Về Cuốn
Triumph Forsaken: The Vietnam War 1945-1965 của Mark Moyar
[Cuốn “Thánh Thư” Của Minh Võ Và Tôn Thất Thiện]
Trần Chung Ngọc
http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts003.php
29 tháng 8, 2007
TẬN TÍN THƯ BẤT NHƯ VÔ THƯ
Vài Lời Nói Đầu:
C uộc chiến Việt Nam đã chấm dứt hơn 32 năm rồi, nhưng “hội chứng Việt Nam” vẫn
còn tiếp tục ray rứt cho đến ngày nay với người Mỹ [số cựu quân nhân Mỹ tự tử đã
lên tới số tử vong ở Việt Nam, cả triệu cựu quân nhân bị nhiễm độc Agent Orange,
khoảng 30000 cựu quân nhân đang ngồi tù] và lẽ dĩ nhiên, một số người Mỹ vẫn
không thể chấp nhận cuộc chiến bại ở Việt Nam, do đó, từ cả thập niên nay, có
một số thuộc trường phái xét lại (revisionism) vẫn cố gắng viết lại lịch sử để
biện minh cho cuộc can thiệp và xâm lăng của Mỹ vào Việt Nam là chính đáng.
Những cuốn sách viết về cuộc chiến Mỹ-Việt thuộc loại này thật sự chỉ là một
thiểu thiểu số thuộc phe bảo thủ cực hữu, và lẽ dĩ nhiên sẽ được một thiểu thiểu
số thuộc loại “phi dân tộc” tán thưởng. Tuyệt đại đa số những tác phẩm viết
nghiêm chỉnh về cuộc chiến ở Việt Nam đều viết bởi các tác giả có uy tín trong
xã hội như học giả, giáo sư đại học, bộ trưởng, cựu tướng lãnh, chính trị gia
v..v.., những người đặt sự lương thiện trí thức lên hàng đầu. Kết luận của
trường phái này là cuộc can thiệp (intervention) hay xâm lăng (invasion) của Mỹ
vào Việt Nam là bất chính và là một sự sai lầm lớn lao. Đại cương thì những
người thuộc phái xét lại tập trung những luận cứ của mình trên sự diễn giải
những sự kiện lịch sử theo thiên kiến và hiểu biết riêng thường là rất giới hạn
của mình, và không cần đến bằng chứng. Còn phe đa số thì thường sử dụng những
sự kiện lịch sử một cách trung thực hơn và trình bày chúng đơn giản chỉ là những
sự kiện. Để so sánh, chúng ta có thể nói, đứng trước trường phái “chính thống”
thì trường phái “xét lại” cũng giống như là trường phái “thiết kế thông minh”
(sic) đứng trước những bằng chứng tràn ngập của “thuyết Tiến Hóa”.
Lẽ dĩ nhiên, phe thiểu thiểu số bảo thủ được
thiểu thiểu số người Việt di cư ủng hộ và tận tình khai thác. Trong thiểu thiểu
số người Việt di cư này, đa số thuộc thế lực đen, vẫn còn ấm ức vì mất đi những
quyền lợi mà thực dân Pháp, và sau đó là Mỹ, ban cho. Cho nên thật là dễ hiểu,
số người này không ngừng năng nổ chống Cộng và chống tất cả những ai không đồng
ý với họ. Qua bao năm qua, họ đã không ngừng mở những chiến dịch bôi nhọ Phật
Giáo đồng thời cố sức “phục hồi tinh thần Tam Đại Việt Gian” [xin đọc bức thư
của TGM Ngô Đình Thục gửi Toàn Quyền Decoux] của Ngô Đình Diệm. Họ thường chụp
mũ Phật Giáo là thân Cộng, làm như thân Cộng Việt thì có tội, còn thân
Pháp, thân Mỹ để nô lệ hóa đất nước, để tàn phá đất nước thì là một danh dự,
giống như danh dự của những người tự nhận là “tôi tớ hầu việc Chúa”.. Họ lạm
dụng danh từ một cách đần độn, gọi những người mà họ cho là thân Cộng là Việt
Gian, không hề hiểu từ Việt Gian chỉ có thể áp dụng cho những kẻ làm tay sai cho
ngoại bang, phản bội dân tộc, chứ không phải là làm tay sai cho người Việt, trừ
phi người Việt này lại chính là Việt Gian.
Tất cả những mưu toan của thế lực đen ở hải
ngoại đánh bóng cá nhân Ngô Đình Diệm và đổ tội cho Phật Giáo làm “mất nước”
[sic] đã sụp đổ trước những bằng chứng lịch sử hiển nhiên, và ngày nay, ngay cả
giới trẻ cũng đã đánh giá chính xác những sự kiện lịch sử này. Những mưu toan
trên nhằm hai mục đích: thứ nhất, ca tụng Ngô Đình Diệm là người yêu nước, là
chí sĩ v..v.. để xóa bỏ hình ảnh một giáo hội đã làm tay sai cho thực dân Pháp
từ ngày đầu đến ngày cuối, đồng thời mở chiến dịch “No Hồ” để hạ uy tín của Hồ
Chí Minh. Nhưng giới trí thức hiểu biết cũng như tuyệt đại đa số người dân
thường, thì không có ai đần độn đến độ không biết rằng “Cụ Diệm” là một người
thuộc dòng họ “tam đại Việt Gian” [xin đọc bức thư của TGM Ngô Đình Thục gửi
Toàn Quyền Decoux], nằm trong các nhà Dòng Công giáo ở ngoại quốc trong suốt
thời kháng chiến chống Pháp, và cũng trong thời gian này, “Cụ Hồ” sống trong
rừng, trong hang, và đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thành công,
chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam: [Xin đọc “Vài Nét Về Cụ Hồ” và “Vài Nét Về Cụ Diệm” trên giaodiemonline.com,
dongduongthoibao.net, sachhiem.net, nhandanvietnam.org]. Đây là những sự
kiện lịch sử, ai không đồng ý xin mời lên tiếng. Và thứ nhì, đổ tội cho Phật
giáo làm mất nước là để chạy tội cho hai chính quyền Công Giáo ở miền Nam: Ngô
Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Thay vì sám hối, xưng tội với dân tộc thì tập
đoàn “Việt gian chính cống” này, tập đoàn của những kẻ nô lệ thần quyền ngoại
bang, dựa hơi ngoại bang, lãnh tiền của ngoại bang để phục vụ cho ngoại bang
v..v.. lại vẫn năng nổ xuyên tạc lịch sử, lạc dẫn quần chúng. Nhưng quần chúng
Việt Nam đâu có còn là quần chúng sống trong những “ốc đảo ngu dốt” [từ của Linh
Mục Trần Tam Tĩnh] nữa. Giới trẻ ngày nay có đủ phương tiện để tìm hiểu lịch sử
một cách nghiêm chỉnh, không dễ gì mà mê hoặc đầu óc của họ được.
Một cơ hội đã đến với những người xuyên tạc
lịch sử cho mục đích cá nhân và phe phái. Gần đây họ vớ được một cuốn sách và
vài bài viết của Mark Moyar, một sử gia hạng ba, mà nội dung rất hợp với đầu óc
thuộc loại mì ăn liền của họ, và ra công khai thác. Đàn Chim Việt, Tiếng Nói
Giáo Dân, Vietcatholic đồng thanh lên tiếng khai thác, với những tên tuổi
nổi tiếng (tiếng gì?) như Minh Võ, Tôn Thất Thiện, Trần Hải, dùng những tài liệu
hạng hai, hạng ba này, coi đó như là một cuốn “Thánh Thư” về chiến tranh Việt
Nam, nhưng thực ra chỉ là rác rưởi, theo một nhận định trên Internet. Bài viết
này không ngoài mục đích chứng minh nhận định trên về tác phẩm của Mark Moyar,
đồng thời chứng minh rằng những người đang ra công khai thác Mark Moyar thực sự
đã khai thác những tác phẩm vô giá trị.
Năm ngoái, 2006, một sử gia trẻ, Mark Moyar, sinh năm 1971, đã nghiên cứu một số lớn tài liệu về cuộc chiến của cả hai
phe, tư bản và cộng sản, để viết và xuất bản cuốn Triumph Forsaken: The Vietnam
War, 1945-1965 mà Minh Võ dịch là “Chiến Thắng Bỏ Lỡ” và đưa lên Đàn Chim
Việt như là một cuốn sử vô cùng giá trị để chúng ta phải tin theo tất cả những
gì Mark Moyar viết trong cuốn sách. Bài của Minh Võ không phải là bài phê bình
hay điểm sách, vì Minh Võ không có khả năng này, mà chỉ là “mẹ hát con khen
hay”, đưa ra những quan điểm trong sách hợp với kiến thức rất giới hạn của mình,
bất kể đến những sự thực lịch sử, và cho đó là những “lời mạc khải không thể sai
lầm” của Moyar. Có vẻ như vốn liếng tiếng Anh của Minh Võ là một dấu hỏi lớn.
Vì trong phần dịch đoạn đầu Lời Tựa của Mark Moyar, Minh Võ đã dịch “elite” là
“giới thượng lưu cầm quyền” (sic) thay vì là “giới ưu tú”, và dịch
“manipulation” (của Phật giáo, theo Mark Moyar) là “thao túng” (sic) thay vì là
“lôi kéo, vận động”. Nhưng đây chỉ là chuyện nhỏ. Nhận định về cuốn Triumph
Forsaken, Minh Võ ca tụng:
Năm ngoái (2006) sở Báo Chí Đại Học
Cambridge đã xuất bản cuốn sách 512 trang khổ lớn của ông nhan đề TRIUMPH
FORSAKEN. Đây là tập I của bộ sách 2 tập về cuộc chiến Việt Nam. Theo tác giả,
cuộc chiến này đáng lẽ đã kết thúc bằng một chiến thắng oanh liệt, mà lại trở
thành một chiến bại nhục nhã. Trong cuốn sách này, tác giả đã rà xét lại tất cả
mọi dữ kiện, đối chiếu nhiều tài liệu vô số kể của nhiều nguồn thuộc mọi phía,
trong đó có những tài liệu mới được giải mật của Mỹ và tài liệu Cộng Sản (Liên
Xô cũ, Trung Quốc, và Việt Nam), để đi đến một kết luận có cơ sở vững vàng.
[Viết sử mà đưa ra những giả thuyết như nếu…., đáng lẽ…, giả thử…. v..v.. để đi
đến kết luận của mình thì thà đừng viết sử còn hơn. TCN]
Tôn thất Thiện cũng viết một bài trên Vietcatholic ca tụng tác phẩm của
Mark Moyar, chúng ta hãy đọc đoạn sau đây:
Đây là một tác phẩm hết sức quan trọng. Nó
có những hậu quả rất lớn đề làm sáng tỏ lịch sử Việt Nam trong giai đoạn
1954-1975, đặc biệt là trong giai đoạn 1954-1963, thời mà ông Ngô Đình Diệm nắm
chính quyền ở miền Nam Việt Nam. Nó đánh dấu sự phát khởi của một phong trào xét
lại lịch sử Việt Nam trong giai đoạn nói trên, tái lập sự thực, chấm dứt sự
khống chế của trường phái chính thống, đập tan những luận điệu vu khống bôi lọ
của trường phái này, tái lập uy danh của những chiến sĩ miền Nam đã hết mình
tranh đấu cho chính nghĩa, nhất là các chiến sĩ thời Đệ Nhất Cộng Hòa và ông Ngô
Đình Diệm. [Tôn thất Thiện muốn tái lập những huy chương đầy trên ngực của
các cựu quân nhân VNCH diễn hành trong ngày “Vinh danh QLVNCH” ở Houston, và
trong những ngày “Phục Hồi Tinh Thần Ngô Đình Diệm” hàng năm ở Hải Ngoại. TCN]
Và Trần Hải đã dịch một bài hoàn toàn có tính
cách xuyên tạc cuộc tranh đấu Phật Giáo 1963 trên Tiếng Nói Giáo Dân, bài “Các nhà sư làm chính trị: Phong trào Phật tử tranh đấu trong cuộc chiến Việt
Nam” (Political Monks: The Militant Buddhist Movement During the Vietnam
War.) của Mark Moyar. Bài này chứng tỏ Mark Moyar có một hiểu biết rất ấu trĩ
và giới hạn về Phật Giáo Việt Nam và về tình hình chính trị thời 1963.
Trong bài này, chúng ta sẽ xét xem những lời
khoa trương của Minh Võ và Tôn Thất Thiện về cuốn Triumph Forsaken có một giá
trị nào không, và từ đó chúng ta có thể đánh giá trị đúng kiến thức của Mark
Moyar về cuộc chiến Việt Nam nói chung, về tình hình chính trị ở Việt Nam trong
thời Phật Giáo tranh đấu nói riêng, đồng thời cũng đánh giá đúng kiến thức của
Minh Võ và Tôn Thất Thiện, những người đã lên tiếng ca tụng Mark Moyar như là
một bậc vô thượng thiên tài về sử Việt Nam. Để làm công việc này, chúng tôi sẽ
dùng một số tài liệu mới nhất trên Internet và riêng về bài dịch của Trần Hải,
chúng tôi sẽ không quan tâm để phê bình vì không có gì đáng để phê bình. Nhưng
trong phần tài liệu ở sau quý độc giả có thể đọc vài nhận định về cái hiểu của
Mark Moyar về cuộc tranh đấu Phật Giáo 63 ở trên Internet của người Mỹ. Ngoài
ra chúng ta cũng đã biết, hồ sơ về vụ Phật Giáo tranh đấu 63 đã có nhiều trên
thị trường sách vở và thông tin của người Việt, cho nên không cần thiết phải đưa
ra ở đây.
Trước hết, có một điểm tôi cần phải làm sáng
tỏ. Đó là, để bảo đảm cho những lời khoa trương về cuốn Triumph Forsaken,
hợp với ý đồ xuyên tạc lịch sử của mình, Minh Võ cũng như Tôn Thất Thiện đã nêu
thành tích và uy tín của Mark Moyar như sau:
“Tiến sĩ Mark Moyar đậu cử nhân (hạng tối ưu
với lời khen của ban giám khảo) về môn sử tại đại học Havard danh tiếng nhất của
Mỹ. Sau đó đậu tiến sĩ sử học tại đại học Cambridge. Ông từng giảng dậy tại đại
học Cambridge, đại học Tiểu Bang Ohio, đại học A&M Texas, và đại học Thủy Quân
Lục Chiến Hoa Kỳ ở Quantino, Virginia.”
Nhưng nếu Minh Võ và Tôn Thất Thiện biết rõ khả năng thực sự của Mark Moyar,
và hiểu rằng trong môi trường đại học, bằng cấp không thể dùng để bảo đảm giá
trị của một tác phẩm, thì đã không nêu lên những chi tiết không có tính cách
thuyết phục như trên để làm hậu thuẫn cho những lời ca tụng của mình. Moyar chỉ
là TA (Teaching Assistant) ở đại học Cambridge, rồi sau khi tốt nghiệp từ
Cambridge được một chân post-doc (hậu tiến sĩ để trau dồi thêm kiến thức chuyên
môn) ở đại học Texas A&M trong 2 năm 2003-2004. Thường thì chân post-doc là để
giúp sinh viên mới ra trường trong thời hạn 2 năm để nghiên cứu thêm về một đề
tài nào đó, sau 2 năm ông tiến sĩ mới ra lò này phải dựa vào những kết quả
nghiên cứu của mình để đi tìm việc ở nơi khác, nếu nhà trường mà ông ta đang làm
post-doc không tuyển ông ta làm giáo sư của trường. Tôi muốn nói thêm chút ít
về cấp bằng tiến sĩ.
Những người ở trong môi trường đại học đều hiểu
rằng, một người muốn tốt nghiệp đại học với bằng Ph.D. thường phải hội đủ những
đòi hỏi của chương trình học: đại cương là phải “pass” một số “cua” bắt buộc
trong chương trình cao học (hậu cử nhân), “pass” 1 hay 2 kỳ thi khảo hạch, và
viết một luận án dưới sự hướng dẫn của một ông hay bà Thầy. Khi xưa, chúng tôi
học được một bài học ở đại học Wisconsin – Madison. Câu chuyện như sau: có một
sinh viên ban Hóa, học tới 4, 5 năm sau cử nhân mà vẫn chưa ra được Ph.D., phàn
nàn với ông Thầy sao không cho anh ta trình luận án. Ông Thầy bảo: “Bao giờ
anh thấy là anh còn ngu thì tôi cho anh ra trường” Anh sinh viên nói: “Tôi biết là tôi ngu rồi mà” (I know I am stupid) Nhưng ông Thầy bảo: “Chưa được, bao giờ anh tự thuyết phục anh là anh còn ngu thì tôi cho ra trường” (Not yet! When you convince yourself that you are still stupid, I’ll let you
out). Đây không phải là trường hợp có thể tổng quát hóa, nhưng có lẽ ông Thầy
thấy anh chàng sinh viên này thuộc loại “chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng” nên mới có ý giúp anh ta để đưa anh ta về những thực tế của môi trường đại học
như vậy. Nên nhớ tình ông Thầy với sinh viên làm luận án với ông ấy rất thân
thiết, vì hàng ngày thường phải làm việc với nhau trong vấn đề khảo cứu, cho nên
ông Thầy biết rõ tính nết của người sinh viên mà mình đang hướng dẫn làm luận
án. Đó là tinh thần đại học. Và sự thực là, với một người thực sự là trí thức
thì càng học lên cao thì càng thấy mình dốt, dốt ở đây có nghĩa là không thể
biết được hết những cái biết của thiên hạ, đúng như Trang Tử đã từng nói: “Cái biết của thiên hạ thì vô hạn, cái biết của cá nhân thì hữu hạn, đem cái hữu
hạn đi tìm cái vô hạn, nguy vậy thay”..
