo vệ sự thật hầu hòan thành sứ mạng cứu rỗi của mình. Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng bạo lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "tà thần", đốt sách vở ngọai đạo và đốt luôn bọn người bị xem là "lạc đạo", nếu không chịu sửa sai.

Những hành động nói trên không phải bắt nguồn từ một khuynh hướng đế quốc mà từ cái ý thức rất chân thành và nghiêm chỉnh của Giáo Hội về sứ mạng cao cả của mình. Thật là cảm động khi nhìn lại cái ý chí sắt đá mà Giáo Hội đã giữ được nguyên vẹn qua bao cuộc thăng trầm trong gần hai ngàn năm lịch sử, để thi hành mạng lịnh cuối cùng của Đức Kitô: "Các con hãy ra đi  dạy dỗ các dân tộc". Điều đáng buồn là một số phưong pháp mà Giáo Hội đã dùng đến để dạy dỗ các dân tộc có tính cách phản giáo khoa.

Sự bất khoan dung khiến cho, trong quá khứ, Giáo Hội không bao giờ chấp nhận tự do trong nội bộ của mình cũng như trong xã hội loài người nói chung. Trong nội bộ Giáo Hội, người Công Giáo không có quyền có ý kiến riêng mà luôn luôn phải theo lời dạy của giáo quyền. Có một ý kiến riêng là đã "lạc đạo" rồi như Giám-mục Bossuet viết: "Người lạc đạo" (hétérique) là người có một ý kiến theo nguyên nghĩa. Mà có một ý kiến là gì? Là một tư tưởng riêng, một tình cảm riêng. Nhưng người Kitô hữu là người Công Giáo nghĩa là con người phổ biến (universel), con người không có tình ý riêng tư mà luôn luôn phải tuân theo tình ý của Giáo Hội không một chút do dự. ” Trong xã hội loài người, Giáo Hội không bao giờ công nhận cho các tôn giáo khác hoặc cho những người không công giáo cái quyền ăn nói ngang hàng với mình, bởi các lý do giản  dị là chỉ có Giáo Hội mới có sự thật mà chỉ có sự thật mới có quyền ăn nói. Người sai lầm thì chỉ có mỗi một quyền sửa sai.[5]  .

Hai bản văn trên đây cho chúng ta thấy rõ Giáo Hội La Mã tự cho:

1.- Cái đạo của Giáo Hội là “chân lý”, và

2.- Cái quyền hay việc “mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng bạo lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "tà thần", đốt sách vở ngọai đạo và đốt luôn bọn người bị xem là "lạc đạo", nếu không chịu sửa sai.”  là  “bảo vệ chân lý”.

Sự thật cụm từ “bảo vệ  chân lý” mà Giáo Hoàng John Paul II nhắc đi nhắc lại nhiều lần là như thế.

Với cái lối “bảo vệ chân lý” như vậy, đối với những người bình thường như chúng ta, quả thật là  không ổn vì nó không những đã không hợp lý, mà còn ngược ngạo nữa. Cái lối sử dụng ngôn từ như thế ta gọi là “nói ngược” và nói theo văn chương gọi là  “cưỡng từ đoạt lý”.

Dưới đây là phần phân tích và chứng minh thêm:

Chúng ta đặt ra vấn đề là "Ai  hay thế lực nào đã làm gì đụng chạm đến quyền lợi của Giáo Hội mà Giáo Hội phải "bảo vệ"?

Trong gần hai ngàn năm qua, với những thành tích "làm sáng danh Chúa" trong tham vọng bá quyền "mở mang nước Chúa" bằng "chính sách bất khoan dung" đối với những nhóm dân thuộc các tôn giáo khác, Giáo Hội La Mã đã gây nên những rặng núi tội ác mà chính Giáo Hoàng John Paul II và các nhân vật cao cấp trong giáo triều Vatican đã phải đứng ra cáo thú vào ngày Chủ Nhật 12/3/2000 tại Quảng Trường Peter trong kinh thành Rome mà cả nhân dân thế giới đều được chứng kiến hoặc là có mặt tại chỗ, hoặc là được nhìn tận mắt qua các màn ảnh truyền hình, hoặc là đọc các bản tin tường thuật đăng tải trên báo chí.

Lịch sử cho thấy rằng, không có một thế lực nào đem quân đến Âu Châu đàn áp tín đồ Da-tô hay bách hại Ki-tô giáo La Mã, vậy thì tại sao Giáo Hoàng John Paul II lại bảo rằng “việc sử dụng bạo lực đẫm máu trong khi bảo vệ chân lý”? 

Giáo Hoàng John Paul II tuyên bố như vậy, quả thật là không thuận tai một chút nào! Thật là vô cùng ngang ngược và đúng là nói ngược! 

Vấn đề đặt ra không phải tự dưng mà Gíao Hoàng John Paul II tuyên bố ngang ngược như vây! Ở trên cõi đời này, cái gì cũng phải có cái nguyên uỷ hay sự khởi đầu của nó. Đây là một quy luật. Lời tuyên bố ngang ngược trên đây của Giáo Hoàng John Paul II cũng không đi ra ngoài quy luật này. Do đó, chúng ta hãy tìm hiểu lời tuyền bố ngang ngược trên đây của Giáo Hoàng John Paul II bắt nguồn từ đâu, vào thời điểm nào và do việc gì hay động lực nào khiến cho nó xẩy ra.

Theo sự hiểu biết của người viết, cái nhân  (cái gốc) của những ý tưởng, ngôn từ và hành động ngang ngược của Giáo Hội La Mã là:

Thứ nhất, đã có ngay từ khi Giáo Hội La Mã mới ra đời vào thế kỷ 4 vì chọn ông thượng đế bạo ngược Jehovah vô cùng quái đản (Levitcus 24: 19-20, 26: 1-18; Exodus 21: 23-25; Deuteronomy 19:21) để thờ phượng mà Giáo Hội gọi là Chân Lý hay Đức Tin của Giáo Hội. Rồi từ đó,  theo gương ông thượng đế bạo ngược này, Giáo Hội cũng suy tư, phát ngôn và hành động ngang ngược giống ý hệt như  ông Chúa Bố Jehovah của Giáo Hội.

Thứ hai, Giáo Hội đã  quá hăng say  “thi hành mạng lịnh cuối cùng của Đức Kitô: "Các con hãy ra đi  dạy dỗ các dân tộc."

Vì đã quá hăng say cái “mạng lịnh cuối cùng của Đức Ki-tô” trên đây và lại ưa thích sử dụng bạo lực để khủng bố tàn sát những người có niềm tin khác với niềm tin của Giáo Hội giống như ông Chúa Bố Jehovah mà Giáo Hội tôn thờ mà Giáo-sư Lý Chánh Trung đã ghi nhận:

Điều đáng buồn là một số phưong pháp mà Giáo Hội đã dùng đến để dạy dỗ các dân tộc có tính cách phản giáo khoa.”

Có điều mà chúng ta cần phải lưu ý là theo các nhà nghiên cứu về Tân Ước thì cái “mạng lịnh cuối cùng của Đức Ki-tô”  trên đây có tới trên 82% không phải là Ông Chúa Con Jesus nói ra mà là do các nhà thần học hoặc là của Giáo Hội La Mã  (The Roman Christian Church) hoặc là của Giáo Hội Ki-tô Do Thái (The Jewish Christian Church) bịa đặt ra. Sở dĩ người viết khẳng định như vậy là vì theo tài liệu mà bác-sĩ Nguyễn văn Thọ đã ghi nhận rằng:

Ngày nay các học giả soi kính hiển vi vào Kinh Thánh mới (Tân Ước) để tìm xem cái gì là thật, cái gì là giả, cái gì là thêm thắt vào đời sống Chúa Giê-su. Đã có nhiều sách viết lại đời Chúa. Ví dụ, ta đã thấy các quyển ghi dưới đây:

1.- Born from a woman by John Shelby Spong.

2.- Honest to God, John A. T Robinson, v.v…

Nhất là 77 học giả trong các cuộc Hội Thảo về Chúa Jesus (Jesus Seminar) một năm 2 lần, trong vòng 10 năm nay. Các học giả trên vẫn coi mình là Công Giáo có đầu óc phóng khoáng hay là những tín hữu Tin Lành. Các học giả trên tin rằng chuyện Chúa sống lại không phải là chuyện thực. Họ chủ trương (cho rằng) Chúa chết trên Thánh Giá, rồi thì xác Ngài hư nát theo. Họ cũng chủ trương (cho rằng) không có mồ Chúa, và xác Ngài bị nhà cầm quyền vứt đi, chứ không phải là giáo dân được cất giữ.

Có điều là là Chúa Yahve (Chúa Bố Johevah) cũng đã chúc dữ cho những ai bị đóng đinh. Deuteronomy (21:22-23) viết: “Ngươi phải chôn nó ngay hôm ấy, vì Chúa chúc dữ cho những kẻ phải đóng đinh.”

Trong một cuộc hội thảo 5 ngày, kết thúc ngày Thứ Bẩy, mồng 4, tháng 3, 1995 ở Santa Rosa, California cho rằng chưa đủ bằng chứng để kết luận Chúa đã sống lại. “Những gì mà giáo dân cảm nghiệm sau khi Chúa bị đóng đinh, chỉ là những cảm nghĩ trong tâm tư, chứ không phải là thực.”

Stephen J. Paterson, Phó Giáo Sư dạy Thánh Kinh ở Eden Theological Seminary phụ thuộc trường United Church o f Christ ở St. Louis cho rằng “Chuyện Chúa Cha cho Chúa Jesus sống lại là một niềm tin, chứ không phải là một sự kiện lịch sử.”

Trước đây, nhiều học giả, trong đó có những giáo sư hết sức lỗi lạc về Kinh Thánh mới (Tân Ước) như John Dominic Crossan ở Đại Học De Paul và ông Marcus Borg ở Oregon University kết luận rằng Đức Mẹ Đồng Trinh không có giá trị lịch sử, và những lời cho là Chúa nói trong Thánh Kinh chỉ đúng khoảng 18%.

Các học giả trên biện minh rằng họ làm như vậy cốt để phân biệt đâu là thực, đâu là giả, và truyền lại cho thính giả những điều họ đã tìm ra.. Còn những nhà bình giải Kinh Thánh theo truyền thống (cổ truyền) cho rằng họ làm thế là phá đạo.”[6]

Như vậy là trong cái mà Giáo Hội gọi là Chân Lý hay là Đức Tin của Giáo Hội chỉ là một sự nói láo vĩ đại. Rồi vì hành nói láo vĩ đại này mà Giáo Hội phải sử dụng bạo lực để khủng bố vá tàn sát người đời nhằm để che giấu và bưng bít sự thật xấu xa ghê tởm này của Giáo Hội. 

Quen mui thấy mùi ăn mãi. Một lần sử dụng bạo lực để khủng bố người đời để che giấu những hành động nói láo vĩ đại của mình mà thành công, thì người ta có khuynh hướng sẽ lại sử dụng bạo lực tiếp theo để đạt được mục đích, và nếu lần kế tiếp này cũng thành công, thì người ta sẽ tiếp tục lại sử dụng bạo lực như những lần trước. Cứ thế mãi, nó sẽ trở thành thói quen ưa thích sử dụng bạo lực để theo đuổi hay thực hiện những cái gì mình mong muốn. Theo thời gian, thói quen này trở thành bản chất. Một khi nó đã trở thành bản chất rồi thì khó lòng có thể từ bỏ (chừa) hay sửa đổi được, đúng như người Trung Hoa thường nói, “Giang sơn dễ đổi, bản chất khó chừa” (Giang sơn dị cải, bản chất nan di). Đây là quy luật tâm lý. Việc Giáo Hội La Mã ưa thích sử dụng bạo lực để “bảo vệ chân lý” (sic) ở vào trường hợp quy luật tâm lý này. Phần trình bày dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự thực về cái bản chất này của Giáo Hội..

Ngựa quen đường cũ. Sau lần nói láo và sử dụng bạo lực lần đâu tiên, Giáo Hội còn tiếp tục nói láo và sử dụng bạo lực rất nhiều lần để bưng bít những hành động tội ác của những lần trước và cứ thế mà tiếp tục hoài hoài.Theo thời gian, số lần nói láo và sử dụng bạo lực của Giáo Hội càng tăng lên giống như  bề mặt cái đáy của chiếc kim tự tháp tăng lên theo với chiều cao của nó hay là  bề nằm AB của môt tam giác cân tăng lên theo bề cao AH của nó, đúng như nhà trí thức Da-tô Phan Đình Diệm ghi nhận:

Hàng ngàn năm, để bưng bít và che dấu bảy chương tội đối ngoại và một chương tội đối nội là tám, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Rôma phải đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo Hội là Hiền Thê Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa… Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây “vạn lý trường thành đức tin” và buông bức “màn sắt thần học” lên đầu đoàn chiên. Mỗi tòa giảng là cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật biến “núi tội thành con chuột”, “kẻ cướp mặc áo thày tu”, và “quỷ Satan có diện mạo ông thánh”.

Trong 7 chương tội mà Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh cáo thú, có nhiều tội danh phải kể là “vượt tội” mang cấp số cộng hay cấp số nhân. Vi dụ Giáo Hội phạm tội A, Giáo Hội nhắm mắt phạm thêm tội B để bảo vệ tính bí nhiệm của tội A. Giáo Hội bị cuốn hút vào quy luật đổ giây chuyền của những con bài dominos, Giáo Hội phạm thêm tội C để bảo vệ A+B… Thử tưởng tượng từ ngày Giám-mục Pierre Cauchon (đồng âm với con heo) thiêu sống Bà Thanh Gioan Đac (Jeanne d’ Arc), cho đến ngày Bà được phong thánh là hơn 400 năm, các tòa giảng Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu phải  ăn gian nói dối và vu oan giá họa cho Bà bao nhieu lần? Giết Bà cũng một tay Giáo Hội, phong thánh cho bà cũng một tay Giáo Hội, nhưng có mấy ai được may mắn như Bà. Hầu hết các trọng tội Giáo Hội phạm phải tại các “Tòa Điều Tra Dị Giáo” là tội đẻ ra tội theo cấp số cộng và cấp số nhân.”[7]

Tình trạng này cho đến ngày nay vẫn còn tiếp diễn. Dưới đây là một số những trường hợp điển hình:

A.- Chính Giáo Hội đã chủ động sử dụng cuốn Thánh Kính (đầy dẫy những chuyện láo khoét, những chuyện tàn ngược, dã man,  những chuyện loạn luân dâm loàn) làm tài liệu căn bản để dạy dỗ tín đồ, rồi Giáo Hội lại cũng nói láo như trong thánh kinh, cũng có rất nhiều hành động tàn ngược và dã man như trong thánh kinh, cũng có rất nhiều ông giáo hoàng và rất nhiều tu sĩ tàn ngược, dã man, quay quắt, lắt léo, lươn lẹo, lật lọng, bịp bợm, vô trách nhiệm, sống đời phóng đãng, loạn luân dâm loàn giống như trong thánh kinh và còn tệ hơn tất cả những bạo chúa và hôn quân khác trong lịch sử nhân loại. (Những chuyện này sẽ được trình bày đầy đủ trong Mục V và Mục VI.).

