Công Nghiệp Cuối Cùng -
Vài Suy Tư Xung Quanh Sự Ra Đi Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Trần Chung Ngọc
http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts071_VNG.php
04-Nov-2013
LTS: Nếu chúng ta có thể mở miệng “cám ơn thằng Tây” thì có một lý do duy nhất là “vì nhờ thằng Tây mà Việt Nam có được những anh hùng rạng danh năm châu, lưu danh muôn thuở như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.” Thông thường, người ta khâm phục tài đức của các vị anh hùng phần lớn là do các công nghiệp lúc còn sinh thời, lúc còn hoạt động, nhất là trong thời đuổi giặc. Nhưng trong những ngày qua, người ta càng kinh ngạc vì lòng tri ân của người dân Việt không hề phai mờ sau cả nửa thế kỷ kể từ khi các chiến công lẫy lừng của ông đã đi vào lịch sử.
Trước những cảnh tượng toàn dân từ Bắc chí Nam, từ quân tới dân, nắm chặt nhau, tay trong tay trong trật tự và tâm tư lắng đọng để cùng nhau thương tiếc và đưa tiễn vị anh hùng về với tổ tiên, người ta nghĩ rằng, cho đến lúc chết, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn cố gắng làm thêm một công nghiệp nữa: thức tỉnh mọi người, và đoàn kết toàn dân trước mọi âm mưu của ngoại thù. Trong ý nghĩa “thức tỉnh” như thế, mọi người dân, nhất là các nhà lãnh đạo, không những phải tiếp nối giữ gìn công nghiệp của các vị anh hùng đã ra đi, phải chiến thắng các loại kẻ thù của dân tộc, kể cả loại kẻ thù “ở trong chính bản thân mình.” Xin được gửi những mong ước này qua bài đọc dưới đây của GS Trần Chung Ngọc. (SH)
I. Tình cảm người dân đối với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Tin Đại Tướng Võ Nguyên Giáp rũ bỏ trần tục ra đi thanh thản làm cho tôi bồi hồi xúc động nhưng rồi chợt nhớ đây là bước cuối cùng của đời người mà ai cũng phải trải qua. Vả chăng Võ Đại Tướng đã thọ đến 103 tuổi, một điều rất hiếm hoi cho kiếp người. Nhưng sự ra đi của Đại Tướng rất đặc biệt, nói lên nhiều điều. Có lẽ, trong lịch sử Việt Nam, chúng ta chưa từng thấy cảnh người dân đông đảo như vậy tỏ lòng thương tiếc bất cứ ai như là thương tiếc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Những dòng người đi viếng Đại Tướng, khoan kể có những người từ nghìn dặm xa xôi cũng đến viếng, nói lên tất cả tình cảm biết ơn của tuyệt đại đa số người dân đối với Võ Đại Tướng. Tôi nói là tuyệt đại đa số vì ai cũng biết là còn một thành phần thiểu số thuộc một tổ chức nô lệ một “tà đạo, đạo chích, đạo bịp”, một tổ chức buôn thần bán thánh, và gần đây đã bị một tòa án quốc tế, ITCCS, lên án là một “Tổ chức tội phạm quốc tế” và ra cáo thị truy tìm giáo hoàng Francis vì “những tội ác đối với nhân loại” (crimes against humanity). Tổ chức nô lệ ngoại nhân này rất thờ ơ trước sự ra đi của Võ Đại Tướng.
Cảnh người dân thương tiếc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và tràn ngập những lời ca tụng tôn vinh Đại Tướng của nhiều người rất nổi danh trên trên thế giới, từ nguyên thủ quốc gia cho đến các chính khách, Tướng lãnh, đã dứt khoát xóa bỏ mọi giá trị và ảnh hưởng của những luận điệu thiếu giáo dục của đám người bại trận tàn dư nhỏ nhoi, thấp kém, vô tên tuổi, ngu si vô trí, hành nghề chống Cộng ở hải ngoại, hoặc của đám người đã nổi tiếng là “hễ đã phi dân tộc thì thể nào cũng phản dân tộc”, chống Cộng cho “một anh nhà quê người Do Thái” (Xin đọc Linh mục John Dominic Crossan: “Dê-su lịch sử: Đời sống của một anh nhà quê Do Thái ở miền Địa Trung Hải” (The Historical Jesus: The Life of a Mediterranean Jewish Peasant) đã chết tốt cách đây khoảng 2000 năm, và giữ chặt lấy hình bóng của anh ta thay vì giữ nước: “Thà mất nước chứ chẳng thà mất anh nhà quê người Do Thái.”. Những hạng người này có cảm thấy xấu hổ vì những tiếng nói lạc lõng của mình trước dư luận của thế giới về sự ra đi của Võ Đại Tướng, và có biết rằng những luận điệu nghịch chiều vô căn cứ như vậy chỉ tự đóng thêm một dấu ấn nhơ nhuốc trên trán và để cho tuyệt đại đa số người dân khinh bỉ. Trong lịch sử Việt Nam, người dân thường bao giờ cũng thương tiếc ghi ân những người có công với đất nước, và ngay với cả với làng xóm như các Thần Hoàng Làng. Nếu về mặt văn, Quốc Tử Giám là nơi ghi danh những bậc hiền tài khoa bảng, thì khắp mọi nơi trên đất nước đều có đền thờ các danh tướng của Việt Nam. Người dân tôn Đức Trần Hưng Đạo là Đức Thánh Trần, Vua Quang Trung là Bắc Bình Vương, Vua Trần Nhân Tông là Phật Hoàng v…v… Rồi đây không biết người dân sẽ có danh xưng nào để ghi công nghiệp của Võ Đại Tướng.
Dòng người đến viếng tang mỗi ngày ở cư gia của Đại Tướng
Biển người đến nhà tang lễ ở Hà Nội để được đưa Người đi
Biển người tràn ra khắp các nẻo đường để đưa Đại Tướng
Biển người (cả dân và quân) đến tiễn đưa ở Quảng Bình
Tràn ngập người đến Dinh Thống Nhất (miền Nam) trong ngày tiễn đưa cuối
Nhìn cảnh người dân tự phát đông đảo như vậy, tỏ lòng thương tiếc, và có nhiều người bật khóc, tôi thấy hình ảnh đó nói lên nhiều điều. Thứ nhất, người dân không chỉ là thương tiếc một vĩ nhân của Việt Nam, mà trong cái hành động thương tiếc này còn biểu lộ lòng yêu nước của người Việt Nam. Vì yêu nước nên người dân kính ngưỡng một người yêu nước, suốt đời hiến thân cho dân tộc, cho đất nước, với những chiến công hiển hách ít có trong lịch sử Việt Nam, như Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.. Thứ nhì, những tình cảm trên của người dân còn biểu lộ một nét văn hóa của Việt Nam: lòng biết ơn, ơn Thầy, ơn Tổ, ơn những anh hùng dân tộc. Thứ ba, hành động trên còn biểu lộ một sự cảnh báo đối với những thế lực đang chống phá chính quyền, rằng người dân yêu nước không chấp nhận những hành động có tính cách phi dân tộc dựa thế ngoại bang. Và thứ tư, sự biểu lộ tình cảm trên đối với Võ Đại Tướng, một vị Tướng thanh liêm, trong sạch, có thể coi như là lời lên án gián tiếp những sự suy thoái đạo đức trong chính quyền hiện nay, một chính quyền đã càng ngày càng xa dân, phản bội lại lý tưởng cách mạng. Người dân nhắc lại những câu thời danh của Cụ Hồ: “Không có gì quý bằng độc lập và tự do”, “cần, kiệm, liêm, chính”; “chí công vô tư”; “sửa sai và tự kiểm để dân chủ hóa tổ chức và nâng cao đạo đức của các cán bộ đảng sau cuộc chiến.” v..v… Người dân cũng nhớ lại là: Khi Chủ Tịch Hồ Chí Minh qua đời thì Người chỉ để lại một bản di chúc, ngoài ra không có một tài sản riêng nào, và trong suốt cuộc đời, ông Hồ có một nếp sống giản dị. Do đó, nhân danh là một người Mỹ gốc Việt, chưa quên gốc gác của mình, và thao thức về tương lai của đất Tổ, tôi xin có vài lời tâm huyết với những người trong ban lãnh đạo chính quyền, những người có trách nhiệm với đất nước.
