 |
18 tháng 6, 2010 |
...Làm sao NGK hiểu được? Những người cùng khổ phải nổi dậy. Chỉ những ai thuộc thiểu số cộng tác với chế độ cũ vẫn không hiểu là chính họ cũng khổ, vì họ chỉ có cơm thừa canh cặn mà thôi. Không hiểu chính mình cũng cảnh khổ, thì danh giá gì, mà “khẳng định” lôi thôi? ... (VHQ)
Đọc bài Nguyễn Gia Kiểng, “35 năm sau ngày 30-4-1975. Vài khẳng định cần thiết” (http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4804)
thì tác giả, như mọi lần, lại lên án cả Quốc gia lẫn Cộng sản: Y (NGK)
phản đối cuộc chiến tranh của Việt Nam chống Pháp - mà y gọi là nội
chiến. Một mục đích duy nhất y cố bảo vệ, là sự hiện diện của Đế quốc
Pháp!
Người đọc tưởng bài viết do Cố đạo Đề đốc D’Argenlieu
(*) ký tên.
Nhưng NGK còn vượt D’Argenlieu, vì cố đạo khai màn khẩu hiệu chống Công tại
Việt Nam (1947) trong chiến tranh Lạnh này, chưa biết bênh vưc Mỹ, chưa
hề biết viện dẫn sự “ác độc” của chủ nghĩa Cộng sản, “chủ nghĩa ác độc”
đã đưa đến nội chiến tại Việt Nam…Chỉ vì Lenin – do NGK phát hiện –
chính là người đã kêu gọi nội chiến...khắp thế giới.
Phải chăng Mác chủ trương phải nội chiến, để sau
Lenin hô hào?
Thời Mác, đã có nội chiến Nam-Bắc Mỹ. Với Biện chứng Duy vật Lịch sử,
Mác viết:” Cuộc tranh chấp hiện nay giữa 2 phe Bắc và Nam là, như nói ở
trên, không gì khác hơn cuộc tranh chấp của hai hệ thống xã hội, cái hệ
thống của nô lệ và cái hệ thống của tự do lao động. Cuộc tranh chấp bùng
ra vì hai hệ thống không chung sống cạnh nhau hòa bình trên lục địa Bắc
Mỹ được nữa. Chỉ chấm dứt được bằng chiến thắng của một phe này trên phe
kia.” [i]
Như vậy, chính lịch sử con người xô đẩy thành chiến
tranh. Không ai kêu gọi được: Ở đâu có áp bức, ở đó có nổi dậy.
Ở Nga cũng có nội chiến sau Cách Mạng tháng
10-1917. Lenin có hô hào nội chiến không?
Các tướng ủng hộ Sa Hoàng như Denikin (Nam Nga), Đô
đốc Kolchak (Omsk-Siberia), Duton (Tư lệnh Cosak, Nam Ural), Kornilov,
Krasnov, Alexey (Ukraine), Wrangel (tư lệnh Bạch vệ vùng Crimea),
Semyonov, Yudenich.v.v... chính là những người muốn nội chiến, không
phải Lenin. Họ được “Đồng Minh” (Anh, Áo, Pháp, Mỹ) ủng hộ [ii].
Lúc ấy trong Thế chiến thứ Nhất (14-18): Đế quốc Đức chống Đồng Minh,
nhưng chủ trương tiến đánh Nga (mới có hòa ước Brest-Litovsk 2-1918)..
Theo ông cố đạo “D’Argenlieu da vàng Nguyễn Gia Kiểng”, nội tình Cách
mạng Nga trước bọn phản Cách mạng như thế, phải Hàng hay Chiến?

Vladimir Ilyich Lenin, 1870-1924 Ảnh encyclopedia.com |
 |

Karl Liebknecht (1871-1919) - Ảnh Library of Congress |

Dân Nga kỷ niệm 90 năm Cách Mạng 1917 |
Những lời Lenin ủng hộ Rosa Luxemburg, Karl Liebknecht [iii]
chủ trương: Cùng là lao động, thì lao động Đức không nên tòng quân cho
chính quyền tư sản đem ra chiến trường đi giết lao động nước khác, mà
chính họ, phải chống giai cấp bóc lột mình ngay trong nước…là khẩu hiệu
“War At Home” (“Lao động thế giới! Liên Hiệp lại!”)…

Nạn đói, kết quả của chế độ thực dân |

Các chiến sĩ nghĩa quân Yên Thế
Chỉ có những người cùng khổ mới hiểu được tại sao họ nổi dậy |
 |
Làm sao NGK hiểu
được? Những người cùng khổ phải nổi dậy. Chỉ những ai thuộc thiểu số
cộng tác với chế độ cũ vẫn không hiểu là chính họ cũng khổ, vì họ chỉ có
cơm thừa canh cặn mà thôi. Không hiểu chính mình cũng cảnh khổ [iv],
thì danh giá gì, mà “khẳng định” lôi thôi?
- Vũ Huy Quang
(6/2010)
Cước chú:
[*] Cựu linh mục Đô Đốc của quân đội viễn
chinh Pháp, một tu sĩ dòng Camêlô, giữ chức Cao ủy Pháp tại Đông Dương,
nghĩa là làm Toàn quyền. ["Thập Giá Và Lưỡi Gươm" của Linh Mục Trần Tam
Tỉnh, Chương I đoạn 10
http://www.sachhiem.net/TONGIAO/TTTINH/ TTT_05.php].
[i]
“The present struggle between the South and the North is,
therefore, nothing but a struggle between the two social
systems, the system of slavery and the system of free labour.
The struggle has broken out because the two systems can no
longer live peacefully side by side on the North American
continent. It can only be ended by the victory of one system on
the other.”–Karl Marx. “The Civil War in the United States.”
Ngày 7 Tháng 11-1861.
[ii]
Những chủ trương ủng hộ Bạch Vệ (1918) là của các thành viên
Đồng Minh: Woodrow Wilson (Cấm vận), Joseph Pilsudsky (Ba Lan),
“Cọp” Clemenceau (Đòi can thiệp ngay bằng vũ lực), Lloyd George
(Tụi Bônxơvích đang đầu độc Lao động Anh), Eduard Benes (Tiệp),
và Churchill (Bộ trưởng Chiến tranh Anh).
[iii]
Thuộc Đảng Xã hội Dân chủ Cánh Tả. Cả hai bị phong trào Quốc gia
Đức sát hại năm 1919.
[iv]
Nhà Cách mạng Phan Văn Hùm có câu rằng: “Bao giờ thiên hạ hay
mình khổ/ Mọi sự lôi thôi ắt tất thành.”
Cùng tác giả:
Sự sụp đổ các Đông Âu: Sự hình thành và biến dạng (Vũ Huy Quang)
Sự sụp đổ Đông Âu: Lòng ái quốc và chủ nghĩa Cộng sản (Vũ Huy Quang)
Tưởng nhớ ông Hoàng Khoa Khôi (Vũ Huy Quang)
Tưởng niệm một nhà cách mạng Trung quốc (Hoàng Phàn-Tây /Vũ Huy Quang dịch)
Tưởng Niệm Đinh- Bài Thơ Không Hi Vọng Được Công Bố (Vũ Huy Quang)
Vài góp ý về “Nội chiến” (Vũ Huy Quang)
Văn Nghệ và Chính Quyền (Vũ Huy Quang)
Vũ khí thay đổi nếp sống xã hội & lịch sử tại Nhật (Vũ Huy Quang)
Đọc "Tổ quốc ăn năn" của Nguyễn Gia Kiểng