GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH11_0a.php

10 Sep, 2007


Các bài trong chương 11:  0   1   2   3   4   5  

 

 

CHƯƠNG 11

(tiếp theo)

 

IV.- THÓI QUEN LỘN SÒNG, NHẬN VƠ
VÀ TIẾM QUYÊN (CẦM NHẦM QUYỀN LỰC)

 

Từ xưa đến nay, Giáo  Hội La Mã  thường có thói quen:

1.- Nhận vơ là “đại diện duy nhất của ông Chúa Jehovah ở trên cõi trần gian này” để tác oai tác quái với nhân dân dưới quyền,

2.-  Nhận vơ “những danh nhân và các bậc vĩ nhân của nhân loại là người của Giáo Hội” để tự đánh bóng và đánh bóng cho bọn tín đồ đại gian đại ác làm tay sai bán nước cho Giáo Hội.

Ngoài mấy thói quen nhận vơ trên đây, Giáo Hội La Mã còn có thói quen tiếm quyền (cầm nhầm quyền lực) nữa. Dưới đây là một số thành tích nhân vơ hay lộn sòng, tiếm quyền mà chính Giáo Hội La Mã đã và đang làm:

THỨ NHẤT.- Chuyện nhận vơ bà Jeanne d’ Arc (1412- 1431), một vị nữ anh hùng dân tộc nước Pháp là người của Giáo Hội bằng cách phong thánh cho bà vào năm 1920. Điều khôi hài là vào năm 1431, chính Giáo Hội La Mã là  đã gán cho bà cái tội “phù thủy” rồi đem thiêu sống cho đến chết cũng vào năm đó, và suốt từ năm đó cho tới đầu thế kỷ 20, bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội luôn luôn rêu rao rằng bà là con “mụ phù thủy gian ác” để biện minh cho việc Giáo Hội đã xử tử bà một cách vô cùng dã man như trên. Tìm hiểu về vụ này, các nhà sừ học đều khẳng định rằng, dù cho bộ máy tuyền truyền của Giáo Hội đã sử dụng trăm phương ngàn kế để gán cho bà không biết bao nhiêu  chuyện xấu xa ghê tởm nhất ở trên cõi đời này, nhưng  qua bao nhiêu thế kỷ, dân tộc Pháp cũng vẫn coi bà là nữ anh hùng và cũng là vị cứu tinh của dân tộc. Thấy rằng cả hơn 400 năm vẫn không lay chuyển được ý chí sắt đá và lòng son sắt của dân tộc Pháp đối với bà, năm 1920, Giáo Hội mới thay đổi thái độ, quay một góc 180 độ, quyết định phong thánh cho bà. Sự kiện này được ông Phan Đình Diệm ghi nhận như sau:

“Thử tưởng tượng từ ngày Giám-mục Pierre Cauchon (đồng âm với con heo) thiêu sống Bà Thánh Jeanne d’ Arc, cho đến ngày Bà được phong thánh là hơn 400 năm, các tòa giảng của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu phải ăn gian nói dối và vu oan giá họa cho Bà bao nhiều lần? Giết bà cũng một tay Giáo Hội, phong thánh cho Bà cũng một tay Giáo Hội, nhưng có mấy ai được may mắn như Bà. Hầu hết các trọng tội mà Giáo hội phạm tại các “Tòa  Điều Tra Dị Giáo” là tội đẻ ra tội theo cấp số cộng và cấp số nhân.” [24]  

THỨ HAI. - Chống lại tất cả mọi tiến bộ của nhân loại .- Vì  Vatican theo chế độ quân chủ tăng lữ chuyên chế (Sacerdotal monarchy), cho nên Toà Thánh Vatican tức là cơ quan đầu não của Giáo Hội chủ trương quyết liệt chống đối tất cả các phong trào tranh đấu cho tự do, dân chủ, dân quyền và nhân quyền. Những việc làm phản tiến hóa này của Giáo Hội đều được sách sử ghi lại rõ ràng và dưới đây là những phong trào tiến bộ của nhân loại bị Giáo Hội chống đối quyết liệt bằng mọi giá và chống đối đến cùng.

1.- Giáo Hội quyết liệt chống lại chủ nghĩa nhân bản (humanism)  Lý do khiến cho Giáo Hội quyết liệt chống đối phong trào này là vì phong trào này quan tâm đến quyền làm người, hăng say chỉ trích những việc làm sai lầm của Giáo Hội La Mã và công khai bày tỏ mối hoài nghi và thắc mắc về quyền lực của Giáo Hội. Sự kiện này được sách Men and Nations ghi nhận như sau:

Theo thời gian, Chủ Nghĩa Nhân Bản trở nên một trường phái học thuật có một quan niệm nhân sinh mới. Một trong những đặc tính của quan niệm nhân sinh mới này là tinh thần phê phán. Thí dụ như một số tư tưởng gia trong phong trào này chỉ trích Giáo Hội La Mã, chống đối những điều mà họ cho là  thói hư, tật xấu, những khuyết điểm trong tổ chức và trong việc quản trị của Giao Hội. Những người này vẫn còn giữ vững niềm tin tôn giáo, nhưng họ không thể chấp nhận quyền lực của Giáo Hội mà không hoài nghi và thắc mắc.” Nguyên văn: “As time went on, Humanism became more than a certain type of scholarship; it also came to mean a new outlook on life. One characteristic of this outlook was a critical spirit. Some Humanists, for example, criticized the Church, protesting against what they regarded as defects in its organization and administration. Men like this remained religious, but they were less inclined than earlier thinkers to accept Church authority without question.” [25]

2.- Giáo Hội quyết liệt chống lại Phong Trào Phục Hưng và Cải Cách - The Renaissance and Reformation (1309-1648).-. Hành động phản tiến hóa  này đưa đến việc phát sinh ra Phong Trào Tin Lành Luther, Phong Trào Tin Lành Calvin, và khiến cho Âu Châu rơi vào thảm họa chiến tranh tôn giáo giữa một bên là Da-tô La Mã và một bên Tin lành kéo dài hơn 30 năm trời (1618-1648).

3.- Giáo Hội quyết liệt chống  lại tất cả mọi hoạt động phát triển khoa học.- Lý do rất đơn giản: vì rằng khoa học càng tiến bộ thì càng chứng tỏ cho người đời thấy rõ tinh cách phi  lý và bịp bợm trong hệ thống thần học Ki-tô, và như vậy thì Giáo Hội La Mã không còn có lý do tồn tại. Vì thế mà Giáo Hội đã xử tù quản thúc chung thân nhà bác học Galileo Galilei (1564-1642) chỉ vì ông đã cải tiến được loại kính viễn vọng có khả năng hữu hiệu hơn để có thể chứng minh rằng trái đất di chuyển chung quanh mặt  trời, chứ không phải là mặt trời quay chung quanh trái đất như trong thánh kinh của Giáo Hội La Mã đã nói.. Việc làm này chứng tỏ cho mọi người thấy rằng lời dạy trong Thánh Kinh là láo khoét. Ngoài ra, từ khi lý thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882) được công bố  vào năm 1859, Giáo Hội đã liên tục chống đối quyết liệt lý thuyết này, và cho đến nay (2007), Giáo Hội vẫn còn chống đối.

4.- Giáo Hội quyết liệt chống lại Phong Trào Khoa Học Và  Lý Trí (1500--1789).- Lý do: vì rằng phong trào này đã: 

a.- Mạnh bạo đưa ra những ý kiến nhắm vào Giáo Hội La Mã để phê phán rất gay gắt;

b.- Đòi hỏi Giáo Hội  phải có sự khoan dung trong lãnh vực tôn giáo đối với mọi người;

c.- Chỉ trích gay gắt những hành động tham ô thối nát trong  Giáo Hội La Mã;

d.- Hô hào và kêu gọi mọi người chỉ nên tin vào những gì hữu lý, đừng tin vào những điều nhảm nhí phi lý giống như những chuyện hoàng đường ở trong thánh kinh hay tín lý Ki-tô.

Thiết tưởng cũng nên nói rõ danh tính một số  các đại tư tưởng gia và vĩ nhân của các phong trào này để độc giả biết rõ họ là những ân nhân của nhân loại. Đó là các ông John Wycliffe (1320-1384), John Huss (1372-1415), Savonarola Girolamo (1452-1498), Giordano Bruno (1548-1600), John Locke (1632-1704), Montesqiueu (1689-1775), Denis Diderot (1713-1784), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Voltaire (1694-1778), Thomas Paine (1737-1809),Thomas Jefferson (1743-1826), Lamartine (1790-1869), Victor Hugo (1802-1885), v.v…

Vì rằng hầu hết các thành phần trong phong trào này ở  ngoài vòng kiểm soát của Giáo Hội (hoặc là ở trong các quốc gia thuộc các hệ phái Tin Lành kiểm soát và đang quyết liệt chống lại Giáo Hội, hoặc là ở Bắc Mỹ cũng quyết liệt chống lại Giáo Hội) cho nên Giáo Hội không thể tóm cổ họ để đưa lên giàn hỏa thiêu như những trường hợp của hàng triệu nạn nhân của Giáo Hội trong đó có bà Jeanne D’ Arc (1412-1431), John Huss (1371-1415), Savonarola Girolamo (1452-1498), Bruno Giodano (1548-1600), hoặc bị xử tù chung thân như trường hợp nhà bác học Galileo Galilei. Không có cách nào để khử diệt hay bịt miệng  phong trào này, Giáo Hội chỉ còn một cách duy nhất là tìm cách vô hiệu hóa những việc làm của họ bằng cách đưa ra hai quái chiêu:

Quái chiêu thứ nhất là bịa đặt ra những tội ác xấu xa nhất và ghế tởm nhất để gán cho những thành phần thuộc phong trào này và gọi họ là những người vô thần, những người chống Chúa. Ngày nay, chúng ta gọi quái chiêu này của Giáo Hội là quái chiêu chụp mũ. Họ  bị Giáo Hội và bọn văn nô của Gíao Hội lên án và sỉ vả bằng đủ mọi thứ  ngôn từ hạ cấp rất Da-tô giống y hệt như bọn cuồng nô vô tổ quốc “đấm ngực”  người Việt hải ngoại ở Bắc Mỹ, Úc Đại Lợi và Pháp lên án và sỉ vả ông Hồ Chí Minh và chính quyền Việt Nam hiện nay.

Quái chiêu thứ hai là Giáo Hội  ra lệnh cho các giám mục và linh mục phải dồn nỗ lực nhồi sọ vào đầu óc tín đồ những lời dạy bịp bợm rằng:

1.- Niềm tin tôn giáo không cần đến sự can thiệp của khoa học và lý trí;

2.- Chỉ cần một niềm tin bằng hạt cải thì người ta có thể  bứng cả trái núi quăng xuống biển, 3.- Vâng lời quý hơn của lễ;

4.- Không được nghe  những người vô thần hay chống Chúa nói, không được đọc những các ấn phẩm của họ.

Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:

“Hệ thống ốc đảo đó  (tức là các xóm đạo hay làng đạo - NMQ) tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội chính thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển của Việt Nam, hoặc các tài liệu cách mạng đều bị cho là ngược với đạo. Cac sách của Voltaire, Montesquieu, khỏi nói tới Các Mac, vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa bị giáo luật khai trừ, nhưng ngay cuốn sách thánh  đã dịch ra tiếng bản xứ mà cũng chẳng  ai được biết đến (có một bản sách thánh in bằng hai thứ tiếng La Tinh và Việt ngữ, khổ lớn, nằm trong thư viện các chủng viện và một vài cha xứ, còn giáo dân thì không thể rờ tới.” [26]

Ấy thế mà bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội vẫn thường rêu rao nhận vơ là Giáo Hội đã thực hiện được nhiều tiến bộ khoa học hơn tất cả các tôn giáo khác. Thiết tưởng ai cũng biết hành động nhân vơ này của Giáo Hội La Mã. Đây là hành  động nhân vơ thứ hai của Giáo Hội La Mã.

Các bà sơ trong xe kéo trên đất thuộc địa VN

THỨ BA.-  Chống lại sự phát triển bên ngoài Giáo hội - Như đã nói trên, Giáo Hội La Mã cũng chỉ là một danh xưng khác của quốc gia Vatican. Quốc gia này theo chế độ tăng lữ quân chủ  phong kiến chuyển chế toàn trị. Vì bản chất là một chế độ quân chủ chuyên chế toàn trị với những nghi lễn và tập tục siêu phong kiến, cho nên quốc gia này luôn chống lại tất lại các phong trào đòi cải cách tôn giáo, chống lại các phong trào cách mạng,  chống lại việc mở mang và phát triền các trương học công lập, chống lại các phong trào dân chủ , chống lại các quyền tự do căn bản của người dân như tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, v.v…

1.- Giáo Hội quyết liệt chống lại các phong trào cách mạng. Lý do: vì rằng tất cả các phong trào này  đều có chủ trương phế bỏ chế độ quân chủ phong kiến tập quyền hay các chế độ độc tài chuyên chính phục vụ cho quyền lợi của nhóm thiểu số hoạt đầu chính tri, trong khi đó thì bản thân của Giáo Hội tuy là mang danh nghĩa tôn giáo, nhưng bản chất là một thế lực chính trị theo chế độ quân chủ tăng lữ chuyên chế (sacerdotal monarchy) vơi chủ trương thần quyền chỉ đạo thế quyền và theo đuổi chính sách cấu kết với các bạo quyền và đế quốc thực dân xâm lược để củng cố quyền lực và mở rộng vùng ảnh hưởng. Vì thế mà các quốc gia  nằm dưới ách thống trị của Giáo Hội (qua các chính quyền đạo phiệt địa phương và các quốc gia thuộc địa nằm dưới ách thống trị của các đế quốc thực dân xâm lược liên minh với Giáo Hội như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ và Mỹ) đều trở thành nạn nhân đau thương của Giáo Hội. Cũng vì thế mà ở bất kỳ nơi nào có quyền lực của Giáo Hội vươn tới, thì nhân dân ở nới đó khi vùng lên làm cách mạng, đều dùng những biện pháp mạnh để đối phó với Giáo Hội và trừng trị nghiêm khắc bọn tín đồ Da-tô bản địa tay sai cho Giáo Hội.