Giáo Hoàng và các ông tu sĩ là những người "mang chức thánh", là "các đấng bề trên" đem những "lời thánh dạy" ra dạy dỗ tín đồ rằng:

1.- Phải tuyệt đối vâng lời và tuân phục các đấng bề trên,

2.- Phải theo gương các đấng bề trên mà hành xử đối với mọi người.

Tất nhiên là tín đồ phải nhìn những cung cách hành xử của các Ngài mà noi theo và hành xử.

Chính vì thế mà họ (đặc biệt là những tín đồ cuồng tín người Việt) cũng độc ác và tàn ngược như các Ngài, cũng quay quắt, lắt léo, lươn lẹo, lật lọng và bịp bợm như các Ngài, cũng sống đời phóng đãng, loạn luân, dâm loàn, vô lương tâm và vô trách nhiệm như các Ngài. Đây là sự thật và sự thật này đều được sách sử ghi lại đầy đủ. Đặc biệt là tại Hoa Kỳ (theo chế độ dân chủ tự do), từ đầu năm 2002 cho đến nay, các cơ quan truyền  thông đã liên tục phơi bày ra trước công luận hàng rừng chuyện các ngài sờ mó, làm tình bất bình thuờng, bất chính với các trẻ em và nữ tín đồ. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ trong Mục V và Mục VI ở dưới.

B.- Chính Giáo Hội đã chủ động sử dụng những chuyện hoang đường như thiên đường, địa ngục, rồi lại bịa đặt thêm ra những tín lý Chúa Cứu Thế,  Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ Đồng Trinh, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức Mẹ Đồng Công, nơi Luyện Ngục (Purgatory) các phép bí tích, phép mầu, giáo hoàng không lầm lẫn,  Đức Mẹ hiện ra, chuyện "có Chúa che chở", v.v… để lừa bip người đời và dùng bạo lực để cưỡng ép nạn nhân phải tin theo.

C.- Chính Giáo Hội đã chủ tâm phát động hàng chục cuộc chiến thập tự, dẫn quân đi giết người, cướp của, hãm hiếp phụ nữ, tàn sát tín đồ thuộc các hệ phái Thiên Chúa Giáo khác như Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Chính Thống Giáo, ở  vùng Cận Đông và tín đồ Cathari ở miền Nam nước Pháp để làm những hành động “bảo vệ chân lý”  đúng như những lời dạy nơi Chương 31 trong sách Dân Số (Cựu Ước). ). Hãy tưởng tượng trong suốt thời gian ngót nghét gần 200 năm trời (1096-1291), với tất cả những thú tính man rợ của đoàn quân thập tự của Giáo Hội đã được thấm nhuần những lời dạy trong  các sách Sáng Thế Ký (19: 1-10), Lê Vi Ký (26:1-21), và Dân Số (31:1-54) được thể hiện ra thành những hành động cụ thể như cướp của, đốt nhà, tàn phá mùa màng tàn sát đàn ông, hãm hiếp đàn bà con gái, chiếm đoạt gái trinh và trả thù nạn nhân bại trận môt cách vô cùng man rợ,  thì người dân trong những vùng dưới gót giầy của họ đã phải gánh chịu bao nhiêu thảm hoạ đau thương?.

Chúng ta hãy đặt ra những câu hỏi:

1.- Bao nhiêu triệu nạn nhân bị quân thập tự “bảo vệ chân lý” giết hại?

2.- Bao nhiêu triệu nạn nhân bị quân thập “bảo vệ chân lý” gây thương tật?

3.- Bao nhiêu triệu đàn bà con gái bị quân thập tự “bảo vệ chân lý” hãm hiếp?

4.- Bao nhiêu triệu thiếu phụ lâm vào cảnh mẹ góa  con côi?

5.- Bao nhiêu trịệu những ông gia bà cả phải sống trong cảnh già yếu ốm đau không có người săn sóc chăm nuôi vì con cháu của họ đã bị quân lính thập tự “bảo vệ chân lý” của Giáo Hội giết hại mất rồi? 

6.- Bao nhiệu triệu trẻ thơ trở thành những trẻ mô côi bơ vơ không cha không mẹ, không có nhà ở để trú thân trong những ngày tháng mùa đông giá lạnh, không có một người thân thương đùm bọc nuôi dưỡng?

7.- Bao nhiêu nhà cửa, miếu, đền bị quân thập tư “bảo vệ chân lý” thiêu rụi?

8.- Bao nhiêu khối lượng mùa màng bị quân thập tự “bảo vệ chân lý” thiêu hủy?

9.- Bao nhiêu khối lượng tài sản bị quân lính thập tự  “bảo vệ chân lý” đến cướp đoạt mang đi mất?

Trân trọng Giáo Hoàng Benedict XVI cùng các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican cũng như các ông tu sĩ và giáo dân Da-tô tính sổ giùm và công bố cho người đời biết?

DS.- Chính Giáo Hội đã chủ động ra lệnh dùng những biện pháp tàn ác khởi đầu vào năm 1184 trong thời Giáo Hoàng Lucius III (1181-1185) để sát hại không biết bao nhiêu lương dân bị gán cho là tà giáo. Sách The Pope Encyclopedia viết:

Năm 1184, Lucius triệu tập Hội Nghị Verona. Hội nghị này ra lệnh dùng những biện pháp chống  những dân tà giáo. Lucius chết ở Verona vào ngày 25/11/1185.” Nguyên văn: “In 1184, Lucius also convened the Synod of Verona, which ordered measures taken against heretics. Lucius died at Verona on November 25, 1185.”[8]

Sách The Inquisition của tác giả  Edward Burman viết:

Cuối cùng, vào tháng 2 năm 1231, Giáo Hoàng Grogory (1227-1241) ban hành hiến chế về việc rút phép thông công.  Hiến chế này quy định những chi tiết để soạn thảo luật trừng phạt những người tà giáo với những điều khoản:

1.- Giao những những người tà giáo cho tòa án  xử lý

2.- Rút phép thông công những người thuộc hệ phái Carthars, Waldensians,  những người tà giáo khác, những người che chở họ, những người đồng đảng với họ, những bạn bè của họ và những người biết họ là tà giáo mà không tố cáo với chính quyền.

3.- Những người bị tình nghi là tà giáo mà không trình diện nhà hữu trách của giáo Hội trong vòng một năm thì sẽ tự động bị coi như là những người tà giáo.

4.- Kể từ ngày này, bốn điều khoản dưới đây sẽ trở thành luật:

a.- Phạt tù chung thân những người tà giáo không hối cải (đã có trong luật thánh thứ 11 theo quyết định của Hội Nghị Toulouse);

b.- Quyền kháng cáo bị từ chối (Không có quyền kháng cáo).

c.- Những người bị tình nghi là tà giáo không được phép có luật sư để bênh vực;

d.- Hai đời con cái của những người tà giáo sẽ không được bổ nhậm vào các chức vụ trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội.

5.- Những người tà giáo khi còn sống chưa bị trừng phạt thì khi chết rồi dù đã nằm sâu dưới đáy mồ cũng sẽ bị  khai quật để trừng phạt.

6.- Nhà cửa của những người bị kết án là tà giáo sẽ bị triệt ha.

Nguyên văn: “Finally, in February 1231, Gregory IX (1227-1241) took a decisive step when he issued the constitution Excommunicamus, which provided detailed legislation for the punishment of heretics. Its provisions included:

1.- The surrender of heretics to the secular arm for animadversio debita.

2.- The excommunication of Cathars, Waldensians, other heretics, and their defenders, followers, friends, and even those who do not denounce heretics they might know to the authorities.

3.- Suspected heretics who did not submit to canonical expurgation within a year of being suspected automatically became heretics.

4.- Four clauses became law from that date:

a.- life imprisonment for impenitent heretics (already in the eleventh canon of Council of Toulouse);

b.- the right to appeal was denied;

c.- suspected heretics could not be defended by lawyers;

d.- children of heretics were to be exlcluded from ecclesiastical appointments to the second generation.

5.- The exhumation of unpunished heretics.

6.- The demolition of the homes of convicted heretics.”[9] )

Những biện pháp này dần dần đưa đến việc chính thức thiết lập các Tòa Án Dị Giáo vào năm 1232. Đây là một thứ tổ chức công an và mật vụ đã tàn sát hàng trăm triệu nạn nhân ở Âu Châu và tại các thuộc đia ở ngoài Âu Châu của các đế quốc thực dân xâm lược liên minh với Giáo Hội như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ.. Vấn đề đặt ra là các tòa án khốn nạn này đã:

1.- sát hại  bao nhiêu triệu nạn nhân?

2.- gây thương tật cho bao nhiêu triệu nạn nhân? 

3.- bắt và giam giữ  bao nhiêu triệu nạn nhân cho đến chết như trường hợp nhà bác học Galileo Galilei (1564-1642)?.

Sách Smokesceens  của tác giả J.T.C (Chino, CA: Chick Publications, 1983, p. 35) cho biết con số nạn nhân bị  các Toà Án Dị Giáo của riêng chính quyền đạo phiệt Da-tô Tây Ban Nha  sát hại và gây thương tật lên đến 68 triệu người ở chính quốc và ở các thuộc địa (không nói đến con số bị cầm tù cho đến chết):

"Chỉ nội trong thời kỳ thi hành chương trình Inquisition ở Tây Ban Nha, Giáo Hội La Mã đã tra tấn, gây thương tật và sát hại là 68 triệu, và nhiều nạn nhân này cũng là những người Thiên Chúa Giáo tin tưởng vào Thánh Kinh." [The Roman Catholic Institution tortured, maimed and murdered 68 million people during the Spanish Inquisition alone, and many these were Bible-believing Christians.".[10]   

E.- Chính Giáo Hội đã chủ động cho thi hành chính sách đế quốc thực dân xâm lược qua việc ban hành các sắc lệnh, thánh lệnh  vào những năm 1436, 1443, 1452, 1454, 1481, 1492 và 1493.đã được nói rõ ở Mục II)

F.- Chính Giáo Hội đã chủ động sai phái các tay tổ gián điệp với danh nghĩa là các nhà truyền giáo đến các lục địa Phi, Mỹ và  Á châu với nhiệm vụ thâu thập các tin tức tình báo chiến lược tại các nơi này làm tài liệu chuẩn bị cho việc đem quân đi đánh chiếm đất đai ở các vùng này làm thuộc địa để "mở mang nước Chúa" theo đúng tinh thần của thánh lệnh Romanus Pontifex được ban hành vào ngày  8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455) và các thánh lệnh khác như đã nêu ra ở trên và (sẽ được trình bày đầy đủ trong Mục VII, (Phần III) ở sau.) Hậu quả của chủ trương này là các dân tộc  Châu Mỹ La-tinh, Phi Luật Tân, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác ở các lục địa Á Châu,  Phi Châu cùng  các đảo và quần đảo ở khắp các đại dương đều trở thành nạn nhân của Giáo Hội.

G.- Chính Gíáo Hội đã  chủ động liên minh với các đế quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha  đem quân đi đánh chiếm các vùng đất ở  Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Phi Luật Tân. Tại các vùng đất này, Giáo Hội đã sử dụng các Toà Án Di Giáo (Inquisitions), thẳng tay tàn sát gần hết các dân tộc bản địa, hủy diệt gần hết nền văn hóa  và văn minh của họ. Xin xem lại chương sách nói về “Tội ác hủy diệt nền văn minh thế giới và những thành tích tàn sát những người vô tội” trong Mục III ở trên.

H.- Chính Giáo Hội đã có chủ tâm đánh chiếm Đông Dương làm thuộc địa rồi chủ động gửi người đi vận động  chính quyền Pháp liên kết với Giáo Hội và xuất quân đánh chiếm vùng đất này làm thuộc địa để cùng thống trị và chia nhau lợi nhuận. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ trong Mục  Mục VII và Mục VIII Phần III ở sau.

I.- Trong năm 1945, chính Giáo Hội đã chủ động cấu kết với chính quyền Pháp dưới quyền lãnh đạo của Tướng Charles de Gaulle trong việc đưa người của Giáo Hội là cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieue lên giữ chức vụ Cao Uỷ Đông Dương vào ngày 17/8/1945 với trách nhiệm tái chiếm Đông Dương và thi hành chính sách “chia để trị” với kế sách xé nước Việt Nam ra thành những mảnh vụn theo biên giới địa lý (nước Nam Kỳ tự trị), sắc tộc (Nước Tây Nguyên, Liên Bang Thái ở Tây Bắc Bắc Việt Nam) và tôn giáo (giáo khu tự trị Phát Diệm và giáo khu tự trị Bùi Chu), để chuẩn bị biến những mảnh vụn này thành những tiểu quốc theo đạo Da-tô bằng kế sách dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Da-tô cai trị đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo khác. Vấn đề này sẽ được trình bày đày đủ trong Mục XIV và XV  (Phần III) và Mục XV (Phần V) ở sau.

J.- Mùa thu năm 1950, chính Giáo Hội đã chủ động cho Giám-mục Ngô Đình Thục dẫn ông Da-tô Ngô Đình Diệm sang Mỹ để vận động đưa ông ta về cầm quyền ở Viêt Nam làm tay sai cho Giáo Hội. (Sẽ được trình bày rõ ràng và đầy đủ trong Mục XVIII  (Phần VI) ở sau.

K.- Chính Giáo Hội đã chủ động đặt ra giáo luật cưỡng bách những người thuộc các tôn giáo khác muốn thành hôn với tín đồ của Giáo Hội thì phải học giáo lý và làm lễ rửa tội theo đạo Da-tô trước rồi mới được tiến hành làm lễ thành hôn.

L.- Các dân tộc tại Phi, Mỹ và Á Châu đều không hề đem quân lính đến Âu Châu chiếm đất và cưỡng bách tín đồ Da-tô phải theo tín ngưỡng của họ. Trái lại, các dân tộc này là nạn nhân của Giáo Hội.

