●   Bản rời    

Khi Nhà Văn... - Nội Tình của Ba Nước

KHI NHÀ VĂN LẠM BÀN LỊCH SỬ

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/KNV/PhanI3.php

10-07-2008

Toàn tập: 0  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14

 


PHẦN I

 

LỜI TUYÊN BỐ CỦA ÔNG NGẠN TRONG CUỐN

VIDEO PARIS BY NIGHT SỐ 81 (5)

 


III.- NỘI TÌNH CÁC NƯỚC:  ĐỨC, NAM HÀN VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM

 

Sau khi bị qua phân, nội tình của ba nước Tây Đức, Nam Hàn và miền Nam Việt Nam cũng hoàn toàn khác nhau. Phần trình bày dưới đây cho ta thấy rõ sự kiện này:

NỘI TÌNH TÂY ĐỨC

Vào năm 1948, Nga Xô ra lệnh phong tỏa thành phố Berlin khiến cho tình hình thế giới trở nên vô cùng căng thẳng, nhưng rồi vấn đề này cũng được giải quyết. Dù sao thì tình trạng này cũng khiến cho tam cường Mỹ, Anh và Pháp phải lo ngại, không biết lúc nào Nga Xô lại làm cho tình hình nghiêm trọng nữa! Vì lẽ này mà  Anh, Mỹ Pháp đồng thuận hợp nhất ba vùng nằm dưới quyền quản trị của họ để  thành một vùng gọi là Tây Đức với hy vọng tạo nên Tây Đức đủ sức tự cường về kinh tế và đủ mạnh về chính trị. Tây Đức được phép tổ chức bầu cử để chọn người vào Quốc Hội Lập Hiến, soạn thảo hiến pháp giống như hiến pháp của các nước dân chủ Tây Phương và Bắc Mỹ, nghĩa là cũng có điều khoản “tôn giáo tách rời khỏi chính quyền”. Nói cách khác, tức là không có vấn nạn Giáo Hội La Mã với tình trạng tu sĩ và tín đồ Da-tô tác oai tác quái, thao túng chính quyền. Những người lãnh đạo chính quyền cũng như dân biểu trong quốc hội Tây Đức đều do nhân dân Tây Đức tuyển chọn qua các cuộc bầu cử dân chủ công bằng và bỏ phiếu kín, theo từng nhiệm kỳ như đã quy định trong hiến pháp của họ.

 

Nhờ vậy mà tại Tây Đức, không có một ông lãnh đạo chính quyền nào của Tây Đức tổ chức một buổi đại lễ vô cùng long trọng, rồi thỉnh mời vị khâm sứ đại diện Vatican đến làm chủ lễ dâng Tây Đức Giáo Hội La Mã dưới danh nghĩa là Đức Mẹ Vô Nhiễm. Và cũng  không có một ông giám hay mục sư hoặc ông tu sĩ nào ngồi bên cạnh ông thủ tướng trên khán đài vào những khi có đại lễ hay quốc lễ. Các ông thống đốc các tiểu bang và các ông tỉnh trưởng, quận trưởng tại các địa phương khi mới đến nhậm chức không phải trình diện một ông lãnh chúa áo đen hay ông mục sư nào cả.

NỘI TÌNH NAM HÀN

Map of Korea, South

Sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt vào ngày 27/7/1953, Nam Hàn trở thành một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ và chính quyền Nam Hàn dồn nỗ lực vào việc củng cố chính quyền. Trong mấy năm đầu, Nam Hàn nằm dưới quyền lãnh đạo của Tổng Thống Da-tô Lý Thừa Vãn. Là một tín đồ Da-tô được Hoa Kỳ nuôi dưỡng và đưa về cầm quyền ở Nam Hàn, Tổng Thống Lý Thừa Vãn của Nam Hàn cũng có những đặc tính Da-tô cuồng tín như tất cả những tín đô Da-tô cuồng tín khác. Một trong những đặc tính này là ông đã biến chính quyền cúa ông thành một chế độ đạo phiệt Da-tô hết sức bạo ngược. Chính vì vậy mà ông  bị sử gia Nigel Cawthorne quy liệt vào danh sách 100 tên bạo chúa tàn ngược nhất trong lịch sử nhân loại từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Dưới đây là bản văn của sử gia Nigel Cawthorne nói về bạo chúa Da-tô Lý Thừa Vãn:

"Trong những năm Nhật chiếm đóng Triều tiên từ năm 1910 cho đến năm 1945, Lý Thừa Vãn sống ở Hoa Kỳ vận động cho nước ông được độc lập. Năm 1919, ông được đưa lên làm tổng thống Chính Phủ Lưu Vong Lâm Thời Triều Tiên.

Năm 1945, ông trở về Triều Tiên, tổ chức những đội võ trang khủng bố và giết hại những đối thủ chính trị. Năm 1948, khi Hoa Kỳ và Liên Xô thất bại trong việc bàn luận thống nhất miền Nam Bắc Triều Tiên, ông trở thành tổng thống Nam Hàn. Năm 1950, khi Kim Nhật Thành (Chủ Tịch Bắc Hàn) xua quân tấn công Nam Hàn, ông kêu cứu Liên Hiệp Quốc và được tổ chức quốc tế này cứu viện.Tuy nhiên, khi Liên Hiệp Quốc cố gắng thương thuyết hòa bình thi ông lại kéo dài cuộc chiến vơi hy vọng sẽ toàn thắng. Vào lúc quan trọng (trong khi hai bên thương thuyết), ông phóng thích những tù binh chống Cộng khiến cho Kim Nhật Thành tức giận và tái khởi chiến tranh.

Những kỳ bầu cử tổng thống được tổ chức vào những năm 1952, 1956  ông đều đắc cử, và đặc biệt là kỳ bầu cử tổng thống vào năm 1960, ông đắc cử với 90 phần trăm số phiếu. Ở ngôi vị tổng thống, ông sử dụng quyền lực độc tài chuyên chính, thanh trừng Quốc Hội, ra lệnh cấm, không cho Đảng Tiến Bộ đối lập hoạt động và xử tử vị lãnh tụ của đảng này với tội danh là phản nghịch. Đồng thời, ông kiểm soát chặt chẽ việc bổ nhậm các chức vụ xã trưởng và cảnh sát trưởng.

Việc gian lận trong kỳ bầu cử tổng thống vào năm 1960 một cách quá trắng trợn làm cho sinh viên tổ chức hàng loạt những cuộc biểu tình chống ông. Ông ra lệnh đàn áp hết sức dã man và làm cho anh em sinh viên bị tổn thất nặng nề (chết và bị thương rất nhiều – NMQ). Tình trạng này khiến cho Quốc Hội nhất tề bỏ phiếu đòi ông phải từ chức. Ngày 27/4/1960, ông phải rời khỏi nước đi sống lưu vong ở Hawaii rồi chết ở đây.”

Nguyên văn: “During  the Japanese occupation of Korea from 1910 to 1945, Syngman Rhee was in the United States, agitating for Korean independence. In 1919 he was elected president of the Korean Provisional Government in exile.

Returning to Seoul in 1945, he organised strong-arm squads to murder or intimidate political rivals. When talks between the US and the Soviet Union on reunifying the northern and southern zones that they occupied failed in 1948, he stood as president South Korea. When Kim II-Sung invaded in 1950, he called for – and received – United Nations’ help. However, when UN tried to make peace, Rhee prolonged the fighting in the hope of total victory. At a crucial moment, he released  anti-Communist prisoners  of war infuriated Kim II-Sung and restarting the war.

 

Rhee was re-elected 1n 1952, 1956 and 1960 – with 90  per cent of the vote that year. As president he took dictatorial powers, purging the National Assembly, banning the opposition Progressive Party, and executing its leader for treason. He also controlled the appointment of village mayors and police chiefs.

The blatant election fraud of 1960 provoked student demonstrations, which were suppressed with heavy casualties, but a unanimous vote of the Natonal Assembly called for Rhee’s resignation. On 27 April 1960, Rhee went into exile in Hawaii, where he died.” Nigel Cawthorne, TYRANTS History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), p.138.

Sau đó, Nam Hàn cũng rơi vào tình trạng nằm dưới ách thống trị của bọn quân phiệt. Nhưng nhân dân Nam Hàn còn có may mắn:

1.- Các nhà lãnh đạo chính quyền và các vị tướng lãnh trong quân đội không phải là những tên Hàn gian đã từng làm tay sai cho quân xâm lăng Nhật trong thời Nhật chiếm đóng cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 15/8/1945.

2.- Không có vấn nạn Giáo Hội La Mã, nghĩa là không có vấn nạn tu sĩ và tín đồ Da-tô thao túng chinh quyền, hà hiếp nhân dân và cướp đoạt tài nguyên quốc gia, bòn rút của công để làm của riêng và cống hiến cho Giáo Hội La Mã. Nói một cách khác là từ tháng 4 năm 1960, chính quyền Nam Hàn tuyệt đối không có chủ trương bơi ngược dòng lịch sử, thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô như các nước Âu Châu trong thời Trung Cổ.

 

3.- Không có những vụ tẩu tán tài sản, tiền bạc chuyển ra ngoại quốc như ở miền Nam Việt Nam  trong những năm 1954-1975. 

 

NỘI TÌNH MIỀN NAM VIỆT NAM

Dù là được khoác cho danh xưng Việt Nam Cộng Hòa hay là gì đi nữa, trong thực tế, miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 vừa là thuộc địa của Hoa Kỳ (đuợc Hoa kỳ dùng làm tiền đồn ngăn chặn làn sóng Cộng Sản theo nhu cầu chiến lược của Hoa Kỳ), vừa là thuộc địa của Vatican (với các nhân vật lãnh đạo chính quyền đều là tín đồ Da-tô do Tòa Thánh Vatican chọn lựa, hay do các vị tu sĩ Da-tô có thế lực ở Việt Nam đưa lên).  Như vậy, suốt trong thời gian từ ngày 7/7/1954 cho đến ngày 30/4/1975, ngoại trừ trong một thời gian ngắn từ 1/1/1963 đến tháng 3/9//1967, miền Nam Việt Nam ở vào tình trạng một cổ hai tròng và chính quyền miền Nam vừa làm tay sai cho Hoa Kỳ, vừa làm tay sai đắc lực cho Giáo Hội La Mã. Đặc biệt hơn nữa là những người lãnh đạo chính quyền và những người nắm giữ các chức vụ chỉ huy các cơ quan quan trọng trong bộ máy cai trị đều là tín đồ Da-tô và đều có những thành tích đã từng là Việt gian bán nước cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican trong thời 1858-1945 và trong thời Kháng Chiến 1945-1954:

CHÍNH QUYỀN MIỀN NAM VIỆT NAM

LÀM TAY SAI CHO HOA KỲ

Chính quyền Việt miền Nam do Hoa Kỳ dựng nên và nuôi dưỡng từ ngày được cho ra đời vào tháng 7/1954 cho đến khi rã đám vào ngày 30/4/1975. Bằng chứng là tất cả mọi khoản tiền chi phí cho mọi thứ từ đồ trang bị trong các văn phòng, việc thiết lập và trang bị các cơ sở, việc trả lương hàng tháng cho các nhân viên chính quyền từ ông tổng thống cho đến các anh tùy phái hay lao công trong công sở cũng như từ ông đại tuớng nắm giữ chức vụ tổng tham mưu trưởng cho đến anh binh nhì vô danh tiểu tốt trong quân đội đều do Hoa Kỳ đài thọ và tất cả những người này đều có tên trong sổ lương của Hoa Kỳ.

