LTS: Trước việc Trung Quốc chiếm những quần đảo phía Đông của Việt Nam, dân Việt đã phản ứng bằng những cuộc biểu tình tại các thành phố lớn vào đầu tháng 12 năm 2007. Sachhiem.net xin ghi lại một vài hình ảnh đó để đánh dấu một trang lịch sử mới của dân Việt (SH)
Đây là tin về cuộc biểu tình vừa rồi của giới trẻ trong nước
Tin VOA News:
Biểu tình ở Việt Nam phản đối Trung Quốc đòi chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa (ngày 09/12/2007)
Người biểu tình cầm cờ hô to khẩu hiệu 'Đả đảo Trung Quốc, Việt Nam muôn năm' bên ngoài sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội. Hôm nay, mấy trăm người Việt Nam đã tổ chức một cuộc biểu tình hiếm có để ủng hộ việc Việt Nam đòi chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Những người biểu tình, đa số là học sinh sinh viên, đã tụ tập gần sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và hô khẩu hiệu 'Đả đảo Trung Quốc, Việt Nam muôn năm'.
Công an đã để cuộc biểu tình kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi giải tán người biểu tình.
Quần đảo ít người ở và vùng nước quanh quần đảo được cho là có nhiều trữ lượng dầu hỏa và khí đốt thiên nhiên. Hai quần đảo này nằm giữa những thủy lộ đông đúc và nhiều tiềm năng đánh cá.
Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei cũng đòi chủ quyền tất cả hoặc một số hòn đảo trong quần đảo Trường Sa. Đài Loan cũng đòi chủ quyền đảo Hoàng Sa.
Mới đây, Trung Quốc đã thiết lập một đơn vị hành chính để quản lý các quần đảo này.
Khúc phim phổ biến trên Youtube quay lúc 9 giờ sáng ở Hà-nội ngày Chủ Nhật 9 tháng 12 2007
Tin CLB Nhà Báo Tự Do
...
Chúng tôi cũng có mặt để ghi nhận và hưởng ứng lời kêu gọi trên
bằng cách cùng có mặt với giới trẻ Sài Gòn xuống đường.
Chúng tôi có mặt trước Nhà Văn Hóa Thanh Niên khá sớm, lúc đó còn
rất vắng vẻ ... Đối diện với NVHTN - phía bên kia tòa Lãnh sự
Trung Quốc chỉ có 2 anh công an. Mọi việc vẫn bình thường như không
có chuyện gì sắp xảy ra.
Cá nhân tôi vẫn tưởng " tin biểu tình" chỉ là tin vịt và định quay
xe trở về nhà.. Bổng nhiên tôi nhận được phone của người bạn báo
tôi biết phải chạy ra ngay NVHTN. Quay xe trở lại, vội vã đi tìm
chổ gởi xe tôi dần dần tiến đến trước cổng NVHTN. Lúc này, tôi đã
thấy rất đông người tụ tập trước đó..nhưng hoàn toàn không biết họ
là ai cả. Nhưng tôi đã thấy có một số người cầm cờ tổ quốc đứng
đó. Linh tính cho tôi biết...sắp sửa xảy ra điều gì đó rồi chăng.
Và sự thật là như vậy, đúng như sự dự đoán của tôi. Bỗng nhiên một
thanh niên bình thản trải 1 lá cờ ra ngay trên vỉa hè trước lề
đường của NVHTN một là cờ của Trung Quốc, rồi anh ta điềm nhiên
ngồi lên. Vài người khác chuyển lá cờ ra gần mé đường và hè nhau
đạp lên. Hai thanh niên xung kích quanh quẩn gần đó vội chạy đến
ngăn cản thì 1 thanh niên khác giắt một góc lá cờ vào cạp quần rồi
băng qua đường, lá cờ TQ bị kéolê giữa lòng đường xen giữa hàng xe
cộ. Lại thấy 2 bộ sắc phục nhào đến kè 2 bên và xô đẩy thanh niên
này vào cổng NVHTN. Thế là bao nhiêu cặp mặt đều đổ đồn vào đó.
Và cũng không biết từ đâu mọi người đã ùa ra đứng trước cổng NHVTH
. Mang theo bên mình là nhưng băng-rôn, khẩu hiệu như : Đả đảo
Trung Quốc, Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam ... Các hình ảnh
về quần đảo Hoàng - Trường Sa .. và trên tay một số người là lá cờ
của tổ quốc Việt Nam. Theo tôi nghĩ, có lẽ họ cũng giống như tôi,
đã có mặt từ rất sớm nhưng lại " lảng vảng" ở đâu đó " âm thầm quan
sát" tòa nhà của Lãnh sự Quán Trung Quốc. Việc trải dài lá cờ và có
một số người đứng dẫm chân lên lá cờ cũng như là " phát súng nổ"
để mở màn cho cuộc biểu tình tự phát này. Và dù không biết ai là
ai , nhưng chúng tôi đã nhận dạng ra nhau trong tình yêu nước nồng
nàn.
