●   Bản rời    

Khi Nhà Văn... - Phụ Lục 1: Vì sao bỏ nước ra đi

KHI NHÀ VĂN LẠM BÀN LỊCH SỬ

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/KNV/PhulucI.php

10-07-2008

Toàn tập: 0  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14

 



PHẦN III

PHỤ LỤC 1

VỀ CÂU NÓI “VÌ CỘNG SẢN VIỆT NAM TÀN ÁC QUÁ CHO NÊN NGUỜI DÂN MỚI BỎ NƯỚC RA ĐI NHIỀU NHƯ VẬY!”

Có nhiều người Việt Nam ở hải ngoại cho rằng, “trong lịch sử nhân loại, chưa bao giờ có dân tộc nào có cuộc di tản đau thương như người Việt từ năm 1975 đến nay, cho thấy Việt Nam Cộng Sản là những người tàn ác nhất.”

Tuy không có ý biện minh cho bên này hay bên kia, dưới ánh sáng lịch sử, người viết cho rằng lời tuyên bố trên đây hoàn toàn không đúng. Những người đưa ra lời tuyên bố sai lầm này không được học và cũng không chịu tìm hiểu lịch sử thế giới cho nên mới có ý nghĩ và lời tuyên bố vừa chủ quan, vừa sai lầm, vừa nói lên tình trạng ngu dốt của họ về lịch sử thế giới.

Sự thật trong chiều dài lịch sử nhân loại, từ Đông sang Tây, đã có rất nhiều đợt hay làn sóng người lìa bỏ quê hương đi đến một nơi xa lạ để mưu sinh chỉ vì thảm họa độc tài chuyên chính tại quê nhà, đặc biệt là vì cái thảm họa đạo phiệt Thiên Chúa Giáo La Mã (đạo phiệt Da-tô), một thảm họa kinh khủng nhất và ghê tởm nhất trong lịch sử nhân loại.

 

(quân đội Hoa kỳ đốt nhà tình nghi là ổ VC, nguồn: http://en. wikipedia.org/wiki/)

Cách đây hơn 2.500 (hai ngàn năm trăm năm), chuyện này đã xẩy ra ở bên Trung Hoa mà nguyên nhân thuần túy là bị áp bức và bị bóc lột, chứ không phải là bị miệt thị và bị sát hại vì không cùng tín ngưỡng, như chuyện dưới đây:

"Hà chính mãnh ư hổ: Đức Khổng Tử khi sang nước Tề, đi qua núi Thái Sơn, thấy một người đàn bà khóc ở ngoài đồng, nghe thê thảm lắm. Ngài nói rằng: "Người đàn bà này xem như trong nhà có trùng tang." Rồi sai thầy Tử Cống đến hỏi.

Người đàn bà thưa rằng: "Ở đây lắm hổ, bố chồng tôi đã chết vì hổ, chồng tôi đã chết vì hổ, bây giờ con tôi lại cũng chết vì hổ nữa. Thảm lắm ông ạ!" Thầy Tử Cống bảo: "Thế sao không bỏ chỗ này đi ở chỗ khác?" Người đàn bà nói, "Tuy vậy, nhưng ở đây chính sách quan trên không đến nỗi hà khắc tàn bạo như các nơi khác. Thầy Tử Cống đem câu chuyện thưa lại với Đức Khổng Tử, Đức Khổng Tử nói, "Các ngươi nhớ đấy: Chính sách hà khắc khốc hại hơn hổ ! " Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc & Từ An Trần Lê Nhân, Cổ Học Tinh Hoa – Quyển Thứ Nhất (Hà Nội: Tinh Hoa Miền Nam, 1925), tr. 165-166.

Nguyên do tỵ nạn của gia đình người đàn bà trong chuyện này là bị áp bức và bóc lột do bọn cường hào ác bá địa phương gây ra mà thôi.

Sau này, bước vào thời Trung Cổ, đặc biệt là kể từ khi Giáo Hội La Mã nhẩy lên bàn độc, làm mưa làm gió trên sân khấu chính trị Âu Châu, lại có những làn sóng người Âu Châu di cư hay tỵ nạn đạo phiệt Da-tô diễn ra liên tục kể từ đó. Câu tục ngữ “nơi nào có tự do, nơi đó sẽ là quê hương” của người La Mã là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này. Từ đầu thế kỷ 16, vào khi Phong Trào Tin Lành nổi lên chống lại Giáo Hội La Mã, những làn sóng tị nạn chạy trốn Giáo Hội La Mã hay các chế độ đạo phiệt Da-tô tại Âu Châu càng trở nên mãnh liệt hơn nữa, vì rằng đúng với thời điểm này, người Âu Châu đã khám phá ra Mỹ Châu, những người bị Giáo Hội coi là tà giáo và bị Giáo Hội trù ẻm mới quyết tâm liều thân lìa bỏ quê hương xứ sở, tìm đến Mỹ Châu hay bất cứ nới nào không có áp bức, không có cưỡng bức, không có chèn ép, không có bất công, không có miệt thị và không sát hại những người không cùng tín ngưỡng để được sống đời tự do mưu sinh nuôi sống gia đình. Sách sử cho biết có hàng mấy chục triệu người phải bỏ xứ sở đi đến một nơi xa xôi, lạ cảnh, lạ người, cách biệt quê hương bằng cả một đại dương mênh mông vô tận. Cũng nên biết, thời đó, các phương tiện di chuyển chưa được cơ giới hóa và cũng không có một tổ chức quốc tế hay một siêu cường giầu có nào đổ tiền ra chu cấp và giúp đỡ để ổn định đời sống của họ trong cái buổi ban đầu “vạn sự khởi đầu nan” như người Việt Nam khi tìm đến Hoa Kỳ xin tị nạn cả về chính trị lẫn kinh tế từ năm 1975 cho đến ngày nay. Dưới đây là một số trường hợp trong những chuyện người Âu Châu bỏ nước đi Mỹ Châu để thoát khỏi các chế độ đạo phiệt Da-tô tàn ngược ở Âu Châu với hy vọng được tự do được thờ phượng theo ý muốn.

1.- TẠI TÂY BAN NHA: Thi hành chính sách Ki-tô hóa nhân dân bằng bạo lực do Giáo Hội La Mã chủ trương, chính quyền đạo phiệt Da-tô Tây Ban Nha đối xử với các nhóm dân theo đạo Do Thái và Hồi Giáo rất là dã man khiến họ phải bỏ nước cuốn gói ra đi. Sự kiện này được hai nhà viết sử Anatole G. Mazour và John M. Peoples ghi lại trong cuốn Men and Nations - A World History với nguyên văn như sau:

"Những tín đồ Da Tô nhiệt thành (ngoan đạo) của Giáo Hội La Mã không thích những người Moors theo đạo Hồi và dân Do Thái theo đạo Do Thái. Ngay cả sau khi xứ Granada sụp đổ, người Moors vẫn tiếp tục sống hòa bình ở Tây Ban Nha. Người Do Thái đã sinh sống ở Tây Ban Nha từ khi quốc gia này trở thành một phần trong lãnh thổ Đế Quốc La Mã. Năm 1492, Vua Ferdinand và Nữ Hoàng Isabella ra lệnh cho tất cả những người Do Thái trong vương quốc của họ hoặc là phải theo đạo Da Tô (Kitô La Mã), hoặc là phải bán xới đi khỏi nước Tây Ban Nha. Mấy năm sau, hai vợ chồng ông vua này lại bắt dân Moors phải tuân hành lệnh trên đây. Hầu hết những nạn nhân trong hai nhóm dân này đều quyết định thà bán xới bỏ nước Tây Ban Nha mà đi, chứ nhất định là không chấp nhận theo đạo Da Tô để được ở lại nước Tây Ban Nha." Nguyên văn: “Ardent Catholics, they looked with displeasure at the many Moors and Jews in Spain. Even after the fall of Granada, Moors had continued to live peacefully in Spain. Jews had been in Spain since the time it was a part of the Roman empire. In 1492, Ferdinand and Isabella ordered that all Jews within their two kingdoms must either become Christians or leave Spain. Several years later, they offered the Moors the same choice. Most people of both groups chose to leave rather than accept Christianity.” Anatole G. Mazour và John M. Peoples, Men and Nations - A World History (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1975), p 238.

Nói về tình trạng của những người Moors và Do Thái ở Tây Ban Nha trong thời kỳ này, Ông Lương Minh Sơn ghi nhận như sau:

"The Spanish Inquisitons" là thời kỳ Hoàng Gia Tây Ban Nha ra lệnh bắt bớ và tàn sát những người theo các giáo phái khác vì cho là "dị giáo". Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1478, khi Hoàng Hậu Isabella I de Castille khởi động phong trào bắt bớ những người Do Thái, mặc dầu đã theo đạo Thiên Chúa La Mã nhưng vẫn còn bí mật duy trì những tục lệ của Do Thái Giáo. Năm 1483, Vua Ferdinand và Hoàng Hậu Isabella cử giáo sĩ Tomas de Torquemada của giòng tu Spanish Dominican lên nắm quyền tư lệnh để thi hành chương trình "Inquisition" trên toàn lãnh thổ và những vùng thuộc địa của Tây Ban Nha. Năm 1487, Đức Giáo Hoàng Innocent VIII phong thưởng cho giáo sĩ de Torquemada danh hiệu "The Grand Spanish Inquisitor", một "Inquisitor" vĩ đại, và ra lệnh khởi động chương trình "Inquisition" trên toàn thế giới.

Ngày 31-03-1492, Hoàng Gia Tây Ban Nha ra sắc lệnh bắt buộc 150 ngàn người Do Thái ở thành phố Granada phải bán hết của cải để rời khỏi Tây Ban Nha trước ngày 31 tháng 7 vì lý do để làm sạch cho "danh dự và sự rực rỡ của Thượng Đế." Hằng ngàn người Do Thái phải miễn cưỡng "theo đạo" nhưng sau này vẫn bị nguyền rủa là "Los Marranos" (Loài Heo Dơ Bẩn). Hơn 60 ngàn người phải đút lót tìm đường vào định cư ở Bồ Đào Nha. Một số khác được Hoàng Đế Bajazet của Ottoman (Cổ Thổ Nhĩ Kỳ) thâu nhận, mặc dầu giáo phái chính của đế quốc này là Chánh Thống Giáo (Orthodox).

Năm 1499, một "Spanish Inquisitor" khác là Tướng Francisco Jimenez de Cisneros áp đặt phương cách làm lễ biến đổi những người "dị giáo" sang Thiên Chúa Giáo La Mã một cách tập thể, và chuyện này đã bắt lửa cho cuộc đại loạn đẫm máu ỏ Granada. Năm 1543, các "Spanish Inquisitors" ra lệnh xử đốt những người Tin Lành (Protestants) trên các phong thánh giá. Cuộc đàn áp tôn giáo này kéo dài 342 năm. Năm 1820, khi Hoàng Đế Ferdinand thứ VII ra lệnh chấm dứt thời kỳ "Inquisition" thì đế quốc Tây Ban Nha cũng đã mất gần hết các thuộc địa tại Trung Mỹ [TRA, "Human Rights and Social Justice": 1478, 1483, 1492, 1499, 1543, 1820]. Gần thế kỷ sau, ngày 14-11-1994, trong một bài hiệu triệu gởi các hàng giáo phẩm của Thiên Giáo La Mã, Đức Giáo Hoàng John Paul Thứ II lên tiếng kêu gọi "Giáo Hội của Ngài phải ăn năn thống hối đối với những tội lỗi mà người Thiên Chúa Giáo La Mã đã lầm lẫn gây ra trong quá trình lịch sử, chỉ vì họ đã bảo vệ đức tin một các quá nhiệt thành". Ngài nói, "Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã không thể nào bước qua được ngưỡng cửa của thiên kỷ mới nếu không khuyến khích giáo dân hãy rửa mình cho tinh khiết, bằng cách ăn năn về những lỗi lầm trong quá khứ", [LAT]. Lê Hữu Dản, Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr. 28.

Lệnh thi hành chương trình "Inquisition" từ mẫu quốc Tây Ban Nha thì tất nhiên tại các thuộc địa của Tây Ban Nha làm sao thoát khỏi! Sách Homeland of The World viết về tình trạng dân Da Đỏ tại các thuộc địa cuả Tây Ban Nha ở Châu Mỹ La-tinh như sau:

"Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khi đến Châu Mỹ La-tinh mang theo niềm tin tôn giáo của họ. Họ cho rằng người dân Da Đỏ là những dân tà giáo (dị giáo) hay không có tôn giáo gì cả. Sự thật, người Da Đỏ có tôn giáo riêng của họ. Tôn giáo của họ dựa vào lòng tin tưởng của họ đối với quyền lực thiên nhiên ở chung quanh họ. Họ thờ mặt trời, thờ thần gió và các quyền lực khác của thiên nhiên. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho đó là một tôn giáo và quyết định dùng bạo lực đàn áp tôn giáo của nguời Da Đỏ. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tin rằng nhiệm vụ của họ là phải cưỡng bách người Da Đỏ phải theo đạo Thiên Chúa La Mã." Nguyên văn: The Spanish and Portuguese settlers in Latin America brought their religion with them. They believed the Indians to be pagans, or people who had no religion. In fact, the Indian did have their own religion. It was based on their belief in the powers of nature around them. They worshiped the sun, the winds, and the forces of nature. The Spanish and the Portuguese did not think this was a religion, and they took steps to crush it.” Jack Abramowitz & Kenneth Job, Homelands of the World Resources and Cultures (Cleveland, Ohio: Modern Curriculum Press Inc. 1982), p 245.

Chính sách Ki-tô hóa dã man này đã làm cho  các dân tộc bản địa (gọi là dân Da Đỏ) gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Theo sách Smokerscreens, con số nạn nhân bị chính quyền đạo phiệt Da-tô Tây Ban tra tấn, gây thương tật và tàn sát cả ở chính quốc và ở các thuộc  địa ở Châu Mỹ La-tinh và Phi Luật Tân và lên tới 68 triệu người:

"Chỉ nội trong thời kỳ thi hành chương trình Inquisition ở Tây Ban Nha, Giáo Hội La Mã đã tra tấn, gây thương tật và sát hại là 68 triệu, và nhiều nạn nhân này cũng là những người Thiên Chúa Giáo tin tưởng vào Thánh Kinh." Nguyên văn: “The Roman Catholic Institution tortured, maimed and murdered 68 million people during the Spanish Inquisition alone, and many these were Bible-believing Christians.”  J..T.C., Smokerscreens (Chino, CA: Chick Publications, 1983), P. 35.  

2.- TẠI NƯỚC PHÁP: Trên đây là những chuyện xẩy ra tại Tây Ban Nha và ở Châu Mỹ La-tinh. Như chúng tôi đã nói trước đây, ở đâu có quyền lực của Giáo Hội La Mã vươn tới hay tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội lên cầm quyền là ở đó những người dân thuộc các tín ngưỡng khác bị kỳ thị, bị đàn áp, bị tàn sát, bị đầy đọa, bị khinh rẻ như loài thú vật. Ngay cả tín đồ của Giáo Hội cũng là một thứ nô lệ và bị bóc lột đến tận xương tận tủy. Chuyện tín đồ của Giáo Hội bị bóc lột như thế nào, sẽ được trình bày trong một tiểu mục khác. Trong mục này, chúng tôi xin nói đến tình cảnh khốn khổ của khối dân Tin Lành Huguenots, cùng thờ Chúa Jesus như tín đồ Da Tô La Mã, nhưng chỉ vì không tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican và không chấp nhận cái lối thờ phượng quái gở (trong đó có cả nghi lễ "Hôn kính giầy dép" của các đấng bề trên của Giáo Hội và “hôn hít bàn chân” của Giáo Hoàng) mà bị chính quyền tay sai của Giáo Hội đối xử vô cùng tàn ngược, cưỡng bách họ hoặc là phải theo đạo Da-tô La Mã, hoặc là phải bỏ nước ra đi. Sách sử nước Pháp và sách sử thế giới đều nói rõ vấn đề này cả trước khi ban hành Sắc Lệnh Nantes và sau khi hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes.

Chúng ta cũng nên biết nguyên do TẠI SAO Sắc lệnh Nantes được ban hành và TẠI SAO Sắc Lệnh này lại bị hủy bỏ.

