KHI NHÀ VĂN LẠM BÀN LỊCH SỬ

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/KNV/PhanI4.php

10-07-2008

Toàn tập: 0  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14

 


PHẦN I

LỜI TUYÊN BỐ CỦA ÔNG NGẠN TRONG CUỐN

VIDEO PARIS BY NIGHT SỐ 81 (5)

 


IV.  NẾU MIỀN BẮC KHÔNG TẤN CÔNG MIỀN NAM…

Nhân lời tuyên bố “Nếu miền Bắc không tấn công miền Nam….” của ông Nguyễn Ngọc Ngạn, chúng tôi nêu ra một vài vấn đề như sau:

- Về chủ đích của ông Nguyễn Ngọc Ngạn  trong lời tuyên bố này?

- Chính quyền miền Nam sẽ là loại chính quyền như thế nào?

- Đời sống của đại khối nhân dân miền Nam sẽ như thế nào?

- Phản ứng của đại khối nhân dân ta trong toàn quốc (cả miền Bắc và miền Nam) sẽ như thế nào?

- Kết cục sẽ ra làm sao?

Dưới đây là phần trình bày về các vấn đề trên đây.

 

A.- Về chủ đích của ông Nguyễn Ngọc Ngạn?

Khi đưa ra lời tuyên bố “Nếu miền Bắc không phát động chiến tranh xâm lăng miền Nam, thì ngày nay Việt Nam Cộng Hòa không thua gì Nam Hàn.”, tất nhiên là ông Nguyễn Ngọc Ngạn phải có một chủ đích. Theo sự suy luận của chúng tôi, câu tuyên bố trên đây của ông Nguyễn Ngọc Ngạn có chủ tâm nhằm ru ngủ nhân dân ta quên hẳn cái đại họa một nửa đất nước vẫn còn nằm trong tay kẻ thù của dân tộc là Giáo Hội La Mã, một thế lực đã từng cấu kết với đế quốc thực dân xâm lược Pháp trong việc đánh chiếm và thống trị tổ quốc ta  từ giữa thế kỷ 19 cho đến năm 1954,  rồi sau đó lại núp dưới cái dù che chở của siêu cường Hoa Kỳ để tồn tại và tiến hành chính sách Ki-tô hóa nhân dân miền Nam Việt Nam bằng tất cả mọi phương tiện và bạo lực của chính quyền.

Ai cũng biết rằng:

1.-  Giáo Hội La Mã vận động Pháp liên kết với Giáo Hội và xuất quân đánh chiếm Việt Nam từ năm 1858 để cùng cướp đoạt tài nguyên đất nước chúng ta đem về làm giầu cho chính quốc và cùng cưỡng bách nhân dân ta làm nô lệ. Ngày 9/3/1945 bộ máy thống trị của Liên Minh Pháp – Vatican bị quân Nhật lật đổ.

2.- Từ tháng 8 năm 1945, Giáo Hội lại liên kết với đế quốc Pháp đem quân tái chiếm Đông Dương gây nên cuộc chiến mà nhân dân Pháp gọi là “Chiến Tranh Bẩn Thỉu” (La Sale Guerre), nhân dân ta gọi là cuộc Kháng Chiến 1945-1954, và các nhà viết sử thế giới gọi là “The First Indochina War”. Cuộc chiến này kéo dài cho đến khi tập đoàn cứ điểm của Liên Quân Pháp – Vatican bị thảm bại vào chiều tối ngày 7/7/1954. Mãi tới thời điểm này, chính quyền Pháp mới nghiêm chỉnh thương thuyết với phái đoàn Việt Nam tại Hội Nghị Genève 1954 để công nhận chủ quyền độc lập dân tộc Việt Nam và rút quân về nước.

3.- Năm 1950, khi quân đội Kháng Chiến Việt Nam chuyển giai đoạn tổng phản công tiêu diệt các đồn bót của Liên Quân Pháp – Vatican tại các tỉnh ở các vùng ven biên Việt Hoa (Lạng Sơn, Cao Bằng và và Bắc Cạn), Vatican sợ rằng Pháp sẽ không thể nào tiếp tục khứng nổi “Cuộc Chiến Bẩn Thỉu” này và sẽ tìm cách thương thảo với chính quyền Kháng Chiến Việt Nam để rút quân về nước.

4.- Để tiếp tục duy trì quyền lực Việt Nam, tháng 8 năm 1950, Giám-mục Ngô Đình Thục được lệnh dẫn ông Ngô Đình Diệm sang La Mã bệ kiến Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) để nhận chỉ thị, rồi dẫn ông ta sang Mỹ giao cho Hồng Y Francis Spellman đem ông ta đi giới thiệu với các chính khách có thế lực trên sân khấu chính trị Hoa Kỳ để vận động đưa ông ta về cầm quyền ở Việt Nam.

5.- Tháng 3 năm 1954, tập đoàn cứ điểm của Liên Quân Pháp – Vatican tại Điện Biên Phủ đang ở vào tình thế tuyệt vọng. Đúng vào lúc này, Hội Nghị Genève khởi nhóm rồi xoay qua bàn việc kết thúc chiến tranh Đông Dương. Trong tình huống này, Vatican rất lo sợ Pháp đang ở thế yếu (vì là phe bại trận), sẽ công nhận chủ quyền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và rút quân về nước. Nếu như vậy, Giáo Hội La Mã sẽ mất hết quyền lực ở Việt Nam. Vì thế, Vatican mới ra lệnh cho tất cả những tu sĩ và tín đồ người Mỹ đang có thế lực ở trên sân khấu chính trị Hoa Kỳ (ở trong cũng như ở ngoài trong chính quyền) như John Foster Dulles (Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao), Allen Dulles (Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương), Mike Mansfield (Thuợng Nghị Sĩ, Quốc Hội Hoa Kỳ), John F. Kennedy (Thượng Nghi Sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ), Walter Judd (Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỷ), William Douglas (Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện), Giáo-sư  Edmund Walsh, Hồng Y Francis Spellman, Giám-mục Carroll, Linh-muc McGuire Linh-mục Emmanual Jacque,  v.v… phải dùng hết khả năng thuyết phục chính quyền Hoa Kỳ làm áp lực với Hội Nghị Genève phải chấp nhận điều khoản tạm thời chia đôi Việt Nam, nếu không, Mỹ sẽ không cam kết tôn trọng những thành quả  của Hội Nghị này. Mấy bản văn sử dưới đây giúp chúng ta một tia sáng soi rọi vào vấn đề này:

Tại Genève, Hội Nghị đã đạt được thỏa hiệp chấm dứt chiến tranh ở Viêt Nam, Cao Mên và Lào. Riêng tại Việt Nam,trong khi chờ đợi cuộc tổng tuyển cử  sẽ được tổ chức trên toàn lãnh thổ để giải quyết vấn đề thể chế chính trị, vĩ tuyến 17 được dùng làm đường phân ranh tạm thời chia đôi quốc gia này. Bản tuyên bố cuối cùng được tất cả các thành viên tham dự hội nghị khẩu thuận, ngoại trừ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không quậy phá thỏa hiệp này, nhưng sẽ  quan tâm đến việc tái xâm lăng. Chính quyền Bảo Đại tố cáo Thoả Hiệp Genève.” Nguyên văn: “Agreements reached at Geneva in July call for cessation of hostilities in Vietnam, Cambodia, and Laos. Provisional demarcation line at seventeenth parallel divides Vietnam pending political settlement to be achieved through nationwide elections. Final declaration accepted orally by all participants at the conference except United States, which states it will not disturb the agreements but would view renewed aggression with concern. Bao Dai’s government denounces agreements.”  Stanley Karnow, Vietnam A History (New York: The Viking Press,  1883), p. 678.

