|
|||
Bảy tám năm trước đây, Đông Tà tôi đã lội ngược dòng phong trào tố khổ Miền Bắc dâng đất dâng biển cho Trung Hoa bằng cách vận dụng hết trí óc và khả năng qủy biện sẵn có để bẻ gãy cái tin tức và lập luận dựng đứng. Tôi đã nhắm vào những chỗ yếu nhất nhưng cũng ồn ào nhất của phong trào này. Báo hại Thầy Tâm Châu, ông Trần Khuê, ông Trần Đại Sỹ bị ăn đòn qủy biện trối chết. Bài đó thế này…(xin bấm vào đường nối dưới đây) CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI ANH ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Nguyên Nhuận) Bảy tám năm rồi từ ngày xong bài ấy, Đông Tà tôi nơm nớp chờ phản biện của những vị trên. Nhưng có lẽ vì đa đoan quá nên chẳng thấy gì cả. Ông Trần Khuê bận ở tù, Trần Đại Sỹ bận về quê in sách bán sách, thầy Tâm Châu bận hầu đám qủy ám xúi trẻ… nghịch phân gà … Tôi vẫn áy náy vì cái tật sân si của mình. Với Đông Tà tôi, gì cũng được chứ đụng đến quê hương một cách tiêu cực thì cũng chẳng khác gì Tiểu Long Nữ vướng phải nhựa của tuyệt tình hoa. Bậy thật! Cho nên tôi không khỏi thở phào nhẹ nhõm khi đọc được trên Mạng Tiền Phong Online thứ Sáu 02/01/2009 cuộc phỏng vấn của báo này với Thứ Trưởng Ngoại Giao VN về vấn đề biên giới Việt-Hoa… Bỏ qua cái lối hành văn quan liêu cây nhà lá vườn một tiếng dạ thưa hai tiếng dạ thưa đồng chí…bài phỏng vấn này cho thấy nhiều dữ kiện rất có ý nghĩa hợp với những ưu tư của riêng Đông Tà tôi kể từ khi tôi viết xong bài Chiều mưa biên giới anh đi về đâu cách nay đã hơn sáu năm. Bài đó thế này [xin cảm phiền hỷ xã về chữ nhấn mạnh đậm hay màu sắc của HĐT.]… Thứ trưởng Ngoại giao VN Vũ Dũng: Không thể có chuyện 'VN mất đất', 'cắt đất'... "Trong đàm phán với Trung Quốc và các nước láng giềng khác cũng như trong quá trình phân giới cắm mốc trên thực địa, chúng ta đều đã thể hiện hết sức rõ ràng lập trường bất di bất dịch, đó là: chủ quyền lãnh thổ là vấn đề mang tính nguyên tắc, không thể nhân nhượng". Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng khẳng định như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn TTXVN nhân sự kiện hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc vừa ra Tuyên bố chung hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc vừa ra Tuyên bố chung hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam và Trung Quốc, xin đồng chí Thứ trưởng cho biết thêm thông tin về sự kiện này? Từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp đặc biệt giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ. Tại cuộc gặp, hai bên đã đạt được một số nhận thức chung rất quan trọng. Đặc biệt, hai bên đã thống nhất biện pháp giải quyết cả gói đối với hai khu vực thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân. Tại thác Bản Giốc, thác cao và là thác phụ hoàn toàn thuộc Việt Nam, với thác chính hai bên thoả thuận đường biên giới đi từ mốc 53 cũ, qua cồn Pò Thoong, đến điểm giữa cuả mặt thác chính, sau đó tiếp tục đi theo dòng chảy chính của sông Quây Sơn. Tại cửa sông Bắc Luân, đường biên giới bắt đầu từ thượng lưu bãi Tục Lãm đến điểm đầu của đường phân định Vịnh Bắc Bộ. Với việc hoàn thành phân giới khu vực cửa sông này, Việt Nam và Trung Quốc đã xác định xong đường biên giới hoàn chỉnh dài hơn 1400km từ Tây sang Đông, nối tiếp với đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ. Việc giải quyết hai khu vực này là phù hợp với luật pháp quốc tế, với Hiệp ước 1999 và về cơ bản đã đáp ứng được quan tâm của cả hai bên. Hai bên thoả thuận không xây dựng các công trình nhân tạo tại khu vực thác Bản Giốc để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái ở khu vực này, đồng thời nhất trí xem xét hợp tác khai thác tiềm năng du lịch và sẽ ký Thoả thuận cấp Chính phủ về vấn đề này. Hai bên cũng thoả thuận sẽ thiết lập khu vực tự do đi lại cho tàu thuyền của cư dân biên giới tại khu vực cửa sông Bắc Luân và ký một thoả thuận cấp Chính phủ quy định các nội dung cụ thể liên quan. Hai bên cũng đồng ý sẽ tổ chức lễ mừng công hoàn thành phân giới cắm mốc (PGCM) tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn, Việt Nam) và Hữu Nghị Quan (Quảng Tây, Trung Quốc) vào thời gian thích hợp trong năm 