Nhanh chóng gia nhập vào đoàn người, chúng tôi tiến đến gần các em
sinh viên. Song song lúc đó chúng tôi bị lực lượng bảo vệ của
NVHTN đuổi không cho phép chúng tôi đứng biểu tình trước cửa. Và
đoàn người sau khi đã hội ý .. tất cả mọi người đã kéo về góc bên
kia đường nơi đối diện với lãnh sự quán Trung Quốc.
Và lực lượng tham gia biểu tình .. mỗi ngày một đông thêm.
Đối diện trước lãnh sự quán Trung Quốc, mọi người đã giăng cờ xí,
băng rôn các hình ảnh và khẩu hiệu và đồng thanh hô thật to
" Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam "
" Trả lại Hoàng Sa , trả lại Trường Sa
" Đã đảo Trung Quốc "
" Việt Nam muôn năm "
Và sau đó, những bài hát lại vang lên một cách mãnh liệt, như tất
cả lòng yêu nước và sự phẩn uất này đều dồn vào trong từng câu ,
từng lời của bài hát : " Quốc ca" " Dậy mà đi" " Lên Đàng" , " Như
có bác trong ngày vui đại thắng" " Nối vòng tay lớn"
Cuộc biểu tình diễn ra rất " ôn hòa" nhưng khí thế của mọi người
rất sục sôi ... tất cả chỉ vì Hoàng Trường Sa thân yêu của chúng
ta. Lòng yêu nước sự tự hào của một dân tộc " quật cường và bất
khuất" trước "
ngoại bang " này đã được kế thừa của 4000 năm văn hiến. Các em
thanh niên - sinh viên và mọi người đã vào cuộc.
Mọi người đến đây, " không ai bảo ai" hoặc " bị lôi kéo" bởi ai
cả. Sự hiện diện của mọi người có mặt ngày hôm đó chỉ vì LÒNG YÊU
NƯỚC thế thôi.
Đáp lại sự phẩn nộ chính đáng này của mọi người thì lực lượng an
ninh, dân quân, CSTT và bảo vệ tòa nhà lại kéo đên đông nghẹt. Tôi
đếm được chắc khoảng có hơn 200 người. Họ không có dấu hiệu trấn áp
hay đàn áp cuộc biểu tình tự phát này.. nhưng mọi góc đường để đi
vào Lãnh Sự Quán Trung Quốc đều bị phong tỏa lúc đó. Bốn góc đường
đều bị lực lượng an ninh " trấn giữ" . Và mặc dù không cho những ai
gia nhập vào đoàn người biểu tình nhưng đoàn người vẫn tìm cách nào
đó len lỏi vào đám đông và hòa nhập cùng với mọi người đang đứng
sẵn đó với đầy đủ những câu khẩu hiệu, băng rôn và cờ xí rợp 1 góc
đường. Và số lượng người tham gia càng ngày đông hơn và nhiều hơn
và đồng thanh hơn trong những tiến la
to " Hoàng Sa là của Việt Nam, Trường Sa là của Việt Nam" ...
Trước thái độ phản kháng rất mạnh mẽ và quyết liệt của đoàn người
biểu tình. Lực lượng an ninh đã cử người sang điều đình với các em
thanh niên - sinh viên lúc đó. Họ đề nghị " giải tán". Nhưng các em
vẫn "đồng tâm và đồng lòng " đứng tại đó vẫn hô to " đã đảo Trung
Quốc". Thấy sự giàn xếp không " êm xuôi " Bên Công An đã cử người
mang 1 cái bàn to đặt ngay trong đoàn người và đề nghị mọi người ký
tên phản đối và sau đó nên giải tán cuộc biểu tình này. Tuy nhiên,
lực lượng trí thức trẻ thanh niên - sinh viên ký tên phản đối thì
đồng ý nhưng để giải tán cuộc biểu tình thì KHÔNG.
Điều không ngờ đối với cá nhân tôi là, các em đã lấy " lá cờ của
tổ quốc" trải lên mặt bàn và thay nhau kí tên vào đó. Điều này thể
hiện sự phẩn uất trong lòng các em thật mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Lá cờ tổ quốc còn đó, nhưng lá cờ này đã từ lâu rồi không còn bay
phất phới trên Hoàng Đảo Trường Sa và Hoàng Sa nữa.