Khởi đầu của các phong trào cách mạng này là biến cố Anh Hoàng Henry VIII (1491-1547) ly khai với Giáo Hội vào năm 1534. Biến cố này dần dần đưa đến cuộc Cách Mạng Anh 1689 với việc ban hành một loạt  các biện pháp được mệnh danh là Revolution Settlement, trong đó có Bản Dân Quyền (Bill of Right  of 1689), Luật Khoan Dung (The Toleration Act) và tiếp theo là Luật Ổn Định (Act of Settlement) khác được ban hành vào năn 1691, quyết định rằng tín đồ Ki-tô La Mã không được đưa lên cầm quyền ở nước Anh. Kế từ đó, tại Anh quốc, không có một tín đồ Da-tô nào của Giáo Hội La Mã được đưa lên cầm quyền và ảnh hưởng của Giáo Hội La Mã hoàn toàn bị loại rả khỏi nước Anh.

Theo gương nước Anh là nhân dân nước Đức và hầu hết các nước Bắc Âu, Tây Âu nổi dậy chống lại Giáo Hội và đi theo Phong Trào Tin Lành Luther và Phong Trào Tin Lành Calvin. Tiếp theo là các phong trào cách mạng bùng lên ở Pháp vào năm 1789, ở rất nhiều nước Âu Châu khác vào những năm 1830 và 1848, ở  Mễ Tây Cơ vào 1857, ở Ý vào năm 1870, ở Tây Ban Nha 1936, ở Việt Nam vào năm 1945, ở Trung Hoa vào năm 1949, ở Cuba 1959 và ở Nicaragua vào 1979. Tất cả các cuộc cách mạng và các phong trào ly khai chống lại Giáo Hội trên đây đều dùng những biện pháp mạnh để đối phó với Giáo Hội và thẳng tay trừng trị bọn tín đồ Da-tô cuồng tín làm tay sai cho Giáo Hội. Vấn đề này đã nói rõ ở trong tiểu mục “Thói Quen Tiếm Danh Thiến Chúa”  ở trên và sẽ trình bày đầy đủ hơn ở Phần VII. 

2.- Giáo Hội quyết liệt chống đối việc phát triển hệ thống trường học công lập  mở cửa cho mọi con em trong xã hội  giầu cũng nghèo, sang cũng như hèn cũng đều được đi học

Tại sao Giáo Hội lại có hành động phản tiến hóa này?

Lý do là Giáo Hội muốn nắm độc quyền giáo dục để  thi hành chính sách ngu dân và nhồi sọ để biến thanh thiếu niên thành những người mất hết khả năng lý trí hầu không thể nhìn ra những tính cách bịp bợm trong hệ thống tín lý Ki-tô cũng như trong giáo luật, trong những lễ nghi, tập tục và trong lời dạy của Giáo Hội. Sự kiện này được sách Tôn Giáo Và Dân Tộc viết như sau:

“Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.” [27]

Sách Roman Catholicism cũng ghi nhận:

“Giáo Hoàng Pope XI lên án các trường học công lập.” (Public Schools condemned by pope XI…  “.[28]

3- Giáo Hội quyết liệt chống đối các quyền tự do căn bản của người dân như tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, v.v…, bất kể là các quyền tự do này đã được ghi vào trong hiến pháp của các nước tự do dân chủ.- Lý do: nếu các quyền tự do căn bản này được tôn trọng, thì nhân dân sẽ đồng loạt phê bình và phơi bày những tính cách hoang đường, bịp bợm trong hệ thống tín lý Ki-tô, và sẽ đứng lên tố cáo những việc làm tội ác của Giáo Hội giống như phong trào Nhân Bản, Phong Trào Khoa Học và Lý Trí và Phong Trào Cách Mạng đã làm ( đã được trình bày ở trên). Việc làm phản nhân quyền này của Giáo Hội được Giáo-sư Lý Chánh Trung ghi nhận  như sau:

“Đức Giáo Hoàng Grégore XVI (1831-1846) đã gọi tự do báo chí là “thứ tự do tai hại nhứt, đáng ghét nhứt, kinh tởm nhứt mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi… ” [29] 

Sau đó, người lên nối ngôi Grégoire XVI (1831-1846) là Giáo Hoàng Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) cũng triệt để thi hành chính sách phản dân chủ này. Sự kiện này được sách Roman Catholicism ghi lại rõ ràng như sau:

Danh sách những điều sai lầm: Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) lên án những phong trào đòi tự do tôn giáo, tự do hành động theo lương tâm, tự do ngôn luận, tự do báo chí, lên án cả những khám  phá về khoa học nếu không được sự chấp thuận của Giáo Hội La Mã và khẳng định quyền lực…”  Nguyên văn: “Syllabus of Errors, proclamed by pope Pius IX, and ratified by the Vatican council, condemned freedom of religion, conscience, speech, press, and scientific discoveries which are disapproved by the Roman Church, asserted the pope’s temporal authority over all civil rulers…” ., p. 8-9.[30]

Ấy thế mà Giáo Hội và tín đồ Da-tô vẫn thường lớn tiếng bô bô cái miệng nhận vơ rằng nhờ có Giáo Hội La Mã, nền văn minh Tây phương mới tiến bộ được như ngày nay, nhận vơ rằng Giáo Hội La Mã luôn luôn tranh đấu cho nhân quyền,  tự do dân chủ và cho quyền tự do tôn giáo của nhân loại. Đặc biệt là từ năm 1975 cho đến nay, Giáo Hội và tín đồ Da-tô người Việt luôn luôn rêu rao tranh đấu cho nhân quyền, cho dân chủ và cho quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam. Khi lớn tiếng nói như vậy, họ không hề cảm thấy ngượng miệng chút nào. Hình như họ không còn có một chút liêm sỉ tối thiểu nào cả. Đây là hành động nhân vơ thứ ba của Giáo Hội La Mã và của tín đồ Da-tô.

THỨ TƯ.- Việc Xưng Tội -  Việc Giáo Hội đưa ra  tín lý đòi hỏi tín đồ phải đến nhà thờ "xưng tội" để kể lể và tỏ lòng ăn năn với một ông linh mục về những tư duy, thái độ, lời nói và hành động mà Giáo Hội cho là tội lỗi, rồi sau đó, đương sự được ông linh mục này tuyên bố tha thứ cho. Trong việc này, chúng ta thấy rằng khi ngồi tòa lắng nghe những lời kể lể về những gì mà đương sự cho là tội lỗi, thì ông linh mục này đã "tiếm danh" hay "nhân vơ" tự phong ông ta là Chúa đối với đương sự. Đây là hành động nhận vơ thư tư của Giáo Hội La Mã.

Còn nữa, sau khi nghe đương sự kể lể xong những gì mà đương sự cho là tội lỗi, ông linh mục này lại  "nhân vơ" hay tự phong là Chúa để tha thứ cho đương sự. Tương tự như vây, khi làm lế trong nhà thờ hay ở một nơi nào khác, ông ta cũng "nhận vơ",  tự phong là Chúa đối với những người có mặt trong buổi lễ đó. Không biết trong suốt cuộc đời hành nghề, mỗi một ông linh mục hay giám mục của Giáo Hội đã nhân vơ là đại diện của Chúa bao nhiêu lần? Chúng ta hãy tưởng tượng xem, Nếu có một người nào “nhân vơ” là đại diện Tổng Thồng Hoa Kỳ để tuyên bố huyên thiên với người này người khác để làm oai với thiên hạ, THÌ người đó sẽ bị pháp luật trừng trị  ra sao? Và quần chúng sẽ có cái nhìn như thế nào đối với con người bất bình thường này?

THỨ NĂM.- Vào giữa thế kỷ 17,  Giáo Hội La Mã ra lệnh cho tên gián điệp Alexander de Rhodes viết  cuốn sách Phép Giảng Tám Ngày trong đó tác giả dành hẳn Chương Ngày Thứ Bốn  với tựa đề là “Những Đạo Vạy” để miệt thị và làm hạ giá các tôn giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam là đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng và đạo thờ ông bà.  Đồng thời, vào thập niên 1860, Giám-mục Puginier đưa ra một kế hoạch mà các sử gia gọi là kế hoạch Puginier để triệt hạ đạo Khổng,  triệt hạ luôn cả giai cấp sĩ phu và nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Sự kiện này chứng tỏ rằng cả Giáo Hội La Mã và bọn giáo sĩ Da-tô hết sức thù ghét truyền thống văn hóa cổ truyền của dân tộc, đặc biệt nhất là đạo Khổng.

Tháng 9 năm 1950, khi được Tòa Thánh Vatican cho người dẫn sang Hoa Kỳ để năn nỉ xin Hoa Kỳ đưa về Viêt Nam làm thủ tướng, và khi bị bộ ngoại giao Hoa Kỳ tìm hiểu về đường lối và khả năng chính trị của ông Diệm trong việc ổn định tình thế Việt Nam nếu được đưa lền cầm quyền, thì chính Ngô Đình Diệm đã tuyên bố rằng: “ông tin tưởng vào Vatican và ông chống Cộng cực lực”. Sự kiện này được nhà viết sử Lương Minh Sơn ghi lại nguyên văn như sau:

"Tháng 10 năm 1950, Đức Hồng Y Spellman, Linh-mục McGuire và ba nhân vật Ủy Viên Chính Trị (politiacal churchmen) của một số giáo phái Thiên Chúa Giáo ở Hoa Kỳ như Cha Emmanual Jacque, Giám-mục Carroll và Giáo-sư Edmund Walsh  đưa Ngô  Đình Diệm và Đức Cha Ngô Đình Thục đi găp một số nhân viên của Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ tại Khách Sạn Mayflower  ở Washington D.C. Ông Dean Rusk là một trong những nhân vật của Bộ Ngọai Giao có mặt trong buổi cơm tối hôm đó. Sau này, ông Rusk làm Ngọai Trưởng Hoa Kỳ từ năm 1961 đến 1969. Mục đích của buổi gặp gỡ xã giao này là để chính phủ Hoa Kỳ tìm hiểu về tình hình Việt Nam và để xác định lập trường chính trị của ông Diệm và Đức Cha Thục. Sự kiện  90% dân Việt Nam không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo không làm ông Diệm quan tâm vì ông đã tuyên bố trong bữa cơm tối hôm đó rằng ông "tin tưởng vào quyền lực của Vatican và ông chống Cộng một cách cực lực,:" [COO, Tr. 242]   .[31] 

SAU KHI được đưa về Việt Nam cầm quyền, tháng 2 năm 1959, ông Diệm cho tổ chức một đại lễ vô cùng long trọng để hiến dâng nước Việt Nam cho đế quốc Vatican với danh nghĩa là “Dâng nước Việt Nam cho Đữc Mẹ Vô Nhiễm”. Buổi lễ này được đặt dưới quyển chủ tọa của Hồng Y Agagianian, vị đại diện của Tòa Thánh Vatican. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:

Quả thế, Đức Mẹ cũng bi đưa vào môi trường của chủ nghĩa hiếu thắng huênh hoang, nhất là nhân dịp Đại Hội Thánh Mẫu tháng 2 năm 1959, có Hồng Y Agagianian, sứ thần của Đức Giáo Hoàng qua chủ sự. “Ba trăm ngàn giáo hữu đã đi theo cuộc rước khổng lồ trong này kết thúc, sau đó hồng y đã long trọng dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm”  theo tin tức báo chí thời ấy. Để cuộc rước đó được thành công, ngoài sự tưởng tượng của Rôma và Paris, người ta đã huy động hàng ngàn tên công binh để xây một bệ lớn trước nhà thờ chính tòa Saigon, để dựng lên những cổng chào, đồng thời đưa ra hàng trăm xe căm  nhông để vận chuyển hàng chục ngàn giáo dân từ các tỉnh về.”[32]  .

KHI một ký giả người Pháp tiếp xúc với ông Diệm và muốn gợi ý ông Diệm chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Pháp với ngầm ý là ít nhiều gì thì ông Diệm cũng chịu ảnh hưởng Cách Mạng Pháp 1789, THÌ ông Diệm lập tức phủ nhận cái ngầm ý này của ông ký giả người Pháp đó và xác nhận rằng ông là tín đồ Da-tô cuồng tín giống như tín đồ Da-tô người Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ. Sự kiện này được sử gia Bernard F. Fall ghi nhận như sau:

"Tính hiếu chiến của ông Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Lòng tin đạo đã biến ông ta thành con người hiếu chiến đến độ tàn nhẫn như một vị Đại Pháp Quan của Tòa Án Dị Giáo trong thời Trung Cổ ở Tây Ban Nha. Quan điểm của ông ta về chính quyền là hình ảnh của một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến hơn là hình ảnh của một tổng thống theo hiến định của một nước cộng hòa. Một người Pháp theo đạo Kitô La Mã khi nói chuyện với ông ta cố ý cao giọng những tiếng "tín ngưỡng của chúng ta" thì ông ta thản nhiên trả lời rằng: "Ông biết mà, tôi tự coi tôi như là một tín hữu Kitô La Mã  giống như người  Kitô Tây Ban Nha," thế có nghĩa ông ta là một đứa con tinh thần (của Giáo Hội La Mã) với niềm tin hung hăng, dữ tợn và hiếu chiến hơn là một tín đồ  dễ dãi và khoan dung giống như người Pháp theo đạo Kitô La Mã."  Nguyên văn: "Ngo Dinh Diem's militancy is of that kind: His faith is made less of the kindness of the apostles, than of the ruthless militancy of the Grand Inquisitor; and his view of government is made less of the constitutional strength of a President of the republic than of the petty tyranny of a tradition-bound mandarin. To a French Catholic interlocutor who wanted to emphazise Diem's bond with French culture by stressing "our common faith," Diem was reported to have answered calmly: "You know, I consider myself rather as a Spanish Catholic," i.e., a spiritual son of a fiercely aggressive and militant faith rather than of the easygoing and tolerant approach of Gallican Catholicism." . [33]   

Mấy sự kiện lịch sử được nêu lên trên đây vừa chứng tỏ Giáo Hội chủ trương hủy diệt đạo Khổng và tất cả các tôn giáo khác, vừa chứng tỏ ông Ngô Đình Diệm là một tín đồ “ngoan đạo” của Giáo Hội La Mã, luôn luôn tuyệt đối vâng lời dạy dỗ của Giáo Hội, sẵn sàng thi hành nghiêm chỉnh những lệnh truyền của Tòa Thánh Vatican trong đó có lệnh hủy diệt đạo Khổng và các tôn giáo khác ở Việt Nam.

