GIÁO HỘI LA MÃ: LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC - Nguyễn Mạnh Quang - http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH11_3a.php Các bài trong chương 11: 0 1 2 3 4 5
CHƯƠNG 11
XII.- ĂN NÓI NGƯỢC NGẠO (tiếp theo)
Nói đến diễn biến tình trạng rã đám của chính quyền và quân đội miền Nam là phải nói đến tình trạng này bắt đầu rã đám vào thời điiểm nào? Các nhà viết sử đều cho rằng việc rã đám của chính quyền và quân đội miền Nam thực sự đã khởi sự vào ngay khi Tổng Thống Nixon thúc ép Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải chấp nhận Thỏa Hỉệp Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973. Sau khi bị Hoa Kỳ thúc ép như vậy, tinh thần bỏ chạy đã bắt đầu nhen nhúm trong đầu óc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và tất cả những nhân vật cao cấp trong chính quyền miền Nam. Họ đều biết rõ là vào thời điểm quân đội Hoa Kỳ bắt đầu rút khỏi miền Nam thì cũng là thời điểm chính quyền miền Bắc bắt đầu chuẩn bị phát động những chiến dịch quân sự tấn công miền Nam. Họ cũng biết rằng, ở vào tình huống đó, chắc chắn là quân đội miền Nam với tinh thần đánh thuê sẽ không thể nào đương đầu nổi với quân đội Miền Bắc. Họ cũng biết rằng quân đội miền Bắc không những can trường, thiện chiến và được võ trang bằng lòng yêu nước đã có thành tích lẫy lừng đánh bại Liên Quân Pháp – Vatican trong cuộc chiến 1945-1954 và sau đó đã quyết tâm liều chết chiến đấu để hoàn thành sứ mạng giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Biết rõ như vậy, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và tất cả các nhân vật cao cấp trong chính quyền miền Nam quay ra tìm cách vơ vét cho đầy túi tham, chuẩn bị hành trang khăn gói chờ ngày tẩu thoát ra nước ngoài để hưởng thụ. Việc mưu đồ muốn tư nhân hóa nhà bưu điện Sàigòn vào năm 1974, vụ còi hụ Long An, và vụ các ông quan lớn quan nhỏ hè nhau tháo gỡ cướp đoạt những đồ đạc trang bị các cơ sở và căn cứ quân sự của quân đội Hoa Kỳ như ở căn cứ Đồng Tâm [24] chỉ là một vài trong số hàng ngàn bằng chứng nói lên thực trạng này. Nói cho rõ hơn, những nhân vật nắm giữ những chức vụ cao cấp trong chính quyền và trong quân đội miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 chỉ là bọn người vong bản, phản dân tộc, xu thời, tham nhũng, được quan thày Mỹ - Vatican đưa lên phục vụ cho quyền lợi cho chúng. Khi quan thày của chúng phải cuốn gói ra đi thì chúng cũng tìm cách vơ vét thâu tóm tom góp tiền bạc của cải và cùng vợ con cuốn gói ra đi với quan thày. Còn về Giáo Hội La Mã, qua vai trò của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, một thế lực đã liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ từ năm 1954 và cùng với Hoa Kỳ nắm quyền sắp xếp các nhân sự và đưa người lên cầm quyền ở miền Nam để làm tay sai cho cả Giáo Hội và Hoa Kỳ, lúc đó, đã tính toán như thế nào để chuẩn đối phó với tình hình và thích nghi với hoàn cảnh mới khi miền Nam Việt Nam đổi chủ? Nói một cách văn tắt là Giáo Hội La Mã cũng biết rõ là sau khi ký xong Hiệp Định Paris 1973, Hoa Kỳ sẽ rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, đương nhiên là miền Bắc sẽ tấn công miền Nam, và chắc chắn là quân đội miền Nam sẽ tan rã rất mau. Biết rõ như vậy, Toà Thánh Vatican mới ra lệnh cho Hội Đồng Giám Mục chuẩn bị tinh thần để đương đầu với tình thế mới bằng cách thay hình đổi dạng từ con cọp hung dữ đã tung hành ở miền Nam từ năm 1954 biến thành con cừu hiền lành để làm nguôi ngoai lòng căm phẫn của nhân dân và chính quyền mới ở miền Nam. Có như vậy thì mới hy vọng tránh được những đòn thù của nhân dân miền Nam và những biện pháp trừng trị của tân chính quyền, và như thế mới có cơ may tồn tại. Tuy nhiên, lời giải thích vắn tắt trên đây sẽ không làm hài lòng cho cả giới người có niềm tin vào cái chính nghĩa quốc gia và giới người muốn có cái nhìn xuyên suốt đầy đủ và rõ ràng về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra phần trình bày dưới đây với hy vọng sẽ làm hài lòng cà hai giới người nói trên. Tất cả những người đã từng sống và chứng kiến miền Nam Việt Nam trong suốt thời kỳ từ ngày7/7/1954 cho đến ngày 30/4/1975 đều biết rằng trong suốt thời gian này, Hoa Kỳ và Giáo Hội mới thực sự là hai thế lực nắm quyền điều khiền bộ máy cai trị ở miền Nam Việt Nam và quyền quản lý nhân dân được trao cho hai ông Ca-tô Ngô Đình Diệm và Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu, ngoại trừ trong một thời gian ngắn từ chiều tối ngày 1/11/1963 cho đến ngày 19/6/1965.(Ngày này Nguyễn Văn Thiệu được Hoa Kỳ và Vatican đưa lên nắm giữ chức vụ “Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, tức Quốc Trương của miền Nam Việt Nam” .[25]. Như đã trình bày ở trên, tại miền Nam, trong những năm 1954-1975, hầu như tất cả các phạm vi sinh hoạt trong chính quyền cũng như ở ngoài xã hội (hành chánh, quân sự, kinh tế, tài chánh, văn hóa, xã hội, giáo dục, truyền thông) đều bị Giáo Hội La Mã và nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô cuồng tín kiểm soát, thao túng, vơ vét cho đầy túi tham. Ngay cả chương trình học ở bậc tiểu và trung học cũng bị kiềm soát chặt chẽ để phục vụ cho chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã. Đặc biệt là môn công dân và môn sử (sử thế giới và sử quốc gia) đều bị kiểm soát chặt chẽ để bưng bít những việc làm bất chính của Giáo Hội. Những việc làm bất chính này là những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã đã chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua và chống lại dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỷ 16 cho đến ngày nay. Tất cả những việc làm này cùng với chính sách bách hại Phật Giáo và chèn ép các thành phần các tôn giáo không phải là đạo Ca-tô đã khiến miền Nam nát bấy như tương và khiến cho gần 90% dân chúng miền Nam đều hướng về chính quyền miền Bắc, công khai hay bí mật ủng hộ hay tham gia Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam với hy vọng thoát khỏi được móng vuốt của con cọp Da tô hung dữ. (Xin xem lai Mục XXIII, chương sách nói về “Thành Phần Nòng Cốt Trong Nhân Dân Được Chính Quyền Tin Cậy”... Vì thế, việc Hoa Kỳ rút quân ra khỏi miền Nam (theo Hiệp Định Pa ris 1973) đã làm cho Giáo Hội đứng trước một viễn tường vô cùng đen tối, giống y như viễn tượng đen tối của Giáo Hội trong biến cố Cách Mạng 1789 và viễn tưỡng đen tối trong biến cố Quốc Quân Trung Hoa dưới quyền lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch bị đại bại trước sức mạnh của Hồng Quân Trung Hoa, phải cuốn gói chạy thoát thân ra Đảo Đài Loan vào mùa thu năm 1949.
So Sánh Đối Sách của Vatican vào Thời Điểm 1950 và Thời Điểm 1975
A.- Thời Điểm 1950: Biến cố Quốc Quân Trung Hoa đại bại trước sức mạnh của Hồng Quân Trung Hoa và chạy thục mạng ra hải đảo Đài Loan vào mùa thu năm 1949: Biến cố này khiến cho Liên Minh Pháp - Vatican đang thống trị Việt Nam bước dần đến bờ vực thẳm tan rã, và Giáo Hội La Mã phải liệu bề tính kế: 1.- Tẩu tán những khối bất động sản khổng lồ của Giáo Hội ở Việt Nam đã cướp đoạt của nhân dân ta trong những năm 1862-1950. Những khối bất động sản khổng lồ này do các ông tu sĩ Ca-tô người Pháp đứng tên, bây giờ phải sang tên cho các ông tu sĩ Ca-tô người Việt bằng cách ra lệnh cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại ban hành Dụ số 10 vào ngày 6/8/1950. Sự kiện này được ông Ca-tô Nguyễn Văn Châu ghi lại bằng xảo thuật ngôn ngữ Ca-tô với nguyên văn như sau: ”Chiếu dụ số 10 do Quốc Trưởng Bảo Đại ban hành ngày 6 tháng 8 năm 1950 ấn định quy chế các hiệp hội tôn giáo, thật sự là nhằm giúp đỡ Phật giáo (sic) và miễn áp dụng cho các tôn giáo và giáo phái khác, mặc dù có những điều khoản bênh vực bảo vệ của cải bất động sản của Hội Thừa Sai Ba Lê, của cải của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nhưng lại do người Pháp đứng tên nên thuộc quyền sở hữu của Pháp. Nhân dịp chuyển giao đất đai Nhà Chung đó cho hàng Giám Mục Việt Nam, nhiều vấn đề phức tạp đã xẩy ra.”.[26] 2.- Ra lệnh cho Giám-mục Ngô Đình Thục dẫn ông Ngô Đình Diệm đến Hoa Kỳ giao cho Hồng Francis Spellman vận động với chính quyền Hoa Kỳ thành lập Liên Minh Mỹ - Vatican và đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền để duy trì và củng cố quyền lực của Vatican tại Việt Nam.
B.- Thời Điểm 1975: Biến cố Thỏa Hiệp Paris 1973 quy định việc Hoa Kỳ rút hết quân ra khỏi Việt Nam vảo cuối năm 1974: Biến cố này khiến cho Liên Minh Mỹ - Vatican tan rã và làm cho Vatican (đã thống trị miền Nam từ năm 1954) bước dân đến trên bờ vực thẳm tan rã và Giáo Hội La Mã cũng phải liệu bài tính kế: 1.- Ra lệnh chuyển hết tiền bạc trong nhà ngân hàng Đại Nam ra khỏi miền Nam Việt Nam. Chuyện này được ông Vũ Trọng Minh nói rõ trong lá thư ngỏ đề ngày 15/3/1995 gửi Giáo Hoàng John Paul II, trong đó có một đoạn với nguyên văn như sau: “Câu chuyện thứ Chín, là tinh thần tích cực làm tiền của các cha cố ngay tại Sàigòn mà cả nước ai cũng biết. Khi thực dân Pháp chiếm xong Nam Kỳ (miền Nam nước Việt) thì họ cho một công ty Pháp mở một đồn điền trồng cao su, chạy dài 14 cây số từ cổng trường bay Tân Sơn Nhất xuống đến Chợ Lớn. Năm 1954, Pháp bị Cộng Sản đánh bại, phải rút khỏi Việt Nam, họ liền bí mật bán cho nhà Chung (Giáo Hội La Mã), không ai biết bao nhiêu, nhưng chắc chắn là rẻ mạt vì Hiệp Định Genève đang tiến hành, trước sau cũng mất. Đất bán cho nhà Chung cứ để y nguyên nên ai cũng tưởng là đất của chính phủ lấy lại của Tây. Đến năm 1970, nhà Chung Công Giáo chia lô làm nhà bán cho người ta mua làm nhà vì dân số đô thành lúc đó đã tăng lên gấp năm lần, nhà bán chạy như tôm tươi. Mỗi lô bán trung bình hai trăm năm mươi ngàn đồng bạc lúc đó. Số tiền bán nhà đất thu về sơ sơ cả mấy trăm triệu, không biết có gửi về nhà băng Tòa Thánh hoặc các ngân hàng khác không? Chỉ biết một phần số tiền đó các Ngài dùng để mở Ngân Hàng Đại Nam. Trước ngày Cộng Sản thống nhất toàn bộ đất nước, có lẽ các Ngài biết rõ tình hình sắp sụp đến nơi nên thu vốn lại, không rõ đem đi đâu vì Ngân Hàng Đại Nam không kèn không trống biến mất tiêu trước ngày 30/4/1975. Thế là đất nước Việt Nam bị kẻ cướp thực dân lấy khai thác chán chê rồi bán cho bạn chí thiết của kẻ cướp là Giáo Hội Công Giáo. Chưa ai thấy ơn cứu rỗi của Chúa và Giáo Hội Công Giáo đâu cả, chỉ thấy tài sản đất nước tôi chuyền từ tay bọn ăn cướp ngày là thực dân sang tay bọn cướp đêm là công ty bán vé cứu rỗi của quý Ngài.”[27] 2.- Giáo Hội La Mã phải tạm thời từ bỏ lập trường hiếu chiến, chuyển sang chủ trương hòa hoãn với chính quyền Hà Nội bằng cách ngầm ra lệnh cho các tín đồ đang nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền và quân đội miền Nam thi hành kế sách “tẩu vi thượng sách”, để Hội Đồng Giam Mục Việt Nam chuẩn bị cho việc “chuyển cái thế đang là con cọp hung dữ ở Mỉền Nam biến thành con cừu hiền hòa để tồn tại”, theo đúng sách lược từ ngàn xưa của Giáo Hội La Mã mà sử gia Loraine Boettner đã nói rõ như đã trình bày ở trên. Xin ghi lại lời nói này để độc giả dễ nhìn ra vấn đề:
