●   Bản rời    

Khi Nhà Văn... - Bối Cảnh Lịch Sủ của Ba Nước

KHI NHÀ VĂN LẠM BÀN LỊCH SỬ

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/KNV/PhanI2.php

10-07-2008

Toàn tập: 0  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14

 

PHẦN I

 

LỜI TUYÊN BỐ CỦA ÔNG NGẠN TRONG CUỐN

VIDEO PARIS BY NIGHT SỐ 81 (5)

 


II.- BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA BA NƯỚC ĐỨC, TRIỀU TIÊN VÀ VIỆT NAM

 

Trước khi lãnh thổ bị chia cắt, bối cảnh lịch sử của cả ba nước Đức, Triều Tiên và Việt Nam ở trong hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau và nguyên nhân đưa đến tình trạng đất nước bị chia cắt cũng hoàn toàn khác nhau. Phần trình bày dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự kiện này.

 

BỐI CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC ĐỨC

 

Trước khi bị Đồng Minh Mỹ, Nga, Anh, Pháp đưa nước Đức lên bàn mổ chia cắt ra làm bốn mảnh, Đức là một trong ba nước nằm trong phe Trục Đức – Ý - Nhật và cũng là một trong ba nước chủ chiến thi hành chính sách xâm lăng gây ra Đệ Nhị Thế Chiến (bùng nổ vào ngày 1 tháng 9 năm 1939). Cuộc chiến này thực sự chấm dứt ở Âu Châu vào sáng sớm ngày 7/5/1945 khi Tướng Đức Gustav Jodt  nhân danh Tổng Tư Lệnh quân đội và nhân dân Đức thân hành đến Bộ Tổng Hành Dinh của Tướng Eisenhower tại Reims (Đống Bắc nước Pháp) ký nhận đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Hiệp ước đầu hàng này được chính phủ Đức phê chuẩn vào ngày 8/5/1945. Trong khi đó cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn tại mặt trận Á Châu cho đến khi Nhật chính thức đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện vào ngày 15/8/1945.

Tóm lại, Đức là nước gây chiến, nhưng lại là nước thua trận và phải chịu số phận của một nước bại trận do phe thắng trận quyết định.Theo sách Đệ Nhị Thế Chiến Và Chiến Tranh Lạnh, các nước Đồng Minh Mỹ, Nga, Anh và Pháp nhóm họp tại Cecilienhof gần Potsdam (phía Tây Nam thành phố Berlin) từ ngày 17/7/1945 đến ngày 2/8/1945) để thảo luận việc trừng phạt nước Đức và cuối cùng họ đạt được một thỏa hiệp về vấn đề này. Theo thỏa hiệp này, ngoài việc phải bồi thường chiến tranh, Đức còn bị trừng phạt nặng nề:

 

Về phương diện lãnh thổ , vùng đất nằm ở phía đông hai con sông Oder và Neisse bị cắt xén nhường cho Ba Lan, tính ra Đức mất đi tới 24% lãnh thổ. Phần lãnh thổ còn lại bị chia ra làm 4 vùng, mỗi vùng giao cho một trong bốn cường quốc đồng minh thắng trận quản trị, v.v…

 

Về phương diện kinh tế , Đồng Minh kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh tế để:

1.- Thực hiện việc tháo gỡ các cơ sở kỹ nghệ trước kia.

2.- Bảo đảm việc sản xuất chỉ nhằm đáp ứng cho nhu cầu các lực lượng chiếm đóng và để giữ cho mức sống của dân Đức không thể cao hơn mức sống của nhân dân các quốc gia khác ở Âu Châu.

3.- Bảo đảm sự phân phối những sản phẩm thiết yếu sao cho được đồng đều giữa các vùng chiếm đóng nhằm mục đích giữ cho nền kinh tế được quân bình khắp trong nước Đức và cũng là giảm thiểu nhu cầu phải nhập cảng.

4.- Kiểm soát nền kỹ nghệ và thương mại Đức nhằm mục đích không thể tăng cường tiềm lực chiến tranh.

5.- Phân tán kinh tế Đức, thủ tiêu mọi tổ hợp, ….

 

Về phương diện chính trị , trong hoàn cảnh hiện tại, Đức chưa thể được phép thiết lập một chính quyền trung ương.

Dù là đã quyết định như vậy, nhưng rồi thời cuộc biến đổi khiến cho ba nước Đồng Minh Mỹ, Anh và Pháp cũng phải thay đổi chính sách đối với các vùng Đức do ba cường quốc này chiếm đóng. Năm 1946, tam cường Mỹ, Anh và Pháp đồng thuận cho phép nhân dân Đức trong các vùng bị chiếm đóng được phép đi bầu để chọn các nhân viên chính quyền địa phương. Năm 1947, họ lại được phép đi bầu để chọn đại diện vào các cơ quan lập pháp tại các tiểu bang trong vùng.

Năm 1948, tam cường Đồng Minh Anh, Mỹ và Pháp nhóm họp tại Luân Đôn có các đại diện của các nước Bỉ, Hòa Lan và Lục Xâm Bảo tham dự để thảo luận vấn đề sáp nhập khu vực Pháp chiếm đóng vào hai khu vực Anh và Mỹ chiếm đóng thành một vùng hợp nhất. Vùng hợp nhất này được gọi là Tây Đức. Hội nghị mong muốn nhân dân trong cả ba vùng Anh, Pháp, Mỹ kiểm soát thiết lập các cơ cấu chính quyền hầu có thể đảm nhiệm việc điều hành guồng máy chính quyền và chỉ cần tuân hành một số điều kiện của Đồng Minh. Các vị thống đốc quân sự của Đồng Minh được lệnh chỉ thị cho phép các nhà hữu trách các tiểu bang thuộc ba vùng chiếm đóng của Anh, Pháp và Mỹ triệu tập quốc hội lập hiến để soạn thảo hiến pháp cho Cộng Hòa Liên Bang Đức. Mọi việc đều diễn ra đúng như ý muốn của hội nghị.

Như vậy, Tây Đức đã được trao trả quyền độc lập, nhưng vẫn bị ràng buộc bởi một số những điều kiện trong Hiệp Ước đầu hàng vô điều kiện như đã nói ở trên. Vì thế, từ lúc đó cho đến nhiều năm sau này, Tây Đức chỉ có lực lượng cảnh sát để duy trì trật tự và lo việc nội an, quân đội vẫn bị giới hạn, chỉ đủ cho nhu cầu nội an mà thôi. Ngoài ra, quân đội Đồng Minh vẫn còn trú đóng ở Tây Đức. Từ cuối năm 1949, quân đội Đồng Minh trú đóng tại Tây Đức còn lãnh thêm nhiệm vụ canh chừng những hoạt động quân sự của khối Cộng Sản do Liên Xô lãnh đạo.

