GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH16_1.php

11 tháng 10, 2009

 

Các bài trong chương 16: 1 2 3

 

CHƯƠNG 16 - 1


CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG TU SĨ
VÀ DUNG DƯỠNG CHO HỌ HỦ HÓA


Chủ đề của Chương 16 này là nói về quan niệm và mục đích đi tu của giáo dân trước khi dấn thân vào cuộc đời tu hành ở trong đạo Kitô La Mã. Một trong những tiểu mục trong chương sách này là nói về sự khác biệt về chủ đích và quan niệm tu hành giữa hai giới tu sĩ Phật Giáo và Gia-tô Giáo trước khi họ dấn thân vào cuộc đời tu hành. Kế đến là nói tới việc Giáo Hội La Mã có chủ trương dung dưỡng cho tu sĩ hủ hóa và bao che cho họ.

Để tránh những hiểu lầm về ý nghĩa của cuộc đời tu hành của các nhà tu hành chân chính, thiết tưởng nên hiểu rõ định nghĩa của từ "tu sĩ".

 

ĐỊNH NGHĨA CỦA TỪ TU SĨ

 

Theo Việt Nam Tự Điển của học giả Lê Văn Đức thì "tu sĩ là thày tu, người tu hành". Theo Hán Việt Từ Điển của học giả Đào Duy Anh thì "tu sĩ là người tu hành (religieux) - Người quân tử theo đạo".

Trong Anh ngữ, từ "tu sĩ" được hiểu là "cleric" hay "clergyman". Từ "clergy" được hiểu là "giai cấp tăng lữ". Theo Việt Nam Tự Điển của học giả Lê Văn Đức thì "tăng lữ" là "thày tu” (không phân biệt đạo giáo), và "giai cấp tăng lữ" là "giai cấp thày tu" (tiếng dùng vào thời đại phong kiến ở Âu Châu), một giai cấp được biệt đãi ngang với giai cấp quý tộc).

Hy vọng rằng những định nghĩa trên đây về từ "tu sĩ" có thể giúp cho độc giả có cái nhìn rõ hơn về địa vị nguyên thủy của người "tu sĩ" Da-tô trong xã hội Da-tô giáo vào thời Trung Cổ.

Ngoài từ "tu sĩ", ngôn ngữ Việt Nam còn có từ "đạo sĩ" và "giáo sĩ".

Theo Việt Nam Tự Điển của ông Lê Văn Đức thì "đạo sĩ là thầy tu theo đạo thần tiên, theo đạo Lão", và "giáo sĩ là người đi truyền giáo". Theo Hán Việt Từ Điển của học giả Đào Duy Anh thì "đạo sĩ là là người theo đạo giáo - thuật sĩ (taoiste, magician)".

Căn cứ vào những vai trò của các ông tu sĩ và chức sắc mang chức thánh trong Giáo Hội Lã mà chúng tôi đã trình bày ở Chương 7 ở trên (cũng ở trong Mục III này), thì họ không phải là "tu sĩ" vì rằng trong suốt cuộc đời từ khi có ý định nộp đơn xin nhập học nghề Linh-mục tới khi tốt nghiệp được thụ phong chức Linh-mục, rồi ra hành nghề cho đến khi nhắm mắt lìa đời, họ chỉ biết hết sức cố gắng bằng mọi cách làm tròn trách nhiệm của một cán bộ thừa hành đối với Giáo Hội La Mã (tức Đế Quốc Vatican) bất kể gì là những việc làm đó bất chính, phi nhân, dã man và tàn độc đến đâu đi nữa, kể cả việc muối mặt làm nội gián bán đứng quê hương đất tổ cho Giáo Hội La Mã để tỏ lòng tuyệt đối trung thành với mẫu quốc Vatican. Nói cho rõ hơn, họ chỉ là những tên phản quốc nắm giữ vai trò một ông quan thực dân cực kỳ phong kiến của một đế quốc thực dân xâm lược có danh xưng là "Đế Quốc Vatican" được tàng hình bằng danh xưng tôn giáo là "Giáo Hội La Mã". Vì thế, chúng ta nên gọi tập thể của họ là "giai cấp tăng lữ" hay "giới tăng lữ" (theo đúng nghĩa nguyên thủy trong thời Trung Cổ), và khi dùng để chỉ từng cá nhân trong bọn họ thì nên gọi là "giáo sĩ" hay "thuật sĩ" thì mới hợp lý hơn. Tuy nhiên, trong bộ sách này, chúng tôi vẫn sử dụng từ "tu sĩ" để cho độc giả khỏi rơi vào tình trạng bỡ hay ngỡ ngàng.

 

SỰ KHÁC NHAU VỀ QUAN NIỆM VÀ CHỦ ĐÍCH ĐI TU GIỮA
CÁC NHÀ TU HÀNH PHẬT GIÁO VỚI TU SĨ DA TÔ

 

Nói đến các nhà tu hành là một điều tế nhị và cần phải minh định cho rõ ràng. Nhân loại ngày nay có rất nhiều tôn giáo và có rất nhiều tu sĩ của những tôn giáo khác nhau này. Theo sự hiểu biết của người viết, chỉ có Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo La Mã (tức đạo Kitô La Mã hay đạo Da-tô) mới có luật hay lệ đòi hỏi tu sĩ phải sống độc thân.

A.- VỀ PHÍA PHẬT GIÁO:

Người viết không hề có ý nghĩ đưa Phật Giáo là đề tài để người viết bàn luận vì tôn giáo này tách rời chính quyền, không có tổ chức chặt chẽ hàng dọc, không có dã tâm tìm cách lấn chiếm tiếm đoạt chính quyền để thiết lập chế độ đạo phiệt Phật Giáo, không hề có ý định nắm quyền kiểm soát tất cả mọi sinh hoạt đời sống con người nhằm biến con người thành những bầy nô lệ phục vụ cho nhà Phật. Do đó, tôn giáo này:

1.- Không có quyền lực bề trên, không có uy quyền đối với tín đồ và cũng không có quyền hành gì ở ngoài xã hội. Do đó, họ không có quyền lực cưỡng bách nhân dân trong vùng phải đóng thuế hay đóng góp tiền bạc bằng hình thức này hay hình thức khác

2.- Không dựa hơi hay cấu kết với chính quyền để mở rộng ảnh hưởng của nhà Phật. Nhà Phật không chủ trương dựa vào chính quyền để cướp đọat tài nguyên quốc gia để làm tài sản của nhà Phật. Vì thế, tôn giáo này không hề đem lại danh và lợi cho bất cứ người nào, và không thể giúp cho tín đồ có chức vụ trong chính quyền.

3.- Chưa từng ban hành tín điều hay giáo luật cưỡng bách người khác đạo phải theo đạo Phật trước khi tiến hành làm lễ thành hôn. .

