|
28 tháng 9, 2010
|
|
Tổng thống Mỹ B.Obama (thứ ba từ trái qua) và các lãnh đạo ASEAN, tại Hội nghị New York, 24/09/2010
Ảnh: Reuters
|
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại New
York ngày 24/09/2010 là một bước quan trọng trong tiến trình tăng cường
hợp tác giữa hai bên. Một trong những động lực thúc đẩy Washington và
các nước Đông Nam Á xích lại gần nhau hơn là các hành động càng lúc càng
quyết đoán của Trung Quốc trong việc áp đặt chủ quyền của họ tại vùng
Biển Đông.
Cho dù quyền lợi của nhiều thành viên ASEAN tại Biển Đông bị Trung Quốc
trực tiếp đe dọa, thế nhưng, cho đến lúc này, khối Đông Nam Á vẫn duy trì
một thái độ thận trọng đối với láng giềng hùng mạnh phương Bắc. Điều này đã
được thấy rõ nhân hội nghị New York vừa qua.
Theo ghi nhận của nhật báo Indonesia The Jakarta Post, trong số ra ngày
hôm nay, 28/09/2010, Hội nghị Thượng đỉnh New York đã tránh đề cập trực tiếp
đến các tranh chấp giữa Trung Quốc và một số thành viên ASEAN như Việt Nam,
Philippines, Malaysia… về chủ quyền lãnh thổ trong vùng Biển Đông.
Bản thông cáo chung của Hội nghị, lẽ dĩ nhiên, cũng đã đề cập đến các
điểm nóng trong hồ sơ Biển Đông, nhưng với lời lẽ hết sức chừng mực, theo
đó, Mỹ và ASEAN khẳng định trở lại tầm quan trọng của hòa bình và ổn định
trong khu vực, sự cần thiết phải bảo đảm an ninh trên biển và tôn trọng
quyền tự do hàng hải và thông thương, phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật biển UNCLOS và luật lệ hàng hải quốc tế khác. Hai bên cũng kêu gọi, xin
trích « giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình ».
Điều đáng nói là ngay cả từ ngữ Biển Đông, theo tên gọi tiếng Anh là
South China Sea, cũng hoàn toàn vắng bóng trong bản thông cáo. Theo The
Jakarta Post, lời lẽ trong bản dự thảo thông cáo được hãng tin Mỹ AP tiết lộ
trước đó cứng rắn hơn nhiều khi có nêu lên quyết tâm của các lãnh đạo Mỹ và
ASEAN chống lại việc sử dụng võ lực trong vùng biển tranh chấp. Thế nhưng
yếu tố này đã bị lược bỏ khi dự thảo được trình lên cho các lãnh đạo phê
duyệt.
Đối với The Jakarta Post, lập trường nói trên đã thay đổi đáng kể so với
quan điểm cứng rắn từng được ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố công
khai tại Hà Nội vào tháng 7 vừa qua. Giải thích về thay đổi này, nhật báo
Indonesia cho rằng có lẽ các lãnh đạo của cả ASEAN và Hoa Kỳ đều thấy là một
bản thông cáo phê phán Trung Quốc quá mạnh có thể tạo ra cảm tưởng là các
nước họp lại tại New York để toa rập với nhau chống lại Bắc Kinh.
Trong bối cảnh Hoa Kỳ vẫn còn cần đến Trung Quốc trong các hồ sơ quốc tế
quan trọng, cũng như trong vấn đề giảm bớt thâm thủng mậu dịch của Mỹ, trong
lúc các nước ASEAN cũng cần đến Trung Quốc về phương diện kinh tế, hành động
đó sẽ không có lợi.
Một điểm khác đáng chú ý là nếu phía ASEAN không lên tiếng công khai về
vấn đề Biển Đông vì không muốn đụng chạm đến Trung Quốc, phía Hoa Kỳ có thái
độ dứt khoát hơn. Ngay sau Hội nghị New York, Nhà Trắng đã ra thông cáo,
trong đó xác định rõ ràng là nhân cuộc họp, tổng thống Mỹ và các lãnh đạo
ASEAN đã đồng ý về tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình các tranh
chấp, của quyền tự do hàng hải, ổn định khu vực và tôn trọng luật lệ quốc
tế, « kể cả tại vùng Biển Đông », từ ngữ trong nguyên văn.