Đồng thời, cũng vào năm 1948, Liên Xô cũng tổ chức chính quyền trong vùng chiếm đóng của họ và gọi là chính quyền Đông Đức, rồi trả độc lập cho Đông Đức dưới quyền lãnh đạo của đảng viên Cộng Sản là Friedrich Abert, giống như các nước Anh, Pháp, Mỹ đã làm ở Tây Đức. Dĩ nhiên là Đông Đức cũng bị ràng buộc bởi những điều kiện đầu hàng vô điều kiện được ký kết giữa chính quyền Đức và Đồng Minh vào ngày 7/5/1945.

Như vậy, ngoài việc bị ràng buộc bởi những điều kiện quy đình trong hiệp ước đầu hàng Đồng Minh, cả Tây Đức và Đông Đức đều bị quân đội Đồng Minh Trú đóng tại Tây Đức để theo dõi và kìm kẹp. Với tình trạng này, cả Tây Đức và Đông Đức đều không có sức mạnh quân sự và cũng không có căn bản pháp lý hay chính nghĩa để phát động cuộc chiến thống nhất đất nước hay xua quân xâm lăng lẫn nhau.

 

BỐI CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC TRIỀU TIÊN

 

Nước Triều Tiên còn có tên là Cao Ly hay Đại Hàn. Với diện tích rộng chừng 220 ngàn cây số vuông (bằng khoàng 2/3 diện tích Việt Nam), Triều Tiên là một tiểu quốc nằm ở phía nam Mãn Châu, và cũng là một bán đảo nằm giữa Hoàng Hải và Biển Nhật Bản (Đông Bắc Trung Hoa), chỉ cách Nhật Bản qua eo biển Nhật Bản giống như bán đảo Florida (Hoa Kỳ) cách Cuba qua eo biển Florida. Trong quá khứ, Triều Tiên vốn là một quốc gia nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Hoa, giống như Việt Nam trước năm 1884. Từ khi Nhật trở nên một cường quốc tiền tiến và bành trướng ảnh hưởng vào lục địa Trung Hoa, Triều Tiên lại chịu thêm ảnh hưởng của Nhật Bản. Tình trạng này khiến cho Triều Tiên ở vào vị thế nằm giữa hai gọng kìm Trung Hoa và Nhật Bản, giống y hệt như vị thế của Ba Lan nằm giữa hai nước Đức và Nga, và vị thế của Cao Miên nằm giữa Việt Nam và Thái Lan.

Sách sử ghi lại rằng, người Trung Hoa chiếm đóng bán đảo Triều Tiên vào năm 108 TCN. Kể từ đó, Triều Tiên bị ảnh hưởng Trung Hoa về cả học thuật, tổ chức chính quyền và văn hóa, giống y như Việt Nam trước năm 1885. Một phấn lớn thế kỷ 13 và thế kỷ 14, Triều Tiên bị người Mông Cổ thống trị. Năm 1392, thế lực của người Mông Cổ suy yếu, dân Triều Tiên nổi lên đánh đuổi người Mông Cổ giành lại quyền tự chủ và lập nên  triều đại Yi. Triều đại này cai trị Triều Tiên cho đến năm 1910 thì quân xâm lăng Nhật tràn vào đánh bại. Kể từ đó, Triều Tiên nằm dưới ách thống trị của người Nhật. Trong thời gian 1910-1945, Nhật Bản chiếm đóng quốc gia này, tất nhiên cũng có bọn Hàn gian làm tay sai tiếp tay cho Nhật trong bộ máy đàn áp nhân dân và lo việc quản trị hành chánh (giống như chính quyền Bảo Đại làm tay sai cho Liên Minh Pháp - Vatican được mệnh danh là “chính quyền quốc gia” ở Việt Nam trong những năm 1945-1954.)  Dĩ nhiên là cũng có một vài tổ chức của nhân dân Triều Tiên nổi lên chống Nhật, nhưng không có tổ chức nào thành công như phong trào kháng chiến chống Liên Minh Pháp - Vatican ở Việt Nam do Mặt Trận Việt Minh Lãnh đạo trong cuộc chiến 1945-1954.

Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Các cường quốc Đồng Minh phải lo việc giải giới quân đội Nhật ở Triều Tiên cũng như ở Việt Nam và nhiều nơi khác. Theo sách Đệ II Thế Chiến Và Chiến Tranh Lạnh, các nước Đồng Minh thắng trận nhóm họp ở Yalta (nằm trên bán đảo Crimée thuộc Nga) vào tháng 2/1945 và tại Potsdam (gần Bá Linh) từ 17/7/1945 –28/1945 để bàn về vấn đề này. Riêng tại Triều Tiên, các hội nghị đã quyết định việc giải giới quân đội Nhật được trao cho Liên Xô đảm trách từ vĩ tuyến 38 trở lên phía Bắc, và Hoa Kỳ từ vĩ tuyến 38 trở xuống phía Nam.

Mãi tới ngày 8/9/1945, quân đội Hoa Kỳ mới đổ bộ vào Nam Hàn để thi hành sứ mạng giải giới quân đội Nhật, trong khi đó, Hồng Quân Liên Xô đã tràn vào Bắc Hàn từ ngày 8/8/1945. Chỉ trong vòng ba tuần lễ, quân đội Liên Xô đã thủ tiêu xong các cơ cấu chính trị, hành chánh thân Nhật, và thiết lập xong các uỷ ban hành chánh nhân dân để điều hành bộ máy cai trị tại Bắc Hàn. Tháng 12/1945, Ủy Ban Lâm Thời và Mặt Trận Thống Nhất Quốc Gia được thành lập tại Bình Nhưỡng (thủ đô Bắc Hàn).

Theo Hội Nghị Mạc Tư Khoa (nhóm họp vào hồi tháng 12/1945), Hoa Kỳ và Liên Xô cùng thỏa thuận tìm một giải pháp trao trả độc lập cho Hàn quốc, nhưng mãi tới mùa thu năm 1947, hai đại cường Mỹ và Nga cũng vẫn chưa đạt được một thỏa hiệp nào để thực hiện quyết định này. Tháng 9/1947, Hoa Kỳ đề nghị tổ chức một cuộc tổng tuyển cử đặt dưới quyền giám sát của Liên Hiệp Quốc để bầu quốc hội và chính phủ lâm thời cho cả hai miền Nam - Bắc Hàn, nhưng bị Liên Xô bác bỏ. Hoa Kỳ bèn đưa đề nghị này ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó, Liên Xô lại đưa ra một đề nghị khác, theo đó thì Hoa Kỳ và Liên Xô cùng triệt thoái quân đội ra khỏi hai miền Nam và Bắc Hàn vào đầu năm 1948. Liên Hiệp Quốc bác bỏ đề nghị này của Liên Xô, và quyết định chấp thuận việc thành lập chính phủ lâm thời cho cả hai miền Nam - Bắc Hàn. Liên Xô phản đối và tuyên bố sẽ không tiếp nhận đại diện Liên Hiệp Quốc tại Bắc Hàn.