2009. Lúc 19h ngày 31/12/2008 hai bên đã ra Tuyên bố chung về viêc hoàn thành PGCM. Sau đó, hai bên đã ký biên bản cuộc họp ghi lại toàn bộ các kết quả này cũng như các công việc liên quan cần triển khai trong thời gian tới. Tuyên bố chung ngày 31/12/2008 đã khẳng định: “việc hoàn thành toàn bộ công tác PGCM là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc”. Đây là thành tích chung của các lực lượng PGCM, là thắng lợi chung của tình hữu nghị Việt-Trung và là biểu hiện sinh động của mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thoả thuận. Thành quả trên có được là nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo cấp cao hai nước và những nỗ lực không mệt mỏi của hai Đoàn đàm phán cấp Chính phủ, cuả các lực lượng PGCM thuộc các bộ, ngành: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Tài nguyên Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Tài chính… và các địa phương có chung đường biên giới, cũng như của đông đảo đồng bào các dân tộc các tỉnh biên giới, đồng thời là sự kế thừa công lao của nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước. Đề nghị đồng chí Thứ trưởng giới thiệu vài nét về quá trình và kết quả của công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc? Theo quy định tại Điều 6 của Hiệp ước 1999, năm 2000 hai Bên đã thành lập Ủy ban Liên hợp phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc để thực hiện công tác PGCM. Tiếp đó Uỷ ban Liên hợp PGCM đã thành lập Nhóm chuyên gia kỹ thuật và 12 Nhóm liên hợp PGCM trực thuộc để triển khai công tác PGCM trên thực địa tại 12 đoạn biên giới tương ứng. PGCM là công việc hết sức mới mẻ đối với hầu hết các bộ-ngành, địa phương của ta. Sau 2 năm chuẩn bị, tháng 12/2001, ta và Trung Quốc cắm cặp cột mốc đầu tiên tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) và Đông Hưng (Quảng Tây). Từ tháng 10/2002, hai Bên đồng loạt tiến hành PGCM trên toàn tuyến biên giới. Tuy nhiên do những khó khăn ban đầu như đã nói ở trên, trong hai năm 2003 và 2004, hai Bên chỉ cắm được 89 cột mốc. Để đẩy nhanh tiến độ PGCM, hai Bên đồng ý áp dụng nguyên tắc “dễ trước, khó sau” nên trong hai năm 2005-2006 đã đạt được tiến bộ đáng kể. Đến đầu năm 2007, hai bên đã PGCM được gần 70% đường biên giới. Tuy vậy, sang năm 2007, tốc độ PGCM chậm hẳn lại do các khu vực tồn đọng đều là các khu vực nhạy cảm, có lịch sử tranh chấp lâu đời, khó giải quyết. Có tháng, có Nhóm PGCM không cắm được cột mốc nào. Trước tình hình đó, ta và Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ, trong đó, quan trọng nhất là biện pháp giải quyết “cả gói”, tức là chia các khu vực thành một số gói khác nhau có chung tính chất như “gói cửa khẩu”, “gói mốc cũ thời Pháp – Thanh”, “gói Cửa sông Bắc Luân và Thác Bản Giốc” để giải quyết theo một số nguyên tắc nhất định v.v…; các gói này có quan hệ tương tác lẫn nhau. Việc giải quyết “cả gói” được tiến hành trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hợp lý, hợp tình, đại để cân bằng về lợi ích, hai Bên có thể chấp nhận được và cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống của cư dân biên giới. Đến nay, sau hơn 7 năm bền bỉ phấn đấu, hai bên đã tiến hành 13 vòng đàm phán chính thức cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ, rất nhiều cuộc gặp hai Trưởng đoàn, 31 vòng đàm phán cấp Chủ tịch Ủy ban liên hợp PGCM. Càng về cuối đàm phán càng khó khăn, phức tạp. Riêng năm 2008, hai bên đã tiến hành 11 vòng đàm phán cấp Chủ tịch, vòng ngắn nhất kéo dài 9 ngày, vòng dài nhất 23 ngày, phiên họp dài nhất tiến hành liên tục suốt hơn 30 giờ liền. Kết quả là, hai bên đã phân giới xong trên thực địa toàn tuyến biên giới dài khoảng 1.400 km (trong đó có 344 km đường biên giới đi theo 21 sông, suối chính); cắm được gần 2.000 cột mốc trong đó có trên 1.500 cột mốc chính và trên 400 cột mốc phụ. Hệ thống mốc giới này đã được đánh dấu, ghi nhận và mô tả phù hợp với địa hình thực tế một cách khách quan, khoa học, chi tiết. Nếu so sánh với đường biên giới của các nước trên thế giới, đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được đánh giá là có mức độ cột mốc dầy đặc và rõ ràng nhất, được xác định