KHI NHÀ VĂN LẠM BÀN LỊCH SỬ

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/KNV/Thungo1.php

10-07-2008

Toàn tập: 0  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14

 

MỘT SỐ SAI LẦM CỦA NHÀ VĂN
NGUYỄN NGỌC NGẠN
TRONG NHỮNG LỜI TUYÊN BỐ VỀ LỊCH SỬ


THƯ NGỎ GỬI NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC NGẠN (đoạn hai)

3.- Độc kế chụp mũ và diễn biến của độc kế này.- Độc kế này sử dụng tất cả những từ ngữ xấu xa nhất và những gì độc ác nhất để gán cho tất cả thành phần đối tượng bị Giáo Hội La Mã chiếu cố. Những thành phần này gồm có (1) tất cả các tôn giáo khác và tất cả những nhóm dân không phải là tín đồ Da-tô, (2) tất cả những gì không phải là của Giáo Hội hay không thuộc về Giáo Hội,  (3) tất cả những thành phần phản đối những hành động lạm quyền và tội ác của Giáo Hội, (4) tất cả những thành phần hô hào và kêu gọi đổi mới, hủy bỏ những tập tục phong kiến lõi thời trong xã hội Da-tô giáo, (5) tất cả những thành phần khởi xướng cách mạng và tham gia cách mạng, đặc biệt là Cách Mạng Pháp 1789 cũng như các phong trào cách mạng bùng nổ ở Âu Châu vào những năm 1830, 1848, và  (6) tất cả những tác giả có tác phẩm nói về những hành động lạm quyền, nói về những rặng núi tội ác của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua và của các chế độ cha cố tay sai của Giáo Hội.

 

Tất cả đều bị Giáo Hội gọi là tà giáo, tà đạo, tà thần, tà thuyết, tà ma, ngoại đạo, man di, mọi rợ, vô đạo, chống Chúa, rối đạo, phá đạo, phản loạn, vô thần, Cộng Sản, Cộng Sản vô thần, Giao Điểm,  v.v…

 

Càng về sau, độc kế này càng có thêm nhiều quái chiêu, tinh vi hơn và siêu việt hơn, nhưng cũng vẫn giữ cái bản chất thô bạo, trắng trợn và hết sức trơ trẽn của nó. Mỗi lần có một phong trào mới chống đối Giáo Hội, thì Giáo Hội lại sử dụng quái chiêu mới. Dưới đây là diễn biến của độc kế này theo thời gian:

 

Năm 325, khi Hội Nghi Nicaea do Hoàng Đế Constantine (280-335) triệu tập, khai mạc vào ngày 20/5/325 để bàn về bản thể của ông Jesus trong tín lý Chúa Ba Ngôi. Tín lý này bị Giám-mục Arius và một số tu sĩ đồng quan điểm với ông không đồng ý và phản đối. Thế là những người phản đối này bị gán cho là “tà giáo” và bị đuổi ra khỏi hội nghị. Sự kiện này được sách Living World History ghi nhận với nguyên văn như sau:

 

"Thiên Chúa Giáo được tăng cường bằng một tín điều chung. Vì ông Jesus không để lại bản văn viết nào về tín lý cho nên mới có những tranh luận giữa các tín đồ về niềm tin Ki-tô. Để giải quyết vấn đề này, năm 325, Hòang Đế Constantine cho triệu tập một hội nghị nhóm họp ở Nicaea. Hội Nghị này sọan thảo một tín điều cho rằng Thượng Đế và ông Jesus Ki-tô có cùng một linh thể. Tất cả mọi người tham dự hội nghị đều đồng ý tín điều này, ngọai trừ một tu sĩ có tên là Arius và một số đồ đệ của ông ta. Những người này cho rằng Thượng Đế và ông Jesus Ki-tô có những linh thể khác nhau. Họ liền bị gán cho là tà giáo và bị trục xuất ra khỏi hội nghị. Những năm sau đó, phe theo ông Arius  và phe theo quyết định tín điều Nicene tranh  giành quyền lãnh đạo Giáo Hội. Cuối cùng, phe Nicene chiến thắng. Thêm vào tín điều Nicene, hội nghị còn khai triển những bản văn trong Thánh Kinh. Thánh Kinh của người Do Thái mà lúc đầu Giáo Hội Kitô Do Thái chọn làm Thánh Kinh được gọi là Cựu Ước Kinh và được thêm vào những cuốn sách biên sọan sau khi ông Jesus đã bị hành hình. Có rất nhìều cuốn đuợc biên sọan sau khi ông Jesus qua đời, nhưng chỉ có 27 cuốn được chọn, gom lại được gọi là Tân Ước Kinh." Nguyên văn: Christianity was strengthened by a common creed. Because Jesus left no written messages, disputes about Christian beliefs arose among his followers. To resolve this conflict, the emperor Constantine convened the Council of Nicaea in 325. This body formulated a creed supporting the doctrine that God and Christ were the same substance. All members present agreed to the doctrine except a priest named Arius and his few followers, who maintained  that God and Christ were of different substances. He and his followers were therefore banished from the Church as heretics (persons who hold a belief different the accepted view). As the years passed, the Nicenes and the Arians vied for leadership in the Church, but finally, the Nicenes were victorious. In addition to the Nicene Creed, there had developed an official book of sacred writings. To the holy writings of the Jews, which the early Christians adopted and called the Old Testament, were added religious writings compiled after the death of Jesus. Twenty-seven of these compilations, or books, were selected to make the New Testament..") Arnold Schrier & Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Ill: Scott, Foresman and Co, 1974), page 118-119.

 

Sau đó những người này bị truy lùng và bị tàn sát. Ông Charlie Nguyễn ghi lại thảm trạng của họ với nguyên văn như sau:

 

Năm 340, Đế Quốc La Mã tiêu diệt hết các giáo phái Kitô đi ngược lại các giáo điều của Hội Nghị Nicaea do Hòang Đế Constantine triệu tập vào năm 325 và chính thức đặt tên cho Giáo Hội Kitô  mới của toàn đế quốc là Công Giáo (tiếng  La-tinh là Catholica, tiếng Hy Lạp là Katholicos, có nghĩa là tôn giáo của hoàn cầu). Saint Cyril of Jerusalem đã viết như sau: "Tất cả mọi người thờ Chúa đều phải qui tụ trong một hệ thống thiêng liêng đặt dưới quyền cai trị của Giáo Hoàng La Mã. Bất cứ ai không phải là thành viên của Giáo Hội  đều bị vứt bỏ ra khỏi cuộc đời này và điều quan trọng hơn là bị vứt bỏ ra khỏi cả đời sau nữa." (All who worshiped God were united in one sacramental system under the government of the Roman Pontiff. Anyone not a member of the Church must be cast out of this life and more important, out of next).  Đây là một lệnh cưỡng bức toàn dân thuộc đế quốc phải theo đạo Công Giáo. Mọi người chống đối đều bị giết. Riêng những người Kitô thuộc giáo phái Arius (Arian Christians) bị giết trên 3.000 người.” Charlie Nguyên, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), trang 18-19.

 

Đây là lần đầu tiên Giáo Hội La Mã liên hệ  trực tiếp đến việc sử dụng bạo lực khủng bố và tàn sát những người đồng đạo không đồng ý về việc Giáo Hội bịa đặt ra tín điều Chúa Ba Ngôi. Kể từ đây Giáo Hội liên tục bịa đặt thêm nhiều tín lý khác nữa và tiếp tục sử dụng bạo lực tàn sát tín đồ còn nghi ngờ những tín điều do Giáo Hội bịa đặt ra. Trên đà hăng say, dựa vào những tín điều ghi trong các sách Leviticus (26:1-18),  sách  Phục Luật (12:2-3,  13: 6-9), Dân Số  (25:3-5) , Giáo Hội  liên tục dùng bạo lực để hủy diệt các tôn giáo khác và sát hại những thành phần không chịu khuất phục Giáo Hội bằng những chiến dịch "làm sáng danh Chúa" trong  "kế hoạch Kitô Hóa" các dân tộc thuộc các tôn giáo khác bị chinh phục.

 

Từ đầu thế kỷ 14, nhân dân Âu Châu vùng lên tranh đấu chống lại Giáo Hội La Mã và trở  thành một phong trào mà sách sử gọi là Thời Kỳ Phục Hưng và Cải Cách Tôn Giáo (The Renaissance and Reformation –1309-1648). Lúc đầu, các thành phần tiền phong của thời kỳ này hoạt động theo tinh thần của Chủ Nghĩa Nhân Bản (Humanism). Họ quan tâm đến quyền làm người, hăng say chỉ trích những việc làm sai lầm của Giáo Hội La Mã. Đồng thời, họ công khai bày tỏ mối hoài nghi và thắc mắc về quyền lực của Giáo Hội. Sự kiện này được sách  Men and Nations ghi nhận như sau:

 

"Theo thời gian, Chủ Nghĩa Nhân Bản trở nên một trường phái học thuật có một quan niệm nhân sinh mới. Một trong những đặc tính của quan niệm nhân sinh mới này là tinh thần phê phán. Thí dụ như một số tư tưởng gia trong phong trào này chỉ trích Giáo Hội La Mã, chống đối những điều mà họ cho là  thói hư, tật xấu, những khuyết điểm trong tổ chức và trong việc quản trị của Giao Hội. Những người này vẫn còn giữ vững niềm tin tôn giáo, nhưng họ không thể chấp nhận quyền lực của Giáo Hội mà không hoài nghi và thắc mắc.” Nguyên văn: “As time went on, Humanism became more than a certain type of scholarship; it also came to mean a new outlook on life. One characteristic of this outlook was a critical spirit. Some Humanists, for example, criticized the Church, protesting against what they regarded as defects in its organization and administration. Men like this remained religious, but they were less inclined than earlier thinkers to accept Church authority without question.”.  Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Men and Nations – A World History (New York: Harcourt Brace Jovanovich. 1975), p.294.