II. Con đường trước mặt của Đảng và Chính Quyền
Tôi nghĩ đã đến lúc quý vị cần phải có một cuộc cách mạng nội tâm, thay đổi tư duy để phục vụ người dân thay vì phục vụ cá nhân với những ham muốn vật chất thấp hèn. Hãy xem gương Ca-tô Giáo La-mã. Đã một thời quyền uy ngất trời, còn hơn cả vua chúa, nắm quyền sinh sát trong tay, nhưng ngày nay đã suy thoái không phương cứu chữa, chỉ còn cái vỏ hào nhoáng bên ngoài. Không có thế lực nào khiến cho Ca-tô giáo suy sụp như vậy. Chính vì những tệ đoan và tội ác nội tại của giáo hội Ca-tô đã đưa Ca-tô giáo đến tình cảnh như vậy. Quý vị cần phải nhìn vào đó và suy nghĩ đến vài điều. Thứ nhất, không có gì tồn tại mãi mãi, không ai có thể sống mãi để hưởng thụ, đó là chân lý vô thường. Thứ nhì, khi hai tay buông xuôi, bất kể quý vị giàu có sang trọng như thế nào, quý vị sẽ không mang theo được gì, và những người thân cận nhất với quý vị, người trong gia đình cũng như người ngoài, sẽ không có ai đi theo quý vị. Thứ ba, các cụ nhà ta đã nói qua kinh nghiệm: “bệnh tòng khẩu nhập”; “ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”, cho nên ăn uống quá độ những thứ chỉ hợp với khẩu vị chứ không có giá trị dinh dưỡng, cộng thêm với trác táng vì dư tiền dư bạc, thì chỉ mang hại vào thân. Thứ tư, sinh lão bệnh tử, chỉ cần ít năm nữa, khi quý vị qua đời, là sẽ không còn ai nhớ đến hay quan tâm đến quý vị đi xe gì, ở nhà sang như thế nào, ăn cao lương mỹ vị gì, uống rượu đắt tiền như thế nào, trừ cái tiếng để lại, tiếng xấu hay tiếng tốt đều nằm trong tay của quý vị. Và thứ năm, cha ăn mặn, con khát nước, hãy để đức cho con cháu. Tất cả những điều trên hi vọng sẽ định hướng cho cách sống ở đời. Người dân đã góp biết bao xương máu để đưa quý vị lên đài danh vọng. Hãy nhìn cảnh người dân thương tiếc, biết ơn Võ Đại Tướng và hãy cố gắng tỏ lòng biết ơn người dân qua những hành động công chính thiết thực.
III. Vài ý kiến về bài viết của John McCain
Tôi không quan tâm mấy đến những bài viết có tính cách tiêu cực về Võ Đại Tướng của số người vong bản ở hải ngoại hay ở trong nước. Nhưng tôi muốn bàn về một vài điểm trong bài viết của Thượng Nghị Sĩ McCain trên tờ Wall Street Journal với đầu đề:
● Có thể là như vậy, nhưng điều này cũng không thích hợp
“Ông ta đánh bại chúng ta trong cuộc chiến nhưng chưa bao giờ trên trận chiến” (He Beat Us in War but Never in Battle.)
McCain chẳng khác gì Đại tá Harry G. Summers, với tâm trạng của một “cowboy” Mỹ, khi ông ta trao đổi ý kiến với một đại tá Bắc Việt:
“Ông biết không, ông chưa bao giờ đánh bại chúng tôi trên mặt trận.”
Vị Đại Tá Bắc Việt suy nghĩ cân nhắc về câu trên rồi trả lời “Có thể là như vậy, nhưng điều này cũng không thích hợp.”
[John Carlos Rowe & Rick Berg, The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991, p. 69: Colonel Harry G. Summers begins his book “On Strategy” by reporting an exchange he had with a North Vietnamese Colonel:
“You know you never defeated us on the battlefield,” said the American colonel.
The North Vietnamese colonel pondered his remark a moment. “That may be so,” he replied, “but it is also irrelevant”]
Điều thích hợp (relevant) chính là kết cục của cuộc chiến. McCain không hiểu được điều này.
● Vẫn chưa học được bài học Việt Nam
Tiếp theo tôi muốn bàn đến đoạn sau đây của McCain:
Giáp là một đại sư về hậu cần, nhưng sự nổi danh của ông ta còn hơn nữa, không chỉ có vậy. Những chiến thắng của ông ta thành đạt bởi một chiến lược trường kỳ mà ông ta và Hồ Chí Minh tin tưởng rằng sẽ thành công – một quyết định không nao núng để chịu đựng những tổn thất to lớn và sự phá hủy hầu như là toàn thể đất nước để đánh bại một kẻ thù bất kể nó mạnh đến đâu. Hồ nói với người Pháp “Các ông có thể giết 10 người chúng tôi, chúng tôi sẽ giết lại 1 người của các ông, nhưng cuối cùng thì các ông sẽ nản chí trước”.
Giáp thi hành chiến lược đó với ý chí cương quyết. Người Pháp đẩy lui từng đợt tấn công trực diện vào Điện Biên Phủ. Cuộc tấn công Tết chống Mỹ là một thảm bại quân sự đã thực sự phá tan Việt Cộng. Nhưng Giáp vẫn kiên trì và đã thắng.
Mỹ chưa bao giờ thất một trận nào chống Bắc Việt, nhưng đã thua cuộc chiến. Những quốc gia, không chỉ là những quân đội, thắng các cuộc chiến. Giáp hiểu như vậy. Chúng tôi thì không. Người Mỹ chán ghét chết chóc và giết trước người Việt Nam. Khó mà có thể biện minh cho sự đạo đức của chiến lược trên. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận là chiến lược đó đã thành công.
(Giap was a master of logistics, but his reputation rests on more than that. His victories were achieved by a patient strategy that he and Ho Chi Minh were convinced would succeed—an unwavering resolve to suffer immense casualties and the near total destruction of their country to defeat any adversary, no matter how powerful. "You will kill 10 of us, we will kill one of you," Ho told the French, "but in the end, you will tire of it first."
Giap executed that strategy with an unbending will. The French repulsed wave after wave of frontal attacks at Dien Bien Phu. The 1968 Tet offensive against the U.S. was a military disaster that effectively destroyed the Viet Cong. But Giap persisted and prevailed.
The U.S. never lost a battle against North Vietnam, but it lost the war. Countries, not just their armies, win wars. Giap understood that. We didn't. Americans tired of the dying and the killing before the Vietnamese did. It's hard to defend the morality of the strategy. But you can't deny its success.)
Giáo sư Mortimer T. Cohen đã đặt một câu hỏi trong cuốn “From prologue to Epilogue in Vietnam”: Người Mỹ có biết gì về Việt Nam và lịch sử, văn hóa Việt Nam không? Hoàn toàn không.” Đọc đoạn trên của McCain chúng ta thấy rõ ràng là ông ta vẫn không biết gì về Việt Nam và lịch sử, văn hóa Việt Nam. Ông ta vẫn chưa học được bài học Việt Nam tuy rằng giới trí thức Tây phương, nhất là Mỹ, đã viết nhiều về bài học này.
McCain không hiểu là văn hóa Mỹ và văn hóa Á Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, hoàn toàn khác nhau. Văn hóa Mỹ đặt nặng chủ nghĩa cá nhân và quyền tự do cá nhân (Western societies emphasize individualism and personal freedom), trong khi các nền văn hóa Á Đông đặt giá trị của sự tự kiểm và trật tự xã hội lên trên quyền của cá nhân (Asian cultures place a higher value on self-discipline and order.) Cho nên nền văn hóa cá nhân và vật chất của Tây phương hiếu chiến không thể so sánh với nền văn hóa cộng đồng, hòa bình của Á Đông.
Người Tây phương có thể coi tự do ngôn luận là một quyền công dân căn bản, trong khi người Á Đông có thể xét đến ảnh hưởng của sự tự do này, trong một số trường hợp đặc biệt trong bối cảnh xã hội, và coi đó là gây sự hỗn loạn trong xã hội, do đó có phương hại đến sự ổn định xã hội, ngăn cản sự phát triển kinh tế v..v..
Mary Ann Vecchio screams as she kneels over the
body of Jeffrey Miller after he was shot during an
anti-war demonstration at Kent State University
in Ohio on May 4, 1970. Four students were
killed when Ohio National Guardtroops fired at
some 600 anti-war demonstrators. This photo,
taken by John Filo, won the Pulitzer Prize.
Mỹ rất tôn trọng nhân quyền, tự do nhưng không ngần ngại dẹp những cuộc biểu tình nếu đụng đến quyền lợi và sách lược chính trị của tập đoàn cai trị nước Mỹ, phần lớn là tư bản. Khi xưa, trong cuộc chiến Việt Nam, Mỹ đã bắn chết 4 sinh viên biểu tình ở Kent State University, và gần đây đã dẹp những người biểu tình ở Wall Street. Cho nên, ngay cả đối với Mỹ, cũng không làm gì có chuyện nhân quyền hay tự do tuyệt đối, muốn làm gì thì làm. Nhưng sự đạo đức giả của Mỹ là Mỹ tôn trọng nhân quyền, tự do của người dân Mỹ trong đất Mỹ, trong khi lại rất tàn nhẫn vô nhân đạo đối với nhân quyền và tự do của các dân tộc khác, trường hợp Việt Nam là một điển hình, khoan kể là Mỹ đã giết bao nhiêu thường dân vô tội ở Phillipines và Triều Tiên trước đây.
● Ảnh hưởng của Tết Mậu Thân
McCain viết: Cuộc tấn công Tết chống Mỹ là một thảm bại quân sự đã thực sự phá tan Việt Cộng.
