●   Bản rời    

Khi Nhà Văn... - Đạo Công Giáo và Thực Dân

KHI NHÀ VĂN LẠM BÀN LỊCH SỬ

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/KNV/PhanII3.php

10-07-2008

Toàn tập: 0  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14


PHẦN II


NHỮNG NHẬN XÉT SAI LẦM CỦA TÁC GIẢ
TRONG CUỐN XÓM ĐẠO

(Đông Kinh, Nhật Bản, Tân Văn, 2003)

 


III.- VỀ LỜI GIẢI THÍCH CHO CÂU HỎI

“ĐẠO CÔNG GIÁO MANG THỰC DÂN PHÁP VÀO ĐÁNH CHIẾM NƯỚC TA.”

Trong quyển Xóm Đạo, trang 355, tác giả viết:

“Thằng Anh lưỡng lự mãi rồi bảo Thông: Bố em bảo là đạo Công Giáo mang thực dân Pháp vào chiếm nước ta! Có đúng như thế không anh?”

Thông giảng: “Tại bố em không đọc lịch sử nên mới nghĩ như vậy. Đạo Công Giáo truyền sang nước ta từ năm 1533, tức là từ đời vua Lê. Các giáo sĩ đầu tiên đến Ninh Cường và Trà Lũ giảng đạo, có âm mưu chính trị gì đâu! Hơn 300 năm sau, thực dân Pháp mới xâm chiếm Việt Nam, là lúc đạo Công Giáo đã vững vàng. Chính triều đình và phong trào Văn Thân giết 130 nghìn giáo dân đã gây nên cái hố chia rẽ càng ngày càng trầm trọng!”

Hai đứa em Trâm, thằng Anh và thằng Thế, tuổi còn trẻ nên rất dễ thu nhận những điều Thông nói. Nhưng với ông Đoàn Cảnh thì đã có định kiến…” (tr 355).

Nhận xét:

Mệnh đề chính “Đạo Công Giáo mang thực dân Pháp vào chiếm nước ta!” trong câu hỏi do nhân vật thằng Anh đặt ra với nhân vật thày giáo Thông rất đúng với sự thật lịch sử. Tất cả các sách sử đều ghi rõ như vậy và hầu như tất cả mọi người Việt Nam không phải là tín đồ Da-tô  đều biết rõ như vậy. Đến như thằng Anh (trong tác phẩm Xóm Đạo) là người ít học (có thể mới chỉ học xong tiểu học) mà cũng biết như vậy. Trong bài viết Nhân Sự Kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Ghé Thăm Giáo Hoàng Bebedict XVI, ông Martin Khánh cũng ghi nhận rõ ràng như vậy với nguyên văn như sau:

Ngày xưa chính các giáo dân đã dẫn lính Pháp đánh giết nghĩa quân VN, các giáo dân đã đập phá đền chùa, nói chung là tiếp tay cho ngoại bang thôn tính đất nước và diệt trừ văn hóa dân tộc.”  Martin Khánh. “Nhân Sự Kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Ghé Thăm Giáo Hoàng Bebedict XVI.” Chuyenluan.net. Ngày 14/2/2007.

 

Câu văn “Đạo Công Giáo truyền sang nước ta từ năm 1533, tức là từ đời vua Lê. ..”  của nhân vật thày giáoThông giải thích cho nhân vật thằng Anh cũng rất đúng với lịch sử. 

Thế nhưng, lời giải thích trên đây của ông Nguyễn Ngọc Ngạn (qua nhân vật thày giáo Thông) không đúng với lịch sử và có một số vấn đề như sau:

A.- Có vẻ tự phụ, võ đoán, coi thường ông Đoàn Cảnh (bố thằng Anh) khi ông Ngạn nói rằng, “Tại bố em không đọc lịch sử nên mới nghĩ như vậy.” Vấn đề đặt ra là căn cứ vào đâu mà ông Ngạn bảo rằng ông Đoàn Cảnh không đọc lịch sử?

Đối với những người am tường lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, câu văn này nói lên tính cách võ đoán của tác giả, và có thái độ khinh miệt chê bai ông Đoàn Cảnh. Trong thực tế, ông Đoàn Cảnh đã nói đúng với sự thật lịch sử, và chính nhân vật Thông hay đúng hơn là ông Nguyễn Ngọc Ngạn mới không đọc lịch sử và đã nói ẩu. Nói cho đúng hơn nữa là ông Ngạn đã nói ẩu với chủ đích bóp méo lịch sử để chạy tội cho Giáo Hội La Mã. .

B.- Lập luận mơ hồ để chạy tội cho Giáo Hội La Mã.-   Ông Ngạn nói rằng “ Các giáo sĩ đầu tiên đến Ninh Cường và Trà Lũ giảng đạo.có âm mưu chính trị gì đâu! Hơn 300 năm sau, thực dân Pháp mới xâm chiếm Việt Nam, là lúc đạo Công Giáo đã vững vàng. Chính triều đình và phong trào Văn Thân giết 130 nghìn giáo dân đã gây nên cái hố chia rẽ càng ngày càng trầm trọng ."

Chúng ta thấy rõ ràng là mệnh đề “có âm mưu chính trị gì đâu!” và câu văn “Hơn 300 năm sau thực dân Pháp mới xâm chiếm Việt Nam, là lúc đạo Công Giáo đã vững vàng.” không có cơ sở và không có khả năng thuyết phục.

Chúng tôi xin được phân tích và khai triển các điểm trên đây như sau.

1.- Về mệnh đề "có âm mưu chính chính trị gì đâu!", với mệnh đề này, ai cũng thấy rõ ông Ngạn có thâm ý xác nhận rằng các nhà truyền giáo Da-tô đến Việt Nam truyền đạo hoàn toàn không có âm mưu chính trị gỉ cả? Đây là một lối phủ nhận và chạy tội cho Giáo Hội bằng một lời tuyên bố khẳng định võ đoán mà không đưa ra được một bằng cớ nào chứng minh là Giáo Hội không hề có ý đồ chính trị trong việc gửi các giáo sĩ đến Việt Nam truyền đạo. Điều này hoàn toàn trái ngược với sự thật lịch sử. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ ở phần dưới.

2.-  Về lời ông Ngạn nói "đạo Công Giáo đã vững vàng", ông Ngạn sử dụng nhóm chữ “đạo Công Giáo đã vững vàng” có phần mơ hồ. Có lẽ  ông Ngạn muốn nói là thời điểm Liên Minh Pháp –Vatican tiến đánh Việt Nam vào năm 1858 là lúc đạo Công Giáo đã có một số tín đồ cả mấy trăm ngàn, và cho rằng con số mấy trăm ngàn tín đồ là vững vàng, cho nên Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô người Việt mới không cần phải rước Pháp vào đánh chiếm Việt Nam.

Đây là lời chạy tội cho Giáo Hội La Mã  không có cơ sở vững vàng và không có khả năng thuyết phục. Để làm sáng tỏ vấn đề nay, chúng tôi xin đưa là hai trường hợp tương tự như lời chạy tội trên đây của ông Ngạn để chúng ta cùng suy nghiệm:

a.-  Trường hợp 1: Ông A bị ta tố cáo là đã hiếp dâm một em bé gái 16 tuổi. Ông A liền phản biện rằng ông ta là người có chức vụ quan trọng trong chính quyền, có nhà ở sang trọng, có đầy đủ vợ con, ông ta không ở vào tình trạng thiếu thốn đàn bà con gái, cho nên ông ta không hiếp dâm cô gái đó.

b.- Trường hợp 2: Ông B bị đưa ra tòa vì can tội buôn bán đồ quốc cấm. Ông B bào chữa rằng ông ta có nhiều tiền, có nhà ở sang trọng, có xe hơi thuộc loại đắt tiền nhất, có rất nhiều tiền để trong ngân hàng, cho nên không đời nào ông ta lại đi buôn bán hàng quốc cấm nguy hiểm như vậy.

Nếu biện bạch như trường hợp ông A trên đây, thì những người như Phan Văn Giáo, Đỗ Cao Trí, Quế Tướng Quân Nguyễn Văn Toàn đều là những người có chức vụ cao trọng và quyền lực trong tay, vừa giầu vừa sang, lại có vợ đẹp con khôn, không thể làm những chuyện hiếp dâm hay sao?

Nếu biện bạch như trường hợp ông B thì những người giầu có như Bẩy Viễn, Ngô Đình Nhu, Nguyễn Cao Kỳ,Trần Kim Tuyến, Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang, Ngô Du, Dân biểu Nguyễn Quang Luyện, Dân Biểu Phạm Hữu Giáo, Dân Biểu Phạm Chí Thiện, Dân Biểu Nguyễn Văn Chính, Dân Biểu Võ Văn Mầu,  v.v…… không thể dính dáng đến chuyện buôn bán thuốc phiện, bạch phiến và vàng lậu ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1950-1975 hay sao?

Người viết đưa ra những thí dụ trên đây để giúp cho ông Nguyễn Ngọc Ngạn và những người đồng quan niệm với ông ta thấy rằng lời bào chữa cho đạo Công Giáo trên đây của ông Ngạn không vững và không có khả năng thuyết phục một chút nào cả.