 

Càng về sau, sự chỉ trích và chống đối Giáo Hội càng trở nên sôi sục và bùng lên thành những thế lực đối kháng chống lại Giáo Hội bằng cả tư tưởng và vũ lực. Đây là  Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo (The Reformation 1309-1648) với các  phong trào Tin Lành của Linh-mục Martin Luther (1483-1546), của nhà thần học John Calvin (1504-1564) và  Phong Trào Cách Mạng Dân Chủ (The Age of Democratic Revolutions – 1603-1815). Vì các phong trào này được nhiều chính quyền thế tục ở Đức cũng như ở nhiều quốc gia khác ở Bắc Âu và Tây Âu  triệt để ủng hộ, cho nên  chính quyền các quốc gia này không chịu tuân lệnh Vatican tóm cổ họ trao cho các Toà Án Dị Giáo của Giáo Hội xử lý rồi đưa  lên các giàn hỏa thiêu để thiêu sống họ. Không thể tru diệt được họ, Giáo Hội bèn ra lệnh cho bộ máy tuyền truyền của Giáo Hội sử dụng những từ ngữ như  “thệ phản”, “chống Chúa”, “rối đạo” và “phá đạo” gán cho họ.

 

Thực ra, những người  theo đạo Tin Lành không hề phản ai hết và cũng thờ Chúa Cha Jehovah, Chúa Thánh Thần và Chúa Con Jesus như Giáo Hội La Mã chủ trương, chỉ khác có một điều là họ không chịu tuân phục Tòa Thánh Vatican và loại bỏ những tín lý do chính Vatican bịa đặt ra, trong đó có các tín điều về Bà Maria.

 

Từ đầu thế kỷ 16, nhiều tiến bộ khoa học và có nhiều phát minh được thực hiện. Đáng kể nhất là:

 

a.- Galileo Galilei (1564-1642) cải tiến được loại kính viễn vọng có khả năng hữu hiệu hơn để có thể chứng minh rằng trái đất di chuyển chung quanh mặt  trời, chứ không phải là mặt trời quay chung quanh trái đất như trong thánh kinh của Giáo Hội La Mã đã nói. Việc làm này chứng tỏ cho mọi người thấy rằng lời dạy trong Thánh Kinh là láo khoét. Vì lý do này, Giáo Hội mới tóm cổ ông, cưỡng bách ông phải từ bỏ công trình nghiên cứu trên đây của ông và bắt giam ông cho đến ngày ông qua đời. Xin xem Vụ Án Galileo Galilei, Phần III, nói về Khổ Nạn của Những Người Viết Văn Chân Chính, sách Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000).

 

b.- Nhà khoa học Johannes Kepler (1571-1630) khám phá ra quy luật trái đất quay chung quanh mặt trời theo quỹ đạo hình bầu dục, chứ không phải là hình tròn, và tốc độ di chuyển của trái đất tăng lên khi  đến gần mặt trời.

 

c.-  Nhà khoa học Isaac Newton (1642-1727) khám phá ra luật về quán tính (law of inertia), luật về trọng lực (law of universal gravitation) được công bố vào năm 1687.

 

Khoa học càng tiến bộ, người ta càng nhìn ra những tính cách bịp bợm trong thánh kinh và trong tín lý Ki-tô. Đây là nguyên nhân TẠI SAO Giáo Hội lại quyết tâm trù ẻm và tru diệt các nhà khoa học. Bằng chứng rõ rẹt nhất là nhà bác học Galileo Galilei (1564-1642) bị Giáo Hội bắt giam cho đến khi ông qua đời.

 

Đồng thời, cũng vào thời gian này, ở Âu Châu còn xuất hiện một phong trào  cấp tiến với những  tư tưởng gia cự phách như John Lock (1632-1704),  Voltaire (1694-1778) [tên thật là Francois Arouet], Dennis Diderot (1713-1784), Montesquieu (1689-1755) Jean Jacques Rousseau (1712-1788), v.v…. Các đại  tư tưởng gia này tự nhận là những người theo một tôn giáo mới là “tự nhiên thần giáo” (deism). Họ mạnh bạo đưa ra những ý kiến nhắm vào Giáo Hội La Mã để phê phán rất gay gắt. Họ đòi hỏi phải có sự khoan dung trong lãnh vực tôn giáo đối với mọi người. Họ hô hào và kêu gọi mọi người chỉ nên tin vào những gì hữu lý, đừng tin vào những điều nhảm nhí phi lý giống như những chuyện hoàng đường ở trong thánh kinh hay tín lý Ki-tô. Vì lý do này mà các nhà viết sử gọi thời kỳ này là Thời Đại Khoa Học và  Lý Trí (Science and the Age of Reason 1500 -1789), cũng gọi là Thời Đại Khai Sáng (The Enlightenment). Đi xa hơn nữa, Voltaire còn khẳng định rằng Thượng Đế không can thiệp vào đời sống con người ở trên thế gian này. Do đó, việc dâng cúng lễ vật và cầu xin là vô ích. Ngoài ra, ông còn chỉ trích những cuộc chiến tranh và những hành động bách hại nhân dân vì lý do tôn giáo. Ông chỉ trích gay gắt những hành động tham ô thối nát trong  Giáo Hội La Mã.

 

Vì lẽ này mà Giáo Hội hết sức thâm thù họ và muốn  tóm cổ họ đưa lên giàn hỏa thiêu, nhưng vì không còn có quyền lực ở những nơi họ trú ngụ, Giáo Hội đành phải thúc thủ, và gán cho họ là “vô thần”. Cũng từ đó, Giáo Hội ra công nhồi sọ cho tín đồ rằng “vô thần” là một tội ác xấu xa ghê tởm và hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả bọn phù thủy và tà giáo. Nói về vô thần, Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết:

 

Theo định nghĩa, vô thần là không tin, từ chối, không chấp nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa (Atheism = Disbelief in or denial of the existence of God). Thiên Chúa ở đây phải hiểu là Thiên Chúa  của Ki-tô Giáo. Vô thần không có nghĩa là chống Thiên Chúa, vì chống một cái không hiện hữu là một chuyện vô ích. Nói cho đúng ra, Vô Thần nếu có chống, là chống sự mê tín của con người vào một Thiên Chúa do chính con người bày đặt ra.” Trần Chúng Ngọc. “Cộng Sản Vô Thần, Phật Giáo Cũng Vô Thần Thì Sao?” sachhiem.net  ngày 23/3/2007. 

 

Nói về cái nhìn của các nhà trí thức trong Thời Đại Khoa Học và Lý Trí đối với hệ thống tín lý Ki-tô và việc họ lên án những việc làm bất chính của Giáo Hội La Mã, sách Livng World History viết như sau:

 

Những người theo tự nhiên thần giáo cho rằng, Thượng Đế tạo ra vũ trụ và đặt ra những quy luật thiên nhiền rồi để mặc cho những luật thiên nhiên này vận hành, rằng Thượng Đế không can thiệp vào đời sống hàng ngày của con người. Cầu xin để được Thượng Đế giúp đỡ  là vô ích. Do đó những lễ nghi và tế lễ  trong tôn giáo không còn là vấn đề quan trọng. Họ chỉ trích những cuộc gây lộn và bách hại nhau vì tôn giáo. Vi Voltaire chỉ trích gay gắt tệ trạng tham nhũng trong Giáo Hội  cho nên Giáo Hội gọi ông là vô thần.” (Nguyên văn: The deists believed that God created the universe, set it up to operate by natural laws, and left it alone. Moreover, God did not interfere in the daily lives of men. Believing that it was useless to pray for help, the deists felt that religious rituals were unimportant. They criticized  the quarrels and persecutions resulting from religious differences. Because Voltaire  bitterly attacked the corruption he saw in organized religion, he was called an atheist.” Arnold Schrier & Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Ill: Scott, Foresman and Co, 1974),  p. 385.