Đây là một sự kiện, nhưng điều này cũng không thích hợp (irrelevant). McCain quên rằng cuộc tấn công Tết Mậu Thân là một thắng lợi về mặt tâm lý và chính trị, khiến cho Mỹ phải từ bỏ mục đích thực dân mới ở Nam Việt Nam, sau khi mất đi 58000 ngàn quân lính Mỹ và nhiều tỷ đô-la.. Chúng ta cũng nên nhớ là trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân, phần lớn là do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mà Mỹ gọi là Việt Cộng, chứ không phải là do quân Bắc Việt. Tài liệu của Mỹ cho rằng sau Tết Mậu Thân, Việt Cộng bị tổn thất nhiều, nhưng cũng đã phục hồi phần nào ở các miền đồng quê. Nhưng Bắc Việt phải bổ xung vào lực lượng kháng chiến miền Nam tới 1/3, và cuối cùng thì Bắc Việt mới nắm toàn quyền chủ động trong công cuộc thống nhất đất nước. Chúng ta hãy đọc vài tài liệu về ảnh hưởng của Tết Mậu Thân trên cuộc chiến.
- http://www.u-s-history.com/pages/h1862.html :
Tuy cuộc tấn công là một sự thất bại quân sự cho cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng (VC), đó là một thắng lợi về tâm lý và chính trị của họ vì nó chứng tỏ là trái ngược với những lời tuyên bố lạc quan của chính quyền Mỹ, rằng chiến tranh sắp chấm dứt.
Những phát ngôn viên Mỹ mới đầu mô tả cuộc tấn công Tết là một sự thất bại của Việt Cộng, chỉ ra rằng sự tổn thất lớn của chúng và phải rút lui. Nhưng khi Tướng Wesmoreland phúc trình rằng muốn đánh bại hoàn toàn Việt Cộng cần phải có thêm 200000 quân Mỹ nữa và cần phải gọi lực lượng trừ bị, thì ngay cả những người ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Mỹ bắt đầu thấy rằng Mỹ cần phải thay đổi chiến lược.
[Even though the offensive was a military failure for the North Vietnamese Communists and Vietcong (VC), it was a political and psychological victory for them because it dramatically contradicted optimistic claims by the U.S. government that the war was all but over.
American spokesmen initially described the Tet offensive as a failure for the Vietcong, pointing to their retreat and staggering casualties. But when General William Westmoreland reported that completing the Vietcong's defeat would necessitate 200,000 more American soldiers and require an activation of the reserves, even loyal supporters of the war effort began to see that a change in strategy was needed.]
- http://militaryhistory.about.com/od/vietnamwar/a/VietnamTet.htm :
Trong khi cuộc tấn công Tết đã chứng tỏ là một thắng lợi cho Mỹ và Quân Lực Việt Nam, đó là một sự thảm bại trên phương diện chính trị và truyền thông.
Những ký giả nổi tiếng, thí dụ như Walter Cronkite, bắt đầu chỉ trích công khai Johnson và sự lãnh đạo trong quân đội, cùng kêu gọi thương thuyết để chấm dứt cuộc chiến. Tuy ông ta ít có hi vọng nhưng Johnson đã nghe theo và mở cuộc bàn thảo về hòa bình với Bắc Việt tháng 5, 1968.
[While the Tet Offensive proved to be a military victory for the US and ARVN, it was a political and media disaster.
Noted reporters, such as Walter Cronkite, began to openly criticize Johnson and the military leadership, as well as called for negotiated end to the war. Though he had low expectations, Johnson conceded and opened peace talks with North Vietnam in May 1968. ]
- http://www.vwam.com/vets/tet/tet.html
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp lãnh đạo quân lực Việt Nam từ lúc khởi đầu, trong thập niên 1940, cho đến thời điểm chiến thắng tiến vào Sài Gòn năm 1975.
Với một trong những bộ óc tinh tế nhất về quân sự trong thế kỷ này, chiến lược của ông ta để đánh bại những đối phương có ưu thế không chỉ là vượt trội đối thủ ngoài mặt trận mà, với những chiến thuật táo bạo, còn làm xoi mòn ý chí của đối phương bằng cách gây cho đối phương những sự thất bại về chính trị.
Năm 1968, Đại Tướng tung ra một cuộc tấn công lớn, bất ngờ, đêm 30 Tết, chống Mỹ và quân lực Nam Việt Nam. Nhiều trại quân bị tấn công cùng một lượt, và điều gây sốc nhất là Tòa Đại sứ Mỹ ở Saigon bị xâm nhập. Tổn thất của Bắc Việt (thật ra phần lớn là quân của Mặt trận giải phóng miền Nam và có nguồn tin cho rằng Đại Tướng Giáp không muốn có vụ tấn công Tết Mậu Thân) rất lớn nhưng nước cờ này đã tạo nên mấu chốt cho sự quay chiều tai hại của truyền thông trên Tòa Nhà Trắng và nội các của Tổng thống Lyndon Johnson. Chiến lược của Giáp đã làm lung lay vị chỉ huy tối cao của Mỹ (Johnson không tái ứng cử Tổng thống). Nó làm cho làn sóng chiến tranh đang lên quay chiều và gắn chắc cho tiếng tăm của Đại Tướng như là một thiên tài quân sự nổi bật trong hậu bán thề kỷ 20.
Tet Offensive
Four-star General Vo Nguyen Giap led Vietnam's armies from their inception, in the 1940s, up to the moment of their triumphant entrance into Saigon in 1975. Possessing one of the finest military minds of this century, his strategy for vanquishing superior opponents was not to simply outmaneuver them in the field but to undermine their resolve by inflicting demoralizing political defeats with his bold tactics.
In 1968, the General launched a major surprise offensive against American and South Vietnamese forces on the eve of the lunar New Year celebrations. Garrisons simultaneously attacked and, perhaps most shockingly, in Saigon the U.S. Embassy was invaded. The cost in North Vietnamese casualties was tremendous but the gambit produced a pivotal media disaster for the White House and the presidency of Lyndon Johnson. Giap's strategy toppled the American commander in chief. It turned the tide of the war and sealed the General's fame as the dominant military genius of the 20th Century's second half.]
Với những tài liệu trên, chúng ta thấy khi McCain nói về sự phá tan Việt Cộng trong vụ Tết Mậu Thân là chỉ nói về một mặt của vấn đề, trong một biến cố mà ông ta cho là Mỹ chiến thắng, nhưng lờ đi những ảnh hưởng lâu dài của Tết Mậu Thân trên chính quyền và quần chúng Mỹ. Đó mới là điều đáng kể. Mặt khác, nếu không có Tết Mậu Thân thì McCain còn nằm trong Hanoi Hilton không biết đến bao giờ và rất có thể không còn đâu để trở về Mỹ năm 1973.
● Có thật "Chúng ta thua vì chúng ta nhân đạo hơn Bắc Việt?"
McCain viết: Tướng Giáp không nao núng chịu đựng những tổn thất to lớn và sự phá hủy hầu như là toàn thể đất nước. Người Mỹ chán ghét chết chóc và giết người trước người Việt Nam. Khó mà có thể biện minh cho sự đạo đức của chiến thuật trên,
hàm ý người Việt Nam không quan tâm đến chết chóc và giết người như người Mỹ, do đó Việt Nam không thể biện minh cho sự đạo đức của chiến lược này. Thực ra, đây chỉ là một luận điệu để bào chữa cho sự thua trận của Mỹ. Và luận điệu này cũng được vài người lưu vong đưa ra như “Chúng ta thua vì chúng ta nhân đạo hơn Bắc Việt” bất kể những sự thật trái ngược, nếu chúng ta đọc những tội ác của Mỹ và quân đội VNCH. Trước khi thảo luận về quan điểm trên, chúng ta hãy tìm hiểu tại sao McCain lại có quan điểm như vậy.
Huyền thoại về sự tự cho là đạo đức của Mỹ và niềm hoang tưởng là “dân của Gót” đã khiến cho Mỹ lâm vào cuộc chiến Việt Nam để cuối cùng đi đến thất bại... Trong cuốn Kết Quả Ngược Chiều: Việt Nam – Những Huyền Thoại Khiến Chúng Ta Chiến Đấu, Những Ảo Tưởng Giúp Chúng Ta Thua, Cái Di Sản Vẫn Ám Ảnh Chúng Ta Ngày Nay (Backfire: Vietnam – The Myths That Made Us Fight, The Illusions That Helped Us Lose, The Legacy That Haunted Us Today, Ballantine Books, New York, 1985), Giáo sư Loren Baritz, Trưởng Khoa Lịch Sử, Đại Học Rochester, đã viết một đoạn, có thể nói là giải thích tại sao Mỹ lại can thiệp vào Việt Nam và tại sao Mỹ thất bại, trang 10-11:
Người Mỹ không biết gì về người Việt Nam, không phải là chúng ta đần độn, mà vì chúng ta tin vào một số điều về chính chúng ta... Muốn hiểu sự thất bại của chúng ta, chúng ta cần phải suy nghĩ về thế nào là một người Mỹ... Huyền thoại về Mỹ như là một thị trấn trên một ngọn đồi uẩn hàm Mỹ là gương mẫu đạo đức cho phần còn lại của thế giới, một thế giới cho rằng sẽ đặc biệt ngưỡng mộ chúng ta. Điều này có nghĩa là chúng ta là một dân tộc được [Gót, lẽ dĩ nhiên của Ki Tô Giáo] chọn, mỗi người trong đó, vì được sự ưu đãi và sự hiện diện của Gót, có thể vật chết dễ dàng 100 kẻ thù ngoại đạo...