theo phương pháp hiện đại đảm bảo tính trung thực và bền vững lâu dài. Xin Thứ trưởng cho biết có những khó khăn chủ yếu nào trong quá trình phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc? PGCM là công việc song phương, mọi việc đều phải được 2 bên đồng ý và cùng nhau thực hiện. Biên giới Việt-Trung là khu vực có địa hình hiểm trở phức tạp, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiều nơi có độ cao trung bình trên 1000m như ở Điện Biên, Lai Châu. Trong 1.400 km đường biên thì có tới 344 km là sông suối biên giới với dòng chảy bị biến động liên tục do lũ lụt. Nhiều khu vực biên giới cách xa dân cư, đường xá đi lại hết sức khó khăn. Nhiệm vụ của những người làm công tác PGCM là phải đến tất cả các nơi có đường biên giới đi qua, cho dù đó là núi non hiểm trở, đèo cao, vực sâu nguy hiểm. Nhiều nhóm PGCM đã phải đi bộ, trèo đèo, lội suối, xuyên rừng 3-4 ngày mới đến đường biên, bất chấp những khó khăn, nguy hiểm về địa hình, thời tiết, bệnh tật, thậm chí có nhiều nơi bom mìn còn sót lại. Có những nhóm đã phải bám trụ hàng chục ngày liên tục ở khu vực đường biên trong điều kiện thường xuyên có giá rét, sương mù và băng tuyết để làm việc. Chính vì vậy, nhiều cán bộ, chiến sỹ đã đổ máu, thậm chí hy sinh cả thân mình cho sự nghiệp PGCM của Tổ Quốc. Thứ hai, do lịch sử để lại có một số khu vực hai Bên quản lý, canh tác sang nhau hoặc dân cư sinh sống, sử dụng chung nguồn nước, thậm chí có cả những khu vực mồ mả được chôn cất sang lãnh thổ của nhau. Đối với những khu vực này, ta và bạn đã nhất trí giải quyết theo nguyên tắc linh hoạt, hạn chế đến mức thấp nhất tác động đến cuộc sống, sản xuất của người dân vùng biên giới. Thứ ba, PGCM là đưa đường biên giới từ Hiệp ước ra thực địa. Đây là công việc hết sức khó khăn do lời văn và bản đồ Hiệp ước không phải lúc nào cũng phù hợp với thực địa và ngược lại. Cũng có khi lời văn và bản đồ của chính Hiệp ước cũng không khớp nhau. Trong điều kiện thăng trầm về chính trị, kinh tế, xã hội, cộng với những thiên tai liên tiếp ở mỗi nước, thì điều này là hoàn toàn có thể hiểu được. Ngoài ra, như các bạn đã biết đường biên giới trên bản đồ chỉ là một nét vẽ, nhưng với tỉ lệ 1/50.000 thì một nét vẽ này trên thực địa đã tương đương với khoảng 50m. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như đã nói ở trên, nhưng, các các đồng chí tham gia công tác PGCM của ta, với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước nhân dân và đất nước, đã hết sức cố gắng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ PGCM. Công tác PGCM cũng thường xuyên được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, trực tiếp của Lãnh đạo Đảng và Chính phủ hai nước. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Chính phủ ta đã nhiều lần trực tiếp đến một số khu vực biên giới để khảo sát và tìm hiểu, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân thôn bản vùng biên để từ đó có những chỉ đạo hết sức sát sao cho Đoàn đàm phán. Chính phủ đã dành ưu tiên cao cả về nhân lực và tài chính cho công tác PGCM. Đề nghị đồng chí Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của sự kiện hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc và công việc cần làm trong thời gian tới? Tuyên bố chung của hai Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ đã nói tương đối đầy đủ vấn đề này. Tôi chỉ xin nêu thêm mấy điểm: - Thứ nhất, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc, với tư cách là hai quốc gia độc lập, có chủ quyền đã tự mình hoạch định được đường biên giới trên đất liền giữa hai nước với hệ thống văn bản, bản đồ và mốc quốc giới hoàn chỉnh, hiện đại, có giá trị mãi mãi cho hai quốc gia, dân tộc; - Thứ hai, việc hoàn thành PGCM sẽ mở ra những cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương có chung biên giới mở rộng giao lưu hợp tác, tăng cường quan hệ kinh tế- thương mại. Thực tiễn mấy năm qua cho thấy nơi nào đã PGCM, thì tình hình trật tự an ninh biên giới, hợp tác kinh tế- thương mại ở nơi đó đều tốt hẳn lên. Đây là tiền đề vững chắc để xây dựng biên giới Việt – Trung thành đường biên giới mãi mãi hòa bình, hữu nghị và cùng phát triển. - Thứ ba, hoàn thành PGCM là giải quyết được một vấn đề rất nhạy cảm trong quan hệ Việt-Trung. Tiếp theo việc ký kết Hiệp ước 1999, Hiệp ước phân định vịnh Bắc Bộ 2000, hoàn thành PGCM là việc làm thiết thực từng bước cụ thể hóa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc trên cơ sở phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, là sự đóng góp thiết thực đối với hòa bình, ổn định và phát triển khu vực. Trong năm 2009, hai bên sẽ tiếp tục thảo luận nhằm hoàn chỉnh nội dung của Nghị định thư PGCM và các phụ lục kèm theo, bao gồm bản đồ, hồ sơ ghi nhận những kết quả phân giới, cắm mốc mà hai bên đã đạt được trên thực địa trong những năm qua; thương lượng về Quy chế quản lý biên giới mới và Hiệp định quản lý các cửa khẩu quốc tế. Nhân sự kiện quan trọng này, đồng chí có tâm sự gì đối với những cán bộ, chiến sỹ đã có những đóng góp tích cực cho việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc? Trong giờ phút thật xúc động này, thay mặt Bộ Ngoại giao, Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Nhà nước về phân giới cắm mốc, tôi xin trân trọng cám ơn tất cả cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các tỉnh biên giới đã tích cực tham gia công tác phân giới cắm mốc trong những năm qua, những người đã góp phần làm nên thành quả quan trọng hôm nay. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các tầng lớp nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài đã thường xuyên quan tâm, động viên, khích lệ chúng tôi trong suốt quá trình PGCM. Công tác biên giới, lãnh thổ thật là vất vả và gian khổ, có khi phải đổ máu, hy sinh cả tính mạng, nhưng do tính chất công việc đặc biệt này nên ít được biết đến. Chúng tôi mong rằng, từ ngày hôm nay, khi Việt Nam và Trung Quốc đã có một đường biên giới hoàn chỉnh, mọi người sẽ hiểu rõ hơn công tác PGCM và sẽ cảm thông hơn đối với những gian truân, vất vả của những cán bộ, chiến sĩ làm công tác này. Nhân dịp hoàn thành công tác PGCM trên biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, tôi xin thay mặt cho những người làm công tác PGCM của phía Việt Nam chân thành cám ơn sự hợp tác, nỗ lực hết mình của các đồng nghiệp, ở cả cấp Trung ương và các cấp địa phương thuộc các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Trung Quốc, những người đã chung sức, sát cánh cùng chúng ta làm nên thành quả chung ngày hôm nay. Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng! -Một số mạng nước ngoài tiếp tục đưa tin thất thiệt rằng Việt Nam đã bị mất đất. Đồng chí có bình luận gì về ý kiến này? Tôi đã có nhiều dịp phát biểu về vấn đề này. Hôm nay, tôi xin một lần nữa khẳng định rằng: chủ quyền lãnh thổ là vấn đề hết sức thiêng liêng đối với bất kỳ quốc gia nào, dân tộc nào. Đối với dân tộc Việt Nam thì vấn đề chủ quyền lãnh thổ lại càng thiêng liêng cao cả. Dân tộc ta từ nghìn xưa đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Gần tám thập kỷ qua, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, đã đi qua những cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ, chịu đựng nhiều mất mát, hy sinh to lớn để giữ vững chủ quyền lãnh thổ của mảnh đất thân yêu này. Trong đàm phán với Trung Quốc và các nước láng giềng khác cũng như trong quá trình PGCM trên thực địa, chúng ta đều đã thể hiện hết sức rõ ràng lập trường bất di bất dịch, đó là: chủ quyền lãnh thổ là vấn đề mang tính nguyên tắc, không thể nhân nhượng. Như trên tôi đã nói, do lịch sử để lại, có những khu vực quá canh, quá cư, Hai đoàn đàm phán đã nhất trí linh hoạt điều chỉnh trên cơ sở cân bằng lợi ích. Vì vậy, không thể có chuyện “Việt Nam mất đất”, “cắt đất” cho nước này, nước kia như một số mạng nước ngoài đưa tin. Chỉ có thể giải thích rằng những mạng này hoặc do thiếu thông tin hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau. KV Thác Bản Giốc và Hữu nghị quan được phân định ra sao ? Về khu vực Thác Bản Giốc: Thác Bản Giốc gồm 2 phần: phần thác phụ và phần thác chính. Phần thác phụ hoàn toàn thuộc phía VN, còn phần thác chính đổ thẳng xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới. Theo Hiệp ước 1999, đường biên giới sẽ được xác định theo nguyên