KHI NHÀ VĂN LẠM BÀN LỊCH SỬ

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/KNV/Thungo2.php

10-07-2008

Toàn tập: 0  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14

 

MỘT SỐ SAI LẦM CỦA NHÀ VĂN
NGUYỄN NGỌC NGẠN
TRONG NHỮNG LỜI TUYÊN BỐ VỀ LỊCH SỬ


THƯ NGỎ GỬI NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC NGẠN (đoạn chót)

 

Từ giữa thập niên 1990, nhóm Giao Điểm ở Hoa Kỳ ra đời và cho phát hành những tác phẩm với chủ trương “Trừ Tà, Hiển Chánh và Độ Sinh”, đặc biệt là từ tháng 4/2001, mang lưới giaodiem.com (được chuyển đổi thành giaodiemonline.com từ tháng 8/2006) của nhóm này đưa lên những bài viết nói rõ những thủ đoạn gian manh xảo trá cùng những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã  trong gần hai ngàn năm qua và của các chính quyền đạo phiệt Da-tô ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Kể từ đó, bộ máy tuyền truyền của Giáo Hội (đặc biệt là bọn văn nô Da-tô người Việt) đồng hóa  hai chữ ”Giao Điểm” với hai chữ “Cộng Sản”. Nhiều khi, bọn chúng còn đánh đồng  hai chữ ”Giao Điểm” với hai chữ “Hố Nai”  như ông Da-tô Tú Gàn đã sử dụng trong bài viết “Lại trúng kế địch!” (được đưa lên các diễn đàn điện tử vào 16/3/2007). Dưới đây là đoạn văn này của ông Da-tô Tú Gàn:

Riêng nhóm Giao Điểm Công Giáo, mỗi lần có biến cố liên quan đến Linh-mục Nguyễn Văn Lý, mặc dù chẳng biết gì ở bên trong, cứ dùng “thần học chống Cộng” để dạy dỗ Tòa Thánh Vatican và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phải làm thế này, không được làm thế kia.”

Nhóm từ “Giao Điểm Công Giáo” trong bản văn này  phải được hiểu là “nhóm dân Hố Nai” hay đệ tử của Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng, Phạm Ngọc Chi, Lê Hữu Từ, Hoàng Quỳnh, Mai Ngọc Khuê, v.v…

Đó là độc kế của Giáo Hội La Mã (đúng ra là bọn văn nô Da-tô người Việt trong bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội) để làm hạ giá và phá hoại uy tín và thanh danh của nhóm Giao Điểm, một nhóm có chủ trương “Trừ Tà” như đã nói ở trên. Còn đối với cá nhân của những người viết sử có những tác phẩm mà nội dung giống như nội dụng của các tác phẩm Giao Điểm, bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã và bọn văn nô Da-tô sử dụng quái chiêu khác hết sức độc đáo. Đó là quái chiêu bới móc đời tư và thêm thắt hay bịa thêm những chuyện xấu xa ghê tởm để gán cho họ.

Cũng nên biết là từ cuối thập niên 1950, vì sự lộng hành quá đáng của các ông tín đồ Da-tô di cư Bắc Kỳ ở miền Nam Việt Nam (giống như bọn Kiêu Binh ở Thăng Long sau khi giúp Trịnh Khải đánh bại quân lính của Trịnh Cán, Đặng Thị Huệ và Quận Huy để lên cầm quyền) , nhất là trong giới sinh viên,  mấy chữ “Hố Nai”, “Gia Kiệm”, “Cái Sắn” “Bùi Chu”, “Phát Diệm”, “dân ngã tư” hay "chữ thập đeo ở ngực", “dân đấm ngực”, v.v…được sử dụng với ngụ ý hoặc là ám chỉ những tín đồ Da-tô người Việt, hoặc là nói về tình trạng cuồng tín và ngu xuẩn của bọn vong bản phản quốc “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” của họ mà đại đa số là những đệ tử của những tên đại Việt gian Da-tô như Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng, Lê Hữu Từ, Hoàng Quỳnh (Phát Diệm), Phạm Ngọc Chi, Mai Ngọc Khuê (Bùi Chu), Trần Đình Vận, Nguyễn Bá Lộc, Đinh Xuân Hải, Nguyễn Lạc Hóa, Tô Dình Sơn, v.v...

Từ 2002, một quái chiêu khác nữa được bọn văn nô Da-tô sử dụng với dã tâm làm hạ giá những tác phẩm có nội dung phơi bầy những thủ đoạn và hành động đại gian đại ác của Giáo Hội La Mã và của các chế độ cha cố tay sai của Giáo Hội. Đó là là quái chiêu nói rằng tác giả những tác phẩm đó đã không tham khảo các tài liệu nguyên bản gốc hay từ trong các văn khố quốc gia. Những tác phẩm càng có nhiều luận cứ bất khả phủ bác và càng nêu lên được đầy đủ những bằng cớ chứng minh từng vụ hay từng những tội ác của Giáo Hội La Mã cũng như của các chế độ cha cố tay sai của Giáo Hội càng bị chiếu cố nhiều hơn. Quái chiêu này đã được ông văn nô Da-tô Nguyễn Vy Khanh sử dụng trong bài viết 40 năm sau một cuộc bội phản đăng trên  mạng motgoctroi.com/StLichsu/40nscpboi ngày 2/11/2005, trong đó có một đoạn với nguyên văn như sau:

Nếu lướt qua những tài liệu chúng tôi đã tham-khảo về biến cố đảo-chánh 1-11, xin lược lại đây một số ý kiến: một số người (Nguyễn Mạnh Quang,...). không tham khảo nguyên bản, chỉ lập lại lời người khác, hoặc trích lời dịch từ những nguyên bản tiếng ngoại ngữ có thể bất khả tín. Người khác, như Trần Ngọc Ninh (40 Năm Sau (41)), một cựu ủy viên tương đương bộ-trưởng của miền Nam, 40 năm sau đảo-chánh mà không cập nhật tài liệu và khám phá mới, đọc ông cứ như mới viết sau đảo-chánh thời cao trào Phật giáo hoặc suýt gây thánh chiến với Công giáo… “Nguyễn Vy Khanh. “40 năm sau một cuộc bội phản.” motgoctroi.com Ngày 2/11/2005.

Sau đó, ông văn nô Da-tô này còn đưa ra một loạt những tác phẩm của những người đồng đạo (người Việt và người nước ngoài) hay những người đã chịu ơn mưa móc của các chế độ đạo phiệt ở miền Nam trong những năm 1954-1975 và của một số văn nô khác mà ông ta cho là có thể giúp ích cho việc tìm hiểu lịch sử. Dưới đây là nguyên văn lời ông ta viết:

"Tài-liệu hoặc tác giả có thể tin hoặc giúp ích cho nghiên cứu về biến cố có: LM Cao Văn Luận (Bên Giòng Lịch-Sử, 2 ấn bản khác nhau, 1972 & 1983 ở hải-ngoại), Hoàng Lạc & Hà Mai-Việt (Nam Việt-Nam 1954-1975: những sự thật chưa hề nhắc tới. 1990), Nguyễn Trân (Công Và Tội: những sự thật lịch sử; hồi-ký lịch sử chính trị miền Nam 1945-1975. 1992); Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Ðức (Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng-Thống Ngô đình Diệm. 1994, một điều tra lịch-sử khá khách quan (43); bản dịch ra tiếng Anh: President Ngô Dình Diêm and the US: his overthrow and assassination. 2001), Phan Văn Lưu (Biến Cố Chính-Trị Việt Nam Hiện Ðại. 1994), Vĩnh Phúc (Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Ðộ Ngô Ðình Diệm. 1998), Minh Võ (Ngô Ðình Diệm: Lời Khen Tiếng Chê. 1998), Huỳnh Văn Lang (Nhân Chứng Một Chế Ðộ, 3 tập), Nguyễn Hữu Duệ (Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh Tổng-Thống Ngô đình Diệm. 2003),... Cũng như những ấn phẩm xuất-bản trong nước trước 1975 như của Lê Tử Hùng, Ðỗ Thọ, Lương Khải Minh và Cao Vị Hoàng, Minh Hùng Nguyễn Văn Bảo, v.v..”

Phía tác-giả ngoại quốc, trước hết phải kể đến những tài liệu giải mật của Pentagon (44), của chính quyền Hoa-Kỳ, Bản tường trình của Phái đoàn điều tra LHQ (công bố ngày 13-12-1963 chứ không bị chìm xuồng như một đôi người viết (45)), B. S. N. Murti (Vietnam divided; the unfinished struggle, 1960, tb 1964), Dennis J. Duncanson (Government and Revolution in Vietnam. 1968), Marguerite Higgins (Our Vietnam Nightmare, 1965), R. Shaplen (The Lost Revolution. 1965), Ellen J. Hammer (A Death in November: America in Vietnam, 1963. 1987), Frederick Nolting (From Trust to Tragedy: the political memoirs of Frederick Nolting, Kennedy's ambassador to Diem's Vietnam. 1988), Anne E. Blair (Lodge in Vietnam: a Patriot Abroad. 1995), Francis X. Winters (The Year of the Hare: America in Vietnam, January 25, 1963-February 15, 1964; xuất-bản 1997, từ tài liệu giải mật Foreign Relations of the U.S. 1961-1984.”

Tiếp theo, ông ta đưa ra rất nhiều tác phẩm mà ông ta cho là bất khả tín. Dưới đây là nguyên văn lời ông ta viết:

Những tài-liệu hoặc tác giả sau dùng được nhưng đề cao cảnh giác: Bùi Diễm (In the Jaws of History. 1987; Gọng Kìm Của Lịch-Sử. 2000); Trần Văn Ðôn (Our Endless War: inside Vietnam. 1978; Việt Nam Nhân Chứng. 1989), Nguyễn Cao Kỳ (How we lost the Vietnam War. 1976; Buddha's Child: my Fight to Save Vietnam. 2002), Phạm Văn Liễu. Trả Ta Sông Núi. Tập 1&2, 2002-, Nguyễn Ngọc Khôi (“Những sai lầm của Ðệ Nhất Cộng Hòa” (46)), Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của Ðỗ Mậu (1986), Việt Nam: Một Trời Tâm Sự (1987) của Nguyễn Chánh Thi, 20 Năm Binh Nghiệp, tức Nghĩa Biển Tình Sông. 1998) của Tôn Thất Ðính - đều là những biện hộ không khéo hoặc quá đánh bóng cá nhân, Những bịa đặt, xuyên tạc của những Ðệ Nhất Phu Nhân của Hoàng Trọng Miên, Ðảng Cần Lao (1971) của Chu Bằng Lĩnh tức Mặc Thu, Việt Nam Ðệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (1998) của Nguyễn Mạnh Quang, Những Bí ẩn Lịch-sử Dưới Chế độ Ngô đình Diệm, Những Con Thò Lò Chính-Trị ... và tương cận của Lê Trọng Văn, những bài viết và ấn-phẩm của nhóm Giao Ðiểm ở Cali và ở trong nước, cả cuốn Sáu Tháng Pháp Nạn của Vũ Văn Mẫu, cựu ngoại trưởng đã cạo đầu từ chức nhân biến cố Phật Giáo 22-8-1963 và cũng là thủ tướng hai ngày (28-4-1975) của tổng-thống cộng-hòa cuối cùng Dương Văn Minh, đã viết cuốn này lúc còn ở trong nước và in ronéo năm 1984, đến 2003, TT Thích Mãn Giác viết tựa và nhóm Giao Ðiểm in lại ở Nam California."

Ngay sau khi quái chiêu này được đưa lên các diễn đàn, có một số  người Việt hải ngoại vốn đã từng được các chế độ cha cố ở miền Nam ưu đãi và vẫn còn bám vào cái trò hề “chính nghĩa quốc gia” [do Liên Minh Pháp – Vatican đạo diễn được đưa ra vào đầu tháng 6 năm 1948 với ý đồ làm giảm bớt cái gánh nặng mặc cảm “Việt gian phản quốc” của bọn cuồng nô vô tổ quốc “Thà mất nứớc, chứ không thà mất Chúa”] liền dựa vào lập luận  trên đây của ông Da-tô Nguyễn Vy Khanh để chê bai, dè bỉu và hạ giá những tác phẩm của nhóm Giao Điểm và cho rằng tác giả của những tác phẩm này đã “không tham khảo nguyên bản, chỉ lập lại lời người khác, hoặc trích lời dịch từ những nguyên bản tiếng ngoại ngữ có thể bất khả tín.”  Họ nhắc lại nguyên văn  câu nói trên đây như con vẹt, giống y như tín đồ Da-tô nhắc lại câu nói “cầu cho chúng tôi” trong giờ lễ ở trong các nhà thờ mà không biết rằng:

1.- Những lập luận trong tác phẩm đó thuận lý hay nghịch lý?

2.- Những sự kiện nêu lên trong tác phẩm đó đúng hay là sai?

3.- Những tài liệu được tham khảo để biên soạn tác phẩm đó khả tín hay bất khả tín?

4.- Những bằng cớ nêu lên trong tác phẩm để chứng minh những việc làm tốt đẹp  hay tham tàn độc ác của các tác nhân lịch sử  khả tín hay bất khả tín?

5.- Con người và lời nói của ông Da-tô Nguyễn Vy Khanh có thể tin được không?

6.- Ở trong các hàng chục ngàn thư viện, hàng trăm ngàn trường đại học và trung học ở Hoa Kỳ có hàng triệu triệu cuốn sách sử thuộc loại biên khảo (chứ không phải sưu khảo) cũng “không tham khảo nguyên bản, chỉ lập lại lời người khác, hoặc trích lời dịch từ những nguyên bản tiếng ngoại ngữ” mà vẫn được các hội đồng các giáo sư ban sử chọn làm sách giáo khoa cho học sinh sinh viên nhà trường. Nếu họ chịu khó vào các thư viện, vào các trường  trung học và đại học ở Hoa Kỳ để tìm đọc những cuốn sách sử được nhà trường dùng làm sách giáo khoa cho các lớp học và giữ trong thư viện của trường để cho các học sinh sinh viên tham khảo, họ sẽ biết được có bao nhiêu cuốn thuộc loại “tham khảo nguyên bản”,  và có bao nhiêu cuốn thuộc loại “không tham khảo nguyên bản, chỉ lập lại lời người khác, hoặc trích lời dịch từ những nguyên bản tiếng ngoại ngữ.?”

Tiếc rằng họ không phải là người được đào luyện trong ngành sử học, không phải là người tốt nghiệp ở đại học Hoa Kỳ hay các nước khác ở ngoài miền Nam Việt Nam về môn sử học và cũng chưa hề đi dạy môn sử tại một trường học nào (bất kể là trung học hay đại học) ở Hoa Kỳ, cho nên họ mới nói ẩu một cách khơi khơi như vậy, giống như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn khi ông ta hứng chí xé rào nhào sang lãnh vực lịch sử để dạy đời về môn học này như ở trong cuốn Xóm Đạo và trong cuốn băng văn nghệ Paris By Night 81 như đã trình bày ở trên.

Được biết những người sử dụng lập luận trên đây của ông Da-tô Nguyễn Vy Khanh cũng là những người tự  phong cho mình là trí thức vì họ đã từng theo học tại các trường Văn Khoa, Quốc Gia Hành Chánh hay trường luật và đã học xong bậc cử nhân, cao học hay tiến sĩ ở miền Nam Việt Nam. Nhưng khốn nỗi, trình độ hiểu biết về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại của họ cũng không hơn gì trình độ hiểu biết về lịch sử của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn và cũng không hơn gì những người chỉ mới học xong bậc trung học thuộc các ban A và B trong chương trình học tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 hay ở các trường đạo của Giáo Hội La Mã. 

Tuổi đời đã lớn và khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là Anh ngữ hay Pháp ngữ,  cũng hữu hạn là hai yếu tố làm cho nhiều người Việt hải ngoại muốn tìm đọc lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã  rất là khó khăn. Đây là tình trạng của một số khá đông trí thức Việt Nam đã có bằng cử nhân, cao học và tiến sĩ tốt nghiệp từ các trường ở miền Nam Việt Nam trước ngày 30/4/1975. Thực ra, Nếu họ quyết tâm dồn hết mọi nỗ lực vào việc trau dồi Anh ngữ hay Pháp ngữ, nhất quyết để tâm vào việc tìm đọc lịch sử thế giới, tìm đọc những tài liệu lịch sử liên quan đến những hoạt động của Giáo Hội La Mã  trong việc cấu kết với các đế quốc thực dân xâm lược Âu Châu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ và Pháp trong việc chinh phục đẫt đai ở ngoài lục địa Âu Châu làm thuộc địa và nô lệ hóa các dân tộc nạn nhân tại các vùng này, đặc biệt là những hoạt động của Giáo Hội trong việc vận động Pháp cấu kết với Vatican đem quân đánh chiếm Việt Nam để cùng thống trị và cùng nô lệ hóa dân ta, THÌ, họ sẽ hiểu rõ được bộ mặt thật vô cùng ghê tởm của Giáo Hội La Mã và họ cũng đã có thể làm được những gì mà ông Charlie Nguyễn, Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, Linh-mục Trần Tam Tỉnh và ông Giuse Phạm Hữu Tạo đã làm. Khốn nỗi, VÌ rằng vừa  hèn nhát, không đủ can đảm (không có cái dũng của kẻ sĩ) để dám nói thẳng và nói thật (sợ bị lũ côn đồ “nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô Tổng Thống” khủng bố), vừa không đủ nhẫn nại, kiên tâm trì chí ngồi trong các thư viện để tìm hiểu những sự kiện lịch sử trên đây, vừa ham hố cái danh hão trong cộng đồng của những người “hoài Ngô” và những người tự phong là “người quốc gia” chiến đấu cho cái trò hề “chính nghĩa quốc gia” mà Liên Minh Pháp – Vatican đã đạo diễn cho ông Bảo Đại làm bung xung vào hồi đầu tháng 6 năm 1948, CHO NÊN họ đã không thể làm được những gì như ông Charlie Nguyễn, Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, Linh-mục Trần Tam Tỉnh và ông Giuse Phạm Hữu Tạo đã làm.

Không làm được những gì mà người khác đã làm được, tất nhiên là ở vào tình trạng thua kém người ta trong lãnh vực đó. Kinh nghiệm cho thấy rằng những người háo danh mà ở vào tình trạng thua kém những người khác (được xem như là đồng đẳng với mình) thì hay sinh lòng đố kị tị hiềm. Chính vì lòng đố kị tị hiềm này mà đã có nhiều người cố gắng bấu víu lấy cái lập luận trên đây của ông Da-tô Nguyễn Vy Khanh để dè bỉu, chê bai và gièm pha với dã tâm làm hạ giá những tác phẩm sử của anh em trong nhóm Giao Điểm và của những người mà ông Da-tô Nguyễn Vy Khanh đã nêu đích danh trong bản văn mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên. Có lẽ họ làm như vậy là để nâng cao giá trị của họ hay để chứng tỏ cho mọi người biết rằng họ mới là người thấu hiểu lịch sử. Thật là tội nghiệp cho họ!

Thực ra, ông Nguyễn Vy Khanh vốn là một tín đồ Da-tô thuộc loại “bế ngửa”. Ngay từ thuở mới chào đời, ông đã được nuôi dưỡng và giáo dục theo chính sách ngu dân và nhồi sọ của Giáo Hội La Mã để trở thành một tín đồ cuồng tín có đầy đủ những đặc tính của một tín đồ Da-tô cuồng tín với niềm tin “Tà giáo là sai lầm và tội ác, Da-tô là đúng và tốt đẹp” (Pagans are wrong, Christians are right), phải sống theo tinh thần của những khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” và “Nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô Tổng Thống”. Vì thế mà ông ta vừa  không biết gì về những bước tiến của nhân loại từ thuở loài người ở trong hang trong hốc cho đến thời đại tin học như ngày nay, vừa không thấu hiểu chính xác lịch sử nước nhà trong thời cận và hiện đại, vừa  thiển cận, vừa nặng đầu óc kỳ thị và  không có đức tính vô tư đối với những việc làm văn hóa của những người khác tôn giáo với ông ta. Sự kiện này hoàn toàn trái ngược với những người được rèn luyện theo chính sách giáo dục tự do và khai phóng trong xã hội Tam Giáo Đồng Nguyên ở Đông Phương hay trong các xã hội dân chủ tự do như ở Bắc Mỹ và Tây Âu ngày nay để trở thành những người có đầy đủ những đức tính thành thật, thẳng thắn, công minh, chính đại, liêm chính, vô tư, công bằng, đại lượng, khoan dung, nhân ái và phải sống theo cái triết lý “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.” (Đừng cưỡng bách hay đòi hỏi những người khác phải làm những điều mà chính mình không muốn bị cưỡng bách hay đòi hỏi phải làm như vậy.) 

Ngoài ra, ông Nguyễn Vy Khanh không phải là người được đào luyện trong ngành sử học, và cũng không hề có một văn bằng nào trong ngành sử. Hơn nữa,  ông lại mang căn bệnh dị ứng đối với môn lịch sử thế giới với toàn bộ những bài học lịch sử về những bước tiến của loài người từ thuở hồng hoang cho đến thời tin học như ngày nay, dị ứng đối với những tài liệu nói về những việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã và của các nhà lãnh đạo cũng như của các hàng giáo phẩm và giới tu sĩ Da-tô trong Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua. Tất cả những yếu tố  này đã làm cho ông trở thành con người thiển cận, lòng dạ hẹp hòi, kiến thức nông cạn với cái nhìn lịch sử thu hẹp  giống như một  thứ “ếch ngồi đáy giếng”, chỉ biết dành hết cảm tình đặc biệt cho Giáo Hội La Mã và cá nhân và chế  độ cha cố Ngô Đình Diệm, bất kể là Giáo Hội đã gây nên những rặng núi tội ác trùng trùng trùng như hàng chục rặng Hy Mã Lạp Sơn, bất kể là chế độ cha cố Ngô Đình Diệm thực sự là một trong những chế độ đạo phiệt Da-tô tàn ngược nhất trong lịch sử Việt Nam và nhân loại. Đây là sự thật lịch sử và sự thật đã được sử gia Nigel Cawthorne đã cẩn thận quy liệt tên tam đại Việt gian họ Ngô này vào trong cuốn sách có tựa đề là TYRANTS History’s Most Evil Despots & Dictators (London, Arcturus, 2004)..

Cũng nên biết trong số 100 tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại do sử gia Nigel Cawthorne nêu lên trong cuốn TYRANTS History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London:Arcturus, 2004), [bỏ ra ngoài 15 tên trong thời cổ đại (thời kỳ này Giáo Hội La Mã chưa ra đời), còn lại 85 tên trong các thời trung đại, cận đại và hiện đại], con số những tên bạo chúa Da-tô chiếm tới 50% [trong đó có những tên bạo Chúa Á Châu như Lý Thừa Vãn (Nam Hàn)  Ngô Đình Diệm (miền Nam Việt Nam) và Ferdinand Marcos (Phi Luật Tân)], trong khi toàn thể con số tín đồ Da-tô ở trên  thế giới chưa tới 1/7 dân số thế giới ngày nay. 

Vì trình độ hiểu biết lịch sử nông cạn như vậy, vì mắc phải căn bệnh thiên vị của một tín đồ Da-tô cuồng tín như vậy, cho nên ông Da-tô Nguyễn Vy Khanh không có khả năng căn bản sử học và cũng  không có đủ tư cách vô tư để nhận xét một tác phẩm lịch sử có liên hệ đến những việc làm bất chính, đại gian đại ác của Giáo Hội La Mã  và của chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm, một chế độ mà ông ta đã và luôn luôn hết lòng tôn vinh. Đặc biệt hơn nữa, vì không được đào luyện trong ngành sử học, cho nên ông ta không biết gì về những nguyên tắc viết sử của những người ở trong ngành sử học. Nguyên tắc này được nhà viết sử Ruth Pelz ghi nhận như sau:

"Người viết sử phải đọc nhiều sách sử, báo chí cùng các tài liệu lịch sử khác cũng như phải  tìm hiểu nhiều hình ảnh và các dụng cụ hay đồ vật khác. Tất cả những tài liệu này giống  như những mảnh vụn dùng làm dữ kiện cho việc tìm ra những lời giải đáp cho một ô đố  chữ. Người viết sử phải thâu thập càng nhiều dữ kiện càng tốt để rồi cố gắng sắp xếp những dữ kiện đó thành một câu chuyện về lịch sử của mình." Nguyên văn: People who write about history study all these things. They read books, letters, newspapers, magazines, and other written things. They look at photographs and paintings, and they study old objects. All of these things are like pieces of a puzzle. History writers gather as much information as they can find. Then they try to fit all these pieces toghether into a story.”Ruth Pelz,. Our Region: The Pacific Northwest (Salt Lake City, Utah: Peregrine Smith Inc., 1987), p. 128.

Cũng nên biết trong thời các chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Da-tô Nguyễn Văn Thiệu tác oai tác quái ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, nhóm thiểu số tín đồ Da-tô, trong đó có ông Nguyễn Vy Khanh, được coi là thành phần nòng cốt nằm trong giai cấp thống trị của chế độ, được nhẩy lên bàn độc múa may quay cuồng trên sân khấu chính trị, thao túng tiền ngoại viện, kiểm soát chặt chẽ tất cả mọi sinh họat trong xã hội, tha hồ múa gậy giữa vườn hoang, tha hồ phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo khác nằm trong giai cấp bị trị. (Xin xem tiểu mục vấn nạn Giáo Hội La Mã, trong Mục XXIII, Phần V, trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.)