Hơn nữa, cũng đã có người cho rằng đạo Công Giáo càng vững vàng (nghĩa là có một số đông tín đồ bản địa làm nội ứng), Giáo Hội La Mã càng dễ dàng thuyết phục Pháp cấu kết với Giáo Hội xuất quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam. Thực tế lịch sử là như vậy. Sự kiện này được sử gia Loraine Boettner ghi nhận với nguyên văn như sau:

“Rome in the minority is a lamb (Khi  là thiểu số, Giáo Hội La Mã là con cừu).

Rome as an equal is a fox (khi ngang số, Giáo Hội La Mã La Mã là con cáo).

Rome in the majority is a tiger (khi chiếm đa số, Giáo Hội La Mã  là con cọp.)” Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey:Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p.424.

Vì muốn biến thành con cọp, cho nên Giáo Hội La Mã (Vatican) đã phải cố gắng tới ba lần gửi các nhà thuyết khách đến tận kinh thành Paris để vận động và thuyết phục chính quyền Pháp cấu kết với Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam để cùng thống trị và  để Giáo Hội dựa thế chính quyền cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo làm nô lệ cho Giáo Hội.

Lần thứ nhất do Linh-mục điệp viên Alexander de Rhodes thân hành đến kinh thành Paris trổ tài miệng lưỡi thuyết phục triều đình Vua Louis XIV (1638-1715) liên kết với Giáo Hội và xuất quân đánh chiếm Đông Dương để cùng thống trị và cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo làm nô lệ cho cả Pháp và Giáo Hội. Ngày nay, sách sử đều nói đến vai trò của ông Linh-mục điệp viên Alexander de Rhodes và  bản văn báo cáo tin tức tình báo chiến lược của ông ta gửi về Vatican và Pháp. nhà viết sử Avro Manhattan, ghi lại trong cuốn  "Vietnam: Why Did We Go?" như sau:

"Linh-mục Dòng Tên Alexandre de Rhodes đến Đông Dương vào năm 1610 (Có lẽ là năm 1624 thì mới đúng - NMQ)). Một thập niên sau,  ông gửi về Vatican và Pháp một bản báo cáo miêu tả rất chính xác về tiềm lực thương mại, chính trị và chiến lược. Dòng tên Pháp lập tức tuyển mộ nhân sự gửi sang Đông Dương giúp ông ta thực hiện hai việc: cải đổi dân bản địa theo đạo Da-tô và bành trướng thương mại. La Mã và Ba Lê xem những hoạt động này như là những bước đầu dẫn đến việc đánh chiếm và thống trị các quốc gia này cả về chính trị lẫn quân sự." ["Nguyên Văn: Jesuite priest Alexandre de Rhodes arrived in Indo-china in 1610. A decade later he sent back to the Vatican and to France a very accurate description of the commercial, political and strategic potential. French Jesuits were promptly recruited and sent to help him in his double work of converting to Catholicism and commercial expansion. Rome and Paris considered these activities as inseparable stepping stones leading to eventual political and military occupation of these countries.") Avro Manhattan, Ibid., p 139

Việc ông linh-mục gián điệp này đến kinh thành Paris vận động chính quyền Pháp liên kết với Giáo Hội và xuất quân đánh chiếm Đông Dương được sách "Kitô Giáo: Từ Chất Đến Huyền Thoại" ghi nhận như sau:

"Tôi  tin rằng", ông (Alexandre de Rhodes) viết, "Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh sĩ để chinh phục toàn thể Phương Đông. Cũng như ở đó, tôi sẽ có cách để chọn được nhiều giám mục vốn là các cha và các thầy của chúng ta ở trong các nhà thờ. Tôi rời La Mã ngày 11 tháng 9 năm 1652 với ý định đó." ["J'ai cru que la France, écrivait il, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l' Orient, que j'y trouverais moyen d'avoir des évêques qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Eglises. Je suis sorti de Rome à ce dessein, le 11 Septembre 1652.") (1) (1) Nhiều tác giả, Ki Tô Giáo: Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại (Wesminster, California, Văn Nghệ, 1996), tr 331 và 334.

Cũng may cho dân tộc ta là lúc đó Pháp Hoàng  Louis XIV (1638-1715) không thiết tha với việc cấu kết với Tòa Thánh Vatican mà lao vào cuộc phiêu lưu quân sự này. Lý do là  vì lúc đó  một phần vì  triều đình Pháp đang bận tâm chuẩn bị phát động các cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi tại lục đia Âu Châu, một phần vì tình trạng tài chánh của nước Pháp lúc bấy giờ đang kiệt quệ do việc  phải đài thọ cho các cuộc chiến này, một phần vì tốn phí cho việc xây cất điện Versailles. Hơn nữa, nội bộ nước Pháp lúc đó cũng ở trong tình trạng hỗn loạn do việc chính quyền và tín đồ Da-tô đang tiến hành "chính sách bất khoan dung"  đối với những thành phần thuộc giáo phái Tin Lành Calvin.

Lần thứ hai xẩy ra vào thập niên 1780. Vào giữa thập niên 1780, Giáo Hội cho Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc)  móc nối và thuyết phục Nguyễn Ánh trao Hoàng Tử Cảnh (mới có hơn 4 tuổi) cho ông ta dẫn sang triều đình Vua Louis XVI (1754-1789) để thuyết phục chính quyền Pháp viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn. Chủ đích trong việc làm này của Giáo Hội là NẾU việc làm này thành công thì đạo Ki-tô sẽ được ưu đãi ở trong chính quyền Nguyễn Ánh tại Việt Nam. Có được địa vị ưu đãi trong chính quyền rồi, các ông truyền giáo sẽ “trèo cao lặn sâu” để lấn chiếm tiếm quyền ở ngay trong triều đình nhà Nguyễn, giống như Giáo Hội đã làm ở nước Pháp trong thời Vua  Henry IV (1589-1610) [Xin xem Mục III, chương sách nói về “Sự Cấu Kết Với Cường Quyền Để Tiếm Quyền…. trong Phần I, bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã”].

Âm mưu này đã được triều đình Vua Louis XVI đồng ý ký Thỏa Hiệp Versailles 1787 viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh.  Nói về chuyện Giám-mục Bá Dâ Lôc đem Hoàng Tử Cảnh sang Pháp vận động chính quyền Pháp viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh, sử gia Pham Văn Sơn viết như sau:

 

"Giám-mục Bá Đa Lộc tới cửa biển Lorient đầu tháng giêng năm 1787 và đã viết thư cho Bộ Trưởng Hải Quân. Xin nhắc rằng  Giám-mục đã luôn luôn gửi thư cho bộ này từ hai năm trước đề nghị việc cứu trợ chúa Nguyễn. Bộ Trưởng này trách giám mục đã mang thế tử Cảnh  và sứ bộ qua Pháp trước khi được ý kiến của nhà vua, nhưng việc đã lỡ thì  cứ lên Ba Lê vậy. Người ta báo cho Chủng Viện Hội Truyền Giáo Ngoại Quốc lo chỗ ăn ở cho Cảnh.

 

Cuộc vận động của Giám mục bấy giờ làm náo động nhiều sa-lông chính trị ở kinh thành này hơn là ở các cơ quan của chính quyền. Người ta đã tỏ ra có cảm tình, nói là thương hại thì phải hơn, đối với ông hoàng nhỏ xíu đã sớm bị cái cảnh quốc phá gia vong. Rồi người ta mở tiệc tùng linh đình để đón tiếp Cảnh và làm cả thơ để tỏ cảm tình. Xin nhắc rằng chính giới Pháp lúc đó có nhiều nhân vật lãng mạn gồm nhiều bà, nhiều cô và đủ mặt văn sĩ.

 

Trong giai đoạn này, Giám-mục tấn công ráo riết chính quyền Pháp, viết nhiều tờ trình về hiện trạng nước Nam cho các chức quyền đang có ảnh hưởng lớn ở các cơ quan. Một số tỏ ra có thiện cảm với lời kêu gọi khẩn thiết của Giám-mục như Loméunie de Brienne, Tổng Giám Mục thành Toulouse, tu sĩ De Vermond, Tổng Giám Mục Narbonne, Arthur Richard Dillon là những tay có thế lực bấy giờ giữa triều đình vua Louis XVI. Giám-mục (Bá Đa Lộc) được nhà vua cho vào bệ kiến và được gặp cả Montmorin, Bộ Trưởng  Ngoại Giao, De Castries, Bộ Trưởng Bộ Hải Quân. Việc này đã diễn ra vào tháng 5/1787.

 

Giám-mục (Bá Đa Lộc) đã dùng những luận điệu thế nào để đạo đạt tình ý của mình? Theo các tài liệu còn nằm tại văn khố của nước Pháp thì Giám-mục đã đưa ra nhiều ý kiến không khác mấy nếu so với các văn kiện gửi về Pháp đình trước đây của Poivre, Saint Phalle., Protais, Leroux, De Rothé và Chevalier. Tóm lại, hồ sơ và dự án thiết lập căn cứ ở Nam Hà bấy giờ rất là đầy đủ và các nhà thực dân trước sau vẫn đồng tình coi nước Việt Nam là miếng mồi ngon, một cứ điểm tốt đẹp cho chính sách thuộc địa về mọi phương diện, nhất là lúc này Pháp đã bị thua thiệt với Anh ở Ấn Độ...

Căn cứ  này ở Nam Hà thì có lợi hại như thế nào?