tắc trung tuyến dòng chảy chính. Tại vòng họp này , ta và Trung Quốc đã thoả thuận đường biên giới đi từ mốc 53 cũ, qua cồn Pò Thoong, đến điểm giữa của mặt thác chính và sau đó dòng chảy chính trên sông Quây Sơn. Ta và Trung Quốc cũng nhất trí sẽ cùng hợp tác để phát triển tiềm năng du lịch, kinh tế tại khu vực thác Bản Giốc. Về khu vực Hữu nghị quan: Theo các tài liệu lịch sử đang được lưu giữ, Trấn Nam Quan hay còn gọi là Ải Nam Quan đều nằm bên phía Trung Quốc, đường biên giới nằm phía nam Trấn Nam Quan. Theo “Đại Nam Nhất thống chí” , Trấn Nam Quan được xây dựng từ thời nhà Minh; sau đó, đời Nhà Thanh cho tu bổ lại vào năm 1726. Dấu tích lịch sử quan trọng của khu vực cửa khẩu Hữu nghị là mốc 19 cũ do Pháp Thanh cắm năm 1894. Vừa qua ta và Trung Quốc đã tiến hành cắm mốc 1117 trùng với vị trí mốc 19 cũ, đường biên giới đi qua Km số 0, mốc 19 cũ đến điểm cách điểm nối ray hiện tại 148m. Như vậy có thể khẳng định đường biên giới tại cửa khẩu Hữu nghị vừa được PGCM là phù hợp với lịch sử và thực tiễn quản lý ở khu vực này. Hình của TPOnline Như vậy là chuyện biên giới Việt-Hoa đã được chính thức đặt thành vấn đề và giải quyết. Dù là trên giấy tờ. Và nói về giấy tờ thì con đường hình như vẫn còn xa lắm. Bởi cho đến bây giờ, theo bài báo trích dẫn, thì chỉ mới có THÔNG CÁO CHUNG công bố lúc 19 giờ ngày 31-12-2008 chứ chưa có Hiệp Định, kiểu Hiệp Ước Thiên Tân 1885 về phân ranh lãnh thổ hay Hiệp Ước Brévié 1887 về lãnh hải giữa Pháp và nhà Thanh về biên giới. Kẹt lắm thì có Hiệp ước 1999… Nhưng dù có hiệp định và đã được đại diện hai chính phủ ký thì cũng còn phải đợi Quốc Hội hai nước thảo luận và thông qua cho ban hành mới nên cơm cháo. Nói thế khác, nếu ngày mai, tuần sau, tháng sau các chú ba con trời nổi máu muốn dạy cho VN một bài học như năm 1979, 1984[?] và nại tưới ra một lý do… rằng thì là hai nước chưa có bản đồ chính thức đồng thuận cho nên quân biển người tập trận đi lạc vì đọc sai bản đồ, hay pháo binh bắn dập kiểu Lạng Sơn 1979 vì chấm sai tọa độ … VN cũng đành cắn răng chịu thôi! Con kiến kiện củ khoai à?! Những nổi cộm trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, nhất là vấn đề các hải đảo và biên giới, nếu chỉ giới hạn trong phạm vi hai nước thì có cơ may giải quyết hơn thay vì toàn cầu hóa hay quốc tế hóa. Quốc tế hóa hay toàn cầu hóa tranh chấp chỉ tổ tạo cơ hội cho thiên hạ nhảy vào dấy máu ăn phần chứ chẳng được gì cả. VN hình như rất thuộc bài trong vụ này…Mà thuộc bài là phải … Tổ tiên người Việt đau đầu hơn cả ngàn năm nay vì đàn anh phương Bắc muốn làm gì thì làm như vậy đó. Muốn khỏi đau đầu thì chỉ có nước tránh xa thôi… Và cũng nhờ quyết tâm cố gắng né tránh xa đàn anh như vậy nên lãnh thổ tổ quốc VN hôm nay mới như khúc kẹo kéo càng ngày càng dài cho đến Cà Mâu Mõ Vẹt!? Thật vậy, chưa kể cái vụ Động Đình Hồ-Thăng Long của huyền sử, tổ tiên mình tất bật chạy xuống phương Nam dừng chân ở Lạng Sơn. Yên Đồng Đăng nhưng vẫn chưa yên bụng nên phải chân trong chân ngoài chạy xa về Hà Nội. Yên Hà Nội lại phải né xa hướng Ba Vì, Thanh hóa…Yên Thanh Hóa phải tính chuyên trèo đèo vượt sông đem con gái đổi lấy hai châu Ô Rí, lở kẹt có chỗ mà…di tản! Cứ chạy hoài như vậy cho nên phải nói dối con cháu…di tản đến chỗ hổ huyệt hang rồng cho chắc ăn. Phải chăng vì vậy mà mới có huyền thoại thăng long? Phải chi các chính quyền Mỹ liên tiếp rất ham biến Miền Nam thành một thành đồng chống Miền Bắc chịu nhớ bài học đó thì đỡ người, đỡ của, đỡ mang tiếng biết mấy?! Đông Tà tôi nhớ cuộc trò chuyện với Henry Kissinger khi ông này ghé thăm một sáng mùa Hạ 1965. Hồi đó, tôi cùng một số giáo chức ĐH Huế, được John Negroponte, lúc đó là Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Huế mời dự party đón chào Henry Kissinger tại tư gia. Trong party, John đưa Kissinger đến giới thiệu và ngõ ý muốn nói chuyện với tôi… Henry Kissinger gần về với tổ phụ Moise có thể… quên buổi trò chuyện này nhưng John Negroponte đương kim bộ trưởng nội an sáng hôm đó đóng vai thông ngôn giữa tôi và Kissinger, hay ông Takashi Oka của tờ The Christian Science Monitor thời ấy chắc chưa đến nỗi quên? John nói rõ là Kissinger là ‘ông cố vấn’ của TT Johnson, và muốn biết ý kiến của tôi về việc Mỹ mới đổ quân ở Chu Lai mà tôi đã từ chối khi có lời yêu cầu của Tướng Nguyễn văn Chuân, Tư lệnh Khu XICT, cho sinh viên vào Chu Lai choàng hoa đón chào. Tướng Chuân sau là nghị sĩ trong liên danh Nông Công Binh, nghe nói đã… đào binh qua Mỹ không biết còn…thọ không? Mất vốn tốn lời gì mà chối từ?! Vì có lo làm homework chút xíu trước khi gặp Kissinger nên Đông Tà tôi biết rõ đang nói chuyện với ai nên đã tự dặn lòng người mà tôi có duyên hầu chuyện không phải là tay vừa, không phải là một tiến sĩ bá vơ tác giả của luận án về ngoại giao trong thời đại nguyên tử hay một giáo sư của trường đại học danh tiếng Harvard. Henry Kissinger là một tay chân thân tín của Rockefeller mà cả thế giới chứ không riêng gì chính giới Mỹ đều biết tõng là kẻ dựt dây sau màn rất có thế lực trong cái gọi là Hội Đồng Đối Ngoại [Council on Foreign Relations từ đây viết tắt là CFR]. Bất chấp ai, đảng nào làm chủ Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội cũng thế thôi, CFR là cơ quan cầm chịch đường lối đối ngoại của Mỹ từ bao đời nay. Có thể nói CFR là bệ phóng đưa chính khách vào qũy đạo chính trường Mỹ. Cứ nhìn danh sách của những kẻ từng xuất thân từ CFR đã hay đang giữ một vai trò dễ nễ trong cuộc cờ VN thì biết…John Foster Dulles, Allen Dulles, McGeorge Bundy, George W. Ball, Dean Acheson, Dean Rusk, William Fulbright, Paul H. Nitze, Ellsworth Bunker, Henry Cabot Lodge… Tất cả đều là thành viên hoạt động của CFR, nghĩa là đã từng hưởng ân huệ của Rockefeller và CFR trong lúc vị ngộ hay lúc đã hết thời. Trong thời gian phục vụ, các ông như Bundy, Bunker, Lodge, Kissinger có cung cấp những tin tức gì về trử lượng dầu khí quanh Hoàng Sa, Trường Sa cho CFR, đặc biệt là vua dầu Nelson Rockefeller không và những tin tức này có ảnh hưởng gì đến quyết định của Mỹ cân nhắc về giá trị dầu khí ở thềm lục địa VN trong quyết định nhắm mắt cho Trung Hoa chiếm Hoàng Sa Trường Sa không? Đó là những câu hỏi đặt ra cho lịch sử. Không thấy các sử gia ngơm ngớp cả tin vào hồ sơ giải mật nói gì chuyện này cả… Mở đầu, Kissinger đề nghị nói chuyện bằng tiếng Anh. Tôi phản công dò đường bằng cách ngây thơ cà khịa …Ơ…ơ…tôi có ở Mỹ đâu mà phải nói tiếng Anh?! ông ở VN sao không nói tiếng Việt như John đây, John nói tiếng Việt như người Việt đấy, ông biết không?! Giải pháp trung hòa là tiếng Pháp, kẹt chỗ nào thì tôi cứ tha hồ chêm tiếng Việt, cà rịch cà tang nửa Việt nửa Pháp. Báo hại John phải toát mồ hôi thông dịch lối chơi chữ rất là quỷ biện của tôi! Tôi còn nhớ cái tiếng Pháp pha lơ lớ giọng Đức của người khách sáng hôm đó. Để trả lời Kissinger về việc Mỹ đổ quân, Đông Tà tôi đã vin vào kinh nghiệm lịch sử năm 1946, khi cái ông linh mục Đề Đốc d’Argenlieu được de Gaule chỉ định chỉ huy chiến dịch tái chiến VN nhưng khi soái hạm đến Hải Phòng thì ông linh mục đề đốc này đổ chướng đòi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang trong khí thế hừng hực của cách mạng mùa thu phải treo cờ lập quyền môn đón chào thì ngài Đề Đốc mới chịu vào… tiếp thu. Quyết định của hội nhị Yalta đã gián tiếp thừa nhận ngoại giao cho VNDCCH khi ủy cho Pháp thu hồi thuộc địa An Nam như một protecrorat. Nói thế khác, hiệp định Yalta là bản thế vì khai sinh quốc tế, trong đó có cả Mỹ, Pháp và Trung Hoa, cho chế độ VNDCCH mà không tôn trọng sao được?! Muốn đuổi Tàu về thì phải dựa vào những quy định của Yalta, nghĩa là phải mượn tay Pháp đang thi hành Yalta! Cho nên Bác Hồ đành phải theo yêu sách của ngài Đề Đốc, khiến các đàn em ngựa non háu đá cự nhoi lên vì cho là mất mặt. Nghe đâu kẹt quá, HCM đành phải nói thật. Làm đi rồi giải thích treo cờ không phải đón chào Đại Pháp mà là để mừng sinh nhật tôi, được không?! Người Tàu họ mà ở được đây thì họ sẽ bám trụ cả ngàn năm. Cho nên, nếu phải nếm phân Tây mà đuổi được họ thì tôi cũng không ngại, các chú hiểu chưa?! Thế là ngày Pháp đổ bộ tái chiếm VN trở thành ngày… sinh nhật Bác Hồ! Dĩ nhiên là còn nhiều điều HCM không nói hết cho những đồ đệ của mình? Đấy là điều Đông Tà tôi nghe được từ người từng rất thân cận với HCM và Nguyễn Tường Tam kể lại. Thật hư