Tản Mạn Quanh Vài Chuyện Góp Ý Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp Năm 1992

Tản Mạn Quanh Vài Chuyện Góp Ý Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp Năm 1992

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts066.php

05-May-2013

1. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã từng đặt giáo luật của tiểu quốc Vatican trên Luật Pháp Quốc Gia trong vụ ông Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt huy động giáo dân thắp nến cầu nguyện hiệp thông với búa, kìm và xà beng ở Tòa Khâm Sứ [...] Hiến Pháp, với những luật của Việt Nam trong đó, là vô giá trị đối với “Hội Thánh Công giáo”. Vậy thì Hội Đồng Giám Mục xía vào chuyện góp ý sửa đổi Hiến Pháp để làm gì?[..].

2. Nhận định của 72 nhân sĩ về “Quyền lập hiến là quyền của toàn dân” không sai, nhưng bản Dự Thảo Kiến Nghị 2013 của 72 nhân sĩ có bàn tay nào của nhân dân ở trong đó không? Thật ra thì ai cũng biết toàn dân hay nhân dân không có nghĩa là “toàn dân” viết Hiến Pháp, hay “toàn dân” ban hành Hiến Pháp, và Hiến Pháp không thể phúc quyết bởi một cuộc trưng cần dân ý. (TCN)

Vài Nhận Xét Mở Đầu

H iến Pháp Việt Nam trong tương lai là một Hiến Pháp đặc biệt nhất thế giới, vì được toàn dân góp ý để sửa đổi Hiến Pháp 1992. Đây là cơ hội ngàn năm một thuở Nhà Nước mở ra để cho toàn dân nhào zô. Tôi đã là một công dân Mỹ gốc Việt từ 33 năm nay, xa lạ với “toàn dân”, nên không dám góp ý vào chuyện vô cùng quan trọng: sửa đổi Hiến Pháp 1992 để hoàn thành một Hiến Pháp “do dân và vì dân”, một cụm từ thường thấy trên giấy tờ của nhiều nước.. Tôi tin rằng trước sau gì rồi Việt Nam cũng phải hoàn thành tốt đẹp một Hiến Pháp chỉ đạo cho tương lai Việt Nam, một Hiến Pháp có giá trị áp dụng cho bất cứ chính thể hay chế độ nào, ngày nay cũng như trong tương lai. Cho nên, trong bài này tôi chỉ muốn có vài nhận xét về một số góp ý của vài nhóm người đặc biệt, cũng có thể coi đó là sự đóng góp nho nhỏ của một cá nhân xa mặt nhưng chưa cách lòng..

Chẳng có ai nghĩ đến câu “Lắm thầy thối ma”. Vì vậy, bỏ ra ngoài ngoài góp ý của 44 (xin bỏ chữ triệu) lượt ý kiến của tỉnh Bình Dương, 9 (xin bỏ năm con số 0 tiếp theo) lượt ý kiến của tỉnh Đồng Nai, đó mới chỉ kể có 2 tỉnh, chỉ kể kiến nghị của nhóm 72 nhân sĩ đi kèm với bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013, và Thư Nhận Định và Góp Ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam v…v…, chắc cũng đã làm cho Nhà Nước và một số người khó ngửi rồi. Nếu đọc tất cả những góp ý, thì chắc Nhà Nước không tránh khỏi tẩu hỏa nhập ma, chẳng biết đường nào mà lần trước số lượng “góp ý” của người dân. Đặc biệt là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, một tổ chức lệ thuộc tiểu quốc Vatican, một tiểu quốc chỉ có giáo luật chứ không có Hiến Pháp, chẳng hiểu quan tâm đến Hiến Pháp Việt Nam từ bao giờ, cũng nhảy vào góp ý với Thư Nhận Định Và Góp Ý Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp Năm 1992. Và giáo luật này, chung qui chỉ có hai khoản, tuân theo giáo luật thì được lên thiên đường, không theo thì xuống hỏa ngục. Chúng ta đã biết, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã từng đặt giáo luật của tiểu quốc Vatican trên Luật Pháp Quốc Gia trong vụ ông Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt huy động giáo dân thắp nến cầu nguyện hiệp thông với búa, kìm và xà beng ở Tòa Khâm Sứ qua câu bất hủ sau đây trong một văn thư trả lời Nhà Nước:

Chúng tôi thấy rằng xét theo Giáo Luật của Hội Thánh Công Giáo, Hiến Pháp và Quy Luật của Dòng Chúa Cứu Thế, đồng thời cũng xét về phương diện mục vụ, các linh mục….không vi phạm điều gì để phải bị “phê phán và giáo dục” và bị “điều chuyển khỏi địa phận thành phố Hà Nội”.

Như vậy là Hiến Pháp, với những luật của Việt Nam trong đó, là vô giá trị đối với “Hội Thánh Công giáo” (sic). Người Công giáo Việt Nam, sống trên đất nước Việt Nam, ăn cơm gạo của Việt Nam, hay của Chúa theo như giáo hội dạy, chỉ cần theo giáo luật của “hội thánh công giáo”,  vậy thì Hội Đồng Giám Mục xía vào chuyện góp ý sửa đổi Hiến Pháp để làm gì?. Tôi không hiểu tại sao Nhà Nước lại tung ra cái chiêu quái lạ này. Chưa có nước nào trên thế giới mà toàn dân phải tham gia vào việc dự thảo sửa đổi Hiến Pháp. Phải chăng Nhà Nước muốn đo trình độ hiểu biết của những người, những tổ chức góp ý ? Và quả thực, đây là cơ hội cho một số tổ chức thiếu hiểu biết nhảy vào đề nghị nọ kia theo cái nhìn hẹp hòi và thiếu sót của họ, và nhân dịp phê bình, chỉ trích Nhà Nước.. Điều này chúng ta thấy rõ trong thư nhận định và góp ý của Hội Đồng Giám Mục mà một giáo dân, ông Nguyễn trọng Nghĩa đã phải lên tiếng vạch ra những điều bất cập và thiếu hiểu biết của Hội Đồng Giám Mục, và trong kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức với những câu không thuộc vấn đề sửa đổi dự thảo Hiến Pháp.. Trong danh sách 72 nhân sĩ đệ đạt kiến nghị, tôi thấy có đủ cả mọi thành phần: nhà văn, nhà võ, nhà tu, nhà giáo, nhà nghiên cứu, chẳng biết nghiên cứu về cái gì, bộ trưởng, những bậc khoa bảng bằng cấp cao ngất trời, những viên chức với những chức vụ cao cấp, kê ra cho oai nhưng kiến thức chuyên môn về lãnh vực nào không hề biết v…v…., mà tôi dám chắc một số không nhỏ trong đó có đủ kiến thức về các lãnh vực như Hiến Pháp, về Tổ Chức Chính Quyền, về Pháp Luật v..v…để có thể sửa đổi Hiến Pháp cho ra hồn hay không là một dấu hỏi lớn.

Về Vài Góp Ý Của 72 Nhân Sĩ

 

72 nhân sĩ có tên tuổi trong nước đã đệ đạt một kiến nghị, kèm theo một bản dự thảo Hiến Pháp 2013 do một số chuyên gia luật ở trong nhóm soạn thảo, như một tài liệu tham khảo, và thảo luận, nhưng lại kêu gọi người dân ủng hộ kiến nghị càng nhiều càng tốt làm hậu thuẫn, tạo uy thế, và hàm ý đây là bản Hiến Pháp tương lai cho Việt Nam. Vậy thì tham khảo, thảo luận làm quái gì cho mất thì giờ, chỉ việc ký tên ủng hộ, và 72 nhân sĩ ban hành là xong. Và nay đã có trên 14000 người ký tên ủng hộ trong số đó gồm một số tên ma, theo Bần Cố Nông, và phần lớn là các con chiên được bề trên bảo ký là nhắm mắt ký, y như đối với Thư Nhận Định và Góp Ý của Hội Đồng Giám Mục, được các bề trên ra lệnh cho con chiên phải ký ủng hộ, chứ tôi dám chắc là tuyệt đại đa số những người ký tên ủng hộ không hiểu Hiến Pháp là gì, và thực sự có đọc đến bản kiến nghị hay không. (Tin trên Internet: GP Vinh: Giáo dân Ngọc Long nô nức ký tên vào Kiến nghị sửa đồi Hiến Pháp do nhóm trí thức khởi xướng: [Giám mục Nguyễn Thái Hợp ký tên trong bản kiến nghị thì con chiên thực hành “đức vâng lời” nghe các bề trên bảo, nô nức ký tên vào đó là chuyện dễ hiểu. TCN])

Vào trong Internet, đánh mấy chữ “Kiến nghị 72” là chúng ta có thể đọc được khá nhiều nhận định và phê bình bản kiến nghị này, từ ông Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc Phòng cho đến anh Bần Cố Nông. Tôi chẳng muốn biết 72 nhân sĩ này là những ai, tôi chỉ muốn biết trong kiến nghị họ viết những gì. Vậy thì chúng ta hãy đọc vài điều trong bản kiến nghị.

72 nhân sĩ viết:

Quyền lập hiến (xây dựng, ban hành hay sửa đổi hiến pháp) là quyền sinh ra các quyền khác (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải thuộc về toàn dân, chứ không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội[câu này thừa -TCN]. Lời nói đầu cần xác định rõ chủ thể quyết định, ban hành hiến pháp là nhân dân. [Sai ! Nhân dân không ban hành Hiến Pháp mà là chính quyền hay Quốc Hội- TCN]

Quyền lập hiến là quyền của toàn dân, phải phân biệt với quyền lập pháp của Quốc hội [câu này thừa. TCN]. Vì vậy phải có trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến pháp. Chúng tôi đề xuất quy định trong Hiến pháp:Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới.

Nhận định trên của 72 nhân sĩ về “Quyền lập hiến là quyền của toàn dân” không sai, nhưng bản Dự Thảo Kiến Nghị 2013 của 72 nhân sĩ có bàn tay nào của nhân dân ở trong đó không? Thật ra thì ai cũng biết toàn dân hay nhân dân không có nghĩa là “toàn dân” viết Hiến Pháp, hay “toàn dân” ban hành Hiến Pháp, và Hiến Pháp không thể phúc quyết bởi một cuộc trưng cần dân ý.

Một chuyện tiếu lâm:Nhân dân lập Hiến, rồi nhân dân trưng cầu dân ý dưới quyền giám sát của nhân dân và báo giới, báo giới cũng là nhân dân. Có nghĩa là nhân dân vừa đá bóng vừa thổi còi.”

Trưng cầu dân ý là về một vấn đề đặc biệt nào đó, thí dụ như trưng cầu dân ý để truất phế Bảo Đại. Không thể trưng cầu dân ý về Hiến Pháp, vì người dân phải có khả năng đọc và hiểu nội dung của Hiến Pháp rồi mới có thể có ý kiến.

Câu mở đầu trong Hiến Pháp Hoa Kỳ “We the people”, mà trong bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013 của 72 nhân sĩ lấy làm câu mở đầu: “Chúng tôi, nhân dân Việt Nam”, không có nghĩa là “nhân dân Hoa Kỳ làm Hiến Pháp”, hay “nhân dân ban hành Hiến Pháp” hay “Hiến Pháp được phúc quyết bởi một cuộc trưng cầu dân ý”. Hiến Pháp Hoa Kỳ được soạn thảo bởi 55 đại biểu thuộc 13 thuộc địa của Anh năm 1787. Đó là những “nhân sĩ thực thụ” được biết qua khả năng và hiểu biết của họ về những vấn đề liên quan đến chính quyền, quốc phòng, kinh tế v…v…, và được mời để soạn thảo Hiến Pháp. 74 nhân sĩ, hơn số  72 nhân sĩ Việt Nam 2 người, được mời, nhưng chỉ có 55 vị tham dự. Hiến Pháp thành hình và được chính quyền ban hành sau khi cả 13 thuộc địa phê chuẩn, và cụm từ “We the people” chỉ có nghĩa là Hiến Pháp được ban ra để cho toàn dân tuân theo. Lẽ dĩ nhiên, Việt Nam không có bổn phận phải bắt chước Mỹ, nhưng đó là những bước diễn tiến trong việc soạn thảo Hiến Pháp hợp lý và khả thi nhất. Hiến Pháp Hoa Kỳ cần có sự thỏa thuận của 13 thuộc địa về những điểm chung. Mỗi thuộc địa, và ngày nay, mỗi Tiểu Bang đều có Hiến Pháp riêng. Nhưng Việt Nam có điều khác biệt, Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất, nên vấn đề mời nhân sĩ, trí giả để soạn thảo Hiến Pháp có vẻ khó khăn trong tình trạng tự do dân chủ hỗn loạn ngày nay.

Để đỡ mất thì giờ, chúng ta có thể coi 72 nhân sĩ là đại diện của 90 triệu dân Việt Nam. Điều đáng khích lệ cho 72 nhân sĩ là nay đã có trên 14000 [14 ngàn] ký tên ủng hộ, trên tổng số ước tính là 60 triệu người dân đã trưởng thành, có đầu óc. Nhưng đọc KN72 tôi thấy nó cứ làm sao ấy.  Câu “thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới “ không thuộc vấn đề góp ý sửa đổi Hiến Pháp. Ý của câu này tương tự như câu “Vấn đề là làm thế nào để các quyền ấy được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo pháp luật trong thực tế” trong thư góp ý của Hội Đồng Giám Mục mà giáo dân Nguyễn Trọng Nghĩa đã phê bình như là “có hơi hướng của những thành phần chống cộng sản rất thiên kiến và cực đoan hay ngay cả xuyên tạc sự thật.”

Hơi hướng này chúng có thể ngửi thấy trong vài điều trong bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013 của 72 nhân sĩ. Thí dụ:

Chủ quyền Việt Nam thuộc về nhân dân và tất cả các quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân. Quyền lập hiến là một quyền không thể bị tước đoạt của nhân dân. [Chủ quyền Việt Nam là gì, nhân dân sử dụng quyền này ra sao, và quyền lập hiến của nhân dân đã bị tước đoạt từ bao giờ]

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nỗ lực duy trì hòa bình quốc tế và từ bỏ chiến tranh xâm lược. [Việt Nam đang có chiến tranh xâm lược lúc nào mà phải “từ bỏ”?]