Rồi sau đó, Liên Minh Mỹ - Vatican vi phạm Hiệp Ước Genève và can thiệp trực tiếp vào miền Nam Việt Nam. Sự kiện này được sử gia Alfred McCoy ghi lại rõ ràng trong cuốn The Politics of Heroin in Southeast Asia mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên. Để cho độc giả khỏi mất công tìm lại, chúng tôi xin ghi lại đây một phần của bản văn này:  

Nhưng những người chiến binh đạo đức mang máu lạnh ở Hoa Kỳ lại không uyển chuyển như vậy. Ngay sau khi Hiệp Ước ký kết được mấy tuần, Hồng Y Cardinal Spellman, một giáo chủ Da-tô có thế lực của địa phận New York, đến nói chuyện với Hội Nghị Lê Dương Hoa Kỳ (American Legion Convention), cảnh báo rằng,

“Nếu Geneva hay những gì được thỏa thuận ở đó, tất cả có ý nghĩa gì, nó có ý nghĩa là tiếng chuông báo tử cho những hy vọng của tự do ở Đông Nam Á Châu! Là những tiếng chuông báo cho biết hàng triệu người Đông Dương đã bị phản bội. Những người này bây giờ phải học để biết về những sự kiện khủng khiếp của cuộc đời nô lệ với những Ông Chủ Cộng Sản.”

Thay vì trao miền Nam Việt Nam cho nhà cầm quyền Cộng Sản vô thần, chính quyền  Eisenhower lại quyết định tạo dựng ra một quốc gia mới là “miền Nam Việt Nam” mà trước đó không hề có. Nhìn lại những chính sách của Hoà Kỳ trong thời sau Thỏa Hiệp Geneva vào thời điểm giữa thập niên 1960, Tài Liệu Ngũ Giác Đài đã kết luận rằng miền Nam Việt Nam chỉ là sản phẩm của Hoa Kỳ.”

Không có sự ủng hộ của Hoa Kỳ, hầu như chắc chắn là ông Diệm không thể củng cố được quyền lực ở miền Nam trong những năm 1955 và 1956.

Không có sự đe doạ can thiệp của Hoa Kỳ, miền Nam Việt Nam đã không thể từ chối bàn thảo với miền Bắc để tiến hành tổng tuyển cử như Thỏa Hiệp Geneva đã quy định mà không bị quân đội Việt Minh đè bẹp ngay tức thì. 

Không có viện trợ của Hoa Kỳ trong những năm tiếp theo đó,  chế độ Diệm và cả miền Nam nữa hầu như  chắc chắn là không thể tồn tại được.”

(Nguyên văn: “But America’s moralistic cold warriors  were not quite so flexible. Speaking before the American Legion Convention several weeks after the signing the Geneva Accords, New York’s influential Catholic prelate, Cardinal Spellman, warned that,

“If Geneva and what was agreed upon there means anything at all,  it means … taps for the burried hopes of freedom in Southeast Asia! Taps for the newly betrayed millions of Indochinese who must now learn the awful facts of slavery from their eager Communist Masters.”

Rather than surrendering southern Vietnam to the “Red rulers “godless goon,”  the Eisenhower administration decided to create a new nation where none had existed before. Looking back on America’s post Geneva policies  from the vantage point of the mid 1960s, the Pentagon Papers concluded that South Vietnam “was essential the creation of the United States”:

“Without U.S. support, Diem almost certainly could not have consolidated his hold on the South during 1955 and 1956.

Without  the threat of U.S. intervention, South Vietnam could not have refused to even discuss the elections called for in 1956 under the Geneva settlement without being immediately overrun by the Viet Minh armies.

Without U.S. aid in the years following, the Diem regime certainly, and independent South Vietnam almost as certainly, could not have survived.” Alfred W. McCoy, The Politics of Heroin in Southeast Asia (New York:Harper & Row Publishers, 1972), pp. 149-150.

6.- Như vậy là từ năm 1954, Giáo Hội lại dựa vào sức mạnh quân sự của siêu cường Hoa Kỳ để gây nên thảm họa đất nước ta bị xé ra thành hai miền Bắc và Nam với dã tâm duy trì và cũng cố quyền lực ở miền Nam Việt Nam.

Tóm lại, lời tuyên bố này của ông Nguyễn Ngọc Ngạn là nhằm để cổ võ cho thái độ ích kỷ, cầu nhàn, không cần biết đến quốc nhục, và mối hận đất nước bị chia đôi và  một nửa nước vẫn còn Giáo Hội La Mã thống trị qua các chế độ đạo phiệt Da-tô tay sai thàm tàn và bạo ngược  nhất trong lịch sử Việt Nam. Lời phát biểu này có tác dụng làm cho những người trong nhóm thiểu số Da-tô “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” và  những người thiếu suy nghĩ, nặng tinh thần cầu an, bằng lòng với tình trạng đất nước Việt Nam chúng ta mãi mãi bị chia đôi thành hai quốc gia thù địch. Điều này rất phù hợp với ý muốn của các thế lực ngoại xâm, đặc biệt là đối với Đế Quốc Vatican mà người viết đã trình bày ở trên.

Nếu lời nói trên đây của ông Ngạn  được nhiều người nghe theo, tất nhiên là họ sẽ không còn nhớ đến cái truyền thống “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” của dân tộc đối với tình trạng đất nước bị qua phân. Cái truyền thống tốt đẹp này đã biến thành nghĩa vụ của tất cả mọi người dân đối với đất nước và đã được thể hiện ra bằng những trang sử oai hùng của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, mở nước và giữ nước của tiền nhân ta.

B.- Chính quyền miền Nam sẽ là loại chính quyền như thế nào?

Người viết không biết ông Ngạn có biết rằng trong những năm 1954-1975, miền Nam miền Nam chỉ có khoảng 5% là tín đồ Da-tô mà lại  bị áp đặt bởi một chính quyền mà các nhà lãnh đạo và các nhân vật nắm giữ tất cả các chức vụ chỉ huy trong các cơ quan quan trọng trong bộ máy cai trị đều là tín đồ Da-tô. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:

“Từ năm 1955 đến năm 1963 là thời kỳ vàng son của chủ nghĩa cha chú, với nhưng lợi ích thật chẳng đáng bao nhiêu, nhưng với những hà lạm gây nhiều tiếng tăm hơn, nhất là dân chúng gồm 90%.là ngoài công giáo mà bị kìm hãm dưới một thứ “chính phủ công giáo”. Khắp nơi ở thành phố cũng như tại nông thôn, chiếc áo chùng thâm là biểu tượng của quyền thế.

Tại các vùng công giáo di cư, cha xứ là toàn quyền, là những ông vua tuyệt đối. Giám-mục Ngô Đình Thục cũng phải thừa nhận rằng những chuyện hà lạm của các nhà độc tài áo đen. Trong một lá thư gửi cho một người bạn cũ, ông (Ngô Đình Thục) viết: “Người ta có cả trăm hồ sơ, tố giác các linh mục ăn cắp tiền của di cư, bằng những danh sách ma, bằng cách tẩy xóa sổ sách, bằng cách thu xếp để chiếm đoạt tiền của chương trình cải cách ruộng đất, hoặc bán hàng viện trợ Mỹ (theo lời tố giác của chính bà con di cư) hay là giữ tiêu riêng các khoản tiền họ nhận để xây dựng nhà ở cho bà con di cư.” Nhà nước (và cả Giáo quyền) dễ dãi cứ nhắm mắt làm ngơ các vụ đó, bởi vì linh mục rất cần cho việc huy động dân chúng trong cuộc chống Cộng.

Tại thành thị, các linh mục chẳng có bằng cấp, chẳng tài giỏi gì, mà vẫn điều khiển các trường tư thục, được tổ chức  những áp phe vơ vét tiền bạc. Hai linh mục được cử làm viện trưởng của hai trong ba đại học của toàn miền Nam, trong đó có đại học Đà Lạt. Đại học này chỉ là Công Giáo trên danh nghĩa thôi. Đất đai và cơ sở kiến trúc của nó đều là do Nhà Nước đài thọ. Để có nguồn thu nhập cho đại học, Giám-mục Thục đã giành được độc quyền (khai thác) các vùng đốn cây tại Đình Quán, là những điểm ngon nhất nước. Ông cũng xin được những thửa đất rộng mênh mông dọc bờ biển, để trồng dương liễu và dừa; công việc này được tiến hành nhờ có tiền vay được hàng triệu đồng của chính phủ. Đã có đại học công giáo thì phải có sinh viên. Song Đà Lạt là một thành phố nhỏ ở miền cao nguyên, ở xa các trung tâm đô thị lớn và nhất là nó chỉ là một thành phố biệt thự dành cho hạng giầu có. Muốn cho đại học công giáo này hoạt động, chính phủ quyết định dời khoa sư phạm Sàigòn lên, đem theo toàn bộ sinh viên, anh chị em nào cũng có học bổng nhà nước cấp.

