GIÁO HỘI LA MÃ: LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC - Nguyễn Mạnh Quang - http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH23.php
CHƯƠNG 23 VATICAN VỚI NHỮNG SÁCH LƯỢC ĐÁNH PHÁ NHÀ NGUYỄN
Vì việc nhận viện trợ quân sự của ông Giám Mục Bá Đa Lộc để giành giật ngai vàng cho chính bản thân và dòng họ mà các sử gia và người đời đã lên án Gia Long là hạng người "Cõng rắn về cắn gà nhà", giống như Lê Chiêu Thống trước kia đã "Rước voi về giày mả tổ". Thực ra, nếu đem so cái tội “rước con voi Tầu Mãn Thanh về giầy mả tổ Việt Nam” của Lê Chiêu Thống, thì cái tội ”cõng đàn rắn hổ mang Vatican về cắn đàn gà nhà Việt Nam” của Nguyễn Ánh còn nặng gấp triệu lần, vì rằng một khi đã cõng đàn rắn hổ mang Vatican vào trong nhà Việt Nam rồi, thì đàn rắn độc này sẽ sinh sản ra hàng ngàn con rắn bản địa độc hại hơn. Có lẽ cũng vì ý thức được cái đại họa này, cho nên ngay khi vừa mới thành công diệt được nhà Tây Sơn, vua Gia Long liền tìm cách lảng xa các nhà truyền giáo và các ông cố vấn người Âu Châu đã giúp ông trong lúc còn bôn-ba lận đận. Và cũng có lẽ đã biết rằng các nhà truyền giáo sẽ không bỏ cuộc, cho nên trước khi nhắm mắt lìa đời, vua Gia Long mới quyết định đưa Thái Tử Đảm lên ngôi và căn dặn phải tìm cách loại bỏ hay diệt trừ cái họa của "đàn rắn độc Vatican do chính nhà vua đã cõng về và đang nằm trong căn nhà Việt Nam". Năm 1820, Vua Gia Long băng hà, Thái Tử Đảm lên ngôi, lấy vương hiệu là Minh Mạng. Vốn là người thâm Nho, thông minh, sáng suốt, cương quyết và nặng tình dân tộc, cho nên ngay sau khi vừa lên ngôi, Ngài đã quyết tâm thi hành đúng theo lời di chúc của tiên vương là lánh xa các nhà truyền giáo bằng bất cứ giá nào. Hết bị vua Gia Long lạnh nhạt, đẩy ra và tìm cách lánh xa, lại đến bị vua Minh Mạng ruồng rẫy, các nhà truyền giáo thấy rằng không thể tiến hành kế hoạch chinh phục Việt Nam bằng phương cách hòa bình, nghĩa là không còn cách gì để biến ông vua Nhà Nguyễn thành một Constantine của Giáo Hội, rồi sau đó sẽ dùng bạo lực của chính quyền để cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo. Tất nhiên là việc này cũng được các nhà truyền giáo tường trình về La Mã để Giáo Triều Vatican hoạch định một kế hoạch mới với những sách lược mới thích hợp với tình thế mới để có thể tấn chiếm Việt Nam. Những sách lược mới của Giáo Hội La Mã là: 1.- Cố gắng vận động đưa Hoàng Tôn Đán kế nghiệp Vua Gia Long. 2.- Xúi giáo dân nổi loạn chống lại triều đình Huế. 3.- Móc nối và những thành phần bất mãn với triều đình để xúi giục họ nổi loạn và tìm cách viện trợ hay giúp cho các nhóm nổi lọan này. 4.- Quyết tâm vận động Pháp liên kết với Vatican và xuất quân chinh phục Việt Nam. Xin được trình bày chi tiết như sau.
1.- CỐ GẮNG VẬN ĐỘNG ĐƯA HOÀNG TÔN ĐÁN Sách sử nói về những thủ đoạn chính trị của Giáo Hội La Mã đều cho thấy rằng, để tiếm đoạt quyền lực chính trị tại bất kỳ quốc gia nào bị chiếu cố, kế sách cố hữu của Vatican là phải đưa một tín đồ Da-tô khả tín tại quốc gia đó lên nắm quyền lãnh đạo chính quyền, rồi dùng quyền chuyên chính của nhà nước ban hành một sắc lệnh đưa đạo Da-tô lên hàng quốc giáo. Sau đó, chính quyền này sẽ cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo đạo Da-tô, giống như thời Đế Quốc La Mã trong thế kỷ 4. Đây là kế sách Ki-tô hóa từ trên xuống (bằng quyền lực chuyên chính của nhà nước). Kế sách phải được tiến hành tùy theo hoàn cảnh chính trị và xã hội của từng (mỗi) quốc gia bị chiếu cố. Riêng tai Việt Nam, sự cố hai vạn quân và 300 chiến thuyền của Xiêm La sang giúp cho Nguyễn Ánh bị Nguyễn Huệ đánh bại vào tháng 2 năm 1784 ở gần Rạch Gầm và Xòai Mút phía trên Mỹ Tho là cơ hội vô cùng tốt đẹp để cho Vatican nắm lấy để nhảy vào làm thân Nguyễn Ánh và thuyết phục ông ta trao đưa con trai đầu lòng mới 4 tuổi l(sinh năm 1780) là Hoàng Tử Cảnh cho Giám-mục Bá Đa Lộc dẫn đi Pháp thương thuyết với triều đình Vua Louis XVI (1754-1793) vào năm 1786 để xin viện binh chống lại nhà Tây Sơn. Việc Nguyễn Ánh trao Hoàng Tử Cảnh mới có 6 tuổi (vào năm 1786) cho Giám-mục Bá Đa Lộc đem sang Pháp là cơ hội bằng vàng cho ông giám mục này (tức là Vatican) nuôi dưỡng và rèn luyện