Hiển nhiên, văn bằng “Tiến sĩ” không phải là
thước đo giá trị của những tác phẩm “hậu tiến sĩ”. Thật vậy, nếu chúng
ta đọc Mark Moyar và một số phê bình về cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar
trên báo chí và Internet, thì chúng ta thấy văn bằng tiến sĩ của Mark Moyar
chỉ có giá trị là hội đũ điều kiện để tốt nghiệp. Chúng ta nên để ý là giới
khoa bảng chuyên ngành sử có tên tuổi ở Mỹ, cho tới nay không hề lên tiếng điểm
[review] cuốn Triumph Forsaken vì cuốn này không đáng để cho họ phải
điểm. Tại sao? Vì Mark Moyar, sinh năm 1971, không có một kinh nghiệm hay hiểu
biết trực tiếp nào về chiến tranh Việt Nam, cho nên đã vấp phải rất nhiều sai
lầm trong cuốn sách. Chỉ có một số bảo thủ thuộc trường phái “xét lại” và một số
cựu quân nhân vẫn còn cay đắng về cuộc thảm bại ở Việt Nam là lên tiếng ca tụng
tác phẩm mà họ cho là “làm sập đổ những quan điểm chính thống” về cuộc chiến,
nghĩa là đưa ra những quan điểm trái ngược với những quan điểm chính thống,
nhưng không hề phân tích và đưa ra bằng chứng là những quan điểm trái ngược này
có đúng và có tính cách thuyết phục hay không. Tuy nhiên, trên Internet chúng ta
cũng có thể đọc một số phê bình của giới học giả và trí thức về cuốn Triumph
Forsaken của Mark Moyar.
Để cho vấn đề được rõ ràng, có lẽ chúng ta cũng nên biết những quan điểm
chính thống là những quan điểm gì và của ai? Đó là những quan điểm của tuyệt
đại đa số giới học giả chân chính và những nhân chứng tại Việt Nam, đồng thuận
với nhau ở vài điểm chính về sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam, và theo Ian
Horwood:
Ngay sau cuộc chiến kết thúc, sự đồng thuận
trong giới học giả về cuộc chiến tranh Việt Nam được coi như là quan điểm chính
thống (orthodox). Một vài điểm chính của sự đồng thuận như sau:
Các sử gia chính thống [ở trên thế giới
chứ không chỉ riêng ở Mỹ. TCN] khám phá ra rằng, vị Lãnh Tụ Bắc Việt, Hồ Chí
Minh, tuyệt đối không phải là một tay sai của khối (cộng sản) Nga Sô, mà
thực sự là một người quốc gia trước hết và chỉ là người cộng sản chừng nào mà
điều này phục vụ cho lý tưởng quốc gia của ông ta. Do đó Hoa Kỳ tự đặt mình
trong vị thế chống lại những lực lượng quốc gia ở miền Nam Việt Nam và ủng hộ
một chế độ dựa phần lớn trên lớp dân chúng đã từng giúp Pháp cai trị thuộc địa ở
Đông Dương.
Vị lãnh đạo Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm, theo
trường phái chính thống, không phải là người được lòng dân. Ông ta là một lãnh
tụ chống tiến bộ và cải cách chính trị (reactionary) của một chế độ tham
nhũng và đàn áp, chỉ đại diện cho một thiểu số Công Giáo ở Nam Việt Nam.
Khi đó sự ủng hộ Cộng Hòa Việt Nam của Mỹ
căn bản là sai lầm về luân lý, nhưng cũng được biện minh bởi chính quyền Mỹ bằng
những lý lẽ chiến lược. Tuy nhiên, các sử gia chính thống cho đó là những lý lẽ
chiến lược phá sản. Nam Việt Nam không đáng kể về phương diện chiến lược, và
ông Hồ khó có thể là tay sai của Trung Quốc vì sự thù nghịch từ lâu giữa Việt
Nam và cường quốc láng giềng ở phương Bắc. Nếu ông Hồ chỉ chiến đấu để thống
nhất đất nước, và không phải là tay sai của Nga Sô Viết hay Tàu, thì Nam Việt
Nam không phải là một trong những con “domino” bị ngả xuống, như Eisenhower đã
nghĩ; thật ra, những sử gia chính thống đã cho rằng thuyết domino là vô giá
trị. Những biến cố lịch sử về sau đã chứng minh điều này. Theo lô-gíc, nếu ông
Hồ là một người quốc gia và không phải là cộng sản, thì Hoa Kỳ không có quyền
lợi chiến lược ở Nam Việt Nam, và nếu chế độ Diệm không được lòng dân, thì sự
can thiệp của Mỹ là điều sai lầm.
http://www.history.ac.uk/reviews/paper/horwood.html
Date accessed: 21 August 2007 :
[Shortly after its conclusion, a scholarly
consensus on the Vietnam War began to accrete as the ‘orthodox’ view. Some of
the key aspects of the consensus are as follows:
Orthodox historians discovered that far from being
an agent of the Soviet monolith, the North-Vietnamese Leader, Ho Chi Minh, was
actually a nationalist first and a communist only insofar as this would serve
his nationalist cause. Thus the United States found itself opposing the forces
of nationalism in South Vietnam and supporting a regime that drew extensively on
the class that had administered France’s Indochinese colonies for her.
The South-Vietnamese leader, Ngo Dinh Diem, according to the orthodox
school, was not popular. He was the reactionary leader of a repressive and
corrupt regime, representative only of the Catholic minority in South Vietnam.
American support for the Republic of Vietnam
was fundamentally flawed, then, in moral terms, but it was also justified by the
United States government in strategic terms. However, the orthodox historians
also adjudged these strategic arguments bankrupt. South Vietnam was not
strategically significant in itself, and Ho could hardly be China’s agent
because of the long-established enmity between Vietnam and its powerful
neighbour to the north. If Ho were simply fighting for the unification of his
country, and was not an agent of the Soviet Union or China, then South Vietnam
could not be one of Eisenhower’s falling dominoes; indeed, the orthodox
historians declared the domino theory itself invalid. Subsequent historical
events appeared to prove this: in the wake of the American defeat in Vietnam the
Asian dominoes did not fall beyond the immediate confines of Indochina.
Logically, if Ho was a nationalist and not a communist, the United States had no
strategic interest in South Vietnam, and if the Diem regime was unpopular, then
American intervention must have been a mistake.]
Tôi đã là một sĩ quan trong QLVNCH, cầm súng
chống Cộng trong 8 năm rưỡi, thời gian tôi ở trong quân đội. Sau khi chạy sang
Mỹ năm 1975, tôi đã đọc rất nhiều và nghiên cứu về cuộc chiến Việt Nam trong
thời gian trên 10 năm nay, cho nên dựa trên những kinh nghiệm cá nhân ở Việt Nam
và trên sự đối chiếu những sự kiện trong những tài liệu tham khảo, với tất cả sự
lương thiện trí thức, tôi bắt buộc phải đau lòng mà đi đến kết luận:
- Bản chất cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là
một cuộc xâm lăng.
- Mỹ đã sai lầm chính trị về thuyết Domino, không
hiểu văn hóa Việt Nam, đánh giá sai lầm tinh thần quốc gia của Hồ Chí Minh và
người dân Việt Nam.
- Những chiến dịch và hành động quân sự tàn bạo
của Mỹ trên đất nước Việt Nam đã khiến cho người dân Việt Nam càng ngày càng ngả
về phía cộng sản.
- Ngô Đình Diệm là một kẻ bất tài, vô đức, nhu
nhược, nhưng tàn bạo, làm mất lòng dân vì một chính sách độc tài ngu xuẩn, tôn
giáo trị, gia đình trị. Ngô Đình Diệm được đưa về làm Thủ Tướng và sau đó phản
bội Bảo Đại lên làm Tổng Thống là vì được Hồng Y Spellman, với sự phụ giúp của
ngoại trưởng John Foster Dulles cùng một vài chính khách Công giáo Mỹ khác, theo
lệnh của Vatican, vận động với Mỹ đưa Diệm về cầm quyền ở Nam Việt Nam, vì Diệm
thuộc loại người Công giáo cuồng tín khát máu Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ,
chống Cộng điên dại nên đương nhiên có thể tin cậy để chống Cộng cho Mỹ và cho
Vatican. Vatican cũng còn góp phần vận động, thuyết phục Mỹ tham chiến ở Việt
Nam. Cái tội này của Vatican đối với Việt Nam sẽ được ghi vào sử sách.
- Chính cái chất Công Giáo cuồng tín [tổng hợp
của ngu dốt, kiêu căng, huênh hoang, hợm hĩnh, theo giáo sư Nguyễn Mạnh Quang]
của Diệm đã làm hại Diệm. Sách lược Công giáo hóa miền Nam bằng thủ đoạn tiêu
diệt các giáo phái khác của Diệm trong một nước mà Công giáo chỉ chiếm có 7% là
một sách lược ngu xuẩn, đi ngược lại tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên của dân tộc,
đã đưa đến sự oán ghét của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam. Sách lược này đã
ghi thêm một chương ô nhục vào lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam, một giáo hội
vốn đã nổi tiếng là: “Hễ phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc.”
Để phục hồi uy tín của Mỹ trên chính trường
quốc tế và để biện minh cho những cuộc tấn công Iraq của Bush con, trường phái
xét lại đang cố gắng đưa ra những quan điểm trái ngược với những quan điểm chính
thống trên cho mục đích chính trị của Mỹ hiện nay để kéo dài cuộc chiến ở Iraq,
và Bush đã dựa vào những quan điểm này để duy trì cuộc chiến ở Iraq, như chúng
ta thấy trong buổi nói chuyện với các cựu quân nhân trong các cuộc chiến tranh ở
ngoại quốc (VFW =Veterans of Foreign Wars) ngày 22 tháng 8, 2007, khi ông đưa ra
những sắc thái song song giữa những cuộc chiến đối với Nhật, Việt Nam và Iraq,
mà đa số phê bình gia đã bác bỏ, coi đó như là băng chứng về sự hiểu biết nhỏ
nhoi của Bush về các cuộc chiến trên [Chicago tribune, Sunday, August 26, 2007,
p. 18: In a speech to veterans last week, President Bush compared the war in
Iraq with the wars against Japan and in Vietnam as part of a broader argument
for continuing the military campaign. But his remarks brought stinging
criticism from historians, military analysts and not least political opponents,
who said the analogies evidenced scant understanding of those wars.], đúng như
Thượng Nghị Sĩ John Kerry đã phê bình Bush trước đây là “vô trách nhiệm” và “ngu
dốt” (irresponsible and ignorant). [Điều này không lạ vì IQ của Bush ở dưới
mức trung bình, chỉ có 82, so với của Clinton là 192 . TCN] Thực ra thì trước
Mark Moyar cả 10 năm nay, ở Mỹ đã có phong trào chủ trương phục hồi lại tính
chính đáng của cuộc can thiệp Mỹ vào Việt Nam, và như vậy cũng phải kèm theo sự
phục hồi tài ba chống Cộng và đức độ của Ngô Đình Diệm. Mark Moyar không làm gì
hơn là xào xáo lại những quan điểm này, điển hình là của Keith Weller Taylor,
Michael Lind, Guenter Lewy và Marguerite Higgins, nhưng Mark Moyar đã để lộ ra
nhiều yếu kém nghiêm trọng về cách sử dụng tài liệu và diễn giải tài liệu của
mình, như sẽ được chứng minh trong phần sau đây..
Muốn biết đến uy tín và giá trị trí thức thực
của Mark Moyar, chúng ta nên đọc một tài liệu của Gary Shapiro trên NYSUN.com
ngày 30 tháng 4, 2007. Theo tài liệu này thì trong vòng 5 năm Mark Moyar
đã nộp đơn xin làm giáo sư sử trong hơn 150 trường Đại Học, nhưng
không trường nào nhận hoặc ngay cả cho ông ta một cuộc phỏng vấn sơ khởi. [Yet over five years, this conservative military and diplomatic historian (Mark
Moyar) applied for more than 150 tenure-track academic jobs, and most declined
him a preliminary interview.] Tại sao không đại học nào chịu tuyển Mark Moyar
làm giáo sư sử dù Mark Moyar đã xuất thân từ những đại học nổi tiếng như Harvard
và Cambridge? Nói ngắn gọn, các đại học thường tuyển giáo sư là những người có
khả năng thực sự và lương thiện trí thức trong công cuộc khảo cứu, đặt căn bản
trên sự thực chứ không trên thiên kiến. Và những tác phẩm đầy thiên kiến của
Mark Moyar đã không chứng tỏ là Mark Moyar có những tư cách này.
Nhưng cuối
cùng thì Mark Moyar cũng thành công xin được một chân dạy quân sử trong đại học
Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ ở Quantino, Virginia, nếu trường này của Thủy Quân
Lục Chiến có thể gọi là một đại học. Bởi vậy, phê bình gia Alan Knight đã nhận
định:
Xuất thân từ Harvard và Cambridge, Mark
Moyar là giáo sư quân sử ở đại học Thủy Quân Lục Chiến, tự nó giống như một cái
gì nghịch hợp [huấn luyện lính và đại học]. Tự bao giờ mà cơ sở huấn luyện của
Thủy Quân Lục Chiến ở Quantico, Virgina, được lên địa vị của đại học?
(Harvard and Cambridge educated, Mark Moyar is
associate professor of military history at the U.S. Marine Corps University,
which is itself something of an oxymoron. When did the Marine Corps training
facility at Quantico, Virginia, rise to the status of university?)
Một tài liệu sau đây cho chúng ta thấy rõ tại
sao không đại học nào chịu tuyển Mark Moyar làm giáo sư sử học.
7 tháng 6, 2007:
Đại học Miami tuyển một giáo sư sử, nhưng
không tuyển Mark Moyar. Đúng là Moyar là một tác giả thành công đỗ đầu trong
phân khoa sử với lời khen tặng ở Harvard và có Ph.D. ở Cambridge. Nhưng ông ta
đã tự loại mình khi viết cuốn Triumph Forsaken: The Vietnam War 1945-1965, chứng
tỏ rằng – bỏ qua sự tuyên truyền [ở trong cuốn sách] của đoàn quân thứ 5 [đoàn
quân gián điệp nằm vùng để phá hoại] khiến chúng ta thất trận – rằng ngay cả Bắc
Việt cũng nghĩ là chúng ta đang thắng.
(June 07, 2007:
Miami University was looking for a history
professor, but they didn't want Mark Moyar. True Moyar is a successful author
who was first in the history department and summa cum laude at Harvard and has a
PhD from Cambridge. But he disqualified himself by writing the book Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954-1965, which shows that —
setting aside the fifth-column propaganda that eventually caused us to lose —
even the North Vietnamese thought we were winning the war.)
Và Ron Mepwith viết: “Là một nhân viên của
quân đội, có vẻ như Mark Moyar là một cán bô tuyên truyền rất giỏi. Có phải hắn
ta là một phần khác, viết theo đơn đặt hàng của cái “gang” Bush không? [As
an employee of the military, Mar Moyar seems to be an excellent propagandist.
Is he another part of the paid-on-news of the Bush gang?]
Chỉ vài điều trên cũng đủ để nói lên giá trị
thực sự của cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar mà Minh Võ và Tôn Thất
Thiện hết lời ca tụng.
Với tham vọng ngoài khả năng của mình, Mark
Moyar muốn nổi đình đám như một học giả thuộc trường phái cực hữu xét lại, ngồi
trong văn phòng tìm kiếm tài liệu rồi diễn giải các tài liệu theo sự hiểu biết
đầy thiên kiến và rất thiếu sót của mình về cuộc chiến ở Việt Nam, ca tụng quân
đội Hoa Kỳ bách chiến bách thắng, và đưa ra kết luận, cuộc chiến ở Việt Nam có
thể thắng được (a winnable war) và ủng hộ ông Bush, cho rằng cuộc chiến ở Iraq
ngày nay là cuộc chiến có thể thắng được. Và vì vậy, những luận cứ của ông về
các biến cố chính trị, nhân vật ở Việt Nam, hầu hết đều sai lầm một cách nghiêm
trọng.
Tôi đã đọc trên trăm cuốn sách viết về cuộc
chiến ở Việt Nam, viết hầu hết bởi những người sống trong thời kỳ chiến tranh
Việt Nam hay tham dự trực tiếp vào cuộc chiến ở Việt Nam: bộ trưởng, CIA, tướng
lãnh, giáo sư đại học, cựu quân nhân, ký giả v..v… Có một thiểu số không đáng
kể bênh vực cho cuộc xâm lăng của Mỹ vào Việt Nam và khen Ngô Đình Diệm, thí dụ
như Marguerite Higgins với cuốn Our Vietnam Nightmare, và Michael Lind
với cuốn Vietnam: The Necessary War, nhưng tôi không thấy cuốn nào tệ như
cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar vì trong đó Mark Moyar vẫn tin tưởng
thuyết Domino là đúng và như vậy “phải chống Cộng chết bỏ”. Đại đa số các cuốn
khảo cứu của các học giả khác đều kết luận là cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam
là một sai lầm lớn, thuyết Domino của Mỹ là một đánh giá chính trị hết sức sai
lầm, chưa kể đến lời phê phán của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc U Thant: “cuộc chiến của cường quốc Mỹ chống một nước nhỏ kém mở mang như Việt Nam là
một cuộc chiến man rợ nhất trong lịch sử loài người” [Xét đến những gì
Mỹ đã làm ở Việt Nam].
Do đó chúng ta có thể kết luận là cuốn Triumph Forsaken của Mark
Moyar là một sản phẩm “học thuật dở ẹt” (poor scholarship) dù rằng trong đó ông
ta đã viện dẫn rất nhiều tài liệu tham khảo và những ghi chú. Đây không phải là
một kết luận vu vơ mà qua sự phân tích những điểm trong cuốn Triumph Forsaken và một số bài viết của Mark Moyar mà tôi sẽ trình bày trong một phần sau.
