Cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter & Liên Hiệp Quốc Lên Án Mỹ Vi Phạm Quốc Tế Nhân Quyền Trần Chung Ngọc dịch http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts058.php Liên Hiệp Quốc và Cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter đều lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và tội ác chiến tranh bất kể luật pháp quốc tế. Sau đây là hai tài liệu về thông tin này. 1. Theo: http://rt.com/usa/news/carter-article-us-drones-677/ “Chính sách chống khủng bố của Mỹ vi phạm nhân quyền”– Jimmy Carter Cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter đã chỉ trích những hành động chống khủng bố của Mỹ, nói rằng những oanh tạc bởi máy bay không người lái nhằm ám sát những người bị nghi ngờ đang phá ngầm “vai trò của Mỹ như là quán quân về nhân quyền trên thế giới” Trong bài phê bình “Một hồ sơ độc ác và bất thường” đăng trên tờ New York Times, Jimmy Carter nói, “với những cuộc cách mạng trên khắp thế giới, Mỹ nên làm cho thế giới an toàn hơn.” Tuy nhiên, trong khi đó thì, ông ta cho rằng, “sự vi phạm quốc tế nhân quyền của Mỹ sẽ khích động kẻ thù và xa lánh bạn hữu.” TT Carter nói, những chính sách chống khủng bố của chính quyền Mỹ nay rõ ràng là đã vi phạm ít nhất là 10 trong 30 khoản viết trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền. TT Carter viết: “Những sự tiết lộ về những viên chức cao cấp nhất (trong chính quyền Mỹ) đang chọn những người làm mục tiêu để ám sát ở nước ngoài, kể cả công dân Mỹ, chỉ là những hành động gần đây nhất, là bằng chứng để chúng ta lo âu là sự vi phạm nhân quyền của quốc gia chúng ta đã mở rộng như thế nào.” Những vi phạm về nhân quyền đó đã bắt đầu từ sau vụ tấn công ngày 9/11/2001. “Được chấp thuận và leo thang bởi những hành động của cả hai ngành hành pháp và lập pháp,” TT Carter than rằng “thiếu sự bất đồng ý kiến của quần chúng”. Tổng thống thứ 39 của Mỹ nói: “Kết quả là, quốc gia của chúng ta không còn có thể nói với thẩm quyền về đạo đức trong những vấn đề đáng phê phán đó.” TT Carter nói: “sự chết chóc của những phụ nữ và trẻ con vô tội” trong những cuộc oanh tạc của những máy bay không người lái trên những người bị coi là “kẻ thù khủng bố” thì được chấp nhận là “không thể tránh được”. Tuy nhiên, đó là điều “không ai từng nghĩ đến trong quá khứ.” TT Carter viết: “Sau hơn 30 vụ oanh tạc trên những nhà thường dân ở Afghanistan trong năm nay, Tổng Thống Hamid Karzai đã yêu cầu ngưng những cuộc oanh tạc như vậy, nhưng oanh tạc vẫn tiếp tục trên những khu vực ở Pakistan, Somalia và Yemen không nằm trong vùng chiến tranh.” TT Carter nói thêm rằng không biết được là “có bao nhiêu trăm thường dân vô tội đã bị giết” trong những cuộc oanh tạc “được chấp thuận bởi giới chức cao cấp nhất ở Washington” TT Carter viết: “Những viên chức tình báo và quân sự cao cấp, cũng như những người bảo vệ cho những quyền (của Mỹ) ở các vùng oanh tạc, xác nhận rằng sự leo thang lớn lao những cuộc tấn công bất ngờ bằng máy bay không người lái đã làm cho những gia đình đau khổ quay về với những tổ chức khủng bố, khích động quần chúng chống chúng ta và cho phép những chính quyền đàn áp nêu những hành động đó để biện minh cho hành vi độc tài của họ.” Bài phê phán của TT Carter viết chưa tới một tuần lễ sau Phúc Trình của Liên Hiệp Quốc về sự sử