"..... Tất nhiên là Giám-mục (Bá Đa Lộc) đã đoan chắc là thế nào cũng thành công đễ dàng . Pháp sẽ thâu được nhiều quyền lợi, những các lý lẽ này đối với Pháp Hoàng Louis XVI và các Bộ Trường của Ngài chỉ có vẻ đúng về bề ngoài, mặc dầu Giám-mục (Bá Đa Lộc) rất khéo léo và kiên nhẫn trong việc thuyết phục. Tóm lại, Pháp đình bấy giờ ở vào một trạng thái không thuận lợi lắm đối với đề nghị của Giám-mục (Bá Đa Lộc) , nhưng rồi người ta cũng đi đến chỗ giải kết vấn đề là ký kết với Giám-mục một bản thỏa hiệp do nơi Bộ Thuộc Địa tại điện Versailles.” Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tân Biên - Tập 4, (Saigon, 1961), tr.  171-173"[1] 

Nhưng ngay sau đó, nước Pháp lâm vào hoàn cảnh khủng hoảng tài chánh, tiếp theo là Cách Mạng 1789 bùng nổ, nước Pháp rơi vào tình trạng bất ổn do Giáo Hội gây ra. tình hình nước Pháp vừa kiệt quệ, vừa hỗn loạn, vừa xảy ra cách mạng, chế độ quân chủ chuyên chế của vua Louis 16 bị đạp đồ, tân chính quyền Cách Mạng  phải  bận tâm dành hết thời giờ để ổn định tình thế và đương đầu với Liên Minh Thánh  gồm các nước Áo,  Phổ, Anh do Giáo Hội La Mã và giáo dân (Ki-tô La Mã) vận động  đem quân tràn vào lãnh thổ Pháp để phục hồi vương quyền của vua Louis XVI và phục hồi những đặc  quyền đặc lợi của Giáo Hội La Mã tại Pháp, cho nên Thỏa Hiệp Versailles bị bỏ xó, không đuợc thi hành.

Cùng vào mấy năm tiếp theo sau Cách Mạng Pháp 1789 bùng nổ, tại Pháp, Vatican và các nhà truyền giáo vừa ra công xúi giục tín đồ Da-tô Pháp nổi loạn chống lại chính quyền Cách Mạng 1789, vừa vận động thành lập Liên Minh Thánh (Holy Alliance) đánh vào nước Pháp. Tại Việt Nam, Giáo Hội ra công thúc đẩy Giám-mục Pigneau de Béhaine dùng ảnh hưởng của Giáo Hội để vận động giáo dân có thế lực ở Âu Châu gom tiền mua sắm quân trang, quân cụ, binh khí và tuyển mộ một đạo quân thập tự đem sang viện trợ cho Nguyễn Ánh.

Không ai chối cãi được sự kiện là nhờ có viện trợ quân sự của Giáo Hội qua nhân vật Giám-mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), Nguyễn Ánh mới thành công trong việc đánh bại nhà Tây Sơn. Thế nhưng, khi lên ngôi và đã nắm vững quyền lực rồi, Nguyễn Ánh tức vua Gia Long lại xa lánh các nhà truyền Giáo Da-tô. Thế là tiền bạc và công lao của Giáo Hội giúp cho Nguyễn Ánh coi như là công cốc. Tuy nhiên, trong 5 năm trời (1784-1799) cặp kè với Nguyền Ánh, Giám-mục Bá Đa Lộc và các nhà truyền giáo Da-tô khác đã triệt để khai thác cái mối liên hệ mật thiết thân tình này để lôi cuốn những phường tham lợi, háo danh, thèm khát quyền lực lao vào “theo đạo để tạo danh đời” và đã gài được rất nhiều người vào trong chính quyền nhà Nguyễn từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Cũng vì thế mà thời kỳ này, con số tín đồ Da-tô người Việt tặng vọt hơn thời kỳ trước.

Thất vọng vì không thi hành được Thỏa Hiệp Versailles 1787, Giáo Hội vẫn kiên trì theo đuổi âm mưu chinh phục Việt Nam.

Lần thứ ba xẩy ra vào giữa thập niên 1850. Lần này, Giáo Hội đã tính toán  gài người của Giáo Hội vào trong hậu cung của triều đình Pháp Hoàng Napoleon III vào thời điểm Louis Napoléon đang có âm mưu biến chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa Pháp Quốc thành Nền Đệ Nhị Đế Chính. Vì thế, Louis Napoléon rất cần có sự ủng hộ của phe bảo thủ và phản động thân Giáo Hội La Mã.  Lúc đó, nhà vua  đã sắp bước vào tuổi ngũ tuần vẫn chưa có vợ trong khi người thiếu nữ kiều diễm Eugenie [Eugenie Marie de Montijo de Guzman  (1826-1920)], một tín đồ của Giáo Hội còn mơn-mởn đào tơ chưa đầy 27 cái xuân xanh được Giáo Hội bố trí thành cặp uyên ương rồi trở thành Hoàng Hậu Eugenie của nước Pháp. Chuyện Giáo Hội bố trí cho thiếu nữ kiều diễm Eugenie thành vợ của Louis Napoléon  cũng giống như sau này vào giữa thập niên 1930, Giáo Hội bối trí cho nữ tín đồ Da-tô người Việt  kiều diễm là cô Jeannette Nguyễn Hữu Thị Lan, con gái nhà đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào gặp  Bảo Đại rồi trở thành Nam Phương Hoàng Hậu vào năm 1934:

1934: Lấy Jeannette Nguyễn Thị Lan, con gái một đại điền chủ miền Nam. Thị Lan theo đạo Ki-tô, gây nhiều trở ngai. Ngô Đình Thục cực lực chống đối vì theo đúng phép đạo Ki-tô, Bảo Đại phải “rửa tội” rồi mới đư ợc thành hôn. Sau đó, Pháp dàn xếp cho một giáo sĩ ngoại quốc bí mật làm lễ cưới theo phép đạo.Như thế Bảo Đại trở thành vua Ki-tô giáo đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.” Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 36

Sau khi Hoàng Đế Napoléon III đã thành hôn với nữ tín đồ Da-tô Eugenie rồi, Giáo Hội mới ra lệnh cho Hồng Y Bonnechose, Giám-mục Pellerin, Linh-mục Legrand de Liraye, và Linh-mục Huc chính thức viết những bản trần tình trình bày những lợi điểm cho việc đánh chiếm Việt Nam, rồi gửi đến triều đình Pháp Hoàng Napoléon Đệ Tam. Đồng thời, các giáo sĩ này vừa chính thức đến tận triều đình Pháp để thuyết phục nước Pháp nên liên kết với Giáo Hội đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa, vừa thậm thụt với Hoàng Hậu Eugenie Marie de Montijo để nhờ bà thuyết phục nhà vua ủng hộ việc Pháp liên kết với Giáo Hội trong việc làm này. Sự kiện này được Tiến-sĩ Cao Huy Thuần ghi lại trong cuốn Đạo Chúa Và Thực Dân Tại Việt Nam như sau:

"Chính các vận động để được ủng hộ về sự can thiệp của các nhân vật quan trọng như  Tổng Giám Mục Bonnechose ở Rouen và của chính Hoàng Hậu, bà này đã thuyết phục được vua, dù lúc đó vua không có kế hoạch thực dân nào rõ rệt. Các cuộc vận động này được thực hiện bởi hai người truyền giáo: Linh Mục Huc, hội viên Hội Thánh Lazare (Tu Hội Lazariste), cựu đại diện Giáo Hoàng ở Trung Quốc, tác giả cuốn "Đạo Thiên Chúa ở Trung Quốc, (Tartarie và Tây Tạng, và Giám Mục Pellerin, đại diện Giáo Hoàng tại Bắc  Nam Kỳ."

 

“Trong văn thư đệ lên vua, Linh-mục Huc trình bày các mối lợi mà việc chiếm Việt Nam có thể mang lại cho Pháp .” Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, Huơng Quê, 1988, tr.61.

Thất vọng vì sự thất bại của phái đoàn Montigny, theo lời khuyên của bạn bè, Giám-mục Pellerin quyết định “đi Pháp để trình bày với nhà vua tình trạng thê thảm của các đoàn truyền giáo do các biện pháp nửa vời gây nên”. Đến Pháp vào đầu tháng 5 (1857), ngày 16/5, ông trình bày trước Ủy Ban và ngày 21/5 ông trao cho họ bản thuyết trình đầy đủ chi tiết trước khi Napoléon tiếp kiến…

Nhưng sự vụ hình như kéo dài sốt ruột, Giám-mục (Pellerin) tin là nên nhắc lại Napoléon III : “Thần xin Chúa Thượng, chúng ta thấy trong thư ngày 30/8/1857 của ông, cho phép thần nói đến các người mới theo đạo khốn khổ ở xứ Cochinchine và các nhà truyền giáo ở xứ An  Nam, hiện giờ máu họ đang đổ và tình cảnh của họ còn kinh khủng hơn từ cuộc vận động sau chót của nước Pháp không làm gì cho bọn thần, e rằng đạo Thiên Chúa sẽ bị tận diệt tại các vùng hình như sẵn sàng tiếp đón lợi ích của đạo Thiên Chúa và văn minh. Thần đến xin Chúa Thượng đừng bỏ rơi bọn thần. Điều bệ hạ làm cho bọn thần sẽ khiến cho ân phúc của Chúa ban xuống cho bệ hạ và triều đại huy hoàng của bệ hạ.