Ngày 10/5/1948, chính quyền Nam Hàn tổ chức tổng tuyển cử và đặt dưới quyền giám sát của Liên Hiệp Quốc mà thực ra là dưới quyền đạo diễn của Hoa Kỳ để bầu quốc hội lập hiến. Sau đó, Lý Thừa Vãn, một tín đồ Da-tô, được bầu (theo kiểu bầu Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam) làm tổng thống nước Công Hòa Triều Tiên (Nam Hàn) và Hán Thành được chọn làm thủ đô. Hoa Kỳ và Trung Hoa Quốc Gia (Tưởng Giới Thạch) công nhận chính phủ của ông Lý Thừa Vãn. Hoa Kỳ loan báo sẽ viện trợ kinh tế cho chính quyền Nam Hàn.

Tháng 10/1948, chính phủ Liên Xô loan báo sẽ triệt thoái toàn bộ quân Nga ra khỏi Bắc Hàn vào cuối năm 1948. Đầu năm 1949, Hoa Kỳ cũng loan báo sẽ triệt thoái quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Nam Hàn vào cuối tháng 6/1949 và chỉ để lại một phái bộ cố vấn quân sự ở trên phần đất này.

Như vậy, việc chia đôi Hàn quốc ra làm hai miền Nam và Bắc qua vĩ tuyến 38 đã được (Liên Hiệp Quốc) mặc nhiên công nhận. Triều Tiên nghiễm nhiên thành hai quốc gia theo hai chế độ chính trị khác hẳn nhau và đối nghịch nhau. Tuy nhiên, cả hai chính quyền Nam và Bắc Hàn đều không thỏa mãn với sự chia cắt này. Cả hai chính quyền của hai miền đều tuyên bố rằng chủ quyền của họ bao trùm lên toàn thể lãnh thổ Triều Tiên.

Việc Bắc Hàn tấn công xuống Nam Hàn vào ngày 25/6/1950 gây nên cuộc chiến vô cùng khốc liệt như đã nói ở trên. Theo hiệp ước ngưng chiến được ký kết vào ngày 27/7/1953, quân đội Hoa Kỳ được trú đóng tại Nam Hàn để canh chừng Bắc Hàn. Vì lẽ này, nếu không được sự tích cực ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc, Bắc Hàn không thể nào lại có thể phát động cuộc chiến thống nhất đất nước lần thứ hai được nữa (Nguyễn Mạnh Quang, Sđd., tr. 276-278)

 

BỐI CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC VIỆT NAM

 

Trước khi đất nước bị chia đôi, bối cảnh lịch sử Việt Nam hoàn toàn khác biệt với bối cảnh lịch sử của nước Đức, và cũng hoàn toàn khác với bối cảnh lịch sử của Triều Tiên. Phần trình bày dưới đây cho thấy rõ vấn đề này.

1 .- Việt Nam bị Liên Minh Pháp – Vatican thống trị.- Liên Minh Thánh Pháp – Vatican bắt đầu đem quân đến đánh chiếm Việt Nam vào năm 1858 và thống trị cho đến ngày 7 tháng 5 năm 1954. Trong thời gian này, liên minh giặc luôn luôn phải đối phó với các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta vì rằng ngay từ khi tiếng súng xâm lăng vừa mới khai hỏa tấn công, ngoại trừ một nhóm thiểu số Việt gian mãi quốc cầu vinh, và một thiểu số tín đồ Da-tô cuồng tín “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, toàn thể nhân dân ta đều quyết tâm lao đầu vào đại cuộc đánh đuổi quân cướp ngoại thù trong hai thời kỳ (thời kỳ bảo vệ  tổ quốc [(1858-1884) và  thời kỳ giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc (1884-1945 )].

Khi nhà Nguyễn còn khả năng kháng chiến, quân sĩ triều đình liều chết chống giặc đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ tổ quốc: Nguyễn Tri Phương bị thương, thất trận và bị giặc bắt, nhất định không chịu trị thương và nhịn ăn mà chết. Hoàng Diệu không giữ được thành Hà Nội đành phải tuẫn tiết chết theo thành. Khi giặc tiến chiếm kinh thành Huế, không đủ khả năng trực diện đối đầu với giặc, Tôn Thất Thuyết phải dìu vua Hàm Nghi đi trốn để lập chiến khu chống giặc và ban hành lệnh kêu gọi “Cần Vương” cứu nước.

Khi triều đình bất lực không còn khả năng chống giặc, nhân dân ta khắp nơi từ Nam ra Bắc tự động nổi lên tổ chức thành những lực lượng nghĩa quân chống giặc và chống cho đến cùng. Các tổ chức nghĩa quân của các nhà ái quốc như Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn, tổ chức Tâm Tâm Thư Xã với cái chết oai hùng của Phạm Hồng Thái, tổ chức Quốc Dân Đảng của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học, vân vân, và sau cùng là Mặt trận Việt Minh, tất cả  ra đời với mục đích duy nhất là đánh đuổi quân cướp ngoại thù là Liên Minh Pháp – Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Tất cả cho chúng ta thấy rõ tinh thần bất khuất và ý chí  cương quyết chiến đấu đến cùng của dân ta để đánh đuổi quân cướp ngoại thù Pháp và Vatican ra khỏi quê hương.

Với chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954, Mặt Trận Việt Minh đã hoàn thành được sứ mạng cao cả mà các tổ chức nghĩa quân kháng chiến của những vị anh hùng tiền bối (từ đó trở ngược về năm 1858) “chỉ thành nhân mà không thành công”. Giả dụ như không có Mặt Trận Việt Minh, hay Mặt Trận Việt Minh không thành công trong sứ mạng cao cả này, tất nhiên là sẽ còn có nhiều tổ chức nghĩa quân kháng chiến khác đứng lên chiến đấu cho đến khi đất nước sạch bóng quân cướp ngoại thù.

Có một điều chắc chắn là tất cả các tổ chức này không phải do bọn cuồng nô Da-tô vô tổ quốc hay những tên Việt gian phản quốc đã từng làm tay sai đắc lực cho Liên Minh Thánh Pháp – Vatican đứng ra tổ chức và lãnh đạo.