Như đã nói  trên, Giáo Hội La Mã dạy dỗ tín đồ Da-tô, trong đó có ông Ngô Đình Diệm, phải thù ghét đạo Khổng, đạo Phật, đạo Lão, và phải thù ghét  tất cả các thành phần thuộc tôn giáo khác không chịu khuất phục Tòa Thánh Vatican. Như vậy là cả về suy tư, thái độ, hành động, lẫn cả cung cách hành xử và ứng xử hay đạo xử thế của ông Diệm  nhất nhất đều theo đúng lời dạy của Giáo Hội không sai một dấu phẩy hay dấu chấm nào cả. Nói cho rõ hơn, ông Diệm thù ghét đạo Khổng và tất cả các tôn giáo khác đến tận xương tận tủy, giống y hệt như ông Linh-mục Alexandre de Rhodes đã viết ra thành sách để dạy dỗ tín đồ Da-tô người Việt như đã trình bày ở trên.

Ấy thế mà, có lẽ vì uy tín của đạo Khổng quá lớn đồi với toàn thể  nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, không biết là do lệnh từ Giáo Hội La Mã, hay là do anh em ông Ngô Đình Diệm tự ý ra lệnh cho bọn văn nô, sử nô gọi ông Diệm là “nhà Nho”, và chính quyền của ông Diệm lấy “bụi trúc” khắc lên trên con dấu của chế độ với ý nghĩa là “tiết trực tâm hư”, làm ra vẻ ông ta có cái “tiết tháo” của nhà Nho để lạc dẫn nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới ông ta là một nha Nho giống như các cụ chính Nho trong xã hội Việt Nam. Đây là một hành động lộn sòng. hay mập mờ đánh lận con đen. Xin gọi đây là hành động nhân vơ thứ năm của Giáo Hội La Mã.

Việc làm gian lận này đã  có hiệu quả làm cho một sử giả người ngọai quốc là ông Denis Warner tưởng lầm rằng ông Ngô Đình Diệm là một nhà Nho thực sự, rồi viết một cuốn sách vời tựa đề là "The Last Confucian" (New York, The Macmillan Company,  1963) để nói về một giai đọan lich sử hiện đại của Việt Nam trong đó có vai trò ông Diêm.

Tuy nhiên, “vải thưa không che đưộc mắt thánh”, “cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ”. Dù cho Giáo Hội hay tín đồ Da-tô người Việt có tô son điểm phấn đánh bóng cho tên Da-tô cuồng nô vô tổ quốc Ngô Đình Diêm đến mức nào đi nữa, thì truớc con mắt của nhân dân Việt Nam, Ngô Đình Diệm vẫn là một tín đồ Da-tô cuồng tín và cũng là tên phản thần tam đại Việt gian với những thành tích bán nước cho Đế Quốc Vatican, cho Pháp, cho Nhật và cho Mỹ.

THỨ SÁU.- Tháng 5 năm 1963, khi thi hành nhiệm vụ chống lại Phong Trào Phật Giáo đang tranh đấu đòi chính quyền Ngô Đình Diệm phải từ bỏ chính sách bách hại Phật Giáo, một tên mật vụ vốn là tín đồ Da-tô lại nhận vơ là một Phật tử để lường gạt dư luận quần chúng và các nhà quan sát ngoại quốc. Chuyện này được Bác-sĩ  Wulff (người Đức, lúc đó đang dạy tại Đại Học Huế) kể lại với nguyên văn như sau:

Vài giờ sau khi tham dự buổi tiếp tân của ông Khương, tôi ngồi trên một chiếc xe xích lô để đi đến bệnh viện theo một con đường nhỏ. Các con đường lớn đều đã bị chận cả rồi. Đột nhiên có tiếng rít của một chiếc xe cảnh sát chạy nhanh đến chấn đường trước chiếc xe chở tôi. Một người cảnh sát ốm o, có màu da nâu đậm và mặc áo thường dân nhảy đến với khẩu súng lục chỉ vào tôi và hét to rằng : « Nhân danh luật pháp tôi bắt ông » . Tôi bị lôi lên xe Jeep, đánh mất cả giày dép và chiếc xe vội phóng đi.

Tôi bắt đầu lo sợ thật sự và tìm kiếm những khuôn mặt quen ở hai bên đường nhưng không thấy ai. Dầu vậy thỉnh thoảng tôi vẫn giơ tay ra ngoài xe để vẫy một người quen giả tưởng nào đó. Chiếc xe Jeep chạy nhanh qua cầu với còi hụ và hình như hướng về phía đường đi ra Quảng Trị. Có lẽ người ta muốn dẫn tôi đến một chỗ vắng vẻ nào đó để bắn chết tôi và đổ vấy cho Việt cộng chăng ? Tôi hỏi tên cảnh sát mật vụ kia về giấy phép bắt giam tôi; một tên mật vụ chính hiệu với chiếc áo sơmi đen, đeo kính râm và tóc chải dầu láng cóng. Tên mật vụ trả lời, tôi bắt ông đâu cần phải có giấy tờ gì. Tôi lấy lại bình tĩnh và từ tốn nói với anh ta rằng, các bạn bè quen biết đã thấy tôi bị bắt khi nãy và đang trên đường đi để đến báo động tòa Lãnh sự Mỹ ; cả thế giới sẽ được thông báo tức khắc về việc tôi bị cảnh sát bắt cóc. Nếu sau ba tiếng đồng hồ tôi không được thả về, các tờ báo lớn tại Âu châu và Mỹ sẽ lên án việc bắt bớ bất hợp pháp này. Tôi hỏi anh ta không lo sợ về các khó khăn ngoại giao quốc tế sẽ do vụ này gây ra hay sao ? Có lẽ nổi lo lắng của tôi cũng hơi thái quá; cũng có thể các lời nói của tôi đã làm anh ta suy nghĩ lại. Chiếc xe Jeep lại đổi hướng và đi vào trong Thành nội, nơi có Tổng hành dinh của Sư đoàn 1. Ở đó, tôi bị đưa vào trong một căn phòng nhỏ.

Tôi ở đó một mình không lâu. Khoảng nửa giờ sau một người trẻ tuổi mặt mày hơi bạc nhược và có đeo kính bước vào. Những vết thâm quần đen quanh đôi mắt, các ngón tay run rẩy, được che dấu một cách e thẹn dưới gầm bàn và nụ cười ngượng ngạo đã tiết lộ sự thất bại của anh ta trong cố gắng giữ gìn đạo đức và sạch sẽ mà tôn giáo của anh ta và bà Nhu đã ra lệnh anh ta phải tuân theo. Mặc dầu đeo một chiếc thánh giá nằm phía sau chiếc áo, anh ta vẫn tự giới thiệu là một phật tử và là một đồ đệ trung thành của Thượng tọa Thích Trí Quang. Anh ta chỉ muốn nghe tôi ‘‘giảng’’ cho anh ta về các chuyện đã xảy ra sáng hôm nay ; anh ta mong tôi nói ra tên của các người sinh viên đã tổ chức cuộc biểu tình. Anh ta muốn tìm cách cứu các người đó để không bị cảnh sát bắt và muốn làm việc chung với họ. Anh ta cảm phục tôi đúng theo truyền thống Khổng giáo là một vị Thầy đáng kính. Anh ta chắc chắn đã chờ đợi rằng tôi không tin tưởng ở các lời nói của anh ta. Nhưng với những lời lẽ đón rào và tâng bốc như thế, anh ta muốn tôi nói mà không bị mất mặt. Tôi chờ đợi anh ta nói xong hết rồi tôi mới nói lời khuyên anh ta rằng hãy điện thoại cho ông Đại biểu Khương để xin phép thả tôi ra, nếu không ngày mai đài BBC và các đài quốc tế khác sẽ đưa tin về sự bắt bớ trái phép người ngoại quốc ở tại Việt Nam. Điều này hẳn đã gây ấn tượng mạnh lên anh ta. Anh ta đi ra ngoài và để cửa phòng mở. Sau một giờ điện thoại huyên thuyên đi khắp nơi từ phòng bên cạnh, anh ta trở lại, nói lời xin lỗi đã bắt ‘lầm’ tôi và mời tôi lên một chiếc xe Jeep để được đưa về nhà, nhưng lần này người hộ tống không có mang súng ống.

Tôi có gặp lại tên mật vụ này sau đó vào tháng 7-1964 tại phi trường Sài gòn, lúc tôi chuẩn bị lấy máy bay để đi Hồng công và Đài Bắc. Như thế sau khi ông Diệm đổ, anh ta vẫn tiếp tục hành nghề như cũ. Anh ta nóng lòng muốn biết tên những người mà tôi sẽ tìm gặp tại Hồng Kông. Lần này anh ta tự giới thiệu làm nghề ký giả tự do. Vì vào thời gian đó tôi có năm người bạn là thành viên của nội các chính phủ, nên tôi đã dễ dàng cho anh ta ra rìa. Tôi hỏi tên anh ta là gì và nói rằng, Thủ tướng Phan huy Quát và Bộ trưởng Bùi tường Huân sẽ để ý đến tài năng đặc biệt của anh ta. Anh ta liền vội vàng từ giã tôi.”  - ([34]

Đây là hành động nhân vơ thứ sáu của Giáo Hội La Mã và tín đồ của Giáo Hội.

THỨ BẢY.- Trong đầu thập niên 1980, nhóm tín đồ Da-tô trong cái gọi là “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Viêt Nam” (Cuội) biên soạn cuốn sách mang tên là “Anh Hùng Nước Tôi”  (San Jose, CA:, Đông Tiến, 1986), với chủ ý là cho lộn sòng  danh tính của tên phản thần Tam Đại Việt Nam họ Ngô này vào ngồi chung với những anh hùng dân tộc Việt Nam thứ thiệt đã từng  quyết tâm hy sinh thân thế để đánh đuổi quân cướp xâm lăng bạo tàn từ phương Bắc và từ Âu Châu trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, mở nước và giữ nước của dân tộc ta. Khi làm như vậy, bọn người cuồng nô vô tổ quốc này có manh tâm lạc dẫn người đọc và hậu thế lầm tưởng rằng tên tam đại Việt gian khốn kiếp họ Ngô này cũng là một anh hùng dân tộc như hàng trăm anh hùng dân tộc thứ thiệt có tên ở trong cuốn “gian thư” này.

Đây là hành động nhân vơ thứ bảy của Giáo Hội La Mã và tín đồ của Giáo Hội.

THỨ TÁM.- Mới đây, ông Da-tô Lê Hữu Mục cũng nhận vơ, cho rằng trước khi viết Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du cũng đã đọc thánh kinh Ki-tô. Vì thế cho nên kiệt tác này cũng có ảnh hưởng của tư tưởng Thiên Chúa Giáo. Sự kiện này đuợc ông Đỗ Quang Vinh ghi lại trong tác phẩm Bút Thuật Của Nguyễn Du trong Đọan Trường Tân Thanh với nguyên văn như sau:

"Hoặc như học giả Lê Hữu Mục, mới đây nhất, lại cho rằng, trước khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đọc Thánh Kinh và trong tư tưởng của Nguyễn Du không hẳn chỉ tìm thấy vết tích của Phật, Lão, Nho mà còn cả Thiên Chúa Giáo nữa."   [35]

Thật là hết sức khôi hài! Trong khi sử gia Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi nhận rằng  Giáo Hội “tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội chính thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển của Việt Nam, hoặc các tài liệu cách mạng đều bị cho là ngược với đạo…” , thì ông Da-tô Lê Hữu Mục,một người hầu như không biết một tí gì về lịch sử Giáo Hội, không được học toàn bộ lịch sử thế giới, hiểu biết rất lơ mơ và sai lạc lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, lại cho rằng. “trước khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đọc Thánh Kinh và trong tư tưởng của Nguyễn Du không hẳn chỉ tìm thấy vết tích của Phật, Lão, Nho mà còn cả Thiên Chúa Giáo nữa !”

Đúng là nhận vơ, thấy người sang thì bác quàng làm họ. Đây là hành động nhận vơ thứ tám của Giáo Hội La Mã và tín đồ của Giáo Hội..

THỨ CHÍN.- Từ tháng 4 năm 1975, con số người Việt sống ở hải ngọai càng ngày càng nhiều. Trong cảnh sống lưu vong bơ vơ nơi quê người xứ la, lạ ngôn ngữ, lạ phong tục, lạ đủ mọi thứ. Họ cảm  thấy thiếu tình quê hương, thiếu tình dân tộc và khao khát được gặp những người đồng hương để tâm sự với nhau bất kể gì là khác nhau về tôn giáo. Vì vậy, họ mới hẹn nhau vào những buổi chiều hay những ngày cuối tuần để họp mặt  quây quần nói chuyện tầm phào cho ấm lòng  trong cảnh tha hương. Cũng vì vậy mới nầy sinh ra phong trào thành lập hội đoàn với mục đích tương tợ giúp đỡ lẫn nhau và bầu ban đại diện cho tập thể người Việt lưu vong với nhiệm vụ tìm xem Nếu các chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương có những chương trình hay biện pháp gì giúp đỡ người Việt tỵ nạn, THÌ thông báo cho nhau biết và giúp đỡ nhau để làm những thủ tục giấy tờ xin được thụ hưởng. Như vậy, trong thực tế, các hội đòan này chỉ là các hội tương tế. Giấy xin phép và giấy cho phép của chinh quyền tiểu bang cũng ghi rõ  là hội tương tế.

Thế rồi, từ cuối thập niên 1970 trở đi, tuy rằng trên pháp lý, giấy phép hoạt động của các hội đoàn này vẫn là những hội đoàn tương tế, không phải là một đảng phái chính trị, nhưng trong thực tế, các hội đoàn này đã bị những người chịu ảnh hưởng sâu nặng của cái thế lực có chủ trương "thần quyền chỉ đạo thế quyền" biến thành một chính quyền  đạo phiệt Da-tô riêng đối với người Việt trong cộng đồng địa phương.

Hành động được coi như là hành động tiếm đọat hay nhận vơ hoặc cầm nhầm quyền lực ở trong các cộng đồng người Việt tại Bắc Mỹ mà hầu hết là những người đồng đạo với tên phản thần tam đại Việt gian thao túng. Đây cũng là hành động nhân vơ thứ chín của Giáo Hội La Mã và tín đồ của Giáo Hội.

Với những hành động bất chính nặng tính cách côn đồ (chụp mũ cộng sản bừa bãi cho bất cứ người nào không đồng quan điểm chính trị với họ vả sử dụng những ngôn tứ hết sức thiếu văn hóa, thiếu giáo dục đối với nạn nhân của họ), ta có thể gọi các hội đoàn này là các băng đảng du đãng giống như các tổ chức khủng bố trong các xã hội đen. Đúng là bọn Quốc Tế Đen đã sinh sản là các băng đảng du đãng và các tổ chức khủng bố trong các xã hội đen.   