Nhưng chỉ được 20 phút, có một công an bắt dẹp cái bàn đi! Hình ảnh
xúc động nhất theo tôi là các em còn quấn lá cờ vào người để cho
các bạn ký tên của mình vào.
Hành động ký tên vào lá cờ lần này khác hẳn với việc ký tên vào lá
cờ như những lần " ủng hộ seagames, hoặc ký tên vì công lý cho
chất độc màu da cam." Hành động thì như nhau, nhưng ý nghĩa của nó
" thật to lớn gấp bao nhiêu triệu lần". Dũng cảm thay những lời hô
to đòi Trường Sa và Hoàng Sa đầy" bất khuất và can đảm này".
Các em đã không sợ gì cả... ngay những khi đối diện với các em
(phía bên kia đường khoảng mười mấy mét thôi) lực lượng an ninh "
dày đặc" và đang "chỉa" các máy quay phim, chụp hình về các em.
Nhưng lòng yêu nước, sự dũng cảm " vượt qua sợ hãi đã chiến thắng
tất cả. Chỉ vì các em và chúng tôi những người có mặt trong ngày
hôm đó chỉ thể hiện LÒNG YÊU NƯỚC trong tiềm thức của mỗi con
người trước tình trạng tổ quốc " lâm nguy" vì mất " đất và biển"
vào tay " ngoại bang".
Cuộc biểu tình ôn hòa này kéo dài và bắt đầu từ lúc 9h sáng và kéo
dài đến hơn 12h trưa cùng ngày. Dưới cái ánh nắng gắt gao, mọi
người đểu thấm mết. Lúc này, có kẻ ngồi người đứng. (Tôi thì khá
thấm mệt) nên ngồi ở 1 góc. Nhưng phía đối diện với Tòa lãnh sự
vẫn hô to và vang lên những tiếng hô " bất khuất này". Lúc này,
đoàn người lại được tiếp vận 3 thùng nước của một người yêu nước
nào đó. Bà con và mọi người chạy đến chỗ nhận nước. Nhưng lực lượng
an ninh đã "
ngăn cản không cho đem nước vào". Thế là số phận của 3 thùng nước
phải " để lại" dưới chân của lực lượng an ninh lúc đó. Và mọi người
chạy ra lấy nước đem vào uống để lấy sức hô hào tiếp.
Đỉnh điểm của cuộc biểu tình ngày hôm ấy đã buộc "
lãnh đạo của Thành Phố" , " Đoàn Thanh Niên " phải xuất hiện để
điều đình. Sau một hồi thương thảo với các em, với sự góp sức của
nhạc sị Tuấn Khanh, các em đã đồng ý theo chân ông Nguyễn Thành Tài
phó chủ tịch UBND Thành phố vào hội trường nhà văn hóa thanh niên
để "
chất vấn" về việc " mất lãnh thổ và lãnh hải này"
Phần 2 : Sự truy vấn quyết liệt của thanh niên sinh viên và những
câu trả lời chưa thỏa đáng của lãnh đạo Thành Phố.
Bước vào hội trường A4 của Nhà Văn Hóa Thanh Niên. Lúc này khoảng
gần 1h chiều. Dù đã rất mệt mỏi trước đó vì phải đứng hơn 3 tiếng
đồng hồ đối diện với Lãnh Sự Quán Trung Quốc nhưng hầu như tất cả
mọi người có mặt ngày hôm đó đều quên đi tất cả .. sự mệt mỏi và
cái đói. Mọi người đã nhanh chóng kiếm một chổ ngồi trong hội
trường và hội trường dường như "
nóng" lên vì câu nói đầu tiên của ông Nguyễn Thành Tài – Phó chủ
tịch UBND Thành Phố. Ông ta cho rằng chúng tôi (tất cả mọi người
thật " bạo động" trong ngày hôm đó.
Khi ông Tài vừa nói xong câu này, phía hội trường … hình như lúc
này đã đầy nghẹt người với hàng loạt cánh tay giơ lên. Và 1 em là
nam sinh viên chạy đến chổ microphone của ông Tài và xin được nói.
Em khẳng định và phản biện như sau " Cuộc biểu tình sáng ngày hôm
nay hoàn toàn rất hòa bình và diễn ra trong trật tự .. không một
chút manh động hay là có bất kỳ hành động quá khích nào. Và đề nghị
bác không được nói đến chữ " bạo động" ở đây."
