GIÁO HỘI LA MÃ: LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC - Nguyễn Mạnh Quang - http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH63_1f.php
CHƯƠNG 63 NGÔ ĐÌNH DIỆM: CON NGƯỜI VÀ TỘI ÁC VII.- TÌNH TRẠNG NGU DỐT CỦA ÔNG DIỆM ĐƯỢC THỂ HIỆN RA QUA NHỮNG LỜI TUYÊN BỐ CỦA CHÍNH ÔNG TA.
Người ta thường nói “Văn tức là người”. Văn đây có nghĩa là những lời lẽ hay ngôn tử sử dụng trong việc ứng xử hàng ngày với mọi người hay những lời văn viết trong các tác phẩm của một người nào đó. Ông Ngô Đình Diệm là một chính khách, không phải là một nhà văn, cho nên ông không để lại một lời văn viết nào cả. Nhưng vì là chính khách đã từng nắm giữ chức vụ tổng thống miền Nam hơn chín năm trời, ở vào địa vị này, ông đã tiếp xúc với rất nhiều nhân vật có thế lực ở trong nước cũng như ở nước ngoài, với rất nhiều nhà báo trong các cơ quan truyền thông ở trên thế giới và cũng đã từng đưa ra những lời tuyên bố mà sách sử đã ghi lại. Dưới đây, người viết xin ghi lại những lời tuyên bố ngu dốt của chính ông và những lời nhận xét của các nhà trí thức hay chính khách quốc tế cũng như chính khách hay trí thức người Việt nhận xét về tình trạng ngu và dốt của ông. 1.- Trước hết, chúng ta trở lại chuyện bản văn do nhà viết sử Lương Minh Sơn ghi nhận lời tuyên bố của ông Diệm trong bữa cơm được tổ chức tại Khách Sạn Mayflower ở Washington D.C vào tháng 10 năm 1950 để cho các cán bộ của Giáo Hội La Mã giới thiệu ông ta với các viên chức cao cấp trong Bộ Ngoại Giáo Hoa Kỳ mà người viết đã trích dẫn ở trong chương sách nói về Những Tính Toán Của Vatican Trong Năm 1950 ở trên. Xin ghi lại đây đoạn văn sử này trong đó có lời tuyên bố để đời của ông Ngô Đình Diệm để độc giả suy nghiệm: "...Mục đích của buổi gặp gỡ xã giao này là để chính phủ Hoa Kỳ tìm hiểu về tình hình Việt Nam và để xác định lập trường chính trị của ông Diệm và Đức Cha Thục. Sự kiện 90% người dân Việt Nam không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo không làm ông Diệm quan tâm vì ông đã tuyên bố tối hôm đó rằng ông "tin tưởng vào quyền lực của Vatican và ông chống Cộng một cách cực lực.” … “Điều còn lại sau cùng cho kế hoạch chính trị hỗn hợp này là làm thế nào để giải thích cho Hội Đồng Chính Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ và kinh nghiệm chính trị và khả năng lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm? Tổng Thống Eisenhower cũng chỉ có thể trấn an Hội Đồng Chính Phủ bằng câu nói, “Trong đám mù, thằng chột làm vua,”.[HER]. Điều này cho thấy: một là ông Diệm không có một thành tích chính trị nào đáng kể, hai là ông Diệm không có khả năng lãnh đạo, hoặc ba là người Mỹ hoàn toàn không biết gì về ông Diệm.”[i] 2.