dụng máy bay không người lái để tấn công bởi Mỹ để chống khủng bố. Ngày 21 tháng 6, báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc, Christof Heyns, nói rằng Mỹ cần phải chịu trách nhiệm trước pháp lý về những máy bay không người lái trang bị vũ khí. Ông ta cũng yêu cầu chính quyền Obama hãy công bố các thống kê về những thường dân bị chết trong những cuộc oanh tạc nhắm vào những người bị nghi ngờ là lãnh tụ khủng bố ở Afghanistan, Pakistan và Yemen. Heyns nhấn mạnh sự kiện là những cuộc tấn công bất ngờ bằng máy bay không người lái gần đây đã đe dọa quy tắc của luật quốc tế trong nhiều “vùng tấn công ở xa các vùng được biết là có sự xung đột vũ trang” Nói về nhân quyền, TT Carter cũng nhắc đến những luật gần đây cho phép “những vi phạm chưa từng có về những quyền riêng tư qua hành động nghe lén và thăm dò vào những liên lạc điện tử của người dân.” TT Jimmy Carter kêu gọi Washington hãy “đảo ngược lại đường lối và lấy lại vai trò lãnh đạo về đạo đức” 2. Theo: http://www.rt.com/news/us-drone-violates-law-un-report-459/ Những cuộc oanh tạc bằng máy bay không người lái Việc sử dụng những cuộc oanh tạc bằng máy bay không người lái của Mỹ để chống khủng bố miệt thị luật quốc tế và có thể khuyến khích các quốc gia khác hành động theo như vậy, một báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc nói. Ông ta nhấn mạnh là một số những vụ tấn công có thể tạo thành tội ác chiến tranh. Christof Heyns, điều tra viên đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc về những vụ giết người ngoài pháp lý nói trong một hội nghị Liên Hiệp Quốc ở Geneva rằng “Mỹ cần phải chịu trách nhiệm trước pháp lý về những máy bay không người lái trang bị vũ khí.” Ông ta nói: “Chúng ta có phải chấp nhận những thay đổi chính trong hệ thống pháp lý quốc tế đã từng có từ Đệ Nhị Thế Chiến và sống qua những sự đe dọa của vũ khí nguyên tử.?” Ông ta cũng yêu cầu chính quyền Obama hãy công bố các thống kê về những thường dân bị chết trong những cuộc oanh tạc nhắm vào những người bị nghi ngờ là lãnh tụ khủng bố ở Afghanistan, Pakistan và Yemen. Ông ta nói với các ký giả trong cuộc họp của hội đồng Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền: “Tôi không nghĩ là chúng ta có câu trả lời đầy đủ cho khung pháp lý, chúng ta chắc chắn không có câu trả lời về vấn đề trách nhiệm trong những vấn đề như vậy.” Ông ta Heyns nhấn mạnh sự kiện là những cuộc oanh tạc bằng máy bay không người lái gần đây đã đe dọa quy tắc của luật quốc tế trong nhiều “vùng oanh tạc xa các vùng được biết là có sự xung đột vũ trang”. Heyns nói thêm là, những vụ oanh tạc bằng máy bay không người lái có thể biện minh là hợp pháp trong những vùng xung đột như ở Afghanistan. Tuy nhiên ông ta nói tiếp là: “nếu đã có những cuộc oanh tạc thứ hai trên những người cứu nguy đang giúp đỡ những người bị thương trong cuộc oanh tạc thứ nhất, thì những cuộc tấn công sau là tội ác chiến tranh.” Đả kích lập trường của Mỹ là oanh tạc vào những nơi coi là mục tiêu là sự đáp ứng chính đáng sau vụ tấn công ngày 9/11 bởi Al Qaeda, ông ta nói “Thật khó mà có thể thấy làm sao mà những vụ giết người năm 2012 có thể biện minh là để đáp lại những biến cố trong năm 2001. Có vẻ như một số quốc gia đã phát minh ra những luật mới để biện minh cho những hành động của mình.” Mỹ lý luận