Nguyên nhân tại sao  Sắc Lệnh Nantes được ban hành.- Nguyên nhân này hơi dài dòng, những người viết cũng cố gắng trình bày đầy đủ ngọn ngành của nó. Có ở trong chăn mới biết chăn có rận. Không ai biết rõ tội ác của Giáo Hội La Mã bằng những ông tu sĩ của Giáo Hội thuộc hàng trí thức. Linh-mục Martin Luther (1483-1546) là một trong những người này.

Thấy rằng trong hơn một ngàn năm qua,  Giáo Hội La Mã đã phạm phải quá nhiều tội ác, đặc biệt là những tội ác bịa đặt ra những tín điều nhảm nhí để mê hoặc và lừa bịp người đời, tội ác muợn danh nghĩa Thượng Đế để tàn sát những người không chịu khuất phục Giáo Hội, và tội ác bóc lột nhân dân một cách hết sức dã man, năm 1517, nhân chuyện Tòa Thánh Vatican đang tiến hành dịch vụ bán giấy miễn tội (indulgences) cho giáo dân để lấy tiền  nói rằng để xây cất nhà thờ mà thực tế lấy tiền để chi phí cho cuộc sống huy hoàng đàng điếm của tập đoàn giáo sĩ cao cấp trong giáo triều Vatican, Linh-mục Martin Luther (1483-1546) liền nắm lấy chứng cớ này để công khai chống lại Giáo Hội La Mã và công bố bản cáo trạng nêu lên 95 đề tài nói về khu rừng tội ác và những sai lầm của Giáo Hội La Mã rồi đem dán vào cánh cửa chính nhà thờ Wittenberg ở Đức vào ngày 31-10-1517. Thấy vậy, Giáo Hoàng Hoàng Leo X (1513-1521) liền quyết định trừng phạt ông bằng cách rút phép thông công. Đồng thời, ông giáo hoàng này còn ra lệnh cho chính quyền địa phương tại Đức phải bắt ông giải về cho Tòa Án Dị Giáo để trị tội. Cũng may cho ông, lúc bấy giờ, cả dân Đức và dân các quốc gia khác ở Âu Châu đều không thể nào nhịn nhục khoanh tay để cho Giáo Hội tiếp tục giết hại những người đã liều chết chiến đấu cho quyền lợi của giáo dân và nhân dân dưới quyền thống trị của Vatican. Họ vùng lên thành một phong trào phản kháng Giáo Hội để bảo vệ ông, nhất định không để cho chính quyền Đức bắt ông giao cho Toà Án Dị Giáo của Vatican. Phong trào nổi dậy này đã làm bọn vua chúa Đức nhìn ra sức mạnh của nhân dân để rồi họ không những đã không tuân hành lệnh bắt Linh-mục Martin Luther (của Giáo Hội La Mã) giao cho Tòa Án Dị Giáo, mà còn triệt để bảo vệ ông. Nhờ vậy mà Linh-mục Martin Luther mới thoát chết để rồi tiếp tục công cuộc đấu tranh đòi lại quyền làm người cho nhân dân Đức và cho cả Âu Châu.

Thấy rằng, phong trào phản kháng này được nhân dân và chính quyền Đức hết lòng ủng hộ, ông (Linh-mục Luther) cùng ông Philipp  Melanchthon (1497-1560) và nhiều người khác bắt tay vào việc tiến hành thiết lập hệ thống tổ chức Giáo Hội Tin Lành, và  tiến hành biên sọan giáo lý, loại bỏ  những lời cầu khẩn lảm nhảm, loại bỏ nhiều phép bí tích và loại bỏ việc thờ bà Maria.  Vì đáp  ứng được khát vọng của nhân dân, Giáo Hội Tin Lành của Linh-mục Luther, không những được hầu hết nhân dân Đức hưởng ứng nhiệt thành mà gần như hầu hết  đại khối nhân dân khắp trong các miền Tây Âu và Bắc Âu hưởng ứng và cũng vùng lên đi theo để chống lại Giáo Hội La Mã. Vì thế mà chỉ trong thời gian có mấy năm, Giáo Hội Tin Lành của Linh-mục Martin Luther  bành trường thành một thế lực vô cùng hùng mạnh. Các nhà viết sử mới gọi chuỗi biến cố lịch sử này là  Phong Trào Tin Lành Luther.

Sở dĩ phong  trào Tin Lành thành công một cách hết sức dễ dàng là vì chính sách bạo trị của Tòa Thánh Vatican đã làm cho toàn thể nhân dân Âu Châu vô cùng căm thù và phẫn uất, chỉ chờ mong có cơ hội là họ vùng lên làm đại cuộc. Dĩ nhiên là những người có trình độ thông minh dưới trung bình (IQ dưới 90) hay những người bị điều kiện hóa bới chính sách ngu dân và nhồi sọ của Giáo Hội không còn đủ lý trí để nhìn ra sự thật này.

Phước bất trùng lai, hoạ vô đơn chí. Phong trào Tin Lành của Linh-mục Luther ở Đức đã khích lệ nhân dân các nước khác ở Âu Châu hăng say cũng đứng lên phất cờ chống lại Giáo Hội La Mã. Một trong những nhân vật quan trọng thành công trong việc phất cờ chống lại Vatican và cũng thành công như Linh-mục Luther là ông John Calvin (1509-1564). Lúc đó ông John Calvin  đang sống lưu vong ở Thụy Sĩ. Phong trào Tin Lành Luther được nhân dân Đức triệt để ủng hộ Âu Châu làm cho ông cảm thấy vô cùng phấn khởi, hăng say theo gương Linh-mục Luther  đứng lên làm đại cuộc giải phóng nhân dân Pháp thoát khỏi gông cùm Vatican. Lý thuyến về tín lý Ki-tô của ông để chống lại lý thuyết Ki-tô của Giáo Hội La Mã gần giống như lý thuyết về tín Ki-tô của Linh-mục Luther, có một vài điều khác biệt. Ông Calvin cho rằng điều quan trọng là việc cứu rỗi hay không được cứu rỗi là do nơi Thượng Đế đã sắp đặt trước rồi (tiền định). Vì thế, người đời không thể làm cách gì để thay đổi được nữa, chỉ có một việc làm duy nhất là vinh danh Thượng Đế mà thôi.

Đại cương những tư tưởng của ông Calvin đều được trình bày rõ ràng trong cuốn sách nổi tiếng có tựa đề là "The Institutes of the Christian Religion" (Cơ Chế Thiên Chúa Giáo). Phong trào Tin Lành Calvin đặt trụ sở trung ương tại thành phố Geneva, và lấy Thụy Sĩ là vùng đất khởi phát. Vào lúc đó, lòng căm thù của nhân dân Âu Châu, đối với Giáo Hội La Mã đã lên đến cực điểm và càng quyết tâm chống lại Giáo Hội La Mã. Cho nên, cũng như Phong Trào Tin Lành Luther, Phong Trào Tin Lành Calvin được nhân dân Âu Châu, đặc biệt là nhân dân Pháp và nhân dân Bắc Âu, nồng nhiệt tiếp đón và hăng say gia nhập. Tại Pháp những người theo Phong Trào Tin Lành Calvin được gọi là những người Tin Lành Huguenots.

Những hành động dã man của Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô trước khi Sắc Lệnh Nantes được ban hành.- Để đối phó với Phong Trào Tin Lành Luther và Phong Trào Tin Lành Calvin, Tòa Thánh Vatican phát động cuộc chiến để tận diệt hai phong trào này và kêu gọi các nhà cầm quyền vốn là tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội khởi binh tấn công vào những khu vực hay quốc gia của người Tin Lành bất kể là thuộc Phong Trào Tin Lành Luther hay Phong Trào Tin Lành Calvin. Tình trạng này khiến cho Âu Châu rơi vào thảm họa chiến tranh tôn giáo giữa những người cùng thờ Chúa Bố Jehohavah và Chúa Con Jesus. Sách Living World History ghi nhận tình trạng chiến tranh tôn giáo ở Âu Châu lúc bây giờ với nguyên văn như sau:

Nội chiến làm phá vỡ nước Pháp.- Trong khi người Tây Ban Gia (Da-tô La Mã) chiến đấu chống lại Người Anh (Anh Giáo) và người Hòa Lan (Tin Lành) thì nước Pháp lâm vào tình trạng nội chiến. Nguời Pháp Tin Lành Huguenots chiến đấu chống lại người Pháp Da-tô La Mã trong nhiều trận chiến từ năm 1562 đến năm 1598 để tranh giành ngai vàng. Trong hầu hết thời gian này, nước Pháp nằm dưới quyền cai trị của mấy ông vua nhu nhược. Một vị nhiếp chính là Bà Catherine de’ Medici nắm thực quyền. Dù rằng lúc đầu bà cố gắng đứng trung lập giữa Tin Lành và Da-tô La Mã, nhưng về sau bà đứng hẳn về phía Da-tô La Mã. Lòng thù ghét của bà đối với Tin Lành càng ngày càng mãnh liệt và lên  đến cao độ trong vụ tàn  sát nguời Tin Lành Huguenots vào năm 1572 ở nhà thờ St. Bartholomews mà bà định giết hết tất cả những người thuộc giáo phái này. Dù là đã có tới  10 ngàn người bị sát hại trong vụ này, những hệ phái Tinh Lành cũng vẫn không bị hủy diệt hoàn toàn.” Nguyên văn: “Civil war disrupted France.- While Spanish were fighting the Dutch and English, civil war broke out in France. Huguenots contended with Roman Catholics in a series of conflicts between 1562 and 1598 over the issue of which faction would control the throne. During most of this time, France was ruled by weak kings. A regent, Catherine de’ Medici, exercised great power. Although at first she tried to steer a middle course between Protestant and Catholics, she finally went over to the Catholic side. Her hatred of Protestantism grew, culminating in the St. Bartholomews Day Massacre of 1572 in which she planned to have all the Huguenots killed. Although at least 10,000 Huguenots were slain, Protestantism was not extinguished in France….” Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Genview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1974), p.321

Trong những năm có chiến tranh tôn giáo trên đây kể từ đầu thập niên 1560, Tòa Thánh Vatican cũng như các chính quyền đạo phiệt Da-tô và tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội La Mã đã có những hành động cực kỳ dã man đối với tín đồ Tin Lành. Sách Smookescreens ghi lại sự kiện này với nguyên văn như sau:

"Ngày 22-8-1572 bắt đầu xẩy ra một cuộc tàn sát đẫm máu ở nhà thờ St. Bartholomew. Đây là một trong những vụ tàn sát ghê gớm để tiêu diệt phong trào Tinh Lành ở Pháp. Pháp Hoàng đã khôn khéo sắp đặt cuộc hôn nhân giữa người em gái của nhà vua với Đô Đốc Coligny, một nhân vật lãnh đạo của Tin Lành. Một bữa tiệc lớn được tổ chức ăn mừng lễ cưới. Sau bốn ngày, quân lính của tân lang Coligny được cho ăn uống no say, một hiệu lệnh được ban hành. 12 giờ đêm hôm đó, tất cả nhà cửa của những người Tin Lành ở trong thành phố đều bị bắt buộc phải mở cửa. Đô Đốc Coligny bị giết. Thi hài của ông bị liệng qua cửa sổ ra ngoài đường. Thủ cấp của ông bị cắt đem gửi cho giáo hoàng. Hai cánh tay và bộ phận sinh dục của ông cũng bị cắt. Rồi chúng lôi kéo phần còn lại của xác chết này đi khắp các đường phố cả ba ngày trời. Sau đó, chúng treo ngược cái xác chết không đầu, không tay, không bộ phận sinh dục này ở một nơi ngoại ô thành phố. Đồng thời, chúng còn tàn sát nhiều người Tin Lành khác nữa. Trong 3 ngày, hơn mười  ngàn dân Tin Lành (ở Paris) bị giết hại. Những xác chết này bị liệng xuống sông và máu nạn nhân lênh láng chẩy thành dòng ra tới tận cửa sông giống như một dòng máu. Trong cơn hung hãn này, chúng có thể giết cả những người đồng đạo của chúng nếu nạn nhân bị nghi ngờ là không mạnh tin vào Giáo Hoàng. Từ Paris, bịnh dịch tàn sát vì lòng cuồng tín như vậy lan tràn ra khắp nơi trong nước Pháp. Tính ra có tới hơn tám ngàn nạn nhân (ở các nơi khác trong nước Pháp – NMQ) bị sát hại. Rất ít người Tin Lành thoát khỏi tai họa trong cơn hung hãn của chúng.”

"Một vụ tàn sát người tập thể tương tự như vậy cũng xẩy ra ở Ái Nhĩ Lan vào năm 1641. Bọn tín đồ Da-tô chủ mưu chọn ngày 23 tháng 10 là ngày kỷ lễ niệm Ignatius Loyola, người sáng lập ra Dòng Tên: Chúng dự trù một cuộc tổng nổi dậy trong toàn quốc. Tất cả những người theo đạo Tin Lành đều phải bị giết ngay tức thì. Để làm cho những người Tin Lành không chú ý đến việc  làm của chúng,  chúng tỏ ra rất là tử tế với họ. Sáng sớm ngày vùng dậy, bọn chủ mưu đều có võ trang đi lùng bắt những người Tin lành. Gặp người nào là chúng giết người đó, không một chút thương xót. Những người Tin Lành này chưng hửng trong kinh hoàng. Họ đã sống trong yên bình từ nhiều năm. Giờ đây, gặp cảnh ngộ như vậy, họ không biết phải chạy trốn đi đâu. Những kẻ tàn sát họ lại là những người láng giềng, bạn bè và bà con của họ. Phụ nữ bị trói vào cọc (cột) lột trần đến thắt lưng, vú bị cắt đứt ra để cho máu chẩy cho đến chết. Những đàn bà mang thai thì bị trói và treo vào cành cây. Chúng mổ bụng nạn nhân lấy thai nhi ra để cho chó ăn. Trong khi đó thì những ông chồng của nạn nhân bị cưỡng bách phải đứng nhìn những cảnh dã man như vậy."

Nguyên văn: “On August 22, 1572, the bloody St. Bartholomew massacre began. This was to be one fatal blow to destroy the Protestant movement in France. The king of France had cleverly arranged a marriage between his sister and Admiral Coligny, the chief Protestant leader. There was a great feast with much celebrating. After 4 days of feasting, the soldiers were given a signal. At twelve o’clock midnight, all the houses of the Protestants in the city were forced open at once. The Admiral was killed, his body thrown out  of a window into the street where his head was cut off and sent to the pope. They also cut off his arms and privates and dragged him through the streets for three days until they finally hung his body by the heels outside the city.

They also slaughtered many other well-known Protestants. In the first three days, over ten thousand were killed. The bodies were thrown into the river and blood ran through the streets into the river until it appeared like a stream of blood. So furious was their hellish rage that they even slew their own followers if they suspected that they were not very strong in their belief in the pope. From Paris, the destruction spread to all parts of the country. Over eight thousand more people were killed. Very few Protestants escaped the fury of their persecutors.

A similar massacre occurred in Ireland in 1641. The conspirator picked October 23, the feast of Ignatius Loyola, the founder of the Jesuit Order. They planned a general uprising for the whole country. All Protestants  would be killed at once. To throw them off guard while the plan was being made, extra acts of kindness were shown to the Protestanats. Early in the morning, the conspirators were armed and every Protestant they could find was immediately murdered. They showed no mercy. From children to the aged, they were killed. Even the invalids were not spared. They were caught by complete surprise. They had lived in peace and safety for years and now found no place to run. They were massacred by neighbors, friends, and even relatives.

Death often was the least they had to fear. Women were tied to posts, stripped to the waist, their breasts cut off with shears and left to bleed to death. Others who were pregnant were tied to tree branches, their unborn babies cut out and fed to the dogs while the husband were forced to watch.” J.T.C., Smokerscreens (Chino, CA: Chick Publications, 1983), P.14-17.

Hậu quả  của các cuộc chiến tranh giữa hệ phái Da-tô La Mã và hệ phái Tin Lành.- Những vụ tàn sát tín đồ Tin Lành một cách hết sức dã man trên đây khiến cho nước Pháp rơi vào  tình trạng chiến tranh tôn giáo triền miên giữa một bên là tín đồ Da-tô với sự chỉ đạo của Giáo Hội La Mã có chủ trương cưỡng bách tất cả mọi người phải theo đạo Da-tô và một bên là đại khối nhân dân bị trị chiến đấu trong hàng ngũ Tin Lành để đòi được quyền tự do tôn giáo hay tự do không tin theo tôn giáo nào cả. Nhân cơ hội này, người Pháp Da-tô dựa vào quyền lực nhà nước tàn sát người Pháp Tin Lành và người Pháp yêu chuộng hòa bình, thèm khát sông đời tự do. Tình trạng này càng khiến cho nhân dân Pháp Tin Lành và người Pháp không tin tưởng vào tôn giáo nào cả (những người theo tự do thần giáo) vô cùng căm thù nhà vua. Chính vì thế tên bạo chúa đạo phiệt Da-tô Henry III (1574-1589) mới bị đâm chết vào ngày 1/8/1589.

