ĐĐ Thích Nhật Từ và Xóm Đạo (Trần Chung Ngọc)

ĐĐ Thích Nhật Từ và

Các Xóm Đạo Washington D.C.

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts23.php

ngày 11 tháng 8, 2008

LTS: Bài này được đăng lại hôm nay 14 tháng 7, 2017, nhân có một vài hành vi chống đối chương trình Phật sự của thầy Thích Nhật Từ ở một vài nơi tại hải ngoại. Điều đáng nói là hành động của nhóm người này rất vô lý, vô giáo dục, và vô văn hóa. Có nơi đi đến đỉnh điểm của sự ngông cuồng, như trường hợp ở Sacramento (xem Phụ Đính.) Xin xem video clip ghi lại những hành vi của một thành phần xã hội hết sức côn đồ, nhưng nghĩ rằng họ đang hành xử quyền tự do của một xứ văn minh tiên tiến! Sự việc xảy ra trong thời gian Thầy Nhật Từ đi hoằng pháp tại Hoa Kỳ, Canada trong tháng 6 vừa qua. Xem bài "Các buổi giảng pháp trực tiếp của Thượng Tọa Thích Nhật Từ ở Canada và Hoa Kỳ." (SH)

Tối thứ Sáu vừa qua (08/08/08), tôi ngồi xem chương trình khai mạc Thế Vận Hội Thế Giới 2008 ở Bắc Kinh. Phải công nhận rằng đây là một “Show case” vô cùng vĩ đại đầy sáng kiến và “techno” của anh Ba, đến độ một nhà báo trên tờ Chiaco Tribune đã viết là, so với cuộc trình diễn này thì những cuộc trình diễn huy hoàng nhất ở Las Vegas cũng chỉ như cuộc “Picnic của nhà thờ” (a Church picnic"). Tôi nghĩ rằng, từ nay có lẽ thế giới không còn ai dám coi thường anh Ba như “Liên Quân Bát Quốc” khi xưa nữa, kể cả Mỹ.

Nhìn 250 quốc gia diễn hành vào cái thao trường mà kiến trúc giống như một tổ chim của anh Ba, mổi quốc gia đều có quốc kỳ đi trước, trong đó có lá cờ đỏ sao vàng tung bay cùng với các cờ của 249 quốc gia khác, tôi cảm thấy ngậm ngùi vì nhìn mãi không thấy bóng cờ vàng đã từng được tung hô “cờ bay, cờ bay”, “tung bay ngạo nghễ”, “vinh quang chiến thắng CS” v…v…ở đâu trước một hội trường quốc tế như trên. Chợt nghĩ lại, tôi thấy cái gọi là “thế giới” ở Sydney vừa qua, chẳng qua chỉ là thế giới của một “xóm đạo” trong cộng đồng quốc tế. Và trong cái xóm đạo này thì các đạo đồ Việt Nam được toàn quyền hành động như các băng đảng để vinh danh cờ vàng và….Chúa.

Một tin buồn cho mọi người. Theo tin của VietCatholic thì một xe bus chở 55 “giáo dân thuộc các xứ đạo Việt Nam: Các Thánh Tử Ðạo, La Vang, Lộ Ðức, và Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể tại Houston, tiểu bang Texas. (Những nguồn tin tại các giáo xứ trong vùng Houston cũng cho biết số tử vong đã lên tới 19 người, nhưng con số này chưa được kiểm chứng với nhà chức trách tính đến chiều Thứ Bảy, ngày 9-8-2008)” đi dự Đại Hội Thánh Mẫu đã bị lật ở phía Bắc tỉnh Dallas khiến cho ít nhất là 13 người chết và 24 người bị thương phải đưa vào nhà thương, trong đó có 5 người bị thương trầm trọng. Thế mới biết, tai nạn, thiên tai không chừa một ai, có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, và bất cứ ở đâu, ngoài sự dự liệu của con người và của... Thượng đế. Biết bao giờ con người mới nhận thức được chân lý “vô thường”. Nhưng dù sao thì cũng mong cho những người tử nạn được trở thành “Thánh Tử Đạo”, hoặc mau được gặp Đức Mẹ ở La Vang, ở Lộ Đức, hay hưởng nhan Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể…, và những người bị thương mau bình phục.

Một hành động như các băng đảng của các đạo đồ, một lần nữa, lại xẩy ra ở Washington D.C. Một hiện tượng khá lạ kỳ là chuyện Đại Đức Thích Nhật Từ được mời đến thuyết Pháp ở Chùa Hoa Nghiêm, Washington D.C., đã làm cho 21 hội đoàn chống Cộng hoảng sợ, hung hăng phản đối nhắng cả lên tuy chưa biết ông ta sẽ thuyết Pháp những gì. Đọc tên những hội đoàn này chúng ta thấy toàn là những hội đoàn chính trị ruồi bu, chẳng có liên quan gì đến chuyện thuyết Pháp của Thầy Nhật Từ. Thủ đoạn của những người chống đối ông Thầy Tu Phật Giáo này là đánh phủ đầu bằng những luận điệu chụp mũ vu vơ vô căn cứ, và những kẻ chống Cộng vô não bèn tin ngay hoặc lợi dụng lấy đó làm căn bản để chống đối.

Có kẻ còn hung hăng con bọ xít đòi “tống cổ” hay “đuổi cổ” ông Thầy tu về nước, làm như họ nắm trong tay quyền Tư Pháp ở trên nước Mỹ này, hay là đang hành xử ở các xóm đạo Hố Nai, Gia Kiệm dưới thời Diệm.. Ngu ơi là ngu, ai bảo họ không ngu xin mời lên tiếng. Những bọn người này làm chúng ta xấu hổ lây đối với người ngoại quốc vì những hành động phi luật Pháp, vi phạm sự tự do của người khác. Chúng ta có cảm thấy xấu hổ không khi đọc một người Mỹ viết trên OCRegister.com nhân vụ sinh viên phản đối cờ đỏ ở Đại học USC ở Nam Cali:

Những người biểu tình chống đối có biết rằng trong thế giới ngày nay mà lên án một người nào là cộng sản thì thật là ngu xuẩn không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ rõ ràng là các người thiếu giáo dục. (Do you protestors realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.)

Tại sao người Mỹ trên lại viết như vậy. Vì trong thời buổi này không còn Cộng sản như trước nữa. Trung Hoa, Nga sô, Việt Nam không còn là Cộng sản, mà Cộng sản ngày nay là về chủ thuyết, về lý tưởng, chứ không phải là về hành động như thời Stalin, Lenin, hay Mao Trạch Đông. Vì vậy trên khắp thế giới, nước nào cũng có những tổ chức Cộng sản, kể cả Phong Trào Thần Học Giải Phóng trong Công Giáo mà Benedict XVI cho là Cộng sản. Nhưng có vẻ những bọn người này không biết liêm sỉ là gì, cho nên muốn chống ai thì họ chỉ việc chụp lên đầu người đó cái mũ Cộng sản đã quá lỗi thời rồi tự cho mình cái quyền chống Cộng bất cứ ở nơi nào. Trước những hành động có tính cách băng đảng, một số người đã tỏ ra khinh bỉ và né tránh vì không muốn dây với những hạng người như vậy. Họ sống trên một đất nước tự do nhưng không hiểu tự do là gì. Họ tự cho mình cái quyền tự do chống đối gây phiền nhiễu cho bất cứ ai nhân danh chống Cộng, bất kể đến lý lẽ và những hành động phi tự do của chính họ.

Lý luận chống Cộng của họ quá ấu trĩ đến mức tức cười. Thí dụ luận điệu sau đây của ông Phạm Hồng Lĩnh [longphamvnch@peoplepc.com] đòi “đối thoại” với Đại Đức Thích Nhật Từ:

Khi đọc thấy Sư Thích Nhật Từ là đảng viên ưu tú của đảng csVN qua Mỹ để "giảng"! Chúng tôi đã đưa ý kiến (xin được viết lại) rõ ràng như sau:

Ý kiến: Nếu Thich Nhật Từ đã và còn đang là đảng viên cộng sản thì những ai liên lạc, làm việc chung với một đảng viên cs hẳn phải là:

1. Đang bị LẦM LẪN rất tai hại

2. Đang cố ý hợp tác với cs để BỊP người VN tại hải ngoại.