Các nhà nghiên cứu về miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, đều có một nhận xét chung là hầu như tất cả mọi việc làm  trong các cơ quan chính quyền cũng như trong quân đội đều do Hoa Kỳ chủ động, làm chương trình, bỏ tiền ra tài trợ rồi thúc đẩy chính quyền Việt Nam phải thi hành dưới sự cố vấn và giám thị của người Hoa Kỳ. Điển hiển là việc cải cách điền địa được tiến hành từ năm 1957 là  một trong những bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này. Theo sự hiểu biết của người viết, đề xướng ra chương trình cải cách ruộng đất vào lúc đó là Mỹ, soạn thảo chương trình truất hữu ruộng đất của những điền chủ có trên 200 mẫu Anh (acre) để bán cho nông dân không có ruộng cày cũng là Mỹ, bỏ tiền ra đài thọ cho những tốn phí thi hành chương trình này cũng là Mỹ, bỏ tiền ra ứng trước để trả  liền 10% trị giá ruộng đất cho các chủ điền có ruộng bị truất hữu cũng là Mỹ. Đây là một sự thật lịch sử. Mấy đoạn văn sử dưới đây trích ra từ trong sáchViệt Nam Niên Biểu 1939-1975 Tập I C: 1955-1963 và trong sách Vietnam: A Dragon Embattled  cho chúng ta thấy rõ đầu mối của sự thật này:

Thứ Ba, 5/7/1956.- SÀIGON: Diệm tiếp Reinhardt và Barrows về kế hoạch cải cách ruộng đất. Tham dự có Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Ngọc Thơ và Ladejinsky, cố vấn cải cách ruộng đất của Diệm. VNCH trù tính mua lại khoảng 1 triệu mẫu đất của chủ điền rồi bán lại cho dân. Mỗi chủ điền từ nay chỉ được sở hữu từ 60 đến 200 mẫu. (trước đây, khoảng 6,000 (6 ngàn) chủ điền làm chủ 45% đất ruộng miền Nam, vào khoảng 1 triệu mẫu). Dự trù giá mua một mẫu tư 5,000 (5 ngàn) tới 15,000 (15 ngàn) đồng; như thế sẽ cần một ngân khoản 7 tỉ đồng hay 200 triệu Mỹ kim. Sẽ trả chủ điền 10-15% bằng tiền mặt, sau đó trả bằng trái phiếu quốc gia từ 10 đến 15 năm. Thơ yêu cầu Mỹ cho vay hay viện trợ từ 10 tới 20 triệu Mỹ kim để trả trước cho chủ điền. (Trong thư gửi PTT Richard Nixon ngày 6/7, tăng lên từ 20 tới 30 triệu Mỹ kim.

Nông dân sẽ phải trả tiền mua đất trong vòng 5 năm, không phải trả tiền lời. (FRUS, 1955-1957, I: Tài liệu 337).”  Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 Tập I C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr 98.

Chính quyền Việt Nam chỉ có việc thi hành những gì Mỹ đã hoạch địch sẵn. Ấy thế mà chính quyền Việt Nam còn luơn lẹo, qua mặt Mỹ bằng nhiều cách. Một trong những cách này là không rớ tới khối ruộng đất khổng lồ gần 400 ngàn mẫu Anh của Giáo Hội La Mã (đã cướp đoạt được của nhân dân ta trong thời gian từ năm 1862 cho đến năm 1954).  Sự kiện này được sử gia Joseph Buttinger ghi lại như sau:

"Hơn nữa, hàng trăm ngàn anh em nông dân được Sở Nông Nghiệp Tín Dụng giúp đỡ bằng cách cho vay tiền làm vốn  mà  trước kia họ phải vay của  bọn chủ nợ tư nhân với giá cắt cổ. Nhưng vì không có đại diện thực sự của họ cho nên đại khối nông dân ở nông thôn vẫn tiếp tục là nạn nhân (bị bóc lột)  của giới địa chủ và viên chức chính quyền. Giá nộp tô hợp pháp được quy định là 25%  mà hầu như khắp nơi không có  ai quan tâm hay để ý tới. vì rằng tá điền thường cho là  nếu không quá 30% là may mắn  lắm rồi. Ngay cả những năm sau năm 1960, khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phát động cuộc chiến chống lại chính quyền miền Nam là lúc tranh giành lòng dân, lôi kéo nhân dân về phía mình,  mà tình trạng này vẫn như vậy. Các ông địa chủ có quân lính  trở lại các vùng do Việt Minh kiểm soát   trước đó để đòi nông dân phải nộp tô cho họ với giá  cao hơn giá chính quyền ấn định. Chỉ có sự đồng thuận hay tiếp tay của chính quyển thì giới địa chỉ  mới làm được như vậy.

Anh em nông dân bất mãn vì không được quyền chiếm hữu những đất đai không có  chủ mà chính họ đã liên tục canh tác cho đến lúc đó. Đây là sự thực. Ngay cả với 43 ngàn giáo dân Bắc Kỳ  đến định  cư ở Cái Sắn cũng chống lại những khế ước về chính sách nộp tô như vậy, nhất là lúc đó chính quyền đã  cắt giảm tiền trợ cấp định cư cho họ.

Việc thi hành chương trình cải cách điền địa  một cách vụn vặt và chắp vá trong một pham vi hạn hẹp  như vậy đã gây tai hại cho việc cải tiến về chính trị của đất nưỡc. Sự kiện này cũng  cho chúng ta thấy  rõ  những lời cao rao rằng chế độ của ông Ngô Đình Diệm là một chế độ cách mạng chỉ là những lời tuyên truyền giả dối rỗng tuếch. Ông Diệm không có khả năng nhận thức được rằng cuộc cách mạng quốc gia chỉ có thể  hoàn thành được vào khi mà tất cả những tàn dư của chế độ thuộc địa cũ đã bị quét sạch, và bằng những chương trình cách mạng  cấp tiến về xã hội và kinh tế. Đối với đại khối  nông dân, trong thời  chế độ thực dân thuộc địa,  giai cấp địa chủ phong kiến bóc lột họ  là một sự thực. Vì thế cho nên, chỉ khi nào chế độ thực dân thuộc địa bị xóa bỏ thì khi đó mới có thể chấm dứt được  chế độ địa chủ  bóc lột giai cấp nông dân.

Trong thực tế, vì không bị loại bỏ bởi chương trình cải cách điền địa, giai cấp địa chủ  đã từng cấu kết với chế độ thực dân thuộc đía  trong nhiều thập niên, đã thành công trong việc đòi lại những quyền lợi của họ trong thời chế độ Diệm. Tối đại đa số trong số 6,300 địa chủ (đa số là nhũng địa chủ vắng mặt) chiếm hữu 45% ruộng lúa ở miền Nam. Đại đa số những địa chủ này không bị ảnh hưởng bởi  chương trình cải cách điền địa của chính phủ, vi rằng họ chỉ làm chủ vào khoảng 300 mẫu, giới hạn  mà luật lệ nhà nước quy định cho phép được giữ lại (không bị truất hữu), Tuy nhiên, ngay cả trong số 2,500 địa chủ chiếm hữu 40 phần trăm ruộng lúa ở miền Nam, cho tới cuối năm 1962, cũng chỉ có 1,584 địa chủ  bị truất hữu một phần ruộng đất của họ mà thôi. Ruông đất do Giáo Hội La Mã làm chủ ước lượng vào khoảng 370 ngàn (370,000) mẫu không hề bị đụng (rớ) tới.

"

[Nguyên văn:"Furthermore, the plight of hundreds of thousands of peasants was eased by the National Agrarian Credit Office, which was  created in April, to supply peasants in temporary needs funds with loans previously obtainable only at usurious rates. But the absence of any kind of democratic representation of the peasnts meant that the rural masses continued to be victimized by landlords and government officials. The legal rent of 25% of crop was widely disregarded  - tenants considered themselves lucky if their rent was no more 30 per cent. Even after 1960, when insurrection made the struggle for peasant loyalty the overriding political issue, abusive treatemt of peasants remained widespread. Landlords, returning with the army to former guerrilla-held regions, extracted rents far above the legal limit. Since this was possible only with the help or acquiescence of the Saigon appointed local officials, the peasants more often than not regretted having returned to government control. The peasants also resented not getting the ownership of formerly unocuppied land, but instead  being settled on it as tenants. This was true even of land which the refugees, largely through their own efforts, had opened for cultivation. "At the Cái Sắn  development in southwestern Vietnam, for example there was so much resistance to tenancy contracts by the 43.000 resettled refugees that the government cut off daily subsistence payment in order to bring the refugees around."

The narrow scope and the fragmentary execution of the agrarian reform, so fateful for the country's political evolution, reveal a great deal about Diem's political philosophy and the hollowness of his claim that his was a revolutionary regime. Diem was unable to see that Vietnam's national revolution could be completed  and all remenants of colonialism wiped out only through radical economic and social reforms. For the peasant masses, exploitation under feudal land regime had been the dominant reality of colonialism. Colonialism, therefore, would not end for them until landlordism was abolished.

Far form being eliminated by a  thorough agrarian reform, the landlords, for decades the associates of the colonial regime, were in fact the group that, more than any other, succeeded in asserting its interests under Diem. A maximum of 6,300 persons (most of them absenteee landlords) owned 45 per cent of all rice land in the South. The vast majority of them were not at all affected by the land-transfer program, since they owned less than the approximately 300 acres the law permitted them to retain. But even of the 2,500 who owned 40 per cent of the Southern rice land, only 1,584 had been partly expropriated by late 1962. (Land held  by the Roman Catholic Church, estimated about 370,000 acres was not subject to transfer."] Joseph Buttinger,  Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick  A. Praeger, 1967), pp 932-933.

Về quân sự,  Hoa Kỳ cũng làm sẵn chương trình, đặt ra kế hoạch cho việc tuyển mộ và huấn luyện quân đội, rồi bỏ tiền ra  đài thọ các phí khoản của tất cả mọi việc thiết lập và trang bị các trung tâm nhập ngũ và huấn luyến, bỏ tiền ra trả lương cho quân lính được tuyền mộ. Về huấn luyện, Hoa Kỳ nắm giữ công việc huấn luyện và huấn lưyện theo tiêu chuẩn quân sự của Hoa Kỳ. Về chiến thuật và chiến lược, các cố vấn quân sự Hoa Kỳ  soạn thảo kế hoạch tác chiến và đưa ra cho sĩ quan người Việt thi hành, mọi quyết định của các sĩ quan Việt Nam trong các kế hoạch hành quân hay bất cứ việc gì đều phải được Hoa Kỳ chấp thuận. NẾU không được Hoa Kỳ chấp thuận mà các sĩ quan Việt Nam cứ tự ý làm, thì sẽ viên chức đó sẽ bị coi là qua mặt Hoa Kỳ và sẽ  bị cảnh cáo. NẾU ở mức độ trầm trọng, ngân khoản tài trợ cho phần vụ mà chính quyền miền Nam đã qua mặt Hoa Kỳ sẽ bị cắt đứt, hoặc là sẽ loại bỏ những thành phần có trách nhiệm về việc làm mà không được Hoa Kỳ cho phép. Trầm trọng hơn nữa, thì ngay cả người lãnh đạo chính quyền sẽ bị thay thế bằng một người khác biết điều và dễ bảo hơn. Bằng chứng là  việc Hoà Kỳ trừng phạt anh em nhà Ngô về việc làm quá trớn với những hành động tấn công các chùa chiền, càn quét, truy lùng bắt giam hàng ngàn tăng ni và Phật tử ở Sàigòn và nhiều thành phố lớn ở miền Nam Việt Nam trong đêm 20 rạng ngày 21/8/1963. Những sự kiện liên tiếp xẩy ra trong mùa hè 1963 cho đến ngày Cách Mạng 1/11/1963 mà chúng tôi ghi lại dưới đây giúp cho chúng ta nhìn thấy rõ ràng vấn đề này. Sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập IC: 1955-1963 viết:

Thư Tư, 21/8/1963: Sàigòn, 01G00: Nhu sử dụng Lực Lượng Đặc Biệt và Cảnh Sát mặc giả quân phục tấn công chùa chiền, bắt giữ tăng ni. Lê Quang Tung và (Nguyễn [Trần?] Văn Tư, Giám Đốc Cảnh Sát Đô Thành chỉ huy.