Có vô số cách để người Mỹ biết trong lòng – nơi duy nhất mà những huyền thoại có thể sống được – là chúng ta được chọn để dẫn giắt thế giới trong vấn đề đạo đức công cộng và dạy cho thế giới về đức tính chính trị. Chúng ta tin rằng những sự tốt đẹp trong nước chúng ta kết thành sức mạnh đủ để triệt hạ đối thủ của chúng ta, những người, theo định nghĩa, là kẻ thù của đạo đức, của tự do, và của Gót.
[Americans were ignorant about the Vietnamese not because we were stupid, but because we believe certain things about ourselves... To understand our failure we must think about what it means to be an American... The myth of America as a city on a hill implies that America is a moral example to the rest of the world, a world that will presumably keep its attention riveted on us. It means that we are a Chosen People, each of whom, because of God’s favor and presence, can smite one hundred of our heathen enemies hip and thigh...
In countless ways Americans know in their gut – the only place myths can live – that we have been Chosen to lead the world in public morality and to instruct it in political virtue. We believe that our own domestic goodness results in strength adequate to destroy our opponents who, by definition, are enemies of virtue, freedom, and God.]
Nhưng thực tế không phải như người Mỹ nghĩ. Hành động của Mỹ ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở Việt Nam đã chứng tỏ đạo đức của Mỹ chỉ là một huyền thoại, đúng hơn là sự hoang tưởng bắt nguồn tư nền văn hóa Ki Tô Giáo. Chiến tranh Việt Nam đã dạy cho Mỹ một bài học, bài học Việt Nam. Qua cuộc chiến chống Mỹ ở Việt Nam, Gót đã thất bại vì dân của Gót đã không thể thắng được, hay vật ngã được ý chí bảo vệ non sông của người Việt Nam, và cuối cùng cũng phải thú nhận như McCain: “Chúng ta đã thua trận” (We lost the war). Cũng như trong cuộc chiến tranh chống Pháp, Gót cũng đã thất bại khiến cho hai mẹ con Gót cũng phải chạy trước đàn chiên và các “Chúa thứ hai” vào Nam.
Morris Dickstein viết trong Gates of Eden: American Culture in the Sixties, Basic Books, New York, 1977, trang 271, về bài học Việt Nam:
Ở Việt Nam chúng ta không chỉ thua một cuộc chiến tranh và mất đi một tiềm lục địa, chúng ta cũng còn mất đi lòng tự tin lan tràn khắp xã hội rằng vũ khí và mục tiêu của Mỹ bằng cách nào đó nối kết với công lý và đạo đức, không chỉ với sự theo đuổi quyền lực. Mỹ đã thất bại về quân sự, nhưng “ý tưởng quốc gia” của Mỹ, huyền thoại về nước Mỹ mà chúng ta ấp ủ, còn bị một cú làm cho tiêu tan hơn…Việt Nam đã tước đi mất một hình ảnh về quốc gia này mà chúng ta hết sức cần đến
[In Vietnam we lost not only a war and a subcontinent we also lost our pervasive confidence that American arms and American aims were linked somehow to justice and morality, not merely to the quest of power. America was defeated militarily, but the “idea” of America, the cherished myth of America, received an even more shattering blow… Vietnam robbed us of an image this nation we desperately needed.]
● Đạo đức chiến lược
Bây giờ chúng ta hãy bàn chút ít về điều mà McCain gọi là “đạo đức chiến lược” (morality of the strategy). Trước hết chúng ta hãy đọc nhận định của Giáo sư Loren Baritz trong cuốn “Backfire…”, Ibid., trang 274:
Sau bao nhiêu điều nói láo, bao nhiêu sự tàn sát, huyền thoại về “thị trấn trên một ngọn đồi” không còn có thể đưa ra để biện minh cho đạo đức của Mỹ để can thiệp vào Việt Nam. Sau bao sự thất vọng, sự thử thách về kiên nhẫn, đức tin vào nền văn hóa kỹ thuật đã trở nên ít thuyết phục hơn là sự mong muốn giảm sự tổn thất của chúng ta và tháo chạy. [Đây là điều mà McCain cho rằng Mỹ chán ghét chết chóc và giết người]. Quân lực Mỹ không bị đánh bại ở chiến trường; văn hóa Mỹ bị đánh bại trước những chiến thắng.. Benjamin Franklin dạy chúng ta “thì giờ là tiền bạc”. Như chúng ta đã tiêu phí nhiều tỷ đô-la, họ (Bắc Việt) chịu đựng trong nhiều năm. Họ đã phải trả một giá cao về những mạng sống. Sự đầu tư của họ đã thành công.
[After so many lies, so much carnage, the myth of the city on a hill no longer provided the moral justification for American involvement in Vietnam. After so may disappointments, so much tested patience, the cultural faith in technology became weaker than the desire to cut our losses and run… The military was not beaten in battle; American culture was beaten in the face of victories…Benjamin Franklin taught us that time is money. As we spent billions, they spent years. They paid a high price in lives. Their investment succeeded.]
“Không có gì quý hơn độc lập và tự do”, lời Cụ Hồ đã là động cơ thúc đẩy người dân chấp nhận hi sinh để đạt được chiến thắng, giành lại nền độc lập và thống nhất cho nước nhà. Xét theo bối cảnh lịch sử thì chúng ta phải hiểu tự do ở đây có nghĩa là tự do của Việt Nam thoát khỏi vòng nô lệ của thực dân Pháp. Hơn nữa, người dân Việt ý thức được “Sinh ký, tử quy” là chuyện tất nhiên của con người, và “chết vinh hơn sống nhục”, cho nên người dân đã coi nhẹ sinh mạng của mình trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, trước và sau Hiệp Định Geneva, cho những mục đích thiêng liêng cao quý hơn. Trước những đối thủ có ưu thế tuyệt đối về vũ khí chiến tranh, sự tổn thất về nhân mạng là điều không thể tránh. Nhưng cuối cùng thì mục đích giành lại được nền độc lập cho nước nhà, người dân không còn sống nhục dưới sự áp bức của ngoại nhân, đó là điều đáng kể. Không có gì nhục cho bằng người dân của một nước phải làm nô lệ, nghe lệnh của ngoại bang, bất kể ngoại bang đây mang hình thức nào. Đạo đức yêu nước, đạo đức quốc gia với tinh thần bất khuất đã thấm nhuần trong lòng dân tộc qua dòng lịch sử, không bao giờ chấp nhận những kẻ phản bội quốc gia.
● Đạo đức chiến lược của Mỹ.
Vậy đạo đức chiến lược của Mỹ là gì? Đạo đức chiến lược của Mỹ là chiến lược của kẻ mạnh hiếp đáp kẻ yếu, ỷ vào ưu thế tuyệt đối của vũ khí, giết người không nương tay. McCain có vẻ như đã quên là ông ta đã từng cưỡi máy bay giết hại dân lành vô tội, xâm phạm không phận của một quốc gia không hề tuyên chiến với Mỹ và không có bất cứ khả năng nào có thể gây hại cho nước Mỹ. Đạo đức chiến lược của Mỹ là từng đợt từng đợt B52 thả từng tấn từng tấn bom xuống nhà thương, nhà thờ, trường học trên một đất nước yêu chuộng hòa bình. Đạo đức chiến lược của Mỹ là những vùng oanh kích tự do, chiến dịch Phụng Hoàng, thuốc khai quang, giết mọi thứ di động v…v… Theo McCain thì đạo đức chiến lược của Mỹ là tôn trọng mạng sống, chán ghét sự chết chóc. Nhưng từng đợt máy bay bay trên thượng từng không khí thả xuống trên đầu người dân Việt vô tội thì đối với McCain không thành vấn đề, có thể McCain cho rằng vì là dân của Gót nên tất cả những gì Mỹ làm ở các nơi khác, dù độc ác và tàn nhẫn đến đâu, cũng là đạo đức, đạo đức của Gót. Và có vẻ như McCain không hề đọc về những gì chính người Mỹ nhận định về đạo đức chiến lược của Mỹ.
