GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH17_1.php

12 tháng 10, 2009

Các bài trong chương 16: 1 2 3

CHƯƠNG 17 - 1


BAO CHE TU SĨ KHI TỘI ÁC CỦA HỌ
BỊ ĐƯA RA TRƯỚC CÔNG LUẬN VÀ CÔNG LÝ


Như đã nói ở trên, tín đồ Gia-tô dấn thân vào học nghề  linh mục không phải vì lý tưởng vị tha cao cả, mà hoàn toàn vì  những tham vọng hay lòng thèm khát quyền lực, danh vọng và lợi lộc. Cái tâm lý này rất bình thường đối với hầu hết những thanh thiếu niên bình thường khác mới lớn lên. Tất cả những người bình thường này thường thường đều có dự tính là lo học hành cho đến một mức nào đó, rồi chuyển vào trường chuyên nghiệp học lấy một nghề chuyên môn với hy vọng sau khi tốt nghiệp sẽ kiếm được môt việc làm ngon lành để tháng tháng có đồng lương khá sộp, tiền bạc rung rinh chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày và hưởng thụ cho bõ những ngày còn phải miệt mài, lận đận với sách đèn và thi cử.

Nói đến hưởng thụ là phải nói tới những khát vọng mà người đời thường ước ao, khao khát chạy theo đeo đuổi. Những khát vọng đó là "tình ái, tiền của, quyền thế, và danh vọng". Trong bốn thứ này, tình ái phát sinh trong con người mạnh nhất và sớm nhất, nhưng đối với các đấng mày râu thì nó (tình ái) lại là một thứ “ngọn”, nghĩa là phải có sau khi có một trong ba thứ kia (tiền của, quyền thế và danh vọng). Lý do rõ ràng là ai cũng biết rằng Nếu có một trong ba thứ  "tiến bạc, quyền thế và danh vọng", THÌ thì con đường đi đến lâu đài "tình ái" sẽ được mở rộng thênh thang. Một thanh niên bình thường, chỉ cần có một trong ba thứ này cũng có thể dễ dàng kiếm được người yêu, ngọai trừ một vài truờng hợp ngoại lệ. Một khi đã có một trong ba thứ này, có khi không cần phải mất công tìm kiếm cũng có nhiều cô gái trẻ đẹp xinh như mộng tìm đến làm quen để xin đuợc làm người tình hay trọn đời nâng khăn sửa túi.

Một  thanh niên bình thường mà còn như vậy, huống chi một ông linh mục có đủ cả ba thứ này và lại là một ông lãnh chúa với "những tuyệt đối nhất của bất kỳ phương diện nào. Giáo dân tùng phục, giáo dân khiếp sợ, giáo dân cầu lụy và muôn ngàn hình ảnh khác" ở trong một họ đạo! Ở vào địa vị như vậy, thì làm sao các ngài mang chức thánh thoát khỏi cái cảnh gái non mơn mởn xinh đẹp như thiên thần ríu ra ríu rít quấn quít bên mình? Làm sao các ngài "mang chức thánh" lại không sa vào lưới tình để rồi hủ hóa và sa đọa? Làm sao thanh thiêu niên trong xã hội con chiên không thèm khát lao thân vào hạoc cái nghề đi tu làm linh mục?

Quản nhiệm một họ đạo, một vị linh mục đương nhiên trở thành một lãnh chúa trong lãnh địa trách nhiệm của ông ta. Bước đi một bước là có kẻ hầu người hạ bước theo, hô lên một tiếng là có hàng ngàn tiếng đáp lời, ra lệnh gì là giáo dân tuân theo răm rắp, ăn toàn những cao lương mỹ vị, uống toàn những thứ ruợu ngon thượng hảo hạng nhập cảng từ bên Pháp, bên Ý. Được ăn uống đầy đủ như vậy, thân hình các ngài  trở nên tráng kiện với tất cả nam tính và dục tình toát ra qua ánh mắt, qua ngôn ngữ và qua từng tác động. Ấy thế mà các ngài lại ở vào cái cảnh bị "dồn nén" về sinh lý vì không được phép lập gia đình. Vì bị "tù hãm" lâu ngày, "tình dục" chứa chất  trong người của các Ngài lúc nào cũng sôi sục như muốn trào ra qua tât cả ngũ giác quan mỗi khi gần bên nữ giới. Theo các nhà tâm lý học, những thanh niên sống trong quyền lực vương giả có thân hình tráng kiện mà độc thân đều là những hỏa diệm sơn lúc nào cũng bừng bừng phừng phực trong cơ thể. Trong khi đó thì gái non phơi phới nõn nà lúc nào cũng sấn sổ đến nói năng những lời dịu ngọt, âu yếm, mến thương, mắt  liếc đưa tình, như mời như gọi, sáp tới, quấn quyện, bịn rịn không muốn xa các Ngài. Trong hòan cảnh như vậy, làm sao lửa tình không bốc cháy mà phun trào tung tóe  như hỏa diệm sơn? Làm sao các ngài cầm giữ được con heo lòng?