Tại chùa Xá Lợi (Sàigòn), Tịnh Khiết, Tâm Châu cùng Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo đề bị bắt. Hơn 30 người bị thương, 2 người khác mất tích (Gravel, II:210; Tâm Châu 1994:19). Hai tăng sĩ chạy được qua USOM, gần chùa Xá Lợi (không có Thượng Tọa Trí Quang).

[Xem thêm Phạm Trọng Nhân, “Cuốn sổ tay của một nhân viên ngoại giao nhân vụ tấn công chùa Xá Lợi;” Bách Khoa, số 169 (15/1/1964), tr. 31-43, và số 170 (1/2/1964), tr. 21-31]

Chỉ riêng tại Sàigòn, số tăng ni Phật tử  bị bắt lên tới 2,000 người. Ngoại trừ Tịnh Khiết được phóng thích ngay, hầu hết các lãnh tụ tăng ni đều bị bắt. Họ bị giam giữ tại những sà lan nổi trên sông Sàigòn. [Xem 25/8/1963]

Tại Huế, khoảng 3 giờ đêm, tiếng mõ, tiếng chuông, tiếng kêu cầu cứu vang lên khắp nơi. Đồng bào quanh chùa đánh mõ, gõ thùng thiếc báo nguy. Đợt tấn công đầu, Cảnh Sát bị đẩy lui. Sau đó, Đỗ Cao Tri cho lệnh nổ súng. Những giáo sư, sinh viên và học sinh tranh đấu cũng bị bắt giữ. (Nguyễn Ngu Í 1964b:37-44).” Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập IC: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 318-319.

Chiến dịch tấn công các chùa chiền vào đêm 20/8/1963 khiến nhân dân ta và nhân dân thế giới vô cùng căm phẫn đối với anh em nhà Ngô. Chứng kiến cảnh chùa chiền bị tấn công, và tăng ni cùng  Phật tử bị truy lùng, bị tra tấn và đánh đập, anh em học sinh, sinh viên không thể khoanh tay đứng nhìn quân lính Da-tô của chính quyền phóng tay hành hạ và sát hại đồng bào, thân nhân, bà con của họ. Vì thế, họ đã phải quyết tâm liều thân cùng nhau đứng lên biểu dương tinh thần để cho nhân dân thế giới nhìn thấy rõ bộ mặt thật ghê tởm của chế độ tàn ngược của tên bạo chúa  Da-tô Ngô Đình Diệm. Sự kiện này được cụ Đoàn Thêm ghi lại trong cuốn 1945-1964 Việc Từng Ngày với nguyên văn như sau:

25/8/1963: Sinh viện, học sinh biểu tình rất đông trước chơ Bến Thành ủng hộ Phật Giáo. Cảnh Sát can thiệp. Có xô xát. Một số người bị thương. Một thiếu nữ bị chết (Quách Thị Trang). 1.380 bị bắt đưa xuống trại Huấn Luyện Quang Trung.” Đoàn Thêm, 1945-1964 Việc Từng Ngày (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1980?), tr.

Hành động bách hại Phật giáo, học sinh, sinh viên một cách tàn ngược như trên của chính quyền đạo phiệt nhà Ngô liền bị Hoa Kỳ phản ứng mãnh liệt và tìm biện pháp mạnh để ngăn chặn và trừng phạt anh em nhà Ngô. Sự kiện này đuợc cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert McNamara ghi lại trong cuốn  In Retrospect – The Tragedy And Lessons Of Vietnam với nguyên văn như sau:

Khi tin tức về những hành động bạo hành ở Miền Nam Việt Nam được báo cáo về tới thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 24/8, nhiều viên chức đã nhìn thấy là cơ hội phải hành động chống lại chế độ Ngô Đình Diệm. Hoa Kỳ phải hành động, phải tiến hành một cuộc đảo chánh trước khi quá trễ.Tôi  cho rằng đây là một việc làm quan trọng nhất trong thời chính quyển của hai Tổng Thống Kennedy và Johnson.

Người tiên khởi hành động này là Roger Hilsman, người kế nhiệm Averell Harriman, giữ chức vụ phụ tá  ngoại trưởng, đặc trách Viễn Đông Sự Vụ. Hilsman là người tốt nghiệp Trường Võ Bị West Point, thông minh,  khắc nghiệt, thiếu tế nhị, nói nhiều, đã từng kinh qua chiến tranh du kích trong thời Thế Chiến Thứ Hai và đã trở thành một học giả nắm vững tình hình.

Hillsman khởi thảo một bức điện văn gửi cho ông đại sứ mới bổ nhậm tới Sàigòn là Henry Cabot Lodge Jr. và nhập đề bằng câu văn lên án các hành động của ông Nhu:

Dù cho giới quân sự chủ trương thiết quân luật hay chính Nhu bày trò cho họ làm vậy,  nhưng rõ ràng là Nhu đã lợi dụng chuyện này để tấn công chùa chiền… Điều này cũng cho thấy rõ ràng là Nhu đang tìm cách nắm quyền  lãnh đạo. Chính phủ Hoa Kỳ không thể dung thứ tình trạng  quyền hành nằm ở trong tay Nhu. Phải cho Diệm cơ hội thoát khỏi bàn tay của Nhu và đám tay chân của hắn và thay thế vào đó bằng những nhân vật chính trị và quân sự có khả năng..

Nếu ông (Cabot Lodge) đã làm hết mọi cố gắng rồi mà Diệm vẫn còn ngoan cố và từ chối hợp tác, thì chúng ta phải tính đến việc phải loại luôn cả Diệm…. Đồng thời, ông nói cho các nhân vật lãnh đạo quân sự tại đó biết rằng Hoa Kỳ sẽ không thể tiếp tục chu cấp cho Chính Phủ Việt Nam về quân sự lẫn kinh tế trừ phi… họ phải (thả tự do cho các tăng ni đã bị bắt) ngay tức khắc cùng với sự loại bỏ Nhu ra khỏi sân khấu chính trị. Chúng ta phải cho Diệm một cơ hội hợp lý để loại bỏ Nhu, nhưng nếu Diệm cứ ngoan cố, thì phải để cho ông ta biết rằng chúng ta không ủng hộ ông ta nữa.  Đồng thời, ông (Đại Sứ Cabot Lodge) cũng nên nói cho các nhân vật chỉ huy quân sự biết rằng chúng ta sẽ trực tiếp hậu thuẫn cho họ trong khoảng thời gian chuyển tiếp sau khi chính phủ trung ương bị lật đổ.

… Song song với những việc làm trên đây, ông đại sứ nên cùng với các đồng sự gấp rút cứu xét đến việc lựa người lãnh đạo kế tiếp và phác họa một kế hoạch thật chi tiết để chúng ta có thể sẽ thay thế Diệm luôn nếu cần.”

Nguyên văn: “As reports of the violence flowed into Washington on August 24, several officials we had left behind saw an opportunity to move against the Diem regime. Before the day was out, the United States had set in motion a military coup, which I believe was one of the truly pivotal dicisions concerning Viet Nam made during the Kennedy and Johnson Administrations.

The man who took the initiative was Roger Hilsman, Jr., who had succeeded Averll Harriman as assistatnt secretary of states for Far Eastern Affairs. Hilsman was a smart, abrasive, talkative West Point graduate who had been involved in guerrilla combat in World War II and had subsequently become an academic. He and his associates believed we could not win the war with Diem and, therfore, Diem should be removed.

Hilsman began the action by drafting a cable to our brand new ambassador in Saigon, Henry Cabot Lodge, Jr. The cable started with a condemnation of Nhu’s actions:

It is now clear that whether the military proposed martial law or whether Nhu tricked them into it, Nhu took advantage of its imposition to smash pagodas… Also clear that Nhu has maneuvered himself into commanding position.

U.S. Government cannot tolerate situation in which power lies in Nhu’s hands. Diem must be given chance to rid himself of Nhu and his coterie and replace them with best military and political personalities available.

If, in spite of all your efforts, Diem remains obdurate and refuses, then we must face the possibility that Diem himself cannot be preserved.

… We must at same time also tell key military leaders that U.S. would find it impossible to continue support GVN [government of Vietnam] military and economically unless… steps [to release the arrested monks] are taken immediately which we recognize requires removal of the Nhus from the scene. We wish to give Diem reasonable opportunity to remove Nhus, but if he remains obdurate, then we are prepared to accept the obvious implication that we can no longer support Diem. You may also tell appropriate military commanders we will give them direct support in any interim period of breakdown central government mechanism.

Concurrently with above, Ambassador and country team should urgently examine all possible alternative leadership and make detailed plans as to how we might bring about Diem’s replacement if this should become necessary.” Robert McNamara, In Retrospect – The Tragedy And Lessons Of Vietnam (New York:Times Books Random House, 1995), pp.52-53

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ các nhà cầm quyền miền Nam chỉ là những người được Hoa Kỳ đưa lên để làm tay sai cho Hoa Kỳ. NẾU họ không phải là tín đồ Da-tô và chỉ triệt để thi hành những chỉ thị hay quyết định của Hoa Kỳ đưa ra thì miền Nam đã khá hơn và có thể đã giống như Nam Hàn hay Đài Loan. Khốn nỗi, họ là những tín đồ Da-tô với bản chất La Mã hơn cả La Mã, họ chỉ biết triệt để tuân hành lệnh truyền của Tòa Thánh Vatican và tuân hành một cách vô điều kiện “đến nỗi có những linh mục nói rằng “Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm.” Nhiều tác giả,Tại Sao Không Theo Đạo Chúa Tuyển Tập 2 (Spring, TX:  Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr.116 . Vì thế họ mới trở thành những người “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, mới lươn lẹo không thi hành nghiêm chỉnh những quyết định của Hoa Kỳ đưa ra trong chương trình cải cách ruộng đất bằng cách tránh né, không rớ tới 370 ngàn mẫu Anh để bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội La Mã, mới tiến hành những “chiến dịch làm sáng danh Chúa” bằng bạo lực,  tàn sát tới 300 ngàn người dân ở các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quy Nhơn và Khánh Hòa (Liên Khu V), mới đem quân tấn công các chùa chiến, lùng bắt và giam cầm cả mấy ngàn tăng ni và Phật tử, rồi lại đàn áp một cách hết sức dã man  phong trào học sinh sinh viên như đã trình bày ở trên. Những trường hợp nêu lên trên đây vừa cho chúng ta thấy rõ bộ mặt thật của chính quyền miền Nam là làm tay sai cho Hoa Kỳ, vừa phơi bày cho nhân dân thế giới thấy rõ cái đặc tính tàn ngược của chế độ đạo phiệt Da-tô làm tay sai đắc lực cho đế quốc Vatican tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.