Thế là nhờ sự bảo trợ của Giám-mục Thục, địa phận Vĩnh Long sau này làm Tổng Giám Mục Huế, các sinh viên công giáo đã giành được những vị trí then chốt và lương bổng cao. Toà Giám Mục trở thành một loại phòng ngoài của Dinh Tổng Thống. Người ta thấy bộ trưởng, dân biểu, tỉnh trưởng, tướng tá (trong đó có nhiều người mới trở lại đạo)  lũ lượt sắp hàng vào chầu đức cha. Tại các tỉnh, các linh mục cố vấn chính trị rất có ảnh hưởng cạnh tổng thống hoặc bên cạnh người em thứ ba của tổng thống – phó vương không danh nghĩa của miền Trung – các cha không ngần ngại tìm cách đưa con chiên mình vào thay thế các quận trưởng hay xã trưởng không công giáo.” Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 124-125.

Đặc biệt hơn nữa, những người này đã từng có những thành tích làm Việt gian bán nước cho Liên Minh Thánh Pháp – Vatican và Liên Minh Thánh Mỹ - Vatican. Tình trạng quái đản này đã khiến cho đại khối 95% nhân dân miền Nam bất mãn, khinh bỉ và thù ghét chính quyền đến tận xương tận tủy. Với thực trạng như vậy, làm sao miền Nam Việt Nam có thể tránh khỏi được tình trạng bất ổn về chính trị và xã hội?  Tôi nói như thế, có phải không, ông Ngạn?

C.- Đời sống nhân dân miền Nam sẽ như thế nào?

Với thực trạng như vậy, nếu miền Bắc không tấn công miền Nam, thì chắc chắn là những sự việc sau đây sẽ tiếp tục diễn ra:

1.- Miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của bọn cuồng nô vô tổ quốc “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, vẫn tiếp tục là thuộc địa của Đế Quốc Vatican, tệ nạn Giáo Hội La Mã vẫn tiếp tục hoành hành, Giáo Hội La Mã và bọn tín đồ cuồng tín tay sai của Giáo Hội sẽ tha hồ tiếp tục thao túng chính quyền, tiếp tục thi nhau cướp đoạt tài nguyên của đất nước, tiếp tục nắm hết các phương tiện sản xuất và kiểm soát hết tất cả mọi pham vi sinh hoạt trong xã hội, tiếp tục phóng tay bóc lột nhân dân, vơ vét và tích lũy cho đầy túi tham để giữ làm của riêng và hàng năm tiếp tục chuyển tiền đóng góp vào quỹ Peter's Pence của Vatican như đã trình bày ở trên.

2.- Càng ngày sẽ càng có thêm những danh tính của những tên Việt gian và những tên gián điệp chuyên nghiệp Da-tô đã từng hoạt chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam được vinh danh đặt tên cho các trường học, đường phố, thành phố, công viên, công thự.  Đồng thời, tất cả những anh hùng dân tộc và các nhà ái quốc đã hiến thân cho đất nước trong những hoạt động kháng chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican trong suốt thời kỳ từ năm 1858 cho đến tháng 7 năm 1954 sẽ bị gán cho là ác quỷ, phản loạn, giống như Vatican đã từng làm như vậy Phi Luật Tân, ở các quốc gia Châu Mỹ La-tinh, ở Châu Phi và ở nhiều nơi khác ở trên thế giới. Đây là một sự thật hiển nhiên. Quý vị có thể làm một chuyến đi du lịch đế thăm  các quốc gia nói trên để kiểm chứng sự kiện này.

3.- Nền đạo lý cổ truyền của dân tộc vẫn tiếp tục bị khinh rẻ, bị chà đạp, bị tàn phá và thay vào đó bằng nền đạo lý Da-tô mà nhân dân Âu Mỹ đã ghê tởm và đã liệng vào sọt rác.

4.- Đại khối 95% người dân miền Nam thuộc các tôn giáo cổ truyền vẫn tiếp tục bị bách hại như đã xẩy ra trong những năm 1954-1963, có thể còn ghê gớm hơn rất nhiều, và con số người bị tàn sát sẽ tăng lên gấp bội phần nếu so với những con số người bị tàn sát ở  Croatia trong những năm 1941-1945, nếu so với con số người bị tàn sát ở trong các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và Khánh Hòa trong những năm 1954-1963, và nếu so  với con số những người bị sát hại ở Rwanda  trong năm 1994. Cứ xem lá thư đề ngày 25/2/1955 của ông Da-tô Nguyễn Văn Chức gửi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm (đã được ghi lại ở trên) và cái bảng phong thần của ông Da-tô Ma tthiew Trần (hiện nay ở Houston, TX) được phổ biến trên các diễn đàn điện tử, cứ xem những lời lẽ hung dữ của những tín đồ Da-tô trong các điện thư họ chuyển cho nhau trong các nhóm diễn đàn điện thư, chúng ta sẽ thấy rõ được vấn đề này.

Với tình trạng như vậy, tất nhiên là miền Nam Việt Nam sẽ không thể nào thoát khỏi thảm cảnh nghèo đói, chậm tiến, lạc hậu giống như Phi Luật Tân, Nigeria, Congo, Rwanda, Cameroon (Châu Phi) và các nước ở Châu Mỹ La-tinh, nghĩa là giống như tất cả các quốc gia nằm dưới ách thống trị của Giáo Hội La Mã qua các Hội Đồng Gíam Mục địa phương.

Thực tế đã chứng minh rõ ràng như vậy, và sách sử cũng ghi lại rõ ràng như vậy. Sách Rich Church, Poor Church của tác giả Malachi Martin (New York:G.P. Putnam’s Sons, 1984, pp.155-156) ghi rõ vấn đề này như vây. (Xin xem chú thích số [i].)  Đúng như lời bản văn sử này ghi nhận, chúng ta thấy:

Tại Âu Châu, các nước có đại đa số nhân dân là tín đồ Da-tô La Mã nằm dưới quyền thống trị của các chế độ đạo phiệt Da-tô tay sai của Vatican ở Nam Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý Đại Lợi thì nghèo đói, chậm tiến và dân trí thấp kém nếu so với các nước theo đạo Tin Lành ở Bắc Âu, Tây Âu và Đông Âu.

Tại Mỹ Châu, cũng tương tự như vậy, các nước Châu Mỹ La-tinh với đại đa số nhân dân là tín đồ  Da-tô và nằm dưới ách thống trị của các chế độ cha cố, tay sai của Vatican thì nghèo đói, chậm tiến và dân trí thấp kém nếu so với các nước mà đại đa số nhân dân theo đạo Tin Lành ở Bắc Mỹ và có chính sách tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền như Canada và Hoa Kỳ.

Tại Á Châu cũng vậy, Phi Luật Tân với đại đa số nhân dân là tín đồ Da-tô và nằm dưới ách thống trị của các chế độ đạo phiệt Da-tô, thì nghèo đói, chậm tiến và dân trí thấp kém nếu so với các nước Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Hoa, Đài Loan, v.v….

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, miền Nam Việt Nam cùng ở trong hoàn cảnh giống như Tây Đức và Nam Hàn (đất nước cùng bị chia đôi và cùng có cộng sản chiếm một nửa nước, cùng được Hoa Kỳ viện trợ tái thiết xứ sở, cùng có quân đội Hoa Kỳ trú đóng trên lãnh thổ). Ấy thế mà Tây Đức chỉ trong vòng mấy năm đã phục hồi được nền kinh tế, tạo được nhiều tiến bộ trong các lãnh vực chính trị, học thuật, kinh tế và xã hội; và Nam Hàn, sau khi chế độ đạo phiệt Da-tô của bạo chúa Lý Thừa Vãn sụp đổ vào ngày 27/4/1960,  cũng lần lần  thực hiện được nhiều tiến bộ trong nhiều lãnh vực và ngày nay đã trở thành một trong những con Rồng Á Châu. Còn Miền Nam Việt Nam dù là  đã được Hoa Kỳ bao che nuôi dưỡng đến cả 21 năm trời, tốn phí lên tới cả 200 tỉ Mỹ kim, rút cục cũng vẫn còn nằm dưới ách thống trị của các chế độ đạo phiệt Da-tô, vẫn nghèo đói, vẫn chậm tiến, vẫn lạc hậu giống như các nước Tây và Nam Âu trong thời Trung Cổ, giống như Croatia trong những năm 1941-1945 và giống như Rwanda trong năm 1994. Tình trạng này đã làm cho Hoa Kỳ chán nản và phải tìm cách rút đi để thoát khỏi cái gánh nặng nuôi báu cô bọn đạo phiệt Da-tô bất tài vô liêm sỉ chỉ biết tham nhũng, bòn rút tiền viện trợ, bắt nạt nhân dân làm cho miền Nam tan hoang, chứ không làm nên được trò trống gi ở miền Nam trong gần 21 nắm trời.