rằng những vụ oanh tạc bằng máy bay không người lái rất hữu hiệu để chiến đấu chống những cuộc nổi loạn ở ngoại quốc và không vi phạm luật quốc tế. Tuy nhiên, gần đây Washington đã bị chỉ trích vì nhiều cuộc tấn công bất ngờ bằng máy bay không người lái và làm nhiều chục thường dân chết ở Afghanistan và Pakistan. Cả Trung Quốc lẫn Nga đều đưa ra những bài phát biểu cho hội đồng Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền, lên án việc Mỹ dùng các máy bay không người lái để tấn công. Có phải Mỹ đang tạo nên một tiền lệ nguy hiểm?. Điều tra viên Liên Hiệp Quốc Heyns tỏ ý lo ngại trong cuộc họp hai ngày là các quốc gia khác có thể cũng theo sách lược của Mỹ để biện minh cho những vụ tấn công bất ngờ bằng máy bay không người lái. Heyns nói: “Sự quan tâm của tôi là chúng ta đang phải đối phó với một tình trạng tạo ra những tiền lệ trên khắp thế giới.” Nghiệp đoàn Tự Do Dân Sự Mỹ (ACLU) nói với tòa án Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ngày thứ Tư rằng: ”Mỹ đã trộn lẫn với nhau khung pháp lý của mình để nhắm những mục tiêu giết người, với những tiêu chuẩn quá lỏng lẻo mà luật cho phép.” Những con số ACLU phổ biến ước tính là từ 2002 khoảng 4000 người ở Yemen, Pakistan và Somalia, đã là nạn nhân của Mỹ trong những cuộc tấn công bất ngờ bằng máy bay không người lái. Các cuộc điều tra chứng tỏ rằng phần lớn những thương vong là thường dân và các con số đã tăng lên đột ngột từ khi Barack Obama lên làm Tổng Thống.
Vài Ý Kiến Của Người Dịch Nhân Đọc Hai Bản Tin Trên : Tôi vào nước Mỹ hợp pháp, đã là một công dân Mỹ từ 32 năm nay, đi làm, đóng thuế đầy đủ, và chưa hề phạm một tội nào đối với quốc gia mới của tôi là nước Mỹ. Cho nên tôi nghĩ, so với nhiều công dân Mỹ khác gồm đủ mọi sắc dân, trắng, đen, vàng v…v…ăn không ngồi rồi, lãnh tiền trợ cấp của chính phủ Mỹ, tôi không phải là người ăn nhờ ở đậu nước Mỹ. Là một công dân của Mỹ Quốc, tôi nghĩ rằng tôi có đủ tư cách để tìm hiểu vấn đề nhân quyền của nước Mỹ mà tôi đã chọn làm quốc gia thứ hai và sử dụng quyền công dân Mỹ để bày tỏ một số ý kiến cá nhân về vấn đề “Tại sao Mỹ, và một số tổ chức của Tây phương, lại cứ xía vào những chuyện nội bộ của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam” trong khi chính nước Mỹ và khối Liên Hiệp Âu Châu có nhiều vấn nạn quan trọng hơn cần phải quan tâm.. Tôi cảm thấy không lấy gì làm thoải mái sau khi tìm hiểu về đất nước mới của tôi, tôi thấy những điều mà chúng ta thường được nghe về nước Mỹ như: “Là nước giật giải quán quân về dân chủ và nhân quyền và muốn cả thế giới phải theo những quan niệm về dân chủ và nhân quyền của Mỹ”, những chiêu bài mà Mỹ thường muốn xuất cảng trên khắp thế giới, đã đưa đến cho tôi một kết luận: “Đừng nghe những gì Mỹ nói mà hãy nhìn kỹ vào những gì Mỹ làm”. Vì, trên bình diện quốc tế, trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Mỹ là nước vi phạm nhân quyền vào bậc nhất, và những hành động của Mỹ ở hải ngoại chứng tỏ Mỹ không quan tâm mấy đến dân chủ và nhân quyền trong các nước khác. Mỹ đã ủng hộ nhiều nhà độc tài nếu xét ra có lợi cho nước Mỹ, và nhiều khi Mỹ đã dùng tay sai để lũng đoạn chính trị và dẹp nền dân chủ trong một số nước. Đây cũng là mối bức xúc của nhiều trí thức Mỹ, và họ đã viết ra nhiều tác phẩm và tài liệu về thực chất bộ mặt dân chủ và nhân quyền của nước Mỹ. Nhiều sự kiện trên khắp thế giới, thí dụ như những hành động của Mỹ ở Việt Nam, Indonesia, Guatamala, El Salvadore, Nicaragua v..v..