Địa vị và tính trung lập chính trị của công chức được đảm bảo theo quy định của pháp luật. [Công chức phải giữ thái độ chính trị ba phải, Nhà Nước cũng được, nhà Chúa cũng được, độc tài cũng được, dân chủ cũng được, và nếu là dân Mỹ thì Cộng Hòa cũng được, Dân Chủ cũng được, vì Mỹ cũng chỉ có 2 đảng, không có đa nguyên đa đảng, và trên thực tế chỉ có một đảng, đảng tài phiệt.]

Mọi người đều có quyền được hưởng an sinh xã hội. [Nếu đã có quỹ an sinh xã hội]

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam. [Đại đa số người gốc Việt sống ở nước ngoài không còn giữ quốc tịch Việt Nam, không còn được kể là công dân Việt Nam, khoan kể là tập thể những người chống Cộng cực đoan hay chống Cộng cho Chúa ở hải ngoại có muốn làm một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam hay không. Nhớ câu: “Thà mất nước chẳng thà mất Chúa”]

Trong bản kiến nghị,   72 nhân sĩ còn viết:

Việc nhấn mạnh trong Dự thảo các lý do về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị, việc đưa cụm từ “theo quy định của pháp luật”, … nhằm hạn chế những quyền đó sẽ mở đường cho việc nhân danh hiến pháp để vi phạm quyền con người, đàn áp các công dân thực thi quyền tự do như đã diễn ra trong thực tế những năm qua ở nước ta.

Đến đây thì tôi hết chịu nổi. Câu trên chứng tỏ 72 nhân sĩ không phải là góp ý sửa đổi Hiến Pháp mà là dựa vào một điều thiếu hiểu biết để chỉ trích chính quyền. Viết câu trên, 72 nhân sĩ không hiểu thế nào là trách nhiệm xã hội trong khi sử dụng những quyền của con người. Lẽ dĩ nhiên, mục đích của Pháp Luật là để hạn chế những quyền của con người, ngăn chận những lạm dụng về nhân quyền, nếu không thì thành loạn.  Không hiểu 72 nhân sĩ có biết đến hai Giao Ước về Nhân Quyền trên thế giới: Giao Ước Quốc tế Về Quyền Dân Sự và Quyền Chính Trị (The International Covenant on Civil and Political Rights), và Giao Ước Quốc Tế về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa (The International Covenant on Economic, Social, and Cultural Rights), và nếu tôi không nhầm thì Việt Nam cũng đã ký vào những bản Giao Ước này vào năm 1982.

Hai Giao Ước về Nhân Quyền

Sau đây xin mời 72 nhân sĩ đọc vài điều khoản trong đó:

Điều Khoản 18

1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tri và tôn giáo..

2. Sự tự do bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng của mọi người chỉ chịu những hạn chế quy định bởi luật pháp và cần thiết để bảo vệ sự an toàn công cộng, trật tự, sức khỏe, hay đạo đức hay quyền căn bản và tự do của người khác.

Article 18

1. Everyone shall have the right to freedom of thought, conscience and religion..

2. Freedom to manifest one’s religion or beliefs may be subject only to such limitations as are prescribed by law and are necessary to protect public safety, order, health, or morals or the fundamental rights and freedom of others.

Điều Khoản 19:

1. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu ý kiến..

2. Việc thực thi những quyền quy định trong mục 2 của điều khoản này đi cùng với những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Nó có thể phải chịu một số hạn chế, nhưng những hạn chế này chỉ có thể do luật pháp đặt ra.

Article 19

1. Everyone shall have the right to freedom of expression..

2. The exercice of the rights provided for in Paragraph 2 of this article carries with its special duties and responsibilities. It may therefore be subject to certain restrictions, but these shall only be such as are provided by law.

Điều khoản 20

“Chính quyền phải ra luật ngăn cấm mọi tuyên truyền cho chiến tranh và mọi ủng hộ cho sự căm thù quốc gia, sắc dân hay tôn giáo có tác dụng tạo nên sự khích động cho những vấn đề kỳ thị, thù nghịch hay bạo lực”

(Article 20 of the CP covenant “requires States parties to prohibit by law any propaganda for war and any advocacy of national, racial or religious hatred that constitutes incitement to discrimination, hostility or violence..).

Điều khoản 21

1. Công nhận quyền hội họp trong hòa bình

2. Không hạn chế nào được đặt trên sự thực thi quyền trên ngoài những hạn chế được áp đặt để tuân theo luật pháp.

Article 21.

1. The right of peaceful assembly shall be recognized.

2. No restriction may be placed on the exercice of this right other than those imposed in conformity of the law.

Chúng ta thấy ngay rằng, mọi quyền căn bản của người dân, theo tinh thần của những bản văn trên, đều phải nằm trong vòng luật pháp của mỗi nước. Đây là điều hiển nhiên để ngăn chận những lạm dụng về nhân quyền. Nếu luật pháp của mỗi quốc gia mỗi khác thì định nghĩa về nhân quyền của mỗi quốc gia cũng mỗi khác. Nhân quyền của một quốc gia phải phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc, lợi ích của nhân dân và an ninh của tổ quốc, vì thế cho nên có nhiều nước đặt nhân quyền của tập thể ở trên nhân quyền của cá nhân. Không một công dân nào của một nước có quyền nói rằng, luật pháp quốc gia này không thích hợp với quyền của tôi, với tôn giáo của tôi v…v.. nên tôi không có bổn phận phải tuân theo. Sau ngày 9/11 ở New York, Mỹ ra những luật hoàn toàn vi phạm nhân quyền (“USA PATRIOT” Act of 2001 ) như, cơ quan hữu trách có quyền kiểm soát đời tư của một công dân, từ có bao nhiêu tiền trong ngân hàng, thường liên lạc với ai, qua điện thoại hay điện thư, đọc những sách gì trong thư viện, cho đến có quyền bắt giữ không cần lệnh của tòa án v…v…. Người dân Mỹ phàn nàn những vẫn không thể phản đối hay không tuân theo. Nếu Việt Nam áp dụng những luật này thì các thế lực thù địch lại nhao nhao lên kết án là phi dân chủ, phi tự do.

Trong bài phê bình Thư Nhận Định và Góp Ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, giáo dân Nguyễn Trọng Nghĩa [NTN] cũng đưa ra nhận định như sau:

NTN: Quyền tự do ngôn luận hẳn không phải bao gồm quyền “phỉ báng” hay xúc phạm đến người khác hay xuyên tạc nói không đúng một cách cố ý… Quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật cũng không bao gồm sáng tạo nên những tư tưởng cực đoan hay mê tín, đó cũng không phải là quyền sáng tạo hay dựng đứng sự việc để bài xích một hệ tư tưởng khác…. Cũng thế, quyền tự do tín ngưỡng cũng bao gồm quyền tự do không tín ngưỡng và cũng không được nâng tôn giáo mình lên và hạ thấp tôn giáo khác….

Đây là những ý kiến chính xác, không ai có thể dựa vào quyền của con người để muốn làm gì thì làm, nói gì thì nói. Mọi quyền đều có giới hạn. Chúng ta thấy, 72 nhân sĩ còn chưa nắm vững về lập Hiến, ban hành Hiến Pháp, về nhân quyền trong vòng pháp luật, nói chi đến những người dân thường ít hiểu biết. Cần phải có một kiến thức ở trình độ nào mới có thể tham gia sửa đổi Hiến Pháp. Dân trí phải tới mức độ nào, phải ý thức được trách nhiệm xã hội trong khi sử dụng các quyền cá nhân, mới có thể đi đến dân chủ. Xét đến những thư góp ý của Hội Đồng Giám Mục và kiến nghị của 72 nhân sĩ, có thể coi như thuộc thành phần trí thức đầy ắp trí tuệ, thì còn lâu Việt Nam mới có thể đi đến dân chủ. Dục tốc bất đạt, đừng có vội vã lao đầu vào Dân Chủ, đa nguyên đa đảng trước khi người dân hiểu rõ trách nhiệm, giới hạn của mình trong xã hội và trong quốc gia.. Những thư góp ý đó đây, kể cả kiến nghị của 72 nhân sĩ, đều kêu gọi phải để cho dân làm chủ thì mới là Dân Chủ. Cho nên, để thỏa mãn lòng dân, bản Hiến Pháp ít ra cũng phải có cả triệu điều khoản, nếu không thì lại bị lên án là Hiến Pháp phi dân chủ, không theo ý dân, ý giáo luật Ca-tô, ý dân biểu Mỹ, ý các cơ quan truyền thông ngoại quốc như BBC VN, RFA, RFI, hay ý của các tổ chức như HRW v…v…, là không có tự do tôn giáo, không coi trọng nhân quyền, không tôn trọng quyền mê tín, không tôn trọng quyền nói bậy trong Tòa như Nguyễn Văn Lý, không tôn trọng quyền liên lạc với các tổ chức chống đối ở nước ngoài âm mưu lật đổ chính quyền v…v…và v…v…

Về Thư Nhận Định Và Góp Ý Của Hội Đồng Giám Mục

Sau đây tôi  xin khai triển vài điều về một hiện tượng kỳ lạ hiếm có trong cộng đồng giáo dân Ca-tô Việt Nam. Chuyện hiếm có động trời này là có một giáo dân, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, công khai viết bài đăng trên báo chí, trên Internet, phê bình chỉ trích Hội Đồng Giám Mục về những góp ý của Hội Đồng.  Hiếm có vì Ca-tô Giáo là một “hội thánh”, theo Hội Đồng Giám Mục, thánh từ trên xuống dưới, thánh từ dưới lên trên, thánh từ Borgia đến Benedict, và về hội thánh ở Việt Nam thì thánh từ Trần Lục đến Hoàng Quỳnh, từ Nguyễn Bá Tòng đến Ngô Đình Thục v…v…, nên ý kiến của Hội Đồng Giám Mục, có Chúa Thánh Linh luôn luôn theo sát từng giây từng phút hướng dẫn và mạc khải, nên chắc phải vượt xa ý kiến của giáo dân ở dưới, hay dân cầy, thợ mỏ.

Mặt khác, lời của các giám mục là lời của các “Chúa thứ hai” (Alter Christus), ý của các giám mục là ý của các “Chúa thứ hai”, và theo giáo lý căn bản của hội thánh Ca-tô về “đức vâng lời” thì giáo dân không có quyền thắc mắc với các bề trên. Nhưng ông Nguyễn Trọng Nghĩa lại không tin như vậy, nên viết một bài dài phê bình những Nhận Định Và Góp Ý Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp Năm 1992 của Hội Đồng Giám Mục. Thật là chẳng biết trời cao đất rộng là gì. Bởi vậy cho nên có một giáo dân ngoan đạo, ngu đạo thì đúng hơn, ông JB (Zôn Báp-tít hay Zôn Bô-xít) Nguyễn Hữu Vinh, viết bài mắng mỏ ông Nguyễn Trọng Nghĩa là “phạm thượng”, dám xưng “tôi” với các giám mục, dám phê bình Hội Đồng Giám Mục mà không sợ mang tội với Chúa. JB Nguyễn Hữu Vinh viết:

"Đơn giản nhất là trong đất nước Việt Nam này, hẳn không ai không biết (ngoại trừ những người cộng sản vô thần) rằng chưa có một giáo dân nào dám hỗn xược xưng “tôi” trước một linh mục chứ chưa nói đến với Giám mục hoặc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Điều đó không chỉ là quy định, mà là sự tôn kính tối thiểu cần có đã thấm vào máu của mỗi giáo dân. Tiếc rằng có vẻ báo Nhân Dân đã không thể hiểu được điều hiển nhiên này.”

Như vậy thì một ông già, hay một bà già 7,8 chục tuổi khi gặp đứa cháu nội của mình làm linh mục cũng phải chắp tay vái: “Thưa Cha, con…” dù rằng ông linh mục này vừa đi cưỡng bách tình dục trẻ vị thành niên về, thí dụ như linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Công Thủy ở Đà Nẵng, hay linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Dũng ở Toulon chẳng hạn. Báo Nhân Dân và ai cũng biết, không nhất thiết phải là người “cộng sản vô thần” (sic),  là giáo dân thường xưng con với các linh mục, giám mục, vì họ được nhồi sọ để gọi như vậy, nhưng người ngoài đạo nghĩ sao về cái quy định tôn kính phi văn hóa, phi luân, vô giáo dục này. Truyền thống văn hóa Việt Nam không có cái chuyện vô luân như vậy. Nó cũng như là thuyết Chúa Ba Ngôi của Ca-tô giáo. Chỉ là một Chúa nhưng có ba ngôi, và như vậy thì Dê-su vừa là cha (Gót), vừa là chồng (Chúa Thánh Linh), vừa là con của bà Maria.

Một người, chẳng biết trình độ hiểu biết và đạo đức ra sao, học một chương trình nhồi sọ của giáo hội trong mấy năm, trở thành một linh mục, là có thể thay Chúa với quyền tha tội hay cầm giữ tội của bất cứ ai, với quyền giữ chìa khóa của thiên đường, có quyền gọi Thánh Linh bất cứ ở đâu cũng phải tới trong các thánh lễ bí tích, và với thuật phù phép ma thuật, lẩm bẩm vài tiếng La-tinh là có thể biến một mẩu bánh bằng bột thành thân thể thực sự của Chúa v…v…, những người có đầu óc ai mà có thể nuốt nổi những quyền năng tự tạo bịp bợm này trừ đám giáo dân thấp kém, bị con vi-rút Ca-tô thấm vào máu, nên cứ cúi đầu xưng con, tự đánh mất nhân cách của mình. Vì thế cho nên, bảo Ca-tô giáo là tôn giáo ngoại lai là vậy, vì từ tổ chức giáo hội lệ thuộc Vatican cho đến những giáo lý quái gở phi luân đều xa lạ với truyền thống văn hóa của Việt Nam. Nhưng tiến hóa là một quy luật trong vũ trụ. Nên ngày nay có nhiều giáo dân đã nhận ra những điều phi lý trong đạo của mình và thoát ra khỏi sự mù lòa tin bướng tin càn.