Ở bên Phật Giáo, người đi tu là đem thân nương bóng của Phật để thoát tục, không chạy theo cửa quyền, không màng tới công danh. Hàng ngày, bậc chân tu trong giới tu hành Phật Giáo chỉ có mảnh áo nâu hay áo vàng khoác lên thân thể và phải ăn uống đạm bạc. Căn bản của miếng ăn là cơm, cà, dưa muối, rau luộc, đậu phụ (tàu hũ) và trái cây. Căn bản nước uống là trà và nước lã, tuyệt đối không được phép uống rượu. Các nhà tu hành Phật giáo phải thực sự sống đời trong trắng, phải tự giác, tự hãm mình, không được có quan hệ tình cảm với phụ nữ.

Bất kỳ kẻ nào đã khoác áo tu hành mà còn láng cháng sờ mó nữ tín đồ hay có liên hệ tình cảm với phụ nữ, thì lập tức bị tín đồ và nhân dân địa phương lên án là "sư hổ mang", rồi có thể bị nhân dân tẩy chay và nếu có người tố cáo thì lập tức bị chính quyền truy tố và trừng trị thẳng tay. Ở vào trường hợp này, tội nhân không được một thế lực nào hay Giáo Hội Phật Giáo dung dưỡng và bao che như chúng ta thấy tình trạng này đã xẩy ra ở bên đạo Ca-tô từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay, và rõ rệt nhất ở Hoa Kỳ khởi đầu từ Giáo Phận Boston từ đầu năm 2002 cho tới nay vẫn còn tiếp tục.

Cuộc đời tu hành ở bên Phật giáo khổ hạnh như vậy, và ai cũng biết như vậy. Nếu bằng lòng và chịu đựng được như vậy thì dấn thân vào cửa Phật để vui với kiếp sống gõ mõ tụng kinh cho được an thân tu tâm dưỡng tĩnh, hay là để xa lánh cuộc đời tục lụy ở ngoài xã hội. Nếu lỡ đã bước vào kiếp sống như vậy mà không chịu đựng được cảnh sống đạm bạc, không kham nổi cuộc đời thiếu vắng con gái đàn bà thì cứ tự động rút lui, không có đấng bề trên hoặc thế lực nào cấm cản hay cưỡng bức phải ở lại tiếp tục sống kiếp tu hành khổ hạnh như vậy. Lẽ đương nhiên, không thiếu những người lợi dụng cửa Phật để làm những chuyện không tốt. Nhưng vì không có tổ chức và không có quyền lực, những người mượn lớp áo tu hành của đạo Phật để mưu đồ bất chánh hay mượn danh đạo tạo danh đời KHÔNG THỂ NÀO gây nên mối đại họa cho xã hội , cho đất nước và cho nhân loại được, giống như bên đạo Gia-tô. Cũng vì thế mà trong lịch sử loài người, chưa bao giờ có chuyện đạo Phật gây chiến với các tôn giáo khác, hoặc dùng bạo lực hay những thủ đoạn lưu manh để cưỡng bách hay chèn ép hoặc dụ khị để lừa những người khác tôn giáo vào đạo như Giáo Hội La Mã vẫn thường làm.

Vì thực trạng bản chất tu hành ở bên Phật giáo là như vậy, cho nên trong tập sách này cũng trong các tập sách khác, người viết không đề cập đến các nhà tu hành của Phật giáo. Xin đừng hiểu lầm hay ngộ nhận và đừng xuyên tạc.

B.- VỀ PHÍA ĐẠO DA-TÔ

ảnh của www.hayyeuthuongnhau.orgKhác với các đạo giáo cổ truyền ở Đông Phương, đạo Kitô La Mã không phải là một tôn giáo thuần túy, không phải là một hệ thống triết lý nặng về trí tuệ với chủ trương dạy đời hướng về nội tâm (hướng nội) để sửa mình cho lương thiện giống như đạo Phật và đạo Khổng. Như đã trình bày ở các Chương 2, 3 và 4, Thánh Kinh và tín điều của đạo Kitô La Mã gồm toàn những chuyện hoang đường, kèm theo những tín điều nghịch lý, phi nhân bản, phản khoa học, thiếu logic, nặng tính cách lừa bịp. Tình trạng này còn trở nên tệ hơn nữa là những giáo luật (của Giáo Hội La Mã) đều nặng tính cách chuyên chế và áp bức, được biên soạn nhằm để vơ vào, bốc hốt và bóc lột tín đồ cũng như nhân dân dưới quyền. Vì những lý do này, Giáo Hội La Mã cần phải dựa vào chính quyền hay tiếm đoạt chính quyền để có thể sử dụng quyền lực nhà nước hầu cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải tin theo những tín lý bịp bợm và quái đản, giáo luật nặng tính cách áp bức và bóc lột của Giáo Hội. Cũng vì thế mà chỉ có những người vì thói quen, vì tập quán, vì hoàn cảnh gia đình, hoặc vì được giữ một chức vụ nào đó trong các hoạt động của đạo (ông trùm, ban trị sự, thày dạy giáo lý, ca đoàn, đạo binh Đức Mẹ, đạo binh Thánh Giá, đạo binh xanh, hội các bà mẹ, ...) hay ngu dốt như con cừu không có đủ sáng suốt nhìn ra tính cách lưu manh và gian ác này của Giáo Hội, mới hồ hởi tin theo Giáo Hội. Còn những người bình thường không thể nào tin được những tín lý đầy tính chất hoang đường và bịp bợm của Giáo Hội, và cũng không thể nào cúi đầu tuân hành những giáo luật phi nhân nặng tính cách chuyên chính vơ vào của Giáo Hội. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho Giáo Hội La Mã chủ chương thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để kìm hãm tín đồ và nhân dân dưới quyền ở trong tình trạng ngu dốt. Có như thế thì Giáo Hội mới có tín đồ. Điều này chứng tỏ Giáo Hội La Mã thực sự chỉ là một đế quốc thực dân xâm lược thâm độc nhất, dã man nhất và bạo ngược nhất với bộ máy cai trị bằng cảnh sát, công an và mật vụ nằm dưới quyền chỉ đạo tối cao của một nhóm thiểu số tăng lữ (tu sĩ). Với một bộ máy cai trị bao trùm tất cả các thuộc địa (hay cựu thuộc địa) của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp, tất nhiên là Giáo Hội phải có chủ trương nhất quán về sách lược tuyển dụng nhân sự làm tu sĩ để nắm giữ những vai trò trong chính quyền mà chúng tôi đã trình bày ở trong Chương 7 (Mục II) ở trên.

Trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã, đi tu làm Linh-mục, tức là ra làm quan với nhiều quyền lực bao trùm lên cả quyền lực của các nhà chức trách thế quyền tại địa phương, và làm ông thày tế lễ nắm quyền chủ tế trong các buổi lễ tại các nơi thờ tự trong vùng quản nhiệm. Ngoài những quyền lực và quyền uy cao trọng như vậy, các ông tu sĩ Da-tô thường thường được ăn uống thả giàn, tha hồ ăn những thứ cao lương mỹ vị, của ngon vật lạ, uống toàn những thứ rượu thượng hảo hạng sản xuất từ Ý và Pháp. Vì thế mà cơ thể của họ lúc nào cũng sung sức, căng đầy nhựa sống khiến cho nhu cầu đòi hỏi giải quyết vấn đề sinh lý càng mãnh liệt hơn tất cả những người dân thuộc các thành phần khác trong xã hội. Ấy thế mà, theo nguyên tắc, họ lại không được công khai nói lên những lời yêu thương hay những cử chỉ tình tứ với người khác phái giúp cho họ dịu bớt cái dục tính lúc nào cũng cuồn cuộn dâng lên và muốn trào ra để giải thoát. Vốn đã ở trong tình trạng bị dồn ép như vậy mà hàng ngày, họ lại thường xuyên giao dịch, tiếp xúc với nữ tín đồ đủ loại tuổi, từ tuổi xuân vừa chớm nở cho đến các bà xồn xồn. Nếu những người đang ở trong tình trạng đói lòng mà được ăn cơm gạo hẩm với rau luộc chấm nước tương cũng cảm thấy ngon miệng, thì các Ngài tu sĩ Da-tô nhìn thấy nữ tín đồ nào cũng đều hấp dẫn và gợi tình. Ở trong trạng thái như vậy, thì LÀM SAO các ngài Linh-mục LẠI KHÔNG nhìn nữ tín đồ giống như cọp đói lâu ngày nhìn đàn nai tơ chờn vờn trước mặt. Trong hoàn cảnh đó, tất nhiên là cái gì có thể xẩy ra phải xẩy ra.

Hơn nữa, các ông tu sĩ Da-tô lại được trao phó cho nắm giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã, nhất là tại các quốc gia mà chính quyền thế tục chỉ là một thứ chính quyền nổi (formal government) làm tay sai cho Hội Đồng Giám Mục địa phương [chính quyền chìm (informal government ) ở hậu trường nắm quyền chỉ đạo] giống như ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Có chức vụ quan trọng tất nhiên là có quyền hành và quyền lợi. Tại miền Nam, trong thời gian từ tháng 7/1954 cho đến tháng 4/1975, quyền lực của các vị chức sắc cao cấp trong Hội Đồng Giám Mục cũng như các ông Linh-mục quản nhiệm các họ đạo bao trùm lên trên cả quyền hành của các nhà chức trách địa phương. Tại các tỉnh ở địa phương như Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Tuy Hòa, Đà Lạt, Lâm Đồng, Bình Thuận, Phước Tuy, Kiên Giang, An Giang, An Xuyên, v.v.., khi đến nhậm chức, các ông tướng tư lệnh vùng, các ông tỉnh trưởng và quận trưởng nếu không đến chầu chực trình diện đức Cha Ngô Đình Thục, hoặc Phạm Ngọc Chi, hay vị giám mục quản nhiệm giáo khu sở tại hoặc vị linh mục quản nhiệm họ đạo tại địa phương để tỏ lòng "biết điều", "biết ơn Chúa" và "biết ơn Đức Cha", "biết ơn Cha" thì kể như con đường công danh đi vào ngõ cụt. Đây là sự thật 100%, không một ai có thể phủ bác được. Người Việt Nam ta thường nói, “Có ở trong chăn mới biết chăn có rận” . Đúng như vậy! Không ai biết rõ sự thật này bằng chính những con chiên trong các họ đạo. Trong cuốn Xóm Đạo, người “trong chăn” trong “xã hội con chiên” Nguyễn Ngọc Ngạn kể lại cho chúng ta về một trong những sự thật này như sau:

Thật ra Thông nghĩ đúng. Ông quận trưởng sáng nay đến thăm giáo xứ thánh Giuse, tức là ấp Tân Hạ, không phải vì tình hình chính trị trong ấp làm ông bận tâm. Chẳng qua là vì ông có việc phải xuống xã để đọc diễn văn trong lễ khai mạc khóa Nhân Vị, rồi trên đường về, ông tạt vào thăm trại định cư một chút mà thôi. Nói là ông thăm trại định cư, nhưng thật ra ông chỉ gặp cha Xuân và cha Hảo. Cũng giống như nhiều vị công chức cao cấp khác, ông quận trưởng tự cảm thấy rằng, thời này là thời đạo Thiên Chúa, bởi gia đình Ngô Tổng Thống rất sùng đạo! Cái ghế của ông có vững hay không, tương lai của ông có leo lên được nữa hay không, đều tùy thuộc ở cách xử sự khéo léo của ông, chứ không phải nhờ tài năng hay đức độ. Nhà ông đời đời theo Phật giáo. Nhưng người khôn ngoan lúc này phải biết thức thời, bỏ đạo Phật để rửa tội theo Công Giáo thì mới được Ngô Tổng Thống tín nhiệm! Ông tin như thế, cho nên ông tìm đến làm thân với các vị linh mục, những người mà ông cho là cửa ngõ thênh thang nhất để dắt ông trên đường danh vọng. Một tiếng nói, một đề nghị của một linh mục, sẽ có sức mạnh gấp trăm lần ý kiến của quan (cấp trên?)! Tương tự như thế, một lời gièm pha của một linh mục, có thể làm ông bay chức trong nháy mắt! Cái thành kiến ấy nằm sâu trong đầu ông, cho nên ông đã từng trợ giúp vật liệu cho cha Xuân xây cất nhà thờ, từng xuống dự lễ đêm Noel, quì mỏi gối chung với giáo dân ở trại, và hai năm liên tiếp, ngồi ghế quận trưởng, cứ mỗi độ xuân về, ông đều không quên sai lính chở xuống nhà xứ tặng một cành mai thật lớn!…” [1]

Cũng vì thế mà chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi được biết rằng các ông tỉnh trưởng Kiên Giang (Rạch Giá) và các quận thuộc tỉnh này mỗi khi đến nhậm chức cũng phải trình diện và tỏ lòng "biết điều", "biết ơn" Linh-mục Nguyễn Bá Lộc ở Cái Sắn. Tương tự như vậy, các ông tỉnh trưởng Long Khánh và quận trưởng trong tỉnh này cũng phải đến trình diện Linh-mục Trần Đình Vận ở Dốc Mơ để làm những gì cần phải làm ngay khi vừa nhận được lệnh bổ nhiệm. Người ta gọi các ngài là bọn lãnh chúa áo đen. Những lãnh chúa áo đen khét tiếng thời bấy giờ là Mai Ngọc Khuê (Tân Sa Châu, Tân Sơn Hòa, Tân Bình, Gia Định), Đinh Xuân Hải (Phú Thọ Hòa, Tân Bình, Gia Định), Tô Đình Sơn (Phú Yên), Nguyễn Lạc Hóa (Biệt Khu Hải Yến, Cà Mâu), Linh Mục Tông (Chương Thiện), Linh Mục Triệu (Bến Dinh, Châu Đốc), Linh Mục Vũ Thạch Nghị (Bình Thủy, Phong Dinh), Trần Đình Vận (Dốc Mơ, Long Khánh), v.v...

Gái tham tài, trai tham sắc. Ở vào hoàn cảnh oai quyền và vương giả như trên, các ngài quả thật đã trở thành tất cả những gì cho các bà các cô mơ ước:

Một đêm quân tử nằm kề,

Còn hơn thằng mán vỗ về quanh năm.