(Xin đọc cuốn 9-11 , Seven Stories Press, New York, 2001, của Noam Chomsky) đã chứng tỏ, đúng như Vince Hyaner đã viết trong bài “Những Vi Phạm Của Hoa Kỳ” (US Violations) : Hoa Kỳ có một thành tích khủng khiếp về nhân quyền. [The US has a horrible human rights record.] Hai tài liệu mà tôi dịch ở trên chứng tỏ rõ ràng hơn gì hết bộ mặt thực về nhân quyền của Mỹ. Chúng ta nên hiểu là người dân Mỹ khác với chính quyền Mỹ. Người dân có quyền, trong tinh thần dân chủ, bầu phiếu để chọn Tổng Thống của mình. Chọn xong rồi thì chính quyền muốn làm gì thì làm, người dân ít khi có tiếng nói. Trường hợp chiến tranh Việt Nam là một trường hợp đặc biệt. Người dân Mỹ đã sử dụng đúng quyền công dân của mình trong những phong trào phản chiến để chấm dứt một cuộc chiến tranh nhơ bẩn (la sale guerre). Nhưng nay, thái độ của người dân lại thờ ơ, như lời than phiền của cựu Tổng Thống Jimmy Carter, trước những vi phạm về nhân quyền của Mỹ. Có lẽ vì những sự vi phạm nhân quyền này tương đối nhỏ nhặt, không thể so sánh với những vi phạm nhân quyền vô cùng to lớn của Mỹ ở Việt Nam đã khiến cho cả thế giới phải lên án, buộc Mỹ phải “rút lui trong danh dự”, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Điều khó hiểu đối với tôi là, không những chính quyền mà một số cá nhân trong chính quyền Mỹ cũng xía vào những chuyện nội bộ nhỏ nhặt về nhân quyền trong các quốc gia khác, trong khi sự vi phạm nhân quyền của Mỹ ngoài nước Mỹ gây nên chết chóc cho nhiều người, và nhất là trên bình diện quốc tế họ không có một tư cách nào để nhúng mũi vào các quốc gia khác. Tôi muốn nói đến một số thượng nghị sĩ hay dân biểu trong quốc hội Mỹ như Barbara Boxer, Sam Brownback, Frank Wolf, Loretta Sanchez v…v…, những vị không biết ngượng trước thành tích vi phạm nhân quyền của Mỹ, mà cứ xía vào những chuyện nhỏ nhặt ở Việt Nam, trong đó chẳng có ai chết, nhiều nhất là bị tù ít năm, với danh tội quy định trong nền luật pháp quốc gia Việt Nam. Không hiểu họ lấy tư cách gì để đòi Việt Nam phải thế này, phải thế kia. Dư luận thế giới về những vi phạm nhân quyền của Mỹ trong nước cũng như ở ngoài nước tràn ngập trên sách vở và Internet, nhưng có vẻ như mấy thượng nghị sĩ, dân biểu không cần biết đến những sự kiện lịch sử này và cứ trơ trẽn xía vào những chuyện nhỏ nhặt trong nội bộ của Việt Nam, phải chăng vì tin rằng vì Mỹ có loại bom “áp nhiệt” của Dương Nguyệt Ánh, và miệng lưỡi Thượng Nghị Sĩ cũng như Dân Biểu Mỹ là gang là thép, có quyền ra lệnh cho nước khác, cho nên muốn xía vào nước nào mà họ muốn ăn hiếp thì xía. Ngoài ra tôi thật quả cũng nghi ngờ sự lương thiện trí thức của những đài như BBC VN, RFA Mỹ, và những cơ quan như Ân Xá Quốc Tế, HRW Mỹ, RFI Pháp, hay một số chính khách Tây phương, Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Mỹ hầu như đã quên đi những tội ác ngập trời đối với người dân Việt Nam của Pháp và Mỹ trong hai cuộc chiến Việt Nam trước đây, vụ kiện Chất Độc Da Cam v… v…, và nay lại lên mặt dạy đời về nhân quyền, tự do, và dân chủ, không phải nhiệm vụ của mình mà cứ xía vào những chuyện nội bộ của Việt Nam.. Trong khi đó thì một số người Việt lưu vong lại đi làm tay sai