Đúng là kiểu lý luận ruồi bu. Tôi có thể đặt ra vài câu hỏi: Thứ nhất, thế ông Long Pham đọc ở đâu, và nguồn tin đó ai viết, có đáng tin cậy hay không, căn cứ vào những sự kiện nào và tài liệu nào, có thể dẫn chứng ra được không, hay chỉ là những lời dựng đứng để chống phá một nhân vật Phật Giáo có uy tín trong cộng đồng Phật Giáo Thế Giới? Đây chính là thủ đoạn hạ cấp quen thuộc của những kẻ chuyên sử dụng kiểu «lý luận» [sic] «ad hominem».

Thứ nhì, trong cộng đồng thế giới ngày nay có biết bao nhiêu người từ khắp nơi, từ các quốc gia, khoan kể đến một số trí thức Việt Kiều về nước tham gia vào việc phát triển và xây dựng đất nước… đang liên lạc, làm việc chung với các đảng viên CS. Phải chăng những người này đều là bị lầm lẫn rất tai hại. Vậy tại sao người Việt hải ngoại không thể liên lạc và làm việc chung với các đảng viên CS. Ai không thích liên lạc thì cứ việc không liên lạc. Còn những người thích liên lạc là quyền tự do của người ta, không ai có quyền cấm hay phản đối bất cứ với lý do gì quyền tự do của người khác. Bộ Tư Pháp Mỹ cũng như FBI của Mỹ rất tôn trọng quyền tự do của con người, nhất là đối với những người được phép nhập cảnh Mỹ, trừ khi có bằng chứng là những người này có hành động phương hại đến chủ quyền quốc gia và nền an ninh của Mỹ. Các người có hiểu được như vậy không.

Thứ ba, ông Long Pham cho rằng người Việt hải ngoại ai cũng ngu cả hay sao mà dễ bị bịp. Vả chăng nếu người nào bị bịp thì chính người đó ngu chứ không phải là người đi bịp, nếu quả thật có người đi bịp. Nhưng điều khôi hài và ngu xuẩn nhất của các xóm chống Cộng và nhất là ông Long Pham là, mới chỉ nghe tin Đại Đức Thích Nhật Từ đến thuyết Pháp ở Chùa Hoa Nghiêm, Washington D.C., đã nhao nhao lên báo động cùng người Việt hải ngoại là Đại Đức đến để bịp người Việt hải ngoại tuy rằng chưa biết người ta sẽ bịp như thế nào và những ai sẽ bị bịp. Đối với tôi thì bất kể Đại Đức Thích Nhật Từ có là đảng viên CS hay không, tôi không cần biết. Điều tôi quan tâm là ông ta đã giảng Pháp như thế nào, hay bất cứ ông ta nói những điều gì khác, vấn đề là giảng hay nói đúng hay sai. Cái luận điệu chụp mũ cổ điển này rõ ràng hơn gì hết là ở trong câu sau đây của ông Long Pham:

Tuy nhiên vì chúng tôi ở xa, chẳng có giờ để đến nghe Sư Nhật Từ "thuyết giảng" mà dù có giờ chúng tôi cũng không chấp nhận làm "thiện nam tín nữ" của Sư vì như vậy chẳng phải là ĐỐI THOẠI !

Thật là lố bịch, ông không đến nghe người ta «thuyết giảng» nghĩa là không biết người ta thuyết giảng cái gì, và dù có đến nghe cũng chẳng ai coi ông là «thiện nam tín nữ» vì cái tâm ma của ông có đến cũng chỉ đưa ra những lời chất vấn lạc đề và vô văn hóa, nhưng ông đã có thể khẳng định rằng Đại Đức đến Chùa Hoa Nghiêm để làm việc với những người với mục đích «bịp» người Việt Nam hải ngoại. Luận điệu chụp mũ lừa bịp này chỉ có thể qua mặt những người ngu ngơ, có đầu óc của các con cừu, chứ đối với những người có trình độ hiểu biết, dù tối thiểu, cũng chẳng ai có thể tin được cái luận điệu chụp mũ quái gở trước khi sự việc xẩy ra này. Ấy thế mà ông Long Pham còn đòi «đối thoại» với Thầy Nhật Từ. Vì vậy cho nên có ông Hoang Thi nào đó đã viết: TÔI NGHĨ ĐẠI ĐỨC THÍCH NHẬT TỪ KHÔNG NÊN HẠ MÌNH ĐỐi THOẠI VỚI NHỮNG HẠNG NGƯỜI NHƯ ÔNG LONG PHAM. BỞI VÌ QUA VÀI ĐOẠN VIẾT CHÚNG TÔI CŨNG CÓ THỂ NHÌN THẤY ÔNG LONG PHAM THUỘC LOẠI HẠNG NGƯỜI NÀO.

Tôi thiển nghĩ, người ta chống Đại Đức Thích Nhật Từ không phải vì cái mũ «đảng viên ưu túcủa đảng CS» [sic] mà người ta chụp lên đầu ông ta, mà là vì cay cú về vai trò của Đại Đức trong Đại Lễ Vesak vừa qua. Tại saotôi lại nghĩ như vậy? Thật là dễ hiểu, vì một trong những luận điệu chống đối là vai trò Tổng Thư Ký của Thầy Nhật Từ trong Đại Lễ Vesak vừa qua ở Việt Nam mà người ta cho ông ta là công cụ của Cộng sản, một luận điệu chụp mũ rất ngu xuẩn vì không biết rằng Đại Lễ Vesak là của Liên Hiệp Quốc đã được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi để vinh danh Đức Phật, và được tổ chức ở Việt Nam là một vinh hạnh cho toàn dân Việt Nam. Ngoài ra, chức vụ Tổng Thứ ký IOC là do các thành viên LHQ trong ủy bản nầy bầu ra chứ chẳng phải do ông Cọng sản nào bổ nhiệm cả. Mặt khác, mấy năm trước Đại Đức Thích Nhật Từ đã từng xuất ngoại để thuyết Pháp ở rất nhiều nơi, kể cả ở xóm đạo Bolsa, nhưng không hề có chuyện chống đối, chụp mũ ông ta là «đảng viên ưu tú của đảng CS» và cũng không có một hội đoàn nào lên tiếng chống đối.

Thật vậy, một bản tin trên Thư Viện Hoa Sen cho biết:

http://www.thuvienhoasen.org/thaynhattuthuyetphap.htm:

Một vị giảng sư về Phật Giáo nổi tiếng và cũng là một nhà hoạt động từ thiện xông xáo trên nhiều năm qua, Đại Đức Thích Nhật Từ là một khuôn mặt quen thuộc với nhiều đạo tràng Phật Học tại một số tiểu bang Hoa Kỳ. Và cuối tháng 7-2007 này, Thầy Nhật Từ sẽ có buổi thuyết giảng cuối cùng trong loạt 4 buổi giảng pháp tại Quận Cam, California. Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả đã cho biết rằng chương trình Thầy Thích Nhật Từ thuyết pháp, theo cung thỉnh của Hội Phật Học Đuốc Tuệ tới Quận Cam gần 2 tháng qua, chỉ còn buổi cuối cùng là ngày Chủ Nhật 29-7-2007, với chủ đề "Câu hỏi và trả lời về Tứ Vô Lượng Tâm và Phật Pháp." Thực ra, buổi thuyết pháp này là phần thứ 4, tiếp nối phần thứ 3 đã thuyết giảng hôm Chủ Nhật 15-7-2007 về đề tài "Tứ Vô Lượng Tâm." Tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật Học tại Ấn Độ, Thầy Nhật Từ còn là một người cầm bút nổi tiếng trên các diễn đàn và trang web Phật Giáo - riêng bản thân Thầy là trang chủ của web: http://buddhismtoday.com/. Theo lời Cư Sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, cũng là một tác giả nhiều sách nghiên cứu về Phật Học, nói rằng buổi thuyết giảng vào ngày Chủ Nhật 29-7-2007 của Thầy Nhật Từ sẽ vẫn thực hiện ở hội trường Trường Trung Học Mc Garvin, 9802 Bishop, Westminster, CA 92683. Bắt đầu từ 2g00 cho đến 5g30. Không chỉ là vào cửa tự do, mà người tới dự cũng sẽ được tặng các băng giảng CD/MP3 và sách báo Phật Giáọ Cần liên lạc Hội Phật Học Đuốc Tuệ, xin gọi Tel: (714) 656-5960 - Email: duoctue@yahoo.com.