Tại sao người viết lại khẳng định như vây? Xin thưa rằng, tín đồ Da-tô được dạy dỗ rằng Giáo Hội La Mã là Mẹ của họ, họ phải tuyệt đối vâng lời và triệt để tuân hành những lệnh truyền của Giáo Hội như vâng lời một người Mẹ. Giáo Hội cấu kết với Pháp thành lập Liên Minh Thánh Pháp - Vatican đem quân tấn công Việt Nam từ năm 1858  và thống trị Việt Nam cho đến năm 1954. Trong suốt thời kỳ này, vì “đức vâng lời” của họ đối với Giáo Hội La Mã, họ luôn luôn tỏ ra hồ hởi đứng trong hang ngũ Liên Minh Pháp – Vatican chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam. Ngoài ra, đức vâng lời này của họ đối với Tòa Thánh Vatican còn được thể hiện ra qua cung cách suy tư, lời nói, hành động và cung cách hành xử  đối với mọi người bên lương mà ai ai cũng có thể thấy rõ. Hơn nữa, trong thời gian năm 1858 cho đến tháng 7 năm 1954, nhóm thiểu số tín đồ Da-tô người Việt luôn luôn được chính quyền Liên Minh Pháp – Vatican ưu đãi, ban cho rất nhiều đặc quyền đặc lợi, coi như là một lớp người đáng tin tưởng nhất, và được dùng làm lực lượng nòng cốt chống lại đại khối dân tộc thuộc tam giáo cổ truyền. Với tình trạng như vậy, làm sao tín đồ Da-tô người Việt có thể đứng ra tổ chức được một lực lượng nghĩa quân kháng chiến đánh đuổi người Mẹ của họ đang là một thành phần trong chính quyền liên minh bảo hộ thời bấy giờ được?

 

2.- Chính sách “Chia Để Trịcủa Liên Minh Pháp - Vatican: Trong thời kỳ thống trị Việt Nam, Liên Minh Pháp – Vatican triệt để thi hành chính sách “Chia Để Trị” bằng cách xé nước Việt Nam ra ba miền, mỗi miền thi hành một chính sách cai trị về tổ chức hành chánh và luật pháp khác với hai miền kia. Thâm độc và dã man hơn nữa, trong những năm 1945-1954, chúng thi hành chính sách:

2.1.- Xé nước Việt Nam ra làm nhiều mảnh vụn theo biên giới địa lý Bắc Trung Nam, theo biên giới sắc tộc để thành lập các tiểu quốc Tây Kỳ ở Cao Nguyên Nam Trung Bộ, tiểu quốc Thái ở vùng Tây Bắc Bắc Bộ, theo biên giới tôn giáo tức là lập ra hai giáo khu tự trị Phát Diệm và Bùi Chu.

2.2.- Dùng người Việt đánh người Việt bằng việc thi hành “Giải Pháp Bảo Đại” (the Bao Dai Solution) với việc thành lập chính quyền Bảo Đại và đầu tháng 6 năm 1948 để làm tay sai cho chúng và khoác cho chính quyền này cái nhãn hiệu “chính quyền Quốc Gia”. Tên vua hề Bảo Đại khét tiếng ăn chơi mà các nhà viết sử gọi là một tên playboy được đưa lên làm quốc trưởng, và những tên Việt gian như Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm, Phan Văn Giáo, Trần Văn Hữu, cùng  những tên hoạt đầu cơ hội chủ nghĩa như Vũ Hồng Khanh, Trần Trung Dung, Trần Chánh Thành, v.v…được cho nắm giữ những chức vụ tổng bộ trưởng trong cái chính phủ bù nhìn nay.  Đây là dã tâm thâm độc trong chính sách dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Da-tô cai trị đại khối dân lương thuộc tam giáo cổ truyền dân tộc. Đồng thời, để giúp cho bọn cuồng nô vô tổ quốc làm tay sai cho chúng giảm nhẹ cái mặc cảm bị nhân dân Việt Nam khinh rẻ là “Những quân Việt gian phản quốc”, Liên Minh Pháp – Vatican chế biến ra danh xưng “chính quyền quốc gia” để khoác lên chính quyền bù nhìn Bảo Đại và gọi chúng là “những người Việt quốc gia”. Rồi cái đạo quân đánh thuê do chúng thành lập và đài thọ tất cả mọi chi phí huấn luyện, trang bị và trả lương hàng tháng được khoác cho cái danh xưng là  “Quân Đội Quốc Gia”. 

Thế là những tên phản quốc này tức khắc được quan thày khoác cho cái nhãn hiệu là “Người Việt Quốc gia chân chính”. Đồng thời, Vatican lại chế ra lá cờ vàng ba sọc đỏ và bảo rằng đây là biểu tượng cho cái gọi là “lý tưởng hay chính nghĩa quốc gia” mà “những người Quốc Gia chân chính” đang chiến đấu để theo đuổi. Ai cũng biết rằng, trong thực tế, dù là mang nhãn hiệu là “nguời Việt Quốc Gia chân chính”, bản chất của bọn người này cũng vẫn không thay đổi và vẫn là bọn Việt gian phản quốc đã bán nước cho Lỉên Minh Pháp – Vatican từ những năm trước năm 1945 cho đến lúc bấy giờ, và từ lúc đó (tháng 6 năm 1948) chúng vẫn còn tiếp tục làm Việt gian bán nước cho Liên Minh Pháp – Vatican.

Về là cờ vàng ba sọc đỏ, theo sách The Fall and Liberation of Saigon (New York: St. Martin’s, 1976, p. 261) của sử gia Tiziano Terzani, lá cờ này là do Linh-mục Trần Hữu Thanh chế ra và được ông ta giải thích rằng “ba sọc đỏ đại diện cho ba miền Bắc Trung Nam và cũng là tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi ” Tam vị nhất thể, chúa cha, chúa con và chúa thánh thần). Dưới đây là nguyên văn lời tác giả Tiziano Terzani viết:

Trong số các linh mục di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, Linh-mục Thanh là một trong số những linh mục có nhiều ảnh hưởng nhất. Vừa là một người có ý thức hệ cực đoan, vừa là cố vấn cho Diệm, chính ông là người vẽ ra là cờ vàng “ba sọc” bay phất phới ở Sàigòn cho đến ngày giải phóng. Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba miền của Việt Nam: Bắc, Trung Nam – nhưng cũng là “Ba Ngôi (Trinity, Tam vị nhất thể, chúa cha, chúa con và Thánh Thần), ông đã có lần giải nghĩa cho tôi nghe như vậy.” Nguyên văn: “Of all parish priests who had fled from the North in 1954, he had been one of the most influential. An ideologue and adviser to Diem, it was he who designed the “three-banded” flag that flew over Saigon until the Liberation. “The three red stripes represent the three regions of Vietnam – Tonkin, Annam, and Cochin China – but also the Trinity,” he once explained to me.  (tr. 261” Đỗ Mạu, Tâm Thư (Houston, TX: Hòa Thân & Thân Hữu,1995), tr. 336 và 338..