Do đó, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy ông Tổng Thống Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu triệu tập buổi họp tại Dinh Độc Lập vào ngày 13/3/1975 để bàn nhau rút lui khỏi miền Trung và chuẩn bị tẩu thoát. Sự kiện này được Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ghi lại như sau: “Ngày 13/3/1975, tại dinh Độc Lập tổng thống Thiệu họp với thủ tướng Trần Thiện Khiêm, đại tướng Cao Văn Viên, trung tướng Đặng Văn Quang, trung tướng Ngô Quang Trưởng và trung tướng Nguyễn Văn Toàn. Trong buổi họp này tổng thống Thiệu cũng đã nhận định rằng không cách nào với ngân khoản viện trợ Hoa Kỳ bị cắt giảm, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa có thể giữ được sự vẹn toàn lãnh thổ miền Nam. Tổng Thống Thiệu lấy viết gạch một đường từ Ban Mê Thuột xuống Tuy Hòa và nói đó là ranh giới mới của miền Nam. Tổng Thống Thiệu còn căn dặn tướng Trưởng giữ kín, không tiết lộ cho các tư lịnh Sư Đoàn, các tỉnh trưởng cũng như Hải Quân và Không Quân biết việc bỏ miền Trung.”[29] Chúng ta cũng không ngạc nhiên khi thấy Giám Mục Phạm Ngoc Chi ra lệnh cho ông Tướng Ca-tô Lâm Quang Thi (đang nắm giữ chức vụ Tư Lệnh Tiền Phương ở Quân Khu II) chuyển đề nghị yêu cầu Tướng Ngô Quang Trưởng bỏ ý định phòng thủ Đà Nẵng: “Sáng ngày 28/3(1975), trung tướng Lê Nguyên Khang phụ tá cho đại tướng Viên bay ra Đà Nẵng gặp trung tướng Trưởng. Tướng Trưởng nhắc điện thoại gọi thẳng tôi (Hồ Văn Kỳ Thoai) và chỉ thị tôi sang Quân Đoàn để gặp tướng Khang…. Trung tướng Khang, trung tướng Trưởng và tôi (Hồ Văn Kỳ Thoại) cùng duyệt lại tình hình tại Quảng Nam và Đà Nẵng và trận liệt về phía Hải Quân. Cho đến giờ phút đó không ai đề cập đến việc bỏ Đà Nẵng cũng như việc rút lui hai lữ đoàn của Thủy Quân Lục Chiến, trung tướng Khang chỉ yêu cầu tôi chuẩn bị phương tiện di chuyển Sư Đoàn 2 vừa ra Cù Lao Re về Bình Tuy. Theo trung tướng Thi, trong quyển sách “The Twenty Five Years Century by Lam Quang Thi – Univsersity of South Texas Press (2001), trang 360” của ông, thì trong lúc tướng Trưởng tiếp tướng Khang, thì ông tiếp Đức Cha Phạm Ngọc Chi. Đức Cha Thi nhờ tướng Thi chuyển lời lại cho tướng Trưởng là Đức Cha Chi xin tướng Trưởng bỏ ý định phòng thủ thành phố Đà Nẵng vì làm như vậy thành phố Đà Nẵng sẽ bị tiêu diệt một cách vô ích và sẽ gây chết chóc cho dân Đà Nẵng cũng như đống bào tị nạn từ các tỉnh khác về.” Trong đoạn sau, tướng Thi có nói là ông đồng ý với Đức Cha Chi về vấn đề gây thương vong cho thường dân và sự tàn phá một thành phố mà tướng Thi cho là đẹp.” [30] Cũng nên biết là Giám-mục Phạm Ngọc Chi đã từng là vị lãnh chúa áo đen cực kỳ hiếu chiến và hiếu sát ở Giáo Khu Bùi Chu trong những năm 1947-1954, đã sát hại không biết bao nhiêu bộ đội cụ Hồ và người dân trong các làng kế bên các làng đạo dưới quyền thống trị của ông. Một số trong những tội ác của ông lãnh chúa áo đen này được ông Charlie Nguyễn kể lại trong lá thư gửi cho ông Nguyễn Thanh Giản trong đó có mấy đoạn với nguyên văn như sau: “Nguyên nhân của sự “nổi loạn” của tôi là vào năm 1949, tôi đã chứng kiến thảm cảnh của những người “bên lương” bị Cha tôi và các cha xứ cùng quê Ninh Cường (nằm trong Giáo Khu Bùi Chu - NMQ) hợp tác với Tây tiêu diệt họ. Có người bị cháy như con chó thui ở tiệm “Cầy Tơ” nhe răng ghê rợn. Có người bị trói thúc ké để chờ giao lên đồn Tây. Có người bị đốt nhà và bị bắn thả trôi sông. Một vài bạn học của tôi lúc còn bé tí là con của những người đó, trong số bạn tôi hồi nhỏ, có những đứa chế nhạo tôi: “Đi đạo ăn gạo té re, ăn chè té rỏng, ăn xôi thủng ruột. Cũng có đứa quì xuống trước mặt tôi, chắp tay và cầu kinh:
Lúc đó, tôi ghét chúng nó vô cùng. Tôi đã đánh nhau với chúng nó vì chúng nó dám xúc phạm đến Chúa của tôi. Chúng nó phạm những tội mà tôi có thể giết chúng như giết quỉ. Tôi sẵn sàng tử chiến với chúng để “bảo vệ đức tin”. Nhưng rồi, thời gian trôi qua, tôi dần dần nhận ra những “người bên lương” đó mới là những đồng bào yêu nước. Cha tôi và bọn cha cố mà tôi trước đây hết lòng kính mến thực ra là Việt gian. Đó là nguyên nhân đã làm tôi chuyển hướng tâm linh từ cực này sang cực khác lúc nào không hay. Cái mà tôi sẵn sàng chết cho nó trước đây là “Đức Tin Công Giáo” thì nay lại là cái mà tôi chỉ muốn “ôm bom” để hủy diệt đức tin đó. Khẩu hiệu của tôi từ năm 1996 đến này là: “Christian by birth:, anti- Christ by choice.” Tôi tự nguyện dùng mạng sống của mình để làm cái giá chuộc tội sát nhân vì cuồng tín của cha tôi. Những nạn nhân của cha tôi và của các cha cố Việt gian hầu hết đều là những dân lành vô tội. Họ là những người yêu nước với tinh thần Phật giáo thanh cao, tôi vô cùng ngưỡng mộ. Tôi coi mọi bài viết chống Kitô giáo của tôi là những nén hương lòng của tôi dâng lên hương linh của họ….” [31] Trong những năm 1954-1975, Giám-muc Phạm Ngọc Chi lại trở thành lãnh chúa ở các tỉnh Liên Khu V, và cũng là một trong các giáo chủ đại diện (prelates) của Tòa Thánh Vatican ở miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nhân vật ở hậu trường sân khấu chính trị miền Nam có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả chính sách đối nội của chính quyền miền Nam. Đặc biệt là trong những năm 1955-1963, vì chủ trương đẩy mạnh “kế hoạch biến miền Nam theo Công Giáo hết trong vòng mười năm” do anh em ông Ngô Đình Diệm chủ trương[32] ., ông Gíám-mục này đã trực tiếp liên hệ đến việc tàn sát khoảng 300 ngàn người dân lương ở vùng này [33] . Hình ảnh các em Phật tử bị thảm sát ở Đài Phát thanh Huế (còn thiếu) Về phía chính quyền Hà Nôi, sau khi Hiệp Định Paris được ký kết giữa chính quyền Mỹ và chính quyền miền Bắc vào ngày 27/1/1973, họ tiên đoán rằng một khi quân đội Hoa Kỳ rút ra khỏi miền Nam Việt Nam và cắt đứt viện trợ tài chánh, thì chính quyền Sàigòn quân đội miền Nam sẽ bắt đầu rã ngũ tan hàng vào ngay khi quân đội miền Bắc khởi sự tấn công miền Nam. Để trắc nghiệm lời tiên đoán này, họ quyết đinh phóng ra các chiến dịch tấn công vào một vài cứ điểm chiến lược để thăm dò khả năng chống trả của quân đội miền Nam và cũng là thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ. Sự kiện này được sách Lịch Sử Đàng Cộng Sản Đảng Việt Nam ghi nhận như sau: “Sau khi quân ta giải phóng các quận lỵ Thường Đức, Minh Long, Nha Bích, Tống Lê Chân, Mưng Đen Giá Vụt… địch không có khả năng phản công để giành lại.”.[34] Sau những chiến dịch này, Hà Nôi thấy rằng khả năng chống trả của quân đội miền Nam quá yếu và Hoa Kỳ vẫn bất động, vẫn khoanh tay ngồi yên, không có hành động cụ thể nào tiếp cứu miền Nam. Thấy rằng thời cơ đã đến, chính quyền Hà Nội quyết định đưa ra kế hoạch tiến chiếm miền Nam trong hai năm 1975-1976. “Trước tình hình mới, tháng 10-1974, Bộ Chính Trị quyết định kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976.” và “lấy chiến trường Tây Nguyên và Buôn Ma Thuột làm chiến trường và điểm mở đầu.”.[35] Thực ra, khi quân đội Miền Bắc mở những chiến dịch tấn chiếm các cứ điểm trên đây, về phương diện quân số, hỏa lực, binh chủng và các phương tiện, quân đội miền Nam vẫn còn có nhiều ưu thế hơn quân đội miền Bắc. Sự kiện này được Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoái (của Hải Quân miền Nam) nói rõ trong cuốn hồi ký Can Trường Trong Chiến Bại với nguyên văn như sau: “Quân số của mỗi sư đoàn bộ binh của ta cũng như của địch không có nhất định cho nên rất khó mà so sánh một cách tuyệt đối chính xác tổng kết quân số hai bên. Về thiết giáp, địch phải di chuyển từ ngoài Bắc vào, việc sửa chữa và tiếp tế nhiên liệu rất khó khăn hơn các đơn vị thiết giáp của ta. Về pháo binh, địch phải di chuyển từ Bắc vào và hàng ngày phải bị sự đe doạ phát giác bởi phi cơ của ta, còn pháo binh ta ở tại những nơi ta lựa chọn. Ta hoàn toàn kiểm soát không phận và hải phận miền Nam trong khi địch không được ưu điểm quan trọng này. Đa số lực lượng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa trên biển được dồn về chiến trường miền Trung mà không sợ hải phận ở nơi khác bị đe doạ. Vì thế khả năng yểm trợ hải pháo tại Quân Khu I rất hùng hậu mà Bộ Tư Lệnh Tiền Phương không nghĩ tới việc xử dụng để giải tỏa áp lực địch mà chỉ nghĩ tới việc chuyên chở quân.”[36] Như đã trình bày ở trên, chính quyền miền Nam không có lý tưởng và quân đội miền Nam trong thực tế chỉ là quân đội đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lăng Mỹ - Vatican; cả chính quyền lẫn quân đội đều sống nhờ vào sự che chở của quân đội Hoa Kỳ và được nuôi dưỡng bằng tiền việt trợ Mỹ. Giờ đây, cái Liên Minh Mỹ -Vatican tan vỡ, quân đội Hoa Kỳ rút về nước và tiền viện trợ Mỹ để nuôi dưỡng chính quyền Sàigòn và quân đội miền Nam cũng bị chấm dứt. Con cọp Hoa Kỳ đã từng có mặt ở Miền Nam từ năm 1954 để cho con cáo Vatican đội lốt nhầy lên bàn độc tác oai tác quái tàn hại nhân dân. Giờ đây con cọp Hoa Kỳ phải rút về Mỹ khiến cho con cáo Vatican không còn chỗ dựa, nên phải liệu bài tính kế hoá thân thành con cừu để tồn tại bằng cách ra lệnh cho những tín đồ đang nắm giữ những chức vụ đầu não ở Dinh Độc Lập và các chức vụ trọng yếu trong quân đội phải tìm cách rút lui êm thắm vừa để bảo toàn nhân sự phòng khi hữu sự, vừa tạo cho Giáo Hội Ca-tô ở miền Nam cái bộ mặt hiếu hòa giống như con cừu đối với chính quyền Hà Nội với hy vọng sẽ tránh được những biện pháp sắt máu trừng trị của Ha Nội, giống như chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 đã trừng trị Giáo Hội trong thập niên 1790.[37] Với thực trạng này, các nhân vật lãnh đạo chính quyền Sàigòn và các tướng tá nắm giữ những chức vụ chỉ huy và toàn thế quân đội miền Nam mất hết tinh thần. Một khi đã mất hết tinh thần thì dù cho có chiếm ưu thế về tất cả quân số, phương tiện, vũ khí và hỏa lực, quân đội miền Nam cũng bỏ súng mà chạy để thoát thân. Thực trạng của quân đội miền Nam vào thời điểm từ cuối năm 1974 là như vậy. Cho nên, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy quân miền Bắc chỉ cần ra quân khai mào đánh một hai trận là các tướng tá chỉ huy các đơn vị tìm cách lẩn trốn, không dám chường mặt ra để cùng với quân lính dưới quyền đối đầu với Bắc quân. Cũng vì thế mà khi quân đội miền Bắc vừa mới bắt đầu mở chiến dịch tấn chiếm Ban Mê Thuột vào sáng sớm ngày 10/3/1975, thì toàn bộ Quân Đoàn II bị tan rã ngay sau đó, và chỉ 3 ngày sau, tức là ngày 13/3/1975, tại Dinh Độc Lập ông Tổng Thống Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu tổ chức cuộc họp bàn nhau tìm cách tháo chạy như đã trình bày ở trên. Thấy rằng chiến dịch tấn chiếm Buôn Ma Thuột và Tây Nguyên “chỉ có 32 giờ chiến đấu (“từ 2 giờ ngày 10-3 đến 10 giờ 30 phút ngàt 11-3-1975”) mà toàn bộ các sư đoàn và quân đội địa phương của Quân Đoàn II dưới quyền tư lệnh của của Tướng Phạm Văn Phú bị tan rã hoàn toàn, Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam bèn nhóm họp khẩn cấp vào ngày 24/3/1975 để thay đổi chiến lược, đẩy mạnh chiến dịch tấn chiếm miền Nam, rút ngắn thời gian giải phóng miền Nam để sớm hoàn thành sứ mạng thống nhất đất nước: “Hội Nghị Chính Trị ngày 24/3/1975 đã khẳng định: cuộc tổng tiến công chiến lược mùa xuân năm 1975 đã bắt đầu từ chiến dịch Tây Nguyên, mở ra thời cơ chiến lược lớn… giải phóng miền Nam với thời gian sớm hơn. Bộ Chính Trị xác định: phải thật khẩn trương nắm chắc phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”, tập trung lực lượng tiến lên giải phóng Sàigòn trước mùa mưa 1975. Kịp nắm lấy thời cơ quân địch đang hoảng hốt mà đánh tiêu diệt quân đoàn 1 và bộ phận còn lại của quân đoàn 2, không cho chúng rút về cụm lại quanh Sàigòn.”