Tư tưởng biến thành hành động. Thế rồi, các bà, các cô cố gắng nại ra đủ mọi lý do để có thể lân la đến với các ngài. Tình trạng này khiến cho các ngài vốn thường xuyên đã bị những cơn dục tình thôi thúc (libido) hành hạ làm cho mờ mắt, lại càng thêm mờ mắt để rồi không còn biết gì đến liêm sỉ và sẽ hành động y như loài súc sinh. Chính vì vậy "Năm 1064, một giáo sĩ xứ Orange ở Pháp đã thông dâm với người vợ thứ hai của thân phụ ông ta. Hai năm sau, một giáo sĩ ở Padua thú nhận là đã loạn luân với người mẹ ruột. ["A priest of Orange in France committed aldultery with his father's second wife in the year 1064. Two years later, a priest from Padua confessed to incest with his mother.]"[2]

Trong khi đó thì giáo dân lại luôn luôn vừa kính trọng vừa run sợ đối với các ông Linh-mục, Giám mục, Hồng y và Giáo Hoàng. Sự kiện này được ông Da-tô Nguyễn Mâu (Cựu đại tá quân đội miền Nam) thốt ra trong một bài viết đăng trên tờ Chính Nghĩa Bộ Mới Số 251 ngày 03/12/1994, phát hành tại San Jose, California với nguyên văn như sau:

Vấn đề được nêu lên ở đây với tất cả mạo muội và run sợ vì có thể bị xem như là vô lễ phạm thượng. Chúng tôi trông vào sự độ lượng của hàng giáo phẩm cũng như hy vọng rằng sự trưởng thành của giáo dân ở thời đại này sẽ giúp thật nhiều cho sự thể hiện lý tưởng Ki tô hữu”.[3]

Chính vì được người ta nịnh bợ, người ta run sợ khi nói chuyện về một vấn đề gì, và lại được các cô các bà hơ hớ luôn luôn tìm cách lăn xả tới nói nói cười cười như muốn dâng hiến, tất cả đã trở thành những miếng mồi vô cùng quyến rũ có hấp lực cực mạnh cuốn hút đám con chiên vốn sẵn có máu tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực lao vào học cái nghề làm Linh-mục. Sự kiện này được nhà văn con chiên J. Ngọc nói lên rõ ràng trong cuốn "Cõi Phúc Và Giây Oan" với nguyên văn như sau:

"Những người con trai thơ dại mong được đào tạo trở thành linh mục sau này. Tôi mồn một nhớ về tâm trạng thơ dại qua những ngô nghê tuổi khờ. Mẹ tôi dắt tôi, bàn tay người không rời, nắm chặt như một quả quyết toàn vẹn. Tôi biết, và ngay lúc đó tôi hiểu rằng bố mẹ tôi đã nắm một phần rất quan trọng trong lần chuyển đời này của tôi, vì với tôi , ý nghĩ đi tu chỉ vấn vương qua những hình ảnh vật chất và uy quyền hàng ngày. Tôi đã so sánh và nhìn sự cả nể của các linh mục, sự tôn kính từ giáo dân, nhất là với tôi, các linh mục, tu sĩ đã như những tuyệt đối nhất của bất kỳ phương diện nào. Giáo dân tùng phục, giáo dân khiếp sợ, giáo dân cầu lụy và muôn ngàn hình ảnh khác." [4]

(Độc giả cũng nên tìm đọc cuốn sách trên đây để biết rõ về sự thật cực kỳ kinh khủng của các ngài chủng sinh và tu sĩ áo đen người Việt trong xã hội con chiên.)

Nói về quyền lực của các ông Linh-mục làm cho giáo dân phải khiếp sợ (và cũng là làm đám thanh thiếu niên con chiên khát khao, ao ước mong sao có được những thứ quyền lực này), Giáo-sư con chiên Nguyễn Văn Trung viết:

"Các Ngài được đào tạo để làm quan đạo, làm vua đạo, và chưa bao giờ được đào tạo để phục vụ anh em đồng đạo, đồng bào, mà chỉ được đào tạo để cai trị và để được hầu hạ, ăn trên ngồi trước, kể từ khi bước chân vào chủng viện. Việc đào tạo này được xuất phát từ yêu cầu của một tầng lớp xã hội và để phục vụ tầng lớp xã hội ấy”.[5]

Nói về mục đích tu của đa số gần như tuyệt đối những người đạo Chúa, sách Roman Catholicism cũng ghi nhận như sau:

Mục tiêu của họ (giới tu sĩ Da-tô) không phải chỉ nhắm vào những đặc quyền đặc lợi để được sống trong huy hoàng và buông thả với những thú vui nhục dục. Thực ra, trong giới người này, cũng có những người sống khắc khổ. Nhưng mỗi người trong họ đều mang căn bệnh khát vọng quyền lực và tự cho mình là thành phần trong thế lực thống trị toàn cầu. Vì đã mất đi khả năng của tình yêu, họ tìm đến thú vui trong sự sợ hãi của những người đồng đạo (đồng bào) và người ta càng hèn hạ sợ hãi họ bao nhiêu thì họ càng thích thú say mê bấy nhiêu. Đã có người nào đặt ra vấn đề là phải chăng sự an toàn của giai cấp tu sĩ đòi hỏi phải có một cái hố ngăn cách không thể nào vượt qua được? Đó là sự cách biệt giữa một bên là những giáo dân đứng đắn đàng hoàng và một bên là những người có tâm địa của loài chó sói, những người không có Chúa mà chỉ có Lòng Tham Lam, không có tôn giáo mà chỉ biết đến Quyền Lực.” (Christian Heritage, May, 1959.)

Nguyên văn “Their objective is not merely a life of privilege, luxury, an carnal sel-indulgence. In fact, there are among them, men of rigid ascetic character. But each every man of them is driven by an insatiable lust for power. Each sees himself as a factor to be reckoned with in a globe dominating force. Having lost the capacity for love, they seek the fear fellow men – the more abjec, the headier. Is it any wonder that hierarchy’s own security demands an impassable gulf between decent well-meaning Catholic people and these men with the hearts and spiritual of wolves, these men with no God but Greed, no religion but Power?” (Christian Heritage, May, 1959.)”[6]

Những sự kiện nêu lên ở trên cho chúng ta thấy rằng động lực khiến cho thanh thiếu niên Da-tô dấn thân vào học nghề làm Linh-mục là lòng thèm khát quyền lực, háo danh và tham lợi. Đây là một sự thật hiển nhiên và bằng chứng rõ rệt là những vai trò mà họ được giao cho đảm trách (đã được trình bày trong Chương 7, Mục II ở trên) cùng những việc làm cũng như cung cách hành xử hàng ngày và giá trị của họ đối với xã hội.

Nói về tư cách và giá trị của các ông tu sĩ Da-tô đối với xã hội, có lẽ không ai biết rõ hơn là các danh nhân và vĩ nhân đã từng sống cả đời trong lòng xã hội con chiên. Dưới đây là một số những danh nhân và vĩ nhân nhật xét về họ:

- Hoàng Đế Pháp Napoleon I (1769-1821) tuyên bố:

"Ở mọi nơi và mọi thời, Linh-mục đã đưa vào sự gian dối và sai lầm." (Priests have verywhen and everywhere introduced fraud and falsehood).