- Trong cuốn sách Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tác giả Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Đức ghi lại lời tuyên bố của ông Ngô Đình Diệm với nguyên như như sau: "Chế độ này còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế độ khác. Người ta chê là độc tài, nhưng chỉ ngại còn những thứ độc tài khủng khiếp hơn.... Tôi tiến thì theo Tôi, Tôi lùi thì bắn tôi, Tôi chết thì trả thù cho Tôi,.."[ii] Là một đồ Da-tô thuộc loại bế ngửa (đạo gốc, rửa tội lúc còn bế ngửa), ông Diệm ít nhất mỗi ngày đến bàn thờ Chúa Jesus cầu nguyện một hai lần (như đã nói ở trên). Ấy thế mà ông vẫn không nhớ được lời Chúa dạy "Ta tha thứ cho kẻ thù của Ta", lúc Ngài bị đóng đinh trên cây thập giá ở Núi Sọ, cho nên ông mới đưa ra lời tuyên bố ngu xuẩn rằng, "Tôi chết thì trả thù cho tôi." Trong khi đó, cũng là tín đồ Da-tô thuộc loại bế ngửa như ông, cũng mang đầy tội ác đối với nhân dân như ông, cũng phải đền tội trước nhân dân như ông, nhưng khi bước lên đoạn đầu đài đền tội vào ngày 21/1/1793, Vua Louis XVI lại nhớ lời dạy trên đây của Chúa Jesus và đã tuyên bố rằng:"Tôi tha thứ cho những kẻ thù của tôi". Sự kiện này được sách Cách Mạng Và Hành Động ghi lại như sau: "Tới ngày 21/1/1793, Louis XVI lên đoạn đầu đài, theo sau có một tu sĩ không tuyên thệ với Cách Mạng. Nhà vua tự tay cởi áo và cà vạt, rồi yên lặng để người ta trói tay mình. Ông chỉ kêu lên: "Tôi vô tội. Tôi tha thứ cho những kẻ thù của tôi, và tôi cầu Chúa để máu của tôi khỏi gây họa cho dân chúng." Rồi lưỡi dao hạ xuống Louis Carpet rớt xuống thùng vôi..."[iii] . 3.- Trong cuốn Hai Mươi Năm Qua 1945-1964 Việc Từng Ngày, cụ Đoàn Thêm ghi lại lời tuyên bố của ông Ngô Đình Diệm với nguyên văn như sau: "Sau lưng Phật Giáo trong nước còn có Hiến Pháp, nghĩa là còn có tôi."[iv] Điều khôi hài là trong khi và sau khi đưa ra lời tuyên bố ngu xuẩn và ngang ngược trên đây, ông Diệm cũng không biết rằng lời tuyên bố trên đây là ngu xuẩn và ngang nguợc. Người ta bảo rằng nó lú có chú nó khôn. Nhưng cái lũ chú của anh em ông Ngô Đình Diệm cũng chẳng khôn chút nào cả. Cái lũ chú này là Giám Mục Ngô Đình Thục, Giám-mục Pham Ngọc Chi, các Linh-mục Nguyễn Văn Thuận (sau này được phong chức giám mục, rồi lại được chức hồng y nữa), Mai Ngọc Khuê, Đinh Xuân Hải, Tô Đình Sơn, Nguyễn Lạc Hóa, Trần Đình Vận, Bửu Dưỡng, Cao Văn Luận, Nguyễn Quang Lãm, Trần Du, Nguyễn Bá Lộc, Thanh Lãng, v v... và một số đông các nhà trí thức Da-tô ngoan đạo có bằng cấp đại học. Vì ngu dốt, cho nên họ không biết rằng ở ngay nước Hoa Kỳ (đã chủ mưu tạo nên miền Nam và chế độ Ngô Đình Diệm), tất cả mọi người đều phải hành xử theo luật pháp và hiến pháp Hoa Kỳ, không có môt người nào, dù là Tổng Thống Hoa Kỳ đi nữa cũng không được đứng trên hay sau lưng Hiến Pháp và luật pháp. "No American is above the law". Điều khôi hài khác nữa là ông Diệm thường huênh hoang khoác lác khoe khoang rằng ông là một nhà Nho đến nỗi một sử gia người ngoại quốc tên là Denis Warner lầm tưởng rằng ông ta là một nhà Nho thật sự cho nên mới viết một cuốn sách nói về