Là một phần tử được biệt đãi như vậy và lại là một tín đồ Da-tô cuồng tín với tất cả những đặc tính của một tín đồ Da-tô cuồng tín, tất nhiên là ông Nguyễn Vy Khanh chỉ biết cúi đầu ngoan ngoãn tôn vinh  tất cả những gì của Giáo Hội Hội hay thuộc về  Giáo Hội cũng như tất cả những gì của hay thuộc về chế độ phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm, một chế độ mà chính bản thân ông đã từng được hưởng những đặc quyền đặc lợi như đã nói ở trên. Với thực trạng như vây, làm sao ông ta lại không có ác cảm đối với những tác phẩm lịch sử có đề cập đến những việc làm khuất tất và tội ác của Giáo Hội La Mã  trong gần hai ngàn năm qua, và nói đến những tội ác, những việc làm bất chính của các chế độ cha cố ở miền Nam trong những năm 1954-1975?

Nói đến những đặc tính cuồng tín của một tín đồ Da-tô, thiết tưởng cũng nên ghi lại đây những đặc tính này để quý vị suy ra được cái đặc tính thiên vị lệch lạc trong cái nhìn đối với lịch sử của những tín đồ Da-tô cuồng tín người Việt trong đó có ông Da-tô Nguyễn Vy Khanh. Dưới đây là những đặc tính này:

1.- Tuyệt đối tin tưởng và triệt để tuân hành lệnh truyền của Tòa Thánh Vatican.

2.- Tuyệt đối vâng lời các đấng bề trên trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã.

3.- Vong bản, phản dân tộc, phản tổ quốc. (Bằng chứng cho sự kiện này là những hành động của tín đồ Da-tô cuồng tín người Pháp trong thời kỳ Cách Mạng từ tháng 7 năm  1789 cho đến đầu thế kỷ 20, những hành động của tín đồ Da-tô người Việt ở Việt Nam từ năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975, và ở hải ngoại từ năm 1975 cho đến ngày nay, khẩu hiệu “nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô tổng thống” được lưu hanh ở trong các cộng đồng Da-tô người Bắc Kỳ di cư ở miền Nam trong những năm 1954-1963, lời hô hào “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” của Linh-mục Hoàng Quỳnh vào mùa hè năm 1964 để  kêu gọi và dạy dỗ giáo dân phải theo đó mà hành xử.)

4.- Ít nhất đi nhà thờ một tuần một lần hay đến trước bàn thờ Chúa ở trong nhà cầu nguyện mỗi ngày từ một đến bốn hoặc năm lần.

5.- Coi tất cả các ông tu sĩ Da-tô như là đại diện cho Chúa ngay cả vào khi họ không làm lễ, và tin rằng các ông tu sĩ này đều có quyền năng giống như các ông Chúa Cha Jehovah, Chúa con Jesus. 

6.- Nặng lòng mê tín, dị đoan, thật lòng tin hết tất cả những chuyện hoang đường nhảm nhí do Giáo Hội La Mã hay các ông tu sĩ Da-tô rao truyền hay phổ biến.

7.- Thiển cận, chỉ tin vào những chuyện hoang đường láo khoét của Giáo Hội La Mã đưa ra, nhưng lại khinh rẻ tất cả những lễ nghi cúng tế các vị thần của các nhóm văn hóa khác và cho là nhảm nhí.

8.- Hợm  hĩnh, cao ngao, lố bịch, trịch thượng và nham nhở, coi  ông thần Jehovah và ông Jesus là Thiên Chúa Tòan Năng, Toàn Thiện và có mặt ở khắp mọi nơi", coi Giáo Hội La Mã là "Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền", là "HiềnThê của Thiên Chúa Làm Người" và  tự phong là "dân Chúa", nhưng lại coi các vị thánh tổ và các đấng thần linh của các tôn giáo là "tà thần" và "ma quỷ".

9.- Nặng đầu óc chia rẽ và nặng tinh thần kỳ thị, phân chia giai cấp, khinh rẻ các tôn giáo khác là "tà giáo" hay "tà đao" và các thành phần thuộc các tôn giáo khác là những quân "mọi rợ" hay "dã man" hoặc "man di".

10.- Nặng đầu óc thiên vị và bất công. Luôn luôn cho rằng cái gì thuộc về Giáo Hội La Mã đều tốt cả, cái gì thuộc về các tôn giáo khác đều xấu. Nếu có người nào chứng minh các ngài mang chức thánh đại diện cho Chúa (linh mục, giám mục, tổng giám mục, hồng y và giáo hoàng) làm bậy, sờ mó con nít, gian dâm với nữ tín đồ, hoặc là có những hành động gian ác tàn ngược thì  họ lại đổ lỗi cho là bị quỷ ám.

11.- Xun xoe, khúm núm và quỵ lụy với các đấng bề trên hoặc những người có thế lực hay quyền uy lớn hơn,

12.- Khinh thị, vênh váo, nghênh ngang, làm oai, làm phách, hách dịch, trịch thượng đối với những người lép vế, thế cô, nhất là  đối với những người dưới cơ mà là những người thuộc các tôn giáo khác. Việc đòi hỏi những người thuộc các tôn giáo khác phải theo đạo Da-tô khi họ muốn thành hôn với người yêu là tín đồ của Giáo Hội là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này.

13.- Hung dữ, hiếu chiến, hiếu sát, khát máu, tàn ác và dã man  đối với những người thuộc các tôn giáo khác khi có quyền lực ở trong tay.

14.- Nhập nhằng hay không có khả năng sử dụng lý trí để phân biệt được sự khác biệt giữa một bên là việc công và một bên là việc  riêng tư (cá nhân), không biết sự khác biệt giữa việc đạo và việc đời hay giữa tôn giáo và chính quyền.

15.- Tùy theo hoàn cảnh, phải cố gắng tối đa để thi hành  nhiệm vụ biến cải những thành phần thuộc các tín ngưỡng hay tôn giáo khác  theo đao Da-tô bằng bất cứ thủ đoạn và phương tiện nào dù là bất chính, đê tiện, lưu manh, độc ác và dã man đến mức nào đi nữa họ cũng phải làm. Nhiệm vụ này được gọi là nhiệm vụ "làm sáng danh Chúa".

16.- Tỏ ra vô cùng sợ hãi Tòa Thánh Vatican,  tán thưởng và khen tụng hết mình tất cả những lời dạy, quyết định và việc làm của Vatican. Tình trạng này đã khiến cho ngay cả một linh mục Việt Nam ở Việt Nam đã phải thốt ra lời chua chát “Toà Thánh đánh rắm cũng khen thơm.” (Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa - Tuyển Tập 2 (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr 116.

Xin gọi 16 đặc tính trên đây là 16 Da-tô tính.

(Những đặc tính này đã được chúng tôi đã ghi nhận trong chương sách nói về thân thế và đặc tính cuồng tín của ông Ngô Đình Diệm trong Mục XVIII, Phần V trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.)

Cũng vì những thực trạng này mà  học giả Henri Guillemin phải gọi Giáo Hội La Mã là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” (Malheureuse Église (Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr 92,  văn hào Voltaire  “cái tôn giáo ác ôn” Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr. 165, và nhà báo Long Ân thì ghi nhận như sau

Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo để biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã  chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình, đã cúi đầu trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc con người súc sinh.” Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 340.

Chính vì lẽ này bộ máy tuyền truyền của Giáo Hội La Mã và bọn văn nô Da-tô mới sử dụng độc kế chụp mũ (tà hóa) này trong đó có quái chiêu mà ông Da-tô Nguyễn Vy Khanh  sử dụng như đã trình bày ở trên với dã tâm làm hạ giá những tác phẩm có những luận cứ bất khả phủ bác và những bằng cớ chứng minh từng tội ác trong từng vụ của Giáo Hội La Mã và của các chế độ cha cố ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.

4.- Đặt ra những tục lệ và những từ ngữ cực kỳ phong kiến: Đây là kế sách này sử dụng những tục lệ và ngôn ngữ sặc mùi phong kiến để  tôn vinh những viên chức cao cấp trong giáo triều Vatican và hàng giáo phẩm trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội. Điển hình cho những tục lệ siêu phong kiến là:

4.1.- Khi các nhà lãnh đạo, các viên chức cao cấp trong các chính quyền đạo phiệt tay sai của Giáo Hội và tu sĩ Da-tô đến thăm giáo hoàng thì phải đến trước chỗ ông ta ngồi mà phủ phục gục mặt xuống chờ ông ta đưa bàn chân ra mà ôm lấy nâng lên hôn hôn hít hít để tỏ lòng trân trọng. (Xin xem Chương 4,  Mục II, Phần I của bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.)

4.2.- Khi các tu sĩ bản địa đến thăm các nhà truyền giáo Âu Châu thì phải đến trước chỗ ông ta ngồi mà phủ phục gục mặt xuống chờ ông ta đưa giầy ra để ôm lấy nâng lên tưng tiu hôn  hít. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại với nguyên văn như sau:

Tại Bùi Chu, ngày thánh lễ Thánh Da Minh, tất cả các linh-mục người Việt, bất kể hạng tuổi nào, phải tới sụp lạy các thừa sai, kể cả đối với mấy người còn trẻ măng, hoặc chỉ là thày phó tế thôi, và phải hôn kính giầy của các thừa sai đó, để giúp mình nhớ lại lời thánh Phao lồ: “Phúc đức thay bàn chân của các nhà truyền giáo.” Trần Tam Tình, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr. 53.

4.3.- Khi giáo dân và các linh mục đến thăm giám mục thì phài đến trước chỗ ông ta ngồi mà phủ phục gục mặt xuống chờ ông ta đưa bàn tay có đeo “cái nhẫn giám-mục” ra mà hứng lấy rồi nâng lên túng tiu hôn hôn hít hít để tỏ lòng tôn kính. (Xem tiểu mục 7 trong phần nói về Ảnh Hưởng của Những Kế Sách và Độc Kế của Giáo Hội Đối Với Tín Đồ ở phần sau.”

5.- Khêu gợi và nuôi dưỡng lòng tham lam ích kỷ, hám lợi, háo danh và lòng thèm khát quyền lực của người đời rồi dùng những bánh vẽ như thiên đường,  “hồng ân Thiên Chúa”, “sẽ được Chúa đền ơn”, “sẽ được Chúa trả ơn”, “sẽ được cứu chuộc”, “sẽ được cho lên thiên đường hưởng nhan Chúa” làm miếng mồi vật chất câu nhử và dụ khị những người nặng lòng  những đặc tính xấu xa ghê tởm trên đây chạy theo bắt mồi "đi đạo lấy gạo mà ăn" hay "theo đạo để tạo danh đời". Trong thực tế, ai cũng biết rằng Chúa có nghĩa là Giáo Hội và cũng có nghĩa là các ông tu sĩ của Giáo Hội. Khốn nỗi những người có máu tham lợi, háo danh hay đã trở thành tín đồ cuồng tín của Giáo Hội, đâu có còn  đủ lý trí để nhìn ra sự thực này. 

6.- Cấu kết với các cường quyền và các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ với dã tâm dựa vào bạo quyền để thi hành những kế sách và độc kế nằm trong mưu đồ thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại. Sự kiện này được sử gia Avro Manhattan nói rõ như sau:

"Bản nghiên cứu về tiêu chuẩn lịch sử cho thấy rằng Giáo Hội La Mã đã sử dụng một sách lược hành động trong nhiều thế kỷ là đồng hóa (liên kết) các mục tiêu tôn giáo của Giáo Hội với mục tiêu của một cường quốc thế tục đương thời. Như chúng ta đã thấy, Giáo Hội đã sử dụng sách lược này ở Á Châu vào những thời kỳ Bồ Đào Nha, Tây Ban và Pháp đang là những đại cường đang lên.

Ở Âu Châu, sách lược trên đây cũng được áp dụng nhiều lần trong thế kỷ 20 này. Có lúc, Giáo Hội đã liên kết với nước Pháp, liên kết với Đế Quốc Da-tô Áo - Hung trong thời Đệ Nhất Thế Chiến, rồi trước và trong thời Đệ Nhị Thế Chiến thì Giáo Hội lại liên kết với các chế độ độc tài Ý và Đức của phe hữu. Bằng cách đồng hóa với các cường quốc trên đây vào thời đang lên về các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến tranh, Giáo Hội đã thâu tóm được rất nhiều quyền lợi.

Vì rằng không còn một siêu cường Da-tô nào kể từ khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt mang theo sự hủy diệt của chế độ phát xít ở Âu Châu, Giáo Hội La Mã quay ra chọn Hoa Kỳ  để liên kết thành một liên minh chính trị. Đây là hành động để đối phó với sự bành trướng của nghĩa Cộng Sản Bôn-sê-vích và siêu cường Nga Sô sau thời Đệ Nhị Thế Chiến.  Tình trạng này khiến cho cả Giáo Hội La Mã lẫn Hoa Kỳ cùng lo sợ và bắt buộc hai thế lực này liên kết với nhau thành một liên minh thực sự trong thời Chiến Tranh Lạnh.” 

Nguyên văn: "The study of historical patterns reveals a formula which the Catholic Church has used for centuries, namely identification of her religious objectives with those of a major lay political power of a given period. As we have seen, she used this formula in Asia when she identified herself with the major powers of those days, Prortugal, Spain, and France.

In Europe the formula was applied several times in this century. She identified herself at vaious intervals with France, then with the Catholic Empire of Austria-Hungry during the First World War, and with the right wing dictatorships of Italy and Germany, before and during the Second World War. She advanced her interests in the wake of these Powers by identified herself with their economic, political and war interest.

Since the end of the Second World War and the annihilation of European fascism she adopted the U.S. as her lay partner, in the absence of a Catholic superpower. This was prompted by the grim reality of the appearance of Boshevism and the growing military presence of Soviet Russia after World War II. The menacing reality of these two compelled the Vatican and the U.S. together and in due course forced them into veritable alliance known as the Cold War." Avro Manhattan, Vietnam why  did we go? (Chino, CA: Chick Publications, 1984), p. 157.

7.- Khi đã  nắm được quyền lực chuyên chính trong tay rồi, Giáo Hội sử dụng những biện pháp chuyên chính để kiểm soát tất cả mọi sinh hoạt xã hội trong đời sống nhân dân để khống chế nhân dân dưới quyền. Sự kiện này được cựu giáo-sĩ Malachi Martin ghi nhận ở trong cuốn Rich Church, Poor Church với nguyên văn như sau.

Trong các vấn đề tôn giáo, trước khi Datô giáo ra đời, các tôn giáo trên thế giới đều có đặc tính khoan dung. Một trong những thông điệp của Delphic Oracle là “Mọi người đều đúng cả. Chẳng có ai sai quấy.” Nguyên tắc của người La Mã thời bấy giờ là “Tôn giáo ở trong vùng (nơi bạn cư ngụ) là tôn giáo của bạn.” Trong tâm trí và trong cách ứng xử của người đời thời bấy giờ là không có sự liên hệ gì giữa tôn giáo và chân lý. Tôn giáo không được coi như là một sự kiện có thật. Cho nên, thời kỳ trước khi đạo Kitô ra đời, không có chiến tranh tôn giáo, không có chuyện bách hại tôn giáo, và cũng không có người nào gọi là tử đạo cho niềm tin tôn giáo của họ. Lúc bấy giờ, không có ai cố gắng áp đặt tôn giáo hay cưỡng bách người khác phải theo tôn giáo của mình. Chỉ có những người Da-tô giáo mới sản xuất ra chiến tranh tôn giáo, gây nên những vụ bách hại tôn giáo và tạo nên những người tử đạo.

Ngay từ lúc đầu, người Da-tô giáo đã khăng khăng cho rằng tôn giáo của họ là chân lý, rằng tôn giáo của họ nói về thực tế. Họ đưa ra lập luận rằng tôn giáo của họ là một chân lý toàn cầu, rằng chỉ có Da-tô giáo mới là tôn giáo đích thực. Vì thế, mọi hệ thống triết lý khác và mọi hệ thống kiến thức khác - bất kỳ ngành họat động nào của con người có liên hệ với chân lý – đều phải hài hòa với tôn giáo đích thực là Da-tô giáo. Trái lại, đó chỉ là một hệ thống triết lý giả, một kiến thức giả. Tất nhiên là mọi tính cách đạo đức đều từ Da-tô giáo mà ra. Da-tô giáo thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống thế tục từ kinh tế, chính trị, tài chánh, nghệ thuật, giáo dục cho đến các cơ cấu khác trong xã hội. Tôn giáo và chính trị, tôn giáo và tài sản, tôn giáo và chính quyền, tôn giáo và nghệ thuật, tôn giáo và sự học hỏi – giữa những liên hệ cơ cấu này, không có sự chống đối nào mà không hòa giải được. Những cơ cấu này không thể tách rời được và cũng không thể giữ nó ở trong tình trạng tách rời nhau. Các vấn đề như quân sự, chính trị, tài sản, nghệ thuật và chính quyền, tất cả đều phải bị tôn giáo thống trị tuốt luốt.

Nguyên văn: “In religious matters, the pre-Christian world was ecumenical tolerant. “Everybody is right. Nobody is wrong,” was one message of the Delphic Oracle, “Whatever be the region of the earth where you find yourself,” went the Roman principle, “that region’s religion is your religion.” In men‘s minds and in the way they conducted their affairs, there was no connection between religion and truth. Religion was not considered a true thing. Hence, prior Christianity, there was no religious wars and no religious persecutions. There was no religious martyrs for their faith. No one tried to impose religion as such on anyone else. Only Christians produced such wars, persecutions and martyrs.

From their beginnings, Christians insisted that their religion was true, that it did speak about reality. They drew the logical conclusion from that: that it was universally true. That there could be only one true religion. Theirs. Hence all philosophy and all knowledge - any branch of human activity that dealt with the truth – had to be, would be reconcilable with the true religion, Christianity. Otherwise, it was a false philosophy, a false knowledge. Automatically, an all embracing morality from this Christianity. It permeated all aspects of temporal life: economics, politics, finance, the arts, education, social structures. Religion and politics, religion and wealth, religion and government, religion and art, religion and learning – between these there was no irreconcilable opposition. They were not separate or to be kept separate. Military matters, matters of politics, wealth, art, government – all became dominated by religion.”)  Martin, Malachi, Rich Church, Poor Church (New York: G.P. Putnam’s Sons, 1984), p. 90.

Rồi từ đó, bất kỳ phạm vi sinh họat nào trong xã hội cũng nằm trong tay của bọn tu sĩ và tín đồ cuồng tín tay sai của Giáo Hội. Nhờ vậy, Giáo Hội  mới có thể phóng tay chiếm đoạt tài nguyên quốc gia, tận tình bóc lột nhân dân, vơ vét của cải tiền bạc bằng trăm phương ngàn kế. (Như ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, trường hợp ông Giám-mục Ngô Đình Thục khai thác gỗ rừng ở trong tình Long Khánh và Biên Hòa, ông Ngô Đình Cẩn độc quyền khai thác quế ở Quảng Ngãi, Ba Cả Lễ nắm độc quyền buôn bán gạo ở miền Trung, các bà phước độc quyền cung cấp nước mắm cho quân đội, ông Giám-mục Nguyễn Văn Thuận nắm độc quyền tiếp nhận tiền ngoại viện về nhân đạo và nắm độc quyền thu thập vỏ đồng đại bạc đem bán để lấy tiền bỏ túi, v.v…).

8.- Dùng bạo lực để (1) cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo đạo Da-tô làm nô lệ cho Giáo Hội, (2) tiêu diệt hết tất cả những nhóm dân bị gán cho là tà giáo, man di, mọi rợ và (3) hủy diệt hết tất cả những công trình kiến trúc cùng những di sản và tài liệu văn hóa của họ. (Xem Mục III, Phần I trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.)

9.- Triệt để thi hành kế sách sử dụng những miếng mồi danh lợi để câu nhử, lôi cuốn những phường háo danh tham lợi theo đạo làm nô lệ cho Giáo Hội. Những miếng mồi này là những chức vụ và nhiều thứ lợi lộc khác ở trong chính quyền cũng như ở ngoài xã hội. (Thí dụ như những đặc quyền nắm độc quyền một phạm vi hoạt động kinh tế như nắm độc quyền cung cấp văn phong phẩm cho các cơ quan trong chính quyền và trong quân đội, độc quyền phân phối một sản phẩm nào đó, độc quyền nhập cảng một loại hàng hóa ngoại nhập nào đó, v.v.  .) Cũng vì thế mà trong ngôn ngữ Việt Nam mới có thành ngữ “theo đạo tạo danh đời.”

Hậu quả của những việc làm bất chính này là tạo nên một lớp người (hầu hết là tín đồ Da-tô) được ưu đãi và được dành cho nắm độc quyền kinh tế như trên. Đây là thực trạng bất công trong xã hội ở miền Nam trong những năm 1954-1975: Nhóm thiểu số tín đồ Da-tô và bọn lưu manh phù thịnh chạy theo Giáo Hội (chính quyền) trở nên giầu có, trong khi đó thì đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo khác rơi vào tình trạng nghèo khổ, khốn khó trăm bề.

10.- Lợi dụng tình cảnh nghèo khổ khốn khó này của đại khối nhân dân, Giáo Hội đem một số vật chất trong đó có những tài vật ngoại viện đế phát chẩn và dụ khị họ theo đạo. Đói ăn vụng, túng làm liều. Đang sống trong cảnh khốn cùng, vợ con đói khổ nheo nhóc, có người mang tiền của đến giúp đỡ, tất nhiên là họ dễ  bị siêu lòng, rồi  theo đạo với hy vọng được Giáo Hội xí cho một chút đỉnh vật chất để  cho qua cơn túng quẫn ngặt nghèo. Ta gọi những người này là những người “theo đạo lấy gạo để ăn” Tình trạng này đã được Linh-mục Trần Tam trình bày khá đầy đủ nơi các trang 128-130 trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Giươm (Paris: Sudestasie. 1978).Thủ đoạn dùng một số vật chất để dụ khị những người tham lợi đang ở trong tình trạng đói khổ theo đạo để làm nô lệ cho Giáo Hội được triệt để thi hành ở bất kỳ nơi nào vào bất kỳ thời đại nào. Do đó, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy ở Trung Hoa cũng xẩy ra tình trạng này.Trong cuốn The Ageless Chinese – A History (New York: Charles Scriber’s Sons, 1978), sử gia Dun J. Li cũng ghi nhận rằng các nhà truyền giáo Da-tô cũng áp dụng quái chiêu này ở bên Trung Hoa với nguyên văn như sau:

“….vào khi có nạn đói, các nhà truyền giáo chỉ phát chẩn gạo cho những người bản địa theo đạo. Những người tân tòng này bị đồng bào của họ khinh bỉ gọi họ là “những tín đồ đạo gạo” (in time of famine, for instance, the missionaries distributed rice only among their converts, derogatorily referred to by other Chinese as rice Christian) Dun J. Li, The Ageless Chinese – A History (New York: Charles Scriber’s Sons, 1978), p. 428.  

11.- Thi hành kế sách khống chế các phương tiện truyền thông để hỗ trợ cho những hoạt động của bộ máy tuyền truyền và bọn văn nô của Giáo Hội. Một trong những kế sách được áp dụng trong lãnh vực này là nắm độc quyền truyền thông và cấm ngặt tự do báo chí. Sự kiện Giáo Hội chủ trương cấm ngặt tự do báo chí được Giáo-sư Lý Chánh Trung ghi nhận trong cuốn Tôn Giáo Và Dân Tộc mà chúng tôi đã trích dẫn  ở trên (Tiểt mục kế sách 3, phần nói về Thời Đại Lý Trí.)

Kế sách này tạo nên môi trường thuận lợi cho bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã và bọn văn nô Da-tô tha hồ tung hoành “múa gậy giữa rừng hoang” (vũ trượng hoang viên) trong lãnh vực truyền thông. Tình trạng này cũng đã xẩy ra ở miền Nam trong những năm 1954-1975 (đặc biết là trong thời chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm) và vẫn còn đang tiếp diễn tại các cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Úc Đại Lợi.

12.- Triệt để bốc thơm Giáo Hội, tu sĩ và các chế độ đạo phiệt tay sai của Giáo Hội:. Để thi hành kế sách này, bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội và bọn văn nô Da-tô được lệnh triệt để dùng đủ mọi thủ đoạn hay mánh mung bằng tất cả những ngôn từ, danh xưng và luận điệu tốt đẹp nhất để tạo cho Giáo Hội, tu sĩ và tất cả các chế độ đạo phiệt tay sai của Giáo Hội một hình ảnh tốt đẹp với mục đích lừa bịp và lạc dẫn nhân dân không nhìn ra những đặc tính xâu xa ác độc hết sức ghê tởm của Giáo Hôi. Đây là nguyên nhân TẠI SAO trong đạo Da-tô và các chế độ cha cố thường có những thuật ngữ lạ lùng hết sức ngược ngạo vô cùng lố bịch, hết sức trơ trẽn bằng những hoa ngôn, mỹ ngữ và danh xưng tốt đẹp nhất trong ngôn ngữ loài người. Do tình trạng này, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy có những từ ngữ và cụm từ nghe đến lợm gịọng. Những từ ngữ hay cụm từ đó là “những người mang chức thánh”, “Đức Thánh Cha”, “Đức Cha”, “Đức Mẹ”, “Đức Ông”, “Đức Bà”, “Đức Mẹ Đồng Trinh”, “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”, v.v… Trắng trợn hơn nữa, chúng còn nói láo (đổi trắng thay đen, nói có thành không, và nói không thành có) một cách cực kỳ trơ tráo và cực kỳ trắng trợn. Dưới đây là một vài trường hợp điển hình:

Trường hợp 1.- Chuyện bà Jeanne d’ Arc (1412-1431): Bà là một vị nữ anh hùng của dân tộc Pháp. Cuối thập niên 1420, nước Pháp trong thời vua Charles VII (1422-1461) bị Liên Minh Thánh Anh – Vatican xâm lăng. Quân triều đình Pháp thua xiểng liểng, nhưng nhân dân Pháp không nản lòng, tự động nổi lên cương quyết chống giặc đến cùng. Đáng kể nhất là vào năm 1429, bà Jeanne d’ Arc, lúc đó mới có 17 tuổi, tình nguyện chiến đấu chống giặc và được nhà vua cấp cho một số quân lính chống chọi với quân Anh ở thành phố Orléans. Vai trò chỉ huy quân đội của bà ở thành phố này làm cho quân lính Pháp nức lòng hăng say chiến đấu. Nhờ vây, khi đạo quân Anh kéo đến bao vây thành phố này liền bị đạo quân của bà đánh bại.