[38] Trở lại về phía chính quyền miền Nam, ai cũng biết rằng dù cho Hoa Kỳ vẫn còn viện trợ vũ khí dồi dào đến đâu đi nữa mà không viện trợ tài chánh để trả lương hàng tháng cho quân đội và các nhân viên chính quyền cùng các phí khoản khác, thì chính quyền Sàigòn và quân đội đánh thuê miền Nam cũng sẽ rã đám. Vấn đề là thời gian mà thôi. Giáo Hội La Mã cũng biết rõ như vậy. Vì thế, Giám-muc Phạm Ngọc Chi mới nhờ tín đồ Ca-tô Lâm Quang Thi đang nắm giữ chức vụ Tư Lệnh Tiền Phương kiêm Tư Lịnh Phó Quân Đoàn I chuyển đề nghị đến Tướng Ngô Quang Trưởng lời yêu cầu “không phòng thủ thành phô Đà Nẵng”. Không biết ông Tướng Ca-tô Lâm Quang Thi đã biết trước sách lược mới trên đây của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hay ông chỉ mới biết vào khi ông được Giám Mục Phạm Ngọc Chi nhờ chuyền đề nghị “bỏ Đà Nẵng” đến Tướng Trưởng. Dù là ở trường hợp nào đí nữa, thì việc ông kiếm cớ để lẩn tránh nhiệm vụ của một vị tướng lãnh ở ngoài mật trận bằng cách xin Tướng Trưởng ra một chiến hạm ở ngoài khơi để thành lập bộ chỉ huy lưu động cho Quân Đoàn I với mục đích là khỏi phải ở lại nơi dầu sôi lửa bỏng có thể nguy hiểm đến tính mạng là một sự kiện lịch sử. Sự kiệnnày nói lên hành động hèn nhát đáng phỉ nhổ của một người tướng cầm quân ở nơi chiến địa. Sự kiện này cũng được Phó Đề Đốc Thoại kể lại như sau: “Tướng (Lâm Quang) Thi đề nghị với tướng Trưởng cho ông đi ra một chiến hạm lớn để thành lập bộ chỉ huy hành quân lưu động cho Quân Đoàn I. Tướng Trưởng chấp thuận. Tướng Thi và đại tá Sơn ra trực thăng và bay ra và đáp trên dương vận hạm ngoài vịnh. Đó là lần chót mà tướng Trưởng thấy mặt và nói chuyện với Tướng Thi cho đến khi hai người gặp lại nhau tại Tổng Y Viện Cộng Hòa tại Sàgòn, hai tuần lễ sau. Đúng 10 giờ 45 tối (ngày 28/3/1975), tướng Thi và HQ đại tá Sơn rời căn cứ bằng trực thăng. Lấy lý do là lập bộ chỉ huy lưư động trên chiến hạm cho Quân Đoàn, mà tướng Thi không biết là Bộ Tham Mưu và Quân Đoàn đã giải tán từ 5 giờ chiều, tham mưu trường và một số sĩ quan sang Sơn Chà đi tàu dòng dân sự, một số khác thi tự động về nhà lo cho gia đình.”[39] Hành động gian manh và lươn lẹo để lẩn tránh khỏi phải ở mặt trận của ông Tướng Ca-tô Lâm Quang Thi đã khiến cho Phó Đề Đốc Thoại nêu lên thắc mắc: “Ban tham mưu gồm có ai? Máy truyền tin ở đâu? Liên lạc với tướng Trường bằng cách nào? Chỉ huy đơn vị nào và bằng cách nào?” [40] Như vậy rõ ràng là chuyện ông Tướng Thi đề nghị thành lập bộ chỉ huy lưu động trên một chiến tầu ở ngoài khơi chỉ là cái cớ để cho ông ta lẩn tránh, khỏi phải ở lại Huế vì lúc đó Huế đang khẩn trương và rất có thể xẩy ra những trận đánh khốc liệt giống như hồi Tết Mậu Thân. Thế rồi, khi lên một chiến tầu của Hải Quân ở ngoài khơi, ông lại tìm cách đi Đà Nẵng. Ông bỏ đi rồi, Bộ Tư Lệnh Tiền Phương không có người chỉ huy, các đơn vị ở trên bộ đang đụng trận không có người chỉ huy tổng quát, không được sự phối hợp để xin pháo binh hay hải pháo yểm trợ. Họ phải chiến đấu lẻ loi trong tuyệt vọng và cuối cùng phải đầu hàng. Đồng thời, cả một trăm nhân viên trong Bộ Tư Lịnh Tiền Phương của ông cũng rơi vào tình trạng như rắn mất đầu. Trong khi đó, khi về tới Đà Nẵng, ông tướng Ca-tô này lại tìm một nơi an toàn để lẩn tránh khỏi phải ở mặt trận cùng với anh em quân nhân dưới quyền để đương đầu với Bắc quân: “Sau khi có lịnh bỏ Huế, tướng Thi ra lịnh không rõ ràng nên các đơn vị tự động tan hàng và từ đó ông không còn điều động các đơn vị được nữa nên tự nghĩ hết trách nhiệm tại tiền phương cho nên khi xuống chiến hạm tại Thuận An ông ra lịnh đưa ông về Đà Nẵng. Ngày hôm sau Liên Đoàn Đặc Nhiệm Hải Quân chỉ định một tuần dương đỉnh WPB đưa tướng Thi về Đà Nẵng. Sau khi tướng Thi về tới Đà Nẵng, Lỉên Đoàn Đặc Nhiệm Hải Quân (ở), Thuận An của thiếu tá Hy và Hải Đoàn Đặc Nhiệm của trung úy Uyển vẫn còn tiếp tục vớt quân dọc theo bờ biển Bắc Vĩnh Lộc. Việc rước người của các chiến hạm Hải Quân tại cửa Thuận An đã xẩy ra trong sự hỗn loạn vì quân trên bờ không có người chỉ huy. Ngoài ra, Bộ Tư Kịnh Tiền Phương cũng không thấy xin phi vụ nào oanh tạc hoặc được pháo binh làm chậm sự tiến quân của địch, cho nên các chiến hạm khi rước quân bị địch pháo thường xuyên. Hải Đoàn Đặc Nhiệm Hải Quân không nhận được lịnh yểm trợ hải pháo. Chính vì lý do đó mà 4 (bốn) tiểu đoàn tác chiến của Thủy Quân Lục Chiến không được sự yểm trợ cần thiết để lên chiến hạm và đầu hàng địch sau khi cạn đạn. Sau khi các đơn vi Bắc Hải Vân tan rã, tướng Trưởng ra lịnh tướng Thi dùng một lữ đoàn TQLC để trấn giữ đèo Hải Vân. Nhưng thay vì ở đèo Hải Vân, ông lại bay lên đài kiểm báo Không Quân (người Mỹ thường gọi là đài Panama) trên đình núi Sơn Chà, ở tại đó và từ đó ông gọi điện thoại cho đại tá Lê Bá Khiếu, trưởng phòng 3 của Bộ Tư Lịnh Quân Đoàn I gởi lên cho ông một sĩ quan thuộc phòng 3 và một máy PRC 25 để làm Bộ Tư Lịnh Hành Quân của Quân Đoàn I. Một trăm nhân viên của Bộ Tư Lịnh Tiền Phương lên chiến hạm tại Thuân An về đến Đà Nẵng không ai rõ số phận ra sao.”[41] Một ông tướng Ca-tô khác cũng hèn nhát tìm cách trốn khỏi mặt trận giống như ông Tướng Ca-tô Lâm Quang Thi và trốn sớm hơn ông Tướng Lâm Quang Thi tới hai ngày. Đó là Thiếu Tường Hoàng Văn Lạc đang nắm giữ chức Tư Lệnh Phó Quân Khu I. Ngay từ ngày 26/3/1975, ông tướng Ca-tô này đã tìm cách lẩn trốn ra khỏi mặt trận để về Sàigon rồi ở lại đây cho đến ngày ông chuồn ra ngoại quốc. Thời điểm này cho chúng ta thấy rõ là ông Tướng Ca-tô Hoàng Văn Lạc đã tính bài cao chạy xa bay trước ngày Giám Mục Phạm Ngọc Chi nhờ ông Tướng Ca-tô Lâm Quang Thi chuyển đề nghị yêu cầu Tướng Trưởng “bỏ ý định phòng thủ thành phố Đà Nẵng”. Như vậy, ta có thể kết luận rằng hoặc là bản chất hèn nhát của cá nhân ông Tướng Hoàng Văn Lạc đã khiến cho ông phải tính bài trốn chạy khỏi mặt trận càng sớm càng tốt, hoặc là ông đã biết rõ là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chuyển sang lập trường chủ hòa để làm hoà với chính quyền Hà Nội. Có thể là cả hai. Chuyện ông Tướng Ca-tô Hoàng Văn Lạc bỏ chạy được Phó Đề Đốc Thoại kể lại với nguyên văn như sau: “Người phụ tá quan trọng thứ hai của tư lịnh Quân Đoàn I là tư lịnh phó Quân Khu I, thiếu tướng Hoàng Văn Lạc… Khi tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Tín bắt đầu bị áp lực địch, tướng Lạc đề nghị tướng Trưởng để ông về Sàigòn trình Tổng Tham Mưu về tình hình Quân Khu I để xin tăng viện. Tướng Trưởng nghĩ rằng ông đi và về trong (một) ngày nên chấp thuận. Tướng Lạc về Sàigòn ngày 26 (tháng 3 năm 1975). Sau khi xong công tác, tướng Lạc báo cáo không có phương tiện để trở về Đà Nẵng và ở lại Sàigòn cho đến khi Đà Nẵng thất thủ.” [42] “Trung tướng Trưởng biết là ông không còn hy vọng gì về sự có mặt của tướng Lạc ở bên ông trong những giờ phút quyết định sắp tới, khi trung tướng Lê Nguyên Khang bay ra Đà vào ngày cuối, trước khi Đà Nẵng bắt đầu bị địch tấn công, và cho tướng Trưởng biết (có sự hiện diện của tác giả) là ông có gặp tướng Lạc tại Bộ Tổng Tham Mưu chiều ngày hôm trước (tức ngày 27/3/1975) và có mời tướng Lạc cùng đi với ông cùng máy bay ngày hôm sau (tức ngày 28/3/1975) để ra Đà Nẵng, tướng Lạc đã trả lời là vì “còn chút việc phải giải quyết ở Sàigòn nên không đi theo tướng Khang được.” [43] Tướng Ca-tô Lâm Quang Thi là Tư Lịnh Tiền Phương kiêm Tư Lịnh Phó Quân Đoàn I và Tướng Ca-tô Hoàng Văn Lạc là Tư Lịnh Phó Quân Khu I. Với những chức vụ quan trọng như vậy, hai ông tướng này giống như hai cánh tay của Tướng Trưởng. Từ khi hai ông tướng này bỏ đi rồi, Tướng Trưởng như mất luôn cả hai cánh tay, không còn cựa quạy được gì nữa. Việc này được coi như nguyên nhân chính (vòng khoen gốc) gây ra những hậu quả dây chuyền (những vòng khoen kế tiếp) với diễn biến như sau: 1.- Tướng Trưởng buộc lòng phải cho giải tán Bộ Tham Mưu Quân Đoàn I của ông: “Tư Lịnh Quân Đoàn I đã ra lịnh Bộ Tham Mưu Quân Đoàn tan hàng từ chiều ngày 28. Vì không còn Bộ Tham Mưu Quân Đoàn nên các đơn vị quân đội cũng như tiểu khu như rắn mất đầu, không còn biết phải làm gì và cứ mỗi khi liên lạc không được với cấp chỉ huy trực tiếp là quân sĩ tự động bỏ súng và tìm cách thoát thân. Theo tôi, số phận miền Trung đã được định đoạt vào lúc 5 giờ chiều ngày 28.”[44] 2.- Hậu quả trực tiêp là quân lính theo gương hai ông tướng Ca-tô Lâm Quang Thi và Hoàng Văn Lạc cũng bỏ đơn vị tìm cách thoát thân, rõ rệt nhất và trước nhất là ở Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Tình trạng này đã khiến cho vị tướng tư lệnh sư đoàn là Tướng Nguyễn Văn Điểm ra lệnh giải tán sư đoàn của ông: “Với 4 trung đoàn đã từ từ bỏ vị trí phòng thủ chung quanh Huế và đa số các đơn vị đã tan hàng từ sáng sớm trước khi có lịnh di tản vào buổi chiều.” (Trang 269) “Tại Bộ Tư Lịnh Sư Đoàn 1 phía Nam thành phố Huế, tướng Điềm họp các đơn vị trưởng và ra lịnh tan hàng. Kể từ đó các quân nhân không còn giữ được kỷ luật cần thiết để lên chiến hạm hoặc di chuyển một cách có trật tự về hướng Nam theo đường bộ.”[45] Chúng ta không biết với quân số hơn mười ngàn quân nhân có vũ trang đầy đủ, trong đó có rất nhiều tín đồ Ca-tô mang sẵn bản chất Ca-tô với những đặc tính dã man của truyền thống thập tự quân, chắc chắn là có những hành động ghê tởm giống như những người lính đồng đạo của họ đã từng hành động Âu Châu và các vùng ven Biển Địa Trung Hải trong thời Trung Cổ, ở Croatia trong những năm 1941-1945, ở miền Bắc Trung Bộ và ở Bắc Bộ trong những năm 1946-1954 và ở Rwanda trong năm 1994. Các vòng khoen kế tiếp của hậu quả này là: 3.- Sư Đoàn 2 dưới quyền tư lệnh của Tướng Trần Văn Nhật, với quân số trên mười ngàn quân mà khi rút lui khỏi Chu Lai để ra Cù Lao Re chỉ còn lai khoảng 4 ngàn người. .[46] 4.- Sư Đoàn 3 dưới quyền tư lệnh của Tướng Nguyễn Duy Hinh với quân sồ khoảng 14 ngàn quân nhân tại ngũ vào ngày 23/3/1975 đóng ở Hoà Khánh còn hiện diện đủ, một tuần lễ sau khi rút về tới Bà Rịa chỉ còn lại khoàng một ngàn.[47] 5.- Sư Đoàn 1 Không Quân dưới quyền tư lệnh của Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh với nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bạn hành quân trong vùng để yểm trợ, nhưng viên tướng này đã theo gương hai ông tướng Ca-tô Lâm Quang Thi và Hoàng Văn Lạc lẩn tránh nhiệm vụ, tìm nơi an toàn để ẩn mình, cho nên sau đó ông mới bị Bộ Trường Quốc Phòng là Tướng Trần Văn Đôn bắt nhốt giam ở Bộ Tổng Tham Mưu cùng với Tướng Lâm Quang Thi: “Theo lời Không Đoàn Trưởng đại tá Vượng thì khu trục cơ phản lực A-37 khiển dụng cũng còn lại ít nhất là 40 chiếc. Như thế mà Quân Đoàn không có điều động một phi vụ oanh kích nào để giải tỏa áp lực của địch, có thể vì không có vị tướng nào có mặt trong trung tâm hành quân Quân Đoàn, chỉ còn sĩ quan tham mưu, không có thẩm quyền quyết định.”[48] “Sau khi gởi phúc trình đi, tôi đi thăm trung tướng Trưởng đang nghỉ tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Tướng Trưởng bắt tay tôi rồi hai tay ôm choàng lấy tôi, hai mắt ông rướm nước mắt. Sau đó tôi có đến Bộ Tổng Tham Mưu, và đến nơi giam giữ một số tướng lãnh với mục đích thăm tướng Lâm Quang Thi và tướng Nguyễn Đức Khánh. Lúc đó tôi không biết ai ra lệnh giữ các tướng này. Sau này gặp lại trung tướng Trần Văn Đôn thì tôi được biết đó là lịnh của tướng Đôn.” [49] 6.- Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến dưới quyền chỉ huy của tướng Bùi Thế Lân cũng như 4 Liên Đoàn Biệt Động Quân và 1 Lữ Đoàn Thiết Giáp không được sự phối hợp hành động từ Bộ Tham Mưu Của Quân Đoàn I cho nên phải hoạt động đơn độc không được các phi pháo yểm trợ. Tình trạng này khiến cho quân lính rơi vào cảnh chiến đấu đơn phương trong tuyệt vọng. Cuối cùng, họ, mất hết tinh thần và phải tìm đường tháo chạy và mạnh ai người ấy chạy, chạy càng mau càng có hy vọng thoát khỏi nơi nguy hiểm. Thế là các đơn vị này hoàn tàn rã ngũ. 7.- Căn Cứ Yểm Trợ Đà Nẵng Tiếp Vận có quân số trên một ngàn người, nhưng khi tập họp (vào chiều tối ngày 28/3/1975?) chỉ còn lại có 70 người: “Căn cứ có quân số trên một ngàn người nhưng khi tập họp chỉ còn 70 người. Sáng sớm ngày 29, khi chiến đỉnh của đại tá Thiều rời căn cứ ra vịnh Hàn, thì đã có nhiều ghe trong Vịnh treo cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.”[50] . 8.- Tất cả các đơn vị địa phương quân và các tiểu khu tại các tỉnh trong Quân Khu I theo gương hai ông Tướng Ca-tô Lâm Quang Thi và Hoàng Văn Lạc cũng tìm cách lẩn trốn nhiệm vu, rời bỏ hàng ngũ để về với gia đình hay tìm nơi an toàn để ẩn thân.