ông ta và về chế độ của ông ta với tựa đề là "The Last Confucian" (New York: The Macmillan Company, 1963.) Tự xưng là một nhà Nho, nhưng ông Diệm lại không nhớ lời của Thày Mạnh Tử dạy rằng "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" và “Dân chí sở ố, ố chi; dân chi sở hiếu, hiếu chi;. Thử chi vị dân chi phụ mẫu.” Vì không nhớ (hay không biết) các lời dạy trên đây, cho nên ông mới tuyến bố một cách ngang ngược và ngu xuẩn rằng "Sau lưng Phật Giáo trong nước còn có Hiến Pháp, nghĩa là còn có tôi."
VIII.- TÌNH TRẠNG NGU DỐT CỦA ÔNG DIỆM ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA NHỮNG LỜI NHẬN XÉT CỦA CÁC NHÀ TRÍ THỨC
Từ ngàn xưa, những hạng người ngu xuẩn và dốt nát, nhất là những hạng người cuồng tín về tôn giáo, càng ở vào địa vị cao trọng, càng để lộ ra tình trạng ngu xuẩn và dốt nát của họ khi họ tuyên bố một điều gì hay khi ứng xử với mọi người. Đây là một quy luật về tâm lý. Quy luật này thể hiện ra rõ ràng nhất ở nơi con người Ngô Đình Diệm. Như đã trình bày ở trên, tình trạng ngu đốt của ông Diệm được thể hiện ra vào những dịp như khi tiếp xúc hay nói chuyện với những nhân vật trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào tháng 10/1950, khi tiếp xúc với các sinh viên Việt Nam đang du học ở Âu Châu trong thời gian 1951-1954 (sẽ nói rõ trong một tiểu mục ở sau), khi làm việc với ông cố vấn đặc biệt của Hoa Kỳ là Đại Tá Edward G. Lansdale, khi tâm tình với những người đồng đạo thân tín như cựu Tướng Hùynh Văn Cao, và những khi phải tuyên bố long trọng với nhân dân, bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ trường hợp nào, ông Diệm cũng để lộ ra tình trạng cuồng tín, ngu xuẩn và dốt nát của ông ta. 1.- Trong bài viết “Bài Học Chiến Tranh Việt Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ” đã được trích dẫn ở trên, ông Ngô Đình Diệm bị các nhân việc trong chính phủ chế là thiếu khả năng chính trị (một cách nói ám chỉ sự ngu dốt của một chính khách như ông Diệm) khiến cho Tổng Thống Eisenhower phải trấn an họ bằng câu nói “Trong đám thằng mù, thằng chột làm vua.” 2.- Trong cuốn Tôi Làm Cố Vấn Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cựu Tướng Edward G. Lansdale kể lại nỗi bực mình của ông về cái ngu của ông Diệm bằng ngôn ngữ ngoại giao là "kém khôn ngoan về chính trị". Nỗi bực mình này của cựu Tướng Edward G. Lansdale quả thật là đúng với thành ngữ "Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn là thầy thăng ngu" của người Việt chúng ta. Dưới đây là nguyên văn lời cựu Tướng Edward G. Lansdale: "Tôi đã đề nghị bên Bình Xuyên hãy đem gươm ra mà đúc lưỡi cày. Quân đội riêng của họ hãy tự giải giới và đem số dung cụ, vật liệu họ thu thập được qua sự kinh doanh của những cơ sở phi pháp ra mà kiến thiết một xa lộ tối tân cần thiết từ Sàigòn đi Vũng Tầu (nơi có nhiều tài sản của Bình Xuyên). Xa lộ ấy vì là tặng vật của Bình