- Nhà ái quốc Ý Đại Lợi Giuseppe Garibaldi (1807-1882) tuyên bố:

"Linh-mục là hiện thân của sự gian trá". (The priest is the personification of falsehood).

- Học giả Hoa Kỳ Robert G. Ingersoll (1833-1899) và triết gia Thomas Paine (1737-1809) đều nói rằng:

"Một thày giáo giỏi có giá trị hơn 1000 (một ngàn) Linh-mục". (good teacher is worth a thousand priests).

- Đại văn hào Victor Hugo (1802-1885) nhận xét về vai trò của ông Linh-mục trong một làng đạo rằng:

"Trong mỗi làng đều có một ngọn đuốc soi sáng: Ông thày giáo, và một kẻ làm tắt bó đuốc đó: Ông linh mục xứ. (Linh-mục quản nhiệm họ đạo." (There is in every village a torch: the schoolmaster - and an extinguisher: the parson). [7]

Thực ra, trong nội bộ, Giáo Hội và giới tu sĩ cũng nhìn nhận họ gian dối, lưu manh và làm nhiều xấu xa tội ác, nhưng họ bất cần và vẫn dùng những thủ đoạn nói láo để lừa dối thiến hạ. Cũng vì thế họ mới dạy dỗ con chiên rằng:

Phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết.” [8]

Đồng thời, họ cũng dạy giáo dân rằng:

Đức Giáo Hoàng ở La Mã mới là vị vua tối cao duy nhất của họ. Học chỉ tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican (mà thôi - NMQ).” [9]

Trong thực tế, không phải Giáo Hội chỉ sử dụng miếng mồi danh và lợi để câu nhử và lôi cuốn giáo dân tham quyền, háo danh, hám lợi dấn thân vào theo học cái nghề làm Linh-mục để làm tay sai cho Giáo Hội. Chính sách này vốn dĩ đã được Giáo Hội áp dụng để dụ khị và lôi cuốn bọn hạ lưu tham lam xu thời vào đạo. Ngay cả khi phát động cuộc Chiến Thập Tự Lần Thứ Nhất vào năm 1095, Giáo Hoàng Urban II (1088-1099) cũng sử dụng miếng mồi danh và lợi để câu nhử tín đồ gia nhập các đạo quân thập tự viễn chinh đi cướp đoạt của cải cho chính bản thân họ và đánh chiếm đất đai cho Giáo Hội. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

"Người ta gia nhập vào các Đoàn Quân Thập Ác này vì nhiều lý do. Giáo Hoàng hứa hẹn sẽ ban thưởng cho họ vừa lên thiên đường vừa được hưởng những phần thưởng vật chất thiết thực ở nơi trần thế. Mọi tội lỗi của nguời lính Thập Ác đều được tha thứ. Tài sản và gia đình của họ được Giáo Hội bảo đảm, trông nom săn sóc trong thời gian họ xa nhà đi chiến đấu. Những ai còn mang nợ sẽ được xóa bỏ hết nợ nần và những tội đồ sẽ được xóa bỏ hết tội ác, miễn bị trừng phạt nếu họ gia nhập vào đoàn quân Thập Ác của Giáo Hội. Nhiều ông hiệp sĩ chóa mắt vì những miếng mồi quyến rũ về những đất đai và của cải mà họ hy vọng sẽ ăn cướp được ở vùng Cận Đông giầu có. Các thương gia thì thấy đây là cơ hội bằng vàng cho họ kiếm được những món lời lớn trong việc kinh doanh. Các cuộc viễn chinh của Đoàn Quân Thập Ác này một phần mang tính cách tôn giáo, nhưng cũng là một cuộc chiến tranh khích động lòng yêu thích phiêu lưu của con người, lòng hám lợi và khát vọng trốn thoát khỏi cảnh nợ nần, tù tội và buồn chán." Nguyên văn: "Men joined the Crusades for many different reasons. The pope promised both heavenly and earthly rewards. All the sins of a crusader were forgiven. His property and family were guaranteed protection by the Church during his absence. A debtor who took the cross had his debts canceled; a criminal was relieved of punishement. Knights were dazzled by the lure of lands and plunder in the rich Near East. Merchants saw a chance for commercial gain. The Crusades were partly religious expeditions, but they also appealed to men's love of adventure, hope of gain, and desire to escape debts, punishment, or boredom." [10]

Kinh nghiệm cho thấy rằng, ở trên cõi đời này, trong "cái lợi" vốn dĩ đã có "cái hại" hay "bất lợi" nằm ở trong đó. Dùng miếng mồi danh và lợi để câu nhử, dụ khị bọn hạ lưu xu thời vào đạo (thí dụ như ông Hùynh Hữu Nghĩa, Lâm Lễ Tr., Tôn Thất Th., cựu Tướng Lâm Văn Phát, cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cựu Tướng Đặng Văn Qu., ông nhạc sĩ họ Vũ với những bài ca "no name", v.v...), hay lôi cuốn giáo dân tham quyền háo danh dấn thân đi học nghề làm linh mục làm tay sai cho Giáo Hội, thì tất nhiên cũng có những "bất lợi" cho hệ thống quyền lực của Giáo Hội và cho xã hội con chiên. Những điểm bất lợi đó là:

1.-Tâm lý của những người thèm khát quyền hành, háo danh, hám lợi, luôn luôn ở trong tình trạng "được voi đòi tiên", được một lại muốn có hai, được hai rồi lại muốn có ba, v.v...Khi mới dấn thân vào cuộc đời đi tu, họ chỉ mong tới ngày mãn khóa để được thụ phong làm linh mục. Làm Linh-mục được ít lâu thì họ lại ước ao khao khát được thăng lên chức giám mục. Vì lòng ao ước thèm muốn này, họ tìm đủ mọi cách để làm hài lòng các ông giám mục bề trên với manh tâm sẽ được nâng đỡ hay đề nghị cho thăng lên chức giám mục. Khi được thăng lên Giám mục rồi thì họ lại mong được thăng lên chức Tổng Giám mục. Sau đó, họ lại mong được thăng lên tước vị Hồng y. Muốn được thăng lên tước vị Hồng y, họ phải tìm mọi cách luồn lọt nịnh bợ để làm hài lòng các đấng bề trên ở Tòa Thánh Vatican hy vọng có tên trong bảng thăng thưởng lên chức hồng y. Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng tạo nên tình trạng mất hết liêm sỉ trong giới tu sĩ Da-tô và xã hội con chiên.