Tính cách bất tài vô liêm sỉ của bọn Da-tô Việt gian này được thể hiện rõ ràng nhất là khi Hoa Kỳ mới rút ra khỏi Saigòn vào năm 1975, thì các ông lãnh đạo và những người nắm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền cũng như trong quân đội đều hối hả bồng bế vợ con, hơ hải trốn chạy ra ngoại quốc, bỏ lại nhân viên và quân lính dưới quyền như rắn mất đầu.

Thực tế đã chưng minh là như vậy. Thế nhưng ông nhà văn Da-tô Nguyễn Ngọc Ngạn lại cho rằng “Nếu miền Bắc Việt Nam không đánh vào miền Nam, tôi nghĩ, Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta ngày nay không thua gì Nam Hàn, là vì trí thông minh của người Việt chúng ta có thể nói là không thua  các quốc gia nào tại Á Châu.”

Tương tự như lời phát biểu trên đây của ông nhà văn Da-tô Nguyễn Ngọc Ngạn, có nhiều ông Da-tô khác và những người đã từng được hưởng những đặc ân, đặc quyền đặc lợi của các chính quyền bảo hộ (trong thời 1885-1945) và chính quyền miền Nam trong những năm1954-1975 rêu rao rằng, “Nếu miền Bắc không tấn công miền Nam…. , nghĩa là miền Nam không có chiến tranh và nhân dân miền Nam sẽ được no ấm sung sướng.”

Vấn đề đặt ra là, ở vào tình trạng như đã trình bày trong các phần B và C trên đây, tất nhiên là đại khối nhân dân miền sẽ tiếp tục kéo lê cuộc sống khốn khổ điêu linh giống như người dân Âu Châu trong thời Trung Cổ, giống như người dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 (như sử gia Malachi Martin đã ghi nhận ở trong sách Rich  Church, Poor Church (New York:G.P. Putnam’s Sons, 1984, pp. 155-156) mà  chúng tôi đã trích dẫn ở trên), giống như người dân Croatia sống trong chế độ cha cố  của bạo chúa Ante Pavelich trong những năm 1941-1945, và giống như người dân Rwanda sống trong chế độ cha cố của bạo chúa Giám-mục Agusrtin Misago trong năm 1994.

Giả sử là người dân miền Nam được no ấm, vấn đề đặt ra là có bao nhiêu phần trăm người dân được no ấm?

Câu trả lời sẽ là:

1.- Ngoại trừ những tín hữu Da-tô không quá 5% cùng với một dúm cựu quan lại, một dúm địa chủ giầu có, và một nhóm nhỏ thị dân tiểu tư sản mang căn bệnh trường giả học làm sang, đại khối nhân dân trên 90 phần trăm là những thành phần nông dân nghèo sống ở nông thôn và hàng triệu anh em lao động nghèo khổ trong các đồn điền cao su, trong các công trường khai thác quặng mỏ, đặc biệt là hàng triệu anh em lao động trong các thành phố vẫn còn phải  chui rúc trong những căn nhà giống như nhũng ổ chuột có được no ấm và tự do không?

2.- Ngay cả bọn người vong bản phản dân tộc làm tay sai cho Vatican và Hoa Kỳ có quyền được tự do, tự lực và tự cường không? 

Thực tế cho thấy rằng, họ đều là những người  hàng năm cứ ngong ngóng ngửa cổ chờ tiền Mỹ chi viện. Ấy thế mà họ dám trâng tráo huênh hoang  hãnh diện về cái dân chủ tự do bệnh hoạn và nuối tiếc cái thời lúc nào cũng hồi hộp phập phòng lo sợ Quốc Hội Hoa Kỳ cắt giảm tiền chi viện bố thí cho miền Nam.

 

 

D.- Vấn đề pháp lý và chính nghĩa của chính quyền miền Nam và sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền Nam: Danh có chính, thì ngôn mới thuận. Nhân tiện đây, chúng tôi cũng xin nhắc lại:

1.- Vai trò quân đội Hoa Kỳ ở Tây Đức là thi hành hiệp ước đầu hàng của nước Đức đã ký kết với Đồng Minh vào ngày 7/8/1945 nhằm để canh chừng và kìm giữ nước Đức không thể trở thành một mối đe doạ cho nền an ninh của các quốc gia trong vùng và hòa bình thế giới như đã từng xẩy ra.

2.- Vai trò quân đội Hoa Kỳ trú đóng ở Nam Hàn từ năm 1953 cho đến ngày nay là do sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc để bảo đảm cho Thỏa Hiệp Đình Chiến được ký kết vào ngày 27/7/1953 giữa một bên là Bắc Hàn và Trung Quốc và một bên là Liên Hiệp Quốc.

Trái lại, quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam là quân đội của Liên Minh Mỹ - Vatican thay thế  (một cách bất hợp pháp) Liên Minh xâm lăng Pháp – Vatican rút đi vào năm 1956 theo Hiệp Ước Genève 1954. Do đó, trên phương diện pháp lý, sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam là vi phạm Hiệp Ước Genève 1954, nghĩa là bất hợp pháp.

Ngay cả chính quyền miền Nam cũng ở vào tình trạng phi chính nghĩa và bất hợp pháp vì nó không phải là do nhân dân miền Nam bầu lên qua một cuộc tổng tuyển cử như chính quyền Tây Đức và chính quyền Nam Hàn như đã trình bày ở trên.  Chính quyền này là do Hoa Kỳ và Vatican dựng nên, giống như Pháp và Vatican đã dựng nên chính quyền Bảo Đại vào đầu tháng 6 năm 1948. Đây là một sự thật lịch sử không ai có thể phủ nhận được. Sự kiện này được ông Hoàng Nguyên Nhuận ghi nhận trong bài viết “Như truyện Thần Tiên” in trong cuốn Phồn Hoa Kinh với nguyên văn như sau:

“Chủ nghĩa quốc gia do Pháp nặn ra làm bình phong biện minh cho việc phục hoạt lá bài Bảo Đại để biện minh cho việc tái lập chế độ thuộc địa ở Đông Dương. Bảo Đại đã tự ý thoái vị năm 1945 nên khi Pháp bảo 'hồi loan', không thể xưng Vua, Tổng Thống, Chủ Tịch Nước... nên chỉ còn một chữ Quốc Trưởng, hiểu sao cũng được. Đã có  “quốc trưởng” thì phải có 'quốc gia' để cho “quốc trưởng” lãnh đạo. Cho nên ở đây, không phải quốc gia đẻ ra quốc trưởng, mà chính Pháp đẻ ra quốc trưởng và quốc trưởng đẻ ra quốc gia. Quốc gia và quốc trưởng chỉ là tấm bình phong cho Pháp tái lập nền đô hộ mà Pháp đã tự đánh mất khi để Nhật đảo chánh hất văng khỏi Đông Dương năm 1945.