Tò mò, tôi tìm hiểu ông JB này là ai, từ trước tới nay tôi chưa hề nghe biết đến ông này, thì tôi thấy trong http://jbnguyenhuuvinh1962.wordpress.com/2013/04/21/sucungquan_baonhandan/ ông JB này huênh hoang tung hô ca tụng hết mình Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) như sau:

"Như tiếng sấm giữa trời quang, bản văn của Hội Đồng Giám mục Việt Nam nhận định và góp ý vào bản Hiến pháp gửi tới Quốc hội đã làm rung chuyển nhiều thành phần trong xã hội. Không chỉ với người Công giáo Việt Nam, mà ngay cả với những công dân quan tâm đến tình hình đất nước, lo lắng cho tiền đồ dân tộc cảm thấy hân hoan, phấn khởi. Với bản văn mạch lạc, sáng suốt và đúng trọng tâm những gì đất nước này, dân tộc này đang cần để vượt qua bế tắc, tiến bước trên con đường phát triển. Trước đó, bản Kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức đã gây một tiếng vang lớn báo hiệu dân tộc Việt Nam đã có những dấu hiệu chuyển mình. Cơn chuyển mình vật vã, đau đớn để vượt qua sự sợ hãi vốn tạo thành thói quen của cả xã hội, thành phản xạ của mỗi công dân Việt Nam."

Trong bài Sự Cùng Quẫn Của Tờ Báo Đảng, JB Nguyễn Hữu Vinh viết:

Riêng với văn bản của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), nhà cầm quyền thừa hiểu rằng: tiếng nói của Hội đồng này là tiếng nói, tâm tư của 8 triệu giáo dân, chiếm tới khoảng 1/10 dân số cả nước.

Họ cũng thừa biết xưa nay, giáo dân Công giáo luôn đồng lòng, nhất trí với Hội đồng Giám mục một cách hầu như là tuyệt đối trong những vấn đề cơ bản đối với vận mệnh giáo hội và đất nước, vì con người. Do vậy, tiếng nói của Hội đồng luôn được sự ủng hộ to lớn.

Nhưng bài góp ý của giáo dân Nguyễn Trọng Nghĩa, phê bình từng điểm một trong Thư Nhận Định và Góp Ý của Hội Đồng Giám Mục, lại như một cái tát vào mặt ông JB, bác bỏ hoàn toàn những điều huênh hoang “Mẹ hát con khen hay” của ông JB Nguyễn Hữu Vinh cũng như những lời mê sảng của ông này như: “tiếng nói của Hội đồng này là tiếng nói, tâm tư của 8 triệu giáo dânhay “giáo dân Công giáo luôn đồng lòng, nhất trí với Hội đồng Giám mục một cách hầu như là tuyệt đối”.

HĐGM không thể thay mặt cho toàn thể giáo dân

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa và một số giáo dân khác khẳng định rằng HĐGM không thể thay mặt cho toàn thể giáo dân. Hơn nữa, sự hiểu biết của ông Nghĩa về các vấn đề liên quan đến Hiến Pháp lại ở trên sự hiểu biết của các Giám mục “bề trên”, và trên con chiên ngu đạo JB Nguyễn Hữu Vinh khá xa. Chúng ta hãy đọc vài ý kiến của họ mà trong đó có những điều Hội Đồng Giám Mục cần học hỏi:

=> Nguyễn Trọng Nghĩa:

Các Ngài Giám mục không thể đại diện toàn thể dân chúa Việt Nam để góp ý hiến pháp! Nhưng các Ngài đã làm như rằng cả giáo hội gần 7 triệu giáo dân cũng đồng quan điểm với các Ngài. Đây là quyền chính trị của mỗi cá nhân cớ sao các Ngài lại lợi dụng chúng con để gây sức ép? Điều này con rất mong các Ngài trả lời cho chúng con rõ??? Con cho rằng mỗi vị Giám mục cũng là một công dân thì cũng sẽ là một bản góp ý theo ý kiến cá nhân chứ không thể là HĐGM hay là các giám mục Công giáo Việt Nam, con cho đây là mạo danh của các Giám mục khác! Mong các Ngài suy ngẫm lại.

=> Giáo dân xứ Nghệ, 2/4/2013:

Điều đáng nói ở đây, những góp ý chỉ là góp ý chứ chưa phải là văn bản pháp quy được chính thức hợp pháp, (đã là văn bản góp ý thì không thể được xem là văn bản pháp quy) thế mà văn bản góp ý của Hội Đồng Giám Mục đã được các Linh mục ở giáo phận Vinh cho phổ biến học tập trong toàn các giáo phận, giáo xứ. Tổ chức cho giáo dân ký tên sau các buổi thánh lễ, chụp ảnh quay phim tán phát lên các trang mạng. Cha trẻ Thư ký TGM Nguyễn Văn Hương ra văn bản yêu cầu các giáo xứ phải lên tiếng, ghi danh ủng hộ vào bản góp ý Hiến pháp vào các trang mạng xã hội. Thậm chí nhiều cha thuyết giảng kích động kêu gọi chúng con chống lại chính quyền, bất hợp tác, phản kháng các cuộc vận động tham gia các phong trào thi đua yêu nước với tư cách công dân tốt.

Chúng con nghĩ việc phổ biến để tín đồ nắm rõ ý kiến của HĐGM là khác mà việc cho học tập nhuần nhuyễn như học tập một “nghị quyết”, tổ chức các cuộc lấy chữ ký ủng hộ, bắt phải lên tiếng lại là việc khác; nếu xem đó là văn bản pháp quy có giá trị tuyệt đối buộc Nhà nước phải áp dụng, thì đây là một ý đồ lợi dụng tôn giáo trong việc góp ý của nhân dân thành một tiếng nói của một lực lượng mang tính thống nhất; như vậy văn bản: “nhận định và góp ý” không còn ý nghĩa của nó mà vượt ra khỏi phạm vi cho phép để biến chúng thành tiếng nói, thành chủ trương thống nhất không thay đổi của một tổ chức tôn giáo. Việc cha Thư ký Nguyễn Văn Hương ra lời kêu gọi ép buộc chúng con như thế… liệu việc có thành công hay càng tạo thêm hố sâu ngờ vực cho nhau?

Với tư cách một công dân xứ Nghệ, con thiết nghĩ các cha nên hành xử như một công dân với thành tâm xây dựng đất nước trong lúc khó khăn giặc ngoài quấy rối, kinh tế sa sút hiện nay, để đất nước ngày một sáng hơn thì nhà nước mới từng bước ổn định và cởi mở.

=> Hoàng Khiêm ( 12/04/2013 13:32:40):

Phải chấp nhận rằng trong giáo dân cũng có những điều chưa đồng thuận với hàng giáo sĩ! Đứng trước pháp luật hay xã hội thì tôi không cần biết anh là người tu hành hay không, anh được tôn trọng nếu đáng! Cũng vậy, anh là giám mục hay linh mục thì ý kiến của anh có hay có dở, không phải là vì anh là chủ chăn rồi bắt chiên theo anh. Có nhiều loại chủ chăn lắm? Nên tôi thấy mấy bản góp ý của giáo dân về chủ chăn của họ là quá tiến bộ và khỏi bàn cãi. Còn nếu nói do thù ghét mà góp ý thì xin thưa cái ý kiến đó là ý kiến của mấy con vẹt chống cộng! Tôi thấy cái bài viết của Nguyễn Trọng Nghĩa hay và thấm cho mấy ông giám mục, không biết mấy ổng nghĩ gì và trả lời chưa?

=>  ngọc tiên ( 08/04/2013 16:20:49):

Tôi cũng là một người công giáo thuộc giáo phận xuân lộc, ngay trước buổi lễ, bản góp ý sửa đổi hiến pháp đã được phổ biến ngay trong nhà thờ, chỉ mới nghe qua mà tôi đã thấy được cái tâm của các vị được gọi là các đức cha và cái tầm của các đức!!! bạn nguyễn trọng nghĩa đã có bài viết rất hay, phân tích rất chính xác! lúc nào cũng đòi hỏi tự do cho mình nhưng lại chà đạp lên quyền tự do của người khác! người giáo dân ngày nay không chấp nhận các đức tự ý thay mặt cho giáo dân trong các quyền cơ bản về các lãnh vực chính trị, tự ý định đoạt theo cảm tính phe nhóm vì đó là hành vi vi phạm nhân quyền!!! thật là xấu hổ cho các đức, đang không để cho mọi người thấy rõ dã tâm của mình đối với công việc của đất nước! rồi các nhà truyền giáo biết mở mồm ăn nói làm sao để rao truyền lời chúa đây! thật đáng tiếc!!!

=> Minh Hieu ( 05/04/2013 01:07:20):

Đọc bài viết Góp Ý Của Giáo Dân về Bản“Nhận Định Và Góp Ý Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 (Sửa Đổi Năm 2013) Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam – Các Giám Mục Công Giáo Việt Nam (http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130319/20504) và bài viết phản hồi góp ý chấn chỉnh với "bề trên" một cách nhã nhặn, đúng đắng của một giáo dân, Nguyễn Trọng Nghĩa đã cho ta thấy Công giáo hiện nay vẫn đang bị lệ thuộc vào một ý thức hệ (hoặc bị chi phối, bị lợi dụng bởi một thế lực không tốt bên ngoài) lại còn rất thụ động trong việc phát triển hoà hợp đồng hành với dân tộc. Bài viết trên đã cắt nghĩa, lý giải vào trọng tâm từng mặt vấn đề của xã hội ví dụ như vấn đề quyền tự do "chúng ta chỉ được hiểu kinh thánh từ giáo hội chứ không phải tự do tùy ý giải nghĩa kinh thánh". Quyền tự do tư tưởng thì lại rất mâu thuẩn nhập nhằng hơn “…mọi người có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình.” Nhưng tại đề nghị số 5 các GM lại cho rằng “Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo…”?? Và thật là khó nghe và không thể lý giải nổi cái kiểu yêu sách tự do có một không hai khi các Ngài GM nói “một sự lựa chọn thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức?" Ô hay ! Tại sao giáo hội công giáo không nhìn lại mình đi, không đặt vấn đề cho chính mình trong xử lý hôn nhân khác tôn giáo bằng giáo luật. Luật hội thánh buộc giáo dân khi kết hôn phải thực hiện việc nhận lãnh “bí tích hôn phối”! nhưng nếu một bên không cùng tôn giáo thì giáo hội cũng cho họ “tự do” không phải theo đạo – học giáo lý, không phải rửa tội và cùng nhận bí tích hôn phối…. nhưng giáo hội lại có “phép chuẩn” buộc phải làm nếu không làm thì không được “thông phần”. Vậy “phép chuẩn” đã cướp đi sự “tự do” rồi còn gì, ấy thế mà còn dám bêu rếu đến hai tiếng tự do nữa ư? ….”chúng con đã bị chỉ trích về vấn đề cải đạo hôn nhân khác tôn giáo và chúng con đã phải đuối lý đến phải ủng hộ quan điểm đó… Ai cũng cho rằng các vị Giám mục đã không sáng suốt khi đã có những nhận định và góp ý cho bản hiến pháp.”

=> tran hung ( 03/04/2013 23:01:15):

Nếu giáo dân công giáo đều được minh mẫn như… Nguyễn Trọng Nghĩa, thì dân tộc Việt Nam rất được hòa bình và ổn định. Còn các cha thì luôn muốn quấy cho nước đục lên để thả câu, quay lai thời pháp thuộc để làm chủ dất nước, muốn phá chùa nào đi xây nhà thờ cũng ok.

Chúng ta thấy, có vẻ như có sự chuyển mình, thay đổi tư duy trong một số giáo dân Ca-tô Việt Nam. Dù rằng họ đã đi chậm hơn Tây phương cả thế kỷ, nhưng đó cũng là điều đáng mừng. Các “bề trên” đã phần nào mất đi vai trò tự tạo “Cha cũng như Chúa” hay “Chúa thứ hai” của mình, với truyền thống “bề trên” nói thì các con chiên chỉ có việc tuân theo, không có quyền thắc mắc.. Điều này chúng ta thấy rõ qua những gì con chiên JB Nguyễn Hữu Vinh nói ở trên, phản ánh một tâm cảnh nô lệ và một sự u mê cuồng tín cùng cực. Trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, Tây phương đã thoát khỏi cái gông của Ca-tô Giáo trên cổ vì đã hiểu rõ bản chất của Ca-tô Rô-ma Giáo với một lịch sử bạo tàn đẫm máu, với vô vàn những xì-căng-đan từ trên xuống dưới, ngay cả trong Vatican, và với những giáo lý phi khoa học, những quyền bính tự tạo cho giới chăn chiên, không còn thích hợp trong thời đại ngày nay. Ở Mỹ, sau vụ linh mục loạn dâm nổ tung từ Boston, có những bà mẹ thấy đứa con nhỏ của mình đứng gần ông linh mục vội vàng lôi nó ra xa; có linh mục không dám mặc áo chùng thâm cổ cồn trắng đi ra ngoài đường v…v… Hi vọng các giáo dân Việt Nam hãy tự tìm hiểu về tôn giáo của mình, về thực chất vai trò tự tạo của các bề trên để nắm giữ đầu óc tín đồ ở dưới, và chọn cho mình một con đường đồng hành với văn hóa, truyền thống dân tộc. Trong Tân Ước có một câu của Dê-su mà chúng ta có thể lấy đó làm điều chỉ đạo: “Rồi các người sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ cởi trói cho các ngươi” (Then you will know the truth, and the truth will set you free). Nên nhớ “sự thật” đây không phải là sự thật trong câu “Ta là sự thật” của Dê-su, mà là sự thật về mọi vấn đề chúng ta cần tìm hiểu. Đừng có sợ sự thật, sự thật chẳng làm chết ai, chỉ có những sự lừa dối sai sự thật mới làm chết người, chết những người không chịu dùng đầu óc để tìm ra sự thật. Đối diện và chấp nhận sự thật không phải là một thái độ yếu hèn mà là một thái độ dũng cảm, sáng suốt.

Giáo Dân Nguyễn Trọng Nghĩa Phê Bình Hội Đồng Giám Mục

Sau đây chúng ta đọc hai đoạn điển hình của ông Nguyễn Trọng Nghĩa (NTN) phê bình Hội Đồng Giám Mục (HĐGM). Đọc giả có thể đọc toàn bài rất có giá trị này của ông Nguyễn Trọng Nghĩa trên http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuN/NgTnghia_hp.php.