Em vừa nói xong, cả hội trường như tán đồng bằng cách vỗ tay đồng
loạt. Câu khẳng định này của em là đại diện cho câu trả lời của
chúng tôi. Vâng, chúng tôi có mặt tại đây chỉ vì muốn thể hiện Lòng
Yêu Nước của mình. Chúng tôi rất " ôn hòa" bằng chứng là không có
để cho việc gì xấu xảy ra ngày hôm đó. Thậm chí, trứơc khi qua
NVHTN các bạn trẻ đã thu gom rác, vỏ chai nước thật gọn ghẽ. Và nếu
có " bạo động" chúng tôi không bao giờ đồng ý theo chân ông Tài vào
hội trường này chỉ với mong muốn được nghe ý kiến của lãnh đạo
thành phố trước sự việc kiện trên mà thôi. Một thanh niên khác
phát biểu: "Có thông tin nói, cuộc biểu tình này do kẻ xấu giật dây
lợi dụng kích động. Thưa các bác, chúng cháu chỉ vì yêu nước
mà bày tỏ. Chúng cháu không phải là con nít". Hội trường vỗ tay rầm
rầm.
Sau đó, đại diện cho cơ quan ngoại giao của nhà nước.
Một bác nào đó (không rõ tên) đã lên nói với chúng tôi với đại ý
như sau. " Vấn đề Hoàng Sa – và Trường Sa không giải quyết bằng vũ
khí mà sẽ giải quyết trên phương diện ngoại giao giữa hai nước với
nhau. Đồng thời về phía Việt Nam, Phát ngôn viên của bộ ngoại giao
ông Lê Dũng cũng đã có họp báo để phản đối rồi. Và chúng ta có đầy
đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền của chúng ta trên hai hòn đảo
Hoàng Sa và Trường Sa này …."
Hình như " rất không hài lòng" và " đầy bức xúc" trước câu trả lời
của vị đại diện cơ quan ngoại giao này.
Lại cũng một em sinh viên lên hỏi " Cháu đồng ý với bác là ông Lê
Dũng đã họp báo phản đối, nhưng chẳng lẽ chúng ta chỉ nói bằng cái
miệng hay sao? Trung Quốc có nói với chúng ta bằng cái miệng không
vậy thưa bác" .. một lần nữa lại hàng loạt cái vỗ tay vang lên rầm
rộ cả hội trường như tán đồng cho câu hỏi của em.
Một em khác lại hỏi: " Bác là đại diện của bộ ngoại giao, vậy bác
có biết Hoàng Sa và Trường Sa chúng ta có bao nhiêu đảo và quần
đảo không ? Cháu không biết ( lúc này em quay sang hỏi các bạn và
hội trường " các bạn có biết không" ? Và một câu trả lời đồng thanh
hô to là KHÔNG để đáp lại câu hỏi của em ấy. Em nói tiếp " Bác
không biết, tụi cháu không biết … thế thì tại sao nhà nước không
công khai việc này? Tại sao chỉ có báo Tuổi Trẻ duy nhất nêu lên
vấn đề Hoàng - Trường Sa mà thôi trong khi các báo chí khác lại im
lặng. Không được "bịt" thông tin như thế chứ"
Lại những tiếng vỗ tay ầm ĩ, câu hỏi này của riêng em cũng như câu
hỏi của mọi người ở đây. Tại sao lại có sự bưng bít thông tin này
mà giới trí thức trẻ thanh niên – sinh viên nói riêng và toàn xã
hội Việt Nam nói chung không có quyền được biết đến. Khi đất đai
lãnh thổ là của chung của cả một dân tộc. "Quốc gia hưng vong,
thất phu hữu trách". Quốc gia có biến loạn, bổn phận là những người
công dân trong một nước đều phải được biết và có quyền được biết.
Không thể bưng bít mãi một sự thật này.
Lúc này, tôi có cảm tưởng như đại diện lãnh đạo của TP " toát mồ
hôi hột" trước những câu truy vấn đầy mạnh mẽ và quyết liệt này.
Đáp lại câu hỏi của các em đại diện lãnh đạo của TP đã trả lời "
rất chung chung" và dường như chẳng ăn nhập vào vấn đề mà các em
đã hỏi. Ông Tài nói " Chúng ta có tổ chức đi du lịch ở Hoàng Sa và
Trường Sa, và hiện tại chúng ta có khoảng 200 chiến sĩ đang đóng
quân tại hòn đảo này với khoảng 50 chiến sĩ là đoàn viên …." Một
câu trả lời chẳng ăn nhập gì với câu hỏi.