 

Ngoài việc trình bày quan niệm về tự nhiên thần giáo, ngoài việc chỉ trích những hành động bất khoan dung về tôn giáo, ngoài việc lên án Giáo Hội phát động những cuộc chiến với chủ tâm tàn sát những thành phần thuộc các tôn giáo khác, ngoài việc lên án nặng nề tệ trạng tham nhũng trong Giáo Hội La Mã, các nhà đại trí thức tự nhiên thần giáo còn hô hào và cổ võ nhân dân phải làm cách mạng để thay đổi tận gốc những định chế chính trị đương thời bằng một định chế chính trị hoàn toàn mới tiến bộ hơn, kêu gọi phải thăng tiến xã hội, giúp cho dân nghèo và giới cần lao có một đời sống tốt đẹp hơn. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

 

Giống như nhiều người đương thời, John Locke tin rằng tiến bộ chắc chắn sẽ đạt được nếu con người biết hành xử theo lý trí. Theo lý thuyết về chính quyền của ông, mọi người đều có một số quyền tự nhiên, phần lớn là quyền sống, quyền tự do và quyền tư hữu. Ông cho rằng, khi người dân thiết lập chính quyền là họ đã trao cho chính quyền cái quyền lực bảo vệ những quyền tự nhiên của họ. Việc này được thực hiện bằng một thỏa hiệp mà ông gọi là xã ước (cũng gọi là dân ước) giữa người dân và chính quyền. Nếu chính quyền không bảo vệ những quyền tự nhiên này của người dân, thì người dân có quyền thiết lập một chính quyền mới để thay thế nó.” Nguyên văn:“Like many men of his time, (John) Locke believed that progress was certain if men would use their minds and follow reason. According to his theory of government, men possessed certain natural rights, chiefly to life, liberty, and property. When the people established a government, he argued, they had given it the power to protect these rights. This had been done by means of an agreement, which he called a social contract, between the people and the government. If a government did not protect their natural rights, Locke said, the people had a right to establish a new government.” Arnold Schrier & Walter Wallbank. Ibid., p. 383. 

 

Thời Đại Lý Trí khích lệ việc lo cho phúc lợi của con người bởi vì các tư tưởng gia của thời đại này đòi hỏi phải cải cách những tập quán mà họ cho là vô lý. Nhờ vậy, người dân  được tự do tôn giáo nhiều hơn, nhiều tiên bộ  được thực hiện trong lãnh vực ý tế công cộng cũng như việc đối xử với những người ốm đau và những người bị bệnh tâm thần.” Nguyên văn: “The Age of Reason stimulated concern for the welfare of all human beings because thinkers demanded reform of customs that they considered unreasonable. Religious  liberty greatly increased, and notable improvements were made in public health and in the treatment of the sick and the insane.”Arnold Schrier & Walter Wallbank. Ibid., p. 388. 

 

Những tư tưởng trên đây của các nhà đại trí thức của Thời Đại Lý Trí đã gây niềm hứng khởi cho những lớp người kế tiếp hăng say tiến lên quyết tâm làm cách mạng để thay đổi tận gốc những quan niệm lỗi thời về tôn giáo, chính trị và xã hội để có một xã hội mới trong đó các quyền tự nhiên (natural rights) của con người phải được triệt để tôn trọng. (Xin xem Cách Mạng Pháp 1789 trong Mục XXVI, Phần VI của bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.) Sách sử gọi thời kỳ này là Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ (The Age of Democratic Revolutions – 1603-1815). Cuộc Cách Mạng Pháp 1789 được coi như là thành quả rực rỡ nhất và huy hoàng nhất của Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ.

 

Hiển nhiên là những lời hô hào cổ võ và việc làm của các nhà đại tư tưởng trong Thời Đại Lý Trí và Thời Đại Cách Mạng đều đụng chạm đến quyền lợi của Giáo Hội La Mã và giai cấp phong kiến phản động. Vì thế mà cả hai thế lực này đều vô cùng tức giận và cùng muốn tru diệt hết tất cả những người theo tự nhiên thần giáo và theo Cách Mạng Pháp 1789 . Chính vì lẽ này mà kể từ đó hai thế lực này luôn luôn cấu kết với nhau để chống lại mọi tư tưởng tiến bộ và chống lại tất cả mọi cải cách về chính trị cũng như về xã hội, cùng nhau tìm đủ mọi cách để hủy diệt những tiến bộ của khoa học, hủy diệt hết tất cả những thành quả của Cách Mạng Pháp 1789.

 

Ai cũng biết rằng các tư tưởng gia trong Thời Đại Lý Trí hô hào và kêu gọi mọi người “chỉ nên tin vào những gì hữu lý, và đừng tin vào những gì vô lý bất khả tín, đặc biệt là những tín lý Da-tô láo khoét”. Vì thế, Giáo Hội mới coi họ như là những kẻ tử thù và muốn tru diệt cả về thể xác và uy tín thanh danh của họ.

 

Về thể xác, Giáo Hội sử dụng các chính quyền đạo phiệt tay sai để truy lùng và tru diệt họ như Giáo Hội đã làm đối với những người bị Giáo Hội gán cho là “tà giáo’, là “phù thủy” từ thế kỷ 4 cho đến lúc bấy giờ, và còn tiếp tục làm như vậy cho đến ngày nay (nếu có hoàn cảnh). Thế nhưng, vào thời kỳ này, quyền lực của Giáo Hội ở Pháp, ở Bắc Âu và ở Đông Âu đã bị suy yếu rất nhiều vì thế lực của Tin Lành càng ngày càng mạnh. Cho nên Giáo Hội không thể tóm cổ và xử lý họ như Giáo Hội đã tóm cổ và xử lý các linh-mục John Huss (1373-1415), Savonarola Girolamo (1452-1498), Bruno Giordano (1548-1600),  nhà bác học Galileo Galilei  (1564-1642) và hàng triệu nạn nhân khác trước đó.

 

Về uy tín và thanh danh, bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội và bọn văn nô Da-tô ra công nhồi sọ tín đồ rằng họ là những người vô thần, và mô tả vô thần là những người vô cùng xấu xa, hết sức độc ác, rồi dùng tất cả các phương tiện truyền thông và giáo dục của Giáo Hội để loan truyền, phổ biến rộng rãi những lời vu khống này theo sách lược “Tăng Sâm giết người” (nhắc đi nhắc lại nhiều lần) và “cả vú lấp miệng em” (phổ biến ồ ạt và đồng loạt bằng nhiều phương cách khác nhau như báo chí, lớp học, giờ lễ trong nhà thờ v.v…). Tất cả những việc làm này chỉ có một mục đích duy nhất là gây cho mọi nguời có những ấn tượng vô cùng xấu xa về những người bị Giáo Hội gán cho là vô thần. Làm như vậy là Giáo Hội đã mang tội vu khống. Chúng ta nhớ lại điều răn thứ 9 của Giáo Hội nói là “không được làm chứng gian” (được hiểu là không được vu khống). Mục đích của Giáo Hội đặt ra điều răn này là để dạy dỗ tín đồ và mọi người không được nói dối (nói láo) với Giáo Hội, trong khi đó thì Giáo Hội tha hồ nói láo và tha hồ vu khống cho những người nào hay thế lực nào mà Giáo Hội không ưa thích hay thù ghét.

 

Tình trạng này khiến cho chúng ta nhớ lại trong các chế độ độc tài toàn trị, đặc biệt là trong các chế độ độc tài tôn giáo (đạo phiêt), luật pháp chuyên chế được làm ra là để bắt buộc giai cấp bị trị phải thi hành triệt để, còn những thành phần nằm trong giới lãnh đạo và giai cấp thống trị thì được đặc miền bằng nhiều cách: chính thức, bán chính thức và không chính thức. Điển hình nhất là luật động viên, luật hối đoái,  v.v..  ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Rõ ràng  là ở đâu có tình trạng “Cường quyền thắng công lý” (La raison du plus fort est toujours meilleure), luật pháp là do giai cấp thống trị làm ra và được diễn dịch để phục vụ cho giai cấp thống trị. Hiện nay, tình trạng này cũng đã và đang xẩy ra đối với cộng đồng đồng quốc tế tại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Sự kiện này được bà Kathy Schaefer viết trong mục ý kiến bạn đọc có tựa đề là. “Rules we apply to others don’t apply to U.S.”  đăng trong tờ The News Tribune (Tacoma, Washington) ngày 29/3/2007, nơi trang B7 với nguyên văn như sau:

 

“Ông Tòa Hogan Hoa Kỳ nói rằng cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld không thể chịu trách nhiệm về những hành động có liên hệ đến công việc của chính quyền. Vụ tranh tụng cho rằng tù nhân bị đánh đập, bị treo ngược lên trần nhà  bằng một sợi dây xích, bị đái lên người, bị cho điện giật và bị đem ra làm như bị hành hình.Tại sao chúng ta lại dùng thước đo những việc làm của ông Rumsfeld (nghĩa là của chính quyền Tổng Thống Bush) khác với cái thước đo để đo lường những việc làm của  Saddam Hussein? Tại sao những việc làm của Hussein lại không được coi là có liên hệ với việc làm của chính quyền của ông ta? Phải chăng chúng ta có một bộ luật cho thế giới và một bộ luật khác cho riêng chúng ta? Phải chăng Hussein đã không dùng lý luận này để biện minh cho những hành động riêng của ông ta? Đây là một thí dụ tai sao thế giới nghĩ rằng chính sách đối ngoại của chúng đáng khỉển trách." Nguyên văn: “U.S. District Judge Hogan said that former Defense Secretary Donald Rumsfeld cannot be held personally responsible for actions taken in connection with his government job. The lawsuit contends the prisoners were beaten, suspended upside down from the ceiling by chains, urinated on, shocked, sexually humiliated, burned, locked inside boxes and subjected to mock executions. Why is the measuring stick we use to measure  Rumsfeld ‘s (i.e., the Bush administration’s) actions different than the one we used to measure Saddam Hussein’s? Were Hussein’s actions not also taken in connection with his government job? Do we have one set of rules for the rest of the world and a different set for ourselves? Isn’t that the same reasoning Hussein used in justifying his own actions? This is one example of why the rest of the world thinks our foreign policies are somewhat reprehensible.” Kaythy Schaefer. “Rules we apply to others don’t apply to U.S.” The News Tribune [Tacoma] 29 March, 2007: B7.