 

CHÍNH QUYỀN MIỀN NAM VIỆT NAM

LÀM TAY SAI ĐẮC LỰC CHO VATICAN

Tài liệu lịch sử cũng như thực tế cho thấy rằng Giáo Hội La Mã và Hoa Kỳ tạo dựng nên chính quyền miền Nam Việt Nam để làm tay sai cho hai thế lực này. Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ trong Mục XXIII, Phần V (ien Minh Mỹ Vatican Thống Trị  Miền Nam Việt Nam) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chìn vì thế mà miền Nam Việt Nam mới có vấn nạn Giáo Hội La Mã với thảm trạng chính quyền dung dưỡng và bao che cho tu sĩ và tín đồ Da-tô  thi nhau nhũng lạm công quyền, tác oai tác quái, bách hại đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo khác. Dựa vào cái thế đã đưa được tín đồ lên nắm quyền lãnh đạo chính quyền và nắm giữ các chức vụ chỉ huy các cơ quan quan trọng trong bộ máy đàn áp nhân dân, ngồi ở hậu trường, Giáo Hội nắm độc quyền các phương tiện sản xuất và kiểm soát tất cả mọi phạm vi sinh hoạt trong xã hội để bốc hốt, cướp đoạt tài sản quốc gia, kinh tài bất chính, ăn bớt tiền ngoại viện, áp bức, bóc lột nhân dân bằng trăm phương ngàn kế và tẩu tán của cải tiền bạc ra ngoại quốc, rồi chuyển về nhà kho của nước Chúa trong Tòa Thánh Vatican. (Xin xem các dữ kiện ghi trong đoạn 4 của Phần III ở dưới.)

Vấn nạn Giáo Hội La Mã chỉ xẩy ra ở những nước bị áp đặt theo chế độ đạo phiệt Da-tô, nghĩa là tại các quốc gia mà Tòa Thánh Vatican đã xoay sở đưa được tín đồ Da-tô tin cẩn lên nắm chính quyền làm tay sai cho Giáo Hội. Đây là những trường hợp như ở Croatia trong những năm 1941-1945, ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, ở Rwanda trong năm 1994,  v.v… Nói đến vấn nạn Giáo Hội La Mã là phải nói đến những đặc điểm chính sau đây:

 

(hình Thượng Tọa Thích Quảng Đức tự thiêu,

nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/)

 

1.- Chủ trương “thần quyền chỉ đạo thế quyền” của Giáo Hội La Mã. Chủ trương này đưa đến việc phải thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô bằng bộ máy cảnh sát trị với những tổ chức cảnh sát, công an, và mật vụ như thiên la địa võng. Tại miền Nam Việt Nam, thực trạng này được sử gia Joseph Buttinger ghi lại rõ ràng ở trong cuốn Việt Nam: A Dragon Enmbattled rằng, trong thời Đệ Nhất Công Hòa có tới 13 tổ chức công an và mật vụ khác nhau (Joseph Buttinger, Việt Nam:A Dragon Enmbattled (New York: Frederick A, Praeger, 1967, tr. 956). Trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Westminster, CA: Văn Nghê, 1993, nơi trang 645, Cụ Đỗ Mậu cũng nói đến các tổ chức công an này. Đây là  là công cụ cho chính quyền sử dụng trong việc thi hành “chính sách bất khoan dung” bằng bạo lực đối với đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo khác.

2.- Thi hành chính sách bất khoan dung.- Chính sách dã man này đã được Tòa Thánh Vatican chủ trương từ thời Trung Đại (Trung Cổ). Để có thể thực hiện chủ trương này, Giáo Hội dùng hai phương cách:

2.1.- Đối với những người đã nằm dưới quyền sinh sát của Giáo Hội mà còn bị tình nghi là không tuyệt đối tin tưởng vào tín lý Kitô hay chế độ Giáo Hoàng (papacy), Giáo Hội cho thiết lập các Toà Án Dị Giáo (Inquistions) cùng với những dụng cụ tra tấn vô cũng ghê gớm và những hình phạt cực kỳ dã man để khủng bố và trừng trị họ. Muốn biết rõ những hành động dã man và các dụng cụ tra tấn nạn nhân  của các Tòa An Dị Giáo này ghê gớm như thế  nào, quý vị hãy tìm đọc sách Công Giáo Chính Sử của Giáo-sư Trần Chung Ngọc (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000) nơi các trang  99-117. Ngoài ra, quý vị cũng có thể nhìn thấy tận mặt những dụ cụ tra tấn này ở trong viện bảo tàng (Wax Museum) tại thành phố Victoria ở trên đảo Vancouver thuộc (Canada) nằm sát cạnh tiểu bang Washington (Hoa Kỳ).

2.2.- Đối với những người dân ở những vùng kế cận các quốc gia  nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền đạo phiệt và nếu chính quyền này ở thế mạnh, Giáo Hội sẽ cho phát động các cuộc chiến gọi là thánh chiến (holy war) đem quân tấn công đánh phá và chiếm đất với mục đích hủy diệt các nền văn hóa, văn minh bản địa và cuỡng bức các dân tộc nạn nhân phải theo đạo Da-tô làm nô lệ cho Giáo Hội.

2.3.- Đối với các dân tộc xa xôi như ở các lục địa châu Phi, châu Mỹ, Châu Đại Dương và Châu Á, Giáo Hội liên kết chặt chẽ và hùn hạp với các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp đem quân đi đánh chiếm đất đai làm thuộc địa để cùng chia lợi nhuận cùng khai thác tài nguyên và cùng nô lê hóa người dân bản địa. Riêng về phần Tòa Thánh Vatican, vấn đề hủy diệt nên văn hóa và văn minh của người dân bản địa được coi là quan trọng hơn cả.

Cũng nên biết, trong việc cấu kết  và hùn hạp làm ăn với các đế quốc thực dân xâm lược trên đây, phần hùn của Giáo Hội gồm có (1) các tin tức tình báo chiến lược tại các vùng mục tiêu, (2) các đạo quân thứ 5 gồm toàn những tín đồ Da-tô bản địa tiềm phục ở trong các xóm đạo, sẵn sàng nổi lên tiếp ứng khi hữu sự, và  (3) nhân sự (tín đồ Da-tô bản địa) làm những công việc đưa đường dãn lối, thông ngôn, phục vụ trong bộ máy đàn áp và cai trị tại địa phương. Sự kiện này đã xẩy ra trong thời đoàn quân viễn chinh của Liên Minh Pháp – Vatican tiến vào tấn chiếm Việt Nam khởi đầu vào năm 1858 và thống trị nước ta cho đến năm 1945, được tái diễn trong những năm Kháng Chiến 1945-1954. Rồi tiếp tục như vậy ở miền Nam từ tháng 7/1954 cho đến ngày 30/4/1975.

Cho đến ngày nay (tháng 3/2007), chủ trương thần quyền chỉ đạo thế quyền và chính sách bất khoan dung dã man này vẫn còn được Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô triệt để thi hành nếu quyền hành chính trị lọt vào trong tay họ hay hoàn cảnh cho phép. Bằng chứng là cho đến nay, Tòa thánh Vatican vẫn chưa hề ban hành một sắc lệnh hay thánh lệnh nào khẳng định việc hủy bỏ chủ trương và chính sách dã man này. Chúng ta biết rằng khi Hoa Kỳ muốn hủy bỏ Tu Chính Hiến 18 (chủ trương cấm sản xuất và phân phối rượu trên lãnh thổ Hoa Kỳ) được ban hành vào năm 1919 , Quốc Hội phải ban hành Tu Chính Hiến 21 trong đó nói rõ là hủy bỏ Tu Chính Hiến 18  (Repeal of Amendment 18) được ban hành vào năm 1933. Trong khi đó thi Tòa Thánh Vatican chưa hề ban hành một sắc lệnh nào để hủy bỏ các sắc lệnh hay thánh lệnh Dudum cum ad nos (1436) và Rex Regum (1443) do Giáo Hoàng IV (1431-1447) ban hành, các sắc lệnh  Divino amore communiti (1452) và Romanus Pontifex (8/1/1454) do Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455) ban hành,  sắc lệnh  Inter caetera (1456) do Giáo Hoàng Callistus III (1455-1458) ban hành, sắc lệnh Aeterni Regis (1481) do Giáo Hoàng Sixtus IV (1471-1484) ban hành, và các thánh lệnh inter caetera (3-4/5/1493), Eximiae devotionis (3/5/1493), Dudun siquidem (23[26?]/9/1493) do Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503) ban hành. Vì giới hạn của tập sách này, chúng tôi không thể ghi lại được hết tất cả nội dung của các sắc lệnh hay thánh chỉ trên đây Tuy nhiên, chúng tôi có thể khẳng định rằng các sắc lệnh hay thánh chỉ trên đây đều có nội dung đại khái như sau:

Sắc lệnh được phát xuất từ nguyên lý rằng đất đai thuộc về Chúa Ki-tô, và người đại diện của Chúa Ki-tô có quyền sử dụng tất cả những gì không do tín đồ của Chúa chiếm hữu, những kẻ ngoại đạo không thể là kẻ chiếm hữu hợp lý bất cứ một mảnh đất nào. Phần đất ban cấp nằm trong tay những kẻ ngoại đạo đã mặc nhiên khiến cho họ phải tuân phục trước hạnh phúc lớn hơn, trước việc họ đổi đạo dù tự ý hay bị cưỡng bách theo Luật Thiên Chúa.” Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), tr 7.

Riềng về nội dung Sắc Lệnh  Romanus  Pontifex do Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455) ban hành vào ngày 8/1/1454 được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:

"...., quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh,  Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn".

Khi ban quyền cho người Bồ Đào Nha được chiếm mọi thứ lợi lộc kể trên, Giáo Hoàng đồng thời cũng  muốn mở mang nước Chúa sang các miền xa xôi. Và để nhà vua Bồ Đào Nha yên tâm hơn, Giáo Hoàng ra lệnh cấm không một ai khác được phép đặt chân tới các vùng đất ấy nếu không có phép của nhà vua, dành cho nhà vua độc quyền buôn bán và ra vạ tuyệt thông tức khắc cho bất kỳ ai dám hành động ngược lại." Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), trang 14-15

Lịch sử cho thấy rằng, từ thời trung cổ (cũng gọi là trung đại) cho đến ngày nay, tất cả các chế độ cha cố (đạo phiệt Da-tô) ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều triệt để tuân hành các sắc chỉ hay thánh lệnh trên đây. Cũng vì thế mà các chính quyền này đã sử dụng bạo lực tối đa để bách hại những nhóm dân thuộc các tôn giáo khác và tàn sát họ bằng trăm phương ngàn kế. Tại miền Nam Việt Nam, trong thời gian 1954-1963, con số nạn nhân bị sát hại lên đến hơn 300 ngàn người. Độc giả có thể kiểm chứng sự kiện này qua các cuốn sách (1) Đảng Cần Lao của tác giả Chu Bằng Lĩnh (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1993, tr. 133), (2) Thập Giá và Lưỡi Gươm của Linh-mục Trần Tam Tỉnh (Paris: Sudestasie, 1978), tr.130-131) và Vịetnam why did we go? của tác giả Avro Manhattan (Chino, CA: Chick Publication, 1984, tr. 117, (4) Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation của Nguyễn Mạnh Quang (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), tr. 126-133.