Trong lúc biểu tình trước đó, hình như có một bạn nữ nào đó " rất
bức xúc " về việc an ninh đã ngăn cản không cho vào tham gia với
đoàn biểu tình. Em cũng chạy lên xin được nói " Chúng cháu đến đây,
để thể hiện lòng yêu nước của mình… tại sao lực lượng an ninh lại
ngăn cản lòng yêu nước của chúng cháu .. khi ngăn chặn chúng cháu
lại và không cho cháu vào tham gia cùng mọi người… Tại sao? Tại
sao??" Em nói đến đây thì em đã bật khóc nức nở, tiếng khóc như
nghẹn ngào cõi lòng của mọi người hiện diện ngày hôm đó. Lãnh đạo
vội phân bua:
"Không, cảnh sát chỉ gìn giữ trật tự, chứ không ai đuổi các bạn".
Phía dưới hội trường hét lớn: "Không đúng, họ ngăn cản, họ đuổi
về"... Và hàng loạt các câu hỏi truy vấn thật mạnh mẽ và thẳng thắn
đến những người đại diện lãnh đạo ngày hôm ấy. Nhạc sĩ Tuấn Khanh
phát biểu là anh cũng không ngờ, giới trẻ rất quan tâm đến tình
trạng của đất nước.. thay vì phải đi vào các quán bar, karaoke hay
quay quẩn bên gia đình vào một ngày chủ nhật đẹp trời như vậy. Thì
các em lại đồng loạt có mặt trong ngày hôm đó để minh chứng cho sự
quan tâm của các em về hiện tình đất nước.
Có một thanh niên tha thiết: "Cháu xin các bác, các chú, vì tương
lai dân tộc. Hãy để lại cho chúng cháu một giang sơn nguyên vẹn".
Vì các em là tương lai của đất nước là thế hệ sẽ kế thừa những gì
mà các bậc cha chú đi trước đã để lại. Trước tình trạng Trung Quốc
xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam chúng ta các em đã
mạnh mẽ truy cứu đến trách nhiệm của nhà nước ..
và trông chờ những hành động quyết liệt của nhà nước về việc bảo vệ
chủ quyền của hai hòn đảo này. Chứ không phải chỉ biết phản đối một
cách yếu ớt như vậy. Các em đã thẳng thừng đề nghị tổ chức các
buổi meeting hay biểu tình hoặc đi bộ để phản đối Trung Quốc. Mà
cuộc biểu tình hay meeting hoặc đi bộ ấy phải được do Thành Đoàn tổ
chức chứ không phải " tự phát"
như ngày hôm nay.
Ông Nguyễn Thành Tài đã hứa sẽ nhanh chóng tổ chức một cuộc
meeting hoặc tuần hành, ông quay sang Bí thư Thành đoàn Tất Thành
Cang và nói thêm "vấn đề này tất nhiên Thành đoàn sẽ đảm nhiệm".
Rất nhiều cánh tay giơ lên xin phát biểu, rất nhiều tấm lòng đang
sôi sục khi chỉ nhận được những câu trả lời chung chung, những
luận điệu nghe phát chán. Bên cạnh tôi là một cô gái trẻ, cô ấy lắc
đầu sốt ruột:
"Toàn những câu phát biểu cũ rích".
Có lẽ, khi thấy các lãnh đạo của mình đang bị " vây"
trong hàng loạt những câu truy vấn. Về phía lực lượng Đoàn Thanh
Niên có vài người đã lên đỡ đòn:
" Việc mất Hoàng Sa, Trường Sa là do sự không đoàn kết trong nội
bộ… vậy chúng ta phải giải quyết vấn đề trong nội bộ trước"
Và một lời phát biểu khác của đại diện Đoàn Thanh Niên …
" Đất mình thì chật, đường nhỏ .. kẹt xe nên không thể tổ chức
biểu tình làm rối trật tự an toàn giao thông"
Tôi thật sự không hiểu trình độ của hai vị cán bộ đoàn ấy đến đâu
mà lại phát biểu khá là ' hồ đồ" "
và ngớ ngẩn" như vậy. Mới nghe vài lời phát biểu của
2 vị là đại diện phản ứng của em em bên dưới đã hô to " Xuống đi,
xuống đi".
Trong lịch sử của chúng ta trong cuộc kháng chiến quân Nguyên ,
không phải Trần Quốc Toản và Trần Quốc Tuấn vì " thù chung trước
mắt" nên đã dẹp đi những " hiềm khích" cá nhân mà cùng đồng lòng
đứng lên chống sự xâm lược của quân Nguyên đó sao?. Lịch sử của
dân tộc còn đó, lẽ nào quí vị đại diện cho Thành Đoàn lại quên
đi.... ?.Tôi hoàn toàn không thể hiểu nỗi có người mang tiếng là
cán bộ của Đoàn Thanh Niên lại phát biểu như vậy.