chú bé này thành một tín đồ Dia-tô và cũng là đứa con nuôi và con tinh thần của ông ta. Bá Đa Lộc đã thành công thuyết phục chính quyền Pháp ký Hiệp Ước Versailles viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh. Thế nhưng “người tính không bằng trời định”. Ngay khi vừa ký hiệp ước này thì nước Pháp rơi tình trạng khủng hoảng tài chánh rồi biến thành Cách Mạng 1789. Vì thế mà hiệp uớc này bị bỏ xó, không được thi hành. Tuy nhiên, với thế lực của Giáo Hội La Mã ở hậu trường, Bá Đa Lộc đã tìm được viện trợ quân sự khác cũng quan trọng cho Nguyễn Ánh. Nhờ vậy mà từ năm 1792, sau khi Vua Quang Trung băng hà, thế lực của Nguyễn Ánh càng trở nên hùng mạnh và cuối cùng đã đánh đánh bại được nhà Tây Sơn. Chính vì thế mà Bá Đa Lộc được Nguyễn Ánh nể trọng nhất, có lẽ không có một người Việt Nam nào được Nguyễn Ánh nể trọng bằng Đa Đa Lộc. Không biết vì lòng nể trọng Giám-mục Bá Đa Lộc hay vì truyền thống trọng trưởng nam hay vì một thủ đọan chính trị, ngay từ tháng 3 năm 1793, lúc đó Hòang Tử Cảnh mới có 14 tuổi, Nguyễn Ánh đã phong cho Hoàng Tử Cảnh làm Đông Cung Thái Tử. Như vậy, kể từ ngày tháng này, Nếu Nguyễn Ánh qua đời bất kể là lý do gì thì Hoàng Tử Cảnh sẽ chính thức lên nối ngôi và người phụ chánh hay cố vấn tối cao của ấu quân Cảnh là Giám-mục Bá Đa Lộc. Nếu sự việc xẩy ra như vậy, thì tình trạng triều đình ấu quân Cảnh y hệt như tình trạng triều đình nước Pháp trong thời ấu quân Louis XIII (1601-1643) [lúc đó mới có 9 tuổi] mà chúng tôi đã trình bày đầy đủ ở Chương 6 trong Phần I của bộ sách này. Xin ghi lại mấy đọan văn này để độc giả dễ dàng nhìn ra vấn đề: "Bàn tay của Giáo Hội La Mã trong việc thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô để củng cố quyền lực tại Pháp.- Vua Henri IV bị ám sát qua đời vào năm 1610, Vua Louis XIII (1610-1643) lên nối ngôi mới có 9 tuổi. Giáo Hội bố trí cho Hồng Y Richelieu nắm giữ chức vụ thủ tướng, thao túng việc triều cương, quyết định tất cả mọi vấn đề nội chính cũng như đối ngọai. Quyền hành chính trị hoàn toàn nằm trong tay Tòa Thánh Vatican qua ông hồng y này và các tu sĩ cùng những tín đồ Da-tô khác tuyệt đối trung thành với Giáo Hội La Mã. Theo lệnh của Giáo Hội, Hồng y Richelieu cố gắng biến nước Pháp thành một nước theo đạo Da-tô hùng mạnh nhất Âu Châu để khống chế các nước khác theo đạo Tin Lành và biến ông vua nước Pháp thành một tên bạo chúa Da-tô đúng theo khuôn mẫu một nhà cầm quyền lý tưởng của Giáo Hội (như các bạo chúa Ferdinand V (1452-1516), Isabella I (1451-1504), Philip II (1527-1598) của Tây Ban Nha và Mary I (1553-1558) với tục danh là "Con Mụ Mary Khát Máu" (Bloody Mary) của nước Anh.)” (Xin đọc lại Chương 6 để biết rõ ràng hơn về vấn đề này.) Thế nhưng, "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Trong khi thế lực Nguyễn Ánh đang trên đà đại thắng và đã chiếm được thành Quy Nhơn thì Bá Đa Lộc đột ngột qua đời vào lúc 10:30 ngày 9 tháng 10 năm 1799 dù rằng khi đó ông giám mục này mới có 57 tuổi. Kể từ đó, không còn có một giáo sĩ Da-tô nào được Nguyễn Ánh nể trọng như Ba Đa Lộc. Đây cũng là một tin buồn cho Giáo Hội La Mã và tập đòan giáo sĩ Da-tô đang họat động tại Việt Nam. Thực ra, Giáo Hội La Mã và tập đòan giáo sĩ Da-tô tại Việt Nam buồn vì cái chết của ông Giám-mục Bá Đa Lộc thì ít, mà buồn rất nhiều vì hy vọng đưa Đông Cung Thái Tử Cảnh chính thức lên nối nghiệp Vua Gia- Long coi như rơi vào tình trạng thất bại. Người Việt Nam ta thường nói, "Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí". Vừa mới được tin buồn về cái chết của Bá Đa Lộc, thì chỉ khoảng hơn 4 tháng sau đó, ngày 7 tháng 2 năm Tân Dậu (1801), Hòang Tử Cảnh cũng qua đời vì bị bịnh đậu mùa, lúc đó mới có 21 tuổi. Thế là mưu đồ đưa một tín đồ Da-tô lên ngôi vua tại Việt Nam một cách đường đường chính chính của Giáo Hội La Mã thực sự đã tan ra thành mây khói. Đứng trước tình trạng này, các tay tổ gián điệp Da-tô mang danh các nhà truyền giáo được lệnh ngầm vận động ráo riết các nhân vật thế lực trong triều đình Huế để đưa Hòang Tôn Đán (đã rửa tội theo đạo Da-tô) lên làm Đông Cung Thái Tử, nhưng thất bại. Không biết vì Hoàng Tôn Đán quá nhỏ tuổi, hay vì Vua Gia