Nhưng sau vụ Vesak được người dân trong nước ăn mừng tưng bừng khắp nơi, từ trong các ngõ hẻm đến các đại lộ, thì người dân thấy rõ ràng Phật Giáo là đạo của dân tộc, trong khi vụ thắp nến cầu nguyện ở Tòa Khâm sứ cho thấy rõ Công giáo là một tôn giáo hoàn toàn lệ thuộc ngoại bang. Vì vậy thế lực đen cảm thấy cay cú, tức tối và năng nổ hơn trước trong chiến dịch bôi nhọ tất cả các bậc lãnh đạo có tên tuổi trong Phật Giáo, ngoài việc xuyên tạc giáo lý Phật Giáo, với hi vọng mang cái chiêu bài chống Cộng ra để che mắt thế gian.. Nhưng những ma quân này không hiểu rằng, dù không có tín đồ thì Chánh Pháp vẫn là Chánh Pháp, và dù có cả tỷ tín đồ thì Tà Pháp vẫn là Tà Pháp, và qui luật của vũ trụ là Tà không bao giờ có thể thắng được Chánh.

VESAK 2008 ở VIỆT NAM

Mặt khác, cái Tà Pháp đó được giải thích rỏ ràng trong thắc mắc của một ông nào đó ký tên «colaihy» như sau:

Tôi chỉ muốn đặt vấn đề với các hội đoàn trong bản Kiến nghị kể trên và các vị lãnh đạo Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn vấn đề như sau : Chúng ta đã biết HY Phạm Minh Mẫn quốc doanh đã nhục mạ lá cờ vàng ba sọc đỏ ra sao, xin miễn nói thêm ra đây. Đồng bào Công Giáo hải ngoại khắp nơi rất phẫn nộ. HY Mẫn đã cáo ốm không dám đến San Jose , tại Seattle thu nhỏ buổi lễ và cũng vẫn bị phảm đối, rồi HY bay thẳng sang HTĐ. Vậy mà ngày 20 tháng 6 năm 2008 , tại nhà hàng Thần Tài vùng SevenCorner , Virginia đã có một buổi tiệc (gần 500 người) tiếp đón HY Phạm Minh Mẫn và hình như raise fund gì đó. Đồng bào vùng Hoa Thịnh Đốn không hề thấy ai làm kiến nghị phản đối bữa tiệc gì cả, cả việc cầm cờ tiếp đón hay phản đối Hồng Y cũng không có? Gần hai tháng sau, sư quốc doanh Nhật Từ sang thuyết giảng thì đua nhau làm kiến nghị phản đối, đọa biểu tình v..v.. !!! Tôi thấy các vị lãnh đạo Cộng Đồng Hoa Thịnh Đón cần có một bài giải thích vì sao có chuyện thiên lệch như vậy !!! Phải chăng quý vị là con chiên nên phải nghe lời các Cha!!!! Không có lẽ chỉ có Sư Phật Giáo là dễ bị chụp mũ quốc doanh, còn các Cha Công Giáo và Vatican là thành trì chống Cộng? Ngắn và gọn : Xin quý vị trong Cộng Đồng HTĐ hãy cho một bài trả lời trên forum này vì sao không có cuộc phản đối Hồng Y Phạm Minh Mẫn vào 20 tháng 6 năm 2008 ???? Vì sao trước đó cả mấy năm có rất nhiều buổi lễ do các Cha từ trong nuớc sang làm lể tại nhà thờ Việt Nam ở Maryland và Virginia mà không thấy có phản đối???? Nhà thờ VN do Cha Long xây cất tại Maryland không bao giờ thấy có treo cờ vàng ba sọc đỏ cả ????

Đến nay chúng ta đã hiểu những người chống đối Đại Đức Thích Nhật Từ thuộc thế lực nào mà lại thiên lệch và cuồng tín, tổng hợp của ngu dốt, kiêu căng, trịch thượng và hợm hĩnh, như vậy.

Tôi cảm thấy thật bất mãn và khinh khi trước những thủ đoạn gian manh, hạ cấp, bỉ ổi của nhóm người mượn danh chống Cộng để làm càn bất kể liêm sỉ, bất kể lý lẽ. Lý lẽ ngớ ngẩn và ngu xuẩn của họ là các cơ sở Phật Giáo mời Đại Đức Thích Nhật Từ đến thuyết Pháp là «cố ý hợp tác với CS để BỊP người VN tại hải ngoại», làm như chỉ có họ là sáng suốt, còn người VN hải ngoại đều là người ngu, ai muốn bịp cũng được hay sao..

Nhưng họ không chịu sờ lên gáy, trong mấy trăm năm nay, từ đời nọ sang đời kia, họ đã bị «bịp» bởi một «vai trò cứu thế» mà Giám mục Spong đòi phải dẹp bỏ [Xin đọc bài «Jesus as a Rescuer: An Image That Has To Go” của Giám mục Spong], và một cái “bánh vẽ trên trời” [A pie-in-the-sky: từ của Mục sư Ernie Bringas] mà Linh Mục James Kavanaugh gọi là “Huyền Thoại Cứu Rỗi” [The salvation myth], cho nên họ muốn giữ độc quyền “bị bịp” và không muốn cho ai bị bịp dù rằng nội dung những bài thuyết Pháp của Thầy Nhật Từ là để giúp con người thăng tiến trên con đường tu tập bằng trí tuệ chứ không phải là mù lòa tin bướng tin càn và nhắm mắt mà tin, không cần biết, không cần hiểu.

Nhưng thật ra Đại Đức Thích Nhật Từ là ai? Muốn biết ông ta là ai, quý vị có thể vào Google Search, đánh tên “Thích Nhật Từ” và đọc trong website Vi.Wikipedia.org tiếng Việt. Sau đây là vài nét về Tỳ Kheo Nhật Từ, lấy trên website đó: [SH cập nhật đoạn trích sau đây theo bản mới đăng ngày 12 tháng 6 năm 2017]

Thích Nhật Từ - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thích Nhật Từ sinh ngày 01/04/1969 (ngày 15/ 02 năm Kỷ Dậu) tại Sài Gòn.
Ông xuất gia với Hòa thượng Thích Thiện Huệ tại chùa Giác Ngộ năm 1984 và thọ giới tỳ kheo năm 1988. Ông trụ trì tại chùa Giác Ngộ từ năm 1992. Sau đó, Thích Nhật Từ du học tại Ấn Độ năm 1994 và tốt nghiệp tiến sĩ triết học năm 2001.
Hiện nay, Thích Nhật Từ trụ trì tại chùa Giác Ngộ (TP.HCM và Vĩnh Long), chùa Vô Ưu (Q. Thủ Đức), chùa Tượng Sơn (Hà Tĩnh), chùa Linh Xứng (Huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa)
Thích Nhật Từ là người sáng lập "Hội Ấn Tống Đạo Phật Ngày Nay", "Hội Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay" và Chủ nhiệm Đại tạng Kinh Việt Nam.
Tháng 12 năm 2010, ông chính thức được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tấn phong lên hàng giáo phẩm Thượng tọa sớm hơn ba năm so với quy định của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (45 tuổi đời, 25 tuổi hạ).

Giáo dục

Thích Nhật Từ đã theo học các hòa thượng Thích Minh Châu, Thích Thiện Siêu, Thích Huệ Hưng, Thích Huệ Đăng, Thích Từ Thông, Thích Trí Quảng, Thích Minh Cảnh, Thích Nguyên Ngôn, Thích Thiện Nhơn, Thích Thiện Tâm, Thích Thiện Trí, Thích Giác Toàn và thiền sư Duy Lực.