Phân Tích Bản Chất của Các Tướng Tá Da Tô
Trở lại chuyện hai ông Tướng Ca-tô Lâm Quang Thi và Hoàng Văn Lạc lẩn trốn nhiệm vụ khi đang phải đụng trận, người viết không biết rõ hai ông tướng Ca-tô này hành động như vậy là ở vào trường hợp nào trong hai trường hợp:
Có thể là ở vào trường hợp a. Vì thế mà kể từ ngày 26/3/1975, các ông tướng Ca-tô như Lâm Quang Thi, Hoàng Văn Lạc đã tìm cách lẩn trốn nhiệm vụ chạy trước. Rồi khi quân đội miền Bắc tiến đánh đến vùng Củ Chi - Tây Ninh, thì ông Tướng Ca-tô Lý Tòng Bá, tư lệnh Sư Đoàn 25, trú đóng ở đây, cũng bỏ đơn vị mà chạy. Nhưng không may, ông lại bị quân đội miền Bắc bắt được ở một nơi trong cánh đồng lúa cách đó không bao xa (chứ không tại nơi ông trú đóng). Có người cho rằng các ông tướng, tá và sĩ quan Ca-tô lẩn trốn như vậy là ở vào trường hợp B. Đặc tính hèn nhát khiếp sợ phải đụng trận đã có sẵn trong những người mang dòng máu tham lam ích kỷ, úy tử tham sinh của những người “đi đạo lấy gạo để ăn “ và “theo đạo để tạo danh đời”. Căn bệnh ích kỳ, tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực là cha đẻ ra những chứng bệnh hèn nhát, tham sống sợ chết và đội trên đạp dưới. Chính vì vậy mà không bao giờ họ nghĩ đến chuyện đi ra khỏi văn phòng của bộ chỉ huy để dấn thân lăn lộn với quân nhân dưới quyền trong những khi giải trí cũng như trong những giờ phút gay go phải đối đầu với hỏa lực tấn công của địch quân. Trường hợp Trung Tá Ca-tô Trần Thanh Chiêu tư lệnh Sư Đoàn 21 trú đóng trong vùng Tây Ninh bị tấn công và bị tổn thất nặng nề vào tháng 1/1960 cũng vì lẽ này. Thảm bại này được sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 ghi lại với nguyên văn như sau: “26/1/1960: TÂY NINH, 02G30: Trận Tua Hai (Trảng sập hay sụp). “Tua Hai” tức tháp canh thứ hai, kể từ Tây ninh, trên Quốc lộ 22, cách tỉnh lỵ khoảng 7 cây số. Đêm 25 rạng 26/1 (27 tháng chạp âm lịch) khoảng 200 VC độ kích Bộ Chỉ Huy Trung đoàn 32 của Sư Đoàn 21 VNCH (nguyên là Trung đòn 39, Sư đoàn 13 khinh chiến). Lực lượng đồn trú có khoảng 250 người. Tấn công từ hướng Bắc, VC vượt qua các trạm gác, xuyên qua doanh trại của các Tiểu đoàn 1 và 2, và chỉ bị chặn lại ở Tiểu đoàn 3. Giao tranh diễn ra trong khoảng một tiếng đồng hồ. 23 quân nhân VNCH chết, mất một số lớn vũ khí (2000?) (Gravel, 1:338; Báo cáo của Williams, 20/3/1960; FRUS, 1958-1963, I:342-4) Tư Lệnh Sư Đoàn là Trung-tá Trần Thanh Chiêu, bị cách chức, Thiếu-tá MẪN (?), trung đoàn trưởng bị giáng xuống đại úy, không được thăng thưởng trong vòng 5 năm.”[51] Đại Tá Ca-tô Bùi Đình Đạm Tư Lệnh Sư Đoàn 7 dưới quyền Tư lệnh Quân Đoàn IV của Thiếu Tướng Ca-tô Huỳnh Văn Cao trong trận Ấp Bắc xẩy ra vào tháng 1/1963 cũng ở trong tình trạng giống như vậy. Trận đánh này được sách sử ghi nhận như sau: “2/1/1963: MỸ THO: Trận Ấp Bắc.- Hai đại đội VC giữ một ấp chiến đấu, khoảng 14 cây số Tây Bắc Mỹ-tho, và 35 dặm Tây Nam Sàigòn, khiến quân lực VNCH, có thiết vận xa M.113, phi cơ, pháo binh, và quân số gấp 4 lần bị thiệt hại nặng. Dù chết 19 chết, 33 bị thương, kể cả một đại úy và 1 trung sĩ cố vấn Mỹ, 5 trực thăng bị bắn rơi. (FRUS 1961-1963, III:1-2; Sheehan 1988, tr. 261-2) Trong đêm, lực lượng Việt Cộng an toàn rút khỏi Tân Thới về Đồng Tháp Mười. Phía VNCH, khoảng 80 binh sĩ chết, 100 bị thương, 3 cố vấn Mỹ chết và 8 bị thương. [Tin chính thức của VNCH: 63 chết, 109 bị thương]. Xem báo cáo của Trung Tá John P. Vann ngày 9/1/1963: Kennedy Library, NSF, Vietnam country Series, 1/63) Đây là trận đánh được cơ quan tuyên truyền Cộng Sản và giới báo chí Mỹ - điển hình là NEIL SHEEHAN, phóng viên của hãng thông tấn UPI – coi như một chiến thắng lớn và kiểu mẫu của Cộng Sản trong cuộc chiến Việt Nam. Theo Sheehan, người tự nhận là học trò của Trung Tá Vann, Cố Vấn Sư Đoàn 7 BB lúc đó, các sĩ quan VNCH hèn nhát, không chịu tấn công. Cấp tư lệnh - đặc biệt là Đại Tá Bùi Đình Đạm, tư lệnh Sư Đoàn 7 và Thiếu Tướng Cao, tư lệnh Quân Đoàn IV từ tháng 12, 1962, những người mà Vann và Sheehan gọi là “raggedy- ass little bastards” (1988, tr.262) – đã chủ trương tránh chạm trán với Việt Cộng; và khi đụng trận, chỉ bày vẽ sao cho Việt Cộng rút lui êm thắm. (Sheehan 1988, tr. 271-7)” [52] Căn bệnh ích kỷ, tham lợi háo danh, hèn nhát, úy tử tham sinh và đội trên đạp dưới của các ông tướng tá Ca-tô gây ra tình trạng rã ngũ tan hàng như trên dễ dàng lây truyền sang các tướng tá khác như những vết dầu loang. Cũng vì thế mà sau ngày 11/3/1975, toàn bộ Quân Đoàn II tại Quân Khu II dưới quyền tư lệnh của Tướng Phạm Văn Phú bị tan rã hoàn toàn, và chưa đầy 3 tuần lễ sau, tới chiều tối ngày 28/3/1975, toàn bộ quân lính Quân Đoàn I trong Quân Khu I dưới quyền tư lệnh của Tướng Ngô Quang Trường cũng tan rã hoàn toàn. Rồi sau đó, các tỉnh từ Quy Nhơn trở vào Nam, mới chỉ phong thanh nghe thấy quân đội miền Bắc bắt đầu rục rich di chuyển đến nơi nào thì quân lính miền Nam ở nơi đó đã vội vàng co giò bỏ chạy. Chỉ có một trường hợp duy nhất là khi quân đội miền Bắc tiến tới Xuân Lộc (Long Khánh) vào ngày 9/4/1975 mới gặp sức kháng cự mãnh liệt của Sư Đoàn 18 dưới quyền tư lệnh của Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo (không phải là tín đồ Ca-tô). Nhờ có pháo binh loại 130 ly từ căn cứ Biên Hoà và không quân yểm trợ hữu hiệu, cho nên sư đoàn này đã cầm cự được khoảng một tuần lễ. Nhưng rồi tới ngày 16/4/1975 (theo Wikipedia, the free encyclopedia nói về Trận Đánh Xuân Lộc - Battle Of Xuân Lộc), ngày đó, các ổ trọng pháo cũng như 6 chiến đấu cơ F-5 và 14 phản lực A-37 tại căn cứ Biên Hòa bị hư hại nặng vì bị pháo kích. Tình trạng này khiến cho khả năng yểm trợ của không quân và của pháo binh bị tê liệt. Vì thế mà sức kháng cự của Sư Đoàn 18 suy yếu lần cho đến ngày 20/4/1975 thì toàn bộ sĩ quan và quân lính còn lại phải buông súng đầu hàng. Kể từ ngày này, hầu hết những cấp chỉ huy cao cấp trong chính quyền cũng như trong quân đội miền Nam chỉ còn biết lo thu vén tiền bạc, của cải và dìu dắt vợ con để chạy cho thoát thân. Chức vụ càng lớn càng lo chạy trước: Ngày 21/4/1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chính thức tuyên bố từ chức để chuẩn chạy trốn. Phó Tổng Thống Trần Văn Hương được đôn lên làm tổng thống. Tiếp theo là Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm cũng từ chức để chuẩn bị “chuồn”. Chủ Tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn được đưa lên làm thủ tướng thay thế. Ngày 25/4/1975,Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm vội vã lên máy bay chuồn ra ngoại quốc. Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn và các tướng lãnh như Cao Văn Viên (Tổng Thâm Mưu Trưởng), Đặng Văn Quang (Cố Vấn An Ninh Phủ Tổng Thống), Nguyễn Văn Toàn (Tư Lệnh Quân Khu 3 kiêm Tư Lệnh Quân Khu Thủ Đô), Nguyễn Khắc Binh (Tổng Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia), Đỗ Kiến Nhiễu (Đô Trưởng Sàigòn), Ngô Quang Trưởng (Tư Lênh Vùng 1 kiêm Quân Khu 1), Lâm Quang Thi (Tư Lệnh Phó Quân Đòan I Kiêm Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương), Hoàng Văn Lạc (Tư Lệnh Phó Quân Khu I) Trần Văn Minh (Tư Lệnh Không Quân), Lê Quang Lưỡng (Tư Lệnh Nhẩy Dù), Dư Quốc Đống, Vĩnh Lộc, Đồng Văn Khuyên, Phạm Quốc Thuần, Vĩnh Lộc, Ngô Du, Lữ Lan, Lê Nguyên Khang, Bùi Đình Đạm, Nguyễn Văn Minh (Minh Đờn), Trần Văn Trung (Chiến Tranh Chính Trị), Nguyễn Cao Kỳ, Huỳnh Bá Tĩnh, Nguyễn Hữu Tần, Võ Xuân Lành, Nguyễn Ngọc Oánh, v.v... đều lũ lượt kéo nhau đào ngũ chạy ra hải ngoại. Các thượng nghị sĩ và dân biểu quốc hội như Nguyễn Văn Chức, Hùynh Văn Cao, Nguyễn Văn Ngải, Phạm Nam Sách, Trương Tiến Đạt, Hoàng Xuân Tửu, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Nguyễn Bá Lương, Nguyễn Văn Ngải, Nguyễn Gia Hiến, . v.v.., bỏ cờ, bỏ lính, bỏ Thượng Viện, bỏ Quốc Hội, bỏ dân chúng, kẻ trước người sau theo nhau vắt chân lên cổ đào tẩu, giống như tàn quân Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch tranh nhau chạy khỏi Hoa Lục vào mùa Thu năm 1949. Miền Nam, đặc biệt là dân chúng thành phố lớn ở miền Nam, như "rắn đã mất đầu". Vào những ngày trong tuần lễ chót của tháng 4/1975, từ Phan Rang trở vào Sàigòn, quân lính lang thang lếch thếch cởi bỏ quân phục, liệng bỏ vũ khí và quân trang, lo chạy thoát thân. Cảnh sát, công an, mật vụ cũng biến dạng. Chỉ còn lại đám dân đen ngơ ngác, lặng nhìn giang sơn đổi chủ. Tình trạng thảm thương này được ông Ca-tô Nguyễn Văn Lục ghi lại với nguyên văn như sau: "Sàigòn 30 tháng 4, bề ngòai cũng như một Baghdad ngày nay. Người đi bỏ chạy lấy người, kẻ ở lại lợi dụng cơ hội