M.- Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Ấn Độ giáo, Thần đạo và Chính Thống giáo  đều không hề  phát động thánh chiến đem quân đến Tây và Nam Âu tấn công  đánh chiếm đất đai và tàn sát tín đồ Da-tô. Trái lại, các tôn giáo này là nạn nhân của Giáo Hội.

Tất cả  những hành động tội ác trên đây đều do Giáo Hội chủ động cả. Có chỗ nào Giáo Hội ở vào “tư thế bị động, hoặc là bị tấn công” hay ở vào “tình trạng phải tự vệ” đâu mà Giáo Hoàng John Paul II bảo rằng: “Giáo Hội phải sử dụng bạo lực trong khi  bảo vệ chân lý.” Nói như vậy là Giáo Hoàng John Paul II đã nói láo, nói ngược, mà ngôn ngữ pháp luật gọi là cưỡng từ đoạt lý với chủ tâm đổ vấy tội cho tất cả nạn nhân của Giáo Hội, cho rằng vì họ đã tiến đến tấn công Giáo Hội và bách hại tín đồ Da-tô của Giáo Hội, cho nêny Giáo Hội và tín đồ của Giáo Hội mới phải “bảo vệ chân lý” mà sát hại họ. Người Việt Nam chúng tội cái cung cách hành xử như vậy là “vừa ăn cướp vừa đánh trống la làng”.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rằng những hành động bạo hành và bách hại các tôn giáo khác của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua đều bị Giáo Hội nói ngược là  những hành động “bảo vệ chân lý” của Giáo Hội. Đúng là cái “Miệng kẻ sang có gang có thép” và “cái lưỡi không xương có nhiều đường lắt léo”. Thú thực, chúng tôi cảm thấy lợm giọng quá!

Đường đường vừa là giáo chủ của một tôn giáo thường rêu rao là có gần một tỉ tín đồ, vừa là Hoàng Đế của đế quốc Vatican được xếp ngang hàng với các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới mà lại lươn lẹo, nói ngược và nói láo như vậy thì đâu còn gì là thể diện của cái tôn giáo này.

Tóm lại, sự kiện Giáo Hội La Mã khẳng định và rêu rao rằng đạo Kitô là đạo của “chân lý” khiến cho cái bản chất lố bịch, trịch thượng, trí  trá và gian dối của Giáo Hội La Mã càng được phơi bày ra cho mọi người thấy rõ.. Ai  cũng biết rằng hệ thống tín lý thần học làm nền tảng cho đạo Kitô La Mã là một tập hợp những chuyện hoang đường, những chuyện bạo hành ức hiếp những kẻ lép vế thế cô đã có sẵn ở trong thánh kinh và những chuyện hoang đường khác cùng những giáo luật chuyên chế và tập tục hay truyền thống siêu phong kiến do chính Giáo Hội bia đặt ra. Tất cả đều nặng tính cách huyễn hoặc, lừa bịp, bạo ngược chủ quan. Toàn bộ những tín lý, giáo luật và tập tục Ki-tô này không phải là một lý thuyết khoa học vì không thể kiểm nghiệm được bằng những phương pháp khoa học và  đã bị các nhà khoa học trong nhiều thế kỷ vừa qua đều cho rằng nó mang nặng tính cành huyễn hoặc, nghịch lý và phản khoa học. Ấy thế mà Giáo Hội lại khơi khơi gọi nó là "chân lý".Khi được các nhà bác học kiểm  chứng thì thấy rằng cái hệ thộng thần học mà Giáo Hội gọi là "chân lý"  dùng làm căn bản cho cái đạo "cứu rỗi" của Giáo Hội chỉ là cả một khu rừng đầy những chuyện láo khóet, bịp bợm để lừa gạt người đời và những chuyện lọan luân dâm loàn cùng với những việc làm chuyên chính,  bạo ngược và bất nhân, đi nguợc với trào lưu tiến hóa cúa nhân loại.

Sự kiện Thánh Kinh nói rằng, trái đất bằng phẳng và là trung tâm của vũ trụ, nói rằng mặt trời chạy chung quanh địa cầu, sự kiện Giáo Hòang John Paul II xác nhận không có thiên đường ở trên chín  từng mây, xác nhận không có địa ngục ở trong lòng trái đất, sự kiện Ngài công nhận thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882) (xem lại Mục II), sự kiện Ngài sử dụng chiếc xe chống đạn đặc biệt Popemobile vào những khi Ngài đi viếng thăm nước ngoài (tức là chính Ngài cũng không tin tưởng vào sự che chở của Chúa trong khi chính Ngài và các cán bộ truyền giáo của Giáo Hội thường lớn tiếng rao truyền rằng  “đã có Chúa che chở.”[11],

Tất cả là những bằng chứng nói lên tính chất láo khoét, bịp bợm, lố bịch, trịch thượng và lưu manh của Giáo Hội La Mã. Cũng vì thế mà ông Charlỉe Nguyễn mới cho rằng "gọi Công Giáo là đạo bịp hay đạo dối không sai chút nào”, rôi.ông viết thêm:

"Trước hết, người Công Giáo đã ngộ nhận giáo hội của họ là thánh thiện, vì vậy họ đã gọi nó là Hội Thánh, trong khi chính nó là tên vô địch sát nhân trong lịch sử lòai người. Cái đạo bất nhân man rợ như vậy chỉ có thể được gọi là "Đạo Thánh Đức Chúa Trời" bởi những kẻ tối dạ thất học mà thôi. Cái núi tội ác cao ngất trời xanh đã hùng hồn xác minh cái bản chất của Công Giáo La Mã là phi nhân tính (inhumanity). Ngày nay xã hội Tây Phương đã nhìn nhận rằng phi nhân tính là đồng nghĩa với mọi rợ (inhumanity means barbarism). Triết gia Thomas Bailey Aldrich đã ví nền văn minh Kitô giáo là cái áo lông cừu che đậy sự mọi rợ của nó. ...Vậy người Công Giáo vin vào đâu mà dám gọi cái đạo vô địch sát nhân của họ là đạo thánh? Vin vào đâu mà dám nhục mạ các dân tộc Đông Phương là mọi rợ? Phải chăng Công Giáo là đạo duy nhất thích ăn thịt và uống máu người (qua lễ ăn Bánh Thánh) nên được coi là đạo duy nhất thánh thiện và duy nhất văn minh?"Charlie Nguyễn,. Công Giáo Huyền Thoại Và Tội Ác (Garden Grove, California: Giao Điểm, 2001), tr 42-43.  [12]

Như vậy, rõ ràng là khi nói rằng “việc sử dụng bạo lực mà một số Kitô hữu  đã dùng trong khi bảo vệ chân lý”  Giáo Hoàng John Paul II đã “nói ngược”.

 


XII.  2.-  CỤM TỪ “TRỞ LẠI ĐẠO”

 

Giáo Hội gọi những người mới theo đạo (tân tòng) là những “người mới trở lại đạo” Sách Việt Nam Tự Điển của ông Lê Văn Đức định nghĩa “động tử trở lại là  lộn lại, đi trở về.”, và ai cũng hiểu rằng động từ “trở lại” là để nói về một hành động quay trở về nơi  hay chõ cũ mà trước đó đương sự đã rời khỏi đi nơi khác.

Với định nghĩa của động từ “trở lại” như trên, việc Giáo Hội La Mã gọi những người tân tòng (mới theo đạo) là “những người mới trở lại đạo” thì thật là phi lý vì rằng những người mới theo đạo Da-tô là những người vốn thuộc các tôn giáo khác. Trước đó, họ đâu có phải là tín đồ Da-tô đã bỏ đạo rồi lại trở lại theo đạo mà Giáo Hội gọi họ là “những người mới trở lại đạo”?

Đây là trường hợp thứ hai Giáo Hội đã cố tình sử dụng ngôn từ một cách bất thường và trịch thượng. Có người cho rằng đây là thói quen dùng ngôn ngữ một cách trịch thượng, bất chấp cả cái nghĩa đích thực của ngôn ngữ và khinh thường nhân loại. Rõ ràng là Giáo Hội đã  ăn ngang nói ngược!

 


XII.  3.- TIN MỪNG VÀ HỒNG ÂN THIÊN CHÚA

 

Giáo Hội cũng như các nhà truyền giáo và tín đồ Da-tô thường cao rao rằng Giáo Hội đem đạo Da-tô đến các nhóm dân thuộc các tôn giáo khác là đem “Tin Mừng” tới giúp họ biết đến Hồng Ân Thiên Chúa với hy vọng họ sẽ biết đường quy phục Chúa và được Chúa  “cứu rỗi” cho lên thiên đường “đời đời hưởng nhan Chúa”..

Nếu tìm hiểu cái “Tin Mừng” và “Hồng Ân Thiên Chúa” này của Giáo Hội” là cái gì, chúng ta sẽ thấy rằng, nó gồm có 3 thứ là:

- Thánh Kinh của Giáo Hội,

- Chủ trương cứu rỗi của Chúa Con Jesus ,

- Những hành động của Giáo Hội La Mã, tự phong là đại diện duy nhất của Chúa ở trên trái đất này có thể giúp người đời được cứu rỗi.

Chúng ta hãy tìm hiểu cả ba thứ này để xem có những gì “đáng quý“ ở trong đó:

 

A.- Thánh Kinh dạy người đời như thế nào?

Tìm đọc Thánh Kinh, chúng ta sẽ thấy hầu hết trong đó là những chuyện hoang đường, phản tự nhiên, phản khoa học cùng với những chuyện loạn luân (chuyện thằng Cain cưới vợ, nếu không vô lý thì là loạn luân (Sáng Thế Ký: 4: 1-23), chuyện hai đứa con gái ông Lot chủ tâm phục rượu cho ông ta say rồi chia nhau làm tình cho đến mang thai và sinh con (Sáng Thế Ký 19: 1-10), Chúa Bố Jehoavah chuyên chế, bạo ngược, hiếu sát và khát máu, (Lê Vi Ký 26:1-21), và những chuyện khơi động lòng tham lam ích kỷ và dùng những miếng mồi vật chất để xúi giục loài người đánh nhau, cướp của, đốt nhà, tàn phá mùa màng tàn sát đàn ông, hãm hiếp đàn bà con gái, chiếm đoạt gái trinh và trả thù nạn nhân bại trận môt cách vô cùng man rợ (Dân Số 31:1-54).

Dưới đây là một số lời dạy này trong sách Dân Số  nơi Chương 31:

Đối xử với dân Ma-đi-an bị thất trận:

1.- Đức Giê-hô-va lại phán cùng Môi-se rằng:
2.- Hãy báo thù dân Ma-đi-an cho dân Y-sơ-ra-ên; rồi ngươi sẽ được về cùng tổ phụ.
3.-  Vậy, Môi-se truyền cho dân sự rằng: Trong các ngươi hãy sắm sửa binh khí mà ra trận hãm đánh dân Ma-đi-an đặng báo thù dân đó cho Đức Giê-hô-va.

. . . .
9.-  Dân Y-sơ-ra-ên bắt đàn bà và con nít Ma-đi-an dẫn theo, cướp hết thảy súc vật, bầy chiên và của cải họ,
10.- đốt hết những thành, nhà ở, và hương thôn chúng nó,
11.- cũng lấy đem theo hết thảy của đoạt được, bất kỳ người hay vật.
. . .
17.- Vậy bây giờ, hãy giết hết thảy nam đinh trong bọn con trẻ, và giết người nữ nào đã kết bạn cùng một người nam;
18 .-nhưng hãy để sống cho các ngươi hết thảy con gái chưa hề kết bạn cùng người nam.
. . . .
26.- Ngươi, Ê-lê-a-sa, thầy tế lễ, và các quan trưởng của những tông tộc, hãy dựng sổ về của giặc mà người ta đã đoạt được, nào người, nào vật,
27.- rồi chia của đó cho các người đã ra trận và cho cả hội chúng.
28 - trong phần thuộc về quân binh đã ra trận, hoặc người, hoặc bò, hoặc lừa hay chiên, ngươi phải cứ thâu một phần trong năm trăm mà đóng thuế cho Đức Giê-hô-va,
29 -Tức phải thâu thuế đó trong phân nửa thuộc về quân binh và giao cho Ê-lê-a-sa, thầy tế lễ, làm lễ vật dâng cho Đức Giê-hô-va.
. . .
32 - Vả, của giặc còn lại mà quân binh cướp lấy được là sáu trăm bảy mươi lăm ngàn con chiên cái;
33 - bảy mươi hai ngàn con bò,
34 - sáu mươi mốt ngàn con lừa đực.
35 - Người nữ chưa kết bạn cùng người nam nào, hết thảy được ba mươi hai ngàn người. ( 32.000)
36.- Phân nửa thuộc về kẻ đã đi trận, là ba trăm ba mươi bảy ngàn năm trăm con chiên cái,
37.- đóng thuế cho Đức Giê-hô-va là sáu trăm bảy mươi lăm con;
38.- ba mươi sáu ngàn con bò, đóng thuế cho Đức Giê-hô-va là bảy mươi hai con;
39.- ba ngàn năm trăm con lừa đực, và đóng thuế cho Đức Giê-hô-ra sáu mươi mốt con;
40.- mười sáu ngàn người, và đóng thuế cho Đức Giê-hô-va là ba mươi hai người.
. . .
52 - Hết thảy vàng về lễ vật mà những quan tướng một ngàn quân và quan tướng một trăm quân dâng cho Đức Giê-hô-va, cộng là mười sáu ngàn bảy trăm năm mươi siếc-lơ.
53 - Vả, mỗi người trong quân binh đều có cướp lấy vật cho mình.
54 - Vậy, Môi-se và Ê-lê-a-sa, thầy tế lễ, nhận lãnh vàng của quan tướng ngàn quân và trăm quân, rồi đem vào hội mạc làm kỷ niệm về dân Y-sơ-ra-ên trước mặt Đức Giê-hô-va.

Lời dạy trong Thánh Kinh khốn nạn và man rợ như thế đó. Những lời dạy man rợ này chính là những hạt giống độc ác nằm trong kho chứa được gọi là thánh kinh Cựu Ước của Giáo Hội.

 

B.- Về chủ trương cứu rỗi của Chúa Con Jesus:  Sách Matthew (10: 34-37) viết:

34.-Một Nguyên Nhân Chia rẽ. (A Cause of Division)- Chớ tưởng rằng ta đến đây để đem sư bình an cho thế gian; ta đến đây không phải đem sự bình an, mà là đem gươm giáo.(Do not think that I have come to bring peace upon the earth. I have come to bring not peace but the sword.) 35.- Ta đến đây để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng;(For I have to set a man against his father, a daughter against her mother, and a daughter–in- law against  her mother-in-law). 36.- và sẽ có kẻ thù nghịch là chính những người trong nhà mình (and one’s enemies will be those of his householdd 37.- Điều kiện là môn đệ (Condition of Discipleship): Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta, ai yêu con trai hay con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta. (Whoever loves father or mother more than me is not worthy of me, and whoever loves son and daughter more than me is not worthy of me.”