Việc tàn sát người dân thuộc các thành phần tôn giáo khác trong chế độ đạo phiệt Da-tô không phải chỉ xẩy ra ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963. Việc làm dã man như vậy của Giáo Hội La Mã đã từng xẩy ra  ở Âu Châu trong suốt thời trung cổ, ở Châu Mỹ La-tinh, ở Phi Luật Tân và ở Phi Châu trong các thế kỷ 16, 17, và 19, ở Croatia trong những năm 1941-1945 (trước miền Nam Việt Nam) và ở Rwanda (Phi Châu) vào năm 1994 (sau miền Nam Việt Nam). Sự kiện này chứng tỏ rằng ở bất kỳ thời đại nào và ở bất kỳ nơi nào, hễ có một tín đồ Da-tô của Giáo Hội La Mã lên cầm quyền, thì việc thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô và tàn sát những nhóm dân thuộc các tôn giáo khác là điều tất nhiên không thể nào tránh được. Xin lấy trường hợp tên Da-tô Ante Pavelich được Giáo Hội đưa lên cầm quyền ở Croatia qua việc cấu kết với Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý, chỉ vỏn vẹn vào khoảng bốn năm (1941-1945) và chính quyền đạo phiệt cúa tên bạo chúa Da-tô này đã tàn sát tới 700 ngàn người dân thuộc Chính Thống Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo trong một quốc gia chỉ có hơn 2 triệu dân. Sự kiện này được sử gia Avro Manhattan ghi lại với nguyên văn như sau:

 

"Trong thời kỳ Croatia là quốc gia độc lập và lấy đạo Da Tô làm quốc giáo, có trên 700 ngàn đàn ông, đàn bà và trẻ em bị giết hại. Nhiều người bị hành hình, bị tra tấn, bị bỏ cho chết đói, bị thiêu sống và thiêu cho đến chết. Hàng trăm người bị cưỡng bách phải theo đạo Da Tô (Thiên Chúa La Mã). Các ông linh-mục của Giáo Hội La Mã làm quản giáo tại các trại tù tập trung; nhiều tu sĩ khác của Giáo Hội là sĩ quan trong các đơn vị quân đội đã phạm tội ác tàn bạo. 700 ngàn trong tổng số dân có mấy triệu người tức là khoảng 1/3 dân số bị các đoàn lính dân quân Da Tô giết hại."  Nguyên văn: During the existence of Croatia as an independent Catholic State, over 700,000 men, women and children perished. Many were executed, tortured, died of starvation, buried alive, or were burned to death. Hundreds were forced to become Catholic. Catholic padres ran concentration camps; Catholic priests were officers of the military corps which committed such atrocities. 700,000 in a total population of a few million, proportionally, would be as if one-third of the USA population had been exterminated by a Catholic militia.” Avro Manhattan, The Vatican’s Holocaust (Springfield, MO: Ozark Book, 1988), tr. vii..

Muốn biết chế độ đạo phiệt của bạo chúa Da-tô Ante Pavelich ở Croatia tham tàn, bạo ngược và dã man như thế nào, xin quý vị đọc thêm Chương 11 với tựa đề là “Về Chuyện Sợ Người Da-tô Giáo” trong sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã - Quyển Một (Tacoma, WA TXB, 1999).

Vụ tàn sát dã man ở Rwanda vào năm 1994  được oe Lauria của tờ The Boston Globe ghi nhận là 800 ngàn người. Bài báo của ký giả này với tựa đề là "U.N.'s inaction blamed for Rwanda killings" U.S. Belgium also criticized in report on 1994 genocide in African country" được tờ The News Tribune (Tacoma) số ra ngày Thứ Sáu 17/12/1999 đăng lại với nguyên văn như sau::

"New York: Vì Liên Hiệp Quốc đã không  quan tâm đến  những lời cảnh cáo nhắc đi nhắc lại về nạn tàn sát người tập thể  diến ra ở Rwanda vào năm  1994, khiến cho 800 ngàn  người Tutsisi và  Hutus ôn hòa  bi sát hại trong vòng chưa đầy 100 ngày. Đây là bản báo cáo  của một ủy ban độc lập vào ngày Thứ Năm (vừa qua).

Bản báo cáo nói rằng, cộng đồng thế giới đã không ngăn chặn thảm trạng diệt chủng này và cũng không ngăn chặn cái nạn này ngay từ khi nó bắt đầu xẩy ra. Sự việc này bắt nguồn từ "sự thiếu tài nguyên và  thiếu ý chí chính trị" cả trước và sau khi  thiểu số người Hutus tiến hành việc tàn sát người Tutsus  khởi đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 1994.

Các chuyên viên điều tra nói rằng, ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, người cầm đầu lực lượng duy trì hòa bình, Hoa Kỳ và Bỉ, tất cả đều phải chịu trách nhiệm về việc không chặn đứng thảm trạng  giết người diệt chủng này. Bản báo cáo cho rằng Hoa Kỳ đã đặt vấn để tốn phí cho lực lượng duy trì hòa binh lên trên việc cứu sồng sinh mạng con người và tố cáo Bỉ đã triệt thoái quân đội quá mau, bỏ rơi hai ngàn người ở trường kỹ thuật và để mặc cho nhiều người bị sát hại.

Bản báo cáo ghi nhận lần thứ hai trong vòng hai tháng rằng Liên Hiệp Quốc nhìn nhận đã thất bại, không thể  chặn đứng được thảm trạng tàn sát  tập thể này mà đáng lý ra  có thể ngăn chặn được. Trong một bản báo cáo nội bộ vào tháng 10, Liên Hiệp Quốc đã  nhận  trách  nhiệm về thảm trạng tàn sát hầng ngàn tín đồ Hồi giáo người Bosnia trong năm 1995 ở Srebrebia, thuộc xứ Bosnia.

Trong lời tuyên bố hôm Thứ Năm (vừa qua),  ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Annan nói rằng, "cả hai bản báo cáo - một của riêng tôi và một của ủy ban độc lập điều tra ở  Rwanda  - phản ảnh sâu xa sự quyết tâm trình bầy sự thật về những thảm trạng này."  Ông đã yêu cầu cho điều tra vụ thảm sát ở Rwanda vào tháng 3. Ban điều tra bắt đầu làm việc vào tháng 6. Ủy ban này do Thủ Tướng Ingvar Carlson của nước Thụy Điển làm trưởng ban. Bản báo cáo dày 58 trang nói rằng lệnh của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc ban hành cho lực lượng duy trì hòa bình ở Rwanda không đầy đủ và những điều ghi trong đó không được rõ ràng. Bản báo cáo cũng nói rằng các viên chức Liên Hiệp Quốc kể cả ông Tổng Thư Ký Annan đã không hành động gì sau khi nhận được bằng chứng rõ ràng  về vụ  diệt chủng có kế họach rất là chu đáo, và ông cựu  trưởng đòan Liên Hiệp Quốc Boutros Boutros -Ghahi đã không thông báo cho Hội Đồng An Ninh biết về tín tức này.

Trong lời tuyên bố vào hôm Thứ Năm, ông Tổng Thư Ký Annan thú nhận rằng Liên Hiệp Quốc đã khoanh tay đứng nhìn trong khi thảm trạng diệt chủng dưới một hình thức thuần túy là tội ác ghê gớm nhất xẩy ra." Tất cả chúng tôi đềi cảm thấy hối hận sâu xa vì rằng chúng tôi đã không làm gì hơn để  ngăn chặn tội ác này. Khi xẩy ra tội ác này có Quân Đội Liên Hiệp Quốc ở đó. Nhưng đạo quân này lại không nhận được lệnh và cũng không được trang bị những thứ cần thiết để thì hành nhiệm vụ ngăn chặn những hành động tội ác diệt chủng này. Nhân danh  Liên Hiệp Quốc, tôi nhìn nhận sự thất bại này và xin bày tổ lòng hối tiếc và ân hận sâu  xa của tôi về thảm trạng này."

(Đây là nguyên văn bản tin này  bằng Anh ngữ: "New York.- The United Nations ignored repeated warnings of an impending massacre in Rwanda in 1994, paving the way for an orgy of ethnic killing that left 8000,000 Tutsis and moderate Hutus dead in less than 100 days, in an independent panel reported Thursday.

"The international community did not prevent the genocide, nor did it stop the killing once the genocide had begun," the report said. This stemmed from a "lack of resources and political will" before and after the massacre of Tutsis by the minority Hutus began Aptil 6, 1994. 

U.N. Secretary Geneal Kofi Annan, then head of U.N. peacekeeping forces, the United States and Belgium all bear some responsibility for failing to stop the genocide, the investigators said. The report suggested the United States put controlling the cost of peacekeeping operations above saving lives and accused Belgium of pulling its peacekeeping troops out too quickly - at one point abandoning 2,000 people in a technical school and leaving many of them to be murdered. 

The findings marked the second time in two months the U.N. has acknowledged failing to stop mass killings that could have been prevented. In an internal report in October, the U.N. accepted blame for the massacre of thousands of Bosnian Moslem men in 1995 in Srebrenia, Bosnia.

"Both reports - my own on Srebrenica and that of the independent inquiry on Rwanda - reflect a profound determination to present the truth about these calamities," Annan said Thursday in a statement. Annan requested the inquiry into the Rwanda massacre in March. The panel, which began work in June, was headed by former Swedish Prime Minister Ingvar Carlson. The 58 page report said the mandate the Security Council gave the U.N. peackeeping force in Rwanda was inadequate and its rules of engagement unclear. It said U.N.  officials, including Annan, failed to act after receiving direct evidence of a carefully planned genocide, and former U.N. chief Boutros Boutros-Ghahi did not inform the Security Coincil  of the information.

In a statement Thursday, Annan admitted the U.N. stood by during a genocide of the "purest and most evil form." 

"All of us must bitterly regret that we did not do more to prevent it. There was a United Nations force in the country at the time, but it was neither mandated nor equipped  for the kind of forceful action which would have been needed to prevent or halt the genocide. On behalf of the "U.N.', I acknowledge this failure and express my  deep remorse." Joe Lauria (The Boston Globe) "U.N.'s inaction blamed for Rwanda killings"  The News Tribune [Tacoma] December 17, 1999.

So với con số nạn nhân bị các chế độ cha cố sát hại ở Croatia và ở Rwanda, chúng ta thấy con số nạn nhân bị chế độ cha cố Ngô Đình Diệm sát hại trong những năm 1954-1963 ít hơn rất nhiều, ít hơn một nửa (50%). Tuy nhiên, không phải vì thế mà ta có thể kết luận rằng mức độ tham tàn, bạo ngược và dã man của chế độ cha cố  Ngô Đình Diệm và tín đồ Da-tô người Việt còn thua xa mức độ tham tàn, bạo ngược và  dã man tàn ngược của chế độ cha cố Ante Pavelich ở Croatia trong những năm 1941-1945 và chế độ cha cố của Giám-mục Augustin Misago ở Rwanda trong năm 1994. Dưới đây là lý do hỗ trợ cho luận cứ này:

Thứ nhất, miền Nam Việt Nam và chính quyền Da-tô Ngô Đình Diệm là do Hoa Kỳ tạo dựng nên, cho nên Hoa Kỳ có trách nhiệm về những việc làm của chính quyền này. Đây là cái trách nhiệm con dại cái mang. Vì thế mà Hoa Kỳ phải ngăn chặn những hành động quá trớn của đứa con ngu xuẩn mà Hoa Kỳ đã sinh đẻ ra nó.

Thứ hai, sự hiện diện của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ, Phái bộ CIA, các phóng viên báo chí quốc tế và hơn 16 ngàn cố vấn Mỹ ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ đã làm cho chính quyền Ngô Đình Diệm, các ông giám mục, linh mục và giáo dân người Việt phải dè chừng, không dám công khai tàn sát nhân dân miền Nam một cách quá lộ liễu và trắng trợn. Dù vậy, chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm cũng đã sát hại tới hơn 300 ngàn người.

