Ki tô giáo,

Mánh Khóe Mới Nhất Trong Việc Cải Đạo

J. Goonetilleke

Nguồn: J. Goonetilleke, Vijayvaani.com

http://www.crusadewatch.org/index.php?  ngày 25 tháng 10 năm 2010

Nguyên Tánh dịch

05 tháng 2, 2011

Kitô hóa là lực lượng thứ ba của chủ nghĩa thực dân như Jomo Kenyatta, một nhà lãnh đạo ở Kenya đã quá cố(*), lý giải khi ông nói: "Khi người da trắng đến ông ta có kinh thánh chúng tôi có đất. Sau đó ông nói "chúng ta hãy nhắm mắt lại và cầu nguyện. Khi chúng tôi mở mắt ra, chúng tôi có kinh thánh và ông ta có đất. "

Jomo Kenyatta và tượng của ông

 http://arsnotoria.blogspot.com/2010/09/rise-and-fall-of-neo-colonialism.html

(*) Giám mục Desmond Tutu (1931-) cũng tuyên bố câu tương tự.

Đây là một khẳng định thêm bởi thực tế là mỗi gia đình quý tộc người Anh đã có một Lãnh Chúa, một Giám mục, một doanh nhân trong thành phố, và một địa chủ, khẳng định vai trò tích cực của Kitô giáo trong hệ thống thuộc địa. Nhà thờ phát triễn tốt và thực sự tham gia vào việc chinh phục và khai thác người dân ở các thuộc địa, và cũng có nhiều lợi ích tài chính trong hệ thống thuộc địa. Ai cũng biết rằng ngân hàng đầu tiên tham gia vào các giao dịch đa tiền tệ là Vatican, để tài trợ cho số tiền mà họ kiếm được từ các quốc gia khác nhau. Chủ nghĩa thực dân hiện nay bị vượt qua bởi chủ nghĩa Tân thực dân, nhưng vai trò của nhà thờ thì không có gì thay đổi. Lợi dụng chỉ có thể được tiếp tục nếu sự gắn bó tự nhiên trong xã hội bị phá vỡ bởi các nhóm liên kết với các lực lượng nước ngoài. Đây là mục đích của việc cải đạo.

David Frawley trong cuốn sách “Đạo đức của việc cải đạo” (Ethics of Conversion) nói: "Truyền giáo kinh doanh vẫn là một trong những hoạt động kinh tế lớn nhất trên thế giới và được tài trợ rất dồi dào ở nhiều đẳng cấp. Có nhiều tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động với sự tham gia của các nhóm Công giáo, Tin Lành và Truyền Giáo. Họ có nhiều nhân viên làm việc toàn thời gian và hệ thống cấp phát tiền, tạo sôi động trong giới truyền thông, âm mưu các sách lược và tìm kiếm những cách thức mới để thúc đẩy việc cải đạo. Các tôn giáo bản địa chỉ còn có cơ hội nhỏ nhoi của một tiệm ăn nhỏ khi có Mc Donald's xâm nhập vào khu phố với một chiến dịch quảng cáo tài tình và đắt tiền nhắm vào khách hàng của mình. Tuy nhiên, trong khi nhiều nước ở thế giới thứ ba có các chính sách của chính phủ để bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ, họ thường không có cơ chế an toàn để bảo vệ các tôn giáo địa phương". Các tổ chức này có quan hệ chặt chẽ với các chính phủ phương Tây và các cơ sở kinh doanh. Sự thay đổi duy nhất là những nhà truyền giáo da trắng đã được thay thế bởi người truyền giáo da nâu và da đen để giảm bớt sự chú ý trong khi hoạt động.

Như thế là chu kỳ lợi dụng và khai thác vẫn tiếp tục. Thật là mỉa mai khi những người lợi dụng người nghèo ở thế giới thứ ba lại sử dụng các tài sản bất chính để cải đạo. Với người sắp chết đói cho họ các mẩu bánh mì vụn là đủ lý do để cải đạo. Họ không hiểu rằng ân nhân của mình lại có một phần trách nhiệm cho tình trạng khó khăn của mình. Về lâu dài, người nghèo phải trả giá rất đắt cho thân phận ở đợ và bị lợi dụng cho các thế hệ tới, như đã thấy ở Châu Mỹ La-tinh và Châu Phi. Chống đối duy nhất việc cải đạo đã xảy ra ở Châu Á, nhưng Châu Á bây giờ là mục tiêu.