Muốn hiểu ý đồ của Mark Moyar khi viết cuốn
Triumph Forsaken chúng ta cần đọc thêm những quan điểm của Mark Moyar trong một
số những bài khác liên quan đến cuộc chiến ở Việt Nam. Thí dụ như “luận án”
(sic) Phoenix and the Birds of Prey: The CIA's Secret Campaign to Destroy
the Viet Cong Mark Moyar viết khi còn học chương trình Cử Nhân (Undergraduate,
Bachelor) về Chiến Dịch Phụng Hoàng ở Việt Nam, những bài như : An Iraqi
Solution, Vietnam Style (Mark Moyar, 11/21/06, NY Times) và Knowing When to Let Go (Mark Moyar, December 6, 2006, Washington
Post) đưa lên điều hoang tưởng về sự song song giữa chiến tranh Iraq và chiến
tranh Việt Nam, và cho rằng cuộc chiến ở Việt Nam trước đây đáng lẽ có thể thắng
được, thì cuộc chiến Iraq cũng là một cuộc chiến có thể thắng được (a winnable
war). Ngoài ra còn có những bài như “Thái độ của người dân làng [Việt
Nam] trong thập niên cuối của cuộc chiến Việt Nam” [Villager Attitudes
During The Final Decade of the Vietnam War], một bài thuộc loại “ếch ngồi đáy
giếng”, không biết gì đến tình trạng thực sự của Việt Nam, và nhất là bài “Các nhà sư làm chính trị: Phong trào Phật tử tranh đấu trong cuộc chiến Việt
Nam” (Political Monks: The Militant Buddhist Movement During the Vietnam
War.) rất hợp với khẩu vị của thế lực đen chống phá và đổ tội “mất nước” cho
Phật Giáo. Đọc vài bài này, chúng ta thấy rõ Mark Moyar mù tịt về cuộc chiến ở
Việt Nam, về tình hình chính trị và truyền thống văn hóa của Việt Nam. Trước
khi đi vào những phê bình về cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar chúng ta hãy
điểm qua tác phẩm đầu tay của Mark Moyar: Phoenix and the Birds of Prey: The
CIA's Secret Campaign to Destroy the Viet Cong.
Mark Moyar viết cuốn Phoenix and the Birds
of Prey: The CIA's Secret Campaign to Destroy the Viet Cong về Chiến Dịch
Phụng Hoàng ở Việt Nam khi còn là sinh viên trình độ undergraduate (cử nhân) ở
Harvard.. Giá trị trí thức của cuốn này ra sao, chúng ta hãy đọc vài nhận định
phê bình về cuốn đó.
David Kane viết ngày 3 tháng 5, 2007:
Vì tò mò tôi đi tìm hiểu những gì về tác
phẩm đã xuất bản của Moyar. Anh ta chỉ có một bài điểm bài “Các nhà sư làm
chính trị: Phong trào Phật tử tranh đấu trong cuộc chiến Việt Nam” (Political Monks: The Militant Buddhist Movement During the Vietnam War.) ở
trên Web of Science và chưa từng được nhắc tới lần nào. Nên nhớ Web of
Science duyệt 171 tờ báo có chữ “lịch sử” trên đầu đề, như vậy không phải là
lịch sử bị đặt ra ngoài bảng liệt kê của khoa học xã hội. Do đó thực lực trong
hồ sơ cá nhân của Moyar hoàn toàn ở trong 2 cuốn sách của ông ta. [Cuốn
Phoenix… và cuốn Triumph Forsaken. TCN]
Cuốn đầu của anh ta, "Phoenix and the Birds
of Prey…" được viết ra từ luận án trong chương trình cử nhân ở Harvard [tôi
cho rằng có lẽ là một “essay” hơn là một “thesis” vì luận án (thesis) thường là
một kết quả nghiên cứu về một đề tài nào đó liên tục trong nhiều năm. Học
chương trình cử nhân không có thì giờ để viết luận án], chỉ được nêu lên
có 8 lần trong suốt thời gian 10 năm qua, và có hai bài điểm sách tiêu cực
[nghĩa là Mark Moyar dở ẹt] trong những tờ báo đại học. Trong tờ về Lịch Sử Hoa
Kỳ (Journal of American History) cuốn sách trên bị mô tả là “tệ hơn là thất
vọng”. [The Journal of American History, John Prados, March 1999 : "Only
bits and pieces of evidence appear in Phoenix and the Birds Of Prey, and the
book proves as tendentious as presumably the professors Moyar sought to refute.
Given that Moyar himself writes about proper selection and use of sources, this
book is worse than disappointing."]
Bài điểm sách khá hơn trong tờ American Historical Review kết luận “Moyar cần phải suy nghĩ lại”.
Cuốn Triumph Forsaken mới xuất bản năm ngoái
nên tôi không thấy những bài điểm sách của giới đại học chuyên ngành. Cuốn sách
được điểm bởi giáo sư Bucknell trên mạng tin tức về lịch sử với lời bình không
lấy gì làm sáng sủa: “Nói tóm lại, những lý luận của Moyar không đứng vững
trước hàng núi bằng chứng về những tồi tệ của chế độ Diệm đã được gom góp trong
nhiều thập niên.” [Minh Võ và Tôn Thất Thiện muốn dùng loại lý
luận này để tái lập uy danh và đạo đức của “Ngô Chí Sĩ (trong Nhà Dòng ở
Marykoll)”. TCN]
Posted by David Kane, May 3, 2007:
(Because I was curious, I checked out Moyar's publication record.
He has one peer reviewed article listed in Web
of Science ("Political monks: The militant Buddhist movement during the Vietnam
war." MODERN ASIAN STUDIES 38: 749-784 Part 4 OCT 2004), which has been cited
zero times. Please note that Web of Science scans 171 journals with the word
"History" in the title, so it isn't that history is excluded from the social
science citation index. So the strength of Moyar's file rests entirely on his
two books.
His first book, "Phoenix and the Birds of Prey"
came out of his undergraduate thesis at Harvard, has been cited only 8 times
over the past 10 years, and received two negative reviews in academic journals.
In the Journal of American History it was described as "worse than
disappointing". The more positive review in the American Historical Review
concludes "Moyar, too, needs to think again."
Triumph Foresaken only came out last year, so I
couldn't find academic reviews. It was reviewed by an assistant professor from
Bucknell on the History News Network in less than glowing terms: "In sum,
Moyar’s arguments do not hold up before the voluminous evidence on the abuses of
Diem’s regime that has accumulated over the decades."
Mặt khác, Ralph McGehee, một viên chức cao cấp
trong CIA, đã trực tiếp tham dự Chiến Dịch Phụng Hoàng, phụ trách vùng Gia Định,
đã phê bình Mark Moyar là bỏ qua những chi tiết quan trọng như sau:
Sự mô tả [của Mark Moyar] thời kỳ từ 1945
đến 1955 đã không nói đến vai trò lớn lao của Mỹ giúp Pháp để tái lập chế độ
thuộc địa ở Việt Nam. [Mỹ đã giúp trên 80% quân phí cho Pháp. TCN] Những điều
ông ta [Mark Moyar] viết về sự “sáng tạo” nên Nam Việt Nam, vào giữa thập niên
1950, hầu như không nhắc gì tới vai trò quyết định của Mỹ để tạo nên cuộc di cư
vào miền Nam của những người Công Giáo ở Bắc Việt và dựng lên chính quyền Ngô
Đình Diệm. [Xin đọc bài “Vài Nét Về Cụ Diệm” để biết rõ Ngô Đình Diệm
đã được bưng về Việt Nam như thế nào.]
… Cuốn sách [của Mark Moyar] viết những điều
khẳng định về sự trung thành của người dân Nam Việt Nam (như sau): “Tôi
khám phá ra rằng [khi tôi chưa sinh ra hoặc còn đang mặc tã ở Mỹ. TCN] là
đa số các dân làng [ở vùng nông thôn] thực sự ưa chuộng chính quyền
Saigon hơn là Việt Cộng trong những năm cuối cùng của cuộc chiến.” Khẳng định
này chứng tỏ Mark Moyar không biết gì đến những thực tế của cuộc chiến [McGehee là nhân chứng ở Việt Nam] – và chúng ta có thể bác bỏ từng điểm một
nhưng phải mất quá nhiều thời gian.
[From: Ralph McGehee <rmcgehee@igc.apc.org>
Date: Thu, 22 Jan 1998
Review and Commentary by Ralph McGehee
Mark Moyar's book, "Phoenix and the Birds of
Prey: The CIA's Secret Campaign to Destroy the Viet Cong." Annapolis, MD: Naval
Institute Press, 1997.
The description of the period from 1945 to 1955
generally ignores the massive U.S. role assisting the French to re-colonize
Vietnam. His coverage of the creation South Vietnam, in the mid-1950s, barely
mentions the overriding role played by the United States in generating the
migration of the North Vietnamese Roman Catholic Vietnamese to South Vietnam and
in creating the government of Ngo Dinh Diem.
The book makes sweeping statements on the
loyalties of the South Vietnamese "I discovered that the majority of villagers
actually favored the Saigon government over the Viet Cong during the latter
years of the war." This ignores the realities of the war -- and a point by point
rebuttal is warranted but would take too much time.]
Chỉ bẳng vào đoạn phê bình trên của Ralph
McGehee chúng ta cũng có thể thấy rõ Mark Moyar có phải là một sử gia chân chính
hay không, và đoạn trên cũng đã có tác dụng vứt vào sọt rác bài “Thái độ của
người dân làng [Việt Nam] trong thập niên cuối của cuộc chiến Việt Nam” [Villager Attitudes During The Final Decade of the Vietnam War] mà Mark Moyar
viết dựa trên cuốn Phoenix…).
Sau đây chúng ta hãy sang cuốn “Thánh Thư” Triumph Forsaken của Minh Võ và Tôn Thất Thiện. Ở đây tôi không muốn đi vào
chi tiết vì không đáng mất nhiều thì giờ, mà chỉ đưa lên vài nhận định của một
số phê bình gia trên Internet. Nhưng trước hết, chúng ta cũng nên biết về những
điểm chính trong nội dung của cuốn sách là như thế nào.
Đại cương thì chủ đích của Mark Moyar khi viết
cuốn Triumph Forsaken gồm có những điểm chính sau đây:
-
Bác bỏ và hạ thấp những quan điểm của
trường phái chính thống về cuộc chiến Việt Nam.
- Đưa ra luận cứ về cuộc can thiệp của Mỹ vào
Việt Nam là một lý tưởng cao quý nhưng không được thi hành đúng .
- Cho rằng Mỹ đã sai lầm khi bỏ ông Diệm, nếu
để ông Diệm thì Nam Việt Nam sẽ thắng vì khi đó Nam Việt Nam của ông Diệm đang
thắng thế và được quần chúng ủng hộ.
- Nam Việt Nam là một quốc gia có thể tồn tại
độc lập và phát triển
- Lên án những phóng viên chiến trường như
David Halberstam, Neil Sheehan, Stanley Karnow v..v.. và cả Đại sứ Henri Cabot
Lodge về tội thông tin thất thiệt để bôi nhọ Ngô Đình Diệm, đưa đến cuộc đảo
chánh lật đổ ông Diệm, và lên án tất cả những ai nói xấu ông Diệm và nói tốt về
vị lãnh đạo Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh. (The main villains are former Vietnam
War correspondents David Halberstam, Neil Sheehan, Stanley Karnow etc.. and
former U.S. Ambassador to South Vietnam Henry Cabot Lodge; and just about anyone
else who had bad things to say about South Vietnamese premier Ngo Dinh Diem and
good things to say about Vietnamese Communist leader Ho Chi Minh.)
- Tăng Ni Phật Giáo là những người Cộng sản cạo
đầu và theo kế hoạch của Cộng sản để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.
Đưa lên những quan điểm tức cười như trên, tôi
đành phải mượn một cụm từ của Nguyễn Văn Lục để mô tả Mark Moyar đích thực là
một “trí thức không biết ngượng”.
Sau đây chúng ta hãy đi vào phần nhận định về
cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar.
Trước hết là một đoạn trên movies.go.com:
Cuốn sách này (Triumph Forsaken của
Mark Moyar) không gì hơn là “rác rưởi xét lại” một cách phi lý thái quá.
Cái khá duy nhất của Moyar là đi hái những sự kiện lặt vặt cũ kỹ trong văn khố
để dẫn chứng cho những lý luận tức cười của anh ta. Cho rằng sự nổi giậy
của Phật Giáo vào năm 1963 chỉ là sản phẩm của sự kích động của cộng sản thì
thật là ngớ ngẩn, lố bịch. [Điều này cũng chứng minh rằng bài Sư Chính
Trị …của Mark Moyar thực sự vô giá trị, vì đây cũng là luận điệu chụp mũ ngớ
ngẩn, vô liêm sỉ của thế lực đen] Ngay từ lúc đầu của chế độ, Diệm không làm
gì khác hơn là gây sự nứt rạn trầm trọng giữa khối Phật Giáo đa số và cái nhóm
Công giáo của hắn ta. Hắn ta đã hái những gì mà hắn đã gieo hạt.
Những lời kể lể dài dòng buồn bã vô nghĩa
tiếp tục bất tận [trong cuốn sách]. Điều duy nhất mà cuốn sách này cung
cấp là niềm an ủi cho những kẻ than vãn rên rỉ là “bị đâm sau lưng” và không thể
chấp nhận là chúng ta đã bị một quốc gia hạng ba đá đít [ra khỏi đất nước
của họ].
[Movies.go.com:
This book is nothing but preposterous “revisionist trash”. The only thing
Moyar's good at is cherry picking archival factoids to substantiate his
laughable arguments. To assert that the '63 Buddhist uprising was solely the
product of communist agitation is ludicrous. From the very begining of his
regime Diem did nothing but aggravate the fisssures between the Buddhist
majority and his Catholic constituency. He reaped what he sowed.
..The litany of absurdities goes on and on. The
only thing this book does is provide solace for the "stab-in-the-back" whiners
who cannot accept the fact that we got our butts kicked by a third rate
country.]
Sau đây là bài phê bình ý kiến của Mark Moyar
trên tờ New York Times về những sự giống nhau giữa cuộc chiến ở Việt Nam và cuộc
chiến ở Iraq, trong bài này có những nhận định về Ngô Đình Diệm, cùng những nhận
định Mark Moyar viết trong cuốn Triumph Forsaken.
Sự tìm hiểu bình tĩnh và mực thước của tôi
bị thúc đẩy bởi một trang ý kiến mới trên tờ New York Times, viết bởi Mark
Moyar, giáo sư tại đại học thủy quân lục chiến. Theo Moyar thì Việt Nam và Iraq
thật là giống nhau, nhưng khả quan hơn:
Mỹ đối diện với sự khủng khoảng giống như
nửa thế kỷ trước [ở Việt Nam]. Năm 1955, chính quyền thân Mỹ Ngô Đình
Diệm đã dẹp những lực lượng quân sự của các tôn giáo, giống như lực lượng quân
sự của đạo Shiite ờ Iraq ngày nay.
Với sự sắc sảo về chính trị và ảnh hưởng của
nhân cách, Diệm được sự hợp tác hoàn toàn của quân đội Quốc Gia và dùng quân đội
đó để dẹp những tôn giáo..
Diệm tiếp tục trở thành một bậc lãnh đạo
cuộc chiến quốc gia rất hữu hiệu. Rồi, vào tháng 8, 1963, ông ta đã dẹp tan
những thách đố đối với uy quyền của ông ta từ một nhóm tôn giáo khác, và từ đó
ông ta lại chiếm được một sự đột tăng về uy tín…[Đó là sự kiện chính quyền
Diệm, đêm 21/8/63 đã dùng Lực Lượng Đặc Biệt tấn công các Chùa trong miền Nam,
giết hại và bắt bớ hàng ngàn Tăng Ni Phật tử.]
Lịch sử Việt Nam đề nghị sự theo đuổi hai
mục tiêu mà các viên chức Mỹ ngày nay đòi hỏi ở Thủ Tướng Maliki: hãy dẹp lực
lượng quân sự Shiite và chuyển sự kiểm soát cảnh sát từ phe Shiite cho những
người quốc gia Iraq..
Nếu chúng ta tạm thời rút lui quân đội của
chúng ta và để cho Maliki đối phó với những vấn đề của Iraq dùng lực lượng của
Iraq, chúng ta có thể quyết định nhanh chóng hơn là Maliki có thể cứu quốc gia
của hắn ta cũng như là Diệm đã cứu quốc gia của hắn ta vào năm 1955… [Đọc
những đoạn trên của Mark Moyar, người Việt Nam hiểu biết về chính trường và
chiến trường Việt Nam vào năm 1955 và đã sống ở Việt Nam trong thời đó mà không
phát phì cười thì người đó không có óc khôi hài. TCN]
Nay, tôi không phải là chuyên gia về Việt
Nam. Nhưng ngay cả như vậy tôi cũng có thể đoán ra có một sự sai lầm nào đó
trong sự so sánh này [giữa Maliki ở Iraq và Ngô Đình Diệm ở Việt Nam. TCN]
Trước khi Pháp chiếm làm thuộc địa, Việt Nam
hầu hết là Phật Giáo.
Pháp mang đến Công giáo. Một thiểu số cải
đạo, và theo đường hướng tiêu chuẩn của chính sách thuộc địa, thiểu số này hầu
hết gồm những kẻ phục vụ cho Pháp.
Ngô Đình Diệm là người Công giáo.
Thủ tướng Maliki theo đạo Shia
Những lực lượng quân sự tôn giáo mà Diệm dẹp bỏ
năm 1955 không giống như lực lượng quân sự của phe Shiite ở Iraq ngày nay. “Tại sao? Vì họ không phải là Công Giáo.”