hay tiếp tay với ngoại bang để chống phá Việt Nam. Phải chăng vì Hội Chứng Quốc-Cộng và Hội Chứng Việt Nam vẫn còn ám ảnh đầu óc của một số người thiếu đầu óc? Có lẽ vì Mỹ vẫn sống trên hoang tưởng là: Mỹ là một thị trấn trên ngọn đồi, ở trên cao nhìn xuống mọi quốc gia khác, hay là một cái đầu tầu phụt khói đen kéo cả thế giới theo sau, hay là Gót ở phe có vũ khí mạnh nhất mà Mỹ là dân của Gót? Trong kỳ bầu cử Tổng Thống trước, tôi đã bỏ phiếu cho Tổng Thống Barack Obama. Và trong kỳ tôi tôi cũng sẽ bỏ phiếu cho ông ta tuy tôi không phải là thành viên của Đảng Dân Chủ. Vì tôi tin tưởng là Tổng Thống Obama, trong nhiệm kỳ hai, có đủ dũng cảm để làm theo lời nói của mình ở Cairo trước đây về chính sách đối ngoại của Mỹ như sau: Vậy tôi xin nói rõ rằng: không một hệ thống chính phủ nào có thể, hoặc nên, áp đặt trên một quốc gia bởi một quốc gia khác. (So let me be clear: no system of government can or should be imposed upon one nation by any other.) Tôi cũng hi vọng là: “Không một quốc gia nào có thể, hoặc nên bị Mỹ áp đặt những giá trị của Mỹ trên quốc gia đó.” Tôi cũng còn hi vọng là Mỹ sẽ chấm dứt những vụ tấn công bất ngờ ở ngoại quốc bằng máy bay không người lái để tránh chết chóc cho những thường dân vô tội, trong đó chắc chắn là có những phụ nữ và trẻ con. Nước Mỹ thật là khó hiểu: lên án phá phôi thai, cả trong những trường hợp bị hiếp hay đứa con sinh ra sẽ bị khuyết tật, lên án trợ tử khi người bị bệnh biết mình không thể qua khỏi, chỉ kéo dài sự đau đớn thể xác hay nằm như thực vật, chống án tử hình những phạm nhân cuồng sát giết người v…v… nhưng mang bom đạn đi giết người hàng loạt. Đạo đức của dân Chúa quả thực là khó hiểu. Trần Chung Ngọc Grayslake, Illinois Ngày 26 tháng 6, 2012 ● ‘US anti-terrorism policy violates human rights’ – Jimmy Carter http://rt.com/usa/news/carter-article-us-drones-677/ Published: 25 June 2012, 19:53 Former US president Jimmy Carter has criticized America’s actions against terrorism, saying that drones attacks and targeted assassination of suspicious people are undermining America’s “role as the global champion of human rights.” In his critical article "A Cruel and Unusual Record" published in the New York Times, Jimmy Carter said that with all the revolutions sweeping around the world, America should “make the world safer.” Instead, however, “America’s violation of international human rights abets our enemies and alienates our friends,” he argues. US’s government counterterrorism policies, Carter says, are now clearly violating at least 10 of the 30 articles written in the Universal Declaration of Human Rights. “Revelations that top officials are targeting people to be assassinated abroad, including American citizens, are only the most recent, disturbing proof of how far our nation’s violation of human rights has extended,” Carter writes. These violations of human rights began after the terrorist attack of 9/11. Having been "sanctioned and escalated by bipartisan executive and legislative actions,” Carter bemoaned a “lack of dissent from the general public". "As a result, our country can no longer speak with moral authority on these critical issues," the 39th president wrote. Carter says that “death of innocent women and children” within drone attacks on those who are said