Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo Vấn Nạn Cải Đạo Trần Chung Ngọc |
||
●- Vài Nét Tổng Quát Về Người Ki-Tô Giáo ●- Người Ca-tô ●- Người Tin Lành ●- Vài Lời Kết.
1. Vài Nét Tổng Quát Về Người Ki-Tô Giáo Nỗ lực cải đạo của Ca-tô Rô-ma Giáo và Tin Lành ở Việt Nam là một hiện tượng quái gở và đầy nghịch lý. Quái gở và nghịch lý vì Ki Tô Giáo nói chung đang suy thoái trầm trọng ở Tây phương, cái nôi của Ki Tô Giáo trước đây, hàm ý nền thần học mê tín và hoang đường của Ki Tô Giáo đã không còn mấy giá trị trong thế giới của những quốc gia tiến bộ, nhưng Ki Tô Giáo lại không làm gì để cứu vãn tình trạng suy thoái của Ki Tô Giáo ngay trong cái nôi của họ, mà lại hi vọng đầu độc người dân ở những nơi khác bằng những luận điệu thần học đã lỗi thời, đượm nhiều màu sắc mê tín hoang đường của thời bán khai. Không còn gì rõ ràng hơn là hai thông tin điển hình sau về sự suy thoái của Ki Tô Giáo ở Tây phương: - Trong một hội nghị đặc biệt vào năm 1999, các giám mục Âu châu tuyên bố rằng các dân tộc trong toàn lục địa Âu châu đã quyết định sống “như là Gót không hề hiện hữu. - Giáo hoàng Benedict XVI: “Thật là khác lạ trong thế giới Tây Phương, một thế giới mệt nhọc với chính văn hoá của mình, một thế giới mà con người càng ngày càng tỏ ra không cần đến Gót, mà cũng chẳng cần gì đến Chúa Giêsu nữa. Những Giáo Hội gọi là 'truyền thống' xem ra như đang chết dần.” Theo một phúc trình mới đây của Vatican thì trong một số nước phát triển, Giáo dân đi dự lễ ngày Chủ Nhật chỉ còn khoảng 5%. Ngài nói thêm: Tuy nhiên không phải chỉ có đạo Ca-Tô Rô-ma bị như vậy mà Giáo Hội Tin Lành cũng bị ảnh hưởng nặng hơn nữa trong thời điểm lịch sử này. Không thấy có giải pháp nào mau chóng và thần diệu cả để cứu vãn giúp Giáo Hội chúng ta cả. (It is different in the Western world, a world which is tired of its own culture, a world which is at the point where there’s no longer evidence for a need of God, even less of Christ," he told a meeting of clergy in the Italian Alps. "The so-called traditional churches look like they are dying," he said, according to a text published by Vatican daily L’osservatore Romano. Participation at Sunday Mass in some developed countries was as low as 5 percent, a recent Vatican report said. "The Catholic Church is not doing as badly as the big Protestant Churches but naturally it shares the problem of this moment in historỵ" "There’s no system for a rapid change.”) Vậy tại sao Ki Tô Giáo lại muốn đầu độc người dân Việt Nam bằng những điều mà Tây phương đang phế thải? Phải chăng họ nghĩ rằng người dân Việt Nam tất cả đều ngu muội như những kẻ tân tòng Ki Tô Giáo. Không có lý do gì để cải đạo con người bằng những luận điệu thần học đã không còn giá trị mà thực chất chỉ là thủ đoạn lừa bịp để huyễn hoặc những đầu óc yếu kém, mê tín, cả tin, sợ sệt thần linh v…v… ngoại trừ để tạo quyền lực vật chất cũng như tinh thần trên đám người ngu muội. Đây chính là mục đích chính của những thế lực cải đạo. Quyền lực và tiền bạc là hai thứ mà Ki Tô nhắm tới ở khắp nơi trên thế giới, bất cứ ở nơi nào mà họ có thể khai thác được sự yếu kém của con người. Để hiểu rõ tại sao những người Ki Tô Giáo lại năng nổ đi cải đạo một cách cuồng tín, làm càn vô lối bất kể thực tế, bất kể lý lẽ, chúng ta cần tìm hiểu người Ki Tô Giáo đã được đưa vào khuôn mẫu của Ki Tô Giáo như thế nào và đầu óc của họ sẽ như thế nào sau khi lọt vào tròng của Ki Tô Giáo. Trong bài “Mối Họa Cải Đạo” gần đây, http://giaodiemonline.com/2011/02/caidao.htm; http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN109.php, dựa trên những sự kiện xã hội và trên chính cuốn Bible của Ki Tô Giáo, Cựu Ước và Tân Ước, tôi đã chứng minh những điều sau đây mà không ai có thể phản bác: 1) Cuốn Bible của Ki Tô Giáo là loại sách nội dung phần lớn là tục tĩu, khiêu dâm, tàn bạo, loạn luân, và cuốn Bible phải bọc kỹ và bên ngoài phải khuyến cáo độc giả về nội dung, và không được bán cho trẻ em dưới 18 tuổi. [Ủy Ban Đạo Đức Hồng Kông] 2) Vatican đã công nhận Big Bang là nguồn gốc vũ trụ. [GH John Paul II] 3) Vatican đã công nhận Tiến Hóa là nguồn gốc loài người. [GH John Paul II] 4) Vatican đã thú nhận là không làm gì có thiên đường trên các tầng mây [GH John Paul II] 5) Vatican đã thú nhận là không làm gì có hỏa ngục dưới lòng đất [GH John Paul II] 6) Vai trò “Chúa Cứu Thế” cũng như cái gọi là “cứu rỗi” chỉ là những huyền thoại cần phải dẹp bỏ. [Linh mục James Kavanaugh; Giám mục John Shelby Spong] 7) Dù tin vào huyền thoại “cứu rỗi” thì người Việt Nam và những người không phải là Do Thái cũng không bao giờ được Chúa cứu rỗi. [Tân Ước.] 8) Ca-tô Rô-ma Giáo còn tồn tại vì quần chúng thì ngu muội và các linh mục thì xảo quyệt. Tin Lành còn tồn tại vì quần chúng thì mê tín và các mục sư thì ngu muội. [Robert G. Ingersoll] 9) Kết luận: toàn bộ nền thần học Ki-Tô Giáo với những quan niệm về Thiên Chúa, thuyết Sáng Tạo, huyền thoại Adam và Eve, thiên đường và hỏa ngục, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su v..v.. đều là những luận điệu mê hoặc của những tổ chức buôn thần bán thánh của Ki Tô Giáo ở Tây phương.
Vấn đề tôi muốn tìm hiểu là tại sao trước những
bằng chứng bất khả phủ bác về thực chất Ki Tô Giáo mà một số người Việt Nam vẫn
cứ lao đầu vào trong vòng mê muội trong khi người Tây phương đã và đang dần dần
từ bỏ nó. Đối với người Ca-tô Việt Nam thì đây là điều dễ hiểu. Khi các thừa
sai khi xưa như Alexandre de Rhodes xâm nhập Việt Nam để truyền đạo bằng những
điều mê tín hoang đường và lừa bịp Sống trong những môi trường như vậy làm sao họ có thể thoát ra được khỏi những điều đã nhồi nhét vào trong đầu óc họ từ khi còn bú sữa mẹ. Do đó, tuy nhiều người Ca-tô thời nay đã có cơ hội học hành, đỗ đạt bằng cấp nọ kia, trở thành ông nọ bà kia, nhưng ý thức tôn giáo của họ vẫn chỉ là ý thức của những đứa trẻ đã bị nhồi sọ từ nhỏ. Vì vậy chúng ta vẫn thấy trên diễn đàn truyền thông hải ngoại những bác sĩ nọ, bác sĩ kia, tiến sĩ nọ, tiến sĩ kia, văn sĩ nọ văn sĩ kia, vẫn mê sảng viết lên những điều không còn bất cứ giá trị nào trong giới hiểu biết ở ngoài. Một linh mục đã chẳng từng nói: “Hãy trao cho tôi một đứa trẻ đến 5, 6 tuổi, nó sẽ là của tôi suốt đời” [Give me a child until 5 or 6, he will be mine forever]. Đó là một phần trong sách lược đào tạo tín đồ Ca-tô mà chúng ta sẽ biết rõ hơn trong một tài liệu của linh mục James Kavanaugh trong một phần sau. Sách lược đào tạo tín đồ Tin Lành cũng chẳng khác gì sách lược của Ca-tô Rô-ma Giáo. Điều khác nhau căn bản là tín đồ Ca-tô được đào tạo để hoàn toàn tuân phục Giáo hội mà các bậc chăn chiên trong Giáo hội đều tự ban cho mình cái quyền thay Chúa và hơn Chúa, còn Tin Lành đào tạo tín đồ để hoàn toàn tuân phục vào cuốn Bible của Ki Tô Giáo, hay nói cho đúng hơn, là tuân phục những điều vặt vãnh trong cuốn Bible mà các Mục sư trích ra để mê hoặc họ và muốn họ tin. Thực tế là, tuyệt đại đa số tín đồ Ca-tô cũng như tín đồ Tin Lành đều không đọc cuốn Bible, họ chỉ nhắc lại những gì mà bề trên dạy cho họ. Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu những mẫu người Ki Tô, họ được dạy để tin gì và phải có trách nhiệm gì khi họ theo Ki Tô Giáo. Một điều rất rõ ràng là chủ đích của những nhà truyền đạo không phải là để thăng tiến trí tuệ và tâm linh của tín đồ, mà để lợi dụng đám tín đồ đã bị mê hoặc để tạo nên những quyền lợi vật chất và quyền năng tâm linh trên những tín đồ đầu óc thấp kém này. Người Ki-Tô Giáo mà tôi muốn nói đến là người Ca-tô Rô-ma Giáo [Công giáo] và người Tin Lành. Tìm hiểu về họ là một điều rất cần thiết, vì mẫu người Ki-tô mà chúng ta thường được nghe họ tự nhận thường là “nghe vậy mà không phải vậy”. Vấn đề là chính những người Ki-tô lại không hiểu mình là người như thế nào. Nhưng những bề trên của họ, nghĩa là các linh mục và các mục sư, lại hiểu tín đồ của họ hơn ai hết, vì chính họ là những người đã đào tạo tín đồ của họ thành những người Ca-tô hay Tin Lành. Tuy nhiên, những linh mục, mục sư này rất hiếm khi nói cho tín đồ của mình biết là họ được đào tạo như thế nào và để làm gì. Trong các giáo hội Ki Tô, sự thật như đúng là sự thật mà các bề trên đều biết, thì đều nằm trong cái gọi là: “Cấm tín đồ không ai được biết”. Ngụy tạo sự thật, che dấu sự thật, đây chính là sách lược chung của Ki Tô Giáo từ xửa từ xưa. Bởi vậy mới có câu nói: “Người Ki-tô không sợ tội lỗi hay tội ác mà chỉ sợ sự thật.” Vạ tuyệt thông, Chúa phạt, đầy đọa hỏa ngục.. luôn luôn treo lên đầu tín đồ cho nên các tín đồ không bao giờ dám đi ra ngoài những điều bề trên dạy để tìm hiểu sự thật. Tuy nhiên, ở đời bao giờ cũng có biệt lệ. Không kể các bậc khoa bảng đã cất công nghiên cứu về người Ki-Tô, một số bậc lãnh đạo Ki-tô có lương tâm trí thức cũng đã hé mở cho chúng ta biết thế nào là một người Ki-tô Giáo, Ca-tô cũng như Tin Lành. Nhưng trước khi đi vào chi tiết thế nào là một người Ca-tô hay Tin Lành qua những nhận định của các bề trên của chính họ, chúng ta hãy tìm hiểu tổng quát về người Ki-tô Giáo (A Christian) để xem họ đã được bề trên nói những gì khi khuyến dụ trở thành một người Ki-tô Giáo. Những điều này phần lớn được cấy vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, hoặc vào những người đã trưởng thành nhưng đầu óc chưa trưởng thành hoặc trình độ hiểu biết thấp kém nên rất dễ rơi vào vòng mê hoặc của Ki Tô Giáo. Sự truyền bá Phúc Âm hay loan báo Tin Mừng ngày nay nhằm mục đích thuyết phục con người trở thành một người Ki-tô Giáo, nghĩa là đưa con người vào một Đức Tin (Faith) mà theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief in something for which there is no proof.), hoặc “Đức tin có thể định nghĩa ngắn gọn như là một niềm tin phi lý vào những gì không chắc chắn xảy ra” (H. L. Mencken (1880-1956), Văn hào Mỹ: Faith may be defined briefly as an illogical belief in the occurrence of the improbable.), và theo nhận định của một học giả Ca-tô Rô-ma Giáo, Joseph L. Daleiden, thì “Đức Tin là con đường đi tới mê tín” (Faith = A path to superstition). Trở thành một người Ki Tô Giáo, con người phải tin rằng mình sẽ được nhiều phúc lành (blessings) và phải gánh một số trách nhiệm. Những phúc lành này chỉ dành cho những ai vâng lời bề trên, tin rằng trong Phúc Âm thực sự có “Tin Lành” của đấng Ki-tô – những người tin rằng “Chúa ở trong tôi”. Sau đây là vài nét tổng quát về người Ki Tô hi vọng những gì và có những trách nhiệm gì khi chính thức trở thành một người Ki-tô: - Họ sẽ được chuộc tội bằng những giọt máu quý báu của Chúa Ki-tô [một huyền thoại của người Do Thái trong thời bán khai mà nay đã không còn mấy người tin, kể cả các bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo. Nhưng vì để duy trì quyền lực vật chất và tâm linh trên đám tín đồ, nên hầu hết các bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo, từ Giáo hoàng trở xuống cho đến các linh mục, mục sư vẫn mang những luận điệu thần học đã lỗi thời để mê hoặc đầu óc tín đồ. Các học giả đã kết luận là Giê-su chẳng là gì ngoài một dân thường Do Thái sống với một ảo tưởng mình là con của Gót (God), những Ki Tô Giáo đã đôn ông ta lên làm Chúa và đưa ra luận điệu thần học là ông ta tình nguyện leo lên cây thập giá để cho người ta đóng đinh chết tốt, và như vậy được gọi là để chuộc cái tội không hề có của nhân loại.] - Họ sẽ được ở trong một tổ chức gọi là “hội thánh”, nghĩa là hội của những người đạo đức vì tin vào sự thưởng phạt của Gót nên họ không thể làm bậy vì sợ bị Gót trừng phạt, và họ sẽ có cơ hội để được Gót tha tội cho họ chức “thánh”. [Nhưng lịch sử lại chứng tỏ rằng, qua những cuộc thánh chiến, những tòa án xử dị giáo, những cuộc săn lùng, tra tấn và thiêu sống phù thủy, những cuộc diệt chủng người dân Da Đỏ ở Bắc Mỹ và Úc Châu, và đạo đức của một số Giáo hoàng, linh mục, mục sư v…v…, những người ở trong “hội thánh” lại là những người vô đạo đức nhất đã gây những tác hại khủng khiếp cho nhân loại mà không có tôn giáo nào khác lại có một lịch sử tàn bạo và vô đạo đức như Ki Tô Giáo] - Họ sẽ được hòa giải với Gót, [một đấng vô hình [invisible], không ai biết được [unknowable], không ai hiểu được [incomprehensible]. Hòa giải với Gót có nghĩa là được Gót tha thứ cho những tội lỗi. Những vấn đề là tội của chính Gót nhưng Gót lại đổ lên đầu con người và muốn con người phải hòa giải với Gót. Hòa giải bằng cách nào? Có mỗi một đứa con lại bắt nó phải chịu đau đớn chết thảm trên cây thập giá, và gọi cái chết đầy máu me như vậy là để làm trung gian hòa giải với Gót. Gót toàn năng toàn trí nhưng lại không biết rằng, tuyệt đại đa số con người trên trái đất đâu có cần hòa giải với Gót của Do Thái để làm gì. Chúng ta hãy đọc một đoạn khá lý thú của Lloyd Graham trong cuốn “Những Sự Lừa Dối Và Huyền Thoại Trong Cuốn Bible” [Deceptions and Myths of the Bible], trang 425: “Sau khi đã tạo ra con người man rợ và ngu đần (trần truồng và mù như Adam và Eva), làm sao mà Gót có thể giáng tội lên đầu hắn? Con người, hãy tha thứ cho Gót vì hắn không biết mình đã làm gì. Vậy vấn đề không phải là Gót tha thứ cho những tội lỗi của con người mà con người có tha thứ cho những sự độc ác của Gót không?” [ Having made man savage and ignorant, how can God hold him guilty?...Man, forgive God, for he knows not what he does. So the question is not, will God forgive man for his sins? But can man forgive God for his cruelty?] - Họ sẽ được hưởng mọi ơn huệ của Gót nếu họ muốn đến với Gót qua trung gian Chúa Giê-su. [Điều này có nghĩa là mọi khó khăn lo lắng của con người có thể cầu nguyện với Gót, tin chắc rằng Gót sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của con người (Every thing which is of anxiety to the Christian is that which can be taken to God in prayer with the assurance that He will provide for man’s needs). Cầu thẳng với Gót không hữu hiệu bằng cầu với Giê-su, cầu với Giê-su không hữu hiệu thì cầu với Mẹ Giê-su là đấng đồng công cứu chuộc. Cầu với búa, kìm, và xà beng như ở Tòa Khâm Sứ thì càng hữu hiệu hơn. Nhưng nếu cái bọn “vô thần” nó không chấp thuận thì cũng đành chịu thôi, vì thực tế là hai mẹ con Chúa vẫn sợ CS. Thật vậy, khi xưa, sau Hiệp Định Geneva, hai mẹ con Chúa ở ngoài Bắc sợ cuống lên nên phải nhờ Lansdale cho chạy trước vào Nam, chạy trước cả những giám mục, linh mục và con chiên. Ngày nay, cả nước là CS nên không biết hai mẹ con Chúa đã dắt díu đi đâu, Bến Hải hay Cà Mâu thì không được, vì vẫn ở dưới quyền CS, và đây là thực tế. Nhưng “Chúa ở khắp nơi” nên cứ kiên trì cầu nguyện thì biết đâu Chúa sẽ đáp ứng? Vì vậy ông TGM Ngô Quang Kiệt huy động con chiên, già, trẻ, lớn, bé, bà già, con nít đến Tòa Khâm Sứ thắp nến cầu nguyện với búa, kìm, và xà beng để đòi lại mảnh đất khi xưa nhờ thế lực thực dân Pháp ăn cướp được của Phật Giáo. Cầu nguyện sắp sửa được Chúa đáp ứng thì cái ông mũi lõ mắt xanh Hồng Y Bertone ngồi tít tại Vatican lại xía vào chuyện cầu nguyện, ngăn không cho Chúa can thiệp, lấy quyền Tông Tòa bắt phải dẹp đi cái màn cầu nguyện với búa, kìm và xà beng đi. Vậy mà ông TGM và đám con chiên cứ phải cúi đầu tuân phục, thể hiện tinh thần dân tộc cao độ của người…Công giáo như họ thường nói.] - Họ sẽ hi vọng được cuộc sống đời đời sau khi chết. Thành Paul phán: chúng ta được cứu trong hi vọng này (Paul declares “For we are saved in this hope (Romans 8:24).) Niềm hi vọng này là động cơ để cho người Ki-tô kiên nhẫn chịu đựng những khó khăn của cuộc đời mà họ cho là ý Chúa để thử thách lòng tin của họ. Thánh Paul cũng nói niềm hi vọng được sống cuộc sống đời đời cùng Chúa là niềm an ủi trong thâm tâm của những người Ki-tô trong những lúc đau buồn nhất. [Paul says the hope of being with Christ forever is that which can give comfort to the heart of the Christian in time of great sorrow (1 Thessalonians 4:13-18)]. Chỉ có điều rất rõ ràng trong Tân Ước là: “Chúa Giê-su không bao giờ cho những người không phải là Do Thái được sống đời đời với ông ta trên thiên đường”
Trên đây là đại khái những niềm tin chính của người Ki-tô Giáo. Nhưng đó không phải là tất cả, vì trở thành một người Ki-tô họ phải có một số trách nhiệm. - Là người Ki-tô Giáo họ phải đặt tất cả cuộc đời của mình trong tay Chúa, hết lòng, hết sức, hết linh hồn yêu Chúa. Nếu có bị ung thư hay bệnh hiểm ngèo hay tai nạn què quặt thì tất cả đều là ý Chúa mà đầu óc con người không thể nào hiểu nổi, chỉ có các linh mục hay mục sư mới hiểu ý Chúa và muốn tín đồ phải làm theo ý của họ mà họ bảo rằng đó là ý Chúa. Nhưng như Paul đã nói ở trên, cái bánh vẽ trên trời (A-pie-in-the-sky = từ của Mục sư Ernie Bringas) về cuộc sống đời đời là niềm an ủi của các con chiên. - Là người Ki Tô Giáo họ phải theo một lối sống khác với mọi người trên thế giới (Being a Christian means one’s conduct of life must be different from those in the world). Họ phải sống thánh thiện, không được ngay cả nghĩ bậy, nếu không thì sẽ không được lên thiên đường cùng Chúa. Nhưng họ có thể giết người để vinh danh Chúa. Họ có thể làm bất cứ điều gì miễn là để vinh danh thiên chúa trên trời. - Là người Ki Tô Giáo họ phải sống theo lối sống gương mẫu của Chúa Giê-su. Nhiều chỗ trong Tân Ước nói về điều này. Vài thí dụ: Chúa dạy phải khiêm tốn, không được nói “Ta là con đường, Ta là sự sống, Ta là con Gót v..v..”. Chúa dạy phải yêu kẻ thù, không được nói “Hãy mang những kẻ thù của Ta mà giết trước mặt ta”. Chúa dạy phải cầu nguyện trong phòng kín, không được cầu nguyện với búa, kìm và xà beng nơi công cộng. - Là người Ki Tô Giáo họ được bề trên dạy phải có trách nhiệm làm mọi việc để cho Chúa vui lòng và làm vinh danh Chúa. Họ phải xuyên tạc mạ lỵ các tôn giáo khác để vinh danh Chúa của họ. Vì là dân Chúa nên họ không được quyền làm dân của ai khác, nếu sống trên đất nước nào họ phải phản bội nước đó để hết tâm hồn vào việc phục vụ Chúa: “Thà mất nước chứ chẳng thà mất Chúa”. Họ phải tạo ảnh hưởng trên mọi người khác như muối trên trái đất hay ánh sáng của nhân loại [the salt of the earth and light of the world (Matthew 5:14-16)]. Điều này có nghĩa là họ phải bỏ tiền ra, nếu có, để mua thêm linh hồn cho Chúa. Họ phải hành xử như “những con chó sói đói mồi” [Từ của Giáo hoàng John Paul II mô tả các nhà truyền giáo Tin Lành đến cướp đi tín đồ của ông ta] rình rập xem có ai bệnh tật hay sắp chết ở tôn giáo khác thì lén lút đến rửa tội và ban tên Thánh, thí dụ như thánh David, một tên tướng cướp, hoang dâm vô độ v…v…, hay thánh Maria, một cô bé Do Thái có chồng nhưng lại mang thai với một hồn ma, cho người đó. Chuyện này đã xảy ra ở Cali trước đây, và gần đây ở Việt Nam trong trường hợp rõ ràng là ngụy tạo về bà Lương thị Phụng, được đặt tên thánh Maria. Chúng ta hãy đọc sự hoan hỉ của Hội thánh Công Giáo khi cưỡng chiếm thêm được một linh hồn cho Chúa: Hình ảnh của bà Maria Lương Thị Phụng thật dễ thương. Bà được Thiên Chúa chọn, Thiên Chúa gọi trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt: trong bệnh viện, trong tư cách là nữ tu trụ trì Chùa [không biết Pháp danh là gì]. Thiên Chúa gặp con người trong mọi nẻo đường đời. [Sao không dám gặp TCN?] Có thể là một trẻ sơ sinh hay là một người lớn, và cũng có thể là một vị sư trụ trì của một ngôi chùa nữa [và cũng có thể là tuyệt đại đa số những sinh