 

Một số người Miền Nam hay nói đến chính nghĩa quốc gia và cho rằng Ngô Đình Diệm là người khai sinh ra chính nghĩa đó. Thực tế, nếu Ngô Đình Diệm có nghĩ đến quốc gia thì cũng nghĩ đến theo cung cách của các vua Louis của Pháp: 'Quốc gia là trẫm' - L'état c'est moi. Nói thế khác, Ngô đình Diệm chỉ nghĩ đến triều đình, chứ không phải quốc gia và cũng không phải dân tộc.” Hoàng Nguyên Nhuận, Phồn Hoa Kinh (CA: Vận Mới, 2003), tr.9-37

Trong bài Một Vài Suy Nghĩ Xung Quanh Bài Viết của Trần Trung Đạo”, ông Lê Đăng Hoàng cũng khẳng định vai trò tay sai của ông Ngô Đình Diệm và chính quyền miền Nam do Hoa Kỳ dựng nên với nguyên văn như sau:

“Thế còn ủy nhiệm? Ai ủy nhiệm cho ai và uỷ nhiệm cái gì thì cũng cần phải xem lại. Hãy đọc các ngài đã chết và hỏi các ngài còn sống như Kennedy, Johnson, Nixon, Gerald Ford, McNamara, Westmoreland, Kissinger xem đã bao giờ nước Mỹ ủy nhiệm cho miền Nam Việt Nam cái sứ mạng tiến hành chiến tranh với miền Bắc chưa? Câu trả lời chắc chắn là chưa bao giờ. Người Mỹ luôn tự biết đánh giá sức mạnh của họ, và cả thế giới tự do đều tin rằng nước Mỹ có đủ người và của để lãnh trách nhiệm đó. Nếu ủy nhiệm, theo đúng luật chơi, Tổng Thống Kennedy phải tìm một chính phủ có đủ tư cách pháp nhân để ký “ủy nhiệm thư” tiến hành chiến tranh chứ? Ông Diệm do người Mỹ đào tạo, đưa về, dựng lên… tóm lại 100% mác “made in USA” thì làm sao đại diện cho miền Nam được?”[ii]

E.- Kết cục sẽ ra làm sao? Trách nhiệm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của mọi người dân. Không ai muốn có chiến tranh vì rằng chiến tranh chỉ mang lại đau khổ cho nhân dân. Nhưng bất kỳ dân tộc nào dù hiếu hòa đến đâu đi nữa cũng phải tổ chức các lực lượng vũ trang để:

1.- Liều chết chiến đấu đánh đuổi quân thù ngoại nhập ra khỏi lãnh thổ, hầu bảo toàn hay giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc vào những khi đất nước ở trong tình trạng bị xâm lăng hay bị người ngoại bang thống trị.

2.- Liều chết chiến đấu chống lại những thế lực phong kiến phản động lãnh chúa địa phương và thế lực ngoại nhập để thống nhất đất nước nếu chẳng may đất nước bị chia đôi hay bị qua phân thành nhiều mảnh.

Đây là quy luật lịch sử. Cũng vì quy luật lịch sử này mà:

 

I- Tổng Thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln lãnh đạo cuộc chiến đánh bại miền Nam để thống nhất đất nước. Khi Tổng Thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln vừa mới nhậm chức vào ngày 4/3/1861 thì tiểu 11 tiểu bang miền Nam chủ trương duy trì chế độ nô lệ tuyên bố  khai thành lập một quốc gia riêng biệt ở miền Nam gọi là Confederacy,  rồi hạ  lệnh cho quân đội nổ súng tấn công vào đồn Sumter của quân đội miền Bắc. Tình trạng này khiến cho Tổng Thống  Abraham Lincoln đã phải tuyên bố rằng:

“Chế độ nô lệ ở miền Nam không nguy hiểm cho đất nước.Tổng Thống Lincoln hứa rằng ông không có ý định, dù trực tiếp hay gián tiếp, can thiệp vào vấn đề nô lệ ở các tiểu bang vốn đã có nô lệ.” Ông nói tiếp: “Hỡi đồng bào bất mãn! Chính do nơi  các bạn, chứ không phải do nơi  chúng tôi, đã tạo nên cuộc nội chiến này. Chính phủ sẽ không tấn công các bạn.” Tuy nhiên, Tổng Thống Lincoln đã làm sáng tỏ vấn đề khi ông long trọng thề phải “duy trì và bảo vệ  chính quyền Hiệp Chủng Quốc.” Nguyên văn:” Slavery in the South was in no danger. Lincoln promised that he had “no purpose, directly or indirectly, to interfere with… slavery in the states where it exists.” He went on to say, “In your hands, my dissatisfied fellow countrymen, and not in mine, is the momentous issue of civil war. The government will not assail you.” Lincoln, however, made it clear that he had taken a solemn oath to “preserve, protect, and defend” the United States government.”Harriett  McCune Brown, Robert P. Ludlum & Howard B. Wider, This Is America’ s Story (Atlanta, GA: Houghton Miffin Company” , 1975) 392-393.

 

Rồi ông và nhân dân Hoa Kỳ cương quyết chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng để bảo vệ nền thống nhất đất nước. Sau gần 4 năm chiến đấu kiên cường, họ đã chiến thắng và duy trì được nền thống nhất  đất nước của họ. Nhờ vậy mà ngày nay, Hoa Kỳ mới trở thành siêu cường số một trong cộng đồng quốc tế, không còn bị nứớc Anh, nước Pháp bắt nạt và chèn ép như những năm 1800-1865.

 

II.- Nước Phổ phát động chiến trang để thống nhất nước Đức.- Vào đầu thế kỷ 19, nước Đức  có tới 38 tiểu quốc, mỗi tiểu quốc dưới quyền một ông hoàng cai trị theo luật lệ riêng của từng tiểu quốc. Tình trạng này đã được các nhà viết sử ghi nhận là “a  hodgepodge of states  within the framework of the loose German confederation” (Arnold Schrier.&  T. Walter Wallbank,  Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1974), p.449.  Nước Đức lúc bấy giờ không khác gì nướcTrung Hoa trong thời Xuân Thu  (722-481 TCN) và thời Chiến Quốc (403-221 TCN). Tình trạng này đã khiến nước Đức không thể vươn lên đối đầu với các cường lân như nước Pháp ở phía Tây, nước Áo ở phía Nam và nước Nga ở phía Đông. Và nếu tình trạng này cứ kéo dài, trong cái thế địa lý chính trị, các tiểu quốc Đức  dần dân sẽ là “những con cá nhỏ bị nuốt trửng” bởi những con cá  lớn ở bên cạnh là Pháp, Áo và Nga. Nhìn thấy rõ mối nguy cơ này, năm 1862, Vua William I (1797-1888) của nước Phổ (một trong số 38 tiểu quốc Đức lúc bấy giờ)  quyết định bổ nhậm nhà ái quốc Đức Otto Von Bismarck (1815-1898) nắm giữ chức vụ thủ tướng với toàn quyền hành động để tiến hành kế hoạch thống nhất nước Đức.

Thủ Tướng Otto Von Bismarck đã làm thế nào để có thể gom các tiểu quốc Đức rời rạc trên đây thành một nước Đức thống nhất và hùng mạnh?  Hai sử gia Sol Holt và John R. O’ Connor kể lại chuyện này với nguyên văn như sau:

 

Bismarck đã thống nhất nước Đức như thế nào? Ông phải đánh bại những thế lực cản đường thống nhất nước Đức. Những thế lực đó là các ông hoàng đang cai trị các tiểu quốc Đức, nước Áo và nước Pháp. Để có thể tiến hành được như vậy, ông khởi binh tấn công các thế lực trên đây trong ba cuộc chiến liên tiếp và đánh thắng cả ba cuộc chiến này. Cuộc chiến thứ nhất, quân đội của ông đánh bại nước Đan Mạch. Kế đến, năm 1866, ông cho quân khởi binh tấn công nước Áo. Vì cuộc chiến này quá ngắn cho nên sách sử gọi là Cuộc Chiến Bảy Tuần Lễ. Vì nước Áo không chuẩn bị, cho nên quân đội Phổ đã đánh bại quân đội Áo một cách dễ dàng. Cuộc bại trận này đã làm cho nước Áo  phải chấm dứt việc can thiệp vào nội bộ của nước Đức. Sau đó, ông thành lập Liên Bang Bắc Đức 1867 gồm các tiểu quốc ở miền Bắc Đức. Dĩ nhiên, Phổ được coi là tiểu quốc lãnh đạo của liên bang. Tuy nhiên, các tiểu quốc Đức ở miền Nam vẫn còn ở ngoài liên bang này. Những chiến thắng của nước Phổ làm cho các ông hoàng cai trị các tiểu quốc ở nam Đức thấy rằng tốt hơn hết là gia nhập Liên Bang Bắc Đức do Phổ lãnh đạo.