  

Chiến công này càng làm cho quân dân Pháp hăng say chiến đấu và càng làm cho Liên Minh Anh – Vatican thâm thù bà nhiều hơn. Sau đó, trong một trận đánh khác, bà bị quân Anh bắt. Tòa Thánh Vatican đòi quân Anh phải giải giao bà cho Toà Án Dị Giáo do Giám-mục Pierre Cauchon làm phán quan (thẩm phán) xử lý. Cuối cùng, bà bị Tòa Án Dị Giáo của Giáo Hội La Mã kết tội là “phù thủy”, rồi ra lệnh trói bà, “đẩy bà lên đống củi và châm lửa thiêu sống bà vào ngày 30 tháng 5 năm 1431.”

Như vậy, dưới con mắt của Giáo Hội La Mã, bà Jeanne d’Arc là con mụ phù thủy, rồi kể từ đó bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội mở chiến dịch bôi nhọ bà, gán cho bà không biết bao nhiêu thứ tội để biện minh cho việc làm tội ác của Giáo Hội trong vụ này. Thế nhưng, đối với nhân dân Pháp, dù rằng có tới gần 100% là tín đồ Da-tô cúa Giáo Hội, (lúc đó chưa có đạo Tin Lành), họ vẫn coi bà là một vị nữ anh hùng dân tộc và là vị cứu tinh của nước Pháp, giống như hai Bà Trưng đối với dân tộc Việt Nam. Trải qua một thời gian dài ngót nghét gần 5 thế kỷ, thấy rằng không có cách nào làm thay đổi được cái nhìn của dân tộc Pháp đối với bà, Giáo Hội La Mã bèn thay đổi sách lược, quay ra phong thánh cho bà một cách ngon lành và hết sức trơ trẽn vào năm 1920. Rõ ràng là Giáo Hội đã hành động theo đúng kế sách "Chống không được thì hòa nhập”.

Qua việc đối xử với bà Jeanne d’ Arc một cách tráo trở vô cùng trơ trẽn như trên, chúng ta thấy Giáo Hội đã hành xử lươn lẹo, lá mặt lá trái, “đổi trắng thay đen”, không nói thành có và có nói thành không một cách cực kỳ trắng trợn. Nói về hành động “đổi trắng thay đen” của Giáo Hội La Mã trong cung cách đối xử với bà Jeanne d’ Arc, học giả Da-tô Phan Đình Diệm, hội trưởng học Hội Jesus ở Houston, Texas, nhận xét như sau:

Thử tưởng tượng từ ngày Giám-mục Pierre Cauchon (đồng âm với con heo) thiêu sống Bà Thánh Jeanne d’ Arc, cho đến ngày Bà được phong thánh là hơn 400 năm, các tòa giảng của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu phải ăn gian nói dối và vu oan giá họa cho Bà bao nhiều lần? Giết bà cũng một tay Giáo Hội, phong thánh cho Bà cũng một tay Giáo Hội, nhưng có mấy ai được may mắn như Bà. Hầu hết các trọng tội mà Giáo hội phạm tại các “Tòa  Điều Tra Dị Giáo” là tội đẻ ra tội theo cấp số cộng và cấp số nhân.”  Phan Đình Diệm,”Mea Culpa – Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm” www.kitohoc.com/Bai/Net066.html Ngày 4/5/2000.

Trường hợp 2.-  Ai cũng biết rằng Giáo Hội luôn luôn chống lại những khám phá và phát triển khoa học mà vụ án Galileo  Galilei (1564-1642) là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này. Một bằng chứng khác nữa là Giáo Hội đã liên tục phủ nhận thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882), và sử dụng đủ mọi thủ đoạn để bài bác lý thuyết này. Ấy thế mà bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội vẫn thường rêu rao là Giáo Hội đã thực hiện được nhiều tiến bộ khoa học hơn tất cả các tôn giáo khác. Thiết tưởng ai cũng biết những hành động nói láo này của Giáo Hội.

Trường hợp 3.- Cá nhân Ngô Đình Diệm và chính quyền đạo phiệt Da-tô của ông ta là một chế độ chính trị tồi tệ và tàn ngược nhất trong lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Tồi tệ và tàn ngược đến độ sử gia Nigel Cawthorne đã quy liệt Ngô Đình Diệm là một trong số một trặm tên bạo chúa tàn độc nhất trong lịch sử nhân loại vào trong tác phẩm TYRANTS History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004).

Sử gia Bernard B. Fall thì ghi nhận ông ta là người:

Lòng tin đạo đã biến ông ta thành con người hiếu chiến đến độ tàn nhẫn như một vị Đại Pháp Quan của Tòa Án Dị Giáo trong thời Trung Cổ ở Tây Ban Nha.” (His faith is made less of the kindness of the apostles, than of the ruthless militancy of the Grand Inquisitor. Bernard B. Fall, ”The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964, p. 236.),

Nhà ngoại gia Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge thi nhận xét về ông ta và anh em nhà Ngô với nguyên văn như sau:

"Chủ yếu chúng nó là một chế chuyên chính Á Châu thời Trung Cổ của loại gia đình cổ điển, không hiểu gì cả hay rất ít, về các ngành nghề của chính quyền vì dân. Chúng không thể ăn nói với dân chúng, không thể gây cảm tình với báo chí, chúng không thể ủy thác quyền hành hay tạo ta niềm tin, chúng không thể hiểu được tư tưởng chính phủ là công bộc của dân. Chúng nó chỉ quan tâm đến an ninh vật chất và sự sống còn của chúng,  chống lại bất cứ mối đe dọa nào cộng sản hay không cộng sản." [Hoàng Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Đức, Những Ngày Cuối Cùng Của  Tổng Thống Ngô Đình Diệm (San Jose, CA: Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, 1999) tr. 282.]

Bộ mặt thật của con người và chế độ cha cố của ông Ngô Đình Diệm là như vậy! Ấy thế mà bộ máy tuyền truyền của Giáo Hội La Mã và bọn văn nô Da-tô người Việt vẫn trâng tráo tôn vinh chế độ đạo phiệt của ông ta là một chế độ tốt đẹp nhất trong lịch sử Việt Nam mà không cần biết cái chế độ khốn nạn này đã tàn sát hơn ba trăm ngàn người ở miền Nam trong những năm 1954-1963, vẫn trơ trẽn vinh danh ông ta như là một chí sĩ yêu nước, một nhà ái quốc đã hy sinh vì nước bằng những lời tán tụng lố bịch nhất và kệch cỡm nhất  mà không biết ngượng mồm ngượng miệng, không cần biết cái lý lịch tam đại Việt gian và những hành động bạo ngược chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam ta của gia đình nhà Ngô và của cá nhân ông ta trong suốt cuộc đời họan lộ làm Việt gian bán nước cho Liên Minh Pháp - Vatican và hơn chín năm được Vatican và Mỹ đưa lên cầm quyền ở miền Nam Việt Nam.

Tình trạng lố bịch, trâng tráo và trơ trẽn này đã khiến cho ngay cả người đồng đạo của họ là Giáo-sư Lý Chánh Trung, một trí thức phản tỉnh, không thể cầm lòng lặng thinh để cho bọn văn nô Da-tô tiếp tục “múa gậy giữa vườn hoang” và  phải lên tiếng để nói cho lũ người siêu cuồng tín này đừng tiếp tục diễn cái trò hề con khỉ đó nữa. Dưới đây là nguyên văn lời viết của Giáo-sư Nguyễn Chánh Trung:

Nhìn lại chín năm cầm quyền, tôi thành thực nghĩ rằng, ông chỉ là một huyền thoại lớn do người Mỹ và một số tay chân bộ hạ tạo ra để lợi dụng. Người Mỹ lợi dụng ông để thực hiện mưu đồ của họ, một số tay chân bộ hạ đã lợi dụng ông để bòn rút những nguồn lợi béo bở của đất nước này và của viện trợ Mỹ.

Cái lỗi căn bản của ông là chính ông đã tin nơi cái huyền thoại “cứu tinh dân tộc, lãnh tụ anh minh” đó. Ông đã tin nơi sứ mạng cứu nước của mình đến nỗi không còn chấp nhận được bất cứ tiếng nói nào khác tiếng nói của ông, ngay cả những tiếng nói thật ôn hòa và “xây dựng” như bức thơ trần tình của nhóm nhân sĩ Caravelle.

Cái lỗi  căn bản của ông là  đã xem người Mỹ cũng như tay chân bộ hạ của ông là những phương tiện để hoàn thành sứ mạng cứu nước trong khi chính ông mới là phương tiện của người Mỹ và một số tay chân bộ hạ.

Và sứ mạng cứu nước đã được ông đồng hóa sứ mạng chống Cộng, vì đối với ông, Cộng Sản là sự xấu tuyệt đối phải tiêu diệt bằng mọi giá, kể cả cái giá lệ thuộc người Mỹ. Đó là một lỗi căn bản khác và tất cả sự mâu thuẫn của chính sách chống Cộng nằm ở chỗ này.

Tôi được biết ông đã suy nghĩ và do dự rất lâu khi chính chánh phủ Kennedy đề nghị gửi sang đây 14 ngàn quân để thí nghiệm cuộc “chiến tranh đặc biệt”, vì ông thấy rõ nguy cơ mất chủ quyền. Nhưng cuối cùng ông đã nhận vì sự chống cộng đã được ông xem như một cứu cánh tuyệt đối mà đó là cái giá phải trả để chống cộng, một cái giá thật đắt đối với ông vì tôi tin ông yêu nước, dầu yêu  nước theo cách của ông. 

Ông đã tưởng mình có thể lệ thuộc Mỹ một phần nào thôi, còn phần kia thì vẫn “độc lập”, ông đã tưởng mình có thể nhẩy vào vòng tay người Mỹ trong một giai đoạn ngặt nghèo rồi thoát khỏi vòng tay đó khi tình hình sáng sủa hơn, ông đã tưởng có thể chấp nhận làm con cờ trong một ván cờ rồi ngay trong ván cờ đó, có thể tự động đi một nước cờ riêng của ông.

Khi ông nhìn thấy đó chỉ là ảo tưởng thì đã quá trễ: Ông đã chết vì ảo tưởng đó. Và cái chết bi thảm của ông cho thấy một sự thật hết sức tầm thường: Không một con cờ nào có thể tự động đi một nước cờ cho riêng nó, dầu con cờ đó mang tên Ngô Đình Diệm, và không một nước  nhỏ nào có thể lợi dụng một nước lớn, nhất là nước đó mang tên Hoa Kỳ.

Bẩy năm đã qua và ngày nay, dư luận quần chúng có vẻ khoan hồng hơn đối với ông Diệm và chế độ cũ của ông, ngay cả những nơi nạn nhân của chế độ ấy. Lý do giản dị: với thời gian, kỷ niệm đã mờ nhạt, hận thù được xoa dịu, những ẩn ức dồn nén được giải tỏa. Trong khi đó, cái thực trạng của xã hội miền Nam mỗi ngày thêm xấu xa tệ hại, khiến cho người ta có khuynh hướng chỉ nhớ tới những nét tương đối dễ coi của chế độ Ngô Đình Diệm, mỗi khi so sánh thời này với thời trước.

Nhưng từ đó mà cho rằng chế độ ông Diệm là một thời đại hoàng kim và chỉ cần bắt chước ông Diệm là có thể giải quyết những vấn đề đất nước, như một số chân tay bộ hạ của ông đang tuyên bố rùm beng thì thật là lố bịch và vô liêm sỉ.

Những người đang hò hét khóc lóc chung quanh cái tên Ngô Đình Diệm như bầy quạ trên một xác chết. Với cái âm mưu tái lập một chế độ Diệm không Diệm trong đó họ sẽ phè phỡn bòn rút như xưa, xin họ nhớ cho rằng giòng lịch sử không bao giờ chẩy ngược chiều.

Và nếu họ không còn một chút tự trọng, xin họ dầu sao cũng thương dùm ông Diệm, Tội nghiệp ông! Tôi ứa nước mắt mà viết câu này, xin họ hiểu cho.” [Lý Chánh Trung, Những Ngày Buồn Nôn (Sàigòn: Đối Diện,1972), trang 135-138].

Trường hợp 4.- Vì Vatican theo chế độ quân chủ tăng lữ chuyên chế trung ương tập quyền (monarchical sacerdotal) với những đặc tính siêu phong kiến. Tất cả những đặc tính siêu chuyên chính và siêu phong kiến này được công khai phổ biến cho mọi người đều biết qua  việc Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085)  ban hành tuyên ngôn "Dictatus papae" quái đản với 27 nguyên tắc thật là ghê gớm, trong đó có cả nguyên tắc đòi các ông hoàng đế hay vua chúa khi đến viếng thăm giáo hoàng thì phải quỳ mọp xuống chờ ông ta (giáo hoàng) đưa bàn chân ra mà ôm lấy nâng niu hôn hít để tỏ lòng tôn kính. Xin đọc Chương 4, Mục II, Phần I của bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã để biết toàn bộ 27 nguyên tắc này bằng Anh ngữ và Việt ngữ (do người viết chuyển dịch).

Ai cũng biết rằng tất cả các chính quyền chuyên chính và phong kiến đều thù ghét tất cả mọi tiến bộ về chính trị và xã hội theo thể chế dân chủ và tự do, đặc biệt là tự do báo chí. Quy luật lịch sử là như vậy. Là một tổ chức tôn giáo (thần quyền) có tham vọng chỉ đạo chính quyền, tức là chỉ đạo các công việc thế tục và  chính trị, và lại là một tổ chức chính trị siêu chuyên chế, siêu phong kiến, tất nhiên là Giáo Hội La Mã không thể nào nằm ở ngoài cái quy luật lịch sử trên đây. Cũng vì thế mà Giáo Hoàng Gregory XVI (1831-1846) mới cho rằng:

Trong xã hội loài người, Giáo Hội không bao giờ công nhận cho các tôn giáo khác hoặc cho những người không công giáo cái quyền ăn nói ngang hàng với mình, bởi cái lý do giản dị là chỉ Giáo Hội mới có sự thật mà chỉ có sự thật mới có quyền ăn nói. Người sai lầm thì chỉ có mỗi một quyền sửa sai.

Trong Thông Điệp ngày 29/4/1814 gửi Đức Giám Mục địa phận Troyes, Đức Giáo Hoàng Pie VII (1800-1823) viết: “Người ta lẫn lộn sự thật với sự sai lầm, người ta đặt vị Hiền thê thánh thiện và tinh truyền của Đức Ki-tô (tức Giáo Hội Công Giáo) ngang hàng với các giáo phái lạc đạo  và ngay cả với bọn Do Thái bất tín”. Đức Giáo Hoàng Gregory XVI (1831-1846) đã gọi tự do báo chí là “thứ tự do tệ hại nhứt, đáng ghét nhứt, kinh tởm nhứt, mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nợ…”

Giáo Hội đã lên án chủ nghĩa tự do qua ba bức thông điệp: “Mirari vos” của (Giáo Hoàng) Grégoire XVI (1832), “Quanta cura” của (Giáo Hoàng) Pie XI (1864) và “Libertas prestantissimum” của (Giáo Hoàng) Leo XIII (1888). Thông điệp sau cùng này tiến bộ hơn đôi chút nhưng vẫn không công nhận các quyền tự do như những quyền tự nhiên mà chỉ chấp nhận chúng như một thực trạng.” Lý Chánh Trung, Sđd.,  tr. 76.

Sau đó, người lên nối ngôi Giáo Hoàng Gregory XVI (1831-1846) là  Giáo Hoàng Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) cũng lên án gắt gao quyền tự do báo chí và tất cả mọi thứ quyền tự do khác của người dân. Sự kiện này được sách Roman Catholicism  ghi lại rõ ràng và đã được chúng tôi trích dẫn ghi lại ở phần nói về quái chiêu và độc kế Da-tô, tiểu mục kế sách số 3 ở trên

Kể từ khi Cách Mạng Pháp bùng nổ vào ngày 14/7/1789, các phong trào dân chủ dần dần lan rộng ra khắp mọi nơi trên thế giới. Đồng thời, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ cũng thực hiện được nhiều tiến bộ khác để nâng cao trình độ học vấn của người dân. Một trong những tiến bộ này là họ đã mở rộng hệ thống trường học công lập, giúp cho tất cả mọi con em của tất cả mọi gia đình  giầu cũng như nghèo, sang cũng như hèn cũng đều cơ hội được đi học. Thấy rằng nếu mọi người đều được đi học, trình độ kiến thức của người dân sẽ được nâng cao, khi đó người dân sẽ biết sử dụng lý trí để nhìn ra những đặc tính hoang đường, phi nhân bản, phản nhân quyền trong  hệ thống tín lý Ki-tô (mà Giáo Hội đã và đang  sử dụng để lòe bịp, hù doạ và khủng bố tinh thần người đời trong mưu đồ củng cố và duy trì quyền lực của Giáo Hội), cho nên Giáo Hội mới cương quyết chống lại việc các chính quyền các nước theo chế độ dân chủ mở rộng hệ thống các trương học công lập. Việc chống đối này của Giáo Hội được sử gia Loraine Boettner ghi lại rõ ràng với nguyên văn như sau:

Giáo Hoàng Pius XI (1922-1939) lên án các trường học công lập.” Nguyên văn: “Public Schools condemned by pope Pius XI (1922-1939)”  Loraine Boettner, Ibid., tr 9).

Mục đích của Giáo Hội trong việc lên án hay chống đối việc mở rộng hệ thống các trường công lập là một độc kế “nhất thạch nhị điểu” nhằm thực hiện cảc hai mục tiêu dưới đây:

A.- Càng không có trường công lập, càng ít người đi học. Càng ít người đi học thì càng có nhiều người ngu dốt. Một xã hội mà càng có nhiều người ngu dốt, thì Giáo Hội càng dễ dàng dùng những tín lý Da-tô để dụ khị và câu nhử họ vào cái tròng Da-tô (Catholic loop) để làm nô lệ cho Giáo Hội. Sự kiện này được học giả Joane H. Meehl ghi nhận trong tác phẩm “The Recovering Catholic (Promethus Books, 1995) với nguyên văn như sau:

Đạo Công Giáo chỉ thịnh hành và phát triển trong giới người nghèo và ngu dốt.” Nguyên văn: “Catholicism thrieves and grows among the poor and ignorants.” Nguyễn Mạnh Quang, Thực Chất Của Giáo Hội La Mã (Tacoma, WA: 1999), tr. 86-87.

B.- Càng không có hay càng ít các trường công lập, thì  dễ dàng cho Giáo Hội nắm độc quyền điều khiển càng trường học (đặc biệt là trong các quốc gia bị áp đặt phải theo chế độ đạo phiệt làm tay sai cho Vatican), để thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ nhằm biến tín đồ và người dân dưới quyền thành những người bị điều kiện hóa, chỉ biết suy tư, phát ngôn và hành xử theo phản ứng Pavlov (giống như con chó trong phòng thí nghiệm của nhà bác học Pavlov). Đây là chủ trương của Giáo Hội. Chủ trương này được Giáo-sư Lý Chánh Trung ghi lại trong cuốn Tôn Giáo và Dân Tộc với nguyên văn như sau:

Nhưng đô thị Thiên Chúa không phải là một một hình ảnh tượng trưng: nó là Giáo Hội Công Giáo La Mã do Tòa Thánh Vatican lãnh đạo. Mà Tòa Thánh là một quốc gia. Dầu chỉ là một quốc gia tí hơn, nó vẫn có những quyền lợi riêng tư, không nhứt thiết dính liền với quyền lợi của đạo công giáo mà có thể mẫu thuẫn với quyền lợi của một quốc gia khác. Nó cũng có một đường lối chánh trị. Lẽ dĩ nhiên, cứu cánh tối hậu của đường lối này là “mở mang nước Chúa”, nhưng sự mở mang nước Chúa đôi khi đi ngược lại của một số dân tộc. Chẳng hạn từ thời Phục Hưng cho tới những năm gần đây chánh sách của Vatican, trên căn bản, vẫn là cấu kết với các cường quốc Tây Phương, theo gót những đoàn quân viễn chinh để giảng đạo và trong các nước thuộc địa, biến các giáo hội bản xứ thành những rường cột của chế độ thực dân.

Mặt khác, Giáo Hội La Mã là tôn giáo đầu tiên đã phân biệt rõ rệt thần quyền (pouvoir spirittuel) với thế quyền (pouvoir trmporel) và luôn luôn đòi hỏi độc lập của thần quyền. Sự phân biệt nói trên rất hợp lý và là một tiến bộ lớn so với sự lẫn lộn đạo với đời trong những tôn giáo cổ sơ. Sự căng thẳng giữa hai quyền bính có thể là điều kiện tốt  để cả hai bên tự cải thiện, đồng thời tránh được lợi dụng sự lẫn nhau, ít nữa là trên nguyên tắc.

Nhưng sự phân biệt thần quyền thế quyền đã gây nhiều mâu thuẫn nhứt giữa Giáo Hội và các quốc gia, và như Linh-mục Jacques Leclercq viết “những khó khăn này sẽ không bao giờ được san bằng hoàn toàn.”

Trước hết, hai lãnh vực đạo và đời, trong thực tế chồng chéo nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và không thể phân biệt rõ rệt như trong lý thuyết. Cho nên dầu chính quyền có chấp nhận sự phân biệt, thì cũng vẫn có cơ hội để xung đột với giáo quyền trong những phạm vi gọi là “pha chế” (domaine mixte), nghĩa là những phạm vi mà cả hai bên đều có những quyền lợi để bảo vệ, chẳng hạn như phạm vi giáo dục. Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.

Nhưng quốc gia cũng cần nắm giữ tất cả thanh thiếu niên của mình để đào tạo chúng theo tinh thần quốc gia.” Lý Chánh Trung, Sđd., tr. 64-66.

Đến đây, thiết tưởng cũng nên  nói cho độc giả biết rõ là Giáo Hội La Mã luôn luôn có chủ trương tiêu diệt hết tất cả các tôn giáo khác  không nằm dưới quyền chỉ đạo của Tòa Thánh Vatican trong đó có  cá các hệ phái Thiên Chúa Giáo khác như Do Thái giáo, Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống Giáo và các hệ phái Hồi Giáo. Sự kiện này được sách Tôn Giáo Và Dân Tộc ghi nhận với nguyên văn như sau:

"Trong Giáo Hội Công Giáo thì trái lại, khuynh hướng đóng kín và tự mãn hiện diện ngay trên bình diện tập thể, vì Giáo Hội đã tự ý thức mình như một dân tộc được Thiên Chúa chọn lựa và giao cho sứ mạng cứu rỗi nhân loại. Giáo Hội là con đường độc nhất đưa tới Thiên Chúa: "Ngòai Giáo Hội không thể có sự cứu rỗi" (hors de l' Église, point de salut).

Hậu quả của quan niệm ấy là tính cách bất khoan dung (intolérance) của Giáo Hội Công Giáo: Giáo Hội đã được Thiên Chúa ban truyền toàn bộ sự thật cần thiết cho sự cứu rỗi và chỉ Giáo Hội mới có quyền giải thích hoặc khai triển sự thật đó. Tất cả những gì ở ngòai sự thật nói trên hoặc trái với lời giải thích chánh thức của Giáo Hội chỉ có thể sai lầm. Mà Giáo Hội có quyền và có bổn phận tiêu diệt sự sai lầm để bảo vệ sự thật hầu hòan thành sứ mạng cứu rỗi của mình. Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng bạo lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "tà thần", đốt sách vở ngọai đạo và đốt luôn bọn người bị xem là "lạc đạo", nếu không chịu sửa sai.

Những hành động nói trên không phải bắt nguồn từ một khuynh hướng đế quốc mà từ cái ý thức rất chân thành và nghiêm chỉnh của Giáo Hội về sứ mạng cao cả của mình. Thật là cảm động khi nhìn lại cái ý chí sắt đá mà Giáo Hội đã giữ được nguyên vẹn qua bao cuộc thăng trầm trong gần hai ngàn năm lịch sử, để thi hành mạng lịnh cuối cùng của Đức Kitô: "Các con hãy ra đi  dạy dỗ các dân tộc". Điều đáng buồn là một số phưong pháp mà Giáo Hội đã dùng đến để dạy dỗ các dân tộc có tính cách phản giáo khoa.