 

Như đã trình bày ở trên, các tư tưởng gia tự xưng là tín đồ “tự nhiên thần giáo” bị Giáo Hội gán cho là vô thần, không những đã không làm điều gì xấu xa hay tàn ác, trái lại, họ còn dám xả thân liều chết hô hào  mọi người hãy hành xử theo lý trí để khỏi bị  (Giáo Hội) mê hoặc và lừa bịp bằng những tín lý Ki-tô. Hơn nữa, qua những tư tưởng cùng việc làm của họ, họ quả thật là ân nhân, là cứu tinh của nhân loại. Vì vậy mà  lịch sử đã tôn vinh họ là những vĩ nhân của loài người. Những người biết sử dụng lý trí và hiểu biết lịch sử thế giới đều biết rõ sự thực là như vậy, vì rằng cho đến  ngày nay, sách sử đều ghi nhận những người như Galileo Galilei (1564-1642), Johannes Kepler (1571-1630), Isaac Newton (1642-1727), John Lock (1632-1704),  Voltaire (1694-1778) [tên thật là Francois Arouet], Dennis Diderot (1713-1784), Montesquieu (1689-1755) Jean Jacques Rousseau (1712-1788), v.v… như là vĩ nhân và ân nhân của nhân loại. Chính vì vậy mà khi nói đến họ, ngoại trừ Giáo Hội La Mã và nhũng tín đồ Da-tô cuồng tín hay những người ít học, những người bình thường và có lý trí đều tỏ lòng khâm phục và kính trọng.

 

Thiết nghĩ ràng chẳng cần phải là bậc vĩ nhân như các bậc danh nhân đã được nêu lên trên đây, Nếu KHÔNG có lòng vị kỷ, tham lợi, háo danh, KHÔNG có ý định hay hành động cưỡng bách người khác phải làm theo ý muốn của mình, KHÔNG có ý nghĩ hay hành động tàn ngược bắt nạt và sát hại những người khác để chiếm đoạt tài sản, KHÔNG hãm hiếp đàn bà con gái, KHÔNG chiếm đoạt quyền lực một cách bất chính như Giáo Hội La Mã đã làm, và đăc biệt là KHÔNG cúi mặt gục đầu cam tâm làm tay sai cho quân cướp ngoại thù, đành lòng chống lại tổ quốc và dân tộc, THÌ dù là vô thần cũng vẫn phải được coi là lương thiện, hiền lành, đáng được ca ngợi và tôn vinh là thánh thiện, đáng được nêu gương cho mọi người theo đó mà hành xử.

 

Thực ra, những người tự xưng là vô thần hay bị gán cho là  vô thần là những người   “không chấp nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa” và “chống sự mê tín của con người vào một Thiên Chúa do Giáo Hội La Mã bày đặt ra.”  Như vậy, họ hoàn toàn chỉ là những người biết sử dụng lý trí để hành xử. Nhờ vậy, họ mới biết rõ bộ mặt thật ghê tởm của Giáo Hội La Mã. Chính vì biết rõ bộ mặt thật ghê tởm của Gíao Hội, cho nên Giáo Hội mới coi họ như là kẻ tử thù và tìm đủ mọi cách tru diệt họ về cả thanh danh uy tín lẫn thể xác  bằng mọi cách và bằng bất cứ giá nào. Nhưng vì vào thời kỳ này, các chính quyền Pháp, Đức và nhiều quốc gia khác ở Âu Châu  không còn tuyệt đối tuân phục Tòa Thánh Vatican nữa, cho nên Giáo Hội không thể trừng trị họ như Giáo Hội đã làm đối với những ngươi như John Huss (1373-1415),  Savonarola Girolamo (1452-1498), Bruni Giordano (1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642) và hàng triệu nạn nhân người Âu Châu khác trước đó không bao lâu. Cùng một nhận xét như trên, Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết:

 

"Tôi nghĩ rằng vài tài liệu như trên cũng đủ để cho chúng ta phân biệt được thế nào là “vô thần” và thế nào là “hữu thần”.  Sau đây chúng ta sẽ thử xem trong lịch sử thế giới những ai là “vô thần”.

 

Trước hết là Đức Phật, Đức Khổng Tử, Lão Tử ở Đông Phương trong thế kỷ 6 trước thường lịch. Cùng thời với 3 nhân vật vĩ đại của nhân loại trên, chúng ta thấy Simonides, một thi sĩ Hi Lạp. Rồi sau đó là Empedocles, Aristotle, triết gia Hi Lạp; Demosthenes, nhà hùng biện thành Athenes; Epicurus, triết gia Hi Lạp; Lucretius, triết gia La Mã; Statius, Thi sĩ La Mã.  Tất cả những nhân vật có tên trong lịch sử trên đều sinh ra trước Giê-su.  Trong cuốn Đức Tin Công Giáo, Giao Điểm xuất bản năm 2000, trong phần phụ lục, tôi đã đưa ra danh sách 75 danh nhân trí thức Âu Mỹ có thể xếp vào hạng những người vô thần. Phần này cũng đã được đưa lên trang nhà Giao Điểm.

 

Bây giờ chúng ta hãy kể vài nhân vật “hữu thần” nổi danh trên thế giới.  Hiển nhiên các giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, linh mục là những người “hữu thần” bậc nhất.  Mở danh sách các giáo hoàng ra chúng ta thấy có bao nhiêu giáo hoàng nổi tiếng trên thế giới, thuộc loại “lưu danh muôn thuở” hay “lưu xú vạn niên”.?  Lloyd M. Graham đã viết trong cuốn Những Dối Trá và Huyền Thoại Của Thánh Kinh (Deceptions and Myths of the Bible):  “Đối với hàng triệu linh hồn bị lạc dẫn...một ngàn năm tội ác và đồi bại (của giáo hội Công giáo) được làm nhẹ đi qua lời giải thích hời hợt là “chỉ có vài giáo hoàng xấu”.  Nếu những người giải thích như vậy mà lương thiện, họ phải thừa nhận rằng thật ra chỉ có vài giáo hoàng tốt” (For millions  of misguided souls..., a thousand years of crime and corruption are glossed over with the statement, “There were a few bad popes.”  Were their informers honest they would admid there were a few good). Sau đây là một thí dụ điển hình: Edward Gibbon (1737-1794), một Sử gia người Anh đã viết: “Những tội nghiêm trọng nhất đã bị dẹp bỏ, Người đại diện của Chúa Ki Tô (Giáo hoàng John XXIII, 1414) chỉ bị kết tội là ăn cướp, sát nhân, hãm hiếp, giao hợp đồng giống, và loạn luân (The most serious charges were suppressed; the Vicar of Christ (Pope John XXIII, 1414) was accused only of piracy, murder, rape, sodomy, and incest.)   Một số chi tiết về các giáo hoàng đồi bại này đã được trình bày trong cuốn Đức Tin Công Giáo, chương II, tôi không nhắc lại ở đây nữa.  Ngoài ra chúng ta còn phải kể Hitler, Mussolini, Franco, Pétain, MacCarthy, Von Papen, Himmler, Goebbels, Palevich v..v.., tất cả đều là những người “hữu thần”.  Nhưng tội ác của họ đối với nhân loại ra sao?  Công Giáo “hữu thần”, nhưng Công Giáo đã gây nên bao nhiêu thảm trạng cho nhân loại?

 

 

Riêng về Việt Nam thì những ai là “vô thần” theo nghĩa không biết đến, không tin, không công nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa của Ki Tô Giáo?  Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quốc sư Vạn Hạnh, Lý Thường Kiệt, Trần Bình Trọng, Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Hồ Chí Minh v...v...  Những bậc tiền nhân này đã làm gì cho nước Việt nếu không phải là có công đánh đuổi xâm lăng, bảo toàn chủ quyền, nền độc lập quốc gia, hoặc làm rạng danh nền văn hóa Việt Nam?  Còn những kẻ “hữu thần” là ai?  Pétrus Ký, Nguyễn Trường Tộ, Paulus Của, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân, Trần Lục, Ngô Đình Khả, Nguyễn Bá Tòng, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Hoàng Quỳnh v..v..  Họ là ai? Toàn là Việt gian bán nước, theo giặc chống lại tổ quốc, hoặc cuồng tín, nô lệ Vatican như Ngô Đình Diệm?