"Giang sơn dị cải, bản chất nan di." ngoại trừ những tín đồ Da-tô đã thức tỉnh như những người trong Phong Trào Lý Trí (Age of Reason, 1500-1789) ở Âu Châu, hay những tín đồ Da-tô người Việt như bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, Giáo-sư Lý Chánh Trung, Linh-mục Trần Tam Tỉnh, Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn, học giả Charlie Nguyễn (Bùi Văn Chấn), nhà báo Phạm Hữu Tạo, v.v…, bản chất cuồng tín và chủ trương tàn sát những người thuộc các tín ngưỡng khác của Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô ngoan đạo ở bất cứ nơi nào cũng vẫn nguyên vẹn. Cái bản chất ghê tởm này được thể hỉện ra qua cung cách hành xử của chính quyền đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm cũng như của các ông tu sĩ và tín đồ Da-tô ngoan đạo (cuồng tín) người Việt đối với những người thuộc các tôn giáo khác ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Các nhà viết sử đã ghi nhận những đặc tính hung dữ, háo chiến, tham tàn, huênh hoang, và ác độc của họ  giống như Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ.

Để kiểm chứng vấn đề này,quý vị hãy:

A.- Đọc lá thư đề ngày 25/2/1955 của ông Da-tô Nguyễn Văn Chức (Phát Diệm) gửi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm (đã ghi lại ở trên),

B.- Quan sát bản chất cuồng tín của tín đồ Da-tô người Việt qua những thái độ lố bịch trịch thượng cũng như những ngôn ngữ và hành động thô bạo của họ đối với những người đồng hương thuộc các tôn giáo khác ở Bắc Mỹ từ năm 1975 cho đến ngày nay,

C.- Hãy lấy việc sử gia Bernard B. Fall nhận xét về đặc tính cuồng tín của ông Ngô Đình Diệm (đã trình bày đày đủ trong tiểu mục 2, phần nói về Ảnh Hưởng của Những Quái Chiêu và Độc Kế của Giáo Hội La Mã ở trên) : “Lòng tin đạo đã biến ông ta thành con người hiếu chiến đến độ tàn nhẫn như một vị Đại Pháp Quan của Tòa Án Dị Giáo trong thời Trung Cổ ở Tây Ban Nha.”. “một đứa con tinh thần (của Giáo Hội La Mã) với niềm tin hung hăng, dữ tợn và hiếu chiến…” (His faith is made less of the kindness of the apostles than of the ruthless militancy of the Grand Inquisitor); (A spiritual son of a fiercely aggressive and militant faith rather than of the easygoing and tolerant approach of Gallican Catholicism.) Bernard F. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), p. 236.

D.- Nhìn vào cái "bảng phong thần" do ông Da-tô Matthiew Trần (Houston, Texas) đã công bố và phổ biến trong các diễn đàn điện thư từ mấy năm nay.

Ngoài ra, còn nhiều  trường hợp về những thái độ và hành động lố bị trịch thượng hung hãn vi phạm nhân quyền của những tín đồ Da-tô người Việt ở Hoa Kỳ đối với những  người thuộc các tôn giáo khác và những nạn nhân gán cho là làm lợi cho Cộng Sản có thể dùng làm cơ sở để suy nghiệm ra  thảm trạng của nhân dân miền Nam sống dưới ách thống trị của chế độ đạo phiệt Da-tô trong những năm 1954-1975, đặc biệt là những người dân ở các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi,  Quy Nhơn, Khánh Hòa, Biệt Khu Hải Yến và tất cả những vùng kế cận với các trại định cư của tín đồ Da-tô Bắc Việt di cư, và cũng là để nghiệm ra  thảm cảnh của dân ta sau này NẾU chẳng may mà có một  tín đồ Da-tô lên nắm quyền lãnh đạo chính quyền. Dưới đây là những vụ điển hình đã xẩy ra ở Hoa Kỳ từ năm 1995 cho đến năm 2004  để chúng ta có thể căn cứ vào đó để suy nghiệm ra cung cách hành xử của tín đồ Da-tô người Việt nếu vì một hoàn cảnh nào họ lại được đưa lên nắm quyền lãnh đạo đãt nước như những năm 1954-1975 ở miền Nam Việt Nam:

a.- Tháng 8/1995: Một nhóm tín đồ Da-tô người Việt cố gắng phá thối buổi ra mắt cuốn sách Đối Thoại Với Giáo Hoàng John Paul II do anh em trong nhóm Giao Điểm tổ chức ở Westminster, California vào ngày 19/8/1995.

b.- Tháng 6/1996: Một nhóm tín đồ Da-tô do các ông Bùi Bỉnh Bân, Đoàn Thế Cường và Vạn Võ Hành Khuyên dẫn đầu đến chùa Việt Nam  ở Garden Grove, California vào thượng tuần tháng 6 năm 1996 để hạch sách thày Pháp Châu về điều mà họ cho rằng nhà sư này có “thái độ thân Cộng”.

c.- Từ năm 1996:.-Từ khi cuốn băng Thúy Nga Paris 40 được phát hành vào năm 1996, bộ máy các cơ quan truyền thông do những tín đồ Da-tô là chủ mở những chiến nhục mạ nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên . Rồi từ đó, các ca sĩ như Hương Lan, Ái Vân, Băng Kiều, Thanh Tuyền, Thanh Lan, Ngọc Huyền, Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Thu Phương, Lam Trường, Phương Thanh, v.v…,tất cả  cũng đã trở thành nạn nhân của bọn người cuồng nô vô tổ quốc này. Tệ hại hơn nữa, cả những người ái mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng bị “đàn con Chúa ngoan đạo của Chúa Jesus” ghét cay ghét đắng và bị chụp mũ là thân Cộng hay Cộng Sản nằm vùng.

d.-  Ngày 20/12/1997: Một nhóm tín đồ Da-tô mưu đồ phá thối buổi hội thảo văn hóa của anh em văn nghệ sĩ Bắc Mỹ do Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu và người viết tổ chức tại Seattle, Washington vào ngày 20/12/1997.

e.- Tháng 5/1998: Một nhớm tín đồ Gia-tô tổ chức và tham dự vụ biểu tình và bao vây ngôi chùa Đức Viên ở San Jose khởi đầu vào buổi chiều ngày 18/5/1998 và kéo dài trong nhiều ngày, khi Đại Lão Hòa Thượng Thích Dũng từ Việt Nam qua Hoa Kỳ tham quan và lưu trú tại đây.

f.- Năm 1998: Tín đồ Da-tô và phần tử được ưu đãi trong các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm tổ chức những vụ biểu tình thị uy và khủng bố tinh thần ông Trần Trường chủ tiệm cho muớn băng Video tại thành phố Westminster, California trong nhiều ngày vào năm 1998 (?) khi ông này trưng hình ông Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sao vàng ở trong cửa tiệm của ông ta. Trong khi đó, hàng năm cứ đến ngày 1/11, tín đồ Da-tô người Việt tại các địa phương ở Bắc Mỹ tổ chức lễ giỗ tên Da-tô tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm một cách vô cùng rầm rộ thì chẳng có ai nói gì cả.

g.- Tháng 7 năm 2001:  Bà Minh Anh Hodge, Giám đốc Chương Trình ESL, Ngoại Ngữ và Tiểu Học tại Nha Học Chánh Tacoma, Washington cũng trở thành nạn nhân của các ông “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” chỉ vì, khi được mời thuyết trình về đề tài Người Việt Tị Nạn Ở Washington vào cuối tháng 4/2000 tại Tacoma Community College (kỷ niệm 25 năm của nguời Việt tị nạn), bà đã cho trình chiếu nhiều tấm hình về cuộc chiến Việt Nam trong đó có tấm hình Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, hình Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đang nhắm bắn một tù nhân với hai tay bị trói quặp lại sau lưng và hình em bé Kim Phúc bị cháy phỏng bởi bom lửa (Napalm) với thân hình trần truồng vừa chạy vừa khóc trong kinh hoàng. (Độc giả có thể kiểm chứng sự kiện này bằng cách tiếp xúc với bà Minh Anh Hodge hay các nhân viên trong ban giảng huấn ESL hoặc nhân viên văn phòng ESL và Ngoại Ngữ tại Sở Học Chánh Tacoma).

h.- Tháng 7/2003: Tín đồ Da-tô người Việt biểu tình vớimưu đồ phá thối buổi ra mắt cuốn sách Trả Ta Sông Núi của Cựu Đại Tá Phạm Văn Liễu được tổ chức ở San Jose, California vào tháng 7/2003.

i.- Tháng 4 và tháng 5/2004: Ông Da-tô Nguyễn Xuân Tùng hai lần chỉ huy đoàn người đồng đạođến bao vây ngôi Chùa Việt Nam ở Garden Grove, California với mục đích khủng bố tinh thần thày Thích Pháp Châu vì rằng nhà sư này vừa là chủ bút tạp chí Hoa Sen vừa là trưởng ban điều hành Đài Phát Thanh Quê Hương Việt Nam: Lần thứ nhất xẩy ra vào 27/10/2002 và lần thứ hai xẩy ra vào ngày ngày 24/4/2004 kéo dài tới ngày 31/5/2004 (tất cả là 55 ngày), trong đó có ngày đại lễ Phật Đản vào ngày 30/5/2004. (Độc giả có thể kiểm chứng sự kiện này bằng các tiếp xúc với thày Pháp Châu ở ngôi chùa này).

j.- Tết Giáp Thân 2004: Trong dịp này, ông Nguyễn Cao Kỳ về thăm Việt Nam. Thế là  bộ máy các cơ quan truyền thông của “những người con của Chúa Bố Jehovah, Chúa Con Jesus lòng lành vô cùng” mở  chiến dịch chửi bới hạ nhục ông Kỳ và những người Việt hải ngoại về thăm quê hương bằng những ngôn từ Da-tô cực kỳ vô giáo dục. Điển hình là vụ tổ chức một buổi lễ tẩy chay  ông Kỳ. Rồi mới đây lại có thêm một nạn nhân nữa là nhạc sĩ Phạm Duy. Những hành động vừa vô học vừa độc tài này còn tệ hơn chế độ Phát xít Ý và Đức Quốc Xã.

Những nạn nhân của muời (10) trường hợp trên đây đều bị gán cho là "Cộng Sản" hoặc "Công Sản nằm vùng" hay "tiếp tay cho Cộng Sản" và “cán bộ tuyên vận của Cộng Sản”. Những sự kiện này chứng tỏ rằng tín đồ Da-tô người Việt, “những người con Chúa toàn thiện và  lòng lành vô cùng” bất chấp cả các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo, tự do di chuyển, v.v… của mọi người được hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ triệt để bảo vệ.

Ta có thể coi những trường hợp trên đây như là những tài liệu sống để có ý niệm rõ ràng về những đặc tính hung hăng, dữ tợn, hiếu chiến, tham tàn, ngược ngạo và dã man của tín đồ Da-tô người Việt, rồi từ đó chúng ta có thể nhìn ra thảm cảnh của nhân dân miền Nam nằm dưới ách thống trị tham tàn và bạo ngược của các chính quyền đạo phiệt Da-tô trong những năm 1954-1975.