vật mang thân người nhưng lại có đầu óc của con cừu nữa] Thiên Chúa luôn có cách của Ngài. Thế là từ ngày 13 tháng 12 năm 2010, Hội Thánh Công Giáo có thêm một kitô hữu nữa tên là Maria và ngày 7 tháng 2 năm 2011 Nước Trời lại có thêm một công dân mang tên Maria Lương Thị Phụng nữa. Tạ ơn Chúa vì tất cả những hồng ân, những kỳ công Ngài thêu dệt trong cõi nhân sinh này. [Người viết đoạn trên không thấy là mình đại ngu chí ngu hay sao? Không những thế, mấy cái trang nhà Ca-tô cũng hồ hởi đăng mẩu tin này không biết rằng họ đã làm nhục Chúa của họ. Chúa của họ được các bề trên bảo là toàn năng, vậy phải cần tới mấy bà sơ và linh mục ngu dốt kiếm thêm cho một linh hồn hay sao? Hơn nữa, trên thế giới hiện nay có hơn 6 tỷ người, trong đó có đến 5 tỷ người không biết đến Chúa như là người Ca-tô Giáo biết đến Chúa của họ. Lâu lâu mới bịa ra được một chuyện dụ người vào đạo để vinh danh Chúa và Hội Thánh Công Giáo có thêm một kitô hữu và Nước Trời có thêm một công dân. Vậy phải bịa thêm bao nhiêu lần nữa để kéo 5 tỷ người trên trong đó có gần 80 triệu người Việt Nam vào làm ki tô hữu trong Hội Thánh Công Giáo. Người Ca-tô không đủ khả năng để biết rằng, mục đích của Chúa sáng tạo ra con người là để phải tin và thờ phụng Chúa. Nhưng chừng nào mà chỉ còn có một người trên thế gian không biết đến Chúa, huống chi là đến 5 tỷ người, thì Chúa đã thất bại trong mục đích sáng tạo của mình rồi. Nhưng vấn đề chính là vì không đọc Tân Ước nên họ không biết rằng làm những việc như trên là những việc gian ác, đừng có hòng Chúa đoái thương đến. Tân Ước viết rất rõ: Chúa đã phán, Matthew 7: 21-23: “Không phải người nào gọi Ta là Chúa cũng được vào nước trời... Trong ngày phán xét sẽ có nhiều người kêu nài: “Thưa Chúa, chúng tôi đã giới thiệu Chúa cho nhiều người, đã dùng danh Chúa để đuổi quỷ và làm nhiều phép lạ [như một linh mục mít ở Úc làm cho tượng bà Mary chảy dầu]. Nhưng ta sẽ đáp: “Ta không hề biết các ngươi! Hãy cút đi cho khuất mắt ta, vì các ngươi chỉ làm việc gian ác” Mấy bà sơ và ông cha lợi dụng cơn ngặt nghèo của người khác, đến cưỡng bách nhét Chúa vào trong họ, theo như câu chuyện được dựng lên để vinh danh Chúa, có thấy mình làm việc gian ác không? Chỉ giới thiệu Chúa với người khác mà Chúa đã cho là gian ác rồi, huống chi là cưỡng bách nhét Chúa vào người ta. Đây không phải là chuyện “tự do tôn giáo” hay “cải đạo” mà là “cưỡng đạo” của bọn cường đạo, một hành động hết sức ngu muội và lỗi thời trong thời đại ngày nay, tin vào điều mê tín là phải có bổn phận đi kiếm thêm linh hồn cho Chúa.. Thật đáng tội nghiệp cho những kẻ ngu muội, không biết là mình đã làm việc gì. Chẳng trách là Ingersoll đã bảo là người Ca-tô thì ngu muội, và các linh mục thì xảo quyệt cho nên mới có thể cấy vào đầu con chiên những ý tưởng đi kiếm linh hồn cho Chúa một cách mê sảng ngu muội và hạ cấp như vậy. Xin Chúa tha thứ cho họ vì họ không biết là mình đã làm gì. Thực ra thì Ca-tô Rô-ma Giáo cũng như Tin Lành dạy tín đồ phải đi truyền đạo khắp nơi để cải đạo người khác chỉ là thủ đoạn bành trướng đạo để vơ vét tiền bạc chứ không có căn bản trong Tân Ước. Ki tô Giáo ngụy tạo ra một câu, đặt vào miệng Giê-su đã bị đóng đinh trên cây thập giá và chết tốt rồi, nhưng lại sống lại và dạy tín đồ phải đi loan báo tin mừng khắp nơi. Tín đồ tin vào lời dạy láo lếu này nên năng nổ đi cải đạo, tưởng làm như vậy để làm hài lòng Chúa, được Chúa cho lên thiên đường. Nhưng họ không biết rằng kế hoạch vơ vét tiền bạc của các nhà truyền giáo là lời dạy tiếp theo: “việc Chúa và nhiệm vụ truyền giáo rất tốn kém, cho nên cần sự đóng góp rộng rãi của tín đồ để thực hiện việc Chúa, vinh danh Chúa”. Họ cũng khuyến dụ tín đồ là hãy sống thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, và việc này cần đến sự đóng góp của tín đồ. Chúng ta thường thấy lời kêu gọi đóng góp thuộc loại này trong nhà thờ, trên TV. Hơn nữa, cuối buổi lễ bao giờ cũng có giỏ thu tiền đi hết hàng ghế này đến hàng ghế nọ, và tín đồ cảm thấy ngượng ngùng với người xung quanh nên nai lưng ra đóng góp. Những mục sư thì rất ngu muội về giáo lý Ki Tô nhưng rất giỏi về thủ đoạn kiếm tiền. Tín đồ đóng góp, nhà thờ thu vào bao nhiêu, chi phí cho những việc giúp đỡ người thiếu thốn v..v.. bao nhiêu, tín đồ không bao giờ được quyền biết. Bởi vậy ở Mỹ các mục sư nổi tiếng, giảng đạo hấp dẫn, quần chúng mê say đóng góp nhiều, đều trở thành các triệu phú, sống trong xa hoa, đồi bại, như mục sư Jimmy Swaggart, luôn luôn rao giảng, nhấn mạnh tín đồ phải hoàn toàn đầu phục Giê-su như là con đường duy nhất để thoát khỏi xiềng xích của tội lỗi và satan [he used his commanding stage presence to emphasize submission to Jesus as the only way to escape human bondage to sin and Satan] nhưng trong đời tư thì dùng tiền của tín đồ sống xa hoa với hết gái điếm này đến gái điếm nọ như ở New Orleans hay California, hoặc như mục sư Jim Bakker với 5 năm tù vì nhiều tội, trong đó có tội lừa tiền (fraud) của trên 152,000 người đóng góp vì được nhiều hứa hẹn về quyền lợi mà không thực hiện. Những chuyện như vậy không thiếu gì trên khắp nước Mỹ, nhưng Tin Lành đi đến đâu cũng quảng cáo bộ mặt đạo đức của Tin Lành. Trên đây là một số trách nhiệm chính của người Ki Tô Giáo. Sau khi chúng ta đã biết là người Ki Tô tin và hi vọng ở những gì cũng như trách nhiệm của họ để “hầu việc Chúa” là như thế nào, bây giờ chúng ta sẽ đi vào chủ đề “Thế nào là một người Ki-tô?”.
2. Người Ca-tô.
Trước khi tìm hiểu về người Ca-tô chúng ta hãy đọc một mẩu tin về người chủ chăn Ca-tô, GH Benedictt XVI, trên Irishtimes.com ngày 23 tháng 2, năm 2011: (1)
The Irish Times - Wednesday, February 23, 2011 Charges initiated against Pope for crimes against humanity PATSY McGARRY, Religious Affairs Correspondent Hai luật sư người Đức đã đưa đơn lên Tòa Án Tội Phạm Quốc Tế, lên án Giáo hoàng Benedict XVI về những tội ác chống nhân loại. Christian Sailer và Gert-Joachim Hetzel, có căn cứ địa ở Marktheidenfeld trong tiểu bang Bavaria, nơi sinh của Giáo hoàng, đã đệ trình một hồ sơ dài 16,500 chữ cho Dr. Luis Moreno Ocampo, Công Tố Viên của Tòa Án Tội Phạm Quốc Tế ở Le Havre. Hai luật sư lên án “ba tội ác trên khắp thế giới mà cho tới nay chưa từng bị tố cáo, sự tôn kính “quyền lực của giới chăn chiên” đã che mờ ý niệm về thiện, ác. Họ cho rằng Giáo hoàng “phải chịu trách nhiệm vì đã duy trì sự chỉ đạo của một chế độ toàn trị có tính cách ép buộc nô dịch hóa những con chiên trên khắp thế giới với những sự đe dọa về những biện pháp nguy hại đến sức khỏe rất đáng sợ. Hai luật sư cũng lên án là Giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về việc tín đồ tuân theo lệnh cấm không được dùng bao cao su ngay cả khi mà sự nguy hiểm của bệnh AIDS-HIV đang hiện hữu, và sự thiết lập và duy trì trên khắp thế giới một hệ thống bao che và dành quyền xử lý nội bộ những tội ác tình dục của các linh mục Ca-tô, điều này giúp cho các linh mục phạm thêm tội ác. Hai luật sư lên án Giáo hội Ca-tô “thu nhặt tín đồ qua một hành động bắt buộc, nghĩa là, qua bí tích rửa tội các trẻ nít chưa có đủ ý chí đề quyết định cho chính mình.” Bí tích rửa tội này không thể bị hủy bỏ và được củng cố bằng những đe dọa về vạ tuyệt thông và ngọn lửa dưới hỏa ngục. Đó là sự phá hại nghiêm trọng quyền tự do và phát triển của cá nhân và đến tình cảm và ý thức tâm linh chính trực của con người. Giáo hoàng phải chịu trách nhiệm là đã duy trì và cưỡng bách hành động vi phạm nhân quyền này, và nhân danh là người đứng đầu Thánh Bộ Truyền Giáo, ông ta phải chịu trách nhiệm cùng với Giáo hoàng John Paul II. S.T. Joshi cũng đã viết trong cuốn “Những Người Bảo Vệ Gót: Họ Tin Những Gì Và Tại Sao Họ Sai Lầm” [God’s Defenders: What They Believe and Why They Are Wrong”, Prometheus Books, New York, 2003, p.14]: Quan điểm của tôi là chính sách nhồi sọ trẻ thơ này là một trong những tội ác lớn nhất đối với nhân loại – và nó đã được áp dụng qua nhiều thiên niên kỷ và ngày nay vẫn còn tiếp tục được áp dụng. [My own view is that this infantile brainwashing is one of the great crimes against humanity – and it has been practiced for countess millenia and continues to be practiced to this day.] Người Ca-tô đã được đào tạo như thế nào? Như trên đã nói, không ai biết rõ họ bằng những bậc chăn chiên, những người đã góp phần đào tạo ra họ. Vậy chúng ta hãy đọc Linh mục James Kavanaugh trong cuốn "Một Linh Mục Hiện Đại Nhìn Vào Cái Giáo Hội Đã Lỗi Thời Của Mình" (A Modern Priest Looks At His Outdated Church). Linh Mục James Kavanaugh đã viết nguyên một chương, chương 3, về đề tài thế nào là "Con Người Ca-tô" (The Man Who is a Catholic). James Kavanaugh là bậc chăn chiên đã hành nghề Linh Mục lâu năm. Nhưng trước khi nói đến “con người Ca-tô” chúng ta hãy đọc một đoạn trước đó của linh mục Kavanaugh về cuộc viếng thăm hang đá Lộ Đức (Lourdes) của Linh mục khiến cho ông ta trăn trở suy nghĩ về “con người Ca-tô”. (2)