 

Ai có thể phủ nhận hay biện minh cho sự kiện bán nước của Công Giáo qua văn kiện có tính cách  khẳng định sau đây của chính Giám mục Puginier, được trích dẫn trong cuốn Catholicisme et Sociétes Asiatiques của  Alain Forrest và Yoshiharu Tsuboi:

 

"Giám Mục Puginier viết rằng: "Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng.  Thí dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ.  Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo, người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù; họ sẽ không thể tin cậy vào một ai; họ sẽ chỉ nhận được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của họ; họ sẽ bị đẩy vào  tình trạng không  thể hoạt động  được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng.  Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại."

 

(Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes.  La comparaison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force.  En effet, sans les missionnnaires et les chrétiens, les Francais se verraient entourés d'ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils se trouveraient donc réduits à l'impossibilité d'agir et seraient rapidement exposés à des vrais désastres.  Leur position ici ne serait plus tenable, et ils ne verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même serait compromis.)

 

Ai có thể phủ nhận hay biện minh cho hành động bán nước của linh mục Trần Lục, người dẫn 5000 giáo dân đi tiếp tay, hỗ trợ quân đội Pháp để hạ trung tâm kháng chiến Ba Đình của Đinh Công Tráng?  [Xin đọc Thập Giá Và Lưỡi Gươm của LM Trần Tam Tĩnh]

 

Ai có thể phủ nhận hay biện minh cho sự kiện là giám mục Lê Hữu Từ đã theo lệnh chống Cộng của giáo hoàng Pius XII, nhận vũ khí của Pháp khi Pháp trở lại Việt Nam, tổ chức những “khu tự trị” (sic) Phát Diệm, Bùi Chu để giết dân ngoại đạo vô tội, đi cướp phá các làng “lương”” dưới chiêu bài chống Cộng sản Vô Thần.

 

Vậy thì giữa “vô thần” cứu nước và làm rạng danh nước, và “hữu thần” nô lệ ngoại bang, phản bội quốc gia,  người dân Việt nên chọn thứ nào?  93% dân Việt đã chọn “vô thần”, còn 7% chọn “hữu thần”.  Viết như trên không có nghĩa là tất cả 7% người dân Việt theo Công giáo đều là những người bán nước, phản bội quốc gia.  Phần lớn họ là nạn nhân của một nền thần học ru ngủ xảo quyệt, không đủ trí tuệ để nhận ra bộ mặt thật của tôn giáo họ, ham hố một sự “cứu rỗi” không tưởng, tin theo luận điệu bịp bợm của giáo hội như giáo hoàng là đại diện của Chúa trên trần, “Cha cũng như Chúa” có quyền tha tội hay cầm giữ tội của họ v..v.., cho nên đã nhắm mắt theo lệnh của những linh mục đầy tớ của Vatican mà không ý thức được những hành động phản quốc của mình.  Họ đáng thương hơn là đáng trách.  Nhưng chính điều này đã chứng tỏ rằng “hữu thần” hoàn toàn không có gì có thể gọi là đạo đức hơn hay tốt đẹp hơn “vô thần” nếu không muốn nói là còn kém xa.” Trần Chung Ngọc. “Không Thần” và  “Có Thần” giaodiemonline tháng 4/2007. 

 

Vì vào thời kỳ này, quyền lực của Giáo Hội ở Pháp, ở Bắc Âu và ở Đông Âu đã bị suy yếu rất nhiều do thế lực của Tin Lành càng ngày càng mạnh, Giáo Hội không thể tóm cổ và xử lý họ như Giáo Hội đã tóm cổ và xử lý các linh-mục John Huss (1373-1415), Savonarola Girolamo (1452-1498), Bruno Giordano (1548-1600), nhà bác học Galileo Galilei và hàng triệu nạn nhân khác trước đó. Cho nên, ngoài việc dùng cái loa tuyền truyền vu khống cho họ đủ điều xấu xa  và xỉ vả họ với dã tâm gây cho tín đồ có ấn tượng xấu xa về họ, Giáo Hội còn đưa ra quái chiêu thế thủ bằng cách ra công nhồi sọ tín đồ rằng “Niềm tin tôn giáo không cần đến  sự can thiệp của lý trí và cũng không cần đến sự can thiệp của khoa học. ” Đồng thời, Giáo Hội cũng luôn luôn được nhắc nhở tín đồ phải ghi lòng tạc dạ hai câu nói “Phúc cho ai không thấy mà tin” và “Chỉ cần có niềm tin (tin vào Giáo Hội) bằng hạt cải, thì có thể bứng cả trái núi quăng xuống biển.”

 

Câu nói chót trên đây là lấy trong Matthew (21:18-22) trong chuyện cây vả bị Chúa Con Jesus “Toàn Năng, Toàn Thiện” và “lòng lành vô cùng” nguyền rủa cho khô héo chỉ vì nó không sinh trái vào lúc Chúa đang lúc đói lòng đi qua đó. Nguyên văn của câu nói này như sau: “Đức Chúa Jesus đáp rằng: Quả  thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi có đức tin, và không nghi ngờ chi hết, thì chẳng những các ngươi làm được điều đã làm cho cây vả mà thôi, song dầu các ngươi biểu hòn núi rằng: Hãy cất mình lên và quăng xuống biển, điều đó cũng sẽ làm được. Trong khi cầu nguyên, các ngươi lấy đức tin xin việc gì bất kỳ, thẩy  đều được cả.”(Matthew (21:21-22).

 

Nguời Việt Nam ta có câu nói “Cái kim trong giẻ lâu ngày cũng lòi ra”. Ngụ ý của câu nói này là “Hễ nói láo thì sớm muộn rồi cũng lòi đuôi ra.” Câu chuyện cây vả trên đây đã phơi bày tính cách bịp bợm trong lời dạy “Chúa Cha Jehovah, Chúa Con Jesus Toàn Năng Toàn Thiện” của Giáo Hội. Những người biết sử dụng lý trí không thể nào lại không đặt ra vấn đề là:

 

TẠI SAO Chúa bố Jehovah và Chúa con Jesus TOÀN NĂNG lại bất lực không làm gì được quỷ Satan?

 

TẠI SAO Chúa Con Jesus đã “TOÀN NĂNG” lại bất lực, không thể làm cho cây vả sinh trái cho Chúa ăn đỡ khi Chúa đói lòng?

 

TẠI SAO Chúa Con Jesus đã “TOÀN THIỆN” và “lòng lành vô cùng” lại đang tâm làm cho cây vả khô héo đi chỉ vì nó không sinh trái cho Chúa ăn khi Chúa đói lòng? 

 

Rõ ràng là nói láo cho nên mới xẩy ra tình trạng câu sau đá ngược câu trước như trên!

 

Thế nhưng, tín đồ Da-tô, đặc biệt là tín đồ Da-tô người Việt, đâu có biết sử dụng lý trí mà đặt ra những vấn đề như trên! Cũng nên biết là thường thường mỗi một tín lý Da-tô hay lời dạy của Giáo Hội La Mã  cũng đều có chứa đựng một gian ý  hoặc là lừa bịp hoặc là vơ vào  ở trong đó.

 

Giả dụ như tất cả tín đồ Da-tô đều biết sử dụng lý trí  để tìm hiểu những tín lý Da-tô, tìm hiểu những giáo luật và lời dạy của Giáo Hội,  thì  họ sẽ không ngần ngại gì mà dứt khoát giã từ cái “Giáo Hội Khốn Nạn” này (Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội và Xin Lỗi, (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 92,  giống như những trường hợp của các ông Charlie Nguyễn, Giuse Phạm Hữu Tạo, Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ và hàng trăm triệu tín đồ Da-tô khác ở Âu Châu, ở Bắc Mỹ và ở nhiều nơi khác. Nếu như thế, chắc chắn là Giáo Hội La Mã sẽ phải giải thể. Thực ra, ngày đó cũng không xa lắm đâu!

 

Kể từ đó, Giáo Hội dồn hết nỗ lực vào việc dạy dỗ tín đồ rằng “đừng nghe   những lời hô hào của các đại tư tưởng gia của Thời Đại Lý Trí”,. rằng, “Niềm tin tôn giáo không cần đến sự can thiệp của khoa học và lý trí.” Cho đến ngày nay, những lời dạy này của Giáo Hội vẫn còn được nhắc đi nhắc lại ở trong các công đồng Da-tô người Việt. 

 

 

Cũng từ đó, Giáo Hội lên án gay gắt các quyền tự do của người dân. Đó là các quyền tự do tôn giáo, quyền tự do giáo dục, quyền sống và quyền làm người của mọi người dân. Những quyền này đã được các đại tư tưởng gia trong Thời Đai Lý Tri gọi là quyền tự nhiên của con người và đặt lên hàng đầu trong mục tiêu tranh đấu của họ.