vơ vét. Cứ nhìn xem những người ra đi đủ để bắt mạch được miền Nam đang hấp hối. Trước đó ông Thiệu đã gửi tài sản gia đình của ông bằng đường tầu thủy sang Đài Loan và Canda, gửi vàng sang Paris giá trị 5 triệu đô la. Tối ngày 25 tháng 4, Polgar ra lệnh cho mật vụ đi ba xe đến đón ông Khiêm ở Bộ Tổng Tư Lệnh đi Tân Sơn Nhứt. Ít phút sau, ông Thiệu tới trên một xe Mercedès. Timmes ngồi cạnh ông Thiệu và yêu cầu ông ngồi thụp xuống sàn xe, vì sợ lính nổ súng. Timmes hỏi xã giao ông Thiệu: Phu nhân và tiểu thư khỏe không ạ? Ông Thiệu trả lời, "Nhà tôi và cháu đi Luân Đôn mua ít đồ cổ" (Trích Frank Snepp, Decent Interval, trang 167). Nhớ lại, trước đó gần một tháng, Thủ Tướng Hoàng Thân Sirik Matak biên một lá thư từ chối tỵ nạn. Bức thư này còn lưu trữ trong Văn Khố Thượng Viện Hoa Kỳ. Sau đó, Hòang Thân Matak đã hy sinh cùng với Phó Thủ Tướng Long Beret . (Trích bài của Trung Tá Nguyễn Tuệ trên Tiếng Sông Hương, 2000). Lá thư của Hòang Thân Sirik Matak có đọan viết như sau: "Rất tiếc là trong hoàn cảnh này, tôi khổng thể ra đi một cách hèn nhát như vậy.... (Trích Tiền Phong số 658, trang 20) Sài Gòn lúc ấy là một bãi rác đủ mọi thứ vô thừa nhận. "Sao Mai", quân trang, quân dụng, giầy bốt, mũ sắt, huân chương, tài liệu, sách vở vứt tung tóe, sắc đeo lưng, lựu đạn, súng ống. Dọc theo đường Công Lý ra đến Tân Sơn Nhứt... Người ta vứt đủ thứ ra đường. Sự hỗn loạn, sự sợ hãi trên mỗi khuôn mặt và trên bằng chứng là những món đồ vứt lại. Chưa kể đến xe díp, xe tải và cả xe tăng nữa. Chỉ có máy bay và tầu bè là phương tiện dùng để di tản là không còn để lại. Cũng không dám kể đến hồ sơ mật đủ loại, hồ sơ nhân viên. Theo Trung Tá Nguyễn Tuệ, điều hành văn phòng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, với bài viết: Ngày Tháng Cũ (Tiếng Sông Hương, 2000) trước đó một tháng, Mỹ đã lo ngại và đề nghị Tổng Cục Tiếp Vận nên đem toàn bộ hố sơ tại Trung Tâm Quản Trị gửi sang căn cứ Utapao (Thái Lan) của Không Quân Mỹ. Phía Việt Nam, hình như không quan tâm đến vấn đề này. Nói chung, toàn bộ tài sản của chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa để rơi vào tay Cộng Sản. Về phía CIA, họ đã chuyển hồ sơ mật đi trước. Cái gì không chuyển được đã kịp thời đốt. Theo Frank Snepp, họ đã thiêu hủy 14 tấn hồ sơ liên quan đến hoạt động tình báo và hồ sơ nhân viên. Phía Tòa Khâm Sứ (của Giáo Hội La Mã) ở Sàigòn, họ đã chuyển về Vatican 24 thùng liên quan đến tình hình Việt Nam và 3 thùng liên quan đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (chứng từ của Linh-mục Thụ, thư ký Tòa Khâm Sứ.) Tòan bộ hồ sơ từ miền Trung đến Sàigòn xuống lục tỉnh, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chuyển đi được mấy thùng?.Toàn bộ hồ sơ của Bộ Quốc Phòng, của quân đội nói chung được mấy thùng? Toàn bộ hồ sơ của các bộ, văn phòng Thủ Tướng, văn phòng Tổng Thống chuyển đi được mấy thùng? Hay ít lắm cũng đốt đi được mấy thùng? Xin Đại Tướng Cao Văn Viên, Tướng Trần Thiện Khiêm lên tiếng. Xin các tướng lãnh, các cựu bộ trưởng lên tiếng. Về phía dân chúng, cảnh xô bồ náo loạn như đến ngày tận thế. Người người hốt hoảng chạy, chạy xuôi, chạy ngược. Thật khác xa với hình ảnh ra đi vĩ đại, thong thả như đi du lịch, đi tắm biển. Taxi, xe nhà, xe gắn máy chở đầy người, chất đày của cải phóng như lao trên đường phố. Bàn ghế, giấy tờ, xe cộ ngổn ngang vứt bừa bãi dọc đường. Vợ con sĩ quan, công chức lạc nhau, chồng, vợ, con cái bị bỏ lại. Xô nhau mà chạy, chạy bán sống bán chết. Ai là người có can đảm, có lòng ở lại đương đầu với tình thế? Ai là người lúc bấy giờ làm kẻ hốt rác miền Nam? Kẻ ra đi hay kẻ quyết tâm ở lại? Tướng Dương Văn Minh là người cuối cùng ở lại cúi xuống đất nhặt một quyền chính bỏ rơi ngoài đường. Để trong 48 tiếng đồng hồ sau đó đứng ra nuốt nhục cứu độ quần chúng thủ đô miền Nam (chữ của Vân Xưa, bút hiệu của cụ Hồ Sĩ Khuê)... Ngày 20 tháng 3, Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Phó Quân Đòan I, rời bỏ thành phố Huế, di tản chiến thuật. Bộ Tổng Tham Mưu mất lỉên lạc. Ngày 29 tháng 3, Tướng Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh, Đại Tá Duệ, Đại Tá Kỳ và các sĩ quan Bộ Tham Mưu (Quân Đòan 1) đã lên tầu Hải Quân 404, dời Đà Nẵng vào Cam Ranh. Đà Nẵng bị bỏ ngỏ để mặc cho quân lính mạnh ai nấy chạy. Đến Cam Ranh, các tướng lãnh giữ kín việc về Sàigòn. Chuẩn Tướng X. lên bong tầu ra lệnh cho Thủy Quân Lục Chiến dời tầu, nói dối là sẽ quay lại Vùng 1 Chiến Thuật. Khi người lính cuối cùng rời khỏi tầu xuống Cam Ranh thì chiến hạm vội chặt neo chạy về Sàigòn vào lúc 7:30 tối ngày 31/3/1975. Thủy Quân Lục Chiến đã bị lừa phản bội vào phút chót. Ngày 27/4/1975, Đại Tướng Cao Văn Viên bỏ chạy, chỉ để lại một lá thư từ chức trên bàn làm việc và đề nghị Tướng Đồng Văn Khuyên thay thế ông (Trích bài của Trung Tá Nguyễn Tuệ, Tiếng Sông Hương, 2000) Ngày 28/4/1975, tất cả những vị tướng sau đây đã bỏ trốn: Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (Biệt Khu Thủ Đô), Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn (Tư Lệnh Quân Đòan 3), Trung Tướng Trần Văn Minh (Tư Lệnh Không Quân), Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Đại Tá Nguyễn Văn Lung. Sài Gòn bị bở ngỏ trước khi Cộng Quân tiến vào ngày 30/4/1975. Ông Thiệu bỏ đi đầu tiên và cứ thế tùy theo cấp bậc lớn nhỏ chuồn theo. Trong khi đó, theo lệnh Tòa Nhà Trắng bắt buộc Đại Sứ Martin phải lên máy bay. Ông là một trong những người Mỹ cuối cùng đã lên máy bay vào lúc 5 giờ sáng ngày 30/4/1975. 10 giờ 30 ngày 30/4/1075, Cộng Sản vào chiếm Dinh Độc Lập. Cuộc chiến kết thúc."[53] Cho mãi đến 8 giớ tối ngày 28/4/1975, Đai Tướng Dương Văn Minh mới được Đại Sứ Hoa Kỳ Graham A. Martin và Đại Sứ Pháp Mérillion vận động và làm áp lực với Thổng Thống Trần Văn Hương phải thoái vị để nhường chức vụ tổng thống cho ông. Vào lúc này, quân đội miền Bắc đã tiến vào tới Tân Cảng, Gò Vấp và nhiều ngả khác mà không gặp một sự kháng cự nào. Như vậy là việc đưa Đại Tương Dương Văn Minh lên ngôi vị tổng thống vào lúc đó chỉ có một mục đích duy nhất là để chuẩn bị một cái thế chuyển quyền cho chính quyền Hà Nội một cách êm thắm hầu tránh khỏi xẩy ra cảnh bom đạn làm hao tổn sinh mạng và tài sản của hàng triệu người dân Sàigòn một cách vô ích, đúng như cụ Vân Xưa Hồ Sĩ Khuê đã nhân định: “Tướng Dương Văn Minh là người cuối cùng ở lại cúi xuống đất nhặt một quyền chính bỏ rơi ngoài đường. Để trong 48 tiếng đồng hồ sau đó đứng ra nuốt nhục cứu độ quần chúng thủ đô miền Nam.”. Trong tình huống này, những người thấu hiểu lịch sử thế giới đều cho rằng việc hai ông đại sứ Hoa Kỳ và đại sứ Pháp cố gắng giàn xếp đưa ông Dương Văn Minh lên cầm quyền thì cũng giống như việc giàn xếp những người có thầm quyền còn lại trong chính quyền Đức Quốc Xã vào đầu tháng 5/1945 trong việc đưa Tướng Gustav Jodt lên với danh nghĩa Tổng Tư Lệnh Quân Đội và nhân dân Đức để sáng sớm ngày 7/5/1945 ông phải thân hành đến Bộ Tổng Hành Dinh của Đại Tướng Eisenhower tại Reims (Đông Bắc nước Pháp) ký nhận đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện.[54]
Sách Vở và Các Bài Viết Biện Hộ Miền Nam
Sự thật miền Nam sụp đổ là như vậy. Ấy thế mà từ năm 1975 đến nay, nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô cuồng tín và nhóm tàn dư phản động phong kiến cùng với bọn trưởng giả học làm sang liên tục viết báo viết sách với những ngôn từ hạ cấp thiếu giáo dục xoáy vào những chủ đề: 1.- Quy trách nhiệm “làm mất miền Nam” cho Đại Tướng Dương Văn Minh mà họ cho rằng vì ông ra lệnh cho quân đội miền Nam buông súng đầu hàng quân đội miền Bắc vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 30/4/1975. 2.- Oán trách trách Hoa Kỳ đã phản bội “đồng minh” (sic) cho nên mới nên nông nỗi. 3.- Bêu riếu và chửi bới những người trong Đảng Cộng Sản cũng như trong Mặt Trận Việt Minh, không cần biết họ là những người đã hy sinh trọn đời chiến đấu cho đại cuộc giành lại quyền độc lập và hoàn thành sứ mạng thống nhất đất nước. Họ chửi bới luôn cả các nhà lãnh đạo và các viến chức chỉ huy các cấp trong chính quyền Việt Nam hiện nay. Nhờ được sự giúp đở của thế lực Quốc Tế Đen, tại hải ngoại, nhóm người thiểu số vong bản phản dân tộc này, đã có thể khống chế các phương tiện truyền thông và các hội đoàn người Việt tại các đia phương, cho phổ biến những sách, báo có nội dung như trên theo sách lược “Tăng Sâm giết người” và “cả vú lấp miệng em”. Quả thật họ là những quân nói ăn ngang ngược theo đúng truyền thống ăn ngang nói ngược trong đao Ca-tô như đã được trình bày ở trên.