Xuyên cho quốc gia, nên sẽ được mang tên của lãnh tụ Bình Xuyên. Đề nghị của tôi về việc làm xa lộ khiến cho Bẩy Viễn thích thú. Tôi liền dàn xếp một cuộc gặp gỡ giữa Bảy Viễn và ông Diệm. Sau khi gặp nhau, Bẩy Viễn giận dữ ra về và trút cơn thịnh nộ lên đầu các tay cố vấn. Kết cuộc một người trong số cố vấn nầy bị bắn lủng ngực. Nghe được câu chuyện tai hại ấy, tôi liền tức tối đến gặp ông Diệm để tìm hiểu việc gì đã xẩy ra trong cuộc hội kiến với Bẩy Viễn. Ông Diệm cho tôi biết viên lãnh tụ Bình Xuyên đã đưa ra một đề nghị "tầm bậy" là hắn sẽ chấm dứt những hành vi sai lầm phi pháp và đem tiền của ra để kiến thiết một xa lộ. Tôi nói với ông Diệm rằng: "Đó là lý do khiến tôi xin Thủ Tướng tiếp kiến ông ta. Vậy Thủ Tướng đã trả lời ông ta ra sao? Ông Diệm nói: "Tôi bảo hắn rằng tôi không tin điều đó. Tôi không chấp nhận. Trước sau gì thì hắn cũng chỉ là một tên vô lại". Tôi điếng người vì sự kém khôn ngoan về chính trị của ông Diệm, và nói thẳng với ông Diệm như vậy. Ông ta đã không áp dụng nổi một giải pháp xây dựng cho một vấn đề khó khăn. Bình Xuyên kiểm soát ngành cảnh sát và một đạo quân, được hậu thuẫn bằng tiền bạc của những hoạt động phi pháp. Thay vì khuyến khích họ từ bỏ những hoạt động ấy, ông Diệm lại mua lấy sự oán ghét. Khi kẻ cướp bị khinh bỉ thì chúng nguy hiểm không khác gì một người đàn bà. Một ngày nào đó, ông Diệm sẽ phải trả giá đắt cho sự kém khôn ngoan ấy."[v] 3.- Trong bài "Hoàng Xuân Hãn, Một Nhân Chứng Lịch Sử" đăng trong tờ Hợp Lưu số 29 tháng 6 & 7/1996 nơi các trang 74-75, tác giả ghi lại chuyện cụ Hoàng Xuân Hãn cho rằng ông Diệm là hạng người đần độn với nguyên văn như sau: "Hồi ấy, tôi vào chấm thi đấy , tôi có một người bà con rất thân với ông Diệm, có thể nói là thư ký riêng của ông Diệm. Ông Diệm hồi ấy viết cái gì hay nói cái gì thì cũng cậu này làm cho cả. Cậu ta đậu bachot (Baccalauréat - thi tú tài), người đứng đắn và nhiều chính kiến lắm, Cậu ta nói với tôi: "Cụ Diệm muốn gặp - gọi tôi bằng chú - chú lắm. Làm thế nào để cháu đưa chú đến gặp cụ Diệm mà tụi Tây nó không biết." Thế rồi, một tối, cậu ta đến dắt tôi đi qua một cái vườn, rồi qua hàng rào, sang nhà ông ta. Ngồi đợi, tôi còn nhớ có cái đèn manchon sáng, không có điện tuy là ở Huế. Ông cụ này một chốc xuống, mặc khăn áo chỉnh tề, khăn đóng, tôi còn nhớ mặt trắng, người tăng tướng thì không tăng tướng, nhưng người nho nhã lắm. Ông xuống ngồi với tôi một giờ rưỡi đồng hồ, chỉ hỏi một câu thôi: Chào ông, hay cám ơn gì đó. Rồi thì ngồi, tôi ngượng quá, không thấy ông hỏi một cái gì cả, rồi tôi phải gợi câu hỏi để ông ta giả nhời, mà ông ấy giả nhời thì cũng lại vắn vủi. Thôi tôi chán hết sức. Tôi nói rằng từ trước đến giờ nghe về đường réputation (tiếng tăm) người ta nói rằng ông... gì lắm, sao mà ông ấy như thế? Sau tôi hỏi cháu tôi, thì cháu tôi nói: Cụ Diệm ở đây ai cũng trọng cả, chứ mà tính cụ ấy như thế, kín lắm! Thế tôi hỏi: "Đã mời tôi tới thì cũng phải hỏi cái gì cho nó có câu chuyện chứ?" Không! Cái cảm tưởng của tôi về ông Diệm là thế này: "Một người đi tu mà nhiều khi lại đần độn là khác nữa."