Tôi đã đi tới Lộ-Đức ở miền Nam nước Pháp. Tôi đứng trong cái quảng trường rộng lớn ở trước thánh đường và quan sát những tín đồ Ca-tô ở khắp nơi trên thế giới đang chờ đợi một ân sủng đặc biệt của cái đền thờ thiêng liêng này. Tôi bị các phụ nữ người Ý, đầu đội khăn, xô đẩy; những người Đông Âu to tiếng thì thầm những lời cầu nguyện làm tôi sao lãng. Tôi thấy những người bệnh hoạn nằm trên cáng, những nhà doanh thương Mỹ với những chiếc sơ-mi trắng. Tôi thấy những linh mục trong những bộ áo thầy tu của thế giới, những người Phi Châu hồ hởi trong các bộ quần áo sặc sỡ. Nhưng phần lớn là tôi thấy những bộ mặt nhăn nheo, nói lên một cách thành thực sự đau đớn của họ. Họ đã tới để xin một ân huệ, giống như những đám người Hồi giáo tại nơi hành hương, và để hưởng một sự tiếp xúc đặc biệt với Thiên Chúa của họ. Họ uống nước ở đó, nổi tiếng về những tác dụng lạ lùng. Họ mua nước đựng trong những chai plastic để mang về nhà. Họ mua từng rổ tràng hạt và mề-đay và nhờ những bàn tay mập mạp nhễ nhại mồ hôi của các linh mục ban phúc lành cho những thứ này. Họ đông như châu chấu, cúi xuống ngấu nghiến từng cọng ân sủng đặc biệt. Họ hôn chân các ngôi tượng và rên rỉ trong những đền thờ mốc mếch. Họ thú tội bằng đủ mọi thứ tiếng và nhai nhóp nhép phó-mát của miền núi. Rồi, giống như một đàn cừu vĩ đại đã no nê hài lòng, họ về nhà đi ngủ. Và tôi cũng về nhà đi ngủ, cũng khó chịu và rối răm bởi sự mê tín như là tôi đã chứng kiến vào một ngày mùa Thu đó khi đội banh Spartans thắng đội banh Rome [Đội banh Rome, theo lời kể của linh mục James Kavanaugh, trước khi ra quân, quỳ trước nhà thờ yêu cầu được linh mục Kavanaugh ban phép lành và cho ăn bánh thánh, hiệp thông với Chúa để Chúa giúp cho thắng trận đấu, nhưng rút cuộc bị thảm bại.] Tôi không những khó chịu và rối răm mà tôi còn cảm thấy thật là xấu hổ. Đó là giáo hội của tôi, và họ là những tín đồ mà tôi góp phần đào tạo, những con số thống kê mà chúng tôi cộng vào khi chúng tôi đếm số người theo đạo. Đầu óc tôi đầy những tư tưởng làm tôi ngủ không được...Tôi nghĩ đến những con người Ca-tô sợ sệt, lo lắng cầu nguyện trong mọi giáo xứ mà tôi đã phục vụ. Tôi nghĩ đến con người là tín đồ Ca-tô và một lần nữa tôi lại nghĩ đến họ. Và sau đây là một đoạn điển hình về “con người Ca-tô”. Nếu có thì giờ xin quý độc giả hãy tìm đọc chương “A Man Who Is A Catholic”, từ trang 30 đến 40, trong cuốn sách nêu trên. Có nhiều đoạn có thể giúp chúng ta hiểu rõ về con người Ca-tô và sách lược nhồi sọ của Giáo hội. (3) Linh mục Kavanaugh nghĩ về con người Ca-tô như thế nào? Chúng ta hãy đọc: Người Ca-tô giáo nhìn thế giới qua một hệ thống ngăn cấm họ là chính họ. Hắn có thể đi ngoài đường phố và coi mọi khuôn mặt, mọi trường hợp như là rơi vào đúng loại của nó. Hắn chưa từng bao giờ thực sự biết đến sự thích thú của tìm tòi, sự kỳ lạ của khám phá, sự lý thú của sự tự do trong những quyết định cá nhân. Thế giới là một kẻ lạ đối với hắn vì hắn xét đoán những công dân của thế giới trước khi biết họ hay hiểu họ. Hắn được dạy phải đọc những gì, suy tư làm sao, và coi ai là bạn. Tôi quan sát người Ca-tô giáo đến xem lễ và thương hại cho cách đào tạo đã vặn vẹo đầu óc của hắn và làm méo mó ý thức về tôn giáo của hắn. Hắn tới vì hắn được các bậc lãnh đạo tôn giáo bảo tới, những người cũng ngoan ngoãn và vô danh như hắn. Hắn đọc những lời kinh cầu nguyện gói ghém trong những câu giả tạo và làm những cử chỉ (quỳ gối làm dấu thánh giá. TCN) hoàn toàn xa lạ với lối sống hiện đại của hắn. Hắn sống trong thời đại của máy bay phản lực và bom nguyên tử, và cầu nguyện trong thế giới ma thuật của thời Trung Cổ. Hắn cảm thấy buồn chán trong sự hiện diện của Thiên Chúa của hắn (trong nhà thờ. TCN). Tuy nhiên hắn vẫn tới, vì hắn đã được dạy từ khi còn nhỏ là "Hỏa ngục là nơi đầy những kẻ không đi xem lễ". Hắn quá sợ hãi để thú nhận rằng hắn thật là buồn chán. Trong hoạt động thường ngày, mắt của hắn hòa điệu với sự hữu hiệu và tiến bộ. Hắn tìm những cách có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, đường lối mới để đến với đại chúng, dịch vụ mới để hấp dẫn đồng bào. Hắn có những quan điểm về hòa bình của thế giới, về cải tiến ngân sách, những suy tư về ngăn ngừa phạm pháp, về sự lành mạnh tâm thần, và về vấn đề giao thông trong những vùng có thị trấn lớn. Nhưng về tôn giáo hắn là một người máy chỉ biết đọc lại những câu trả lời mà người ta đã dạy hắn. Hắn chấp nhận mọi quyết định của giới linh mục mà không phản đối, có vẻ phân vân khi nghe đến một sự xào xáo, hâm lại những chân lý mà hắn đã học trong những trường đạo, và ủng hộ cái giáo hội đã tước đoạt đi đầu óc của hắn. Người Ca-tô, nam hay nữ, đã mất đi sự tiếp cận với đời sống. Hắn sợ phải đọc những sách mà người khác đọc, sợ coi những phim truyện phản ánh đời sống hiện đại... Giáo hội, giống như là những bậc cha mẹ sợ hãi và giận dữ, vơ vào phần mình mọi công trạng trong việc giúp đỡ mà giáo hội có thể cống hiến cho con người. Kết quả là những người Ca-tô bị đối xử như những đứa trẻ và chúng tiếp tục cư xử như những đứa trẻ... Người Ca-tô chống thuyết tiến hóa và hắn đã sai lầm. Hắn tiếp tục ủng hộ chế độ quân chủ lâu sau khi chế độ dân chủ đã khiến cho con người được tự do. Hắn đẩy mạnh thành kiến chủng tộc cho đến khi những người "ngoại giáo" chứng tỏ là hắn đã lầm. Hắn chống lấy người ngoại giáo và tiếp tục chống cho đến ngày nay tuy rằng hắn đang được hưởng những sự tự do mà chế độ đa tôn giáo đã thắng. Hắn đòi hỏi phải được tự do ý thức nhưng hắn lại muốn những người Tin Lành phải nuôi con cái trong đức tin của hắn.. Hắn không có quyền hành động theo lương tâm của chính mình, hay có quyền chọn lựa những nguyên lý sống có thể giúp hắn. Hắn là một tín đồ Ca-tô, một đứa trẻ đòi người khác chọn lựa thay cho hắn.. Do đó, người Ca-tô không thể biết ý nghĩa thực của sự đối thoại, chỉ biết đưa ra những luận cứ để chống đỡ cái lập trường mà hắn đã thừa hưởng từ khi còn nhỏ... Người Ca-tô là một dịch vụ trả lời có tổ chức mà nhiệm vụ đầu tiên của hắn là bảo vệ giáo hội của hắn... Linh mục James Kavanaugh còn viết rất nhiều về thế nào là một người Ca-tô nhưng tôi cho vài trích dẫn điển hình trên cũng có thể gọi là tạm đủ. Chúng ta cần phải hiểu Linh mục Kavanaugh không có ý định vơ đũa cả nắm, ông ta chỉ mô tả những đặc tính của đại đa số tín đồ Ca-tô ngu muội chứ không phải mọi tín đồ Ca-tô. Nhưng thế nào là ngu muội? Sự ngu muội thể hiện qua những điều họ còn tin và qua sự hiểu biết về chính tôn giáo của họ. Cho nên ngu muội ở đây không hẳn chỉ có nghĩa là ít học hay vô học, mà còn có nghĩa không dứt bỏ được những tín lý đã không còn giá trị, không biết đến những diễn biến ngay chính trong nội bộ giáo hội, và không theo kịp sự tiến bộ trí thức của nhân loại về vấn đề tôn giáo. Mục sư Ernie Bringas gọi những người ngu muội này là những người có một đều óc cũ kỹ đã lỗi thời (an astrolabe mind) nghĩa là đầu óc có một khuyết tật về tôn giáo của chính họ. Nếu chúng ta đọc những bài viết về Ca-tô Rô-ma Giáo của ngay cả một số trí thức Ca-tô Việt Nam như bác sĩ, giáo sư, luật sư, tiến sĩ, văn sĩ v…v… chúng ta thấy rõ là những điều linh mục James Kavanaugh viết về con người Ca-tô không sai một mảy may. Họ không hề biết thế nào là đối thoại. Trình độ hiểu biết của họ về chính tôn giáo của họ vẫn thuộc thế kỷ 17, và những kiến thức tổng quát ngoài đời về khoa học, triết lý v…v… rất hạn hẹp cho nên không cho phép họ có thể đối thoại một cách nghiêm chỉnh. Vì đã quen dựa vào cặp nạng Thiên Chúa cho nên, sợ mất đi chỗ dựa, họ luôn luôn xuyên tạc lịch sử để bảo vệ giáo hội của họ, họ luôn luôn đưa ra những điều lạc lõng đã quá lỗi thời trong cuốn Bible, làm như chúng là những chân lý, là những khuôn vàng thước ngọc mà mọi người đều phải tin theo. Và để đánh lạc hướng dư luận họ thường xoay qua chuyện ngoài đề: chống Cộng, hoặc dùng những danh từ hạ cấp để hạ thấp, bôi nhọ cá nhân, tưởng rằng cứ chửi cho nhiều thì người ta sẽ tin. Để bào chữa cho những chuyện xấu xa tràn ngập trong giáo hội, họ thường đưa ra những luận điệu rất yếu ớt, ngớ ngẩn, thí dụ như là, Giáo hoàng cũng là ngưởi, Linh mục cũng là người v..v.. nhưng quên rằng đối với họ thì Giáo hoàng là “đức thánh cha”, đại diện của Chúa trên trần, có quyền giáng lên đầu họ cái vạ tuyệt thông hoang đường, không cho họ hiệp thông với Chúa v…v…, và các Linh mục đều là “Cha” hay “Chúa thứ hai”, còn hơn cả Chúa thứ nhất, vì “Cha tha tội cho con” chứ không phải là “Chúa tha tội cho con”. Chẳng vậy mà đối với Giáo hoàng Benedict XVI, trong khi cả thế giới lên án là kẻ vô đạo đức, người ta còn đề nghị bắt ông ta bỏ tù vì tội bao che các linh mục loạn dâm, người ta cũng chê trách ông ta nói bậy về bao cao su làm tăng bệnh AIDS đến độ Richard Dawkins chính thức lên tiếng bảo là ông ta hoặc dốt, hoặc ngu xuẩn, thế mà vào mấy trang nhà Ca-tô Việt Nam chúng ta thấy các trí thức Ca-tô đầu tôm cứ một điều “đức thánh cha” dạy thế này, dạy thế nọ, ban tông huấn này, ban tông huấn nọ. Điều này cho thấy chẳng phải là ngu muội mà còn dưới cả sự ngu muội nữa. Thật là tội nghiệp cho họ. Biết bao giờ họ mới cất bỏ được cái vòng kim cô do cha truyền con nối đã xiết chặt trên đầu họ.
3. Người Tin Lành.
Sau đây chúng ta hãy đi vào phần tìm hiểu làm sao mà Tin Lành có thể có được lớp tín đồ có những “đức tin Tin Lành” thuộc loại hết sức mù quáng, ngu muội để có thể tạo thành cấu trúc quyền lực trong Tin Lành. Chúng ta cần phải nói về sách lược cải đạo của Tin Lành để hiểu bản chất của người Tin Lành. Trong cuốn “Đạo Tin Lành Và Sự Đàn Áp” (Protestantism and Repression, Orbis Books, New York, 1985), Mục sư Tin Lành Rubem Alves, giáo sư đại học ở Campinas, Brazil, đã phân tích rất sâu sắc về mọi khía cạnh của đạo Tin Lành, đặc biệt là về tâm thức của những người tân tòng trong Chương 2: Cải Đạo: Cái Khuôn Xúc Động Tình Cảm Của Tin Lành (Conversion: The Emotional Matrix of Protestantism), dài 22 trang giấy, từ 22 đến 46. Đây là một cuốn sách, dày 215 trang, rất hữu ích cho những người nào muốn tìm hiểu về đạo Tin Lành, từ cấu trúc tình cảm, nhận thức thực tại, cho đến phương pháp tẩy não, nhồi sọ những giáo điều mà Tin Lành chấp chặt bất kể đến những bằng chứng về lô-gic, về khoa học, về xã hội, những bằng chứng trái ngược với Kinh Thánh một cách rất hiển nhiên.