to be “enemy terrorists” are accepted “as inevitable”. However, that is something that “would have been unthinkable in previous times”. “After more than 30 airstrikes on civilian homes in Afghanistan this year, President Hamid Karzai has demanded that such attacks end, but the practice continues in areas of Pakistan, Somalia and Yemen that are not in any war zone,” writes Carter. He adds that it is unknown “how many hundreds of innocent civilians have been killed” in attacks that have all been “approved by the highest authorities in Washington.” “Top intelligence and military officials, as well as rights defenders in targeted areas, affirm that the great escalation in drone attacks has turned aggrieved families toward terrorist organizations, aroused civilian populations against us and permitted repressive governments to cite such actions to justify their own despotic behavior,” writes Carter. Carter’s critical article comes less than a week after the UN’s report on the use of drone strikes by the US to combat terrorism. On June, 21, UN rapporteur, Christof Heyns, said that the US needs to be held legally accountable for the use of armed drones. He requested that the Obama administration publish statistics on the number of civilian deaths caused by strikes on suspected terror leaders in Afghanistan, Pakistan and Yemen. Heyns underlined the fact that recent US drone strikes threatened the rule of international law in that many “targeted killings take place far from areas where it's recognized as being an armed conflict." Speaking about human rights, Carter also mentioned that recent laws allow “unprecedented violations of our rights to privacy through warrantless wiretapping and government mining of our electronic communications”. Jimmy Carter has called for Washington to “reverse course and regain moral leadership".
● US drone strikes ‘could be war crimes’ and set risky precedent - UN http://www.rt.com/news/us-drone-violates-law-un-report-459/ Published: 22 June, 2012, 17:44
The use of drone strikes by the US to combat terrorism flouts international law and may encourage other nations to follow suit, a UN rapporteur says. He stressed that some of the attacks may constitute war crimes. Christof Heyns, the UN special investigator on extrajudicial killings told a UN conference in Geneva that the US needs to be held legally accountable for the use of armed drones. "Are we to accept major changes to the international legal system which has been in existence since World War Two and survived nuclear threats?" he said. He also requested that the Obama administration publish statistics on the number of civilian deaths caused by strikes on suspected terror leaders in Afghanistan, Pakistan and Yemen. “I don’t think we have the full answer to the legal framework, we certainly don’t have the answer to the accountability issues,” he told reporters at the UN Human Rights Council meeting. He underlined the fact that recent US drone strikes threatened the rule of international law in that many “targeted killings take place far from areas where it's recognized as being an armed conflict." Heyns added that drone strikes may be legally justifiable in conflict zones such as Afghanistan. He went on to say however that if “there have