Người lên kế nghịệp  vua  Henry III là Henry IV (1589-1610). Tuy cũng là tín đồ Da-tô của Giáo Hội La Mã, nhưng ông ta còn có lương tâm và lý trí, thấu hiểu được cái triết lý "kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" của Nho giáo ở Đông Phuơng. Vì thế  nhà vua mới cho ban hành Sắc Lệnh Nantes vào  ngày 13/4/1598, công nhận quyền tự do tôn giáo của người dân Pháp. Nhờ có sắc lệnh này, cuộc chiến giữa những người Da-tô La Mã và người Tin Lành ở Pháp mới chấm dứt.  Thế nhưng, việc này làm cho Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô ngoan đạo người Pháp bất bình và thù ghét nhà vua. Đây là nguyên nhân khiến cho nhà vua bị ám sát vào năm 1610. Cũng từ đây, chiến tranh tôn giáo từ nước Pháp lan rộng ra gần hết lục địa Âu Châu và kéo dài tới hơn 30 năm trời. Sách Living World History ghi nhận Cuộc Chiên 30 Năm với nguyên văn như sau:

“Giai đoạn chót của những cuộc chiến tôn giáo là một cuộc chiến dữ dội diễn ra ở nước Đức từ năm 1618 kéo dài cho đến năm 1648, gọi là Cuộc Chiến Ba Mươi Năm. Nguyên nhân quan trọng của cuộc chiến này là Hòa Ước Augsuburg không giải quyết được những vấn đề tôn giáo ở Đức. Hòa Ước này chỉ công nhận hệ phái Tin Lành Luther trong số nhiều hệ phái Tin Lành và không cần biết đến hệ phái Tin Lành Calvin. Hòa ước này cũng không ngăn chặn đuợc việc giành giật tài sản của Giáo Hội La Mã. Sau năm 1552, một số tu sĩ Da-tô của Giáo Hội La Mã đã trở thành tín đồ Tin Lành Luther nhưng vẫn giữ đất đai của Giáo Hội La Mã mà trước kia họ quản trị. Các ông hoàng lãnh đạo chính quyền các hầu quốc (tiểu qốc Đức)  cũng tiếp tục chiếm đoạt đất đai của Giáo Hội La Mã mà Giáo Hội cho rằng Hòa Ước Augsburg đã cấm, không cho làm như vậy.

Sự kình địch nhau về chính trị cũng giữ một vai trò quan trọng trong cuộc chiến này. Nhiều nhà lãnh đạo chính quyền can thiệp vào cuộc chiến và dùng cuộc chiến này để thỏa mãn tham vọng đất đai, tìền bạc và quyền lực. Hoàng Đế Ferdinand II của Đế Quốc Thần Thánh (nước Đức) muốn đoàn kết các hầu quốc trong đế quốc Đức để củng cố tư thế của ông ở Âu Châu.

Nước Đức là nơi xẩy ra những trận đánh quan trọng trong cuộc Chiến Ba Mươi Năm bùng nổ ở Bohemia. Khởi đầu là cuộc chiến chỉ có liên hệ với  các ông hoàng lãnh đạo chính quyền các hầu quốc (tiểu quốc Đức), được tổ chức thành Liên Minh Tin Lành. để chống lại Liên Minh Da-tô La Mã gồm các ông hoàng Da-tô La Mã và Hoàng Đế Thần Thánh (Đức Quốc). Rồi các quốc gia khác cũng nhẩy vào vòng chiến.”  

Nguyên văn: “The last phase of religious warfare was a savage struggle waged in Germany from 1618 to 1648, known as  the Thirty Years’ War. An important cause of the war was the faillure of the Peace of Augsburg to settle all the religious problems of Germany. It recognized only Lutheranism among the Protestant sects and had ignored Calvinism. Nor did it prevent struggle for the Church property. Some of the clergy who became Lutheran after 1552 kept the lands they had held as Catholics. Protestants princes had continued to take over Church territory, a practice which Catholics felt the Peace had prohibited.

Political rivalry also played an important role. Many of the leaders involved in the war used it to satisfy their desires for land, money, and power. Ferdinand II, the Holy Emperor, wanted to unite the principalities of his empire in order to strengthen his position in Europe.

Germany formed the main battleground for the Thirty Years’ War, which broke out in Bohemia. At first, the fighting involved  mainly the Protestant princes, organized  in the Protestant Union, and their opponents, the Catholic princes and Holy Roman Emperor, who formed the Catholic League. Then other countries enter the fight.” Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Ibid., p. 324.

Bàn tay của Giáo Hội La Mã trong việc thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô để củng cố quyền lực tại Pháp.-  Vua Henri IV bị ám sát và qua đời vào năm 1610. Vua Louis XIII ( 1610-1643) lên  nối ngôi, lúc đó mới 10 tuổi. Giáo Hội bố trí cho Hồng Y Richelieu  nắm giữ chức vụ thủ tướng, thao túng việc triều cương, nắm quyền quyết định tất cả mọi vấn đề nội chính cũng như đối ngọai. Quyền hành chính trị hoàn toàn nằm trong tay Tòa Thánh Vatican qua ông hồng y này và các tu sĩ cùng những tín đồ Da-tô khác tuyệt đối trung thành với Giáo Hội La Mã.

Theo lệnh của Giáo Hội, Hồng y Richelieu cố gắng biến nước Pháp thành một nước theo đạo Da-tô  hùng mạnh nhất Âu Châu để khống chế các nước khác theo đạo Tin Lành và biến ông vua nước Pháp thành một tên  bạo chúa Da-tô  đúng theo khuôn mẫu một nhà cầm quyền lý tưởng của Giáo Hội [như các bạo chúa Ferdinand V (1452-1516), Isabella I (1451-1504),  Philip II (1527-1598) của Tây Ban Nha và  Mary I (1553-1558) với tục danh là "Con Mụ Mary Khát Máu" (Bloody Mary) của nước Anh.] Sự kiện này được sách  Living World History ghi lại như sau:

"Với  dáng người mảnh khảnh và nước da  xanh xao do một căn bệnh bất khả trị gây nên, nhưng Hồng Y Richelieu lại có một ý chí sắt đá. Ông đã thành công đạt được hai mục tiêu là (1) tăng cường quyền lực của nhà vua và (2) làm cho nước Pháp trở nên hùng  mạnh nhất ở Âu Châu. Để có thể  hoàn thành được mục tiêu thứ nhất, ông cho ban hành những biện pháp tiêu hủy những quyền chính trị của tín đồ Tin Lành Huguenots và quyền lực của giới quý tộc. Ông ra lệnh tấn công vào thành phố  quan trọng La Rochelle của người Tin Lành Huguenots để cưỡng bách họ phải từ bỏ đặc quyền duy trì quân lính của họ trú đóng ở trong các thị trấn của họ. Ông ban hành một sắc lệnh tiêu hủy tất cả các lâu đài của giới quý tộc mà không cần thiết cho  việc phòng thủ quốc gia. Giới quý tộc tại các địa phương phải nhường quyền hành cho các bồi thần tay sai thân tín của nhà vua có nhiệm vụ canh chừng và theo dõi mọi họat động của những người bị coi như là kẻ thù của nhà vua. Hồng Y Richelieu hòan thành được mục tiêu thứ hai bằng cách làm suy yếu  quyền lực của triều đình Hapsburgs (Liên Bang các tiểu bang Đức). Ông đẩy nước Pháp vào Cuộc Chiến 30 Năm và sau cùng nước Pháp trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất Âu Châu.

Hà khắc và luôn luôn hà khắc,  Hồng Y Richelieu tỏ ra rất ít quan tâm đến đời sống  người dân thường của nước Pháp. Chính ông đã cưỡng bách nhân dân Pháp phải gánh chịu thuế khóa nặng nề. Cũng vì thế mà khi ông ta chết vào năm 1642 cũng là lúc nhân dân Pháp  hân hoan reo mừng. "

Nguyên văn:“The  cardinal, pale and delicate from incurable disease, had a will of iron. He succeeded in his two aims: to strengthen the power of the king in France and to make France supreme in Europe. To accomplísh the fírst goal, he took steps to destroy the political rights of the Huguenots and the power of the nobles. By attacking their chief town, La Rochelle, he forced the Huguenots to give up their privilege of maintaining fortified towns garrisoned by their own troops. He issued an edict for the destruction of all nobles' castles that were not necessary for national  defense. Nobles lost their jurisdiction over local districts to new royal officials called intendants, who kept a watchful eye on the king’ s enemies. Cardinal Richelieu achieved his his second aim chiefly by weakening the power of the Hapsburgs. He plunged France into the Thirty Years' Wars, from which, it emerged as the strongest nation in Europe.

"Richelieu, harsh and relentless, showed little concern for the common people of France, who had to bear heavy tax loads, and they rejoiced at his death in 1642. " Arnold Schrier & Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresmana and Company, 1074) p. 358.

Vua Louis XIII qua đời vào năm 1643, người lên kế nghiệp là vua Louis XIV (1643-1715), lúc đó mới 5 tuổi. Quyền hành nằm trong tay Giáo Hội với Hồng Y Mazarin nắm giữ chức vụ thủ tướng thay thế Hồng Y Richelieu (đã qua đời vào ngày 4 tháng 12 năm 1642.) Ông hồng y này đi theo con đường của ông hồng y  (Richelieu) tiền nhiệm do Giáo Hội La Mã vạch ra từ trước, và đã hoàn thành nhiệm vụ biến vua Louis XIV thành một tên bạo chúa lừng danh của nước Pháp với lời tuyên bố để đới "L' État, c' est moi" (I am the state). Trong khi đó, thì nhân dân Pháp thù ghét cái chế độ đạo phiệt Da-tô này đến tận xương tận tủy. Đoạn văn sử dưới đây là bằng chứng:

"Một năm sau, vua Louis XIII cũng qua đời, người con trai của nhà vua lên nối ngôi là Louis XIV, lúc đó mới có 4 tuổi. Trước khi chết,  Hồng Y Richelieu đã huấn luyện được người chuẩn bị thay thế ông  là  Hồng Y Mazarin gốc Ý Đại Lợi. Trong thời kỳ tuổi thơ của Vua Louis XIV, Hồng Y Mazarin nắm trọn quyền chính trong tay. Các nhà quý tộc có thế lực cố gắng chống lại để giành quyền bị ông hồng y này đàn áp thẳng tay. Vì thế mà nước Pháp rơi vào thảm cảnh nội chiến. Các nhà viết sử gọi cuộc nội chiến này là "The Fronde". Cuối cùng vào năm 1653, các thế lực chống đối đều bị dẹp tan hay quy phục  chính quyền của nhà vua (thực ra là của Hồng Y Mazarin có Giáo Hội La Mã ở hậu trường). Khi Hồng Y Mazarin qua đời vào năm 1661, Vua Louis XIV đã 22 tuổi, và trực tiếp  nắm trọn mọi việc triều cương.

Vua Louis XIV là một trong những ông vua quyền thế trong các ông vua của nước Pháp. Ông cầm quyền  cho đến năm 1715 và được gọi là một thí dụ điển hình của một bạo quân chuyên chế. Ông tuyên bố "Quốc gia là ta", môt lời nói diễn tả chính xác thái độ của ông đối với nước Pháp."

Nguyên văn: Louis XIII died a year later, and his son became king - Louis XIV - at the age of four. Richelieu had trained Jules Mazarin, an Italian born-cardinal, to be his successor, and during Louis' childhood, Mazarin held the reins of rule in his capable hands. Strong nobles tried to gain control of the government, but after a civil war known as the Fronde, Mazarin in 1653 suppressed the challenge of the nobles to royal power. When Mazarin died in 1661, Louis XIV, then twenty years-two old, personally took over the direction of the government.

Louis XIV was one of the most powerful French kings. Louis XIV ruled France until 1715, and has called the perfect example of absolute ruler. He is supposed to have declared "L'Etat, c'est moi" (I am the state), a saying that accurately describes his attitude toward France.". Arnold Schrier & Walter Wallbank, Ibid., 358. [i]   

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ bàn tay của Giáo Hội La Mã  trong việc gây ra thảm trạng chiến tranh tôn giáo tại Pháp cũng như việc rèn  luyện vua Louis XIV trở thành một tên bạo chúa Da-tô lừng danh trong lịch sử nước Pháp. Bạo chúa Louis XIV (1661-1715) không những lừng danh về lời tuyên bố "L' État C'est moi", và còn nổi tiếng về việc ông xây Điện Versailles và  chính sách đàn áp các tôn giáo khác với những biện pháp vô cùng dã man trong đó có việc ký Sắc Lệnh Huỷ bỏ Sắc Lệnh Nantes vào ngày 18/10/1685 tại Fontainebleau. Vi ký tại Fontainebleau cho nên sắc lệnh này còn được gọi là  Sắc Lệnh Fontainebleau. Nội dung sắc lệnh này được  sử gia Pierre Gaxotte ghi lại như sau:

“Trong phần mở đầu (của Sắc Lệnh Hủy Bỏ Sắc Lệnh Nantes),  Vua Louis XIV chấp nhận lý thuyết cho rằng Sắc Lệnh Nantes  chỉ là một biện pháp tạm thời nhằm chuẩn bị cho việc tái lập đoàn kết quốc gia. “Vì rằng phần lớn những thành phần ưu tú trong cái gọi là “Tôn Giáo Cải Cách” (Tin Lành) đã  theo đạo Da-tô La Mã, việc thi hành Sắc Lệnh Nantes trở nên không cần thiết (vô nghĩa).” Điều 1 ra lệnh  triệt phá các nhà thờ Tin Lành. Các Điều 2 và 3 cấm không đuợc hội họp để cử hành lễ tôn giáo theo nghi thức  thờ phượng Tin Lành ở bất cứ nơi nào, ở lâu đài cũng như ở tư gia. Các Điều 4, 5 và 6 ra lệnh cho các mục sư Tin Lành phải đi khỏi vương quốc (nước Pháp) trong vòng hai tuần lễ và hứa hẹn những người bằng lòng đổi sang đạo Da-tô La Mã sẽ được hưởng nhiều quyền lợi. Điều 8 quy đinh rằng con cái những gia đình Tin Lành sẽ được dạy dỗ giống như những tín đồ Da-tô La Mã. Các Điều 10 và 11 cấm tín đồ Tin Lành không được đi khỏi nước Pháp. Nam tín đồ vi phạm sẽ bị kết án tù khổ sai làm nô lệ chèo thuyền, nữ tín đồ vi phạm sẽ bị kết án tù chung thân. Những người đã bỏ nước ra đi phải trở về, bằng không tất cả tài sản của họ sẽ bị tịch thu. Điều 12 buộc tín đồ Tin Lành phải ăn năn hối cải. Miễn rằng họ không tụ tập với  nhau để  thờ phượng theo nghi lễ Tin Lành, họ vẫn có thể ở lại trong nước mà không cần phải tuyên bố từ bỏ đạo Tin Lành cho đến khi nào họ cảm thấy họ muốn làm như vậy. Chúa sẽ soi sáng cho họ…” Nguyên văn: “In the preamble Louis adopts the theory that the Edict of  Nantes was merely a provisional measure intended to prepare for re-establishment of unity. “Since the better and larger part of our  subjects belonging to the so-called Reformed Religion has been converted to Catholicism, the implementation the Edict of Nantes has become pointless.” Articles 1 orders the demolition of Protestant churches. Articles 2 and 3 forbid assemblies to be held for any reasons of Protestant worship in any place whatever, castle or private house. Articles 4, 5, and 6 order the Protestant pastors to leave the kingdom within two weeks and promise various benefits to those who will convert. Aricle 8 stipulates that children of Protestant parents will be brought up as Catholics. Article 10 and 11 forbid Protesttant to leave the kingdom, threatening male offenders with the galleys and female offenders with life imprisonment. Those who have already left must return; otherwise their possession will be consficated. Article 12 suggests a feeling of remorse. Provided they will not gather together and do not engage in Protestant worship, “our subjetcs of the so-called Reformed Religion may remain in the kingdom without recanting, until such a time as it may please. God to enlighten them…”Pierre Gaxotte, The Age of Louis XIV (New York, The Macmillan Company, 1970), tr. 211.