Cứ theo như nội dung của những lời dạy trong Matthew (10: 34-37) trên đây, không ai chối cái được rằng Chúa Con Jesus giáng thế là để mang cái thảm họa chia rẽ giữa cha mẹ vơi con cái, làm cho người trong cùng một nhà chống nhau, và những người trong cùng một nước thù ghét coi nhau như những kẻ tử thù. Xem như thế thì lời dạy của Chúa Con Jesus quả thật vô cùng độc ác và cực kỳ dã man. Nó đã trở thành những hạt giống quái đản nằm trong kho chứa thánh kinh Tân Ước. Rồi chính Giáo Hội là những kẻ đem những hạt giống ác độc dã man này đi gieo rắc và nhồi nhét vào đầu óc con người ở khắp mọi nơi. Cũng vì thế mà ta có thể nói nhà truyền giáo Da-tô đi tới đâu là đem những hạt giống ác độc khốn nạn này gieo rắc và ương mầm ở nơi đó; và ở nơi đâu có tín đồ Da-tô là những hạt giống chia rẽ này bắt đầu sinh nở và phát triển ở trong đầu óc họ khiến cho họ phải tách rời ra khỏi cộng đồng dân tộc để sống chung với nhau trong một khu xóm, gọi là xóm đạo, và coi những đồng bào thuộc các tôn giáo khác là những kẻ tử thù không đội trời chung.

Cũng như ở các quốc gia khác, tại Việt Nam, tín đồ Da-tô sống riêng biệt ở trong những “xóm đạo” giống như những ốc đảo chơ vơ trơ trọi trong đại mạc dân tộc.  Rồi từ đó mới nẩy sinh mối đại  họa chia rẽ:

1.- Chia rẽ  giữa lương giáo;

2.- Chia rẽ giữa đại khối dân tộc theo nền đạo lý cổ truyền với niềm tin sắt đá là gặp khi tổ quốc lâm nguy thì tất cả mọi người đều đồng tâm đặt quyền lợi tối thượng của tổ quốc và dân tộc lên trên hết, cương quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo toản chủ quyền của đất nước nhóm thiểu số tín đồ Da-tô bị điều kiện hóa thành những người vong bản chỉ biết tuyệt  đối trung thành với Giáo Hội La Mã, đặt quyền lợi của nước Vatican lên trên hết và sống theo tinh thần “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”.

3.- Chia rẽ giữa những người Việt Nam hăng say ủng hộ và tham gia các lực lượng nghĩa quân kháng chiếnn đánh đuổi liên quân xâm lăng Pháp - Vatican  bọn Việt gian Da-tô vong bản bán nước cho liên quân giặc cướp nước này.

4.- Chia rẽ giữa đại khối  nhân dân ủng hộ chính quyền miền Bắc vởi chủ trương thống nhất đất nước đem non sông về một mối nhóm thiểu số tín đồ Da-tô cuồng tín cấu kết vơi bọn phong kiến phản động cương quyết duy trì  Việt Nam ở trong tình trạng mãi mãi bị chia đôi để duy trì địa vị ăn trên ngồi trốc đè đầu cỡi cổ nhân dân miền Nam.

5.-  Chia rẽ giữa những người coi ông Hồ Chí Minh là một vị anh hùng dân tộc đã thành công lãnh đạo đại cuộc đánh đuổi các Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Mỹ Vatican đem lại độc lập và thống nhất cho dân tộc những người chủ trương tôn vinh tên Da-tô tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm như là  một  người yêu nước đã hy sinh vì nước tổ Vatican.

6.- Chia rẽ giữa đại khối nhân dân ủng hộ  chủ trương hoà hợp và hòa giải để đoàn kết dân tộc nhóm thiểu số Da-tô chủ trương cương quyết giữ vững lằn ranh Quốc - Cộng..

7.- Chia rẽ giữa những con yêu thân thương của tổ quốc muốn quên đi những hiềm khích trong quá khứ để hàn gắn vết thương dân tộc do cuộc chiến kéo dài 30 năm gây ra  những người cương quyết nuôi dưỡng hận thù chiến bại và muốn truyền đạt mối hận thù này cho con cháu họ,

8.- Chia rẽ giữa  những người coi lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng cho đại khối nhân dân cương quyết đòi lại quyền độc lập của dân tộc và đem lại vinh quang cho tổ quốc nhóm thiểu số người coi lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho một thời huy hoàng của họ nhờ dựa vào công lao làm tay sai cho Liên Minh Pháp – Vatican trong thời 1885-1954 và  cho Liên Minh Mỹ - Vatican  trong những năm 1954-1975 ở miền Nam Việt Nam.

9.- Chia rẽ giữa những người có niềm tin sắt đá phải giữ vững nền thống nhất đất nước  bằng bất cứ giá nào những người vì lòng thù hận mất đi cái quyền ngồi trên bàn độc ở miền Nam trong những năm 1954-1975 mà quay ra hồ hởi vui mừng và ủng hộ bọn người đột lốt tôn giáo xúi giục đồng bào thiểu số ở vùng Cao Nguyên Nam Trung Bộ nổi loạn chống lại chính quyền và đòi thành lập nước Tây Nguyên như cái thời tên cựu Linh-muc Thierry d’ Argenlieu được đưa lên giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương trong thời gian từ ngày 17/8/1945 cho đến ngày 15/3/1947.

10.- Chia rẽ ở ngay trong các buổi họp mặt của người Việt  hải ngoại có cùng một quê quán ở Việt Nam giữa những người muốn rằng những cuộc họp mặt như vậy là những dịp được gặp lại những người thân quen để hàn huyên tâm sự cho nên phải bỏ ra ngoài tất cả bất đồng quan điểm về chính trị và không nên chào cờ làm chi cho phiền toái những người phải tuân hành đúng thủ tục chào cờ vàng ba sọc đỏ để tỏ rõ “thái độ và lập trường của người quốc gia yêu nước” đã từng phục vụ cho các chính quyền bù nhìn làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican trong thời kỳ 1858-1954 và Liên Minh Mỹ Vatican trong những năm  1954-1975.

11.- Chia rẽ giữa những người coi quốc gia tí hon Vatican là một đế quốc có chủ trương theo đuổi mưu đồ bá quyền thống trị toàn cầu và nô lệ nhân loại bằng chiêu bài tôn giáo với danh xưng là Giáo Hội La Mã hay đạo Ki-tô La Mã đế mê hoặc người đời những người triền miên trong cơn mộng du, coi Vatican là nước Chúa thân thương của họ.

12.- Chia rẽ giữa những người hiểu rõ thế nào là dân chủ, biết tôn trọng mọi thứ quyền tự do của người khác trong đó có quyền tự do tôn giáo những người luôn luôn cao rao tranh đấu cho tự do dân chủ và tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo nhưng lại không bao giờ tôn trọng các  quyền tự do căn bản và tự do tôn giáo của người khác. Tình trạng sử dụng những ngôn ngữ tục tĩu thiếu văn hóa của các nhà tranh đấu cho dân chủ và quyền tự do tôn giáo trong những bài viết nhục mạ gần một ngàn người Việt tham dự bữa cơm chiều với ông Chủ Tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết trong một khách sạn ở Dana Point, Calfornia vào ngày 22/6/2007 và vụ tổ chức cuộc họp tố khổ tờ Việt Weekly trong một hội trường tại thành phố Wesminster, California vào ngày 15/7/2007, v.v…. nói lên thực trạng này.

Trở lại nội dung hai  bản văn trích dẫn từ trong Cựu Ước [Dân Số Ký (31:1-54)] và bản văn trích dẫn từ trong Tân Ước (Matthew (10: 34-37), đọc hết hai bản văn này, chúng thấy  Chúa Bố Jehovah thì hết sức tham tàn, cực kỳ độc ác, vô cùng  bạo ngược, và Chúa Con Jesus thì quá ư dã man và hết sực thâm độc, có dã tâm phá nát cả nhân luân đạo lý. Thử tưởng tượng nêu tất cả mọi người đều triệt để sống theo những lời dạy ghi trong hai bản văn trích trong Cựu Ước và Tân Ước trên đây, thì chắc chắn là xã hội loài người sẽ trở thành xã hội của loài thú vật.

 

C.- Về những hành động của Giáo Hội La Mã:  Tới đây, chúng ta tìm hiểu xem trong gần hai ngàn năm qua Giáo Hội đã đối xử với tín đồ và nhân dân dưới quyền như thế nào?

Sách sử cho thấy rằng ngay từ khi được Hoàng Đế Constantine (280-237) của Đế Quốc La Mã  cho ra đời vào thập niên 310, Giáo Hội đã có chủ trương Thần quyền (tôn giáo) chỉ đạo thế quyền (chính quyền thế tục) bằng cách thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô rồi dùng quyền lực để thi hành chính sách bất khoan dung đối với những người thuộc các tôn giáo khác cũng như đối với những người còn hoài nghi tín lý Ki-tô hay hoài nghi những lời dạy dỗ của Giáo Hội. Để có thể đạt được mục đích này, Giáo Hội đã liên tục theo đuổi chính sách cấu kết với cường quyền và các đế quốc thực dân xâm lược hầu có thể sử dụng bạo lực của Nhà Nước để  khuất phục nhân dân dưới quyền, để củng cố quyền lực và để mở rộng vùng ảnh hưởng. Trong gần hai ngàn năm qua, vì theo đuổi chủ trương này với những chính sách dã man trên đây, Giáo Hội đã  trực tiếp và gián tiếp liên hệ đến tội ác tàn sát  hơn 250 triệu người  dân vô tội. Sự kiện này đã được sách sử  ghi lại rõ ràng và đã  được trình bày đầy đủ ở Mục III ở trên. Người viết xin ghi lại đoạn văn sử trích từ trong sách Deceptions and Myths of the Bible nói về con số nạn nhân bị bàn tay Giáo Hội La Mã trực tiếp hay gian tiếp sát hại để độc giả có thể dễ dàng hình dung được cái “tin mừng” và “Hông Ân Thiên Chúa” mà Giáo Hội La Mã thường cao rao nó ghê tởm  đến mức nào! Sách này viết:

"Chúng ta đã biết được những gì trong 7 trăm năm này? Ba triệu người  thiệt mạng trong vụ cố gắng chiếm lại một ngôi mồ nằm trong vùng kiểm soát của người Hồi giáo. Mười triệu người bị giết hại do bàn tay của các Tòa Án Dị Giáo Da-tô  Mười bốn triệu người chết trong các cuộc chiến Da-tô trong thế kỷ thứ 19. Ba mươi triệu người thiệt mạng trong các cuộc chiến giữa các quốc gia theo đạo Kitô với nhau trong hai thập niên đầu của thế kỷ thứ 20. Từ thời Constantine đến nay, chiến tranh và chính sách áp bức của các chế độ đạo phiệt Da-tô đã gây cho hơn 200 triệu nạn nhân bị thiệt mạng. Và chúng ta phải kể thêm 23 triệu  quân nhân của 53 quốc gia và các thuộc địa đã hy sinh trong các cuộc chiến (do Giáo Hội phát động – NMQ ) và ít nhất 28 triệu nạn nhân chết  vì bom, đạn, đói và bệnh tật hay ở trong các trại tập trung.”  [Nguyên văn: What have we learned in those seven hundred years? “Three million lost their lives in a futile attempt to rescue a tomb from Mussulmans. Ten million were slain during the Inquisition. Fourteen million were slain in Christian wars of the Nineteenth Century. Thirty million lost there lives in wars between Christian nations during the first two decades of the Twentieth Century. Wars, tyranny and oppression of Christian nations since the days of Constantine have caused the death of more than 200,000,000 people”  And now we must add to this “Some 23,000,000 men in uniform from 53 nations, countries and dominions were killed or died; at least 28,000,000 died from bombs or guns, hunger or disease or in the concentration camps.) [13]

Tin Mừng và Hồng Ân Thiên Chúa của Giáo Hội La Mã mang đến cho người đời kinh tởm như thế đó. Như vậy quả thật là Giáo Hội La Mã đã nói ngược. Do đó, chúng ta có thể nói rằng cái mà Giáo Hội La Mã gọi là Tin Mừng và Hồng Ân Thiên Chúa, thực sự chỉ là Hung Tin và Đại Họa Ác Quỷ mà thôi.

Đây là bằng chứng thứ ba về thành tích  “nói ngược”  hay “cưỡng từ đoạt lý” của Giáo Hội La Mã và tín đồ của Giáo Hội.

 


XII.  4.- SỬ DỤNG TỪ VIỆT GIAN

 

THỨ TƯ là cung cách sử dụng những từ kép“Việt gian”, “ phản quốc”  và “ái quốc” của tín đồ Da-tô người Việt. Có lẽ vì méo mó nghề nghiệp (déformation professionelle) của một nhà giáo, người viết có thói quen diễn giảng và có khuynh hướng sử dụng những ngôn từ rõ ràng để giúp cho người đọc khỏi cần mất thì giờ suy nghĩ mà cũng có thể nhận ra được bản chất hay ý nghĩa đích thực của những điều muốn nói ở trong bản văn này. Cũng vì thế mà ý nghĩa của  những từ kép trên đây cần phải được trình bày một cách minh bạch và rõ ràng.

Theo Việt Nam Tự Điển (Quyển Hạ) của ông Lê Văn Đức, trang 1777, thì:

Việt gian là người Việt Nam phản đất nước”.

“Người phản đất nước” được chuyển dịch sang tiếng Anh là  “traitor”.

Theo American Heritage DICTIONARY Of The English Language (Edition 1980) thì:

Traitor là kẻ phản bội đất nước, là một người phản quốc, một chính nghĩa, hay một niềm tin của mình; đặc biệt nhất là người đã phạm tội phản nghịch.Nguyên văn: Traitor: A person who betrays his country, a cause, or a trust; especially, one who has committed treason.” 