Liệu thái độ nhân nhượng của ASEAN có tác dụng đối với Trung Quốc hay
không ? Trước mắt, Bắc Kinh vẫn có những tuyên bố dọa nạt. Ngày chủ nhật
26/09, tức là hai hôm sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, tờ báo Global Times
của Trung Quốc đã lại lên tiếng tố cáo Hoa Kỳ tìm đường trở lại châu Á bằng
cách lôi kéo các nước ASEAN rời xa Trung Quốc và gây hỗn loạn trong khu vực.
Riêng đối với các nước Đông Nam Á, tờ báo này cho rằng họ không nên để mất
cơ may trở thành thịnh vượng nhờ tham gia vào đà vươn lên của Trung Quốc về
mặt kinh tế.
Đến hôm qua, báo chí quốc tế đã tiết lộ thêm một động thái mới của Bắc
Kinh nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên mọi vùng biển mà họ đòi hỏi. Bộ Ngoại
giao Trung Quốc vừa thêm một chương mới vào quyển sách trắng thường niên
nhằm khẳng định quyền về biển.
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo News International, nội dung chương này xác
định là biên giới và các vấn đề liên quan đến biển đều thuộc phạm vi lợi ích
về chủ quyền, an ninh, phát triển của Trung Quốc và là một thành tố quan
trọng trong chính sách ngoại giao. Đối với giới phân tích, sự kiện trên đây
phản ánh quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ các đòi hỏi lãnh thổ của
họ.
nguồn
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20100928-ho-so-bien-dong-asean
Các bài liên lệ đến đảo Trường Sa - Hoàng Sa:
"Cuộc chiến" không cân sức giữa giới học giả VN và TQ (Đoan Trang)
Ba "Gọng Kìm" (Nam Quốc)
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu. (Hoàng Nguyên Nhuận)
Cuộc biểu tình của giới trẻ trong nước (CLB Nhà Báo Tự Do)
Công lý lịch sử của Hoàng-Trường Sa, ..đến Tòa Khâm Sứ (Ts. Lý Khôi Việt)
Hai bản đồ quý khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa (TS Nguyễn Xuân Diện)
Huyết Lệ Tâm Thư (Minh Mẫn)
Hãy phản đối hành động xâm lược của TQ (Tin)
Học giả quốc tế phê phán đường lưỡi bò của TQ (TuanVN)
Hồ sơ Biển Đông: ASEAN-Mỹ tăng cường quan hệ (Trọng Nghĩa/ RFI)
Lăng Ba Vi Bộ Với Kissinger(Hùynh Bất Hoặc)
Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Những người đòi bỏ danh dự Tổ Quốc (NMQ)
Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ (Lê Minh Nghĩa)
Phải chăng TQ & HK ... (Càphêtối)
Phủ nhận hoàn toàn quan điểm của nhà nước Trung Quốc (Đinh Kim Phúc)
Quan Hệ Việt Nam & Trung Quốc Trong 30 Năm Qua-1 (nxb Sự Thật)
Sắc chỉ Vua Minh Mạng về Hoàng Sa được tìm thấy (tin BBC)
Sức mạnh đồng thuận Việt Nam ...(MinhAnh)
Trái Tim Của Biển (Trần Vân Hạc)
Trường Sa và Hoàng Sa (Nguyễn Nhã)
Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -1 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã)
Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -2 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã)
Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -3 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã)
Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -4 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã)
Trận Hoàng Sa 34 năm về trước
Trống đồng vang vọng giữa Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Tây Sa và Nam Sa trong sử liệu Trung Quốc (Phạm Hoàng Quân)
Việt Nam Cộng Hòa dâng Đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng (Đặng Văn Hoa)
Vì Lễ Rước Đuốc Olympic 2008 - Thư gửi Thủ Tướng (Lê Trung Hành)
Vấn đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đông (Đinh Kim Phúc)
“Sóng” Biển Đông Giữa Lòng Hà Nội (TuanVN)