Sự bất khoan dung khiến cho, trong quá khứ, Giáo Hội không bao giờ chấp nhận tự do trong nội bộ của mình cũng như trong xã hội loài người nói chung. Trong nội bộ Giáo Hội, người Công Giáo không có quyền có ý kiến riêng mà luôn luôn phải theo lời dạy của giáo quyền. Có một ý kiến riêng là đã "lạc đạo" rồi như Giám-mục Bossuet viết: "Người lạc đạo" (hétérique) là người có một ý kiến theo nguyên nghĩa. Mà có một ý kiến là gì? Là một tư tưởng riêng, một tình cảm riêng. Nhưng người Kitô hữu là người Công Giáo nghĩa là con người phổ biến (universel), con người không có tình ý riêng tư mà luôn luôn phải tuân theo tình ý của Giáo Hội không một chút do dự. ” Trong xã hội loài người, Giáo Hội không bao giờ công nhận cho các tôn giáo khác hoặc cho những người không công giáo cái quyền ăn nói ngang hàng với mình, bởi các lý do giản  dị là chỉ có Giáo Hội mới có sự thật mà chỉ có sự thật mới có quyền ăn nói. Người sai lầm thì chỉ có mỗi một quyền sửa sai..” Lý Chánh Trung., Sđd., tr.73-76 

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ ràng là Giáo Hội La Mã có chủ trương không bao giờ tôn trọng thể chế dân chủ, luôn luôn theo đuổi chính sách kỳ thị và khinh miệt các tôn giáo khác “không bao giờ công nhận cho các tôn giáo khác hoặc cho những người không công giáo cái quyền ăn nói ngang hàng với Giáo Hội”, luôn luôn coi “tự do báo chí là “thứ tự do tệ hại nhứt, đáng ghét nhứt, kinh tởm nhứt.”, và nhất quyết “lên án các trường học công lập”. Ấy thế mà Giáo Hội và tín đồ Da-tô, đặc biệt là tín đồ Da-tô người Việt, vẫn bô bô cái miệng nói láo là nhờ có Giáo Hội La Mã cho nên nền văn minh Tây phương mới tiến bộ được như ngày nay, vẫn xoen xoét cái miệng nói láo rằng Giáo Hội La Mã luôn luôn tranh đấu cho tự do dân chủ và cho quyền tự do tôn giáo của nhân loại, và từ năm 1975 cho đến nay, Giáo Hội và tín đồ Da-tô người Việt ở hải ngoại vẫn luôn luôn rêu rao tranh đấu cho dân chủ và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Điểm đặc biệt là khi lớn tiếng nói láo như vậy, họ không hề cảm thấy ngượng miệng một chút nào cả. Hình như họ không còn có một chút liêm sỉ tối thiểu nào cả.

13.- Ra lệnh cho chính quyền tay sai và bọn tín đồ cuồng tín dùng bạo lực để sát hại và khủng bố tinh thần những người thuộc các tôn giáo khác không chịu khuất phục Giáo Hội, đặc biệt là những người dám lên tiếng nói rõ những thủ đoạn gian ác bịp bợm và những rặng núi tội ác của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua.  Đồng thời, bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội và bọn văn nô Da-tô được lệnh thi hành những chiến dịch bôi lọ, vu khống cho họ (những nạn nhân nói trên) đủ mọi điều xấu xa ghê tởm nhất để triệt hạ uy tín của họ bằng mọi giá.

14.- Tất cả các chiến dịch bốc thơm Giáo Hội hay tô son điểm phấn cho chính quyền tay sai của Giáo Hội cũng như các chiến dịch bôi lọ và triệt hạ uy tín của những nạn nhân bị Giáo Hội chiếu cố đều được thi hành theo sách lược “Tăng Sâm giết người” (nhắc đi nhắc lại nhiều lần) và “cả vú lấp miệng em” (tất cả các cơ quan truyền thông của Giáo Hội đều nhất tề và ồ ạt đồng loạt tiến hành chiến dịch này với cùng một luận điệu như nhau).

15.- Thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để kìm hãm tín đồ và nhân dưới quyền luôn luôn ở trong tình trạng ngu dốt giống như nguời dân Do Thái trong thời ông Moses và ông Jesus, khiến cho họ không còn khả năng sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật (cách vật trí tri). Có như vậy, họ (tín đồ và người dân dưới quyền kiểm soát của Giáo Hội) mới không còn khả năng thông minh nhìn ra những thủ đoạn lưu manh bịp bợm, lừa gạt người đời, không còn có lý trí để nhìn ra những rặng núi tội ác của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua.  Khi đã bị rơi vào tình trạng ngu dốt như vậy, họ chỉ còn biết suy tư, hành động, phát ngôn nguyên văn những gì mà các ông linh mục hay cán bộ truyền giáo đã mớm cho họ, giống như những phản ứng của con chó trong phòng thí nghiệm của nhà bác học Pavlov.Tình trạng này được các nhà khoa học gọi là “bị điều kiện hóa”.

ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC DỤNG CỦA
 NHỮNG QUÁI CHIÊU VÀ ĐỘC KẾ DA TÔ

Ảnh hưởng hay tác dụng của việc thi hành những quái chiêu và độc kế Da-tô trên đây quả thật là vô cùng mãnh liệt và hết sức lớn lao đối với cả Tòa Thánh Vatican hay Giáo Hội La Mã và toàn bộ khối tín đồ Da-tô thuộc loại cuồng tín.

I.- ĐỐI VỚI  GIÁO HỘI LA MÃ

Việc thi hành những quái chiêu và độc kế Da-tô trên đây đã biến Giáo Hội La Mã  thành một đế quốc thực dân xâm lược chiếm kỷ lục về chuyên chính, tham tàn và giầu có, biến các ông giáo hoàng cũng như các ông chức sắc cao cấp và giai cấp tu sĩ trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội thành những hạng người mang đầy những ác tính xấu xa ghê tởm như đố kị, tị hiềm, ganh ghét với những người đồng liêu đồng đẳng, chia phe lập đảng thanh toán lẫn nhau để tranh giành quyền lực, và sống đời buông thả, hoang đàng phóng đãng, trụy lạc, dâm ô, loạn luân, loạn dâm hết sức là kinh khủng. Dưới đây là những thực trạng này:

1.- Giáo Hội La Mã trở thành một thế lực chính trị cực kỳ chuyên chế: Quyền lực chuyên chế của Giáo Hội La Mã đã biến Giáo Hoàng thành hoàng đế của các  hoàng đế nằm dưới quyền kiểm soát của Giáo Hội La Mã, đặc biệt là vào thời Trung Cổ, quyền lực của Giáo Hội bao trùm toàn bộ Tây và Nam Âu bao gồm luôn cả các vùng ven biển Đia Trung Hải. Rồi từ đầu thế kỷ 16 cho đến cuối đầu thập niên 1960, quyền lực của Giáo Hội lan tỏa ra tất cả các thuộc địa của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp ở khắp các lục địa Phi, Mỹ và Á Châu. Nói về quyền lực chính trị của Tòa Thánh Vatican hay Giáo Hội La Mã,  học giả Phan Đình Diệm ghi nhận trong bản Kiến Nghị 5 Về Đông (công bố vào Ngày Lễ Chư Thánh 1998 tại Houston, Texas) với nguyên văn như sau:

“Hàng trăm Giáo Hoàng mặc long bào hoàng đế, đội vương miện ba tầng, cầm gậy, ngồi kiệu 16 người khiêng, lọng hoa tán tía rợp trời, đi giữa rừng gươm giáo sáng ngời, giữa rừng mâu thuẫn lóa mắt. Leo lên tuyệt đỉnh vua trên hết các vua, chúa trên hết các chúa là Thánh Giáo Hoàng Gregory (1073-1085). Ông ban hành tuyên cáo “Dictatus papae” gồm 27 điều có hiệu lực như luật: “Chỉ một mình Giáo Hoàng được dùng huy hiệu hoàng đế. Chỉ một mình Giáo Hoàng mới được đưa bàn chân cho mọi vương tôn phải cúi hôn. Chiếu theo luật, chỉ một mình Giáo Hoàng mới có quyền năng thuyên chuyển Giám Mục. Truyền rằng không có Synod (Hội Nghị Tôn Giáo) nào gọi là CHUNG nếu không có Giáo Hoàng chủ trì. Truyền rằng Giáo Hoàng không hề bị xét xử bới bất cứ ai. Các Giáo Hoàng đắc cử sau một cuộc bầu cử đúng luật đều là thánh…” Giáo Hoàng Boniface VIII (1294-1303) bày mưu thần kế quỷ để cướp ngôi, Giáo Hoàng Celestine V (1294) phải từ nhiệm nhường ngôi cho con người đầy tham vọng thế tục này. Boniface VIII là một trong vài giáo hoàng củng cố quyền lực tinh thần và thế tục mạnh bạo nhất. Ông ban hành  sắc lệnh “Unam Sanctam” (Giáo Hội duy nhất thánh thiện) phán rằng “về tính duy nhất và độc nhất này, Giáo Hội chỉ có một thân thể và một đầu – không có hai đầu như quái vật – là Đức Ki-tô, đại diện cho Đức Ki-tô là Phêrô, và các đấng kế vị Phêrô… Truyền rằng, trong giáo hội này và trong quyền lực của Giáo Hội, có hai thanh gươm, một cho giáo quyền và một cho thế quyền.” Ông mặc áo long bào Hoàng Đế và phán rằng: “Ta giống Hoàng Đế nhiều hơn là  Giáo Hoàng “ (as much an emperor as a pope). Tóm lại, có nhiều đoạn lịch sử giáo triều Roma, nó na ná như Kinh Xuân Thu của Cụ Khổng, na ná như vài đoạn trong Sử Ký của Tư Mã Thiên. Còn về nạn quần hồng má đào thao túng quyền lực Giáo Hội trong cung điện Giáo Hoàng vào cuối thế kỷ IX sang đầu thế kỷ X thì giống y hệt chuyện Đông Châu Liệt Quốc. Trong 16 thế kỷ Giáo Hội Triều Đình, có tất cả 16 Giáo Hoàng trên ngai vàng bị giết chết, không kể Đức Giáo Hoàng John Paul I (1978) giữa thế kỷ XX này. Trung bình mỗi thế kỷ một Giáo Hoàng mất mạng vì quyền lực của ngai vàng.” Phan Đình Diệm, “Kiến Nghị Về Đông,”(trang 5). www.kitohoc.com  Ngày 19/9/1999. (Xin xem thêm Mục II, Phần I trong bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.)

2.- Giáo Hội La Mã trở thành một thế lực giầu có nhất thế giới.-  Nói về sự giầu có của Giáo Hội La Mã, sách Living World  History cho chúng ta biết sơ qua về khối tài sản khổng lồ của Giáo Hội và một vài phương cách mà Giáo Hội sử dụng để  bóc lột nhân dân. Dưới đây là bản văn sử này:

"Giáo Hội đã trở nên vô cùng giầu có. Lợi tức hàng năm của Giáo Hội còn nhiều hơn cả lợi tức của tất cả các nhà cầm quyền thế tục (Âu Châu) gom lại. Giáo Hội thường xuyên tiếp nhận nhũng khối tài sản lớn lao về đất đai (của các thế lực chính trị hay của các nhà giầu có dâng cúng - NMQ). Ngoài ra, Giáo Hội còn thu thuế 10 phần trăm lợi tức của mỗi người dân bắt buộc phải đóng cho Giáo Hội."  Nguyên văn: "The Church had also grown immensely wealthy, its income exceeding that of all the important lay rulers put together. It was constant recipient of large gifts of land in addition to the tithe, or tenth part of income, that each member was required to pay to the Church.")  Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (New York: Glenview, Illinois, 1974), p. 148.

Sử gia Helen Ellerbe ghi lại sự giầu có cùng những mánh mung làm tiền vô cùng bỉ ổi và hết sưc đê tiện của Giáo Hội La Mã với nguyên văn như sau:

Trong thời Trung Cổ, Giáo Hội tích lũy tài sản một cách quá đáng. Giáo Hội chiếm hữu những tài sản của những người chết không có người thừa kế và được miễn thuế. Vì thế mà khối tài sản về  ruộng đất của Giáo Hội lên tới ¼ hay 1/3 của toàn thể ruộng đất ở Tây Âu. Thêm vào những khoản tài sản này, các ông giám mục còn là  những lãnh chúa ruộng đất trong vùng quản nhiệm giống như các ông công tước hay nam tước và cũng thi hành nghĩa vụ cung cấp binh lính vào khi bọn vua chúa địa phương cần đến. Giáo Hội làm tiền bằng cách thu nhận những khoản tiền do các nhà cầm quyền trong đế quốc đóng góp, bằng cách tịch thu tài sản theo những phán quyết của tòa án, bằng cách bán giấy xá tội cho tín đồ, bằng cách bán những chức vụ trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội, và nhiều khi Giáo Hội dùng cả bạo lực để chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân dưới quyền.”   Nguyên văn: “The Church amassed inordinate wealth during the Dark Ages. Patrimonial properties, the church held lands that there were free and clear of taxes or military obligation to the king, made up between one-quarter and one third of western Europe. In addition to the patrimony, bishops often held  territories in feudal tenure, obliging them like any count or baron to provide the king with soldiers when called. The Church made money by collecting revenues from imperial rulers, by confiscating as a result of court judgment, by selling remission of sins (called “indulgences”), by selling ecclesiastical offices (called “simony”), and sometimes by simply taking land by forces.”) Helen Ellerbe, The Dark Side Of Christian History (Windermere, FL: Morningstar and Lark, 1995), pp. 51 

Bản Tuyên Cáo 6 của Học Hội Đức Giêsu Kitô Phục Sinh được công bố ngày 15/-6/1999, trong đó  có một đoạn viết như sau:

"Vào thế kỷ 15 và 16, không kể đất đai cát cứ, chỉ nguyên bất động sản thuộc loại kiến trúc của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu và Địa Trung Hải, nếu đặt gần nhau, chiều dài bằng (hay)  dài hơn "Vạn Lý Trường Thành" của nhà Tần bên Trung Quốc, nhưng bề dầy thì dầy hơn kiến trúc của nhà Tần gấp nhiều lần. Nông nô hay tá điền, lao nô hay công nhân phục vụ cho Giáo Hội có thời, có nơi lên đến 1/3 dân số đất nước của các vua chúa thời phong kiến. Ngoài ra, Giáo Hội còn thiết lập một hệ thống thuế vụ riêng, một hệ thống pháp đình riêng, cả hai độc lập, ngoài quyền kiểm soát của các ông hoàng đế và các ông vua. Khối lượng "mammom" (tài sản) của Giáo Hội là khối tài sản thủ đắc khổng lồ, vô địch thiên hạ cổ kim. Một Giáo Hội "kinh bang tế thế" thành công vẻ vang huy hoàng như thế, người ta không thể nói đến dân chủ.” Phan Đình Diệm. “Tuyên Cáo 6 Ngày 15/6/1999.” Pddiem@hotmail. Ngày 19/9/2000.

Trong bức tâm thư của Học Hội Đức Giêsu Kitô Phục Sinh gửi các linh mục Việt Nam vào tháng 5/1999, trong đó có một đoạn nói rõ những khối tài sản khổng lồ mà Giáo Hội đã cướp đoạt được tại một số quốc gia Âu Châu. Nguyên văn đoạn này như sau:

Giáo Hội tự định nghĩa mình là “Một Mầu Nhiệm”,  tự gọi mình là “Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Người”...Nhưng tài sản của Giáo Hội trước thời cải cách Luther – Erasmus, tại Đức là 1/5 cả nước, tại Pháp là 1/7 cả nước, tại Tây Ban Nha là 1/6 cả nước, tại Ý là 1/4 cả nước... Đó  là quyền lực của mammon (mamona) mà Đức Giêsu Kitô giảng dạy trong Tin Mừng: “Người là tôi  tớ cho mamon (của cải) vào nước Trời khó hơn lạc đà chui qua lỗ chôn kim”, thế mà “hiền thê của Đức Kitô” liên tiếp trong mười mấy thế kỷ giầu nhất thiên hạ Đông Tây.”  Phan Đình Diệm. “Tâm Thư Chia Sẻ Cảm Nghiệm Với Linh Mục Trong và Ngoài Nước Việt Nam.” tanvien@kitohoc.com Ngày 19/9/2000.

3.- Giáo Hoàng và tu sĩ Da-tô hủ hóa sống đời phóng đãng loạn luân, dâm loàn.- Quyền hành  sinh ra tội ác và giầu có sinh ra hủ hóa. Đây là quy luật lịch sử và cũng là quy luật về tâm lý và xã hội. Dù tự phong là những người mang chức thánh với những danh xưng tốt đẹp như là đức thánh cha, đức hồng y, đức tổng giám mục, đức giám mục và linh mục, thì các ngài cũng vẫn là con người bằng xương bằng thịt với đủ tất cả thất tình lục và dục, tất nhiên là các ngài cũng không thoát ra khỏi cái quy luật lịch sử và xã hội trên đây. Cũng vì thế mà trong thực tế, các ngài đã gây nên hàng chục rặng núi tội ác trùng trùng như hàng chục rặng Hy Ma Lạp Sơn. Tất cả những rặng núi tội ác này của các ngài nói riêng, và của  Giáo Hội nói chung đều được sách sử ghi lại đầy đủ và  rõ ràng của từng mỗi chuyện, trong đó có cả những chuyện của các ông giáo hoàng và các vị chức sắc cao cấp trong  giáo triều Vatican sống đời phóng đãng, lọan luân, dâm loàn hết sức là kinh khủng với tất cả những gì tinh vi nhất và hết sức siêu việt. Sách Babylon Mystery Religion dành hẳn Chương 12 với tựa đề là Papal Immorality trong đó tác giả kể ra  những màn kịch của hơn 20  giáo hoàng ("Đức Thánh Cha") đại diện Chúa Kitô "ăn no rửng mỡ", rồi "ấm cật dậm dật phao câu", rồi thanh toán lẫn nhau bằng những thủ đoạn vô cùng kinh khủng mà tác giả cuốn sách này cho là "kinh khủng độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người" (sheer horror has never been duplicated in the annals of human history). Xin mời quý vị theo dõi những sự kiện này qua các tài liệu và sách sử với những đoạn văn nguyên bản như sau:

"Thêm vào những bằng chứng hiển nhiên cho chúng ta thấy rằng nhân cách và đức độ của rất nhiều ông giáo hoàng không xứng đáng đựợc gọi là giáo hoàng. Một số các ông giáo hoàng có những hành động hủ hóa, sa đọa, đê tiện và bỉ ổi đến nỗi ngay cả những người ngoại đạo cũng cảm thấy xấu hổ cho các Ngài. Các ông giáo hoàng thường hay phạm những tội ác như ngoại tình, làm tình một cách bất bình thường với đàn ông,  bán thánh, hiếp dâm, giết người và say sưa tuý lúy. Những người thường cao rao là "Đức Thánh Cha", là "Đại Diện của Chúa Kitô", là "Giám Mục của các ông giám-mục" mà lại mang đầy những tội ác như vậy,  nghe ra thật là rùng mình!  Những ai  đã thấu hiểu lịch sử của chế độ giáo hoàng và Giáo Hội La Mã đều biết rõ ràng là không phải tất cả các ông giáo hoàng đều thánh thiện cả." Nguyên văn: "In addition to the conclusive evidence that has been given, the very character and morals of many of the popes would tend to identify them as successors of pagan priests, rather than representatives of Christ or Peter. Some of the popes were so depraved and base in their actions, even people who professed no religion at all were ashamed of them. Such sins as adultery, sodomy, simony, rape, murder. and drunkenness are among the sins that have committed by popes. To link such sins with men who have claimed to be the "Holy Father", "The Vicar of Christ", and “Bishop of bishops", may sound shocking, but those acquainted with the history of the papacy well know that not all popes were holy men." Ralph Woodrow, Babylon Mystery Religion (Riverside, CA:Ralph Woodrow Evangelistic Association, Inc.  1981), p. 91.

Sách này viết tiếp:

"Giáo Hoàng Sergius III (904-911) sát hại vị tiền nhiệm để nhẩy lên ngôi vị giáo hoàng. Sách sử Giáo Hội La Mã cho biết cuộc đời mang đầy tội ác của ông về chuỵện ông sống công khai với bà Marozia và có  nhiều con ngoại hôn với người đàn bà này. Sử gia Baronius gọi ông là “con qủy râu xanh” và sử gia Gregorovius thì gọi ông là “tên tội đồ khủng bố”... Những năm Giáo Hoàng Sergius III tại vì là những năm  khởi đầu cho thời kỳ “bọn gái điếm lộng hành và tháo túng Tòa Thánh Vatican” (904-963)." Nguyên văn: “Pope Sergius III (904-911) obtained the papal office by murder. The annals of the church of Rome tell about his life of open sin with Marozia who bore him several illegitimate children. He was described by Baronius as a "monster" and by Gregorovius as a "terrorizing criminal." ....The reign of Pope Sergius III began the period knơwn as  "the rule of the harlots" (904-963)." Ralph Woodrow.. Ibid., pp. 91-92

"Giáo Hoàng John X (914-928)  nguyên thủy được đưa tới nhận chức Tổng Giám Mục ở Ravanna, nhưng bà Theodora ra lệnh đưa ông trở về kinh thành Rome để rồi đưa lên làm giáo hoàng. Theo Giám-mục Liutprand địa phận Cremona, người viết lịch sử về thời 50 năm sau đó thì “Bà Theodora ủng hộ việc đưa John lên làm giáo Hoàng là để dễ dàng sống công khai với ông.” Sau đó, ông bị bà Marozia ám sát chết để đưa Leo VI (928-929)  thay thế.  Leo VI cũng chỉ ở ngôi có mấy tháng (From May to December 928) rồi cũng bị bà Marozia ám sát chết  sau khi bà ta khám phá ra ông giáo hoàng này yêu một người đàn bà khác." Nguyên văn: “John X (914-928) originally had been sent to Ravanna as an archbishop. Theodora had him returned to Rome and appointed to the papal office. According to Bishop Liutprand of Cremona who wrote a history about fifty years after this time, "Theodora supported John's election in order to cover more easily her illicit relations with him." His reign came to a sudden end when Marozia smothered him to death! She wanted him out of the way so Leo VI (928-929) could become pope. His reign was a short one, however, for he was assassinated by Marozia when she learned he had "given his heart to a more degraded woman than herself!”  Ralph Woodrow., Ibid., p. 92.

Sách Gia Tô Thực Dân Sử Liệu (The Documented History of Catholic Colonialism) cho biết có rất nhiều giáo hoàng có những thành tích bất nhân, bất nghĩa, sống đời hoàng đàng, phóng đãng, vô luân, loạn luân, dâm loàn. Sách này viết:

"Giáo Hoàng Felix III (483-492)  trong thời gian là giáo hoàng có tới 3 người con (3 người con này đều chết cả…)" "Giáo Hoàng Adrian II (867-872) sống chung với vợ và con gái ở điện Lateran." "Giáo Hoàng Sergius III (904-911) vốn là một giám-mục có người vợ, tên là Mazouzia và đã có một người con trai với bà này. Tới năm 904, khi lên ngôi Giáo Hoàng, ông ta mới lấy hiệu là Sergius III. Nhờ  sẵn có thế lực của cha mẹ, mấy chục năm sau, người con trai này trở thành Giáo Hoàng John XI (931-936)". "Giáo Hoàng John XII (955-963) đã từng loạn luân với em gái và bị chết vào ngày 14-5-964 khi đang … với một cô nhân tình..." "Giáo Hoàng Leo VIII (963-964)  chết đột ngột vì bị máu xâm trong lúc đang phạm tội thông dâm." "Giáo Hoàng Benedict IX (1032-1044) lên ngôi lúc 12 tuổi, đã từng giết người, thông dâm ngay giữa ban ngày, cướp bóc tiền bạc của những người hành hương  mộ thánh tử đạo… bị dân La Mã tống xuất khỏi La Mã…" "Giáo Hoàng Pius II (1458-1464) có hai người con hoang, từng công khai nói chuyện về các phương pháp dụ dỗ đàn bà." "Giáo Hoàng Sixtus IV (1471-1484) loạn luân với bà chị ruột và có một người con trai với bà này..." "Giáo Hoàng Innocent VIII (1484-1492) có tới bẩy hay tám người con trai với nhiều bà khác nhau. Nhiều vợ và nhiều con quá, ông phải tìm cách tăng thêm 26 chức vụ thư ký trong giáo triều để bán với giá mỗi chức là 62,400 đồng duca." "Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503) tên thật là Borgia, một con quỷ đã công khai loạn luân với hai người em gái và loạn luân luôn với cả con gái ruột tên là Lucretia (that monster who lived in public incest with his two sisters and his own daughter from whom he got a child). Đặc biệt hơn nữa,  ngày 31-10-1501, ông cho tổ chức một bữa tiệc cực kỳ dâm loạn ở ngay trong điện Vatican với  50 cô gái trẻ đẹp khiêu vũ  khỏa  thân để mua vui cho thực khách. Và người đàn ông nào làm tình nhiều lần nhất sẽ được thưởng." (Chu Văn Trình, Gia Tô Thực Dấn Sử Liệu - Tập 1, (Mt. Dora, Fl: Ban Tu Thư Tự Lực, 1990), trang 103-159.

Độc đáo hơn nữa là Giáo Hoàng John XII (955-963) và Giáo Hoàng Sixtus IV (1471-1484), làm tiền theo kiểu “tú Bà” nhưng còn siêu hơn cả "Tú Bà" vì rằng hai ông giáo hoàng này đều có Chúa Cha Jehovah, Chúa Con Jesus “toàn năng, toàn thiện ở khắp mọi nơi" và Chúa Mẹ là  Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp luôn luôn “ban ơn" và giúp đỡ. Chuyện này được sách Vicars of Christ  ghi lại với nguyên văn như sau:

"Ở Avignon, Giáo Hoàng John XXII  tham lam cho phép các tu sĩ được giữ tình nhân với điều kiện phải đóng thuế. Ngay cả các ông tu sĩ trong trắng (không có tình nhân - NMQ) cũng phải đóng thuế trong trường hợp họ ngả vào trong vòng tay của một người đàn bà." Nguyên văn:"In Avignon, the avaracious John XXII allowed priests to keep their mistresses on payment of a tax. Even the few chaste priests had to pay up just in case they, too, fell into the arms of  a woman."  Peter de Rosa, Vicars of Christ (Dublin, Ireland: Poolebeg Press Ltd, 2000), p. 410.

Kinh tởm hơn nữa, Giáo Hoàng Sixtus IV (1471-1484) vừa loạn luân với chị hay em gái, vừa cho phép "mở nhà chứa" để thu thuế.