=> HĐGM: “….Bản dự thảo đã liệt kê khá đầy đủ những quyền căn bản của con người. Vấn đề là làm thế nào để các quyền ấy được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo pháp luật trong thực tế”?

NTN: Nhận định của các vị chưa đầy đủ và thuyết phục ở các điểm “liệt kê khá đầy đủ” những quyền căn bản của con người vì theo tôi được biết từ bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền thì không phải đã liệt kê “khá đầy đủ” mà thực tế là đã “đầy đủ” các quyền căn bản trong tuyên ngôn nhân quyền; Việc“hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo pháp luật trong thực tế?” là trăn trở của các GM và cũng là của nhiều người nhưng trong “nhận định” tôi thấy rằng ý tứ của các GM cho rằng chính quyền đã không “hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo pháp luật trong thực tế?”. Tuy nhiên, điều cần thiết trong nhận định là phải chứng minh nhận định của mình đúng, điều đó cần thể hiện rằng chủ trương hay chính sách nào đã không “hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo pháp luật trong thực tế?” vì nếu có nơi nào đó có sai trái thì đó theo tôi chỉ là thực trạng của một địa phương nào đó chứ không phải là chủ trương của chính sách hay chủ trương. Vậy thì nhận định của các GM trong 2 ý này là chưa toàn diện và khách quan!!!???

=> HĐGM: “Dự thảo khẳng định quyền tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học nghệ thuật (điều 43), quyền tự do tín ngưỡng (điều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu, Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” (điều 4). Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khả nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân”.

NTN:  Vấn đề “tư tưởng bị đóng khung trong một chủ thuyết” là chưa đúng vì theo tôi được biết chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ tư tưởng quản lý xã hội và đảng cầm quyền chỉ lấy tư tưởng quản lý xã hội chứ không “đóng khung” tư tưởng của người dân.

Quyền tự do ngôn luận hẳn không phải bao gồm quyền “phỉ báng” hay xúc phạm đến người khác hay xuyên tạc nói không đúng một cách cố ý… Quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật cũng không bao gồm sáng tạo nên những tư tưởng cực đoan hay mê tín, đó cũng không phải là quyền sáng tạo hay dựng đứng sự việc để bài xích một hệ tư tưởng khác…. Cũng thế, quyền tự do tín ngưỡng cũng bao gồm quyền tự do không tín ngưỡng và cũng không được nâng tôn giáo mình lên và hạ thấp tôn giáo khác….

Đảng cầm quyền quản lý một xã hội có nhiều người dân thì cần có những chuẩn mực về ngôn phong để giáo dục đạo đức cho con người trong xã hội chứ không phải để bắt người dân “nói theo” đảng. Điều này (nói theo đảng) cũng như giáo dân luôn hiệp thông cùng giáo hội, điều này chúng ta đã trở nên khác biệt với người Tin Lành vì chúng ta chỉ được hiểu kinh thánh từ giáo hội chứ không phải tự do tùy ý giải nghĩa kinh thánh.

Như vậy, các quyền được đề cập:

(a) theo tôi tự thân nó được “tự do” theo cụ thể của nó là pháp luật và pháp lệnh tương ứng và nếu có vấn đề thì chỉ cần điều chỉnh ở luật và pháp lệnh chứ không cần thiết điều chỉnh ở hiến pháp;

(b) Tôi không biết chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa vô thần, nên nếu có thể xin hãy chứng minh nhận định này của các GM, vì khi nhận định về một cá nhân hay tổ chức mà không toàn diện, cụ thể hay khách quan thì ý kiến của các GM trở nên chủ quan, thiên kiến và thiếu hiểu biết. Tôi nhận biết cụm từ “cộng sản vô thần” xuất phát từ sự xuyên tạc của những người chống cộng sản từ ý thức hệ như là sự đối trọng giữa “tư bản” [đúng hơn là Ca-tô Rô-ma Giáo] và “cộng sản” của thế kỷ trước.

Hiện tại tôi nhận biết rất nhiều người cộng sản có tín ngưỡng của rất nhiều tôn giáo và là của hầu hết các tôn giáo phổ biến, bản thân những người không có tín ngưỡng phổ biến cũng vẫn thờ cúng tổ tiên… vậy thì nhận định người cộng sản vô thần theo tôi là chưa đúng và quá thiên kiến hay chỉ là nhận định chống cộng sản không suy xét!

Những quyền được hiến pháp và pháp luật quy định thì chắc chắn không phải là ân huệ được ban phát cho, và khi đã được ghi vào hiến pháp và pháp luật thì chắc chắn đó là quyền phổ quát, những quyền được ghi vào luật là quyền bất khả xâm phạm và dĩ nhiên là bất khả nhượng! Tôi thấy rất lạ khi các GM không biết điều này và không phân tích hay hiểu một điều hết sức đơn giản này. Tất cả những quyền mà các GM đề cập đều có chế tài nếu cá nhân hoặc tổ chức nào vi phạm, tôi biết điều này vì tôi đã xem rất kỹ những luật này và cả hiến pháp, các vị GM có tìm hiểu hay không mà sao tôi thấy như là các vị không biết đến??? Do vậy, tôi nhận định rằng trong các trăn trở bên trên mà các vị GM đã đề cập chắc rằng tôi không nhận thấy có mâu thuẫn và bất hợp lý! Trái lại thì tôi thấy các vị GM có nhiều điều chưa sáng trong nhận định của mình!

 Đoạn phê bình trên của Nguyễn trọng Nghĩa cho thấy giáo dân Việt Nam ngày nay, trong thời đại thông tin điện tử, được tiếp cận với những thông tin chính xác về các vấn đề, cho nên sự hiểu biết của họ nhiều khi vượt xa sự hiểu biết của các “bề trên”, những vị ở trong một hệ thống mà những mũ đỏ, cổ cồn trắng, áo chùng thâm, chứ không phải là trí tuệ hay kiến thức, là biểu tượng của quyền lực tự tạo để nắm giữ đầu óc tín đồ ở dưới.

Nhưng thật là không thể tưởng tượng nổi, một giáo dân Việt Nam mà dám công khai lên tiếng trên báo chí và diễn đàn truyền thông, chê các giám mục, và chê đúng,  là “ý kiến của các GM trở nên chủ quan, thiên kiến và thiếu hiểu biết.”; “các GM không biết điều này và không phân tích hay hiểu một điều hết sức đơn giản này”; “các vị GM có nhiều điều chưa sáng trong nhận định của mình.” Tuy nhiên, không ai có thể trách ông Nguyễn Trọng Nghĩa là đã phạm thượng vì đoạn phê bình trên của ông ta cho thấy ông ta có sự hiểu biết chính xác hơn các giám mục. Nhưng vì ông ta chỉ là một giáo dân ở trong truyền thống của Ca-tô Giáo, cho nên tôi biết rằng ông ta khó tránh được những đòn thù của Giáo hội. Đây là sách lược của Giáo hội. Sách lược của giáo hội là luôn luôn vận động gia đình, bạn hữu, tẩy chay, dè bỉu, khinh khi v...v..., làm khó dễ hay vu khống làm nhục những người bỏ đạo hay dám có thái độ chống lại các bề trên. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cần phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với những thủ đoạn theo dõi, trả thù của Giáo hội vì ông đã đi ra ngoài “đức vâng lời” và dám sử dụng quyền thắc mắc với các bề trên.

Sách Lược Trả Thù Của Giáo Hội Ca-Tô. 

Sau đây tôi xin nêu vài tài liệu để giúp ông Nguyễn Trọng Nghĩa biết và hãy bình tâm khi gặp những chuyện rắc rối, lời đồn v…v… về mình ở nơi ông ở và trên các diễn đàn truyền thông. Tôi đã đọc hai cuốn sách của cựu linh mục Emmett McLoughlin, “Letters From Ex-Priests” và “Crime and Immorality in the Catholic Church”, trong đó tác giả viết lên những thủ đoạn nhơ bẩn trong sách lược của Giáo hội khó có thể tưởng tượng được: từ xuyên tạc, bôi nhọ, loan tin thất thiệt, cho đến cản trở trong việc đi kiếm việc làm v...v... để cho họ không ngóc đầu lên được và phải trở lại đạo. Đó là đạo đức của Ca-tô giáo dạy tín đồ. Sau đây là một đoạn điển hình trong cuốn “Crime and Immorality in the Catholic Church”, trang 145:

Giáo hội Ca-tô loan những tin đồn thất thiệt rất tác hại về những cựu linh mục như: Họ hoặc là những tên nghiện rượu, bị bệnh nặng vì lời nguyền của Gót, bị vợ bỏ, hoặc trở lại sống trong một tu viện xa xôi để thống hối về những tội lỗi của mình.

Một cựu linh mục rất khó giữ được việc làm trong phần lớn nước Mỹ. Những chủ nhân Ca-tô đuổi ngay ông ta khi đời tư của ông ta bị tiết lộ.

(The Catholic Church spreads the most devastating rumors about former priests. They are either drunken sots, gravely ill as a curse of God, divorced by their wives or back in a distant monastery to do penance for their sins..

An ex-priest has extremely difficult time holding a job in most parts of America. Catholic employers will fire him the instant his personal references disclose his identity.)

Sau đây là một tài liệu trên DCVONLINE http://dcvonline.net/

Sự kiện Ngọc Quang

Tiếp theo những bản tin đã đưa ngày 7/1/2012, Linh mục Đà Nẵng bị tố cáo xâm hại tình dục trẻ vị thành niên, Tu sĩ Gioan Baotixita Nguyễn Công Thủy từ chức linh mục quản xứ, và ngày 10/1/2012, GM Giáo phận Đà Nẵng xin lỗi, DCVOnline tiếp tục tường trình những diễn tiến mới về “Sự kiện Ngọc Quang”: giáo phận Đà Nẵng, linh mục Nguyễn Công Thuỷ, và những giáo dân trực tiếp liên hệ.

Sáng đọc thư xin lỗi của Giám mục Giáo phận Đà Nẵng trước cộng đoàn giáo dân thì trong thánh lễ chiều cùng ngày nạn nhân đã bị sỉ nhục ngay giữa nhà thờ…,

Dưới đây là nguyên văn của chính nạn nhân, viết ngày 20/1/2012, về các hành vi bôi nhọ, cô lập ngay trong giáo xứ Ngọc Quang đã và đang xảy ra với mức độ ngày càng gia tăng.

Ở VN gần Tết rồi, trước Tết tụi bạn con có kế hoạch này nọ trong hội nhóm của nhà thờ đó, mà giờ tụi nó nhìn con như nhìn cái vật gì, nó cứ khinh khỉnh làm sao.

Còn bêu rếu lên Facebook nữa chứ, mấy đứa chơi thân thì không nói làm gì, mấy đứa tưởng chừng đạo đức thì cũng hùa nhau nói tầm bậy. Con chỉ biết im lặng, thiệt là khó chịu, y như việc mình làm là sai.

Trước khi từ nhiệm chức vụ linh mục quản xứ giáo xứ Ngọc Quang và cho đến lúc này, linh mục Nguyễn Công Thủy không những đã không nhìn nhận các sai phạm về các hành vi xúc phạm nhân phẩm mà còn vu khống những người có liên hệ trong vụ việc này.

Chúng tôi nhận thấy có dấu hiệu và bằng chứng vu khống, bôi nhọ, xâm phạm đời tư, và đe dọa từ những kẻ ủng hộ linh mục Nguyễn Công Thủy, hầu hết xuất phát từ các giáo dân giáo xứ Ngọc Quang, được phát tán bên trong và ngoài giáo xứ Ngọc Quang.

Trong thư của một đọc giả (xin dấu tên) viết cho sachhiem.net, và sachhiem chuyển cho tôi, tôi đọc được đoạn sau đây:

Tuy nhiên, ngay sau đó [Bài của Nguyễn trọng Nghĩa đăng trên báo Nhân Dân]  blogger JB Nguyễn Hữu Vinh đã viết bài “Sự cùng quẫn nhìn từ báo Nhân Dân” để đăng trên blog cá nhân, gửi tới BBC và BBC đã đăng trên mục Diễn đàn. Đồng thời trên internet, người ta mở một "chiến dịch" thóa mạ, dậm dọa Nguyễn Trọng Nghĩa. Tôi đã nhận được mail từ Nguyễn Trọng Nghĩa, anh ấy kể đã bị hăm dọa, bị vu khống là tâm thần và bỏ sinh hoạt tôn giáo từ lâu, bị nghi ngờ có người xúi bẩy, nhà thờ mời gia đình tới làm việc...

Điều đặc biệt là Giáo hội Ca-tô ở đâu cũng thế, từ Vatican xuống tới các giáo xứ nhỏ nhoi ở các địa phương: Thay vì công nhận sự sai lầm của mình, đền bù cho nạn nhân thì Giáo hội lại cùng các giáo dân không có đầu óc, cuồng tín, vào hùa với bề trên tìm cách nói xấu, trả thù nạn nhân vì nạn nhân đã dám nói công khai trước báo chí và quần chúng sự bê bối trong giáo hội hoặc dám phê bình thẳng thắn các bề trên như Nguyễn Trọng Nghĩa. Thật là tội nghiệp cho đám tín đồ ở dưới, bị nhồi sọ đến độ bảo vệ bề trên của mình bằng những thủ đoạn đê tiện đối với ngay bạn bè của mình hay người thân của mình.

Tác giả Charlie Nguyễn cũng đã gặp cảnh ngộ này từ những người thân trong gia đình. Sự đồi bại và phá sản tâm linh của tập đoàn Ca-tô thật là rõ trong những thủ đoạn điều kiện hóa tín đồ để họ có thể dùng bất cứ thủ đoạn hạ cấp nào để bênh vực cho giáo hội hay bề trên của họ bất kể liêm sỉ. Đó là “hội thánh Ca-tô”.

Nhưng nếu Nguyễn Trọng Nghĩa có thể bình tâm vượt qua những đòn thù hạ cấp này của bề trên và bạn bè, thì ông ta có thể hãnh diện mình là người can đảm, đã tiến một bước dài trên con đường tự giải thoát, đồng hành với hàng triệu trí thức trên thế giới, như Frank E. Tate đã tuyên bố như sau:

“Suốt cuộc đời tôi, tôi đã tiến bộ từ một người sùng tín đến một người theo thuyết “bất khả tri” và bây giờ là một người vô thần. Tôi dùng từ “tiến bộ” vì tôi tin rằng đó thực sự là một sự tiến bộ, tiến từ sự chấp nhận mù quáng vào một huyền thoại phi lý đã lỗi thời đến sự nghi ngờ và sau cùng đến sự từ bỏ và không còn tin nữa.