Ông tốt nghiệp đại cương cử nhân Anh văn (Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 1994; Cao học triết học (Đại học Delhi, 1997) và Tiến sĩ triết học (Đại học Allahabad, 2001). Từ năm 2006, ông là Trưởng Khoa Triết học Phật giáo, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, Phó viện trưởng, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM. Thành viên Ban biên tập Đại Tạng kinh Việt Nam, Giám đốc hội Đạo Phật Ngày Nay).

Trong các năm vừa qua, Thích Nhật Từ đã tham dự và thuyết trình các hội thảo trong nước và nước ngoài như: Phật giáo và du lịch tâm linh (New Delhi), Hội thảo tăng đoàn Phật giáo quốc tế Phật Quang Sơn (Cao Hùng), Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo lần thứ IV (Bangkok), Hội thảo giáo dục Phật giáo tại Pháp Cổ Sơn (Đài Bắc), Diễn đàn Phật giáo thế giới lần thứ I (Hàng Châu), Hội thảo của Hội Liên hữu Phật tử thế giới lần 23 (Cao Hùng), Hội thảo Phật giáo thế giới lần thứ nhất (Kandy), Hội thảo PG quốc tế về Phật giáo trong thời đại mới (Thành phố Hồ Chí Minh), Hội thảo Phật giáo nhập thế (Thành phố Hồ Chí Minh), Hội thảo quốc tế về châu Á đa dân tộc và đa ngôn ngữ (TP.HCM), Hội thảo Phật giáo thế giới tại trường Mahachulalongkorn năm 2006 và 2007.

Tiến sĩ danh dự và Giải thưởng

Vào ngày 30-10-2010, trường đại học Mahamakut (Mahamakut Buddhist University), Thái Lan đã trao tặng bằng Tiến sĩ danh dự (Doctorate Honoris Causa) về Tôn giáo học Religious Studies) cho Thượng tọa Thích Nhật Từ, nhằm ghi nhận đóng góp to lớn của ông cho giáo dục Phật giáo và lãnh đạo cộng đồng Phật giáo thế giới. Được biết, cho đến thời điểm hiện nay, Thượng tọa Thích Nhật Từ Thích Nhật Từ là người trẻ nhất được trao tiến sĩ danh dự trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam.[1]

Ngày 04-03-2015, Thích Nhật Từ nhận Danh hiệu Người thắp đuốc Diệu pháp (Saddhammajotikadhaja) nhằm ghi nhận các đóng góp to lớn của Thượng tọa Thích Nhật Từ về hoằng pháp và giáo dục Phật giáo cho cộng đồng Phật giáo thế giới nói chung và cộng đồng Việt Nam nói riêng, trong hơn một thập niên qua từ Chính phủ Miến Điện.[2][3][4]

Ngày 05-03-2015, Thích Nhật Từ nhận Danh hiệu "Lãnh đạo xuất sắc Phật giáo thế giới" (The World Buddhist Outstanding Leader Award)[5] của Đức hòa thượng Somdet Phramaha Ratchmangkhlachan, Quyền Tăng vương Thái Lan, Chủ tịch Hội đồng Tăng vương Thái Lan do những đóng góp to lớn cho cho sự bang giao Phật giáo quốc tế qua các Đại lễ Vesak LHQ từ năm 2006, 2008, 2014 đến nay, cũng như chủ trì và điều phối các hội thảo Phật giáo thế giới; là tác giả của trên 60 tác phẩm Phật học ứng dụng, biên tập và xuất bản Đại tạng Kinh Phật giáo bằng âm thanh, hơn 200 tác phẩm Phật học và thuyết giảng hàng ngàn pháp thoại cho cộng đồng Việt Nam trên khắp thế giới.

Vào ngày 15-5-2016, Thích Nhật Từ được trưởng lão Hòa thượng Maharajamangalacharya, Phó Tăng vương Phật giáo Thái Lan, trao bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Mahachulalongkorn (MCU),[6][7][8] Thái Lan.

Chiều ngày 19/06/2016, tại Học viện Hành chính quốc gia TP. HCM, trường đại học Apollos,[9][10]

Pháp môn và Tôn chỉ

Thích Nhật Từ kêu gọi Tăng ni và Phật tử hãy quay trở về với đức Phật gốc,[11] thực tập và truyền bá "Tứ thánh đế" (thừa nhận khổ đau, truy tìm nguyên nhân, trải nghiệm niết-bàn và thực tập bát chánh đạo), thay vì phải tiếp tục bị ảnh hưởng bởi phương pháp Phật học của Trung Quốc theo phong cách tổ sư. Tứ diệu đế là pháp môn thù diệu, một đóng góp vô tiền khoáng hậu của đức Phật cho lịch sử tư tưởng tôn giáo thế giới.[11]

Ngoài ra, Thích Nhật Từ còn kêu gọi Tăng ni Phật tử Việt Nam quay trở về, bảo tồn và phát huy nền văn hóa Phật giáo Việt Nam cho cộng đồng Việt Nam; không lệ thuộc vào phương pháp Phật học, tu tập, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật của Trung Quốc,[12] vốn đã bám rễ vào Việt Nam hơn 2000 năm qua. Thầy kêu gọi thuần Việt hóa nghi thức tụng niệm, câu đối, bảng hiệu chùa. Tại Việt Nam, theo Thầy, tất cả nên dùng tiếng Việt để giới thiệu nền minh triết của đức Phật cho con người Việt Nam và việc sử dụng nền Phật học của Trung Quốc đã giết chết tinh thần sáng tạo và đóng góp của Phật giáo Việt Nam.[13]

Năm 2014, ông đã biên soạn và in hàng ngàn quyển "Kinh Phật cho người tại gia"[14][15]

Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008 và Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2014 tại Việt Nam

Đóng góp to lớn nhất của ông cho hoạt động ngoại giao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với cộng đồng Phật giáo thế giới là vận động thành công việc đưa Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008 (United Nations Day of Vesak 2008)[16] về Việt Nam. Vào năm 2006, Với vai trò là Phó chủ nhiệm Ban thư ký quốc tế, Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc tại Bangkok, Thượng tọa Thích Nhật Từ là người có công chấp bút viết Hiến chương (Charter of United Nations Day of Vesak) của Đại lễ này, đồng thời, đã giới thiệu thành công GS.TS. Lê Mạnh Thát với Ủy ban Tổ chức Quốc tế (viết tắt là IOC). Kết quả là, cuối năm 2007, GS.TS. Lê Mạnh Thát được Ủy ban Tổ chức quốc tế chấp nhận làm đồng Trưởng ban tổ chức của năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình.[17][18][19]Với vai trò là Tổng thư ký Ủy ban Tổ chức quốc tế của Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008, ông đã thỉnh mời được trên 550 phái đoàn Phật giáo quốc tế đến từ 78 quốc gia và khu vực tham dự[20],[21]. Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc là một trong mười sự kiện lớn nhất của quốc gia, đồng thời một hiện tượng lịch sử chưa từng có đối lễ Việt Nam, vượt xa Thái Lan về số quốc gia tham dự (năm 2007, Thái Lan chỉ mời được 64 nước).[22][23]

Với vai trò là Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban điều phối hội thảo quốc tế[24] của Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2014, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã biên tập và xuất bản 24 quyển sách về chủ đề chính "Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc" (Buddhist Contribution towards Achieving the UN Millennium Development)và 05 diễn đàn bao gồm: (i) Hồi ứng của Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội (Buddhist Response to Sustainable Development and Social Change); (ii) Hồi ứng của Phật giáo đối với hâm nóng toàn cầu và bảo vệ môi trường (Buddhist Response to Global Warming and Environmental Protection); (iii) Đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh (Buddhist Contributions to Healthy Living); (iv) Xây dựng hòa bình và sự bình phục hậu-mâu thuẫn (Peace-building and Post-Conflict Recovery); (v)Giáo dục Phật giáo và chương trình cấp đại học (Buddhist Education and University Level Curriculum).[25]