Chính vì Toà Thánh Vatican có chủ trường thần quyền chỉ đạo thế quyền và quyết tâm thi hành chính sách bất khoan dung đối với những tín đồ Da-tô còn nghi ngờ những tín lý Ki-tô hay không tỏ ra tuyệt đối trung thành với giáo hoàng, chính vì việc Tòa Thánh Vatican ban hành các sắc lệnh hay thánh chỉ bạo ngược nặng tính cách khủng bố và ăn cướp (như đã trình bày ở trên) và đòi hỏi tín đồ của Giáo Hội phải theo đó mà hành xử vào khi nắm được quyền lực ở trong tay, chính vì Giáo Hội có chủ trương đem quân đi tấn chiếm các quốc gia có các nhóm dân tộc thuộc các tôn giáo khác để “làm sáng danh Chúa” bằng bạo lực, tàn sát họ hay cưỡng bách họ làm nô lệ và hủy diệt hết tất cả nền văn hóa và văn minh của họ, chính vì các nhà lãnh đạo các chế độ đạo phiệt Da-tô luôn luôn hăm hở và hăng say thi hành triệt để những sắc lệnh hay thánh lệnh quái đản trên đây để phục vụ cho tham vọng bá quyền của Giáo Hội trong mưu đồ thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại, chính vì giáo Hội đã biến người dân hiền lành thành những tídn đồ Da-tô  hung dữ, hiếu sát, khát máu, tham tàn, ngược ngạo và  dã man đối với những người thuộc các tôn giáo khác,  chính vì con số nạn nhân đã bị Giáo Hội và tín đồ của Giáo Hội sát hại trong gần hai ngàn năm qua lên tới trên 250 triệu, cho nên văn hào Voltaire mới gọi đạo Da-tô là “Cái Tôn Giáo Ác Ôn” học giả Henri Guillemin mới gọi Giáo Hội La Mã là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” (L’Église Malheureuse) , học giả Charlie Nguyễn mới gọi “đạo ác ôn” này là “Đạo Máu” và “Đạo Bịp” Charlie Nguyên, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 272 và 278, và nhà báo Long Ân mới đưa ra nhận xét về “cái Giáo Hội Khốn Nạn” này  với nguyên văn như sau:

Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo để biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình, đã cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của con người súc sinh.” Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 340.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rằng trong tương lai, nếu vì một hoàn cảnh nào đó mà tín đồ Da-tô (Công Giáo) có cơ hội lên nắm chính quyền ở Việt Nam, chắc chắn là sẽ có cuộc tắm máu vô cùng khủng khiếp, và con số nạn nhân sẽ không giới hạn ở một vài ba triệu người mà phải lên đến hàng chục triệu người. Nạn nhân đầu tiên tất nhiên là mấy triệu đảng viên Cộng Sản và thân nhân ruột thịt của họ. Nạn nhân kế tiếp là những người đã từng tham gia hai cuộc chiến giải phóng dân tộc 1945-1954 và giải phóng miền Nam 1954-1975 cùng với thân nhân ruột thịt của họ. Kế tiếp là những người tham gia vào các phong trào chống đối chính quyền đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm trong những năm 1954-1963 và thân nhân ruột thịt của họ sẽ được chiếu cố tận tình. Tiếp theo là những người viết sử và những người cầm bút đã từng có những bài viết hay ấn phẩm nói lên những sự thật về những việc làm dã man tàn ngược của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua và của các chính quyền đạo phiệt Da-tô ở miền Nam trong những năm 1954-1975. Tất cả những người này đã được ông Da-tô Matthew Trần ở Houston (Texas) ghi vào sổ phong thần của ông ta rồi. Có thể còn có những ông Da-tô người Việt khác cũng đã thiết lập sổ phong thần tương tự.

3.- Nắm hết các phương tiện sản xuất và khống chế hết tất cả phạm vị sinh hoạt trong xã hội.- Chủ trương của Giáo Hội đã được trình bày trong phần nói về Những Quái Chiêu Và Độc Kế (tiểu mục 4) ở trên. Xin xem lại tiểu mục này. Chủ trương này được ghi rõ ràng thành văn bản trong lý thuyết thần học Ki-tô của  Giáo Hội. Lý thuyết thần học lưu manh này đã tạo nên lý do thuận lợi cho tu sĩ và tín đồ Da-tô thao túng chính quyền để cướp đoạt tài sản quốc gia và phóng tay bóc lột nhân dân. Tại miền Nam Việt Nam, trong những năm 1954-1975, chính quyền đã bị các ông tu sĩ và tín đồ Da-tô thao túng để vơ vét và bốc hốt tận tình. Dưới đây là một số những nhân vật lẫy lừng về vấn đề này mà nhân dân miền Nam trong thời bấy giờ ai cũng biết:

3.1.- Bà Cả Lễ và ông Ngô Đình Cẩn nắm độc quyền cung cấp gạo cho miền Trung rồi tự ý tăng giá gạo để cắt cổ người dân, nắm độc quyền bao thầu cung cấp thực phẩm cho các trung tâm huấn luyện binh sĩ, các trường sĩ quan và hạ sĩ quan trong toàn lãnh thổ. Ngoài ra, ông Cẩn còn nắm độc quyền bao thầu các dịch vụ xây cất các doanh trại cho quân đội và các cơ sở của chính quyền.

3.2.- Giám-mục Phạm Ngọc Chi lãnh 38 triệu đô la tiền viện trợ Mỹ để tùy nghi sử dụng.

3.3.- Linh-mục Đinh Xuân Hải nổi tiếng về vụ bắt nạt dân trong vùng Phú Thọ Hòa (Tân Bình, Gia Định)  và ăn cướp đất của dân ở đây. Đó là chưa nói đến những vụ ăn cắp hàng hóa Mỹ của ông linh mục này và tay chân của ông ta. Báo chí Sài Gòn trong thời gian này đã tường thuật rõ ràng về việc Linh-mục Hải sai tay chân dùng thanh gỗ đóng đinh 10 phân đánh túi bụi lên thân thể một Thiếu tá phòng vệ an ninh phi cảng Tân Sơn Nhất, khi ông Thiếu tá này phát hiện ra hành động ăn cắp hàng hóa PX Mỹ, giây kẽm gai, cọc sắt từ phi trường Tân Sơn Nhất được tàng trữ tại xóm đạo của ông ta. Ông Thiếu tá Không quân này phải nằm điều trị tại nhà thương gần nửa năm trời vẫn chưa bình phục. Trong khi đó Linh mục Hải và bọn thủ túc vẫn lên mặt vênh váo nhậu Martell với thịt cầy, tuyên bố "thằng nào không biết điều thì cứ nhìn cái gương thằng Ng.” [tên vị Thiếu tá bị hành hung]."

3.4.- Linh-mục Vũ Thạch Nghi ở Bình Thủy (Cần Thơ) đồng mưu với môt ông tá Không Quân họ Ôn ở căn cứ Không Quân Bình Thủy về vụ ăn cắp một chiếc xác máy bay đem bán, bị phát giác.

3.5.- Linh-mục Nguyễn Lạc Hóa nổi tiếng là một lãnh chúa áo đen ở Biệt Khu Hải Yến (Cà Mâu).

3.6.- Linh-mục Tô Đình Sơn nổi tiếng trong các chiến dịch "làm sáng danh Chúa" và tàn sát hàng chục ngàn nạn nhân ở Phú Yên.

3.7.- Linh-mục Nguyễn Bá Lộc, một lãnh chúa áo đen khét tiếng ở Cái Sắn về những hành động bắt nạt dân bên lương trong vùng và làm học bạ giả, rồi ép hiệu trưởng Trường Trung Học Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá) phải ký tên ở dưới trong những học bạ này để bán cho khách hàng.

3.8.- Linh mục Trần Đình Vận khét tiếng là một hung thần ở Dốc Mơ, Long Khánh về thành tích bắt nạt dân bên lương ở vùng kế cận và bóc lột đồng bào, xây ngôi nhà thờ lớn nhất miền Nam Việt Nam.

3.9.- Linh-mục Tông ở Chương Thiện là một trong những hung thần đối với người dân bên lương ở các vùng chung quanh.

3.10.- Linh-mục Cao Văn Luận nắm độc quyền trong dịch vụ cho sinh viên xuất ngọai du học và cấp học bổng cho sinh viên du học.

3.11.- Linh-mục Mai Ngọc Khuê quản nhiệm họ đạo Tân Sa Châu (Tân Bình, Gia Định) có liên hệ chặt chẽ với các tổ chức công an, mật vụ trong chính quyền đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm và cũng là người phụ trách việc tuyển mộ và cung cấp nhân sự vào làm việc trong các tổ chức ác ôn này cũng như đặc trách việc tuyền mộ những giáo dân xung vào các đội biệt kích gửi  đi hoạt động phá hoại ở miền Bắc.

3.12.- Linh-mục Trần Dzu và Linh-mục Nguyễn Quang Lãm là hai tên hung thần trong ngành báo chí, và cũng là cán bộ tuyên truyền của Giáo Hội và của chế độ.

3.13.- Giám-mục Nguyễn Văn Thuận nắm độc quyền tiếp nhân tiền viên trợ  nhân đạo của Liên Hiệp Quốc và của các quốc gia tiền tiến viện trợ cho miền Nam. Ngoài ra ông là người chủ mủ mưu trong vụ, ăn cắp vỏ đồng đại bác đem bán lấy một số tiền lên đến 800,000,000 (8 trăm triệu đồng.)

3.14.- Bà Ngô Đình Nhu nắm độc quyền bao thầu cung cấp quân nhu và văn phòng phẩm cho quân đội và chính quyền. Những năm 1957-1960, một cái bút chì lọai số 02 giá ở ngoài thị truờng là 02 đồng, giá thành tính với chính phủ (tiền viện trợ Mỹ) là 20 đồng.

3.15.- Ông Ngô Đình Nhu và sau đó Tướng Ngô Du nắm độc quyền buôn bán thuốc phiện và bạch phiến từ miền Trung chuyển vận về Chợ Lớn phân phối.

3.16.- Tướng Đỗ Cao Trí nổi danh về tội ác cướp đoạt vợ người, ăn cướp, vơ vét của dân vào những khi hành quân. Theo một nhân chứng, có lần ông Trí còn định bắt một ông Tướng Tư lệnh Sư đoàn phải nạp tiền; nhưng ông này không chịu.

3.17.- Tướng Nguyễn Văn Toàn nổi tiếng về tham nhũng, được báo chí miền Nam phong cho tước "Quế Tướng quân" trong thời gian nắm Tư lệnh Sư đoàn 2. Thành tích hãm hiếp gái tơ của "Quế Tướng quân" cũng lừng danh thiên hạ.

3.18.- Tướng Đặng Văn Quang nổi tiếng về việc cầm đầu đường dây buôn bán thuốc phiện và bạch phiến trong những năm sau khi ông Nguyễn Văn Thiệu được Hoa Kỳ và chân tay của Giáo Hội La Mã đưa lên làm tổng thống.

3.19.- Ông Nguyễn Văn Bửu (em chồng của một người chị hay em của ông Ngô Đình Diệm), tay đầu nậu kinh tài của Đảng Cần lao, nắm độc quyền các đường hàng hải chạy trong nước và quốc ngoại, độc quyền dịch vụ khai thác quế và tôm đông lạnh. Sau năm 1963, tài sản của Bửu được Tướng Edward Lansdale ước lượng vào khoảng 400 triệu Mỹ Kim; nhưng chẳng hiểu lọt vào tay ai.

3.20.- Bác sĩ Trần Kim Tuyến, Giám Đốc cơ quan mật vụ “Sở Nghiên Chính Trị và Xã Hội Phủ Tổng Thống” cũng là một tay kinh tài khác của Đảng Cần Lao ở miền Nam, có liên hệ mật thiết với dịch vụ buôn bán thuốc phiện và bạch phiến của Ngô Đình Nhu, nắm độc quyền xuất cảng lông vịt, v.v...