Kế đến tháng 11 (1857), Giám-mục Pellerin đi Rôme, Giáo Hoàng Pie XI tán thành các cuộc vận động ủng hộ cho các phái đoàn truyền giáo.” .

Xuyên qua các cuộc can thiệp của Linh-mục Huc và Giám-mục Pellerin, chúng ta thấy ý tưởng chính sau đây: Cuộc viễn chinh của họ vận động, nhân danh  các người truyền giáo tại Việt Nam, không phải chỉ là cuộc biểu dương lực lượng đơn thuần hay là một cuộc chiếm đóng tạm thời một vài địa điểm của nước Việt Nam, mà hoàn toàn là một cuộc viễn chinh thực dân, vì nhằm xây dựng một thuộc địa Pháp vĩnh viễn ở góc đất này ở Đông Nam Á. Ý tưởng này được một người truyền giáo khác là Linh-mục Legrand de La Liraye trình bày mạnh mẽ hơn trong một bản trần trình mà y gửi cho Napoléon III vào khoảng tháng 2/1857.” Cao Huy Thuần Sđd., tr. 63-64

Đồng thời, tín đồ Da-tô người Việt cũng được các ông giáo sĩ Da-tô xúi giục viết thư khẩn khoản xin người Pháp tấn công vào Việt Nam. Sự kiện này được sử gia Vũ Ngự Chiêu ghi  nhận trong cuốn Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 - Tập 1 với nguyên văn như sau:

SHM (Vincennes) GG2 99:2. Petrus Key, tức Trương Vĩnh Ký sau này, cũng cùng một nhận xét. Tháng 3/1859, Petrus Key viết cho Grand Chef et Vous Tous très honorables officiers de la flotte francaise”: Ayez pitié de nous. Vous êtes nos libérateurs et la main des ennemis nous  a touchés! Hala! The wearer knows very well where the shoe pincheth. Nous savons auusi que “qui trop embrasse mal etreint.”  Et cependant nos souffrances nous poussent à invoquer votre puissaance et à vous exposer du fond du coeur tout ce que je veux de soumettre à votre prudence et a votre sagesse.” Thư tháng 3/1859, Petrus Key  gửi Grand Chef; SHM (Vincennes), GG2 99:2” Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 - Tập 1 (Houston, TX: Văn Hóa, 1999), tr.130.

Kết quả là triều đính Vua Napoléon III đã liên kết với Giáo Hội và Liên Minh Pháp – Vatican thành hình rồi xuất quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam nói riêng, và Đông Dương nói chung, như sách sử đã ghi nhận.

Nhờ là thành viên trong Liên Minh Pháp – Vatican thống trị Việt Nam, Giáo Hội La Mã mới có thể vừa dùng quyền lực cúa nhà nước để cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo Da-tô, vừa sử dụng miếng mồi vật chất và các chức vụ trong chính quyền của nhà nước bảo hộ để câu nhử những phường tham lợi háo danh muối mặt theo đạo làm tôi tớ cho Vatican để được vinh thân phì gia. Có làm như vậy, thì con số  tín đồ Da-tô người Việt mới dân dần nhiều hơn để cho Giáo Hội La Mã mới có thể biến thành con cáo, rồi hóa thân thành con cọp như sử gia Loraine Boettner đã nói ở trên. Sự thật rõ ràng là như vậy. Không biết ông Nguyễn Ngọc Ngạn và những người đồng đạo của ông có nhìn ra sự thật này không?

NHỮNG THỜI ĐIỂM GIÁO HỘI LA MÃ

LÀ CON CỪU, CON CÁO VÀ CON CỌP

Ở VIỆT NAM

Qua lời sử gia Loraine Boettner ghi nhận mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên, ở bất kỳ nơi chốn hay quốc gia nào:

1.- Khi con số tín đồ quá ít, không đủ tạo nên một sức mạnh quần chúng để phá rối hay đòi hỏi này, yêu sách nọ thì các ông giáo sĩ truyền giáo cũng như tu sĩ và tín đồ Da-tô ở đó thúc thủ đóng vai trò hiền lành giống như con cừu. Tình trạng này đã khiến cho những người ngây thơ và những người  không thấu hiểu lịch sử của Giáo Hội La Mã mới nói rằng đạo nào cũng dạy người ta  phải nên làm điều lành và tránh làm điều ác.

2.- Khi con số tín đồ Da-tô ngang ngang (hay đã đủ mạnh để đoàn ngũ hóa thành những đội quân thứ 5 khi chính quyền ở quốc gia không chịu nghe theo llời dụ khị hay xúi giục của các nhà truyền giasohoawjc không chịu theo đạo Da-tô), thì  các ông giáo sĩ truyền giáo cũng như tu sĩ và tín đồ Da-tô ở đó sẽ hiện hình giống như những con cáo già để quậy phá đòi hỏi này, yêu sách nọ. Đây là trường hợp nước ta từ đầu thập niên 1830, các ông giáo sĩ xúi giục Lê Văn Khôi làm loạn và tích cực công khai ủng hộ đám phản loạn này, rồi sau đó, vào thập mniên 1860, họ lại xúi giục Tạ Văn Phụng nổi loạn chống lại triều đình Huế.

3.- Khi con số tín đồ Da-tô chiếm đa số hay đã nắm được một phần hoặc toàn bộ quyền lực trong bộ máy cai trị, thì các ông giáo sĩ truyền giáo cũng như tu sĩ và tín đồ Da-tô ở đó sẽ hiện hình giống như những con cọp luôn luôn muốn ăn sống nuốt tươi những thành phần thuộc các tôn giáo khác. Đặc biệt là nếu chính quyền hoàn toàn lọt vào tay họ thì những con cọp này hết sức hung dữ. Đây là tình trạng của các nước Âu Châu trong thời Trung Cổ, Phi Luật Tân và các quốc gia Châu Mỹ La-tinh từ đầu thế kỷ 16 cho đến ngày nay, Croatia trong những năm 1941-1955, Việt Nam trong những năm 1885-1954, đặc biệt miền Nam trong những năm 1955-1975, và  Rwanda trong năm 1994.

 

CON SỐ TÍN ĐỒ DA-TÔ VÀO

NHỮNG THỜI ĐIỂM LỊCH SỬ

Để có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này, chúng tôi xin ghi lại con số tín đồ Da-tô người Việt vào những thời điểm lịch sử như sau:

1.- Năm 1533: giáo sĩ Inigo (Inikhu - Bồ Đào Nha) là người đầu tiên đến Việt Nam truyền giáo. Lúc đó, ở Việt Nam chưa có một người nào theo đạo Da-tô.

2.- Năm 1664: ở Đàng Trong có  khoảng  100,000 người [2].

3.- Năm 1737: ở Đàng Ngoài có khỏang    250,000 người [3].

4.- Năm 1800: Cả nước có vào khoảng     320,000 người [4].

5.- Đầu thập niên 1840:                         420,000 người [5].

6.- Giữa thập niên 1850:   từ  500.000 đến 600,000 người [6]

7.- Năm 1892:                                      683,000 người [7].

8.- Năm 1945: ………………………………...   1,700,000 người [8].              

Năm 1954: Khoảng hơn 600,000 giáo dân Da Tô trong số 860,000 người từ Bắc di cư vào miền Nam. Sử gia Bernard B. Fall ghi trong cuốn The Two Vietnams như sau:

"Trong số 860 ngàn người trốn vào miền Nam thì có tới 600 ngàn người là tín đồ Da-tô." ("Of the 860,000 who fled South at this time, 600,000 were Catholics." [9].

Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi trong sách Thập Giá Và Lưỡi Gươm như sau:

Tổng số giáo dân ở miền Bắc vĩ tuyến 17 trước ngày di cư là 1.390.000

Tổng số giáo dân ở miền Bắc sau ngày di cư là                      846.500

Như vậy, số giáo dân di cư vào Nam là:  1.390.000 - 846.500:  554.500 [10].

Nhịp độ con số người theo đạo trong từng thời kỳ: Tiện đây, người viết xin trình bày nhịp độ con số người Việt theo đạo Da-tô vào từng thời kỳ và khởi đầu từ năm 1553, thời điểm nhà truyền giáo Da-tô đầu tiên tên là Ini Khu (người Bồ Đào Nha) đến Việt Nam đặt chân lên đất Ninh Cường (Bắc Việt). Các thời kỳ này được phân định theo những thời điểm do các nhà viết sử ghi trong tác phẩm của họ. Người viết ghi lại đây những con số người Việt theo đạo Da-tô vào những thời điểm này để cho độc giả dễ dàng nhìn ra sự liên hệ giữa con số người theo đạo Da-tô với quyền lực của Giáo Hội La Mã tại Việt Nam.trong thời kỳ đó. Nắm vững được vấn đề  này, chúng ta mới biết rõ khi nào Giáo Hội La Mã là con cừu, khi nào Giáo Hội La Mã là con cáo, và khi nào Giáo Hội La Mã hóa thân thành con cọp.

Nói cho rõ hơn, con số người Việt Nam theo đạo Da-tô thời bấy giờ tăng theo tỷ lệ thuận với quyền lực chính trị của Giáo Hội tại Việt Nam. Phần trình bày dưới đây sẽ cho thấy rõ sự kiện này:

1.- Thời kỳ 1533-1800 dài 267 năm, con số tín đồ chỉ có 320 ngàn người. Trong thời gian này, đạo Da-tô không có quyền lực, chưa có cơ hội hay hoàn cảnh cặp kè với chính quyền.