Còn nữa, Diệm là người Công Giáo. Thật ra,
hắn ta là một tên Công Giáo còn hơn là Công giáo; anh hắn là một Tổng Giám
mục. Nhưng những tôn giáo chính mà hắn tấn công năm 1955 là Cao Đài (Có
tính Chiết trung), [nghĩa là không bám chắc vào một tôn giáo hay lý tưởng, ý
thức hệ nào] và Hòa Hảo (một hệ phái Phật Giáo), và một tổ chức tội ác gọi là
Bình Xuyên. (Như trang ý kiến của Mark Moyar trên tờ New York Times viết, Diệm
“đã dẹp tan những thách đố đối với uy quyền của ông ta từ một nhóm tôn
giáo khác, vào năm 1963”. Nhóm tôn giáo khác này là Phật Giáo) [Không hề có một lực lượng quân sự nào. TCN]
Còn nữa, Maliki là người Shia. Do đó, dù hắn
ta có quyền lực để dẹp lực lượng quân sự Shiite (chắc chắn là hắn không có), hắn
ta cũng không không muốn. Vì làm vậy là hắn đã dẹp đi căn bản hậu thuẫn của
chính hắn.
Ý kiến cá nhân của Mark Moyar thì cũng điên rồ và ác ôn trong 19 cách diễn
giải khác. Nhưng chỉ bằng vào vấn đề mà tôi vạch rõ ra cũng đủ để loại bỏ tư
cách giảng dạy bất cứ điều gì và bất cứ ở đâu của cái tên này.
[Jonathan Schwarz:
My calm, measured inquiry is prompted by a new NY Times op-ed by Mark Moyar, a professor at the Marine Corps
University. According to Moyar, it turns out Vietnam and Iraq are quite similar,
but in a good way:
The United States faced a very similar crisis a
half-century ago. In 1955, the pro-American government of Ngo Dinh Diem
sought to disband militias that belonged to religious sects, analogous to the
Shiite militias in Iraq today...
Through political acumen and force of personality,
Diem gained the full cooperation of the National Army and used it to subdue the
sects...
Diem went on to become a highly effective national
war leader. When, in August 1963, he suppressed challenges to his
authority from another religious group, he again experienced an upsurge
in prestige...
South Vietnam's history recommends the pursuit of
two objectives that American officials are now urging upon Prime Minister
Maliki: subduing the Shiite militias and transferring control of the
police from Shiite partisans to Iraqi nationalists...
If we pull back our troops temporarily and let Mr.
Maliki deal with Iraq's problems using Iraqi forces, we will be able to
determine more quickly whether he can save his country as Diem saved his in
1955.
Now, I'm no expert on Vietnam. But...even I could
guess there was something a little wrong with this analogy:
• Before France colonized it, Vietnam was mostly
Buddhist.
• France brought Catholicism. A minority
converted, and in the standard colonial pattern this minority were most of the
ones who ran things for the French.
• Ngo Dinh Diem was Catholic.
• Iraqi Prime Minister Maliki is Shia.
• The militias which Diem "sought to disband" in
1955 therefore were not "analogous to the Shiite militias in Iraq today." Why?
BECAUSE THEY WEREN'T CATHOLIC.
• Again, Diem was Catholic. In fact, he
was Extra-Catholic; his brother was
an archbishop. But the main sects he attacked in 1955 were Cao Dai (Syncretic), Hoa Hao (Buddhist), and a
criminal organization called Binh Xuyen. (As the op-ed
says, Diem "suppressed challenges to his authority from another religious group"
in 1963. The other religious group was Buddhist.)
• Again, Maliki is Shia. Thus, even if he
had the power to crush the Shia militias (he surely doesn't), he wouldn't
want to. He would be crushing his own base of support.
The op-ed is crazy and evil in about nineteen
other ways too. But just the problem I identify should be enough to disqualify
this guy from teaching anyone anything anywhere.]
Để cho bài viết này khỏi quá dài, tôi xin kết
thúc bằng vài đoạn ngắn trích dẫn trong bài của Robert Buzzanco, Giáo sư Sử tại
Đại Học Houston, Texas, phê bình Keith Weller Taylor, bậc thầy của Mark Moyar,
mà chúng ta thấy rõ là Mark Moyar không làm gì hơn trong cuốn Triumph
Forsaken là lập lại những luận điểm của Taylor và trường phái xét lại. Bài
của Giáo sư Buzzanco khá dài, quý độc giả có thể đọc toàn bài của Giáo sư, thí
dụ như trên counterpoint.org hoặc trên nhiều Website khác. Để giúp quý độc giả
có được một tài liệu quý giá về một số sự thật về Ngô Đình Diệm, Hồ Chí Minh và
miền Nam Việt Nam, tôi xin để toàn bài của Giáo sư Buzzanco ở phần Phụ Đính. Bài
viết của Giáo sư Buzzanco có đầu đề là: “Fear and (Self) Loathing in Lubbock;
How I Learned to Quit Worrying and Love Vietnam and Iraq”.
Tưởng chúng ta cũng nên biết Keith Weller
Taylor là người như thế nào. Taylor là một quân nhân đã từng tham chiến ở Việt
Nam, và hiện là giáo sư tại đại học Cornell. Taylor đã xuất bản cuốn sử “The
Birth of Vietnam”, viết về lịch sử Việt Nam từ đầu đến thế kỷ 12. Gần đây,
Taylor rất năng nổ trong việc viết lại lịch sử cuộc chiến Việt Nam và dạy sinh
viên Mỹ theo đường hướng suy tư của ông ta. Thực chất những suy tư của Taylor
ra sao, Hà Văn Thùy đã vạch rõ trong một bài phê bình dài về những bất cập của
Taylor về lịch sử thời đầu của Việt Nam trong cuốn “The Birth of Vietnam” của Taylor cũng như về cuộc chiến Việt-Mỹ. Sau đây là đoạn mở đầu của Hà Văn
Thùy:
Một cách nhìn lịch sử hời hợt và méo mó
Hà văn Thùy
Có sự thực là, lịch sử Việt Nam từng bị bóp
méo ?. Một số bài viết của Keith Weller Taylor: “Tôi đã bắt đầu giảng dạy về
chiến tranh Việt Nam như thế nào”(1), “Các xung đột vùng miền giữa các
dân tộc Việt từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 19”(2), Cái nhìn mới về Việt Nam (3) có nội dung như vậy.
Với bài viết chẳng đặng đừng này, tôi không có
tham vọng thuyết phục giáo sư K.W.Taylor thay đổi quan điểm của mình mà chỉ muốn
nói với người Việt cả trong và ngoài nước rằng lịch sử dân tộc bị bóp méo như
thế nào!
1/ Những điều ngộ nhận của Giáo sư K.W.Taylor:
Với những bài viết trên, có thể nói rằng
Tiến sĩ sử học, Giáo sư Đại học Cornell, Keith Weller Taylor hiểu biết nông cạn
và có cái nhìn méo mó về lịch sử Việt Nam. Có vẻ là quá đáng khi những lời trên
được dành cho tác giả của “The Birth of Vietnam”. Nhưng đó là sự thật. Bởi lẽ
trong cuốn sách 400 trang kia, tiếc thay phần lớn những tư liệu trong đó nếu
không xuyên tạc thì cũng là sự nhìn lịch sử “lộn đít lên đầu”! Không
nên trách giáo sư vì cuốn sách ra đời vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.
Không chỉ vậy, điều quyết định tạo nên cái nhìn ngộ nhận là ở chỗ ông xoi mói
dân tộc Việt Nam dưới con mắt thù hận.
Và sau đây là đoạn Kết của Hà Văn Thùy về Keith
Weller Taylor:
Mỗi dân tộc có một
lịch sử của mình. Dân tộc Việt có một lịch sử đặc biệt. Đó là dân tộc từng sáng
tạo nền văn minh lúa nước rồi văn hoá đồng thau rực rỡ, là chủ nhân đầu tiên tạo
dựng nền văn hoá Trung Hoa vĩ đại. Nhưng đó cũng là dân tộc bị tước đoạt, bị xua
đuổi. Ở thời hiện đại, dân tộc này lại bị xô đẩy vào những cuộc chiến tranh
khủng khiếp. Sức mạnh duy nhất để dân tộc Việt tồn tại chính là sự đoàn kết
thống nhất. Với dân tộc như vậy, cần được nhìn bằng con mắt cảm thông và kính
trọng.
Nghiên cứu tìm hiểu rồi viết và giảng dạy
lịch sử của dân tộc khác để đem lại sự hiểu biết lẫn nhau là điều tốt đẹp đáng
làm. Nhưng hình như với giáo sư Keith Weller Taylor lại không như vậy. Với ý
đồ trả thù một dân tộc từng đánh bại người Mỹ, ông hăng hái học, dạy rồi
viết về lịch sử Việt. Dưới chiêu bài phát hiện những cái mới, ông thể hiện
cách nhìn mục hạ vô nhân, vừa xuyên tạc lịch sử của người Việt vừa coi thường
công trình của những người đi trước. Nhưng rõ ràng, những mưu toan xuyên
tạc lịch sử đầy ác ý của ông sẽ không đem lại điều gì tốt đẹp. Không tốt đẹp cho
sự hiểu biết và thông cảm nhau giữa các dân tộc và cũng không đem lại tốt đẹp
cho sự nghiệp sử gia của ông. Phản bác lại những mưu toan bóp méo lịch sử,
xúc phạm dân tộc, kích động thù hằn giữa các vùng miền lẽ ra là công việc của
những sử gia mũ cao áo dài, học hàm học vị cùng mình và từng hưởng nhiều ơn vua
lộc nước. Việc một kẻ phó thường dân, cóc ngồi đáy giếng như tôi phải lên tiếng
là vạn bất đắc dĩ nhưng không thể không làm vì đó cũng là tâm nguyện của
nhiều người Việt.
Nhận định của Hà Văn Thùy về Keith Weller Taylor
đúng hay sai? Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong bài Giáo sư Robert Buzzanco phê
bình Keith Weller Taylor:
Trong khoảng một thập niên sau khi chiến
tranh Việt Nam kết thúc, hầu hết các học giả đã phê bình chỉ trích cuộc can
thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Cuốn Cuộc Chiến Lâu Dài Nhất Của Mỹ (1979, ấn
bản thứ tư, 2001) của George Herring là cuốn đầu tiên được nghiên cứu nghiêm túc
của giới học giả đi vào lãnh vực phê bình và cho tới nay vẫn còn là một cuốn
tiêu chuẩn [về cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam]. Dù không công khai
nghiêm khắc lên án cuộc can thiệp của Mỹ, cuốn sách chắc chắn là đã trình bày
quyết định tham chiến ở Việt Nam và những sự tham gia và leo thang sau đó là
những sai lầm rõ rệt. Sâu sắc và nhấn mạnh hơn, cuốn Can Thiệp (1986) của
George McT. Kahin và cuốn Mổ Xẻ Một Cuộc Chiến (1985) của Gabriel Kolko
là những tố cáo sớm sủa và mạnh mẽ về cuộc chiến, từ hai học giả đã hoạt động
trong phong trào chống chiến tranh và đích thân quen thuộc với nhiều lãnh đạo
Việt Nam. Từ thời đó, hầu hết các cuốn sách của giới học giả nghiên cứu về Việt
Nam thường có khuynh hướng chỉ trích chính sách của Mỹ trên nhiều mức độ.
[In the decade or so after the Vietnam War
ended, most scholars wrote critically of the U.S. intervention in Indochina.
George Herring's America's Longest War (1979, 4th edition 2001) was the
first serious scholarly entry in the field and remains a standard today. While
not an overtly harsh indictment of the American intervention, it certainly
presents the decision to fight in Vietnam and subsequent involvement and
escalation as clear mistakes. More pointedly, George McT. Kahin's Intervention (1986) and Gabriel Kolko's Anatomy of a War (1985) were
early and powerful denunciations of the war, from two scholars who were also
active in the antiwar movement and familiar with many of the Vietnamese leaders
on a personal basis. Since that time, most scholarly books on Vietnam have
tended to be critical of U.S. policy on many levels.]
Nhưng Taylor tiếp tục đường hướng lý luận
của mình, khẳng định rằng “một trong những mục đích lâu dài của Mỹ là phát triển
quyền được bất đồng ý kiến“ ở Nam Việt Nam. Chúng ta không thể chế giễu quan
điểm này vì nó quá ghê tởm để có thể coi như là có tính chất hài hước. Ở
Guatemala, Iran, Chile, Indonesia, ở nhiều quốc gia ở Trung Đông, và hầu hết
châu Mỹ La Tinh, Mỹ đã dùng quân lực cũng như quyền năng kinh tế để nghiền nát
những phong trào giải phóng và giữ ở đó những bọn quân phiệt tàn bạo hơn trong
thời hiện đại.
[But Taylor continues that line of argument,
asserting that "one of the fundamental long-term aims of the United States was
to develop the right to dissent" in southern Vietnam. One cannot really mock
this view, because it is too repugnant to be humorous. In Guatemala, Iran,
Chile, Indonesia, many nations of the Middle East, and most of Latin America the
United States used its military and economic power to crush liberation movements
and keep in place some of the more murderous juntas of the modern era.]
Taylor khẳng định rằng, bảo Hồ Chí Minh đại
diện cho “chính quyền hợp pháp độc lập” ở Việt Nam sau 1945 chỉ là giáo điều căn
bản của Cộng sản về lịch sử quốc gia. Để tương hợp điều này, Taylor khẳng định
rằng chính phủ ở miền Nam, dưới triều Ngô Đình Diệm và những người kế tiếp, đã
thiết lập một quốc gia thực sự. Đó là nhưng khẳng định đao to búa lớn, và ông
ta đã khẳng định một cách chắc nịch, nhưng những bằng chứng nói lên những gì?
Nếu chúng ta tin George Herring, David
Anderson, George McT. Kahin, Gabriel Kolko, Dave Marr, William Duiker và hầu hết
những học giả có uy tín, những người đã nghiên cứu những hồ sơ gốc trong văn
khố, trong thư viện, thì chúng ta biết rằng, Hồ Chí Minh và Việt Minh, mang
cả hai ngọn cờ giải phóng quốc gia và cộng sản, đã dấn sâu vào và cuối cùng đã
lãnh đạo kháng chiến chống sự cai trị thuộc địa của Pháp và sự chiếm đóng của
Nhật Bản, về chính trị cũng như về quân sự. Chúng ta biết rằng ông Hồ đã
ủng hộ chủ trương hợp tác, thường chống lại những đồng chí trong đảng Cộng sản
Đông Dương, và sẵn sàng hợp tác với bất cứ cá nhân hay nhóm nào chống Pháp.
Chúng ta biết rằng Việt Minh đã chiến đấu chống Nhật và chống sự phục hồi
thuộc địa của Pháp vào năm 1946, cho đến khi thành công, bảo vệ Chủ Quyền Việt
Nam ở Điện Biên Phủ. Chúng ta biết vào năm 1945 và 1954 ông Hồ tuyên bố về
Chủ Quyền của Việt Nam trích dẫn từ Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ và đã có những
vận động qua cơ quan OSS và trong những thư riêng gửi Tổng thống Truman yêu cầu
Mỹ ủng hộ nhưng không được xét đến.
Chúng ta cũng biết rằng hầu như mọi viên
chức Hoa Kỳ phân tích chính trị Việt Nam đều hiểu rằng ông Hồ rất được lòng dân
và dễ dàng thắng trong bất cứ cuộc bầu cử thực sự nào, như ngay cả Tổng Thống
Eisenhower cũng đã nhìn nhận…
Taylor và nhiều người khác lý luận rằng,
Diệm thực sự là một người có tinh thần quốc gia, không phải là một bù nhìn của
Mỹ, và đã ở trên đà phát triển một quốc gia có chủ quyền ở dưới vĩ tuyến 17. Nhưng có một hồ sơ, một hồ sơ phong phú, về Diệm lên cầm quyền như thế nào, cai
trị ra sao, và bị loại như thế nào. Như chúng ta biết, ông ta là một
thầy tu Công giáo đã chạy khỏi Việt Nam và trú thân trong một Nhà Dòng ở New
York, ở đây ông ta được những người như Hồng Y Francis Spellman, Tướng John
O'Daniel, các Nghị Sĩ Mike Mansfield và John Kennedy chỉ định ông ta sẽ là lãnh
tụ của Nam Việt Nam sau 1954. Lên cầm quyền, hắn tạo nên một chế độ
chuyên trị tắt mắt, với gia đình nắm giữ hầu hết những chức vụ quan trọng
của quốc gia và viện trợ của Mỹ.
Cho tới đầu thập niên 1960 chính sách đàn áp
của Diệm đã gây nên hai phong trào chống đối chính, điều mà những người biện hộ
cho Diệm thường không nhắc tới.. Nhưng quan trọng hơn là, Diệm đã làm cho số
đông người miền Nam, kể cả những người cùng nắm quyền với hắn, xa lánh, đưa đến
nội bộ chống đối chế độ của hắn. Không những nhiều người miền Nam theo Mặt
Trận Giải Phóng Quốc Gia, mà chính những người của hắn, sĩ quan và công chức,
bắt đầu tìm cách để đưa hắn và gia đình hắn ra khỏi quyền lực. Những đảng
phái chính trị chống đối (bị chế độ Diệm dẹp) [chắc đây là vụ
Caravelle], và những cuộc đảo chánh [mới đầu thất bại] không
phải là do Cộng sản tạo ra hay tổ chức, mà bởi chính người của hắn. Sau cùng
thì, chính người của hắn, sĩ quan của hắn, tướng lãnh của hắn đã lật đổ và giết
hắn vào tháng 11, 1963, với sự ưng thuận của Mỹ…Với những sự kiện như trên,
Keith Taylor giải thích thế nào về sự ổn định, hợp pháp và hữu hiệu của chính
quyền Diệm [như Taylor khẳng định]. Làm sao mà sự loại bỏ Diệm, bởi
chính những người của hắn, đưa đến bước ngoặt nghiêm trọng trong một cuộc chiến
mà ngay từ đầu đã đâm đầu xuống sự thất bại?