Như vậy là danh xưng “người Việt Quốc Gia chân chính” được sử dụng như là một bức bình phong để che đậy những thành tích tội ác “cõng rắn cắn gà nhà” của những tên Da-tô Việt gian phản quốc từ thời Nguyễn Ánh (Giám-mục Bá Đa Lộc tức Pigneau de Béhaine móc nối và kết thân) cho đến khi "Giải Pháp Bảo Đại" được cho ra đời vào năm 1948, và những năm tiếp theo đó. Một trong những người này là tên tam đại Việt gian Da-tô Ngô Đình Diệm. Đây là một trong những quái chiêu do Giáo Hội La Mã chủ động và được bọn Pháp thực dân đồng thuận tiến hành. Tiếp theo sau quái chiêu này, bọn văn nô Da-tô người Việt ồ ạt mở những chiến dịch tuyên truyền tôn vinh những tên Việt gian làm tay sai cho giặc có những thành tích chống lại dân tộc và tổ quốc ta bằng cách gọi chúng là “những người Quốc Gia chân chính”. Đó là những tên Da-tô Việt gian khét tiếng như Trần Lục, Trần Bá Lộc, Lê Hoan, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Huyện Sĩ, Petrus Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Công Tấn, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Lê Hứu Từ, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Ngọc Chi, Hoàng Quỳnh, Mai Ngọc Khuê, Đinh Xuân Hải, Nguyễn Lạc Hóa, Nguyễn Văn Thiệu, Đỗ Cao Trí, Hoàng Xuân Lãm, Ngô Du, Nguyễn Văn Toàn, Đặng Văn Quang, Trần Khắc Kính, Ngô Thế Linh, Lê Quang Tung, Lê Quang Triệu, Dương Văn Hiếu, Phan Quang Đông, Nguyễn Văn Hai, v.v…

Thế là, qua bộ máy tuyên truyền với bọn văn nô Da-tô người Việt, Giáo Hội La Mã đã biến những tên Da-tô Việt gian đã có thành tích làm tay sai cho liên minh giặc Pháp – Vatican từ giữa thế kỷ 19 cho đến lúc bấy giờ thành “những người Việt quốc gia yêu nước” Ai cũng biết rằng chúng gọi bọn Da-tô Việt gian  như vậy là “cưỡng từ đoạt lý” hay “hiếp dâm ngôn ngữ” Thế nhưng, bọn Việt gian này vẫn tự nhận hay tự phong là “những người Việt quốc gia” hay “những người Việt quốc gia chân chính yêu nước” dù rằng chúng cũng biết rõ là gọi như vậy là “vô liêm sỉ”..

Với tình trạng như vậy, chúng ta phải dùng một từ ngữ nào khác để gọi những người những người Việt thực sự yêu nước đã từng chiến đấu chống lại Liên Minh Pháp Vatican và chống lại bọn Da-tô Việt gian trên đây từ năm 1858 cho đến năm 1954 để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Có như vậy, thì mới tránh được tình trạng nhập nhằng “vàng thau lẫn lộn”, mới  có thể tránh cho các thế hệ mai sau khỏi bị lầm lẫn mà tường lầm rằng bọn Da-tô Việt gian như Trần Bá Lộc, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Lê Hoan, Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng, Ngô Đình Thục, v.v…, đặc biệt là thằng tam đại Việt gian Da-tô Ngô Đình Diệm là những người Việt Quốc Gia chân chính yêu nước; và cũng là tránh được tình trạng lầm tưởng rằng tất cả những người chiến đấu trong các lực lượng nghĩa quân của nhân dân ta dưới quyền lãnh đạo của các nhà ái quốc như Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn, Nguyễn Thái Học và đặc biệt nhất là Mặt Trận Việt Minh là những quân phản loạn.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên đặt ra vấn đề là nếu chúng ta gọi các nhà ái quốc trong các lực lượng nghĩa quân trên đây là “những người quốc gia yêu nước”, rồi lại cũng gọi  bọn Việt gian trên đây là “những người  quốc gia yêu nước” thì chẳng hóa ra chúng ta đã đánh đồng họ (các nhà ái quốc trên đây) với bọn Da-tô Việt gian “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” như một thứ “cà mè một lứa” hay sao?

Do đó, chúng ta phải dứt khoát phải gọi tất cả những người đã đứng về phía Giáo Hội La Mã  và liên minh giặc Pháp – Vatican chiến đấu chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối cuối thế kỷ 18 cho đến tháng 7 năm 1954 và trong hàng ngũ Liên Minh Mỹ - Vatican thống trị miền Nam trong thời kỳ 1954-1975 là những thằng Việt gian bán nước cho Vatican, cho Pháp và cho Mỹ. Có như vậy thì chúng ta mới không rơi vào cái bãy trong cái quái chiêu “nhập nhằng đánh lận con đen” trên đây của bộ máy tuyên truyền cúa Giáo Hội La Mã.

Tháng 7 năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam và Liên Minh – Pháp Vatican chính thức tan vỡ. Trong tình huống này, cái gọi là chính quyền quốc gia và đạo quân đánh thuê cho Liên Minh Pháp – Vatican với danh xưng là “Quân Đội Quốc Gia” rơi vào tình trạng của những tên đầy tớ mất chủ hay bị chủ bỏ rơi. Nhưng cũng vào thời điểm này Liên Minh Mỹ - Vatican được thành lập và người Mỹ đến Việt Nam thay thế người Pháp. Kể từ đó, người Mỹ chính thức trở thành chủ nhân ông của cả cái gọi là  “chính quyền Quốc gia” và đạo quân đánh thuê đã bị người Pháp bỏ rơi. Cũng từ đó, ông chủ Mỹ bỏ tiền ra  đài thọ cho tất cả các khoản tiền chi phí cho tổ chức, huấn luyên trang bị, trả lương hàng tháng cho tất cả các nhân viên công quyền (công chức) và tất cả các quân nhân các cấp trong quân đội để phục vụ cho quyền lợi của Hoa Kỳ và của Vatican. Đây là sự kiện lịch sử Việt Nam trong thời hiện đại, không ai có thể phủ bác được.

Thực ra, kể từ khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt vào ngày 15/8/1945, người Mỹ không những viện trợ và đài thọ cho tất cả những phí khoản như trên ở miền Nam Việt Nam, mà họ cũng làm như vậy ở rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Tây Đức, Nhật Bản, Nam Hàn.

Có một điều đặc biệt là tuy rằng họ bỏ tiền ra (viện trợ) để tài trợ cho tất cả mọi khoản tiền chi phí như trên và đem cố vấn đến các quốc gia nhận viện trợ để  huấn luyện và chỉ đạo cho nhân viên chính quyền và sĩ quan quân đội bản địa phải làm việc theo đường lối của họ, nhưng phần lớn những khoản tiền viện trợ này thường thường được trao cho bọn  cai thầu người bản địa làm tay sai cho họ quản lý.