Hiến Pháp Hoa Kỳ định nghĩa rõ cụm từ ”tội phản nghịch” như sau:

Tội phản nghịch chống lại Hoa Kỳ chỉ bao gồm có hành động chống lại nước Hoa Kỳ hay  tuân hành kẻ thù của nước Hoa Kỳ bằng cách giúp đỡ và cung cấp những tiện nghi cho quân địch”. Nguyên văn: ”Treason against the United States, shall consist only in levying War against them, or in  adhering to their Enemies, giving them Aid and Comforts.”.[14]

Sách sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại cho thấy rằng các ông Ngô Đình Khả (đời thứ nhất), Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm (đời thứ hai) và Ngô Đình Huân (đời thứ ba) đã có những việc làm tiếp tay cho kẻ thù của dân tộc Việt Nam là giặc Vatican, giặc Pháp và giặc Nhật. Căn cứ vào các định nghĩa của các cụm từ ”Việt gian”,  ”người phản bội đất nước” và ”tội phản nghịch chống lại đất nước”, thì việc làm của các ông Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Huân là những hành động của những người phản nghịch chống lại đất nước Việt Nam. Nói cho rõ hơn, họ là ”những tên Việt gian”. Sự kiện này chứng tỏ anh em ông Ngô Đình Diệm thuộc về một gia đình có ba đời nối tiếp nhau làm Việt gian bán nước cho Vatican, cho Pháp, cho Nhật và cho Mỹ. Cũng vì thế mà người Việt Nam gọi Ngô Đình Diệm là thằng phản thần tam đại Việt gian. Gọi như vậy là đúng với sự thật lịch sử.

Ấy thế mà những thành viên trong cái gọi là Phong Trào Phục Tinh Thần Ngô Đình Diệm”, bọn văn nô Da-tô và nhóm thiểu số tín đồ Da-tô cuồng tín ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cũng như ở hải ngoại từ năm 1975 cho đến nay lại gọi Ngô Đình Diệm là “chí sĩ yêu nước” và là “nhà ái quốc đã chết vì nước”.

Nói như vậy là “nói ngược” Phải chăng đây là “thói quen nói ngược” trong xã hội Da-tô và nó đã thành bản chất mà Giáo Hội La Mã đã tạo nên và làm gương cho tín đồ Da-tô theo đó mà hành xử?

Ngoài chuyện “nói ngược” này,  chúng ta còn thấy bọn cuồng nô vô tổ quốc “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” gọi cụ Hồ Chí Minh cũng như đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng các thành viên trong  Mặt Trận Việt và nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay là “Việt gian” bất kể là  những người này đã hy sinh  cả đời cho đại cuộc đánh đuổi Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh  Xâm Lược Mỹ – Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và thống nhất cho đất nước.

Đây là bằng chứng thứ tư về thành tích  “nói ngược”  hay “cưỡng từ đoạt lý” của Giáo Hội La Mã và tín đồ của Giáo Hội. Sở dĩ họ nói ngược như vậy là vì “nước tổ Vatican” của họ bị đánh đuổi ra khỏi đất nước Việt Nam. Đây là bằng chứng vong phản phản quốc của họ.

 


XII.  5.-  SỬ DỤNG TỪ MẤT NƯỚC

 

Ai cũng hiểu rằng từ kép “mất nước”  là để nói về tình trạng một quốc gia bị một quốc gia khác xâm lăng và thống trị khiến cho dân tộc của quốc gia này mất hết chủ quyền và nhân dân trở thành nô lệ cho người ngoại bang..

Việt Nam Tự Điển của học giả Lê Văn Đức nói rõ “Mất nước là bị người cướp nước cai trị.” Đây là tình trạng nước ta trong thời Bắc thuộc (111 TTL – 931), trong những năm 1407-1427 dưới ách thống trị của người Trung Hoa trong thời nhà Minh và trong những năm 1885-1945 nằm dưới ách thống trị của Liên Minh Pháp – Vatican.

Trong những năm “mất nước”, bộ máy quản trị nhân dân hoàn toàn nằm trong tay của người ngoại bang với sự tiếp tay của bọn Việt gian. Trong những năm 1407-1427, bộ máy cai trị tại Việt Nam do giặc Minh nắm trọn quyền với sự tiếp tay của một số rất ít người Việt Nam. Vì rằng thời đó, dân ta chịu ảnh hưởng sâu nặng của nền văn hóa tam giáo cổ truyển, biết liêm sỉ, có rất ít người cam tâm muối mặt làm tay sai cho giặc Minh. Cụ Nguyễn Trãi (1380-1442) khi còn kẹt ở Thăng Long đã từng bị giặc Minh cưỡng bách phải ra làm việc cho giặc, nhưng rồi cụ cố gắng liên lạc với người em cùng cha khác mẹ là ông Nguyễn Nhữ Soạn ở Tống Sơn [Thanh Hóa] để nhờ ông này và ông Trần Nguyên Hãn [cháu nội của cụ Trần Nguyên Đán (1320-1390)] tìm cách đưa ông cùng với bà vợ trẻ xinh đẹp tài hoa là bà Nguyễn Thị Lộ (1404-1442) vào Lam Sơn để gia nhập lực lượng nghĩa quân kháng chiến của ông Lê Lợi.

Trong thời nước ta bị Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican tấn chiếm và thống trị (1858-1945) cũng như trong thời Kháng Chiến 1945-1955 và ở miền Nam trong những năm 1954-1975, những người Việt muối mặt nhẩy ra cộng tác chặt chẽ với đế quốc xâm lăng Pháp và Mỹ là:

1.- Tín đồ Da-tô (mang quốc tịch Vatican và coi Vatican là nước tổ của họ).,

2.- Bọn lưu manh, du thủ du thực cặn bã của xã hội, và

3.- Nhóm thiểu số phong kiến phản động (vua quan triều đình Huế).

Sách sử gọi bọn người này là những quân phản quốc hay Việt gian. Hầu hết bọn Việt gian này là những phường vong bản, phản dân tộc, mất hết lương tâm, mất hết tính người. Cũng vì vậy mà ngay cả quan thày của chúng là người Pháp cũng khinh rẻ chúng như là những quân lưu manh “du thủ du thực”. Sách Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897 viết:

Chúng tôi chỉ có với mình”, Đô Đốc Rieunier  sau này nói, “những giáo dân và bọn du thủ du thực”.  “Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét hoặc vì tội phạm,” Đại Tá Bernard viết, xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc mình, sẵn sàng phụng sự bất cứ những ông chủ nào. Người ta sẽ tuyển dụng trong số họ tất cả nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm phu khuân vác, làm người chạy giấy và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội Truyền Giáo. Chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc Việt Nam …”

Nhà sử học Cultru kết luận:

“Hoàn toàn hời hợt về cái gọi là giáo dục phương Tây mà họ đã được tiếp thụ, những thanh niên Việt Nam này đã trở thành những ông thông, ông phán, ông ký, kiểm soát, phiên dịch.. ấy lập thành tại xứ sở thuộc địa một tầng lớp những người tha hóa, chuyên lợi dụng địa vị chính thức của chúng để nhân danh chính phủ Pháp, lúc này không đủ biện pháp cai quản họ, để áp bức, đục khoét dân chúng, buộc lòng phải nhờ đến sự trung gian cuả họ…” 

Tại Nam kỳ, chính là từ trong những người Công Giáo Annam mà người ta tuyển chọn những kẻ giúp việc cho chính phủ Pháp, Phạm Quỳnh đã viết, “Họ có tài cán gỉ? … Phần lớn là những tay dạy giáo lý Cơ Đốc, vì hạnh kiểm kém mà bị các giám mục đuổi về, và dưới một cái tên La Tinh (bởi vì họ nói lõm bõm tiếng La Tinh), là đại diện sơ lược của thủ đoạn, của sự vô trách nhiệm, và sự thoái hóa của Châu Á” [15]

Trên đây là nói một cách tổng quát về bọn Việt gian làm tay sai  cho Liên Minh Pháp – Vatican. Trong đám người này, có hai thành phần nguy hiểm nhất, rất khó có thể làm cho họ thức tỉnh từ bỏ hàng ngũ giặc trở về với dân tộc và tổ quốc. Hai thành phần này là:

1.- Nhóm thiểu số tín đồ Da-tô cuồng tín:. Thành phần này chiếm đa số, mang quốc tịch Vatican, bị chính sách ngu dân của Giáo Hội La Mã biến thành những hạng người mất hết lý trí, mất hết liêm sỉ, chỉ biết có nước Chúa tức là Giáo Hội La Mã hay nước Vatican của chúng, chứ không còn biết gì đến tổ quốc và dân tộc. Họ chỉ biết có những người đồng đạo của họ, chứ không còn biết gì đến người đồng bào Việt Nam chúng ta. Vì thế, họ chỉ biết cúi đầu triệt để tuân hành những lời dạy của Tòa Thánh với  thái độ vừa hết lòng tôn kính, vừa vô cùng sợ hãi, sợ hãi đến nỗi “có những linh mục nói rằng Toà Thánh đánh rắm cũng khen thơm.”.Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa - Tuyển Tập 2 (Sprong, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr. 116  Những khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, “Nhất Chúa, nhì Cha, thứ ba Ngô Tổng Thống” (được lưu hành trong cộng đồng Da-tô ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975) cùng với những hành động chống phá tổ quốc và chính quyền Việt Nam từ năm 1975 cho đến nay là những bằng chứng nói lên cái đặc tính vong bản, phản quốc, phản dân tộc đã trở thảnh bản chất trong con người tín hữu Da-tô  Việt Nam, không còn có cách nào sửa đổi được.

2.- Nhóm thiểu số phong kiến phản động (gồm nhóm vua quan triều đình Huế, bọn hào lý, đại địa chủ và bọn tư sản mang nặng căn bệnh trưởng giả học làm sang  tại các địa phương. Bọn người này được thực dân xâm lược người Pháp dạy dỗ rằng, “tổ tiên của họ là người Gaulois” và có một số khá nhiều người mang quốc tịch Pháp.

Cả nhóm người Việt gian mang quốc tịch Vatican và nhóm người  Việt gian mang quốc Pháp đều được chính quyền bảo hộ của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp - Vatican tin dùng làm tay sai tai mắt cho chúng và được cho đặc hưởng một số những lợi lộc để tưởng thưởng công lao khuyển mã trung thành với mẫu quốc Pháp và Vatican. Chúng được chính quyền bảo hộ cho nắm giữ một số những chức vụ trong bộ máy đàn áp nhân dân ta và có nhiệm vụ dò xét trong  triều đình bù nhìn Huế xem có người nào trong đó  có ý đồ chống lại  Vatican hay chống lại nước Pháp. Sự thực hiển nhiên này được ngay cả tín đô Da-tô cuồng tín như ông Lữ Giang cũng phải nhìn nhận bằng câu văn dưới đây:

Khi đưa cụ Ngô Đình Khả vào làm Phụ Đạo cho vua Thành Thái, người Pháp muốn cụ theo dõi các hoạt động của vua và báo cáo cho Pháp biết những ý định phản nghịch của vua để có biện pháp kịp thời.”[16]

Lịch sử cho thấy rằng  phần lớn những người được Liên Minh Pháp – Vatcan trao cho nhiệm vụ này đều là tín đồ Da-tô người Việt, điển hình là những tín đồ Da-tô Ngô Đình Khả và Nguyễn Hữu Bài. Cả hai người này đều được Giáo Hội đem đi Pénang huấn luyện một thời gian mấy năm rồi đưa về Việt Nam làm tay sai cho cả Vatican và Pháp. Nói chung, hầu hết tín đồ Da-tô đi theo giặc đều tỏ ra hết lòng khuyển mã trung thành với giặc, được giặc tin dùng và tưởng thưởng. Trong số những người “mãi quốc cầu vinh” này có người được giặc phong cho tước Phó Vương như Linh-mục Trần Lục, có người được cho làm Tham Tri Thị Lang Bộ Lại rồi leo đến Thượng Thư Bộ Công như Nguyễn Hữu Bài, có người được cho làm đến chức Tổng Quản Cấm Thành như Ngô Đình Khả, có người làm đến Lại Bộ Thượng Thư như Jean Baptiste Ngô Đình Diệm, và có người được giặc thưởng cho huân chương Đệ Ngũ Hạng Bắc Đẩu Bội Tinh như Giám-mục Nguyễn Bá Tòng. Nhiều người khác được giặc cho làm đến chức Tổng Đốc như Ngô Đình Khôi, Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương, Lê Hoan, v. v…  Họ quả thật là những hạng người “bán quê hương lại quên tình nước non.” 

Không biết mỗi một tên Việt gian trên đây đã tàn sát bao nhiêu dân lành và bao nhiêu nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta để làm món quà tấng công cho giặc thì họ mới được giặc cho thăng quan tiến chức, được tưởng thưởng những thứ như mề đay, kim khánh và Bắc Đẩu Bội Tinh như vậy?

Nhờ hết lòng cúc cung phục vụ cho mẫu quốc mà được thăng lên những chức vụ như trên, bọn người này cũng học đòi theo lối “trưởng giả học làm sang”, bắt chước quan thày sống theo kiểu cách ra vẻ quan cách sang trọng: Ở trong nhà thì quân hầu đầy tớ, trong cung cách xúng hô đều nhấn mạnh đến các chức tước quân giặc ban cho làm hãnh diện như chúng ta thường thấy cái lối xưng hô của anh em Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn thường xưng tụng mỗi khi nói đến tên phản thần đại Việt gian Jean Baptiste Ngô Đình Diệm .”anh Thượng”, trước khi được Liên Minh Mỹ - Vatican đưa về Việt Nam cầm quyền. Cái cung cách xưng hô như vậy quả thật là “hề” quá lag “hề”, chẳng khác gì là phương tuồng. Có thể chính vì cái cung cách điệu bộ phương tuồng của lũ Việt gian này đã trở thành nguồn cảm hứng cho cụ Nguyễn Khuyên sáng tác ra bài thơ có tựa đề là “Lời Vợ Phương Chèo” trong đó có hai câu:

Vua chèo còn chẳng ra gì,

Quan chèo thì có các chi thằng hề.

Và nữ sĩ Minh Hà cũng viết:

Nhìn con, mẹ quá não nề,

Con ơi! Con chỉ đóng hề được thôi!