Nếu việc phục hồi [tinh thần tam đại
Việt gian của] Diệm là mảnh đầu tiên trong cái trò chơi lắp hình thì luận cứ
về một Nam Việt Nam là một quốc gia độc lập để phát triển tất nhiên là mảnh thứ
hai. Như James Carter đã trình bày rất hấp dẫn trong một luận án ở Đại Học
Houston với đề tài: “Phát Minh ra Việt Nam: Mỹ và Việc Tạo Ra Quốc Gia ở
Đông Nam Á”, chưa từng có cái gì gọi là một quốc gia thực sự ở dưới vĩ
tuyến 17, một quốc gia có thể tự tồn tại mà không có sự truyền vào đồ sộ của
viện trợ Mỹ về quân sự, kinh tế, mà không có sự xây dựng hạ tầng cơ sở về chính
trị và vật chất của Mỹ, tạo nên hệ thống tiền tệ, bao che những khuyết điểm của
những lãnh đạo, dựng lên những cuộc bầu cử dỏm, bỏ 4.6 tấn bom trên một diện
tích như New Mexico v..v..
[Taylor claims that it's simply a "foundational
tenet of the communist version of national history" to say that Ho Chi Minh
represented the only "legitimate or viable" government in Vietnam after 1945.
Correlative to that, he claims that the southern government, under Ngo Dinh Diem
and his successors, had established a real state. These are big statements, and
he declares them with force, but what does the evidence say?
We do know if we are to believe George
Herring, David Anderson, George McT. Kahin, Gabriel Kolko, Dave Marr, William
Duiker and most other credible scholars who have done original research in
archives and libraries that Ho Chi Minh and the Viet Minh, carrying the banner
of both national liberation and communism, were deeply involved in and
ultimately led the resistance to French colonial rule and to Japanese
occupation, politically and militarily. We know that Ho advocated a strategy of
inclusion, often counter to his comrades in the Indochinese Communist Party, and
was willing to join with any individual or group who opposed the French.15 We
know that the Viet Minh carried the fight against the Japanese and against the
restoration of the French colonialists in 1946, until their successful defense
of Vietnamese sovereignty at Dien Bien Phu. We know that in 1945 and 1954 that
Ho declared Vietnamese sovereignty quoting from the U.S. Declaration of
Independence and making overtures through the OSS and in private letters to
Harry Truman for American support but was ignored.
We also know that virtually every American
official who analyzed Vietnamese politics understood that Ho was overwhelmingly
popular and would easily win any real election, as even President Dwight
Eisenhower conceded.
Diem, Taylor and others argue, was a real
nationalist, not a puppet of the U.S., and was on the cusp of developing a
sovereign state below the seventeenth parallel. Again, there is a record, a
vast one, of Diem's rise and behavior and ouster. He was, as we know, a Catholic
ascetic who fled Vietnam and found sanctuary in a New York seminary, where the
likes of Francis Cardinal Spellman, General John O'Daniel, Mike Mansfield, and
John Kennedy designated him to be the leader of southern Vietnam after 1954. In
office he created a kleptocracy, with his family holding most of the important
positions of state and most of the funding send to the south by the United
States.
By the early 1960s Diem's repression had set
into motion two major lines of opposition, and this is a point that the
apologists always seem to ignore. .. But, more importantly, Diem had alienated
such vast numbers of southerners, including those ostensibly in power with him,
that he had also prompted a broad internal campaign against his rule. Not only
did many southerners join the NLF but his own people army officers and
government officials began to seek ways to remove him and his family from
power. The opposition political parties (suppressed by the regime) and the coups
d'etat staged against him (thwarted at first) were not created by or organized
by the communists, but by his own people. Finally, it was his own people his
officers, his generals who overthrew and killed him in November 1963, with U.S.
acquiescence… How Keith Taylor needs to explain does this add up to
stability, legitimacy or effectiveness? How does the ouster of Diem, by his own
people, constitute a grave turning point in a war that was inexorably headed
toward failure from the first?
If the rehabilitation of Diem is the first
piece of the overall revisionist puzzle, then the argument that the southern
part of Vietnam was a viable state is surely the second. As.. James Carter has
shown compellingly in a recent dissertation he completed at the University of
Houston titled "Inventing Vietnam: The United States and State-Making in
Southeast Asia," there was never a real state below the seventeenth parallel,
one that could exist on its ownwithout massive infusions of American military
and economic aid, without Americans building both a political and physical
infrastructure, creating a currency, covering up for the defects of its leaders,
staging phony elections, dropping 4.6 million tons of bombs on an area the size
of New Mexico, and so forth…]
Trên đây chỉ là vài đoạn của giáo sư Buzzanco
bác bỏ một số những luận cứ của trường phái xét lại, tôi đề nghị quý độc giả hãy
đọc toàn bài của Giáo sư Buzzanco ở Phần Phụ Đính. Và qua những phần phê bình
trên chúng ta đã thấy thực chất giá trị của những lập luận của trường phái xét
lại, điển hình qua những luận điểm của Keith Weller Taylor và qua vài cuốn sách
của Mark Moyar. Cuốn Triumph Forsaken đã được “phe ta” khai thác để viết
lại lịch sử Việt Nam, nhưng tiếc thay, trí tuệ của những người này không đi đôi
với điều họ muốn. Để chứng minh, tôi xin trích dẫn một câu của Minh Võ ca tụng
Mark Moyar về Trận Ấp Bắc:
Minh Võ: Trận Ấp Bắc; Tháng
Giêng năm 1963: Tác giả để gần 20 trang để viết về trận đánh cấp tiểu đoàn này,
trong khi về những trận đánh khác trong năm 1962, ông chỉ nói qua mấy hàng. Thứ
nhất vì đây là trận phản công đầu tiên của Việt Cộng sau một loạt thất
bại trong 6 tháng cuối năm 1962, để cố dành lại thế chủ động. Nhưng VC đã
thất bại, để lại trên một trăm xác chết.
Trong trận này quân của sư đoàn 7 bị thiệt
hại nặng, 80 chết 109 bị thương. Lực lượng Mỹ yểm trợ có 3 người chết, 6 bị
thương và nặng nhất là có tới 5 máy bay trực thăng bị hư hại. Dư luận phe chính
thống coi đây là thất bại lớn chứng tỏ chính quyền đang trên đà suy sụp. Nhưng tác giả đã thuật lại đầy đủ chi tiết trận đánh, địa hình địa vật, và quân
số hai bên, cũng như diễn tiến trận đánh, để đi đến nhận xét trái ngược. Theo tác giả thì, tướng Harkins và Đô Đốc Felt đều nhận định, đây là một chiến
thắng của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Riêng tác giả thì phân biệt, về mặt chiến
thuật, sư đoàn 7 thất bại, vì không tiêu diệt được đối phương như đã hoạch định.
Nhưng về mặt chiến luợc thì thắng vì không để Cộng quân dành lại được thế chủ
động.
Viết như trên, Minh Võ đã tự chứng tỏ là mù tịt
về những sự kiện xung quanh trận Ấp Bắc. Thứ nhất, nếu chúng ta đã đọc A
Bright Shining Lie của Neil Sheehan thì chúng ta phải biết rằng Neil
Sheehan đã để ra nguyên một Chương 62 trang, từ trang 203 đến trang 265, để viết
rất chi tiết về trận Ấp Bắc. Thứ nhì đây không phải là trận phản công đầu
tiên của Việt Cộng để cố dành lại thế chủ động, mà là Harkins ra lệnh cho Sư
Đoàn 7, gồm 2500 quân sĩ, do Đại Tá Bùi Đình Đạm chỉ huy, đi tìm tiêu
diệt một đài phát thanh của Việt Cộng ở Ấp Tân Thới, được bảo vệ bởi một tiểu
đoàn Việt Cộng vào khoảng 300 người. Thứ ba, Việt Cộng chỉ chết có 18
người và bị thương 39 chứ không phải là “để lại trên một trăm xác chết.”
[Neil Sheehan, p. 262: They (Viet Cong) suffered 18 killed and 39 wounded].
(Phần Việt Cộng còn lại đã rút lui an toàn khỏi trận địa) Nên nhớ, Neil
Sheehan, John Paul Vann, và cả David Halberstam, Peter Arnett đều có mặt tại
chiến trường Ấp Bắc. Đọc Neil Sheehan chúng ta biết trong trường hợp nào mà
Harkins cùng Felt nói rằng VNCH thắng trong trận Ấp Bắc [A brigh shining lie].
Thứ tư, Minh Võ ca tụng Mark Moyar là “Nhưng tác giả đã thuật lại đầy đủ
chi tiết trận đánh, địa hình địa vật, và quân số hai bên, cũng như diễn tiến
trận đánh, để đi đến nhận xét trái ngược.” Trận đánh vào đầu tháng
Giêng 1963, khi đó Mark Moyar chưa ra đời (Moyar sinh năm 1971), vậy
thì Mark Moyar ở đâu, Bến Hải hay Cà Mâu, mà có thể ““thuật lại” đầy
đủ chi tiết blah..blah..blah.” Minh Võ viết như trên có phải là lố bịch không?
Chi tiết trận đánh, địa hình địa vật v..v.. đều có trong cuốn A Bright Shining
Lie của Neil Sheehan và của những người có mặt và chỉ huy trận đánh như John
Paul Vann.
Về trận Ấp Bắc, chúng ta có thể đọc trong rất nhiều cuốn sách viết về cuộc
chiến Việt Nam. Ngắn gọn nhất là trong cuốn The Vietnam War Almanac (Việc Từng Ngày), Barnes & Noble Books, New York, 2005, nguyên văn bằng tiếng
Anh như sau, trang 58 [Để tránh xúc động và đau lòng, vì tôi là một cựu quân
nhân QLVNCH, tôi không dịch, để cho Minh Võ cũng như những ai quan tâm đến vấn
đề tìm hiểu lịch sử đứng đắn đọc]:
2 January 1963
At Ap Bac in the Mekong Delta 30-50 miles
Southeast of Saigon 2500 troops of South Vietnam’s 7th Infantry
Division equipped with automatic weapons, armored amphibious personnel carriers,
and supported by bombers and helicopters fail to defeat a group of 300 guerillas
who escape almost intact after inflicting heavy losses on the army. The
engagement is a landmark in revealing that government troops can neither cope
with the strategy nor match the fighting spirit of the Vietcong. South
Vietnamese officials in Saigon are irate with US advisor’s candid assessments of
the action.
Kết luận về trận Ấp Bắc, Neil Sheehan viết,
trang 264:
“Họ (Việt Cộng) đã làm được hơn là
thắng một trận. Họ đã đạt được một chiến thắng của Việt Nam cũng như tổ tiên
họ.” [They had done more than win a battle. They had achieved a Vietnamese
victory in the way of their ancestors].
Bây giờ chúng ta hãy đọc một đoạn của Tôn Thất
Thiện ở Ottawa, Canada:
Nói đến "thắng" thì
ai cũng nghĩ ngay đến sự kiện quân đội cộng sản miền Bắc tràn vào Sài Gòn và
chiếm toàn miền Nam năm 1975. Nhưng "thắng" đây là nói về thời gian năm 1962
đến lúc đảo chính tháng 11-1963. Mà thời gian đó là thời gian mà chủ quyền
quốc gia Việt Nam, kể cả chủ quyền về quân sự, còn nằm trọn trong tay chính phủ
Việt Nam, và sự thắng đó là thắng của quân đội Việt Nam, dưới sự chỉ huy trực
tiếp của tổng thống Việt Nam, lúc đó là ông Ngô Đình Diệm, người Mỹ chưa
trực tiếp can thiệp và chưa nắm thực quyền điều khiển Việt Nam.
Với kết quả và những nhận định ở trên về trận
Ấp Bắc vào đầu năm 1963 chúng ta có nên phê bình đoạn trên của Tôn Thất Thiện
không? Tôi nghĩ là không cần thiết. Có một điều rất khó hiểu là theo Tôn Thất
Thiện et al…, trường phái chính thống đã cố ý xuyên tạc sự thật để bôi nhọ chính
quyền Ngô Đình Diệm và những chế độ ở miền Nam. Người Mỹ đã tốn bao công của để
dựng lên miền Nam, đã đưa Diệm về làm Thủ Tướng, đã dung dưỡng chính sách độc
tài tôn giáo trị, gia đình trị của Diệm trong 9 năm, nhưng lại cố ý xuyên tạc để
bôi nhọ Diệm. Mà những người bôi nhọ là ai? Họ gồm những chính khách Mỹ, đại
sứ Mỹ, tướng lãnh Mỹ, ký giả Mỹ v..v.., vậy điều này có hợp lý không? Hỏi tức
là đã trả lời. Cuộc chiến đã chấm dứt trên 30 năm rồi. Ngày nay chúng ta có
nên có một chút lương thiện trí thức trong việc xét lịch sử như nó là như vậy
không? Tôi đặt câu này trước trường phái xét lại và lẽ dĩ nhiên, trước những
người không đáng đặt như Minh Võ và Tôn Thất Thiện mà trong quá khứ chúng ta đã
biết không đội trời chung với sự lương thiện trí thức.
Phụ Đính:
Fear and (Self) Loathing in Lubbock
How I Learned to Quit Worrying and Love Vietnam and Iraq
By ROBERT BUZZANCO
Houston, Texas
The U.S. lost the Vietnam War because "the
American people came to hate the war" and, hence, "they hated themselves."
Normally, one might think that such an observation would come from a talk-show
host or new age guru, but those words were uttered not by Dr. Phil of TV fame,
but Dr. Keith Taylor of Cornell University, one of our more esteemed historians
of Vietnam studies.1 Dr. Taylor's belief (I'm reluctant to call it an analysis)
reflects an increasing trend in studies of the Vietnam War namely the
rehabilitation of southern Vietnam. 2 and its leaders, a renewed
justification of the American war on Vietnam, and increasingly stronger alibis
for the failure to defeat the Vietnamese communists and retain a state below the
seventeenth parallel.
Taylor's expressed his views recently at the 5th
Triennial Symposium on the Vietnam War sponsored by the Vietnam Center at Texas
Tech. That Taylor would offer his views at Texas Tech is not surprising, but it
is a cause for concern that such ideas have become the de facto party
line at the Vietnam Center in Lubbock and increasingly popular in public
discussions of Vietnam. Unlike the Vietnam archives there, which remain a
valuable resource with well-trained and professional archivists for anyone
studying the war, the Center clearly resembles a right-wing think tank. On
the surface, its ideological underpinnings are not a problem institutions
should be able to reflect a variety of opinions but the Center also seeks
academic legitimacy and claims to represent, as its director James Reckner says,
opinions all along the spectrum of views on Vietnam. While it is true that
Reckner has given a voice to officials from the Socialist Republic of Vietnam
and some antiwar groups, such as the Vietnam Veterans Against the War [VVAW],
the vast majority of voices heard at Center events tend to represent the far
right to the near right. Since it was established by a number of Vietnam Vets
and has included a number of influential retired officers and government
officials on its board, this might not be surprising, and is not illegitimate.
But it seems to be imperative that the representatives of the Center in Lubbock
make clear what their mission and purpose is.
In the past decade or so, the Center has featured,
among others, Admiral Elmo Zumwalt, William Colby, Sam Johnson, a right-wing
congressman from Texas, General Vang Pao, Laotian commander and alleged drug
lord in Southeast Asia, many officials from the government and army of southern
Vietnam, a number of representatives from POW-MIA groups (in fact, with Bruce
Franklin's discrediting of the POW-MIA issue, Texas Tech seems to be the last
refuge for people in that particular cottage industry), Stephen Young (who
argued that everyone who protested against the war in Vietnam should be brought
up on charges of treason), the Swift Boat Veterans, and a host of scholars
defending the war and castigating those who opposed it.3 Indeed, at the
conferences I have attended, well-established and respected scholars like George
Herring, Randall Woods, and David Anderson seem to have constituted the left
fringe of the proceedings, probably a unique experience for any of them.
But the issue is also bigger than what goes on in
Lubbock. Over the past few years there has been a revival of Vietnam
revisionism. While the war was undeniably unpopular while it was being
fought, it was politically and intellectually rebuilt in the early 1980s, when
candidate Ronald Reagan called it a "noble cause" and Army Colonel Harry Summers
published the best-selling On Strategy to defend the war and give impetus
to the "stabbed in the back" thesis that has become de rigeur among many
conservatives. Just in the past half-decade or so, scholars like Michael
Lind, Lewis Sorley, Ed Miller, Mark Moyar, Ron Frankum, BG Burkett and Glenna
Whitley, and of course Keith Taylor, among others, have written and delivered
papers arguing, on many points, that the war was indeed a noble cause, that
Vietnam below the seventeenth parallel was a viable and stable state, that the
war was not fought disproportionately by the poor, that the U.S. military won in
the field but was undermined at home, and that poor decisions and leadership in
the United States not the skills and appeal of the Vietnamese communists were
the main reason for American failure. Today, with the United States facing
uncertain, if not dismal, prospects in the aftermath of its invasion of Iraq,
such messages are not only poor history but bad politics, for they are being
used to justify more than the war in Indochina in the 1960s and 1970s but
American foreign policy and intervention sui generis.
Refighting the Last War
In the decade or so after the Vietnam War ended,
most scholars wrote critically of the U.S. intervention in Indochina. George
Herring's America's Longest War (1979, 4th edition 2001) was the first
serious scholarly entry in the field and remains a standard today. While not an
overtly harsh indictment of the American intervention, it certainly presents the
decision to fight in Vietnam and subsequent involvement and escalation as clear
mistakes. More pointedly, George McT. Kahin's Intervention (1986) and
Gabriel Kolko's Anatomy of a War (1985) were early and powerful
denunciations of the war, from two scholars who were also active in the antiwar
movement and familiar with many of the Vietnamese leaders on a personal basis.
Since that time, most scholarly books on Vietnam have tended to be critical of
U.S. policy on many levels. Recently, however, there has been a drift away from
those approaches normally a good sign in historiography but one that also holds
peril.
In the early 1990s, historians began to reappraise
John F. Kennedy's role in Vietnam, and began to argue that the young president,
had he not been felled by an assassin's bullet, would have withdrawn American
troops from Indochina, or at least not escalated the conflict into a major war.