Những hành động dã man của Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô từ khi Sắc Lệnh Nantes bị hủy bỏ vào năm 1685.-  Nhận xét về việc hủy bỏ Sắc-lệnh Nantes, Sách Men and Nations - A World History viết:

" … Rồi thì Vua Louis XIV phạm một lỗi lầm làm suy yếu nước Pháp. Ông ta nhất quyết cho rằng người dân Tin Lành Huguenots là những người bất trung và là mối nguy hiểm cho đất nước. Năm 1685, nhà vua ra lệnh hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes, luật này cho phép người Tin Lành được hưởng quyền tự do tôn giáo. Hơn một trăm ngàn dân Pháp theo đạo tin lành Huguenots đành phải bỏ nước Pháp mà đi còn hơn là phải từ bỏ tín ngưỡng của họ và theo đạo Da-tô La Mã để được ở lại nước Pháp." Nguyên văn: “Then Louis (XIV) made an error that tended to weaken France. He became convinced that the Huguenots were disloyal and a danger to the nation. In 1685, he revoked, or canceled, the Edict of Nantes, which had given the Hugenots religious fredom. Over 100,000 French Protestants chose to leave France rather than give up their faith.” .” Anatole G. Mazour và John M. Peoples. Ibid., P.349..

Sách Living World History viết:

"Hành động bất khoan dung về tôn gíao của Vua Louis XIV làm thiệt hại cho nước Pháp ngang ngửa với việc ông ta cho xây cung điện Versailles. Năm 1685, ông ta cho hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes để tước đoạt quyền tự do thờ phượng của người dân Huguenots theo đạo Tin Lành. Hậu quả là hàng ngàn người dân cần cù đang làm ăn phát đạt phải bỏ nước Pháp, chạy trốn sang nước Phổ, nước Anh và các thuộc địa của Anh ở Mỹ Châu. Hành động này của Vua Louis XIV làm suy yếu nước Pháp về kinh tế vì làm như thế là làm cho nước Pháp mất đi những người dân tiến bộ nhất."  Nguyên văn: Louis’ religious intolerence was as damaging to France as was Versailles. In 1685 he revoked the Edict of Nantes depriving Huguenots of their freedom of worship. As consequences thousands of these prosperous industrious citizens fled to Prussia, England, and the English colonies in America. Louis’ action weakend France economically by depriving the nation of some of its most progressive citizens.” Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1974), p. 361.

Sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi viết:

"Ngày 17-10-1685, Vua Louis XIV đã ký một đạo luật đặt đạo Tin Lành ra ngoài vòng pháp luật. Kể từ đó, lính của nhà vua và những người Thiên Chúa Giáo (La Mã) triệt phá các nhà thờ Tin Lành, lùng bắt các mục sư Tin Lành để giam cầm và sát hại. Từ 250 ngàn đến 400 ngàn người Tin Lành phải bỏ nước ra đi để lánh nạn. Số còn lại bị tù đày, bị giết chết, hay bi bắt làm nô lệ. Cũng từ đó nhân loại lên án Vua Louis XIV. Còn các sử gia Pháp gọi hành động bạo ngược này của nhà vua là làm nhục quốc thể. Và cũng từ đó, đạo Tin Lành khắp thế giới mỗi ngày một bành trướng và tín đồ Cơ Đốc (Da Tô) bỏ đạo cũ để theo đạo Tin Lành ngày một đông hơn." Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993), tr. 532.

Việc hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes gây ra không biết bao nhiêu là thống khổ đau thương cho người Pháp Tin Lành, đau thương nhất là họ phải bỏ nước ra đi tìm tự do và trở thành làn sóng người trốn khỏi nước Pháp đi tìm tự do kéo dài cả mấy chục năm.Trong cuốn The Age of Louis XIV, sử gia Pierre Gaxotte dành hẳn Chương X gồm gần 30 trang sách với nhan đề là The Religious Struggles and the Revocation of the Edict of Nantes để nói về chuyện người Pháp bỏ nước ra đi tìm tự do tôn giáo trong những năm đó. Dưới đây là mấy đoạn văn trong chương sách này:

"Như vậy, vương quốc Pháp đã trở thành một quốc gia mà tôn giáo của nhà cầm quyền là tôn giáo của quốc gia. Chính sách bất khoan dung trở thành luật lệ khắp trong nước. Louis XIV đã tự hạ giá xuống mức đến độ tầm thường như những người khác. Mọi người trong nước Pháp đều nhìn thấy rõ sự suy thoái này. Việc hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes chẳng giải quyết được gì cả; trái lại, nó còn làm cho mọi sự việc trở thành bất ổn. Nhà vua cấm di cư ra khỏi nước, nhưng người ta vẫn ồ ạt bỏ nước ra đi. Lúc đầu, chính quyền không có hành động gì để ngăn chặn những người trốn ra ngoại quốc, trái lại còn tỏ ra hài lòng nữa. Nhưng khi con số người bỏ nước ra đi càng ngày càng nhiều hơn, chính quyền bèn áp dụng những biện pháp kiểm soát tại các vùng ven biên và các trạm xuất hành để ngăn chặn. Có nhiều vụ đụng độ. Nhiều người bị sát hại, nhiều người bị thương, nhiều người bị bắt và bị đưa đi làm lao nô tại các tầu thuyền của nhà nước. Những kế hoạch tổ chức đưa người đi trốn được điều nghiên thận trọng hơn và có phương pháp hơn. Những người  hướng dẫn, làm lái đò, làm giao liên tại các trạm tiếp nhận và dẫn người đi đều phải ngụy trang. Có cả những tổ chức làm giấy thông hành giả và có những lộ trình bí mật để đưa người đi trốn. Có bao nhiêu người bỏ nước ra đi? Ước lượng khác nhau rất nhiều, khoảng từ 60 ngàn người đến hai triệu. Theo Vauban, riêng vào thời của ông thì có khoảng 100 ngàn người. Nhưng việc người ta bỏ trốn ra khỏi nước không phải chỉ xẩy ra trong thời gian ngắn giới hạn trong một năm, mà còn kéo cả hơn 50 năm.” Nguyên văn: “The kingdom had thus once again become a state where the religion of the sovereign was the law. Intolerance was the rule almost everywhere: Louis XIV lowered himself to the level of the rest. This regression was enthusiastically hailed by all of France. But the revocation settled nothing, on the contrary, it unsettled things. The king forbade emigration, but emigration got under way. At first no attempt was made to stop it, and there was even a show of satisfaction. But as the movement grew, extensive measures were taken along the borders and in places of embarkation. Skirmishes took place; fugitives were killed and others wounded, captured, sent to the galleys. The exodus was then more carefully planned and became methodical. Guides, ferrymen, relays, disguises came to be used; agencies sprang up where false passports could be obtained, and secret intineraries were worked out. How many emigrated? Estimates vary considerably, ranging between sixty thousand and two million. Speaking of his own time, Vauban put the figure at 100.000. But the exodus did not occur in a single year It proceeded irregularly and over a fifty-year span.") Pierre Gaxotte, Ibid., 211-212.

3.- TẠI ANH QUỐC: Chúng ta biết rằng ngày nay đại khối dân tộc Anh theo Anh giáo hoàn toàn biệt lập với Giáo Hội La Mã. Tuy nhiên, trước khi đi đến tình trạng này như ngày nay, nhân dân Anh cũng đã phải trải qua một thời kỳ khốn đốn với nhà cầm quyền cuồng tín muốn Da Tô Hóa toàn dân Anh bằng bạo lực. Dưới đây là những bản văn lịch sử nói về nữ bạo chúa Bloody Mary cùng với phe cánh tín đồ cuồng tín của Vatican sử dụng bạo lực cưỡng bách nhân dân Anh phải theo đạo Da Tô. Sử gia Thomas P. Neil viết:

"Mary đã được khuyến cáo là nên đối xử tử tế với những người đã bỏ đạo Da Tô (those who had left the faith), nhưng vây cánh bên cạnh bà vô cùng quá khích, cương quyết chống lại những người tà giáo. Trong thời gian 5 năm tại vì của bà, có tới khoảng ba trăm người bị hành hình vì tín ngưỡng của họ khác với đạo Da Tô La Mã….Thực ra, so với các nhà cầm quyền đạo phiệt Da-tô khác ở Âu Châu vào thời bấy giờ, Nữ Hoàng Mary cũng không tệ hơn họ, nhưng việc bà bách hại những người chống đạo Da-tô La Mã đã gây nên phản ứng chống bà và chống luôn cả đạo Da-tô La Mã. Các sử gia đã đặt cho bà biệt danh là "Bloody Mary (Mụ Mary khát máu). Triều đại ngắn ngủi của bà đã làm tiêu tan mọi cơ hội phục hồi đạo Ki-tô La Mã ở Anh quốc." Nguyên văn: “Mary was advised to be lenient with those who had left the faith. The queen was not personally inclined to be severe, but many of her subordinates went to extremes against “heretics.” About three hundred were executed for their anti-Catholic beliefs during her reign. ..… Mary was no worse than other rulers of time, but the persecution caused a reaction against the queen and Catholicism, and historians soon dubbled her “Bloody Mary.” Her short reign ruined any chance for a Catholic restoration.” Thomas P. Neil, Story of Mankind (New York: Holt, Rinehart & Winston Inc., 1968) p. 366. (10). 

Năm 1558, dân Anh vùng lên lôi cổ bà ra khỏi ngai vàng và đưa Anh giáo trở lại địa vị làm quốc giáo như trước, rồi loại bỏ hết mọi ảnh hưởng của Tòa Thánh Vatican. Nhưng cũng như đạo Da-tô La Mã, Anh giáo cũng kỳ thị và khinh miệt những người thuộc các tôn giáo khác và ngay cả những người cùng thờ ông Jesus như các hệ phái Tin Lành cũng bị kỳ thị. Chính vì vậy, vào năm 1620, 102 người Pilgrims đã quyết tâm lên tầu Mayflower từ bỏ Anh quốc đến lập nghiệp ở Massachusetts. Chuyện 102 người Pilgrim lìa bỏ nước Anh đi Mỹ Châu lập nghiệp được sách This Is America’ s Story kể lại như sau:

“Đồng thời với những người đầu tiên đến định cư ở Jamestown (hầu hết là những người đi tìm vàng), một số người Anh khác di chuyển đến thành phố Leyden ở Hoa Lan. Họ là những người dân thường gồm những thanh niên và phụ nữ đã từng ly khai ra khỏi Giáo Hội Anh để được tự do thờ phượng theo ý muốn. Vì lý do trên đây, người ta gọi họ là những người ly khai. Ở Anh, vì bị ngược đãi, họ trốn sang Hòa Lan. Nhưng ở Hòa Lan, họ cũng chẳng được sung sướng. Ngôn ngữ, tập tục và dân chúng Hòa Lan, tất cả đều xa lạ đối với họ. Những người Anh lang thang mất quê hương này (về sau người ta gọi họ là người Pilgrim) không muốn con cái của họ quên mất nguồn gốc và truyền thống của người Anh. Vốn là người quen sống bằng nghề nông ở đồng quê, họ không thích sống và làm việc ở thành phố. Cho nên họ quyết định đi tìm quê hương mới ở Mỹ Châu.

Người Pilgrims đi Mỹ Châu: Một số người trong bọn họ trở về Anh quốc để lo việc lập kế hoạch cho cuộc phiêu lưu mới này. Lúc đó, cũng có một nhóm người ly khai khác cũng muốn rời bỏ Anh quốc và hợp tác với họ. Là những người nghèo nên họ cần được giúp đỡ cung ứng tầu thuyền chuyển vận cùng các thức ăn, nước uống và đồ cần dùng cho chuyến đi. Một trong những công ty thương mại bằng lòng giúp họ vấn đề này. Đổi lại, người Pilgrims phải đồng ý sẽ làm việc cho công ty này một thời gian là 7 năm. Trong thời gian 7 năm này, họ chỉ được cung cấp những gì cần thiết cho cuộc sống hàng ngày thôi. Những gì họ sản xuất được đều thuộc về công ty.

Tháng 9 năm 1619, đoàn người Pilgrims từ hải cảng Plymouth, Anh quốc, bước lên chiềc tầu buồm nhỏ bé có tên là Mayflower vượt biển. Tất cả có 102 người. Cơn bão lớn ở ngoài khơi Đại Tây Dương thổi dạt con tầu này xa về phía Bắc của nơi họ dự trù đến định cư. Cuối cùng, vào tháng 11 năm đó, tầu Mayflower đến bỏ neo ở một nơi an toàn mà ngay nay gọi là Massachusetts. Tuy đến nơi an toàn rồi, nhưng họ lại gặp một vấn đề rắc rối. Đó là giấy phép của Anh hoàng cho phép họ đến lập nghiệp ở vùng đất do công ty London làm chủ ở Virginia. Họ không tới đó, mà lại tới vùng đất ngoài phạm vi của công ty London. Họ phải giải quyết vấn đề này ra sao? (Họ phải tìm cách giải quyết vấn đề này.)”

Nguyên văn: “At the same time that the first settlers were landing at Jamestown, another group of English people moved to the city of Leyden in Holland. These were humble men and women who at home had wished to separate from the Church of England and worship as they saw fit. For this reason, they were called Separatists. Because they had been persecuted in England, they fled to Holland. But they were not happy there. The language, customs, and people of Holland seemed strange to them. These English wanderers, or Pilgrims, as they later came to be called, did not want their children to forget English ways. Also, the Separatists were farmer folk who did not like working in a city. They decided to seek new homes in America.

The Pilgrims go to America: Some of the Pilgrims returned to England to make plans for new venture. They were joined by other Separatists who wished to leave England. Because they were poor people, they had to get help. One of the trading companies agreed to furnished a ship and supplies. In return, the Pilgrims agreed to work for seven years as servants of the company. Everything they produced was to go to the company except supplies which they needed for their own use.

In September, 1620, the Pilgrims set sail from Plymouth, England in a tiny vessel called Mayflower. There were 102 persons on board. Fierce Atlantic storms drove the Maylower far north of her destination. In November, 1620, she finally came to anchor in a harbor in what is now Massachusetts. The charter of the Pilgrims gave them permission to settle on land owned by London Company in Virginia. But the land they had reached was outside of the region owned by the company. What were they to do?” Harriett McCune Brown, Robert P. Ludlum & Howard B. Wilder, This Is America’ s Story (Atlanta, GA: Houghton Mifflin Company Boston, 1975. pp. 76-78.

Bị ngược đãi vì tôn giáo ở ngay chính quê hương, nhóm người Anh Pilgrims trên đây đã phải liều chết vượt Đại Tây Dương bằng một cuộc hải hành đầy phong ba bão táp dài thăm thẳm hàng chục ngàn cây số để đi tìm tự do. Nhóm người này được coi như là những người Âu Châu thứ nhất vượt biển đến Mỹ Châu để được hưởng quyền tự do thờ phượng theo ý muốn. (Thực ra, năm 1607, đã có hơn 100 người Âu Châu đến định cư tại một địa điểm trên bờ sông James thuộc tiểu bang Virginia ngày nay. Nhưng động lực đến Mỹ Châu của những người này là đi tìm vàng hay châu báu, chứ không phải là động lực vượt biển đì tìm tự do tôn giáo, giống như 102 người Pilgrims trên đây.)

Cũng nên biết, vào thời kỳ này, tại Âu Châu, tình trạng bị ngược đãi vì không cùng tôn giáo với các nhà cầm quyền đạo phiệt tay sai của Tòa Thánh Vatican rất phổ quát. Cũng vì thế mà con số người tìm cách trốn bỏ Âu Châu  đến Mỹ Châu để được tự do thờ phượng theo ý muốn càng ngày càng nhiều hơn. Phần lớn những những người này khinh bỉ và ghê tởm đạo Ki-tô La Mã, trong đó có nhiều người trở thành những nhân vật rường cột trong Cuộc Chiến Cách Mạng Hoa Kỳ (1776-1783) và cũng là những người góp phần quan trọng vào việc biên soạn Hiến Pháp Hoa Kỳ làm nên tảng cho cơ cấu tổ chức chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ hiện nay. Một số những nhân vật rường cột này là các ông James Madison, vị tổng thống thứ 2 của Hoa Kỳ, Thomas Jefferson, vị tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, Benjamin Franklin (1706-1790), Thomas Paine (1737-1809), v.v…

Tổng Thống Hoa Kỳ James Madison (1751-1836) nói:

"Trong gần 15 thế kỷ cơ sở hợp pháp của Kitô giáo đã được phán xét, hoa trái của Kitô giáo là gì? Ở khắp nơi, không nhiều thì ít, sự lười biếng và hợm hĩnh của giới giáo sĩ, sự ngu tối và quỵ lụy của giới tín đồ, sự mê tín, sự cố chấp và bạo hành trong cả hai giới." Nguyên Văn: “During almost 15 centuries has the legal establishment of Christianity been on trial? More or less in all places, pride and indolence in the clergy; ignorance and servility in the laity, in both, superdtition, bigotry, and persecution.”(Trần Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA., Giao Điểm, 2000), tr. 292.