 

Song song với việc lên án gay gắt, dè bỉu và gièm pha các đại tư tưởng gia của thời Đại Khoa Học và Lý Trí, Giáo Hội dồn hết  nỗ lực vào việc tìm cách nắm độc quyền về giáo dục để khống chế chương trình học với dã tâm là để nhồi sọ tin đồ, rèn luyện thanh thiếu niên theo ý đồ của Giáo Hội  với mục đích kìm hãm họ trong vòng tối tăm ngu dốt giống như con cừu mà Giáo Hội gọi là con chiên. Có ngu như con cừu thì tín đồ mới tuyệt đối tin tưởng vào những tín lý Ki-tô láo khoét của Giáo Hội. Có như vậy thì Giáo Hội mới có đất nương thân để mà tồn tại.

 

Tất cả những gì trình bày trên đây đều là những sự thật lịch sử. Tất cả những sự thật lịch sử này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Roman Catholicism viết:

 

Danh sách những điều sai lầm: Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) lên án những phong trào đòi tự do tôn giáo, tự do hành động theo lương tâm, tự do ngôn luận, tự do báo chí, lên án cả những khám  phá về khoa học nếu không được sự chấp thuận của Giáo Hội La Mã và khẳng định quyền lực của Giáo Hoàng phải bao trùm lên trên quyền lực của các nhà cầm quyền thế tục.” Nguyên văn: “Syllabus of Errors, proclaimed by pope Pius IX, and ratified by the Vatican council, condemned freedom of religion, conscience, speech, press, and scientific discoveries which are disapproved by the Roman Church, asserted the pope’s temporal authority over all civil rulers.” Loraine Boettner, Roman Catholicism, (Phillipsburg, New Jersey: The Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p. 8.

 

Giáo-sư Lý Chánh Trung viết trong cuốn Tôn Giáo Và Dân Tộc với nguyên văn như sau:

 

Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.” Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 66.

 

Cũng trong tác phẩm này, nơi trang 76, ông ghi nhận:

 

Đức Giáo Hoàng Grégore XVI (1831-1846) đã gọi tự do báo chí là “thứ tự do tai hại nhứt, đáng ghét nhứt, kinh tởm nhứt mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi…” Lý Chánh Trung, Sđd.,  tr. 76

 

Đồng thời, cũng từ đấy, Giáo Hội càng tích cực sử dụng thủ đoạn gian ác để vơ vét, bóc lột và tích lũy tài sản cho đầy túi tham. Ngoài những thủ đoạn làm tiền bất chính trắng trợn nhất là  Bán thánh (simony), bán chức vụ (selling office) trong chính quyền, từ đầu thế kỷ 16, Giáo Hội còn sáng tác ra một mánh mung làm tiền mới là bán chứng thư xá tội (indulgences) cho những tín đồ cuồng tín ngu dốt,  lấy tiền chi phí cho bộ máy đàn áp nhân dân của Giáo Hội, chi phí cho những việc làm phô trương cái oai thế của Giáo Hội để lòe bịp người đời qua việc xây cất những ngôi nhà thờ vĩ đại với những tháp chuông cao chót vót lên đến tận lưng trời, và chi phí cho cuộc sống huy hoàng, ăn chơi đàng điếm, loạn luân, dâm loàn của các giáo hoàng và các vị chức sắc cao cấp trong Giáo Hội (như đã trình bày đầy đủ trong Mục VI, Phần I trong bộ sách LịchSử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã). Tình trạng này khiến cho nhân dân Âu Châu còn nằm trong vòng kèm tỏa của Giáo Hội vốn đã đói khổ điêu linh lại càng trở nên đói khỏ điêu linh hơn nữa và càng trở nên căm phẫn và thù ghét Giáo Hội nhiều hơn. Lời phát biểu của nhà báo Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794) cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:

 

"Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không? Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cướng quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn không?. Các bạn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng? Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi.". Nguyên văn: “Tell me, Frenchmen, is it possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for ten centuries the Pope has screwed you." .E. Boshier, The French Revolution (New York, W. W. Norton & Company, 1988), tr 155.

 

Sau này, tới thời Liên Minh Thánh (Vatican – Anh – Áo - Phổ - Nga) đánh đổ chính quyền của Hoàng Đế Napoléon I vào năm 1814 và  đưa người em của Vua Louis XVI lên ngai vàng, lấy vương hiệu là Louis XVIII (1814-1824)  [sau đó  Charles X (1824-1830) lên kế vị] tái lập vương quyền cho dòng họ Bourbon, Giáo Hội mới tìm cách trừng phạt những thành phần theo tự do thần giáo và những nguời đã từng theo Cách Mạng 1789  bằng cách ban hành nhiều luật mang nặng tính cách trả thù những thành phần nói trên, trong đó, đáng kể nhất là luật, cấm báng bổ thần thánh, tức là cấm người dân, không được nói gì đụng chạm đến Giáo Hội hay đụng chạm đến những tín lý của Giáo Hội. Sự kiện này được sách sử ghi lại với nguyên văn như sau:

 

"Trong thời gian hai ông Villele và Polignac giữ chức vụ thủ tướng chính phủ, những mối oán thù chất chứa trong lòng từ trước thì bây giờ được giới qúi tộc và Giáo Hội tha hồ phóng tay rửa hận. Bất cứ chuyện gì họ cũng nhớ đến để trả thù và rất khó cho họ thông cảm cho bất kỳ một chuyên gì. Họ mua chuộc, đút lót trong các thủ tục tiến hành bầu cử để loại bỏ những người thuộc thành phần tư sản (ra khỏi danh sách ứng cử viên); họ gia tăng gấp bội ngân khoản ngành cảnh sát để ngăn cản tự do báo chí và tự do tư tưởng. Họ bổ nhậm một ông giám mục làm viện trưởng viện đại học để lọai bỏ các tư tưởng tiến bộ. Họ tài trợ cho những chiến dịch ồn ào gọi là "sứ mệnh" để tu bổ và đi trồng cây chữ thập (thánh giá) khắp trong toàn quốc, mà có một số vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Họ dám ban hành một đạo luật trừng phạt những người bị kết tôi là "phạm thượng" hay "xúc phạm thần thánh" với những hình phạt hết sức là tàn ác dành cho những người nào bị cho là làm rối lọan hay phá vỡ các cuộc lễ lạc tôn giáo hay báng bổ thần thánh, dù rằng đạo luật này khó có thể thi hành được. Và cuối cùng, vào năm 1825, họ cho thông qua hàng tỉ bạc (tiền Pháp) để bồi thường 3 phần trăm trái phiếu cho những người trốn đi sống lưu vong ở nước ngoài trong thời Cách Mạng (1789-1815). Đạo luật này hạ nhục và làm khiếp sợ những người đã mua tài sản do chính quyền Cách Mạng bán cho. Họ còn bàn luận đến việc phục hồi chế độ quyền trưởng nam mà chưa bao giờ được áp dụng ở nước Pháp. Đồng thời, họ còn gửi một đoàn quân đến Tây Ban Nha để tái lập đế quyền cho tên bạo chúa Ferdinand VI sau khi hắn ta đã bị lực lương tự do tại Caditz đe dọa.”..Nguyên văn: “Under the governments of Villele and Polignac, the delayed rancor of aristocracy and Church were unleashed. They had forgotten nothing and understood hardly anything. They tampered with electoral procedures to exclude the bourgeois; they multiplied the financial and police obstacles to freedom of the press and expression. They appointed a bishop to head the state university in order drive out lively minds; they sponsored loud compaign called "missions" of reparation and planted crosses all over the countryside, some still visible today. They dared to promulgate a law against "sacrilege" that fixed harsh penalties for anyone who disrupted religious ceremonies or profaned "sacred vessels." although it proved impossible to enforce. And finally they passed the "billion for the exiles" in 1825, a simple indemnity of modest 3 percent bonds for those who had been "despoiled" by the Revolution. This act scandalized and terrified the former owner of national properties. There was also discussion of reestablishing the right of primogeniture, which had never applied generally throughout France. At the same time an expedition blessed by the absolute monarchs of Europe went to Spain to restore the despot Ferdinand VII to his throne after he had been threatened by a liberal rebellion at Caditz.” Pierre Goubert, The Course of French History, Trans. by Maarten Ultee (New York: Franklin Watts, 1988),tr. 370-371.

 

Từ năm 1848, khi bản Tuyên Ngôn Cộng Sản của hai ông Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) được công bố (vào năm 1848),  Giáo Hội cố gắng nhồi sọ tín đồ rằng “Cộng Sản” là tất cả những gì xấu xa nhất và độc ác nhất. Cũng từ đó, bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội và bọn văn nô Da-tô sử dụng hai chữ “Cộng Sản” và từ kép “Công Sản vô thần” để gán cho (1) tất cả những người bất đồng quan điểm với Giáo Hội, (2) những người chống lại những việc làm tội ác của Giáo Hội và (3) những người có ấn phẩm trình bày những việc làm tội ác của Giáo Hội và của các chính quyền cha cố tay sai của Giáo Hội. 