Nơi trang 34, mục sư Rubem Alves cho chúng ta biết là, Tin Lành cấy vào đầu những người trong những hoàn cảnh khó khăn hoặc hoang mang về đời sống hiện tại do những nghịch cảnh xã hội mà họ nghĩ có thể dễ dàng dụ vào trong Tin Lành, “mặc cảm tội lỗi, và để có thể vào trong cộng đồng Tin Lành, người tân tòng phải tin rằng mình sinh ra trong tội lỗi, và vì cái bản chất tội lỗi đó con người không thể làm điều gì tốt (Believe that you were born in sin, and that by nature you are incapable of doing good.). Để thoát ra khỏi cái bản chất tội lỗi đó, con người chỉ có một cách: chấp nhận ông Ki-tô là đấng cứu chuộc duy nhất và đầy đủ (Accepting Christ as the sole and sufficient savior). Và người Tin Lành phải tin chắc rằng mình sẽ được ông Ki-tô cứu rỗi (Believe in the salvation) mà thực chất chỉ là một cái bánh vẽ trên trời (A-pie-in-the-sky), theo Mục sự Ernie Bringas. Cái công thức này không khuyến khích làm thiện mà chỉ cần đầu phục ông Ki-tô (The formula calls not for doing but for surrendering to Christ). Thật vậy, rất mực đạo đức còn thường được coi là một chướng ngại trong sự cải đạo (Indeed moral excellence is often considered an obstacle to conversion). Nghiên cứu về con người vào tròng của Tin Lành như thế nào, chúng ta thấy không phải là họ có một ý niệm hay hiểu biết rõ ràng về đạo Tin Lành. Người tân tòng vào đạo không phải là vì được nghe những điều giảng hấp dẫn về giáo lý của Giê-su như “luật vàng’, “bài giảng trên núi”, “đừng lo về tương lai”, hay “tha thứ cho kẻ thù”. Những điều này sẽ được nói về sau để củng cố niềm tin của tín đồ. Điều quan trọng để dụ người vào đạo Tin Lành không phải là “Chúa giảng dạy những gì” mà là “Chúa là ai?”. Việc đầu tiên mà tân tòng phải khẳng định là phải tin vào sự cứu rỗi của Chúa, và muốn được sự cứu rỗi thì phải hoàn toàn đầu phục Chúa. Những nhà truyền giáo Tin Lành cho rằng phải đầu phục Chúa, tin Chúa trước, rồi người tân tòng mới có thể hiểu được những giáo lý của Chúa. Lẽ dĩ nhiên, giáo lý của Chúa chẳng qua chỉ là những điều vặt vãnh chọn lọc trong cuốn Bible mà các nhà truyền giáo dùng để mê hoặc tín đồ. Các Mục sư có bao giờ giảng những đoạn không thể đọc được trong cuốn Bible như mâu thuẫn, tục tĩu, tàn bạo, dâm loạn trong Cựu Ước, hoặc những đoạn chứng tỏ tư cách thấp kém của Giê-su trong Tân Ước. Để biết thêm chi tiết về Tin Lành cải đạo, chúng ta hãy đọc một thêm vài đoạn trong mục “Cải Đạo và Khổ” (Conversion and Suffering), trang 43-44 (4) , của mục sư Rubem Alves để thấy rõ Tin Lành đã lợi dụng những tình trạng khủng khoảng về vật chất và tinh thần của con người như thế nào để kéo họ vào trong vòng mê tín của Tin Lành: Sự phân tích vấn đề của chúng tôi đưa đến kết luận là, kinh nghiệm cải đạo là sự đáp ứng của một tình trạng khủng khoảng. Sự cải đạo giải quyết một ngõ bí tình cảm. Đó là tại sao giáo hội phát triển nhanh hơn trong những địa phương ở đó những tiến trình xã hội đã gây ra sự khổ, đặc biệt là từ hoàn cảnh ngoài lề xã hội và sự sụp đổ ý nghĩa của cuộc đời.. Những địa phương như vậy là ưu tiên số một của các nhà thờ ở địa phương, mà những nỗ lực để tạo nên đời sống trong giáo hội được chú trọng trong những địa phương này. Tôi không nói điều gì mới lạ đối với những người Tin Lành. Không có sự cải đạo (vào Tin Lành) nếu không có sự khủng khoảng, không có sự cải đạo mà không có sự khổ. Cải đạo là một quá trình mà con người hấp thụ sự khổ thành một ý nghĩa mới của cuộc đời và làm cho nó có ý nghĩa... Có phải là khó hiểu không khi mà (vai trò của) ông Ki-tô (Giê-su) không thể rao giảng được cho những người cảm thấy mình an toàn, hạnh phúc, cho những người cảm thấy đời sống thật đáng sống, cho những người không đang ở trong cơn khủng khoảng? Có phải là kỳ cục không khi mà ông Ki-tô chỉ có thể trình bày và làm cho có ý nghĩa trong những tình trạng bệnh hoạn trong đó con người bị nhiễm bởi sự bất an, bởi những cảm xúc tội lỗi, và sợ hãi cái chết? Thật ra nhiệm vụ của những nhà truyền bá phúc âm là gì? Nhiệm vụ của họ là gán cho một cơn khủng khoảng những cái tên thần học trong khi nguồn gốc của nó chỉ là tâm lý xã hội. Nhà truyền bá phúc âm tìm cách khơi động một cơn khủng khoảng mà con người có thể không cảm thấy trước, rồi từ đó, và chỉ từ đó, họ mới có thể tuyên bố: “ông Ki-tô là giải đáp” Chúng tôi bắt buộc phải kết luận rằng thế giới chỉ mở chỗ cho ông Ki-tô khi nó cảm thấy ốm đau, bệnh hoạn. Có một lý do thần học nào để giải thích là tại sao sự sợ hãi cái chết lại là những bí tích đặc quyền của sự cứu rỗi? Nói cách khác, kinh nghiệm cải đạo giả định là điểm gặp nhau giữa Thiên Chúa và thế giới là sự khổ và thống khổ. Có phải là có một cách nhìn thực tại một cách tự mãn trong sự đau khổ (sadomasochistic vision of reality) tiềm ẩn ở đàng sau giả định như vậy? [Tác giả dùng từ sadomasochistic nghĩa là phối hợp của sadism (thỏa mãn trong sự độc ác) và masochism (cảm thấy thích thú khi bị thống trị hay bị bạc đãi). Về điểm này, Tin Lành không khác gì Ca-tô Giáo Rô-ma. Trong cuộc hành hương tại Lộ Đức (Lourdes) trước đây, Giáo hoàng John Paul II đã phát biểu là ngài chia sẻ sự đau đớn vật chất của các tín đồ và bảo đảm với họ là những sự đau đớn bệnh hoạn của họ là nằm trong “kế hoạch kỳ diệu” của Thiên Chúa. (Pope John Paul II joined thousands of other ailing pilgrims at Lourdes... telling them he shares in their physical suffering and assuring them that the burden is part of God’s “wondrous plan”.)] [Một luận điệu bịp bợm trắng trợn để ru ngủ những đầu óc thấp kém] Sự khổ được biến đổi thành một dạng ân sủng, vì nó mang đến cho kẻ tội lỗi một cơ hội để gặp ông Ki-tô. [Ở đây, chúng ta lại thấy Tin Lành và Ca-tô gặp nhau ở điểm này. Thật vậy, một học giả chuyên gia viết tiểu sử, Anne Sebba, đã sang tận Calcutta và nhiều nơi khác để quan sát nhưng “cơ sở từ thiện” (sic) của bà Teresa, và đã viết trong cuốn “Mother Teresa: Beyond The Image” (Mẹ Teresa: Ngoài Cái Hình Ảnh Đã Được Dựng Lên) là: “Công việc từ thiện của bà Teresa không bắt nguồn từ chính lòng từ thiện mà động cơ thúc đẩy chính là để làm sáng danh ông Ki-tô và để truyền đạo... Bà Teresa đã khẳng định rằng công việc từ thiện bà làm là để phục vụ ông Ki-tô, không phải phục vụ con người, phục vụ ông Ki-tô bằng cách kiếm thêm nhiều tín đồ cho ông Ki-tô mà những sự đau khổ, bất hạnh của con người là những cơ hội để bà làm việc thiện, chứng tỏ lòng “từ bi” (sic) của bà.” (Xin đọc bài “Đâu Là Sự Thực?” trên trang nhà Giao Điểm).] Sự khổ càng lớn thì những cơ hội truyền đạo càng nhiều. Có phải chăng điều này hàm ý là Giáo hội được đặt trong một vị thế khó hiểu là thường cầu nguyện cho nhân loại bị khổ nhiều hơn để cho con người có thể chấp nhận thông điệp của giáo hội? Đây là câu hỏi mà Dietrich Bonhoeffer [Một nhà thần học Ki-tô bị chết trong nhà tù của Đức Quốc Xã] đặt trước Giáo hội. Vậy những nhà biện hộ cho đức tin Ki-tô, những người mang những “tin lành” thực sự đã làm những gì? Họ chứng tỏ cho những người đang ở trong tình trạng an toàn, hài lòng, hạnh phúc, thực ra là chẳng sung sướng gì, tuyệt vọng, và không ý thức được rằng mình đang ở trong tình trạng nghiêm trọng mà mình không biết gì về nó, từ đó chỉ có họ (những nhà truyền bá phúc âm) mới có thể cứu được. Bất cứ ở nơi nào mà có sự khỏe mạnh, sức sống, sự an toàn, bình dị, họ dò xét để kiếm những trái cây ngọt ngào [những kẻ nhẹ dạ, cả tin] để gặm nhấm hoặc kiếm chỗ đặt những cái trứng độc hại của họ trong đó. Họ đặt mục tiêu số một vào cách đưa con người vào tình trạng tuyệt vọng nội tâm, và từ đó những người này sẽ hoàn toàn lệ thuộc họ. [Bonhoeffer]. Cải đạo (theo Tin Lành) là một giải đáp cho một vấn nạn đau đớn. Người ta bắt đầu đi từ cải đạo đến một quan niệm về thế giới có tác dụng ngăn ngừa sự tái xuất hiện của kinh nghiệm bất an tiên khởi. Mục đích [của cải đạo] là đuổi đi sự sợ hãi. Nếu sự cải đạo đã đủ để chứng minh có thể đuổi đi sự sợ hãi, tâm thức con người sẽ gắn chặt vào kinh nghiệm cải đạo và vào quan niệm mới về thế giới. Đó là tại sao mọi lý luận không có tác dụng ở trình độ này. Chúng ta có thể đưa ra mọi thứ bằng chứng – lô-gic, khoa học, hay bất cứ bằng chứng nào khác – để kêu gọi người cải đạo suy tư về kinh nghiệm cải đạo của họ. Bằng chứng này bị bác bỏ ngay lập tức bởi người tân tòng. [Bởi vì người tân tòng sợ phải đối diện lại với một tâm thức bất an như trước.] Nơi trang 84-85 (5), mục sư Rubem Alves còn cho chúng ta biết rõ những người tân tòng đã cải đạo vào Tin Lành như thế nào và tâm thức của họ đã bị cộng đồng Tin Lành thay đổi như thế nào để họ có thể được chấp nhận trong “hội thánh” (sic) Tin Lành. Đọc xong đoạn sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ hơn tại sao những tín đồ Tin Lành như Trần Long, Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng hay Nguyễn Huệ Nhật v…v… lại như những con vẹt, nhắc lại y chang những điều mà họ được truyền dạy trong những cộng đồng Tin Lành: Tình trạng của một kẻ tân tòng giống như tình trạng của một đứa trẻ lần đầu tiên đi đến trường học. Họ không biết gì hết. Kiến thức sẽ được dàn xếp để truyền cho họ bởi một người [tự cho là] đã có kiến thức (về Tin Lành). Quá trình học tập là một quá trình tập sự. Sự tương giao xã hội giữa hai bên không phải là một sự tương giao bình đẳng. Ông thầy và kẻ tập sự, thầy dạy giáo lý và kẻ tân tòng học hỏi, không ở cùng một trình độ. Một người là thuộc cấp của người kia; do đó quyền lực nằm trong phương trình này. Những người dạy giáo lý là những người có quyền năng áp đặt những định nghĩa về thực tại của mình; những kẻ tân tòng học hỏi là những người không có quyền giữ những định nghĩa về thực tại của mình.. Ngay cả trước khi những kẻ tân tòng học hỏi bất cứ điều gì về thế giới, họ được dạy để tự coi mình như là không biết gì. Những kiến thức của họ được để trong dấu ngoặc và được dạy phải nghi ngờ. Họ không được phép viện ra những điều mà họ cho là họ biết để phê bình loại kiến thức mà “hội thánh” muốn chuyển đạt cho họ. Tại sao vậy? Vì kiến thức có trước của họ là tài sản từ các thời kỳ tăm tối và bị đầy đọa từ trước. Đầu óc của họ được đưa về tình trạng của những trang giấy trắng. Họ không có gì để nói; nhiệm vụ của họ là nghe. Là những kẻ tập sự và học hỏi, họ phải tuân phục định chế của giáo hội trong yên lặng. Nay họ biết rằng định chế đó có độc quyền về sự hiểu biết tuyệt đối, do đó có độc quyền để nói. Như vậy, trong thế giới Tin Lành, quá trình học hỏi bắt đầu bằng một bài học thuộc loại đặc biệt về mối giao hệ xã hội: những người dạy giáo lý nói, những kẻ học hỏi ngồi yên; những người dạy giáo lý giảng dạy, những kẻ học hỏi nhắc lại. Nếu những kẻ học hỏi không biết là mình tin cái gì (như những người giảng dạy tự cho là mình đã biết), họ không đủ tư cách để nói. Đúng là những kẻ tân tòng được tự do tỏ lộ tình cảm của mình. Nhưng họ không thể nói điều gì về sự hiểu biết của họ. Đó là tại sao loại ngôn từ thích hợp của những kẻ tân tòng học hỏi là nhắc lại, như sách giáo lý (của Tin Lành) đã minh họa rõ ràng. Những sách giáo lý là sách đầu tiên để cho những kẻ tân tòng tập sự và học hỏi. Chúng chứa những câu hỏi và những câu trả lời viết sẵn. Khi nào thì những kẻ tân tòng học hỏi hiểu sách giáo lý của Tin Lành? Khi họ có thể đọc thuộc lòng những câu trả lời in sẵn trong đó. Sự học hòi của cộng đồng Tin Lành được định nghĩa theo loại kiến thức đó, và sự kiểm tra sự học hỏi của những kẻ tân tòng là khả năng nhớ và nhắc lại những câu hỏi và câu trả lời trong sách giáo lý. Theo cách này tâm thức tập thể của cộng đồng Tin Lành được in vào đầu óc và tâm thức của thành viên. Thế còn vấn đề tự do tìm hiểu thì sao? Thế còn vấn đề để cho những kẻ tân tòng học hỏi tự mở mang trí tuệ? Không thể tìm thấy ở đâu trong đạo Tin Lành. Không những những điều trên được Tin Lành áp dụng ở những nơi kém phát triển, đối với số người đầu óc yếu kém, ít học, mà còn áp dụng ngay trên nước Mỹ, một nước có thể nói là tân tiến nhất trên thế giới. Một tài liệu trên tờ Newsweek trước đây cho chúng ta thấy rõ vấn đề: Rất hiếm khi mà các Mục sư khuyến khích các tín đồ trong cộng đồng của mình đặt câu hỏi, nghiên cứu, suy nghĩ kỹ hay tìm hiểu các đức tin khác bằng một đầu óc cởi mở. Những tư tưởng chính xác đều bị nghi ngờ. Những người trí thức, nhất là phụ nữ trí thức, không được đặc biệt hoan nghênh. Trong kinh nghiệm của tôi, các Mục sư chỉ muốn mọi người tin, vâng lời, và đóng tiền cho nhiều. [Dorothy LaBounty, Newsweek, March 26, 2007, p. 20: Ministers rarely challenge congregants to ask questions, do research, think deeply or explore other faiths with anything like open mind. Rigorous thought is suspect. Intellectuals, especially intellectual women, are not particularly welcome. In my experience, ministers just want congregations to believe, obey and donate – generously.] Mục sư Nguyễn Văn Huệ nói về người Tin Lành: Người Tin Lành tin tưởng Thánh Kinh là uy quyền duy nhất và đầy đủ của đức tin. Người Tin Lành chỉ tôn trọng những truyền thống nào của Hội Thánh phù hợp với Kinh Thánh. Người Tin Lành muốn trở về với cội nguồn đức tin và hình thức sống đạo theo như Thánh Kinh dẫn, không thêm, không bớt. Nói khác đi, Tin Lành đặt thẩm quyền của cuốn Bible lên trên hết vì Tin Lành tin rằng cuốn Bible là những lời mạc khải của Thiên Chúa, nên không thể sai lầm. Đó là quan điểm của một mục sư Việt Nam về cuốn Bible. Nhưng tôi có thể nói chắc rằng, mục sư Nguyễn Văn Huệ cũng như mọi mục sư, tín đồ Tin Lành Việt Nam khác chưa hề đọc cuốn Bible. Khoan nói đến các tín đồ, các mục sư cũng chỉ đọc những đoạn vặt vãnh, lạc lõng ngoài ngữ cảnh trong cuốn Bible để dùng trong mục đích truyền đạo, mê hoặc những đầu óc yếu kém, chưa biết gì về cuốn Bible. Như đã nói ở trên, thử hỏi các Mục sư có bao giờ giảng những đoạn không thể đọc được trong cuốn Bible như mâu thuẫn, tục tĩu, tàn bạo, dâm loạn trong Cựu Ước, hoặc những đoạn chứng tỏ tư cách thấp kém của Giê-su trong Tân Ước. Họ có bao giờ nói về lịch sử tàn bạo của Tin Lành ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, Phi Châu v…v… Khoa học gia Ira Cardiff đã đưa ra một nhận xét rất chính xác như sau: “Hầu như không có ai thực sự đọc cuốn Thánh kinh. Cá nhân mà tôi nói đến ở trên (một tín đồ thông thường) chắc chắn là có một cuốn Thánh kinh, có thể là cuốn sách duy nhất mà họ có, nhưng họ không bao giờ đọc nó - đừng nói là đọc cả cuốn. Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Thánh kinh với một óc phê phán thì chắc chắn họ sẽ vứt bỏ nó đi." (Virtually no one really reads the Bible. The above mentioned individual doubtless has a Bible, perhaps the only book he owns, but he never reads it - much less reads all of it. If an intelligent man should critically read it all, he would certainly reject it.) Ira Cardiff nói về những người thông minh đọc cuốn Bible. Tôi không phải là người thông minh nên tuy tôi đã đọc kỹ cuốn Bible nhưng lại không vứt bỏ nó đi mà dùng nó để nghiên cứu về thực chất của Ki Tô Giáo. Tôi coi cuốn Bible là một cuốn sách hạ đẳng về văn phong, về tâm linh, về đạo đức của dân tộc Do Thái của thời bán khai, và dùng nó để quật ngược lại những ai dám tuyên bố đó là một cuốn thánh thư. Sau đây chúng ta hãy đọc về vài vấn nạn của người Ki-tô Giáo nói chung, Tin Lành nói riêng. Mục sư Tin Lành Ernie Bringas nhận định trong cuốn “Theo Đúng Như Trong Sách (Kinh Thánh): Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Gây Nên Bởi Quyền Năng Thánh Kinh” [Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority], trang 21:
Những tín đồ Ki-tô Giáo luôn luôn đã phải đương đầu với mối nguy hại thứ nhất – sự thừa nhận những gì viết trong cuốn thánh kinh đều đúng; họ luôn luôn đã phải đương đầu với mối nguy hại thứ hai – là không nhận ra được mối nguy hại thứ nhất. Lẽ dĩ nhiên, ở trong tình trạng ấu trĩ của kiến thức làm cho chúng ta suy nghĩ và hành xử như những đứa trẻ nhưng với quyền lực của người lớn. Như chúng ta sẽ thấy qua kinh nghiệm của quá khứ và hiện tại, một sự trộn lẫn (kiến thức ấu trĩ và quyền lực của người lớn) có thể là rất tai hại. [Christians have always been confronted by a first danger – the assumption of biblical truth; they have always been confronted by a second danger – the failure to recognize the first danger. To remain in the infancy of knowledge, of course, drives us to think and behave as children but children with adult power. As we shall discover through the experience of past and present believers, such an intermix can be disastrous.] Và mục sư giải thích sự tai hại về ảnh hưởng của sự tin mù quáng vào cuốn Bible như sau, trang 17: "Trải qua nhiều thế kỷ, sự sùng tín Kinh Thánh đã dẫn tín đồ Ki Tô trong một niềm tin mù quáng, trong sự khủng bố, ngược đãi người Do Thái và những người phi Ki-Tô, giết hại và khủng bố, áp bức phái nữ, đè nén dục tính, kiểm duyệt, tạo tâm lý tôn sùng, và nhiều lầm lạc khác. Những mô thức hành xử có tính cách hủy diệt này, người ta có thể thấy dễ dàng là chúng bắt nguồn từ sự tin vào quyền năng tuyệt đối của những điều viết trong Thánh Kinh." [Over the past centuries, bibliolatry has led Christians in bigotry, the persecution of Jews and other non-Christians, murder and terrorism, the oppression of women, the suppression of sexuality, censorship, cult mentality, and other aberrations. The destructive behavior patterns can be easily traced to the unchallenged authority accorded biblical writing.] Trang 78 (6): Điều hiển nhiên đối với nhiều học giả là cuốn Bible không phải là không có những sai lầm và chắc chắn là không hoàn hảo. Một số đoạn trong cuốn Bible thì kém cỏi về văn phong, sự chính xác lịch sử, và cảm ứng tâm linh so với những đoạn khác, và có những đoạn có tính cách lạc dẫn và phản tác dụng đối với thông điệp về tình yêu. Còn gây sốc và gây tranh cãi hơn nữa là những khám phá mới đề nghị rằng cuốn Bible chứa khoa thần thoại. Những gì mà đã luôn luôn chấp nhận như là những thực tế lịch sử mà mà không bàn cãi –thiên thần, sinh ra từ một nữ trinh, tư các thần thánh và sống lại của Giê-su – nay đã đặt thành những nghi vấn. Không lạ gì, các tín đồ Ki Tô Giáo từ chối không cho phép ai được đặt nghi vấn trên những gì mà họ coi là những chân lý thần linh. Nếu cuốn Bible là Lời của Gót và giáo hội được sáng lập bởi chính con của Gót, Giê-su, thì không thể có sự sai lầm nào của giáo hội khi diễn giải cuốn Bible. Đặt vấn đề hay thách thức những nền tảng này là phá ngầm giá trị và uy quyền của cuốn Bible, của Giáo hội, và của Giê-su. Do đó, không giống như những bộ môn đã trưởng thành, đã vứt bỏ những suy tư sai lầm trong cuộc tranh đấu để tìm ra chân lý, hầu như ở khắp nơi Ki Tô Giáo đều bác bỏ những khám phá của sự tìm hiểu khoa học nào mà mâu thuẫn với những quan điểm truyền thống về cuốn Bible. Sự xâm nhập những quan điểm mới vào phạm vi riêng biệt của cuốn Bible và giáo hội được coi như là báng bổ thần thánh và do đó không thể chấp nhận được. Đó là khởi đầu của loại đầu óc lỗi thời – một loại đầu óc cố thủ chống sự thật đặt trên giả định là cuốn Bible chứa những kiến thức chung cùng; một loại đầu óc tuyên bố rằng những gì mà họ coi là thiêng liêng thì không thể thay đổi được; một loại đầu óc coi uy quyền của mình là chân lý thay vì coi chân lý là uy quyền của mình. Từ chối không coi những thông tin mới như là đồng minh để chống những quan niệm sai lầm của tôn giáo đã giữ những tín đồ Ki-tô trong khung cảnh tâm linh của thế kỷ 17.
4. Vài Lời Kết.
Vấn đề tự do tôn giáo hay tự do tín ngưỡng là vấn đề rất nhạy cảm. Trên nguyên tắc tôi tuyệt đối tôn trọng quyền của bất cứ ai tin vào một tôn giáo nào đó, hay không tin. Ngay cả một người mê tín họ cũng có một quyền nào đó không thể chuyển nhượng. Họ có quyền nuôi dưỡng và theo đuổi những sự đần độn ngu dại của họ chừng nào mà họ thích, chỉ miễn là họ không toan tính giáng lên đầu người khác những sự đần độn ngu dại (imbecilities) của họ bằng những phương tiện bất chính. Họ có quyền dạy những điều đó cho con cái theo ý họ. Nhưng họ không thể được hưởng quyền miễn nhiễm trước những sự phân tích của những người không có cùng những quan điểm như họ. Họ không có quyền đòi hỏi là mọi người phải coi những điều mê tín của họ như là thánh thiêng. Họ không có quyền rao giảng những điều họ tin ra đại chúng mà không có sự thách thức của những người không có cùng những quan điểm như họ. Người ta thường hiểu lầm ý nghĩa của sự tự do tôn giáo, coi tự do tôn giáo như là một lãnh vực được hưởng quyền miễn nhiễm, không những từ sự kiểm soát của chính quyền mà cũng còn từ những quan niệm của đại chúng. Nếu như vậy thì, cái mà chúng ta có không phải là tự do tôn giáo mà là một hình thức độc đoán, bất khoan nhượng của tôn giáo, không cho phép ai nói gì đến phạm vi riêng của họ. Như vậy thì, bất cứ một kẻ ngu đần đến đâu, một khi đã vào trong một “hội thánh” rồi và vì cái “hội thánh” đó mà có những hành động phản quốc, phi dân tộc, thì cũng không ai có quyền nói gì đến hắn hay “hội thánh” của hắn sao? Tại sao trong thế giới Tây phương mà tôn giáo chính là Ki Tô Giáo chúng ta lại thấy tràn ngập những tác phẩm nghiên cứu, phê bình, chỉ trích Ki Tô Giáo, từ cuốn Bible đến những lý luận thần học của Ki Tô Giáo, từ lịch sử bạo tàn của Ki Tô Giáo cho đến các thủ đoạn lừa dối quần chúng để vơ vét tài sản, từ những giáo hoàng vô đạo đức đến những linh mục, mục sư loạn dâm v…v… và v…v… Cũng nhờ những sự kiện trên mà Tây phương thoát ra khỏi sự thống trị tư tưởng và thế quyền của Ki Tô Giáo, và cũng vì vậy mà người dân Tây phương đã tỉnh ngộ, đưa đến sự suy thoái không phương cứu vãn của Ki Tô Giáo ở Tây phương. Mất chỗ đứng ở Tây phương, ảnh hưởng Ki Tô Giáo trên chính quyền và trên người dân Tây phương không còn lại bao nhiêu, Ki Tô Giáo hi vọng có thể gặt hái được những quyền lợi như ở Tây phương trước đây nơi những cánh đồng phì nhiêu khác, cho nên đã tập trung nỗ lực cải đạo, thực chất là mang những đồ phế thải của Tây phương để mê hoặc đầu óc người dân trong những quốc gia tương đối kém phát triển, dân trí tương đối còn thấp kém. Việt Nam là một trong những quốc gia này. Người Việt Nam chúng ta, trừ một thiểu số còn mê muội, đã biết rõ bản chất của Ki Tô Giáo là như thế nào, và sự tác hại của Ki Tô Giáo là như thế nào trong lịch sử nhân loại. Vậy chúng ta phải có đối sách nào để ngăn chận một tế bào ung thư đang có cơ phát triển, tuy chậm chạp, nhưng có thể gây ít nhiều nguy hại cho xã hội của chúng ta. Chúng ta đã biết người Ki Tô Giáo, Ca-tô và Tin Lành, đã được đào tạo như thế nào, họ được dạy phải suy nghĩ như thế nào và phải có những trách nhiệm gì một khi họ được nhận vào cái gọi là “hội thánh” [sic]. Họ được dạy phải hăng say đi truyền đạo, kiếm thêm linh hồn cho Chúa của họ, với hi vọng sẽ được Chúa đoái thương, tha hết tội lỗi của họ và cho họ lên thiên đường sống một cuộc sống đời đời với Chúa, lẽ dĩ nhiên là sau khi chết và không biết bao giờ Chúa mới cứu rỗi họ như vậy. Đây là những niềm tin nhảm nhí đối với những người có đầu óc, nhưng lại là niềm hi vọng an ủi đối với những người đã bị mê hoặc vào trong cái tròng của Ki Tô Giáo. Họ năng nổ đi cải đạo theo lời dạy lừa dối của bề trên vì họ ngu muội, không hề đọc thánh kinh cho nên không biết rằng Tân ước đã viết rõ là Giê-su tin rằng ngày tận thế đã sắp tới, ngay khi một số tông đồ của ông ta còn sống, và ông ta bảo các tông đồ chỉ được đi rao giảng thông điệp ăn năn thống hối trước Gót trong cộng đồng Do Thái mà thôi, cho nên chuyện đi cải đạo khắp nơi trên thế giới chỉ là mánh mưu lừa bịp của những tổ chức thế tục nhằm mục đích mê hoặc người dân để vơ vét tài sản và ngự trị trên đám dân ngu. Chúng ta biết vậy nhưng chúng ta có thể làm gì để vạch trần những bộ mặt gian xảo lừa dối của những người đi dụ dỗ cải đạo. Sau đây tôi đề nghị một đối sách tương đối không có gì khó khăn để quý vị Tăng Ni Phật tử cùng suy nghĩ, bổ túc và hoàn thiện đối sách này. Đạo Phật là đạo của trí tuệ. Trí tuệ phải đứng trên đức tin. Đối sách này đặt trên hai điều căn bản: - Mở mang dân trí. - Tinh thần dấn thân của người Phật tử, Tăng cũng như tục. A. Mở mang dân trí: Chúng ta phải thừa nhận rằng nỗ lực cải đạo của Ki Tô Giáo thành công phần nào là vì trình độ dân trí của những người bị cải đạo tương đối còn thấp. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy Ki Tô Giáo chỉ có thể bị khắc phục khi người dân có trình độ hiểu biết cao và đời sống vật chất thoải mái. Điều này chúng ta thấy rõ ràng ở Tây phương hơn đâu hết. Qua con đường mở mang dân trí, người dân sẽ biết rõ về bản chất và những sự thực về Ki Tô Giáo nói chung, và từ đó sẽ không còn bị mê hoặc bởi những lời truyền đạo giả dối, che đậy thực chất mê tín, hoang đường, phi lý của Ki Tô Giáo mà ngày nay thế giới Tây Phương đã nhận thức rõ và đang từ bỏ dần dần. Chúng ta cần có một đội ngũ trí thức nắm vững nội dung Kinh Thánh và lịch sử các giáo hội Ca-Tô và Tin Lành cùng kiến thức thời đại về các bộ môn khoa học để có thể công khai chất vấn các nhà truyền đạo về mọi mặt trong các cuộc giảng đạo hay truyền đạo của họ, ở trong nhà thờ cũng như trong tư gia. Chúng ta nên nhớ, “người Ki Tô Giáo không sợ tội lỗi, chỉ sợ sự thật.” Nhưng vấn đề quan trọng hơn cả là đội ngũ trí thức này phải quảng bá, phổ biến rộng rãi sự hiểu biết của mình cho đại chúng. B. Tinh thần dấn thân của người Phật tử Vậy việc tối quan trọng đầu tiên là phải phổ biến thật rộng rãi những tài liệu về Ki Tô Giáo, không những trong các cộng đồng Phật Giáo mà còn trong quảng đại quần chúng kể cả các cộng đồng giáo dân Ki Tô. Những tài liệu này có thể phổ biến dưới nhiều hình thức: sách vở, bài viết ngắn, truyền đơn, tranh ảnh với điều kiện là những tài liệu này phải trung thực, không được xuyên tạc, sai sự thực như Ki Tô Giáo đã làm đối với Phật Giáo. Tùy theo sáng kiến của mỗi người, có nhiều để ngăn chận cải đạo của Ki Tô Giáo. Hãy mang Kinh Nền Tảng Đức Tin (Kinh Kalama) dán lên các cửa nhà thờ Ki Tô Giáo. Nếu ai có can đảm hãy đến dự các buổi lễ trong nhà thờ và đưa ra vài câu hỏi với tính cách muốn tìm hiểu đạo. Tất cả những hoạt động này cần đến tinh thần dấn thân vô úy của người Phật tử với sự khuyến khích và hỗ trợ của các Tăng Ni.. Hiện nay việc thu thập kiến thức về mọi mặt của Ki Tô Giáo không phải là chuyện khó. Ngay trên hai trang nhà giaodiemonline.com và sachhiem.net chúng ta cũng có thể dùng được một số tác phẩm và bài nghiên cứu về Ki tô Giáo. Vấn đề là làm sao có thể phổ biến những tài liệu đó. Nhưng theo ý tôi, những tài liệu thuộc loại này thích hợp với giới trí thức nghiên cứu hơn là với đại chúng ở dưới. Những người dân thường cần một số hiểu biết và lý luận đơn giản để có thể tránh được những luận điệu thần học mê hoặc của Ki Tô Giáo. Gần đây trên trang nhà sachhiem.net, một độc giả có đưa ra một số câu hỏi cho những người truyền đạo: http://www.sachhiem.net/EMAILS/SH/Sachhiem37.php, tôi nghĩ những câu hỏi đó có thể rất hữu dụng để đuổi đi những người đi kiếm linh hồn cho Chúa. Tôi mới đọc một bài của Minh Thạnh viết năm 2009 về những thủ đoạn cải đạo của Ki Tô Giáo. Tôi sẽ dựa vào bài đó để đưa một số đề nghị để đối phó mà tôi tin rằng bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Tôi cũng đã tìm đọc bài của Minh Tuệ nhưng tôi cảm thấy tác giả Minh Tuệ, tuy có đạo tâm, nhưng cái hiểu về Phật Giáo có vẻ hơi phiến diện, thí dụ về pháp môn Tịnh Độ hay Hạnh Nguyện của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Chúng ta phải biết rằng, những người đi truyền đạo Tin Lành, Mục sư hay tín đồ, thực sự chỉ nhắc lại như những con vẹt những điều họ đã bị tẩy não để tin chứ thực ra họ chẳng hiểu là họ nói những gì. Vậy đối sách hữu hiệu nhất là đặt ra những câu hỏi để cho họ thấy cái kiến thức yếu kém và niềm tin phi lý của họ về tôn giáo. Tôi xin lấy vài thí dụ dựa trên hai bài viết của Minh Tuệ và Minh Thạnh. Minh Tuệ: Đại loại lời giảng mà tôi còn nhớ là Chúa khuyên chúng ta hãy kêu cầu ngài vì ngài sẽ nghe mọi lời nói của chúng ta. Ngài phán “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa; sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở”. Hễ xin gì Chúa cho nấy vì ngài phán rõ ràng rằng ngài sẽ trả lời… · Vậy thưa mục sư, tôi đề nghị là chúng ta hãy cầu ngài để ngài hiện ra cho chúng ta thấy một lần. (Mẹ Teresa sau nhiều năm hăng say đi kiếm linh hồn cho Chúa, cuối cùng phải thú nhận là “tìm Chúa chẳng thấy Chúa đâu”) Minh Tuệ: Tôi đã từng đọc cuốn thánh kinh của Tin Lành và rất kinh ngạc trước những trò trừng phạt tàn bạo của một Chúa trời đầy sân hận, nhưng khi thuyết giảng thì vị mục sư chẳng đề cập gì đến những việc làm tàn ác của Chúa trời mà đẩy lòng nhân từ của ngài lên mức tối đa “Vì Ngài là nơi bền vững cho kẻ nghèo, đồn lũy cho kẻ thiếu thốn trong lúc khó khăn, chỗ đụt cho khỏi bão, chỗ bóng mát cho khỏi nắng, khi những kẻ cường bạo thổi hơi ra như bão, xông vào tường thành.” (ai nghe mà chẳng kính phục và tri ân Chúa!) [SIC] · [Ai đây là ai?] Thưa mục sư, Việt Nam ta năm nào cũng có bão lụt, người chết, nếu Chúa đầy lòng nhân từ thì xin Ngài đừng cho bão lụt xẩy ra ở Việt Nam. Minh Thạnh: Rút kinh nghiệm những lần trước, nói mình đạo Phật thì khách cứ ngồi lỳ mà “rao giảng tin mừng” mãi, những lần sau tôi phải nói dối mình là người vô thần, đoàn viên, học ở Liên Xô về, ngành học liên quan đến công tác tư tưởng, bênh cạnh là nhà một bác công an cao cấp…Thế là họ “sợ”, phải kết thúc việc “loan báo tin mừng” sớm. · Một trí thức Phật Giáo như Minh Thạnh mà phải nói dối để đuổi người truyền đạo đi. Chẳng trách là Tin Lành coi Việt Nam như mảnh vườn hoang để trồng những đồ phế thải của Ki Tô Giáo vào đó. Sao không hỏi là “Tin Mừng” đó cho ai, tại sao con người phải cần đến “Tin Mừng” đó, và số phận những người sinh trước Giê-su không biết đến “Tin Mừng” ra sao, trước năm 1533 Việt Nam không ai biết đến “Tin Mừng” đó trong đó có tổ tiên xa của ông/bà/anh/chị, vậy …. Nghĩ sao về số phận của những người này không biết đến Tin Mừng. Ông/bà/anh/chị đã bao giờ nghe thấy từ “Một cái bánh vẽ trên trời” (A-pie-in-the-sky) của Mục sư Ernie Bringas chưa. Ông/bà/anh/chị có biết là Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong và Linh Mục James Kavanaugh đều đòi cho là “cứu rỗi” chỉ là huyền thoại và vai trò cứu thế của Giê-su cần phải dẹp bỏ không. Minh Thạnh: Đáng lưu ý là trong khi truyền đạo riêng tư tại nhà, nếu biết đối tượng là người theo đạo Phật, thì những người “rao giảng tin mừng” chuyển sang nói những chuyện không hay của đạo Phật, miêu tả đạo Phật như một tôn giáo lỗi thời, cổ hủ, mê tín. Tuy nhiên, điều đáng nói là họ có cả kho thông tin về tệ nạn các chùa, chuyện đời tư một số vị tăng ni, chuyện chia rẽ xung đột trong nội bộ Phật giáo…nhằm chứng minh việc từ bỏ đạo Phật là cần thiết, hợp lý. Cách trình bày của họ là không cường điệu, không bịa đặt những gì có thể kiểm chứng, nhưng đi vào cụ thể chi tiết những gì không thể kiểm chứng. Điều nguy hiểm là họ tự xưng là đã từng là tín đồ đạo Phật, nay đã nhận ra được mình “sai lầm”, nên cải đạo, giờ tâm sự truyền đạt lại trải nghiệm bản thân để “giúp đỡ”. · Tôi xin phép hỏi Ông/bà/anh/chị vài câu. Đạo Phật sai lầm hay người theo Đạo Phật sai lầm. Ông/bà/anh/chị thử tìm đọc trong Thiên Kinh vạn quyển của Phật Giáo xem có chỗ nào Đức Phật dạy con người những điều mà Ông/bà/anh/chị chỉ trích không? Ông/bà/anh/chị đã đọc cuốn Thánh Kinh chưa? Ông/bà/anh/chị có thấy trong đó đầy những chuyện tàn bạo, giết người hàng loạt, diệt chủng, dâm ô, loạn luân, bất công v..v… không? Ông/bà/anh/chị đã đọc lịch sử Ki Tô Giáo chưa? Tại sao Ki Tô Giáo do chính Chúa thành lập, thường tự xưng là "thánh thiện", là "ánh sáng của nhân loại", là quán quân về "công bằng và bác ái", được "thánh linh hướng dẫn" và các tín đồ đều ở trong các “hội thánh” v...v... mà lại có thể phạm những tội ác vô tiền khoáng hậu trong suốt 2000 năm nay đối với nhân loại như thánh chiến, tòa hình án xử dị giáo, săn lùng tra tấn và thiêu sống phù thủy, toa rập với thực dân đi nô lệ hóa người dân trong những nước kém mở mang, diệt chủng dân da đỏ ở Bắc Mỹ v…v.., trong khi các đạo khác, thí dụ như đạo Phật mà mà Ông/bà/anh/chị cho là sai lầm lại không hề làm đổ một giọt máu hoặc gây nên bất cứ một phương hại nào cho con người trong quá trình truyền bá trải dài hơn 2500 năm, từ trước Ki Tô Giáo hơn 500 năm? Minh Thạnh: Tông phái Tịnh độ có khái niệm “nhân gian tịnh độ”, thì họ cũng trình bày về “thiên quốc” bây giờ, ở đây. Trong đó, các tín đồ tương thân tương ái nhau, sẵn sàng giúp đỡ tận tình cho những người gặp khó khăn, và nếu nói cần tiền thì có ngay một ít, miễn là dẹp bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà đi. Họ dẫn chứng về phúc lợi an sinh xã hội của các nước Bắc Âu, Mỹ…mang đến cho người dân như là đều xuất phát từ tư tưởng Tin Lành. Thật là một “thiên quốc” rõ ràng, đếm ngay được vì được giới thiệu bằng các con số đô la trợ cấp! · Hãy đặt câu hỏi: Thế thì tại sao Ki Tô Giáo lại suy thoái ở toàn thể Âu Châu và cả ở Mỹ. Tại sao Ông/bà/anh/chị không làm gì để cứu vãn tình trạng này mà lại đi truyền đạo ở đây làm chi? Bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà có liên quan gì đến tình tương thân tương ái nhau mà phải dẹp bỏ. Bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà không cho phép con người có tình tương thân tương ái lẫn nhau hay sao? Có phải chỉ trong Ki Tô Giáo mới có tình tương thân tương ái? Trên đây chỉ vài ý kiến về đối sách chống cải đạo của Ki Tô Giáo. Còn nhiều nữa nhưng không thể trình bày hết trong khuôn khổn của một bài viết như thế này. Chúng ta hãy bắt tay vào việc, không chỉ nói mà phải làm, chỉ nói và than phiền thì không mang lại lợi ích gì cho Phật Giáo cũng như người dân. Những ý tưởng cần phải thực hiện qua những hành động thực tế, cụ thể. Ngoài những câu hỏi về Cựu Ước và Tân Ước mà một độc giả đã đưa lên trang nhà sachhiem.net, có một số câu hỏi rất đơn giản cho những người truyền đạo Ki Tô Giáo, bậc lãnh đạo cũng như tín đồ, để đo sự hiểu biết của họ về chính tôn giáo của họ. - Ông/bà/anh/chị nghĩ sao về sự suy thoái của Ki Tô Giáo ở Âu Châu và Mỹ? - Ông/bà/anh/chị nghĩ sao về chính giáo hoàng John Paul II, vị chủ chăn của 1 tỷ tín đồ Công giáo, đã khẳng định trước thế giới là chẳng làm gì có thiên đường ở trên các tầng mây. - Ông/bà/anh/chị nghĩ sao về chính giáo hoàng John Paul II cũng đã tuyên bố là chẳng làm gì có hỏa ngục dưới lòng đất. - Ông/bà/anh/chị nghĩ sao về chính giáo hoàng John Paul II đã công nhận thuyết Big Bang là nguồn gốc vũ trụ. - Ông/bà/anh/chị nghĩ sao về chính giáo hoàng John Paul II đã công nhận thuyết Tiến Hóa là nguồn gốc con người. - Ông/bà/anh/chị nghĩ sao về chính giáo hoàng John Paul II và bộ tham mưu của ông ta ở Vatican đã chính thức xưng thú trước thế giới 7 núi tội ác của Ki Tô Giáo đối với nhân loại. - Ông/bà/anh/chị nghĩ sao về chính sách diệt chủng người dân da đỏ ở Bắc Mỹ của Tin Lành. - Ông/bà/anh/chị nghĩ sao về Linh mục James Kavanaugh cho rằng “cứu rỗi” chỉ là một huyền thoại của dân tộc Do Thái trong thời bán khai. - Ông/bà/anh/chị nghĩ sao về Giám mục Tin Lành John Shelby Spong đòi phải dẹp bỏ vai trò cứu thế của Giê-su. - Ông/bà/anh/chị nghĩ sao về kết luận của các học giả Tây phương nghiên cứu về Chúa Giê-su, rằng ông ta chỉ là một người dân thường Do Thái sống với ảo tưởng mình là con Thiên Chúa. - Ông/bà/anh/chị nói về Thiên Chúa, nhưng có thể cho tôi biết Thiên Chúa đó là ai, như thế nào, từ đâu mà có, hiện ở đâu v…v… Trước khi có một ý niệm rất rõ ràng về Thiên Chúa, tôi không thể đánh giá được những gì Ông/bà/anh/chị nói về Thiên Chúa là đúng hay sai để mà tin. - Ông/bà/anh/chị có tin là người Việt Nam sẽ được Chúa Giê-su cứu rỗi không? Chỗ nào trong Tân ước đã nói như vậy? Còn nhiều nữa nhưng tôi cho như vậy cũng đã tạm đủ. Chúng tôi ở giaodiemonline.com và sachhiem.net đã bắt tay vào việc giải hoặc Ki Tô Giáo từ nhiều năm nay, và phản hồi tử trong nước cho thấy giới sinh viên, học sinh và trí thức người lớn đã nắm được những thông tin cần thiết để đối phó với những thủ đoạn cải đạo của Ki Tô Giáo. Nhưng tầng lớp quần chúng vẫn còn chưa biết được nhiều về những thông tin này vì sự phổ biến công khai những tài liệu nghiên cứu nghiêm chỉnh về Ki Tô Giáo đã bị ngăn chận bởi bức tường “đoàn kết, đại đoàn kết” một chiều của nhà nước. Và tầng lớp quần chúng này chính là môi trường thích hợp để Ki Tô Giáo len lỏi vào mê hoặc, gặm nhấm. Chúng tôi hi vọng trong tương lai giới trẻ sẽ tích cực tiếp tay với chúng tôi nhiều hơn nữa, và Nhà Nước sẽ thoáng hơn nữa, để dân tộc Việt Nam có thể ngăn ngừa và cắt đi sự phát triển của một tế bào ác tính đang ngấm ngầm tìm cách phá hoại lịch sử và nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trần Chung Ngọc Grayslake, Illinois, U.S.A. Ngày 22 tháng Giêng, Tân Mão