Thách thức của Phật giáo

Phật giáo (PG) là một tôn giáo thích ứng. Vừa là một tôn giáo và một triết lý / đạo đức, PG có thể vượt qua ranh giới chính trị và văn hóa. PG là một tôn giáo di động hướng đến cả lý trí và quán sát. PG không chủ trương chia rẽ và cho cá nhân một phương pháp để giải thoát chính mình. Tự do tư tưởng và sự hiểu biết đúng trách nhiệm của chính mình và cuối cùng cho những người khác đã hấp dẫn mạnh các nhà trí thức. Với sự tự do này, Phật giáo đang nhanh chóng lan rộng ở phương Tây. Các mô hình phương Tây như nữ quyền, dân chủ, thực dụng cá nhân, luân lý đa nguyên và các hoạt động xã hội có thể thi hành với PG; điều này làm cho PG được dễ chấp nhận hơn với người phương Tây.

Triết học Phật giáo và thực hành đang đi đầu trong phong trào hiện đại về môi trường. Các quan điểm Phật giáo về sinh thái được thể hiện trong giáo lý Duyên Khởi, vì mọi vật không tồn tại riêng rẽ, mà phụ thuộc lẫn nhau. PG phủ nhận vai trò truyền thống của con người là chinh phục thiên nhiên, một chính sách mâu thuẫn với những suy nghĩ của phương Tây Thiên chúa giáo đã góp phần lớn vào việc phá hủy môi trường. Vì vậy Phật giáo không chỉ đang xâm nhập vào số dân cốt lõi của Thiên Chúa giáo ở châu Âu và Châu Mỹ, mà còn thách thức gián tiếp hệ thống kinh tế phương Tây dựa trên tiêu thụ. Có thể sai khi nói triết lý này hoàn toàn là của Phật giáo, vì nó bao gồm tất cả các truyền thống bản địa của châu Á như Ấn Độ giáo, Lão giáo, đạo Jain, vv… Nó thể hiện tốt nhất trong Triết học châu Á của Hài hòa.

Shaku Soen

Shaku Soen là một nhà tu thông thái của Nhật Bản và được xem là người truyền Phật giáo sang Mỹ; ông đã nói vào cuối thế kỷ 19 là hy vọng duy nhất cho Phật giáo là ở phương Tây. Ông nói rằng có con hổ dưới hình thức Kitô giáo ở cửa trước và con cáo dưới hình thức đạo Hồi ở cửa sau, và Phật tử không còn có hy vọng tại châu Á. Điều này chỉ đúng một phần. Các xã hội Phật giáo rất vững chắc và đã chống lại Kitô hóa trong 200 năm qua. Đó là lý do tại sao việc Kitô hóa đang được đẩy mạnh trong thế kỷ 21 này.

Phật giáo là một trở ngại cho việc khai thác liên tục các tài nguyên thiên nhiên trong hệ thống kinh tế hiện nay. Vì vậy nó là một mối đe dọa lâu dài cho Kitô giáo, vì Kitô liên kết chặt chẽ với hệ thống kinh tế phương Tây. Đối thoại liên tục giữa Phật giáo phương Tây và các xã hội tôn giáo bản địa đã mang lại nhiều hiểu biết cho cả hai bên và nhanh chóng mang Phât giáo vào thế kỷ 21. Việc Phật giáo đe dọa mục tiêu cơ bản của sự thống trị của Thiên chúa giáo và việc khai thác người dân địa phương đã đẩy mạnh một chiến dịch chống Phật giáo dữ dội đang được nhà thờ thực hiện một cách tinh vi.