 

Vấn đề đặt ra là TẠI SAO Giáo Hội La Mã lại thù ghét Cộng Sản và chống Cộng Sản một cách cực kỳ dữ dội như vậy? Thắc mắc này được Giáo-sư Trần Chung Ngọc giải thích như sau:

 

Tại sao Ki Tô Giáo lại chống Cộng một cách điên cuồng bất kể thủ đoạn như vậy?  Thật là dễ hiểu, vì lý thuyết của Marx đã vạch trần bộ mặt thật của Ki Tô Giáo, kết quả là đưa Ki Tô Giáo vào con đường suy thoái không có cách nào cứu vãn.  Hiện tượng này thật là rõ rệt, không những chỉ ở Âu Châu, cái nôi của Ki Tô Giáo, mà còn ở khắp nơi trên thế giới, kể cả Bắc Mỹ.  Học giả Công giáo Joseph L. Daleiden đã viết trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng (The Final Superstition, Prometheus Books, New York,  1994): “Căn nguyên sự thù ghét của giáo hội Công giáo đối với Cộng Sản là giáo hội ý thức được rằng Cộng Sản, về ảnh hưởng, là một địch thủ tôn giáo.(The root of the (Catholic) Church’s antipathy toward Communism is its realization that Communism is, in effect, a rival religion).

 

Cũng vì vậy mà Ki Tô Giáo, nhất là Công giáo, đã dùng mọi thủ đoạn, khai thác sự cuồng tín và mê muội của tín đồ, gây căm thù trong đầu óc họ đối với Cộng sản mà Ki Tô giáo gán cho hai chữ Vô Thần, hàm ý Cộng sản chống Thần của Ki Tô Giáo. Cùng một sách lược, trước sự phát triển của Phật Giáo ở Tây phương, giáo hoàng John Paul II đã viết cuốn Bước Qua ngưỡng Cửa Hi Vọng trong đó ông ta phê bình: “Phật giáo đại để là một hệ thống “vô thần”” (Buddhism is in large measure an “atheistic” system). Câu viết đần độn lắt léo  này chỉ có mục đích đồng  hóa “vô thần” của Cộng Sản với “vô thần” của Phật Giáo để giữ đám tín đồ đừng đi theo Phật Giáo.  Giáo hội cũng tận dụng mọi phương tiện truyền thông tuyên truyền để tẩy não đám tín đồ có đầu mà không có óc, cấy vào đầu óc họ một ý niệm là “Vô thần tất nhiên phải xấu, chỉ có tôn giáo “hữu thần” mới là tốt” trong khi sự thực lại trái ngược hẳn lại.  Những người vô thần nổi tiếng từ xưa tới nay đều là những bậc thông thái, có đạo đức, chứ không tàn bạo, ngu đần, vô đạo đức như một số giáo hoàng thờ thần trong cái tôn giáo thờ thần là Công giáo như lịch sử đã chứng minh.  Và trong những xã hội Ki Tô Giáo “hữu thần”, tỷ lệ những tội ác như giết người, cướp của, loạn luân, con giết cha mẹ, cha mẹ giết con, ma túy v..v.. đã vượt trội những xã hội “vô thần.”

……

 

Hai chữ “vô thần” hầu như bao giờ cũng đi liền với hai chữ “Cộng sản” trong những bản văn chống Cộng ở hải ngoại, và ngay cả ở trong nước.  Không biết Cộng sản nghĩ sao, chứ riêng tôi, mỗi khi tôi đọc đến bốn chữ “Cộng sản vô thần” tôi lại mỉm cười thương hại cho sự đần độn trí thức của các tác giả viết ra những từ này.  Bởi vì “vô thần” là biểu hiện của tự hào, của danh dự, của sự tiến bộ trí thức.  Phần phân tích sau đây sẽ chứng minh luận cứ này.

 

Kết hợp Vô Thần với Cộng Sản là một thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc xảo quyệt mà Ki Tô Giáo nói chung, đặc biệt là Công Giáo La Mã, dùng để gây hận thù tôn giáo, mê hoặc đám tín đồ thấp kém mê tín và cuồng tín, trong sách lược chống Cộng trước đây.  Ngoài ra, khai thác lòng sùng tín đượm màu mê tín của giáo dân, giáo hội Công giáo cũng còn cho “Đức mẹ Maria” hiện ra ở Fatima để chống Cộng với 3 điều bí mật: 1) Cảnh tượng của hỏa ngục; 2) tiên đoán Nga Sô sẽ cải đạo theo Công giáo; và 3) một bí mật không được tiết lộ cho đến năm 1960, nhưng tòa Thánh đã dấu kín cho đến cuối thế kỷ 20, và khi John Paul II tiết lộ thì không ai biết đó là thật hay giả (Xin đọc Công Giáo Chính Sử,  Chương VII, Mục 7.1: Huyền Thoại Fatima), nhưng điều chắc là, theo một số chuyên gia về Công giáo, thì điều “bí mật” sau cùng này là điều giáo hội phịa ra để đánh bóng vai trò của John Paul II trước tình trạng suy thoái hiện thời của giáo hội.”. Trần Chung Ngọc. “Cộng Sản Vô Thần, Phật Giáo Cũng Vô Thần Thì Sao?” sáchhiem.net  ngày 23/3/2007.

 

Quái chiêu sử dụng hai chữ “Cộng Sản” và từ kép “Công Sản vô thần” để gán cho những thành phần đối tượng trên đây được tín dồ Da-tô người Việt triệt để áp dụng. Rõ ràng nhất là mấy năm gần đây, ông Da-tô Matthew Trần ở  Houston, Texas, công bố trên các diễn đàn điện tử một danh sách (bảng phong thần hay sổ đen) dài lê thê hàng  ngàn những người Việt hải ngoại mà ông gán cho họ là Cộng Sản, Cộng Sản nằm vùng và Cộng Sản vô thần, trong đó có cả anh em trong nhóm Giao Điểm và dĩ nhiên là có cả tên người viết. Những nạn nhân bị ông nêu đích danh trong cái bảng phong thần này đều là những người:

 

1.- Hầu hết  vừa không phải là tín đồ Da-tô, vừa lên án tên bạo Chúa Da-tô Ngô Đình Diệm là  thằng “tam đại Việt gian.” .

 

2.- Có liên hệ đến phong trào Phật Giáo hay học sinh sinh viên chống chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm trong những năm 1954-1963.

 

3.- Đã từng tham dự hay ủng hộ: (a) cuộc đảo chánh ngày 11/11/1963. (b)  vụ hai ông Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử bỏ bom Dinh Độc Lập và lúc hơn 7 giờ sáng ngày 27/2/1962, (c) cuộc Cách Mạng 1/11/1963.

 

4.- Có những bài viết hay ấn phẩm trình bày những hành động khuất tất và tội ác của Giáo Hội La Mã  trong gần hai ngàn năm qua và của chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm.

 

Cũng nên biết ông Da-tô Matthew Trần hiện nay ở vào tuổi trên 70 gần 80, là em ruột của ông Tướng Da-tô Trần Văn Trung (Cục Trưởng Cục Chiến Tranh Tâm Lý ở miền Nam Việt Nam trước ngày 30/4/1975). Trước ngày chính quyền và quân đội miền Nam Việt Nam rã đám, ông Da-tô Matthew Trần đã mang lon đại tá trong quân đội miền Nam. Với cấp bậc đại tá và với cái tuổi trên 70 gần 80, có thể là ông ta đã từng là tên lính bắt gà trong đạo quân đánh thuê cho Liên Minh Pháp – Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Tuy nhiên, điều này không quan trọng.

 

Người Việt Nam ta có câu nói, “Khôn văn tế, dại văn bia”. Văn tế còn được hiểu là văn nói, và văn bia được hiểu là văn viết và đem ra công bố cho bàn dân thiên hạ đều biết như trường hợp ông Da-tô Matthew Trần công bố cái bảng phong thần trên đây. Với trường hợp này, ta không thể nói ông MatthewTrần là dại vì rằng người ta nói “vì dại nên mới trót lỡ phát ngôn bừa bãi trong lúc bốc đồng hăng máu.” Nhưng ở đây là văn viết kê ra một danh sách với cả hàng ngàn người, tất nhiên là phải có tính toán, phải có chuẩn bị và thời gian chuẩn bị có thể lên tới nhiều ngày, nhiều tuần hay nhiều tháng. Với sự tính toán  và chuẩn bị công phu như vậy, chúng ta không thể bảo rằng ông ta dại mới làm như vậy, mà phải nói là ông ta ngu xuẩn mới làm như vậy. Theo các nhà tâm lý học và di truyền học, cao hay lùn, béo (mập) hay gầy ốm khẳng khiu, thông minh hay ngu xuẩn, thật thà chân chât hay gian manh xảo trá, nóng nẩy hay trầm tĩnh đều là những đặc tính di truyền từ đời tổ tiên, ông bà hay cha mẹ truyền lại. Người viết không biết và cũng không dám khẳng định cái đặc tính ngu xuẩn trong việc làm này của ông Matthew Trần có phải di truyền hay không. Điều này chỉ có chính bản thân ông Matthew Trần và thân nhân bà con ruột thịt hay những người quen biết toàn bộ gia đình hay gia phả nhà ông mới rõ ràng.