"Công Trận" của Những Quân Vong Bản
Ngoài những hành động chửi bới trên đây, bọn người vong bản phản dân tộc này lại còn có những việc làm trái tai gai mắt, chống chính quyền và tổ quốc Việt Nam như: 1.- Làm sống lại tổ chức Phục Hưng Tinh Thần (?) Ngô Đình Diệm (đã được cho ra đời vào cuối thập niên 1960) tại hải ngoại từ cuối thập niên 1970. Mỗi lần làm giỗ là mỗi lần những bài diễn văn phản dân tộc được viết ra, hoài niệm một thời được làm mưa làm gió. 2.- Cho ra đời cái gọi là Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation" ở California vào tháng 7 năm 2003. Xin xem quyển "Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation" của cùng tác giả. 3.- Thành lập tổ chức chống Cộng có danh xưng là Khối 8406 do linh-mục Phan Văn Lợi làm thủ lãnh. Nhóm này đòi soạn thảo hiến pháp và tổ chức bầu đại biểu quốc hội mới, đòi chọn lựa quốc hiệu, quốc kỳ và quốc ca. Khối này cũng nhấn mạnh đến mục tiêu cao nhất là thay đổi triệt để hệ thống chính trị Việt Nam (trích nguyên văn tuyên bố). 4.- Vận động đổi tên Thành Phố Hồ Chí Minh trở lại là Thành Phố Sàigon do Linh-mục Nguyễn Hữu Lễ và một nhóm tín đồ Ca-tô cuồng tín chủ xướng với mục đích đánh đổ uy tín của cụ Hồ Chí Minh, vị anh hùng dân tộc đã có công lãnh đạo cuộc kháng chiến 1945-1954 đánh đuổi Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican, giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và chỉ đạo cuộc chiến đánh tan Liên Minh Xăm Lăng Mỹ - Vatican, đòi lại miền Nam, đem giang sơn về một mối. 5.- Tổ chức biểu tình chống chính quyền Việt Nam về việc thưa kiện mấy công ty sản xuất Chất Độc Da Cam tại Phiên tòa phúc thẩm ở New York Hoa Kỳ ngày 18 tháng sáu, năm 2007. Cũng nên biết là vào ngày 30/11/1961, chính quyền Ngô Đình Diệm đồng thuận với quân đội Hoa Kỳ cho rải “rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.”[55].
6.- Tổ chức biểu tình chống Thủ Tướng Phan Văn Khải viếng thăm Hoa Kỳ tăng cường mối liên hệ bang giao với Hoa Kỳ vào tháng 6/2005. v...v... Tất cả những việc làm trên đây của nhóm tín đồ Ca-tô và nhóm thiểu số tàn dư phong kiến phản động ở hải ngoại cho chúng ta thấy rõ quyền lợi cũng như niềm vui mừng và nỗi lo âu của họ hoàn toàn trái ngược với quyền lợi cùng niềm vui mừng và nỗi lo âu của đại khối dân tộc Việt Nam ta. Có một điều thắc mắc là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, không phải là tín đồ Ca-tô, với tư cách Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I, vào lúc dầu sôi lửa bỏng lại ở trong tình trạng thì giờ hết sức quý báu và vô cùng eo hẹp mà TẠI SAO ông lại dành ra tới cả một giờ đồng hồ thân hành đến Toà Tổng Giám Mục để báo cáo cho Đức Giám-mục Phạm Ngọc Chi biết là ông đã cho lịnh Quân Đội rút khỏi Đà Nẵng? “Tướng Trưởng quyết định ở lại một mình trong trại Thủy Quân Lục Chiến ở Non Nước. Ông đưa phương tiện di chuyển duy nhất còn lại của ông cho tướng Khánh. Sau đó tướng Trưởng lấy một jeep có tài xế, quân cảnh và đi ra khỏi doanh trại và đến tòa Tổng Giám Mục Địa Phận Đà Nẵng để thăm Đức Cha Phạm Ngọc Chi và trở về khoảng một tiếng sau. Tướng Trưởng cho Đức Cha Chi biết là ông đã cho lịnh Quân Đội rút khỏi Đà Nẵng. Trước khi bỏ Huế tướng Thi cũng đi từ giã Đức Cha Điền, địa phận Huế.” [56] Không thấy nói Tướng Truởng đi thăm một ông Sư nào cả. Sự kiện này chỉ có thể giải thích được rằng chính quyền miền Nam mà tướng Trưởng đang phục vụ lúc bấy giở là một chế độ đạo phiệt Ca-tô nằm dưới quyền chỉ đạo của các ông giám-mục trong Hội Động Giám Mục Việt Nam. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng quốc gia nào có tín đồ Ca-tô được Giáo Hội La Mã đưa lên cầm quyền thì ở đó: 1.- Có vấn nạn Giáo Hội La Mã hay tệ nạn lãnh chúa áo đen, 2.- Chính quyền trung ương phải thường xuyên báo cáo tình hình và những việc làm của họ cho Hội Đồng Giam Mục tại quốc gia đó. 3.- Các nhà chức trách địa phương khi nhận nhiệm sở phải đến trình diện vị Giám mục cai quân địa phận địa phương hay linh mục tai họ đạo nơi nhiệm sở của họ, và 4.- trong thời gian phục vụ tại địa phương, họ phải thường xuyên báo cáo tình hinh trong phạm vi trấn nhậm cùng những việc làm của họ cho các vị chức sắc Ca-tô của Giáo Hội tại địa phương họ làm việc. Miền Nam Việt Nam trong thời ông Ngô Đình Diệm và ông Nguyễn Văn Thiệu cầm quyền ở vào tình trạng này. Vì thế mới có chuyện giữa lúc tình hình đang vô cùng khẩn trương và thi giờ hết sức eo hẹp vào chiếu tối ngày 28/8/1975 mà Trung Tướng Ngô Quang Trưỡng vẫn phải dành ra cả một giờ đồng hồ, bất chấp cả nguy hiểm ở dọc đường, thân hành đến Toà Tổng Giám Mục để tường trình lên Giám-mục Phạm Ngọc Chi rằng “ông đã cho lịnh Quân Đội rút khỏi Đà Nẵng.”, và chuyện, ông Tướng Ca-tô Lâm Quang Thi cũng phải đến từ giã ông Giám Mục Điền rồi mới co giò chạy khỏi Huế.
XIII- MỘT SỐ NHỮNG TỪ NGỮ NÓI NGƯỢC VÀ BỊP BỢM TRONG ĐẠO DA TÔ
Trên đây, chúng tôi mới chỉ kể ra mấy trường hợp nói ngược rất tiêu biểu của Giáo Hội La Mã và của tín đồ Ca-tô người Việt. Thực ra, còn nhiều lắm. Nếu muốn nói cho hết, có lẽ phải dùng đến hàng trăm trang giấy cũng chưa chắc đã nói hết. Như đã trình bày ở trên, Giáo Hội La Mã và tín đồ Ca-tô người Việt có những quyền lợi, niềm vui và nỗi lo âu hoàn toàn trái ngược với những quyền lợi, niềm vui và nỗi lo âu của đại khối dân tộc Việt Nam. Cũng vì thế mà Giáo Hội La Mã và tín đồ Ca-tô người Việt mới có những niềm tin, suy tư, hành động và cung cách sử dụng ngôn từ cũng hoàn toàn trái ngược với những niềm tin, suy tư, hành động và cung cách sử dụng ngôn từ thông thường của đại khối dân tộc Việt Nam chúng ta. Dưới đây là một số những trường hợp điển hình về một số ngôn từ mà tín đồ Ca-tô thường sử dụng hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa đích thực mà chúng ta thường hiểu: Một số dữ kiện về nói ngược và nói láo trong đạo Ca-tô mà Sự thật được chứng minh như sau. 1.- Chúa toàn năng, toàn thiện: Một ông thần bất lực trước ác qủi Satan, có những đặc tính cực kỳ tham tàn và ác độc. Những ác tính này đều được ghi trong các sách Deteronomy (19:21), Exodus (21: 23-25), Dân Số (25:3-5,31:1-54), Leviticus 24:19-20, 26: 1-43), Phục Luật (6:14, 7:1, 2 và 16, 12: 2-3, 13:6-9. 18: 4 và 20, 20:14-16, 22: 13-21 và 23), Xuất Hành (13:12, 20 11, 22: 20), 2.- Ông Jesus là Chúa Cứu Thế : Không biết ông ta cứu thế như thế nào, nhưng theo Tân Ước, ông lại xúi gịuc con trai chống lại bố, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, người trong cùng một gia đình chống nhau (Matthew 10: 34-37).. 3.- Chúa Ba Ngôi: Tín đồ Ki-tô được nhồi sọ phải tin rằng Chúa Cha Jehovah thể hiện ra ba ngôi: Chúa Cha Jehovah, Chúa Thánh Thần và Chúa Con Jesus. Sản phẩm này được chính thức bịa đặt ra tại Hội Nghi Nicaea (Thổ Nhĩ Kỳ) khởi nhóm vào ngày 20/5/325. Dì nhiên là chỉ những người không biết sử dụng lý trí mới tin được cái tín lý cực kỳ hoang đường này. 4.- Thánh kinh Cựu Ước: Tập hợp một số những cuốn sách gồm toàn những chuyện hoang đường, loạn luân, dâm loàn, loạn dâm, bạo lực, trả thù, ỷ mạnh hiếp yếu, hà hiếp bóc lột những người thất thế hay lép vế thế cô, trong đó có nhiều chuyện nói về ông Chúa Cha Jehovah bạo ngược như đã nói ở trên. 5.- Thánh Kinh Tân Ước: Gồm bốn cuốn sách của bốn ông Matthew, Mark, Luke và John nói về mấy năm chót của cuộc đời đi giảng đạo Do Thái của Chúa Jesus trong đó có bài giảng Matthew (10: 34-37) như đã nói ở trên và rất nhiều chuyện hoang đường như chuyện ông Jesus có tài biến hóa 5 ổ bánh mì và hai con cá thành một số lượng bánh mì và cá có dư thừa cho khoảng 5 ngàn người ăn vẫn không hết (Matthew 14:18-21), chuyện Chúa tức giận vi cây vả khồng sinh trái cho ông ăn vào khi ông đi qua đó đúng vào lúc đang đói lòng (Matthew 21:18-21), chuyện Chúa chju nạn và rất nhiều chuyện láo khoét khác. Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ viết: “Nếu quí vị rảnh rang, lấy bút ghi lại những gì 4 vị thánh sử chép khi Chúa chịu nạn, xem Chúa đã nói những gì, làm những gì, sống lại ra sao, đã hiện ra cùng ai, đã lên Trời ở đâu, v.v…, ta sẽ thấy là mỗi vị nói một phách. Tôi không giúp quí vị làm chuyện này, và quí vị sẽ thấy các thánh sử là những phóng viên hạng bét. Nếu sống vào thời này, chắc không ai dám mướn.”[57] 5.- Đức Mẹ Đồng Trinh : Người đàn bà Do Thái có tên là Maria. Theo ông Charlie Nguyễn, bà bị một binh sĩ lê dương trong quân đội của Đế Quốc La Mã tên là Panthera (người Sidon, thuộc nước Liban ngày nay) hiếp dâm mà mang bầu rồi đẻ ra ông Jesus.[58] Sau đó, bà thành hôn với ông thợ mộc tên là Joseph và sinh ra một bầy còn gồm bốn người con trai và hai người con gái.[59] (.M.J. Su “The birth and family of Jesus.” Encyclopedia Britannica, Vol. 10, Ed. 1980, page 149.). Cho mãi đến năm 431, Giáo Hội La Mã cho triệu tập Hội Nghị Ephesus (Thổ Nhĩ Kỳ) để bịa đặt ra chuyện Bà Maria Đồng Trinh, và được Hội Nghị Chalcedon (Thổ Nhĩ Kỳ) nhóm họp vào năm 451 chính thức công nhận là một tín lý. Sau này, vì phải biện minh cho tính cách không vướng mắc tội tổ tông của Chúa Jesus, vào năm 1854, trong thời Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878). Giáo Hội lại bịa đặt thêm ra tín lý Đức Mẹ Vô Nhiễm Vô Tội. Tới ngày 1/11/1959, trong thời Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958), Giáo Hội lại bịa thêm tín lý Đứng Mẹ linh hồn và xác lên Trời (Mông Triệu). Ngoài lại còn có những tín lý Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Đức Mẹ Đồng Công nữa.. 6.- Thiên Đường: Một sản phẩm tưởng tượng ở trên chín từng mây. Tín đồ Ki-tô được nhồi sọ phải tin rằng ở trên đó Chúa Cha Jehovah ngồi chính giữa và Chúa Con Jesus ở bên phải. Năm 426, Thánh Augustin sáng chế ra lý thuyêt Đô Thị Thiên Chúa (City of God) mập mờ nói là thiên đường mà cũng là vương quốc Ki-tô (các quốc gia nằm dưới ách thống trị của Giáo Hội La Mã.)[60] Tháng 7 năm 1999, Giáo Hoàng John Paul II xác nhận rằng, “Thiên đường không phải là một nơi chốn trừu trượng hay hữu hình cụ thể chiếm một khoảng không gian trên chín từng mây mà thiên đường chỉ là mối liên hệ riêng tư và sống động giữa cá nhân của chính con người với Chúa Ba Ngôi.” Nguyên văn: Heaven is not abstraction nor a physical place amid the clouds, but a living personal relationship with the Holy Trinity.”) [61] . 7.- Địa ngục (Hell): Một sản phẩm tưởng tượng cho rằng những người khi sống làm những việc tội ác sẽ bị đày xuống đó. Tín đồ Ki-tô được dạy dỗ rằng những người không tin ông Jesus là Chúa Cứu Thế hay không rửa tội theo đạo Ca-tô thì sẽ bị đày xuống địa ngục. Vào cuối tháng 7 năm 1999, Giáo Hoàng John Paul II xác nhận rằng, “Địa ngục không phải là một nơi có những hình phạt do thượng đế đặt ra, nhưng chỉ là do kết quả của những thái độ và hành động con người tạo ra trong đời sống của họ.” Nguyên văn: “Hell is not a punishment imposed extremely by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life.”[62] 8.- Lò Luyện Ngục (Pugatory): Một sản phẩm tưởng tượng được Giáo Hội La Mã bịa đặt ra vào năm 600 trong thời Giáo Hoàng Gregory I (590-604). Giáo Hội giải thích rằng đây là nơi tạm giam các linh hồn truớc khi quyết định cho lên thiên đường nếu thánh tẩy được hết những tội nhẹ, hay bắt xuống địa ngục. Linh hồn của nhưqxng người chết sẽ được giảm thiểu thời gian ở địa ngục nếu con cháu của những người này siêng năng đem tiền đến nhà thờ dâng cúng và mua giấy xá tội (indulgences) của nhà thờ. Thời gian được giảm bớt nhiều hay ít tùy thuộc vào số tiền dâng cúng cho nhà thờ nhiều hay ít. Nhờ vậy mà Giáo Hội đã thu vơ được rất nhiều tiền.