Walter J. Rockler, nguyên công tố viên tòa án xử tội phạm chiến tranh Nuremberg, đã viết như sau về nhân quyền của Mỹ:
"Cái mà chúng ta gọi là quan tâm đến nhân quyền thật là lố bịch. Chúng ta đã thả xuống Việt Nam một số lượng bom gấp đôi số lượng bom mà các quốc gia liên hệ đến cuộc Đệ Nhị Thế Chiến thả lên đầu nhau. Trong cuộc chiến này, chúng ta đã giết hàng trăm ngàn thường dân. Ngay gần đây, chúng ta bảo trợ, huấn luyện và ủng hộ những đoàn quân địa phương của Guatamala, El Salvadore, và Nicaragua Contras ở Trung Mỹ, trong sự tàn sát ít nhất là 200 ngàn người..."
(Our alleged concern with human rights borders on the ludicrous. We dropped twice as many bombs on Vietnam as all the countries involved in World War II dropped on each other. We killed hundreds of thousands of civilians in the course of that war. Very recently, in Central America, we sponsored, trained, and endorsed the local armies - Guatemalan, Salvadoran, and Nicaraguan Contras - in the killing of at least 200000 people.)
Và Robert Scheer cũng viết như sau trên tờ Times:
"Chẳng phải là chúng ta có một lịch sử "diệt chủng" hay sao, mới đầu là thổ dân Mỹ, và sau là ở Việt Nam, khi quân đội Hoa Kỳ lùa những dân làng trung thành, hầu hết là Công Giáo, vào sống an toàn trong những Ấp Chiến Lược, trong khi biến những vùng Phật Giáo ở thôn quê Nam Việt Nam thành những vùng tự do thả bom một cách toàn diện?"
(Don't we have our own history of "ethnic cleansing", first of the Native American population and later in Vietnam, when U.S. troops herded loyal, mostly Catholic villagers into so-called "strategic hammers" for safety while turning the mostly Buddhist countryside of South Vietnam into a saturation bombing zone?)
Chúng ta hãy đọc thêm vài nhận định của tướng lãnh, chính khách Mỹ:
Tướng David Sharp, Nguyên Chỉ Huy Trưởng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, phát biểu, năm 1966:
“Tôi tin rằng nếu chúng ta đừng xía những bàn tay dơ bẩn, đẫm máu, nắm đầy đô-la, vào việc của những quốc gia trong Thế Giới Thứ Ba đầy những người thất vọng, bị khai thác, thì những quốc gia này sẽ tìm ra giải pháp cho chính họ. Và nếu bất hạnh là cuộc cách mạng của những quốc gia này phải dùng đến bạo lực là vì những người có của từ chối không chịu chia sẻ với những người không có bằng phương pháp hòa bình nào, thì những gì họ chiếm được sẽ là của chính họ, không phải là của kiểu Mỹ mà họ không muốn và nhất là không muốn bị nhét xuống cổ họng bởi người Mỹ.”
[I believe that if we had and would keep our dirty, bloody, dollar soaked fingers out of the business of these [Third World] nations so full of depressed, exploited people, they will arrive at a solution of their own. And if unfortunately their revolution must be of the violent type because the "haves" refuse to share with the "have-nots" by any peaceful method, at least what they get will be their own, and not the American style, which they don't want and above all don't want crammed down their throats by Americans." [General David Sharp, former U.S. Marine Commandant, 1966.]
Thượng Nghị Sĩ Wayne Morse, Đảng dân Chủ - Oregon, nhận định, năm 1967:
“Theo sự phán xét của tôi, chúng ta sẽ trở thành kẻ có tội vì là sự đe dọa lớn nhất cho nền hòa bình thế giới. Đó là một sự thực xấu xa, và người Mỹ chúng ta không thích đối diện với nó. Tôi thật không muốn nghĩ rằng một trang sử của Mỹ sẽ được viết ra liên quan đến chính sách vô pháp của chúng ta ở Đông Nam Á.” [Nhưng đã có nhiều trang sử như vậy viết bởi giới thức giả Mỹ]
[We're going to become guilty, in my judgement, of being the greatest threat to the peace of the world. It's an ugly reality, and we Americans don't like to face up to it. I hate to think of the chapter of American history that's going to be written in the future in connection with our outlawry in Southeast Asia." [Senator Wayne Morse, (D-OR), 1967]
Từ những tài liệu điển hình ở trên của chính những người Mỹ có chức vụ cao cấp trong chính quyền, và các bậc trí thức khoa bảng trong các đại học Mỹ, chúng ta thấy Mỹ không có bất cứ một lý do nào chính đáng để có thể can thiệp vào Việt Nam. Nếu không có lý do nào chính đáng thì bản chất cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là một cuộc xâm lăng để cho những mục đích chính trị, kinh tế và tôn giáo của Mỹ. Mỹ dùng chiêu bài dân chủ và xuất cảng dân chủ bằng bom đạn, vũ khí. Bất cứ nơi nào mà món hàng xuất cảng này đi đến đâu là ở đó có sự chia rẽ dân tình, máu đổ thịt rơi. Tôi không hiểu có ai đã đọc hai cuốn sau đây của William Blum chưa:
- “Sản Phẩm Xuất Cảng Chết Người Nhất Của Mỹ: Dân Chủ…” :
America's Deadliest Export: Democracy - The Truth About US Foreign Policy and Everything Else , Ed Books, London, New York, 2013.
- “Hi Vọng Trong Sự Giết Chóc: Những cuộc Can Thiệp Của Quân Lực Mỹ Và C.I.A. Từ Thế Chiến II—Cho Tới 2003” [Tất nhiên là có Việt Nam trong này]
Killing Hope: U.S. Military and C.I.A. Interventions Since World War II--Updated Through 2003, Common Courage Press; Updated edition (October 1, 2008)
Tôi sẽ có dịp nói về hai cuốn sách này.
Về cuộc chiến ở Việt Nam, nói về đạo đức chiến lược của Mỹ, có vẻ như McCain chưa từng đọc vài cuốn sách sau đây:
- Nelson, Deborah. The War Behind Me: Vietnam Veterans Confront The Truth About U.S. War Crimes, Inside the Army’s Secret Archive of Investigation, Persus Book, New York, 2008.
- Turse, Nick. Kill Anything That Moves – The Real American War in Vietnam, The Metropolitan Books, New York, 2013.
- Chomsky, Noam & Edward S. Herman, The Washington Connection and Third World Fascism, The Political Economy of Human Rights: Volume I, South End Press, Boston, 1979.
- Grant, Zalin. Facing the Phoenix: The CIA and the Political Defeat of the U.S. in Vietnam, W. W. Norton & Company, New York, 1991.
- Cuốn Không Thể Chuộc Lỗi [Failure to Atone] của Bác sĩ Allen Hassen, đã từng phục vụ ở Việt Nam
Và một vài trang nhà trên Internet:
http://mwcnews.net/focus/analysis/24112-us-war-crimes-in-vietnam.html
US War Crimes in Vietnam
http://www.latimes.com/la-na-vietnam20aug20-sg,0,1877284.storygallery
Vietnam – The War Crimes Files
IV. Hành Động Phi Dân Tộc Của Ca-tô Giáo và Phương Pháp Đối Trị.
Hai ngày sau Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ra đi, trong khi cả nước đang tỏ lòng thương tiếc, thì sáng ngày 6 tháng 10, 2013, tất cả 20 giáo hạt trong giáo phận Vinh đã tuân theo lời kêu gọi của Tòa Giám Mục Xã Đoài, tổ chức các thánh lễ để cầu nguyện cho mấy tên giáo dân vi phạm pháp luật tại giáo xứ Mỹ Yên với biểu ngữ vu khống chống chính quyền. Càng ngày chúng ta càng thấy bộ mặt phi dân tộc phi tổ quốc của tập thể Ca-tô Việt Nam. Hãy cứ để cho họ tự do cầu nguyện, vì suốt 2000 năm nay, nếu Ca-tô giáo cầu nguyện mà thành công thì cả thế giới đã theo Ca-tô Giáo rồi. Nhưng trên thực tế thì Chúa vẫn vừa câm vừa điếc, trừ trường hợp của những người bị bệnh tâm thần phân liệt, tự cho là Chúa có nói với mình.
Ngày nay, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp được tuyệt đại đa số người dân phi-Ca-tô thương tiếc, ghi ơn. Còn gần đây, Linh mục Trần Lục, một tên Việt Gian đã có công mang 5000 giáo dân cùng 150 tay súng Ca-tô để giúp thực dân Pháp hạ chiến khu Ba Đình, thì được người Ca-tô vinh danh hết lời như những lời hết sức lố bịch, không còn biết ngượng, liêm sỉ như sau: "danh nhân anh tài không những của Giáo hội Công giáo mà còn của dân tộc Việt Nam chúng ta" (LM Trần Quí Thiện), "danh nhân không những trong nước Việt Nam mà còn cả ngoài nước" (Đức Ông Trần văn Khả) , "đức độ và tài ba", "LM Trần Lục là một vĩ nhân của lịch sử hiện đại" (ông Sơn Diệm Vũ NgọcÁnh), "gương chung cổ cho người cả nước đời đời soi chung" (ông Vũ Huy Bá). [Xin đọc cuốn Trần Lục của 22 trí thức Ca-tô, từ Đức Ông, Linh mục cho tới các bậc khoa bảng Ca-tô, xuất bản năm 1996 ở hải ngoại].