Chính cái huyền thoại đó – cuốn Thánh kinh Do Thái – Ki Tô – là một cuốn ghi chép kinh hoàng về những cuộc đổ máu, dâm dật, và cuồng tín không đếm xỉa gì đến đời sống và sự an sinh của những người nào không bày tỏ niềm tin mù quáng của mình vào những giới luật được trình bày qua những lời lẽ mâu thuẫn và không thể nào xảy ra được”

(During my lifetime I have progressed from being a “believer,” to being an agnostic and now an atheist. I use the word “progress” because I believe it to be true progress to go from blind acceptance of an outdated illogical mythology to doubt and finally to denial and disbelief...

The myth itself – the Judeo-Christian Bible – is a shocking account of bloodshed, lust, and bigoted disregard for the lives and well-being of all peoples who do not profess a blind belief in the precepts presented in such impossible and contradictory terms.)

 Đọc JB Nguyễn Hữu Vinh, chúng ta thấy sự hiểu biết của JB Nguyễn Hữu Vinh lại cũng chẳng khác gì sự hiểu biết của Hội Đồng Giám Mục và thấy rõ ông ta là một tín đồ ngu đạo, cuồng tín. Quý đọc giả nên tìm đọc bài phê bình JB Nguyễn Hữu Vinh rất đặc sắc của Nguyễn Thanh Tùng trên http://www.doimat.cuanhcuem.net/2013/04/cung-quan-ly-le-cua-mot-con-cuu.html.

Khai Triển Vài Ý Kiến Của Ông Nguyễn Trọng Nghĩa

Tới đây, tôi muốn khai triển vài ý kiến của ông Nguyễn Trọng Nghĩa (NTN). Ông Nghĩa viết:

a) Về Nhân Quyền

NTN: “Những quyền căn bản của con người không phải đã liệt kê “khá đầy đủ” mà thực tế là đã “đầy đủ” trong tuyên ngôn nhân quyền”

Tôi nghĩ chúng ta cần phải hiểu rõ về nhân quyền trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận và tuyên bố ngày 10 tháng 12 năm 1948, thường được Tây phương cưỡng dùng làm thước đo vấn đề nhân quyền trên toàn thể thế giới, một chiêu bài với hậu thuẫn của bom đạn, thường được sử dụng để đạt được những mục đích chính trị kinh tế của Tây phương chứ không phải vì tự thân nhân quyền. Những người Ca-tô Việt Nam, thực chất là những nô lệ tâm linh của Vatican, cũng dựa vào bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này để chống Cộng cho Chúa. Nhưng rất ít người biết đến thực chất giá trị của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền: Đó là một tài liệu không rõ ràng, không có tính cách bắt buộc pháp lý (Mary E. Williams, Human Rights, p. 16: declarations are not legally binding; Robert W. Lee, The United Nations Conspiracy, p.101: the UN later adopted its vague, non-binding Declaration of Human Rights), nghĩa là các quốc gia, tùy theo sự diễn giải về những quyền trong đó, không có bổn phận phải thi hành những điều khoản trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền theo như quan niệm của tây phương.

Điều rõ ràng là những điều khoản trong bản tuyên ngôn phản ánh những chế độ, văn hóa và xã hội Tây phương vì năm 1948, Liên Hiệp Quốc nằm trong sự thao túng của các cường quốc Âu Mỹ. Bởi vậy, một số lãnh tụ Á Châu, như Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohamad, gần đây đã cho rằng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là sản phẩm của những quốc gia Tây phương, không hiểu gì về các xã hội Đông phương, có tính cách xâm lược văn hóa của chính sách đế quốc Tây phương (Some Asian leaders, like Malaysian Prime Minister Mahathir Mohamad, denounce it (the Declaration) as Western cultural imperialism), và đề nghị phải duyệt lại bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này. Phải chăng vì vậy mà Doug Cassel cho rằng tới ngày nay, đường đi tới sự thực hiện bản Tuyên Ngôn trên bình diện quốc tế vẫn còn dài? (Doug Cassel: "The Universal Declaration still is a long way from universal reality"). Doug Cassel là Giám Đốc Trung Tâm Nhân Quyền Quốc Tế tại đại học Northwestern, Illinois.

Chúng ta nên nhớ, Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời khi Mỹ và đồng minh vừa đánh bại Đức Quốc Xã và khi ảnh hưởng của Nga Sô đang bành trướng trên nửa hoàn cầu. Phân tích toàn bộ bản Nhân Quyền chúng ta thấy có nhiều điều khoản mâu thuẫn nhau, không thể thực thi, và trên thực tế, 3 cường quốc có quyền phủ quyết tại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, cầm đầu trong việc đưa ra bản Nhân Quyền: Anh, Pháp, Mỹ, lại là những nước vi phạm nhân quyền nhiều nhất. Đây là một bản văn dùng để ép những nước nhược tiểu phải theo những quy định về quan niệm nhân quyền rất nhỏ hẹp của Tây phương mà bỏ qua vấn đề nhân quyền với những quan niệm khác nhau, trong những nền văn hóa khác nhau, trong cộng đồng quốc tế.

Khi bản tuyên ngôn ra đời, năm 1948, thì Pháp, đang trở lại Đông Dương để tái lập ách nô lệ trên những dân tộc của bán đảo này với sự trợ giúp của Anh và Mỹ. Phải chăng đây là hành động tôn trọng nhân quyền của người dân ở bán đảo Đông Dương? Và, việc Mỹ đơn phương tạo nên cuộc chiến Quốc Cộng ở Việt Nam, đơn phương xóa bỏ hiệp định Geneva, đổ quân và vũ khí vào miền Nam, ném bom tàn phá ruộng nương, nhà thờ, trường học, nhà thương, chùa chiền v..v.. trên toàn đất nước Việt Nam, trải thuốc khai quang Agent Orange v..v.., để lại nhiều di hại cho người dân Việt Nam cho tới tận ngày nay, phải chăng đó là những hành động tôn trọng nhân quyền và lòng khao khát hòa bình của người dân Việt, muốn sống tự do và bình đẳng theo lý trí và lương tri của mình trong cộng đồng quốc tế?

Cũng vì chính sách lưỡng chuẩn về nhân quyền của các cường quốc Tây phương nên Walter J. Rockler, nguyên công tố viên tòa án xử tội phạm chiến tranh Nuremberg, đã viết như sau về quan niệm nhân quyền của Mỹ, liên quan đến cuộc chiến ở Việt Nam:

"Cái mà chúng ta gọi là quan tâm đến nhân quyền thật là lố bịch. Chúng ta đã thả xuống Việt Nam một số lượng bom gấp đôi số lượng bom mà các quốc gia liên hệ đến cuộc Đệ Nhị Thế Chiến thả lên đầu nhau. Trong cuộc chiến này, chúng ta đã giết hàng trăm ngàn thường dân. Ngay gần đây, chúng ta bảo trợ, huấn luyện và ủng hộ những đoàn quân địa phương của Guatamala, El Salvadore, và Nicaragua Contras ở Trung Mỹ, trong sự tàn sát ít nhất là 200 ngàn người..."

(Our alleged concern with human rights borders on the ludicrous. We dropped twice as many bombs on Vietnam as all the countries involved in World War II dropped on each other. We killed hundreds of thousands of civilians in the course of that war. Very recently, in Central America, we sponsored, trained, and endorsed the local armies - Guatemalan, Salvadoran, and Nicaraguan Contras - in the killing of at least 200000 people. - http://www.srpska-mreza.com/)

Robert Scheer cũng viết như sau trên tờ Times:

"Chẳng phải là chúng ta có một lịch sử "diệt chủng" hay sao, mới đầu là thổ dân Mỹ, và sau là ở Việt Nam, khi quân đội Hoa Kỳ lùa những dân làng trung thành, hầu hết là Công Giáo, vào sống an toàn trong những Ấp Chiến Lược, trong khi biến những vùng Phật Giáo ở thôn quê Nam Việt Nam thành những vùng tự do thả bom một cách toàn diện?"

(Don't we have our own history of "ethnic cleansing", first of the Native American population and later in Vietnam, when U.S. troops herded loyal, mostly Catholic villagers into so-called "strategic hammers" for safety while turning the mostly Buddhist countryside of South Vietnam into a saturation bombing zone?)

Tất cả những sự kiện trên đều chứng tỏ rằng Nhân Quyền chỉ là một chiêu bài hữu danh vô thực của Mỹ, với hậu thuẫn của bom đạn và ưu thế kinh tế, để ép những tiểu nhược quốc nào có thể ép được phải theo đường lối chính trị của Mỹ.

Phân tích 30 điều khoản trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, Robert W. Tracinski, cây viết lão thành của Ayn Rand Institute, Cali., đã cho rằng "Bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã phá ngầm những quyền thực sự của cá nhân" (UN's declaration of human rights undermines genuine rights of individuals). Ông viết: "Thay vì bảo vệ nhân quyền, bản tuyên ngôn chỉ là sự méo mó có tính cách phá hủy quyền của cá nhân" (It was instead a destructive distorter of individual rights.) Robert Tracinsky, sau khi phân tích những điều khoản trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã kết luận: 

"Những cái gọi là nhân quyền mà bản tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc bênh vực mạnh mẽ chẳng phải là tích cực mà cũng chẳng phải là quyền. Chúng áp đặt một tính cách tiêu cực sâu đậm - sự dùng võ lực chống cá nhân - và chúng là những kẻ thù của những quyền đích thực của con người"

(The so-called positive rights championed by the UN declaration are neither positive nor rights.  They mandate a profound negative - the initiation of force against the individual - and they are the enemies of genuine rights.)

Nhưng ngày nay, mấy ông bà dân biểu nghị sĩ cắc ké của Mỹ và Quốc Hội Âu Châu vẫn không biết ngượng, cứ mang bình phong nhân quyền ra để mà xía vào những chuyện nội bộ của Việt Nam. Từ xưa tới nay không biết đã có bao nhiêu nghị quyết và báo cáo nhân quyền về Việt Nam. Nhưng hầu như những nghị quyết, báo cáo nhân quyền đó đều chìm dưới đáy Biển Đông, hay nằm yên vị trong những xọt rác. Nhà Nước Việt Nam lên tiếng phản đối nhưng thực ra chỉ tỏ mình ở thế yếu, trong khi Nhà Nước có thừa luận cứ để quật ngược lại những mánh mưu có tính cách xía vào nội bộ Việt Nam, xâm phạm đến chủ quyền của một nước độc lập trên thế giới. Điều này Trung Quốc đã làm để quật ngược lại Mỹ về vấn đề nhân quyền. Hay đơn giản hơn, vì là một nước nhỏ, Nhà Nước Việt Nam chỉ cần nói một câu:

Cám ơn quý vị đã quan tâm! Nhưng đó không phải là chuyện của quý vị“ (Thank You for your concern! But it’s none of your business).

Tại sao, vì Mỹ, nhất là Mỹ, cũng như Quốc Hội Âu Châu và những tổ chức quen thuộc như các đài VOA (Voice Of America) BBC VN, RFA [Radio Free Asia], tổ chức HRW [Human Rights Watch], RFI [Radio France Internationale], và nhất là các dân biểu, nghị sĩ Mỹ, đều không có tư cách và quyền năng để nói về nhân quyền ở Việt Nam. Quyền hạn và nhiệm vụ của Thượng Viện, Hạ Viện, cùng các Nghị sĩ, Dân biểu đều đã được quy định rõ ràng.

Nhiệm vụ của Hạ Viện Mỹ, của Thượng Nghị sĩ, dân biểu Mỹ là gì? Tại sao Hạ Viện Mỹ, mấy Thượng Nghị Sĩ Mỹ, mấy Dân Biểu Mỹ, lại đi ra ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xen vào chuyện của Bộ Ngoại Giao,  để cứ lì lợm xía vào những chuyện nội bộ của Việt Nam trong khi im hơi lặng tiếng trước những chuyện nghiêm trọng hơn nhiều ở ngay trong nước Mỹ, hay liên quan đến nước Mỹ như ở Iraq, Afghanistan, Syria, Libya, Guantanamo, Gitmo v..v…và nhiều nơi khác trên thế giới.

Mới gần đây, có tin chính quyền Syria dùng vũ khí hóa học, và Mỹ đang nghiên cứu vấn đề xem có dùng đến biện pháp quân sự để can thiệp hay không. Mỹ mau quên là trong cuộc chiến ở Việt Nam Mỹ cũng đã dùng tràn ngập những chất hóa học có tác hại trên con người mà ảnh hưởng di hại còn kéo dài tới ngày nay nhưng Mỹ vẫn phủ nhận trách nhiệm.

Có vẻ như mấy Thượng Nghị Sĩ Mỹ như Barbara Boxer, Sam Brownback v.v….hay mấy Dân Biểu Mỹ như Cris Smith, Frank Wolf, Loretta Sanchez v.v…không thuộc lịch sử nước Mỹ, hay cố tình lờ đi chuyện Mỹ đã dính líu vào Việt Nam như thế nào, đã phạm những tội ác gì đối với dân chúng Việt Nam trong cuộc chiến Việt Nam cách đây vài chục năm. Tại sao họ không chịu đọc Deborah Nelson, Nick Turse, Noam Chomsky v…v… để thấy rằng Mỹ không có tư cách để nói về nhân quyền ở Việt Nam.

Về nhân quyền, Mỹ và những tổ chức quốc tế chỉ quan tâm đến vài người Việt bị bắt giam vì vi phạm luật pháp quốc gia, dựa trên những thông tin không đầy đủ, phần lớn chỉ là xuyên tạc, thổi phồng, sai sự thực của những tay sai ở ngoại quốc như Võ Văn Ái lãnh tiền của NED, hoặc những người hành nghề “mách Bu” để tiếp tục cuộc thánh chiến chống Cộng, nhưng có vẻ như cố ý chẳng quan tâm gì đến việc Mỹ và Anh, Pháp xâm lăng Iraq, Afghanistan và Libya, gây nên sự chết chóc của hàng ngàn thường dân vô tội, và vẫn đang tiếp diễn, vì bom đạn của những thế lực tự nhận là bảo vệ nhân quyền.