been secondary drone strikes on rescuers who are helping [the injured] after an initial drone attack, those further attacks are a war crime.” Lampooning the US stance that targeted strikes are a legitimate response to the 9/11 attacks orchestrated by Al Qaeda he said “it's difficult to see how any killings carried out in 2012 can be justified in response to [events] in 2001. Some states seem to want to invent new laws to justify new practices.” The US argues that its drone strikes are highly effective at combating insurgency abroad and do not violate international law. However, Washington has come under fire recently for multiple drone incursions that killed dozens of civilians in Pakistan and Afghanistan. Both China and Russia issued statements to the UN Human Rights Council this week condemning the US use of drone strikes. US setting a dangerous precedent? UN investigator Heynes voiced fears during the two-day meeting that other countries may also adopt the American strategy for justifying drone incursions. “My concern is that we are dealing here with a situation that creates precedents around the world,” said Heyns. The American Civil Liberties Union (ACLU) told the UN Human Rights court on Wednesday that “the United States has cobbled together its own legal framework for targeted killing, with standards that are far less stringent than the law allows.” Figures published by ACLU estimate that about 4,000 people have fallen victim to US drone raids since 2002 in Yemen, Pakistan and Somalia. The investigations show a large part of the casualties were civilian and that numbers have increased dramatically since Barack Obama assumed the presidency.
Các bài thời sự cùng tác giả ▪ 22 Năm Giao Điểm: Trừ Tà - Hiển Chánh và Độ Sinh - Trần Chung Ngọc ▪ Chủ Nghĩa Khủng Bố và Diệt Chủng - Trần Chung Ngọc ▪ Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar - Trần Chung Ngọc ▪ Những Người Máy Chống Cộng - Trần Chung Ngọc ▪ Tại Sao Những Người Tin Chúa Lại Thù Ghét Những Người Vô Th - Trần Chung Ngọc ▪ Tản Mạn về Chống Cộng - Trần Chung Ngọc ▪ Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản - Một Câu Chữ Của Những Kẻ U Mê - Trần Chung Ngọc ▪ ĐĐ Thích Nhật Từ và Các Xóm Đạo Washington D.C. - Trần Chung Ngọc ▪ Đọc "Món Hàng Xuất Cảng Làm Chết Người Nhất Của Mỹ: DÂN CHỦ" - Trần Chung Ngọc ▪ Avro Manhattan: Cơn Ác Mộng Của Một Quốc Gia - Trần Chung Ngọc ▪ BA MƯƠI THÁNG TƯ VÀ TÔI TỪ KIẾN THỨC ĐẾN LẬP TRƯỜNG - Trần Chung Ngọc ▪ Bang Giao "Bắc Kinh-Vatican" (?) Một Kinh Nghiệm Quý Giá Cho Việt Nam - Trần Chung Ngọc ▪ Bang Giao Với Vatican? Bang Giao Như Thế Nào ?? - Trần Chung Ngọc ▪ Công Nghiệp Cuối Cùng - Vài Suy Tư Xung Quanh Sự Ra Đi Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp - Trần Chung Ngọc ▪ Cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter & Liên Hiệp Quốc Lên Án Mỹ Vi Phạm Quốc Tế Nhân Quyền - Trần Chung Ngọc ▪ Chuyện Phịa Thời Sự: Tin Vịt Truyền Thông - Trần Chung Ngọc ▪ Chuyện Thời Sự Về Bức Thư “Chê Chúa” Của Einstein - Trần Chung Ngọc ▪ Chuyện Thời Sự - Về Bức Thư “Chê Chúa” Của Einstein - Trần Chung Ngọc ▪ Kiến Thức 30/4 Qua Các Danh Nhân - Tại Sao Chúng Ta Thua ? - Trần Chung Ngọc ▪ Kiến Thức 30/4 Qua Các Danh Nhân - Tại Sao Chúng Ta Thua ? - Trần Chung Ngọc ▪ 1 2 3 ▪ >>> |
Trang Thời Sự |