Ở một câu khác , khi các em thanh niên – sinh viên đề nghị biểu
tình … thì một cán bộ thành đoàn nào đó lại "vịn" vào cái cớ " đất
chật, người đông và kẹt xe".
Một câu nói "vô ý thức" như vậy đã gây ra sự phẫn uất trong lòng
các em và cá nhân tôi. Trước 2 sự kiện , một là chúng ta mất đi
lãnh thổ và lãnh hải và hai là đất chất người đông… Thử hỏi vị cán
bộ thành đoàn nào của đã phát biểu của ngày hôm ấy. Đất nước đang
bị mất ... liệu chúng ta có còn chổ để còn thời gian để nghĩ đến
những chuyện nhỏ nhặt như đường có chật hay không và xe có kẹt xe
hay không.. ? Và khi biết nếu đất của chúng ta đã " chật" và " hẹp"
thì ĐỪNG ĐỂ MẤT ĐI MỘT TẤC ĐẤT NÀO NỮA .
Có lẽ thấy mình " không có khả năng trả lời" trước những câu hỏi
của lực lượng thanh niên – sinh viên . Nên cán đại diện lãnh đạo
thành phố ông Tài đã quyết định ngưng lại cuộc " truy vấn " này
bằng cách nói là .
Sắp đến giờ của một chương trình gì đó sắp được quay trực tiếp tại
hội trường và đề nghị ngừng cuộ �o��91ổi này. Các em vẫn kiên quyết
không chấp thuận, đồng thời đề nghị với ông Tài cho tường thuật
trực tiếp cuộc truy vấn này lên đài truyền hình. Có em hỏi:
" Tại sao sự việc Vàng Anh hoàn toàn không xứng đáng gì … mà đài
truyền hình VTV lại dành ra hẳn 15 phút cho Vàng Anh"
Lúc này, Ông Tài có vẻ rất " nóng" nên đã hỏi chúng tôi..mọi người
có mặt trong ngày hôm đó " Tại sao các bạn nói tôi tin, còn tôi
nói các bạn không tin" ?? . Ngay lập tức có tiếng trả lời ông Tài :
"Câu hỏi của ông cũng chính là câu trả lời. Chúng tôi không tin" .
Có một thanh niên phản ứng khá thô bạo, anh ta đập tay xuống mặt
bàn và la lớn "Các ông chỉ lo cho ghế của các ông, bọn tham nhũng".
Lập tức có mấy người áp sát kéo anh ta đi, trong tay một người tôi
thấy cây dùi cui.
Mồ hôi tứa ra trên vầng trán ông Tài. Tất Thành Cang thì luôn cau
mặt, cạnh đó có mấy người cố gắng bảo vệ ông Tài, có một người toan
giựt micro trên tay một sinh viên, tôi cũng lao vội đến bấm máy
chụp hình, người đó liền rụt tay lại, vẻ mặt gườm gườm. Các sinh
viên đua nhau truy vấn, ông Tài thụt ra hàng ghế bên cánh gà ngồi
xuống, Tất Thành Cang đứng phía trước ngăn chận.
Trước áp lực đó, ông Tài đứng lên tuyên bố, trong tuần sau sẽ có
một cuộc meeting " Hướng về Hoàng Sa, Trường Sa" và bên phía Thành
Đoàn sẽ thông báo với báo chí và cơ quan truyền thông sau, các bạn
trẻ áp sát ông Tài khá gay gắt và đề nghị cho biết sẽ thông báo
trên kênh TV nào, báo nào??? Tất Thành Cang trả lời: "Dĩ nhiên trên
báo của Thành đoàn - báo Tuổi Trẻ.
Sau khi ông Nguyễn Thành Tài & Tất Thành Cang lặng lẽ ra khỏi hội
trường, vẫn còn những đám đông vây lấy cán bộ Thành đoàn để tranh
luận. Có một cán bộ nói " Thành Đoàn không biết, không ngờ sự việc
này để đối phó", tôi liền nói ngay: "Tại sao Sinh viên & Thanh
niên biết mà Thành đoàn không biết và tại sao Thành Đoàn lại tìm
cách "đối phó" với giới trẻ??". Anh ta sững người và tìm cách đổ
vấy lên tôi: "Anh nói Thành Đoàn đối phó gì?", tôi trả lời: "Chính
bạn nói Thành Đoàn không chuẩn bị để đối phó. Bạn nói chứ không
phải tôi". Anh ta lảng đi ngay lập tức. Những vòng vây ấy chỉ giải
tán khi hội trường mở nhạc thật lớn, không ai còn nghe được ai.