Những vụ máy bay không người lái “drone” giết hại bao nhiêu thường dân cũng chẳng đáng quan tâm đối với họ. Tin mới nhất trên rt.com ngày thứ Tư 24/4/13, máy bay drone của Mỹ ở Pakistan và Yemen đã giết 178 trẻ em (kill 178 children), ở Afghanistan cũng vậy nhiều thường dân và trẻ em chết vì những vụ oanh tạc của Mỹ. Những tổ chức trên đã nổi tiếng là không có mấy thiện cảm đối với Việt Nam, có thể vì “hội chứng hậu chiến” với mặc cảm là Tây phương đã bị một nước nhỏ, kém phát triển, đá ra ngoài, nên luôn luôn chỉ đưa ra những thông tin một chiều, nhiều khi sai sự thực. Bất cứ có cơ hội nào, dù nhỏ nhặt đến đâu, cũng cứ trịch thượng xía vào những chuyện nội bộ của Việt Nam. Thực ra, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền v…v… chỉ là những chiêu bài diễn giải một cách hạn hẹp để phục vụ cho những mục đích chính trị của Tây phương chứ thực ra chẳng liên quan gì đến nhân quyền hay dân chủ. Đó là những món hàng được quảng cáo bề ngoài rất tốt đẹp để xuất cảng chứ thực chất bên trong chẳng liên quan gì đến mặt hàng đã được tuyên truyền, quảng cáo..

Chúng ta hãy lấy một thí dụ: Năm 2003, một số như dân biểu Mỹ như Smith, Lofgren, Sanchez, Davis v.. v.., , đã đưa ra nghị quyết 427 trong đó lấy thông tin láo của Võ Văn Ái và viết láo lếu: “xét rằng Thích Trí Lực bị Cộng Sản bắt cóc ở Cambốt blah.. blah.. blah…” [Whereas Thich Tri Luc was kidnapped in Cambodia by Vietnamese authorities after being given refugee status by the United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR), forcibly repatriated, and held incommunicado for a year etc…] trong khi sự thực thì Thích trí Lực đã hoàn tục, trốn đi ngoại quốc, rồi khi trở về Việt Nam thăm vợ thì bị bắt. Một chuyện khôi hài khác trong Nghị Quyết 427 của Hạ Viện Mỹ là có một câu “Chúc Tụng hàng Giáo Phẩm của GHPGVNTN mới được công cử” [Congratulates the new leadership of the United Buddhist Church of VN] trong khi chẳng biết ai công cử và cũng chẳng biết là GHPGVNTN, về phương diện pháp lý, là một tổ chức bất hợp pháp nhưng chính quyền Việt Nam đã làm ngơ vì không muốn mang tiếng là đàn áp tôn giáo và để cho dân tình được yên.

Vậy rõ ràng là mấy ông dân biểu cắc ké trong Hạ Viện Mỹ đi ra ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của mình để nhúng mũi vào chính trị Việt Nam mà không chịu làm bài tập (do homework). Những việc làm phi lý như vậy chỉ đưa đến những hậu quả không tốt cho sự liên lạc ngoại giao giữa hai nước Việt, Mỹ.. Hơn 500 ngàn binh sĩ trên đất nước Việt Nam còn chẳng làm được gì, huống chi vài cái nghị quyết ấm ớ hòng ép Việt Nam về những chuyện ruồi bu vặt vãnh.

b) Về Mác-Lênin Là Chủ Nghĩa Vô Thần ??

NTN: Tôi không biết chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa vô thần, nên nếu có thể xin hãy chứng minh nhận định này của các GM, vì khi nhận định về một cá nhân hay tổ chức mà không toàn diện, cụ thể hay khách quan thì ý kiến của các GM trở nên chủ quan, thiên kiến và thiếu hiểu biết. Tôi nhận biết cụm từ “cộng sản vô thần” xuất phát từ sự xuyên tạc của những người chống cộng sản từ ý thức hệ như là sự đối trọng giữa “tư bản” [đúng hơn là Ca-tô Rô-ma Giáo] và “cộng sản” của thế kỷ trước.

Nguyễn Trọng Nghĩa viết như trên để phê bình câu Hội Đồng Giám Mục viết trong thư Nhận Định và Góp Ý: “Phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần?”. Bị rung chuyển bởi đoạn trên của ông Nguyễn Trọng Nghĩa vì ông JB Nguyễn Hữu Vinh cũng cho là “Cộng sản vô thần” nên ông ta bèn nhảy ngay vào đánh phủ đầu:

Đọc qua bài viết [của Nguyễn Trọng Nghĩa] được cho là 'ngây ngô' này, thiết nghĩ không phải mất thời giờ để bàn về chuyện liệu những người như tác giả bài viết này có trình độ về lý luận hoặc hiểu biết ra sao. Đơn cử, tác giả của bài báo được tờ báo Nhân Dân của Đảng trân trọng, viết những câu như: “Tôi không biết chủ nghĩa Mác – Lê-nin là chủ nghĩa vô thần”.

Ông JB Nguyễn Hữu Vinh làm ra vẻ ta đây là người hiểu rộng biết nhiều về “Cộng sản vô thần” nên cho rằng câu “Tôi không biết chủ nghĩa Mác – Lê-nin là chủ nghĩa vô thần” của ông Nguyễn Trọng Nghĩa là không đúng. Nhưng điều rõ ràng là, qua phần trình bày phân tích ở trên, và ngay trong vấn đề “Cộng sản vô thần”,  trình độ và sự hiểu biết của Nguyễn Trọng Nghĩa lại vượt xa trình độ và hiểu biết của Hội Đồng Giám Mục cũng như của ông JB Nguyễn Hữu Vinh. Thật vậy:

NTN viết không có gì sai trong câu “Tôi không biết chủ nghĩa Mác – Lê-nin là chủ nghĩa vô thần” . Có thật là Nguyễn Trọng Nghĩa “ngây ngô” không, hay là chính Hội Đồng Giám Mục và JB Nguyễn Hữu Vinh đã “ngây ngô” khi cho “chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần”?

NTN đã viết đúng và đưa ra thách đố: “nếu có thể xin hãy chứng minh nhận định này của các GM,” Làm sao mà chứng minh được, vì Hội Đồng Giám Mục cũng như JB Nguyễn Hữu Vinh đều không hiểu thế nào là “vô thần”. Trước sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản và sự suy thoái của Ca-tô giáo từ cuộc cách mạng Pháp 1789, Ca-tô Rô-ma Giáo đưa ra sách lược chống Cộng bằng cách cưỡng nhét “vô thần” vào chủ nghĩa Mác-Lênin và Cộng Sản, lợi dụng sự mê tín và cuồng tín của đám tín đồ thấp kém, tuyên truyền xuyên tạc, nhồi sọ tín đồ và cấy vào trong đầu họ ý niệm là vô thần tất nhiên phải xấu vì chống thần của Ca-tô giáo, gây trong đầu óc đám tín đồ mối thù hận những người vô thần. Trước đây, trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, Giáo Hoàng cũng nói Phật Giáo là một hệ thống “vô thần”, sợ tín đồ bị ảnh hưởng của Phật Giáo đang lên.  Tại sao CaTô Giáo lại chống Cộng một cách điên cuồng bất kể thủ đoạn như vậy? Thật là dễ hiểu, vì lý thuyết của Marx đã vạch trần bộ mặt thật của Ki Tô Giáo, kết quả là đưa Ki Tô Giáo vào con đường suy thoái không có cách nào cứu vãn. Hiện tượng này thật là rõ rệt, không những chỉ ở Âu Châu, cái nôi của Ki Tô Giáo, mà còn ở khắp nơi trên thế giới, kể cả Bắc Mỹ. Học giả Công giáo Joseph L. Daleiden đã viết trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng (The Final Superstition, Prometheus Books, New York, 1994):

“Căn nguyên sự thù ghét Cộng Sản của giáo hội Ca-tô là vì giáo hội ý thức được rằng Cộng Sản, về ảnh hưởng, là một địch thủ tôn giáo.” [The root of the (Catholic) Church’s antipathy toward Communism is its realization that Communism is, in effect, a rival religion], có nghĩa là gán “vô thần” cho Cộng sản hàm ý chống đối với “hữu thần” của Ca-tô Giáo..

 

Nhưng vô thần không phải là một tôn giáo. Giữa thế kỷ 18, nhà Đại Văn Hào Pháp Voltaire đã nhận định: “vô thần là thói xấu của một số ít những người thông minh” (Atheism is the vice of a few intelligent people) để đối chiếu với số đông những người “hữu thần” kém thông minh tin nhảm tin nhí vào một thần trong thời đó ở Âu Châu, tuyệt đại đa số là tín đồ Ca-Tô Giáo. Nhưng có vẻ như đám người kém thông minh này, không chỉ giới hạn ở Âu Châu, không tiến bộ được chút nào trải qua đã vài thế kỷ, cho nên chúng ta vẫn thấy họ dùng những từ như “Cộng sản vô thần” tràn ngập trên Internet, hàm ý “vô thần” là một cái gì xấu xa, vì không chịu tin nhảm tin nhí vào thần của họ. Thật là tội nghiệp, họ có biết đâu “vô thần” là biểu hiện của tự hào, của danh dự, của sự tiến bộ trí thức, và “vô thần” đã có trong suốt giòng lịch sử của nhân loại, từ hơn 20 thế kỷ trước, trong khi Cộng Sản mới chỉ thành hình vào đầu thế kỷ 20.

Bất cứ người nào có đôi chút kiến thức cũng phải hiểu rằng: Cộng sản là một hệ thống chính trị xã hội – kinh tế (Communism is a socio-economic political system) trong khi Vô Thần là một lập trường đối với các tôn giáo (thần giáo), đặc biệt là tôn giáo Tây phương: Ki Tô Giáo (Atheism is a position taken in respect to religion, especially Western religion.)

Tại sao những người chống Cộng lại mù quáng và thiếu hiểu biết đến độ ngày nay mà vẫn dùng cụm từ “Cộng sản vô thần” để lên án Cộng sản? Vì họ đã bị thuốc phiện của những tôn giáo độc thần làm tê liệt đầu óc, khiến cho họ suốt đời phải bám víu vào một vị thần tưởng tượng do tôn giáo đó bày đặt ra, như bám víu vào một cặp nạng để lê lết trên trường đời. Họ được dạy vô thần là chống thần của họ, cho nên với bất cứ giá nào, họ phải chống những người “vô thần” để duy trì cặp nạng của họ. Thật là tội nghiệp.

Một Bài Học Về Vô Thần

Sau đây là một bài học ngắn cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và con chiên JB Nguyễn Hữu Vinh về thực chất thế nào là “vô thần”, và để cho quý ngài, khi nói “chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần hay “Cộng sản vô thần” là quý ngài đã đề cao chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như Cộng sản, đồng thời tự chứng tỏ là sự hiểu biết của mình còn kém cỏi, không bằng sự hiểu biết của giáo dân Nguyễn trọng Nghĩa. Tại sao, những hiểu biết về vô thần sau đây sẽ chứng minh để quý vị thấy.

1. Trước hết là bài thuyết trình của Emmett F. Fields. Trong bài thuyết trình dài này, ở đây tôi chỉ trích dẫn vài đoạn ngắn, tác giả chủ yếu nói về Ki Tô Giáo nhưng khi thì dùng từ “tôn giáo” (religion) khi thì dùng từ Ki Tô Giáo (Christianity). Đọc phần tiếng Anh chúng ta thấy rõ như vậy. Cho nên tôi đã thay một số từ “tôn giáo” bằng Ki Tô Giáo để cho dễ hiểu.


Emmett F. Fields

Bước đầu tiên trong việc tìm hiểu vô thần là phải loại bỏ những lời nói láo và tuyên truyền mà Ki Tô giáo truyền bá để chống vô thần. Vô thần không chỉ là kiến thức về sự không hiện hữu của các thần mà còn hơn nữa, là kiến thức về sự sai lầm hay gian xảo của Ki Tô giáo. Vô thần là một thái độ, một khung trí tuệ nhìn thế giới một cách khách quan, không sợ hãi, luôn luôn tìm hiểu mọi sự việc như là một phần của thiên nhiên. Có thể nói rằng vô thần có một giáo lý là phải đặt nghi vấn và một tín lý là phải nghi ngờ. Đó là trí tuệ con người trong môi trường thiên nhiên, không có gì là quá thánh thiện để không được tìm hiểu, không có gì là quá thiêng liêng để không được đặt nghi vấn. Cuốn Thánh Kinh của người vô thần, có thể nói như vậy, chỉ có một từ: “HÃY SUY NGHĨ”. Vô thần là sự giải thoát hoàn toàn của đầu óc con người khỏi những xiềng xích của sợ hãi và mê tín.

Vô thần tuyệt đối không có gì tiêu cực; sự thật không bao giờ có thể là tiêu cực. Vô thần đòi hỏi chứng minh, hay ít nhất là những bằng chứng hợp lý, và chỉ bác bỏ những gì không đáp ứng được sự đòi hỏi của sự hiểu biết thông thường. Trong suốt lịch sử, mọi tiến bộ trong xã hội có được là từ sự nghi ngờ và loại bỏ những ý tưởng, những tập quán, và những niềm tin cũ kỹ [vì không còn đúng]. Cái cây kiến thức nhân loại chết khi nó đang mọc lớn, với những cành lá mới mọc từ những phần đang chết, và thay thế những phần này với những niềm tin chân thật và tốt đẹp hơn. Nhà Thần học là một con cú, đậu trên một cành cây đã chết của cái cây kiến thức nhân loại, và rúc lên cùng những tiếng rúc cũ kỹ đã từng rúc lên trong nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhưng hắn chưa bao giờ phát ra một tiếng kêu rúc nào cho sự tiến bộ.