Cái hình ảnh hèn hạ cung kính và tâng bốc quan thày đến độ mất hết liêm sỉ của bọn vong bản phản dân tộc mang quốc tịch Vatican được ông Hồ Mười (ở Bỉ) đã từng chứng kiến tận mắt và ghi lại với nguyên văn như sau:

Hình ảnh của các tân linh mục Việt Nam nằm bẹp trên thảm đỏ chờ hồng y”, đó là hình ảnh rước voi về giầy mà tổ.[17]

Cái hình ảnh hèn hạ đến ghê tởm này cũng được tác giả Huỳnh Thu  ở Hòa Lan ghi nhận như sau:

“Tình trạng trên không chỉ có ở châu Mỹ - LaTinh mà chúng ta phải đau lòng mà nhận thực rằng nó cũng xảy ra trong một số ốc đảo Ca-Tô ở Việt Nam trong đó các linh mục ngoại quốc ngồi vênh váo trên kiệu do giáo dân hoặc "cu li" khênh, và giáo dân khúm núm thưa trước kiệu: "chúng con xin phép được lạy cha ạ". Ngu dân dễ trị. đó là sách lược cố hữu của giáo hội CaTô, và sách lược này cũng đã được thực hiện qua chương trình "từ thiện" và lòng bác ái của bà Teresa.”[18]

Đối với quan thày thì chúng khúm núm hèn hạ như vậy! Ấy thế mà trong cuộc sống hàng ngày cũng như đối với nhân dân ta thì chúng lại vênh vang ngang tàng, ngông nghênh kênh kiệu giống như là các ông lãnh chúa tại địa phương. Bước ra khỏi nhà thì võng lọng lọng nghênh ngang, ngồi trên cáng trên kiệu, bắt dân è cổ ra khiêng. Đối với người dân thấp cổ bé miệng  thì chúng thường làm oai làm phách và hà hiếp dân lành, bắt dân hầu hạ phục dịch cho bàn thân chúng và gia đình chúng. Nhưng khi vào tới dinh phủ của các quan thầy người Pháp thì chúng  lại tỏ ra vô cùng sợ sệt, vô cùng  khúm núm, bẩm bẩm, thưa thưa, phủ phục cúi rạp người xuống, mắt lấm la lấm lét, không dám nhìn thẳng vào mặt quan thày.

Đây là hình ảnh quen thuộc thể hiện rõ rệt nhất qua con người Jean Baptiste Ngô Đình Diệm mà chúng ta có thể nhìn thấy trong các phim tài liệu khi ông ta tiếp xúc với các quan thày người Hoa Kỳ trong thời gian từ khi ông ta sang Hoa Kỳ vào mùa thu năm 1950 cho đến ngày 1-11-1963. Có lẽ ở trên thế gian này không có hạng người nào hèn hạ như bọn Việt gian mang quốc tịch Vatican và quốc tịch Pháp này, hèn hạ đến nỗi chính bọn quan thày người Pháp cũng phải khinh bỉ và lợm giọng như đã trình bày ở phần trên. Hai nhóm người Việt gian này có quyền lợi và những nỗi niềm mừng vui hay lo âu hoàn toàn trái ngược với quyền lợi và nỗi niềm mừng vui hay âu lo của đại khối dân tộc Việt Nam.

Cũng vì chúng có những nỗi mừng vui và lo âu hoàn toàn khác hẳn  với những nỗi mừng vui và lo âu của đại khối nhân dân ta, cho nên từ giữa thế kỷ 19 cho đến ngày nay, chúng luôn luôn có những hành động đi ngược lại với quyền lợi tối thương của dân tộc và tổ quốc Việt Nam ta:

Thời kỳ 1858-1954, trong khi toàn thể nhân dân ta lao đầu vào cuộc chiến đánh đuổi liên minh giặc  Pháp – Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, thì chúng lại hồ hời hè nhau tình nguyện đi lính, làm thông ngôn, đưa đường dẫn cho Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican trong những chiến dịch tấn chiếm đất nước và tổng càn tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta, tích cực lập công và tâng công với giặc để được thăng quan tiến chức và được tưởng thưởng mề đay kim khánh và bảo quốc huân chương như đã nói ở trên.

Thời kỳ1954-1975, đất nước bị chia đôi thành hai miền Nam Bắc theo Thỏa Hiệp Genève 1954, trong khi đại khối nhân dân ta cùng có khát vọng thống nhất đất nước, thì chúng lại được Liên Minh Mỹ - Vatican cho nhẩy lên bàn độc với chủ trương cương quyết duy trì đất nước  mãi mãi ở trong tình trạng chia đôi [đúng theo tinh thần lời dạy của Chúa Ki-tô Jesus được ghi lại trong Matthew (10: 34-37)] và hồ hởi tuyên bố rằng:

Tôi có một chương trình đã bàn kỹ với Đức Giám Mục sẽ lần hồi tiến tới chỗ  mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mói đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công giáo hết.” [19]   “

Lời tuyên bố trên đây rất phù hợp với tinh thần Sắc Chỉ Romanus Pontifex của Giáo Hội La Mã được ban hành vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455), Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 14-15., và đúng như sử gia Loraine Bettner ghi nhận:

Rome in the minority is a lamb (Khi  là thiểu số, Giáo Hội La Mã là con cừu).

Rome as an equal is a fox (khi ngang số, Giáo Hội La Mã La Mã là con cáo).

Rome in the majority is a tiger (khi chiếm đa số, Giáo Hội La Mã  là con cọp.)” [20]

Rõ ràng từ tháng 7 năm 1954, tại miền Nam Việt Nam, quyền lực chính trị đã lọt vào trong tay Giáo Hội La Mã thì tất nhiên Giáo Hội và tín đồ Da-tô kể từ lúc đó thực sự đã trở thành con cọp dữ với đầy đủ những nanh vuốt chuẩn bị cho tư thế nuốt trọn đại khối nhân dân miền Nam thuộc các tôn giáo khác.

Với dã tâm đẩy mạnh “kế hoạch biến miền Nam theo Công Giáo hết trong vòng mười năm”, chúng lần lượt thi hành những kế sách có lớp lang tuần tự theo từng bước một 

1.-  Việc đầu tiên là  vào mùa thu năm 1954, chúng hồ hởi hè nhau dùng phương tiện của chính quyền áp đặt nhân dân miền Nam phải sử dụng từ kép “Công Giáo” thay thế cho các từ Ki-tô, Da-tô, Cơ Đốc và Thiên Chúa trong tất cả các văn thư hành chính, giáo dục, văn học, văn nghệ, truyền thông, v.v… [21]   .

2.- Kế đến là chúng hè nhau đòi thành lập đạo quân gồm toàn những tín đồ Da-tô, tức là chuẩn bị phương tiện cho việc tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa của chúng bằng bạo lực. Đây cũng là chủ trương cố hữu của Giáo Hội La Mã mà sử gia Malachi Martin ghi nhận trong cuốn The Decline  and Fall of the Roman Church với nguyên văn như sau:

Một chế độ quân phiệt ra đời: Các nước có người cầm quyền là tín đồ của Giáo Hội La Mã phải được bảo vệ bằng những đạo quân Ki-tô giáo. Phải tiến hành những cuộc thánh chiến và chiến tranh là nhiệm vụ thần thánh. Tàn bạo đối với những kẻ thù của Chúa Jesus ở trong hay ở ngoài các vùng đất do Giáo Hội La Mã kiểm soát là sự trả thù của Thượng Đế. Vị tướng chỉ huy chiến dịch tiêu diệt dân tà giáo Albigences tuyên bố: . “Bất kể gì là nam nữ, già hay trẻ, chức vụ lớn hay nhỏ, trước lưỡi gươm, tất cả đều như nhau cả”.  Nguyên văn: “A new militarism was born: This Christian heartland, Christendom, must be defended by Christian arms. Wars could be holy, would have to be waged, would be a holy duty. Cruelty to enemies of Jesus within and without the heartland could be God’s vengeance. “Neither sex nor age nor rank have we spared,” was the statement of the general who conducted the war against the medivieval heretics called Albigenses, “we have put all alike to the sword.”[22] 

3.- Tiếp theo là chúng hồ hởi vinh danh những giáo sĩ và tín đồ Da-tô người Việt đã chống lại tổ quốc Việt từ thế kỷ 17.  Hành động bất chính này được thực hiện bằng cách dùng danh tính những tên Da-tô tội đồ này đặt tên cho các trường học, đường phố ở Sàigòn và ở nhiều thành phố lớn khác ở miền Nam Việt Nam. Ai đã từng sống ở Sàigòn trong những năm 1954-1975 đều thấy có một số trường học và đường phố Sàigòn mang tên những tên tội đồ này.

Về trường học, tại Sàigòn, chúng ta thấy có các trường học như Trường Pétrus Ký, Trường Nguyễn Tường Tộ, Trường Trần Lục, Trường Hồ Ngọc Cẩn, Trường Nguyễn Bá Tòng, Trường Nguyễn Duy Khang (ở Thị Nghè), Trường Lê Bảo Tịnh, Trường Thánh Thomas (Nhà Thờ Ba Chuông),  v.v… Về  đường phố, chúng thấy có Đường Tổng Đốc Lộc (Da-tô Trần Bá Lộc), Đường Tổng Đốc Phương (Da-tô Đỗ Hữu Phương), Đường Alexandre de Rhode, Đường Pétrus Ký, Đại Lộ Ngô Đình Khôi, Đường Nguyễn Bá Tòng, Đường Huỳnh Tịnh Của, Đường Phát Diệm, Đường Bùi Chu, v.v… Đặc biệt ở Vĩnh Long, lại có Đại Lộ Ngô Đình Thục.

4.- Chúng hè nhau phóng tay cướp đoạt tài nguyên quốc gia, kiểm soát chặt chẽ tất cả các phạm vi sinh hoạt trong đời sống nhân dân để nắm độc quyền các lãnh vực hoạt động kính tế, bóc lột nhân bằng trăm phương ngàn kế, và ăn chặn tiền ngoại viện. Vấn đề này sẽ được trình bày đày đủ trong Mục XXI (Phần VI)

5.- Chúng hồ hởi tổ chức một buổi đại lễ vô cùng long trọng vào tháng 2/1959 và thỉnh mời vị khâm-sứ của Toà Thánh Vatican là Hồng Y Agagianian đến làm chủ lễ dâng nước Việt Nam cho nước Vatican với danh nghĩa là dâng cho Đức Mẹ Vô Nhiễm .[23]

Hậu quả lòng hồ hởi trên đây của chúng là hơn 300 ngàn người dân miền Nam Việt Nam bị giết hại dưới nanh vuốt của con cọp Ki-tô La Mã trong những năn 1955-1963. Trong lịch sử thế giới, không phải chỉ có nhân dân miền Nam Việt Nam mới rơi vào thảm họa như vậy, mà trong thời Trung Cổ, nhân dân Âu Châu và các vùng ven Biển Địa Trung Hải cũng đã từng bị con cọp Da-tô này vồ mất không bao nhiêu triệu nạn nhân, rồi trong những năm 1941-1945, nhân dân Croatia cũng đã bị con dã thú này vồ mất hơn 700 ngàn người trên tổng số dân khoảng 3 triệu người, và gần đây nhất là vào giữa năm 1994, nhân dân Rwanda cũng bị con ác thú này vồ mất hơn 800 ngàn người trên tổng số dân khoảng 8,196,000. Xin xem lại  Mục III [chương sách có tựa đề là “Hủy Diệt Nền Văn Minh Nhân Loại và Những Thành Tích Tàn Sát Lương Dân (của Giáo Hội La Mã”)] để biết tường tận về những con số nạn nhân này.

Chính vì lẽ này mà  từ năm 1691, nước Anh đã phải ban hành một đạo luật cấm, không cho tín đồ Ki-tô La Mã lên cầm quyền. Kể từ, đó không có một tín đồ Ki-tô nào của Giáo Hội La Mã được dân Anh chấp thuận đưa lên cầm quyền nữa (đã nói rõ ở trên). Theo gương nước Anh, trong phiên họp ngày 4 tháng 8 năm 1789, Quốc Hội Pháp của chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 ban hành nhiều biện pháp để bẻ nanh bẻ vuốt con cọp Ki-tô La Mã này bằng những biện pháp:

1.- Tịch biên toàn bộ tài sản của Giáo Hội La Mã tại nước Pháp.

2.- Tước bỏ tất cả mọi đặc quyền đặc lợi dành cho Giáo Hội La Mã và giai cấp tu sĩ Da-tô, trong đó có thuế thập phân (tithe).

3.- Tách rời giáo quyền (tôn giáo) ra khỏi thế quyền (chính quyền).

4.- Ban hành một hiến chế dân sự cho giới tu sĩ (the Civil Constitution of the Clergy), trong đó tu sĩ được coi như là bình đẳng với tất cả người dân khác và phải có nghĩa vụ đối với đất nước, phải trung thành với hiến pháp và nước Pháp, chứ không phải trung thành với Tòa Thành Vatican hay Giáo Hội La Mã. Việc này đưa đến việc thiết lập một giáo Hội Pháp tách rời khỏi Giáo Hội La Mã giống như Giáo Hội Anh được thành lập vào giữa thập niên 1530. (Những giáo hội như vậy đều bị bọn tín đồ Da-tô cuồng tín người Việt gọi là “Giáo Hội Quốc Doanh”.) 

5.- Tước bỏ hết tất cả mọi đặc quyền đặc lợi dành cho giới qúy tộc,

6.- Xòa bỏ tất cả mọi tục lệ và nghi thức phong kiến.

7.- Xóa bỏ tất cả mọi bất công trong xã hội để thực thi lý tưởng bình đẳng (trong xã hội) tự do (cho nhân dân) và bác ái (đối với tất cả mọi người, chứ không phải chỉ đối với “dân Chúa” mà thôi).

8.- Sau đó vào ngày 26/8/1789, Quốc Hội Pháp lại công bố Bản Tuyên Ngôn Dân Quyền long trọng xác nhận:

a.- Quyền lực của nhà nước vì nhân dân mà có. (The authority of a government is derived from the people.)

b.- Mọi người dân phải bình đẳng trước pháp luật. (All citizens should be equal before the law.)

c.- Tất cả mọi người dân đều có quyền ảnh hưởng vào việc làm luật. (All should have the right to influence the making of the law.)

d.- Mục đích của chính quyền là để bảo vệ những quyền tự nhiên của con người. Đó là quyền tự do, quyền có tài sản, quyền sống trong an ninh và quyền chống lại áp bức. (The purpose of government should be the preservation of the natural rights of men to “liberty, property, security, and resistance to oppression.”

e.- Quyền tự do tư tưởng và tự do hành xử tín ngưỡng của mọi người phải được bảo đảm. (Freedom of thought and religion should be guaranteed to all.)”[24]

Ngoài ra, chính quyền Cách Mạng Pháp còn trừng trị nghiêm khắc những phần tử ngoan cố  không chịu tuân hành những biện pháp trên đây. Sự kiện này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách The Decline And Fall Of The Roman Church viết:

"Trước hết, nước Pháp mà Giáo Hoàng Pius VI (1775-1799) thường gọi là "người trưởng nữ của Giáo Hội" đã xóa bỏ toàn  bộ tôn giáo, đưa nhà vua lên đọan đầu đài, chính thức tôn vinh thần Lý Trí lên ngôi chí tôn, tàn sát 17 ngàn linh mục, 30 ngàn nữ tu và 47 giám mục, tất cả các tu viện, các dòng tu và các trường học của Giáo Hội đều bị giải thể, tất cả các thư viện của Giáo Hôi đều bị thiêu rụi, chính quyền Paris còn ban hành quyết định ra lệnh cho Tướng Bonaparte (Sau này là Hòang Đế Napoléon I) "đem quân đi "giải phóng nước Ý", "có toàn quyền hành động" "hủy diệt Rome và chế độ Giáo Hòang". Tháng 5 năm 1796, trước khi tiến vào kinh thành Rome, Tướng Bonaparte tuyên bố, "Chúng tôi là những người bạn của con cháu Brutus (một anh hùng của dân tộc La Mã) và dân Scipios. Ý muốn của chúng tôi là phục hồi điện Capitol và giải phóng nhân dân La Mã thóat khỏi thân phận nô lệ tôi đòi."