Tổng Thống Thomas Jefferson (1743-1826) tuyên bố:

Trong mọi quốc gia và trong mọi thời đại, linh mục đều đã thù nghịch đối với tự do. (In every country and in every age, the priest has been hostile to liberty).” “Thần Ki-Tô là một nhân vật có những tính cực kỳ độc ác, bất khoan dung, đồng bóng, và bất công,” (The God is being of terrific character cruel, vindictive, capricious and unjust.) “Đã tới 50, 60 năm từ ngày tôi đọc cuốn Khải Huyền, và từ đó tôi coi nó chỉ là những lời điên dại mê sảng của 1 kẻ điên cuồng.” (It had been 50 and 60 years since I read the Apocalypse, and I then considered it merely the ravings of a maniac.) Trần Chung Ngọc, Sđd., tr. 292

Ông Benjamin Franklin (1706-1790) nói:

"Cách nhìn mọi sự việc bằng đức tin là phải nhắm con mắt của lý trí lại (không được sử dụng đến lý trí.)" (The Way see by faith is to shut the eye of reason.) Trần Chung Ngọc, tr. 290..

Triết gia Anh Thomas Paine (1737-1809), tác giả cuốn sách nổi tiếng "Thời Đại Của Lý Trí" (Age of Reason) nhận xét:

a.- "Cuốn Tân Ước dạy chúng ta những gì? Tin rằng Đấng Toàn Năng phạm tội lăng nhăng với một người đàn bà đã có chồng; và tin vào cái chuyện lăng nhăng này gọi là đức tin." (What is the New Testament teaches us? To believe that the Almighty committed debauchery with a woman engaged to be maried; and to belief of this debauchery is called faith.)

b.- "Nguồn gốc của những sự độc ác ghê tởm nhất, của những sự tàn bạo dã man khủng khiếp nhất và của những nỗi khốn khổ to lớn nhất giáng lên đầu nhân loại nằm ở trong cái gọi là mặc khải, hay tôn giáo mặc khải." Nguyên văn: “The most detestable wickedness, the most horrid cruelties, and the greatest miseries that have afflicted the human race have had their origin in this thing called revellation, or revealed religion.”

c.- "Tin vào một vị thần độc ác làm cho con người thành độc ác." (Belief in ruel god makes a cruel man.)

d.- "Một ông thầy giáo giỏi có ích hơn là 100 (một trăm) ông linh mục." (One good school master is of more use than a hundred priests.) Trần Chung Ngọc, Sđd., tr. 292.

Chính vì sự kiện này mà Hiến Pháp Hoa Kỳ mới có điều khoản tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền (Tu Chính Hiến 1), và kể từ đó chính quyền Hoa Kỳ luôn luôn có thái độ và hành động cứng rắn và thẳng thừng đối với Vatican. Thực trạng này được nhà viết sử Lương Minh Sơn ghi lại trong bài viết Bài Học Chiến Tranh Việt Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ với nguyên văn như sau: 

“Đối với Hoa Kỳ, mặc dù là đất nước được gầy dựng trên nền tảng luân lý và đạo đức của  niềm tin nơi Thiên Chúa (Judo-Christian), tổ tiên của người Mỹ là những người Âu Châu đã từng bỏ chạy qua đây để tránh sự ruồng bắt của Tòa Thánh La Mã trong thời kỳ “Inquisition”. Thành thử, Hiến Pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm và tách rời mọi sự liên hệ về quyền lực chính trị giữa chính quyền và tôn giáo, không phải chỉ vì trình độ ý thức chính trị cao mà còn là vì những kinh nghiệm đau đớn có thật lúc trước. Nếu Hoa Kỳ đã cấm bang giao với Cộng Sản Trung Quốc trong 23 năm (1949-1972), với Cộng Sản Việt Nam trong 19 năm (1975-1994) vì không tương quan trên chính kiến và quyền lợi, thì Hoa Kỳ cũng đã từng cấm bang giao với Vatican trong 117 năm (1867-1984).” Lê Hữu Dản, Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr 28.

Trên đây là nói về những người bị cưỡng bách phải bán xới quê hương, bỏ nước ra đi đến một nơi xa lạ để sinh sống vì nhất định không chịu theo đạo Da-tô (trường hợp ở Tây Ban Nha và ở Pháp), và những người quyết tâm liều chết ra đi đến nơi xa lạ để định cư chỉ vì cái nạn đạo phiệt Ki-tô ở quê hương họ đã không dung thứ cho họ được hành xử cái quyền tự do tôn giáo (trường hợp ở Anh). Cũng nên biết là vào thời kỳ đó:

1.- Không có phương tiện di chuyền bằng đường hàng không.

2.- Các phương tiện di chuyển bằng đường thủy và đường bộ chưa được cơ khí hóa.

3.- Không có tổ chức Liên Hiệp Quốc với các tổ chức giúp người ti nạn.

4.- Không có siêu cường Hoa Kỳ giầu có và các cường quốc khác mở rộng vòng tay đón nhận và giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần để ổn định trong những lúc “ban đầu khởi đầu nan” và sẵn sàng nuôi báu cô những người không có khả năng làm việc để mưu sinh.

Ấy thế mà chỉ vì lý do bị các chính quyền đạo phiệt Da-tô kỳ thị và bách hại, người ta cũng phải liều chết bỏ nhà, bỏ quê hương đất tổ ra đi đến lập nghiệp ở một nơi xa lạ, chưa biết số phận ra sao! Chỉ riêng ở nước Pháp trong mấy năm kể từ khi Vua Louis XIV huy bỏ Sắc Lệnh Nantes vào ngày 18/10/1685, đã có từ nhiều trăm ngàn lên đến hàng triệu người bỏ nước ra đi trốn bỏ cái chế độ đạo phiệt Da-tô khốn nạn ở quê nhà để được tư do thờ phượng theo ý muốn của họ. Áy là chưa nói tới hàng triệu người dân ở các nước Âu Châu khác và ở các lục địa khác bỏ nước ra đi đến Mỹ Châu lập nghiệp cũng có một đích chung là chạy trốn các chế độ cha cố khốn nạn và  có một những trường hợp mà ta thường gọi là “tỵ nạn kinh tế” như một số người Việt trốn khỏi Vỉệt Nam từ cuối thập niên 1970 trở về sau. 

Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ thảm họa đạo phiệt Da-tô  nói riêng và độc tài tôn giáo nói chung còn kinh khủng, dã man và ghê tởm gấp trăm gấp ngàn lần nếu so với bất kỳ chế độ độc tài chính trị nào trong lịch sử nhân loại. Phần trình bày dưới đây cho chúng ta thấy rõ hơn nữa về vấn đề này.

CƯỜNG ĐỘ VÀ ĐẶC TÍNH DÃ MAN

CỦA NGƯỜI TÍN HỮU DA TÔ LA MÃ

Trong lịch sử nhân loại, đã từng có rất nhiều vụ tàn sát hay giết hại người tập thể vào những khi một thế lực mới lên nắm chính quyền hay bọn giặc cỏ, giặc biển và cướp núi bắt được những con mồi, nhưng không có thế lực chính trị hay giặc cướp nào lại tàn ngược và dã man bằng những tín hữu Da-tô đối với những thành phần thuộc các tôn giáo khác khi mà quyền lực lọt vào trong tay họ. Suốt trong chiều dài lịch sử từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay, quyền lực của Giáo Hội La Mã La Mã vươn tới đâu thì ở đó chính quyền đạo phiệt Da-tô tay sai của Giáo Hội và tín đồ của Giáo Hội phóng tay tàn sát những thành phần thuộc các tôn giáo khác một cách cực kỳ dã man,  và ngay cả tín đồ Ki-tô thuộc các hệ phái khác cũng cùng không thoát khỏi. Cường độ và đặc tính dã man này đã được phơi bày ra qua:

1.- Việc Giáo Hoàng  Stephen VII (896-897) khai quật mồ Giáo Hoàng Formous (891-896) để lấy xác vị giáo hoàng tiền nhiệm này  để trả thù (Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church, New York, G.P. Putnam’s Sons, 1981, pp.121-122 và Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội và Xin Lỗi?, Garden Grove, CA., Giao Điểm, 2000, 169-182).

2.- Những dụng cụ và phương cách tra tấn nạn nhân của các Toà Án Dị Giáo (Trần Chung Ngọc, Công Giáo Chính Sử, Garden Grove, CA., Giao Điểm, 1999, tr. 99-134),

3.- Con số nạn nhân bị Giáo Hội sát hại lên đến hơn 250 triệu người (Lloyd M. Graham, Deceptions and Myths Of The Bible, Secaucus, N.J., 1999, p. 463),

4.-  Cung cách mưu sát Đô Đốc Coligny và gần 20 ngàn tín đồ Tin Lành ở nước Pháp vào hạ tuần tháng 8/1572 mà sử Pháp gọi là “The  St. Bartholomew’s Day Massacre of 1572” (J.T.C, Smokerscreens, Chino, CA., 1983, pp.14-17). Chuyện dã man này đã được ghi lại ở trên.

Đó là những chuyện đã xẩy ra riêng ở Âu Châu trong thời trước khi Cách Mạng Pháp 1789 bùng nổ.

Chưa nói tới những hành động tàn ác và dã man khi các đoàn quân thập tự của Giáo Hội trong thời Trung Cổ tiến vào vùng Palestine và vào miền Nam nước Pháp, chưa nói đến những hành động tàn ác và dã man của các chính quyền đạo phiệt Da-tô và quân thập tự cũng như tín hữu Da-tô ở các lục địa Phi Châu, Mỹ Châu và Á Châu khi quân đội của các Liên Minh Thánh Tây Ban Nha  - Vatican, Liên Minh Thánh Bồ Đào Nha – Vatican và Liên Minh Thánh Pháp – Vatican tiến vào đánh chiếm và thống trị các vùng mục tiêu trên các lục địa này từ đầu thế kỷ 16 cho đến giữa năm 1994 (thời điểm con số hơn 800 ngàn người dân Rwanda bị chế độ cha cố của Giám-mục Augustin Misago tàn sát trong vòng 100 ngày), chỉ nói sơ qua những  cung cách tra tấn,  hành hạ nạn nhân của tu sĩ và tín hữu Da-tô kể từ thời Đệ Nhị Thế Chiến cho đến ngày nay thôi, chúng ta cũng phải rùng mình khiếp sợ. Một trong những chuyện vô cùng rùng rợn xẩy ra ở Croatia trong những năm 1941-1945 được sách Smokerscreens ghi lại với nguyên văn như sau:

Nạn nhân của bọn mật vụ Ustachi (đạo phiệt Da-tô Croatia trong thời bạo chúa Ante Pevalich) không những bị tra tấn tàn nhẫn về thể xác, mà còn bị hành hạ đau đớn về tinh thần và lương tâm nữa. Một trường hợp vô cùng dã man và tàn ác chưa từng thấy như trường hợp dưới đây đã được ghi lại và phối kiểm qua nhiều nhân chứng có tuyên thệ: "Tại Nevesinje, bọn mât vụ Ustachi càn bắt hết tất cả cha mẹ (vợ chồng) và bốn người con của một gia đình người Serb (theo đạo Chính Thống). Người cha bị giam riêng ở một chỗ khác,  người mẹ và 4 người con bị giam ở một chỗ khác. Suốt trong 7 ngày giam giữ, chúng hành hạ và tra tấn nạn nhân bằng cách không cho ăn uống gì hết. Rồi thì  chúng mang đến cho người mẹ và 4 đứa con một  miếng thịt nướng khá lớn và nước uống thừa thãi.  Sau nhiều ngày không được ăn uống, những người bất hạnh này ăn hết sạch miếng thịt  nướng đó. Sau khi ăn xong, bọn mật vụ Ustachi cho họ biết rằng miếng thịt nướng đó thực sự là thịt  của người cha của chúng." Nguyên văn: "The atrocities of the Ustachi far surpassed mere physical torture. Their victims were tormented emotionally as well. An example of the unprecedented brutality is recorded by the sworn testimony of several witnesses regarding the following incident. At Nevesinje, the Ustachi arrested one whole Serbian family consisting of father, mother and four children. The mother and children were separated from the father. For senven days they were tortured by starvation and thirst. Then they brought the mother and children a good-sized roast, and plenty of water to drink. These unfortunates were so hungry that they ate the entire roast. After they finished, the Ustachi told them that they had eaten the flesh of their father."J.T.C.,  Ibid., p. 32.   

Cũng nên biết, trong những năm 1941-1945, có tới hơn 700 ngàn người dân thuộc Do Thái Giáo và Chính Thống Giáo ở Croatia bị chế độ đạo phiệt Da-tô Ante Pavelch sát hại. Sự kiện này được sử gia Avro Manhattan ghi ron  nơi trang vii trong sáchThe Vatican’s Holocaust (Springfield, MO: Ozark Book, 1986).

Một chuyện khác cũng hết sức rùng rợn diễn ra ở Việt Nam được sách Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng Hay Đế Bờ Ảo Vọng kể lại với nguyên văn như sau: 

“Khu tự trị Phát Diệm đã là một thành lũy của Pháp xây dựng để chống lại Việt Minh và cũng là tiền đồn ngăn chặn Việt Minh ở Liên Khu Tư.  Sau đây là một chuyện hãi hùng xẩy ra đã mấy chục năm qua làm tôi không thể nào quên được khi nhớ lại chuyện :"Liên Tôn Diệt Cộng" mà người Da Tô An Nam nhúng tay vào:

"Hồi ấy nhiều vùng ở Nam Định và Ninh Bình, phần nhiều những làng có dân Gia Tô cư ngụ Pháp để tuyển mộ lính "Partisan, commandos", tổ chức và phát súng ống để chống lại Việt Minh. Nhiều làng ban ngày thì Hội Tề kiểm soát, ban đem thì Việt Minh kiểm soát. Việc đi lại của dân chúng rất khó khăn, thường hay xẩy ra bắt bớ. Nếu ai không chứng minh được giấy tờ hay lý lịch thì bị làm khó dễ, nếu không bị lính của Tây bắt nhốt trong đồn thì cũng bị Du Kích của Việt Minh bắt giữ và giam lỏng tại trụ sở Ủy Ban Hành Chính. Thật là cảnh ly loạn do thực dân Pháp mang đến làm khổ dân tình. Vì tình trạng xẩy ra như vậy cho nên người dân, nhất là những người đi buôn bán ở những vùng xôi đậu đều phải thủ giấy tùy thân trong người. Có người có đến hai giấy tờ của cả hai bên. Còn những người khôn khéo rộng xã giao có khi chẳng cần lận một thứ giấy tờ gì trong người mà ải nào qua cũng lọt. Khổ nhất là người dân ở vùng xôi đậu bị một cổ hai tròng vì nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả ông cha cho nên khó bề mà bỏ đi đâu được. Nhất là những ngày Pháp hành quân. Phần tôi, gốc gác ở Liên Khu Tư, có vóc dáng học sinh trắng trẻo và lại cũng biết chút tiếng Pháp. Phần khác,  gia đình tôi quen rất nhiều cha cố và các công chức làm việc cho Pháp ở vùng Tề nên sự đi lại của tôi lúc bấy giờ không mấy lo ngại.