Từ đầu thập niên 1980, các hội đoàn người Việt tại Bắc Mỹ cũng như ở Úc Đại Lợi  và cơ quan truyền truyền thông của người Việt ở hải ngoại càng ngày càng bị những người đồng đạo của tên phản thân tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm khống chế và càng trở nên lộng quyền tác oai tác quái đối với người Việt hải ngoại. Kể từ đó, bất kỳ người Việt nào trong cộng đồng bất đồng chính kiến với những người trong ban đại diện của hội đoàn (xin gọi là "hội đồng chuột") này đều bị họ chup cho cái mũ "phá họai cộng đồng", "cộng sản nằm vùng" và "cán bộ cộng sản". Dần dần, cái mũ này được sử dụng  để chụp cho các văn nghệ sĩ  có những ấn phẩm có nội dung nói rõ  bộ mặt thật của Giáo Hội La Mã cũng như những lỗi lầm và tội ác của hai chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Da-tô Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam trong những năm 1954-1975. Đồng thời, cái mũ này cũng được sử dụng để chụp cho các nhà tu hành Phật giao từ Việt Nam sang Mỹ tham quan và các nhà sư ở Bắc Mỹ không chịu khuất phục đi theo họ. Chính bản thân người viết cũng đã trở thành nạn nhân của tệ trạng này từ khi viết bài Tướng Nguyễn Chánh Thi Với Cuộc Chính Biến 11/11/1963, đăng trong cuốn Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1963 do nhà Xuất Bản Văn Hóa (Houston, Taxas) phát hành vào tháng 6/1997. Từ hơn chục năm  nay, thày Thích Pháp Châu tại Chùa Phật Giáo Việt Nam (12292 Magnolia Street, Garden  Grove, CA 92641) đã và đang là nạn nhân của cái tệ trạng tiếm quyền hay nhân vơ quyền lực của bọn cuồng nô vô tổ quốc mang danh là người Việt  định cư ở Nam California, và còn rất nhiều trường hợp khác nữa.

THỨ MƯỜI.- Mới đây, trong những tuần lễ cuối năm 2003 và đầu năm 2004, trong thời gian ông Nguyễn Cao Kỳ về thăm Việt Nam và trở lại Hoa Kỳ, bọn văn nô Da-tô và nhiều "hội đồng chuột" đạo phiệt  trên đây cũng lại nhận vơ hay cầm nhầm quyền lực, rồi hùa nhau viết những bài báo và điện thư (E-mail) phóng ra những lời lẽ xú uế chuyền nhau để chửi bới, hạ  nhục và chụp cho ông Nguyễn Cao Kỳ cái mũ Việt gian,trở cờ, phản bội chính nghĩa quốc gia. Khôi hài hơn nữa, họ còn tuyên bố "khai trừ ông Kỳ ra  khỏi cộng đồng và hàng ngũ người Việt Quốc Gia."  

Đây là hành động nhận vơ thứ mười của Giáo Hội La Mã.và tín đồ của Giáo Hội.

Người viết không phải là bà con thân thiết với ông Kỳ, không hề  chịu ơn ông Kỳ và cũng không hề  trực tiếp gặp mặt ông Nguyễn Cao Kỳ một lần nào. Bình thường, người viết chỉ xem ông Kỳ như là một nhân vật Xuân Tóc Đỏ trên sân khấu chính trị miền Nam trong những năm 1960-1975, không có gì đáng nói. Thế nhưng,  những hành động lố lăng của bọn văn nô Da-tô và của các hội đồng chuột đạo phiệt tại Bắc Mỹ trong thời gian nói trên đã khiến cho người viết ghi lại đây những sự kiện lố lăng này. Làm như vậy, người viết hy vọng rằng thế hệ trẻ hiện nay và các thế hệ sau này sẽ nhìn thấy rõ  chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ do Giáo Hội La Mã chủ trương được thi hành ở miền Nam Việt Nam cho đến ngày 30/4/1975 đã làm cho những người tiếp nhận nền giáo dục này mất hẳn khả năng lý trí để nhận ra cái giá trị được sống trong một chế độ tự do dân chủ là phải biết tôn trọng quyền tự do của những người khác.

Từ căn bản phải tôn trọng quyền tự do của khác, người viết  xin nêu ra mấy vấn đề  với các ông văn nô Da-tô và các ông trong hội đồng chuột  đạo phiệt tại Bắc Mỹ này như sau:

1.- Các ông có biết rằng hạ nhục và chửi bới người bất đồng chính kiến với mình không những tự chứng tỏ là hạng người vô giáo dục mà còn có thể phải nói chuyện với pháp luật về tội mạ lị và phỉ báng làm tổn thương đến danh dự của một nạn nhân hay không?

2.- Các ông có biết rằng các hội đòan của các ông chỉ là các hội đoàn tương tế không?

3.- Các ông có biết rằng ông Kỳ hay bất cứ một người nào khác (trong đó có người viết) thuộc bất cứ quốc gia nào, một khi đã được Hoa Kỳ chấp nhận cho vào sinh sống ở Hoa Kỳ thì phải tuân hành luật pháp của các chính quyền liên bang, luật pháp tiểu bang và luật pháp của chính quyền địa phương nơi họ sinh sống hay không?.

4.- Chẳng lẽ người Việt sống ở Hoa Kỳ đã phải tuân hành ba thứ lụật pháp của các chính quyền trên đây của Hoa Kỳ mà lại còn phải tuân hành những thứ luật rừng của bọn văn nô Da-tô và các hội đồng chuột đạo phiệt tại các địa phương của các ông nữa hay sao?

5.- Các ông có biết rằng  tất cả những người được cho phép vào sinh sống ở Hoa Kỳ đều được hưởng các quyền tự do theo hiến định và được pháp luật Hoa Kỳ triệt để bảo vệ hay không?

6.- Hầu hết các ông, ít nhất đã học hết bậc tiểu học, trong đó có rất nhiều người đã hoàn tất chương trình lớp 11,  có nhiều người có đã tốt nghiệp trường  Quốc Gia Hành Chánh hoặc là có bằng cử nhân luật, cử nhân văn khoa, nhiều người đã từng là bác sĩ ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, rồi sau năm này,  khi ra hải ngoại cũng tiếp tục hành nghề bác sĩ, nhiều người trước năm 1975 đã từng hành nghề luật sư ở miền Nam Việt Nam, rồi sau năm này, khi ra hải ngoại cũng vẫn còn xưng danh là luật sư (ông Da-tô Nguyễn Văn Chức là một trường hợp điển hình). Với  địa vị cao trọng và được coi là những người trí thức như vậy ở xã hội miền Nam Việt Nam trước kia mà chẳng lẽ các ông lại không hiểu những điều sơ đẳng này hay sao?

7.- Ở Hoa Kỳ và ở tất cả các quốc gia  theo chế độ dân chủ tự do thực sự,  các em bé mới học xong bậc tiểu học đều ý thức được rằng sống trong chế độ tự do dân chủ là phải tôn trọng các quyền tự do hiến định của những người khác. Các ông có biết như vậy không?

8.- Phần lớn  chúng ta đã từng là viên chức trong chính quyền hay sĩ quan trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, hoặc là những  trí thức đã có bằng đại học ở Việt Nam trước đây, TẠI SAO LẠI KHÔNG Ý THỨC ĐƯỢC  cái giá trị được sống trong chế độ tự do dân là phải biết tôn trọng quyền tự do hiến định của những người khác?  Nếu quả thật chúng ta không ý thức cái giá trị cao cả này, thì thật là một chuyện đáng buồn! Đáng tội nghiệp! Nó cho chúng ta thấy rằng, kiến thức tổng quát  của chúng ta không bằng một em bé mới học xong bậc tiểu học ở Hoa Kỳ?

Nếu các ông không biết những điểu nêu ra trên đây, mà lại còn dùng những luận điệu cãi bựa, cãi cối cãi chày, rồi dùng những ngôn từ hạ cấp để hạ nhục, chứi bới người viết và những người bất đồng chính kiến với quý vị,  THÌ quả thật là đáng buồn cho miền Nam lại có những người như các ông nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong chính quyền hay là sĩ quan trong quân đội trong suốt thời kỳ từ tháng 7/1954 cho đến ngày 30/4/1975! 

Nếu các ông cứ tiếp tục hành động thiếu văn minh như vậy, thì quả thật các ông không có khả năng thích nghi sống trong một chế độ dân chủ tự do như ở Bắc Mỹ.

Không thể thích nghi sống trong một chế độ dân chủ, thì làm sao các ông có thể tranh đấu cho tự do và dân chủ được?

Sở dĩ xẩy ra tình trạng dở khóc dở cười như vậy là do nơi sở học hầu hết của mọi người trong chúng ta đều tiếp nhận được qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ trong thời liên minh giặc Pháp - Thập Ác Vatican thống trị Việt Nam trong những năm 1884-1954 và trong thời hai chế độ  đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Da-tô Nguyễn văn Thiệu ở miền Nam trong những năm 1954-1975. 

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy, Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô đã hành xử theo cung cách lộn sòng, nhận vơtiếm quyền (cầm nhầm quyền lực) như vậy  từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay. Tín đồ Da-tô suốt đời và hết đời này qua đời khác đều sống trong một môi sinh gồm toàn những người chỉ biết  hành xử như vậy. Lâu ngày, thói quen này biến thành bản chất trong con người của họ. Cái bản chất ghê tởm này đã ăn sâu vào trong từng nhiễm thể của mỗi tế bào trong cơ thể, rồi trở thành một trong những nét đặc thù di truyền, truyền tử lưu tôn từ thế hệ này sang thế hệ khác và đời đời cứ như thế. Nét đặc thù này sẽ lên men trên nét mặt của những ông cán bộ các cấp của Giáo Hội La Mã từ giáo Hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục cho đến các văn nô, thi nô, nhạc nô, báo nô Da-tô và những người làm việc trong ngành truyền thông hay trong bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội, đúng như vị hùng của dân tộc Ý là .Giuseppe Garibaldi (1807-1882) đã từng tuyên bố: “Linh muc là hiện thân của sự gian trá". Nguyên văn: “The priest is the personification of falsehood.” [36]

 

V.- KỸ THUẬT BỊP CỦA GIÁO HỘI LA MÃ

 

Theo sự hiểu biết của người viết, những hành động “bịp” của Giáo Hội có thể hiểu là nhận vơ, ăn không nói có, bốc lửa bỏ bàn tay, đổi trắng thay đen, ăn gian nói dối, vu khống, bịa đặt và nói láo, vì rằng tât cả những hành động này đều nằm trong sách lược bịp của Giáo Hội.

Tiếm danh và nhận vơ đều là những hành động “bịp” hay “lừa gạt” và cũng là hành động “bịp” khởi đầu dẫn đến những hành động “bịp” khác. Giáo Hội La Mã đã chủ trương tiếm danh thượng rồi nhận vơ (nói láo) là “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”, là “Hiền Thê của Thiên Chúa Làm người”, thì tất nhiên Giáo Hội sẽ còn có hàng ngàn hành động bịp tiếp theo hành động bịp khởi đầu này.

TẠI SAO lại có thể khẳng định như vậy?

Lý do rất là đơn giản và có thể giải thích như thế này:

Nếu ông Chúa Jehovah không có quyền năng gì, không có khả năng ban ơn ban phước cho những người mang lễ vật hậu hĩ đến dâng cúng để xin được đặc hưởng những ơn phước hơn người, THÌ chắc chắn là  không có người nào còn muốn thờ  phượng ông ta nữa, và

Nếu ông Chúa Jehovah này cũng  không có lòng dạ độc ác với chủ trương trừng phạt  những người không thờ hay không muốn thờ ông ta một cách hết  sức dã man, THÌ chăc chắn là không có người nào vì quá khiếp sợ mà phải thờ ông ta.

Vì thế, các nhà viết Thánh Kinh cần phải sáng tạo (bịa đặt) ra ông Chúa Jehovah có hai nhóm đặc tính  như trên vừa có thể mê hoặc và  phỉnh gạt người đời để dụ khị những phường tham lợi háo danh và thèm khát được ban ơn ban phuớc (hão huyền này) mà theo đạo, vừa có thể hù doạ những nguời ít học và yếu bóng vía, khiếp sợ quá mà theo đạo. Để đáp ứng được các nhu cầu này, các tác giả viết Thánh Kinh phải bịa đặt ra hai nhóm đặc tính để khoác lên ông Chúa Jehovah này. Hai đặc  tính đó là:

A.- Có quyền năng vô biên, toàn thiện, có mặt ở khắp mọi nơi.

B.- Vô cùng tham lam ưa thích ăn hối lộ (nhận của lễ), ưa thích nghe những lời phỉnh nịnh, (ưa thích được tán tụng là “toàn thiện”) và sẵn sàng ban thưởng cho những kẻ nào siêng năng mang lễ vật hậu hĩ đến nhà thờ dâng cúng để cầu xin, và sẵn sàng trừng  trị tất cả những kẻ nào không chịu thờ phượng ông ta bằng những hình phạt cực kỳ tàn ngược và hết sức dã man.

Đọc qua hai nhóm đặc tính này, những người có trình độ thông minh trung bình, nếu không bị điều kiện hóa bởi chính sách ngu dân và nhồi sọ của Giáo Hội La Mã, thì sẽ thấy có một sự bất ổn. Nói theo luận lý học, là hai nhóm đặc tính trên đây có thính cách loại trừ lẫn nhau.

Nói cho rõ hơn là:

Nếu ông Chúa bố Jehovahu đã được gọi là TOÀN THIỆN trong nhóm  A, THÌ không thể có những đặc tính xấu xa, ác độc và cực kỳ  ghê tởm ở trong nhóm B.

Ngược lại, Nếu ông Chúa Bố Jehovah có những đặc tính xấu xa, ắc độc và cực kỳ ghê tởm ở trong nhóm B, THÌ không thể gọi là TOÀN THIỆN được như ở trong nhóm A.

Điều này chứng tỏ những người viết Thánh Kinh ở vào tình trạng:

1.- Thiếu thông minh, không nhìn ra tính cách loại trừ của hai nhóm đặc tính trên đây.

2.-  Vì lưu manh và quá gian tham, máu tham làm mờ mắt, che khuất cả lý trí, cho nên bọn thày cúng bịa đặt ra ông Chúa Bố Jehovah với hai nhóm đặc tính trên đây mà không nhìn ra sự mâu thuẫn vĩa đại giữa hai nhóm đặc tính này.

Vậy thì ta có thể kết luận như thế này: Bọn thày cúng người Do Thái khi bịa đặt ra ông Chúa Jehovah có thể là KHÔNG NÓI  đến đặc tính TOÀN THIỆN, mà chỉ nói đến đặc tính TOÀN NĂNG và những đặc tính xấu xa, ác độc ở trong nhóm B mà thôi. Còn đặc tính TOÀN THIỆN là do Giáo Hội La Mã sau này bịa đặt thêm ra để phỉnh gạt người đời.