Xáo trộn các xã hội Phật giáo

Tạo ra bạo động và sau đó giảng đạo là một trong những phương pháp được sử dụng bởi các nhà thờ Thiên chúa giáo để gây bất ổn trong các xã hội bản địa. Các phiến quân Karen ở Miến Điện và Tamil Tigers ở Sri Lanka đã được hỗ trợ bởi Giáo hội Thiên chúa giáo. Họ đã cầm đầu các hỗ trợ quốc tế cho các Tigers này. Bộ máy tuyên truyền của họ đã miêu tả cuộc chiến tranh như là một cuộc đấu tranh giữa Phật giáo và Ấn giáo. Không phải là chuyện bất thường khi họ sử dụng một bức tranh hài hước của một tu sĩ Phật giáo cầm khẩu AK-47 trong một tay và một quả lựu đạn trong tay khác như là một công cụ để bôi nhọ Phật giáo trong các bài báo ở phương Tây. Điều này đã được thực hiện nhằm tăng cường nhận thức ở phương Tây rằng các tôn giáo không phải từ phương Tây là các giáo phái nguy hiểm, dã man, sơ khai, không khoan dung và hiếu chiến.

Quân đội Karen National Liberation Army (KNLA) ở Miến Điện

- tuy ít người nhưng rất kiên quyết

Có tạo ra tình trạng lộn xộn, họ nắm thẩm quyền đạo đức. Hàng loạt tổ chức phi chính phủ hoặc hoạt động nhân quyền, các nhân viên xã hội và y tế vv…liền xâm nhập đất nước. Mục đích là để lợi dụng tối đa các khó khăn của các nạn nhân để cải đạo. Tại Sri Lanka, cải đạo người Ấn giáo và Phật tử tiếp tục sau chiến tranh. Điều thú vị là các tổ chức này không bao giờ lên án những Tigers đã thu tiền tại Vương quốc Anh và châu Âu để tiếp tục bạo lực, cũng như không lên án việc sử dụng binh lính trẻ em.

Các thảm họa tự nhiên cũng mang theo xâm lược của hàng loạt tín đồ Kitô giáo đầy long từ bi. Sau vụ sóng thần, một số tổ chức phi chính phủ đã đến Sri Lanka và hiện nay vẫn chưa rời đất nước này. Việc cải đạo vẫn đang diễn ra một cách tích cực. Quốc gia duy nhất đang chống lại sự tấn công của Kitô giáo là Myanmar, và nước này đang bị lên án nặng nề. Myanmar đã nhìn thấy tình cảnh của Sri Lanka.

Một phương pháp khác để đạt được tin tưởng của các tôn giáo khác là tổ chức "đối thoại". Đây chỉ là một thủ đoạn để tiêu diệt phản ứng của xã hội đối với việc Kitô hóa.

Cải Đạo

Tổ chức cuộc hội thoại giữa các tôn giáo và đối thoại thông thường giữa các tôn giáo là điều có thể chấp nhận được. Nhưng cải đạo có tổ chức cũng giống như một đội quân được đào tạo để xâm lược một quốc gia khác. Những đội quân truyền giáo thường đi vào các cộng đồng ít chống đối hoặc có thể không biết quyền lực hoặc động lực của họ. Họ lợi dụng các cộng đồng đầy khoan dung và cởi mở về vấn đề tôn giáo, đặc biệt là những nơi có nhiều tôn giáo như Phật giáo và Ấn Độ giáo, để thúc đẩy chương trình truyền giáo của họ.

Các xã hội nghèo bị mất ổn định ở châu Á đã trở thành ruộng đất màu mỡ cho các nhà truyền giáo đến "thu hoạch linh hồn". Tại Sri Lanka, sự khoan dung của xã hội đã vượt quá giới hạn và bạo lực đã đôi lúc xảy ra. Điều này đã trở thành một cơ hội để các phương tiện truyền thông Kitô giáo tuyên truyền huyền thoại của Phật giáo về bạo lực.

Điều này đã được miêu tả rỏ ràng trong một bản tin của Reuters "Chống Kitô giáo tăng ở nước Phật giáo Sri Lanka" nhưng không bao giờ cho biết về tình hình thực tế hoặc tình hình phía sau. Nhiều tổ chức Phật giáo đã yêu cầu chính phủ tạo một dự luật chống cải đạo, nhưng luật vẫn chưa xảy ra vì sức ép từ phương Tây. Cải đạo đã tiến triển rất nhanh chóng ở Hàn Quốc, một đất nước Phật giáo. Bây giờ khoảng 40-60% của cả nước đã cải đạo. Các hoạt động truyền giáo bắt đầu từ chiến tranh Triều Tiên đã thành công.