Trực Chỉ châm biếm: “Tóm lại thì Cụ Sáu Trần Lục là cái gương tối để con cháu ngàn sau tôn vinh và học hỏi. Những tấm gương này được tìm thấy ở nhiều nhà thờ và giáo đường Thiên Chúa hiện nay. Để duy trì truyền thống bán nước và phản bội dân tộc các nhà thờ và giáo đường đều cực lực ca tụng cụ Sáu Trần Lục cùng với nhiều tên bán nước được nhân danh là Thánh Tử Đạo.”
Sự trái ngược giữa yêu nước và bán nước không có gì rõ ràng hơn. Một trí thức Công giáo đạo gốc Việt Nam, nghĩa là thuộc một gia đình theo đạo từ đầu, Charlie Nguyễn, đã từng viết:
Bảy triệu tín đồ Công giáo tại quốc nội là đạo quân thứ năm bản địa dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hội đồng này do Vatican tuyển chọn và phong chức nên. Hội đồng Giám mục Việt Nam hiện nay gồm toàn những cán bộ tuyệt đối trung thành với Vatican. Họ sẵn sàng phản bội tổ quốc Việt Nam vì tổ quốc thật của họ là “nước Chúa Vatican”!.
Charlie Nguyễn cũng đã phải đau lòng mà viết rằng: Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam phải gánh phần lớn trách nhiệm trong việc nhốt những con chiên của mình vào những chuồng tâm linh tăm tối. Nhưng trách HĐGM như vậy là Charlie Nguyễn đã lầm, vì đó là chính sách của Giáo hội Công Giáo hoàn vũ: ngu dân dễ trị, và Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam chẳng qua chỉ gồm những thuộc hạ của Giáo hoàng và của tập đoàn chỉ đạo ở Vatican, vì chính quyền lợi thế tục của họ mà họ phải duy trì chính sách này.
Đến nay, hẳn Nhà Nước đã nhận ra tổ chức nào, tập thể nào thường quấy phá gây loạn trong xã hội. Mỹ là một nước mà nhiều người cho là tự do dân chủ tôn trọng nhân quyền nhất thế giới, nhưng các biểu tượng tôn giáo, thí dụ như cây thập ác, hay biểu tượng giáng sinh đều không được phép trưng bày nơi công cộng, khoan nói đến chuyện tôn giáo tụ tập nơi công cộng làm loạn.
Năm ngoái tôi sang Cali dự lễ Phật Đản, tổ chức ở Square Mile Park, một nơi công cộng.. Đại lễ Phật Đản được tổ chức rất hoành tráng, với tượng đài rộng lớn, cờ Phật Giáo rợp trời, với đoàn xe hoa và các xe bỏ mui chở quý vị Tăng sĩ đi diễn hành quanh một ít đường phố. Nhưng phải thuê chỗ của Park và những hoạt động tôn giáo trên phải xin phép chính quyền địa phương và ghi rõ giờ giấc tổ chức và phải thi hành đúng. Không thể cứ tự tiện tổ chức ở nơi công cộng.
Ở Mỹ tôi cũng không nghe thấy tiếng chuông nhà thờ, làm phiền tai dân chúng, và có thể bị kiện vì làm mất sự yên tĩnh của dân chúng, nhất là trong những giờ nghỉ.. Nếu Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, vì lòng yêu nước mà hiến thân bảo vệ non sông đất nước trong thời chiến, thì nay trong thời bình, theo gương Người, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ nền văn hóa và truyền thống dân tộc. Bảo vệ bằng chính sách giáo dục.
Người ta thường nói là sự ngu dốt và cuồng tín của các giáo dân Ca-tô, từ trên xuống dưới, là hết thuốc chữa. Có thể là như vậy vì người Ca-tô Việt không hiểu được là, càng có những hành động nghịch đạo đi ra ngoài cộng đồng dân tộc bao nhiêu thì càng làm cho người dân khinh bỉ chán ghét bấy nhiêu. Họ tưởng rằng, với những hành động làm loạn xã hội như vậy, dù là nấp sau chiêu bài tôn giáo, là họ có thể đạt được những mục đích thầm kín của họ, nhưng thực chất chỉ mang lại những phản ứng ngược chiều không mấy thuận lợi. Các tôn giáo khác và người dân phi Ca-tô không hề hùa theo tiếp tay với họ, vì đã nhận ra bản chất nô lệ, phi dân tộc, phi tổ quốc của họ. Nhưng theo tôi, có một phương thuốc thần kỳ ít ra có thể chữa được phần nào sự ngu dốt và cuồng tín của họ.
V. Phương thức chữa trị sự ngu dốt và cuồng tín
Đó là ý kiến sau đây:
Nữ học giả Ca-Tô Joane H. Meehl, sau khi đã nhìn thấy rõ chủ đích và những việc làm của Giáo hội Ca-Tô từ thế kỷ 4 cho tới ngày nay, đã viết trong cuốn "Người Tín Đồ Ca-Tô Tỉnh Ngộ" (The Recovering Catholic, Prometheus Book, 1995, trang 288):
"Đạo Ca-Tô chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bằng giáo dục (mở mang dân trí. TCN) và đời sống kinh tế thoải mái."
(Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being).
Điều này chúng ta thấy rất rõ trong những xã hội Tây phương, nơi đây có đời sống kinh tế tương đối đầy đủ, và có tràn ngập những tác phẩm nghiên cứu về Ki Tô Giáo nói chung, Ca-tô giáo nói riêng. Trí óc người dân mở mang, biết đến những sự thật về Ki-tô giáo, do đó đã thức tỉnh đến độ giáo hoàng Benedict XVI phải than phiền là: “Ngày nay Âu Châu sống như là không biết đến Gót, và còn ít cần biết đến Dê-su nữa.” Giáo hội Ca-tô ngày nay chỉ mong vớt vát lại vị thế và đức tin trong những xã hội nghèo, chậm tiến. Năm 1983, Malichi Martin, một giáo sư dòng Tên tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh của Giáo hoàng, tiến sĩ về khoa ngôn ngữ Do Thái, Khảo Cổ và Lịch Sử Đông Phương, đã từng phục vụ ở Vatican dưới triều Giáo hoàng John XXIII, đã viết trong cuốn “Sự Suy Sụp Của Giáo Hội Ca-Tô Rô Ma” [The Decline and Fall of the Roman Church, Bantam Books, New York], như sau, trang 1:
“Tiến trình bất ngờ và làm cho người ta phân vân nhất trong 20 năm gần đây là sự suy thoái đột nhiên của giáo hội Ca-Tô Rô-ma trong tổ chức giáo quyền và trong lý tưởng đồng nhất của giáo hội.
Với tình trạng ngày nay, có vẻ như không có một hi vọng hợp lý nào để cho sự suy thoái đó ngưng lại.. [Phù hợp với nhiều lần than vãn của Benedict XVI]
Những thống kê đáng tin cậy và những chi tiết khác thật là khủng khiếp cho đầu óc người Ca-Tô Rô-ma truyền thống. Khi vẽ trên một biểu đồ từ năm 1965 đến năm 1980, số linh mục, nữ tu (các sơ),huynh trưởng trong đạo, học sinh trung học, sinh viên đại học tư (của Ca Tô Giáo), số người rửa tội, vào đạo, lấy người cùng đạo, dự lễ ban thánh thể, xưng tội, thêm sức – mọi thống kê đáng tin hiện hữu - đều mô tả một sự suy giảm chúc đầu xuống không ngừng. Thêm vào những yếu tố chính trên là số tín đồ Ca Tô Rô-ma dứt khoát bác bỏ hoàn toàn giáo lý của Rô-ma về ly dị, ngừa thai, phá thai, đồng giống luyến ái, và Cộng sản.