Sở dĩ người viết đưa ra ý kiến này là vì Giáo Hội La Mã:

1 – Đã có quá nhiều thành tích lừa bịp và phỉnh gạt người đời

2.- Hết sức siêu việt trong việc thi hành chính sách ngu dân và nhồi sọ khiến cho giáo dân ngu dốt đến độ không còn có khả năng nhìn ra đặc tính loại trừ của hai nhóm đặc tính nói về ông Chúa Bố Jehovah.

3.- Ưa thích  sử dụng bạo lực để khủng bố những người nào tỏ ra thắc mắc những lời nói trong thánh kinh hay hoài nghi về tín lý Ki-tô.

4.- Đã từng cấm, không cho phép tín đồ đọc thánh kinh và các ấn phẩm mà Giáo Hội không cho phép đọc.

Trên đây là luận cứ của người. Có thể còn thiếu sót. Nếu thấy rằng không đúng hay còn có những nguyên do nào khác nữa. Xin các bậc cao minh hay các nhà nghiên cứu hiểu rành rẽ về thánh kinh chỉ giáo.

Dù sao đi nữa, đây là một thủ đoạn muốn nắm độc quyền mở mang xí nghiệp buôn thần bán thánh và cũng là hành động bịp khởi đầu của các nhà viết Cựu Ước Kinh để chuẩn bị cho những hành động “bịp” kế tiếp được sắp xếp thành một hệ thống có lớp lang cùng với một kế hoạch sử dụng những sách lược “tiếm đoạt quyền lực chính trị” để cưỡng bức nhân dân dưới quyền phải khuất phục.

Đến đầu thế kỷ 4, dựa vào cái thế liên kết với chính quyền của Đế Quốc La Mã (trong thời Hoàng Đế Constantine (280-337) và  giáo chủ Silvester I (314-335), các nhà lãnh đạo Giáo Hội Ki-tô Do Thái bèn cải danh Giáo Hội Ki-tô Do Thái (Jewish Christinan Church) thành Giáo Hội Ki-tô La Mã (The Roman Christian Church), rồi nhận vơ là Giáo Hội Ki-tô La Mã của toàn cầu (The Roman Catholic Church). Vấn đề này đã được trình bảy trong  Mục II với tựa đề là “những vòng khoen bịp đan kết và trồng treo lên nhau” ở trên. Xin ghi lại đây một lần nữa để độc giả dễ dàng có ý niệm về cái đặc tính nhân vơ của Giáo Hộii La Mã:.

"Năm 340, Đế Quốc La Mã tiêu diệt hết các giáo phái Kitô đi ngược lại các giáo điều của Hội Nghị Nicaea do Hòang Đế Constantine triệu tập vào năm 325 và chính thức đặt tên cho Giáo Hội Kitô mới của toàn đế quốc là Công Giáo (tiếng La-tinh là Catholica, tiếng Hy Lạp là Katholicos, có nghĩa là tôn giáo của hoàn câu.”[37]

Tiếp theo đó, Giáo Hội La Mã tính đến kế hoạch dựa vào những chuyện bịa đặt về ông Chúa Bố Jehovah như đã nói ở trên để khuếch trương thành một thế lực hùng bá thiên hạ với dã tâm thống trị toàn cầu và nô lệ hoá nhân loại bằng nhiều thủ đoạn bịp hết sức là tinh vi. Những thủ đoạn bịp này được hệ thống hóa để có thể lừa gạt những người nhẹ dạ cả tin tham lợi chạy theo mà lọt vào cái tròng Da-tô (Catholic loop) để cho Giáo Hội siết cổ.

Ngoài những thủ đọan bịp này, Giáo Hội còn chủ trương:

1.- Thi hành chính sách ngu dân và nhồi sọ để biến tín đố thành những người bị điều kiện hóa, bị mê hoặc và  mất hết lý trí không còn khả năng thông minh để nhìn ra những  tính cách hoang đường, phí lý trong hệ thống tín lý Ki-tô cùng những thủ đoạn bịp bợm ở trong đó cũng như ở trong giáo luật và  ở trong những lời dạy của Giáo Hội.

2.- Dùng bạo lực của nhà nước để khủng bố và tàn sát những người không chịu khuất phục Giáo Hội. Đây là nguyên nhân đưa đến việc Giáo Hội đã gây nên những rặng núi tội ác trùng trùng như hàng chục rặng núi Hy Mã Lạp Sơn. Những rặng núi tội ác này đã làm cho nhân dân thế giới ghê tởm Giáo Hội đến cùng mức của ghế tởm và tránh xa Giáo Hội như tránh hủi. Sư kiện này được học giả Da-tô Phan Đình Diệm ghi nhận trong bản Tuyên Ngôn 1 công bố tại Houston, Texas vào ngày 15/9/1999 với nguyên văn như sau:

Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh trong thời cực thịnh kinh bang tế thế, đội vương miện cho các hoàng đế, tung hoành dọc ngang, làm mưa làm gió, thâu tóm cả thiên hạ trong tay, tiền rừng bạc biển, đã không biết tự chế, không học bài học khiêm hạ rửa chân, tự cao tự đại, coi bàn dân thiên hạ như cỏ rác… hôm nay hối bất cập, lịch sử còn nằm trơ ra đó. Người Âu Châu khiếp sợ Giáo Hội và tránh xa như tránh hủi! Người Á Châu có thành kiến ghép Giáo hội vào ông Tây thực dân và chống thực dân. Người Mỹ Châu La-tinh đồng hoá Giáo Hội vào hoạ diệt chủng! Và người Trung Đông làm sao quên được 250 thánh chiến tàn bạo hãi hùng.” [38] 

Tình trạng này đã khiến cho Giáo Hoàng John Paul II, trước khi nhắm mắt lìa đời, đi đến quốc gia nạn nhân nào của Giáo Hội,  cũng phải xin lỗi lia lịa, tính ra có tới cả hơn một trăm lần, Rồià ông còn cho tổ chức một buổi lễ vô cùng trọng thể tại Quảng Trường Peter (Rome) vào ngày Chủ Nhật 12/3/2000 để chính ông và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican đứng ra chính thức cáo thú tội ác với Chúa của ông và thiên hạ hầu xoa dịụ lòng căm phẫn của nhân dân thế giới đối với Giáo Hội.

Những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã với những bằng chứng rõ ràng là như vậy. Ây thế mà bọn tu sĩ và tín đồ Da-tô người Việt vẫn giả vờ như không biết, vẫn tự lừa dối chính họ và lừa dối những người thuộc các tôn giáo khác với hy vọng để cho các thế hệ mai sau không biết gì về những rặng núi tội ác này của Giáo Hội. Có như vậy thì Giáo Hội và chính bản thân họ mới có thể tiếp tục dở trò lừa bịp người đời như chúng đã làm trong gần hai ngàn năm qua. Đúng là cà cuống chết đến đít vẫn còn cay.

Qua nhiều năm tìm hiểu về những thủ đoạn bịp bợm cùng những đặc tính ăn không nói có, bốc lửa bỏ bàn tay, lươn lẹo và bóp méo sự thật để hoặc là tự đánh bóng và và tô hồng chuốt lục cho bọn cuồng nô vô tổ quốc làm tay sai cho Giáo Hội, hoặc là vu khống, bôi nhọ, sỉ vả, chửi bới những cá nhân và những thế lực mà Giáo Hội coi là thù địch.

Đến đây, người viết nhớ đến mấy dòng chữ của học giả Nguyễn Hiến Lê ghi nơi trang bìa sau cuốn Sử Trung Quốc (Hà Nội: Văn Hóa, 1996) với nguyên văn như sau:

“Chép sử thì không ai có thể hoàn toàn khách quan được chỉ có thể thành thực được thôi. Chỉ ghi lại những việc xẩy ra, không tìm hiểu nguyên nhân, không khen, không chê, thì theo tôi, không phải là viết sử. Có những giá trị tinh thần mà chúng ta phải tôn trọng, phải bênh vực; trái lại thì phải chê. Có như vậy mới là thành thực với người đọc và với chính mình.”[39]

Vì có quan điểm tương đồng với cụ Nguyễn Hiến Lê, cho nên người viết xin đưa ra một vài nhận xét về cái Giáo Hội này như sau:

1.- Nói đến Giáo Hội La Mã mà không nói đến thành tích “nhận vơ”, "ăn không nói có", không nói đến cái bản chất "quay quắt, lắt léo, lươn lẹo, lật lọng và bịp bợm" của cái Giáo Hội quái đản này thì quả thật là một điều thiếu sót vô cùng lớn lao. Muốn trình bày đầy đủ bản chất cùng những thủ đọan và thành tích lưu manh này của Giáo Hội La Mã thì phải dùng đến hàng trăm ngàn trang giấy cũng không nói hết, bởi vì trong gần hai ngàn năm qua, hầu như trong bất kỳ tín lý nào trong Thánh Kinh, trong bất kỳ thánh lệnh nào, trong bất kỳ lời nói nào và trong  bất kỳ hành động nào  của Giáo Hội cũng đều có chứa đựng một cái gì trí trá, gian dối, bịp bợm, lừa gạt và lươn lẹo. Độc giả có thể kiểm chứng những điều này ở trong những ngôn ngữ, danh xưng hay các cụm từ mà Giáo Hội thường sử dụng hàng ngày. Thí dụ những thuật ngữ như: Tội tổ tông", Chúa Cứu Thế, Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ ĐồngTrinh, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức Mẹ Đồng Công, Đức Mẹ La Vang,  Nơi luyện ngục", giáo hòang không lầm lãn, Hội Thánh  duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Ngườicông giáo, hồng ân Thiên Chúa, ơn cứu rỗi, ơn thiên triệu, thánh lệnh, "phép lạCha cũng như Chúa, lương tâm người Công Giáo, sống đạo theo đức tin Ki-tô, dân Chúa, người mới trở lại đạo, tà đạo, tà ma ngoại đạo, tà giáo, đặc biệt là cụm từ “Thiên Chúa phép tắc vô cùng”,  hoặc là những lời dạy như “Chỉ cần có niềm tin bằng hạt cả thi ta có thể chuyển cả một trái núi”, “đức tin không cần đến lý tri”,  “Đức tin không cần đến sự can thiệp của lý trí và của khoa học”, v.v… .Tất cả  những thuật ngữ này đều hoặc là có tính cách “cưỡng từ đoạt lý”, hoặc là có hàm chứa một thủ đoạn bịp bợm ở trong đó. Thôi thì không có cái gì mà Giáo Hội không  “bịa đặt” để “bịp bợm” và “lừa gạt” người đời.

2.- Nói đến Giáo Hội La Mã  mà không nói đến những đặc tính  ăn nói quanh co, quay quắt lắt léolươn lẹo của Tòa Thánh Vatican và giới tu sĩ  Da-tô là kể như không hiểu biết gì về cái tôn giáo mà học giả Henri Guillemin đã phải gọi là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” (Église Malheureuse),[40]   và  văn hào Voltare  gọi là “cái tôn giáo ác ôn[41] ..

Kinh nghiệm cho thấy rằng những hạng người có thói quen nhận vơ và ăn không nói có, cũng là những hạng người có căn bệnh quay quắt, lắt léo, lươn lẹo, lật lọng và bịp bợm. Ta có thể nói rằng, con đẻ của căn bệnh nhận vơ và  ăn không nói có  là căn bệnh quay quắt, lắt léo, lươn lẹo,  lật lọng và bịp bợm. Hai căn bệnh này đan kết với nhau như một cặp bài trùng bất khả phân ly và quấn quyện với nhau như bóng với hình. Đây là một quy luật tâm lý. Quy luật này không có ngoại lệ.  Đã mang cố tật nhận vơ và ăn không nói có, thì tất nhiên Giáo Hội La Mã cũng phải mang cố tật quay quắt, lắt léo, lươn lẹo, lật lọng và bịp bợm.

Những ai đã từng tìm hiểu những câu chuyện hoang đường và những luật Chúa trong thánh kinh, tìm hiểu những đoạn văn có ghi đó là lời Chúa ở dưới, tìm hiểu những lời tuyên bố, những quyết định, những thánh lệnh hay sắc lệnh, những giáo luật và những việc làm của Giáo Hội từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay, đều thấy rằng từ các giáo hoàng cho đến các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican, các ông hồng ý, tổng giám mục, giám mục, linh mục, đặc biệt là những văn nô, thi nô, nhạc nô và báo nô trong  bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã đều có cái bản chất nhận vơ, ăn không nói có, quay quắt, lắt léo, lươn lẹo và lật lọng. Cái bản chất này của họ thường được thể hiện ra:

1.- Qua những lời lẽ ngụy biện hay lập luận hoặc là cãi cối cãi chày, cãi bựa để lấp liếm tính cách láo khoét trong thánh kinh, để biện minh cho những việc làm tội ác của Giáo Hội, và

2.- Qua những lời rao truyền của các ông truyền giáo.

Có ở trong chăn mới biết chăn có rận. Người viết tin rằng không ai biết rõ hơn cái bản chất xấu xa ghê tởm này của Giáo Hội La Mã và của tín đồ Da-tô bằng các nhà trí thức Da-tô. Bản văn dưới đây của nhà trí thức Da-tô Charlie Nguyễn cho chúng ta thấy một phần nào của sự kiện này:

"Khi viết sách báo chống Công Giáo, quí vị thường quá chú trọng đến những điều sai trái trong Thánh Kinh như thuyết Tạo Dựng (Creation) hay thuyết Cứu Rỗi (Salvation) và quý vị chủ quan tin rằng quý vị đã nắm chắc phần thắng trong việc tấn công những điều sai trái này, quý vị tưởng rằng cứ tấn công vào những điều căn bản đó thì đạo Công Giáo sẽ sụp đổ. Nhưng thưa quí vị, đây thật sự là một ảo tưởng! Bởi lẽ, dưới sự lãnh đạo vô cùng xảo quyệt của Vatican, các cha cố đã có sẵn trong tay vô số những lập luận lươn lẹo để giải thích cho giáo dân. Hầu hết giáo dân có trình độ hiểu biết thấp kém nên khi nghe cha cố giải thích đều thấy xuôi tai, không thắc mắc gì thêm và vẫn tiếp tục sùng đạo như xưa. Muốn biết nghệ thuật giải thích lươn lẹo rất tài tình của bộ tham mưu thần học Vatican ra sao, xin quý vị hãy tìm đọc cuốn "Giáo Lý Mới Thời Đại Mới", 517 trang, do Đất Mẹ phát hành tại Houston – Texas 1996. Thí dụ: Thánh Kinh dạy rằng Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong 7 ngày. Sách Giáo Lý Mới giải thích nên hiểu chữ "ngày" ở đây là "thời đại" và mỗi thời đại có thể kéo dài qua nhiều triệu năm! [Nhưng không có ai đưa ra phản luận rằng nếu ngày có nghĩa là thời đại thì làm sao cây cỏ, thảo mộc sống được vì theo Thánh Kinh, Chúa sinh cây cỏ trước mặt trời.]