2.- Ngoài ra, những người thèm khát quyền lực hay háo danh và hám lợi lại còn có bản chất ganh ghét, đố kị, tị hiềm và phản trắc. Vì mang sẵn cái bản chất xấu xa này, cho nên khi lên chức Giám mục rồi, sớm hay muộn, họ cũng quay ra kèn cựa và ganh ghét với những ông Giám mục khác (có thể có cả vị giám mục mà trước đó đã nâng đỡ họ) cùng trong giáo phận và trong cùng một quốc gia với họ để cho cá nhân họ nổi bật hơn. Tình trạng này đã được Giáo-sư Nguyễn Văn Trung trình bày đầy đủ trong bài viết "Một Số Tình Hình Đặc Biệt Của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam" dài tới 6 trang đánh máy khổ chữ nhỏ.[11] Đây là một hậu quả khác của chính sách dùng danh lợi và quyền lực làm miếng mồi để khêu gợi lòng tham của người đời, hầu câu nhử họ để họ chạy theo bắt mồi. Hậu quả này đưa đến một tác dụng làm cho giới tu sĩ Da-tô mất hết nhân tính, không còn biết nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là gì nữa mà họ chỉ biết dùng thủ đoạn đối với nhau và đối với con chiên cũng như đối với mọi người. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Các ngài đại diện Chúa mà hành xử lưu manh và vô liêm sỉ thì tất nhiên, đám con chiên dưới sự chăn dắt của các ngài làm sao không học hỏi và bắt chước cái gương hành xử đểu cáng của các ngài.

3.- Những người mang căn bệnh thèm khát quyền lực và danh lợi chính là những hạng người tiểu nhân có đặc tính "đội trên đạp dưới". Đối với người có quyền thế hơn họ, thì họ tỏ ra băng xăng, xun xoe, nịnh bợ, khúm núm, hèn hạ đến độ không còn một chút liêm sỉ. Đối với những người dưới quyền và những người lép vế thế cô, thì họ làm oai làm phách, hách dịch đến độ lợm giọng. Thái độ và cung cách hành xử của anh em ông Ngô Đình Diệm mà nhân dân miền Nam trong những năm 1954 -1963 đã kinh qua hay chứng kiến là bằng chứng cho sự kiện này. Độc giả cũng có thể kiểm chứng sự kiện này bằng cách dấn thân vào trong “xã hội con chiên” người Việt, để ý đến cung cách nói chuyện của họ trong lúc giao tiếp: (a) giữa các ông Linh-mục với các "đấng bề trên" của họ (như trường hợp lời lẽ của ông con chiên Nguyễn Mâu đã nói ở trên), (b) giữa họ với nhau trong cùng giáo xứ. Chúng ta cũng có thể kiểm chứng sự kiện này tại các nơi hội họp của các "hội đồng chụột" của người Việt tại các địa phương ở Bắc Mỹ.

4.- Kinh nghiệm lịch sử cũng như trong cuộc sống hàng ngày cho thấy rằng, những kẻ "thèm khát quyền lực" hay "háo danh và hám lợi" luôn luôn tìm cách chạy theo những thế lực mạnh hay những người quyền thế có thể mang lại quyền lực và danh lợi cho họ. Thế nhưng, lòng tham của con người không có đáy và không có thế lực hay cá nhân nào tồn tại mãi mãi hay có quyền thế mãi mãi. Đến một thời điểm nào đó, thế lực hay nhân vật đã mang lại quyền lực và danh lợi cho họ bị suy yếu hay không còn nữa, thì họ tìm cách băng xăng chạy theo thế lực hay nhân vật mới đang lên để nịnh bợ, o bế với hy vọng được chút "quyền hành và danh lợi". Để tỏ ra đắc lực và lập công, họ bất chấp tất cả mọi thủ đọan, trong đó có cả việc làm phản lại cả thế lực đã giúp đỡ họ hay chủ cũ của họ. Nói cho rõ hơn, những người mang căn bệnh thèm khát quyền lực, háo danh, hám lợi đều là hạng người mang bản chất phản trắc có thể làm cả việc bất nhân, bất nghĩa, phản nhân luân và đại nghịch bất đạo. Ở Trung Hoa, trong thời Đông Châu Liệt Quốc, Ngô Khởi giết vợ là Điền thị (con quan Tướng Quốc Điền Hòa của nước Tề) để cầu danh, mong được làm Đại Tướng ở nước Lỗ, Lữ Bất Vi hiến vợ là Triệu Cơ cho Dị Nhân (con trai của An Quốc Quân nước Tần) để lót đường tiến bước vào cửa quyền, Thái-tử Thương Thần nước Sở toa rập với quyền thần Phan Sùng đem quân vào bao vây cung điện giết cha ruột là Sở Thành Vương để chiếm đoạt ngai vàng.

Ở Pháp, ông Giám-mục Talleyrand trở thành ông vua trở cờ mà người viết đã trình bầy khá đầy đủ ở Chương 16 trong bộ sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã (Tacoma, WA, TXB, 1999). Ở Việt Nam, anh em ông Ngô Đình Diệm phản người Pháp mưu đồ đi với Nhật hồi đầu thập niên 1940, phản ông Bảo Đại vào đầu năm 1955 và phản lại người Hoa Kỳ vào mùa hè năm 1963 là bằng chứng nói lên sự thật này. Để kiểm chứng, độc giả có thể quan sát trong các cuộc bầu bán và sinh hoạt của những người tranh giành những chức vụ trong các "hội đồng chuột" tại các địa phương trong cộng đồng người Việt hải ngọai ở Bắc Mỹ, quý vị sẽ thấy rõ hiện tượng băng xăng chạy theo thế mạnh, tráo trở, lật lọng và phản trắc này của các ông người Việt háo danh và thèm khát quyền lực, dù rằng đó chỉ là những thứ quyền lực và danh vọng hão huyền.

5.- Một điểm quan trọng đáng ghi nhớ nữa là những người xu thời, thèm khát quyền lực hay háo danh, hám lợi thường là những người có bản chất tàn nguợc, độc ác, mất hết nhân tính và ưa thích sử dụng bạo lực để cưỡng bách những người khác phải khuất phục, và nếu cần họ sẵn sàng sử dụng cả vũ khí nguyên tử, khinh khí, hạch nhân, vi trùng và hóa học để đạt được mục tiêu. Những việc làm của Giáo Hội La Mã từ thế kỷ thứ 4 cho đến ngày nay để cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải vào đạo Da-tô, để tiếm đoạt quyền lực chính trị, việc Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) đề nghị Hoa Kỳ sử dụng bom nguyên tử để giải vây cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của liên quân Pháp - Vatican vào mùa xuân năm 1954, việc tên bạo chúa Da-tô Ngô Đình Diệm âm mưu cùng với ông Tổng Thống Da-tô Kennedy vào ngày 30/11/1961 “ra lệnh cho quân đội Mỹ rải 77 triệu lít chất độc màu da cam xuống miền Nam và Nam Trung Việt, gây ảnh hưởng tác hại đến môi trường của 2.63 triệu ha (mẫu tây) và gần 5 triệu người sống trong 25.585 thôn ấp.” [12],

Việc những người Công Giáo người Việt thương tiếc chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm trách cứ Hoa Kỳ không tiếp tục đánh bom hạng nặng để tàn phá Bắc Việt vào cuối tháng chạp năm 1972 là những bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này. Cũng vì thế mà trong bất cứ quốc gia nào nếu không có điều khoản “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền” thì tại quốc gia đó, nếu chẳng may có một ông con chiên của Giáo Hội La Mã thì chắc chắn là có xác xuất gần như 100% ông ta sẽ trở thành một tên bạo chúa tàn ngược cực kỳ ghê tởm. Bằng chứng là trong số 100 tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại do sử gia Nigel Cawthorne nêu lên trong cuốn TYRANTS History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London:Arcturus, 2004), [bỏ ra ngoài 15 tên trong thời cổ đại (thời kỳ này Giáo Hội La Mã chưa ra đời), còn lại 85 tên trong các thời trung đại, cận đại và hiện đại], con số những tên bạo chúa Da-tô chiếm tới gần 60% [trong đó có những tên bạo Chúa Á Châu như Lý Thừa Vãn (Nam Hàn) Ngô Đình Diệm (miền Nam Việt Nam) và Ferdinand Marcos (Phi Luật Tân)], trong khi toàn thể con số tín đồ Da-tô ở trên thế giới chưa tới 1/7 dân số thế giới ngày nay.