Thích Nhật Từ vận động thành công việc đưa Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới (World Buddhist Summit) [26],[27],[28] về Việt Nam vào năm 2010, nhằm chào mừng sự kiện lịch sử trọng đại kỷ niệm 1000 Thăng Long – Hà Nội nhưng rất tiếc sau đó, do các bất đồng giữa GHPGVN và tổ chức này, Hội nghị trên đã bị hai bên đồng ý hủy bỏ. Đây là điều đáng tiếc.[29],[30]

Về công tác ngoại giao của GHPGVN, Thượng tọa Thích Nhật Từ có công nối kết Giáo hội Phật giáo trong với các tổ chức Phật giáo quốc tế, nhờ đó, vai trò quốc tế của GHPGVN ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Thượng tọa còn là Phó chủ tịch sáng lập của Liên minh toàn cầu về giao lưu văn hóa Phật giáo tại Hongkong và là thành viên sáng lập của Liên minh Phật giáo toàn cầu tại Ấn Độ.[31][32]

Đại tạng Kinh và sách nói Phật giáo

Để truyền bá Phật pháp cho quần chúng trong thời đại kỹ thuật số một cách có hiệu quả, vào ngày 22-2-2000, đang khi là nghiên cứu sinh tiến sĩ triết học tại Ấn Độ, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã thiết kế và chủ biên trang nhà Đạo Phật Ngày Nay (www.daophatngaynay.com)

Vào năm 2003, Thượng tọa Thích Nhật Từ làm chủ nhiệm và sản xuất chương trình âm thanh hóa Đại Tạng kinh Việt Nam MP3 và Sách nói Phật giáo.

Để giúp giới trẻ và giới trí thức tìm hiểu đạo Phật một cách thuyết phục, Thượng tọa Thích Nhật Từ còn là tổng biên tập và xuất bản Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay [33] và trên 100 CD, VCD, DVD tân nhạc, cổ nhạc và thơ Phật giáo.[34] Thích Nhật Từ là người khởi xướng làm lịch và thiệp chú tiểu đầu tiên ở Việt Nam. Ông cũng là tác giả, soạn giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học và gần hàng trăm bài pháp thoại đủ mọi chuyên đề.[35]

Hoạt động hoằng pháp

Vào năm 2003, ông làm chủ nhiệm và sản xuất chương trình âm thanh hóa Đại Tạng kinh Việt Nam MP3 và Sách nói Phật giáo.

Từ vai trò Thư ký Ban văn hóa Thành hội Phật giáo TP.HCM (2002) đến Trưởng ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM, hàng năm ông tập hợp giới văn nghệ sĩ tên tuổi trong nước, sáng tác và biểu diễn các ca khúc, kịch bản Phật giáo và thực hiện các chương trình văn nghệ Phật giáo. Ngoài ra, còn có nhiều cuộc triển lãm văn hóa, mỹ thuật Phật giáo bao gồm tranh ảnh, thư pháp, hội họa, cổ vật Phật giáo v.v...

Thầy đã viết cuốn sách Phật Tích Ấn Độ và Nepal. Chính cuốn sách này là nguồn cảm hứng khiến đoàn làm phim VTCV1, Truyền hình Cáp và Đài Truyền hình Việt Nam đã lên đường cùng Thầy sang Ấn Độ làm phim ký sự.

o Hoạt động từ thiện

Ông sáng lập Hội từ thiện Đạo Phật Ngày Nay (2000), giúp mổ cườm hàng trăm ca mỗi năm, tặng quà cho các trung tâm bảo trợ xã hội, viện dưỡng lão, trung tâm nuôi dạy thanh thiếu niên, bệnh nhân ung bướu và các nạn nhân thiên tai.

o Sinh hoạt tuổi trẻ Phật giáo

Thích Nhật Từ đã cố vấn thành lập Câu lạc bộ Hoằng Pháp Trẻ từ năm 2006 và đẩy mạnh hoạt động giới trẻ Phật giáo lên thành một cao trào vào năm 2010. Theo đó, có khoảng 4000 thanh thiếu niên Phật tử đến từ 24 tỉnh thành về tham dự Hội trại hè Phật giáo tại Đại Nam, Bình Dương năm 2010.

Ngày nay, mô hình hoạt động giới trẻ của Thầy đã được hầu hết các Ban Trị sự GHPGVN tại các tỉnh thành sử dụng để phát triển giới trẻ Phật giáo như tổ chức Khóa tu giới trẻ, Tư vấn mùa thi v.v...

Hoạt động văn hóa Phật giáo

Thích Nhật Từ đã thành lập Câu lạc bộ Văn nghệ Phật giáo năm 2002-2007, tập hợp giới văn nghệ sĩ tên tuổi trong nước, hướng về Phật pháp, sáng tác và biểu diễn các ca khúc, kịch bản Phật giáo.

Ông là nhà biên tập và xuất bản hơn 100 CD, VCD, DVD về tân nhạc, cổ nhạc và tiếng thơ Phật giáo từ năm 2002 đến nay.

Thích Nhật Từ đã viết cuốn sách Phật Tích Ấn Độ và Nepal. Chính cuốn sách này là nguồn cảm hứng khiến đoàn làm phim VTCV1, Truyền hình Cáp và Đài Truyền hình Việt Nam đã lên đường cùng Thượng tọa Thích Nhật Từ sang Ấn Độ làm phim ký sự.[36][37]

Hoạt động từ thiện - Sinh hoạt tuổi trẻ Phật giáo

Thích Nhật Từ là người có công cố vấn thành lập Câu lạc bộ Hoằng Pháp Trẻ từ năm 2006. TT đẩy mạnh hoạt động giới trẻ Phật giáo lên thành một cao trào vào năm 2010, theo đó, có khoảng 4000 thanh thiếu niên Phật tử đến từ 24 tỉnh thành về tham dự Hội trại hè Phật giáo tại Đại Nam, Bình Dương.

Kinh nghiệm và các vai trò đã qua

• 1984-1992: Học Phật với các hòa thượng Thích Huệ Hưng, Thích Tuệ Đăng, Thích Từ Thông, Thích Đức Nghiệp, Thích Minh Cảnh, Thích Nguyên Ngôn, Thích Thiện Nhơn, Thích Thiện Tâm, Thích Thiện Trí, Thích Giác Toàn, thiền sư Duy Lực...

• 1992-1994: Học Phật với các cao tăng: Đại lão HT. Thích Minh Châu, HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Trí Quảng, HT. Thích Phước Sơn v.v...

• 1991-1994: Thành viên biên tập, Từ điển Phật học Huệ Quang

• 1992-1994: Trụ trì Chùa Giác Ngộ

• 1994-2001: Du học tại Ấn Độ

• 2002-2007:

  • Phó thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam
  • Phó Thư ký Ban Phật giáo quốc tế Trung ương GHPGVN
  • Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thư ký Ban văn hóa Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trụ trì Chùa Giác Ngộ

• 2002-2006: Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn nghệ Phật giáo

• 2005-2006: Thành viên Ủy ban tổ chức quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Bangkok)

• 2006-2007: Phó chủ nhiệm Ban thư ký quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Bangkok)

• 2007-2008: Chủ nhiệm Ban thư ký quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vietnam)

• 2009-2013: Thành viên Biên soạn Bộ Kinh Điển Phật giáo chung (biên soạn phần Đại thừa) của Ủy ban tổ chức quốc tế của đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (ICUNDV)

• 2007-2012:

  • Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM,
  • Phó Ban Phật giáo quốc tế Trung ương GHPGVN,
  • Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM
  • Phó Ban – Chánh thư ký Ban Hoằng pháp, Thành hội Phật giáo TP.HCM
  • Thường trực Ban tư vấn Trung tâm kỷ lục Việt Nam

Giải thưởng và bằng khen

  • 2008: "Bằng khen" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
  • 2008: Kỷ lục "Người có công đóng góp cho Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008"
  • 2009: Kỷ lục: "Biên tập Trang web Đạo Phật Ngày Nay có nhiều người truy cập"
  • 2010: "Bằng tiến sĩ danh dự về tôn giáo học" của trường Đại học Mahamakut, Thái Lan
  • 2013: Kỷ lục: "Người biên tập và xuất bản nhiều sách Phật học nhất"
  • 2015: "Danh hiệu Người thắp đuốc Diệu pháp" (Saddhammajotikadhaja) của Chính phủ Miến Điện, ngày 04-03-2015.
  • 2015: "Lãnh đạo xuất sắc Phật giáo thế giới" (The World Buddhist Outstanding Leader Award) của Đức hòa thượng Somdet Phramaha Ratchmangkhlachan, Quyền Tăng vương Thái Lan, Chủ tịch Hội đồng Tăng vương Thái Lan, ngày 05-03-2015.
  • 2016: "Bằng tiến sĩ danh dự về triết học" của trường Đại học Mahachulalongkorn, Thái Lan
  • 2016: "Bằng tiến sĩ danh dự về nhân văn" của trường Đại học Apollos, USA.