Về đạo đức, Vô thần ở ghế thượng phong trên Ki Tô giáo. Sự thất bại lớn của đạo đức Ki Tô giáo bắt nguồn từ ảo tưởng của họ về một đạo đức đứng trên đúng hay sai [vì là đạo đức của Gót]. Đầu óc của người theo Ki Tô giáo đã biết là tra tấn và giết người là sai lầm, bạo hành và thù hận là sai lầm, cưỡng bức người khác vào đạo là sai lầm. Ki Tô giáo đã biết những điều đó là sai lầm, nhưng đầu óc của những người theo Ki Tô giáo trở nên tồi tệ vì cái ảo tưởng về một nền “đạo đức cao hơn”, và vì cái ảo tưởng này mà lịch sử nhân loại ngập máu những người vô tội. Nhân danh “thiên chúa” và một nền “đạo đức cao hơn” của họ, những người Ki Tô Giáo đã tiến hành những cuộc thánh chiến để tiêu diệt, đã cướp bóc, tra tấn và tàn sát những người không thể đồng ý với họ, hoặc chưa từng nghe đến tôn giáo của họ. Nhân danh nền “đạo đức cao hơn” này, những người Ki Tô Giáo đã thù hận, săn lùng, bạo hành, và thiêu sống người “lạc đạo”, người “vô tín”, và người “vô thần”.

Về đạo đức, lịch sử cho chúng ta thấy, làm người vô thần thì tốt hơn là làm người Ki-Tô.

Một khi thái độ vô thần đã đạt được, và đầu óc đã thoát khỏi những sự sợ hãi và niềm tin trong Ki Tô giáo đã được cấy vào chúng ta từ khi còn nhỏ; và một khi chúng ta có thể nhìn vào tôn giáo một cách khách quan không thiên vị, thật hiển nhiên là Ki Tô giáo có tất cả những đặc tính của một dạng tâm linh điên rồ.

Sự nghiên cứu lịch sử sẽ biện minh thêm cho thuyết Ki Tô giáo là một dạng tâm linh điên rồ. Không có một đầu óc lành mạnh nào lại có thể gây ra những cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu, những cuộc thập ác chinh mà những người bị chinh phục, đàn ông, đàn bà, trẻ con, và ngay cả con nít đều bị giết chỉ vì họ là những người “không tin” hay “lạc đạo”. Những tù ngục tối tăm và những phòng tra tấn của những tòa án thánh xử dị giáo không thể nào bị cai quản bởi những đầu óc lành mạnh. Và phải là loại đầu óc điên rồ, đầu óc Ki Tô giáo, mới trói người phụ nữ vào cột, rồi chất củi thiêu sống vì cái tội không thể nào có là phù thủy. Không có người nào tỉnh táo có thể đọc những chuyện khủng khiếp, hiếp dâm và giết người trong một cuốn sách man rợ mà người ta gọi cuốn sách đó là “Lời của Gót”. Và huyền thoại về Giê-su, về một Gót phải xuống làm người và bị giết trước khi có thể tha thứ tội lỗi cho nhân loại, là chuyện điên rồ nhất trong những chuyện điên rồ.

Ngày nay, Ki Tô Giáo cố tình không biết đến, hay giấu kín và phủ nhận cái lịch sử đẫm máu của mình và tự tôn là nền tảng đạo đức của chúng ta, và là nền tảng ngay cả nền văn minh của chúng ta. Ki Tô Giáo tự cho rằng là nguồn hi vọng duy nhất của chúng ta trong tương lai. Nhìn vào lịch sử Ki Tô Giáo, những điều tự nhận như vậy, bản chất chỉ là những lời nói điên dại. (nguyên văn 1)

2. Những Huyền Thoại Về Cộng Sản & Vô Thần (Myths About Communism & Atheism) của Jim Walker trên trang nhà http://www.nobeliefs.com/.

Sau đây là vài đoạn điển hình trong đó. Toàn bài về đề tài này cùng với nhiều thông tin về “vô thần” đã được đăng trên http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN104.php.

Jim Walker :

Trong thời đại của Đức Quốc Xã Nazi cùng với những tín đồ Ca-tô Đức trong những thập niên 1920 và 30, và cho đến thập niên 1950, cùng với sự chống Cộng cuồng loạn của Mỹ, những kẻ cuồng tín cực hữu đã cấy vào đầu dân chúng ý tưởng Cộng sản có nghĩa là vô tôn giáo và chủ trương vô thần. Ngày nay, cái huyền thoại này vẫn còn tồn tại trong đầu óc của những chính trị gia và nhà tôn giáo bảo thủ. Tuy nhiên, trong bản Cương Lĩnh của Đảng Cộng sản và trong Hiến Pháp của Liên Bang Sô Viết, không hề nói đến vô thần bất cứ ở chỗ nào. Liên bang Sô Viết cũng không tiêu diệt tôn giáo. Trái lại, không có chỗ nào trong chủ nghĩa Cộng sản cấm không cho phép tôn giáo thực hành. Cần phải để ý đến sự kiện là Bản Cương Lĩnh của Đảng Cộng Sản so sánh Ki Tô Giáo với chủ nghĩa xã hội [Noteworthy appears the fact that the Manifesto of the Communist Party compares Christianity with socialism] như sau:

Không có gì dễ dàng hơn là chủ nghĩa tu khổ hạnh của Ki Tô Giáo có một màu sắc xã hội. Có phải là Ki Tô Giáo đã phủ nhận tài sản cá nhân, phủ nhận hôn phối, phủ nhận quốc gia? Có phải là thay vì đó Ki Tô Giáo đã rao giảng về sự nghèo khổ và từ thiện, chủ nghĩa độc thân và hành xác, đời sống trong tu viện và Giáo hội mẹ. Chủ nghĩa xã hội của Ki Tô Giáo không gì khác là “nước thánh” mà các linh mục hiến dâng cho những trái tim đau khổ của giới quý tộc.

Điều khoản 34 trong bản Hiến Pháp năm 1977 của Liên Bang Sô Viết Xã Hội Cộng Hòa viết:

Công dân của Liên Bang Sô Viết thì bình đẳng trước pháp luật, bất kể sự khác biệt về nguồn gốc, tình trạng xã hội và tư hữu, giới tính, trình độ học vấn, ngôn ngữ, thái độ đối với tôn giáo, nghề nghiệp, nơi ở, và các tình trạng như địa vị, thân thế v…v…

Chủ nghĩa Cộng sản là một hệ thống niềm tín (beliefs system) về kinh tế và chính trị xã hội, đặt căn bản trên sở hữu cộng đồng thay vì tư nhân. Chủ nghĩa này không nói bất cứ điều gì để đẩy mạnh chủ trương vô thần hay diệt trừ tôn giáo.

Tuy chắc chắn đã có những sự bạo hành đối với nhà thờ Nga Sô vào đầu thế kỷ 20, quyền lực của Cộng sản làm như vậy là vì những quan ngại chính trị, chứ không phải vì những lý do tôn giáo hay vô thần. Những người Cộng sản muốn kiểm soát tất cả những nguồn tài nguyên của quốc gia và trong những nguồn tài nguyên này thì gồm có tôn giáo cũng như họ đã làm đối với những vấn đề như kỹ nghệ và nông nghiệp. Đó là một trong những lý do mà Stalin đã cho Giáo hội Chính Thống Nga sống lại và tồn tại cho đến ngày nay.

Có lẽ lý do mà người ta hay nói đến nhất để kết nối chủ nghĩa vô thần với chủ nghĩa Cộng sản là từ lời phát biểu của Karl Marx:

Tôn giáo là tiếng thở dài của những tạo vật bị đàn áp, trái tim của một thế giới vô tâm, cũng như nó là tâm linh của một tình trạng vô tâm linh. Đó là thuốc phiện của con người.

Lời tuyên bố này không bắt nguồn từ triết lý Cộng sản của Marx, mà có vẻ là ông ta muốn chỉ trích triết lý về Quyền của Hegel [Hegel’s Philosophy of Right]. Lời tuyên bố trên cũng không biểu thị chủ nghĩa vô thần hay về không có mặt của Gót, mà chỉ là nhận định về tôn giáo. Chúng ta nên để ý là có nhiều người tin Gót nhưng từ chối tôn giáo và đồng ý với lời tuyên bố của Marx. Thí dụ, những cá nhân Tin Lành thuần túy cũng tin đúng như Marx.

Marx đã giải thích rõ về nhận định trên của ông:

Do đó, Nhà Nước có thể tự giải phóng (emancipated itself) ra khỏi tôn giáo ngay cả khi tuyệt đại đa số người dân vẫn còn theo tôn giáo. Và tuyệt đại đa số người dân vẫn thực hành tôn giáo trong đời tư.. Sự giải phóng của Nhà Nước ra khỏi tôn giáo không phải là sự giải phóng của con người ra khỏi tôn giáo.

[--Karl Marx (Bruno Bauer, The Jewish Question, Braunschweig, 1843)]

Nghe chẳng có vẻ gì là vô thần cả, hoàn toàn không có.

Mặt khác, người ta giải thích làm sao cái gọi là “Cộng sản vô thần” khi mà, trong các thập niên 1970, 1980, các quốc gia Cộng sản và xã hội khác, đặc biệt những quốc gia ở Nam Mỹ, lại theo Ki Tô Giáo, đặc biệt là Ca-tô Giáo?

Chúng ta nên để ý là, hầu hết mọi cuốn sách kết hợp Cộng sản với vô thần là từ các tổ chức tôn giáo hay các tác giả nghiện đạo (religious authors), có khuynh hướng rõ rệt là chống một hệ thống tín ngưỡng cạnh tranh . Thật vậy, Chủ nghĩa Cộng sản, ít ra là Cộng sản Nga, đã là mối đe dọa cho một số các hệ phái Ki Tô. Nhưng sự chống đối này cũng chẳng tệ hại gì hơn là lịch sử Ca-tô chống Tin Lành, của Tin Lành chống Ca-tô, của Hồi giáo chống Ki Tô Giáo hay Ki Tô Giáo chống Hồi giáo. Những tín đồ Ki Tô Giáo luôn luôn coi những kẻ thù tôn giáo của họ là tuyên truyền, lẩn tránh đối thoại, gán cho những nhãn hiệu [và những tín đồ này chính họ cũng luôn luôn thực hành như vậy], và điều này cũng áp dụng cho những luận cứ chống Cộng, vì Cộng sản cũng là một tôn giáo, thờ phụng một Gót của Nhà Nước thay vì một Gót độc tài, chỉ biết ra lệnh.

Ai có thể giải thích cụm từ “Cộng sản vô thần” mà không bao giờ nhắc tới chủ nghĩa vô thần trong đó là gì, từ đâu tới? Bất hạnh thay nhiều người vô thần cũng rơi vào cái mồi của cái huyền thoại này. Nếu Cộng sản Bôn-Xê-vít tước đi đặc quyền của các nhà thờ, chỉ bằng vào điều này thì có dính dáng gì đến chủ nghĩa vô thần? Nếu một cơn bão lốc thổi qua một thị trấn Ki Tô Giáo và phá hủy tất cả các nhà thờ trong đó, chúng ta có quy trách đó là một cơn bão lốc … vô thần không? Thật vậy, nếu Cộng sản biện minh cho tín ngưỡng của họ bằng chủ nghĩa vô thần, ở đâu mà chúng ta có thể tìn thấy những lý lẽ của họ? Thí dụ, trong những cuộc thập tự chinh, tàn sát, tòa án xử dị giáo, chúng ta có thể thấy một sự thừa thãi những lý luận thần học của các nhà thần học và tín đồ để biện minh cho những sự tàn ác trên. Nhưng đâu là những lý luận vô thần mà các bậc lãnh đạo Cộng sản dùng? Chúng ta có thể kiếm ở đâu sự luận bình của họ về vô thần? Nếu Cộng sản đúng như là những lời mà chúng ta lên án họ thì chúng ta phải kiếm được không thiếu gì những tài liệu chứng minh. Chúng ta tìm được chúng ở đâu? Tuy rằng tôi chưa đọc toàn bộ những tác phẩm của Marx và Stalin, tôi đã cố gắng và không thành công kiếm ra bất cứ chỗ nào mà họ thú nhận chủ nghĩa vô thần của họ, cũng như chẳng thấy đâu những điều họ làm sáng tỏ về triết lý của chủ nghĩa vô thần. Thật là kỳ lạ nếu chúng ta xét đến tất cả những điều lạc dẫn để kích thích tín đồ đến buồn nôn (ad nauseam) về chủ đề “Cộng sản vô thần”. Hãy tưởng tượng là một tôn giáo hữu thần mà chẳng bao giờ nói đến Gót của tôn giáo đó, chúng ta có thể thấy sự vô nghĩa của cụm từ “Cộng sản vô thần”. Vậy thì bất cứ khi nào mà có một tín đồ Ki Tô Giáo nào đó muốn bảo vệ những sự tàn ác của tôn giáo họ bằng cách so sánh với những sự tàn ác của “Cộng sản vô thần”, hãy đơn giản hỏi họ về những biện minh vô thần của Cộng sản. Tôi cho rằng họ chẳng biết là họ đã nói những gì.

Tôi cho các người một thách đố. Chắc chắn là nhà “đại vô thần Karl Marx” phải có những quan niệm về vô thần ở đâu đó, vậy các người hãy tìm ra một bài báo hay một bài tiểu luận mà Karl Marx giải thích hay viết về chủ nghĩa vô thần, hoặc là một triết lý, hoặc là một hệ thống tín ngưỡng. Tốt hơn nữa là hãy kiếm ra ở đâu mà ông ta thú nhận chủ nghĩa vô thần của ông ta, dù chỉ trong một câu chữ. [Better yet, find where he admits his atheism even in one sentence.]

Những sự kiện đáng quan tâm:

● Karl Marx xuất thân từ một gia đình Do Thái, nhưng cha ông ta theo Ki Tô Giáo và toàn thể gia đình đã rửa tội theo Tin Lành [Karl Marx came from Jewish parents but his father embraced Christianity and the entire family got baptized as Protestants.]