[vi] 4.- Trong cuốn Những Ngày Buồn Nôn, Giáo-sư Lý Chánh Trung, một trí thức Da-tô, nói rõ về tình trạng kém thông minh, dốt nát về chính trị của ông Diệm và tình trạng vừa ngu dốt vừa lưu manh của bọn người đồng đạo bộ hạ của ông ta với nguyên văn như sau: "Ngày 20 tháng 8 năm 1963, Phật Giáo bước vào "mùa pháp nạn" và dân chúng miền Nam bắt đầu đếm từng ngày cái chuỗi ngày thật dài, nóng bỏng và nghẹt thở dẫn đến cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Một sự dường như mới xẩy ra hôm qua đây, hình ảnh các biến cố còn sáng rực trong ký ức, thế mà anh em Phật tử đã kỷ niệm mùa Pháp nạn đến lần thứ bảy rồi đó. Tôi không phải là một Phật tử, cũng không bị ức hiếp điều chi dưới trào ông Diệm, nên không có tư cách gì để nói lên cảm nghĩ của mình nhân ngày kỷ niệm này, mà chỉ có thể chia xẻ phần nào sự đau xót mà chắc số đông đồng bào Phật tử đang cảm thấy trong lòng, khi nhìn lại những thăng trầm biến đổi, những hoạn nạn gian truân mà Phật giáo xứ này đã phải liên tiếp gánh chịu trong bảy năm qua, kể từ mùa Pháp nạn đầu tiên. Những cảm nghĩ mà tôi có thể nói và thấy cần phải nói, là những cảm nghĩ về ông Diệm, người đồng đạo của tôi và cũng là người chịu trách nhiệm trước lịch sử về cuộc đàn áp Phật Giáo năm 1963, dù cho cuộc đàn áp này có thực sự do chính ông quyết định hay không. Tôi có gặp ông Diệm một lần, khi còn là sinh viên ở Louvain. Lúc ấy, ông đang nằm chờ thời trong một tu viện gần thành Bruges (Bỉ). Nhân dịp ông đến Louvain tiếp xúc với giới Đại Học, Đoàn Sinh Viên Công Giáo Việt Nam có mời ông đến ăn cơm và nói chuyện tại đoàn quán. Sau bữa cơm rất thanh đạm dưới bếp, ông được mời ngồi trên chiếc ghế bành duy nhứt trong phòng khách, chúng tôi quây quần chung quanh. Ông đã ngồi im như không nhúc nhích trong mấy tiếng đồng hồ, đã hút gần hết bao thuốc lá Belga của chúng tôi, đã nói thật nhiều và phần nhiều là nói một mình. Ông không trả lời thẳng và đích xác một câu hỏi nào của chúng tôi, ngoại trừ một câu: Khi được hỏi ông quan niệm thế nào về dân chủ, ông nói rằng ông không có học nhiều về chính trị nên không được rõ lắm về các lý thuyết dân chủ, nhưng ông vừa đi quan sát nước Mỹ cũng như vài nước Âu Châu và ông thấy nền dân chủ Hoa Kỳ là tốt hơn hết. Câu trả lời đó đã làm một số anh em chúng tôi thất vọng. Lúc ấy, chúng tôi không có một chút cảm tình đối với Mỹ vì Mỹ giúp tiền cho Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương và cũng đang nghi ngờ nền dân chủ Mỹ vì cái chính sách chống Cộng ngu xuẩn, đượm nhiều hơi hám phát xít của nhà cầm quyền Mỹ (đặc biệt là cái phong trào "săn bắt Cộng Sản" của Thượng Nghị Sĩ Joseph Mac Carthy) và vì sự can thiệp trơ trẽn của Mỹ vào các nước Châu Mỹ La Tinh như vụ lật đổ Chính Phủ Cấp Tiến Guatemala. Sau câu chuyên, tôi đã cùng một anh sinh viên khác hộ tống ông Diệm về khách sạn. Đường xa, trời lạnh, ông bước thật nhanh theo lối chữ bát và đã im lặng trong suốt quãng đường. Không biết trong những câu hỏi của chúng tôi đêm đó, hoặc trên những tờ báo của chúng tôi mà chắc ông có đọc, có điều chi làm ông không vừa lòng, mà ông đã nói với ông viện trưởng Trương Đại Học Louvain rằng sinh viên Việt Nam tại đây "đã bị mác-xít hóa ít nhiều", khiến cho ông viện trưởng phái một người đến để hỏi thăm về việc đó. Sau này, khi cầm quyền, ông vẫn không ưa "bọn Louvain" và trong một phiên họp chính phủ, ông nói rằng cái bọn Louvain chúng nó "lộn xộn" lắm, các ông bộ trưởng có dùng thì phải coi chừng. Tuy nhiên, ông không có một hành động kỳ thị nào đối với chúng tôi. Riêng phần tôi, cuộc tiếp xúc đầu tiên với ông Diệm đã không gây được một niềm hứng khởi hay tin tưởng nào mà cũng không giúp tôi hiểu rõ thêm tình hình đất nước. Những ý tưởng của ông rất lù mù mà sự diễn đạt lại càng lù mù hơn. Tôi có cảm tưởng ông là người hiền lành, yêu nước và có đức độ nhưng lại quá thân Mỹ và không am hiểu gì hết về các vấn đề xã hội. Nói chung là tôi thất vọng không những về quan niệm chính trị của ông mà còn vì khuynh hướng độc thoại của ông. Hình như ông chỉ có thể nói một mình, chớ không đối thoại thật sự được với ai. Tuy thất vọng, tôi vẫn có cảm tình đối với ông, vì có một cái gì đáng kính và dễ mến trong cái tác phong đạo mạo, trong cái dáng điệu cứng ngắc và ngượng nghịu của ông. Nhưng thiệt tình lúc ấy, tôi không ngờ rằng ông Diệm sẽ được suy tôn như là lãnh tụ anh minh và cứu tinh của dân tộc. Tôi đã kể lại dài dòng bữa gặp gỡ đầu tiên với ông Diệm, vì hôm nay tôi nhớ tới ông với thật nhiều thương xót, mà cũng vì tôi muốn cho những phán đoán của tôi về ông được hiểu rõ là không do nơi ác cảm hay một sự bất mãn cá nhân nào đối với ông. Nhìn lại chín năm cầm quyền, tôi thành thực nghĩ rằng, ông chỉ là một huyền thoại lớn do người Mỹ và một số tay chân bộ hạ tạo ra để lợi dụng. Người Mỹ lợi dụng ông để thực hiện mưu đồ của họ, một số tay chân bộ hạ đã lợi dụng ông để bòn rút những nguồn lợi béo bở của đất nước này và của viện trợ Mỹ. Cái lỗi căn bản của ông là chính ông đã tin nơi cái huyền thoại “cứu tinh dân tộc, lãnh tụ anh minh” đó. Ông đã tin nơi sứ mạng cứu nước của mình đến nỗi không còn chấp nhận được bất cứ tiếng nói nào khác tiếng nói của ông, ngay cả những tiếng nói thật ôn hòa và “xây dựng” như bức thơ trần tình của nhóm nhân sĩ Caravelle. Cái lỗi căn bản của ông là đã xem người Mỹ cũng như tay chân bộ hạ của ông là những phương tiện để hoàn thành sứ mạng cứu nước trong khi chính ông mới là phương tiện của người Mỹ và một số tay chân bộ hạ. Và sứ mạng cứu nước đã được ông đồng hóa sứ mạng chống Cộng, vì đối với