Long đã nhìn thấy rõ mối hiểm họa Da-tô ở đằng sau Hoàng Tôn Đán, cho nên năm 1816, nhà vua mới chọn Hòang Tử Đảm, người con thứ tư, đưa lên làm Đông Cung Thái Tử. (Khi chính thức lên ngôi, Thái Tử Đảm lấy đế hỉệu là Minh Mạng). Việc này làm cho Giáo Hội La Mã và bọn truyền giáo Da-tô tại Việt Nam chống lại triều đình Huế một cách điên cuồng, rồi có những hành động can thiệp trắng trợn vào việc chọn người lên kế nghiệp ngài vàng của triều đình nhà Nguyễn. Sự kiện này được sử gia Vũ Ngự Chiêu ghi lại như sau: "Mối quan tâm hàng đầu của nhà vua không phải là vấn đề giáo lý Ki-tô, mà chính là các giáo sĩ và cách tổ chức cộng đồng giáo dân. Minh Mạng lo sợ rằng các nhà truyền giáo - Những người Tây Phương khó hỉểu và nham hiểm, được điều động bởi một hệ thống bao trùm toàn cầu, và chắc chắn khó thoát khỏi những liên hệ thường tình của con người về danh dự cùng quyền lợi quốc gia hay dân tộc - sẽ trở thành gián điệp và phần tử xách động nguy hiểm cho những mưu toan xâm lược Đại Nam. Ngoài ra, cũng có một mối tư thù: Sau ngày được Gia Long phong chức Đông Cung Thái Tử vào tháng 3/1816, Minh Mạng đã trở thành đối tượng đánh phá của các giáo sĩ; vì Minh Mạng, theo họ, đã "soán ngôi" của con Hoàng Tử Cảnh là Hoàng Tôn Đán. Việc Minh Mạng giết chết Đán (Mỹ Đường) và mẹ ruột Đán là Tống Thị Quyên - vì tội thông dâm năm 1824 - càng khiến các giáo sĩ có thêm bằng chứng đả kích nhà vua. Phần các giáo dân, dù chỉ chiếm thiểu số trong xã hội, sau ba thế kỷ tồn tại và phát triển, đã tổ chức thành những cộng đồng chặt chẽ. Dưới sự "chăn nuôi linh hồn" và tài trợ vật chất của những nhà truyền giáo đầy nhiệt tình, ngạo mạn, cộng đồng Ki-tô mang một sức mạnh chính trị đáng sợ nếu các giáo sĩ muốn chống lại triều đình. Trên cả hai bình diện giáo lý và thực hành, Ki-tô giáo đều trở thành kẻ thù của một chế độ dựa trên chính trị/ đạo đức Nho giáo. Một mặt, giáo lý Kitô - qua lời giảng dạy mọi người đều bình đẳng trước Chúa Bl'ời [Trời] - thách thức trực diện chủ thuyết "thiên mệnh" và vai trò "nửa người, nửa thánh" của bậc "thiên tử". Mặt khác, trong đời sống thường nhật, các giáo sĩ và chức sắc đả phá nghi lễ thờ cúng tổ tiên và bài bác, chống đối các tục lệ và pháp luật cổ truyền Đại Nam. Các giáo sĩ còn rao giảng thuyết đối cực địa ngục - thiên đàng - một thuyết Minh Mạng cực kỳ bài bác." [i] Sự kiện này cũng được sách Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam ghi lại như sau: "Cái cớ mà một số giám mục trong bọn họ đưa ra để cướp ngôi mà chính Gia Long đã chỉ định người con thứ của mình (nhà vua) lên nối ngôi, thay vì phải là người con cả. Các nhà truyền đạo Pháp ở Nam Kỳ chấp nhận ý kiến này và liên kết với phe của người con cả vua Gia Long. Những người ở xứ An Nam gần Huế (vùng giữa Bắc Kỳ và Nam Kỳ), thực sự lại đi xa hơn khi phủ nhận tính chất hợp pháp của dòng họ đang tại vị. Họ cho chính Gia Long là một kẻ cướp ngôi và tìm một người con cháu nhà Lê là một họ mà các vua trở thành lười biếng và bị một vị thần trong triều sóan ngôi."[ii] Chúng ta cũng có thể nhìn thấy dã tâm của Giáo Hội La Mã trong việc muốn giành giật ngai vàng cho Hoàng Tôn Đán (con trai Hoàng Tử Cảnh) qua những giọng văn tâng bốc loạn Lê Văn Khôi một cách vô lý và hết sức hằn học đối với Vua Minh Mạng của tên sử nô Da-tô Phan Phát Huồn (linh-mục) trong những đoạn văn dướii đây: “Bị bắt một cách bất công Lê Văn Khôi phần muốn trả thù xứng đáng cho Lê Văn Duyệt, phần sợ phải tội nên cùng với các đồng chí (sic) đứng lên dấy loạn. Đêm 18/3/1833 đem quân giết cả nhà quan bố Bạch Xuân Nguyên, lúc ấy tổng đốc Nguyễn văn Quế đem quân đến cứu viện, nhưng cũng bị giết nốt. Xong Lê Văn Khôi chiêu mộ anh em binh sĩ đứng lên chống lại Minh Mạng, vì Minh-Mạng đã nhục mạ Thống Tướng Lê Văn Duyệt. Cuộc Cách Mạng (sic) do Lê Văn Khôi hướng dẫn có mục đích truất phế bạo chúa Minh Mạng, và đặt lên ngôi người con của Hoàng Tử Cảnh là Hoàng Tôn Đán, cháu đích tôn của Gia Long. Nhưng lúc đó ông Hoàng còn ờ dưới quyền của Minh Mạng. Minh Mạng lúc đó nghe tin truyền lệnh thủ tiêu cháu để giữ lấy cho vững cái chiếc ngai vàng của mình.”[iii] ”Đang hăm hở bắt đạo tưởng rồi ra mau chóng diệt được ”Da Tô tả đạo” như chương trình đã phác họa. Không ngờ qua năm 1841 nhà vua bị ngã ngựa chết đem theo xuống mồ cái hận muôn đời không sao gột rửa được.”[iv]
2.- XÚI GIỤC GIÁO DÂN NỔI LỌAN Ngay khi thấy rằng Vua Gia - Long đã tỏ ra lạnh nhạt với các nhà truyền giáo, thì họ cũng bắt đầu suy nghĩ và chuẩn bị hành động để gây bất lợi cho triều đình Huế. Cũng nên biết, vào giữa thập niên 1810, tại Âu Châu, Liên Minh Thánh (Holy Alliance) của Tòa Thánh Vatican vừa mới đánh bại được Hoàng Đế Napoléon I, tái lập vương quyền cho dòng họ Bourbon bằng cách đưa người em Vua Louis XVI lên cầm quyền, tức là Vua Louis XVIII và phục hồi chế độ đạo phiệt Da-tô làm tay sai cho Giáo Hội tại Pháp. Tại Việt Nam, năm 1816, nhân vụ vua Gia Long chọn Hoàng Tử Đảm làm Đông Cung Thái Tử để sau này sẽ lên kế nghiệp, chứ không chọn Hoàng Tôn Đán, một người con của Hoàng Tử Cảnh. Ỷ vào thế mạnh của Giáo Hội tại Pháp, nhân vụ này, bọn truyền giáo Da-tô tại Việt Nam càng trở nên xấc xược và ngược ngạo, gần như công khai chống lại quyết định trên đây của vua Gia Long, lấy lý do là vua Gia Long đã bỏ dòng con trưởng để lập dòng con thứ, và làm như vậy là phản lại truyền thống cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Rồi từ đó, họ bịa đặt ra rất nhiều điều xấu xa để bêu riếu và mô tả Vua Minh Mạng như là một thứ bạo chúa vô cùng tàn ngược. Những hành động trên đây của các ông truyền giáo tại Việt Nam quả thật là hết sức ngược ngạo! Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc. Việc đưa người lên nối ngôi vua Gia Long là chuyện nội bộ của triều đình Nhà Nguyễn và cũng là chuyện nội bộ của người Việt Nam. Ngay cả đến người Việt Nam chính tông cũng không có tư cách gì để can thiệp vào việc này. Các ông truyền giáo là những người ngoại cuộc và lại là những người ngoại quốc, thì lại càng không có tư cách gì để lên tiếng hay đòi can thiệp vào việc này. Điều khôi hài là, không những họ đã không biết như vậy, mà lại còn có những hành động đòi can thiệp vào việc này một cách hết sức ngược ngạo. Ngang ngược và ngu xuẩn hơn nữa, họ còn đưa ra những lời vu khống, gán những điều xấu xa cho vua Minh Mạng để lăng nhuc nhà vua bằng những từ ngữ cực kỳ bỉ ổi rất là Da-tô. Mấy đọan văn trích dẫn ở trên và dưới đây của Linh-mục Phan Phát Huồn viết trong cuốn Việt Nam Giáo Sử - Quyển I cho chúng ta thấy rõ miệng lưỡi của các nhà truyền giáo Da-tô kinh tởm đến mức nào: "Cuộc cách mạng do Lê Văn Khôi hướng dẫn có mục đích truất phế bạo chúa Minh Mạng, và đặt lên ngôi người con của Hoàng Tử Cảnh tên là Đán, cháu đích tôn của Gia Long....” “Vậy theo lời truyền khẩu Minh Mạng vì sợ mất quyền, tìm kế làm tuyệt tộc nhánh Hoàng Tử Cảnh, Minh Mạng ăn ở với chị dâu, thế rồi vợ Hoàng Tử Cảnh, góa chồng mà lại có thai. Minh Mạng lên án cả mẹ lẫn con; nhưng vì là Hoàng tộc nên được ân huệ chọn cái chết của mình, ân huệ ấy là tam ban triều điển, người bị xử được chọn 3 thước lụa hồng, hoặc một chén thuốc độc hay là một thanh gươm sẽ bị đâm họng.”[v] . Lời lẽ của ông Linh-mục Phan Phát Huồn trên đây cho chúng ta thấy rõ miệng lưỡi của các ông giáo sĩ và các nhà tu hành Da-tô quả thật là "có gai có ngạnh" đầy những giọng địêu "hàm huyết phún nhân" giống như ngôn từ của ông Linh-mục Alexandre de Rhodes viết trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày. Miệng lưỡi của các nhà tu hành Da-tô độc địa và láo lếu đến nỗi các nhà viết sử đã cho rằng họ là những tay tổ sư nói láo. Sự kiện này được chính Linh mục Phan Phát Huồn ghi lại với nguyên văn như sau: "Phần đông các sử gia cho rằng những chuyện của Giáo sĩ thuật lại là những chuyện hoang đường,..."