Hơn nữa còn có một số yếu tố vô hình nhưng không kém phần quan trọng. Ví dụ, ngày nay không thể nào biết được là có bao nhiêu linh mục được phong một cách có giá trị [nghĩa là có đầy đủ giá trị về những quyền năng thần thánh mà nền thần học xảo quyệt của giáo hội đã tạo ra cho giới chăn chiên để nắm giữ đầu óc tín đồ, ví dụ như: có quyền gọi Thánh Linh bất cứ ở đâu đến phục vụ cho ông ta trong những màn pháp thuật được gọi là “bí tích”, có quyền rửa sạch cái tội tổ tông không hề có của một đứa bé mới sinh ra đời, có quyền tha tội cho ai thì người ấy được tha, có khả năng biến một mẩu bánh làm bằng bột thành thân thể thực sự của Chúa v..v…
Mang con nít đi rửa tội là tội ác đối với nhân loại
Ngày nay, theo quan niệm của giới trí thức Tây phương, mang con nít đi rửa tội là một tội ác đối với nhân loại, và trong tương lai những linh mục rửa tội cho con nít có thể bị truy tố vì tội ác này]. Vì chắc chắn là nhiều giám mục phong chức linh mục cho các ứng viên không hề có ý định là tạo ra những linh mục với quyền năng thiêng liêng là ban thánh thể và tha tội cho những kẻ xưng tội, và nhiều ứng viên cũng không hề có ý định là sẽ nhận được những quyền năng như vậy. Không có những quyền năng như vậy thì không có giới linh mục, không có lễ Mi-sa, và không có sự tha tội trong lễ xưng tội. Thiếu những quyền năng như vậy, dù vô giá trị đối với người ngoại đạo, đối với đầu óc của người Ca-Tô Rô-ma, có nghĩa là cái chết của giáo hội.” [Cho nên, những tín đồ Ca-tô nào còn tin vào những quyền năng tự tạo của giới chăn chiên chỉ là những kẻ u mê, bị lừa bịp mà không biết là mình bị lừa bịp]
(Malachi Martin, a Jesuit Professor at the Pontifical Biblical Institute in Rome, doctorate in Semitic languages, archeology and Oriental history, The Decline and Fall of the Roman Church, a Bantam Book, NY, 1983, p.1: The most surprising and the most puzzling development in the last 20 years has been the sudden and undoubted decline of the Church of Rome in its ecclesiastical organization and ideological unity.. As things now stand, there appears to be no reasonable hope that this decline can be arrested…
The relevant statistics and other details are horrendous for the traditional Roman Catholic mind. When plotted on a graph covering the years 1965-1980, the number of priests, nuns, religious brothers, junior and senior high school students, private college students, baptisms, conversions, inter-Catholic marriages, communions, confessions, confirmations – every significant statistics available – describes a plummeting, non-stop, downward drop. Added to these key factors are the figures of those Roman Catholics who totally reject Roman teaching about divorce, contraception, abortion, homosexuality, and Communism.
There are, furthermore, some “invisible” but nonetheless potent factors. For instance, it is now impossible to reckon how many validly ordained priests are available. For, certainly, many bishops ordaining candidates for the priesthood have no intention of creating priests with the sacramental powers to offer the sacrifice of the Mass and to absolve penitents of sins, and many candidates do not have the intention of receiving such powers. Without such powers, there is no priesthood, no Mass, no absolution in confession. Such lack of validity, although unvalued outside the church, means the death of the church for the Roman Catholic mind.)
Malachi Martin viết không sai, giáo hội sống còn là nhờ vào mớ quyền năng tự tạo cho giới chăn chiên, khai thác sự yếu kém tinh thần và sự thiếu hiểu biết của đa số giáo dân. Ngày nay, mớ quyền năng đó đã trở thành những màn lừa dối để lùa con người vào vòng mê tín nên ngay cả một số không nhỏ những tín đồ Ca-Tô bình thường cũng như những người trí thức trong giáo hội cũng không còn tin, trừ số tín đồ ít hiểu biết ở trong các địa phương chậm tiến, nên trên thực tế, giáo hội đã chết, chỉ còn sống trong đầu óc mê tín của đám tín đồ thấp kém ở dưới.
The Decline and Fall of the Roman Church là một cuốn sách mà bất cứ ai quan tâm đến vấn nạn Ca-Tô Giáo Rô-ma cần phải đọc nếu muốn biết về lịch sử của Giáo hội Ca-Tô Rô-ma từ thời Peter (Phê-rô) đến thời Giáo hoàng John Paul II. Nơi trang 230, Malachi Martin viết:
Giáo Hoàng John XXIII, trong buổi khai mạc Công Đồng Vatican II ngày 11 tháng 10, 1962, nói rằng: "những giáo lý và quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại nhiều, nhưng ngày nay con người đã tự ý loại bỏ chúng... Nhưng nếu Roncalli (John XXIII) không thấy là điều giảng dạy mới của mình đi tới kết quả nào, thì hàng trăm nhà thần học và giám mục đã thấy. Trong những thập niên 1960-70, sau khi Roncalli chết, họ đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác.
(Pope John XXIII told the opening session of his council on October 11, 1962, that "false doctrines and opinions still abound," but that "today men spontaneously reject" them... But if Roncalli did not see where his new teaching was leading, hundreds of theologians and bishops did. In the sixties and the seventies after Roncalli's death, they drew these conclusions and abandoned belief in original sin, in the Devil, and in many other fundamental doctrines.)
Tại sao các nhà thần học và giám mục lại từ bỏ thuyết thần học về tội tổ tông, về quỷ Satan và về nhiều giáo lý căn bản khác như “ơn cứu chuộc của Chúa”, “Chúa sống lại”, hay “Đức Mẹ đồng trinh” v..v..? Vì, như chính Giáo hoàng John XXIII đã nhận xét, đó là những giáo lý và quan niệm sai lầm nhưng trong một thời gian lâu dài nhiều thế kỷ đã làm chủ lực tinh thần của Ca-Tô Giáo Rô-ma, và nay vẫn còn tồn tại trong đám tín đồ thấp kém. Các nhà thần học và giám mục hiển nhiên là những người có trình độ, không như đám giáo dân ở dưới, cho nên ngày nay, những giáo lý có tính mê hoặc của giáo hội trước đây đã không còn phù hợp với trình độ hiểu biết tiến bộ của nhân loại, hơn nữa Thánh Kinh lại còn chứa những mâu thuẫn và phản khoa học mà không nhà thần học nào có thể biện minh được. Do đó, họ bắt buộc phải từ bỏ nếu không muốn đặt mình vào vị thế của những kẻ lạc hậu về kiến thức, về tư duy. Nhưng điều đáng nói là, sự từ bỏ những giáo lý và quan niệm sai lầm của giáo hội chỉ thu hẹp trong giới trí thức Ca-Tô, trong giới chăn chiên, chưa hề được truyền xuống giới giáo dân, vì tuy giới chăn chiên cũng đã nhận ra những giáo lý và quan niệm sai lầm này, nhưng họ vẫn giữ chặt, không dám cho đám con chiên biết, sợ rằng đức tin của con chiên bị chao đảo, kéo theo sự mất đi quyền lực tinh thần cũng như vật chất của họ. Đó là bản chất bất lương, vô đạo đức của các bậc chăn chiên, chính mình thì không tin nhưng vẫn làm như tin và tiếp tục mang những điều hoang đường mê tín để mê hoặc giáo dân.
Do đó, trong mặt trận văn hóa và giáo dục để bảo vệ nền văn hóa và truyền thống Việt Nam, việc đầu tiên là phải đánh vào cái đầu não của Ca-tô Giáo: Vatican, một “tổ chức tội phạm quốc tế”, đồng thời giáo dục các con chiên Ca-tô để cho họ biết những sự thật về đạo của họ.
VI. Vì tương lai dân tộc, làm những việc có thể: chính quyền + dân chúng
Đây là những việc mà Nhà Nước, và chúng ta, những người còn nghĩ đến tương lai của dân tộc, có thể làm. Ngày nay, trước mặt thế giới, Giáo hội Ca-tô hoàn vũ chỉ còn cái vỏ bên ngoài, không còn thực lực, cho nên chúng ta không cần phải e ngại khi dấn thân vào việc giải hoặc Ca-tô giáo. Nếu Nhà Nước không chịu làm thì, vì tương lai của quốc gia, người dân chúng ta phải làm:
-► Bất cứ ở đâu mà giáo dân tụ tập đông đảo nơi công cộng để cầu nguyện hay làm loạn, thì Nhà Nước, hoặc có người hảo tâm nào, hãy cho, hoặc thuê máy bay, bay lên trên và thả xuống các truyền đơn mà không phải là truyền đơn, thí dụ như Trát Tòa và Cáo Thị có hình của ITCCS truy tố Giáo hoàng Francis về những tội ác chống nhân loại và lên án Ca-tô Rô-ma Giáo là một “Tổ Chức Tội Phạm Quốc Tế”. Sách lược này cũng có thể do người dân làm ở những nơi công cộng trong xã hội để mở mang sự hiểu biết của người dân về Ca-tô Giáo. Tất cả những tài liệu này đều có trên nhiều diễn đàn hải ngoại, thí dụ như sachhiem.net.
-► Phải giáo dục giáo dân để họ biết rằng họ đã bị mê hoặc bởi những lời lừa bịp của các bề trên, thí dụ như về hiệu năng của các “bí tích” mà Linh Mục Joseph McCabe đã cho rằng chỉ là những điều giáo hội bày đặt ra để nắm giữ đầu óc tín đồ. Giáo dân bị tẩy não, hù dọa bởi vạ tuyệt thông cho nên nhất nhất phải tuân theo lời các bề trên trong khi đó chỉ là một phương pháp bất lương và trẻ con dùng để đưa tín đồ vào khuôn phép, theo như nhận định của Linh Mục James Kavanaugh:
Tôi thấy khó mà có thể tin được là trong thời đại kỹ thuật không gian này mà một đoàn thể tôn giáo (Ca-Tô giáo Rô-ma. TCN) lại có thể quá lỗi thời để tin rằng một hình phạt thuộc loại huyền thoại như vậy vẫn còn có ý nghĩa gì đối với con người.