Tại Nhật Bản và Tây Đức, những người bản địa được người Mỹ đưa lên lãnh đạo chính quyền làm tay sai cho họ, không có ai vốn là tín đồ Da-tô đã từng là Nhật gian hay Đức gian bán nước cho Đế Quốc Vatican hay một đế quốc thực dân xâm lăng nào khác, mà toàn là những người yêu nước của một quốc gia bại trận  trước sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ và bị thống trị bởi các quốc gia thắng trận. Vì là những người yêu nước, vì cảm thấy mối nhục của một quốc bị bại trận và bị nước ngoài thống trị, cho nên  khi có cơ hội lên nắm chính quyền, họ quyết tâm đem hết tất cả  trí óc và tài năng ra lợi dụng  những khoản tiền viện trợ Mỹ (có mục đích biến nước họ thành tiền đồn chống Cộng cho Mỹ ) để phát triển xứ sở và canh tân nước họ bằng cách dân chủ hóa chính quyền mà  không cần phải  thiết lập những tổ chức công an, mật vụ, cảnh sát chìm, cảnh sát nổi như thiên la địa võng, không cần phải mở những chiến dịch tố cộng để truy lùng những thành phần yêu nước khác tín ngưỡng với nhà cầm quyền bị gán cho là Cộng Sản rồi giam cầm, tra tấn và sát hại chỉ vì họ là những người không phải là tín đồ Da-tô như ở miền Nam Việt Nam.

Đồng thời, Nhật Bản và Tây Đức không hề bị Vatican chi phối. Cho nên hàng năm, hai quốc gia này không hề mất một xu nào gửi về đóng góp vào kho nhà Chúa ở Vatican, không hề tổ chức đại lễ rồi mời sứ thần của Tòa Thánh Vatican đến chủ tế dâng nước họ cho Vatican với danh nghĩa là dâng lên “Đức Mẹ Vô Nhiễm”, không hề sử dụng quyền lực của nhà nước để cưỡng bách người dân phải theo đạo Da-tô. Hơn nữa, Nhật Bản và Tây Đức còn có những ưu điểm là không hề xẩy ra tình trạng gia đình trị, không hề xẩy ra tệ trạng tham nhũng, và các nhà lãnh đạo chính quyền của quốc gia này cũng không hề liên hệ đến việc buôn mán ma túy.

Nhờ vậy mà chẳng bảo lâu, hai quốc gia này trở nên hùng mạnh. Ngay từ cuối thập niên 1950, Nhật Bản và Tây Đức đã tiến lên hàng cường quốc về kinh tế. Cho đến ngày nay, không ai chối cãi được rằng, ngoại trừ lãnh vực quân sự, cả Nhật và Đức đều trở thành cường quốc về tất cả mọi phương diện như kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục và học thuật, tất cả có thể nói là vượt hơn cả Anh lẫn Pháp và không thua kém gì Hoa Kỳ.

Tại Nam Hàn, từ năm 1948, quốc gia này cũng được Hoa Kỳ viện trợ như Nhật Bản và Tây Đức, nhưng những đồng tiền Mỹ viện trợ lại qua bàn tay của tên cai thầu Da-tô Lý Thừa Vãn, một tên bạo chúa mà sử gia Nigel Cawthorne đã quy liệt vào cuốn sách TYYRANTS History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004, p.138.)  Da-tô  Lý Thừa Vãn vốn đã sống ở Mỹ từ năm 1910. Năm 1945, khi Nhật sắp sửa đầu hàng Đồng Minh, Mỹ đưa  Vãn về Triều Tiên múa may hoạt náo, tổ chức các đội quân võ trang để sát hai và khủng bố tinh thần các đối thủ chính trị. Năm1948, Vãn được Liên Minh Mỹ - Vatican đưa lên cầm quyền ở Nam Hàn.

Kể từ đó, tên bạo chúa Da-tô này tác oai tác quái và cai trị Nam Hàn cho đến khi bị nhân dân Nam Hàn vùng lên tống cổ ra khỏi nước vào ngày 27/4/1960. Tính ra tên bạo chúa Da-tô ác độc này cầm quyền hơn 12, tức là Nam Hàn đã phải ở trong tình trạng bị kìm hãm trong cái tròng Da-tô (Catholic loop) hơn 12 năm trời. Mãi tới ngày 27/4/1960, Nam Hàn mới giẫy dụa ra khỏi được cái tròng Da-tô này và lại phải trải qua một thời gian xáo trộn do bọn tàn dư Da-tô tôn thờ tên bạo chúa Da-tô Lý Thừa Vãn gây ra (giống y như ở miền Nam trong những năm 1964-1967). Tình trạng này kéo dài cho đến đầu thập niên 1980. Mãi tới đầu thập niên 1980 trở đi, một phần vì nội tình đã ổn định, một phần vì tình hình quốc tế cũng thuận lợi, Nam Hàn mới dần dân dồn nỗ lực vào việc dân chủ hóa chính quyền, loại bỏ hẳn ảnh hưởng của Vatican ra ngoài chính quyền như các nước Âu Mỹ, nhờ vậy quốc gia này mới tiến bộ và trở thành một trong những con rồng Á Châu như ngày nay.

Riêng ở Việt Nam, ngay từ cuối năm 1945, Toà Thánh Vatican đã có âm mưu sử dụng tên vua Việt gian Bảo Đại thành lập chính quyền bù nhìn và sử dụng nhóm thiểu số tín đồ Da-tô làm thành phần nòng cốt và lực lượng xung kích giúp cho Liên Minh Pháp – Vatican trở lại tái chiếm Đông Dương. Sự kiện này được sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập A: 1939-1946) ghi lại rõ ràng với nguyên văn như sau:

"Ngày 28/12/1945: HUẾ: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố:

"Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tois les annmites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125). DRAPIER cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính]."  Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 -T?p A: 1939-1946 (Houston, TX: Văn Hóa, 1996), tr. 295.

2.3.- Dùng tín đồ Da-tô để cai trị đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo cổ truyền của dân tộc. 

3.- Vai trò của Giáo Hội La Mã  trong việc vân động với Hoa Kỳ trong việc chia đôi Việt Nam ra làm hai miền Bắc và Nam. Dưới đây là diễn biến những việc làm giây chuyền do việc làm bất chính này này của Gíao Hội gây ra:

3.1.- Từ năm 1950, ngay khi Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican bị đại bại tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Bắc Kạn, Vatican đã sớm nhìn ra là Pháp sẽ không thể nào tiếp tục duy trì quyền lực ở Đông Dương. Vì lẽ này, Vatican đã ra lệnh cho Giám-mục Ngô Đình Thục dẫn tín đồ ngoan đạo Da-tô Ngô Đình Diệm sang Mỹ giao cho Hồng Y Francis Spellman vận động thành lập Liên Minh Thánh Mỹ - Vatican và tìm cách đưa ông Diệm lên cầm quyền để làm tay sai phục vụ cho quyền lợi của cả Vatican và Mỹ ở Việt Nam.