thế nào? Đáng tin không? Ít ra thì cứ xét lại phần ngày sinh của Bác Hồ là biết… Nhắc lại kinh nghiệm lịch sử đó rồi tôi… bàn Mao Tôn Cương thêm với Kissinger… Năm 1946, Pháp đổ quân tự tung tự tác, chín năm sau thì VM chiếm được nửa nước? Bây giờ Mỹ cũng bắt chước Pháp thì bao lâu phần còn lại sẽ mất đây?! Cho nên nếu các anh sẵn sàng đụng đầu Trung Hoa khi đổ bộ BV thì tôi sẽ là tên lính đánh thuê hàng đầu cho các anh, bằng không tôi sẽ là là người đầu tiên xuống đường US go home để lo chuyện tương lai của Miền Nam! Thay vì trả lời tôi về cách Mỹ đối xử với Miền Nam thế nào, Kissinger hỏi ngược tôi, theo tôi, thế nào là chiến thắng? Tôi lại lăng ba vi bộ Mao Tôn Cương…. Trong trận chiến này, quân viễn chinh đã xa hậu cứ hàng vạn dặm lại còn đánh giặc kiểu 9-to-5 trong khi đối thủ các anh ở tại nhà đánh nhau 24/24, nấu ăn cũng đánh nhau, tắm táp cũng đánh nhau, ngủ nghỉ cũng đánh nhau, bù khú làm tình sinh con đẻ cái cũng đánh nhau… Điều nguy về lâu về dài là Mỹ lại tập cho VNCH đánh giặc kiểu con cầu tự ỷ lại vào phi pháo và tiếp vận. Chưa kể là chiến cụ Mỹ viện trợ cho người Việt dùng lại quá nặng nề cồng kềnh. Chiến cụ nào Mỹ làm ra cũng để cho một người dùng cao thước tám, nặng tám chục kilô cả. Trong khi người lính VNCH cân đo trung bình bao nhiêu?…Không khéo người lính VNCH sẽ lụy vì chiến cụ! Mặt khác, Mỹ bảo là ra tay để bình định nghĩa là bảo vệ an toàn cho Miền Nam nhưng hành động oanh tạc phi pháo ồ ạt điên cuồng chỉ đẩy Miền Bắc chạy vào Nam để tìm đường sống. Không phải họ sinh Bắc tử Nam đâu mà là tử bắc sinh nam đấy! Vì họ chạy đi đâu để tránh bom của các anh đây? Qua Tàu ăn mày hay làm đầy tớ à?! Anh không nhớ câu chuyện sinh nhật HCM năm 1946? Mặt khác, Mỹ thì ngại đụng đầu với chiến thuật biển người của Trung Hoa trong khi Trung Hoa lại ngán hỏa lực nguyên tử của Mỹ. Hậu quả là các anh và Trung Hoa đều có chung một mục đích chiến lược là biến Miền Bắc thành trái độn như Pháp ngày xưa. Bằng cớ là Trung Hoa đã nhiều lần gầm gừ ‘đụng đến Bắc Việt là đụng đến Trung Hoa’. Thế nhưng các anh tung hoành ngang ngược đã mấy tháng rồi, Trung Hoa cứ làm lơ như không có chuyện gì xảy ra. Tại sao? Cho nên, gài nhau vào thế đó thì dứt điểm hay chiến thắng sao được?! Kissinger lờ đờ ngạc nhiên khi nghe tôi làm …thầy bói…Trong chiến tranh này, tôi có cảm tưởng là các anh không mong chiến thắng, thế thì huề là thắng rồi! Và huề là rút lui an toàn và móc hết tù binh hiện đang nằm trong tay Miền Bắc! Làm sao móc hết tù binh mà không phải bị cái nhục như Vịnh Con Heo ở Cuba, làm sao rút lui an toàn mà không bị mang tiếng là bỏ cho Miền Nam tắm máu? Đến đây tôi lại lôi Trịnh Công Sơn vào cho câu chuyện đỡ căng thẳng…Tôi bảo tôi tin rằng các đồng bào tôi dù là con cháu Marx hay đại lãnh tụ Mao đều quên được một ngàn năm nô lệ giặc Tàu như Trịnh Công Sơn viết! Mà đã không quên một ‘ngàn năm’ thì cũng khó mà quên được ‘trăm năm’ nô lệ giặc Tây… Cái khó bó cái khôn, biết đâu Bắc Việt sẽ không bỏ cuộc mà trái lại sẽ áp dụng chính sách xấu mồi ngồi dai…?! Các anh đã nghĩ cách ứng phó với chính sách đó chưa? Bản tính khoái chuyện giải hoặc và không nghĩ mình phải thương nước, thương đồng bào theo một chủ thuyết hay ý thức hệ nào lại sợ máu, đã không thích chém giết làm khổ ai, mà lại còn xót xa nóng ruột vì cảnh bà con mình ngày đêm phải đội bom ngoài Bắc nên Đông Tà tôi nín thở vận dụng toàn khả năng quỷ biện để tiếp Kissinger và Negroponte. Dù biết rằng cặp này nghe là CFR nghe, và gần nhất là Đại sứ Lodge nghe, nghĩa là có thể tôi sẽ tự đặt mình vào cái thế không ăn mà chịu phải lựa chọn giữa củ cà rốt và cây gậy?! Thì cũng đành thôi… Khi chiến dịch oanh tạc BV khỏi sự năm 1964, Đông Tà tôi đã cảnh cáo anh em mình là chiến tranh thế nào cũng có ngày chấm dứt. Nếu Miền Nam không chủ động được chiến tranh thì phải tìm cách chủ động hòa bình. Ai có dự đêm không ngủ kỷ niệm 20-08-1963 tại trụ sở Tổng Hội Sinh Viên Huế thì hẳn đã nghe lời cảnh tỉnh đó. Đêm không ngủ đó và tiếp theo phong trào tiến vận động Quốc Hội Lập Hiến làm nền tảng giúp cho chính quyền Miền Nam phục hồi quyền tự chủ tự quyết, mà chúng tôi mệnh danh là phong trào vận