Giáo Hội  La Mã và đám con chiên cuồng tín cho rằng các ông linh-mục "mang chức thánh" và các ngài đã trở thành "thánh" rồi, tất nhiên là các ngài "thánh thiện", không thể xẩy ra như vậy được! 

Xin thưa, điều này cho phép người viết nói thật, dù rằng nói thật sẽ làm mất lòng nhiều người. Giáo Hội nói như vậy là Giáo Hội nói láo để lừa bịp tín đồ và người đời. "Nhất tín bất tín, vạn sự bất khả tín" và "dực vào những gì đã xẩu ra trong quá khư mà suy đoán ra những chuyện sẽ xẩy trong tương lai.” Những việc làm bịp bợm của Giáo Hội trong quá khứ mà chúng tôi đã trình bày trong các chương trong  Mục IV (đặc biệt là Chương 11) ở trên và  nhiều chương khác trong bộ sách này là những bằng chứng  hùng hồn cho chúng ta thấy rằng những gì Giáo Hội nói đều là nói láo, quanh co, quay quắt, lắt léo và lươn lẹo. Giáo Hội quả thật là vua bịp và vua nói láo, chú cuội còn phải ngả nón chào thua Giáo Hội. Tín đồ Da-tô nói như vậy là vì nhẹ dạ cả tin vào Giáo Hội, rồi nói theo phản ứng Pavlov mà thôi.

Trong lịch sử nhân loại, kể từ khi có chữ viết (có sử) cho đến ngày nay (năm 2009), hầu hết những người có cả ba thứ  "tiền bạc, quyền thế và danh vọng" là những người dễ dàng bị cám dỗ lao vào hố sâu tội ác. Ấy thế mà các Ngài "mang chức thánh" của Giáo Hội La Mã có đầy đủ cả ba thứ trên đây mà lại cao rao rằng họ là những bậc thánh "sống đời độc thân và trình bạch, không dây dưa đến ái tình"  thì tự nó đã là gian dối và lừa gạt người đời rồi.

Kinh nghiệm cho thấy rằng những  hạng người thèm khát quyền lực, háo danh và hám lợi"  mà có đủ ba thứ "tiền bạc, quyền hành và danh vọng" không thể nào sống đời trinh bạch được, nhất là những người còn đang thời kỳ tráng niên, tuổi đời chưa tới 75. Đây là những sự thật đã từng xẩy ra và xẩy ra liên tục trong gần hai ngàn năm qua ở trong giới tu sĩ của Giáo Hội La Mã. Bằng chứng là Giám Mục Emmanuel Milingo ở xứ Zambia (Phi Châu) đã 71 tuổi còn cưới bà Sung Myung Moon  mới 41 tuổi (xin xem lại Mục III) và sự kiện  Linh-mục Nguyễn Hữu Dụ đã 75 tuổi (ở Houston, Texas) rồi mà còn làm tình với nữ tín đồ Vui Nguyễn ở ngoài công viên giữa thanh thiên bạch nhật bị cảnh sát thộp cổ đưa ra tòa về tội "làm tình không đúng chỗ" (Xin xem lại Chương 13, Mục V ở trên). Những vụ loạn  dâm được các cơ  quan truyền thông ở Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới loan tải từ đầu năm 2002 cho đến nay, và phần trình bày dưới đây trong tập sách này là những bằng chứng nói lên sự thật này. Tất cả đã cho thiên hạ thấy rõ những người được Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô thường kính trọng gọi là "Cha", "Đức Cha", "Đức Thánh Cha"  và rất nhiều người "mang chức thánh" khác trong Giáo Hội La Mã không những chẳng có gì là "thánh thiện" như họ thường nói, mà còn là những bạo chúa, những hung thần và những con quỷ dâm dục.