[vi] Để biết những điều ông Linh-mục Phát Phát Huồn nói về Vua Minh Mạng thực hư như thế nào, chúng ta hãy theo dõi bản văn sử của Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu cũng nói về Vua Minh Mạng trong vấn đề này như sau: "Một lý do khác, không kém phần quan trọng, là sự nghi kị ngấm ngầm giữa Minh Mạng với hậu Duệ Đông Cung Cảnh. Cảnh đã theo đạo Kitô, có lần từ chối không chịu quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên, và nếu không chết sớm, chưa hẳn đã lên ngôi. Nhưng theo đúng luân lý Khổng Giáo, vì thuộc dòng truởng, con cháu Cảnh vẫn tự coi và đuợc coi như "phòng" chính thống. Mặc dù Minh Mạng đã đặt ra một bài kệ đặt tên lót cho truyền nhân các chi anh em mình, nhưng những cái họ Mỹ, Lệ, Tăng hay Lệnh, Nghi, Khôn v.v... chẳng thay đổi được khả năng đối nghịch bất cứ lúc nào của hậu duệ Hòang Tử Cảnh, nếu có sự tiếp tay của khối giáo dân Kitô. Bởi thế, sau khi giết Tống thị (vợ Cảnh) và Hòang Tôn Đán, ngày 12/2/1825, vua mật chỉ cho Tổng Đốc Quảng Nam: Tà đạo của Âu Châu làm hư hỏng lòng người. Từ lâu, các thuyền Âu Châu khi đến buôn bán đã để lại nhiều cố đạo trong nước. Những cố đạo này dụ dỗ và làm hư hỏng nhân dân, đồng thời thay đổi và phá đổ các tập tục tốt lành trong nước... [Khi có tầu Pháp đến thì phải chú tâm xem xét cẩn thận. Nói cách khác, cuộc xử án lăng trì Linh-mục Marchand (Mã Song hay Du) cùng một số giáo dân năm 1835 không chỉ do một cơn nóng giận nhất thời - hay thuần túy nhắm mục đích cảnh tỉnh dân chúng về huyền thọai thăng thiên sau khi chết của các giáo sĩ, như Alexander B. Woodside giải thích - mà còn mang sức nặng lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với giáo sĩ cùng giáo dân về phản ứng của triều đình trong âm mưu "phiến gian thụ đảng".. Biện pháp trừng trị tín đồ Kitô của vua cũng không sắt máu như tài liệu các nhà truyền giáo Pháp thêu dệt. Mục đích chính của vua là chỉ ngăn chặn các nhà truyền giáo Tây Phương - những người ủng hộ nhiệt thành Hòang Tử Cảnh và con cháu." [vii] Trong những năm kế tiếp, Giáo Hội ra lệnh cho bọn giáo sĩ dồn nỗ lực vào việc xúi giục giáo dân bất tuân hành luật pháp của triều đinh và của chính quyền địa phương. Sự kiện này được nhà viết sử Nguyễn Xuân Thọ ghi lại trong cuốn Bước Mở Đầu Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam (1858-1997) như sau: "Hơn nữa, các vị truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực của nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các con chiên rằng, "Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ phải tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican." Vậy, đây không phải là vấn đề truyền giáo nữa, mà đơn giản là một mưu đồ làm cho chính quyền của xứ sở này bị mất ổn định. Vì thế, hành động của Nhà Vua, đối với trách nhiệm làm vua của ông, là hoàn toàn đứng đắn, khi ông chống lại các hoạt động của một số giáo sĩ Kitô. Do đó, Minh Mạng đã không ngần ngại công bố những chiếu chỉ cấm truyền đạo Kitô: Những chiếu chỉ đầu tiên vào khoảng năm 1825, những chiếu chỉ quan trọng nhất sau năm 1833."[viii] Tóm lại, những hành động đòi can thiệp vào việc đưa người lên nối ngôi vua Gia Long cũng như những hành động chống đôi vua Minh Mạng và việc xúi giục tín đồ Da-tô bất tuân lệnh và luật pháp triều đình, chỉ biết tuân lệnh giáo hoàng ở Rome là nằm trong sách lược “quậy cho nước đục để thả câu”, một sách lược cố hữu của Vatican. Những hành động xúi giục và trợ giúp các nhóm Da-tô nổi lọan này đã được Vatican tính toán như sau: A.- Về phía triều đình Huế: Với tình trạng lọan quân cướp phá giết hại dân làng và chống phá nhà nước như trên, tất nhiên là triều đình phải ra lệnh cho mở những cuộc hành quân dẹp lọan để ổn định tình hình. B.- Về phía Giáo Hội La Mã và bọn truyền giáo-Da-tô: Như đã nói trên, họ nắm thế thượng phong vì chính họ chủ động tạo nên tình hình như vậy với ba mục đích: 1.- Nếu các cuộc nổi lọan do họ xúi giục (trường hợp các cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi vào năm 1833, xúi giục Hồng Bảo vào cuối thập niên 1840, Tạ Văn Phụng trong thập niên 1860) thành công thì chế độ đạo phiệt Da-tô sẽ được thiết lập ở nước ta. 2.- Nếu chính quyền đem quân dẹp các cuộc nổi loạn này, bọn truyền giáo sẽ rêu rao rằng tín đồ Da-tô ở Việt Nam đang bị bách hại, rồi dùng việc này làm “cái cớ” đem đến kinh thành Paris thuyết phục chính quyền Pháp xuất quân đánh chiếm Việt Nam. 3.- Dù cho các cuộc nổi lọan này không thành công thì cũng có thể làm cho tình hình Việt Nam vốn đã bất ổn vì nhân dân đói khổ do thiên tai (bão, lụt, hạn hán và sâu rầy, châu chấu, v.v...) lại càng trở nên bất ổn, rồi nhân đó nhẩy vào thi hành sách lược "thừa nước đục thả câu".