Tuyên truyền chống Phật giáo

Ngoài việc cải đạo, nhiều chương trình đã được thực hiện để bôi nhọ Phật giáo. Các cơ quan truyền giáo đã phát hành sách và tờ rơi nhạo báng Phật giáo và ca ngợi Thiên Chúa giáo. Các Phật tử mới cải đạo được khuyến khích để phá hủy hình tượng Phật giáo và xúc phạm đến Phật giáo trước khi được chấp nhận vào đạo.

Việc phát hành gần đây của cuốn sách "Chiến Tranh với Phật giáo" (Buddhist Warfare) của Michael Jerryson và Mark Juergensmeyer là một nỗ lực nhằm làm mất uy tín tinh thần bất bạo động của Phật giáo. Mô tả trong một bài viết bởi Katherine Wharton "Mặt trái của tôn giáo thường được cho là hoà bình nhất " (The dark side of what is often thought to be the most peaceful of all religions). Bài viết đã phá niềm tin. Ngẫu nhiên, Catherine Wharton đã tổ chức chương trình thăm Ấn Độ của Tổng giám mục Canterbury và một hội nghị gần đây giữa các nhà lãnh đạo Ấn giáo và Kitô giáo ở Bangalore.

Ứng phó

Thống trị, khai thác và hủy diệt các xã hội bản địa là chương trình bí mật của Kitô hóa. Trừ khi các chính phủ bản địa và các tổ chức tôn giáo đều nhận thức được điều này, nghèo đói và xâm thực các xã hội châu Á vẫn sẽ tiếp tục. Để các tôn giáo và văn hóa châu Á còn tồn tại, phải có một phản ứng trước sự tấn công của đạo quân truyền giáo này. Chúng ta hy vọng sẽ không có thêm một Nam Triều Tiên nữa.

Nguyên Tánh chuyển dịch

Tết 2011
 

 

[] llllllllllllllllllll [] llllllllllllllllllll [] llllllllllllllllllll [] llllllllllllllllllll [] llllllllllllllllllll [] llllllllllllllllllll [] llllllllllllllllllll []

Denigration of Buddhism & conversion of the vulnerable: Christianity’s latest ploy

J Goonetilleke 25 Oct 2010

Christianisation was the third force of colonialism as best expressed by Jomo Kenyatta, the late Kenyan leader, who said: “When the white man came he had the bible we had the land. Then he said ‘let us close our eyes and pray’. When we opened our eyes we had the bible he had the land.”

This is further confirmed by the fact that every British aristocratic family had a Lord, a Bishop, a businessman in the City, and a landed proprietor, confirming the active part played by Christianity in the colonial system. The church was well and truly involved in the subjugation and exploitation of the people in the colonies, and also had financial interests in the colonial system. It is well known that the first bank that dealt in multi-currency dealings was the Vatican, to bankroll the money it acquired from the various countries. Colonialism has now been overtaken by Neo-Colonialism, but the part played by the church has not changed. Exploitation can only be continued if the natural cohesion in societies is disrupted by groups aligned to foreign forces. This is the aim of conversion.

David Frawley in his book Ethics of Conversion says: “Missionary business remains one of the largest in the world and it has enormous funding at many levels. It is like several multinational corporations with different Catholic, Protestant and Evangelical groups involved. There are full time staff and organisations allocating money, creating Media hype, plotting strategies and seeking new ways to promote conversions. The local native religion has about as much chance as a local food-seller has if Mc Donald’s moves into his neighbourhood with a slick well funded advertising campaign targeting his customers. Yet while many third world countries have government policies to protect small businesses, they usually has no safety mechanism to protect the local religions.” These organisations have close relations with Western governments and business establishments. The only change is that the Whites have been replaced by Brown and Black evangelists who attract less attention to the modus operandi.

Thus the cycle of exploitation continues. It is ironic that the same people who exploit the poor in third world use the same ill-gotten wealth to convert. To a starving man the offer of crumbs of bread is enough reason to convert. He does not understand that his benefactor is partially responsible for his predicament. In the long term, the poor pay the ultimate price of servility and exploitation for generations to come, so well seen in Latin America and Africa. The only resistance to conversion has been in Asia, which is now targeted.