Hôm ấy nhằm những ngày gần cuối năm. Tuy súng vẫn nổ cắc bùng mà ở vùng nào dân mình cũng chuẩn bị ăn Tết Nguyên Đán. Gia đình tôi cũng sửa soạn Tết. Vì biết tôi gan dạ nên Mẹ tôi đưa tiền tôi vào vùng Pháp chiếm đóng để sắm Tết và luôn thể thăm những người thân. Tôi đang đi ở vùng Tề thì đột nhiên nghe nhiều tiếng súng nổ một cách khác thường. Ngay sau đó là những toán lính Sénégalais rạch mặt đi đường ruồng bố. Không may cho tôi, có mây tên người Việt thám báo nghi ngờ tôi là liên lạc viên của Việt Minh bèn bắt giữ tôi lại. Chúng dẫn tôi về Phòng Nhì để giao lại cho viên sĩ quan Pháp. Nhờ nhanh trí, khi gặp viên sĩ quan Phòng Nhì Pháp, tôi bình tĩnh nói tôi là học sinh, muốn đi học lại nên muốn đến Ninh Bình  liên lạc với người bà con hiện làm ở Tòa Án để thu xếp việc dời đổi nơi ở. Không hiểu vì cảm tình nghe tôi nói tiếng mẹ đẻ của hắn hay vì một lý do nào khác, tên Trung Úy Phòng Nhì này không làm khó dễ gì tôi, mà còn cấp cho tôi một giấy chứng nhận tôi là học sinh. Thế là tôi thoát nạn. Từ nay có bửu bối trong mình nên được tự do đi lại trong vùng Pháp chiếm đóng.

Vì có cuộc hành quân của Pháp ở dọc đường nên làm trễ nải việc đi bộ của tôi đến Ninh Bình. Đi qua Nho Quan đã xa, đi mãi thỉnh thoảng gặp những toán lính Pháp gốc Phi Châu hành quân dọc đường. Một lần nữa tôi bị một toán lính Phi Châu chặn lại hỏi giấy. Vừa may, lúc ấy có một sĩ quan Pháp đến. Tôi liền móc túi lấy giấy vừa được cấp, trình ngay cho viên sĩ quan Pháp. Hắn bảo tôi: "Gần tối rồi. Đừng đi nữa. Nhà binh đang hành quân". Tôi chỉ gật đầu tỏ vẻ cung kính, nói: "Oui, mon lieutenant". Chắc hắn tội nghiệp tôi vì thấy tôi có dáng nho nhã học sinh. Hắn liền gọi tên trưởng đồn người Việt lại, rồi bảo tên này: "Nhà mày rộng. Xếp cho anh này một chỗ nằm đêm nay". Rồi hắn quay lại nói với tôi: "Đi theo Trưởng Đồn về nhà hắn ngủ. Nhớ sáng mai có đi cũng đừng đi sớm. Nhà binh đang hành quân. Nguy hiểm lắm!" Tôi cảm ơn hắn rồi đi theo tên trưởng đồn về nhà.

Nhà tên trưởng đồn ở ngay sát cạnh đồn. Tối hôm ấy, vì lạ chỗ tôi không ngủ được. Phần vì ở ngay bên cửa sổ buồng tôi ngủ, có những tiếng quát tháo om xòm và những tiếng kêu la thất thanh vọng đến như đập vào tai tôi. Hình như có nhiều người đang bị tra tấn, đánh đập ngay ở bên kia đồn và cứ liên tục cho đến gần sáng.

Sáng lại, có mấy chiếc xe nhà binh chở những người võ trang của Cha Tổng mà sau này tôi mới biết là Cha Tổng Hoàng Quỳnh cùng toán lính tự vệ của ông ở Phát Diệm đến vào nhà tên trưởng đồn. Bên này, tôi nghe cuộc nói chuyện giữa Cha Tổng và tên trưởng đồn không mấy rõ, tiếng được, tiếng mất. Hình như Cha Tổng ra lệnh bắn bỏ mấy tên Việt Minh vừa bị bắt, giết xong thì chặt đầu rồi bêu ở ngõ ra vào làng để làm gương và để hù dọa những người theo Việt Minh. Thế rồi, chỉ một lúc sau là Cha Tổng và toán lính ra về.

Sau đấy, tôi định ra chào tên trưởng đồn nói cám ơn, nhưng tên này đã đi sang đồn rồi. Tôi liền ra chợ gần đấy tìm mua xôi ăn để tiếp tục lên đường. Lúc ra đến chợ thì thấy mấy tên lính Commandos giải ba người bị trói ra phía trước chợ. Những người bị bắt đầu tóc bù xù, quần áo tả tơi, mình dính đầy máu. Có một người đi không nổi, bị bọn lính kéo lê lết. Có tiếng kêu xin của một người tù: "Tôi đâu có tội tình gì, chỉ đi mua gà lợn để về bán Tết. Các ông cứ hỏi người trong làng này đều biết tôi là người buôn bán, chứ không là Việt Minh gì hết. Xin các ông tha cho. Tôi còn vợ, còn con ở nhà trông đợi!". Mặc cho lời kêu xin, họ vẫn bị lôi đi xồng xộc.

Lúc đó, chợ đã họp đông. Đi sau mấy người tù là mấy tên lính giải tù cùng viên thiếu úy trưởng đồn. Cùng đi hộ tống viên trưởng đồn, có một tên mang lon cai xếp (hạ sĩ nhất). Đôi mắt tên cai xếp đỏ ngầu, không hiểu đỏ vì rượu hay đỏ vì say máu người. Đến một cái bệ xây bằng xi măng thì tên cai xếp hô: "Chúng bay quỳ xuống". Có một hai người tù hình như cưỡng lại, không chịu quỳ. Tên cai xếp đến bên lấy báng súng đánh cái chát vào đầu gối. Người tù kêu ối một tiếng rồi quỵ xuống. Mấy tên lính lôi ba người tù đặt quỳ thành hàng ngang. Tên cai xếp lại nói: "Bọn bay muốn được các ông tha để về ăn Tết với vợ con, khôn hồn thì hô theo chúng ông". Tức thì tên cai xếp hô: "Đả đảo Việt Minh! Đả đảo Hồ Chí Minh!" Hình như chỉ có một người  hô theo một cách yếu ớt. Hai người còn lại cứ trơ ra. Tên cai xếp bước đến trước mặt một người tù rồi nói to: "Mày là tên đầu xỏ. Cứng đầu thì ông cho một nhát dao về chầu ông bà, ông vải bây giờ. Khôn hồn thì hô theo ông, hô mau đi: "Đả đảo Việt Minh! Đả đảo Hồ Chí Minh!" Người tù này như vận dụng hết sức mình, bèn hô lớn: "Đả đảo bọn Việt gian bán nước! Việt Nam Độc Lập muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!"

Có tiếng lao xao của một vài người đàn ông trong chợ: "Đập bỏ mẹ chúng nó đi". Lại có tiếng hét to: "Cứ giết hết bọn đi lương". Các lời xúi giực như dầu đổ vào lửa, làm tên trưởng đồn tức giận. Hắn rút con dao găm đeo bên hông, bước lại trước mặt người tử tội vừa hô đả đảo, vung dao lên, đâm một nhát, nghe cái "bóp", rồi rút dao ra đâm tiếp thêm mấy nhát, máu ở ngực người tử tội đỏ lòm tuôn ra xối xả. Người tử tội ngã vật xuống nền chợ như cây chuối bị tróc gốc. Tên cai xếp tiến đến thưa với tên trưởng đồn: "Thiếu Úy đi rửa tay đi. Để chúng nó đấy cho em". Tên cai xếp quay sang một tên lính đứng bên, nói như ra lệnh: "Mày chạy đi kiếm cái thau, mau đi!" Tên lính nghe thấy thế liền ba chân bốn cẳng chạy vào chợ. Phút chốc, hắn mang đến một cái thau nhôm nhỏ. Tên cai xếp gật đầu rồi đến bên người tử tội, hắn cúi xuống, đưa dao lên cao rồi đâm mạnh một nhát vào giữa bụng người tử tội. Người tử tội không nhúc nhích, hình như đã chết vì mấy nhát dao của tên trưởng đồn. Tên cai xếp nắm chặt cán dao, rạch một đường dài ở bụng nạn nhân. Đoạn, hắn thò cả hai bàn tay hộ pháp dùng sức mạnh banh toạc da thịt chỗ bụng nạn nhân mà hắn vừa mới rạch, rồi thò tay vào lôi ra một lá gan bầy nhầy còn bám cả máu đỏ tươi. Những tế bào của gan bị va chạm và đứt lìa khỏi thân thể con người nên lớp màng của lá gan trồi lên, trụt xuống tựa hồ như con ếch đang thở. Hắn bỏ lá gan vào trong cái thau nhôm, rồi quay lại hỏi tên trưởng đồn bằng một giọng nịnh bợ: "Còn hai tên kia Thiếu Úy Trưởng Đồn tính xử cách nào?" Tên trưởng đồn chưa kịp trả lời thì vợ hắn ở đâu không biết chạy đến bên, nói như hét vào tai hắn: "Giê-su-ma! Các ông giết người dã man như thế không sợ sa hỏa ngục hay sao?"

Phần tôi, tôi cảm động rơm rớm nước mắt. Tôi như cảm thấy một cái lạnh từ sau ót chạy dài xuống xương sống và thấy nằng nặng ở nơi lồng ngực.

Vợ tên trưởng đồn nói tiếp: "Muốn xử tử người ta thì bắn một phát cho người ta chết. Đừng làm bậy mà phải tội". Nói xong, chị ta lườm nguýt anh chồng một cái rồi bỏ đi một mạch.

Không biết vì sợ lời nói phải của vợ hay vì sợ tội sa địa ngục, tên trưởng đồn ra lệnh cho đàn em mang hai người tử tội còn lại ra ngoài đầu làng để bắn. Rồi hắn bỏ đi, để mặc cho tên cai xếp và bọn lính còn lại muốn làm gì thì làm.

Hai người tử tội được ba tên lính dẫn đi. Sau khi tên trưởng đồn đi khỏi, tên cai xếp ra vẻ ta đây làm lớn. Hắn đằng hắng lên giọng: "Thằng nào đi lấy cho tao chai rượu và mượn một cái lò than của chị bán bánh đa mang lại đây mau". Hai tên lính đứng gần đấy có vẻ mặt dữ tợn. Một tên có cái sẹo lớn nơi má, hình như là lốt chém. Tên kia thì mắt lác. Cả hai tên cùng chạy vào chợ. Chỉ một thoáng, một tên cầm trên tay hai chai rượu trắng, tên kia bê cái thau có than hồng đang cháy, bên trên  có cái vỉ sắt, rồi đặt trên cái sạp gỗ trống. Mặt tên cai xếp lúc ấy trông rất cô hồn. Hắn vẫn tỉnh táo, chứ chưa say vì lúc đó hắn chưa uống một ngụm rượu nào. Hắn lấy con dao găm lẻo cái gan ra thành nhiều miếng, đặt lên chiếc vỉ sắt rồi ra lệnh cho một tên lính quạt cho than cháy đỏ. Còn cái mật người, hắn khẽ lấy mũi dao dí dí cho thủng lỗ rồi nhét cái mật vào chai rượu. Rồi hắn dùng một tay vừa bịt miệng chai vừa xóc xóc chai cho nước mật bắn tung ra. Màu đen của mật hòa lẫn với rượu trắng biến chai rượu thành một thứ màu xám không ra xám, xanh không ra xanh, đen không ra đen. Mặt hắn vênh vênh, váo váo. Hắn thản nhiên xem làng nước không ra gì vì ở đây không ai lớn bằng Cha Tổng của hắn. Cha đã xuống lệnh giết thì hắn có quyền muốn giết bằng cách nào là tùy ý ở bọn hắn, miễn là giết chết được Việt Minh thì thôi! Ngoài Cha Tổng và tên trưởng đồn ra, lúc này hắn không còn kiêng sợ ai nữa. Hắn đưa chai rượu lên uống ừng ực. Mắt hắn đỏ hơn trước. Hắn gọi bọn đàn em lại uống với hắn, nhưng chỉ có hai tên vừa rồi đến để uống chia sẻ chiến công của bọn hắn. Uống xong, bọn hắn bốc mấy miếng gan người bỏ vào mồm nhai ngấu nghiến như con cá sấu nuốt mồi. Mùi khét lẹt của gan người tanh nồng trải ra làm tôi muốn nôn, nhưng phải ráng nuốt cái nước chua chua ở cổ họng xuống,  sợ bọn đầu trâu mặt ngựa kiếm chuyện vì chúng đang say máu người.

Không chịu nổi cảnh tượng vừa xẩy ra, tôi từ từ rút lui. Ra khỏi làng bỗng nghe nhiều tiếng súng. Tôi tự nhủ thầm: "Lại thêm hai mạng người vô tội gục ngã. Tôi những tưởng bọn hắn sẽ tha cho người hô đả đảo theo bọn hắn. Không ngờ chúng giết tất cả, không chừa một ai". Ba bốn hôm sau, trên đường trở về, đi qua làng thì thấy ba cái đầu lâu người được xuyên vào ba cái sào tre được cắm ngay bên vệ đường. Ruồi nhặng đã bắt đầu bu lại. Tôi cắm đầu bước nhanh, đi cho khuất cảnh tượng hãi hùng đó. Ôi! Thật là dã man! Không còn tình người nữa. Lương tâm con người ở đâu? Đức Chúa Trời của họ dạy nhân từ, bác ái, thương người bằng cách ấy hay sao? Lòng lành của những người Da Tô là như vậy đó!" Lê Trọng Văn, Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng Hay Đến Bờ Ảo Vọng (San Diego: Mẹ Việt Nam, 1996, tr. 188-192.

Tại miền Nam Việt Nam, trong những năm 1954-1963, riêng ở các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và Khánh Hòa, có tới khoảng 300 ngàn người bị chế đô cha cố Ngô Đình Diệm sát hại (Chu Bằng Lĩnh, Đảng Cần Lao (San Diego: Mẹ Việt Nam, 1993, tr. 133).

Những chuyện rùng rợn trên đây khiến cho người viết nhớ lại lời nhà báo Long Ân ghi nhận:

Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo để biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình, đã cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của cong người súc sinh.” Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 340.

Những câu chuyện trên đây cũng giúp cho người viết biết rõ tại sao mà văn hào Voltaire lại gọi đạo Thiên Chúa La Mã là “cái tôn giáo ác ôn” Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Saigòn: Chân Lý, 1972), tr. 165.,  và học giả Da-tô Henri Guillemin lại gọi Giáo Hội La Mã là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” (Malheureuse Église) Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 92.

Khi được nghe Giáo Hội La Mã bị lên án một cách hết sức nặng nề như trên, tu sĩ và tín đồ Da-tô nguời Việt thường biện minh và chạy tội cho Giáo Hội bằng cách đặt ra một câu hỏi ngược lại à, “Nếu đạo Da-tô là  “cái tôn giáo ác ôn” và Giáo Hội La Mã là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn”, thì TẠI SAO Giáo Hội La Mã lại có tới gần một tỉ tín đồ?

Để trả lời cho câu hỏi trên đây, chúng ta có thể dùng câu nói của nữ học giả Da-tô là Bà Joane H. Meehl tuyên bố trong rác phẩm “The Recovering Cathloic” (Promethus Books) của bà rằng:

“Đạo Công Giáo (Da-tô) chỉ thịnh hành và phát triền trong giới người nghèo và ngu dốt, nó chỉ có thể khắc phục được bằng giáo dục và kinh tế sung túc.” Nguyên văn: “Catholicism thrives and grows among the poor and ugnorant. It is overcome by education and economic well-being.” Nguyễn Mạnh Quang, Thực Chất của Giáo Hội La Mã - Quyển Một (Tacoma, WA: TXB, 1999), tr. 86-87.

Họ lại đặt ra vấn đề là, nói rằng “đạo Công Giáo chỉ phát triển trong giới người nghèo và ngu dốt”, thì  TẠI SAO trong quá khứ cũng như hiện tại, trong cộng đồng Công Giáo, có rất nhiều tín đồ Da-tô có bằng cấp cao như tiến sĩ, thạc sĩ, v. v…, có những người đã làm đến tổng thống ở Hoa Kỳ cũng như ở nhiều nước khác và ở miền Nam Việt Nam, lại có rất nhiều người giầu có thuộc hàng tỉ phú ở Mỹ cũng như ở nhiều quốc gia khác ở  trên thế giới?

Xin thưa rằng, từ thế kỷ 4 cho đến nay, Giáo Hội La Mã vốn bám chặt lấy chính quyền và các đế quốc thực dân xâm lược để củng cố và duy trì quyền lực. Có quyền lực trong tay rồi, Giáo Hội mới ban đặc quyền đặc lợi cho những tín đồ tay sai đắc lực của Giáo Hội. Có quyền lực trong tay rồi, Giáo Hội mới dùng miếng mồi danh lợi (chức vụ trong chính quyền) để dụ khị những phường háo danh, hám lợi và thèm khát quyền lực chạy theo bắt mồi rồi bị vướng vào cái tròng Da-tô (Catholic loop). Có quyền lực ở trong tay rồi, Giáo Hội mới dùng bạo lực của nhà nước để chèn ép hay cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo đạo. Tình trạng này cũng đã được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi nhận khá rõ ràng ở nơi các trang 128-130 trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris, Sudestasie, 1978).