Về trường hợp thánh tổ Abraham lấy em gái làm vợ và toan giết con để tế thần, sách Giáo Lý Mới giải thích: "Chúng ta không được mời gọi để bắt chước những việc Abraham làm, nhưng cốt để chú ý đến thái độ trung thành của ông đối với Thiên Chúa (tr.54)."   [42]

Trong bản văn trên đây, ông Charlie Nguyễn cho chúng ta biết “Các cha cố đã có sẵn trong tay vô số những lập luận lươn lẹo để giải thích cho giáo dân” để che giấu và lấp liếm những rặng núi tội ác của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua. Điều này quả thật không sai chút nào. Bằng chứng gần đây nhất, một bài viết có tựa đề là “Một chuyện đáng tiếc có thể tránh  được”  được phổ biến trên diễn đàn “Nước Việt” vào ngày 2/9/2007, trong đó, tác giả bài viết này là ông Da-tô Lữ Giang, đưa ra lời biện minh lươn lẹo để chạy tội cho Giáo Hội La Mã với nguyên văn như sau:

“Các điểm đen chỉ là phần nhỏ trong thực thể Giáo hội Trong cuộc phỏng vấn ngày 20.8.2007 dành cho Đài Phát thanh Vatican, ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ khanh Tòa thánh cho biết: “Có những điểm đen hiện hữu trong Giáo hội Công giáo, nhưng chỉ là một phần nhỏ của thực thể Giáo hội và các thành phần Giáo hội.”

Ngài nói tiếp:

“Giới thông tin nào chỉ chú tâm vào các lầm lỗi của các thành phần trong Giáo hội là đưa ra trước công luận một hình ảnh lệch lạc về Giáo hội. Cũng có thể ví như họ trình bày một mảng đen trên bức họa vĩ đại ở nhà nguyện Sistine, được phục chế để lấy lại vẻ lộng lẫy nơi màu sắc nguyên thuỷ của nhà danh họa Michelangelo.

“Để làm chứng liệu cho lịch sử, các người phục chế đã để lại một vài điểm y nguyên như cũ, không phục hồi, để cho thấy đất và bụi bặm đã chồng chất lên như thế nào suốt bao nhiêu thế kỷ.

”Nếu ai đó đưa máy ảnh truyền hình nhắm vào một trong các điểm đen đó để chỉ cho thấy đó là nhà nguyện Sistine - thay vì đặt trọng tâm vào vẻ huy hoàng tráng lệ của (toàn bộ) nhà nguyện – thì đó là một việc làm giả mạo, xuyên tạc. Các điểm đen là một phần của nhà nguyện, nhưng những điểm đó không thể hiện chính xác tác động toàn diện của kiệt tác do Michelangelo thực hiện.

Ngài nhấn mạnh: “Cũng thế, Giáo hội là một kiệt tác vĩ đại của Thiên Chúa và của các thành viên nam nữ trong Giáo hội đã và còn đang tiếp tục thực hiện một khối lượng khổng lồ những việc công ích ở khắp nơi trên thế giới này.”

Ngài nhận định: “Đôi khi dường như có một kế hoạch về phía truyền thông để chỉ trình bày những câu chuyện tiêu cực về Giáo hội Công giáo và chú tâm lâu dài vào những chuyện đó, quá cả thời gian thường dành cho một bản tin.”[43] "

Đúng như ông Charlie Nguyễn đã nói, những luận điệu của Giáo Hội  chỉ là “để giải thích cho giáo dân. Hầu hết giáo dân có trình độ hiểu biết thấp kém nên khi nghe cha cố giải thích đều thấy xuôi tai, không thắc mắc gì thêm và vẫn tiếp tục sùng đạo như xưa.”  Dĩ nhiên là đối với những người biết sử dụng lý tri để tìm hiểu sự vật, luận điệu lươn lẹo trên đây của ông Hồng Y Tarcisio Bertone không thể nào lọt vào tay họ. Bởi vỉ bản chất hay nền tảng hoặc cốt lõi của đạo Ki-tô La Mã hay Giáo Hội La Mã là những thủ đoạ lừa bị và sử dụng bạo lực để cưỡng bách người đời phải khuất phục và tin tưởng và những chuyện đại bịp của Giáo Hội như đã trình bày ở  trong tiểu mục có tựa đề là “Những Vòng Khoen Bịp Và Trồng Tréo Lên Nhau” ở trên.

Hầu như bất cứ sự bất minh hay mâu thuẫn hoặc vô lý nào trong những tín lý Ki-tô cũng như bất cứ tội ác nào của Giáo Hội La Mã và của các chế độ đạo phiệt Da-tô tay sai của Giáo Hội, họ cũng có thể cãi cối cãi chày, cái bựa bằng những mánh mung lươn lẹo để lấp liếm cho được. Rõ ràng đây là bản chất và cái  bản chất này đã lên men trên mặt  họ qua ánh mắt, trong giọng nói và trong văn phong của họ. Độc giả có thể kiểm chứng sự kiện này bằng cách tiếp xúc với các ngài mang chức thánh, những văn nô, sử nô, báo nô làm trong các cơ quan truyên thông (sách, báo, các đài phát thanh và truyền hình, các trung tâm sản xuất  băng nhạc văn nghệ) của Giáo Hội và những tín đồ Da-tô thuộc lọai "sống đạo theo đức tin Kitô" để nói chuyện về những vấn đề mà chúng tôi đã trình bày trong chương sách này.

 

VI.- KIỂM CHỨNG NHỮNG HÀNH ĐỘNG BỊP

 

Muốn kiểm nghiệm những hành động “bịp” của Giáo Hội một cách dễ dàng thì chính chúng ta nên dấn thân đến nhà thờ dự lễ để nhìn thấy tận mắt những đồ nghề dùng để bịp và những hành động bịp của Giáo Hội ở ngay trong nhà thờ.

1.- Đồ nghề để bịp.- Mỗi lần đi dự lễ, vừa mới bước qua cửa chính vào trong nhà thờ, chúng ta có thể nhìn thấy một trò bịp bợm bày ra trước mắt. Đó là cái bồn (chậu) nước lã được gọi là "nước thánh" để chềnh ềnh ở ngay kế bên cửa chính. Đây là một món đồ nghề để bịp của Giáo Hội La Mã.Trong mỗi một buổi lễ, tại cái bồn nước bịp này, có hàng trăm người đi qua dừng lại, chụm năm ngón tay nhúng vào cái bồn này (có chứa mồ hôi và đủ mọi thứ vi trùng vi khuẩn khác nhau)  rồi bôi cái nước ô nhiễm này lên trán với niềm tin là có phép lạ giúp cho họ được may mắn. Ngoài cái bồn nước ô nhiễm trên đây, còn có nhiều đồ nghề bịp khác do chính Giao Hội quy định và sản xuất. Đó là những thứ như cái rổ đựng tiền sử dụng trong giờ hành lễ, chai nước thánh, chai rượu lễ, bánh thánh, cuốn thánh kinh, sách giảng kinh, những chiếc áo choàng và áo chùng của giới tu sĩ. Một nguời bạn thân của người viết vốn là tu xuất, thường nói với người viết rằng, cái áo chùng thâm của các ông linh mục là “cái áo quét cơm”. Đây là đặc ngữ (termionology) của giới tu xuất. Ngôn ngữ thông thường của người Việt Nam chúng ta gọi là “cái cần câu cơm” và người viết gọi là “đồ nghề”. Thực ra, nó là một trong “những món đồ nghề bịp” của các ông tu sĩ trong đạo Da-tô La Mã.

2.- Hành động bịp.- Vào những  (1) khi các Ngài "mang chức thánh" (các ông tu sĩ) của Giáo Hội hành lễ và làm những phép bí tích trong giờ hành lễ, (2)  khi rửa tội cho các em sơ sinh hay những người tân tòng, (3) khi làm lễ hôn phối, (4) khi làm  phép cho một người hấp hối hay một đám tang, (5) khi vừa dơ cao miếng bánh gọi là bánh thánh (đồ nghề để bịp) và miệng lẩm nhẩm đọc (hành động bịp)  mấy lời kinh nhàm chán, (6) khi dâng những món tiền của tín đồ đóng góp  lên bàn thờ làm lễ, tất cả, nhất cử nhất động, chúng ta đều thấy có tính cách trí trá, gian dối, bịp bợm, lừa gạt và lươn lẹo của họ ở trong đó. Thành quả của tất cả động tác bịp bợm trong một buổi lễ là tổng cộng những số tiền góp nhặt từ những tín đồ đến dự lễ  bỏ vào trong mấy cái rổ rồi đem lên bàn thờ và cuối cùng chạy vào những cái túi tiền không đáy của  các Ngài "mang chức thánh" trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội. Chính vì vậy mà mỗi tuần, ngoài buổi lể căn bản  tổ chức vào ngày Chủ Nhật, Giáo Hội và các ông linh-muc quản nhiệm các họ đạo tại các địa phương thường thường còn đặt ra rất nhiều buổi lễ khác nữa, và câu nói “càng siêng năng đi dự lễ ở nhà thờ thì càng có cơ may được Chúa ban cho nhiều ân sủng” càng được nhắc nhở nhiều hơn. Câu nói này rất có tác dụng đối với những tín đồ cuồng tín và đặc biệt là những tín đồ đang nhờ Linh-mục quản nhiệm chạy chọt để xin được nắm giữ một chức vụ gì trong chính quyền hay  mau được  thăng quan tiến chức. Đây là trường hợp ông quận trường ở miền Nam trong thời chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm đã được nhà văn Da-tô Nguyễn Ngọc Ngạn kể lại trong cuốn Xóm Đạo (Đông Kinh, Tân Văn 2003, trang 152-153 

Vì thế mà thường thường nhà thờ nào của Giáo Hội cũng có thêm buổi lễ được tổ chức vào ngày Thư Bảy nữa.

Nói đến nhưng khoản tiền nhà thờ thâu vơ được trong mỗi buổi lễ, một tín đô Da-tô (Bắc Kỳ di cư) đã định cư ở thánh phố Tacoma từ năm 1975  cho rằng mỗi một buổi lễ như vậy là một phiên họp chợ bán Chúa.

Nhờ có những phiên họp chợ bán Chúa này, các Ngài mang chức thánh mới có tiền chi phí cho cuộc sống xa hoa, phè phỡn, đú đởn trên mồ hôi, nước mắt và xương máu của tín đồ, các Ngài mới có tiền chi phí cho những khoản tiền trang trải mà các Ngài đã sờ mó bậy bạ trẻ em vị thành niên và làm tình bất chính với nữ tín đồ, phá họai hạnh phúc gia đình của giáo dân. Trong bản tin phổ biến trên internet sáng ngày 15/7/2007 của ký giả Gillian Flaccus thuộc hãng Liên Hiệp Thông Tấn Xã (Associated Press) cho biết Tổng Giáo Phận Los Angeles vừa mới thoả thuận bồi thường khoảng 660 triệu Mỹ kim  cho hơn 500 nam nữ nạn nhân bị các ngài mang chức thánh sờ mó, phá hoại trinh tiết, gây đau thương cho nạn nhân và gia đình. Tin tức về vụ ô nhục (scandal) này cũng được tờ The News Tribune (Tacoma, Washington) số ra ngày Chủ Nhật 15/7/2007 phổ biến lên hàng đầu nơi trang A3 với tựa đề là “Church settles abuse claims.” do  ký giả John Spano của tờ Los Angeles Times biên soạn, trong đó có mấy đọan chính với nguyên văn như sau:

Los Angeles. Những người thương thuyết của hai bên đã giàn xếp xong vụ kiện của hơn 500 người bị các ông tu sĩ Da-tô La Mã thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles lạm dụng tình dục. Tống số tiền lên đến 660 triệu Mỹ kim. Đây là số tiền lớn nhất so với các khoản tiển của tất cả mọi cuộc giàn xếp đã được phơi bày ra công luận toàn quốc từ khi vụ ô nhục lạm dụng tính dục này  đã kéo dài  cả 5 năm trời. Đại diện của cả hai bên Giáo Hội và nạn nhân của Giáo Hội  cùng xác nhận như vậy. Mỗi một nạn nhân trong vụ này sẽ được bồi thường vào khoảng hơn 1.3 triệu Mỹ kim.”

“Những lỗi lầm tốn kém.- Việc các ông tu sĩ Da-tô La Mã lạm dụng tình dục đã làm cho Giáo Hội Da-tô Hoa Kỳ tốn phí ít nhất lả 2.1 tỉ  Mỹ kim. Dưới đây là những số tiền lớn nhất bồi thường cho các nạn nhân từ khi các cuộc khủng hoảng này được phơi bày ra trước công luận vào năm 2002 ở Tổng Giáo Phận Boston.

1.- Tổng Giáo Phận Los Angeles, năm 2007, thỏa thuận bồi thường cho khoảng 500 nạn nhân một số tiền là 660 triệu Mỹ kim.

2.- Giáo Phận Orange, Calif., năm 2004, bồi thường 100 triệu Mỹ kim cho 90 nạn nhân.

3.- Giáo Phận Covington, Kentucky, năm 2006, trả cho trên 350 nạn nhân 84 triệu.

4.- Tổng Giáo Phận Boston, năm 2002, trả cho 552 nạn nhân một số tiền là 84 triệu.

5.- Giáo Phận Oakland, Calif., năm 2005, trả cho 56 nạn nhân một số tiền là  56 triệu.

6.- Tổng Giáo Phận Portland, năm 2007, đồng ý trả  52 triệu cho 175 nạn nhân, và dành ra 20 triệu để giàn xếp những vụ tương tự trong tương lai, để khỏi phải khai phá sản mà trước đó đã tuyên bố..

7.- Giáo Phận Spokane, năm 2007, đồng ý trả cho 150 nạn nhân một số tiền là 48 triệu.

8.- Giáo Phận Sacramento, năm 2005, trả cho 33 nạn nhân 35 triệu.