Not only old Kennedy standbys like Arthur Schlesinger but also Robert Dallek,
Howard Jones, Fred Logevall, David Kaiser, Lawrence Freedman, and others have
made this claim. No mind that Kennedy's death should have logically closed this
issue, there is now a fairly significant public belief, especially promoted by
the Oliver Stone movie on JFK, that Kennedy was a dove on Vietnam and Lyndon
Johnson was responsible for the eventual tragedy.4 More recently, the revival of
the war has gone further, with Philip Catton, Ed Miller, and others claiming
that America's hand-picked leader in southern Vietnam, Ngo Dinh Diem, was
actually a capable leader and his ouster and death, sanctioned by the U.S., was
a major mistake in retrospect for he was developing a stable regime below the
seventeenth parallel. Indeed, at a session, chaired by Keith Taylor, during the
2004 meeting of the Society of Historians of American Foreign Relations [SHAFR],
Ron Frankum and Mark Moyar spoke glowingly of Diem, with only a few concerned
questions from the audience of experts.5
At the same time, BG Burkett and Glenna Whitley,
Lewis Sorley, and Michael Lind, among others, put out forceful justifications of
the war and revised interpretations of the men who led and fought it. American
soldiers suffered from "stolen valor" and had their "history" and their "heroes"
robbed from them by the media, politicians and activists who opposed the war.
Lind and Sorley moreover contend that the United States actually won the war
militarily, but lost due to weak politicians who were unwilling to defend
southern Vietnam against the northern onslaught from 1973-1975, and that the
intervention in fact was essential to the containment of communism in the Cold
War.6
The Race is to the Swift . . . Boats: the
2004 Election and Vietnam
Despite these recent efforts to rewrite the war
positively, most recent work on Vietnam continues to be critical. It would be a
mistake, perhaps a grave error, however, to write off the previous authors as a
fringe element. In fact, the positions they have taken received powerful
reinforcement in the public sphere during the 2004 campaign, when for the first
time a veteran of the Vietnam conflict, Massachusetts Senator, 3-time Purple
Heart winner, and Navy Lieutenant John Kerry, was the nominee of a major party
for president. Kerry, trying to compensate for public perceptions that the
Democratic Party was weak on issues of war and terrorism, highlighted his
Vietnam service, traveling with a "band of brothers" who had served with him on
a Swift Boat in the Mekong Delta and turning his nominating convention into a
military parade, complete with tales of heroism from "the 'Nam," supportive
officers on the dais, and a symbolic salute and "reporting for duty"
introduction. What Kerry left out, as is often the case, was more important than
what he included. In 1971, as a representative of VVAW , Kerry spoke eloquently
and harshly about the war before the Senate Committee on Foreign Relations and
then threw away military medals later revealed to be those of another soldier,
a World War II veteran at an antiwar protest at the Capitol. At the time,
Kerry's compelling remarks were applauded and they represented the views of a
significant number probably a majorityof Americans. Yet in 2003-2004, nary a
mention was made of his role in VVAW or opposition to the war in Vietnam, and
Kerry to show his gravitas as a military manhad voted to authorize war
in Iraq and to increase funding for hostilities there, and vowed to "win" in
Iraq if he became commander-in-chief.
If Kerry had hoped to use his experience in
Vietnam as a campaign asset, he was in for a huge surprise. A Texas Republican
and wealthy developer, Bob Perry, became the principal funder of the "Swift Boat
Veterans for Truth," a group of anti-Kerry veterans who charged that the senator
had lied to receive two of his purple hearts and a decoration for bravery and
had been disloyal and anti-American in his 1971 testimony to the senate. No
matter that Navy records and Kerry's former crew mates disproved the allegations
and his views in 1971 reflected the mainstream, even within the military,7 the
media took the Swift Boat story and ran with it, and Kerry did little to respond
for nearly a month in August and September 2004. Nearly thirty years after the
war ended in victory by the National Liberation Front and Democratic Republic of
Vietnam in April 1975, Vietnam was once again a compelling national political
issue. Kerry had hoped to use his story of Vietnam to take him to the White
House, but the Swift Boat vets created an alternative version of both Kerry's
service and the war. The battle over a war in Indochina that had been so painful
and costly decades ago was once again joined.
Keith Taylor's Vietnam: Emotions without
Evidence 8
Amid the backdrop of the election and power of the
Swift Boat attack on Kerry ironically in defense of an administration headed by
two draft-dodgers themselves the new rehabilitations of Vietnam take on an
urgency and importance that should be recognized. If a war that was so unpopular
and tragic while it was being fought can be presented so positively and affect a
presidential campaign in a subsequent generation, then there are historical
forces at work that need to be recognized and reckoned with. And that's where
Keith Taylor comes in.
Taylor is not the most important historian of
the Vietnam War nor even recognized as a leading scholar of the war period his
specialty is in Vietnam's early history, before the tenth century but his
views are presented strongly, well-received by those who are already defensive
about the war, and cumulatively representative of a much larger body of scholars
and public figures from Texas Tech to the Swift Boats who are spoiling for a
fight, or a re-fight, over Vietnam. Accordingly, it is essential to look at the
type of arguments Taylor is making and to repudiate them forcefully and
quickly.9 As these new versions of Vietnam are presented, and more importantly
taught in high school and university classes, then future foreign invasions,
such as Iraq, are facilitated. If Vietnam is indeed seen as a "noble cause,"
then American forces can more easily and aggressively intervene elsewhere in
Iraq already, and perhaps Iran, North Korea, or Venezuela in the future.
What is immediately striking about Taylor's
critique is its passion and anger. He's mad at Kennedy and Johnson for their
apparently half-hearted efforts to win in Indochina, upset at those who did not
have his "sense of honor" and dodged the draft, disturbed by those in America
who did not support the war, even if it was " . . . a consequence of poor
leadership." But listen or read more and that anger does not dissipate which by
itself is not a problem, and I personally think we could use more passionate
scholars debating vital issues but neither, however, is it supplemented by
evidence. Taylor's arguments, like those of many other revisionists, is based
on emotions, on what they feel should have happened, on their sympathy or
pity for soldiers or the southern Vietnamese, or their detestation of hippies,
or disrespect for political leaders who did not wage war vigorously enough, or
contempt for scholars who now write disparagingly about the warhence Taylor's
analysis about self-loathing Americans as the cause of failure in Vietnam. While I'm not an expert in psychology, neither Dr. Freud nor Dr. Phil, I do know
that it is quite a leap to say that virtually an entire nation, an entire
generation, hated America and hated themselves. In fact, the vast majority of
those who opposed the war did so within the American tradition, and many of the
most radical showed their respect for our society and our customs by refusing
draft induction and accepting the consequences of it. With a few extreme
examples like the Weather Underground, which had but a handful of adherents, those who protested the war did so legally and peacefully, and they included
ministers, businessmen, "average Americans," students, military officers, and a
lot of soldiers. To determine that Americans came to hate their society
and themselves is intellectually immature as well as an emotive outburst and an
insult to those who tried to stop the war in Vietnam because of the way it was
ripping apart Vietnam and American society.
And yet Taylor continues. He is proud that he is
"not among the self-loathing Americans who notice people in other countries
looking to us for leadership and see nothing but neo-colonialism and
imperialism." Just where are all these people who are looking to "us" for
leadership? Apparently Taylor has not seen surveys showing vast
majorities, often over 90 percent, of people in other countries holding negative
views of the U.S., or is unaware of the level of hostility aimed at American
institutions or symbols. Perhaps he should take a look at a document
entitled "Anti-Americanism in Arab World," which begins "anti-Americanism is
resurging in the Arab world" and then lists a series of recent incidents such as
bombings, "vitriolic public statements," and "diatribes and fantastic rumors"
which "all testify to the rekindling of Arab animosity against the United
States." That particular document, by the way, which could have been written in
the past few months by Colin Powell or Condoleeza Rice, was produced by Dean
Acheson in May 1950.10 Or perhaps he should look at, say, southern Vietnam,
where so many people were apparently so eager for American leadership that they
took up arms, with the Viet Minh and National Liberation Front, to attack their
countrymen who collaborated with the Americans, staged a series of coups
d'etat to oust American client regimes, and waged a long-term and
brutal war against U.S. forces. Taken to a logical conclusion, Taylor's
opinions on Vietnam sound much like those of George Bush and others who, in the
aftermath of 9/11/01 decided that the attacks in New York and Washington
occurred because "they" hate "us" because "we have freedom" or because "we're so
good." Perhaps that's true I doubt it, but I'll concede it's possible but
it would be nice to have some evidence to back it up.
When considering the way the war was fought,
Taylor's emotive views again surface. One of the bigger flaws in American
planning for Vietnam, we learn, was a "lack of attention." As Taylor says, "I
believe that Kennedy made bad decisions about Vietnam because he was not paying
sufficient attention and Johnson did so because it was not his priority." Hmmmm
. . . Ask anyone who had done research on the Vietnam War, and he or she will
tell you that one of the problems that we face is the sheer mass of documents,
oral histories, interviews, and other data on the war. I doubt any conflict
in history has had so many documents produced while it was being conducted. The
Kennedy and Johnson Libraries have, I would suspect, many millions of pages of
reports, analyses, and other information produced by virtually every agency,
military branch, and diplomatic official. This massive record of the war, one
would easily conclude, is testimony to the vast levels of attention given to it
by national leaders and its priority in state affairs. Yet Taylor "believes"
that American leaders suffered from attention-deficit disorder, that Kennedy,
who saw Vietnam as a way to reclaim lost credibility lost in Laos and Cuba, and
Johnson, who agonized over the war daily and went to an early grave probably due
to the stress it caused him, did not take Vietnam seriously enough?
Taylor's emotions also flow freely when he tries
to put Vietnam into a larger cold war context. In discussing the way he
teaches Vietnam, Taylor sets up straw men and then knocks them down. First,
he claims that his students today know nothing about the Cold War and think it
was an effort by somewhat crazed American leaders to gain world power by
threatening war against a non-existent enemy. Perhaps such a view is predominant
among those who just read John Gaddis's work for the first time, but it, again,
ignores overwhelming evidence otherwise. What of the establishment of the
national security state and massive military budgets, the power of the red scare
after World War II, the Sputnik scare, the cultural impact of the cold war on
education and entertainment, or the "bipartisanship" that takes precedence when
the U.S. goes to war? In 1980 polling, 73 perecent of Americans believed that
the goal of the USSR was "global domination" and 39 percent thought the Kremlin
would risk "major war" to gain it; in 1985, 54 percent said Moscow posed a
"real, immediate danger"; and even in 1988, after the Reagan-Gorbachev thaw, 60
percent still saw the Russians as a "serious threat" to American security due to
"Soviet aggression around the world." More recently, a February 2005 Gallup Poll
showed that Americans consider Ronald Reagan the greatest president because he,
they believe, "won" the Cold War.11 So, if Taylor believes that Americans are
too self-critical about the Cold War, he needs to produce some evidence to
back it up.
In addition to his caricature of cold war critics,
he tries to play the race card. At Texas Tech, Taylor claimed that opponents of
the Vietnam War believed that the U.S. intervention was wrong because it was
trying to modernize a people "not ready for democracy," which, he said, was "a
racist argument." I agree. I think the Vietnamese were capable of
self-determination, as demonstrated in 1945 and 1954, when Ho Chi Minh and his
communist and nationalist supporters tried to develop a free and independent
Vietnam, only to have the French and especially the Americans undermine them. But Taylor should look at the mirror before calling the antiwar movement racist. At the core of Taylor's feelings about Vietnam is the idea that American
leaders lost the war. By putting the onus for failure on Kennedy and
Johnson's ADHD and the antiwar movement's self-loathing, Taylor, by deduction,
takes agency away from the Vietnamese, who, one has to conclude, were not able
to gain democracy on their own, but then saw the Americans mess it up as well.
But that's not racist . . .?
Taylor, who believes that the U.S. was trying
to help the southern Vietnamese establish democracy, seems to have a strange
idea of that concept, though. He laments the notion that the "governments
opposed to a non-communist Vietnam were able to mobilize their populations
without regard to dissent." Considering that only Australia, New Zealand and the
Republic of Korea assisted the U.S. in Vietnam, should we assume that the
nations of western Europe and Scandinavia opposed to the war were also "opposed
to a non-communist Vietnam" and did not allow political dissent within their
systems? But Taylor continues that line of argument, asserting that "one of
the fundamental long-term aims of the United States was to develop the right to
dissent" in southern Vietnam. One cannot really mock this view, because it is
too repugnant to be humorous. In Guatemala, Iran, Chile, Indonesia, many
nations of the Middle East, and most of Latin America the United States used its
military and economic power to crush liberation movements and keep in place some
of the more murderous juntas of the modern era. Are we to really believe
that Castillo Armas, the Shah of Iran, Suharto, Pinochet, Middle Eastern
monarchs and Israeli authorities in Palestine, Pol Pot or others supported by
the U.S. were developing the right to dissent, or that the very authorities who
produced McCarthyism, COINTELPRO, and "Homeland Security" were trying to extend
democracy? One really expects to hear such opinions on right-wing talk radio
rather or the books of John Gaddis12 rather than in the lecture halls of
Cornell.
And the sentiments do not stop at Vietnam. Taylor
has brought his analysis up to the present, emoting about 9/11 and the current
war. Ever since Vietnam, since we have hated ourselves, America has become weak.
Because of that continued self-loathing, terrorists knew we were vulnerable and
"9/11 happened because we were weak." Now, with the war on Iraq foundering, Taylor is having a bad flashback of a bygone era, as the so-called Vietnam
Syndrome is resurging: "I saw people at pointy-headed universities indulging
as self-hating Americans" and "it seemed awfully familiar."13 Again, emotions
run into the brick wall of history. While I would deny a "Vietnam Syndrome" ever
really existedlook at arms sales in the Nixon years or continued meddling in
Latin America or Asiaor, if it did, that it lasted more than a few years look
at Carter's attempt to deny the Sandinista victory in Nicaragua, his early
intervention in Afghanistan, his defense budgets, and the emergence of
Brzezinski one cannot seriously look at U.S. global policies for the past
two-and-a-half decades and proclaim it weak.
From Reagan's illegal wars in Latin America,
bankrolled by illicit arms shipments to the outlaw government of Iran, through
the attacks on Grenada, Libya, Panama and elsewhere, into the Gulf War and
attendant sanctions of the 1990s, up to the present invasion of Iraq, American
military power has not been quiescent. On top of that, U.S. military
spending remains enormous. Indeed the current $400 billion annual pentagon
budget exceeds the next 24 highest-spending countries combined.14
But, more than that, the idea that terrorists struck in September 2001 due to
America's "weakness" is, again, fundamentally anti-historical. It
replaces an analysis of "our" historical role in the world, and especially in
the Middle East, with affective concepts like weakness and evil. No one should
try to justify al-Qaeda's actions, but it is perilous to ignore the motives, or
history, behind them. To untold numbers throughout the world, the proximate
causes of 9/11the presence of U.S. bases in Saudi Arabia, continued U.S.
support of Israel's repression of Palestine, and the destructive sanctions
against the people of Iraqrang true. To most people across the globe, 9/11 did
not happen because the U.S. was "too weak" but precisely the opposite, because it is perceived to have so indiscriminately used its strength and power
against weaker countries. Even if Taylor is right, and "pointy-headed"
professors and activists (a category which we should assume excludes
mildly-spoken professors of Vietnamese history at Cornell, apparently) are now
upset because the U.S. has awakened from its weakness and is giving the world
the leadership it seeks, it is folly to simply explain away Vietnam, or Iraq, as
products of self-loathing and weakness rather than actually examine the basis
for the enmity that so much of the world breathes upon the United States.
"Facts are Stupid Things"--Ronald Reagan
Even if the defense of Vietnam put forth by Taylor
and many of the Texas Tech participants is emotive and bathetic, it's also
important to recognize that emotions and symbols are powerful, and to believers
they are real, not simply ethereal articles of faith. Thus it's also
important to look at the arguments put forth by Taylor and point out the way
they diverge from the facts, or at least from the conclusions drawn by the large
majority of scholars who have done research on the topic. Facts may be
"stupid things," as Ronald Reagan said in an alleged misstatement, but evidence
does hold more legitimacy in our epistemology, at least since the Enlightenment,
than do beliefs based on our values or desires. So, then, what are the specific
points along our continuum of self-loathing anti-Americanism?
Taylor begins by claiming that there are "three
axioms in the dominant interpretation of the U.S.-Vietnam War that were
established by the antiwar movement . . . and subsequently taken up at most
schools and universities as the basis for explaining the war." These
axioms are, first, that there was no legitimate non-communist government in
Saigon; second, that the U.S. did not have a legitimate basis for intervention
in Vietnam; and, finally, that the U.S. could not have won the war under any
circumstances. These points, he contends, are the "ideological debris" of
the antiwar movement, not "sustainable views supported by evidence and logic."
So, Taylor now cloaks his views in the world of "evidence and logic," but what
helped him arrive at his conclusions vast research in presidential libraries,
poring over documents in the National Archives, long sojourns to study the
holdings of military collections? No, "what enabled me to do this," that is to
conclude that these axioms were "debris," was "that I finally came to terms with
my own experience." So there we have it, Taylor's long and intimate journey
from Vietnam soldier, to veteran in grad school in Ann Arbor where he "simply
subscribed to the dogmas of the antiwar slogans then fashionable," to professor
at an elite university who has seen the light about the nobility of America's
purpose in the worldbecomes the basis for his "evidence and logic." But let's
give him the benefit of the doubt, and test his axioms and other claims using
the criteria of evidence and logic.
Taylor claims that it's simply a "foundational
tenet of the communist version of national history" to say that Ho Chi Minh
represented the only "legitimate or viable" government in Vietnam after 1945.
Correlative to that, he claims that the southern government, under Ngo Dinh Diem
and his successors, had established a real state. These are big statements, and
he declares them with force, but what does the evidence say?