ông, Cộng Sản là sư xấu tuyệt đối phải tiêu diệt bằng mọi giá, kể cả cái giá lệ thuộc người Mỹ. Đó là một lỗi căn bản khác và tất cả sự mâu thuẫn của chính sách chống Cộng nằm ở chỗ này. Tôi được biết ông đã suy nghĩ và do dự rất lâu khi chính chánh phủ Kennedy đề nghị gửi sang đây 14 ngàn quân để thí nghiệm cuộc “chiến tranh đặc biệt”, vì ông thấy rõ nguy cơ mất chủ quyền. Nhưng cuối cùng ông đã nhận vì sự chống cộng đã được ông xem như một cứu cánh tuyệt đối mà đó là cái giá phải trả để chống cộng, một cái giá thật đăt đối với ông vì tôi tin ông yêu nước, dầu yêu nước theo cách của ông. Ông đã tưởng mình có thể lệ thuộc Mỹ một phần nào thôi, còn phần kia thì vẫn “độc lập”, ông đã tưởng mình có thể nhẩy vào vòng tay người Mỹ trong một giai đoạn ngặt nghèo rồi thoát khỏi vòng tay đó khi tình hình sáng sủa hơn, ông đã tưởng có thể chấp nhận làm con cờ trong một ván cờ rồi ngay trong ván cờ đó, có thể tự động đi một nước cờ riêng của ông. Khi ông nhìn thấy đó chỉ là ảo tưởng thì đã quá trễ: Ông đã chết vì ảo tưởng đó. Và cái chết bi thảm của ông cho thấy một sự thật hết sức tầm thường: Không một con cờ nào có thể tự động đi một nước cờ cho riêng nó, dầu con cờ đó mang tên Ngô Đình Diệm, và không một nước nhỏ nào có thể lợi dụng một nước lớn, nhất là nước đó mang tên Hoa Kỳ. Bẩy năm đã qua và ngày nay, dư luận quần chúng có vẻ khoan hồng hơn đối với ông Diệm và chế độ cũ của ông, ngay cả những nơi nạn nhân của chế độ ấy.. Lý do giản dị: với thời gian, kỷ niệm đã mờ nhạt, hận thù được xoa dịu, những ẩn ức dồn nén được giải tỏa. Trong khi đó, cái thực trạng của xã hội miền Nam mỗi ngày thêm xấu xa tệ hại, khiến cho người ta có khuynh hướng chỉ nhớ tới những nét tương đối dễ coi của chế độ Ngô Đình Diệm, mỗi khi so sánh thời này với thời trước. Nhưng từ đó mà cho rằng chế độ ông Diệm là một thời đại hoàng kim và chỉ cần bắt chước ông Diệm là có thể giải quyết những vấn đề đất nước, như một số chân tay bộ hạ của ông đang tuyên bố rùm beng thì thật là lố bịch và vô liêm sỉ. Những người đang hò hét khóc lóc chung quanh cái tên Ngô Đình Diệm như bầy quạ trên một xác chết. Với cái âm mưu tái lập một chế độ Diệm không Diệm trong đó họ sẽ phè phỡn bòn rút như xưa, xin họ nhớ cho rằng giòng lịch sử không bao giờ chẩy ngược chiều. Và nếu họ không còn một chút tự trọng, xin họ dầu sao cũng thương dùm ông Diệm, Tội nghiệp ông! Tôi ứa nước mắt mà viết câu này, xin họ hiểu cho.”[vii] 5.- Trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tác giả ghi lại lời nhận xét của Đại Sứ Cabot Lodge viết trong công điện gửi về chính phủ Hoa Kỳ bằng những lời lẽ nói về tình trạng ngu dốt cũng như não trạng phong kiến lạc hậu lỗi thời, phản tiến hóa của anh em ông Diệm với nguyên văn như sau: "Chủ yếu chúng nó là một chế chuyên chính Á Châu thời Trung Cổ của loại gia đình cổ điển, không hiểu gì cả hay rất ít, về các ngành nghề của chính quyền vì dân. Chúng không thể ăn nói với dân chúng, không thể gây cảm tình với báo chí, chúng không thể ủy thác quyền hành hay tạo ra niềm tin, chúng không thể hiểu được tư tưởng chính phủ là công bộc của dân. Chúng nó chỉ quan tâm đến an ninh vật chất và sự sống còn của chúng, chống lại bất cứ mối đe dọa nào cộng sản hay không cộng sản."