"Giáo Hoàng Sixtus IV (1471-1484) can tội loạn luân (incest) ăn ở với chị (em) gái sinh ra đứa con trai tên là Pietro Riario và cũng là giáo hoàng đầu tiên cấp giấy hành nghề mở "nhà chứa" (nhà thổ)) tại Kinh Thành La Mã. Nhờ vậy mà  mỗi năm, ông thu hoạch được 30 ngàn tiền ducats. Ông cũng thâu hoạch được những khoản tiền khá lớn bằng cách đánh thuế các tu sĩ nào muốn công khai sống với tình nhân (bạn gái). Tệ hơn nữa,  ông còn làm tiền bằng cách bán giấy phép  cho các ông nhà giầu được quyền "an ủi" các bà có chồng xa nhà, v.v..." Nguyên văn: "Sixtus ' favourite was Pietro Riario, whom the historian Theodor Griesinger believed was his son by his own sister.... Sixtus was the first pope to license the brothels of Rome; they brought him in thirty thousand ducats a year. He also gained considerably from a tax imposed on priests who kept a mistress. Another source of income was granting privileges to rich men "to enable them to solace certain matrons in the absence of their husbands.”Peter de Rosa. Ibid., p.101.

Ai cũng biết rằng tình yêu lứa đôi trai gái khi thăng hoa thì trở thành tình yêu vợ chồng và tình yêu gia đình. Đây là thứ tình yêu tự nhiên, vô cùng thiêng liêng và hết sức cao quý. Nó tự nhiên là vì nó bẩm sinh và tất cả mọi sinh linh khi đến  "tuổi  dậy thì"  (puberty) đều tự nhiên phát sinh ra nhu cầu cần phải có này. Rồi từ đó trở đi, nó gần như trở thành một thứ nhu cầu căn bản (basic need) cần phải có cho cuộc sống của tâm hồn, cho nhu cầu tâm lý và sinh lý. Nó thiêng liêng và cao quý vì rằng ai cũng muốn có nó và khao khát có nó. Khi đã có nó thì người ta hết lòng trân quý, sẵn sàng liều chết để bảo vệ nó và bảo vệ cho người mình yêu. Bất kỳ người lương thiện và bình thường nào đến tuổi yêu đương cũng đều có cái khát khao ao ước như vậy. Nếu vì một lý do nào đó mà cái tình yêu thiêng liêng cao quý bẩm sinh này mất đi thì người đó trở thành một hạng người "bất bình thường". Ở một mức độ nào đó, đã có nhiều trường hợp những hạng người "bất bình thường" này không còn là con người nữa, mà đã biến thành hàng súc sinh như trường hợp các giáo hòang John XII (955-963), John XXIII (1410-1415),  Sixtus IV (1471-1484), Alexander VI (1492-1503), v.v.... (Còn nhiều nữa và nhiều lắm. Xin xem thêm trong  Mục V., Phần I, bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tộ Ác Của Giáo Hội La Mã.)

4.- Thanh toán lẫn nhau để độc chiếm quyền lực.- Từ ngàn xưa,  trong xã hội loài người, bất kỳ trong phạm vi họat động nào, hễ có quyền lực là có tranh chấp, rồi đi đến chỗ thanh toán và tàn sát lẫn nhau để chiếm giữ quyền lực, và quyền lực càng lớn thì tình trạng tranh chấp, thanh toán và tan sát lẫn nhâu càng khốc liệt và càng đẫm máu. Người Trung Hoa có kinh nghiệm này sớm nhất và nhiều nhất cho nên  các nhà hiền triết của quốc gia này đã ghi nhận tình trạng này bằng một bài thơ dưới đây:

Nhất đăng cửu ngũ,

Lục thân tình tuyệt

Phụ tử phản mục

Thủ túc tương tàn,

Thiên lương bất tại.

Giáo Hội La Mã là một trung tâm quyền lực nắm trọn cả thần quyền lẫn thế quyền, quyền hành bao trùm cả miền Tây và Nam Âu, lan tỏa sang các vùng ven biển Địa Trung Hải thuộc địa; rồi từ đầu thế kỷ 16 cho đến giữa thế kỷ 20, quyền lực của Giáo Hội lại bao trùm lên toàn thể các thuộc địa của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp ở các Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á. Với quyền lực lớn lao như vậy, tất nhiên là vấn đề thanh  toán và tàn sát lẫn nhau để giành giật quyền lực lại càng ghê gớm, càng khốc liệt và càng kinh khủng. Tình trạng này đã xẩy ra ngay từ thế kỷ thứ tư và cho đến ngày nay vẫn còn tiếp diễn. Tất cả những chuyện  tranh chấp thanh tóan lẫn nhau để giành giật quyền lực rồi tàn sát phe chiến bại để trả thù một cách cực kỳ dã man. Tất cả những thực trạng này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Phần dưới đây, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày một số trường hợp điển hình về những tội ác này để độc giả có ý niệm rõ ràng về đời sống và cung cách hành xử cực kỳ kinh tởm của các “Đức Thánh Cha” (giáo hoàng) và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican (cơ quan đầu não của Giáo Hội La Mã) mà học giả Henri Guillemen gọi là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” (Malheureuse Église). Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi (Ga rden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 92.

Từ khi Đế Quốc La Mã sụp đổ vào năm 476, Giáo Hội càng ngày càng thâu tóm được nhiều quyền lực vào trong tay và càng trở nên giầu có. Càng thâu tóm được nhiều quyền lực và tiền của vào trong tay thì tình trạng chia bè lập đảng đánh phá và tàn sát lẫn nhau để tranh giành quyền lực càng trở nên khốc liệt. Muốn biết rõ tình trạng này như thế nào, chúng ta chỉ cần nhìn vào danh sách các giáo hoàng trong cuốn Vicars of Christ của Giáo-sĩ Peter de Rosa (New York, Crown Publishers, Inc., 1988), rồi đếm xem có bao nhiêu ông ngụy giáo hoàng (antipopes) để suy nghiệm ra là có bấy nhiêu lần các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican chia bè lập đảng tàn sát thanh toán lẫn nhau để giành chiếm ngôi vị giáo hoàng. Theo tài liệu này, người viết tính ra có tới 37 ông ngụy giáo hoàng, tức là có tới 37 lần  các ông mang chức thánh cao cấp nhất trong Giáo Hội chia thành hai hay ba phe đảng, mỗi phe, chiếm cứ một vùng xưng hùng xưng bá, thành lập giáo triều riêng, tự xưng là chính thống, gọi đối phương là ngụy,  rồi  phát động những chiến dịch tấn công "diệt tận gốc, trốc tận rễ " các phe thù địch và những thành phần đối kháng, còn ghê gớm và kinh khủng hơn cả tình trạng nước Trung Hoa trong thời Xuân Thu (722-481 TCN), thời Chiến Quốc (403-221 TCN), thời Tam Quốc (220-280), và nước Việt Nam ta vào thời Thập Nhị Sứ Quân trong thế kỷ X, thời Nam Triều - Bắc Triều (1533-1592), thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh (1627-1775), và  trong những năm 1954-1975.

Ngoài 37 lần chia phe chia phái rồi tàn sát tiêu diệt lẫn nhau như vậy, lại còn có rất nhiều vụ các vị chức sắc cao cấp trong giới lãnh đạo của Giáo Hội ngấm ngầm thanh toán và tàn sát lẫn nhau  hết sức dã man để tranh thắng và chiếm giữ ngôi vị giáo hoàng. Tát cả những sự kiện này đều được sách Vicars of Christ ghi lại với nguyên văn như sau:

"Sự thù nghịch  bộc phát thành những cuộc chiến tiêu diệt lẫn  nhau thường xẩy ra vào khi có giáo hoàng qua đời. Thi dụ, khi (Giáo Hoàng) Liberius (352-366) chết vào năm 366, giáo triều chia làm hai phe, mỗi phe  chọn một người của phe mình lên kế vị.  Ursinus  là giáo hoàng của một phe và Damasus là giáo hoàng của phe khác. Sau khi đánh nhau ở ngoài đường phố, phe Ursinus yếu thế, chạy vào trong nhà thờ St Mary Major (thường gọi là Thánh Đường Đức Bà  Bạch Tuyết) rồi đóng cửa lại tử thủ. Phe Damasus tiến tới, trèo lên nóc nhà thờ đục lỗ, rồi dùng ngói và đá liệng xuống tấn công phe Ursinus. Đồng thời, một toán khác của phe Damasus tấn công vào trong qua cửa chính. Khi lọt được vào trong, hai bên ra sức chém giết lẫn nhau liên tiếp trong ba ngày. Cuối cùng, có tới 137 xác chết khiêng ra ngoài. Tất cả xác chết này đều là người của phe Ursinus. Ursinus bị bắt cho đi sống lưu vong, nhưng tội ác ở trong thánh đường Mary Major là  vết nhơ trong thời Giáo Hoàng Damasus mãi mãi vẫn còn ghi trong sách sử." Nguyên văn: “Bitter rivalries often showed themselves on the death of a pope. For example, when Liberius (352-366) died in 366, two factions elected a successor. Ursinus was one pope. Damasus  was the other. After a lot of street fighting, Ursinus ‘ followers locked themselves in the recently completed basilica of St Mary Major, known as “Our Lady of Snow”. Damasus’ supporters climbed on the roof, made a hole in it and bombarded the occupants with tiles and stones. Others meanwhile were attacking the main door. When this caved in, a bloody fight ensued for three days. At the end of it, 137 bodies were carried out, all of them followers of Ursinus. Ursinus was sent into exile by the emperor’s representative, but the crime in Mary Major was a permanent blot on Damasus’ copybook.” Peter de Rosa, Vicars of Christ  (New York: Crown Publishers, Inc., 1988), p. 38.

Thảm trạng chia bè lập đảng rồi thanh toán và tàn sát lẫn nhau để tranh giành quyền lực trong giáo triều Vatican cũng được sử gia Helen Ellerbe ghi lại trong cuốn The Dark Side Of Christian History với nguyên văn như sau:

Tiền bạc và thế lực giữ một vai trò quan trọng trong việc leo lên nấc thang quyền lực trong Giáo Hội La Mã và tạo nên cái bản chất nhơ nhớp của Giáo Hội trong thời Trung Cổ. Ít nhất là có tới 40 (bốn mươi) người đã dùng thế lực và tiền bạc lo lót để leo lên chức vụ giáo hoàng. Khi mà ngôi vị giáo hoàng đổi chủ quá nhiều lần như vậy thì tất nhiên có rất nhiều nguồn tin nói về tội ác và những cảnh tượng sát hại lẫn nhau để tranh giành quyền lực trong những lần ngôi vị gíao hoàng đổi chủ như vậy. Trong một thời gian khoảng một trăm năm,  có tới hơn 40 người lên nắm giữ chức vị giáo hoàng. Trong thời gian 12 năm từ 891 đến 903, có không dưới mười người  nhẩy lên ngôi giáo hoàng.”  Nguyên văn: “Money and power played a critical role in man ’s ascent to through the Church hierarchy and contributed to the disreputable nature of the medieval Church. At least forty different Popes are known to have bought their way into the papacy. Allegations of murder and crime within the Church abounded as the papacy so frequently changed hands. In a particular one hundred year period, more than forty Popes came to office. In the twelve years period from from 891 to 903 alone no less than ten different Popes held power.” Helen Ellerbe, The Dark Side Of Christian History (Windermere, FL: Morningstar and Lark, 1995), p. 50-51

Vì tình trạng thanh toán và tàn sát lẫn nhau quá phổ quát và hết sức mãnh liệt, cho nên mỗi lẫn có cuộc họp là xác người la liệt, nhiều quá đến nỗi họ không có đủ nhân lực và  thì giờ để chôn cất. Xác người chết trở thành xình thối, gây nguy hại cho môi sinh. Để giải quyết vấn đề này, họ thỏa thuận với nhau là chọn những địa điểm cuộc họp gần sông hay hồ lớn để sau khi tàn sát lẫn nhau thì sẽ liệng xác những kẻ bị thanh toán vào trong lòng nước. Đọan văn sử dưới đây trích ra từ sách Vicars of Christ cho chúng ta thấy rõ sự kiện này và cũng cho chúng ta thấy rõ cuộc sống hoang đàng, bê bối, thối tha của giai cấp tu sĩ được mệnh danh là những người mang chức thánh của Giáo Hội La Mã:

Khi có cuộc họp của một số đông các tu sĩ của Giáo Hội La Mã thì địa điểm nhóm họp phải là nơi  gần sông hay hồ lớn để liệng xác người (bị thanh toán) xuống đó. Hồ Constance đã tiếp nhận tới hơn năm trăm xác người (bị thanh toán); Con sông Rhine cũng là nơi tàng chứa rất nhiều bí mật. Một điều kiện khác nữa là nơi các Ngài hội họp phải đủ rộng rãi có thể chứa được một số lớn gái điếm để phục vụ cho nhu cầu sinh lý của các Ngài mang chức thánh của Giáo Hội. Việc làm này còn khẩn cấp hơn là vấn đề quân sự và giá tiền lại rẻ hơn. Vào lúc cao độ của Hội Đồng,  có tới hơn một ngàn hai trăm gái điếm ở tại Constance (nơi Hội Đồng nhóm họp) làm việc cả ngày lẫn đêm để phục vụ cho nhu cầu sinh lý của các Ngài." Nguyên văn: When the clergy met in large number, it was always wise to choose a town near water – lake or river – for disposing of the bodies. Lake Constance received over five hundred while the Council was in session; the Rhine, too, hid many secrets. Another requirement was that the meeting place had to be large enough to accommodate the vast number of prostitutes who found the clergy required their services more urgently than the military and paid keener prices. At the height of the Council, there were to be  over twelve hundred whores in Constance working round the clock." Peter de Rosa, Vicars of Christ  (New York: Crown Publishers, Inc., 1988), p. 94.

"Họ băng qua con sông Tiber, con sông mà trong nhiều thế kỷ đã được sử dụng vừa làm cống rãnh tiêu thụ rác rưởi của Kinh Thành Rome vừa làm  mồ chôn người không chính thức. Có lẽ, ngoài Trung Hoa ra, Tiber là con sông có nhiều xác  người nhất bị nhận chìm trong  một ngày. Sáng hôm nay, dòng sông này lờ đờ mang mầu xám giống như màu áo của một giáo sĩ Franciscan."  Nguyên văn: "They cross the Tiber, which for centuries served the city as both sewer and unofficial cemetery. Probably Tiber has claimed more lives than any river outside China; thousands have drowned their in a day. This morning, it is sluggish and brown as the habit of a Franciscan." Peter de Rosa, Ibid., p. 11.

Đã có nhiều người đặt ra vấn đề là một thế lực tôn giáo thường cao rao là đạo “Cứu Rỗi”, đạo của bác ái và tình thương với những danh xưng tốt đẹp “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” và là “Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Người”, với các ngài chủ chiên được giáo dân tôn  vinh là “Đức Thánh Cha”, “Đức Hồng Y”, “Đức Giám Mục” “Đức Cha” và “Cha”, được coi là  “đại diện cho Chúa toàn năng, toàn thiên,…” ở trên trái đất này, mà  TẠI SAO các Ngài lại có quá nhiều ác tính tàn ngược ghê tởm như vậy?

Để tìm ra lời giải thích hợp lý nhất cho thắc mắc trên đây, các nhà viết sử đều cho rằng sở dĩ có tình trạng như vậy là  vì hầu hết những giáo dân dấn thân vào học nghề đi tu làm linh mục (rồi dần dần trở thành giám mục, tổng giám mục, hồng y và cuối cùng thành giáo hoàng) đều là những người tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực cả. Sự kiện giáo dân vì tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực mà dấn thân vào học nghề làm linh mục  được nhà văn Da-tô J. Ngoc nói rõ ràng trong cuốn Cõi Phúc và Giây Oan (Tập Một) với nguyên văn như sau:

"vì với tôi , ý nghĩ đi tu chỉ  vấn vương qua những hình ảnh vật chất và uy quyền hàng ngày. Tôi đã so sánh và nhìn sự cả nể của các linh mục, sự tôn kính từ giáo dân, nhất là với tôi, các linh mục, tu sĩ  đã như những tuyệt đối nhất của bất kỳ phương diện nào. Giáo dân tùng phục, giáo dân khiếp sợ, giáo dân cầu lụy và muôn ngàn hình ảnh khác." J. Ngọc, Cõi Phúc Và Giây Oan - Tập Một (Houston, TX: Văn Hóa, 1995), tr. 10

Kinh nghiệm lịch sử cũng như kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày cho chúng ta thấy rằng tất cả những người có máu tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực đều là những hạng người mang nặng những ác tính xấu xa ghê tởm như đội trên, đạp dưới, đố kị, tị hiềm, kèn cựa và ganh ghét với những người có tài năng hoặc địa vị ngang hàng hay cao hơn mình, đặc biệt nhất là ác tính phản trắc. Một phần những ác tính này của các ngài “mang chức thánh” của Giáo Hội La Mã được nhà trí thức Da-tô Nguyễn Văn Trung, nguyên giáo sư giảng dạy môn triết tại trường Đại Học Văn Khoa Sàigòn trong nhiều năm trước ngày 30/4/1975 ghi nhận trong bài viết “Một Số Tình Hình Đặc Biệt Của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam” với nguyên văn như sau:

“Điểm lại tình hình của Giáo Hội Việt Nam, có “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Thực vậy, chuyện giáo dân bị coi như cỏ rác thường ngày ở huyện. Chuyện đau lòng hơn cả là chuyện các chủ chăn chơi nhau thay vì chơi với nhau càng ngày càng phơi trần ra. Sự sa đoạ trong Giáo Hội ngày càng tăng thêm….

Người giáo dân chỉ có quyền vâng lời, đóng góp và hầu hạ các Đấng, các bậc trong Hội Thánh. Ai vâng lời dưới 100% có thể bị coi là rối đạo và bị loại trừ dưới mọi hình thức, nhất là không vâng lời về chuyện chính trị và tiền bạc, thì xem như lúa đời, phạm tội cực trọng, đáng sa hoả ngục đời đời chẳng cùng  Amen….

Thượng Bất Chính  Hạ Tắc Lọan: Ai có dịp gần gũi các Giám-mục Việt Nam đều có chung nhận xét rằng về mặt cá nhân, các ngài có vẻ đạo mạo, cởi mở, dễ mến, trừ một ít vị tỏ ra cao ngạo, khép kín, quan liêu. Nhưng trong lề lối làm việc của các giám mục thường rất độc tài, độc đoán. Trong đối xử thường tỏ ra kỳ thị, ban phát ân huệ, coi thường bề dưới, ganh tị và kèn cựa với đồng liêu để lập công với Tòa Thánh. Những điểm nổi bật nhất là tiền hậu bất nhất, việc làm không đi đôi với lời rao giảng, trọng ngoại khinh nội, tham phú phụ bần, vô cùng sợ hãi Tòa Thánh, đến nỗi có những linh mục nói rằng “Tòa Thánh đảnh rắm cũng khen thơm", và tuân giữ tín điều chống Cộng đến cùng vì Cộng Sản Việt Nam không chịu làm “cánh tay nối dài” cho các Ngài để trị giáo dân và mở mang nước Chúa.

Quan cách như thế của giám mục Việt Nam là điều dễ hiểu, cần phải thông cảm với các Ngài. Các Ngài được đào tạo để làm quan đạo, làm vua đạo, và chưa bao giờ được đào tạo để phục vụ anh em đồng đạo, đồng bào, mà chỉ được đào tạo để cai trị và để được hầu hạ, ăn trên ngồi trước, kể từ khi bước chân vào chủng viện… Việc đào tạo này xuất phát từ yêu cầu của một tầng lớp xã hội và để phục vụ tầng lớp xã hội ấy.

Mâu Thuẫn Giám Mục Chánh Và Giám Mục Phó: Ngày nay, chuyện các giám mục chơi nhau, không cần phải vạch áo xem lưng, bàn dân thiên hạ đều biết rõ, nhất là giữa các giám mục chánh và phó. Đức Tổng Giám Mục Phillippê Nguyễn Kim Điền chơi Đức Tổng Giám Mục Phó Stêphanô Nguyễn Như Thể ra sao hồ sơ còn đó, buộc Đức Cha Thể phải “từ chức vì sự hiệp nhất trong Giáo Hội” (hiệp nhất hay là hèn nhát)?). Nhiều người biết Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo chơi Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, thậm chí có đơn phụ nữ tố cáo Đức Cha Yến gửi sang Tòa Thánh, và việc Đức Cha Tạo bàn tính với Đức Hồng Y buộc Đức Cha Yến từ chức. Bà con giáo dân Vinh ở miền Nam biết rõ Đức Cha Phêrô Trần Xuân Hạp đã chơi Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên phải ngậm đắng nuốt cay như thế nào. Đức Cha Andrê Nguyễn Văn Nam và Đức Cha Phó G.B. Phạm Minh Mẫn mâu thuẫn với nhau ra sao đã có nhiều giai thoại. Chuyện Đức Cha Alexis Phan Văn Lộc và Đức Cha Phó Phêrô Trần Thanh Chung choảng nhau đã nổi tiếng sang tới tận Tòa Thánh. Đức Cha Phaolô Nguyễn Minh Nhật đối xử với Đức Cha phụ tá Tôma Nguyễn Văn Trâm thua cả giáo dân tay chân thân tín của Đức Cha Nhật làm nhiều linh mục Xuân Lộc phải ngao ngán. Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ trường kỳ khống chế Đức Cha G.B. Bùi Tuần ra sao, xin miễn bàn. Dầu sao Đức Cha Tuần cũng sắp sửa mừng 25 năm Giám-mục phó dưới sự canh chừng cẩn mật của Đức Cha Ngữ, kẻo Đức Cha Tuần lầm đường lạc lối, sa chước cám dỗ làm Tổng Biên Tập cho báo Công Giáo và Dân Tộc.

Chuyện các giám mục chơi nhau có lẽ kể nghìn lẻ một đêm cũng không dứt, nên nhiều linh mục chánh, phó đã noi gương cũng chơi nhau sát ván ra sao, bà con các xứ đạo đều biết, nhất là các chị em Con Đức Mẹ, không dám nêu thêm ở đây nữa, kẻo ô danh sự đạo…. Giêsu, Maria, lạy Chúa tôi, bọn phá đạo nói xấu các Đức Cha! Không đâu! Nói thật đấy. Lời Chúa phán sự thật sẽ giải thoát chúng ta. Các giám mục, linh mục hãy thành thật thương nhau cho giáo dân được nhờ. Hãy làm gương sống theo lời răn dạy của Chúa. Không thương yêu nhau thì yêu thương kẻ thù thế quái nào được? Cứ rao giảng như vậy là láo toét và bịp bợm.” Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa - Tuyển Tập 2 (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr. 115-118 

Chính vì hầu hết các Ngài đều mang sẵn căn bệnh tham lợi, háo danh, thèm khát quyền lực và những ác tính đố kị, tị hiềm, kèn cựa, ganh ghét lẫn nhau và phản trắc, cho nên trong giáo triều Vatican mới thường xẩy ra thảm trạng chia bè lập đảng đánh phá và tàn sát lẫn nhau để tranh giành quyền lực.

5.- Tạo nên những chế độ đạo phiệt và bạo chúa Da-tô độc ác nhất và dã man nhất trong lịch sử nhân loại tại các địa phương để làm tay sai cho Giáo Hội.- Giáo Hội La Mã vốn đã có chủ trương thiết lập chế độ chính trị toàn trị cực kỳ chuyên chính và hết sức phong kiến mà các nhà viết sử gọi là “Monarchical sacerdotal” (quân chủ tăng lữ chuyên chính) hay là “papacy” (chế độ giáo hoàng). Chế độ này còn được gọilà "chế độ đạo phiệt Da-tô” hay “chế độ cha cố”. Cũng nên biết rằng, danh xưng hay tên gọi chỉ là cái áo khoác ở ngoài, chưa hẳn đã nói lên được cái thực trạng của nó. Cũng vì thế mà người Pháp mới có thành ngữ “l’ habit ne fait pas le moine” (Chiếc áo không làm nên nhà tu hành). Chỉ có cái bản chất của nó mới là thực chất hay cốt lõi của vấn đề.

Bản chất của chế độ đạo phiệt Da-tô là cả chính quyền chính quốc tức giáo triều Vatican và các chính quyền đạo phiệt tay sai ở các địa phương đều có chủ trương dùng bạo lực để khủng bố và cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo đạo và phải triệt để thi hành những quái chiêu và độc kế  (như đã trình bày ở trên) của Giáo Hội La Mã. Chủ trường này của Giáo Hội đã tạo ra một con số kỷ lục về con số các chính quyền đạo phiệt và bạo chúa Da-tô tàn ngược nhất trong lịch sử loài người. Trong số 100 tên bạo chúa tàn ngược nhất được nêu đích danh trong cuốn TYRANTS History’s 100 Evil Despots & Dictators của sử gia Nigel Cawthorne (London: Arcturus Publishing Ltd, 2004), chúng ta thấy, ngoại trừ 15 tên bạo chúa trong thời cổ đại (lúc đó Giáo Hội La Mã chưa ra đời), còn lại 85 tên thì trong đó con số bạo chúa Da-tô chiếm tới khoảng 50% hay nhiều hơn. 85 tên bạo chúa tàn ngược này được chia ra làm các thời kỳ như sau:

A.- 26 tên  trong thời Trung Đại, trong đó có tới 12 tên là bạo chúa Da-tô. Trong thời kỳ này, quyền lực của Giáo Hội còn bị giới hạn luẩn quẩn trong miền Tây Âu, Nam Âu và vùng ven biển Địa Trung Hải, cho nên tất các bạo chúa Da-tô đều xuất hiện ở trong các vùng đất này mà thôi. Điểm đặc biệt là vào thời Trung Đại  dân số ở các vùng do Giáo Hội kiểm soát chắc chắn là không tới 1/20 tổng số dân số trên thế giới, ấy thế mà con số bạo chúa Da-tô chiếm tới gần 50% (12/26).