[63] 9.- Giáo hoàng không lầm lẫn: Tín lý bịp bợm này đã được các ông giáo hoàng ấp ủ từ hồi đầu thời Trung Cổ. Mãi đến đầu thập niên 1860 mới được Công Đồng Vatican II trong thời Giáo Hoang Pius IX (1846-1878) thông qua và chính thức thành tín lý.. 10.- Mặc khải : Được thượng đế mách bảo cho biết. 11.- Các phép bí tích : Một loại bùa phép giống như các loại bùa phép mà các ông thày cúng ở Việt Nam và Trung Hoa ngày xưa thường sử dụng. Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ ghi nhận “Luther thấy (cho rằng) các phép bí tích hoặc không chính thức do Chúa đặt ra, hoặc là do Giáo Hội đã suy diễn ra, nên không chấp nhận.”[64] 12.- Thánh chiến (crusades): Tự Điển Anh Việt của tác giả Nguyễn Văn Khôn dịch là “cuộc viễn chinh của thập tự quân”. Từ Điển Anh Viêt của Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam dịch là: “cuộc thập tự chinh”. Giáo Hội La Mã và giáo dân thuờng gọi là “thánh chiến” (Holy war).”.Lịch sử cho biết đây là những cuộc chiến do Giáo Hội La Mã phát động đem quân đi đánh chiếm các vùng đất thuộc các tôn giáo để thi hành những lời dạy trong thánh kinh và cũng lời dạy của Giáo Hội. Những lời dạy này được Giáo-sư Lý Chánh Trung ghi nhận là “Mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng thế lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ “tà thân”, đốt sách vở ngoại đạo và đốt luôn bọn người bị xem là “lạc đạo” nếu không chịu sửa sai.[65]” Sách sử ghi nhận cuôc thập tự chiinh lần thứ nhất do Giáo Hoàng Urban II (1088-1099) phát động vào năm 1095 đem quân thập tự tiến vào vùng Palestine tấn chiếm đất thánh và thành phố Jerusalem lúc đó đang nằm trong tay người Hồi Giáo. Trong thực tế, đạo quân này tàn sát tất cả các dân Hồi Giáo, Chính Thống Giáo và Do Thái Giáo một cách vô cùng man rợ. Giáo Hoàng John Paul II gọi những cuộc chiến như vậy là “bảo vệ chân lý”. 13.- Đức Mẹ hiện ra: Được bịa đặt ra để moi tiền tín đồ. Xin xem sách Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm của tác giả Charlie Nguyễn (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr 296-300. 14.- Lương tâm công giáo: Lương tâm của tín đồ Ca-tô phải tuyệt đối tin tưởng và trung thành với nước Chúa Vatican. 15.- Các Tòa Án Dị Giáo : Các tòa án do chính Giáo Hôi thiết lập hay do các chính quyền đạo phiệt: Ca-tô tay sai của Giáo Hội thiết lập để xử lý những người bị tình nghi là theo tà đạo (một tôn giáo khác) hay thực sự là theo tà đạo.(một tôn giáo khác). 16.- Rút phép thông công : Trục xuất tín đồ Ca-tô ra khỏi Giáo Hội. Vào thời Trung Cổ, nếu ở vào trường hợp này, đương sự sẽ bị túm cổ giao cho Tòa Án Dị Giáo xử lý và chắc chắn là sẽ bị xử tử bằng cách thiêu sống. 17.- Tà đạo : Tất cả các tôn giáo không phải là đạo Ki-tô La Mã đều bị Giáo Hội và tín đồ Ki-tô La Mã: gọi như vậy. 18.- Những người trở lại đạo: Tân tòng, những người mới theo đạo 18.- Đức Thánh Cha: Thằng ác quỷ 20.- Thánh thiện : Ác ma, ác quỷ, ác độc 21.- Tin mừng : Hung tín 22.- Tín lý Ki-tô : Những chuyện hoang đường, loạn luân, dã man và ăn cướp của giết người, cưỡng bách những dân tộc nạn nhân phải làm nô lệ (Dân Số 31: 1-54). 23.- Hồng Ân Thiên Chúa: Đại họa ác quỷ 24.- Đạo bác ái và tình thương: Đạo của: lừa bịp và bạo lực 25.- Chân lý : Những chuyện láo khoét được hệ thống hóa 26.- Bảo vệ chân lý: Tấn công và bách hại các tôn giáo khác 27.- Chí sĩ yêu nước: Việt gian, phản quốc. 28.- Nhà ái quốc: : quân phản quốc 29.- Quân phản loạn,Việt gian: Các nhà ái quốc chống Pháp – Vatican hay Mỹ - Vatican. 30.- Việt gian Cộng Sản: Cộng Sản, VM Cộng Sản, những người yêu nước đã chiến đấu đánh đuổi Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican, giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, đánh tan Liên Minh Xâm Lăng Mỹ - Vatican đòi lại miền Nam đem lại nền thống nhất cho đất nước 31.- Đạo Công Giáo: Đạo Ca-tô hay đạo Ki tô La Mã cùng thờ Chúa Bố Jehovah và Chúa Con Jesus như đạo Tin Lành, Anh Giáo và Chính Thống Giáo, nhưng nằm dưới quyền thống trị của Tòa Thánh La Mã.: 32.- Ngoan đạo: Cuồng tín 33.- Sống đạo theo đức tin Kitô: Cuồng tín 34.- Nhà ái quốc Ngô Đình Diệm: Thằng tam đại Việt gian Ngô Đìinh Diệm 35.- Thà mất nước, không thà mất Chúa: Khẩu hiệu của tín đồ Ca-tô người Việt do Linh-mục Hoàng Quỳnh đưa ra vào tháng 8/1964 trong một sự cố hàng ngàn tín đồ Ca-tô có võ trang từ các trại định trong các tỉnh Long Khánh, Biên Hòa, Gia Định và các vùng xung quanh Sàigon tập trung ở Sàigòn để biểu dương lực lượng chống lại chính quyền hậu Cách Mạng 1/11/1963 đang có sự tranh chấp giữa các ông Tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm. Trên đây chỉ là một số trong những sản phẩm do Giáo Hội La Mã chế biến ra. Qua phần trình bày về bản chất của những từ ngữ trên đây cùng với những kinh nghiệm đã từng sống trong các trại định cư Tân Lập (Bình Trưng, Thủ Đức, Gia Định) vào mấy tháng giữa năm 1955 và thường về sống ở trại định cư Dốc Mơ (Kiệm Tân, Long Khánh) từ năm 1961 cho đến năm 1975, người viết nhận thấy mỗi một từ ngữ được Giáo Hội sử dụng như trên đều có dụng ý phỉnh gạt hoặc lừa bịp tín đồ và người đời. Chúng ta cũng có thể ví những sản phẩm trên đây và những tín lý Ki-tô của Giáo Hội giống như những sản phẩm của một công ty sản xuất xe hơi, các nhà thờ giống như các tiệm đại lý bán xe hơi, và các ông linh-mục giống như các ông lái buôn xe hơi (car dealers) với nhiệm vụ quảng cáo và rao bán. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt lớn lao giữa các ông lái buôn bán xe hơi và các ông lái buôn bán tín lý Ki-tô hay bán vé lên thiên đường. Các hàng hóa bán ra của các ông lái buôn bán xe hơi là những thứ sản phẩm kỹ nghệ có thật, cụ thể hiện ra trước mắt, có nhãn hiệu và có giấy tờ ghi rõ ràng là hàng mới toanh chưa bóc tem hay hàng cũ (đã dùng trong một thời gian rồi đem bán lại), ghi rõ những đặc tính của nó, ngay cả giá tiền cũng được ghi rõ và có thể trả giá. Ngoài ra, các ông lái buôn bán xe hơi còn bị chi phối bởi những luật lệ quy định về tính chất hàng hóa phải là thứ thật đúng với nhãn hiệu và đúng với phẩm chất được ghi trong giấy tờ liệt kê. Nếu có gian lận có thể bị khách hàng đem nội vụ ra pháp đình xử lý Trái lại, những món hàng hóa bán ra của các ông lái buôn bán tín lý Ki-tô (bán vé lên thiên đường) chỉ là những bánh vẽ, trừu tượng, không ai nhìn thấy, không thể nào kiểm chứng được, cho nên khách hàng không thể nào biết được nó là đồ giả hay đồ thiệt, chẳng biết nó tốt hay nó xấu. Vì không thể kiểm chứng được là đồ giả hay đồ thiệt, đố tốt hay đồ xấu, cho nên trong gần hai ngàn năm qua, chưa có ông lái buôn nào trong nghề bán lý Ki-tô bị kiện về tội bán đồ giả hay thiếu phẩm chất và họ chỉ bị tố cáo về tội làm tình bất chính với con nít, với nữ tín đồ kể cả những nữ tín đồ đã có gia đình, hoặc là sống chung hay làm tình bất hợp pháp hay bất chính với nữ tín đồ. Đây là trường hợp của các ông lái buôn bán tín lý Ki-tô Cao Đăng M. Ở Porland, Oregon, Trịnh Thế H. ở Chicago, Illinois, Nguyễn Hữu Dụ, Đào Quang Ch., ở Houston Texas, Trân Công Ngh. ở California, và hàng trăm ông khác được Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn nêu đích danh nơi trang 27 trong cuốn TậnThế Số Ra Mắt ngày 15/6/2002, cũng như hàng ngàn ông khác người Âu Mỹ đã được phơi bày ra trước công luận qua các cơ quan truyền thông thế giới từ đầu năm 2002 và khởi đầu từ giáo phận Boston, tiểu bang Massachusetts. Vì thực trạng là như vậy, cho nên tất cả những người biết sử dụng lý trí đều không bao giờ ghé qua các cửa tiệm rao bán tín lý Ki-tô (nhà thờ) làm gì cho mất thì giờ. Biết rõ như vậy, các nhà thần học trong bộ tham mưu của Giáo Hội La Mã tại Tòa Thánh Vatican mới đưa ra một kế hoạch gồm có bốn kế sách như sau: Kế sách thứ nhất là thành lập những binh đoàn truyền giáo vừa làm nghề quảng cáo rao bán tín lý Ki-tô, vừa thi hành các điệp vụ thâu thập các tin tức tình báo chiến lược tại các địa phương đang thi hành nhiệm vụ rồi gửi về Tòa Thánh Vatican để các ngài điều nghiên kế hoạch chuần bị vận động một cường quốc liên minh với Giáo Hội đem quân đến tấn chiếm các địa phương đó làm thuộc địa. Việc làm này được Giáo Hoàng John Paul II gọi là “bảo vệ chân lý”. Kế sách thứ hai là cấu kết với các cường quyền và đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ để làm thế lực hậu thuẫn cho việc củng cố quyền lực và mở rộng vùng ảnh hưởng. Kế sách thứ ba là thiết lập các chế độ đạo phiệt Ca-tô tại các quốc gia nằm dưới quyền kiểm soát của Giáo Hội hay của một đế quốc liên minh với Giáo Hội để có thể: a.- Kiểm soát hết tài nguyên quốc gia và các phạm vi sinh hoạt, rồi từ đó mới có thể dùng những miếng mồi vật chất và chức vụ trong chính quyền để câu nhử những người tham lợi “đi đạo lấy gạo để ăn” và những người háo danh thèm khát quyền lực “theo đạo để tạo danh đời”. b.- Dùng quyền lực của chính quyền để (1) cưỡng bách hay chèn ép người dân dưới quyền vào đường cùng thế kẹt khiến cho họ phải theo đạo để giải thoát, và (2) hỗ trợ cho giáo luật của Giáo Hội đòi hỏi những người thuộc các tôn giáo khác muốn thành hôn với tín đồ Ca-tô thì phải làm lễ rửa tội rồi mới được tiến hành lễ thành hôn. Nếu nạn nhân không theo đạo thì cuộc tình hay hạnh phuc lứa đôi của họ sẽ bị tan vỡ vì bàn tay của Giáo Hội. Đây cũng là một trong những việc làm mà Giáo Hoàng John Paul II gọi là “bảo vệ chân lý”. Kế sách thứ tư là thì hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ với mục đích làm cho nạn nhân mất hết khả năng lý trí để tìm hiểu sự vật (cách vật trí tri), không biết phân biệt được sự khác biệt giữa ý kiến (opinion) và sự kiện (fact), lẫn lộn giữa nguyên nhân (cause) với hậu quả (consequencce). Có như thế thì nạn nhân mới nhắm mắt vui vẻ và hăng say tiêu thụ món hàng bánh vẽ tín lý Ki-tô (đố giả) của Giáo Hội. Xuyên qua những kế sách trên đây, chúng ta thấy rõ ở bất cứ nơi nào có tín đồ Ca-tô nắm quyền lãnh đạo đất nước hay tại bất cứ thuộc địa nào nằm dưới ách thống trị của một đế quốc Âu Mỹ liên minh với Giáo Hội La Mã, thì ở đó: A.- Đằng sau các ông lái buôn trong nghề bán tín lý Ki-tô là bạo quyền. Do đó, các ông lái buôn này nghiễm nhiên trở thành các ông quan trên các ông quan của chính quyền (thế tục). Vì vậy mới phát sinh ra cụm từ “các ông lãnh chúa áo đen”. Không biết có phải vì thế mà người Pháp gọi các ông lái buôn này là “les corbeaux noirs” (lũ quạ đen) hay không?. B.- Hầu hết khách hàng tiêu thụ tín lý Ki-tô gồm các thành phần: 1..- Tham lợi: theo đạo lấy gạo để ăn 2.- Háo danh và thèm khát quyền lực: Theo đạo để tạo danh đời. 3.- Bị cưỡng ép hay chèn ép phải theo đạo vì lý do an ninh và để khỏi bị bạo quyền kiếm chuyện làm phiền hà, có thể nguy hiểm đến công ăn việc làm hay nguy hiểm đến sinh mạng. Sự thật này đã được Linh-mục Trần Tam Tình trình bày khá rõ ràng trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm nơi các trang 129-130. 4.- Bị cưỡng ép phải theo đạo vì hôn nhân. Nếu không theo thì nhà thờ không làm lễ cưới và hạnh phúc lứa đôi sẽ tan vỡ. 5.