Tác phẩm đã xuất bản [38][39]

Sách ứng dụng Phật học

  • 1.Thế giới Cực Lạc. Sài gòn: Nhà xuất bản Văn Hóa Sài gòn, 2010, tr. 142.
  • 2. Chết đi về đâu. Sài gòn: Nhà xuất bản Văn Hóa Sài gòn, 2010, tr. 126.
  • 3. Cẩm nang viết khảo luận, luận văn & luận án. Sài gòn: Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh. 2003, tr. 200.
  • 4. Tìm hiểu Kinh bốn mươi hai chương. Sài gòn: Nhà xuất bản Thời Đại, 2010, tr. 499.
  • 5. Phương trời thong dong. Sài gòn: Nhà xuất bản Phương Đông. 2010, tr. 87.
  • 6. Chuyển hoá cảm xúc. Sài gòn: Nhà xuất bản Thời Đại. 2010, tr. 112.
  • 7. Hiểu thương và tuỳ hỷ. Sài gòn: Nhà xuất bản Thời Đại, 2010, tr. 174.
  • 8. Khủng hoảng tài chính toàn cầu qua cái nhìn Phật giáo. Sài gòn: Nhà xuất bản Hải Phòng, 2009, tr. 152.
  • 9. Không có kẻ thù. Sài Gòn: Nhà xuất bản Thời Đại, 2010, tr. 121.
  • 10. Chuyển hóa sân hận. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010, tr. 180.
  • 11. Đối diện cái chết. Sài gòn: Nhà xuất bản Thời Đại, 2010, tr. 169.
  • 12. Quay đầu là bờ. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010, tr. 202.
  • 13. Hạnh phúc giữa đời thường. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010, tr. vi + 194.
  • 14. Con đường an vui. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010, tr. 168.
  • 15. Hạnh phúc trong tầm tay. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010, tr. 149.
  • 16. Đôi dép: Triết lý về hạnh phúc hôn nhân. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010, tr. 178.
  • 17. Phật giáo và thời đại. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. 171.
  • 18. Hạnh phúc tuổi già. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. 130.
  • 19. Sống vui sống khỏe. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2012, tr. 124.
  • 20. Mười điều tâm niệm. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 128.
  • 21. Mười bốn điều Phật dạy. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 117.
  • 22. Con đường chuyển hóa: Ứng dụng Bát chánh đạo trong cuộc sống. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 208.
  • 23. Tám điều giác ngộ: Ứng dụng Kinh bát đại nhân giác trong cuộc sống. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 194.
  • 24. Tinh hoa trí tuệ: Ứng dụng Bát-nhã tâm kinh trong cuộc sống. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 266.
  • 25. Để gió cuốn đi: Các nhạc khúc nuôi lớn lòng vị tha. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 94.
  • 26. Đừng vì tiền phụ nghĩa, quên tình. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 106.
  • 27. Chùa Ấn Quang: Danh thắng và Di tích lịch sử. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2012, tr. 60.
  • 28. 100 điều đạo đức tại gia và Nghi thức quy y Tam Bảo. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2012, tr. 84.
  • 29. Gia đình xã hội và tâm linh: Ứng dụng Kinh Thiện Sanh trong cuộc sống. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 172.
  • 30. 423 lời vàng của Phật (Kinh Pháp Cú). Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Ðức, 2013, tr. 144.
  • 31. Cẩm nang thực tập chánh niệm và khuyến tu. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Ðức, 2013, tr. 174.
  • 32. Chánh niệm trong từng cử chỉ: Ứng dụng Tỳ-ni nhật dụng trong cuộc sống. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2013, tr. 238.
  • 33. Chữ hiếu trong đạo Phật. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Ðức, 2013, tr. 96.
  • 34. Chuyển hóa sáu nghiệp giác quan. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Ðức, 2013, tr. 196.
  • 35. Ðối thoại triết học giữa nhà vua và nhà sư: Ứng dụng Kinh Na-tiên trong cuộc sống. Sài Gòn: Nhà xuất bản Thời Ðại, 2013, tr. 236.
  • 36. Mê tín chánh tín. Sài Gòn: Nhà xuất bản Thời Ðại, 2013, tr. 258.
  • 37. Nghệ thuật ứng xử: Ứng dụng Kinh Hiền Nhân trong quản trị và giao tiếp. Sài Gòn: Nhà xuất bản Thời Ðại, 2013, tr. 326.
  • 39. Sổ tay sinh hoạt giới trẻ. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2013.
  • 40. Phê bình "Ký sự hành hương đất Phật của Phan Thiết" (CA: Giao Điểm, 2000)
  • 41. Từ điển Phật học Huệ Quang (thư ký biên tập, 1991-1994)
  • 42. Tạp chí Tư tưởng Phật giáo (chủ biên, Sài Gòn: Chùa Giác Ngộ, 1991).
  • 43. Tập thơ "Ngược dòng thế giới" (Sài Gòn: Chùa Giác Ngộ, 2002)
  • 44. Tập thơ "Hành trang tặng đời" (Sài Gòn: Chùa Giác Ngộ, 2002)
  • 45. Tập thơ "Từng buớc thảnh thơi" (Sài Gòn: Chùa Giác Ngộ, 2003)
  • 46.. Tập thơ "Một cõi đi về" (Sài Gòn: Chùa Giác Ngộ, 2003)

Nghi thức và Kinh tụng (Phiên dịch và biên tập)

  • 1. Kinh tụng hằng ngày. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2005, tr. xxxii + 992.
  • 2. Nghi thức tụng niệm. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. xx + 390.
  • 3. Kinh Địa Tạng. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2008, tr. 154.
  • 4. Kinh lời dạy cuối cùng của đức Phật. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2009, tr. 62.
  • 5. Nghi thức thập chú. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2010, tr. 30.
  • 6. Kinh Vu-lan báo hiếu, Thích Tuệ Đăng dịch. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2006, tr. xvii + 62.
  • 7. Nghi thức Phật đản. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2006, tr. 48.
  • 8. Nghi thức Sám-hối. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2005, tr. 52.
  • 9. Kinh Phổ Môn. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2005, tr. 32.
  • 10. Kinh Dược Sư. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2005, tr. 36.
  • 11. Kinh A Di Đà. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2005, tr. 34.
  • 12. Kinh từ tâm và phước đức. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2009, tr. 42.
  • 13. Nghi thức xuất gia. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tổng Hợp, 2010, tr. 20.
  • 14. Nghi thức lễ thành hôn. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tổng Hợp, 2010, tr. 20.
  • 15. Nghi thức quy y Tam Bảo. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. 28.
  • 16. Nghi thức phóng sanh. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. 10.
  • 17. Nghi thức chúc Tết nguyên đán. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. 24.
  • 18. Nghi thức an vị Phật. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. 19.
  • 19. Nghi thức hô chuông. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. 22.
  • 20. Kinh Phật cho người mới bắt đầu. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2013, tr. 124.
  • 21. Kinh Phật cho người tại gia. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2013, tr.800.
  • 22. Nghi thứ khuyến tu. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2016, tr.140.