Việc quân Pháp tiến vào chiếm kinh thành Rome và nước Ý và việc buộc giáo triều Vatican phải ký vớp Pháp  Hòa Ước Tolentino dưới áp lực của Tướng Bonaparte là một điều sỉ nhục cho Tòa Thánh Vatican. Giáo Hội phải nộp cho nước Pháp một khoản tiền là 46 ngàn đồng scudi (tiền Vatican) trả làm ba hạn kỳ (Giáo Hòang Pius VI phải đem các đồ trang trí bằng vàng và bằng bạc ra đúc tiền để trả cho Pháp), 100 món đồ nghệ thuật và 500 tác phẩm hiếm bị tịch thu mang về Pháp; tất cả các hải cảng nằm trong lãnh thổ của Tòa Thánh Vatican phải mở cửa cho hạm đội Pháp làm căn cứ trú quân, phải từ bỏ tất cả tài sản của Giáo Hội ở trong lãnh thổ các nước Ý, Pháp, Naples, và Sicily ... tất cả mọi nơi. Giáo Hòang Pius VI than thở, "Hòa Ước! Tệ quá đi! Quân đội Pháp chiếm đóng Vatican và Quirinal, truất phế Giáo Hoàng Pius VI và thiết lập nước Cộng Hòa La Mã...."

Nguyên Văn: "First, France, "eldest daughter of the church "he used to call it, abolished all religion, beheaded its king, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and over 30,000 nuns as well as forty-seven bishops, abolished all seminaries, schools, religious orders, burned all churches and libraries, then sent the Corsian Bonaparte to liberate italy and Rome." "Just as you please," wrote the Paris government to the Corsian. "Destroy Rome and the papacy utterly " "We are the friends of the descandants of Brutus and the Scipios... Our intention is to restore the Capitol to free the Roman people from their long slavery," The Corsian declared in May 1796, just before taking Rome.

Then the capture, and the humiliation of the Peace of Tolentino between the papacy and the Corsian: a ransom of 46,000 scudi in three installement (Pius melted down all available silver and gold ornaments); 100 objects d'art and 500 rare manuscripts from Vatican; the opening of all papal harbors to the French fleet; renunciation of all property in italy and France and Naples and Sicily - everywhere. "They made us their prisoner Spina," mutters Pius. "Peace treaty! Bah!" The Vatican and Quirinal were occupied by French troops. They deposed Pius, and created the republic of Rome...."[25]

Những biện pháp Ổn Định Cách Mạng (The Revolution Settlement) được ban hành vào những năm 1689 và 1691 của nước Anh cùng với những việc làm trên đây của chính quyền Cách Mạng  Pháp1789 trở thành những ngọn đuốc tự do soi đường cho nhân dân thế giới vùng lên thành những phong trào chống lại Giáo Hội La Mã. Phong trào này lan tràn ra khắp nơi trên thế giới. Hầu như bất kỳ quốc gia nào có móng vuốt con cọp Ki-tô La Mã vươn tới, thì nhân dân quốc gia đó cương quyết theo gương nước Anh và nước Pháp vùng lên tìm đủ mọi cách bẻ nanh bẻ vuốt của nó. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ trong Phần VII ở sau.

Từ ngày 30/4/1975, quân đội miền Bắc đại thắng, Hoa Kỳ cuốn gói ra đi, chính quyền và  quân đội miền Nam rã ngũ tan hàng. Với chiến thắng này, toàn dân ta từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu đều hân hoan vui mừng vì Bắc Nam đã  được thống nhất, giang sơn quy về một mối, cả nước chung một mầu cờ, nhân dân ta thoát khỏi vấn nạn Giáo Hội La Mã với cái nạn “bọn quạ đen” và vấn nạn các chú Ba Tầu (lũng đoạn nền kinh tế ở miền Nam). Tuy nhiên, tình trạng này lại làm cho Vatican mất hết quyền lực ở Việt Nam khiến cho bọn vong bản “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” và bọn phong kiến phản động vốn đã từng làm tay sai cho Liên Minh Mỹ - Vatican cũng mất đi cái quyền tiếp tục ngồi trên bàn độc tác oai tác quái với nhân dân, trở thành bất mãn và mang mối hận thù đối với Đảng Cộng Sản và chính quyền Việt Nam hiện nay.

Trong khi đó thì, với lòng tham không đáy, Giáo Hội La Mã vẫn còn cố đám ăn xôi, tìm đủ mọi cách để phục hồi quyền lực ở Việt Nam. Đây là nguyên nhân đã khiến cho Giáo Hội La Mã đã chụp lấy cái tâm lý bất mãn và hận thù của bọn người vong bản đang sống ở hải ngoại để  khai thác, thi hành quái chiêu “quậy cho nước để thả câu” giống như Giáo Hội đã làm trong hồi thế kỷ 19, và thì hành theo kế sách “mềm nắn rắn buông” bằng ba bộ mặt hoàn toàn khác biệt:

Tại Việt Nam, Giáo Hội có hai bộ mặt:

Đối với hơn 80 triệu đồng bào ta ở trong nước, Giáo Hội làm ra vẻ giống như con cừu hiền lành không gây hại cho ai cả. Lý do rất dễ hiểu: Hoa Kỳ đã cuốn gói ra đi và công nhận chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Như vậy, với hoàn cảnh hiện nay,  ở Việt Nam, không còn có một đế quốc thực dân xâm lược nào nào để thi hành sách lược “cáo đội lốt hùm”, cho nên Giáo Hội không thể:

1- Sử dụng miếng mồi danh và lợi trong chính quyền để câu nhử những phường tham lợi “đi đạo lấy gạo để ăn” và những phương tham danh thèm khát quyền lực “theo đạo để tạo danh đời” như trương hợp của các ông Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang, Lâm Văn Phát, Huỳnh Hữu Nghĩa, Lâm Lễ Trinh, v.v.. ở miền Nam Việt Nam trong thời 1954-1975.

2- Sử dụng bạo lực của nhà nước để cưỡng bách và chèn ép người dân vào đường cùng để rồi phải theo đạo cho xong nợ giống như ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 mà Linh-mục Trần Tam Tỉnh đã ghi nhận:

“… Nhờ các việc từ thiện Công Giáo, các trường học, cô nhi viện, nhà thương, điểm phát quần áo, bánh mì và lương thực. Có người cho rằng  việc theo đạo hàng loạt chỉ là lặp lại theo ngạn ngôn đã có từ thời Pháp thuộc “đi đạo lấy gạo mà ăn” thôi.. Quả thế, viện trợ Công Giáo từ ngoài vào đều do các linh mục tự tiện thao túng và thường chỉ dành phân phát cho người Công Giáo. Dân chúng miền Trung này là vùng nghèo nhất miền Nam, chẳng qua đã tìm nơi theo đạo công giáo như là một phương tiện kiếm ăn. Có những người cũng cho rằng họ vào đạo để khỏi bị sách nhiễu về chính trị. Quần chúng ở đây, vì đã từng sống lâu năm dưới chế độ Việt Minh, nên bị tình nghi có liên hệ với “kẻ địch”, bây giờ vào đạo là gặp được con đường để tỏ lòng trung thành với chế độ, hoặc ít ra cũng tránh được những quấy nhiễu của cảnh sát…”[26]

Vì thế Giáo Hội đành phải đóng vài trò hiền lành như con cừu với ý đồ làm cho  nhân dân Việt Nam ta lầm tưởng rằng Giáo Hội là một tổ chức thuần tuý tôn giáo, cũng có chủ trương dạy người đời làm điều lành tránh điều ác. Với những người không thấu hiểu lịch sử Giáo Hội, tất nhiên là họ sẽ tin như vậy.

Đối với chính quyền Việt Nam, Giáo Hội đã và đang hành xử như một con cáo già với đủ mọi mánh mung  “vào cửa trước và thậm thụt cửa sau” (như trong hồi giữa thế kỷ 19 họ đã vận động triều đình Napoléon III (Pháp) liên kết với Giáo Hội xuất quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam )  vừa gãi đầu gãi tai xin được chính thức bình thường quan hệ ngoai giao, vừa lợi dụng chính sách hòa giải và đoàn kết dân tộc của Nhà Nước hiện nay để thuyết phục các nhà cầm quyền phải nên chính trị hóa môn lịch sử, nghĩa là phải tránh né không nên sử dụng những ngôn ngữ bình thường để nói lên thực chất của những dữ kiện hay sự việc có liên hệ đến những việc làm chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam của Giáo Hội và của bọn tín đồ Da-tô tay sai đắc lực của Vatican từ  cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay. Lý do được nêu lên là nếu cứ để cho các nhà viết sử viết đúng với những sự kiện đã xẩy ra trong lịch sử thì làm tổn thương danh dự của Giáo Hội La Mã, và như vậy là không phù hợp với chính sách đoàn kết dân tộc của Nhà Nước hiện nay. Nếu  những mánh mung này được chính quyền Việt Nam thỏa thuận hay đồng ý, thì:

1.- Lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại lại tiếp tục vừa bị bưng bít vừa bị xuyên tạc

2.- Toàn bộ những việc làm tội ác của Giáo Hội chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua lại tiếp tục bị bưng bít.

Hậu quả là  các em học sinh sinh viên và người dân bình thường lại tiếp tục mù tịt về lịch sử nước nhà trong thời cận và hiện đại và mù tịt luôn cả môn sử thế giới.

Đây là chính sách bưng bít che giấu những rặng núi tội ác của Giáo Hội mà Giáo Hội đã từng thi hành tại các quốc gia bị nằm dưới ách thống trị của các chế độ đạo phiệt Da-tô tay sai của Giáo Hội. Miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 cũng bị Giáo Hội thi hành chính sách bưng bít này bằng cách:

a.- Cho bọn tín đồ tay sai của Giáo Hội biên soạn những bài học lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại với mục đích cắt xén hay diễn dịch sai lạc những sự kiện có liên hệ đến những việc làm của Giáo Hội hay tín đồ  Da-tô chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Dưới đây là những sự kiện lịch sử  Việt Nam trong thời cận và hiện đại đã từng bị bưng bít trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam trong thời 1885-1945, trong vùng liên quân Pháp - Vatican tạm chiếm trong những năm 1945-1954 và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975:

1.- Việc Giáo Hội La Mã chủ trương đánh chiếm Việt Nam:. Chủ trương này nằm trong chính sách chung của Giáo Hội qua việc ban hành Sắc Chỉ Romanus Pontifex vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas (1447-1455) và các thánh lệnh hay sắc chỉ khác tiếp theo cũng được Giáo Hội ban hành trong thế kỷ 15.[27]  

2.- Việc đoàn ngũ hóa tín đồ Da-tô trong các xóm đạo và tổ chức họ thành những đạo quân thứ 5 nằm tiềm phục tại địa phương chờ nhận lệnh của các đấng bề trên để nổi lên tiếp ứng khi Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican tiến đến tấn công một vị trí nào đó ở các vùng gần bên.

3.- Việc Tòa Thánh Vatican đã ba lần gửi người đến kinh thành Paris uốn lưỡi Tô Tần vận động chính quyền Pháp liên kết với Giáo Hội xuất quân đánh chiếm Việt Nam để cùng thống trị và cùng chia nhau lợi nhuận. Se được trình bày đầy đủ trong nhiều chương sách trong hai Mục VII và VIII (Phần III) ở sau.

4.- Việc Giáo Hội liên kết chặt chẽ với Pháp trong việc đánh chiếm và thống trị Việt Nam từ năm 1858 cho đến mùa thu năm 1954. (Sẽ được trình bày đầy đủ trong nhiều chương sách trong hai Mục IX và X (Phần III) ở sau

5.- Sự hiện diện của các nhà truyền giáo và tu sĩ Da-tô trong đoàn quân viễn chinh Pháp với nhiệm vụ dẫn đường đưa lối cho đoàn quân viễn chinh của Liên Minh Pháp - Vatican trong các chiến dịch tấn chiếm Việt Nam từ năm 1858 cho đến khi Hiệp Ước Giáp Thân 1884 ra đời.

6.- Vai trò các tín đồ Da-tô được Giáo Hội đưa đến chủng viện Pénang ở Mã Lai để huấn luyện kỹ thuật chống phá tổ quốc Việt Nam rồi đưa họ về Việt Nam để phục vụ cho Liên Minh Pháp – Vatican, làm các công việc thông ngôn, chỉ điểm, đưa đường dẫn lỗi cho Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican trong các chiến dịch tấn công các cứ điểm phòng thủ của quân dân ta cũng như trong các chiến dịch tấn công và tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến Việt Nam trong suốt thời kỳ từ năm 1958 cho đến 1945. Trong số những tên Da-tô Việt gian này có Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, v.v..

7.- Vai trò của Linh-mục Trần Lục dẫn 5 ngàn giáo dân Phát Diệm có võ trang đi tiếp viện cho đoàn quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Trung-tá Metzinger và Đại Úy Joffre trong chiến dịch tấn công và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân kháng chiến tại Chiến Lũy Ba Đình (Thanh Hóa) dưới quyền chỉ huy của cụ Đinh Công Tráng vào những năm năm 1886 và 1887.