3.2.- Khi thấy rằng không thể tiếp tục tái chiếm được Việt Nam, Pháp bằng lòng nghiêm chỉnh thương thuyết với chính quyền Kháng Chiến Việt Nam tại Hội Nghị Genève 1954, công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam và rút quân về nước, Vatican liền bỏ rơi Pháp, dồn nỗ lực vận động và cấu kết với siêu cường Hoa Kỳ với dã tâm là dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ để thi hành sách lược “cáo mượn oai hùm” trong mưu đồ duy trì quyền lực ở Việt Nam.

3.3.- Ngay khi Hội Nghị Genève 1954 đang thương thuyết để chấm dứt chiến tranh Đông Dương, Mỹ làm áp lực với cả Nga và Trung Quốc để hai quốc gia này phải chấp nhận giải pháp tạm thời chia đôi Việt Nam và sẽ được tái thống nhất qua một cuộc tổng tuyển cử do Thỏa Hiệp Genève quy định vào tháng 7 năm 1956.

3.4.- Sợ rằng nếu làm găng với Mỹ thì sẽ có thể phải đương đầu với Mỹ và có thể đưa đến chiến tranh nguyên tử trong khi khả năng nguyên tử của Nga còn yếu kém nếu so với Mỹ, cho nên Nga Sô đã nhân nhượng và thuyết phục chính phủ Kháng Chiến Việt Nam bằng lòng chấp nhận giải pháp tạm thời chia đôi Việt Nam như trên.

3.5.- Về phần Trung Quốc, một mặt vì không muốn có một quốc gia hùng mạnh ở sát biên giới cho nên không muốn Việt Nam thống nhất, mặt khác vì cũng sợ rằng nếu làm găng với Mỹ thì sẽ phải đụng độ với Mỹ ở Đông Dương như ở Triều tiên trước đó, cho nên Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Châu Ân Lai cũng thuyết phục chính quyền Việt Nam Kháng Chiến phải chấp nhận giải pháp tạm thời chia đôi Việt Nam.

3.6.- Thấy rằng cả Nga Sô và Trung Quốc đều không ủng hộ lập trường cứng rắn đòi Pháp phải công nhận chủ quyền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam, chính quyền Kháng Chiến Việt Nam đành phải chấp nhận giải pháp tạm thời chia đôi đất nước, coi như là phải nín thở qua sông, dù sao  cũng còn hy vọng đất nước sẽ thống nhất qua cuộc Tổng Tuyển Cử sẽ được tổ chức sau đó hai năm như đã qui định.

3.7.- Ai cũng biết rằng, dân tộc Việt Nam đã theo đuổi cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Pháp – Vatican kéo dài cả gần một thế kỷ (từ năm 1858) cho đến khi Liên Quân Xâm Lăng Pháp - Vatican bị đại bại tại Điện Biên Phủ (ngay 7/5/1954). Lúc đó, dân ta  tràn đầy hy vọng h Pháp  phải công nhận chủ quyền độc lập cùng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và rút lui quân về nước. Thế nhưng, vì có siêu cường Hoa Kỳ và Vatican ở hậu trường thọc gậy bánh xe, khiến cho Hội Nghị Genève 1954 phải chiều theo ý muốn mà thêm vào điều khoản qui định  Việt Nam tạm thời chia đôi và sẽ được thống nhất qua một cuộc tổng tuyển cử được tổ chức và tháng 7 năm 1956.

3.8.- Miền Nam từ chối Tổng Tuyển Cử.  Vào giữa năm 1955, khi chính quyền miền Bắc yêu cầu chính quyền miền Nam cùng thảo luận về phương cách tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước theo như Hiệp Ước Genève đã quy định. Lời yêu cầu này của chính quyền miền Bắc bị chính quyền miền Nam từ chối. Chính quyền miền Nam cương quyết không chịu bàn thảo về việc tiến hành vấn đề này. Như vậy, rõ ràng là chính quyền miền Nam có dã tâm duy trì Việt Nam mãi mãi ở trong tình trạng chia đôi theo ý muốn của Hoa Kỳ và đặc biệt nhất là của Vatican. Đây là chủ tâm của Hoa Kỳ biến miền Nam thành tiền đồn chống lại ngọn triều Cộng Sản tràn xuống từ phương Bắc và cũng là chủ tâm của Vatican là để duy trì và cùng cố quyền lực ở phần đất này. Dân ta lại một lần nữa  thất vọng!

Vai trò của Hoa Kỳ và của Giáo Hội La Mã trong việc ra lệnh cho chính quyền miền Nam từ chối, không cho tiến hành tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam được tác giả Alfred W. McCoy ghi nhận trong sách The Politics of Heroin in Southeast Asia với nguyên văn như sau:

Trận đánh đẫm máu ở trong các đường phố Sàigòn trong tháng 4 và 5 năm 1955 đánh dấu  sự cáo chung nền thống trị của người Pháp và khởi đầu thời kỳ của nguời Mỹ can thiệp trực tiếp vào Việt Nam. Khi Cuộc Chiến Đông Dương Thứ Nhất chấm dứt, chính quyền Pháp đã dự trù rút dần quân đội ra khỏi Việt Nam trong thời kỳ từ hai đến ba năm để bảo vệ quyền lợi của Pháp về chính trị và kinh tế ở miền Nam Việt Nam. Cuộc thương thuyết tại Hội Nghị Geneva, Thụy Sĩ, kết thúc cuộc chiến và quy định Đoàn Quân Viễn Chinh Pháp rút về trú đóng ở miền Nam Việt Nam trong hai năm, cho tới khi cuộc tổng tuyển cử (trưng cầu dân ý) được tiến hành để quyết định tương lai chính trị của Việt Nam.  Mạnh tin rằng ông Hồ Chí Minh và Viêt Minh Cộng Sản sẽ đại thắng trong kỳ bầu cử này, người Pháp bắt đầu thương thảo với  chính quyền Hà Nội để đạt được một thỏa hiệp.

Nhưng những người chiến binh đạo đức mang máu lạnh ở Hoa Kỳ lại không uyển chuyển như vậy. Ngay sau khi Hiệp Ước ký kết được mấy tuần, Hồng Y Cardinal Spellman, một giáo chủ Da-tô có thế lực của địa phận New York, đến nói chuyện với Hội Nghị Lê Dương Hoa Kỳ (American Legion Convention), cảnh báo rằng,

“Nếu Geneva hay những gì được thỏa thuận ở đó, tất cả có ý nghĩa gì, nó có ý nghĩa là tiếng chuông báo tử cho những hy vọng của tự do ở Đông Nam Á Châu! Là những tiếng chuông báo cho biết hàng triệu người Đông Dương đã bị phản bội. Những người này bây giờ phải học để biết về những sự kiện khủng khiếp của cuộc đời nô lệ với những Ông Chủ Cộng Sản .”