Lúc ấy đồng hồ chỉ 14h20.
Thưa quý vị lãnh đạo, hiện tại chúng tôi chỉ muốn thấy " hành
động" chứ không muốn nghe " lời nói". Cá nhân tôi cũng đã nói
thẳng với Ông Tài. " Nếu Tổ quốc lâm nguy, quốc gia biến loạn không
riêng cá nhân tôi mà tất cả mọi người thanh niên trẻ họ đang là
những kiến trúc sư, kỹ sư và bác sĩ sẵn sàng cầm súng chiến đấu
để bảo vệ sự sống còn của Tổ Quốc". Và các câu trả lời của Ông Tài
hay đại diện lãnh đạo của nhà nước đã không làm thỏa mãn được tất
cả mọi người đã có mặt trong ngày hôm đó.
Trong bài viết này, chúng tôi chưa thể lột tả hoàn toàn thái độ
phản kháng quyết liệt và mạnh mẽ của các bạn trẻ thanh niên – sinh
viên ngày hôm ấy. Tuy rằng, cuộc chất vấn chỉ kéo dài khoảng 1
tiếng 45 phút nhưng theo nhận định chung của tôi lần này các bạn
sinh viên- thanh niên đã làm nên một " sự kiện lịch sử vào ngày
09/12/2007".
- Lần đầu tiên giới trẻ bày tỏ chính kiến một cách công khai, bất
chấp dùi cui, bất chấp sợ hãi
- Lần đầu tiên giới trí thức sinh viên đã đặt thẳng những câu hỏi
"gay gắt" về phía lãnh đạo về chủ quyền của lãnh thổ và lãnh hãi.
- Lần đầu tiên giới trẻ tuyên bố công khai ngay trước mặt nhà cầm
quyền rằng truyền thông đã cố tình "bưng bít" thông tin.
- Đòi hỏi chính quyền phải hành động cụ thể và có thái độ cứng rắn
hơn với Trung Quốc
Suốt ngày hôm ấy, đầu tôi luôn nang vang câu hát của các bạn trẻ
ngày hôm ấy
' Hoàng Sa là của chúng ta …
Trường Sa là của chúng ta ….
Hoàng Sa – Trường Sa muôn đời là của Việt Nam chúng ta.
Chúng ta không bao giờ KHUẤT PHỤC trước " NGOẠI BANG"
nào đang lăm le tiến chiếm. Cám ơn các em - những trí thức trẻ -
tương lai của dân tộc đã " mở màn" cho một sự kiện lịch sử trọng
đại ngày hôm ấy. Sự kiện này , đã góp phần khẳng định vẫn còn đó
những tấm lòng yêu nước, giới trẻ không thờ ơ với vận mạng dân tộc.
Chúng tôi cũng muốn gởi một thông điệp đến nhà nước Việt Nam là :
"TẤT CẢ CHÚNG TÔI SẼ SẴN SÀNG HY SINH VÌ TỔ QUỐC ĐỂ BẢO TOÀN TRỌN
VẸN GIANG SƠN TỔ QUỐC. HÃY HÀNH ĐỘNG ĐỂ KHỎI TỦI HỔ TRƯỚC TIỀN
NHÂN" .
Uyên Vũ - Quỳnh Vy
Ảnh trên: Ông Nguyễn Thành Tài ngồi thụt bên hàng ghế cánh gà, ông
đưa tay chỉ trách nhiệm về phía Tất Thành Cang ngay trước mặt.
IMG_0436
Một SV đang chất vấn đại diện Bộ Ngoại Giao
IMG_0469
Nguyễn Thành Tài : "Tôi tin các bạn, sao các bạn không tin tôi?"
IMG_0477
Dù có đông đảo nhân viên hậu thuẫn, Nguyễn Thành Tài & Tất Thành
Cang vẫn toát mồ hôi hột trước khí thế của SV
IMG_0489
Dù nỗ lực giảm nhiệt và thuyết phục giải tán.
Vòng vây của SV yêu nước nhất quyết tìm một lời hứa chính thức của
lãnh đạo thành phố.
Betreff: [DKSG67] Video: biểu tình chống TQ tại Hà nội. Xin click vào đây để xem VN đã bị Trung Quốc chiêm bao nhiêu đất đai của ông cha ta để lại.
Tin BBC: Người biểu tình vẫy cờ và biểu ngữ bên ngoài Đại sứ quán Trung
Quốc ở Hà Nội
Hàng trăm người đã biểu tình ôn hòa ở Hà Nội và TP HCM hôm chủ nhật (9.12), phản đối việc Trung Quốc lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa nhằm quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa.