3.- MÓC NỐI VÀ XÚI GIỤC Song song với những hành động xấc xược ngược ngạo trên đây, các nhà truyền giáo còn ra công tìm kiếm và móc nối những thành phần bất mãn với triều đình và xúi giục họ nổi lọan chống lại triều đình. Thành phần bất mãn với triều đình Huế đầu tiên được các nhà truyền giáo móc nối để phất cờ nổi loạn chống lại triều đình là Lê Văn Duyệt, rồi tới Lê Văn Khôi (con nuôi của Lê Văn Duyệt) vào năm 1833, tiếp theo là Tạ Văn Phụng và nhiều người khác. Sự kiện này được Gíao sư Nguyễn Công Bình ghi nhận như sau: "Một số giáo sĩ giúp Lê Văn Duyệt đối lập với Minh Mệnh. Theo thư của Giám-mục Taberd viết ngày 28/2/1828 thì "Duyệt hầu như là một vị đại thần duy nhất yêu nước Pháp và nhớ tới công lao của Bá Đa Lộc". Như vậy, tìm một con bài thân Pháp là một mưu đồ chính trị không che giấu. Có những giáo sĩ can dự vào những cuộc khởi nghĩa của nông dân. Bắt chước Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh như Linh-mục J. Marchand (Cố Du), vào thành Phiên An giúp Lê Văn Khôi. Trong bức thư viết ngày 24/9/1934 tại thành Phiên An, gửi cho Giám-mục Taberd đang ở Xiêm, Linh-mục Marchand cũng tự mệnh danh là "một chiến sĩ của những người nổi dậy". Một số giáo sĩ khác nhúng tay vào những cuộc khởi nghĩa ở Bắc Thành như của Cai Thịnh (Cai Vàng) ở Bắc Ninh, của Quản Tề ở Quảng Yên. Năm 1837, giáo sĩ Cao-lăng-nê (Cornay?) "thông đồng với giặc mưu nổi lọan", năm 1826, Giám-mục Xuân (Hémarez) và 10 giáo phẩm Việt Nam cũng bị xưng ra là có can dự vào "giặc nổi lên ở xứ Đông" [Sử Ký Hội Thánh, Bùi Chu, 1940, Tr. 516]. Can dự vào những cuộc nổi dậy của nông dân, các giáo sĩ ngoại quốc mong lợi dụng được sự bất mãn của quần chúng đối với triều Nguyễn, khoét sâu mâu thuẫn của xã hội Việt Nam, làm ruồng nát xã hội Việt Nam từ bên trong, che dấu âm mưu của chủ nghĩa thực dân Pháp."[ix] Về hành động xúi gịuc Lê Văn Khôi nổi loạn, sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945- Tập I viết: “Cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi tại Gia Định Thành trong ba năm 1833-1835, với sự tiếp sức của các giáo sĩ Pháp và giáo dân Việt, khiến Minh Mạng quyết định phá hủy hầu hết công trình xây cất thành trì của các chuyên viên Pháp.”[x] Về hành động xúi giục Tạ Văn Phụng nổi loạn chống triều đình Huế vào thập niên 1860. sử gia Vũ Ngự Chiêu viết: “Năm 1858, Phụng theo Rigault de Genouilly tới Đà Nẵng, nhưng rồi bị Rigault đuổi qua Hong Kong. Từ cuối năm 1861, Phụng rời Hong Kong, lọt vào giáo khu Đàng Ngoài của (Linh-muc) Retord và được các thủ lãnh tôn làm vua, dưới tên giả là “Lê Duy Minh.” Nhờ Retord yểm trợ, “Cố” Trường (Linh-mục Le Grand de Liraye) làm “Mưu chủ”. Phụng quy tụ được khoảng 20,000 (hai chục ngàn) giáo dân, hy vọng lập nên vương quốc Ki-tô ở miền Bắc. Lực lượng nòng cốt của Phụng là chiến thuyền. Hạm đội của Phụng ước lượng từ 200 tới 300, trang bị đại bác khá hùng hậu, đặt căn cứ ở đảo Cát Bà trong Vịnh Bắc Kỳ, Phụng còn liên minh với các nhóm hải tặc Thanh ở vùng Quảng Yên nên thanh thế rất mạnh. Phụng tung hoành khắp 9 tỉnh miền Bắc (2/3 diện tích) và số dân theo y lên tới 200,000 hay 300,000 người. Giặc Phụng đánh thắng quân triều đình hơn 60 trận, bắt sống hay giết chết 4 tư lệnh. Năm 1862, thay vì giết tù binh, Phụng cắt ngón tay cái (poignet) hay 3 ngón, rồi trả tự do. Nhận xét về Phụng, Linh-mục Theurel, Phụ Tá Giám-mục Jeantet viết: “Nếu các nhóm phản loạn đoàn kết, chúng có hy vọng thành công. Với ông vua mới này, con cái cũ của chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ có được sự hòa bình tôn giáo, và dân chúng sẽ theo vua chúng mà theo đạo. Nhưng y chỉ là một tên giả mạo.” [xi] Trong bài viết Hồ Sơ Tội Ác Của Hội Thừa Sai Paris và Giáo Hội La Mã Việt Nam trong Lịch Sử Mất Nước Hồi Thế Kỷ 19, tác già Charile Nguyễn viết về Tạ Văn Phụng như sau: “Tạ Văn Phụng, tức Phêrô Lê Duy Phụng, nguyên chủng sinh tại Penang, lấy danh nghĩa là con cháu nhà Lê dấy binh khởi nghĩa tại Bắc Kỳ chống triều đình Huế năm 1858. Tạ Văn Phụng nhờ các giáo sĩ liên lạc với chính phủ Pháp để xin giúp đỡ. Napoleon III đồng ý, và cử tên gián điệp Duval sang Việt Nam giúp Phụng với mục đích biến Bắc Kỳ thành một xứ Công giáo với một chính quyền Công giáo. Duval đi Macao mua vũ khí và giúp Phụng thành lập những đoàn quân gồm đa số là giáo dân. Trong các tháng 6 và 7-1863, Phụng khởi quân đánh chiếm một vùng rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ gồn 3 tỉnh Quảng Yên, Hải Dương và Nam Định.Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương đem quân ra Bắc dẹp loạn. Tạ Văn Phụng bị bắt đem về Huế xử tử.”[xii].