We do know if we are to believe George
Herring, David Anderson, George McT. Kahin, Gabriel Kolko, Dave Marr, William
Duiker and most other credible scholars who have done original research in
archives and libraries that Ho Chi Minh and the Viet Minh, carrying the banner
of both national liberation and communism, were deeply involved in and
ultimately led the resistance to French colonial rule (which, incidentally,
wasn't as bad as we make it out to be, according to Taylor) and to Japanese
occupation, politically and militarily. We know that Ho advocated a strategy of
inclusion, often counter to his comrades in the Indochinese Communist Party, and
was willing to join with any individual or group who opposed the French.15 We
know that the Viet Minh carried the fight against the Japanese and against the
restoration of the French colonialists in 1946, until their successful defense
of Vietnamese sovereignty at Dien Bien Phu. We know that in 1945 and 1954 that
Ho declared Vietnamese sovereigntyquoting from the U.S. Declaration of
Independence and making overtures through the OSS and in private letters to
Harry Truman for American support but was ignored.
We also know that virtually every American
official who analyzed Vietnamese politics understood that Ho was overwhelmingly
popular and would easily win any real election, as even President Dwight
Eisenhower conceded. The Viet Minh, Army planners in Vietnam reported in 1950,
enjoyed the support of 80 percent of the Vietnamese people, yet 80 percent of
its followers were not Communists. That level of indigenous appeal, as
well as support from China, which they conceded was limited, virtually assured
Viet Minh success.16 Subsequently, the history of the war provides compelling
testimony to the appeal and effectiveness of the nationalist-communist side. The
NLF and Viet Cong were able to effectively challenge the Diem regime, develop
broad networks of support on both sides of the seventeenth parallel, and defeat
what was undoubtedly the most technologically sophisticated military ever put in
the field, the U.S. armed forces in the 1960s. That, it would seem, by almost
any "expert" analysis, would constitute some kind of legitimacy and viability.
But it is the other side of that coin that is even
more troubling, the argument that the south was a viable state. This was
the gist of the panel at SHAFR consisting of Taylor, Ron Frankum and Mark Moyar,
(and Philip Catton and others in print), and just as disturbing as the
assertions they made which they essentially conceded were not backed by hard
evidence was the lack of critical commentary from the audience, which was full
of scholars of the Vietnam War. Perhaps academic niceties and politeness has its
place, but it would certainly not have been in bad form to point out that these assertions flew in the face of what we know and have no basis behind them.17
The increasing trend to lament the "good old
days" of Ngo Dinh Diem is the first piece of this revisionist puzzle. Diem, Taylor and others argue, was a real nationalist, not a puppet of the U.S.,
and was on the cusp of developing a sovereign state below the seventeenth
parallel. Well, the Church Lady might say, isn't that special! Again, there
is a record, a vast one, of Diem's rise and behavior and ouster. He was, as
we know, a Catholic ascetic who fled Vietnam and found sanctuary in a New York
seminary, where the likes of Francis Cardinal Spellman, General John O'Daniel,
Mike Mansfield, and John Kennedy designated him to be the leader of southern
Vietnam after 1954. In office he created a kleptocracy, with his family
holding most of the important positions of state and most of the funding send to
the south by the United States. Indeed, the Ngo family put 78 percent of the
American aid it received between 1956 and 1960 into the budget of the military
while using but 2 percent on health, housing, or welfare programsthe "stuff" of
modernization.18 In fact, Wesley Fishel, an advisor from the infamous Michigan
State Group and supporter of Diem, essentially admitted at the outset that
Diem's position and future were dependent on the U.S., observing that "I've
never seen a situation like this [in southern Vietnam]. If defies imagination .
. . The government is shaky as all hell. It is being propped up for the
moment only with great difficulty. Nothing can help it so much as
administrative, economic, and social reforms . . . The needs are enormous, the
time short."19
To solidify their power, Diem and his brother Nhu
fired about 6,000 army officers and replaced them with more loyal, if less
qualified, soldiers, while forcing military personnel to join the their Can
Lao Party.20 The army also assumed civil police functions, and officers took
over civil administration duties. Under the Ngos the civil order was steadily
militarized, and the army's responsibility was not to fight the Communists but
to protect the first family. Thus secure, the Ngos went after their
enemies, both real and imagined. Diem closed newspapers, made it illegal to
criticize his government, and made it a capital offense to be a "communist." By 1958, he had jailed over 40,000 political prisoners and executed over 12,000
dissidents. By 1961, those numbers had tripled. The United States apparently had
little trouble with the Ngos' behavior: Washington supplied the regime with
85 percent of its military budget and two-thirds of its overall budget.
Diem also set in place regressive land policies.
As always, property ownership was the crucial political issue in Vietnam. In
1954, after the victory over France, the Viet Minh began to seize lands held
by the French and by Vietnamese collaborators and to redistribute over 600,000
hectares of it to landless peasants. Once in power, Diem began to reverse those
agrarian programs and took personal control of 650,000 hectares, much of it by
denying the titles of peasants or by seizing it in place of tax payments. He
then gave out about 250,000 hectares to loyal military officials and Catholic
cronies, while keeping the rest, and the best, for his family. By the
later 1950s, the land situation for southern peasants was not appreciably
different than it had been in the French period. Diem at the same time put
friends and supporters in charge of all the village councils, increased taxes,
and intimidated and arrested those criticizing his land policies. In May
1959, in Law 10/59, he authorized his military-political forces to arrest any
"subversives," which was a blank check for roving bands of armed forces and Can
Lao zealots to arrest, try, convict, and execute anyone suspected of disloyalty.
By the early 1960s Diem's repression had set into
motion two major lines of opposition, and this is a point that the apologists
always seem to ignore. Clearly, his attacks on the enemy had made an impact, and
the Viet Minh in the south was in fact on the ropes, with its members often in
hiding, in prison, or dead, and so the politboro in the north, due to southern
pressure as much as their own designs, helped establish the National Front for
the Liberation of South Viet-Nam, or the NLF. But, more importantly, Diem had
alienated such vast numbers of southerners, including those ostensibly in power
with him, that he had also prompted a broad internal campaign against his rule. Not only did many southerners join the NLF but his own peoplearmy
officers and government officials began to seek ways to remove him and his
family from power. The opposition political parties (suppressed by the regime)
and the coups d'etat staged against him (thwarted at first) were not
created by or organized by the communists, but by his own people.
Finally, it was his own people his officers, his generalswho overthrew
and killed him in November 1963, with U.S. acquiescence (most likely because his
brother was in talks with the NLF over a neutralist settlement, rather than any
misgivings over his murder of Buddhists. Kennedy, it seems, was afraid peace
might break out in Vietnam). And in the aftermath of the coup it was generals in
the ARVNnot Ho Chi Minh, not the Viet Minhwho conducted an opera bouffe of government, changing heads of state as often as George Steinbrenner used to
change managers, having about a dozen governments over the next 15 months.
HowKeith Taylor needs to explaindoes this add up to stability, legitimacy or
effectiveness? How does providing the Ngo family junta with billions of dollars
in aid and military equipment, as well as training, and tolerating his
repression until late 1963 constitute an abandonment? How does the ouster of
Diem, by his own people, constitute a grave turning point in a war that
was inexorably headed toward failure from the first?
If the rehabilitation of Diem is the first
piece of the overall revisionist puzzle, then the argument that the southern
part of Vietnam was a viable state is surely the second. As I argue in note
2 above, and James Carter has shown compellingly in a recent dissertation he
completed at the University of Houston titled "Inventing Vietnam: The United
States and State-Making in Southeast Asia," there was never a real state below the seventeenth parallel, one that could exist on its ownwithout
massive infusions of American military and economic aid, without Americans
building both a political and physical infrastructure, creating a currency,
covering up for the defects of its leaders, staging phony elections, dropping
4.6 million tons of bombs on an area the size of New Mexico, and so
forth. "Nationhood" involves more than a titular head of state and an armyit
involves consensus, sovereignty, development, international legitimacy and other
defining criteria, and southern Vietnam lacked that essential "stuff" so the
U.S. had to try to invent it, with results that were really not surprising to
those who were involved in Vietnam decisions at the time.
But don't listen to a "pointy-headed" scholar. How
about Senator Mike Mansfield, one of the senate's experts on the area and
an early supporter of Diem, who in 1965 said "We are no longer dealing with
anyone [in Saigon] who represents anybody in a political sense. We are simply
acting to prevent a collapse of the Vietnamese military forces which we pay for
and supply." Or Ambassador Henry Cabot Lodge, that same year, in the
aftermath of the revolving door of governments, who said "There is no
tradition of a national government in Saigon. There are no roots in the countryI
don't think we ought to take this government seriously. There is no one who can
do anything. We have to do what we think we ought to regardless of what the
Saigon government does."21
In early 1965, as Johnson, who was apparently
giving Vietnam some attention, deliberated over America's future in Indochina
and began to consider seriously sending combat troops to Vietnam, General
William Westmoreland, cited as a hawk by many who study the war, opposed
the introduction of ground forces, observing that "we would be occupying an
essentially hostile foreign country." General Victor Krulak, the
Marine Corps' Pacific Commander, was more blunt, writing to the undersecretary
of the navy that "despite all our public assertions to the contrary, the
South Vietnamese are not--and have never beena nation."22 Even more
striking was the observation of a young congressman from Illinois in
1966. "Twelve years have elapsed since we began contributing economic
assistance and manpower toVietnam, " he said. "Yet, that nation continues
to face political instability, lack a sense of nationhood, and to suffer social,
religious, and regional factionalism and severe economic dislocations. Inflation
continues to mount, medical care remains inadequate, land reform is virtually
nonexistent, agricultural and education[al] advances are minimal, and the
development of an honest, capable, and responsible civil service has hardly
begun." Thus Donald Rumsfeld laid out in some detail a strong
argument against the viability of the southern state.23
Robert "Blowtorch Bob" Komer, pacification guru
and hardline advocate of the American war on Vietnam, did not pull any punches
either when describing the south "Hell, with half a million men in Vietnam,
we are spending twenty-one billion dollars a year, and we're fighting the whole
war with Vietnamese watching us; how can you talk about national sovereignty?" His assistant Richard Holbrooke piled on, observing that "it is still not unfair
to say that there is no real government in Vietnam It ist he result of a
political structure still so fragmented and weak that division commanders can
choose those orders they intend to obey, and Ministries can follow their own
paths regardless of the desires of the Prime Minister." Paul Warnke, a defense
department official and longtime establishment policymaker, agreed, pointing out
that "the people I talked to [in Vietnam] didn't seem to have any feeling
about South Vietnam as a country. We fought the war for a separate South
Vietnam, but there wasn't any South and there never was one."24
Clearly, then, many of the ranking Americans who
were trying to "invent" South Vietnam with billions of dollars, arms, and
contracts to "Vietnam Builders" like Brown & Root did not delude themselves that
they had created a real nation. In fact, it is fitting that Bui Diem, last
ambassador to the fictive state of South Vietnam said, metaphorically but in
fact as well, that "Americans came in like bulldozers." More unsettling was the
impact of that type of American presencetwo to three million dead, a land
devastated beyond any kind of quick or effective reconstruction, a social system
ripped asunder, and a violent removal of people from their homelands so great
that the chair of the International Rescue Committee, Leo Cherne, simply said
that "it is very clear that in many respects, much of Vietnam is today a
nation of refugees."25
With the rehabilitation of Diem and legitimation
of the southern state as the underpinnings of the revisionist argument, Taylor
and others finish their puzzle by looking at the American side and finding that
the U.S. had a legitimate basis for intervention and could have been successful
had it chosen different strategies, political and military. But, again, there
are stupid facts in the way.
Taylor seems to argue that American
intervention in Vietnam was legitimate because the U.S. has a duty "nurturing
baby democracies in a world awash with tyranny." As shown above, calling
the regimes of Diem and his successors, as well as a host of client states all
over the globe, "democratic" is such a bastardization of the term that it means
nothing. Nor, however, does the argument have much meaning in the real world
of politics. There are international conventions and institutions governing the
rights of a nation to intervene in the affairs of another, the conditions under
which such involvement may occur, and the rules for any conflicts arising from
such interventions. On those counts, it is difficult to see any justification
for the U.S. invasion of Vietnam. Even if one accepts the legitimacy and
viability of the southern state, Vietnam is, at best, or worst, a civil war,
and, having no sanction from the U.N. or other controlling body, America's
military invasion does not meet the test for accepted intervention.26
But the right to intervene ultimately becomes a
political question, and on that count the Tayloristas have no basis either. To
contend that the Kennedy and Johnson invasion of Vietnam was legitimate would
seem to mean that it had a coherent basis, was done with a particular goal in
mind, that its reasons were spelledout clearly, that it had been debated among
the responsible parties, that it had a plan for success, politically and
militarily, and, perhaps most importantly, that there was international
recognition of the need for such action. But those criteria just don't exist in
the record. Only through the carrot of military contracts and other economic
compensation did the United States get South Korea to join the war, and its
failure to attract "many flags" to the war effort is well-established. There was
no international support for the intervention. Nor was there any serious goal in
mindother than to prevent the people of Vietnam from choosing the leaders they
wanted because they were almost certainly going to be communists.
What is most striking when thinking about this
question of the correctness of U.S. intervention is the consensus among military
officials those who would have to prosecute the war, fight, sacrifice and see
their men die that the U.S. should not intervene. In the process of writing Masters of War, based on my research in the relevant archival collections at
the time, I was continually surprised, if not shocked, by the number of
officers who recognized the futility of war in Vietnam, who understood the
perils of warfare there, who were not enthused about fighting, and who were not
optimistic about success. Far from Dr. Strangeloves dying to turn Vietnam
into a "parking lot," they were aware of the deep political problems facing any
American mission in Vietnam the popularity of the nationalist-communist
forces led by Ho and the sense among the Vietnamese that the southern regimes
were puppets. The officers were also aware that the nature of People's
War would make military operations in Vietnam difficult if not insurmountable,
and, despite public attestations to "turning the corner" or "light at the end of
the tunnel," they were never sanguine about prospects there. Perhaps it was
best explained by the Joint Chiefs of Staff, who in a prescient memo in 1949, avant la chute, that "the widening political consciousness and the rise of
militant nationalism among the subject people . . . cannot be reversed"; hence
intervention in Vietnam would be "an anti-historical act likely in the long run
to create more problems than it solves and cause more damage than benefit."27
Blending into the Taylor argument that the war
was legitimate is the belief that it was "winnable." In this context, he
blames "poor strategic thought and deficient political courage" with several
barbs at the antiwar movement thrown on as topping. It is not clear what these
deficiencies were, since we're dealing with emotions rather than evidence, but
it appears that Taylor believes that U.S. leaders erred, as mentioned, in not
keeping Diem in power, in its strategy of attrition, in Johnson's "decision" to
"persuad[e] the enemy to give up rather than doing what was necessary to obtain
victory," LBJ's refusal to mobilize the economy for war and call up reserves,
and the president's decision to "allow war policy to be inhibited by a
misreading of the likelihood of Chinese intervention." All of this is pretty
standard stuff, promoted by Richard Nixon, William Westmoreland, Harry Summers,
Guenter Lewy, Norman Podhoretz and others since the early 1980s, and all dealt
with by scholars subsequently.28
I suspect it would surprise the millions of
Vietnamese who lost loved ones to hear that LBJ merely decided to "persuad[e]"
the enemy to give up rather than take measures "necessary to obtain victory,"
whatever they might have been. Indeed, the claim that Johnson's initial forays
into Vietnam were "gradual" or "limited" ignores fundamental political and
physical realities. What type and size commitment should Johnson have developed
in those crucial months of 1964 and 1965? Should he have sent 500,000 men to
Vietnam then? And would the congress or, more importantly, the public have
supported such a massive commitment to such a small, and peripheral, country?
Even during the crucial July 1965 deliberations on the war, at the end of which
LBJ decided to substantially expand the U.S. force structure in Vietnam and send
more troops "as needed," the military's biggest disagreement was over the
activation of reservists, not troop numbers. And where would all these troops
and arms and equipment have gone, had Johnson not pursued "limited war" and
"graduated escalation?" As late as 1966, with nearly 400,000 U.S. troops in
country, Defense Secretary Robert McNamara could describe Vietnam as "primarily
an agricultural country; the only major port is Saigon. The deployment of large
U.S. military forces, and other friendly forces such as the Korean division, in
a country of this sort requires the construction of new ports, warehouse
facilities, access roads, improvements to highways leading to the interior of
the country and along the coasts, troop facilities, hospitals, completely new
airfields and major improvements to existing airfields, communications
facilities, etc."29 Some of Taylor's argument, such as his criticism of
attrition, is on target, as almost ever critic of the war would agree.30 But
much of it is just reheated right-wing dogma, used by scholars and veterans of
the Vietnam era to ennoble that war, and scholars and Swift Boat veterans of
this era to justify Iraq and other interventions.
Obviously, the question of what "might have
worked, " is inherently anti-historical. But we can judge the war by what we
do know. We know that most ranking military officials were never enthused or
optimistic about the war, that they had grave misgivings about the political and
military conditions they were encounteringin Vietnam. We are aware of the skill
and tenacity of the enemy, its ability to strike and melt back into the
population, and quickly hit again. We agree that the Vietnamese enemy had an
impressive capacity to withstand huge numbers of casualties, with a sturdy
reserve it could call on to replenish its losses. We know that the physical
infrastructure of southern Vietnam was so underdeveloped that it could not have
sustained a more rapid or massive deployment of US manpower than happened. We
know that the world including traditional allies either did not support or
openly opposed the U.S. invasion. We know that the war took a huge toll
at home, with over 58,000 killed and billions of dollars spent leading to a
global financial crisis (a point Taylor concedes). We know that the United
States unleashed the greatest concentration of firepower ever used against a
small country, and, to top it all off, trained most of its destructive weaponry
upon its putative ally, Vietnam below the seventeenth parallel. And we know that
southern Vietnam never had a stable government, billions of American dollars and
a half-million American soldiers notwithstanding.