Thực ra, ngoại trừ các ông giáo hoàng mà chúng tôi đã nêu đích danh trong bộ sách này, những người "mang chức thánh" khác mà bị vướng mắc vào những tội ác liên hệ đến đàn bà, con gái hay sờ mó con nít chỉ là nạn nhân của chính sách vừa đòi hỏi giới tu sĩ phải sống độc thân vừa đặt họ vào địa vị của một ông lãnh chúa  với đầy đủ cả quyền hành, danh vọng và tiền bạc tại địa phương họ quản nhiệm. Ở trong tình trạng này, các ngài "mang chức thánh" của Giáo Hội đứng nhìn đàn con chiên nữ trẻ đẹp lượn quanh ríu rít bên mình chẳng khác gì những con cọp đói  đứng nhìn đàn nai tơ nõn nà  mơn mởn, nhởn nhơ lượn quanh nơi trước mặt. Đây là một sự thật, chẳng cần phải là các bậc trí giả, mà bất kỳ một người nào có trình độ thông minh trung bình cũng có thể nhận thức được điều này. Chẳng lẽ Giáo Hội lại không biế điều này hay sao

Chẳng lẽ Giáo Hội lại không biết rằng "quyền hành, danh vọng và tiền bạc" là những phương tiện giúp cho họ lao vào hố sâu vực thẳm của tội ác? Điển hình nhất là những tội ác như sa đọa, sống đời phóng đãng,  bất chấp cả luân thường đạo lý, thậm chí làm đến cả những  chuyện  lọan luân dâm loạn giống như các ông giáo hoàng trong thời Trung Cổ mà chúng tôi đã nêu đĩch danh trong 2  Chương 13 và 14 ở trên.

 

NGUYÊN NHÂN  GIÁO HỘI PHẢI THI HÀNH
CHÍNH SÁCH DUNG DƯỠNG CHO TU SĨ
SỐNG ĐỜI PHÓNG ĐÃNG, LỌAN LUÂN DÂM LỌAN

 

Giáo Hội La Mã  theo đuổi chủ nghĩa bá quyền với dã tâm thống trị  toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại về cả thể xác lẫn  tâm linh  bằng  chủ thuyết "thần quyền chỉ đạo thế quyền" và chính sách "bất khoan dung đối với các tôn giáo và văn hóa khác" để thỏa mãn tham vọng đê hèn về "tiền bạc, quyền thế, danh vọng và tình dục.. Để đạt được mục đích này, Giáo Hội  phải sử dụng sách lược tiếm đọat chính quyền ở các vùng mục tiêu bằng bất cứ giá nào hầu thiết lập chế độ đao phiệt Ca-tô  rồi sử dụng quyền lực nhà nước để:

1.- Tiến hành kế  hoach Ki-tô hóa nhân dân bằng tất cả những phương tiện của nhà nước trong đó có cả danh lợi và bạo lực.

2.- Thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để kìm hãm nhân dân dưới quyền trong tình trạng ngu dốt, không còn khả năng lý trí nhìn ra tính cách bịp bợm trong những tín lý của đạo Kitô, 

3.- Triệt để thi hành chính sách bóc lột nhân dân đến tận xương tận tủy và vơ vét cho đầy túi tham.

4.- Thi hành chính sách tuyên truyền để bóp méo sự thật và xuyên tạc lịch sử để tung hỏa mù nhằn bứt bít sự thật về những hành tội ác của Giáo Hội do việc thi hành chủ trương và các chính sách trên đây gây ra.