Những người biểu tình, phần lớn là sinh viên và học sinh, đã tập hợp gần Đại sứ quán Trung Quốc.
Theo lời kể của một số người tham gia, Đại sứ quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu đã bị phong tỏa nên những người biểu tình đứng ở phía công viên cách Đại sứ quán vài chục mét.
'Máu thịt Việt Nam'
Những người biểu tình hát quốc ca, bày tỏ sự ủng hộ đối với quan điểm của chính phủ, rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Họ mang theo quốc kỳ và biểu ngữ với nội dung như: “Trường Sa và Hoàng Sa là máu thịt của Việt Nam”.
Cuộc biểu tình diễn ra khoảng một giờ đồng hồ trước khi bị cảnh sát giải tán.
Hai ngày trước khi diễn ra cuộc biểu tình, các thông điệp kêu gọi mọi người xuống đường đã lan truyền qua Internet và điện thoại di động, trong đó nhấn mạnh "cuộc biểu tình đã được an ninh cho phép".
Một lời kêu gọi có đoạn: “Chúng ta hãy cùng nhau có những hành động và đóng góp thiết thực để bảo vệ và xây dựng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Những người biểu tình cho biết họ sẽ tiếp tục biểu tình vào chủ nhật tới.
Cuộc biểu tình hôm 9.12 là một trong các cuộc xuống đường phản đối khá hiếm hoi ở Hà Nội.
Người biểu tình phản đối bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở TP HCM.
Trong khi đó, cùng ngày, một cuộc biểu tình phản đối tương tự cũng diễn ra gần Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP HCM, với sự tham gia của khoảng hơn một trăm người.
Vào khoảng 9h30 sáng, nhiều người bắt đầu di chuyển từ cổng chính Nhà văn hóa Thanh Niên sang đứng đối diện với Lãnh sự quán Trung Quốc gần đó.
Theo lời một người có mặt, nhiều cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản đã thuyết phục đoàn người giải tán và đi vào Nhà văn hóa Thanh Niên để đối thoại.
Tuy vậy, đoàn người vẫn ở lại, hô khẩu hiệu nhấn mạnh Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.
'Kiềm chế'
Đến 12h trưa, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM, ông Nguyễn Thành Tài, xuất hiện và kêu gọi mọi người vào bên trong Nhà văn hóa.
Cuộc đối thoại giữa chính quyền và người dân diễn ra khá sôi động, kéo dài hơn một giờ đồng hồ.
Tại đây, những người lãnh đạo thành phố hứa sẽ có hoạt động "chính thức của Thành Đoàn" để phản đối Trung Quốc.
Một nguồn tin chưa kiểm chứng cho hay Thành Đoàn TP. HCM có thể sẽ tổ chức một cuộc tuần hành cho thanh niên vào tuần sau.
Trước đó, trả lời phỏng vấn của BBC, ông Dương Danh Di, một nhà nghiên cứu quan hệ Việt – Trung và từng làm ngoại giao tại Trung Quốc, nói hành động của Trung Quốc hoàn toàn trái những gì lãnh đạo nước này đã tuyên bố tại Đại hội đảng 17 vừa kết thúc.
Những ngày gần đây, cộng đồng cư dân mạng của Việt Nam cũng đã chuyền nhau những lời kêu gọi viết đơn lên các tổ chức quốc tế, thậm chí cả những hành động như tổ chức biểu tình phản đối trước sứ quán Trung Quốc tại các nước, hay tẩy chay hàng hóa Trung Quốc…
Tuy nhiên, ông Dương Danh Di bình luận rằng các hành động phản đối như biểu tình sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại, cần chứng tỏ người Việt Nam biết kiềm chế và muốn giải quyết bất đồng thông qua thương lượng và một cách hòa bình.
Tam Sa
Thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa là đơn vị hành chính mới lập ra để quản lý ba quần đảo. Trước đây, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa thuộc về quyền quản lý trực tiếp của tỉnh Hải Nam.
Tỉnh này mới được thành lập chính thức năm 1988. Trước đó, Hải Nam thuộc quản lý của tỉnh Quảng Đông.
Đảo Hải Nam, với dân số 8 triệu người, là tỉnh thứ 30 và là đặc khu kinh tế lớn nhất của Trung Quốc.
Nay trong tỉnh Hải Nam có ba thành phố và một thành phố hành chính cấp huyện cùng vùng biển xung quanh mà Trung Quốc nói là của mình.
Tuy nhiên, không chỉ có Việt Nam mà một số nước khác cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và lãnh hải trong khu vực này.
Những bài về Trường Sa & Hoàng Sa đăng trong sachhiem.net