 

Điều đáng nói là khi công bố bảng phong thần này, Matthew Trần đã ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hy. Về học vấn, rất có thể ông ta theo học tại các  trường đạo ở bậc tiểu và trung học, có thể là ông ta đã học xong bậc trung học, học hết lớp 12, cũng có thể ông ta  học được mấy năm đại học về ngành thần học (ban triết). Cũng nên biết cái được gọi là kiến thức thần học là một thứ kiến thức “tán hươu tán vượn” bịp bợm chỉ dùng đề lừa bịp và lường gạt người đời đúng như ông Charlie Nguyễn đã ghi nhận:

 

Cái gọi là sự học vấn của các trường tôn giáo hoặc sự uyên bác của học sĩ Ulamas thực chất chỉ là một môn học “tán hươu tán vượn” về những điều huyễn học của thần học (theology). Thần học của Hồi Giáo cũng tương tự như thần học Do Thái Giáo và Ki-tô Giáo. Thần học là một môn học đầy tính chất hoang tưởng viển vông nhảm nhí. Càng đi sâu vào thần học, con người càng lún sâu vào “ốc đảo tâm linh” xa rời thực tế và dầy đặc những định kiến sai lầm. Những mảnh bằng “Tiến Sĩ Thần Học” là những giấy chứng chỉ công nhận sự ngu xuẩn của kẻ được cấp. Chỉ đến khi có cơ duyên tỉnh ngộ, kẻ đó mới cảm thấy xấu hổ là đã được cấp những mảnh bằng về thần học mà thôi.” Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo Và Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr. 335-336.

 

Về địa vị và chức vụ, ông ta đã được thăng lên đến cấp bậc đại tá và cũng có thể đã từng giữ một hay nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền miền Nam trong những năm trước ngày 30/4/1975. Như vậy là ông ta có đủ cả tuổi đời được coi như là chín chắn, học vấn khá đủ không thể bảo là ngu dốt, chức vụ đủ để cho đời biết mặt cũng là một người có quyền cao chức trọng trong chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm trước ngày 30/4/1975. Ấy thế mà khi công bố cái bảng phong thần này, ông ta lại không biết rằng làm như vậy là một hành động của một tên vô học cực kỳ ngu xuẩn. Thế mới biết rằng, một khi đã trở thành một tín đồ Da-tô cuồng tín, dù  là có bằng cấp học vấn ở vào cỡ nào đi nữa, dù là  đã từng nắm giữ những chức vụ cao trọng trong các  chính quyền cha cố ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, và dù là đã già đầu hơn 70 tuổi, thì cũng vẫn ngu xuẩn, ngu xuẩn không khác gì những hạng người vừa mang dòng máu ngu dốt di truyền, vừa mất dạy, vừa vô học.

 

Đó là nói về cái mũ Cộng Sản, Cộng Sản nằm vùng  và cộng sản vô thần mà ông Da-tô Matthew Trần đã chụp lên đầu những người Việt hải ngoại thuộc các tôn giáo khác và bất đồng chính kiến với ông.

 

Thế nhưng, đối với những người như Trần Tam Tình (linh mục), NguyễnThanh Sơn (linh mục), Charlie Nguyễn (Bùi Văn Chấn) Giuse Phạm Hữu Tạo, Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, Lý Chánh Trung, Peter de Rosa (tác giả sách Vicars Of Christ), Malachi Martin, (tác giả của những cuốn The Decline And Fall of The Church, Rich Church, Poor Church, The Keys Of This Blood, v.v…) Avro Manhattan (tác giả những ấn phẩm Vietnam: Why Did We Go?, The Vatican Holocaust, v.v..), Ralph Woodrow  (tác giả sách Babylon Mystery Religion),  O.C. Lambert (tác giả sách Catholiciism Against Itself), Lloyd M. Graham (tác giả sách Deceptions and Myths of the Bible), Loraine Boettner (tác sách Roman Catholicism), v.v…, Giáo Hội không thể gán cho họ là Cộng Sản và Cộng Sản vô thần, Cộng Sản nằm vùng được vì họ đều là những tín đồ của Giáo Hội, trong đó có nhiều người đã từng là tu sĩ hay cán bộ đắc lực của Tòa Thánh Vatican.

 

Với những người này, nếu chụp cái mũ “Cộng Sản” hay “Cộng Sản vô thần” hoặc Cộng Sản nằm vùng lên đầu họ,  thì ngược ngạo quá. Do đó, bộ máy tuyền truyền của Giáo Hội và bọn văn nô Da-tô mới sử dụng một quái chiêu khác, gọi họ là “những người bất mãn” (trường hợp Giáo-sư Lý Chánh Trung), “những kẻ điên khùng” (trường hợp Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn, ông  Charlie Nguyễn), hoặc là “những người rối đạo”, hay “những người chống Chúa” (trường hợp Linh-mục Trần Tam Tỉnh, Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, ông Giuse Phạm Hữu Tạo).

 

Đồng thời, bộ máy tuyền truyền của Giáo Hội và bọn văn nô Da-tô cũng gán ghép từ vô thần vào với đạo Phật  để khích lệ tìn đồ Da-tô thù ghét tôn giáo này. Sự kiện này cũng được Giáo Hoàng John Paul II khẳng định rõ ràng trong cuốn Crossing The Threshold Of Hope bằng câu văn: “Buddhism is in large  measure an atheistic system.” (Trên một bình diện rộng lớn, đạo Phật là một hệ thống vô thần.)” John Paul II, Crossing The Threshold Of Hope  (New York, Alfred A. Knoff, 1994), . p.86.

 

Tệ hơn nữa, họ còn tìm đủ mọi mánh mung để gièm pha và hạ giá đạo Phật và đạo Khổng. Về đạo Phật họ sáng tác ra những câu thơ lúc bát và nói là thi ca dân gian để mạt sát mạt sát các nhà  sư như:

 

Ba cô đội gạo lên Chùa

Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.

Sư về sư ốm tương tư,

Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu.

 

Một người bạn đã từng dạy ở trường Đại Học Văn Khoa cho biết, những người có quyền thế trong trường Đại Học Văn Khoa (đa số là tín đồ và tu sĩ Da-tô) đòi đem những câu văn này vào chương trình giảng dạy của  nhà trường. Ông bạn này đã phản đội việc làm này, nhưng không có hiệu quả..

 

Đối với đạo Khổng, họ cũng dùng những mánh mung tương tự như vậy để hạ nhục tôn giáo này. Trong những năm sống ở miền Nam (1955-1975) và ở Hoa Kỳ từ năm 1975 cho đến ngày nay, thỉnh thoảng người viết  thấy trên báo chí và diễn đàn điện tử có câu thơ “Váy Đình Bẳng Bảng buông chùng cửa Khổng.” mà người viết cho là quái lạ. Câu thơ này làm cho người viết hoài nghi và thắc mắc rồi để ý tìm hiểu  nguốn gốc hay xuất xư của nó. Mãi tới gần đây, tình cờ được đọc bài viết “Hoàng Cầm – Yêu Thương và  Tha Thứ là Cái Lối của Cuộc Sống” của tác giả Đinh Hương Bình đăng trên trang nhà giaodiemonline tháng 3/2007, người viết mới biết là câu thơ trên đây nguyên gốc là một câu thơ mở đầu trong bài thơ La Diêu Bông của Thi-sĩ Hoàng Cầm được sáng tác vào một ngày trong những tháng rét lạnh của mùa Đông năm 1959. Dưới đây là nguyên văn bài thơ nay:

 

Váy  Đình Bảng buông chùng cửa võng,

Chị thẩn thơ đi tìm

Đồng chiều cuống rạ.

Chị bảo

Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông

Từ nay ta gọi là chồng.

 

Hai ngày em tìm thấy Lá

Chị chau mày

Đâu phải Lá Diêu Bông.

 

Mùa đông sau Em tìm thấy Lá

Chị lắc đầu

Trông nắng vãn bên sông.

 

Ngày cưới chị

Em tìm thấy Lá

Chị cười xe chỉ ấm trôn kim.

 

Chị ba con

Em tìm thấy Lá

Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.

 

Từ thuở ấy

Em cầm chiếc Lá

Đi đầu non cuối bể

Gió quê vi vút gọi

Diêu Bông hỡi!

Ới Diêu Bông!

 

Hoàng Cầm – Rét  1959

 

Mánh mung của bọn văn nô Da-tô  để làm hạ giá những tôn giáo khác và các thành phần trong xã hội bị Giáo Hội La Mã và bọn chúng chiếu cố là như vậy!

 

(xem tiếp đoạn chót)