B.- 19 tên bạo chúa trong thời cận đại, trong đó có tới 9 tên là bạo chúa Da-tô. Trong thời kỳ này, tại Âu Châu, các Phong Trào Tranh đấu Đòi Cải Cách Tôn Giáo (The Religious Reformation 1309 - 1648), Thời Đại của Lý Trí (the Age of Reason - 1500-1789), Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ (The Age of Democratic Revolutions - 1603-1815), và Các Phong Trào Phản Đối Xã Hội (Movements of Social Protest 1800-1900) nổi lên chống đối Giáo Hội và chống lại các định chế chính trị chuyến chế. Ảnh hưởng của các phong trào này đã làm cho quyền lực của  Giáo Hội ở  Âu Châu suy giảm đi rất nhỉều, chỉ còn giới hạn ở mấy nước Nam Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý Đại Lợi. Cũng vì thế mà con số bạo chúa Da-tô ở Âu Châu cũng giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, từ đầu thế kỳ 16, quyền lực của Giáo Hội đã bắt đầu theo chân các đoàn quân viễn chinh của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp  sang tới các lục địa Phi Châu, Mỹ Châu và Á Châu. Vì thế mà  trong thời kỳ này có thêm những tên bạo chúa Da-tô xuất hiện ở các lục địa ngoài Âu Châu.

Cũng nên biết là vì chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Cuộc Chiến Cách Mạng Hoa Kỳ (1776-1783), từ đầu thế kỷ 19, nhân dân các nước Mỹ Châu La nổi lên đánh đuổi Liên Minh Đế Quốc Xâm Lăng Tây Ban Nha – Vatican và Bồ Đào Nha – Vatican. Sau nhiều năm quyết tâm chiến đấu để giành lại chủ quần độc lập cho dân tộc của nhân đan Châu Mỹ La tinh, bắt đầu từ thập niên 1820, cả hai đế quốc Tây Ban Nha và Bồ Đài Nha đều phải lần lần cuốn gói ra đi, giống như Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp phải cuốn gói ra đi khỏi Việt Nam vào năm 1954. Thế nhưng, sau khi hai đế quốc này cuốn khỏi Châu Mỹ La –tinh, Giáo Hội La Mã quay ra cấu kết với tân chính quyền tại các quốc gia này bằng cách sử dụng tín đồ địa phương thi hành sách lược “lặn sâu trèo cao” và “lấn chiếm tiếm quyền” để rồi biến các chính quyền của các quốc gia mới giành được độc lập này thành các chính quyền đạo phiệt Da-tô làm tay sai cho Giáo Hội. Chính vì thế mà vào thời kỳ này mới có thêm những tên bạo chúa Da-tô ở Châu Mỹ La Tinh. Đó là các bạo chúa Dr José Gaspar Rodriguez Francia  cai trị nước Paraguay trong những năm 1811-1841, bạo chúa Augustin de Iturbide cai trị nước nước  Mexico  trong hai năm 1822-1823, bạo chúa Juan Manuel de Rosas cai tri nước Argentina trong những năm 1829-1952, bạo chúa Francisco Solano López cầm quyền tại nước Paraguay trong những năm 1862-1870, bạo chúa Antonio Guzmán Blanco ba lần lên nắm chinh quyền cai trị nước Venezuela trong những năm 27/4/1870 – 27/2/1877, 25/2/1879 – 26/4/1884 và 15/9/1886 – 8/8/1887. Vì vậy mà tỉ lệ bạo chúa Da-tô  trên tổng số bạo chúa trên thế giới trong thời kỳ này vẫn ở mức độ giống như thời Trung Đại [múp míp gần 50% (9/19)].

Trong khi đó, suốt trong thế kỷ 19, nhờ việc liên kết với Vatican và được sự tiếp sức tích cực của các nhà truyền giáo và tín đồ Da-tô bản địa, đế quốc Pháp và đế quốc Bỉ đem quân tấn chiếm Đông Dương cùng nhiều nơi khác ở Á Châu và ở Phi Châu làm thuộc địa hay làm tô giới, rồi thiết lập bộ máy đàn áp nhân dân bản địa, xây dựng các cơ sở kinh doanh và  khai thác tài nguyên, lấy nguyên liệu đem về cung ứng cho các nhà máy kỹ nghệ tại chính quốc. Cũng vì thế mà trong thời kỳ này, tại Á Châu và Phi Châu, chưa có một chế độ đạo phiệt Da-tô ra đời (tức là chưa có một bạo chúa Da-tô nào cả), mà chỉ có các đế quốc thực dân xâm lược Âu Châu liên minh với Vatican mà thôi.

C.- 40 tên bạo chúa trong thời hiện đại, trong đó có tới trên 21 tên bạo chúa Da-tô, tức là chiếm tới trên 50%. Cũng nên biết là trong thời kỳ này, quyền lực cúa Giáo Hội La Mã ở Âu Châu l càng suy giảm nhiều hơn nữa,  nhưng lại tăng lên rất nhiều ở các lục địa Phi Châu, Mỹ Châu La Tinh và Á Châu. Sự gia tăng này là do việc Giáo Hội La Mã cấu kết chặt chẽ vào các đế quốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Bỉ trong các cuộc chinh phục các quốc gia này làm thuộc địa. Cũng vì thế mà chúng ta thấy trong danh sách 40 tên bạo chúa ác độc trong thời kỳ này chỉ có 7 tên là ở Âu Châu, còn lại là ở các lục địa ngoài Âu Châu. Bảy tên bạo chúa Âu Châu này là Kaiser Wilhelm II (Đức), Vladimir Ilyich Lenin (Nga), Josef Stalin (Nga), Benito Mussolini (Ý), Adolf Hitler (Đức), Francisco Franco (Tây Ban Nha),  Nicolae Ceausescu (Lỗ Ma Ni). Còn lại tất cả 33 tên bạo chúa khác đều ở Châu Mỹ La Tinh, Phi Châu và Á Châu.

Có một điểm đặc biệt là trong số trên 21 tên bạo chúa Da-tô trong thời kỳ này, riêng về Đông Á có tới 3 tên là Ngô Đình Diệm (Nam Việt Nam), Lý Thừa Vãn (Nam Hàn), Ferdinand Marcos (Phi Luật Tân). Cả 3 tên bạo chúa Á Châu khốn nạn này đều là tín đồ Da-tô cuồng tín, đều được Liên Minh Mỹ - Vatican đưa lên cầm quyền và đều được tín đồ Da-tô người Việt suy tôn là những lãnh tụ anh minh của họ. Ngoài ba tên bạo chúa Da-tô ác độc này ra, còn có tên bạo chúa khác nữa là Tưởng Giới Thạch có vợ (Tống Mỹ Linh) là tín đồ Thiên Chúa Giáo. Tên bạo chúa này cũng được Liên Minh Mỹ - Vatican triệt đê ủng hộ khi còn ở lục địa Trung Hoa và bảo vệ bằng mọi giá với tất cả sức mạnh quân sự của siêu cường Hoa Kỳ, đặc biệt là từ khi trốn ra hải đảo Đài Loan vào tháng 9 năm 1949.

Những tên bạo chúa Da-tô độc ác này đã tiếp tay đắc lực cho Giáo Hội La Mã trong việc thi hành triệt để  những quái chiêu và độc kế Da-tô đã nói ở trên. Vì thế, Giáo Hội mới có thể gây nên những rặng núi tôi ác trùng trùng như hàng chục rặng Hy Mã Lạp Sơn trong gần hai ngàn năm qua. Một phần trong những rặng núi tội ác này là những hành động sát hại trên 250 triệu lương dân vô tội. Sự kiện này được sử gia Lloyd M. Graham ghi lại với nguyên văn như sau:

"Chúng ta đã biết được những gì trong 7 trăm năm này? Ba triệu người  thiệt mạng trong vụ cố gắng chiếm lại một ngôi mồ nằm trong vùng kiểm soát của người Hồi giáo. Mười triệu người bị giết hại do bàn tay của các Tòa Án Dị Giáo Da-tô.  Mười bốn triệu người chết trong các cuộc chiến Da-tô trong thế kỷ thứ 19. Ba mươi triệu người thiệt mạng trong các cuộc chiến giữa các quốc gia theo đạo Kitô với nhau trong hai thập niên đầu của thế kỷ thứ 20. Từ thời Constantine đến nay, chiến tranh và chính sách áp bức của các chế độ đạo phiệt Da-tô đã gây cho hơn 200 triệu nạn nhân bị thiệt mạng. Và chúng ta phải kể thêm 23 triệu  quân nhân của 53 quốc gia và các thuộc địa đã hy sinh trong các cuộc chiến (do Giáo Hội phát động – NMQ ) và ít nhất 28 triệu nạn nhân chết  vì bom, đạn, đói và bệnh tật hay ở trong các trại tập trung.”  [Nguyên văn: “What have we learned in those seven hundred years? “Three million lost their lives in a futile attempt to rescue a tomb from Mussulmans. Ten million were slain during the Inquisition. Fourteen million were slain in Christian wars of the Nineteenth Century. Thirty million lost there lives in wars between Christian nations during the first two decades of the Twentieth Century. Wars, tyranny and oppression of Christian nations since the days of Constantine have caused the death of more than 200,000,000 people”  And now we must add to this “Some 23,000,000 men in uniform from 53 nations, countries and dominions were killed or died; at least 28,000,000 died from bombs or guns, hunger or disease or in the concentration camps.” Lloyd Graham,  Deceptions and Myths of the Bible (Secaucus, N.J: Carol Publishing Group, 1999), p. 463.

Để biết thêm nhiều chi tiết về những hành động dã man tàn sát lương dân của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua, xin chương sách nói về Hủy Diệt Nền Văn Minh Nhân Loại và Những Thành Tích Tàn Sát Lương Dân (của Giáo Hội La Mã) trong Mục III, Phần I bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.

II.- ĐỐI VỚI TÍN ĐỒ DA TÔ

Với những quái chiêu và độc kế Da-tô nói trên, Giáo Hội đã làm cho tín đồ Da-tô trở thành những người mất hết nhân tính.- Thật vây, việc thi hành những quái chiêu và độc kế nói trên không những đã làm cho hầu hết khối tín đồ của Giáo Hội VỐN Dĩ đã là những người mang nặng căn bệnh tham lợi “đi đạo lấy gạo lấy gạo mà ăn”, háo danh và thèm khát quyền lực “theo đạo để tạo danh đời” trở thành những người vừa lưu manh, vừa ngu xuẩn, không còn biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật, chỉ biết suy tư, hành động và phát thanh giống như những phản ứng của con chó trong phòng thí nghiệm của nhà bác học Pavlov. Trong các quốc gia bị áp đặt sống dưới ách thống trị của các chế độ đạo phiệt Da-tô, điều nguy hại cho xã hội là những hạng người vừa lưu manh, vừa ngu dốt, vừa siêu cuồng tín đến độ “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” lại là những người được chính quyền ưu đãi, mua chuộc để làm lực lượng nòng cốt  bảo vệ chế độ và triệt để thi hành sứ mạng “:làm sáng danh Chúa” theo tinh thần Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455). Do yếu tố này mà tình trạng vừa lưu manh, vừa ngu dốt của tín đồ Da-tô càng trở nên vô cùng nguy hiểm cho xã hội, vì rằng chính những bọn người vốn sẵn có bản chất  tàn ngược Da-tô này sẽ trở thanh những hung thần ác quỷ luôn luôn muốn hủy diệt hết tất cả những nếp sống cao đẹp trong đời sống văn hóa cổ truyền của dân tộc, giống như những người đồng đạo của chúng đã từng làm ở Trung Đông và ở miền Nam nước Pháp trong thời Trung Cổ, ở Châu Mỹ La-tinh, ở Phi Luật Tân, ở Phi Châu trong các thế kỷ 16, 17, 18, ở Đông Dương từ giữa thế kỷ 19 cho đến ngày 30/4/1975, ở Croatia trong những năm 1941-1945 và ở Rwanda trong năm 1994. Nguy hiểm hơn nữa là tình trạng vừa lưu manh, vừa ngu dốt, vừa tàn ngược của tín đồ Da-tô này giống như một thứ bệnh dịch hạch làm ô nhiễm môi sinh trong cộng đồng xã hội khiến cho những người thuộc các tôn giáo khác nếu tiếp cận thường xuyên với họ (học chung trong cùng một lớp hay cùng một trường, cùng làm việc chung một sở làm, giao du trong tình bạn hay qua hôn nhân) cũng  thấm nhiễm theo quy luật “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” mà người Pháp thường nói: ““Dis moi qui tu hantes, je te dirai qui tu es” (Nói cho tôi biết anh thường đi lại giao du với người nào, tôi sẽ nói anh là loại người đó.)

Chúng ta biết rằng tất cả những tín đồ Da-tô ngoan đạo của Giáo Hội La Mã đều là những người chỉ biết  sống theo tín lý hay lời dạy trong thánh kinh  Ki-tô, chỉ biết tuyệt đối tuân hành giáo luật, chỉ biết triệt để vâng lời dạy dỗ của Giáo Hội và hành xử theo gương các đấng chủ chiên của họ. Khốn nỗi, những tín lý hay lời dạy trong thánh kinh lại toàn là những chuyện hoang đường vừa nặng tính cách bịp bợm, vừa phi nhân bản, phản khoa học cùng với những chuyện loạn luân dâm loàn. Giáo luật thì nặng tính chuyên đoán nhằm để kìm kẹp, áp bức và bóc lột tín đồ. Các đấng chủ chiên của họ đều là những người bất bình thường, mất quân bình về tâm lý và sinh lý. Tình trạng này đã khiến cho họ hành xử cũng bất bình thường và khiến cho họ sống đời bê bối thối tha, dâm ô trụy lạc, loạn luân dâm loàn. Cha nào con đó, kẻ trên làm gương cho người dưới noi theo. Cũng vì vậy mà đàn con chiên của các ngài đã noi gương các ngài mà sống đời hoang đàng tác oai tác quái đối với những người thuộc các tôn giáo khác và những người lép vế thế cô, gây nên đủ những thứ tội ác. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho  con số bạo chúa Da-tô độc ác chiếm kỷ lục trong lịch sử nhân loại, và khiến cho người dân ở các nước bị cưỡng bách phải sống dưới các chế độ đạo phiệt Da-tô như  các quốc gia Châu Mỹ La-tinh, Phi Luật Tân, miền Nam Việt Nam trong những năm 1945-1975, Công Gô (cựu thuộc địa của Liên Minh Bỉ- Vatican) đều ở trong tình trạng ngu dốt, nghèo đói, chậm tiến, lạc hậu.

Tất cả  là như vậy! Sự thật là như vậy! Ấy thế mà giáo dân lại nhắm mắt tin tưởng vào những tín lý và lời dạy trong thánh kinh, tuyệt đối tuân hành những giáo luật và những lời dạy dỗ của Giáo Hội, triệt để tin tưởng vào Tòa Thánh Vatican và quyết tâm sống theo gương của các đấng chủ chiên của họ để được phỉnh nịnh là  “con chiên ngoan đạo” “sống theo đức tin Ki-tô”. Với tình trạng như vây, tất nhiên là những nét đặc thù cao đẹp này ở trong tim óc của họ đã bị huỷ diệt hoàn toàn. Tình trạng này đã khiến cho họ dễ dàng lao vào hố sâu của tội ác. Có ở trong chăn mới biết chăn biết chăn có rận. Sự kiện này được Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn ghi lại trong tờ  Tận Thế Số 2 ra ngày 15/7/2002 với nguyên văn như sau:

Vì 95% các kẻ mang danh “Kitô hữu”, cách riêng hàng giáo phẩm gồm giáo sĩ và tu sĩ nam nữ, đã và đang sống trong tỗi lỗi ngập đầu, chúng đã bị “vua sự tối tăm” chiếm đoạt, nghĩa là chúng đã bị Chúa Giêsu, vị Thẩm Phán Tối Cao, ném xuống “vực thẳm hỏa ngục” hỏa thiêu.” Joseph Nguyễn Thanh Sơn, Tận Thế số 2, 15/7/2002, (Fountain Valley, CA: TXB, 2002), tr.5.

Những ác tính của các ngài chủ chiên truyền sang giáo dân, rồi giáo dân lại truyền sang những người thuộc các tôn giáo khác ở trong cùng môi sinh với họ như trường học,  tình bạn, tình yêu lứa đôi, hôn nhân, v.v…, và đặc biệt là đối với những thành phần có quyền lợi gắn chặt với chính quyền Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong những năm 1858-1954, hay gắn liền với các chế độ đạo phiệt Da-tô ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.  Thực vậy, quan sát và tìm hiểu những cung cách hành xử của những người này ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 và ở hải ngoại từ mùa hè năm 1975 cho đến nay, chúng ta thấy rằng quái chiêu và độc kế trên đây của Giao Hội La Mã  đã:

1.- Biến con người Việt Nam thực tế,  đầy những tính người, chỉ biết  lo cho con người ở cõi đời này và đối với thế giới thần linh thì “kính nhi viễn chi” thành con nguời bị mê hoặc, rơi vào cõi mộng du, lúc nào cũng mơ màng tới cõi thiên đường qua cái cửa ải Vatican. Sự kiện này được chính ông (Nguyễn Ngọc Ngạn) ghi lại trong tác phẩm Xóm Đạo của ông với nguyền văn như sau:

“Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ. Buổi sáng, năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung cả tiếng đồng hồ rồi mới tham dự thánh lễ mà dường như vẫn chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ, chuông nhà thờ lại cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về, cơm  nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối, trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung, một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế, cho nên chẳng lạ gì….”  Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), (t.r 148)      

Bị mê hoặc và triền miên ở trong tình trạng mộng du như vậy, rõ ràng là họ đã  trở thành một hạng người nô lệ cho bọn lưu manh buôn thần bán thánh khoác áo chùng đen và nghiễm nhiên biến thành con người vong bản,  phản dân tộc, phản quê hương để rồi đến khi chết cũng vẫn còn bị chúng lừa bịp phải trả tiền cho dịch vụ vẩy vài giọt nước lã pha dầu, miệng đọc mấy lời nhảm nhí và nói láo rằng như vậy là linh hồn của kẻ chết sẽ được lên thiên đường thẳng ro ro.

2.-  Biến con người Việt Nam  hiền lành, thật thà, chất phác, công minh liêm chính (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân), con người đầy lòng  nhân ái (thương người như thể thương thân), (tứ hải giai huynh đệ) thành con người lố bịch, trịch thương, hung hăng, háo chiến, háo sát, coi những người khác tôn giáo như rơm như rác, rồi tìm đủ mọi  mánh mung để chèn ép và cưỡng bách người ta phải theo đạo Da-tô một cách vô cùng  nham nhở, hết sức trâng tráo và cực kỳ trắng trợn.

Nếu tín đồ Da-tô chỉ trở thành hạng người thuần túy siêu ngu dốt như trên thì chỉ có hại cho chính bản thân họ, và nếu có nguy hại cho cộng đồng quốc gia  thì cũng chỉ ở một mức độ giới hạn, không đến nỗi qua ư nguy hiểm cho đất nước và dân tộc. Nhưng khốn nỗi, cái nguy hiểm ghê gớm nhất là Giáo Hội đã biến tín đồ Da-tô thành những hạng người vừa siêu ngu xuẩn như trên, vừa siêu cuồng tín với những đặc tính tính hung dữ, hiếu sát, khát máu, hết sức tàn ngược và cực kỳ dã man. Tín đồ nào có được cái bản chất như vậy thì được Giáo Hội và giáo dân gọi là người “ngoan đạo” hay “sống đạo theo Đức Tin Ki-tô”. Trong thời Trung Cổ, Giáo Hội đã thành công biến được những tín đồ Âu Châu, đặc biệt là tín đồ người Tây Ban Nha thành những hạng người như vậy. Từ đầu thế kỷ 15, theo chân đoàn quân viên chinh của các Liên Minh Bồ Đào Nha – Vatican, Liên Minh Tây Ban Nha- Vatican, Liên Minh Pháp – Vatican, Liên Minh Bỉ -Vatican, Giáo Hội đã dùng miếng mồi lợi và danh câu nhử được một nhóm thiểu số dân bản địa tại các Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Đại Dương  theo đạo rồi công biến họ thành những hạng người có những đặc tính ghê tởm như vậy. Vì cũng là  quốc gia bị Liên Minh Pháp-Vatican chiếu cố, cho nên Việt Nam cũng có một nhóm thiểu số trở thành những tín đồ Da-tô có những đặc tính  ghê tởm như vậy. Tiêu biểu cho nhóm thiều số tín đồ Da-tô người Việt có những đặc tính này là ông Ngô Đình Diệm. Con người này được sử gia Bernard B. Fall ghi lại trong cuốn The Two Vietnams với nguyên văn như sau:

"Tính hiếu chiến của ông Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Lòng tin đạo đã biến ông ta thành con người hiếu chiến đến độ tàn nhẫn như một vị Đại Pháp Quan của Tòa Án Dị Giáo trong thời Trung Cổ ở Tây Ban Nha. Quan điểm của ông ta về chính quyền là hình ảnh của một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến hơn là hình ảnh của một tổng thống theo hiến định của một nước cộng hòa. Một người Pháp theo đạo Kitô La Mã khi nói chuyện với ông ta cố ý cao giọng những tiếng "tín ngưỡng của chúng ta" thì ông ta thản nhiên trả lời rằng: "Ông biết mà, tôi tự coi tôi như là một tín hữu Kitô La Mã  giống như người  Kitô Tây Ban Nha," thế có nghĩa ông ta là một đứa con tinh thần (của Giáo Hội La Mã) với niềm tin hung hăng, dữ tợn và hiếu chiến hơn là một tín đồ dễ dãi và khoan dung giống như người Pháp theo đạo Kitô La Mã." (Nguyên văn: "Ngo Dinh Diem's militancy is of that kind: His faith is made less of the kindness of the apostles, than of the ruthless militancy of the Grand Inquisitor; and his view of government is made less of the constitutional strength of a President of the republic than of the petty tyranny of a tradition-bound mandarin. To a French Catholic interlocutor who wanted to emphasize Diem's bond with French culture by stressing "our common faith," Diem was reported to have answered calmly: "You know, I consider myself rather as a Spanish Catholic," i.e., a spiritual son of a fiercely aggressive and militant faith rather than of the easygoing and tolerant approach of Gallican Catholicism.") Bernard F. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), p. 236.

Những đặc tính ghê tởm này là những đặc tính Da-tô hay bản chất của người tín hữu Da-tô. Cái bản chất Da-tô này đã từng được thể hiện ra bằng những hành động của:

a.- Tòa Án Dị Giáo (Inquisitions) trong những cung cách tra tấn, hành hạ và tàn sát những người bị họ gán cho là “tà giáo”, là “phu thủy”,

b.- Những người lính thập tự (crusaders) trong những cuộc chiến thập tự  (crusades) khi tiến vào đánh phá vùng Palestine cũng như ở miền Nam nước Pháp trong thời Trung Cổ. Xin xem sách Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi của nhiều tác giả (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 164-169.

c.- Giáo dân Da-tô Pháp trong vụ tàn sát giáo dân Tin Lành Pháp vào ngày 22/8/1572 tại Bartholomew mà sách sử gọi là “Bartholomew’s Day Massacre of 1572”.

d.- Giáo dân Da-tô Ái Nhĩ Lan trong vụ tàn sát giáo dân Tin Lành Ái Nhĩ Lan vào ngày 23/10/1641. (xin xem sách Smokescreens của tác giả J.T.C (Chino, CA: Chick Publications,1983), p.17.

e.- Những người lính đạo Da-tô trong các đoàn quân viễn chinh của Liên Minh Tây Ban Nha – Vatican khi tiến chiếm các quốc gia Châu Mỹ La-tinh và Phi Luật Tân trong thế kỷ 16 (Xin xem Mục III, Phần I, trong bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ TộI Ác Của Giáo Hội La Mã.)

f.- Những người lính đạo Da-tô trong đoàn quân viễn chinh của Liên Minh Pháp – Vatican trong những chiến dịch tấn công tiến chiếm Đông Dương và trong những chiến dịch tấn công diêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến Việt Nam từ năm 1858 cho đến năm 1945,

g.- Những người lính đạo Da-tô Việt Nam trong thời Kháng Chiến 1945-1954,

h.- Chế độ đạo phịệt Da tô Ante Pavelich ở Croatia trong những năm 1941-1945, và những giáo dân Da-tô tàn sát giáo dân Chính Thông Giáo và những người thuộc Do Thái Giáo. (Xin  xem sách Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi của nhiều tác giả (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr.174-175

i.- Chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975,

k.- Chế độ đạo phiệt Da-tô của Giám-mục Augustin Misago ở Rwanda trong hơn ba tháng vào mùa xuân và mùa hè năm 1994.