Challenge of Buddhism

Buddhism is adaptive. Being both a religion and a philosophical/ethical code, it can cross political and cultural boundaries. It is a portable religion geared to both reason and reflection. It is not divisive and offers a way to the individual to liberate himself. Freedom of thought and the proper understanding of the responsibility to oneself and ultimately to others has great appeal to the educated. Given this freedom, Buddhism is rapidly spreading in the west. Western paradigms like feminism, democracy, pragmatic individualism, moral pluralism and social activism can be accommodated in the religion which makes it more acceptable to the westerner.

Buddhist philosophy and practice is at the forefront of modern environmental movements. The Buddhist ecological perspective is embodied in the doctrine of Patticasamupadda (Dependent Co Origination), where things exist not in their own right but interdependently. It addresses humanity’s hubris regarding its traditional role as conqueror of nature, a policy which contradicts the western Christian mindset that has greatly contributed to the destruction of the environment. Thus Buddhism not only is making inroads in Christianity’s core population in Europe and America, but is challenging indirectly the western economic system of consumption. It will be wrong to say this philosophy is purely Buddhist; it encompasses all native Asian traditions like Hinduism, Daoism, Jainism, etc. It is best embodied in the Asian Philosophy of Harmony.

Shaku Soen, the erudite Japanese priest credited with taking Buddhism to America, who said in the late 19th century that the only hope for Buddhism was in the west. He said there was a tiger in the form of Christianity at the front door and a fox in the form of Islam at the back door, which gave no hope for Buddhists in Asia. This is only partially true. Buddhist societies have been resilient and have resisted Christianisation for the last 200 years. That is why the process of Christianisation is attempted with greater vigour now in the 21st century.

Buddhism is a hurdle to the continuous exploitation of natural resources in the present economic system. Hence it is a long-term threat to Christianity, as the latter is closely connected to the western economic system. Continuous dialogue between the western Buddhist and native religious societies are enlightening each other and fast bringing Buddhism into the 21st century. This Buddhist threat to the fundamental Christian objectives of domination and exploitation of natives has promoted a vicious anti-Buddhist campaign conducted subtly by the church.

Destabilisation of Buddhist societies

Creating violence and then moralising is one of the WMDs used by the Christian church to destabilise native societies. The Karen rebels in Burma and Tamil Tigers of Sri Lanka were well supported by the Christian church. They were in the forefront supporting the Tigers internationally. Their propaganda machines depicted the war as a fight between Buddhists and Hindus. It was not unusual to use a caricature of a Buddhist monk with an AK-47 in one hand and a grenade in the other as a tool to denigrate Buddhism in articles written in western media. This was done with a view to reinforcing the western mindset that non-western religions are dangerous cults, barbaric, primitive, intolerant and aggressive.

Having created the mayhem, they highjack the moral authority. Hoards of NGOs or human rights activists, social and medical workers etc., invade the country. The purpose is to maximally utilise the predicament of the victims for conversion. In Sri Lanka, Christianisation of Hindus and Buddhists continues in the post-war situation. It is interesting that none of these organisations ever condemned the Tigers who collected money in UK and Europe to continue the violence; nor was there any vociferous condemnation of the use of child soldiers.

Natural disasters are also followed by the invasion of hoards of Christian compassionates. After the Tsunami, some NGOs who arrived in Sri Lanka have still not left the country. Active conversion is still going on. The only country that resisted the Christian onslaught was Myanmar, which has been roundly condemned. Myanmar had seen the predicament of Sri Lanka.

Another modus operandi is to gain the confidence of other religions by having a ‘dialogue’ with them. This is nothing more than a ruse to disarm the reaction of the society against Christianisation.

Conversion

Organised conversation between religions and common dialogue between religions is acceptable. But organised conversion is like a trained army invading another country. These missionary armies often go into communities where there is little organised resistance or which may not even be aware of their power or motives. They take advantage of communities that are tolerant and open minded about religion, especially those that are pluralistic like Buddhism and Hinduism, to promote their missionary agenda.

Poor destabilised Asian societies have become fertile grounds for evangelists to “harvest souls”. In Sri Lanka, society’s tolerance has exceeded its limits and violence has erupted on and off. This has become another opportunity to the Christian media to propagate the myth of Buddhist violence.