Thời kỳ này Giáo Hội La Mã chỉ  là con cừu.

2.- Thời kỳ 1800-1840 dài 40 năm, số tín đồ tăng 100 ngàn từ 320 lên 420 ngàn. Đây là thời kỳ các nhà truyền giáo đi sát với chính quyền của vua Gia-Long và đã cấy được nhiều tu sĩ và tín đồ Da-tô vào chính quyền trong những năm này. Vì thế mà thời kỳ này có nhiều nhà truyền giáo và tu sĩ Da-tô có quan hệ mật thiết với bọn quan lại xu thời trong thời Vua Gia Long.. Bọn người xu thời  này còn vương lại trong thời Vua Minh Mạng (Lê Văn Duyệt là một thí dụ điển hình), Thiệu Trị và Tự Đức. Cũng vì thế mà chỉ có 40 năm (bằng gần 1/7 thời gian trên), đã có thêm 100 ngàn tín đồ bản địa, tăng từ 320 ngàn lên đến 420 ngàn.

Tuy rằng thời kỳ này, tín đồ Da-tô vẫn là con số rất nhỏ,  nhưng nhờ đã kết thân được với vua Gia Long, Giáo Hội La Mã đã có thể  biến thành con cáo.

3.- Thời kỳ 1840-1855 dài 15 năm, số tín đồ tăng 180 ngàn, từ 420 ngàn lên 600 ngàn. Thời gian này Giáo Hội dồn nỗ lực vào việc xúi giục các thành phần bất mãn với chính quyền  nổi loạn chống  triều đình Huế  với dã tâm làm cho cho nước ta lâm vào tình trạng loạn lạc triền miên. Điển hình là vụ loạn Lê Văn Khôi (1833-1835) và vụ Hồng Bảo (1854). Hậu quả là dân ta rơi vào tình trạng nghèo khổ. Dân càng nghèo, nước càng loạn thì càng thuận lợi cho những thành phần xấu trong xã hội nhẩy ra lập băng đảng ăn cướp để mưu sinh. Tình trạng này càng dễ dàng cho nhà truyền giáo Da-tô dùng những lời hứa hẹn rằng họ sẽ giúp những băng đảng nổi loạn chống chính quyền để thành công giống như họ đã giúp Nguyễn Ánh trước kia. Vì thế, cho nên mới có những bọn lưu manh chính trị theo đạo để hy vọng sẽ nổi đình nổi đám như Nguyễn Ánh. Đồng thời, loạn lạc triền miên cũng làm cho dân ta điêu đứng lầm than, khiến cho rất nhiều người lâm vào tình trạng khốn cùng. Nhân đó, các ông truyền giáo mới dùng mánh mung đem miếng mồi vật chất ra để dụ khị những người dân nghèo đói khổ theo đạo. Đói ăn vụng, túng làm liều, đang khi đói khổ lại có người mang tiền hay cơm gạo đến giúp, thì làm sao mà không nhận? Khi đã nhận được sự giúp đỡ của họ rồi, họ sẽ bảo rằng đó là ơn Chúa mang đến và phải đến nhà thờ để tạ ơn Chúa, nghĩa là phải theo đạo để đền ơn họ. Thế là những người này trở thành tín đồ Da-tô. Có lẽ vì thế mà thành ngữ “đi đạo lấy gạo để ăn” đã xuất hiện  do sự kiện này mà ra.

Hơn nữa, nhà Nguyễn theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền toàn trị với chính sách cai trị nhân dân một cách vô cùng hà khắc, đặc biệt lại theo đưổi chính sách trả thù chính trị một cách vô cùng dã man. Chính sách quản trị nhân dân bạo ngược và hà khắc như vậy đã làm cho rất nhiều người uất ức căm phẫn. Nhân đó, các nhà truyền giáo liền tìm cách móc nối với những người bất mãn này để phỉnh gạt họ theo đạo và hứa hẹn sẽ tích cực giúp đỡ họ một khi họ đã trở thành tín đồ Da-tô. Chiêu thức này đã được các ông truyền giáo Da-tô triệt để áp dụng trước đó (trường hợp của băng đảng Lên Văn Khôi), và sau đó (trường hợp Tạ Văn Phụng). Do những quái chiêu này, mà thời kỳ này vỏn vẹn chỉ có hơn 10 năm, con số tín đồ Da-tô tăng vọt từ 420 ngàn lên đến gần 600 ngàn (tăng gần 1/3).

Dù là trong thời kỳ này triều đình Huế không còn nuông chiều các giáo sĩ Da tô nữa, và có những biện pháp cứng rắn với những luật cấm đạo. Thế  nhưng trước kia Giáo Hội La Mã  tức là các ông  giáo sĩ và tín đồ Da-tô người Việt đã hóa thành con cáo rồi, cho nên, lúc đó, họ không thể nào lột xác để biến thành con cừu được nữa, mà vẫn giữ nguyên hình con cáo, một con cáo đang bị chủ nhà săn đuổi. Vì thời kỳ này trong nhân dân có nhiều người nghèo đói, khốn khổ (vì loạn lạc) và có nhiều người bất mãn với chính quyền. Những người này gần như bị dồn vào những bước đường cùng.  Đói ăn vụng, túng làm liều, vì ở vào tình trạng đường cùng, họ  sẵn sàng chống chính quyền bằng bất cứ hình thức nào. Một trong những cách chống lại chính quyền là họ quay ra chứa chấp hoặc bao che cho các ông giáo sĩ và tín đồ Da-tô. Nhờ vậy mà những con cáo Da-tô đang bị săn đuổi vẫn còn có thể lọt lưới chính quyền để tồn tại và tiếp tục đánh phá chính quyền.

4.- Thời kỳ 1855-1892 dài 47 năm, số tín đồ tăng từ 600 ngàn lên 683 ngàn, tăng 83 ngàn. Thời gian này chỉ có hơn 40 năm, các nhà truyền giáo tích cực  áp dụng những chiêu thức như họ đã áp dụng trong thời kỳ 1840-1855 vì đây là thời kỳ đoàn quân viễn chính của Liên Minh Pháp – Vatican đang tiến vào tấn công đất nước chúng ta, dùng bọn cuồng nô “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” làm nội ứng đưa đường dẫn lối và thiết lập bộ máy thống trị Việt Nam. Nhờ vậy mà con số tín đồ Da-tô từ gần 600 ngàn người tăng vọt lên 683 ngàn người. Dĩ nhiên những phần tử tân tòng này cũng gồm toàn những phần tử háo danh, hám lợi như các phần tử tân tòng trong các thời kỳ trước đó.

Trong thời kỳ này, con cáo Giáo Hội La Mã đang hóa thân thành con cọp

5.- Thời kỳ 1892-1945 dài 53 năm, số tín đồ tăng vọt  một cách bất thường từ 683 ngàn lên một triệu bảy trăm ngàn người (1,700,000). Tính ra, con số tăng là  1.017.000 người.  Chúng ta thấy rằng thời kỳ này chỉ có 53 năm mà con số tín đồ Da-tô tăng gần 200%. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì thời kỳ này Liên Minh Thánh Pháp – Vatican đã hoàn toàn chinh phục được Việt Nam và bước vào thời kỳ ổn định xã hội (bằng bạo lực). Giáo Hội ra công bóc lột nhân dân ta đến tận xương tận tủy bằng trăm phương ngàn kế. Tình trạng này đã khiến cho dân ta rơi vào thảm cảnh đói khổ triền miên. Trong thời kỳ này, Giáo Hội La Mã  thực sự đã trở thành con cọp, nhưng  thực dân Pháp vẫn cầm trịch bộ máy cai trị, chỉ để cho Giáo Hội La Mã đặc hưởng một số quyền lợi  vè kinh  tế, cung ứng nhân sự làm việc trong bộ máy mật vu, công an cùng một vài quyền lợi khác.

Cái chết tức tưởi của hai triệu người trong mùa xuân năm Ất Dậu 1945 là do chính quyền Liên Minh Pháp - Vatican có chủ  tâm gây ra. xương tận tủy. Tác giả Hoàng Trọng Miên nói rõ nguyên nhân gây ra thảm trạng chết đói này là do chính quyền Liên Minh Pháp – Vatican chủ trương. Dưới đây là nguyên lời viết của tác giả: 

"Pháp tung đám tay sai đi khắp nơi vơ vét hết thóc gạo tải về tập trung các kho dự trữ riêng, lấy cớ tiếp tế cho quân đội Nhật. Hết ép buộc mua rẻ của dân quê, Pháp lại vãi tiền ra mua thóc, ngô, bằng giá cao để thu cho kỳ sạch ngũ cốc hiếm hoi của miền Bắc. Gạo Nam thì không cho chở ra Bắc, lấy cớ là phi cơ Đồng Minh ngày đêm không ngừng bắn phá tàu bè. Còn đường xe lửa xuyên Đông Dương thì Pháp dành cho quân Nhật chuyên chở quân sự,…. Lúa ở miền Nam chất chứa đầy kho, Pháp đem đốt thay than củi ở các nhà máy điện. Dân quê ở miền Bắc khởi sự chết đói từ cuối năm 1944.” Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân  - Tập I (Los Alamitos, CA: nhà xuất bản Việt Nam, 1989), trang 79-80.