9.-  Tổng Giáo Phận Louisville, Kentucky, năm 2003,  trả cho 243 nạn nhân 25.7 triệu.

10.- Giáo Phận Tucson, Arizona, năm 2005, đồng ý đóng vào quỹ giàn xếp khoảng 22 triệu để bồi thường cho 50 nạn nhân để khỏi phải khai phá sản mà trước đó đã tuyên bố.

Nguyên văn: “Los Angeles.- Negotiators completed a historic deal Saturday evening that settles the legal claims of more than 500 people who reported  sexual abuse by clergy in the Roman Catholic Archdiocese of Los Angeles. The total is $660 million, by far the largest of any settlement arising nationwide from the five year old clergy abuse scandal, representatives of both the church and the victims confirmed. The average payout will be in excess of  $1.3 million….”

“Costlty Mistakes: Sex abuse by Roman Catholic priests has cost the U.S. church at least $2.1 billion since 1950. Here are some of the largest known payouts to victims since the crisis erupted in 2002 in the Archdiocese of Boston.

1.- Archdiocese of Los Angeles, 2007, agrees to pay $660 million to about 500 prople.

2.- Diocese of Orange, Calif., 2004, $100 million for 90 abuse claims

3.- Diocese of Covington, Kentucky, 2006, up to $84 million for more than 350 people.

4.- Archdiocese of Boston, 2003, $84 million for 552 claims.

5.- Diocese of Oakland, Calif., 2005,  $56 million to 56 people.

6.- Archdiocese of Portland, 2007, agrees to pay about $52 million to 175 victims to emerge  from  bankruptcy protection it sets aside  $20  for any future claims.

7.- Diocese of Spokane, 2007, agrees to pay $48 million for about 150 claims to emerge bankruptcy protection .

8.- Diocese of Sacramento, (Calif.), 2005, pays $35 million to 33 people.

9.- Archdiocese of Louisville, Kenntucky, 2003, $25.7 million to 243 victims.

10.- Diocese of Tucson, Arizona, 2005, agrees to fund a settlement trust worth $22 million for more than 50 victims and to emerges from bankruptcy protestction.” [44] 

Tất cả là  khoảng 2.1 tỉ Mỹ kim bồi thường cho 2299 nạn nhân bị các ngài tu sĩ bất lương  đại diện Chúa sờ mó và làm tình..

Tất cả những nạn nhân này đều là tín đồ của Giáo Hội La Mã và đều là con chiên ngoan đạo có liên hệ mật thiết với các Ngài, đều đã tuyệt đối vâng lời Giáo Hội phải kính trọng các Ngài, đều coi các Ngài là đại diện của Chúa, và đều đã thực sự tôn vinh các Ngài như là hiện thân của Chúa Bố Jehovah và Chúa Con Jesus. Cuối cùng, các Ngài đã nhân danh Chúa để lợi dụng sờ mó họ để cho con “heo lòng” của các Ngài được thỏa mãn vào những khi các Ngài lên cơn rửng mỡ.

Tất cả những tệ trạng này sẽ được trình bày đầy đủ trong Mục V và Mục VI trong Phần II này. Muốn kiểm chứng  những sự kiện này, xin quý vị hãy tiếp xúc với những tín đồ trong họ đạo của các ông Linh-mục Cao Đăng Minh ở Portland (Oregon), Nguyến Hữu Dụ. và Đào Quang Chính ở Houston, Texas, Trịnh Thế Hùng ở Chicago, Illinois, Trần Công Nghị ở California, Linh-mục Việt Châu ở Gretna, LA, và khoảng gần 60 ông linh-mục người Việt khác đã được Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn nêu đích danh nơi trang 27 trong cuốn Tận Thế Số Ra Mắt, Ngày 15/6/2002. Địa chỉ liên lạc: P. O. Box 8394, Fountain Valley, CA 92728 USA.

Dưới đây là một đoạn trong tờ Tận Thế số 2 ra ngày 15/7/2002 do Linh Mục Nguyễn Thanh Sơn nói về những hành động đú đởn của các ngài linh-mục người Việt ở hải  ngoại:

Thật không ngờ một linh mục khi bệnh hoạn lại có thể trở thành một con người viết mạnh mẽ như vậy. Đó là chửi thẳng vào mặt không dưới 100 (một trăm) đàn bà mất nết trên 30 năm từ Việt Nam sang tới Hoa Kỳ. (đọc:  Thư LM Nguyễn Thanh Sơn gửi Cha Bền Trên Tổng Quyền Dòng Chúa Cứu Thê ở Roma,, trong Quyền Năng Đức Mẹ Diệt Trừ Satan III”), và ác quỷ (Linh-mục) Trần Công Nghị, kẻ dâm thú cũng đã “ăn nằm” với hàng trăm đàn bà hư đốn trên 35 năm qua, từ Việt Nam sang Roma, qua Hoa Kỳ,, trong số đó có 2 “ma nữ” loã lồ: Cao Mỹ Lệ (tư năm 1975, tại Portland, Oregon), con gái Cao Đăng Tường , cháu “yêu dấu” của  (Linh-mục ) Cao Đăng Minh, Dòng Chúa Cứu Thế (tên này cũng đã có con trai khốn lớn), và hiện nay (LM Trần Công Nghi) đang “ăn nằm” với “con điếm nhớp nhúa nhất thủ đô tỵ nạn” là Diamond Bích Ngọc. Đôi song ca đã và đang hát rất mùi mẫn với nhau, trong những chương trình lừa dối Thiên Chúa và Đức Mẹ mang nhãn hiệu rỗng tuếch: “Sống Tin Giữa Dòng Đời”, trên đài Little Saigon Radio.[45] .

Riêng về Linh-mục Cao Đăng Minh, có tin từ Portland, Oregon, cho biết ông Llinh mục này có tới ba người con với ba nữ tín đồ khác nhau.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ ràng là các ngài mang chức thánh, tự phong là đại diện Chúa, ít nhất mỗi tuần một lần bịp giáo dân từ ngưỡng cửa nhà thờ bịp vào trong, rồi bịp lên đến bàn thờ, bịp từ đầu giờ lễ đến cuối giờ lễ. Hành động bịp chót nhất trong buổi lễ là “cái hôn lên trang sách thánh kinh của ông linh mục chủ lễ ở trên bục giảng khi ông vừa mới đoc xong một bản văn ở trong đó cho tín đồ dự lễ nghe.” Theo người viết, cái hôn này quả thật là “đầy kịch tính”.

Không phải chỉ bịp trong giờ  lễ, và cũng không phài chỉ bịp ở trong nhà thờ, mà bất cứ giờ giấc nào, ở bất cứ nơi nào, đi đến đâu là các ngài bịp đến đó. Nhiều lần người viết đi ăn đám cưới của một tín dồ Da-tô ngoan đạo, người viết được chứng kiến  một ông linh-mục lên Micro dở trò bịp giống như họ đã diễn cái trò bịp bợm này khi làm lễ ở nhà thờ. Đến đây, chúng ta lại nhớ đến lời tuyến bố “Linh mục là hiện thân của gian trá” (The priest is the personification of falehood) của nhà đại cách Mạng Ý Đại Lợi Giuseppe Garibaldi (1807-1882).

NHỮNG CÁI HÔN MẤT LIÊM SỈ.  

Ngoài cái hôn  đầy kịch tính trên đây, đạo Da-tô còn có những “cái hôn” hết sức ghê tởm mà bất cứ người nào còn có một chút liêm sỉ tối thiểu không thể nào làm được vì rằng những người làm cái hành động hôn này phải khúm núm cúi đầu rón rén đến trước mặt người được hôn rồi phủ phục gục đầu xuống ôm lấy cái bộ phận trong cơ thể của người được hôn mà hôn hít một cách vô cùng trân trọng với thái độ hế sực sung sướng để tỏ lòng tôn kính mến thương người được hôn.  Dưới đây là những “cái hôn” mất liêm sỉ này:

1.- Cái hôn mất liêm sỉ thứ nhất là những tín đồ Da-tô thuộc hàng vương công hoặc là có địa vị cao trong trọng Giáo Hội La Mã hay trong các chế độ đạo phiêt Da-tô thụộc hàng lãnh đạo quốc gia như ông Ngô Đình Diệm. Nếu được giáo hoàng cho đến tiếp kiến, THÌ  đương sự sẽ khúm núm rón rén đến chõ ông ta ngồi, để quỳ gối phủ phục, gục mặt xuống chờ ông ta đưa bàn chân ra, khi đó mới hăm hở đưa hai bàn tay ôm lấy nâng niu hôn hít với một thái độ vô cùng cung kính. Sách sử cho biết cái tục lệ ghê tởm này bắt đầu có từ thời Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085). Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ ở trong Mục II ở trên.

2.- Cái hôn mất liêm sỉ thứ hai là các ông tu sĩ Da-tô bản địa người Việt khi đến thăm các nhà truyền giáo người Âu Châu phải quỳ gối phủ phục gục đầu, úp mặt xuống ôm hôn giầy dép  của họ. Chuyên này được Linh-muc Trần Tam Tình ghi lại như sau:

Tại Bùi Chu, ngày lễ Thánh Đa Minh, tất cả các linh mục người Việt, bất kể hạng tuổi nào, phải tới sụp lạy trước mặt các vị thừa sai, kể cả đối với mấy người còn trẻ măng, hoặc chỉ là thày phó tế thôi, và phải hôn kính giầy các thừa sai đó, để giúp mình nhớ lại lời Thánh Phao Lồ: “Phúc đức thay bàn chân của các nhà truyền giáo.”[46] 

Không biết có phải do cái tục lệ ghê tởm này mà ngôn ngữ Việt Nam mới nẩy sinh ra cụm từ “bọn người liếm gót giầy đế quốc thực dân Pháp.” Điều này người viết không biết rõ.  Mong được các nhà ngôn ngữ học lên tiếng về vấn đề này.

3.- Cái hôn mất liêm sỉ thứ ba là khi tín đô Da-tô được hân hạnh đến viếng thăm một ông giám mục, tổng giám mục hay hồng y, nếu có nhiều người thì phải xếp hàng, chờ đến lượt, mới được khom lưng rón rén đến trước mặt chỗ ông ta ngồi, quỳ mọp xuống, cúi đầu chờ tới khi ông ta chìa bàn tay đeo nhẫn ra thì ôm lấy mà hôn hôn hít hít cái nhẫn của ông ta và phải làm cho ông ta nhận thấy là  có thực lòng kính mến ông ta. Cái hôn mất liêm sỉ này đã được một vị nhân sĩ  suýt trở thành nạn nhân là cụ Vương Hồng Sển  chứng kiến vào ngày 16/2/1963 rồi kể lại trong cuốn Hơn Nửa Đời Hư (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1995). Cuối cùng cụ đã quyết định  nhất định không làm cái chuyện mất liêm sỉ như vậy. Cụ Vương đã chấp nhận “thà mất chén cơm còn hơn là mất phẩm giá.” Dưới đây là mấy đoạn văn do cụ kể lại:

Lần thứ nhất, tôi được gặp mặt quốc lão (Giám-mục Ngô Đình Thục – NMQ), là nhơn nhóm họp tại dinh ông Tổng Trưởng Đặc Trách Văn Hóa Trương Công Cừu, để bàn về cách thức thành lập hội “Bác Cổ Thần Kinh” do Giám-mục chủ xướng, và hôm ấy là ngày 16/2/1963.

Khi quốc lão bước vào phòng, các ông có mặt, đều quì hôn chiếc nhẫn, lần lượt hết người này đến người kia, đến lượt tôi, tôi quýnh quá, không làm như vậy được và đánh liều, tôi đứng ngay mình và nắm tay quốc lão gục gặc, vì chưa từng quỳ hôn nhẫn. Tôi vẫn biết mình làm như vậy có thể bị sa thải, nhưng thà mất chén cơm còn hơn mất phẩm giá… Trong khi tôi bắt tay không quì, quốc lão ngừng lại, day mắt ngó tôi chăm chăm. May thời, lúc ấy T.C. C (Trương Công Cừu - NMQ) lẹ miệng giới thiệu bằng một câu tiếng Pháp: “Mr. S. conservateur du musée.” .[47]    

Trong khi gần như toàn thể tín đồ Da-tô ngoan đạo đều khát khao ao ước có diễm phúc được may mắn “tới trước chỗ ngồi của một ông giám mục Da-tô để quỳ gối phủ phục gục đầu, úp mặt xuống chờ cho đến khi ông ta đưa bàn tay có đeo nhẫn ra rồi ôm lấy mà hôn hôn hít hít”, thì Cụ Vương Hồng Sển và tuyệt đại đa số dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc khác trên thế giới cho đó là một việc làm mất liêm sỉ. Như vậy thì rõ ràng là những tín đồ Da-tô nào có niềm mơ ước như vậy hay đã làm như vậy đều là những phường vô liêm sỉ cả!

Con người hơn loài súc sinh ở chỗ có liêm sỉ. Những người hạng người đã làm những việc làm mất liêm sỉ như vậy thì đâu có khác gì loài súc sinh? Những việc làm hôn hôn hít  hít mất liêm sỉ như vậy trong xã hội Da-tô khiến cho  người viết nhớ lại nhà báo Long Ân đã nhận xét về Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô như sau:

“Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo để biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình, đã cúi đầu trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của con người súc sinh.” [48]  

Trở lại chuyện các ngài mang chức thánh, đại diện Chúa  hôn lên trên trang sách trong thánh kinh  vào khi ông ta  kết thúc giờ diễn trò hế bịp bợm trước bàn thờ Chúa để lừa bịp tín đồ. Cái hôn này không phải là cái hôn mất liêm sỉ như ba trường hợp trên đây, nhưng nó là một hành động bịp đầy kịch tính giống như chuyện  ông Đai Tướng Nguyễn Khánh khi bị các Tướng Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm hất ra khỏi bàn độc và tống cổ ra khỏi Việt Nam vào ngày 24/2/1965, ông ta lấy một nắm đất ở phi cảng Tân Sơn Nhất mang theo để tỏ lòng thương nhớ nước tổ Việt Nam.

Người viết không biết cái hành động bịp  “hôn trên trang giấy trong Thanh Kinh” của các ông linh mục, giám mục, hồng y và giáo hoàng vào phút chót trong những giờ lễ ở nhà thờ có nằm trong chương trình đào tạo linh mục không? 

Thiết nghĩ rằng chắc chắn là CÓ.