- Những người mất hết khả năng lý trí để tìm hiểu sự vật vì bị tác dụng của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội. Do đó họ không còn có đủ khả năng để nhìn ra món hàng hóa (tín lý Ki-tô) mà họ tiêu thụ hàng ngày chỉ là một thứ bánh vẽ (hàng giả) mà cứ tưởng rằng đó là những thứ hàng vô cùng quý giá. Vì thế, họ mới hăng say tiêu thụ và tiêu thụ càng nhiều cảng cảm thấy hy vọng tràn trề sẽ được lên thiên đường đời đời hưởng nhan Chúa. ( 6.- Con cháu của các thành phần trên đây Theo định luật về di truyền trong ngành sinh vật học (Biology), con cháu của thành phần nào trên đây sẽ có đặc tính của thành phần đó. Cha mẹ có máu tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực, thì con cháu họ cũng có những đặc tính này. Cha mẹ kém thông minh, không biết hay không có khả năng sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật, thì con cháu họ cũng có đặc tính kém thông minh như vậy. Vì tình trạng này mà trong xã hội Ca-tô, con số những người tham lợi, háo danh, thềm khát quyền lực (tham lam và ích kỳ) và thiếu khả năng hay không biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật (ngu dốt) chiếm một tỉ lệ rất cao, ngoại trừ những người bị cưỡng bách hay bị chèn ép phải theo cái tôn giáo quái đản này. Vì tham lợi, háo danh, vì thèm khát quyền lực và vì không biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật, lẫn lộn nguyên nhân với hậu quả, tín đồ Ca-tô không có đủ khả năng thông minh để nhìn ra những lời dạy bịp bợm cũng như nhiững việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua. Họ cũng không thể nhìn ra những tính cách hoang đường, bạo ngược, loạn luân, dâm loàn trong thánh kinh, và cũng không còn khả năng nhìn ra những mâu thuẫn trong đó, thí dụ như: 1.-.Đã tin rằng Chúa Jehovah là Đấng Toàn Thiện, thì: TẠI SAO lại có chuyện Chúa trừng phạt loài người đời đời kiếp kiếp phải mang cái tội tổ tông? TẠI SAO Chúa lại có những ác tính xấu xa ghê tởm như tị hiềm, ganh ghét, nham hiểm, độc ác, bạo ngược và dã man như đã được diễn tả trong sách Lê Vi Ký (26: 1-43)?. 2.- Đã tin rằng Chúa Toàn Năng, thì: TẠI SAO Chúa lại không có khả năng trừng trị được quỷ Satan, mà chỉ biết trừng phạt loài người? Phải chăng giống như Giáo Hội La Mã, Chúa cũng thi hành sách lược “mềm nắn, rắn buông” hay “ma bắt nạt tùy mặt”? 3.- Ông Jesus được tôn vinh là Chúa Cứu Thế (cứu đời) toàn thiện, thì: TẠI SAO ông lại nỡ tâm nguyền rủa cây vả cho nó chết chỉ vì nó không sinh trái vào lúc trái mùa đúng vào khi ông đi qua chỗ nói đang lúc đói lòng (Matthew 21: 18-21), TẠI SAO ông lại dạy đời rằng “Chớ tưởng rằng Ta đến để đem sự bình an cho thế gian mà là đem gươm dáo, làm cho con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và người trong cùng một gia đình sẽ trở thành thù địch”.” Matthew 10: 34-37).. Nhờ có bốn kế sách như đã nói ở trên, ở đâu có quyền lực của Giáo Hội vươn tới, các cửa tiêm buôn bán tín lý Ki-tô (nhà thờ) của Giáo Hôi đều trở nên thịnh đạt và cái nghề buôn đồ giả này trở thành một nghề béo bở, ngồi mát ăn bát vàng. Bởi thế cho nên mới có rất nhiều thanh thiếu niên lao vào học cái nghề lái buôn này. Sách Vicars of Chris viết: “Một bản thống kê cho biết: một xứ có 900 ngàn dân mà có tới 3 ngàn tu sĩ; và cứ 2 trong 5 (40%) đứa con hoang là con của các ông tu sĩ." Nguyên văn:"One amazing statistic emerges: in a country of 900,000 people, there were 3,000 clergy; and yet two out of five bastards were born to the clergy." [66] Qua bản văn sử trên đây, chúng ta thấy rằng các ông linh mục là thủ phạm tạo nên tới 2/5 hay 40% trên tổng số con hoang (bastards) trong xã hội Ca-tô. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho xã hội Ca-tô chậm tiến, lạc hậu và có nhều người thiếu văn hóa, thiếu giáo dục (như đã trình bày ở trên) giống như “Xóm Đạo Bolsa” ngày nay ở California. Nhà văn Ca-tô J. Ngọc viết trong cuốn Cõi Phúc Và Giây Oan: "Tôi biết, và ngay lúc đó tôi hiểu rằng bố mẹ tôi đã nắm một phần rất quan trọng trong lần chuyển đời này của tôi, vì với tôi, ý nghĩ đi tu chỉ vấn vương qua những hình ảnh vật chất và uy quyền hàng ngày. Tôi đã so sánh và nhìn sự cả nể của các linh mục, sự tôn kính từ giáo dân, nhất là với tôi, các linh mục, tu sĩ đã như những tuyệt đối nhất của bất kỳ phương diện nào. Giáo dân tùng phục, giáo dân khiếp sợ, giáo dân cầu lụy và muôn ngàn hình ảnh khác."[67] Và mới đây lại có chuyện “đã xuất rồi, lại có vợ con mà vẫn còn tự xưng là linh mục”. Chuyên này được ông Lữ Giang ghi nhận và cho phổ biến trên diễn đàn điện thư Nước Việt với nguyên văn như sau: “Từ trước đến nay, có một người khi ra trước cộng đồng hay viết thư bằng Email thường tự xưnglà Linh Mục Nguyên Thanh, Email: nguyenthanhx01@ yahoo.com, Xin nói cho rõ: Người đó là cựu Linh mục Nguyễn Văn Thành, trước 1975 là Tuyên Úy Thủy Quân Lục Chiến. Sau 30.4.1975 ông ta có ở tù với chúng tôi ở trại Thanh Cẩm, Thanh Hóa. Tuy nhiên, sau khi ra tù, ông ta đã xin Tòa Thánh Vatican từ bỏ chức Linh mục và cưới vợ. Ông ta đã kết hôn với bà Huỳnh Thị Thu Mai (đã có một đời chồng và một đưa con) và có với bà này một con gái tên là Nguyễn Huỳnh Bình An. Gia đình ông được đến định cư tại Hoa Kỳ ngày 19.5.2004 và hiện định cư tại Orange County. Như vậy ông ta không còn là Linh mục nữa. Nhưng nhiều lần ông vẫn tự xưng là Linh mục và cử hành thánh lễ. Do dó. Đức Giám Mục Giáo Phận Orange đã cấm ông không được tự xưng Linh mục và làm các nghi thức phụng vụ. Vậy xin nói cho rõ. Lữ Giang!”[68] Cái nghề lái buôn tín lý Ki-tô béo bở là như thế đấy!
XIV.- LỜI KẾT CHO CHƯƠNG XI
Với hệ thống gồm hầu hết nhũng tín lý hoang đường, loạn luân, dâm loàn, phi nhân bản, phản khoa học, phản nhân quyền nặng tính cách bịp bợm, bóc lột để lừa gạt và hù doạ người đời, Với sách lược cấu kết với các cường quốc và đế quốc thực dân xâm lược để củng cố quyền lực và để thiết lập các chế độ đạo phiệt Ca-tô tại các địa phương mà quyền lực của Giáo Hội đã vươn tới, Với chính sách dùng bạo quyền để cưỡng bách nhân dưới quyền phải vào đạo và bằng những thủ đoạn lưu manh bất chính (lợi dụng hôn nhân, dựa vào chính quyền để cưỡng bách hay chèn ép để dồn người dân vào thế kẹt phải vào đạo), Với những việc làm chống nhân loại trong gần hai ngàn năm qua đã gây nên những rặng núi tội ác trùng trùng như hàng chục rặng Hy Mã Lạp Sơn, Với những thủ đoạn dùng những xảo thuật ngôn ngử cùng những mánh mung lươn lẹo, bóp méo sự thật, đổi trắng thay đen, ăn ngang nói ngược như đã trình bày ở trên, Với chủ trương thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ nhằm để kìm hãm nhân dân dưới quyền trong tình trạng ngu dốt, mất hết khả năng sử dụng lý trí để “cách vật trí tri”, Ta có thể nói, “đạo Ki-tô La Mã là đạo lừa bịp và bạo lực, đạo ăn ngang nói ngược”,đúng như văn hào Voltaire đã gọi nó là “cái tôn giáo ác ôn”[69] , và học giả Henri Guilemin gọi nó là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” (L’ Église Malheureuse).[70] . Người viết xin gọi nó là “đạo ăn ngang nói ngược”, và cũng có thể gọi là “cái đạo của bạo lực và lừa bịp”.
HẾT CHƯƠNG 11
© sachhiem.net CHÚ THÍCH
[24] Phạm Văm Liễu, Trả Ta Sông Núi - Tập 2 (Houston, TX: Văn Hóa, 2003), tr. 475-477. [25] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1993), tr. 397. [26] Nguyễn Văn Châu, Ngô Đình Diệm: Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở (Nguyễn Vy Khanh dịch). Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989, trang 213-214. [27] Nhiều tác giả, Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II (Garden Grove: Giao Điểm, 1995), tr. 242-243. [28] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey:Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p.424. [29] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđd., tr. 183. [30] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđd., tr. 230. [31] Charlie Nguyễn, Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 325-326. [32] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhât Phu Nhân - Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt N 1989), tr. 428 [33] Chu Bằng Lĩnh, Đảng Cần Lao (San Diego, CA: Mệ Việt Nam, 1993), trang 133,, Avro Manhattan, Vietnam why did we go? (Chino, CA: Chick Publications, 1984), p. 117, Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr.130-131, Nguyễn Mạnh Quang, Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên), 204), tr. 127-131. [34] Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Sđd., tr 182. [35] Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Sđd., tr 184. [36] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđd., tr. 280. [37] Xin xem Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: Putnam ’s, 1981) pp. 232-233, Encylopedia Britanica [Micropaedia, Volume 9] Edition 1980, tr. 904, và Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàigòn, Chân Lý, 1972), tr. 170-173. [38] Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Sđd., tr 185. [39] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđd., tr. 244. [40] Hồ Văn Kỳy Thoại, Sđd., tr. 244. [41] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđd., tr. 271-272. [42] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđd., tr. 273-274. [43] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđd., tr. 274. [44] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđd., tr. 284. [45] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđd., tr. 268. [46] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđ d., tr. 270. [47] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđ d., tr.271. [48] Hồ Văn Kỳ Thoại. Sđ d., tr. 278. [49] Hồ Văn Kỳ Thoại. Sđd., tr. 296. [50] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđd., tr. 262 [51] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tậo I-C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000) tr. 165-166. [52] Chính Đạo. Sđd., tr. 265-266. [53] Nguyễn Văn Lục. “Lên Tiếng Thay Cho Người Làm Thinh.” Chuyển Luân. THáng 1/2004. [54] Nguyễn Mạnh Quang, Đệ Nhị Thế Chiến & Chiến Tranh Lạnh (Tacoma, WA:Tacoma Public Schools, 1994), tr.118. [55] Nguyễn Văn Tuấn, Sđd., tr 171. [56] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđd., tr 250. [57] Nguyễn Văn Thọ, Công Giáo: Nhận Định Mới về Tín Lý & Giáo Lý (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2007), tr 129-130. [58] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 253 [59] M.J. Su “The birth and family of Jesus.” Encyclopedia Britannica, Vol. 10, Ed. 1980, page 149.. [60] Xin đọc Tôn Giáo Và Dân Tôc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973, tr. 64-69.) của GS Lý Chánh Trung.) [61] Học Hội Giesu Kitô Phục Sinh, Tuyên Cáo 8, Article 1, p. 2 [62] Jude Webbe: “No Fire or Brimstone, But Hell’s Real, Pope Says,” Houston Chronicle, July 29, 1999, p. A26. [63] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), trang 256-258.. [64] Nguyễn Văn Tho, Sđ d., tr. 184. [65] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 75. [66] Peter de Rosa, Vicars of Christ (Dublin Ireland: Poolberg Press, 2000), p. 416. [67] J. Ngọc, Cõi Phúc Và Giây Oan - Tập Một (Houston, Texas: Văn Hóa, 1995) tr 9-10. [68] Nguồn: From baoquoc andan <DPQNQVNCH@yahoo.com gửi các nhóm điện thư DDan DanTocViet <dantocviet@yahoogro ups.com>; DDchinhluan <chinhluan@yahoogrou ps.com> với đề tài là Đã Xuất có vợ con mà cứ xưng Linh Muc, phổ biến ngày 2 tháng 8/2007. [69] Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr. 165 [70] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 92 © sachhiem.net
|