Sự thật là như thế. Ấy thế mà sau này, họ (chính quyền miền Nam Việt Nam và những người tự nhận là “người quốc gia”) còn dám tuyên truyền là Nhật đốt thóc và vơ vét thóc tính trữ để nuôi quân đội cho nên dân ta lâm vào cảnh chết đói thê thảm như vậy. Thê nhưng, họ không thể phủ nhận được sự thật là trong khi dân ta chết đói tới hai triệu người thì các nhà thờ tại các giáo khu và các làng đạo ở miền Bắc vẫn có thóc đầy kho.

Nhờ có sẵn quyền lực, tiền bạc và thóc lúa trong tay, các ông truyền giáo Da-tô không bỏ lỡ những cơ hội do chính họ đã tạo ra (tình trạng đói khổ của dân ta) để thi hành chiêu thức dùng miếng mồi vật chất và những chức vụ trong chính quyền để lôi cuốn và dụ khị những kẻ tham lợi và háo danh theo đạo để có gạo mà ăn và tạo danh đời. Vì thế mà thời kỳ này con số những tín tồ Da-tô tân tòng mới tăng vọt lên như vậy.

Trong thời kỳ này, dù rằng tín đồ Da-tô vẫn là một nhóm thiểu số, nhưng với quyền lực của nhà nước bảo hộ, Giáo Hội La Mã đã thực sự thành một con cọp, một con cọp bị ông chủ xiếc người Pháp điều khiển để giúp họ thống trị và bóc lột dân ta.

6.- Người viết không biết rõ trong những năm 1954-1975, ở miền Nam Việt Nam, con số tín đồ Da-tô người Việt là bao nhiêu và tăng thêm là bao nhiêu, nhưng chắc chắn là tăng lên nhiều lắm, và tăng theo tỉ lệ thuận với quyền lực của Giáo Hội.

Quy luật "số người theo đạo Da-tô tăng theo tỉ lệ với quyền lực của Giáo Hội La Mã" được thấy rõ ở khắp mọi nơi trên thế giới nói chung, và ở Việt Nam nói riêng. Nói cho rõ hơn, có quyền lực trong tay, Giáo Hội mới có thể dùng bạo lực cưỡng bách người dân dưới quyền phải theo đạo, hoặc là chèn ép họ vào thế kẹt, khiến cho họ phải theo đạo cho xong nợ để thoát khỏi cái cảnh bị  cảnh sát quấy rầy, đúng như Linh-mục Trần Tam Tỉnh đã ghi nhận:

“Bên cạnh chủ nghĩa hiếu thắng bề ngoài đó, phải nói thêm một thứ hiếu thắng khác về "mục vụ" như là đặc điểm của Giáo Hội trong thời kỳ này, đó là việc đưa dân ngọai vào đạo. Giám-mục Ancel phụ tá địa phận Lyon (Pháp), đã nhắc lại lời Giám-mục Thục: "Có những làng nguyên vẹn xin chịu phép rửa. Người ta không làm sao dạy giáo lý kịp cho họ...!  Và ông kết luận: "Đây là nước duy nhất tại Viễn Đông (không kể Philippines) đang trên đà trở lại đạo cả nước". Những con số người lớn chịu rửa tội, nhất là tại địa phận Qui Nhơn xem ra phù hợp với cảm tưởng của vị giám mục Pháp: 16.323 năm 1956-1957, 27.385 năm 1958-1959, 37.429 năm 1960-1961, Năm 1959, tại Qui Nhơn, chỉ trong một tháng, 61.000 người xin chịu phép rửa. Ơn Chúa hình như đùng một phát  tuôn xuống như mưa trên địa phận của Giám-mục Chi, giám mục phụ trách di cư những năm 1954-1955, ông đã nhận được từ cơ quan Viện Trợ Công Giáo Hoa Kỳ 38 triệu đô la, và của tổ chức viện trợ Pháp cũng như Caritas quốc tế còn nhiều triệu khác nữa.

 

Phong trào trở lại đạo hàng loạt như thế vừa là kỳ diệu vừa gây khó chịu, bởi vì dân chúng các vùng đó đã sống dưới quyền kiểm sóat của Việt Minh trong thời chiến tranh Pháp - Việt. Giám-mục Chi đã cho chúng tôi biết rằng phép lạ đó, một phần đã nhờ có việc tuyên truyền "thuyết nhân vị" của chính phủ, dọn đường cho quần chúng tại đây tìm gặp được đạo Công Giáo và đàng khác là nhờ các việc từ thiện Công Giáo, các trường học, cô nhi viện, nhà thương, điểm phát quần áo, bánh mì và lương thực. Có người cho rằng việc theo đạo hàng lọat đó chỉ là lặp lại theo ngụ ngôn "đi đạo lấy gạo mà ăn" thôi. Quả thế, viện trợ Công Giáo từ ngòai vào đều do các linh mục tự tiện thao túng và thường chỉ dành để phân phát cho người Công Giáo. Dân chúng miền Trung này, là vùng nghèo nhất miền Nam, chẳng qua đã tìm nơi việc theo đạo Công Giáo một phương thế kiếm ăn.

Có những người cũng cho rằng họ vào đạo để khỏi bị sách nhiễu về chính trị. Quần chúng ở đây, vì đã từng sống lâu năm dưới chế độ Việt Minh, nên bị tình nghi có liên hệ với "kẻ địch", bây giờ vào đạo là gặp được con đường để tỏ lòng trung thành với chế độ, hoặc ít ra cũng tránh được những quấy nhiễu của cảnh sát.” [Trần Tam Tỉnh, Sđd., trang 128-130.

Trong thời kỳ này, dù rằng tín đồ Da-tô vẫn là một nhóm thiểu số không quá 6% ở miền Nam Việt Nam, nhưng nhờ có quyền lực chuyên chế ở trong tay, La Mã đã thực sự trở thành một con cọp vô cùng hung hãn và đã ăn sống nuốt tươi hơn ba trăm ngàn người Việt ở trong các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Khánh Hòa. (Chu Bằng Lính, Đảng Cần Lao (San Diego: Mẹ Việt Nam, 1993), tr. 133.)

Có quyền lực thì Giáo Hội mới có thể sử dụng miếng mồi vật chất và chức vụ trong chính quyền để câu nhử hay dụ khị những người nghèo khổ, hoặc đang cần được giúp đỡ để tiến thân như  trường hợp các ông Lâm Văn Phát, Nguyễn Văn Thiệu, Huỳnh Hữu Nghĩa, Đặng Văn Quang, Lâm Lễ Trinh,  v.v…  Lời thú nhận của cựu Tướng Lâm Văn Phát dưới đây nói lên sự kiện về những người theo đạo Da-tô vì bị lôi cuốn bởi miếng mồi quyền lực (chức vụ và địa vị quyền cao chức trọng trong chính quyền). Lời thú nhận này được sách Chân Dung Tướng Ngụy Sàigon ghi lại với nguyên văn như sau:

 

"Từ năm 1948- đến 1954, tôi vẫn loanh quanh dẫm chân với cái lon trung tá giả định vì cái "án" có cha và chị đi kháng chiến làm cán bộ Việt Minh. Sang thời Ngô Đình Diệm lại cái bảng đen ngầm "gia đình Việt Cộng", trong lúc đó thì bọn sĩ quan đàn em như Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang, Nguyễn Hữu Có... có thời cơ leo lên vùn vụt. Lúc này, tôi nẩy ra cách thóat thân để được lòng tin cậy của triều đình họ Ngô. Cuối năm 1957, tôi xin vô đạo Thiên Chúa, xin "cậu út" Ngô Đình Cẩn nhận làm bố đỡ đầu (parrain) mặc dầu Cẩn chỉ hơn tôi dăm bẩy tuổi..." Nguyễn Đình Tiên, Chân Dung Tướng Ngụy Sàigòn (Hà Nội: Quân Đội Nhân Dân, 2002), tr. 344.

Trong cuốn Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, tác giả Chính Đạo, tức sử gia Vũ Ngự Chiêu, ghi nhận việc theo đạo của ông Hùynh Hữu Nghĩa cũng tương tự như vậy với nguyên văn như sau:

"Thư đề ngày 17/2/1962, Fishel gửi Hamah; FRUS, 1961-1963 II: 149. The Fishel, một bộ trưởng (Huỳnh Hữu Nghĩa) đã cải đạo; (Ibid, II: 46) và nhiều sĩ quan cải đạo để mong được thăng cấp. (Ibid., II: 56, 45)”. Chính Đạo, Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng (Houston, TX: Văn Hóa, 2004), tr. 45.

Chuyện ông Nguyễn Văn Thiệu theo đạo Gia-tô được ông Phạm Liễu kể lại trong cuốn Trả Ta Sông Núi 2 với nguyên văn như sau:

 

"Sau năm 1954, ông Thiệu đã được lên tới cấp Thiếu Tá, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Đệ Nhị Quân Khu ở Huế, dưới quyền Đại Tá Trương Văn Xương. Mùa Thu năm 1954, khi cuộc tranh chấp giữa Tướng Nguyễn Văn Hinh và Thủ Tướng Diệm bùng nổ, Thiếu Tá Thiệu gia nhập Đảng Con Ó, cùng với Trung Tá Trần Thiệm Khiêm, Thiếu Tá Hoàng Xuân Lãm, Đại Úy Trần Văn Trung, Nguyễn Văn Mạnh, v.v... để yểm trợ Nguyễn Văn Hinh. Sau khi Tướng Hinh phải rời nước, nhóm Thiếu Tá Thiệu bị đưa về Sàigòn điều tra. Để thoát khỏi sự nghi kỵ của chế độ Diệm, Thiếu Tá Thiệu xoay qua đường giây Thiên Chúa Giáo của nhà vợ.