Sách đồng tác giả/ đồng biên tập

  • 1. Cải đạo châu Á (viết chung với các tác giả khác, USA, Nhà xuất bản. Giao Điểm, 2000)
  • 2. Trần Chung Ngọc và Thích Nhật Từ Vạch trần âm mưu phá ngầm Phật giáo, USA, Nhà xuất bản. Giao Điểm, 2000)
  • 3. Bồ-tát Thích Quảng Đức: Ngọn lửa và trái tim (thư ký biên tập, Nhà xuất bản. TP.HCM, 2005)
  • 4. Văn học Phật giáo với 1000 năm Thăng Long (thư ký biên tập, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, 2010)
  • 5. Thích Nhật Từ và NNC. Nguyễn Kha, Pháp nạn Phật giáo năm 1963: Nguyên nhân, bản chất và tiến trình (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2013), tr. 673.
  • 6. Thích Nhật Từ và PGS. Nguyễn Công Lý, Nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 (Nhà xuất bản Phương Đông, 2013), tr. 618.
  • 7. Thích Nhật Từ và GS. Nguyễn Tri Ân,Bồ-tát Thích Quảng Ðức: Cuộc đời và lửa từ bi. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phuong Ðông, 2013, tr. 172.
  • 8. Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện, Phật giáo vì phát triển bền vững và thay đổi xã hội. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2014.
  • 9. Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện, Phật giáo góp phần bảo vệ môi trường. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2014
  • 10. Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện, Quan điểm Phật giáo về lối sống lành mạnh. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 20
  • 11. Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện, Phật giáo xây dựng hòa bình thế giới. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2014
  • 12. Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện, Giáo dục Phật giáo và chương trình đại học. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2014.
  • 13. Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện, Thông điệp đại lễ Vesak LHQ 2014. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2014.
  • 14. Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện, Phật giáo và các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2014.
  • 15. Thích Nhật Từ, Trương Văn Chung, Nguyễn Công Lý, Thích Bửu Chánh, Phật giáo vùng Mê-kông: Lịch sử và hội nhập. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM, 2015.
  • 16. Thích Nhật Từ, Trương Văn Chung, Nguyễn Công Lý, Thích Bửu Chánh, Phật giáo vùng Mê-kông: Di sản và văn hóa. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM, 2015.
  • 17. Thích Nhật Từ, Trương Văn Chung, Nguyễn Công Lý, Thích Bửu Chánh, Phật giáo vùng Mê-kông: Môi trường và Toàn cầu hóa. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM, 2015.

Sách tiếng Anh

  • 1. Buddhist Soteriological Ethics: A Study of the Buddha’s Central Teachings. Sai Gon: Oriental Press, 2011.
  • 2. Inner Freedom: A Spiritual Journey for Jail Inmates. Hanoi: News Agency Press, 2008, 2011, 2014.
  • 3. Engaged Buddhism, Social Change and World Peace. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 4. United Nations Day of Vesak 2008. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 5.Buddhist Art: An Exhibition Celebrating UN Vesak 2014. Hanoi: Religion Press, 2014.

Sách tiếng Anh (đồng biên tập)

  • 1. Thich Nhat Tu and Le Manh That (Ed), Buddhist Contribution to Social Justice. (Hanoi, Culture and Information Press, 2008)
  • 2. Thich Nhat Tu and Le Manh That (Ed), Engaged Buddhism and Development. (Hanoi, Culture and Information Press, 2008)
  • 3. Thich Nhat Tu and Le Manh That (Ed), Family Problems and Buddhist Response (Hanoi, Culture and Information Press, 2008)'
  • 4. Thich Nhat Tu and Le Manh That (Ed), Care for Environment – Buddhist Response to Climate Change (Hanoi, Culture and Information Press, 2008)
  • 5. Thich Nhat Tu and Le Manh That (Ed), War, Conflict and Healing: A Buddhist Perspective (Hanoi, Culture and Information Press, 2008)
  • 6. Thich Nhat Tu and Le Manh That (Ed), Buddhist Education: Continuity and Progress (Hanoi, Culture and Information Press, 2008)
  • 7. Thich Nhat Tu and Thich Duc Thien(Ed), Buddhism for Sustainable Development and Social Change. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 8. Thich Nhat Tu and Thich Duc Thien(Ed), Buddhist Response to Environmental Protection. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 9. Thich Nhat Tu and Thich Duc Thien(Ed), A Buddhist Approach to Healthy Living. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 10. Thich Nhat Tu and Thich Duc Thien(Ed), Buddhist Contribution to World Peace Building. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 11. Thich Nhat Tu and Thich Duc Thien(Ed), The Importance of Promoting Buddhist Education. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 12. Thich Nhat Tu and Thich Duc Thien(Ed), Buddhist Studies: Describing a Religious Tradition in the Context of Trade, Politics, Texts, and Technology. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 13. Thich Nhat Tu and Thich Duc Thien(Ed), Buddhist Culture and Technology: New Strategies for Study. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 14. Thich Nhat Tu and others (Ed)Buddhist Meditation: Texts, Tradition and Practice. Mumbai: Somaiya Publications Pvt.Ltd., 2010, 2014.
  • 15. Thich Nhat Tu (Ed), Buddhism in Mekong Region. National University of HCM City, 2015

Ngoài ra, có một sự kiện mà ít người biết về Thầy Nhật Từ. Đó là:

Cách đây 17 năm, năm 1991, là một vị Tăng trẻ mới có 22 tuổi, Đại Đức Thích Nhật Từ đã gây chấn động dư luận quốc nội qua bài thuyết trình tại hai ngày hội thảo do Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo TP Hồ Chí Minh tổ chức, trong đó Đại Đức đã phê bình, vạch ra những yếu kém và bẻ gẫy mọi xuyên tạc Phật Giáo trong bài “Thần Học Ki Tô Giáo Theo Cung Cách Á Châu” của Mục sư Tống Tuyền Thịnh ở Đài Loan, mà Công Giáo đưa lên làm chủ đề cho cuộc hội thảo. Bài thuyết trình lịch sử này đã được phổ biến trong nước, và sau đó đã in trong cuốn “Ki Tô Giáo: Kế Hoạch Cải Đạo Á Châu”, viết chung với hai tác giả khác, NXB Á Châu, Hè 2005.

Với trình độ và thành tích như trên thì dù Đại Đức Thích Nhật Từ có thật là “đảng viên ưu tú của đảng CS” [sic] thì cũng đáng để cho chúng ta kính ngưỡng. Hỏi trong đám những người chống đối, có ai có một thành tích nào đóng góp cho xã hội hay không, dù là nhỏ nhoi. Thành tích của họ là dùng những thủ đoạn gian manh để chống đối những người nổi tiếng mà họ không ưa, hoặc vì lý do chính trị, hoặc vì lý do tôn giáo v…v… Nhưng làm sao họ có thể thành công được vì người Việt hải ngoại đâu có để cho họ lừa bịp bằng những thủ đoạn gian manh.

Tôi không muốn viết nhiều hơn nữa, nhưng muốn nhắc lại một lần nữa nhận định sau đây của một người Mỹ trên OCRegister.com:

Do you protestors realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.


Phụ Đính

Buổi chống đối của nhóm người ngày 29 tháng 6, 2017 ở Sacramento

chống thầy nhật từ ở sacramento

chống thầy nhật từ ở sacramento

chống thầy nhật từ ở sacramento

Ảnh lấy từ video https://www.youtube.com/watch?v=rejJ0-leIOg

______________

Và sau đây là email từ địa chỉ Thầy Nhật Từ trả lời kêu gọi giúp nhận diện nhân vật ở trong ảnh trên:

_______________

Subject: 1 DĐKTTG Re: THÍCH NHẬT TỪ, THẰNG TRỌC QU ỐC DOANH...

From: Tran Quang Dieu <tranquangdieu@hotmail.com>

Date: Fri, July 14, 2017 7:17 pm

Chuyển thư:

From: 'Thich Nhat Tu' via DIỄN ĐÀN BẢO VỆ CHÁNH PHÁP - GHPGVNTN <baovechanhphap@googlegroups.com>

Sent: Friday, July 14, 2017 9:44 PM

Subject: Re: THÍCH NHẬT TỪ, THẰNG TRỌC QUỐC DOANH ...