3.21.- Vụ "Còi Hụ Long An" trong thời quân phiệt Da-tô Nguyễn Văn Thiệu đã đi vào lịch sử.

Tệ trạng tham nhũng ở miền Nam trong những năm 1954-1975 đều được rất nhiều tác giả nói đến trong các tác phẩm của họ. Đó là những ấn phẩm Thập Giá và Lưỡi Gươm Linh-mục Trần Tam Tỉnh (Paris, Sudestasie, 1978), Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của cụ Đỗ Mậu (Wesminster, Caliifornia, Văn Nghệ, 1993), Việt Nam: Một Trời Tâm Sự của cựu Tương Nguyễn Chánh Thi (Los Alamitos, California, 1987), Công Và Tội của ông Nguyễn Trân (Los Alamitos, California, 1992), Cõi Phúc Và Giây Oan Tập Một của nhà văn J. Ngọc (Houston, TX., Văn Hóa, 1995), Nhật Ký của Đỗ Thọ (Sàigon, Đồng Nai, 1970), v.v… Rất nhiều sách báo của các tác giả người Âu Mỹ cũng nói đến tệ trạng tham nhũng ở miền Nam Việt Nam thời bấy giờ.

Trong cuốn The Politics  of Heroin Southeast Asia (New York: Harper Colophon Books, 1972), tác giả Alfred W. McCoy dành hẳn Chương 5 gồm 78 trang (149-222) nói về chuyện làm ăn trong đường dây buôn bán nha phiến do chính những nhân vật cao cấp trong chính quyền chủ trương và điều khiển từ nhập cảng đến phân phối và mở tiệm bán sỉ, bán lẻ và  các tiệm hút công khai ở trên toàn lãnh thổ đặc biệt là ở Sàigòn và Chợ Lớn. Trong cuốn sách này, tác giả Alfred W. McCoy nêu lên đích danh của những nhân vật cao cấp trong các chính quyền miền Nam. Đó là những băng đảng như: băng đảng nhà Ngô (Diem’s Dynasty and the Nhu  Bandit) với các tổ chức công an, mật vụ do chính Ngô Đình Nhu và Trần Kim Tuyến trực tiếp chỉ huy; băng đảng Nguyễn Cao Kỳ (The New Opium Monopoly) với những nhân vật như Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tướng Vĩnh Lộc, Tướng Lê Nguyên Khang, Thủ Tướng Nguyễn Văn Lộc,  Đại Tá Lưu Kim Cường, bà Nguyễn Thị Lý (chị ruột ông Nguyễn Cao Kỳ) v.v…; băng đảng Nguyễn Văn Thiệu (Thieu takes command) với Tướng Đặng Văn Quang, Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tướng Lữ Lan, Tướng Nguyễn Văn Toàn, Đề Đốc Chung Tấn Cang, Phó Đề Đốc Lâm Nguyên Tánh, Hải Quân Đại Tá Nguyễn Thanh Châu, Hải Quân Đại Tá Diệp Quang Thùy, Hải Quân Đại Tá Nguyễn Hữu Chí,Tướng Nguyễn Văn Minh, Tướng Trần Văn Hai; v.v…; băng đảng Trần Thiện Khiêm (The Khiem Appartus: All in the family) với những tên tuổi như Tướng Đỗ Kiến Nhiễu, Tướng Trần Thanh Phong, Trần Thiện Khởi, Đại Tá Trần Thiện Thanh, Giám Đốc Nha Thương Cảng Sàigòn Trần Thiện Phương; đặc biệt là có cả băng đảng dân biểu Quốc Hội ở Hạ Viện (The Lower House: Heroin Junkets), gồm những thành viên của Khối Độc Lập mà hầu hết là những dân biểu người Công Giáo Bắc Kỳ di cư như dân biểu Nguyễn Quang Luyện (trưởng khối), Phạm Hữu Giáo, Phạm Chí Thiện, Võ Văn Mầu, Hoàng Thông, Nguyễn Văn Chinh.

Tình trạng các ông tu sĩ Da-tô và các ông tướng tá làm mưa làm gió trên sân khấu chính trị, thao túng chính quyền để tham nhũng và buôn bán nha phiến thời bấy giở  đã làm nẩy sinh ra thành ngữ “Nhất đĩ nhì cha, tam sư tứ tướng”.

4.- Cái nhìn của nhân dân đối với những người lãnh đạo của chính quyền miền Nam Việt Nam.- Miền Nam Việt Nam được Liên Minh Mỹ- Vatican cho ra ra đời vào ngày 20/7/1954 và rã đám vào ngày 30/4/1975. Trong thời gian này, miền Nam có 7 người lãnh đạo chính quyền. Đó Là các ông Bảo Đại đã được Liên Minh Pháp – Vatican đưa lên cầm quyền từ ngày 2/6/1948  bị Ngô Đình Diệm truất phế vào ngày 23/10/1955), Ngô Đình Diệm (7/7/1954-1/11/1963), Dương Văn Minh (2/11/1963-30/1/1964), Nguyễn Khánh (30/1/1965-19/2/1965), Phan Khắc Sửu (19/2/1965-19/6/1965), Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ (19/6/1966-3/9/1967) và Nguyễn Văn Thiệu (3/9/1967-30/4/1975). Thời gian cầm quyền của các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Phan Khắc Sửu và Nguyễn Cao Kỳ vừa quá ngăn ngủi, vừa bị bọn cuồng nô Da-tô dùng trăm phương ngàn kế để chống đối,  phá rối và triệt hạ bằng mọi giá. Trong thời gian này, bọn đầu nậu tay sai của Giáo Hội huy động tất cả các giáo dân trong các đoàn thể như Hội Thánh Giuse Lao Công, Hội Nghĩa Binh, Hội Con Đức Mẹ, Công Giáo Tiến Hành, Đạo Binh Xanh, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể  ở các khu chung quanh Sàigòn và các vùng lân cận  như các trại định cư Tân Sa Châu, Xóm Mới, Bùi Môn, Gò Vấp, Bình Trưng (Tân Lập), Tam Hà, Tân Hiệp, Hố Nai, Gia Kiệm, Dốc Mơ, Xuân Lộc, Bình An, v.v…. đưa về Sàigòn tham dự vào các cuộc biểu tình chống đối bất kỳ chính quyền nào không có tín đồ Da-tô nắm vài trò lãnh đạo, đặc biệt là họ nhắm vào các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Chánh Thi, Phan Huy Quát, Phan Quang Đán, v.v…. Hăng say và hung dữ nhất trong các đoàn thể này là Lực Lượng Đoàn Kết dưới quyền chỉ huy của Linh-mục Hoàng Quỳnh và ông Da-tô Nguyễn Gia Hiến (anh ruột ông Da-tô Nguyễn Gia Kiểng). Qua mục tiêu tranh đấu và khẩu hiệu “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” của họ, chúng ta thấy những hành động của họ đúng như lời các nhà truyền giáo đã dạy dỗ họ ngay từ khi họ trở thành tín đồ Da-tô. Lời dạy dỗ này được cụ Nguyễn Xuân Thọ ghi lại trong cuốn Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam – 1858-1897 với nguyên văn như sau:

Các vị truyền giáo còn yêu cầu họ đừng thừa nhận quyền lực nhà Vua và luật pháp nước họ.“Đức Giáo Hoàng ở La Mã mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ biết tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican.” Nguyễn Văn Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam – 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp, TXB, 1994), tr. 17.

Chính trong thời gian này, một trong những người chỉ huy giáo dân trong các cuộc biểu tình ở Sàigòn là Linh-mục Hoàng Quỳnh đã đưa ra khầu hiệu quái đản “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” nhằm để khích động đám con chiên cuồng tín tham dự các cuộc biểu tình  hăng say nghe theo lệnh truyền của ông ta. Sự kiện này được nhà viết sử Chu Văn Trình ghi nhận như sau:

Ngày 28/8/1964, ….Linh-mục Hoàng Quỳnh (Tổng Quỳnh) xách động các phần tử cuồng tín từ các trại định cư Xóm Mới, Hố Nai, Gia Kiệm, Bùi Môn biểu tình trước Bộ Tổng Tham Mưu đòi hỏi yêu sách phục quyền cho các phần tử Cần Lao với khẩu hiệu: “Thà mất nước, không thà mất  Chúa”, “Đả đảo Dương Văn Minh”. Chu Văn Trình, Văn Sử Địa (Tavares, Fl: Ban Tu Thư Tự Lực, 1989), tr.80.

Như vậy, nói đến  những người lãnh đạo miền Nam, chúng ta chỉ nên nói đến ba người đáng kể là các ông Bảo Đại, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu.

Cả ba ông này đều là những người đã có thành tích làm Việt gian bán nước cho Liên Minh Pháp – Vatican trong thời 1884-1954, và đều do Vatican và Pháp hay Hoa Kỳ chọn lựa rồi đưa lên cầm quyền để phục vụ cho quyền lợi của Vatican và Pháp hay Hoa Kỳ, chứ không phải do nhân dân Việt Nam chọn lựa rồi đưa lên lãnh đạo để phục vụ cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Sự kiện này hoàn toàn khác hẳn với các nhà lãnh đạo chính quyền Tây Đức và chính quyền Nam Hàn (sau ông Tổng Thống Da-tô Lý Thừa Vãn bị lật đổ). 

Với những sự thật như đã nêu lên trên đây, thiển nghĩ rằng, dưới mắt người Việt Nam và nhân dân thế giới, cả ba ông Bảo Đai, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đều bị coi là những tên Việt gian đầu sỏ làm tay sai cho liên quân giặc xâm lăng Pháp – Vatican và đều bị nhân dân Việt Nam khinh rẻ và nguyền rủa đời đời.

Vì cả ba ông này đều là tín đồ Da-tô và đều do sự sắp đặt của Giáo Hội La Mã hay tu sĩ Da-tô đưa lên cầm quyền, cho nên miền Nam Việt Nam mới có “Vấn nạn Giáo Hội La Mã”. Trong khi đó, tại Tây Đức, các nhà lãnh đạo của chính quyền Tây Đức là do nhân dân Đức tuyển chọn qua một cuộc bầu cử được tổ chức đúng như các quốc bầu cử tự do, bỏ phiếu kín tại các nước tự do khác ở Bắc Mỹ và Tây Âu. Tại Nam Hàn, ngoại trừ thời gian từ năm 1948 đến ngày 27/4/1960 dưới quyền bạo chúa Da-tô Lý Thừa Vãn, các nhà lãnh đạo đều do quân đội hay quân dân Nam Hàn chọn lựa đưa lên cầm quyền và  kể từ ngày 27/4/1960, quốc gia này coi như là không còn có vấn nạn Giáo Hội La Mã nữa.

 


Các bài cùng tập

 ▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Phụ Lục 1: Vì sao bỏ nước ra đi - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Khi Nhà Văn... - Lời Mở Đầu - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Bối Cảnh Lịch Sủ của Ba Nước - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-16 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn 2 - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-16 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn chót - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Nội Tình của Ba Nước - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Phụ Lục 2: Sai Lầm Trong Cuốn 1945-1995.. - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Sai Lầm Trong Cuốn "Xóm Đạo" - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Nếu Miền Bắc Không Tấn Công - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Chuyện giáo dân bị sát hại - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Đạo Công Giáo và Thực Dân - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Tiền Lương Quân Nhân Công Chức - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Việc kèm ghép các vị sư - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Trường Hợp Bắc Hàn - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn 1 - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ ▪

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>