...Tuyệt thông, trong nhiều thế kỷ, đã là vai trò của giới quyền lực đóng vai Gót. Đó là sự chối bỏ sự tự do suy tư của con người một cách vô nhân đạo và phi-Ki-tô. Nhưng nhất là, nó đã là nỗ lực điên cuồng của một quyền lực, vì quá lo sợ mất đi quyền lực của mình, nên phải kiểm soát tín đồ thay vì hướng dẫn họ đi tới một tình yêu thương tự do và trưởng thành.
Tuyệt thông toan tính biến sự thực chứng tôn giáo thành một trại huấn luyện quân sự trong đó sĩ quan phụ trách nhào nặn lên những người máy trung thành bằng cách làm chúng ngạt thở bởi giam hãm và sỉ nhục. Có thể những phương pháp này có nghĩa trong việc huấn luyện con người để chiến đấu ngoài mặt trận. Những phương pháp này thực là trẻ con và bất lương khi xử lý với sự liên hệ của con người đối với Gót; nhưng thật không thể tin được là chúng vẫn còn tồn tại.
(I found it hard to believe that in the age of space technology a religious body could be so out of touch as to believe such a mythological penalty could have any meaning left for man.
...Excommunication had for centuries been authority's way of playing God. It was the inhuman and unchristian denial of man's freedom of conscience. But most of all it had been a deeply frigtened authority's frantic effort to dominate and control men and woman rather than to direct them toward a free and mature love. Excommunication attempted to turn the religious experience into a boot camp where the officer in charge aspires to build loyal robots by smothering them with confinement and indignity. Perhaps such methods might have had meaning in preparing man for combat. They are only childish and dishonest in dealing with a man or woman's relationship with God, but incredulously they still exist.)
-► Cho phổ biến rộng rãi những tài liệu về lịch sử, bản chất và những tội ác của Ca-tô Rô-ma giáo đối với nhân loại. Cho dịch tự do và phổ biến những tác phẩm nghiên cứu của các học giả Tây phương về bản chất và lịch sử Ca-tô Giáo, điển hình là các cuốn “The Vatican’s Mafia” của của Đức Ông Rafael Rodríguez Guillén; cuốn “Vatican Assassins” của Eric Jon Phelps; cuốn “The Vatican’s Holocaust” của Bá Tước Avro Manhattan; cuốn “O Vatican: A slightly wicked view of the Holy See” của Paul Hofmann; cuốn “The Vatican Empire”của Nino Lo Bello v…v… Tất cả những tài liệu này đều có trên Internet.
-► Cần phải phổ biến những tin tức về những tội ác và vô đạo đức của Vatican hay của Tin Lành trên báo chí hàng ngày, thí dụ như tin sau đây trên tờ Chicago Tribune ngày 16 tháng 10, 2013:
Viên chức của Vatican bị trách cứ về vai trò của ông ta trong những vụ xì-căng-đan từ chức:
Thị trấn Vatican.- Ông Hồng Y bị trách cứ khắp nơi là đã không chịu ngăn ngừa một loạt những vụ xì-căng-đan về đạo đức và tiền bạc dưới triều của giáo hoàng tiền nhiệm Benedict XVI đã từ chức, chấm dứt một thời gian gian dối với nhiều điều đáng xấu hổ.
Hồng Y Tarcisio Bertone, 78 tuổi, từ chức bộ trưởng ngoại giao, chức vụ thứ hai trong hệ thống quyền lực ở Vatican, và nhường lại chức “giáo hoàng phó” cho Tổng giám mục Pietro Paroli, một nhà ngoại giao 58 tuổi.
[Vatican official blamed for role in scandale quits:
Vatican City.- The cardinal widely blamed for failing to prevent a series of ethical and financial scandals during the reign of former Pope Benedict XVI stepped down Tuesday, ending an era fraught with embarrassements.
Cardinal Tarcisio Bertone, 78, left his post as secretary of state, second in the Vatican hierarchy, and haded over the role of “deputy pope” to Archbishop Pietro Parolin, a 58-yaear-old career diplomat.]
- Kenneth Bae, sinh ở Nam Hàn nhưng đã nhập công dân Mỹ, năm ngoái bị bắt giữ trong khi ông ta thăm viếng Bắc Hàn và bị kết án 15 năm khổ sai. Truyền thông Bắc Hàn nói rằng những hoạt động truyền đạo Tin Lành của ông ta là một tội ác đối với quốc gia Bắc Hàn.
[Kenneth Bae, who was born in South Korea but is a naturalized U.S. citizen, was arrested last year on a visit to North Korea and sentenced to hard labor for 15 years. North Korea media said his missionary activity constitued a crime against the state.]
Giáo dục quần chúng để mở mang dân trí không chỉ là trách nhiệm của chính quyền, mà mọi tầng lớp dân chúng phải tham gia. Thầy giáo dạy trò, cha mẹ dạy con. Trong vấn đề Giáo dục, Phật Giáo cần giữ một vai trò lớn. Khi xưa, hầu hết giáo dục quần chúng đều do các bậc cao Tăng đạo cao đức trọng đảm trách. Ngày nay, tuy nền giáo dục công cộng là do trách nhiệm của Nhà Nước, nhưng Phật Giáo có thể đóng góp rất nhiều trong lãnh vực này. Mặt trận văn hóa để bảo vệ nền văn hóa và truyền thống đạo đức của dân tộc không phải là trách nhiệm riêng của chính quyền.
Nếu chính quyền ù lì, không chịu nhìn thấy những nguy hại cho xã hội trong tương lai xa để đưa ra một đường lối giáo dục khai phóng đầu óc người dân thích hợp thì quý vị giáo chức, các bậc lãnh đạo tôn giáo dân tộc phải dấn thân trong công cuộc mở mang trí tuệ của quần chúng. Trong nhiệm vụ này, tôi hi vọng Phật Giáo, Tăng cũng như tục, với tinh thần vô úy và với lòng từ bi, từ là cho vui, tạo niềm vui trong sự hiểu biết đúng, bi là cứu khổ, dứt khổ qua sự thoát ra khỏi những mê lần, hãy tích cực tham gia vào mặt trận văn hóa giải hoặc này.
Trần Chung Ngọc
Viết xong ngày 21.10.2013
Các bài thời sự cùng tác giả
▪
22 Năm Giao Điểm: Trừ Tà - Hiển Chánh và Độ Sinh -
Trần Chung Ngọc
▪
Chủ Nghĩa Khủng Bố và Diệt Chủng -
Trần Chung Ngọc
▪
Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar -
Trần Chung Ngọc
▪
Những Người Máy Chống Cộng -
Trần Chung Ngọc
▪
Tại Sao Những Người Tin Chúa Lại Thù Ghét Những Người Vô Th -
Trần Chung Ngọc
▪
Tản Mạn về Chống Cộng -
Trần Chung Ngọc
▪
Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản - Một Câu Chữ Của Những Kẻ U Mê -
Trần Chung Ngọc
▪
ĐĐ Thích Nhật Từ và Các Xóm Đạo Washington D.C. -
Trần Chung Ngọc
▪
Đọc "Món Hàng Xuất Cảng Làm Chết Người Nhất Của Mỹ: DÂN CHỦ" -
Trần Chung Ngọc
▪
Avro Manhattan: Cơn Ác Mộng Của Một Quốc Gia -
Trần Chung Ngọc
▪
BA MƯƠI THÁNG TƯ VÀ TÔI TỪ KIẾN THỨC ĐẾN LẬP TRƯỜNG -
Trần Chung Ngọc
▪
Bang Giao "Bắc Kinh-Vatican" (?) Một Kinh Nghiệm Quý Giá Cho Việt Nam -
Trần Chung Ngọc
▪
Bang Giao Với Vatican? Bang Giao Như Thế Nào ?? -
Trần Chung Ngọc
▪
Công Nghiệp Cuối Cùng -
Vài Suy Tư Xung Quanh Sự Ra Đi Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp -
Trần Chung Ngọc
▪
Cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter & Liên Hiệp Quốc Lên Án Mỹ Vi Phạm Quốc Tế Nhân Quyền -
Trần Chung Ngọc
▪
Chuyện Phịa Thời Sự: Tin Vịt Truyền Thông -
Trần Chung Ngọc
▪
Chuyện Thời Sự Về Bức Thư “Chê Chúa” Của Einstein -
Trần Chung Ngọc
▪
Chuyện Thời Sự - Về Bức Thư “Chê Chúa” Của Einstein -
Trần Chung Ngọc
▪
Kiến Thức 30/4 Qua Các Danh Nhân - Tại Sao Chúng Ta Thua ? -
Trần Chung Ngọc
▪
Kiến Thức 30/4 Qua Các Danh Nhân - Tại Sao Chúng Ta Thua ? -
Trần Chung Ngọc
▪ 1
2 3 ▪
>>>
Trang Thời Sự