6.- Còn một điểm nữa cũng cần phải nên nói là những người thèm khát quyền lực, háo danh và hám lợi thường hay có bản chản chất quanh co, quay quắt, lắt léo, lươn lẹo và lật lọng. Sự kiện này đã được trình bày khá đầy đủ trong Chương 11. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Sáu đặc tính xấu xa trên đây móc nối với nhau giống như những chiếc mắt xích trong một sợi dây xích của chiếc xe đạp, hay những cái vòng khoen trong một sợi dây chuyền, và tất cả đã làm cho giới tu sĩ Da-tô và xã hội con chiên mất nhân tính, không còn biết liêm sỉ là gì nữa. Cũng vì thế mà khi viết thư cho chúng tôi (ngày 2/8/2009), ông Lê Trân lelytran63@aol.com mới nói rằng, “Người công giáo đúng thực là những kẻ đã mất liêm sĩ.” Và trong một E-mail khác, ông còn nói “Không vô liêm sỉ thì không phải là người công giáo Việt Nam.” Xin xem bài viết "Làm Linh Mục Sướng Hay Khổ ?" của linh mục Đào Quang Chinh (http://sachhiem.net/TONGIAO/tgL/LMDaoquang chinh.php)

Sự kiện các Linh-mục được giáo dân kính trọng và quý mến quá đáng như đã nói ở trên đã khiến cho nhiều giáo dân dốc lòng xúi giục, thuyết phục con cái họ dấn thấn vào cuộc đời đi làm Linh-mục, và đây cũng là động lực thúc đẩy thanh thiếu niên Da-tô lao vào học cái nghề làm Linh-mục với manh tâm sẽ trở thành một ông lãnh chúa áo đen, áo tím rồi áo hồng. Sự kiện này dẫn tới hậu quả tai hại là những người trong hàng ngũ giáo sĩ Da-tô đều là những kẻ thèm khát quyền lực, háo danh và hám lợi. Tình trạng này, nếu hoàn cảnh cho phép, ở sẽ trở thành những thứ hung thần ác quỷ đối với tín đồ trong họ đạo và người dân lương ở các vùng chung quanh hay người dân nằm dưới quyền cúa họ.

Hơn ai hết người dân Việt Nam trong thời kháng chiến 1945-1954 đã kinh qua những kinh nghiệm này với những tên Linh-mục hung thần như Hoàng Quỳnh (Phát Diệm), Vũ Đức Khâm (Hải Hậu, Nam Định), Nguyễn Kim Điện (Phú Nhai, Nam Định), Lương Huy Hân (Ngưỡng Nhân, Nam Định), Mai Đức Tín (Phương Xá, Đông Quan, Thái Bình), Vũ Đức Luật (Cao Mại, Kiến Xương, Thái Bình), Anvarê Cao (Quỳnh Lang, Quỳnh Côi, Thái Bình), Nguyễn Quang Ân (Thân Thượng, Kiến Xương Thái Bình), Mai Ngọc Khuê (Bùi Chu), v.v…. Rõ ràng hơn nữa là trong những năm 1954-1975, người dân phía Nam vĩ tuyến 17 cũng đều biết tiếng tăm lừng lẫy của các lãnh chúa áo đen và các con chiên hung thần như lãnh chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn với bầy lâu la Dương Văn Hiếu, Phan Quang Đông, Đặng Sỹ, Ngô Đình Nhu và Trần Kim Tuyến với tổ chức mật vụ được tàng hình là “Sở Nghiên Cứu Xã Hội và Chính Trị Phủ Tổng Thống”, Lê Quang Tung với Lực Lượng Đặc Biệt, v.v…, và hầu như tất cả các tu sĩ Da-tô đều trở thành những lãnh chúa lớn, lãnh chúa nhỏ cả: Lãnh chúa lớn như Giám-mục Ngô Đình Thục quyền hành bao trùm lên toàn lãnh thổ miền Nam, Giám-mục Phạm Ngọc Chi quyền hành bao trùm lên nhiều tỉnh ở miền Trung, Linh-mục Nguyễn Bá Lộc ở Cái Sắn (Kiên Giang), quyền uy bao trùm lên mấy tỉnh ở miền Hậu Giang, Linh-mục Cao Văn Luận vừa là Viện Trưởng Đại Học Huế vừa là lãnh chúa tại Nha Du Học trong Bộ Giáo Dục ở Sài Gòn. Các Linh-mục khác như Trần Đình Vận (Dốc Mơ, Long Khánh), Tô Đình Sơn (Phú Yên), Đinh Xuân Hải (Phú Thọ Hòa, Tân Bình, Gia Định), Mai Ngọc Khuê (Tân Sa Châu, Tân Sơn Hòa, Tân Bình, Gia Định), Nguyễn Lạc Hóa (Biệt Khu Hải Yến, Cà Mâu), Linh-mục Tông (Chương Thiện), Linh-mục Triệu (Bến Dinh, Châu Đốc), Vũ Thạch Nghị (Cần Thơ) v.v…, tất cả đều là những tên lãnh chúa Da-tô lừng danh trong vùng cả một thời.

Con chiên cuồng tín cho rằng họ dấn thân vào học nghề làm Linh-mục là vì lý tưởng phục vụ Chúa. Vấn đề đặt ra là Giáo Hội đã nói rằng “Chúa là đấng toàn năng, toàn trí, toàn thiện và có mặt ở khắp mọi nơi.”. Như vậy thì Chúa có cần phải được phục vụ (hay hầu hạ) hay không?

Rõ ràng cụm từ “Phục vụ Chúa” chỉ là một thuật ngữ xảo trá của Giáo Hội sử dụng để lừa bịp tín đồ mà thôi! Chỉ có những kẻ không biết động não mới không biết được sự thật này!

Sự kiện có quá nhiều quyền lực trong tay và tình trạng cực kỳ ngu dốt của bọn con chiên, đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng, khiến cho các ông Giáo Hoàng cũng như các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican và các ông tu sĩ trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã thường:

1.- Có những hành động ngang ngược, quan liêu và hống hách như một ông lãnh chúa của một chế độ quân chủ trung ương tập quyền trong thời Trung Cổ.