Sau đó, Bismarck quay ra  chĩa mũi giùi vào nước Pháp. Lúc đó, Hoàng Đế Pháp là Napoléon III cũng muốn có chiến tranh với Phổ với hy vọng là tiêu diệt quốc gia đang lên này để ông được nhân dân Pháp quí chuộng. Bất hạnh cho ông, nước Pháp bị đại bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ 1870-71 này. Quân đội Pháp phải đầu hàng và Pháp Hoàng Napoléon III bị bắt  ngay tại mặt trận. Đoàn quân Phổ chiến thắng tiến vào kinh thành Paris. Hiệp Ước Frankfort chấm dứt cuộc chiến. Theo hiệp ước này, nước Đức chiếm vùng Alsace- Loraine của Pháp. Vùng đất này nằm ở ven biên giữa hai nước Pháp và Đức. Đồng thời, nước Pháp phải trả cho nước Đức một số tiền lớn gọi là khoản tiền bồi thường chiến tranh.”

Nguyên văn: “How did Bismarck unify Germany? Bismarck had to defeat those who stood in the way of Germnan unity. These were the German princes, Austria and France. To do so, Bismarck sent the Prussian armies into three successful wars. In the first war, Prussia defeated Denmark. The next war was with Austria, in 1866. It was called the Seven Weeks’ War because it was so short. Prussia quickly and easily crushed the Austria armies, who were not prepared for war. Austria’s power over German affairs ended with with its defeat. Prussia then set up the North German Confederation 1867 of German states. Prussia was, of course, the leading member of this Confederation. The states of southern Germany were not included, however. Prussia ‘s military victories showed the German princes and nobles that it would be wise to join with Prussia.

 

Bismarck next turned his attention to France. Napoleon III, who was the emperor of France, was eager for a war with Prussia. He hoped to destroy Prussia’s growing power and make himself more popular at home in France. The Franco-Prussian War of 1870-71 turned out to be a total defeat for France. Its armies were forced to surrrender. Napoleon III was captured and the victorious German armies  entered Paris. The Treaty of Frankfort ended the war. Under this treaty Germany took from France Alsace- Loraine. This was French land on the border between France and Germany. France was also forced to give Prussia a large sum of money to pay for the war.” Sol Holt & John R. O’ Connor, Exploring World History History (New York: Globe Book Company, 1983),  346-348.

 

III.- Các nhà Ái quốc Ý Đại Lợi phát động chiến tranh chống Vatican, chống nước Áo và chống nước Pháp để thống nhất đất nước.- Ý Đại Lợi thường được gọi vắn tắt là nước Ý. Ý là một trong những nước Âu Châu nằm trên ven bờ Địa Trung Hải. Hoàn cảnh chính trị của quốc gia này khá phức tạp hơn các nước Âu Châu khác vì có Đế Quốc Vatican chiếm một phần lớn lành thổ tại Kinh Thành Rome và một số tiểu quốc gọi là Papal States. Cho tới thập niên 1840, nước Ý vừa là một tập hợp các tiểu quốc không cùng một chính quyền vừa nằm trong vùng tranh chấp  ảnh hưởng giữa ba thế lực Pháp, Áo và Tòa Thánh Vatican. Cả ba thế lực này đều muốn chiếm nước Ý làm của riêng và nắm ưu thế trên bán đảo này. Tình trạng này khiến cho nước Ý khốn khổ hơn các quốc gia đồng cảnh ngộ như Ba Lan nằm giữa hai quốc gia hùng mạnh là Đức và Nga từ năm 1871 cho đến năm 1989,  Cao Miên và nước Ai Lao nằm giữa Việt Nam và Thái Lan trong những thế kỷ 16, 17, 18 và 19.

Vào đầu thâp niên 1830, nước Ý còn bao gồm nhiều tiểu quốc riêng rẽ. Một số nằm dười quyền thống trị của Vatican và một số nằm dưới quyền thống trị của các ông hoàng tay sai của Pháp, hay tay sai của Áo, hoặc là tay sai của Vatican. Tính từ Nam lên Bắc, những tiểu quốc đó là tiểu quốc Lưỡng Sicilies, các tiểu quốc của Giáo Hội gọi là Papal States (nằm dưới quyền trực trị của Giáo Hòang),  Tuscany,  Modena,  Parma, Lombardy và Venetia (nằm trong trong Đế Quóc Áo) và vương quốc Sardina bao trùm đảo Sardina cùng với hai vùng Savoy và Piedmont ở trong đất liền.

Một phần vì địa thế núi non lởm chởm làm trở ngại cho việc thống nhất đất nước, một phần khác khá quan trọng là do yếu tố lịch sử. Từ khi Đế Quốc La Mã sụp đổ vào nửa cuối thế kỷ thứ 5, bán đảo Ý Đại Lợi đã trở thành một miếng mồi béo bở cho các thế lực Âu Châu tranh giành  ảnh hường và muốn làm chủ nhân ông bán đảo này. Nước Ý không những đã không có đất đai phì nhiêu thuận lợi cho nông nghiệp mà còn thiếu cả những tài nguyên và nguyên liệu cần thiết cho việc mở mang kỹ nghệ. Hai yếu tố này là những nguyên nhân gây khó khăn cho nước Ý trở thành một quốc gia hùng mạnh để có thể chống lại các cường lân xâm chiếm. Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố lòng tham lam và lòng ích kỷ của  nhóm thiểu số quý tộc và tu sĩ Da-tô. Hai nhóm thiểu số ăn hại sống bám xã hội này sợ rằng nếu thống nhất đất nước thì quyền lực chính trị sẽ thuộc về phe nhóm khác và họ sẽ là những người thua thiệt, mất hết cả quyền lực chính trị và địa vị ăn trên ngồi trốc đã có sẵn của họ. Vì thế,  họ luôn luôn khư khư ôm lấy quan niêm:

Triều đình riêng một góc trời,

Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương. (Nguyễn Du)

Những yếu tố trên đây đã khiến cho nước Ý vào đầu thập niên 1870 vẫn còn ở trong tình trạng của một tập họp hổ lốn với nhiều tiểu quốc, hỗn quân hỗn quan giống như tình trạng nước Trung Hoa trong thời Đông Châu Liệt Quốc và Việt Nam trong thời Thập Nhị Sứ Quân, nhưng còn tồi tệ và khốn nạn hơn nước Trung Hoa trong thời Đông Châu Liệt Quốc và Việt Nam trong thời Thập Nhị Sứ Quân. Tại sao lại như vậy? Dưới đây là lời gỉai thích:

Nhân dân nước Trung Hoa trong thời Đông Châu Liệt Quốc và nhân dân Việt Nam trong thời Thập Nhị Sứ Quân chỉ bị phải sống  dưới ách thống trị của bọn lãnh chúa địa phương mà thôi. Trong khi đó, thì nhân dân Ý trước năm 1870 ở vào cái thế một cổ hai tròng: Thứ nhất là cái tròng của bọn lãnh chúa quý tộc địa phương. Thứ hai là cái tròng của Vatican. Cả hai thế lực này cấu kết với nhau vừa ban hành luật pháp chuyên chính của bọ lãnh chúa địa phương, vừa đem tín lý Ki-tô và giáo luật trộn lộn vào thế quyền, biến tín điều Ki-tô và lời dạy của Vatican thành luật pháp, rồi cưỡng bách nhân dân phải tuân hành  và phải đóng góp cho nhà thờ hàng trăm thứ tiền dưới danh nghĩa là thuế thập phân (tithe), thuế qua cầu, thuế nhập thị (vào chợ), v.v…, cùng hàng trăm thứ tiền khác với danh nghĩa là của lễ. Một phần những khoản tiền này được gửi về La Mã nuôi báu cô tập đoàn ăn hại trong giáo triều Vatican và một phần dùng để nuôi báu cô bọn tu sĩ Da-tô tại địa phương để cho chúng tiếp tục diến trò bịp bợm ở nhà thờ, sờ mó, làm tình bất chính với con nít và nữ tín đồ. Sự kiện này đã được trình bày đầy đủ ở hai Chưng 16 và 17, trong Phần I của bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.y.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ thảm cảnh của người dân Ý trong thời kỳ từ năm 1870 trở về trước. Nhân dân càng khốn khổ thì họ càng bất mãn với chính quyền và bất mãn với thế lực quyền thế đương thời. Càng bất mãn thì họ càng khao khát được giải thoát và sẵn sàng đi theo thế lực nào đáp ứng được khát vọng của họ.