8.- Vai trò của tên Da-tô Việt gian Ngô Đình Khả (phụ thân của Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện) cùng với Nguyễn Thân trong chiến dịch tấn công và tiêu diệt căn cứ nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta dưới quyền chỉ huy của nhà ái quốc Phan Đình Phùng. Ngô Đình Khả và Nguyễn Thân là hai người chủ động trong việc đào mả cụ Phan lấy hài cốt đem đốt thành tro, lấy tro trộn với thuốc súng, rồi bắn xuống sông Lam Giang để trả thù cho những chiến dịch “Bình Tây Sát Tả” của nghĩa quân ta trước đó. Cái truyền thống đào mả kẻ thù đã chết để trả thù là của đạo Da-tô đã có ở Âu Châu từ thời Trung Cổ.[28]

9.- Việc tên Da-tô Việt gian Ngô Đình Khả được Liên Minh Thánh Pháp - Vatican gài vào triều đình Huế để theo dõi thái độ và hành động của ông vua gỗ Thành Thái rồi báo cáo với chính quyền bảo hộ.

10.- Việc Vatican và Pháp đồng thuận với nhau trong việc bổ nhậm cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu (vừa là người của Giáo Hội La Mã vừa là người của Pháp) nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương từ ngày 17/8/1945 cho đến ngày 15/3/1947.

11.- Vai trò của Giáo Hội La Mã và giáo dân Việt Nam đã liên tục chống lại tổ quốc Việt Nam qua những hành động chiến đấu bên cạnh đoàn quân xâm lăng Pháp suốt trong thời Kháng Chiến Chống Pháp 1945-1954.

12.- Sự chuyển hướng mục tiêu tranh đấu của các lực lượng nghĩa quân kháng chiến Việt Nam (từ 1858 đến 1945) trong việc đánh đuổi Liên Minh Pháp-Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Trong sự chuyển hướng này, có mục nói về chủ trương loại bỏ chế độ quân chủ dưới mọi hình thức kể cả trung ương tập quyền lẫn quân chủ lập hiến. (Nếu đưa mục này vào trong chương trình sử ở bậc trung học, thì làm sao nhà cầm quyền miền Nam có thể giải thích được việc Liên Minh Pháp – Vatican chủ trương đưa ra “Giải Pháp Bảo Đại” để chống lại chính quyền Kháng Chiến dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh?)

13.- Những bài học về Hội Nghị Genève và Hiệp Định Genève 1954

14.- Những hành động của chính quyền Ngô Đình Diệm vi phạm điều khoản quy định việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7/1956.

b.- Không cho dạy toàn bộ môn lịch sử thế giới mà chỉ được học lẩy một số bài tượng trương.  Bằng chứng là bộ Lịch Sử Thế Giới do hai ông Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang biên soạn và phát hành vào năm 1956 bị cấm không cho lưu hành, tác giả Nguyễn Hiến Lê bị sỉ vả là “đầu óc đầy rác ruởi” và bị mật vụ theo dõi. Xin xem sách Đời Viết Văn Của Tôi của tác giả Nguyễn Hiến Lê (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1986, tr. 99-101). Dưới đây là những sự kiện lịch sử thế giới đã từng bị bưng bít trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam trong thời 1885-1945, trong vùng liên quân Pháp - Vatican tạm chiếm trong những năm 1945-1954 và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975:

1.- Việc Giáo Hội  phát động các cuộc chiến thập tự (crusades).

2.- Việc Giáo Hội thiết lập các Tòa Án Dị Giáo (Inquisitions).

3.- Việc cấu kết với các cường quyền Âu Châu, cấu kết với và đế quốc thực dân Âu Châu và Hoa Kỳ từ thời Trung Cổ tới ngày nay.

4.- Đời sống bê bối thối tha, hoang đàng loạn luân dâm loàn của nhiều giáo hoàng trong thời Trung Cổ,

5.- Những sự chia phe, chia phái, tranh giành quyền lực, thanh toán và tàn sát lẫn nhau trong giáo triều Vatican để độc chiếm quyền lực và ngôi vị giáo hoàng.

6.- Các phong trào nhân dân thế giới vùng dậy chống lại Giáo Hội và các thế lực bảo thủ phản động cấu kết với Giáo Hội [Thời Phục Hưng (The Renaissance 1300-1650), Phong Trào Tranh Đấu Đòi Cải Cách Tôn Giáo (The Religious Reformation 1309-1648), Thời Đại của Lý Trí (the Age of Reason 1500-1789), Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ (The Age of Democratic Revolutions 1603-1815), Các Phong Trào Phản Đối Xã Hội (Movements of Social Protest 1800-1900)], thuyết hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882) v.v….

Nhân đây, người viết xin đề nghị với chính quyền Việt Nam nên dễ dãi và tích cực giúp đỡ các nhà viết sử trong việc in và phát hành những ấn phẩm lịch sử nói về những việc làm bạo ngược và  phản tiến hóa của  Giáo Hội La Mã  trong gần hai ngàn năm qua, miễn rằng họ không được viết sai sự thật, không được bóp méo lịch sử, nói phải có sách, mách phải có chứng, không được gọi ông Jesus là “thằng” như ông Linh Mục Alexandre  de Rhodes đã gọi Đức Phật Thích Ca là ‘thằng” ở trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày trong chương Bốn (Ngày Thứ Bốn) có tựa đề là Những Đạo Vạy (Sàigòn: Tinh Việt Văn Đoàn, 1961), miễn rằng phải nói đúng những sự thật lịch sử, trình bày càng được nhiều sự kiện lịch sử đã bị chính quyền Liên Minh –Pháp (1885-1954)  và các chính quyền miền Nam (1954-1975) bưng bít hay bóp, càng tốt.

Cũng nên biết là trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày này,  giáo sĩ Alexandre de Rhodes gọi tất cả các tôn giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam là “Những đạo vạy” (tà giáo) và ông ta gọi Đức Phật Thích bằng ”thằng”:

“Như thể có chém cây nào đục cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy  thì ta làm cho Thich Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.” [29] 

Ông giáo sĩ này ta còn  nói rằng Đức Khổng Tử là người ”chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ”, và ”thờ ông Khổng Tử là có lỗi [30] 

Đối vơi hơn hai triệu người Việt ở hải ngoại, đặc biệt lả ở Bắc Mỹ và ở Úc, Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô người Việt quả thật là hiện thân của những con cọp Ki-tô La Mã vô cùng hung dữ. Nhờ có số đồng tín đồ ở hải ngoại và đã có kế hoạch  từ trước, Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô người Việt  khống chế các phương tiện truyền thông bằng tiếng Việt và không chế các hội đoàn người Việt tại các địa phương để làm công cụ khủng bố những người Việt bất đồng chính kiến với họ.

Nhờ ở vào thế thượng phong như trên, nhóm tín đồ Da-tô tay sai của Giáo Hội tha hồ tung tác viết lách và phát hành sách báo với chủ tâm xuyên tạc lịch sử, dùng những ngôn ngữ vô cùng hạ cấp để vu khống, sỉ vả và hạ nhục các nhà ái quốc Việt Nam đã lao mình vào cuộc chiến đánh đuổi liên minh Xâm Lăng Pháp – Vatican trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1858 cho đến tháng 7 năm 1954 và cuộc chiến 1954-1975  đánh đuổi Liên Minh Mỹ - Vatican  để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cũng vì thế mà tại hải ngoại, chúng ta thấy nhan nhản những ấn phẩm của các tác giả Da-tô người Việt, trong đó có đầy dẫy những ngôn từ thiếu giáo dục và vô cùng hạ cấp để sỉ vả cụ Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo chính quyền hiện này cũng như tất cả các cán bộ các cấp trong đảng viên Cộng Sản Việt Nam  cũng như trong Mặt Trận Việt Minh.

Đồng thời, họ cũng luôn luôn oán trách Hoa Kỳ đã phản bội và bỏ rơi họ khiến cho chính quyền và quân đội miền Nam rơi vào tình trạng rã ngũ tan hàng, khiến cho “nước tổ Vatican” của họ mất hết quyền lực ở Việt Nam và họ phải than van là “mất nước”.

Như đã trình bày ở trên, Giáo Hội La Mã thường hay nói ngược. Tín đồ Da-tô thường coi Giáo Hội như là cha là mẹ. Cha nào con ấy. Vì thế những đứa con  người Việt của Giáo Hội cũng thường hay nói ngược. Đất nước vừa đại thắng trong công cuộc đánh đuổi quân thù xâm lược ra khỏi lãnh thổ, cho nên toàn dân ta  vô cùng vui mừng vì dân ta đã được tự chủ hoàn toàn, thì tín đồ Da-tô người Việt lại than van là mất nước. Chúng ta có thể tìm thấy lời than van này trong bài Tạp Ghi có tựa đề là Chánh Trị và Thua Cuộc một ông Da-tô ký tên là Nguyễn Bách ở Montreal (Canada) đề ngày 06/07/2007 trong đó có một đoạn với nguyên văn như sau:

Chúng ta đã đánh mất một nửa quê hương năm 1954, chúng ta đã mất cả quê hương năm 1975 vì chúng ta không có quyền lấy quyết định điều khiển cuộc kháng Cộng, vì chúng ta bị địch cấy độc tố không làm chánh trị. Nay chúng ta đang đứng trước viễn tượng có thể sẽ thua cuộc một lần nữa, nhưng thua cuộc lần này là do lỗi của chính chúng ta.”[30]

Đúng là những quân ăn ngang nói ngược.

 


CHÚ THÍCH

[1] Nguyễn Văn Tho, Công Giáo: Nhận Định Mới Về Tín Lý & Giáo Lý (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2007) 46-47.

[2]  Nhiều tác giả,. Vatican Thú Tội Và Xin Lôci? (Garden Grove, California: Giao Ði?m, 2001), t r209-212

[3]  Nhiiều tác giả, Sđd, , tr 213

[4] Letty Wambauch. "Any Religion Claiming "truth" Can Be Danger."] The New Tribune [Tacoma, Washington] December 29, 2002.

[5] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigon: Lửa Thiêng, 1973), tr 73-76

[6] Nguyễn Văn Thọ, Sđd., tr. 148-149.

[7] Phan Đình Diệm. “Mea Culpa” Bài 3: Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm.” www.kitohoc.com/Bai/Net066.htm Ngày 4/5/2000

[8] Matthew Bunson, The Pope Encyclopedia (New York:Crown Trade Papaerbacks, 1995), p. 231.

[9] Edward Burman, The Inquisition (New York: Dorset Press, 1992), p. 33.

[10]  J.T.C., Smokescreens (Chino, CA: Jack T. Chick, 1993) trang 35.

[11]  Người viết đa trinh bày đè tài này khá rõ ràng trong cuốn Việt Nam Ðệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 nơi Chuong 15 trong  đó có ghi lại một bài báo  đăng trong tờ Thằng Mõ sõ 703  (Californía) ra ngày7 tháng 10 nam 1995 v?i nguyên văn như sau:  "Nỗ Lực Bảo Vệ Đức Giáo Hoàng Trong Cuộc Thánh Du Hoa Kỳ.- Nữu Uớc (Tin Tổng  Hợp). Hồi đầu tháng 9 vừaa qua, Tòa Thánh Vatican đã gởi sang Hoa K? chiếc xe  Mercedes bọc thép có vòm kính bên trên. Hiện không rõ xe này đậu ở đâu. Nhà chức trách nói rằng tiết lộ nơi đậu xe sẽ  làm nguy hiểm cho hệ thống an ninh bảo vệ Đức Giáo Hoàng. Ngai sẽ công du Hoa Kỳ từ ngày 4 đến ngày 8/10/1995. Các viên chức thừa hành luật pháp đã khởi sự một nỗ lực chưa từng có để bảo vệ Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II trong chuyến đi của Ngai đến Nữu Ước, New Jersey va Maryland. Trong cuộc thăm viếng khu vực Nữu Ước l?n sau cùng trước đây vào năm 1979, Đức Thánh Cha đôi khi di chuyển trên chiếc xe limousine không mui va tự do hòa lẫn vao đám  tín đồ?. Bây giờ không còn như thế nữaa...- Theo báo Thằng Mõ số 703 ngày 7/10/1995."

[12]  Charlie Nguyễn,. Công Giáo Huyền Thoại Và Tội Ác (Garden Grove, California: Giao Ðiểm, 2001), tr 42-43

[13]  Lloyd Graham,  Deceptions and Myths of the Bible (Secaucus, N.J: Carol Publishing Group, 1999), p. 463.

[14] Daniel J. Boorstin & Brooks Mather Kelly. A History of The United States. Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice Hall, Inc., 1989, page 837.

[15] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, (Pháp), TXB, 1994), tr.101-102.

[16] Lữ Giang, Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: TXB, 1999), tr. 395.

[17] Trần Phong Vũ. “Giiáo Hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thời Đại.” Danchimvietonline. Ngày 8 tháng 12 năm 2005.

[18]  Trần Phong Vũ. “Giiáo Hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thời Đại.” Danchimvietonline. Ngày 9 tháng 12 năm 2005.

[19] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân - Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

[20]   Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey:Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p.424.

[21] Vũ Đình Hoạt, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan - Tập II ( Falls Church, VA: Alpha, 1991), trang  1013-1014

[22] Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: G.P. Putnam’ Sons, 1981), pp.110-111. (Về chuyện tín đồ Da-tô hồ hởi hè nhau thành lập một đạo quân đội gồm toàn những tín đồ Da-tô, xin xem lá thư của ông Da-tô Nguyễn Văn Chức đề ngày 25/2/1955  gửi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ở Phụ Bản 1). Lá thư này đã được  trong bộ sách này sách Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Tacoma, WA, TXB, 1998, tr 527-529) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang, và sẽ được in lại ở trong Phần VI ở sau.)

[23] Trần Tam Tình, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr.126-127.

[24] Carlton J.H. Hayes, Modern Times – The French Revolution to the Present (New York: MacMillan Publishing Co., Inc. 1969), P. 35.

[25] Malachi Martin, Ibid., pp. 232-233.

[26] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 129-130.

[27] Nguyên Vũ, Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, TX: Văn Hóa, 2002), tr.389-392.

[28] Trân Quý, Lòng Tin Âu Mỹ Đấy! (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993), tr. 132-133.

[29] Phạm Khắc Xuyên & Nguyễn Đình Khiêm, Giáo Sĩ ĐẮC Lộ Và Tác Phẩm Quốc Ngữ Đầu Tiên (Saigòn: Tinh Việt Văn Đoàn, 1961), tr. 83.

[30]  Phạm Khắc Xuyên & Nguyễn Đình KhiêmSđ d., tr. 81.

[31] Nguyễn Bách. “Chánh Trị Và Thua Cuộc.”chinhnguyen2005@sbcglobal.net  Này 30/7/2007.

© sachhiem.net