Chúng ta cũng biết rằng, thói đời thường hay phù thịnh, rất ít người phù suy. Một khi Giáo Hội đã dùng những chức vụ trong chính quyền và đặc quyền đặc lợi để câu nhử những kẻ tham lợi, háo danh, và thèm khát quyền lực chạy theo bắt mồi, thì tất nhiên thế nào cũng có những phường tôn thờ “chủ nghĩa phù thịnh” lợi dụng cơ hội này để “mượn đạo tạo danh thời” với hy vọng sẽ được Giáo Hội ban bố cho chức vụ này chức vụ nọ. Nhờ vậy mà nên danh nên giá. Ngô Đình Khả, Lê Hoan, Trần Lục, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang, Huỳnh Hữu Nghĩa, Lâm Văn Phát, Lâm Lễ Trinh, v.v…, há chẳng phải là những loại người này hay sao? Trong số những nguời này, cũng có mấy người đã leo lên đến chức tổng thống, và họ cũng là những  triệu phú và tỉ phú đó hay sao? Và những người này cũng có con hay cháu học hành đỗ đạt lên đến cử nhân, luật sư, thạc sĩ, tiến sĩ. Chúng ta cũng đã chứng kiến:

1.- Cựu luật sư Nguyễn Văn Chức viết láo viết ẩu, múa rìu qua mắt thợ trong uốn Việt Nam Chính Sử (Fall Church, VA: Alpha, 1992) và đã được người viết nói rõ trong nơi các trang 554-565, Chương 16 trong bộ sách Thực Chất của Giáo Hội La Mã (Tacoma, WA:TXB, 1999), 

2.- Cựu thẩm phán Nguyễn Cần với bút hiệu Lữ Giang viết láo viết lêu trong cuốn Những Bí Ẩn Lịch Sử Dáng Sau Cuộc Chiến Việt Nam (California: TXB, 1999) và ở trong nhiều bài báo đăng trên tờ Sàigòn Nhỏ phát hành ở hải ngoại từ nhiều năm nay. Người viết đã dành ra tới 4 chương (từ Chương 17 đến Chương 20) gôm 130 để nói rõ về vấn đề này.

3.- Ông trí thức Kitô Nguyễn Xuân Sơn: Trong  tác phẩm  Evangelization Vietnamese Buddhist Refugees đệ trình phân khoa thần học tại Claremont (presented to the Faculty of the School of Theology at Claremont) tháng 5 năm 1995, nơi trang 76, ông Nguyễn Xuân Sơn viết:

"We need not be ashmed to share the saving power of Jesus Christ, whom, as we have mentioned , the Buddhist refugees need the most in their time of crisis. Moreover, we need to be more concerned about the conversion of Buddhism, especially in the case of Mahayana. This I believe, can be done only through dialogue with the Buddhist  intellectuals. Vietnamese tradition gives the highest respect to scholars: "sĩ, nông, công, thương" (The scholar is the first, 'second is the farmer,  third is the government official, and the last is the businessman). To that end, The Vietnamese Christian Church, as a whole, need to prepare a working agenda for the task of evangelization of Buddhists at the intellectual level." Son Xuan Nguyen, Evangelization Vietnamese Buddhist Refugees (Ann  Arbor. Michigan, Umi Dissertation Services, 199), tr 76.

[ii]

Ông trí thức Kitô Tiến sĩ Nguyễn Xuân Sơn này rất dốt về xã hội cổ truyền của dân tộc Việt Nam nhưng lại thích làm ra vẻ ta đây là người hiểu biết, học cao hiểu rộng. Vì thế, ông ta mới rơi vào tình trạng viết về xã hội tứ dân của Việt Nam ta trong "cái thời trước khi đất nước ta rơi vào ách thống trị của liên minh giặc Pháp - Vatican" là như vậy. (Công là công chứcthương là nhà kinh doanh) . Đúng nghĩa của chữ "công" và chữ "thương" trong xã hội tứ dân ở Việt Nam ngày xưa là "những người làm nghề thủ công nghệ (artians) hay các ông thợ trong các nghề chuyên môn như thợ mộc, thợ nề, thợ đóng cối say, thơ chạm hay các nhà điều khắc, còn "thương" có nghĩa là thương nhân (merchants), chứ không phải doanh nhân hay doanh nghiệp gia mà gọi là "businessman".

5.- ông Tiến sĩ  Vương Gia Thụy.-  Ông tiến  sĩ này là tác giả cuốn Getting To Know The Vietnamese Culture (New York: Frederick Ungar Publishing, 1976), trong đó nơi trang 22, ông viết:

"The Vietnamse man: According to Confucian teaching, to be a man one must take four important steps: he must be first know how to ciltivate himself (tu thân); then he must govern or run his family properly (tề gia ); without these two prerequisites, he might not be able to rule the country (trị quốc); and only after fulfillment of the three above required steps might he pacify the whole world (bình thiên hạ).

In order to achieve the first step of self-cultivation, he must meet five requirement: 1) he must be merciful, kind, beneviolent, and human (nhân) ; 2) he must adhhere to rites and ceremonies and strictly observe the family and social hierarchies (lễ); 3) he must help the needy and desperate (nghĩa); 4) he must have strong will power and determination (chí); 5) he should be consistent and loyal so that people can trust and have confidence in him (tín)."Vuong Gia Thụy, Getting To Know The Vietnamese Culture (New York: Frederick Ungar Publishing, 1976, tr 22.[iii]

Ông Tiến-sĩ này  không hiểu được chữ "nghĩa" trong đạo Khổng và đã hiểu lầm chữ "trí"  sang chữ "chí" trong bản văn nói về phần này của nền đạo lý Khổng Mạnh. Mong rằng ông tiến sĩ Vương Gia Thụy cũng nên tìm đọc cuốn the Ageless Chinese - A history by Dun J. Li (New York:Charles's Sons, 1978) và đọc thêm cuốn A Historical Survey of  Educational Developments In Vietnam (Lexington, Kentucky, University of Kentucky, 1959) của Tiến sĩ Vũ Tam Ích để hiểu rõ về đạo  Khổng. Trong trường hợp nếu đọc được tiếng Việt, ông Tiến-sĩ Thụy nên tìm đọc bộ sách Nho Giáo của tác giả Trần Trọng Kim, Khổng Học Tinh Hoa của Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ và bộ sách Khổng Học Đăng của cụ Phan Bội Châu để biết rõ về đạo Khổng .

6.- Về Ông Giáo-sư Nguyễn Ngọc Bích, ông này xuất thân từ một gia đình quan lại trong thời Liên Minh Pháp – Vatican thống trị Việt Nam và là một trí thức có tên tuổi ở hải ngoại. Ví không nhận thức được cái hữu hạn trong cái mớ kiến thức mà ông đã học hỏi và thâu nhận được trong cuộc đời của ông, cho nên ông mới nhẩy vào lãnh vực văn học Việt Nam (có thể không nằm trong lãnh vực ông nghên cứu hay có nghiên cứu mà không được tường tận). Tình trạng vơ vào này khiến cho ông đã dịch chữ “biển dâu” của Việt Nam sang tiếng Anh là “mulberry sea” và chữ “cá mè” thành chữ “sesame fish”. Sư kiện này khiến cho ông Lê Trúc Huynh ghi lại mấy lời ngỡ ngàng như sau:


Cách đây hơn 10 năm , tôi có đọc một vài bài thơ Việt được một vị học thiệt có bằng Tiến Sĩ đàng hoàng và hình như ông ta cũng có chân trong hội Văn Bút VN ở  hải ngoại thì phải, dịch ra tiếng ... Ăng Lê.

Ông dịch chữ "biển dâu  trong câu thơ "Biển dâu xanh ngát / hóa một cồn lau / ra chữ “mulberry -sea" và chữ "cá mè" trong câu "Phú ông xin đổi một xâu cá mè" ra chữ “ sesame fish". Tôi ngơ ngẩn hoài một thời gian khá lâu về mấy chữ Việt được dịch ra tiếng Anh này. Chả lẽ các thầy, cô dạy cho tôi chữ "biển dâu" có nghĩa là sự thay đổi trong cuộc đời, xuất xứ' từ câu "thương hải biến vi tang điền" ( biển xanh hóa ra ruộng dâu ), còn cá mè là tên 1 loại cá sông, ăn rất béo và ngon miệng và mè là tên 1 loại hạt thuộc loại mễ cốc , đều dạy trật lất hết sao?”Lê Trúc Huỳnh. “Linh Hồn Ðánh Mất.” www.VietHaven.com  Ngày 19/12/2002  [iv]  

Và ông Aladin Nguyên viết trong thaoluan@yahoogroups.com, ngày 30/6/2005    trong đó có hai đoạn với nguyên văn như sau:


Nguyễn ngọc Bích vì háo danh muốn lấy le với đời, muốn trổ tài cho mọi người biết ta đây là giỏi,  là tài,  là bậc thông thái nên gã đã đem thơ Kiều của Nguyễn Du và những thơ hay của Việt Nam ra  dịch sang tiếng Anh, mà trong đó có  câu  "tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương" chuyển thành "Tho Xuong chicken soup" hoặc chữ "biển dâu"  (trải qua một cuộc bể dâu những điều trông thấy mà đau đớn lòng hoặc biển dâu trong tích tang điền...) để trở thành tiếng Anh là "mullberry sea" một cách ẩu trỉ và ngu đần đến thế.

Vì chuyện "biển dâu" (mullberry sea) này mà khi sinh tiền ký gỉa Tú Rua Lê Triết đem nó ra mà phê bình,  góp ý sửa sai với "giáo sư" Nguyễn ngọc Bích qua nhiều số báo, ấy thế mà NNB đã   viết sai, làm quấy lại không biết phục thiện, sửa đổi lại bản dịch của mình, lại còn ngon cố cứng đầu, quay sang mắng chửi chụp mũ người đã phê bình mình là ký gỉa Tú Rua Lê Triết một cách thậm tệ  Nhưng  khi  Ông Tu Rua Lê Triết  sống thì Nguyễn ngọc Bích không lần nào dám hó hé lên tiếng với Ông ấy cả, dù là lên tiếng để  tranh luận nói  về chuyện "biển dâu .. dâu bể" (mullberry sea) của cuộc đời, hoặc là  bàn  đến  một... tô canh gà nổi tiếng  ở vùng Thọ Xương kia  đi chăng nữa.” Aladin Nguyên. “Nguyễn Ngọc Bích là ai?”thaoluan@yahoogroups.com,  ngày  30/6/2005.

7.- Nhiều ông trí thức khác đã được người viết nêu đích danh nơi  Chương 21 trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Công Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Hou ston, TX: Văn Hóa, 2000) cũng ở vào tình trạng tương tự như các ông trí thức trên đây.

8.- Các nhân vật nổi của cái gọi là Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation được thành lập vào tháng 7 năm 1973  là  ông bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh, Tiến-sĩ Nguyễn Văn Canh, Nguyễn Bá Cẩn (Cao Học Hành Chánh), v.v… đều là những người trí thức cả đó. Ấy thề mà họ lại muối mặt viết thư thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc và chính phủ Hoa Kỳ làm áp lực với chính quyền Việt Nam phải tôn trọng Thỏa Hiệp Paris 1973, tái lập tình trạng chia đôi đất nước Việt Nam để lấy một nửa nước giao cho bọn Việt gian mà chính bản thân họ hay ông cha họ đã từng có thành tích làm tay sai cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược trong thời 1858-1945 hay Liên Minh Mỹ - Vatican trong những năm 1954-1975. Vấn đề này đã được người viết nêu lên trong cuốn Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004).

Tình trạng kiến thức và cung cách hành xử của các ông trí thức trên đây đã khiến cho người viết nhớ đến lời nói “Trí thức không bằng cục phân”của ông Mao Trạch Đông. Thiển nghĩ rằng câu nói này rất thích hợp với ông trí thức Da-tô trên đây.

 

CÁC NƯỚC KHÔNG CỘNG SẢN KHÁC

CŨNG BỎ NƯỚC TÌM ĐẾN HOA KỲ

Phần dưới đây sẽ nói về những người tại các quốc gia không có chính quyền là Cộng Sản mà vẫn phải bỏ nước tìm đến Hoa Kỳ mưu sinh với hy vọng sẽ có một đời sống tốt đẹp hơn dù là quê hương của họ đã được Giáo Hội đem Tin Mừng và Hông Ân Thiên Chúa đến ban phát cho họ từ những năm đầu của thế kỷ 16. Chúng ta hãy tìm hiểu TẠI SAO những người này phải lìa bỏ quê hương xứ sở đến Hoa Kỳ sinh sống:

Thứ nhất, cái tâm lý kinh tởm và muốn lánh xa các chế độ chính trị bạo ngược đã có từ ngàn xưa. Ngay cả vào những năm 1954-1975, NẾU Hoa Kỳ mở rộng con tim đón nhận người Việt Nam vào Hoa Kỳ định cư lập nghiệp và có những khoản tiền trợ cấp (như họ đã cấp cho những người Việt đến Hoa Kỳ tỵ nạn từ tháng 4 năm 1975 cho đến nay), thì chắc chắn là đã có rất nhiều người trong giai cấp bị trị ở miền Nam Việt Nam ào ào kéo nhau đi khỏi xứ.

Vì không có khả năng để khử diệt các chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Da-tô Nguyễn Văn Thiệu, và cũng vì ngại khó khăn nguy hiểm đến sinh mạng, họ không dám liều mình dấn thân gia nhập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, mà chỉ muốn thoát khỏi cái chính sách kỳ thi tôn giáo, tệ nạn lãnh chúa áo đen, tệ nạn tham nhũng và tệ nạn cường hào ác bá và hung thần ở địa phương mà người ta muốn bỏ nước ra đi tìm đến Hoa Kỳ để mưu sinh với hy vọng sẽ được tự do giống như những người Âu Châu đã lìa bỏ quê cha đất tổ đến sinh sống ở Mỹ Châu từ đầu thế kỷ 17 cho đến ngày nay.

Cũng nên biết, ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, ác bá là những hung thần ác quỷ trong 13 tổ chức công an, mật vụ, an ninh quân đội của chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm Ác bá tại các địa phương cũng là những bọn nhân dân tự vệ, nhân viên an ninh của khóm, phường, xã, quận, tỉnh. Và ác bá là những đạo quân thập tự của các ông lãnh chúa áo đen trong các xóm đạo hay trong các trại định cư.

Nếu được ra đi như vậy người ta sẽ "tránh được cảnh quấy nhiễu của cảnh sát" như Linh-muc Trần Tam Tỉnh đã ghi nhận nơi các trang 128-130 trong tác phẩm Thập Giá và Lưỡi Gươm của ông. Tuy nhiên, chắc chắn là những thành phần nằm trong giai cấp thống trị của các chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Da-tô Nguyễn Văn Thiệu không hề nghĩ đến chuyện bỏ nước ra đi đến Hoa Kỳ lập nghiệp. Lý do là ở miền Nam trong những năm đó là cái thời vàng son của họ. Lúc đó, họ đang được hưởng những ưu đãi về chính trị, xẫ hội và kinh tế, đang ở thế ăn trên ngồi trước, hét ra lửa mửa ra khói, tha hồ tung tác hà hiếp những người lép vế thế cô.

Thứ hai, không phải chỉ có người dân ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 mới có cái khát vọng tìm đến Hoa Kỳ mưu sinh như đã trình bày ở trên, mà ngay cả những nước Pháp, Nam Hàn, Trung Hoa, Phi Luật Tân, Châu Mỹ La-tinh, Ấn Độ và nhiều nước ở trong vùng Trung Đông và Châu Phi, nếu có cơ hội, cũng có rất nhiều người muốn dứt khoát lìa bỏ quê cha đất tổ để đến mưu sinh ở Hoa Kỳ. Những con số người nhập cư vào Hoa Kỳ trong những năm gần đây do ký giả Genaro C. Armas ghi nhận trong bài báo "Immigrants Still Pouring Into U.S." đăng trong tờ The News Tribune, ấn bản phát hành ngày Thứ Sáu 7 tháng 11 năm 2003 là bằng chứng rõ rệt nhất cho sự kiện này. Dưới đây là nguyên văn của bài báo này:

"By the numbers.- The foreign population in the United States, the region of the World from which they arrived and the number who arrived between March 2000 and March 2003 according to an analysis of Census Bureau estimates by the Center for Immigration Studies. Totals might not exactly add up due to rounding.