[viii] 6.- Trong bài viết “Tôi đọc Truyện Kiều Và Tuổi Trẻ” đăng giaodiem.com, tháng 2/2006, Giáo-sư Trần Chung Ngọc ghi nhận lại lời nói về ông Ngô Đình Diệm như sau: “Tôi nhớ đến lời Tổng Thống Lyndon Johnson khen ông Ngô Đình Diệm là Winston Churchill của Đông Nam Á. Khi ký giả Stanley Karnow hỏi Johnson có phải Tổng Thống thực sự nghĩ như vậy không? Johnson đã trả lời thẳng thừng: "Cục phân, nó là thằng nhóc duy nhất mà chúng ta có ở đó" (Shit, he is the only boy we got there).”[ix] Tạm kể ra 6 trường hợp trên đây và 6 trường hợp này đều nằm trong những đặc tính chung của những tín đồ Da-tô cuồng tín mà người viết đã trình bày ở trên. Qua phần trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng ông Ngô Đình Diệm quả thật là một tín đồ siêu cuồng tín với đầy đủ 17 đặc tính Da-tố đã nói ở trên và xứng đáng được nhà báo Long Ân xếp loại vào hạng người “đã cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của con người súc sinh.” Điều đau buồn cho dân tộc Việt Nam là “hạng người súc sinh này” lại được Vatican và siêu cường Hoa Kỳ đưa về Việt Nam cầm quyền ở miền Nam Việt Nam hơn chín năm trời. Quyền hành sinh tội ác. Cũng vì thế mà thằng súc sinh Ngô Đình Diệm đã trở thành thiên cổ tội nhân đối với dân tộc Việt Nam ta và sách sử khẳng định rằng thằng súc sinh này là một trong số 100 tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại. Xem tiếp "Những Việc Làm tàn Ngược Của Ông Diệm" Chú thích [i] Lê Hữu Dản, Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, Calìornia, 1997), trang 23-24. [ii]Hoàng Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Đức, Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (San Jose, CA: Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, 1999), tr. 405. [iii] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng Và Hành Động (Sàgòn: Quan Điểm, 1964), tr 70. [iv] Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua 1945-1964 Việc Từng Ngày (Los Alamato CA: Xuân Thu in lại ấn bản 1965), tr. 351. [v] Edward G. Lansdale, Sđd., tr. 55. [vi] Chính Đạo, Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960 (Houston, Texas: Văn Hóa, 1997), tr. 116-117. [vii] Lý Chánh Trung, Những Ngày Buồn Nôn (Sàigòn: Đối Diện,1972), trang 133-138. [viii] Hoàng Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (San Jose, CA: Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, 1999) tr. 282. [ix] Trần Chung Ngọc. “Tôi đọc Truyện Kiều Và Tuổi Trẻ.” www.giaodiem.com, tháng 2/2006.
Những bài viết về Ngô Đình Diệm:
|