 

Nguyên ông Thiệu lấy bà Kim Anh, người Mỹ Tho, có đạo Thiên Chúa, đã lâu nhưng không chịu rửa tội.... Nhưng sau ngày ông Diệm cầm quyền, đạo Thiên Chúa biến thành một thứ chìa khóa danh vọng và quyền lực cho những ai có tham vọng. Bởi thế ông Thiệu quyết tâm "trở lại với đạo". Trung Tá Thiệu cẩn thận năn nỉ Linh-mục Bửu Dưỡng, lý thuyết gia bản xứ của Đảng Cần Lao, đích thân rửa tội cho ông ta ở Đà Lạt. Nhờ vậy, ông Thiệu được thăng cấp Đại Tá và được giao cho nắm Sư Đoàn 1 rồi Sư Đoàn 5 ở Biên Hòa. Đại Tá Thiệu còn được vào Quân Ủy của Đảng Cần Lao."Phạm Liệu, Trả Ta Sông Núi -Tập 2 (Houston, TX: Văn Hóa, 2003), tr. 307-308

Sách Sáu Tháng Pháp Nạn viết:

 

"... số người a dua chạy theo chính quyền để trục lợi vẫn còn là đại đa số. Vào đầu năm 1963, tất cả tỉnh trưởng được bổ nhiệm tại miền Nam đều là đệ tử của Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục hay của cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu. Tại miền Trung, các tỉnh trưởng đều là các thủ túc của Ngô Đình Cẩn, em út của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tuy không giữ chức vụ gì chính thức, Ngô Đình Cẩn tự ban cho mình chức Cố Vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị tại Trung Việt, Cao Nguyên và Hải Ngọai.

 

"Ngoài ta, các dân biểu trong Quốc Hội cũng đều là tay sai trung thành của chế độ. Hơn nữa, các phong trào chính trị toàn quốc đều do họ Ngô thành lập để tạo hậu thuẫn trong dân chúng. Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia của Ngô Đình Diệm, Đảng Cần Lao và Phong Trào Thanh Niên Cộng Hòa của Ngô Đình Nhu, Phong Trào Liên Đới Phụ Nữ của vợ Nhu là Trần Lệ Xuân, và không kể biết bao nhiêu đoàn thể chầu rìa khác chạy theo voi để hít bã mía!" Vũ Văn Mẫu, Sáu Tháng Pháp Nạn 1963 (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr. 8.

Theo sự hiểu biết của người viết, ngòai  những trường hợp kể trên, còn có rất nhiều người trong giới tướng lãnh, sĩ quan cấp tá và cấp úy cũng như có rất nhiều viên chức trong chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu cũng "vô đạo" vì "động lực" giống y như "động lực theo đạo" của cựu Tướng Lâm Văn Phát, Đại Tá Nguyễn Văn Y, Nguyễn Đình Thuần và Trần Văn Lắm. Trong cuốn Xóm Đạo, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn kể lại một ông quận trưởng (có lẽ là trong tỉnh Hậu Nghĩa) rắp ranh theo đạo cũng chỉ vì muốn duy trì cái ghế quận trưởng và còn muốn leo lên một chức vụ lớn hơn. Chuyện như sau:

Cũng giống như nhiều vị công chức cao cấp khác, ông quận trưởng tự cảm thấy rằng, thời này là thời của đạo Thiên Chúa, bởi vì gia đình Ngô Tổng Thống rất sùng đạo! Cái ghế của ông có vững hay không, tương lai của ông ta có leo lên được nữa hay không, đều tùy thuộc cách xử sự khéo léo của ông, chứ không phải nhờ tài năng hay đức độ. Nhà ông đời đời theo Phật giáo. Nhưng người khôn ngoan lúc này phải biết thức thời, bỏ đạo Phật để rửa tội theo Công Giáo thì mới được Ngô Tổng Thống tín nhiệm! Ông tin như thế, cho nên ông hay tìm đến làm thân với các vị linh mục, những người mà ông cho là cửa ngõ thênh thang nhất để giắt ông trên đường danh vọng. Một tiếng nói, một đề nghị của một linh mục, sẽ có sức mạnh lần ý kiến của quan! Tương tự như thế, một lời dèm pha của một linh mục, có thể làm ông bay chức trong nháy mắt! Cái thành kiến ấy nằm sâu trong đầu ông, cho nên ông đã từng trợ giúp vật liệu cho cha Xuân lúc xây nhà thờ, từng xuống dự lễ Noel, quì mỏi gối chung với giáo dân ở trại, và hai năm liên tiếp ngồi ghế quận trưởng, cứ mỗi độ xuân về, ông đều không quên sai lính chở xuống tặng nhà xứ một cành mai thật lớn!…” Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr. 152-153.

Thực ra, con số những người theo đạo thuộc lọai này (theo đạo vì danh lợi, theo đạo để dựa hơi, dựa thế) nhiều lắm. Mục đích theo đạo của những người háo danh hay thèm khát quyền lực là khi theo đạo rồi thì họ sẽ dựa hơi hay nhờ vả vị linh mục rửa tội hay gia đình của nhân vật đỡ đầu chạy chọt giúp đỡ cho họ được thăng quan tiến chức hay dễ dàng chạy "affaires" hoặc làm ăn trong cộng đồng của những người Da-tô. Sự kiện này được ông Phạm Văn Liễu ghi nhận trong cuốn Trả ta Sông Núi (tập 2) nhu sau:

 

"Thực ra, đa số các sĩ quan hay công chức của nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã theo Cần Lao hay "rửa tội" chỉ vì muốn được an thân, nhất là tiến thân. Cái thói phù thịnh là lẽ thường tình của người đời. Với những cá nhân tham vọng, bất cứ phương tiện nào cũng tốt, miễn hồ giúp họ đạt được mục đích. Hai tiếng "trung thành" hay "nhân nghĩa" là những tiếng cười dài mỉa mai." Phạm Văn Liễu, Sđd., tr. 58.

Tất cả những điều trình bày trên đây cho chúng ta có thể thấy rõ cái quy luật “con số người theo đạo tỉ lệ thuận với quyền lực”, và cũng vì thấu hiểu rõ quy luật  này cho nên khi vừa mới nắm được chính quyềni, ông Ngô Đình Nhu liền tuyên bố:

"Tôi có cả một chương trình, đã bàn tính kỹ với Đức Tổng Giám Mục (Ngô Đình Thục) sẽ lần hồi tiến tới chỗ mà Hội Truyền Giáo họat động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười (10) năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết." [11]

Thiết tưởng rằng, đến đây, độc giả đã có thể nhìn thấy rõ được cái nguyên nhân và sự thực là  đạo Da-tô đã đem Pháp vào đánh chiếm nước ta.

(Chính quyền NDD và công giáo như bóng với hình, nguồn ảnh: http://ngothelinh3.tripod.com/)

2.- Về câu nói "có âm mưu chính trị gì đâu ?"   

Trong thực tế, Giáo Hội La Mã luôn luôn có tham vọng bá quyền, cấu kết với các cường quốc đem quân đi chinh phục các dân tộc ở ngoài vùng ảnh hưởng để cưỡng bách các dân tộc nạn nhân phải theo đạo làm nô lệ cho Giáo Hội. Phần trình bày dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự kiện này.

Theo tinh thần Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455), Giáo Hội La Mã đã có dã tâm đánh chiếm toàn cầu (trong đó có Việt Nam) làm thuộc địa để cướp đọat tài nguyên và cưỡng bách các dân tộc nạn nhân phải theo đao Ki-tô làm nô lệ cho Giáo Hội. Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ trong phần nói về “Nội Tình Miền Nam Việt Nam” (trong mục “Làm Tay Sai cho Vatican”, tiểu mục “Thi Hành Chính Sách Bất Khoan Dung” ở trên.

Cũng vì thế mà từ đầu thập niên 1530, Giáo Hội đã sai phái rất nhiều điệp viên chuyên nghiệp mang danh nghĩa là các nhà truyền giáo đến Việt Nam với những điệp vụ thâu thập tin tức tình báo chiến lược để chuẩn bị cho kế họach vận động đế quốc Pháp xuất quân đánh chiếm Việt Nam rồi cùng thống trị và chia nhau lợi nhuận.

Để giúp cho độc giả dễ dàng nhìn ra những việc làm gian manh này của Giáo Hội, người viết tạm chia thời gian 1533-2007 ra làm nhiều thời kỳ như sau:

1.- Thời kỳ móc nối dụ khị những người nghèo khó cùng khổ vào đạo và cũng là thời kỳ rình mò, dò dẫm, do thám thâu thập tin tức tình báo chiến lược để chuẩn bị cho kế họach vận động Pháp xuất đánh chiếm Việt Nam (1533-1650) .

2.- Thời kỳ vận động chính quyền Pháp và Tây Ban Nha cấu kết với Tòa Thánh Vatican xuất quân tiến chiếm Việt Nam (1650-1858).

3.- Thời kỳ tiến quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam (1858-1945).