Cũng vì thế mà phong trào quần chúng mong muốn đất nước được thống nhất và giải thoát cái ách Vatican càng ngày càng trở nên mãnh lịệt, nhất là từ khi Cách Mạng Pháp bùng nổ vào tháng 7 năm 1789. Năm 1830,  Phong Trào Cách Mạng lại bùng lên ở Âu Châu  nhưng bị dập tắt, rồi lại bùng lên vào năm 1848, tiếp theo là Ba Lê Công Xã ra đời với cuộc chiến đẫm máu chống lại bọn phong kiến phản động ở ngay Kinh Thành Paris. Phong trào này đã làm cho tập đoàn phong kiến phản động ở Âu Châu phải khiếp sợ, đặc biệt là các thế lực phong kiến  phản động ở Pháp, ỏ Áo và Tòa Vatican bị dồn vào thế thụ động,  chống đỡ và cố thủ ở ngay chính quốc. Nhờ vậy, phong trào cách mạng tại Ý mới thừa thắng xông lên và quyết tâm đè bẹp hết tất cả thế lực phong kiến phản động tại Ý và Giáo Hội La Mã để thống nhất nước Ý.

Năm 1866, chiến tranh Phổ - Áo bùng nổ. Lợi dụng Áo đang phải bận tâm đối phó với nước Phổ ở phương Bắc, Ý đem quân tiến chiếm Venetia và thành công dễ dàng. Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ  bùng nổ khiến cho Hòang Đế Nappléon III phải ra lệnh rút quân ở Rome về để đối phó với quân Phổ ở phía Đống biên thùy. Đây là cơ hội bằng vàng cho quân Cách Mạng Áo Đỏ (quân Ý) hoàn thành chặng đường chót của  đại cuộc thống nhất đất nước. Khúc phim Quân Đội Cách Mạng Ý của Garibaldi tiến chiếm kinh thành Rome và tấn công vào Vatican được sách Rich Churh Poor Church viết như sau:

"Ngày 19 tháng 8 năm 1970, quân đội Pháp lo bảo Vệ Tòa Thánh Vatican thực sự rút lui vĩnh viễn.  Trận đánh Sedan vào ngày 2 tháng 9 năm đó  đã làm cho đế quốc của Hoàng Đế Nã Phá Luân Đệ Tam hoàn toàn sụp đổ. Tòa Thánh Vatican mất đi một thế lực bảo vệ cuối cùng, và nước Pháp, "người trưởng nữ của Giáo Hội La Mã" kể từ năm 1871 đến năm 1940 đã phải thay đổi đến 99 nội các. Quân Pháp vừa mới rút lui, tức thì, ngày 19 tháng 9, quân đội quốc gia Ý tiến vào kinh thành La Mã và đóng quân ở ngay chung quanh cổ thành Leonine nằm trong Kinh Thành La Mã. Ngày hôm sau (20/9), sau khoảng ba tiếng đồng hồ nã đại pháo và cận chiến lẻ tẻ, vào lúc 9:30 sáng, Giáo Hoàng ra lệnh kéo cờ trắng ở trên nóc nhà thờ  St. Peter. Mười phút sau đó, không còn nghe thấy tiếng súng nữa. Quân đội Ý tiến vào phía trong kinh thành và chiếm đoạt hết tất cả của cải trong đó, chỉ có Ngọn Đồi Vatican là họ không rớ tới. Quốc Gia của Giáo Hoàng không còn tồn tại nữa. Diện tích của quốc gia này từ 16 ngàn dặm vuông bị cắt xén,  còn lại chỉ có 480 ngàn mét vuông kể cả ngọn Đồi Vatican và xung quanh ngọn đồi này trong đó có nhà thờ St. Peter, các tòa nhà phụ cận và các khu vườn Vatican ở gần đó. Hôm sau, ngày 21 tháng 9, Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) viết  một lá thư ngắn ngủi cho người cháu:

Cháu yêu quý:

Tất cả đã hết rồi. Không có tự do, không thể nào quản lý được Giáo Hội. Hãy cầu nguyện cho ta và cho tất cả các con. Ta chúc phúc cho các con."

Nguyên văn:"On August 19, 1870, the protecting French troops withrew definitely. With the battle of Sedan on September 2, the empire of Napoléon III came to an end. The papacy had lost its last defender, and France, the "eldest duaghter of the Church" was to have an astounding 99 goverments between 1871 and 1940. Immediately the Italian nationalist troops march on Rome. They encamped around the old Leonine walls of Rome on September 19. The following day, after some three hours of artillery barrage and sporadic hand-to-hand fighting, the pope ordered the white flag to be raised above the dome of St. Peter at 9:30 A.M. Ten minutes later, all firing had ceased. The Italian troops entered the city and took possession of it all, leaving Vatican Hill untouched. The papal State had ceased to exist. Its 16,000 square miles were now reduced to 480,000 square meters on and around Vatican Hill where St. Peter's it adjoining buildings, and the Vatican gardens were clustered. The next day, September 21, Pius IX (1846-1878) wrote a short note to his nephew:

Dear Nephew:

All is over. Without liberty, it is impossible to govern the Church. Pray for me, all of you. I bless you. Pius P. IX." [Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: Putnam’ s, 1984), p. 170].

(Chi tiết về cuộc chiến chống lại Toà Thánh Vatican, chống lại nước Áo và chống lại nước Pháp của  dân tộc Ý Đại Lợi để thống nhất đất nước đã được  trình bày khá đầy đủ trong một chương sách có tựa đề là “Cuộc Chiến Thống Nhất Đất Nước và Chống Vatican của Dân Tộc Ý” nằm trong Mục XXVI, Phần VI  (nói về Phong Trào Phản Kháng Giáo Hội La Mã của Nhân Dân Thế Giới)  trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.)

Nêu lên mấy trường hợp trên đây để ông Nguyễn Ngọc Ngạn và những người đồng đạo của ông cũng như những người đồng chính kiến với ông biết rằng việc phát động chiến tranh nhằm tiêu diệt các thế lực phản động hại nước hại dân để thống nhất đất nước là một quy luật lịch sử và cũng là một trách nhiệm lịch sử mà tất cả mọi người dân bình thường của bất kỳ quốc gia nào cũng đều biết rõ như vậy.

Sở dĩ tín đô Da-tô  không biết điều này là vì họ bị chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã đã biến họ thành những người “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, và ”Nhất Chúa, nhi Cha, thứ ba Ngô Đổng Thống”, cho nên họ không còn biết đất nước, quốc gia, tổ quốc và dân tộc là cái gì cả.

Sự thực, không phải chỉ có tín đồ Da-tô người Việt mới ở trong tình trạng “không biết đất nước, quốc gia, tổ quốc và dân tộc là cái gì cả”. Hiện nay ở hải ngoại, có rất nhiều người không phải là tín đồ Da-tô cũng ở trong tình trạng này. Tại sao lại như vậy? Lý do là vì họ vị bị ảnh hưởng sâu nặng của chính sách ngu dân do Giáo Hội La Mã  chủ trương và được thi hành triệt để ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1862-1975, cho nên có rất nhiều người sinh ra và lớn lên ở miền Nam, cũng rơi vào tình trạng như trên. Vì ở tình trạng như trên, cho nên họ mới liên kết chặt chẽ với nhóm thiểu số tín đồ Da-tô cuồng tín chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam mà không cần biết đế sự kiện Giáo Hội La Mã là một tổ chức tội ác đã từng gieo rắc không biết bao nhiêu đau thương khốn khổ cho nhân loại trong gần hai ngàn năm qua, khiến cho Giáo Hoàng John Paul II, vào những năm chót của cuộc đời, đi đến đâu cũng có nạn nhân của Giáo Hội và cũng đều phải xin lỗi lia lịa đến cả trăm lần, rồi chính ngài và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican cùng cáo thú tội ác với Chúa trong một buổi lễ được tổ chức vô cùng long trọng tại Quảng Trường Peter ở La Mã và sáng ngày Chủ Nhật 12/3/2000.