Region

Total 

2000-2003

Mexico 

9,966,000 

1,530,000

Canada

657,000  

47,000

Central America  

2,379,000

348,000

Caribbean 

3,381,000

308,000

South America  

2,120,000 

379,000

Europe 

4,500,000

440,000

East Asia 

5,868,000  

690,000

South Asia  

1,596,000 

332,000

Middle East  

1,060,000

153,000

Sub-Saharan Africa 

635,000

133,000

Oceania 

1,215,000

174,000

Total  

33,377,000  

4,494,000

                               

Nhìn vào bảng con số người bỏ quê cha đất tổ tìm đến Hoa Kỳ mưu sinh trên đây, chúng ta thấy:

1.-  Tổng số người ngoại quốc đến Hoa Kỳ định cư là 33,377,000, thì số dân từ Mexico, Central America, Caribbean và South America (là những nơi có tới trên 95% tín đồ Da-tô của Giáo Hội La Mã) chiếm tới 17,846,000 người. (Khoảng 53% trên tổng số).

2.- Tổng số dân ngoại quốc đến Mỹ định cư từ năm 2000 đến năm 2003 là 4,494,000, thì số dân từ Mexico, Central America, Caribbean và South America chiếm tới 2,565,000 (khoảng 53%).

Các quốc gia trong các vùng này, ngoại trừ Cuba thuộc vùng biển Caribbean với dân số là 11,015,000 (vào năm 1995), đều không phải là nước theo chế độ Cộng Sản, và là những quốc gia đã được Giáo Hội mang Tin Mừng và Hồng Ân Thiên Chúa đến cho họ từ đầu thế kỷ 16. Được hưởng ẩn sủng của Chúa Cha Jehovah, Chúa Mẹ Maria và Chúa Con Jesus lâu dài cả 4 thế kỷ ròng rã như vậy, ấy thế mà TẠI SAO chỉ trong vòng có 3 năm mà con số người ở những nước này phải lìa bỏ quê cha đất tổ đến Hoa Kỳ để mưu sinh lại nhiều như vậy? Con số người bỏ nước, bỏ Chúa, bỏ Giáo Hội quê nhà ra đi còn lớn gấp mấy lần người Việt Nam đến Hoa Kỳ trong thời gian từ 1975 đến 2000!

Trong số mấy triệu người này, có tới hàng triệu người cũng đã phải đến Hoa Kỳ bằng những chuyến đi cực kỳ phiêu lưu do bọn người mối lái dẫn người lậu vào Hoa Kỳ để kiếm tiền như chúng ta đã từng thấy khi đã bị các cơ quan truyền thông phanh phui và phơi bày ra trước công luận từ nhiều năm nay.

Trường hợp điển hình ở Ba Lan:  Đại đa số nhân dân ở các nước Tây Ban Nha, Tiệp Khắc và Ba Lan là tín đồ của Giáo Hội Công Giáo. Thế mà từ khi có tổng tuyển cử theo thể chế dân chủ tự do (Tây Ban Nha sau năm 1975, Tiệp Khắc và Ba Lan sau năm 1990) thì  dân chúng của các quốc gia này lại không bầu cho ứng cử viên vây cánh hay tay sai của Giáo Hội. Trái lại, họ lại bầu cho ứng cử viên vốn là cựu đảng viên Cộng Sản hay đảng Xã Hội; những chính đảng   đã từng có những thành tích chống lại Giáo Hội.  Rõ ràng nhất là tại nước Ba Lan. Tín đồ Da-tô tại quốc gia này chiếm tới 95% dân số. Ấy thế mà trong kỳ bầu cử Tổng Thống Ba lan được tổ chức vào ngày 19/11/1995, họ lại dồn phiếu cho ứng cử viên Aleksander Kwasniewski, một cựu đảng viên Cộng Sản có thành tích chống Giáo Hội; chứ không bầu cho ứng cử viên Da-tô Lech Waslessa được Giáo Hội triệt để ủng hộ. Sự kiện này được tờ Người Việt Tây Bắc (chủ nhân là một tín đồ Da-tô ngoan đạo) số 469, phát hành ngày Thứ Sáu 1 tháng 12 năm 1995 đăng tin như sau:

"Giáo Hội Ba lan theo dõi từng bước sự thắng cử của Tân Tổng Thống cựu Cộng Sản.- Warsaw, Ba Lan (Reuter). Vị đứng đầu Công Giáo Ba Lan, Đức Hồng Y Jozef Glemp, hôm 27/11, tuyên bố sẽ theo dõi kỹ càng các sự thay đổi chính trị tại Ba Lan, sau khi một cựu đảng viên Cộng Sản Ba Lan đã vừa đắc cử tổng thống nước này.

Đức Hồng Y J. Glemp tuyên bố trong cuộc phỏng vấn dành cho cơ quan thông tin Công Giáo (CIA), sau khi ứng cử viên Tổng Thống cựu đảng viên Cộng Sản Aleksander Kwasniewski thắng thế trước ứng cử viên Lech Waslessa, cựu lãnh tụ Công Đòan Đòan Kết, tín đồ Thiên Chúa ngoan đạo, như sau:

"Lẽ dĩ nhiên, chúng tôi sẽ không đưa ra bất cứ đề nghị nào có tính cách cách mạng với tân tổng thống cả. Tôi không nghĩ rằng, với tư cách đại diện Giáo Hội, chúng tôi sẽ không đảm trách vai trò chính trị nào trong tân chính phủ, tuy nhiên, chắc chắn chúng tôi sẽ theo dõi kỹ càng mọi diễn biến xẩy ra trên chính trường," Sự thắng cử với tỷ lệ phiếu mong manh của ứng cử viên Tổng Thống Kwasniewski trong cuộc bầu cử 19/11 vừa qua bị coi là một sự thất bại cho Giáo Hội Công Giáo Ba Lan, mà trước năm 1989, vẫn là hạt nhân chính yếu của phe đối lập để chống lại hệ thống vô thần Cộng Sản, mà ứng cử viên Kwasniewski từng là một viên chức cao cấp.

Tổng Thống tân cử Kwasniewski tuyên bố, ông muốn hàn gắn mọi sự dị biệt với Giáo Hội Công Giáo Ba lan, tuy nhiên, điều này có lẽ không dễ dàng gì. Ngày 26/11, vị lãnh đạo giáo xứ Jasna Gora, từng được coi là chiến tuyến công giáo của Ba Lan ngay từ thế kỷ 17, để chống lại quân xâm lăng Thụy Điển, đã nói thẳng ra rằng, Ngài sẽ không cho Kwasniewski đặt chân lên khu giáo xứ của ông.

Vị lãnh đạo giáo xứ trên, Ngài Szezpan Kosnik, tuyên bố trước hàng ngàn giáo dân tề tựu tại giáo đường Pauline ở Czestochowa, nằm ở phía Nam Ba Lan, như sau:

"Các cửa ngỏ của giáo xứ Jasna Gora sẽ được bít kín chống lại các kẻ thù của lòng tin Chúa, bất kể đến việc họ đã đạt đến cấp bậc lãnh đạo cao ra sao đi chăng nữa."

Các ủng hộ viên của tân Tổng Thống Kwasniewski đã lên án sự ủng hộ của Giáo Hội đối với ông Lech Waslessa ngay khi vận động tranh cử, và cảnh cáo tiếp rằng điều này chỉ có hại cho Giáo Hội mà thôi." ["Giáo Hội Ba lan theo dõi từng bước sự thắng cử của Tân Tổng Thống cựu Cộng Sản." Người Việt Tây Bắc số 469, ngày 1/12/1995]

Chúng ta thấy rằng lời tuyên bố trên đây của ông tu sĩ Da-tô Szezpan Kosnik quả thật là xấc xược và vô cùng ngược ngạo, đúng như truyền thống của đạo "Da-tô". Qua lời tuyên bố "Các cửa ngỏ của giáo xứ Jasna Gora sẽ được bít kín chống lại các kẻ thù của lòng tin Chúa, bất kể đến việc họ đã đạt đến cấp bậc lãnh đạo cao ra sao đi chăng nữa.”, chúng ta thấy  ông tu sĩ (giám-mục hay linh mục) Szezpan Kosnik đã biến giáo xứ Jasna Gora thành một quốc gia trong quốc gia Ba Lan.

Tất cả ngôn từ, cung cách hành xử và việc làm của ông tu sĩ Szezpan Kosnik giống y hệt như bọn lãnh chúa áo đen ở trên toàn cõi Việt Nam từ năm 1858 cho đến năm 1954 và ở miền Nam cho đến ngày 30/4/1975. Thái độ cũng như hành động xấc xược ngược ngạo và trịch thượng của ông tu sĩ Da-tô Ba Lan cao cấp trên đây đã làm cho  nhân dân Ba Lan nói riêng, và nhân dân thế giới nói chung, vô cùng khinh bỉ và ghê tởm. Vì thế mà trong cuộc bầu cử được tổ chức sau khi hết nhiệm kỳ thứ nhất, Tổng Thống Kwasniewski, một cựu đảng viên Cộng Sản, lại đắc cử với đại đa số phiếu và ứng cử viên của phe bảo thủ thân Giáo Hội La Mã lại bị rớt đài một lần nữa. Sự kiện này được ông Lưu Vũ ghi lại trong www.danchiemmviet.com Ngày 24/6/2006 với nguyên văn như sau:

Cái không thích của một cá nhân không thể chống lại mong muốn của đa số. Giống hệt ở Ba Lan. Hiến pháp Ba Lan cấm chủ nghĩa cộng sản hoạt động. Những người cựu cộng sản Ba Lan đã khôn ngoan, lột xác, từ bỏ ý thức hệ cộng sản chuyển sang khuynh hướng dân chủ - xã hội. Đã hai nhiệm kỳ (8 năm trong 17 năm nay chuyển hoá chế độ) họ giành được đa số phiếu và nắm quyền lãnh đạo đất nước, trước sự hằn học, tức tối của các đảng cánh hữu chia rẽ, mất đoàn kết, tranh giành nhau ngôi thứ. Những con chim đầu đàn của Công Đoàn Đoàn Kết tranh đấu cho Ba Lan dân chủ phải nhịn nhục chào thua, đành nuốt quả đắng khôi phục lại lực lượng để giành lại lá phiếu trong kỳ bầu cử tiếp theo. Làm gì hơn? Chả lẽ anh lại gây bạo động chống lại chính cái mục đích mà anh đã dấn thân: người dân lựa chọn lãnh đạo bằng lá phiếu." Lưu Vũ. "Cờ quạt và nỗi bất hạnh của người Việt." www.danchimviet.com Ngày 24/6/2006.

 

NHẬN XÉT

Qua toàn bộ những phần trình bày trên đây,chúng ta thấy rằng:

1.- Về mức độ tàn ác và dã man đối với nhân dân dưới quyền và những người thuộc các tôn giáo khác, Giáo Hội La Mã cũng như các chính quyền đạo phiệt Da-tô tay sai của Giáo Hội chiếm kỷ lục trong lịch sử nhân loại.

2.- Cũng vì chiếm kỷ lục về mức độ tàn ác và dã man, cho nên, tại các quốc gia nằm dưới ách thống trị của Giáo Hội La Mã hay chế độ đạo phiệt tay sai của Giáo Hội, con số người bỏ nước ra đi đến các quốc gia khác để tìm tự do tôn giáo và được sống đời tự do no ấm chiếm kỷ lục và trong lịch sử nhân loại.

Do đó, câu nói “Trong lịch sử nhân loại, chỉ có Việt Nam Cộng Sản tàn ác quá cho nên người ta mới bỏ nước ra đi nhiều như vậy!” là một câu nói của những người hoặc là không có kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã, hoặc là có chủ ý rêu rao tô đậm những sai lầm của chính quyền Việt Nam hiện nay với ý đồ che lấp thành tích tội ác tàn ngược và dã man của Giáo Hội La Mã và các chính quyền đạo phiệt tay sai của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua.

Nói cho gọn, bàn tay không che nổi mặt trời. Câu tuyên bố đó nếu không phải là một thủ đoạn tuyên truyền của những tín đồ Da-tô ngoan đạo của Giáo Hội La Mã, thì cũng chỉ là một ý kiến hết sức kém cỏi của những người không biết gì về lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã.

 


[i]   Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History., Ibid., p 358

[ii]   Sơn Xuân Nguyễn, Evangelization Vietnamese Buddhist Refugees (Ann  Arbor. Michigan, Umi Dissertation Services, 199), tr 76.

[iii]   Vương Gia Thụy, Getting To Know The Vietnamese Culture (New York: Frederick Ungar Publishing, 1976, tr 22.

[iv]   Lê Trúc Huỳnh. “Linh Hồn Ðánh Mất.” www.VietHaven.com  Ngày 19/12/2002.

 


Các bài cùng tập

 ▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Phụ Lục 1: Vì sao bỏ nước ra đi - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Khi Nhà Văn... - Lời Mở Đầu - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Bối Cảnh Lịch Sủ của Ba Nước - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-16 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn 2 - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-16 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn chót - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Nội Tình của Ba Nước - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Phụ Lục 2: Sai Lầm Trong Cuốn 1945-1995.. - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Sai Lầm Trong Cuốn "Xóm Đạo" - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Nếu Miền Bắc Không Tấn Công - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Chuyện giáo dân bị sát hại - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Đạo Công Giáo và Thực Dân - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Tiền Lương Quân Nhân Công Chức - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Việc kèm ghép các vị sư - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Trường Hợp Bắc Hàn - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn 1 - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ ▪

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang




Đó đây


2024-05-15 - Ổi Xanh: 275. HDH đi gặp Vũ Minh Giang. Vì sao? -

2024-05-10 - Linh mục ở Dallas bị bắt vì hai tội dâm dục với trẻ em ở Garland - Linh mục Ricardo Reyes Mata ở Dallas bị buộc tội "chạm" vào bộ phận riêng của hai đứa trẻ một cách không thích hợp, cảnh sát cho biết hôm thứ Ba.

2024-05-08 - CDBHB3663. Không thể để cho những kẻ tự cho mình là “vùng cấm”! -

2024-05-08 - CDBHB3660. Đàm Vĩnh Hưng thiếu trách nhiệm tôn trọng lịch sử đất nước -

2024-05-08 - Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc Chiến thắng ĐBP - Nhận diện - VNews -

2024-05-08 - Bộ trưởng Quốc phòng Pháp thăm đồi A1, hầm Đờ Cát | Tiền Phong TV -

2024-05-05 - VTV Đặc biệt: Vòng vây lửa - Hồ sơ mật của Pháp về Điện Biên Phủ lần đầu được giải mã -

2024-05-05 - Em bé “được cưng nhất” lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ -

2024-05-05 - Tập Cận Bình thử máy … alô … “đuổi cổ” Blinken về Mỹ nghen. Họp mật căng thẳng … Tiktok -

2024-05-03 - Dự án kênh đào Funan Techo đầy tham vọng của Campuchia làm dấy lên mối lo ngại gần xa - “Một số người có nhiều đất nên dù bị ảnh hưởng bởi dự án này vẫn có thể di chuyển. Nhưng tôi không có mảnh đất nào khác”, người dân huyện Koh Thom, tỉnh Kandal cho biết. “Người thân của tôi khi đến thăm đều bật điện thoại lên để nghe tin tức về con kênh này. Tôi đã bảo họ đừng nghe.”



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-05-14 - Chỉ Có Lũ Việt Gian Thiên Chúa Giáo Và Lũ Lê Chiêu Thống Tân Thời Mới Nói Miền Nam Là Một Nước R - Ri n -

● 2024-05-13 - Tại vì chủ tịch nước CHXHCN VN VVT sang Vatican mời Giáo hoàng Francis đến viếng VN nên ... - PH Gò Vấp -

● 2024-05-13 - Giáo Hoàng Francis nói JESUS SỐNG LẠI DƯỚI DẠNG HỒN MA, BÓNG QUẾ - Ri Nguyễn -

● 2024-05-12 - Giáo Hoàng Francis nói JESUS SỐNG LẠI DƯỚI DẠNG HỒN MA, BÓNG QUẾ - Ri Nguyễn -

● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>