Không ai chối cãi được cái bản chất  đế quốc thực dân xâm lược trên đây của Giáo Hội La Mã.  Bất kỳ đế quốc thực dân xâm lược nào cũng cần phải có một khối nhân sự có những khả năng chuyên môn về hành chánh, quân sự, tình báo, ngọai giao, tuyên truyền, tài chánh, kinh tế, kinh tài, quản thủ tài sản, v.v.. để điều hành các cơ quan trong bộ máy cai trị của đế quốc. Những thành phần làm việc cho bộ  máy cai trị của  bất kỳ đế quốc thực dân xâm lược nào cũng đều được gọi là  các ông quan đế quốc thực dân và mang nặng tính cách phong kiến. Là một đế quốc thực dân xâm lược, Giáo Hội La Mã cũng cần có bộ máy cai trị giống như tất cả các đế quốc thực dân xâm lược khác. Điểm đặc biệt là các  ông quan cai trị trong hệ thống quyền  lực của Giáo Hội La Mã còn mang nặng tính cách đế quốc thực dân phong kiến hơn tất cả các ông quan thực dân phong kiến của  bất kỳ đế quốc nào khác. Một điểm đặc biệt khác nữa là các ông quan cai trị của Giáo Hội La Mã lại mang danh  xưng là "tu sĩ" và được  trao phó cho nắm giữ nhiều vai trò khác nhau để phục vụ đắc lực tối đa cho Giáo Hội trong mục đích duy trì và  bành trướng quyền lực cho Giáo Hội. (Xin xem lại Chương 7). Đây là lý do TẠI SAO cùng mang danh nghĩa là "tu sĩ", mà các ông tu sĩ cúa đạo Gia-tô (xin hiểu là đạo Kitô La Mã) có những chủ đích hay động lực thúc đẩy đi tu hoàn toàn trái ngược với chủ đích hay động lực thúc đẩy đi tu của các nhà tu hành Phật Giáo. Chủ đích đi tu đã khác nhau thi tất nhiên là những việc làm, cung cách hành sử và đời sống đạo đức của họ cũng khác nhau. Vì giới hạn của chương sách này, người viết chi trình bày cái  hậu quả tai hại (bad consequence) của chủ đích đi tu của các ông tu sĩ Gia-tô khác với  thành quả  của chủ đích đi tu của các nhà tu hành Phật Giáo như thế nào mà thôi. Những phần khác xin miễn bàn ở đây.

Thực ra, Giáo Hội cũng biết rằng hầu hết những tín đồ dấn thân đi tu là để mưu cầu những thứ "quyền hành, danh vọng và tiền bạc" để hưởng lạc và sống đời phong lưu phóng đãng giống như các các đấng bề trên mà họ đã được biết rõ qua sách sử và qua kinh nghiệm bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Biết rõ chủ tâm của những người muốn trở thành tu sĩ là như vậy, cho nên Giáo Hội đã dùng những thứ này (quyền hành, danh vọng và tiền bạc) như là những miếng mồi vô cùng hấp dẫn để lôi cuốn họ chạy theo để làm linh mục phục vụ cho Giáo Hội suốt cả cuộc đời, rồi chính những thứ này tự nó đã trở thành xiềng xĩch cột buộc họ vào cái cảnh "bị dồn ép" để phục vụ cho Giáo Hội và phải  tuyệt đối trung thành với Giáo Hội.

Xã hội loài người  từ khi đã trở thành văn minh, ngoại trừ những người ở trong tình trạng bất lực, chúng ta có ba loại người ở trong hoàn cảnh có thể được gọi là sinh lý bị dồn ép. Tình trạng này đã khiến họ luôn luôn bị dục tình thôi thúc và khẩu súng dục tình của họ lúc nào cũng muốn tìm đối phương (đối tượng) để nhả đạn.

Thứ nhất là những quân lính đồn trú ở các vùng hỏa tuyến, không thể sống gần vợ con khiến cho vấn đề sinh lý của họ bị tù hãm.

Thứ hai là những tù nhân bị giam cầm lâu ngày trong ngục thất. Vì bị giam quá  lâu, không được giải quyết sinh lý và cũng không có một hồng nhan tri kỷ (một người bạn khác phái) để tâm tình hầu giải tỏa tình cảnh bí bích về sinh lý và tâm lý.

Tình trạng bí bích này khiến cho hai giới người này (quân linh  và tù nhân) trở thành những những người có một đặc tính được diễn tả bằng thành ngữ  "B tù C lính". Sở dĩ có thành ngữ này là vì hai giới người này bị bắt buộc ở vào tình trạng "thèm khát phụ nữ, sinh lý bị dồn ép", giống như những con cọp đói lâu ngày chưa kiếm được con mồi. Tuy nhiên, về phương diện tâm lý, rất có thể họ vẫn ở trong trạng thái bình thường, ngoài trừ việc họ phải sống trong tình cảnh  thương nhớ vợ con. Tất cả sẽ chấm dứt ngay khi họ trở về sống với gia đình

Thứ ba là giới người khoác áo tu hành "mượn danh đạo tạo danh đời" tức là những người không phải là các bậc chân tu.

Kinh nghiêm  lịch sử cũng  như kinh nghiệm sống trong xã hội con chiên o ngày nay và trong thực tế, phải thành thực mà nói rằng không có một ông linh mục hay tu sĩ Da-tô  nào đáng được gọi là "chân tu" theo quan niệm của người dân theo tam giáo cổ truyền của dân tộc ta.

Trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã,  đi tu làm linh mục là ra làm quan với những quyền hành của một ông quan phong kiến không những bao trùm lên toàn thể giáo dân trong vùng quản nhiệm, mà còn bao trùm lên cả chính quyền thế tục tại địa  phương. Ngòai ra, họ còn được Giáo Hội giao  phó  cho nắm giữ rất nhiều vai trò khác nữa  như đã được trình bày đầy đủ ở Chương 7 ở trên. Kinh nghiêm lịch sử cho thấy rằng, họ chỉ là những người mượn danh xưng tôn giáo để theo đuổi  tham vọng quyền lực hầu nhẩy lên bàn độc để ăn trên ngồi trước, đè đầu cỡi cổ nhân dân. Cũng vì thế mà nhân dân các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội La Mã mới gọi họ là "bọn lưu manh buôn thần bán thánh đội lốt thầy tu" và  nhân dân Âu Châu mới gọi họ là bọn "lãnh chúa áo đen" và  bọn "qụạ đen".

Vì không phải là những "bậc chân tu", cho nên từ khi Giáo Hội  chính thức ban hành quyết định vào năm 1123 và  thánh lệnh vào năm 1215 cưỡng bách giới tu sĩ của Giáo Hội phải sống độc thân, giới người này cũng rơi vào tình trạng "dồn ép" như hai giới người  lính tráng và tù nhân, và khẩu súng dục tình của họ cũng luôn luôn ở trong tình trạng sẵn sàng nhả đạn vung vít và bừa bãi. Như vậy, thành ngữ  "B. tù, C. lính" cũng có thể sửa lại thành "B. tù C  linh mục".

Lính tráng, tù nhân và tu sĩ Da-tô cùng ở trong tình trạng "bị dồn ép" về sinh lý như nhau. Trong khi hai giới người lính tráng và tù nhân không có cơ hội đối diện với nữ giới, thì giới tu sĩ Da-tô hàng ngày lại được đối diện, tiếp xúc, chuyện trò với không biết bao nhiều đàn bà con gái với đủ mọi lớp tuổi, vừa công khai ở nơi công cộng giữa đám đông người (trong giờ làm lễ, trong những buổi họp mặt), vừa ở một nơi kín đáo trong một căn buồng "xưng tội". Hòan cảnh này quả thật là vô cùng thuận lợi cho con cọp đói muốn chồm lên vồ lấy con mồi. Trong tình trạng như vậy, cái gì có thể xẩy ra, tất nhiên là phải xẩy ra.

Giáo Hội cũng biết rõ như vậy. Hơn nữa, Giáo Hội còn biết rằng các tu sĩ các cấp đều biết rõ Giáo Hội đã từng làm cả hàng rừng những việc làm bất nhân, bất nghĩa, đại gian, đại ác, biết rõ có rất nhiều ông giáo hoàng và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican cả đời  ăn chơi phóng đãng, loạn luân, dâm loạn, phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của tín đồ và nhân dân bị trị,  và còn biết rõ cả việc Giáo Hội đã từng cho mở  nhà chứa (nhà thổ) để lấy tiền chi tiêu cho cuộc sống sa đọa trụy lạc  của các nhà lãnh đạo cao cấp trong Giáo Hội. (Xin xem lại  các Chương 12, 13, 14 và 15 ở trên). Thượng bất chính, hạ tắc lọan. Ở vào tình trạng như vậy, làm sao Giáo Hội có thể ngăn cấm, không cho giới tu sĩ hủ hóa, sa đọa, sống đời phong đãng, hưởng lạc giống như các giáo hoàng và các vị chức sắc trong giáo triều Vatican được? Vì thế, Giáo Hội phải tìm ra một biện pháp giải quyết sao cho ổn thỏa để vừa làm hài lòng các Ngài mang chức thánh trong hàng ngũ lãnh đạo vừa làm thỏa mãn nhu cầu sinh lý của các ngài mang chức thánh trong hàng ngũ cán bộ thừa hành. Biện pháp đó là một mặt cứ ngầm để cho họ được tự do  trổ tài, tận dụng những mánh mung riêng của họ để bốc hốt và hưởng lạc cho đã cuộc đời của họ, mặt khác, phải tìm phương cách bưng bít và bao che cho họ.

 

Xem tiếp đoạn kế 2

NHỮNG BIỆN PHÁP BƯNG BÍT VA BAO CHE

© sachhiem.net