4.- QUYẾT TÂM VẬN ĐỘNG PHÁP Phần trên nói về việc Vatican ra lệnh cho các nhà truyền giáo Da-tô tại Việt Nam cố gắng xúi giục giáo dân bất tuân luật pháp của chính quyền Việt Nam (triều đình Huế), móc nối và xúi giục những thành phần bất mãn nổi loạn (Lê Văn Duyệt, Lê Văn Khôi, Hồng Bảo, Tạ Văn Phụng, v.v...), đưa Lê Văn Khôi và tên lưu manh Da-tô Tạ Văn Phụng lên làm lãnh tụ nổi loạn chống lại triều đình Huế. Phần dưới đây sẽ nói về việc Vatican tiếp tục dồn nỗ lực vào việc vận động nước Pháp liên kết với Giáo Hội rồi đem quân đội đi chinh phục Việt Nam bằng quân sự. Việc này phải đợi mãi đến đầu thập niên 1850, khi đó Giáo Hội đã bố trí xong thiếu nữ Eugenie ngoan đạo trẻ đẹp, người Tây Ban Nha, trở thành hoàng hậu của Hoàng Đế Napoleon III (1808-1873). Lúc đó, nhà vua đã sắp bước vào tuổi ngũ tuần trong khi người thiếu nữ kiều diễm Eugenie (1826-1920), một tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội, còn mơn-mởn đào tơ, chưa đầy 27 cái xuân xanh. Nhờ vậy mà các nhà truyền giáo của Giáo Hội mới dễ dàng lung lạc nhà vua (vốn là hội viên Hội Tam Điểm chống Vatican khi còn lưu vong ở ngoài nước Pháp). Qua bà hoàng hậu trẻ đẹp này, các tay thuyết khách của Vatican đẩy mạnh chiến dịch vận động nhà vua liên kết với Giáo Hội đem quân đi chinh phục Việt Nam. Đây là một sự thật lịch sử, và sự thật này được Tiến-sĩ Cao Huy Thuần ghi lại trong cuốn Đạo Chúa Và Thực Dân Tại Việt Nam như sau: "Chính các vận động để được ủng hộ về sự can thiệp của các nhân vật quan trọng như Tổng Giám Mục Bonnechose ở Rouen và của chính Hoàng Hậu, bà này đã thuyết phục được vua, dù lúc đó vua không có kế hoạch thực dân nào rõ rệt. Các cuộc vận động này được thực hiện bởi hai người truyền giáo: Linh Mục Huc, hội viên Hội Thánh Lazare (Tu Hội Lazariste), cựu đại diện Giáo Hoàng ở Trung Quốc, tác giả cuốn "Đạo Thiên Chúa ở Trung Quốc, (Tartarie và Tây Tạng, và Giám Mục Pellerin, đại diện Giáo Hoàng tại Bắc Nam Kỳ." “Trong văn thư đệ lên vua, Linh-mục Huc trình bày các mối lợi mà việc chiếm Việt Nam có thể mang lại cho Pháp….” [xiii] “Thất vọng vì sự thất bại của phái đoàn Montigny, theo lời khuyên của bạn bè, Giám-mục Pellerin quyết định “đi Pháp để trình bày với nhà vua tình trạng thê thảm của các đoàn truyền giáo do các biện pháp nửa vời gây nên”. Đến Pháp vào đầu tháng 5 (1857), ngày 16/5, ông trình bày trước Ủy Ban và ngày 21/5 ông trao cho họ bản thuyết trình đầy đủ chi tiết trước khi Napoléon tiếp kiến… Nhưng sự vụ hình như kéo dài sốt ruột, Giám-mục (Pellerin) tin là nên nhắc lại Napoléon III: “Thần xin Chúa Thượng, chúng ta thấy trong thư ngày 30/8/1857 của ông, cho phép thần nói đến các người mới theo đạo khốn khổ ở xứ Cochinchine và các nhà truyền giáo ở xứ An Nam, hiện giờ máu họ đang đổ và tình cảnh của họ còn kinh khủng hơn từ cuộc vận động sau chót của nước Pháp không làm gì cho bọn thần, e rằng đạo Thiên Chúa sẽ bị tận diệt tại các vùng hình như sẵn sàng tiếp đón lợi ích của đạo Thiên Chúa và văn minh. Thần đến xin Chúa Thượng đừng bỏ rơi bọn thần. Điều bệ hạ làm cho bọn thần sẽ khiến cho ân phúc của Chúa ban xuống cho bệ hạ và triều đại huy hoàng của bệ hạ. Kế đến tháng 11 (1857), Giám-mục Pellerin đi Rôme, Giáo Hoàng Pie XI tán thành các cuộc vận động ủng hộ cho các phái đoàn truyền giáo.”. Xuyên qua các cuộc can thiệp của Linh-mục Huc và Giám-mục Pellerin, chúng ta thấy ý tưởng chính sau đây: Cuộc viễn chinh của họ vận động, nhân danh các người truyền giáo tại Việt Nam, không phải chỉ là cuộc biểu dương lực lượng đơn thuần hay là một cuộc chiếm đóng tạm thời một vài địa điểm của nước Việt Nam, mà hoàn toàn là một cuộc viễn chinh thực dân, vì nhằm xây dựng một thuộc địa Pháp vĩnh viễn ở góc đất này ở Đông Nam Á. Ý tưởng này được một người truyền giáo khác là Linh-mục Legrand de La Liraye trình bày mạnh mẽ hơn trong một bản trần trình mà y gửi cho Napoléon III vào khoảng tháng 2/1857.”