Chú thích: (1) http://www.irishtimes.com/newspaper/world/2011/0223/1224290630240.html [TWO GERMAN lawyers have initiated charges against Pope Benedict XVI at the International Criminal Court, alleging crimes against humanity. Christian Sailer and Gert-Joachim Hetzel, based at Marktheidenfeld in the Pope’s home state of Bavaria, last week submitted a 16,500-word document to the prosecutor of the International Criminal Court at the Hague, Dr Luis Moreno Ocampo. Their charges concern “three worldwide crimes which until now have not been denounced . . . (as) the traditional reverence toward ‘ecclesiastical authority’ has clouded the sense of right and wrong”. They claim the Pope “is responsible for the preservation and leadership of a worldwide totalitarian regime of coercion which subjugates its members with terrifying and health-endangering threats”. They allege he is also responsible for “the adherence to a fatal forbiddance of the use of condoms, even when the danger of HIV-Aids infection exists” and for “the establishment and maintenance of a worldwide system of cover-up of the sexual crimes committed by Catholic priests and their preferential treatment, which aids and abets ever new crimes”. They claim the Catholic Church “acquires its members through a compulsory act, namely, through the baptism of infants that do not yet have a will of their own”. This act was “irrevocable” and is buttressed by threats of excommunication and the fires of hell. It was “a grave impairment of the personal freedom of development and of a person’s emotional and mental integrity”. The Pope was “responsible for its preservation and enforcement and, as Prefect of the Congregation for the Doctrine of the Faith of his Church, he was jointly responsible” with Pope John Paul II…] (2) [I took a trip to Lourdes in southern France. I stood in the giant square in front of the Basilica and watched the Catholics of the world await the special blessing of this sacred shrineû I was jostled by the Italian ladies in their shawls, distracted by Eastern Europeans who whispered their prayers out loud. I watched the sick on their litters, the American businessmen in their clean white shirts. I saw priests wrapped in the cassocks of the world, excited Africans in their multi-colored native garb. But most of all I saw the wrinkled faces, speaking out the sincerity of their pain. They had come to ask a favor, like the Moslem hordes at Mecca, and to know a special contact with their God. They drank the water there, which is noted for its miraculous effects. They bought the plastic bottles to bring the water homeû They bought rosaries and medals by the basketful and had them blessed by the pudgy hands of sweating priests. They covered the grounds like locusts, bent on devouring each shred of special grace. They kissed the feet of statues and groaned in mildewed shrines. They confessed in every language and munched their mountain cheese. Then, like a giant, content herd, they went home to bed. And so did I, as sick as confused by superstition as I had been on that autumn day when the Spartans conquered Rome. Not only was I sick and confused, I was deeply ashamed as well. This was my Church and there were the Catholic men I had helped to form, the statistics we added up when we counted the catholicity of our Church. My mind was crowded with thoughts that refused to let me sleep. I thought of the frightened catholics who worried and prayed in every parish I had served. I thought of the man who is a Catholic and I think of him once again....] (3) (The Catholic man sees the world through a system which forbids him to be himself. He can walk the city streets and watch every face and every situation fall neatly into its proper category. He has never really known the joy of search, the wonder of discovery, the exciting freedom of personal decision. The world is a stranger to him since he judges its citizens before he really knows and understands. He has been taught what to read, how to think, and whom to call his friend. I watch the Catholic come to Mass and pity the formation that warped his mind and distorted his religious sense. He comes because he has been told to come by religious leaders who are as docile and listless as he. He read the prayers wrapped in stilted phrases and make the gestures totally foreign to his modern way of life. He lives in a world of jet and atomic bombs, and prays in a world of medieval magic. He is bored in the presence of his God. And yet he comes, because he has learned from his youth that hell is the home of those who miss Mass. He is too frightened to admid he is bored. In his business his eye is tuned to efficiency and progress. He looks for shorcuts, for new way to reach the public, for another service that will attract his fellow man. He has views on world peace, opinions on fiscal reform, thoughts on crime prevention, mental health, and transportation in megalopolis. But in religion he is a robot who can only recite the answers he has learned. He will accept the priestly decisions without protest, appear thoughful when he hears a rehash of the truths he learned in school, and support the Church which has robbed him of his mind... The man or woman who is a Catholic has lost his touch with life. He is afraid to read the books that others read, to see the movies that reflect our modern life... The Church, like a frightened and angry parent, takes too much credit for the help that it can offer man. Consequently Catholics are treated as children and they continue to behave as such... The Catholic man opposed evolution and he was wrong. He supported monarchy long after democracy had made the people free. He promoted racial prejudice until "pagans" showed him he was wrong. He fought mixed marriages and fights them still, although he enjoys the freedoms that pluralism has won. He asks for freedom of conscience and expects protestants to raise their children in his faith... He has not the right to follow his own conscience, or the power to select the principles that give him help. He is a Catholic, a child, who demands that another make for him his choice... Thus, the Catholic man cannot truly know the meaning of dialogue, but only give arguments to defend the position he has inherited from his youth... The Catholic man is an organized answering service whose first obligation is to protect his Church.) (4) [Our analysis has led us to the conclusion that the experience of conversion is a response to a crisis situation. It resolves an emotional impasse. That is why the Church grows more rapidly in areas where social processes are causing suffering, particularly from anomie and the collapse of meaning-structures...Such areas should be given top priority by the churches, that efforts to build up church life should be concentrated in them... I am not saying anything that is news to Protestants. There is no conversion without crisis, no conversion without suffering. Conversion is a process whereby one assimilates suffering to a new meaning-structure and thus makes it meaningful... Isn’t it curious that Christ cannot be prached to people who feel secure and happy, to people who feel that life is worth living, to people who are not going through a crisis? Isn’t it odd that Christ can only be proclaimed and made meaningful in morbid situations where people are infected with existential anxiety, guilt feelings, and terror of death? What really is the task of the evangelists? His or her task is to give theological names to a crisis that could well be psychosocial in origin. The evangelist seeks to activate a crisis which might not have been sensed befored, so that then, and only then, he or she can proclaim that “Christ is the answer.” We are forced to conclude that the world makes room for Christ only when it feels ill, when it has come down with some sickness. Is there some theological reason why dread of death and guilt are the privileged sacraments of salvation? To put it another way, the experience of conversion presupposes that the meeting-point between God and the world is suffering and anguish – the world’s state of pain and sickness. When there is health and happiness, language about God loses its meaningfulness. Isn’t there a sadomasochistic vision of reality buried underneath such presupposition? Suffering is transformed into a blessing, because it provides an opportunity for the sinner to encounter Christ. The greater the suffering, the greater the opportunities for evangelists! Doesn’t that suggest that the Church is being put in the curious position of praying for more human suffering so that human hearts will be more receptive to its message? That was a question which Dietich Bonhoeffer posed to the Church. What do the apologists for the Christian faith, the bearers of the “good news” really do? They demonstrate to secure, content, happy mankind that it is really unhappy and desperate, and merely willing to realize that it is in severe traits it knows nothing at all about, from which only they can rescue it. Wherever there is health, strength, security, simplicity, they spy luscious fruit to gnaw at or to lay their pernicious eggs in. They make it their object first of all to drive men to inward despair, and then it is all theirs (Bonhoeffer). Conversion is a solution to a painful problem. One starts from conversion to structure a world whose function is to prevent the reappearance of anxiety. The aim is the exorcism of the terror. Now if the conversion has proved adequate in exorcising this terror, consciousness will be firmly glued to that conversion-experience and its attendant cognitive worldview. That is why arguments won’t work at this level. You may offer all sorts of evidence – logical, scientific, or whatever – to call to convert’s basic experience into question. It will immediately and flatly rejected by the convert.] (5) [The situation of the new converts is akin to that of children going to school for the first time. They know nothing. Knowledge will be mediated to them by a person who has knowledge. The learning process is a process of apprenticeship. The social interaction between two parties involved is not an interaction between equals. Master and apprentice, teacher and learner, are not the same level. One is subordinate to the other; hence power is involved in the equation. The teachers are those who have the power to impose their definition of reality; the learners are those who do not have the power to maintain their definition of reality.. Even before new converts learn anything about the world, they are taught to view themselves as people who know nothing. Their own knowledge is placed between parentheses and called into doubt. It is not permissible for them to appeal to what they think they know in order to criticize the knowledge that the church community wishes to transmit to them. Why? Because their knowledge is a heritage from their earlier period of darkness and damnation. Their minds are reduced to blank pages. They have nothing to say; their job is to listen. As apprentices and learners, they must submit silently to the church institution. They now know that the institution has the monopoly on absolute knowledge, hence a monopoly on the right to talk. In the Protestant world, then, the learning process begins with a lesson in a particular kind of social relationship: the teachers speaks, the learners keep quiet; the teachers teach, the learners repeat. If the learners do not know what they believe, they are not qualified to speak. It is true that the converts are free to sing their emotions. But the discourse of knowledge is still impossible. This is why the proper mode of speech for the learners is repetition, as catechisms clearly illustrate. Catechisms are primers for apprentice-learners. They contain questions and ready-made answers. When do learners know their catechism? When they can recite by heart the printed answers in it. The learning of the church community is defined in terms of that knowledge, and the test of learning is the ability to memorize and repeat the catechism questions and answers. In this way the collective conscience of the community is imprinted as truth on the mind and conscience of the individual member. What about free inquiry? What about let the converts break their own ground? That is nowhere to be found.] (6) [It became obvious to many scholars that the Bible was not flawless and certainly not perfect. Some portions of Scripture were inferior to others in style, historical accuracy, and spiritual insight, and some were misleading and counterproductive to its central message of love. Even more controversial and shocking were the findings that suggested the Bible contained mythology. What had always been taken for granted as historical realities – angels, the Virgin birth, deity and resurrection of Jesus – were now being brought into question. Expectedly, Christians refused to allow a question mark on what they considered to be divine truth. If the Bible is the word of God and the Church was created by God’s own son, Jesus, there could be no error in how the Church interpreted the Scriptures. To question or challenge these foundations would undermine the validity and authority of the Bible, the Church, and Jesus. Thus, unlike other maturing disciplines that discarded faulty thingking in their struggle to obtain truth, Christianity almost universally rejected the findings of scientific investigation that conflicted with traditional views about Scripture. The intrusion of new perspectives into the exclusive sphere of Bible and Church was viewed as sacrilegious and therefore unacceptable. It was the beginning of the astrolabe mind – a mind entrenched against truth on the assumption that the Bible possessed ultimate knowledge; a mind which declared that what it considered sacred was specifically unalterable; a mind made authority its truth rather than truth its authority. The refusal to view new information as an ally against faulty religious assumptions arrested most of Christianity within the mental framework of the seventeenth century.]
Những bài về cải đạo
|