● Stalin cũng sinh ra từ một gia đình có đạo. Được nuôi dưỡng bởi người mẹ rất sùng đạo, ông ta đã theo học trường của Giáo xứ, và sau đó vào học trường Dòng Thần học. Trong thời gian được huấn luyện về thần học, ông ta bắt đầu có những tư tưởng về Cộng sản. Hầu hết tính khí cũng như tính không khoan nhượng của ông ta thì phù hợp với những giáo lý mà tôn giáo dạy trong thời đại của ông ta. [Much of his temper and intolerance matches that of the religious teachings of his day.]

nguồn http://www.nobeliefs.com/facts.htm#anchor199422

Nhưng, “Tại sao những người thờ thần lại thù ghét những người vô thần”. Điều này tôi đã giải thích trong bài http://www.sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts048.php :

Đó là vì sự không tin của những người vô thần làm cho họ (những người tin Chúa) khó chịu. Những người này đã có một đức tin cấy sâu vào đời sống của họ cho nên thấy người nào không tin như họ cũng là một sự đe dọa đối với họ. Đơn giản, họ không thể quan niệm nổi là lại có người không tin vào thần thánh. Ý tưởng này hoàn toàn xa lạ đối với họ, và do đó có tính cách đe dọa họ. Nó bắt buộc họ phải đánh giá lại những niềm tin của họ. Họ trở thành những người phải tự vệ và tấn công vì những điều mà họ tin chắc không nghi vấn là thiêng liêng thì đang bị thách thức chỉ bởi lập trường triết lý của người khác

Đưa ra những lời vu khống và xuyên tạc, và coi kẻ thù như ma quỷ là phản ứng tự nhiên của sự chống đối; bất kể là chúng trái ngược với những lời dạy của Chúa và đấng cứu rỗi của họ như thế nào. Tất cả những luận điệu chống vô thần mà các bạn thấy đơn giản không gì hơn là kết quả phản ứng của đầu óc xấu xa hèn hạ. Xuyên tạc, đưa ra thông tin sai lầm là dấu hiệu của vô vọng. (Nguyên văn 2):

Người Ca tô giáo tin rằng Chúa của họ toàn năng, nghĩa là làm gì cũng được, và chẳng có gì xảy ra ngoài sự xếp đặt trong Tình Yêu Quan Phòng của Thiên Chúa. Chẳng có thế lực trần gian nào có thể lèo lái Thiên Chúa theo ý của mình được!... Thiên Chúa có chương trình cho mỗi người và mỗi dân nước, và chương trình của Thiên Chúa thì tuyệt hảo” [Linh mục Peter Hoàng Omi] Nhưng chỉ cần một người không tin Chúa là đã chứng tỏ Chúa bất lực và thất bại trong chương trình của Chúa.

Đến đây xin kết thúc phần bàn về chuyện Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp 1992.

Chuyện Ngoài Lề Thay Lời Kết

Đọc trên Internet chúng ta thấy rõ người Ca-tô thường phát dị ứng đối với hai trang nhà giaodiemonline.com và sachhiem.net. Lý do là họ sợ sự thật. Ca-rô giáo đã nổi tiếng là không sợ tội lỗi, chỉ sợ sự thật. Những bài nghiên cứu về Ki Tô Giáo nói chung, Ca-tô Rô-ma Giáo nói riêng, trên Giao Điểm (http://www.giaodiemonline.com/) hay Sách Hiếm (http://www.sachhiem.net/) đều chỉ là những sự thật được dẫn từ các tài liệu hầu hết được viết ra bởi chính một số lãnh đạo cao cấp trong các hệ phái Ki Tô Giáo, như Hồng Y, Đức Ông, Giám Mục, Linh Mục, và bởi các học giả, giáo sư các trường đại học nổi tiếng của Tây phương, và từ ngay cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo.

Trong số những tài liệu mà các tác giả viết cho Giao Điểm và Sách Hiếm, dùng để dẫn chứng, tuyệt đối không có một tài liệu nào của Cộng sản hay của Phật Giáo. Đó là lý do tại sao chúng ta tuyệt đối không hề thấy một phản biện trí thức nghiêm chỉnh nào trên các chủ đề trong những bài viết trên Giao Điểm hay Sách Hiếm. Trái lại chúng ta chỉ thấy những tiếng chụp mũ vu vơ, và những lời nguyền rủa những người mà họ coi là những kẻ thù tôn giáo của họ.

Ở trong thế giới tự do nhưng họ không ở trong lãnh vực học thuật trí thức, cho nên trước những công cuộc nghiên cứu trí thức về Ki Tô giáo nói chung, họ nghĩ rằng những người nghiên cứu phải có lý do nào đó, hoặc để chống Chúa của họ, hoặc là do người của một tôn giáo khác ganh tị với cái “hội thánh” của họ.  Chúa đã dạy họ nguyền rủa những người họ không ưa, giống như khi xưa Chúa đã nguyền rủa những người không tin Chúa. Tư cách của họ đều là như vậy cả. Chúng ta không nên trách họ vì họ được nhào nặn trong một khuôn đúc của một tôn giáo mà họ tin là thánh thiện, tông truyền, thiên khải. Vấn đề là họ hoang tưởng rằng sách lược mạ ly, bôi nhọ, chụp mũ vu vơ của họ có bất cứ một tác dụng hay hiệu lực nào. Khai thác lòng hận thù “Cộng sản vô thần” mà giáo hội đã cấy vào đầu óc những người Ca-tô, cho nên một trong những thủ đoạn của họ là chụp mũ CS lên đầu những người họ không ưa vì dám đụng đến những sự thật trong tôn giáo của họ.

Điều này chúng ta thấy rõ trong bài “Sự Cùng Quẫn Nhìn Từ  Báo Nhân Dân” của ông JB Nguyễn Hữu Vinh để tung hô Thư Nhận Định Và Góp Ý Sửa Đổi Dự Thảo Hiến Pháp của Hội Đồng Giám Mục và phê bình giáo dân Nguyễn Trọng Nghĩa, nhưng lại quàng vào một đoạn xuyên tạc, vu khống, chụp mũ Giao Điểm cũng như Trần Chung Ngọc và Nguyễn Mạnh Quang, tuy Giao Điểm cũng như TCN và NMQ chẳng dính líu gì đến chuyện Góp Ý của Hội Đồng Giám Mục:

Thông thường, khi nhà nước có vấn đề nào đó với giáo hội Công giáo, người ta có thể quan sát thấy nhà nước liền sử dụng những người thuộc nhóm 'Giao điểm' như các ông Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang, bị cáo buộc là 'mang danh Phật Giáo để đâm lưng Công giáo'

Tôi không cần phải cải chính, chỉ xin ông JB nói ra những vấn đề nào mà Nhà Nước có với Công giáo, và Nhà Nước đã sử dụng GĐ, TCN, NMQ để đâm lưng Công giáo như thế nào. Xin nói ngắn: NMQ là người Công giáo, GĐ và TCN chưa bao giờ nhân danh Phật Giáo để viết về Công giáo. Những công cuộc nghiên cứu về Công giáo của TCN và NMQ đã đâm thẳng vào tim Công giáo. Đâm lưng thì còn có thể chữa chạy. Còn đâm thẳng vào tim thì chỉ có cách chịu trận, bởi vậy không hề thấy bất cứ một phản biện trí thức nào ngoài những lời hạ cấp chửi rủa, cùng những vu khống chụp mũ vu vơ. Nhưng chúng tôi đã quá quen thuộc với những thủ đoạn đê tiện, hạ cấp này rồi, và những lời vu khống chụp mũ vu vơ chỉ có tác dụng tiếp sức cho chúng tôi đào sâu thêm về Công giáo và phổ biến sâu rộng trên thế giới về những sự thật của một tổ chức Mafia tự cho là một “hội thánh”..

Trần Chung Ngọc

Ngày 1 tháng 5, 2013

______________

Bài cùng chủ đề:

- Góp Ý Về Bài Của Ông Đặng Văn Việt Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp (Nguyễn Mạnh Quang)

- Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp (Đặng Văn Việt )

- Góp Ý Trong Vấn Đề Sửa Đổi Hiến Pháp (Nguyễn Mạnh Quang)

- Tản Mạn Quanh Vài Chuyện Góp Ý Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp Năm 1992 (Trần Chung Ngọc)

- Cùng Quẫn Lý Lẽ Của Một Con Cừu (Nguyễn Thanh Tùng)

- Góp Ý Của Giáo Dân Về Bản Nhận Định Và Góp Ý Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 Của HĐGMVN,.. (giáo dân Nguyễn Trọng Nghĩa)

- Về Tình Trạng Đồng Hóa Đức Tin Với Chính Trị Của Giáo Hội Công Giáo Tại Việt Nam (Phê-rô Hồ Minh Điệp)

 

Phụ chú:

(Nguyên văn 1): (http://www.infidels.org/library/)

(The first step, then, in understanding Atheism is to disregard all the lies and propaganda that religion has spread against it. Atheism is more than just the knowledge that gods do not exist, and that religion is either a mistake or a fraud. Atheism is an attitude, a frame of mind that looks at the world objectively, fearlessly, always trying to understand all things as a part of nature. It could be said that Atheism has a doctrine to question and a dogma to doubt. It is the human mind in its natural environment, nothing is too holy to be investigated, nor too sacred to be questioned. The Atheist Bible, it could be said, has but one word: "THINK." Atheism is the complete emancipation of the human mind from the chains and fears of superstition.

There is absolutely nothing negative about Atheism; truth can never be negative. The Atheist demands proof, or at least reasonable evidence, and simply rejects whatever does not meet the basic requirements of common sense. Throughout history all progress in society has come from doubting and rejecting old ideas, old customs, and old beliefs. The tree of human knowledge dies as it grows, with new growth growing out of the dead and dying parts, and replacing it with better and truer beliefs. The Theologian is an owl, sitting on an old dead branch in the tree of human knowledge, and hooting the same old hoots that have been hooted for hundreds and thousands of years, but he has never given a hoot for progress.

The great failure of religious morality comes from their illusion of a morality above right and wrong. The religious mind has always known it is wrong to murder and torture, wrong to persecute and hate, wrong to force its beliefs upon others. Religion has always known these things are wrong, but the religious mind suffers from the illusion of a "higher morality," and because of that illusion all history runs deep with innocent blood. In the name of their "god" and a "higher morality," Christians have waged holy wars of extermination, have plundered, tortured and murdered those who could not agree with their religion, or who had never even heard of it. In the name of this "higher morality" Christians have hated, hunted, persecuted, and burned alive the "heretic," the "infidel" and the "atheist."

Morally speaking, then, history tells us it is better to be an Atheist than to be a Christian.

Once Atheism is achieved, and the mind has escaped entirely from the religious fears and beliefs that are put upon us from earliest childhood; and once we can look at religion objectively and impartially, it becomes entirely obvious that religion has all the characteristics of a form of insanity.

The study of history will further justify the theory that religion is a form of insanity. No sane and healthy minds could have waged the bloody religious wars and crusades where the conquered were slaughtered, men, women, and children, even infants, all were put to the sword simply because they were "infidels" or "heretics." The dungeons and torture chambers of the Holy Inquisition could not have been run by sane and healthy minds. And it had to be the insane mind, the religious mind, that would tie a woman to a stake, pile wood and fagots around her and burn her alive for the impossible crime of being a witch. No sane person could read of the horrors, rape and slaughter in a savage book and call that book "the word of God." And the Jesus myth, about a god who must become a man and be murdered before he can forgive mankind, is the most insane of all.

Today, Christianity chooses to ignore, or to hide and deny, its own bloody history and to claim that it is the very foundation of our morals, and even of our civilization. Religion also claims to be our only hope and guide for the future. In view of Christian history these claims are, in themselves, sheer insanity.)

(Nguyên văn 2):

[It is the non-belief of atheists that bothers them. These people have faith so thoroughly ingrained in their lives that to see somebody without a trace threatens them. They simply cannot conceive of somebody not believing in a deity of some sort. The idea is completely foreign to them, and therefore menacing. It forces them to evaluate their own beliefs. They become defensive and attack because the things they hold intrinsically and unquestionably sacred are being challenged by the mere philosophical position of another.

Lashing out, spreading lies and misconceptions, and demonizing the enemy is a natural way to react to opposition; however contrary to the teachings of their professed lord and savior. Any anti-atheist backlash you're witnessing here is simply the result of reactionary mean-spiritedness, and nothing more. The misinformation is a sign of desperation.]

 

 


Các bài thời sự cùng tác giả


 ▪ 22 Năm Giao Điểm: Trừ Tà - Hiển Chánh và Độ Sinh - Trần Chung Ngọc

Chủ Nghĩa Khủng Bố và Diệt Chủng - Trần Chung Ngọc

Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar - Trần Chung Ngọc

Những Người Máy Chống Cộng - Trần Chung Ngọc

Tại Sao Những Người Tin Chúa Lại Thù Ghét Những Người Vô Th - Trần Chung Ngọc

Tản Mạn về Chống Cộng - Trần Chung Ngọc

Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản - Một Câu Chữ Của Những Kẻ U Mê - Trần Chung Ngọc

ĐĐ Thích Nhật Từ và Các Xóm Đạo Washington D.C. - Trần Chung Ngọc

Đọc "Món Hàng Xuất Cảng Làm Chết Người Nhất Của Mỹ: DÂN CHỦ" - Trần Chung Ngọc

Avro Manhattan: Cơn Ác Mộng Của Một Quốc Gia - Trần Chung Ngọc

BA MƯƠI THÁNG TƯ VÀ TÔI TỪ KIẾN THỨC ĐẾN LẬP TRƯỜNG - Trần Chung Ngọc

Bang Giao "Bắc Kinh-Vatican" (?) Một Kinh Nghiệm Quý Giá Cho Việt Nam - Trần Chung Ngọc

Bang Giao Với Vatican? Bang Giao Như Thế Nào ?? - Trần Chung Ngọc

Công Nghiệp Cuối Cùng -
Vài Suy Tư Xung Quanh Sự Ra Đi Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
- Trần Chung Ngọc

Cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter & Liên Hiệp Quốc Lên Án Mỹ Vi Phạm Quốc Tế Nhân Quyền - Trần Chung Ngọc

Chuyện Phịa Thời Sự: Tin Vịt Truyền Thông - Trần Chung Ngọc

Chuyện Thời Sự Về Bức Thư “Chê Chúa” Của Einstein - Trần Chung Ngọc

Chuyện Thời Sự - Về Bức Thư “Chê Chúa” Của Einstein - Trần Chung Ngọc

Kiến Thức 30/4 Qua Các Danh Nhân - Tại Sao Chúng Ta Thua ? - Trần Chung Ngọc

Kiến Thức 30/4 Qua Các Danh Nhân - Tại Sao Chúng Ta Thua ? - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 >>>

Trang Thời Sự