Thay vì trao miền Nam Việt Nam cho nhà cầm quyền Cộng Sản vô thần, chính quyền  Eisenhower lại quyết định tạo dựng ra một quốc gia mới là “miền Nam Việt Nam” mà trước đó không hề có. Nhìn lại những chính sách của Hoà Kỳ trong thời sau Thỏa Hiệp Geneva vào thời điểm giữa thập niên 1960, Tài Liệu Ngũ Giác Đài đã kết luận rằng miền Nam Việt Nam chỉ là sản phẩm của Hoa Kỳ .”

Không có sự ủng hộ của Hoa Kỳ, hầu như chắc chắn là ông Diệm không thể củng cố được quyền lực ở miền Nam trong những năm 1955 và 1956.

Không có sự đe doạ can thiệp của Hoa Kỳ, miền Nam Việt Nam đã không thể từ chối bàn thảo với miền Bắc để tiến hành tổng tuyển cử như Thỏa Hiệp Geneva đã quy định mà không bị quân đội Việt Minh đè bẹp ngay tức thì. 

Không có viện trợ của Hoa Kỳ trong những năm tiếp theo đó,  chế độ Diệm và cả miền Nam nữa hầu như  chắc chắn là không thể tồn tại được .”

Nguyên văn : “The bloody Saigon street fighting of April- May 1955 marked the end of French colonial rule and the beginning of direct American intervention in Vietnam. When the first Indochina War came to an end, the French government had planned to withdraw its forces gradually over a two year or three year period in order to protect its substantial political and economic interests in southern Vietnam. The armistice concluded at Geneva, Switzerland, in July 1954 called for the French Expeditionary Corps to withdraw into the southern half of Vietnam for two years, until an all-Vietnam referendum determined the nation’s political future. Convinced that Ho Chi Minh and the Communist Viet Minh were going to score an overwhelming electoral victory, the French began negotiating a diplomatic understanding with the government in Hanoi.

But America’s moralistic cold warriors  were not quite so flexible. Speaking before the American Legion Convention several weeks after the signing the Geneva Accords, New York’s influential Catholic prelate, Cardinal Spellman, warned that ,

“If Geneva and what was agreed upon there means anything at all,  it means … taps for the burried hopes of freedom in Southeast Asia! Taps for the newly betrayed millions of Indochinese who must now learn the awful facts of slavery from their eager Communist Masters.”

Rather than surrendering southern Vietnam to the “Red rulers “godless goon,”  the Eisenhower administration decided to create a new nation where none had existed before. Looking back on America’s post Geneva policies  from the vantage point of the mid 1960s, the Pentagon Papers concluded that South Vietnam “was essential the creation of the United States”:

“Without U.S. support, Diem almost certainly could not have consolidated his hold on the South during 1955 and 1956.

Without  the threat of U.S. intervention, South Vietnam could not have refused to even discuss the elections called for in 1956 under the Geneva settlement without being immediately overrun by the Viet Minh armies.

Without U.S. aid in the years following, the Diem regime certainly, and independent South Vietnam almost as certainly, could not have survived.” Alfred W. McCoy, The Politics of Heroin in Southeast Asia (New York:Harper & Row Publishers, 1972), pp. 149-150.

4.- Vì không thể thống nhất bằng đường lối hòa bình qua một cuộc tổng tuyển cử, vô kế khả thi, chính quyền miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) đành phải quyết định thống nhất đất nước bằng lực lượng vũ trang.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy từ năm 1858, tiền nhân của chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu là gian khổ, đổ ra không biết bao nhiêu là công lao, tiền của và xương máu trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp – Vatican với cứu cánh giành lại chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc. Lớp người trước ngã xuống, lớp người sau tiến lên. Mãi đến năm 1954, khi sắp sửa thành công, thì bỗng dưng Vatican lại cấu kết với siêu cường Hoa Kỳ để phá hoại thành quả cả gần một trăm năm công lao kháng chiến của dân tộc ta. Hai thế lực này (Hoa Kỳ và Vatican) đã phỗng tay trên một nửa nước và đặt dưới quyền thống trị của họ.

Với tình trạng bị ức hiếp như vậy, làm sao nhân dân Việt Nam nói chung, và miền Bắc nói riêng, lại có thể ngồi yên bất động để cho đất nước tiếp tục bị phân chia, để cho một nửa nước vẫn còn nằm trong tay của kẻ thù bất cộng đái thiên của dân tộc là Vatican và bọn Việt gian Da-tô hoành hành tác oai tác quái?

Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng, đứng trên lập trường dân tộc, miền Bắc phát động cuộc chiến thống nhất đất nước là thi hành sứ mạng cao cả của lịch sử và đáp lại khát vọng của dân tộc trong sứ mạng giải phóng một phần tổ quốc vẫn còn nằm trong tay của thế lực ngoại bang để thống nhất đât nước đem giang sơn về một mối.. Đây là việc làm mà bất cứ quốc gia nào cũng phải làm nếu chẳng may ở vào tình trạng như Việt Nam lúc bấy giờ.

Vì bối cảnh lịch sử Việt Nam của chúng ta hoàn toàn khác hẳn với bối cảnh lịch sử của nước Đức và nước Triều Tiên, chúng ta không thể đem việc nước ta bị chia đôi để so sánh với việc chia đôi của hai quốc gia này. Làm như vậy chẳng hóa ra chúng ta đã đánh đồng một cách vô ý thức lắm sao!

 


Các bài cùng tập

 ▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Phụ Lục 1: Vì sao bỏ nước ra đi - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-15 - Khi Nhà Văn... - Lời Mở Đầu - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Bối Cảnh Lịch Sủ của Ba Nước - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-16 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn 2 - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2004-08-16 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn chót - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Nội Tình của Ba Nước - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Phụ Lục 2: Sai Lầm Trong Cuốn 1945-1995.. - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Sai Lầm Trong Cuốn "Xóm Đạo" - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Nếu Miền Bắc Không Tấn Công - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Chuyện giáo dân bị sát hại - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Đạo Công Giáo và Thực Dân - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Tiền Lương Quân Nhân Công Chức - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Việc kèm ghép các vị sư - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Trường Hợp Bắc Hàn - Nguyễn Mạnh Quang -
▪ 2013-11-08 - Khi Nhà Văn... - Thư Ngỏ - đoạn 1 - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ ▪

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang




Đó đây


2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân

2024-03-18 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Putin tái đắc cử - Theo số liệu của Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga, kết quả kiểm đếm sơ bộ tính đến sáng 18/3 cho thấy Tổng thống Vladimir Putin giành được 87,32% số phiếu, tái đắc cử nhiệm kỳ thứ năm và sẽ lãnh đạo



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>