Những hành động chống phá đất nước trên đây của họ cho chúng ta thấy rằng họ không biết gì về ý chí của đại khối dân tộc trong việc quyết tâm chiến đấu cho đại cuộc giải phóng dân tộc và thống nhất của đất nước, và họ cũng không biết rằng đó là nghĩa vụ lịch sử đối với tất cả mọi người dân.

Trong khi đó thì đại khối 95% dân tộc cho đó là một nghĩa vụ lịch sử và  đã là nghĩa vụ lịch sử thì tất nhiên là tất cả mọi người dân đều phải cương quyết theo đuổi cho bằng được, nghĩa là phải tiến hành cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lăng Mỹ - Vatican để giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước bằng bất cứ giá nào, bất kể là phải chống lại cả Vatican và siêu cường Hoa Kỳ.

Từ ngàn xưa, tất cả những gì đi ngược với trào lưu tiến hóa của nhân loại đều phải bị loại thải và huỷ diệt. Một trong những biến cố lịch sử được coi là nằm trong trào lưu tiến hóa của nhân loại là từ năm 1945 phong trào nhân dân tại các thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ vùng lên tranh đấu đạp đổ ách thống trị của người Âu Mỹ để giành lại chủ quyền cho dân tộc. Các nhà viết sử gọi những chuỗi sự kiện này là phong trào các dân tộc bị trị vùng lên giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Hệ quả tất yếu của phong trào này là:

1.- Quyền lực của các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ và  quyền lực của các thế lực đồng minh cấu kết với các đế quốc này, đặc biệt là Giáo Hội La Mã, tại các thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới đều đã bị hủy diệt,

2.- Bọn phản động phong kiến bản địa  đã từng muối mặt làm tay sai cho các chính quyền đế quốc xâm lược tại các thuộc địa này mất hết nơi nương tựa để có thể tiếp tục sống đời phản dân hại nước, hà hiếp đồng bào.

Vì muốn bơi ngược dòng lịch sử, hy vọng sống lại cái thời Liên Minh Pháp – Vatican thống trị Việt Nam trong những năm 1884-1954, và cái thời Liên Minh Mỹ - Vatican thống trị miền Nam trong những năm 1954-1975, bọn phong kiến phản động và nhóm thiểu số tín đồ Da-tô cuồng tín Việt Nam đã  cố gắng giẫy giụa để vớt vát một chút thể diện trong cảnh phải đối đầu với sự thật bị đồng bào lên án là “những  thằng Việt gian phản quốc”. Vì thế, họ mới đề cao “lẳn ranh Quốc Cộng”, vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ, tự phong là “những người Việt Quốc Gia” chiến đấu cho cái gọi là “chính nghĩa quốc gia”, dù rằng họ đã biết tỏng những thứ mà họ rêu rao và tự phong trên đây đều là những sản phẩm do Giáo Hội La Mã chế biến ra để làm công cụ cho “chính sách chia để trị” của Giáo Hội, dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Da-tô cai trị đại khối dân tộc thuộc các tôn giáo khác.

Sự thật là như vậy! Dòng lịch sử chỉ có thể chẩy theo chiều hướng tiến bộ của loài người và không có một sức mạnh nào có thể ngăn cản hay chống lại được. Chẳng lẽ nhóm phong kiến phản động và nhóm thiểu số tín đồ Da-tô  đã từng cấu kết Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp và Đế Quốc Mỹ  lại có thể bơi ngược dòng lịch sử, chống lại khát vọng độc lập và thống nhất của dân tộc ta để sống lại cái thời thuộc địa trong những năm 1858-1954 hay thời chế độ cha cố ở miền Nam trong những năm 1954-1975 hay sao?

KẾT LUẬN: Vì những lý do trên đây, cuộc chiến giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước mới bùng nổ vào ngày 19/12/1960. Kể từ đó, miền Bắc dồn hết nỗ lực vào cuộc chiến này, và được đại khối hơn 85% dân miền Nam nhiệt liệt ủng hộ, ngoại trừ nhóm thiểu số Da-tô cuồng tín liên minh với những nhóm thiểu số cựu quan lại, phú hào và  nhóm tiểu tư sản thị dân mang nặng căn bệnh trưởng giả học làm sang. Nhờ có chính nghĩa, chính quyền miền Bắc được đại khối dân tộc trên toàn thể lãnh thổ nhiệt liệt ủng hộ, và chiếm được cảm tình của hầu hết nhân dân thế giới, ngoại trừ những quốc gia chịu ảnh hưởng sâu nặng của Da-tô Giáo và Tòa Thánh Vatican.

Nhưng vì chính quyền miền Nam được Liên Minh Thánh Mỹ - Vatican bảo vệ bằng tất cả sức mạnh quân sự của siêu cường Hoa Kỳ, cho nên cuộc chiến giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước mới trở nên vô cùng gay go và hết sức khốc liệt. Cũng vì thế mà mãi tới ngày 30/4/1975, cuộc chiến anh hùng này của dân tộc Việt Nam mới hoàn thành.

Mơ ước cho đất nước giầu mạnh là điều mơ ước chung của mọi người dân của bất kỳ một quốc gia nào. Nhưng với tình trạng Giáo Hội la Mã can thiệp trực tiếp vào chính quyền miền Nam như đã xảy ra, với tình trạng các nhân vật lãnh đạo miền Nam bất tài, bất chính, bất lương, tham ác và vị kỷ như thế, nếu miền Bắc không tấn công miền Nam, thì miền Nam may lắm cũng chỉ ngang hàng với Congo, Trung Phi, Rwanda, Phi Luật Tân, East Timor, Croatia  hay các quốc gia Châu Mỹ La-tinh mà thôi, không thể nào tiến lên bằng Nam Hàn như ông Nguyễn Ngọc Ngạn tưởng tượng.



[i] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1984), pages 155-156. "Sự trái ngược giữa các nước nghèo khó ở Nam Âu và sự phồn tịnh của các nước ở Bắc Âu thật là quá rõ ràng. Nước Anh Tin Lành đã trở thành một cường quốc trên thế giới và đang trên đường trở thành một trong các đại đế quốc thương mại; nước Phổ Tin Lành giầu có và hùng mạnh; nước Hòa Lan Tin Lành đã khởi tiến việc ngoại thương và xứng đáng được mang tước hiệu đế quốc. Một du khách đi từ Bắc và Trung Âu tới nước Pháp và bán đảo Tây Ban Nha rồi qua Ý Đại Lợi sẽ thấy sự tương phản về kinh tế, mức sống và trình đồ học vấn tổng quát của người dân trong các quốc gia này. Ở Bắc và Trung Âu, phần lớn là Tin Lành, không có quốc gia nào rơi vào tình trạng chết đói và nghèo khổ triền miên như các nước ở miền Nam Âu. Chủ nghĩa tư bản cổ điển đã lỗi thời và các quốc gia theo đạo Tin Lành cũng đã thức thời và sẵn sàng từ bỏ nó để làm lợi cho đất nước.

Các nhà chính khách và vua chúa ở các quốc gia Nam Âu cho rằng Tòa Thánh La Mã và chế độ giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái và thua kém của nước họ nếu so với các nước theo đạo Tin Lành."

[Nguyên văn: "The contrast between the impoverished southern European countries and the flourishing northern European states at this time was a glaring one. Already Protestant England had become a world power and was on its way to founding one of the great commercial empires; Protestant Prussia was prosperous and powerful; Protestant Holland was already starting the overseas trade that in time would offer it the title of empire. A traveller from northern and central Europe down into France, the Iberian peninsula, and Italy would be struck by the contrast in economic welll-being, standard of living, and general education of the people. The northern and the central nations, predominantly Protestant, had none of the starvation and endemic poverty exhibit down south. Classical capitalism was off on its first flight and the Protestant nations were ready to take advantage of it.

The statesmen and kings in southern Europe held Rome and the papacy primarily responsible for that degrading difference them and their Protestant counterparts."   


[ii]Lê Đăng Hoàng. “Một Vài Suy Nghĩ Xung Quanh Bài Viết của Trần Trung Đạo.” Talawas.org. Ngày 18/4/2005.