This was well-depicted in a Reuters article “Anti Christian Sentiment Rises in Buddhist Sri Lanka” which never gave an inkling of the real situation or background to the situation. Several Buddhist organisations have asked the government to formulate an anti-conversion bill, but it is yet to materialise because of pressure from the west. Evangelical conversion has progressed very rapidly in South Korea which was a Buddhist country. Now about 40-60% of the country is converted. The missionary activity that started with the Korean War has succeeded.

Anti Buddhist Propaganda

Apart from conversion, valiant attempts have been made to denigrate Buddhism. Missionary bodies go about distributing books and pamphlets ridiculing Buddhism and praising Christianity. Buddhist converts are made to destroy Buddhist images and insult the religion before being accepted into the faith.

The recent publication of “Buddhist Warfare” by Michael Jerryson and Mark Juergensmeyer is another attempt at discrediting the non-violent aspect of Buddhism. Depicted in a write up by Katherine Wharton as “The Dark side of what is often thought to be the most peaceful of all religions,” it debunks the faith. Incidentally, Catherine Wharton has organised the India programme of the Archbishop of Canterbury and the recent conference between Hindu and Christian leaders in Bangalore.

The Response

Domination, exploitation and destruction of native societies is the hidden agenda of Christianization. Unless native governments and religious organisations are aware of this, the poverty and cannibalisation of Asian societies will continue. It is imperative that if Asian religions and culture are to survive, there must be a response to this missionary onslaught. Let us hope there will not be any more South Koreas.

The author is a Sri Lanka Buddhist

Listen

Read phonetically

Dictionary - View detailed dictionary

 


Mời đọc các bài liên hệ đến việc cải đạo:


Yêu Chúa "Hết Trí Khôn" (Một Độc Giả)
"Sư cô trụ trì" chùa Quan Âm cải đạo theo Chúa: Bóc trần sự thật (Thích Thanh Thắng)
43 Phương Pháp Cải Đạo (Minh Kiến)
Cải Đạo (SH)
Cải đạo bắt đầu từ trẻ con (Nguyễn Trí Cảm)
Cải đạo á châu ? Một ảo tưởng ! (Trần Chung Ngọc)
Cải Đạo, Sách Lược Thực Dân Mới Mà Cũ (Thiên Lôi)
Cầu Cứu - Bài Góp Ý (Nguyễn Tiến Đạt)
Cầu Cứu - Nỗi Ray Rứt (Ngọc Hân - SH)
Hôn Nhân và Tôn Giáo (Nguyễn Hữu Ba)
Ki tô giáo: Mánh Khóe Mới Nhất Trong Việc Cải Đạo (J. Goonetilleke/Nguyên Tánh dịch)
Kitô giáo: Lịch sử truyền đạo (BurningCrossNet/ Minh Kiến dịch)
Lửa "Đốt" Dân Tộc Ta (Hồng Ngọc)
Lửa đã cháy ở Mỹ Đình, bao giờ lan đến Quán Sứ? (Minh Thạnh)
Mắt xích cải đạo tu sĩ trong tiến trình cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)
Mối Họa Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ (Đào Viên)
Một Giám Mục Viết Về Vấn Nạn Cải Đạo Của Ki-Tô Giáo (Trần Chung Ngọc)
Ngày Tàn của những kẻ Truyền Đạo Cuồng Tín (Minh Kiến)
Những Câu Chuyện Cải Đạo (Võ Ngọc Diệp)
Phản Hồi "Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo" của Minh Ngọc (Ki-Tô Hữu Lưu Tèo)
Quí Hồ Tinh Bất Quí Hồ Đa (Lệ Thọ)
THƯ NGỎ: Vận Động Thành Lập Tủ Sách “Chấn Hưng Phật Giáo”
Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo Và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Thực Chất Tin Lành Nam Hàn (Trần Chung Ngọc)
Tiền và việc cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)
Trả Lời Thư Bạn Lưu Tèo (Minh Ngọc)
Vài Câu Hỏi Cho Người Đi Truyền Đạo Chúa (Một Độc Giả)
Vì Chúng Sinh - Chống Cải Đạo (Nguyễn văn Phụng)
Vì Chúng Sinh - Ngăn Ngừa Việc Cải Đạo (Nguyễn Văn Phụng)
Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo (Minh Ngọc)
“Lập lờ đánh lận”… ông trời! (Minh Thạnh)

Trang Tôn Giáo