Qua những kinh nghiệm lịch sử trên đây, các nhà viết sử đều ghi nhận rằng cái bản chất hung dữ, hiếu sát, bạo ngược và dã man của tín đồ Da-tô cuồng tín quả thật là hết sức kinh khủng, khinh khủng gấp ngàn lần nếu so với cái bản chất hung dữ, hiếu sát, tàn ngược và dã man của bất kỳ quân đội đế quốc thực dân xâm lược nào trong lịch sử nhân loại. Sở dĩ có tình trạng này là vì tất cả những tín đồ Da-tô ngay từ khi mới chào đời đã được Giáo Hội La Mã rèn luyện thành những người hung dữ, hiếu sát, tàn ngược và dã man như vậy để chuẩn bị sử dụng họ vào việc “làm sáng danh Chúa” hay bảo vệ các chế độ đạo phiệt mà Giáo Hội tạo dựng nên tại những vùng đất đã lọt vào vòng kiểm soát của Giáo Hội. Sách The Decline And Fall Of The Roman Church ghi nhận sự kiện này và một chuyện “làm sáng danh Chúa” hết sức dã man của quân thập tự Da-tô khi tiến vào vùng Palestine với nguyên văn như sau:

Một chế độ quân phiệt ra đời: Các nước có người cầm quyền là tín đồ của Giáo Hội La Mã phải được bảo vệ bằng những đạo quân Ki-tô giáo. Phải tiến hành những cuộc thánh chiến và chiến tranh là nhiệm vụ thần thánh. Tàn bạo đối với những kẻ thù của Chúa Jesus ở trong hay ở ngoài các vùng đất do Giáo Hội La Mã kiểm soát là sự trả thù của Thượng Đế. Vị tướng chỉ huy chiến dịch tiêu diệt dân tà giáo Albigences tuyên bố: . “Bất kể gì là nam nữ, già hay trẻ, chức vụ lớn hay nhỏ, trước lưỡi gươm, tất cả đều như nhau cả”. Hiệp sĩ ngoan đạo Kitô La Mã tên là Roland, khi chiến đấu chống lại người Moors (Hồi Giáo) đã hô vang  khẩu hiệu “Tà giáo là những người xấu xa. Tín đồ Kitô La Mã là những người công chính và ngay thẳng!” Những người lính trong Đoàn Quân Thập Tự Quân Đệ Nhất khi tới ngọn đồi Palestine, vừa nhìn thấy bức tường thành Jerusalem là nhào xuống ngựa, tháo giầy ra rồi lăn xả trên mặt đất và rên lên vì sung sướng, nước mắt trào ra trong niềm vui như mê sảng. Họ cám ơn Thượng Đế đã cho họ còn sống để đi tới đất Thánh, nơi mà Chúa Jesus đã sống, đã thọ hình, rồi sống lại từ cõi chết. Sau đó, họ lại sỏ giầy, nhẩy lên yên ngựa, ào ào tiến lên như vũ như bão, xông vào bao vây kinh thành Jerusalem với niềm tin rằng thiên thần đại diện cho Chúa đang chiến đấu bên cạnh họ. Thành tích của họ là 17 ngàn người dân Hồi Giáo bị tàn sát dưới lưỡi gươm của họ ở ngay nơi Đền Thờ Solomon và tất cả những nguời Do Thái ở trong các giáo đường đều bị thiêu sống.” Nguyên văn: “A new militarism was born: This Christian heartland, Christendom, must be defended by Christian arms. Wars could be holy, would have to be waged, would be a holy duty. Cruelty to enemies of Jesus within and without the heartland could be God’s vengeance. “Neither sex nor age nor rank have we spared,” was the statement of the general who conducted the war against the medieval heretics called Albigenses, “we have put all alike to the sword.” The new cry was on the lips of Roland, the perfect Christian and the model knight, as he fought at Roncevaux against the hated Moors: “Paien unt torte e Chrestiens unt droit! (Pagans are wrong. Christians are right!)” And when the first crusaders came over a hill in Palestine and caught sight of the walls of Jerusalem, they dismounted from their horses, tore off their boots, and fell to ground groaning and crying tears of joy in a delirium of desire, thanking God for allowing them to live long enough to reach the Holy City where Jesus lived, was crucified, and rose again from the dead. Then they put on their shoes, besieged the city, and took it by storm convinced that the angels of the Lord were fighting by their side. They put death by sword over 17,000 Muslims on the site of Solomon’s Temple and burned all Jews inside their synagogues.” Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: G.P. Putnam’ Sons, 1981), pp.110-111.

Cũng vì chủ trương của Giáo Hội La Mã là “Các nước có người cầm quyền là tín đồ của Giáo Hội La Mã phải được bảo vệ bằng những đạo quân Ki-tô giáo”, cho nên ngay sau khi ông Da-tô Ngô Đình Diệm được Liên Minh Mỹ - Vatican đưa về cầm quyền ở miền Nam Việt Nam, ông Da-tô  Nguyễn Văn Chức liên viết lá thư đề ngày 25/2/1955 thỉnh cầu Thủ Tương Ngô Đình Diệm cho thiết lập đạo quân gồm toàn những tín đồ Da-tô để củng cố và bảo vệ chính quyền miền Nam Việt Nam. Dưới đây là nguyên văn lá thư lịch sử  bất hủ này:

Sàigòn, ngày 25 tháng 2 năm 1955.

Kính gửi Cụ NGÔ-ĐÌNH-DIỆM,

Thủ-Tướng Chính-Phủ Việt-Nam

Thưa Thủ-Tướng,

Tình hình Việt-Nam trong mấy tháng gần đây thật là hết sức khó khăn và phức tạp. Tương-lai Tổ-Quốc nói chung và tương-lai Công-Giáo Việt-Nam  nói riêng, thật đáng quan-ngại. Càng quan-ngại hơn khi cả Thế-giới tự-do và Thế-giới Công-Giáo đang nhiệt-thành giúp đỡ chúng ta cố-gắng, nỗ-lực vượt qua mọi khó khăn trở-ngại, để tích-cực chuẩn-bi chờ ngày chiến-thắng-Việt-Minh Cộng Sản.

Những thí-nghiệm và những việc làm của Chính-Phủ không phải là không có kết-quả, nhưng vẫn còn nhiều cheo leo và khó khăn to lớn khác luôn luôn tìm cơ hội phá hoại. Tình-trạng ấy bắt buộc Chính-Phủ phải có một hậu-thuẫn to lớn, vững chắc, trung-thành, có tổ chức mạnh mẽ và có hành động thiết thực.

Trong tinh-thần ấy, CẦN-LAO NHÂN-VỊ CÁCH-MẠNG ĐẢNG đã cố gắng  rất nhiều nhưng tiếc rằng một đảng chính trị thuần túy trong tình thế này vẫn chưa được tất cả những người Công-Giáo Việt-Nam hâm-mộ. Người ta e rằng: trong tình trạng ấy, CLNVCM chỉ có thể là một đoàn-thể có bề rộng mà thiếu bề sâu.

Trung-thành với Giáo-lý, người Công-Giáo Việt-Nam trong lúc này, đòi hỏi một đoàn-thể hoàn-toàn Công-Giáo, có tính-chất tôn-giáo. Cuộc di-cư của đồng-bào Công-Giáo Bắc-Việt phải là một cuộc chuẩn-bị tinh-thần và đạo-đức, một cuộc rèn luyện can trường và đức TIN để rồi còn chiến-đấu với Cộng-Sản (vì C.S. còn-tấn công).

Vì vậy, chúng tôi nghĩ cần phải gấp đưa ra trong lúc này một đoàn-thể tạm gọi là THẬP-TỰ-QUÂN HÒA-BÌNH để vừa thúc đẩy mọi hoạt-động Công-Giáo đang cần-thiết trong giai-đoạn này và phụ-họa với hoạt-động của CLNVCM, vừa chứng minh rằng: không phải chỉ có người C.S. tuyên truyền yêu Hòa-Bình mà những người Quốc-Gia cũng biết yêu Hoà-Bình một cách thành-thực.

THẬP-TỰ-QUÂN HÒA-BÌNH, theo ý chúng tôi nghĩ, là một cuộc tập-hợp lớn lao nhất của người Công-Giáo Việt-Nam. Ảnh-hưởng của nó sẽ quan-trọng và do đó,  trở nên một lực-lượng hậu-thuẫn đắc-lực nhất, trung-thành nhất của Thủ-Tướng.  Nó lại còn có những lợi ích :

1.- Làm cho người Công-Giáo Việt-Nam vững tin và luôn luôn vững tin dù có phải gian-khổ cũng vẫn hiên-ngang, chiến đấu cho đức TIN, như vậy lực lượng tinh-thần chống Cộng sẽ vô cùng vững chắc.

2.- Làm cho sự lãnh đạo của Thủ-Tướng càng ngày càng vững chắc và có kết-quả vì có một khối Công-Giáo lớn, mạnh, có tổ chức, có tranh đấu, làm hậu thuẫn.

3.- Làm cho Thế-Giới tự-do và Thế Giới Công Giáo nức lòng ủng-hộ cho cuộc tranh-đấu chính-trị hiện nay và cuộc chiến-đấu quân-sự mai kia của Q.G.V.N.

Vì những lý do ấy, chúng tôi lấy làm hân hạnh được kính gửi THỦ TƯỚNG:

Bản ĐIỀU-LỆ và NỘI-QUY đại-cương của THẬP-TỰ-QUÂN HÒA-BÌNH  tuy chưa được hoàn-hảo nhưng cũng đã bao gồm những phần chính trong chương-trình hoạt-động.

Chúng tôi có ý-định, nếu đại cương điều lệ ấy được Thủ-Tướng đồng ý thì xin Thủ-Tướng cho tham-khảo ý kiến các Đức Giám-Mục, các vị linh-mục, các Chiến-sĩ Công Giáo tiến-hành, các nhân-vật Công-Giáo và các  nhân-viên lãnh-đạo CLNVCM để gấp đi đến một cuộc Hội-nghị sơ-bộ nghiên-cứu Điều-lệ và Nội-quy, chương-trình vận-động thành-lập để kịp cho tới đầu tháng Đức Mẹ (tháng 5 dương-lịch) sắp tới, THẬP-TỰ-QUÂN HÒA-BÌNH có thể ra đời được.

Thưa Thủ-Tướng,

Kính xin Thủ-Tướng vui lòng khứng nhận những tấm tình mỹ-hảo tận-tâm của tôi cùng những ý-nghĩ trung-thành luôn luôn cầu Chúa và Đức Mẹ xuống ơn thiêng liêng cho Thủ-Tướng trong công-cuộc lãnh-đạo Quốc-Gia Việt-Nam chiến-thắng Cộng-Sản vô-luân, vô thần.

Trọng-kính

Ký tên,

NGUYỄN-VĂN-CHỨC

Địa -chỉ

NGUYỄN-VĂN -CHỨC               Mộc đóng dấu ghi rõ ngày nhận là ngày 26/2/1955

Nhà Ông Mười, Phố Băng, Đường làng số 19, Phú Nhuận, GIA-ĐỊNH (Xem phụ bản)

3.- Biến con người Việt Nam khiêm tốn, nhũn nhặn (bất sỉ hạ vấn), lúc nào cũng mở rộng tâm hồn ðể học hỏi (tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư), biết rõ cái biết của mình chỉ là một hạt muối trong đại dương (Sơn hữu ngoại sơn), (Thiên hữu ngoại thiên) và (cao nhân tất hữu cao nhân trị) thành con người tự cao tự đại, hợm hĩnh, “mục hạ vô nhân" tự phong là dân Chúa, tự cho là ðược Chúa Chọn rồi khinh rẻ những người thuộc các tôn giáo khác như một thứ người mọi rợ, dã man và gọi họ là "tà đạo”, “vô đạo”, “tà giáo".

4.- Biến con người Việt Nam hiếu hòa, tương thân tương ái, nhường nhịn lẫn nhau, chín bỏ làm mười, dĩ hòa vi quý, thuận thảo với mọi người, kính trên nhường dưới, lượng cả bao dong thành con người có những đặc tính gian tham, bốc hốt, vơ vào, tham danh, hám lợi, thèm khát quyền lực, đầy lòng đố kị, tị hiềm, kèn cựa, ghen ghét với lẫn nhau, xun xoe nịnh bợ người trên, khinh rẻ người dưới, làm oai, làm phách, hống hách, phách lối với người lạ, và chèn ép những người lép vế thế cô. Những đặc tính này được Giáo-sư Nguyễn Vãn Trung nói rõ trong bài viết "Một Số Tình Hình Ðặc Biệt Của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam” đãng trong cuốn Tại Sao Không Theo Ðạo Chúa? Tuyển Tập 2 (Xin xem lại tiểu Mục số 4 “Thanh toán lẫn nhau để độc chiếm quyền lực" ở trên.)

5.- Biến con người Việt Nam chân chất, mộc mạc, thật thà "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe – Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri" thành con người huênh hoang khoác lác, nói láo và lươn lẹo còn hơn cả thằng cuội. Ðây là những trường hợp của các ông Ngô Ðình Diệm,  Lê Hữu Mục, Nguyễn Vãn Chức, Nguyễn Cần  và các tác giả có những ấn phẩm lịch sử được nêu đch danh trong tập sách này. Ðây cũng là trường hợp của các ông tu sĩ Ki-tô, những người dám ngang nhiên đem những chuyện ở trong thế giới thần linh với những bánh vẽ thiên đường cực kỳ hoang tưởng kể cho người dưới đất nghe mà cứ làm như là chính mình vừa mới từ trên đó trở về thế gian này.

6.- Biến con người Việt Nam với truyền thống "quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách", quyêt tâm "Sống chết với non sông", luôn luôn gắn bó với quê hương "khóc cười theo mệnh nước", và "chết vì tổ quốc chết, cái chết vinh quang," thành con người xuẩn động, vong bản, phản dân tộc, ngu xuẩn, ích kỷ và thiển cận chỉ biết có "Nhất Chúa nhì Cha" và "Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa".

7.- Biến con người sống theo truyền thống "Phú qúy bất nãng dâm, bần tiện bất nãng di, uy vũ bất nãng khuất” trong nền vãn hóa cổ truyền của dân ta thành những hạng người hèn hạ đến nỗi làm cả những chuyện ghê tởm như phủ phục gục mặt xuống hôn hít bàn chân của Giáo Hoàng, Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church, tr. 140, phủ phục gục mặt xuống hôn hít giầy dép của các nhà truyền giáo (Trần Tam Tỉnh, tr 53), và phủ phục gục mặt xuống hôn hít cái nhẫn của các ông giám mục mà không biết làm như vậy là mất hết liêm sỉ.

Người Việt Nam ta có thành ngữ, “nằm đất nhà chị bán hương còn hơn nằm gường nhà chị bán mắm”. Trong xã hội văn minh, phòng ngủ và nhất là cái giường ngủ là nơi sạch sẽ và không thể để cho có mùi hôi thối hay xú uế phảng phất ở trong đó. Nhưng trong gia đình nhà chị bán mắm, mắm chai, mắm hũ, mắm thùng, đủ các loại mắm chứa chất đầy nhà, chứa lan sang cả phòng ngủ. Tình trạng này khiến cho mọi người trong gia đình chị ngày nào cũng như ngày nào và ngày cũng như đêm đều ở chung với mắm. Thét rồi mọi người trong gia đình chị bán mắm không còn cảm thấy khó chịu với mùi hôi thối của nước mắm. Cái khứu giác của mọi người trong gia đình chị bán mắm đã mất hết khả năng nhận ra cái mùi nước mắm.

Trước tháng 8 năm 1945, ở miền Bắc, có một số người làm nghề mũ xung. Nghề này là nghề đi lượm phân người và phân chó ở ngoài đường gom lại trong một cái sọt có quai xách, khi đầy sọt thì đem về chất thành đống, rồi đem bán cho người ta bón cây. Những người trồng thuốc lào ưa thích mua loại phân này để bón cây thuốc lào. Vì cả ngày và hàng ngày ở bên cạnh loại phân này, mùi phân người và phân chó quyện vào quần áo, đầu tóc và thân thể của những người làm cái nghề này. Dù cho mỗi chiều tối, họ đều tắm gội rất kỹ, cái mùi đặc biệt này vẫn còn lưu luyến bám chặt lấy quần áo, thân thể và đầu tóc của họ, rồi toát ra để hiến dâng cho những người chung quanh. Đối với những người làm cái nghề này, họ không cảm thấy cái mùi hôi đặc biệt vừa thối, vừa khẳm vô cùng khó chịu này. Nhưng đối với những người khác, nếu đến bên cạnh họ, thì không thể nào khứng nổi cái mùi đặc biệt này toát ra từ nơi đầu tóc và thân thể của họ.

Tương tự như vậy, tín đồ Da-tô và những người thuộc các tôn giáo khác theo học các trường đạo hay trường dòng không cảm thấy hay không nhìn ra  cái cung cách xưng hô quái đản đến lợm giọng của tin đồ đối với các ông chức sắc trong đạo Da-tô và cái hành động phủ phục gục mặt xuống hôn hít bàn chân của Giáo Hoàng, hôn hít  giầy dép của các nhà truyền giáo và hôn hít chiếc nhẫn của một ông giám mục là hành động mất liêm sỉ. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì họ đã sống trong cái môi trường này quá lâu và trở thành quá quen  thuộc với những tục lệ văn hóa ghê tởm như trên. Vì thế, họ mới cho đó chỉ là những tục lệ và hành động rất bình thường trong xã hội Da-tô, không có gì lạ cả. Nhưng đối với đại khối người Việt theo tam giáo cổ truyền, những hành động này quả thật là mất liêm sỉ và ghê tởm đến tột cùng của ghê tởm. Chính vì vậy mà những người còn có lương tâm và nghĩa khí nhất định không bao giờ làm chuyện ghê tởm như vậy, dù cho có thể bị trả thù ,rồi bị trù ẻm, chèn ép, xố đẩy rơi vào tình trạng mất công ăn việc làm cũng không cần. Đây là trường hợp của cụ Vương Hồng Sển và được chính cụ kể lại như sau:

"Lần thứ nhất, tôi gặp mặt quốc lão, là nhơn nhóm họp tại dinh ông tổng trưởng đặc trách văn hóa Trương Công Cừu để bàn về cách thức thành lập hội "Bác Cổ Thần Kinh" do Giám Mục chủ xướng, và hôm ấy là ngày 16/2/1963. Khi quốc lão bước vào phòng, các ông có mặt, đều quỳ hôn chiếc nhẫn, lần lượt hết người này đến người kia. Đến lượt tôi, tôi quýnh quá, không làm như vậy được và đánh liều, tôi đứng ngay mình và nắm tay quốc lão gục gặc, vì chưa quì hôn nhẫn. Tôi vẫn biết mình làm như vậy có thể bị sa thải, nhưng thà mất chén cơm còn hơn là mất phẩm giá... Trong khi tôi bắt tay không quì, quốc lão ngừng lại day mắt ngó tôi chăm chăm. May thời lúc ấy ông Trương Công Cừu lẹ miệng giới thiệu bằng một câu tiếng Pháp: "Mr. Sển conservateur du musée". Quốc lão hừ một tiếng rồi tiếp tục đưa tay cho người khác hôn.” Vương Hồng Sển, Hơn Nửa Đời Hư (Westminster, CA: Văn Nghệ, 1995, tr. 485.

8.- Biến con người Việt Nam với hào khí “thông minh nhất nam tử, yếu vi thiên hạ kỳ”, con người “xuống đông tĩnh, lên đoài đoài tan”  thành con người hèn nhát khiếp đảm khi phải nói chuyện với các đấng bề trên trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã, thì run sợ và coi là vô lễ phạm thượng. Tính cách  này được thể hiện ra qua cung cách của ông Da-tô Nguyễn Mậu do chính ông ta kể lại với nguyên văn như sau:

”Vấn đề được nêu lên ở đây với tất cả mạo muội và run sợ vì có thể bị xem  như là vô lễ phạm thượng. Chúng tôi trông vào sự độ lượng của hàng giáo  phẩm cũng như hy vọng rằng sự trưởng thành của giáo dân ở thời đại này  sẽ giúp thật nhiều cho sự thể hiện lý tưởng Ki tô hữu”. Nguyễn Mậu: "Thời Sự Trong Tuần"  Chính Nghĩa - Bộ Mới Số 251 [San Jose, California] ngày  03/12/1994.

Những thói quen văn hóa vong bản, phản quốc, phản dân tộc,  hèn hạ và mất hết liêm sỉ trong đạo Da-tô trên đây cũng được truyền bá sang những người thuộc các giai cấp quan lại, phú hào , giới tiểu tư sản mắc căn bệnh trưởng giả học làm sang  trong xã hội Việt Nam ta vào thời bấy giờ, và truyền sang những người  dựa vào quyền lực vả ảnh hưởng của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và các chính quyền đạo phiệt ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. (Nhờ vậy mà họ mới có được địa vị khá giả trong thời bấy giờ.) Vì thế mà họ tỏ ra hài lòng với chính quyền bảo hộ, hài lòng với các chính quyền đạo phiệt Da-tô ở miền Nam rồi thốt ra những lời nịnh bợ đạo Da-tô bằng câu nói “đạo Ki-tô cũng là đạo day người ta làm điều tốt lành và không được làm những việc độc ác xấu xa” mà không cần biết những rặng núi tội ác của “cái tôn giáo ác ôn” này trùng trùng như hàng chục rặng Hy Mã Lạp Sơn  khiến cho Giáo Hoàng John Paul II  đã phải cho tổ chức một buổi đại lễ vô cùng long trọng tại Quảng Trường Peter vào ngày 12/3/2000 để chính Ngài và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican đứng ra cáo thú tội ác với cả Chúa Cha  Jehovah và Chúa Con Jesus mà hàng trăm triệu nhân dân thế giới đều được chứng kiến qua các màn ảnh truyền hình.

Tình trạng cuồng tín của những tín đồ Da-tô người Việt và tình trạng dốt nát của những người thốt ra câu nói “đạo Ki-tô cũng là đạo day người ta làm điều tốt lành và không được làm những việc độc ác xấu xa”  đã khiến cho các bậc thức giả thường ưu tư vắt óc tìm ra một phương cách hay một kế sách để biến cải con người đê tiện, hèn hạ và ngu dốt đến độ  không phân biệt được thiện – ác, trắng – đen  (coi đạo Ki-tô cũng giống như đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão) thành người con người biết sử dụng lý trí để “cách vật trí tri”, để bảo toàn cái tính thiện bẩm sinh (Nhân chi sơ, tính bản thiện) hầu giữ vững được lòng ngay thẳng và cái dũng của kẻ sĩ Đông Phương “ngẩng mặt lên không thẹn với trời, cúi mặt xuống không hổ với đất, nhìn thẳng vào mặt mọi người mà không ngượng ngùng, và khi  nghĩ lại những việc đã  làm mà  thấy lương tâm  thanh thản.”

Để kiểm chứng sự kiện này (những thói quen văn hóa vong bản, phản quốc, phản dân tộc,  hèn hạ và mất hết liêm sỉ trong đạo Da tô), chúng ta cứ việc làm một chuyến thăm dân cho biết sư tình, bằng cách:

1.- Tiếp xúc với cộng đồng tín đô Da-tô tại ở hải ngoại hay ở trong nước,

2.- Khi nói chuyện hay tiếp xúc với bọn văn nô Da-tô, hãy quan sát nét mặt, miệng lưỡi, ngôn ngữ và văn văn phong của họ.

3.- Tìm đọc những bài viết hay ấn phẩm của ông văn nô Da-tô đã từng có những bài báo hay tác phẩm hạ nhục và triệt hạ uy tín của:

a.- 18 nhà trí thức thuộc Nhóm Caravelle ký tên trong bản Tuyên Ngôn gửi Tổng Thống Ngô Đình Diệm,

b.- Những người tham gia và ủng hộ cuộc chính biến 11/11/1960,

c.- Những người tham gia và ủng hộ trong vụ ném bom Dinh Độc Lập vào sáng sơm ngày 27/2/1962,

d.- Những người tham gia và ủng hộ trong Cách Mạng 1/11/1963,

e.- Những người có các tác phẩm dám nói lên sự thật lịch sử có liên hệ đến (1) những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua hay (2)  có liên hệ đến khu rừng tội ác của nhóm tín đồ Da-tô người Việt chống lại tổ quốc và đất nước Việt Nam và chính quyền đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm.

Điển hình cho những sự kiện trên đây là những bài viết của các ông văn nô Da-tô và những người Chống Cộng Chết Bỏ có dã tâm cô lập các tác giả trong nhóm Giao Điểm bằng cách vu khống cho họ là "Cộng Sản", "Cộng Sản nằm vùng", "chống phá Thiên Chúa Giáo" và "phá hoại tình đoàn kết tôn giáo" đăng trong báo điện tử danchimviet.com được Giáo-sư Trần Chung Ngoc phân tách và đưa ra nhận xét như sau:

Nếu chúng ta có dịp ghé qua trang nhà Đàn Chim Việt, chúng ta sẽ thấy “Giao Điểm” đã trở thành cái mũ để đội lên đầu bất cứ người nào không cùng ý kiến chống Cộng, hay nói ra vài sự thực về Công Giáo, hay trích dẫn tài liệu từ Giao Điểm, dù rằng Giao Điểm không hề biết những người này là ai. Tôi đã đích thân hỏi Giao Điểm và các thân hữu Giao Điểm có ai viết trên Đàn Chim Việt không. Ai cũng cười và trả lời Đàn Chim Việt không phải là chỗ để họ viết bài hay góp ý kiến trên đó.

Nói đến hai chữ “Giao Điểm” thì cũng có nhiều chuyện đáng nói. Thứ nhất, chỉ nghe thấy tên “Giao Điểm” là có nhiều người phát dị ứng, uất nghẹn nhưng không thể nói ra thành lời, vì nói ra thế nào cũng kẹt. Hơn 30 đầu sách Giao Điểm xuất bản không hề nhận được sự phản bác nào, trừ vài điều phê bình lặt vặt, lạc lõng, vô giá trị về cuốn “Đối Thoại Với Giáo Hoàng…” của vài con chiên nghiện đạo bênh vực “Đức Thánh Cha” như Nguyễn Văn Chức, Đỗ Mạnh Tri và một trí thức dỏm viết theo đơn đặt hàng: Dương Ngọc Dũng. Tại sao vậy? Vì tất cả đều là những tác phẩm nghiên cứu với đầy đủ tài liệu bất khả phủ bác. Không phủ bác được đành phải dùng vài cái mũ “chống tôn giáo” hay “chia rẽ tôn giáo”. Thật là lạ lùng và khó hiểu, ở thế giới Tây phương, cái nôi của Ki Tô Giáo, tràn ngập những sách viết về Ki Tô giáo, chỉ trích Ki Tô giáo, phân tích Ki Tô giáo v..v.. thì không có vấn đề. Nhưng nếu người Việt Nam nào mà xử dụng cùng những nguồn tài liệu của Tây phương về Ki Tô giáo như trên thì y như rằng là có tội “chống tôn giáo” hay “chia rẽ tôn giáo”. Chẳng lẽ người Việt Nam chưa đủ trình độ để chấp nhận những sự kiện lịch sử về tôn giáo hay sao? Chẳng lẽ chúng ta cứ phải tiếp tục nhốt người dân vào trong vòng tăm tối về tôn giáo vì sợ mất tình đoàn kết tôn giáo hay sao? Người ta chỉ thấy cái lợi trước mắt mà quên cái hại sau lưng. Đoàn kết tôn giáo chỉ có thể thực hiện khi người dân biết rõ về mỗi tôn giáo và tự mình định cho mình một hướng đi tâm linh thích hợp trong tinh thần khoan nhượng của các xã hội đa tôn giáo tân tiến. Người ta còn tự bảo vệ bằng luận điệu tôn giáo nào cũng dạy làm điều lành tránh điều ác. Đúng vậy, nhưng ngoài cái gọi là “làm điều lành tránh điều ác” có còn cái gì khác nữa không, hay tất cả chỉ có thế? Có ai đã đọc kỹ các Kinh sách của các tôn giáo chưa, và có ai đã đọc kỹ lịch sử truyền bá của các tôn giáo chưa? Có gì giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?