Kính gửi quý ông/ bà trong diễn đàn

Hôm qua, Email của tôi được ai đó kèm trong danh sách email của diễn đàn này, theo đó, tôi được xem một clip vu cáo tôi là cộng sản. (*)

Tôi đang chuẩn bị hành động pháp lý, thưa kiện “người đàn ông chính” trong clip đính kèm dưới đây (từ giây thứ 5 trở đi) về tội vu cáo tôi là cộng sản.

Để việc kiện tụng được tiến hành nhanh chóng có thể, tôi rất biết ơn bất kỳ ai trong diễn đàn này cho tôi biết họ tên và địa chỉ thật của người đàn ông vu khống này. Tôi đoán rằng ông ấy sống tại TP Sacramento.

Tôi kính chúc mọi người được an lành.

Thích Nhật Từ

  • 60 bài pháp thoại của TT Nhật Từ tại Canada và USA 2017 tại đây:

Cac buoi giang phap truc tiep cua Thuong Toa Thich Nhat Tu o Canada va Hoa Ky

(*) Nhận xét của TQD:

Phải là đảng viên được người ta kết nạp vào đảng mới chính thức là "cộng sản".  Còn với 4 chữ "Công An đầu trọc"? - Có nghĩa là "Công An" nhưng lại cạo đầu cho nên con chiên Phạm Trung Kiên -  "Trung Kiên Pham <ptrungkien71@yahoo.com>" mới viết là "Công An đầu trọc"? Ngược lại (nếu không phải là công an) thì đó là hành động vu khống, xuyên tạc, mạ lị, phỉ báng v.v...

  • Tại chuỗi điện thư này, Nick "Long Nguyen <longqnguyen1938@gmail.com>" là người đầu tiên đã chuyển ... bằng hàng chữ:

"THÍCH NHẬT TỪ, THẰNG TRỌC QUỐC DOANH, LÀ CON CHÓ SỦA CHO NGHI QUYẾT 36 - VC "

[https://www.youtube.com/watch?v=rejJ0-leIOg]

Với con chiên Phạm Trung Kiên (...?) thì hung dữ quả quyết là "Công AN đầu trọc" - Có nghĩa là "Công An" nhưng lại cạo đầu (...?).

Cũng bởi chuyện CS mà người ta đã mang bom mang đạn lẫn chất độc hóa học tàn phá đất nước Việt Nam mấy mươi năm cách khốc liệt, làm cho 3,4,5 triệu nhân mạng phải xuôi tay chầu hỏa ngục.

Ngày nay lưu vong ra hải ngoại cũng tiếp tục vu khống, mạ lị, mạt sát, chụp mũ, chửi rủa nhau về chuyện CS?

- Ông Nguyễn Văn Thạch (?) trước đây bị Tòa ra án lịnh phạt 75.000 USD cho hành vi vu khống Giao Điểm là "CS"?

- Báo Sài Gòn Nhỏ bị gõ búa với án lệnh phạt 4.500.000 USD (SH- Việt Weekly: Bà Hoàng Thụy Châu, bút danh Đào nương Hoàng Dược Thảo bị tòa án phán quyết bồi thường $3 triệu USD, cộng với $1.5 triệu USD phạt làm gương, trả cho tờ Người Việt, ông Phan Huy Đạt và bà Hoàng Vĩnh, vì một bài báo bôi nhọ và chụp mũ cộng sản)- và rồi Tòa soạn tờ báo đã bị lâm cảnh phá sản?

- V.v....

Đó là những chuyện điên khùng bởi những hành vi vu khống hỗn độn mà tại đấy? Nó sẽ làm cho trên dưới 60% người dân quốc nội sinh sau năm 1975 khinh bỉ về thế hệ cha chú của nó. Chưa nói đến hàng trăm, hàng ngàn tuổi trẻ sinh sau 1975 chúng đang là những Phóng viên cho Đài truyền hình, cho những Tòa soạn báo chí,... trên hàng trăm quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada, Âu Châu, Pháp, Đức, Nhật,.... nói chung là tuổi trẻ chuyên ngành Thông Tấn, sinh viên VN du học v.v.... gần như thế hệ Việt Nam đó họ đã có mặt khắp mọi vùng lục địa trên hành tinh dưới thời CS thì con chiên Phạm Trung Kiên làm gì người ta?

Trần Quang Diệu

______________________

From: Trung Kiên Pham <ptrungkien71@yahoo.com>

Sent: Saturday, July 15, 2017 3:52 AM

Subject: Re: THÍCH NHẬT TỪ, THẰNG TRỌC QUỐC DOANH ...

Kính chào quý Đồng hương và Quý vị quan tâm

Chào ngài Thích Nhật Từ

TK tôi đồng tình với ngài Thích Nhật Từ...KIỆN! Đâm đơn kiện những kẻ nào dám "vu khống" cho ngài là "Sư quốc doanh", (Sư hổ mang)...công cụ của csvn! ... Hì hì..."KIỆN" rất có lợi, không chỉ để thanh minh rằng...mình không phải là "Sư quốc doanh", không phải là... cán bộ tôn giáo...mà còn có thể kiếm bộn bạc đấy!

Nhưng trước khi đâm đơn KIỆN, mong ngài Thích Nhật Từ cùng bà con cô bác xem lại nhân thân của mình thế nào nha!

Theo wikipedia thì;..."Thích Nhật Từ sinh ngày 01/04/1969 ...

[SH cắt bỏ vì đã có trong link Wikipedia ở trong bài trên rồi]

Chúc ngài Nhật Từ thành công, thành công...Đại thành công! ...Vì nếu ngài không thành công thì đã có "nhà nước" và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hỗ trợ, đúng không?

Rất mong nhận được tin vui từ ngài...

Trân trọng

Phạm Trung Kiên


Các bài thời sự cùng tác giả


 ▪ 22 Năm Giao Điểm: Trừ Tà - Hiển Chánh và Độ Sinh - Trần Chung Ngọc

Chủ Nghĩa Khủng Bố và Diệt Chủng - Trần Chung Ngọc

Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar - Trần Chung Ngọc

Những Người Máy Chống Cộng - Trần Chung Ngọc

Tại Sao Những Người Tin Chúa Lại Thù Ghét Những Người Vô Th - Trần Chung Ngọc

Tản Mạn về Chống Cộng - Trần Chung Ngọc

Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản - Một Câu Chữ Của Những Kẻ U Mê - Trần Chung Ngọc

ĐĐ Thích Nhật Từ và Các Xóm Đạo Washington D.C. - Trần Chung Ngọc

Đọc "Món Hàng Xuất Cảng Làm Chết Người Nhất Của Mỹ: DÂN CHỦ" - Trần Chung Ngọc

Avro Manhattan: Cơn Ác Mộng Của Một Quốc Gia - Trần Chung Ngọc

BA MƯƠI THÁNG TƯ VÀ TÔI TỪ KIẾN THỨC ĐẾN LẬP TRƯỜNG - Trần Chung Ngọc

Bang Giao "Bắc Kinh-Vatican" (?) Một Kinh Nghiệm Quý Giá Cho Việt Nam - Trần Chung Ngọc

Bang Giao Với Vatican? Bang Giao Như Thế Nào ?? - Trần Chung Ngọc

Công Nghiệp Cuối Cùng -
Vài Suy Tư Xung Quanh Sự Ra Đi Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
- Trần Chung Ngọc

Cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter & Liên Hiệp Quốc Lên Án Mỹ Vi Phạm Quốc Tế Nhân Quyền - Trần Chung Ngọc

Chuyện Phịa Thời Sự: Tin Vịt Truyền Thông - Trần Chung Ngọc

Chuyện Thời Sự Về Bức Thư “Chê Chúa” Của Einstein - Trần Chung Ngọc

Chuyện Thời Sự - Về Bức Thư “Chê Chúa” Của Einstein - Trần Chung Ngọc

Kiến Thức 30/4 Qua Các Danh Nhân - Tại Sao Chúng Ta Thua ? - Trần Chung Ngọc

Kiến Thức 30/4 Qua Các Danh Nhân - Tại Sao Chúng Ta Thua ? - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 >>>

Trang Trần Chung Ngọc