What don't we know? Well, importantly, despite
Taylor's assertions about the "misreading" of Chinese intentions, we don't know
how the PRC would have reacted to a more aggressive war. While it may be easy to
dismiss the idea that China would have come to the aid of the Vietnamese
communists, memories of Korea in October 1950 were vivid and it would have been
folly to attribute any certainty to any predictions about Mao Zedong's actions
amid the Cultural Revolution. We also don't know how American soldiers beset
by problems of drugs and racial conflict and often opposed to the war
themselves would have responded if given more aggressive missions which would
have caused higher casualty rates. We cannot say for certain how the rest of
the world would have responded to an even more destructive American intervention
in Indochina. And, maybe most importantly, we have no idea what the fallout at
home would have been to more escalations of a war that never went well and was
highly unpopular and costly. Just because Keith Taylor says that the war was
winnable, that Kennedy and Johnson did not pay enough attention to Vietnam, that
China would have sat by idly, that a more dynamic strategy, or a strategy of
pacification (which is it?) would have made the difference, does not make it so.
Finally, Taylor takes aim, as do the other
revisionists, at the antiwar movement, antiwar politicians, and the media. Had
Americans only supported the war, had not loathed themselves, the argument goes,
U.S. troops would have been able to fight without restraints, without undue
political considerations, with greater morale, and they would have succeeded in
Vietnam. Again, this takes agency away from the Vietnamese Communists and places
the outcome of the war squarely in America's hands, but beyond that, it
substitutes right-wing apologia for research and evidence. Plenty of politicians
and the American people, as Taylor points out, supported the war strongly up to
early 1968the Tet Offensive. In fact, the army's own study of media matters
found that the press was not unduly adversarial or aggressive for the most part,
that, "government and media first shared a common vision of American involvement
in Vietnam" until the war turned sour and journalists more critical.31 In
the same way, politicians were on board at the outset, as evidenced by the
overwhelming votes 416-0 in the House and 88-2 in the Senate in favor of the
Gulf of Tonkin Resolution. And public opposition to the war, the Tayloristas
refuse to recognize, was and is not a clean-cut proposition. No doubt
millions of Americans from all walks of life opposed the war, but plenty
supported it as well, and many held negative views of both the war and antiwar
protestors. Often, if the war was perceived as going well, more people
supported it; when things seemed to be going badly, the numbers in opposition
rose. The Vietnamese, not the Americans, held the initiative, militarily and
politically.
On this point, Taylor makes special mention, as do
his ideological brethren, to the events of early 1968 and the Tet Offensive,
which he claims was a decisive U.S. victory in every sense yet undermined at
home by weak politicians and an overly-critical media. Once more, there is
evidence to indicate otherwise. Tet had laid bare claims of "light at the end
of the tunnel" and showed that the enemy could attack with impunity, even inside
the grounds of the U.S. embassy. It caused massive desertions among the army of
southern Vietnam andcaused massive setbacks to pacification programs.
Westmoreland's response, asking for 206,000 more troops and the activation of
about that number of reserves, merely added to the sense of shock. Tet
also highlighted the lack of international support for the U.S. war in Vietnam
and exacerbated global financial problems, leading to an economic crisis that
American officials feared might bring a return to 1929 conditions. In surveying
the aftermath of Tet, JCS Chair Earle Wheeler admitted that "it was a very near
thing" while Army Chief Harold K. Johnson lamented "we suffered a loss, there
can be no doubt about it."32 And so it goes. The withdrawal of 1973 and
defeat of 1975, Taylor and Sorley and Lind argue, was another case of political
officials and the American people, in effect, surrendering while on the verge of
victory. Weak politicians, confused media, and self-loathing antiwar Americans
dominate this ideological discourse. The Vietnamese could have had an effective
government if only Ngo Dinh Diem, who was put in power by the U.S. and put
untold numbers of his own people in prison or graves, had not been ousted. The
"government" of southern Vietnam was stable and legitimate, never mind that it
was so internally riven that it changed heads of states and regimes on a regular
basis and had to be maintained by American treasure and blood. Attention-deficit
suffering U.S. leaders also deserve fault, for not fighting to win, although no
one seems to know what that means, nor can they logically describe that, since
it did not happen.
Memory and History
"The struggle of man against power," the Czech
playwright Milan Kundera wrote, "is the struggle of memory against forgetting."
And so, thirty years after the liberation or fall of Saigon, we are still
struggling to determine what we should remember about Vietnam, and whether it
has any "lessons" to teach us today. If Swift Boat partisans and self-loathing
explanations come to dominate the discourse over this past war, if the
ideological detritus of the Texas Tech Vietnam Center gains more public and
academic acceptance, then the doors are open to not only to the increased
politicization of history in support of interventions and wars, but the legacies
of those who both fought the war and fought against the war are stained. If the
war can simply be explained away by concepts like "self-hating" or "weaknesses,"
we have lost our history, our responsibility to use the past to learn from its
mistakes and to help create a better world. The distance between My Lai and
Abu Ghraib, as we have seen, is not as great as it might seem.
If one of Taylor's self-hating antiwar Americans
were to stand up and say "all Vietnam soldiers were baby-killers and war
criminals" then that person would, with justification, be summarily and harshly
repudiated. Yet those who support the war can make ugly blanket statements about
self-hatred and anti-Americanism among those who oppose wars in Vietnam and Iraq
and pass them off as Ivy League scholarship. As for me, I'll continue to rely on
evidence, the archives, the work of George Herring, George Kahin, Gabriel Kolko
and others. I can't conclude anything but that Vietnam was a moral and
political disaster, and that it is essential that we remind everyone we can of
that, if only to make sure that those who would use Vietnam for other purposes,
like war and interventions and human-rights abuses, do not do so without
challenge.
Robert Buzzanco is a professor of history
at the University of Houston. He can be reached at: buzz@uh.edu
1. Taylor is the author of The Birth of
Vietnam, published in 1983 and reprinted in 1991, which has become one of
the standard histories of Vietnam, up to the tenth century, in English. Taylor's
field is Vietnam studies, which is distinct from Vietnam War studies and
generally focuses on Vietnam's history before the arrival of European
colonialists.
2. As I've written elsewhere and will explain
below, I think it is proper to describe the area of Vietnam below the
seventeenth parallel, the demarcation line established by the U.S., Soviet
Union, and People's Republic of China, among others, at the 1954 Geneva
Conference, as southern Vietnam rather than the Republic of Vietnam [RVN]
or the Government of Vietnam [GVN]as U.S. officials and, subsequently, scholars
have. To call the area below the seventeenth parallel the RVN or GVN conveys a
level of legitimacy that I believe does not exist. This is a key point in the
analysis of Taylor and othersthat southern Vietnam was a viable and real state.
Needless to say, I and other historians of Vietnam see otherwise. On this point,
see especially Gabriel Kolko's Anatomy of a War and a dissertation
recently completed under my supervision at the University of Houston by James
Carter titled "Inventing Vietnam." Carter shows with impressive evidence that
the U.S. did not conceive of Vietnam as an independent state but as a project, a
country to be essentially invented both politically and physicallyin terms of
its government, infrastructure, currency, foreign affairs and other accouterments of a modern state.
3. Information about the Center and its past
events can be accessed at http://www.vietnam.ttu.edu/vietnamcenter/index.htm. Despite the appearance
of some speakers critical of the war, it is hard to look at rosters of past
events and not see a decided right-wing tilt.
4. Arthur Schlesinger's Pulitzer-winning A
Thousand Days, published in 1965, that is, before the massive escalation
that went terribly wrong, deals with Vietnam rather matter-of-factly, but in
1978, with the outcome known, he argues, in Robert Kennedy and His Times, that JFK was preparing a withdrawal or deescalation; see also John Newman, JFK and Vietnam; Howard Jones, Death of a Generation; Robert Dallek, An Unfinished Life; Fred Logevall, Choosing War; David Kaiser, American Tragedy; Lawrence Freedman, Kennedy's Wars. For a thorough
repudiation of these Kennedy apologists, see Noam Chomsky, Rethinking Camelot,
and Lawrence Bassett and Stephen Pelz, "The Failed Search for Victory: Vietnam
and the Politics of War, in Thomas Paterson, ed., Kennedy's Quest For Victory,
223-52.
5. Philip Catton, Diem's Final Failure;
Miller and Moyar papers presented at Texas Tech conferences on Vietnam; Ron
Frankum and Mark Moyar papers delivered at 2004 meeting of the Society of
Historians of American Foreign Relations, Austin, Texas. Unfortunately, the
papers from that session have not been posted on the H-Diplo website at http://www.h-net.org/~diplo/reports/.
6. BG Burkett and Glenna Whitley, Stolen Valor; Michael Lind, The Necessary War; Lewis Sorley, A Better War.
7. It is indeed curious that Kerry refused to
mount a strong defense of his 1971 views, since they did in fact represent
widespread sentiment against the war in the public and even within the military.
In the aftermath of the 1968 Tet Offensive, a significant number of soldiers and
even officers turned against the war, and VVAW was one of the more important and
effective antiwar groups. See, for instance, Richard Moser, The New Winter
Soldiers; Andrew Hunt, The Turning; Gerald Nicosia, Home to War; Robert Buzzanco, Masters of War; on the Swift Boat allegations, see
the Annenberg Center's factcheck.org, at http://www.factcheck.org/article231.html.
8. My good friend William O. Walker III, now at
the University of Toronto, has helped me develop my thoughts on this section,
and I would like to thank him. Taylor, by making an emotive argument resting on
this concept of self-loathing, is engaged in what International
Relations/Political Psychology scholars call attribution theory. If "we"
don't like a particular group, then "they" are "disposed" to act against "our"
interests, like those who opposed the war.
It then becomes only a short, illogical leap of
faith to identify them as self-loathing, thereby creating an adversarial
"other." Those in "our" favor, the well-meaning Diem clique or American soldiers
who "wanted to win the war," for example, fail but are well intended. It is the
"situation" in which they find themselves that makes failure more likely. That
situation is compounded by the self-loathing types. So the responsibility for
failure never rests with America's authoritarian clients or, on some level, with
US officials.
The "self-loathing" paradigm has contemporary
resonance as the spectrum of permissible dissent over U.S . adventurism
increasingly narrowsand that is why the lines of thought opened by the Texas
Tech crowd and Keith Taylor are in fact quite important, despite their small
numbers thus far. The recourse to seeking charges of treason, real or
metaphorical, against those who oppose Bushs's foreign policy is a way of
stifling dissent in the name of the new American century. Terror is too
dangerous for there to be freedom at home while it is pursued via intervention
abroad.
9. The subsequent critique of Taylor will be based
on his article, "How I Began to Teach About the Vietnam War," Michigan
Quarterly Review, Fall 2004, his talk at the Texas Tech conference, "When
Americans Hate Themselves: Another Way to Remember the Vietnam War," and an
article about the Taylor presentation in the Lubbock Avalanche-Journal,
19 March 2005, pp. A1 and A8.
10. Circular Airgram from Dean Acheson to Certain
Diplomatic and Consular Offices, "Anti-Americanism
in Arab World," 1 May 1950, ; see also Ussama Makdisi, Anti-Americanism in
the Arab World: An Interpretation of a Brief History," Journal of American
History, September 2002.
11 Alvin Richman, "Poll Trends: Changing American
Attitudes Toward the Soviet Union," The Public Opinion Quarterly, Spring
1991, 135-48; "Gallup
Poll Reveals Reagan Now the People's Choice," .
12.See John Gaddis, Surprise, Security, and the
American Experience; and We Now Know: Rethinking Cold War History.
Even many establishment thinkers, like David Kennedy and the late James Chace,
have taken issue with Gaddis's work, which puts the onus of the cold war
singularly on the Soviet Union, apologizes for apparent American misdeeds in
that era, and contends that the Americans have acted out of a desire to extend
liberty and freedom globally. Listen to the Gaddis-Kennedy exchange at http://www.nytimes.com/, and Chace's review of Gaddis, "Empire, Anyone?" New York Review of Books, 7 October 2004, excerpt at http://www.nybooks.com/articles/article-preview?article_id'17454.
13. Taylor in Lubbock Avalanche-Journal, 19
March 2005, A8.
14. See graph at http://www.globalissues.org/images/USvsWorld2004Top25.gif.
15. See, for instance the older biography of Ho by
Jean Lacoutre, or the more recent and comprehensive work of William Duiker.
16. Dwight D. Eisenhower, Mandate for Change,
1953-1956, 337-38; Army Plans and Operations position paper, "U.S. Position
with Respect to Indochina," 25 February 1950, Record Group 319, G-3 0981
Indochina, TS, in National Archives. Also in Masters of War, 31.
17. Lest anyone say "well, why didn't you speak
out," I have to concede to briskly walking out of the room just moments before
the entire panel ended. On more than one occasion I have spoken up" pissed in
the punch bowl" as a friend describes it and I frankly don't like the role of
crank. There were many others who could have contributed and I didn't see the
need to do so and begin the equivalent of an intellectual pie fight. Perhaps I
was craven, but I'd probably do the same. And in some way, this article is my
penance for my silence in Austin.
18. David Anderson, Trapped by Success,
133.
19. Fishel in Letter to Edward Weidner, August 25
& September 4, 1954, Michigan States University Vietnam Advisory Group (MSUG)
Papers, Vietnam Project Papers, Correspondence, Edward Weidner, 1954, box 628,
folder 101; this and subsequent quotes were also used in James Carter's
dissertation at the University of Houston, "Inventing Vietnam."
20. The following treatment of Diem is taken from
my Vietnam and the Transformation of American Life, 56-58.
21. Mansfield quoted in Kahin, Intervention,
345. Lodge quote in Foreign Relations of United States, Vietnam, III,
1965, 193, again also in Carter, "Inventing Vietnam."
22. Westmoreland and Krulak quotes in Masters
of War, 190 and 257.
23. Rumsfeld in "An Investigation of the U.S.
Economic and Military Assistance Programs in Vietnam,"42nd Report by the
Committee on Government Operations, October 12, 1966, 127.
24. Komer quoted in Lloyd Gardner, Pay Any
Price, 303. Holbrooke quote in "Vietnam Trip Report: October 26 November
18, 1966." Warnke quoted in Christian Appy, Patriots, 279.
25. Bui Diem, In the Jaws of History, 127.
Cherne in "Refugee Problems in South Vietnam and Laos," U.S. Senate,
Subcommittee on Refugees and Escapees of the Committee on the Judiciary, July,
1965, 56.
26. See especially Telford Taylor [a prosecutor at
Nuremberg], Nuremberg and Vietnam: An American Tragedy, and Richard Falk, The Vietnam War and International Law.
27. JCS 1992/4, _U.S. Policy Toward Southeast
Asia,_ 9 July 1949, 092 Asia to Europe, case 40, Records of the U.S. Army Staff,
Record Group, National Archives.
28. Nixon, No More Vietnams; Westmoreland, A Soldier Reports; Summers, On Strategy; Lewy, America in
Vietnam; Norman Podhoretz, Why We Were in Vietnam.
29. McNamara quote is Hearings before the
Committee on Armed Services and the Subcommittee on Department of Defense of the
Committee on Appropriations, United States Senate, 89th Congress, 2nd Session,
January February, 1966, 12.
30. Consider, for instance, the deep conflict
between Westmoreland and the Marines, and his own boss, Army Chief of Staff
Harold K. Johnson, who commissioned the PROVN report which criticized attrition
and called for a strategy of pacification, covered in detail in Masters of
War.
31. Quote is from promotional materials for
William Hammond, Reporting Vietnam: Military and Media at War.
32. On this topic, see chapter 10, "The Myth of
Tet: Military Failure and the Politics of War," in Masters of War.
Các bài thời sự cùng tác giả
▪
22 Năm Giao Điểm: Trừ Tà - Hiển Chánh và Độ Sinh -
Trần Chung Ngọc
▪
Chủ Nghĩa Khủng Bố và Diệt Chủng -
Trần Chung Ngọc
▪
Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar -
Trần Chung Ngọc
▪
Những Người Máy Chống Cộng -
Trần Chung Ngọc
▪
Tại Sao Những Người Tin Chúa Lại Thù Ghét Những Người Vô Th -
Trần Chung Ngọc
▪
Tản Mạn về Chống Cộng -
Trần Chung Ngọc
▪
Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản - Một Câu Chữ Của Những Kẻ U Mê -
Trần Chung Ngọc
▪
ĐĐ Thích Nhật Từ và Các Xóm Đạo Washington D.C. -
Trần Chung Ngọc
▪
Đọc "Món Hàng Xuất Cảng Làm Chết Người Nhất Của Mỹ: DÂN CHỦ" -
Trần Chung Ngọc
▪
Avro Manhattan: Cơn Ác Mộng Của Một Quốc Gia -
Trần Chung Ngọc
▪
BA MƯƠI THÁNG TƯ VÀ TÔI TỪ KIẾN THỨC ĐẾN LẬP TRƯỜNG -
Trần Chung Ngọc
▪
Bang Giao "Bắc Kinh-Vatican" (?) Một Kinh Nghiệm Quý Giá Cho Việt Nam -
Trần Chung Ngọc
▪
Bang Giao Với Vatican? Bang Giao Như Thế Nào ?? -
Trần Chung Ngọc
▪
Công Nghiệp Cuối Cùng -
Vài Suy Tư Xung Quanh Sự Ra Đi Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp -
Trần Chung Ngọc
▪
Cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter & Liên Hiệp Quốc Lên Án Mỹ Vi Phạm Quốc Tế Nhân Quyền -
Trần Chung Ngọc
▪
Chuyện Phịa Thời Sự: Tin Vịt Truyền Thông -
Trần Chung Ngọc
▪
Chuyện Thời Sự Về Bức Thư “Chê Chúa” Của Einstein -
Trần Chung Ngọc
▪
Chuyện Thời Sự - Về Bức Thư “Chê Chúa” Của Einstein -
Trần Chung Ngọc
▪
Kiến Thức 30/4 Qua Các Danh Nhân - Tại Sao Chúng Ta Thua ? -
Trần Chung Ngọc
▪
Kiến Thức 30/4 Qua Các Danh Nhân - Tại Sao Chúng Ta Thua ? -
Trần Chung Ngọc
▪ 1
2 3 ▪
>>>