2.- Kèn cựa với đồng liêu, rồi đi đến đấu đá, chém giết tàn sát lẫn nhau để tranh giành quyền lực như đã xẩy ra trong lịch sử mà chúng tôi đã trình bày ở Chương 14 ở trên.

3.- Hủ hóa và hành xử giống như những bọn ma cô, du thủ du thực, ăn chơi đàng điếm, sống đời phóng đãng, loạn luân, loạn dâm như đã được trình bày ở Chương 13 ở trên.

Ba đặc tính trên đây chỉ là một số nhỏ trong hàng rừng những yếu tố khiến cho Giáo Hội đã gây nên những rặng núi tội ác trùng trùng như hàng chục rặng Hy Mã Lạp Sơn. Thực trạng này khiến cho toàn thể nhân dân có lương tri trên thế giới kinh tởm, thù ghét, khinh bỉ Giáo Hội đến cùng độ của khinh bỉ, và lánh xa Giáo Hội như lánh xa những nguồn bệnh dịch.. Cũng vì thế mà trong hơn mười năm cuối cuộc đời, Giáo Hoàng John Paul II (1978-205) đi đến đâu cũng xin lỗi các dân tộc nạn nhân của Giáo Hội. Và cuối cùng, Giáo Hội phải tổ chức buổi đại lễ vô cùng long trọng tại Quảng Trường Peter vào ngày Chủ Nhật 12/3/2000 để chính Ngài và giáo triều Vatican đứng ra cáo thú. Đây cũng chỉ là một cách trình diễn bề ngoài để lạc dẫn người đời lầm tưởng rằng Giáo Hội đã thực sự thống hối về những rặng núi tội ác của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua.

 

(xem tiếp phần 2)

CHÚ THÍCH


[1] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), Tr. 152-153.

[2] Peter de Rosa, Sđd, tr. 406

[3] Nguyễn Mậu: "Thời Sự Trong Tuần" Chính Nghĩa - Bộ Mới Số 251 [San Jose, California] ngày 03/12/1994

[4] J. Ngọc, Cõi Phúc Và Giây Oan - Tập Một (Houston, Texas: Văn Hóa, 1995) tr 9-10

[5] Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa -Tuyển Tập 2 (Spring, TX:Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr 117

[6] Loraine Boettner, Ibid., p.64. Peter de Rosa, Vicars of Christ (New York: Crown Publishers, Inc., 1988), tr. 406

[7] Trân Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 292, 300, 296 & 291, và 298.

[8] Nguyễn Ngọc Ngạn, Sđd., tr. 320.

[9] Nguyễn Xuân Tho, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam -1858-1897 (Saint Raphael, Pháp 1995), tr. 17.

[10] Anatole Mazour & John M. Peoples, Men And Nations - A World History (N Y: Harcourt Brace Jonavich, 1975), 217- 218.

[11] Xin xem sách Tại Sao Không Theo Đạo Chúa (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998) tr. 115-125.

[12] Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), tr. 35 và 171


Xem các chương khác:

VATICAN:CH06- Cấu Kết Với Cường Quyền (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Bản Chất Lươn Lẹo (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Bản Chất Nhận Vơ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Cưỡng Từ Đoạt Lý (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Diễn Biến Sự Rã Đám của Chính Quyền Miền Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Thói Quen Tiếm Quyền (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Đảo Lộn Lịch Sử (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH15.1 - Tại Sao Tu Sĩ TCG Phải Sống Độc Thân? (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH15.2 - Hậu Quả Của Chính Sách Cưỡng Bách Độc Thân (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH15.3 - Tình Trạng Loạn Luân Trong Giới Tu Sĩ Ca-Tô (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH16.1 - Chủ Đích Đi Tu Của Đạo Ca-Tô (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH16.2 - Độc Thân và Sự Trinh Bạch của Tu Sĩ Ca-Tô (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH16.3 - Biện Pháp Giải Quyết Nạn Khan Hiếm Tu Sĩ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH17.1 - Bao Che Tu sĩ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH17.1 - Các Biện Pháp Để Bao Che (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH17.3 - Đối Với Tín Đồ Người Mỹ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH18- Lộ Đồ Chinh Phục Thế Giới (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH19- Thiết Lập Các Đạo Quân Thứ 5 (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH20- Đoàn Ngũ Hóa Tín Đồ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH21- Vận Động Pháp Lần Thứ Nhất (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH22- Lần Thứ Hai Vận Động Pháp Chiếm Việt Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH23- Lần Thứ Ba Vận Động Pháp Chiếm Việt Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH24- Sách Lược Nội Công Ngoại Kích (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH25- Bộ Máy Cai Trị Của Liên Minh (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH26- Đời Sống Dân Ta Trong Thời Pháp-Vatican Đô Hộ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Ch27- Tiền Bạc, Châu Báu Bị Vatican Cướp Đoạt(Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH28- Chính Sách Thuế Khóa và Sưu Dịch (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH29- Cướp Chùa, Ruộng Đất, Xây Nhà Thờ  (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH30- Hậu Quả Của Chính Sách Thuế Khóa (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH31- Hai Cảnh Đời Trái Ngược (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH6- Cấu Kết Với Cường Quyền (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH60- Vatican Vận Động Hoa Kỳ Để Dy Trì Quyền Lực Tại Miền Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH60-1 Những Tính Toán của Vatican Trong Năm 1950 (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH61- Ngô Đình Diệm Dưới Mắt Các Chính Khách Hoa Kỳ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH62- Hoa Kỳ Nỗ Lực Củng Cố và Bảo vệ An Ninh cho ông Ngô Đình Diệm (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1a NGÔ ĐÌNH DIỆM: Con Người và Tội Ác (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1b Sơ Lược Cuộc Đời của NGÔ ĐÌNH DIỆM (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1c Tại Sao Gọi Là Tam Đại Việt Gian (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1d Cuồng Tín (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1e Những Đặc Tính Chung của Các Tín Đồ Ca-tô (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1f Tình Trạng Ngu Dốt Của Ông Diệm (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1g Những Việc Làm Tàn Ngược Của Ông Diệm (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH7- Bộ Máy Đế Quốc Gia Tô La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH7- Bộ Máy Đế Quốc Gia Tô La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH8- Hủy Diệt Nền Văn Minh Nhân Loại (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH8- Hủy Diệt Nền Văn Minh Nhân Loại (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH8- Phụ Bản (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH8- Phụ Bản (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH91 - Vấn Nạn Buôn Bán Ma Túy (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH92-1 - Vấn Nạn Giáo Hội La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH92-2 - Vấn Nạn Giáo Hội La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH92-3 - Vấn Nạn Giáo Hội La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH92-4 - Vấn Nạn Giáo Hội La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Chương Dẫn Nhập (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Chương Dẫn Nhập tt (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Mục X- Vatican Cướp Đoạt Tài Sản Việt Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Sơ Lược Hồ Sơ GHLM (Nguyễn Mạnh Quang)


Những bài viết về Ngô Đình Diệm:


© sachhiem.net