Trước bàn thờ của ông Thượng Đế mà họ tin rằng có quyền năng vô biên, họ còn trí trá, gian dối, bịp bợm, lừa gạt và lươn lẹo như vậy! Thử hỏi rằng còn có cái gì mà họ lại không  trí trá, gian dối, bịp bợm, lừa gạt và lươn lẹo? Quả thật cái bản chất ghê tởm này đã lên men trên mặt của các Ngài "mang chức thánh" đại diện Chúa. Cũng vì thế học giả Da-tô Charlie  Nguyễn mới ghi nhận rằng:

“Đạo Ki-tô La Mã là đạo bịp hay đạo dối , thật không sai chút nào. Nếu phải kể cho hết những chuyện bịp của Công Giáo chắc hải viết một tràng thiên tiểu thuyết thì may ra mới tạm đủ." [49]

Người Việt Nam ta có thành ngữ "lưỡi không xương nhiều đường lắt léo". Ở đây, chúng ta thấy cái lưỡi của Giáo Hội quả thật là vô cùng lắt léo, lắt léo gấp hàng triệu lần cái lưỡi của những phường lưu manh quay quắt, lắt léo, lươn lẹo và bịp bợm ở ngòai xã hội. Cha nào con đó. Giáo Hội mà còn quay quắt, lắt léo, lươn lẹo, lật lọng và bịp bợm như vậy, thì LÀM SAO những đứa con sống đạo theo đức tin Ki-tô của Giáo Hội như Talleyrand,  Alexandre de Rhodes, Pigneau de Béhaine, Marchand (cố Du), Huc, Legrand de  Liraye, Pellerin, Puginier, Nguyễn Bá Tòng, Phạm Ngọc Chi, Lê Hữu Từ, Ngô Đình Thục,  nhất là các giáo sĩ và tín đồ Da-tô ngoan đạo người Việt Nam đã từng có những ấn phẩm chạy tội hay đánh bóng cho Giao Hội và tô hồng chuốt lục cho chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm LẠI KHÔNG trở thành những hạng người "quay quắt, lắt léo, lươn lẹo và bịp bợm"?

Cũng vì bản chất và tuyền thống bịp bợm này của Giáo Hội mà các học giả chuyên nghiên cứu về đạo Da-tô  mới  quyết định cùng nhau thiết lập môt ủy ban nghiên cứu Tân Ước để xem Giáo Hội  đã "bịa đặt" những điều mà Giáo Hội gọi "Đó là lời Chúa" lên đến bao nhiêu phần trăm ở trong đó. Sau nhiều năm làm việc, ủy ban này công bố kết quả công trình nghiên cứu của họ. Kết qủa công bố cho thấy có tới hơn 82% những điều mà Giáo Hội La Mã bảo rằng "Đó là lời Chúa" chỉ là những điều Giáo Hội gắn vào miệng Chúa Jesus, chứ không phải Chúa Jesus nói. Sự kiện này đều được các cơ quan truyền thông trên thế giới loan tin đầy đủ. Tờ The News Tribune (Tacoma, Washington), số ra ngày 19 tháng 8 năm 1994 đăng tải tin này với nguyên văn như sau:

"Ông Roy Hoover, một học giả nghiên cứu về Thánh Kinh, đã mạnh dạn tiến sâu vào lãnh  vực thần học để tìm ra những điều Jesus thực sự đã nói. Bản đúc kết mà ông và các thành viên khác của Hội Nghị Nghiên Cứu về Jesus đã cùng thỏa thuận làm cho mọi người (đúng hơn là Giáo Hội và các tín đồ của Giáo Hội) sửng sốt: Trong số 1.500 câu châm ngôn, tục ngữ mà Thánh Kinh cho là do Jesus nói thì có tới 82 phần trăm Jesus không hề  nói. Ông Hoover, một cựu giáo sư dạy môn tôn giáo tại trường Đại Học Whitman ở Walla  Walla, nói: "Hơn nữa, Jesus thực sự không xưng là thần thánh hay Chúa Cứu Thế.”   [50] 

Ngoài ủy ban nghiên cứu trên đây, bất kỳ người nào, nếu tìm hiểu sâu rộng hệ thống tín lý Ki-tô và những lời dạy dỗ tín đồ của Giáo Hội  cũng đều có thể tìm ra được sự gian dối, trí trá và lươn lẹo ở trong đó. Dưới đây là một vài bản văn của một số học giả nói về  bộ mặt thật gian dối, trí trá và lươn lẹo của Giáo Hội.

A.- Trong bài báo "Jésus Christ: Sự Thật Mà Bạn Đã Biết Chăng?" Văn Nghệ Tiền Phong, số 411, tháng 3 /1993,  ông Trúc Anh viết như sau:

"Chúng ta lại có thêm sự chứng nhận của Flavius Joseph, sử gia Do Thái thế kỷ thứ I: Trong tác phẩm Do Thái Cổ Sử, ông đã viết về cái chết của tín đồ Jacques  (James) và ghi rõ đó là em trai của Jesus, mệnh danh "Christ". (Xin chú thích, trái với truyền thống "Đức Mẹ Đồng Trinh" của nhà thờ La Mã, bà Marie về sau đã cùng ông Joseph sinh thêm các em trai và gái của Jesus, mà danh tánh được nêu rành rành trong sách Mathiơ (Matthew) 13: 55-56; những anh em này là ruột thịt, chứ không phải  anh em tinh thần như các tín đồ, bởi vi Giăng (John, 7: 5) cho biết lúc ban đầu "anh em" ngài đã không đặt đức tin nơi ngài!.")…...

"Hãy lục lọi xới xốc toàn quyển Thánh Kinh lên, các bạn cũng chẳng tìm thấy được nơi nào  Jesus tự xưng mình là Đấng Tối Cao của vũ trụ cả. Ngược lại, ngài đã khẳng định trước mặt dân Do Thái rằng Ngài không phải là Thượng Đế, mà là "Con Của Thượng Đế" (John, 10:37). Nhiều người Việt đọc Kinh Thánh vẫn thường lầm, lẫn hai chữ Chúa Trời (Dieu, God) và chữ Chúa (Lord, Seigneur) nên càng tưởng Jesus là Chúa Trời." [51] .

B.- Trong bài viết "Hôn Nhân Và Tôn Giáo" đăng trong tạp chí Giao Điểm số 52, Summer 2004, ông Nguyễn Hữu Ba ghi nhận như sau:

"1.- Về Vũ Trụ: Thánh Kinh dạy rằng: Mặt đất phẳng như tấm thớt, đứng yên một chỗ, có những cột chống đỡ, bầu trời được Chúa đúc bằng đồng thau có hình như cái chảo úp và có đèn đóm tức mặt trăng mặt trời và các vì sao gắn trên đó. Bên trên cái chảo úp này có chứa nước, khi nào Chúa muốn cho mưa thì Chúa chỉ cần rút những cái nút này thì sẽ có mưa. Thiên Chúa tạo ra trời đất cây cỏ trong vòng 6 ngày, ngày thứ 7 mệt quá Chúa nghỉ và việc tạo dựng này xẩy ra cách đây từ 6.000 đến 10.000 năm. Điều đặc biệt là Chúa tạo ra ngày đêm, cây cỏ trước rồi mới gắn mặt trời và mặt trăng lên sau.

'Ngày nay, khoa học đã chứng minh thuyết Big Bang là đúng, vũ trụ này đã có cách đây khoảng 15 tỷ năm. Sau nhiều năm chối bỏ, Giáo Hoàng John Paul II cũng thừa nhận thuyết Big Bang. Vì thuyết Tạo Dựng mà Thánh Kinh mô tả như trên quá sai lầm mà một em bé 6 tuổi cũng thấy rõ, nên Giáo Hội lại sửa đổi lối giải thích:"Một ngày nói trong Thánh Kinh phải hiểu là một thời đại mà một thời đại có thể là một triêu năm, chứ không phải là một ngày bình thường."

Nhưng lúc có người hỏi: "Chúa tạo ra cây cỏ trước rồi vài chục triệu năm sau Chúa mới tạo ra mặt trời, cây cỏ không có diệp lục tố, làm sao sống được?" Thì họ lại quanh co trả lời một cách xả hóa cho qua thế bí: "Thánh kinh không dạy khoa học, đây chỉ là những ẩn dụ, chúng ta không thể hiểu nổi". Thật điên cái đầu!

2.- Chúa Thương Yêu Mọi Người .- Các linh mục và mục sư giảng:Chúa thương yêu mọi người, Ngài chỉ có một đứa con duy nhất. Nhưng vì thương yêu mọi người nên Ngài phải cho xuống trần và chịu chết trên thập giá để chụôc tội cho nhân loại. Chỉ mấy câu này thôi, chúng ta có thể viết ra cả hàng trăm trang sách  để bàn về vấn đề này. Tuy nhiên, để ngắn gọn, tôi chỉ xin nói vắn tắt.

Mọi người, mọi vật kể cả cây cỏ, theo Thánh Kinh, là đều do Chúa sinh ra. Vậy, tại sao lại nói là Chúa chỉ có một đứa con duy nhất?. Chúa được tuyên truyền là có quyền năng vô biên, thì nếu muốn, Chúa có thể "ứng biến" để có thêm vài trăm, vài ngàn, vài triệu hay vài tỷ Giê-su nữa một cách dễ dàng, tại sao lại nói Chúa chỉ có một người con duy nhất? Và mẹ đứa con này ở đâu và tên là gì sao không nói đến?

Thuyết về đứa con một là Giáo Hội muốn cho tín đồ nghĩ rằng Chúa thương yêu mọi người quá mức, thương đến nỗi có một đứa con duy nhất, Ngài cũng đành cắt ruột cho con xuống trần, chết trên thập giá để chịu tội thay cho loài người. Nhưng lời giải thích này cũng bị vướng vào thế bí của một câu hỏi khác.

Nhưng tại sao Chúa Con phải chết mới có thể chuộc tội? Các Cha sẽ trả lời vì loài người mang tội tổ tông.

Xin hỏi: Ai phán xét, cho rằng chúng ta có tội tổi tông? Trả lời: Chúa phán xét.

Hỏi: Buộc tội cũng do Chúa, tha tội cũng do Chúa. Nghĩa là Chúa vừa là Phán Quan vừa là Công Tố Viện?  Tra lời.... 

Hỏi: Chúa được gán cho có quyền năng vô biên, cho lên thiên đường hay xuống địa ngục là hoàn toàn do Chúa. Nếu Chúa thương yêu tất cả mọi người, thì tại sao Chúa không "tha" tất cả mọi người, cho lên thiên đường đàng hết, khỏe ru? Tại sao Chúa  buộc tội rồi lại bắt con mình chịu tội mới tha?

Trong chúng ta, khi có một người nào đó có lỗi rất lớn với chúng ta, có khi nào chúng ta muốn tha tội cho người đó với điều kiện là con của chúng ta phải bị giết thì chúng ta mới tha tội cho người đó không?

Nhưng tội tổ tông là tội gì? Tội tổ tông theo đạo Công Giáo là tội do ông Adam và bà Eva, tổ tiên của loài người, ăn trái cấm, tức là trái cây hiểu biết (ăn loại trái cây này con người sẽ thông minh). Như vậy, Chúa thương yêu mọi người, sao Chúa lại chỉ muốn cho mọi người ngu như con vật? Ai khôn Chúa phạt đời đời! Như thế Chúa là gã độc tài, độc ác nhất thế gian. Các bạo chúa, quá lắm cũng chỉ phạt có ba (3) đời, còn Chúa Trời (thương yêu con người) lại phạt con người đến muốn kiếp! Vậy ông ta cần phải bị tù chung thân, cần phải bị án tử hình vì quá độc ác, cớ sao lại tôn thờ?..." . [52]

 


© sachhiem.net


CHÚ THÍCH


[24] Phan Đình Diệm,”Mea Culpa – Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Namwww.kitohoc.com/Bai/Net066.html Ngày 4/5/2000.

[25] Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Men and Nations – A World History (New York: Harcourt Brace Jovanovich. 1975), p.294.

[26] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris, Sudestasie, 1978), tr. 54

[27] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: L?a Thiêng, 1973), tr. 66.

[28] Loraine Boettner, Roman Catholicism, (Phillipsburg, New Jersey: The Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p. 9.

[29] Lý Chánh Trung, Sđd.,  tr. 76 .

[30] Loraine Boettner, Ibid., p. 8-9.

[31] Lê Hũu Dản, Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr 23.

[32]  Trần Tam Tỉnh,  Sđd., trang 126-127.

[33]  Bernard F. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), p. 236.

[34] Tuyệt Thực - Tháng 5/1963  tại Chùa Từ Ðàm - Hồi ký BS ERICH WULFF MINH NGUYÊN (Việt dịch) - giiaodienonline.com  ngày 14/6/2007.

[35]  Đỗ Quang Vinh, Bút Thuật Của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh  (Canada: TXB, 2003), tr 7.

[36] Trần Chung Ngọc, Sđ d., tr. 300

[37] Charlie Nguyễn, Sđd., tr. 20.

[38] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000, tr 245-246..

[39] Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc (Hà Nội: Văn Hóa, 1996), trang bìa sau.

[40] Nhiều tác giả, VaticanThú Tội Và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 92.

[41] Bùi Ðức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr 165

[42] Charlie Nguyễn.http:/www.giaodiem.com Ngày 23/4/2001 "Góp Ý Với Quý Vị Trí Thức Ngòai Công Giáo."  Ngày 2 tháng 7 nam 2004

[43] Lu Giang" <lugiang2003@yahoo.com. Sun, 2 Sep 2007 23:46:37 -0700 (PDT).

[44] John Spano. “Church settles abuse claims.” The News Tribune [Tacoma, Washington] 15/7/2007: A3.

[45] Nguyễn Thanh Sơn. “Ác Quỉ Cũng Nhìn Thấy Bàn Tay Của Thiên  Chúa.” Tận Thế số 2 [Fountain Valley, Calif.]. 15/7/2002: tr. 31. 

[46] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 53. .

[47] Vương Hồng Sển, Hon Nửa Đời Hư (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1995), tr 485.

[48] Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston. TX: 2000), tr 340.

[49] Charles Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm , tr -272.    .

[50] Nguyễn Mạnh Quang, Sđd.,, tr 317-7. Tài liệu này được tờ The News Tribune (Tacoma)  số ra ngày, Saturday, August 19, 1994 đăng tải.".

[51]  Trúc Anh. "Jésus Christ: Sự  Thật Mà Bạn Ðã Biết Chăng?" Văn Nghệ Tiền Phong, số 411, tháng 3 /1993:40 -42..

[52]  Nguyễn Hữu Ba. "Hôn Nhân Và Tôn Giáo." Giao Điểm sô 52, Summer 2004 50-51.
 

© sachhiem.net