Thứ nhì, có một số người chống Cộng cho rằng Giao Điểm là “cánh tay nối dài của CS” ở hải ngoại, tuy rằng một trong những người sáng lập tổ chức Giao Điểm, anh Hồng Quang, cách đây ít năm, khi về Việt Nam đã hơn một lần được Công An ưu ái mời lên “làm việc” vì cho rằng Giao Điểm có mục đích chính trị nào đó. Nhưng dần dần Giao Điểm đã chứng tỏ là theo đúng chủ trương đặt ra: Trừ Tà [Giải hoặc], Hiển Chánh [Chấn Hưng Phật Giáo], Độ Sinh [Làm việc từ thiện] cho nên ngày nay Giao Điểm tạm gọi là dễ thở đối với Nhà Nước. Mặt khác, họ (những người chống Cộng) chỉ nói lên vậy thôi để gây thù hận chứ tuyệt đối họ không biết gì về tổ chức Giao Điểm cũng như những người cộng tác với Giao Điểm, và nhất là họ không bao giờ dám lên tiếng thảo luận về các lập luận trong các chủ đề mà Giao Điểm viết lên, bởi vì, như trên đã nói, tất cả những bài viết trên Giao Điểm đều thuộc loại nghiên cứu với đầy đủ tài liệu dẫn chứng.

Thứ ba, có một số Phật tử cho rằng Giao Điểm là nhóm Phật tử quá khích vì viết ra những sự thực về Công giáo tuy rằng những người đóng góp trí tuệ cho Giao Điểm không phải tất cả đều là Phật tử, và không có một tác giả nào trên Giao Điểm nhân danh Phật Tử hay Phật Giáo để viết về những sự thực lịch sử về Công Giáo, hay về thời sự, chính trị v..v…. Tất cả đều chỉ là những nghiên cứu trí thức trong lãnh vực học thuật với đầy đủ tài liệu dẫn chứng, nằm trong chủ trương “giải hoặc” và mở mang kiến thức của người dân, một điều vô cùng cần thiết trong thời đại mới. Những Phật tử này còn khuyên rằng Giao Điểm nên thể hiện đức từ bi của Đạo Phật, chỉ nên ngồi hít vào thở ra cho thoải mái tâm thân, và chỉ nên dùng “ái ngữ” dù rằng ái ngữ nhiều khi chỉ có tính cách mị dân, che dấu hay sai sự thật. Khi dẫn chứng một tài liệu tiếng ngoại quốc thì phải dịch cho sát nghĩa, không thể dịch sai để phù hợp với chủ trương dùng “ái ngữ”. Đây là vấn đề lương thiện trí thức trong lãnh vực học thuật.”  Trần Chung Ngọc. “Tản Mạn Về Chống Cộng!” www.sachhiem.net  Ngày 14/2/2007.

Những hành động ghê tởm như trên của những hạng người mất hết nhân tính này cũng được một tín đồ Da-tô là ông Tú gàn gọi là những hành động của loại người thiếu giáo dục. Dưới đây là nguyên văn của lời nhận xét này của tác giả Tú Gàn:

 

Người Việt hải ngoại cũng có những vấn đề tương tự. Trong những thập niên qua, các nhà chính trị và kinh tế đã tranh luận khá nhiều về “phát triển và dân chủ” (development and democracy). Nhiều người tin rằng phát triển phải đi đôi với dân chủ, trong khi một số khác chứng minh rằng phát triển sẽ đưa tới dân chủ, nên phát triển phải là ưu tiên hàng đầu. Trường hợp của Singapore, Đài Loan, Nam Hàn, Trung Quốc... là những thí dụ điển hình. Vấn đề này đang được tiếp tục tranh luận.  Nhưng điều chắc chắn không thế có dân chủ nếu thiếu giáo dục.

Một thí dụ điển hình là tình trạng của một số người Việt tại hải ngoại. Mặc dầu đã được đến định cư tại một nước văn minh và dân chủ nhất thế giới là Hoa Kỳ, nhiều người vẫn chưa bỏ được cái não trạng rập khuôn theo chế độ ở trong nước. Đây là tình trạng chúng tôi đã mô tả nhiều lần. Họ tự vạch ra một con đường mòn chống cộng ấu trĩ và cũ rích, và bắt buộc mọi người phải đi theo, ai không theo đều bị lên án là tay sai cộng sản hay cộng sản nằm vùng. Họ luôn suy nghĩ và hành động theo cảm tính: Cái gì́ hợp với ý ta là đúng, cái gì không hợp với ý ta là sai. Những bài hay câu chuyện nào được họ coi là “không có lợi cho việc chống cộng” đều không được nói hay đăng... Đây là một hình thức kiểm duyệt trá hình.

Trước đây, báo chí hay đài phát thanh nào nói hay viết khác với suy nghĩ của họ, đều bị những cú điện thoại hay thư rơi gởi tới dọa đốt báo đốt đài... Nếu không có luật pháp và cảnh sát Mỹ, họ có thể lôi người “vi phạm” ra “tùng xẻo” ngay ngoài phố. Những cuộc biểu tình tuột quần trước tiêm Viễn Đông của Tony Lâm ở Westminster hay tiệm Đồng Lợi ở San José là những biểu tượng rõ nét nhất.

“Gần như đài phát thanh hay báo nào có "Diễn đàn thính giả" hay mục “Ý kiến”, đều có họ nhảy vào. Đọc những bài “chống cộng” họ phóng lên các diễn đàn trên Internet, nhiều khi rất kinh tởm, những người “chống cộng” không dám đọc, làm sao Việt Cộng và dân trong nước dám đọc? Trong các mục “Ý kiến”, cứ bài nào họ không thích là chửi mặt nọ mặt kia, làm một bãi rồi đi! Đó là những hành động thiếu giáo dục.

“Chúng tôi đă nói nhiều lần, hậu quả của các hành động này rất nghiêm trọng: Trước hết là những người có khả năng và tâm huyết đều rút vào bóng tối, vì́ không ai muốn “dây với hủi”. Thứ hai là dồn một số cơ quan truyền thông vào con đường phản lại sự thật và phản lại tự do dân chủ: không dám nói hay viết gì khác với con đường mòn chống cộng đã được vạch sẵn. Tất cả các bài bình luận đều phải nói “Cộng sản độc tài, xảo quyết, ngu dốt, thất bại, thế nào chúng nó cũng thua và chúng nó sắp chết tới nơi rồi...” Các tin tức do các hãng thông tần ngoại quốc như AP, AFP, Reuter, CNN... phổ biến, khi dịch ra tiếng Việt để đăng hay đọc đều phải sửa lại. Những câu hay đoạn nào bị coi là “có lợi cho cộng sản” đều phải cắt bỏ đi hay sửa lại cho không còn “có lợi” (cho Cộng Sản) nữa!

Trần Gia Phụng, khi chép lại phần nói về Ải Nam của Tàu được mô tả trong bộ cổ sử “Phương Đình Địa Dư Chí” của Nguyễn Văn Siêu đã phải ngụy biện “cho hợp lọ̀ng dân” rằng Ải Nam Quan có hai phần, phần phía Bắc là của Tàu, chữ “Ngưỡng Đức Đài” của Việt Nam! Thật ra, Ngưỡng Đức Đài chỉ là cái nhà tiếp tân của Việt Nam ở phía Nam Ải Nam Quan được dùng để đón sứ Tàu khi đi qua Ải Nam Quan, chứ chẳng dính dáng gì đến Ải Nam Quan cả. Chép cổ sử mà cũng phải bẻ công ngòi bút như thế thì còn gì là sử nữa!” Tú Gàn “Cửu Nhật Tân, Hựu Nhật Tân.” lugiang2000@vinet.com  Ngày 23/2/2007.

Với những thực trạng như đã trình bày ở trên, vấn đề đặt ra là TẠI SAO tín đồ Da-tô lại mất hết nhân tính như vậy? Phải chăng chính sách ngu dân và nhồi sọ của Giáo Hội La Mã được thực thi ở miền Nam từ năm 1862 cho đến ngày 30/4/1975 đã biến họ thành những người như vậy? Âu đó cũng là sản phẩm của nền văn hóa Da-tô.

*

*    *

CŨNG LÀ DO CHÍNH SÁCH NGU DÂN

VÀ GIÁO DỤC NHỒI SỌ MÀ RA

Chủ trương của chính sách ngu dân của Giáo Hội La Mã là làm cho giáo dân và nhân dân dưới quyền không còn khả năng sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật. Có như vậy thì họ mới không còn hoài nghi và thắc mắc về những kế sách độc kế của Giáo Hội La Mã mà chúng tôi trình bày ở trên.

Cũng nên biết, chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ do Giáo Hội La Mã thi hành ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 bao gồm cả việc kiểm soát gắt gao môn sử và hạn chế rất nhiều bài học trong môn học này ở bậc trung học.

Trong số những hạn chế này, vấn đề  không cho dạy toàn bộ môn lịch sử thế giới ở trong chương trình trung học được coi như là vấn đề quan trọng nhất.  Có làm như vậy, thì giáo dân mới hoàn toàn không biết gì về những bước tiến hóa của nhân loại từ thuở hồng hoang cho đến ngày nay, họ mới tin vào cái chuyện láo khoét rằng tổ tông loài người là hai cục đất sét được ông Chúa Cha Jehovah đặt tên là Adam và Eva, và không nhìn ra những thủ đoạn lưu manh bịp bợm, gian tham, tàn ngược của Giáo Hội La Mã từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay qua việc thi hành những quái chiêu và độc kế  như đã trình bày ở trên.

Việc quan trọng thứ nhì là trong môn quốc sử,  phải cắt xén hay  bóp méo những sự kiện lịch sử có liên hệ đến vai trò của Giáo Hội La Mã và  tín đồ Da-tô người Việt cấu kết với Liên Minh Pháp – Vatican trong việc đánh chiếm và thống trị Việt Nam suốt trong chiều dài lịch sử từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay. Có làm như vậy thì nhân dân dưới quyền mới lầm tưởng rằng Giáo Hội La Mã hay đạo công giáo không phải là thế lực dẫn đường cho đế quốc thực dân xâm lược Pháp đến đánh chiếm nươc ta như chính ông (Nguyễn Ngọc Ngạn) đã khẳng định trong tác phẩm Xóm Đạo của ông.

Cũng vì chủ trương thi hành chính sách ngu dân này mà việc đào tạo giáo chức cho các trường trung tiểu học ở miền Nam Việt Nam trong thời gian này bị coi nhẹ. Môn học bị coi nhẹ nhất là môn Sử Địa và Công Dân. Vì thế mà các giáo viên phụ trách dạy môn Sử Địa và Công Dân lại càng bị coi nhẹ hơn. Cũng vì thế mà phần lớn những giáo viên phụ trách dạy môn học này tại các trường trung học tư thục do Giáo Hội làm chủ đều là những người vừa không có đủ tiêu chuẩn về bằng cấp, vừa không có khả năng kiến thức về môn học này, và đều do các ông linh-mục đưa vào (tuyển dụng). Trong thực tế, sự hiện diện môn học này và việc thuê mướn giáo viên phụ trách tại các trường tư thục do Giáo Hội làm chủ chỉ là một sự miễn cưỡng và bất đắc dĩ. 

Ai cũng biết rằng, hầu hết các ông bà chủ (giám đốc) các trường trung học tư thục ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đều nặng đầu óc kinh tài hơn là tinh thần phục vụ việc học hành của các em học sinh. Vì thế, tại các trường này, môn Sử Địa (đặc biệt là môn sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại) và môn Công Dân bị coi như là không có, và nếu có, thì ngay cả giáo viên phụ trách cũng ở vào tình trạng  vừa không đủ tiêu chuẩn về bằng cấp, vừa dốt đặc cán mai táu về môn học này. Họ chỉ là những người học thuộc lòng bài học trong sách giáo khoa ngày hôm trước, rồi hôm sau đến lớp trả bài cho học sinh. Họ là những người do các ông Cha hay ban giám đốc nhà trường đưa vào dạy chỉ vì họ là tín đồ Da-tô hay có quan hệ thân tình với các ông linh mục hay ban giám đốc nhà trường, chứ không phải là một giáo viên có đủ tiêu chuẩn bằng cấp hay kiến thức vững chắc về môn Sử Địa và Công Dân.

Các trường trung học ở các tỉnh dù là do các ông Cha làm chủ hay những người khác làm chủ cũng ở trong tình trạng này. Lý do, như đã nói ở trên, việc mở trường tư thục hay mở lớp dạy học tư ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 là một nghiệp vụ kinh doanh (business). Các ông chủ trường đều có mẫu số chung là tích cực tăng thu và giảm chi đến mức tối đa. Cũng vì thế mà  những môn học như Sử Địa, Vẽ (họa), Hát (âm nhạc) Thể Dục, Nữ Công Gia Chánh đều bị chước giảm tối đa. Cũng vì thế mà những người được đưa vào dạy môn học này thường thường là những người kém phẩm chất để họ có thể  trả giá rẻ hơn.

Cũng đỡ cho các ông thày giáo này vì hầu hết học sinh Việt Nam trong thời kỳ này chẳng thiết tha gì với môn Sử Địa và Công Dân. Lý do chính là môn học này không nằm trong  chương trình thi viết trong các kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp (đến năm 1962). Đặc biệt hơn nữa là trong chương trình học Ban A và Ban B ở cấp III (Tú Tài I, Tú Tài II), môn Sử, Địa và Công Dân bị quy định là môn học phụ với hệ số 1, trong khi đó các môn Toán, Lý. Hóa, Anh, Pháp, Việt Văn, Vạn Vật, được coi là môn chính vừa nằm trong chương trình thi viết, vừa có hệ số 4, hệ số 3, tệ lắm thì cũng có hệ số 2. Tình trạng này đã khiến cho học sinh trong các trường công lập cũng như tư thục đều lơ là không thiết tha gì với môn học Sử Địa và Công Dân. Cũng nên biết là tại miền Nam trong những năm 1954-1975, có tới 90% học sinh cấp III theo học hai ban A và B. Như vậy là có tới 90% học sinh trung học ở miền Nam không học môn học Sử Địa và Công Dân.

Vấn đề đặt ra là thế lực nào chủ động đặt ra cái chế độ hệ số với dã tâm quy định môn sử địa xuống làm môn học phụ với hệ số 1 giống như các môn học vẽ, âm nhạc, thể dục, nữ công gia chánh?

Lời giải đáp được cho là thuận lý nhất cho vấn đề là: Với việc cắt xén và bóp méo rất nhiều sự kiện lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại cùng với việc loại bỏ môn lịch sử thế giới ra khỏi chương trình học ở bậc trung học như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng chính Giáo Hội La Mã (qua các ông giám mục và linh mục Việt Nam) là thế lực đã đặt ra cái chế độ hệ số quái đản như vậy.

Ngoài ra, trong thời kỳ này, ở miền Nam, còn có những lớp luyện thi. Các lớp này chỉ dạy những môn học chính như Toán, Lý, Hóa, Vạn Vật, Anh Văn, Pháp Văn, Việt Văn (ở các lớp 11) và Triết (ở các lớp 12). Các môn học khác, trong đó có môn Sử Địa và Công Dân, không được dạy ở các lớp này. Sự kiện này cho chúng ta thấy là hơn 90% những người học xong cấp III (có bằng Tú Tài II) không học các môn Sử, Địa và Công Dân.

Những phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ TẠI SAO những thế hệ sinh ra và lớn lên tiếp nhận nền học vấn qua chương trình trung học ở Việt Nam trong thời Liên Minh Pháp – Vatican đô hộ (1884-1954) và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1862-1975 đều ở vào tình trạng không biết gì về lịch sử thế giới và hiểu sai lạc lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại.

Sự thật là như vậy! nhưng có một điều oái oăm là khi ra đời, trong những lúc trà dư tửu hậu, hay bàn luận chính trị hoặc thời cuộc cũng như khi viết báo hay viết sách, người ta lại thích nói hay thích viết về những đề tài liên hệ đến môn học này, một môn học đã bị khinh rẻ, bị cắt xén, bị đẽo gọt và bị vo tròn bóp méo đến độ không còn ra hình hài gì nữa.

Thưa ông Nguyễn Ngọc Ngạn,

Như đã nói trên, vì khi còn theo học ở bậc trung học, ông không được học toàn bộ lịch sử thế giới và cũng không được học đầy đủ những bài học lich sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại một cách tường tận và chính xác. Rồi trước  khi viết hay tuyên bố những gì có liên hệ đến lịch sử, ông cũng không cố gắng bỏ công tìm đọc rộng rãi những tài liệu lịch sử thế giới và Việt Nam có liên hệ đến đề tài ông nêu lên, cho nên ông mới rơi vào tình trạng “múa rìu qua mắt thợ” như trường hợp:

1.- Ông tuyên bố khơi khơi trong cuốn băng Paris By Night 81 rằng, “Bắc Hàn không tấn công Nam Hàn…” mà không biết rằng trong thực tế Bắc Hàn đã tấn công Nam Hàn khởi đầu vào ngày 25/6/1950 gây nên cuộc chiến vô cùng khủng khiếp và kéo dài tới hơn 3 năm trời.

2.- Rồi sau đó, ông tiến tới giải thích thêm rằng:

Sau Đệ Nhị Thế Chiến thứ II, trên thế giới có ba nước giống hệt nhau, cùng bị chia đôi, Cộng Sản chiếm đóng một nửa, và một bên là quốc gia, là: Đức, Triều Tiên (tức là Bắc Hàn và Nam Hàn) và Việt Nam. Chúng ta thấy là ba quốc gia giống hệt nhau. Tây Đức đứng đầu thế giới về khoa học kỹ thuật. Nam Hàn phát triển cực nhanh và trở thành một tiểu cường quốc trên thế giới, và ngày nay thống trị về điện ảnh.  Chỉ còn có mỗi Việt Nam là còn lẹt đẹt mãi. TẠI SAO  như vậy? Là vì Bắc Hàn không xâm lăng Nam Hàn, Đông Đức không đánh sang Tây Đức, mà người ta lo kinh tế. Nếu miền Bắc Việt Nam không đánh vào miền Nam, tôi nghĩ, Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta ngày nay không thua gì Nam Hàn, là vì trí thông minh của người Việt chúng ta có thể nói là không thua  các quốc gia nào tại Á Châu.”

Lời tuyên bố trên đây chứng tỏ ông không biết gì về bối cảnh lịch sử của ba quốc gia Việt Nam, Đức và Nam Hàn trước và khi bị qua phân và cũng không biết gì về nội tình mỗi miền trong các quốc gia này sau khi bị xé ra làm hai.

3.- Ông đóng vai trò một ông thày dạy môn lịch sử (qua nhân vật thày giáo Thông) để chạy tội cho Giáo Hội La Mã về câu hỏi do nhân vật thằng Anh nêu lên rằng, “Đạo Công Giáo mang người Pháp vào chiếm nước ta!, có đúng như thế không anh Thông?” (trang 355). Lời giải thích sai lạc cho nhân vật "thằng Anh" về câu hỏi lịch sử trên đây  chứng tỏ ông không biết gì về việc Giáo Hội La Mã đã áp dụng sách lược cấu kết với các cường quyền và đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ (như đã được trình ở trên) với dã tâm dùng bạo lực của thế quyền để theo đuổi chủ nghĩa bá quyền,  thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại bằng chiêu bài truyền bá đạo Da-tô.

4.- Tệ hơn nữa, ông còn có chủ tâm hạ giá các vị tăng ni trong đạo Phật xuống ngang hàng với các ông Linh-mục trong đạo Da-tô như là  “cá mè một lứa.” bằng câu văn: “Tôn giáo nào cũng vậy, ông cha hay ông sư mê gái,. người ta cứ lôi đứa con gái ra mà đánh chửi, đổ hết mọi tội lỗi lên đầu nó...” ( Xóm Đạo, trang 43). Việc viết ra câu văn này cho thấy rõ ông không biết gì về vai trò và các nhiệm vụ phải làm của các ông tu sĩ Da-tô đối với Giáo Hội La Mã và cũng không biết gì về sự khác nhau như trắng với đen giữa một bên là chủ đích đi tu, đời sống tu hành khắc khổ và không có một chút quyền lực hay danh vọng nào trong cuộc đời đi tu cuả các nhà tu hành trong đạo Phật và một bên là chủ đích đi tu của giáo dân với hy vọng sẽ được trở  thành linh mục để thỏa mãn tham vọng danh lợi và nắm giữ quyền lực oai phong như một ông lãnh chúa tại địa phương quản nhiệm.

Thưa ông Nguyễn Ngọc Ngạn,

Sở dĩ chúng tôi phải lên tiếng về vấn đề này là vì những sai lầm của ông (được nêu lên đây) có tác dụng làm cho những người không hiểu (hay kém hiểu biết) lịch sử như ông và các thế hệ trẻ sẽ bị ảnh hưởng, sẽ hiểu biết lịch sử Việt Nam một cách sai lầm như ông đã viết trong cuốn Xóm Đạo và phát biểu trong cuốn băng nhạc Paris By Night 81. Đây là hậu quả trực tiếp của chính sách ngu dân do Giáo Hội La Mã chủ trương để kìm hãm dân ta ở trong tình trạng dốt sử bằng cách xem nhẹ môn Sử Địa và Công Dân đến độ xem như môn học này không còn hiện diện trong chương trình học ở bậc trung học (ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975).

Điều đáng trách đối với ông là môn lịch sử không phải là lãnh vực chuyên môn của ông, ông mới chỉ có một vài nghiên cứu rời rạc mà ông đã tưởng rằng ông rất am tường lịch sử giống như các ông thày chuyên nghiệp dạy môn lịch sử. Cho nên, ông mới rơi vào tình trạng viết và phát biểu sai lầm về lịch sử như đã trình bày ở trên.

Lịch sử Việt Nam có cả hàng rừng những sự kiện giống như những mảnh nhỏ rời rạc trong một trò chơi (bài toán) ráp hình (puzzel) mà  hình dáng của những mành nhỏ này dị biệt với đủ hình đủ kiểu, nhưng nếu được đặt đúng vị trí của chúng, thì ta sẽ tìm ra được đáp số của bài toán này.

Là một nhà giáo, chắc chắn là ông phải nhớ lời cụ Khổng dạy: “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giã.” (Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, thế mới gọi là biết.) và triết gia Socrates (470-399 B.C.) cũng đã dạy “Know yourself!” (Hãy biết chính mình!). Chúng tôi tin rằng, hơn ai hết, ông biết rõ khả năng kiến thức của ông nằm trong lãnh vực nào. Nếu ông biết rằng ông không biết nhiều về lịch sử thế giới và biết rất lơ mơ về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, thì ông đã không viết hay phát biểu bừa bãi như chuyện đã xẩy ra. Nếu được như vậy,  ông đâu có phạm phải những sai lầm đáng tiếc như chúng tôi đã nêu lên ở trên!

Thưa ông Nguyễn Ngọc Ngạn,

Chúng tôi phải viết những trang giấy này là điều vạn bất đắc dĩ do lương tâm của một người theo học ngành sử, dạy sử tại các trường trung học ở Việt Nam cũng như ở Hoa Kỳ ròng rã hơn ba mươi năm trời. Nghề dạy sử là cái nghề phải nói cho học sinh biết và hiểu rõ những sự thật đã xẩy ra trong quá khứ, cái nghề nói phải có sách, mách phải có chứng, lý luận phải thuận lý, và phải làm sáng tỏ những gì khuất tất, lươn lẹo có thâm ý xuyên tạc hay bóp méo lịch sử.

Vì thói quen nghề nghiệp, chúng tôi không cầm được lòng khi thấy những điều không đúng với sự thật lịch sử do ông viết ra trong cuốn Xóm Đạo cũng như ông tuyên bố trong cuốn băng nhạc Paris By Night 81, cho nên chúng tôi mới cố gắng biên soạn tập sách này để góp ý với ông. Hy vọng rằng ông sẽ xem xét lại và tìm hiểu xem những điều chúng tôi trình bày trong tập sách này ĐÚNG hay là SAI. Nếu thấy là ĐÚNG, xin ông hãy lên tiếng đính chính những sai lầm của ông như chúng tôi nêu lên ở đây. Nếu thấy rằng chúng tôi đã nói SAI, xin ông chỉ dẫn cho công luận và chúng tôi biết rằng chúng tôi SAI ở những chỗ nào.

Mong rằng ông sẽ không buồn lòng vì những điều chúng tôi nêu lên. Thân chúc ông và gia đình cùng những người thân thương của ông được vạn sự như ý.

Trân trọng,

Nguyễn Mạnh Quang

Ngày 1/4/2007