[xiv] Nhà biên khảo sử học Bùi Trần Phương ghi nhận như sau: "Quan hệ gắn bó giũa Thiên Chúa Giáo và chủ nghĩa thực dân Pháp là một thực tế lịch sử phong phú, hiển nhiên đến nỗi không cần lý lẽ biện luận, thuyết minh thêm. Chỉ xin nhắc lại đôi chút về vai trò các nhà truyền giáo trong việc hình thành và phê chuẩn kế họach của chính quyền Đế Chế II cử phó đô đốc Rigault de Genouilly mang hạm đội đến tấn công Đà Nẵng năm 1858. Các nhà truyền giáo như Linh-mục Huc, Giám-mục Pellerin, Linh-mục Legrand de la Liraye, Giám-mục Retord... bằng nhiều văn thư và cả sự có mặt trực tiếp của mình trong các cuộc họp của Ủy Ban Nam Kỳ, tham gia tích cực vào việc xây dựng kế hoạch tấn công quân sự để đạt mục tiêu truyền giáo và xâm lược thực dân không chỉ ở một địa phương nào mà từng bước đi đến chinh phục toàn cõi Việt Nam (...). Các nhà truyền giáo đã "có công" đề xuất ý kiến vạch kế họach, cung cấp thông tin, hứa hẹn bảo đảm về hậu thuẫn của dân chúng tại chỗ. Nói tóm lại, chẳng những hết lòng ủng hộ mà còn gây áp lực chính trị, tinh thần thúc ép các nhà nước tư bản Pháp, Tây Ban Nha tiến hành một kiểu "thánh chiến" bảo vệ đạo ở Việt Nam để mưu đồ cầu lợi ích chung của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tư bản. Trong họat động này, các nhà truyền giáo có một ưu thế rõ rệt: Họ là những người am hiểu nhất về tình hình các vùng đất - còn xa lạ với Phương Tây - nơi họ đã xây dựng và chuẩn bị lực lượng từ rất lâu đời thông qua những hoạt động mang danh nghĩa là tôn giáo của nhiều thê hệ tu sĩ. Tiếng pháo của hạm đội Rigault de Genouilly bắn vào Đà Nẵng làm bùng nổ một xung đột đã âm ỉ từ lâu. Nó cũng phơi bày sự thật hiển nhiên về ý nghĩa chính trị rất "thế tục" của họat động "truyền giáo" của các giáo sĩ Phương Tây ở Viễn Đông từ mất thế kỷ trước."[xv]
KẾT LUẬN Ngay sau khi nhận thấy không còn cách nào để biến triều đình Huế thành một chính quyền bị chi phối bởi Tòa Thánh Vatican, Giáo Hội La Mã liến chĩa mũi giùi vào triều đình nhà Nguyễn tấn công bằng những chiêu bài: 1.- Xúi giục giáo dân bất tuân luật pháp và nổi lọan chống lại triều đình. 2.- Móc nối các thành phần bất mãn với chính quyền để xúi giục họ nổi loạn chống lại triều đình Huế và hứa hẹn viện trợ cho họ cả về vật chất lẫn tinh thần rồi biến họ thành tín đồ Da-tô. 3.- Đưa giáo dân lên làm lãnh tụ nổi loạn chống lại triều đình Huế. 4.- Tích cực vận động nước Pháp xuất quân đánh chiếm và thống trị Đông Dương để cùng chia chác quyền lực và thu vơ lợi nhuận. CHÚ THÍCH [i] Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883- 1945, Tập I (Houston, TX: Văn Hóa, 1999), tr 51-52. [ii] Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), tr 140. [iii] Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, Quyển I. (Saigon: Cứu Thế Tùng Thư, 1965), tr 299-300. [iv] Phan Phát Huồn, Sđd., tr. 355. [v] Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, Quyển I. (Saigon: Cứu Thế Tùng Thư, 1965), tr 299-301 [vi] Phan Phát Huồn, Sđd., tr 39. [vii] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr 57-58. [viii] Nguyễn Xuân Thọ, .Bước Mở Đầu Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1997 (Saint Raphael (Pháp), TXB, 1994), tr 17: [ix] Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Một Số Vấn Đề Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Trong Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam (Thành Phố Hồ Chí Minh: Ban Tôn Giáo, 1988), tr 33-34. [x] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr. 39. [xi] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr. 147. [xii].Charlie Nguyễn. “Hồ Sơ Tội Ác Của Hội Thừa Sai Paris và Giáo Hội La Mã Việt Nam trong Lịch Sử Mất Nước Hồi Thế Kỷ 19.” www.giaodiem.com tháng 9/2003. [xiii]Cao Huy Thuần, Sđd., tr 61. [xiv] Cao Huy Thuần, Sđd., tr. 63-64. [xv] Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Một Số Vấn Đề Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Trong Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam (Thành Phố Hồ Chí Minh: Ban Tôn Giáo, 1988), tr 179-180.
© sachhiem.net
|