4.- Thời kỳ Kháng Chiến 1945-1954 hay còn gọi là thời kỳ Liên Minh Pháp - Vatican đem quân sang tái chiếm Đông Dương.

5.- Thời kỳ sau Hiệp Định Genève dài 21 năm (1954-1975). Thời kỳ này đất nước bị chia ra làm hai miền Nam Bắc kể từ khi người Pháp bắt buộc phải công nhận quyền độc lập của dân tộc Viêt Nam và cuốn gói ra đi.

6.- Thời kỳ đánh phá Việt Nam theo sách lược “quậy cho nước đục để thả câu” và “không được ăn thì đạp đổ”. Thời kỳ này khời đầu từ giữa năm 1975 cho đến ngay nay.

Trong tất cả các thời kỳ này, bất kể là như thế nào, Tòa Thánh Vatican vẫn luôn luôn muốn bám chặt lấy Việt Nam như loài đỉa đói, luôn luôn sử dụng khối tín đồ người Việt cuồng tín làm đạo quân thứ 5 và lực lượng  tiền thám và xung kích khi cần đến. Khi chưa chiếm được chính quyền, Giáo Hội dùng lực lượng này để quấy phá đất nước ta bằng trăm phương ngàn kế theo sách lược "quậy cho nước đục để thả câu" để tạo cơ hội thuận tiện cho Giáo Hội nhẩy vào đóng vai trò ngư ông. Khi đã chiếm được chính quyền, Giáo Hội biến nhóm thiểu số tín đồ Da-tô bản địa thành những đạo quân thập ác nắm giữ vai trò củng cố và bảo vệ quyền lực của Giáo Hội.

GIÁO HỘI LA MÃ VẬN ĐỘNG HOA KỲ THÀNH LẬP

LIÊN MINH MỸ-VATICAN CAN THIỆP VÀO VIỆT NAM

 

 

Ngoài ba lần vận động Pháp thành lập Liên Minh Pháp – Vatican như đã nói trên, Vatican còn dồn nỗ lực vận động Hoa Kỳ liên kết với Vatican để duy trì quyền lực ở Việt Nam. Năm 1950, Giáo Hội (thời giáo hoàng Pius XII) ra lệnh cho Giám-mục Ngô Đình Thục đem ông Ngô Đình Diệm sang Mỹ giao cho Hồng Y Francis Spellman vận động với các nhân vật có thế lực trên sân khấu chính trị Hoa Kỳ để đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền. Vì thế, ông Ngô Đình Diệm mới được Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhậm làm thủ tướng vào ngày 19/6/1954 để thay thế ông Bửu Lộc, và chính thức cầm quyền vào ngày 7/7/1954.

Ngoài bốn lần vận động ngoại cường trực tiếp can thiệp vào Việt Nam như kể trên, từ sau năm 1975 cho đến ngày nay, Giáo Hội còn có những hành động xúi giục tín đồ Da-tô người Việt chống lại tổ quốc và chính quyền Việt Nam. Dưới đây là những trường hợp điển hình:


(nguồn hình http://en.wikipedia.org/wiki/Ngo_Dinh_Thuc_Pierre _Martin

a.- Việc đưa ông Giám-mục Nguyễn Văn Thuận (cháu gọi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bằng cậu) lên nắm giữ một chức vụ quan trọng trong giáo triều Vatican rồi thăng chức Hồng Y cho ông giám mục này là có chủ mưu. Chủ mưu này là khích lệ tín đồ Da-tô người Việt ở hải ngọai cũng như ở trong nước tiếp tục đánh phá tổ quốc và chính quyền Việt Nam. Bằng chứng cho sự kiện này là khi đến California, ông Giám-mục Nguyễn Văn Thuận tuyên bố với tín đồ Da-tô người Việt tại Giáo Phận Orange County vào ngày 15/3/2001 rằng, “Vatican không nói, mà làm. Làm ra sao thì cứ nhớ lại biến cố Đông Âu thì rõ.” ([12]) Việc làm này mang ý nghĩa giống y hệt như việc Giáo Hội La Mã toa rập với chính quyền de Gaulle của nước Pháp bổ nhậm cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương vào ngày 17/8/1945 để đảm nhiệm việc tái chiếm Đông Dương với thâm ý là khích lệ tín đồ Da-tô người Viêt mạnh bạo tiếp tay cho đoàn quân viễn chinh của Liên Minh Pháp – Vatican khi tiến vào lãnh thổ Việt Nam.


b.- Việc xúi giục Linh-mục Nguyễn Văn Lý gây rối ở nhà thờ và xóm đạo Nguyệt Biều tại làng Thủy Biều nằm trong giáo phận Huế từ tháng 11/1994 kéo dài trong nhiều năm. Trong những hành động gây rối này, có cả yêu sách đòi lại khối tài sản bất động sản của Giáo Hội La Mã đã bị chính quyền tịch thu.

Khối bất động sản bị tịch thu này là một phần trong những khối tài sản kếch sù mà Giáo Hội đã dựa vào chính quyền Liên Minh Pháp-Vatican để ăn cướp của nhân dân ta từ năm 1862 đến tháng 7/1954, và dựa vào Liên Minh Mỹ - Vatican để cướp đọat tài nguyên, kinh tài bất chính và ăn chặn tiền ngọai viện cho miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Vấn đề này đã được trình bày trong phần nói về Nôi Tình Miền Nam Việt Nam, mục số 5. “Bất động sản do Giáo Hội chiếm đoạt” ở trên.

Vì những hành động gây rối chống lại tổ quốc Việt Nam, Linh-mục Lý bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào ngày 1/5/2001. Nhân việc Linh-mục Lý bị bắt giữ này, Giáo Hội ra lệnh cho bộ máy tuyền truyền của Giáo Hội qua các cơ quan truyền thông do những tín đồ Da-tô người Việt ở hải ngoại làm chủ mở chiến dịch tuyên truyền rằng chính quyền Việt Nam đang đàn áp tôn giáo. Làm như vậy, Giáo Hội có dã tâm là tạo nên cái cớ để vừa rêu rao đòi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo, vừa làm cho chính quyền Việt Nam sợ bị dư luận quốc tế lên án mà phải nương tay đối với bọn tay chân của Giáo Hội đang âm mưu làm loạn ở trong nước. Đây là quái chiêu cổ điển mà Giáo Hội đã từng sử dụng để quấy phá các chính quyền Việt Nam trong thời các vua Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883).

c.- Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation. Tháng 7 năm 2003, tín đồ Da-tô người Việt hải ngọai lại nhận được lệnh của “các đấng bề trên” của họ cho ra đời cái gọi là “Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation”. Tổ chức này viết thư gửi cho Liên Hiệp Quốc yêu cầu tổ chức quốc tế này và cũng thỉnh cầu chính quyền Hoa Kỳ dùng quyền lực cưỡng ép chính quyền Việt Nam hiện nay phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp Định Paris 1973 và tái lập tình trạng chia đôi Việt Nam như thời kỳ 1954-1975. Dã tâm này của Giáo Hội là nếu thành công, Giáo Hội sẽ vận động Hoa Kỳ đưa bọn cuồng nô “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” về Việt Nam nhẩy lên bàn độc, tác oai tác quái hà hiếp nhân dân, giống như Giáo Hội đã giúp cho tên Da-tô phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm về cầm quyền ở Việt Nam vào mùa hè năm 1954.



[1] Phạm Văn Sơn. Việt Sử Tân Biên - Tập 4, (Saigon, 1961), tr.  171-173.

[2]  Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Một Vấn Đề Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Trong Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam (Hồ Chí Minh: Viện Khoa Học Xã Hội Và Tôn Giáo, 1988), tr. 29.

[3]  Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Sđd ., 29

[4]   Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris, Sudestasie, 1978), tr 32

[5]  Bùi Ðức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, Phần Nhì (Saigòn: Chân Lý, 1972, tr 280

[6]  Cao Huy Thuần, tr 30 (Bản tiếng Pháp)

[7]  Bùi Ðức Sinh, t.r 280

[8] Trần Tam Tỉnh, tr 50-3.- Hiện nay, con số tín đồ Da-tô ngườii Viết ước chừng 6 triệu (cả quốc nội và hải ngoại.)

[9] Bernard B. Fall, The two Vietnams (NY: Frederick A. Praeger, 1963), p. 154

[10]  Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 212

[11]  Hòang Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân - Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam1989), tr 428

[12] Vi Anh. “Vatican làm, không nói” Việt Báo Miền Nam số 305. Ngày 14/07/2001. A1.

 


Các bài cùng tập

 ▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Phụ Lục 1: Vì sao bỏ nước ra đi - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Khi Nhà Văn... - Lời Mở Đầu - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Bối Cảnh Lịch Sủ của Ba Nước - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-16 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn 2 - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-16 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn chót - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Nội Tình của Ba Nước - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Phụ Lục 2: Sai Lầm Trong Cuốn 1945-1995.. - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Sai Lầm Trong Cuốn "Xóm Đạo" - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Nếu Miền Bắc Không Tấn Công - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Chuyện giáo dân bị sát hại - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Đạo Công Giáo và Thực Dân - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Tiền Lương Quân Nhân Công Chức - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Việc kèm ghép các vị sư - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Trường Hợp Bắc Hàn - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn 1 - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ ▪

Trang Nguyễn Mạnh Quang




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>