động cách mạng xã hội với mục đích tạo điều kiện cho Mỹ rút lui mà không mất mặt và chấm dứt chiến tranh không kẻ thắng người thua…mà những kẻ mang tiếng ‘thành phần thứ ba hòa hợp hòa giải’ như anh chị em chúng tôi thường bị lên án bằng cách chụp mũ là ‘phong trào hội đồng nhân dân cứu quốc’. Hai tiếng cứu quốc làm cho đám tây con teo ruột khi nghĩ đến cách mạng mùa thu 1945 cho nên nhắm mắt chống chết bỏ, chụp mũ hết bỏ! Chúng tôi thường nhắc đến mấy chữ mượn hoa cúng Phật, hay thuật mượn tên trong Tam Quốc Chí như là đường hướng chiến lược ngầm của phong trào để chấm dứt chiến tranh và tái dựng lại đất nước hai miền. Kể từ ngày khởi sự đoạn đường giải nghiệp-giải hoặc-giải thực, Đông Tà tôi luôn luôn ấp ủ hình ảnh, kinh nghiệm và quyết tâm của những kẻ mà tôi ngưỡng phục như Thủ Tướng Do Thái Ben Gourion, Thủ Tướng Nhật Shigeru Yoshida, và Thủ Tướng Tây Đức Konrad Adenauer và cầu mong sao những người lãnh đạo Miền Nam nhớ đến kinh nghiệm của những người này và cố gắng làm theo họ. Những bài báo về Ben Gourion, hồi ký của Yoshida, của Adenauer là vật gối đầu gìường của tôi. [Shigeru Yoshida- The Yoshida Memoirs, The Story of Japan in Crisis, Heinemann, London 1961. Konrad Adenauer Memoirs 1945-1953, Weidenfeld & Nicolson, London 1965]. Tôi nghĩ người Việt không hơi đâu mà chống Nga Xô, hay chống Trung Hoa hay chống Mỹ. Chỉ mong cả hai miền Nam Bắc cứ chia nhau dùng lời nói đỡ chân tay mà mượn hoa, mượn tên…miễn là đừng giết nhau thật tình thì thôi. Đông Tây Đức sau khi bức tường Bá Linh được dựng lên, Nam Bắc Hàn sau cuộc chiến 51-53 không ghê gớm sao, nhưng họ chỉ to mồm để lấy viện trợ thôi… Mấy tháng sau khi trò chuyện với Kissinger thì tôi được tin là chính quyền quyết định thẳng tay với những tên trung lập thân cộng, nguyên văn là ‘xử tử những ai chủ trương trung lập’ [sau này đã được John S. Bowman, General Editor, The World Almanac of the Vietnam War –- a Bison Books, NY 1985, p.121 minh xác tóm lược như thế này…23 july 1965 – South Vietnam Chief of State Thieu decrees that the death penalty may be imposed for those supporting ‘neutralism’. ] Thế là Mỹ dứt khoát độc quyền đánh và độc quyền buông tay nghỉ chơi ở VN bất cứ lúc nào và không chấp nhận cho ai chống đối quyết định của Mỹ bằng cách cho phép đám bầy tôi độc quyền đầu hàng. Một nhóm cự phách đối ngoại như Kissinger và CFR có lẽ không thể không biết nguyên tắc căn bản để đối phó với phong trào du kích là đừng để cho nhóm này nổ súng, và một khi tiếng súng vang lên là phải tìm cách thương lượng. Nghe nói Mỹ đang nhờ Sir Thompson, [Sir Robert Thompson- Peace Is Not At Hand, Chatto &Windus, London 1974] làm cố vấn phản phiến có lẽ vì thành tích dẹp du kích của ông này ở Malysia mà quên rằng bên đó không hề có phong trào tương tự như MTDTGPMN mà chỉ có tàn quân ô hợp Tàu phù của Tưởng Giới Thạch rớt lại trước khi chạy ra Đài Loan! Hình như Mỹ cũng đang áp dụng bài học này để cố vấn đám Marcos đối phó với phong trào du kích ở Phi!? Nghĩa là Mỹ cũng ù ù cạc cạc trong việc đối phó với thực tế MTGP này! Vì dấm dớ múa tay trong bị như vậy cho nên để đối phó với du kích Mỹ chỉ biết hết Ấp Chiến Lược lại đến chiến thuật ‘lùng diệt’ của Westmoreland mà nói trắng ra là đổ quân ồ ạt, dùng hỏa lực phi pháo tối đa để giết tiệt những gì động đậy và đốt phá sạch những gì bất động! Kissinger né tránh trả lời của tôi khi tôi hỏi có bao giờ Mỹ nghĩ đến chuyện êm thắm rút chân khỏi Miền Nam bằng cách đối phó với MTGPMN để áp dụng chiến thuật cây gậy và củ cà rốt với Miền Bắc không? Không biết người ta nghĩ sao khi nhìn vào thành phần lãnh đạo của MTGP từ sau 30-04-1975, và nhất là khi đọc cuốn Journal of a Vietcong của Trương Như Tảng [Jonathan Cape, London 1986] hay cuốn Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm [nhà xuất bản VNTPHCM 1982] của Tướng Trần văn Trà? Mỹ chỉ cho phép Nguyễn cao Thăng và Nguyển văn Ngân phát tiền ra lệnh các bộ trưởng, nghị sĩ dân biểu vỗ tay hoan hô ủng hộ chứ không hề nghĩ đến những cá nhân như Trương Như Tảng, Nguyễn hữu Thọ, Tạ Bá Tòng, Trịnh Đình Thảo, Trần ngọc Liễng, La Thành Nghệ, Trương Lê, Huỳnh Tấn Phát, Lê Văn Hảo, Nguyễn Đóa, Nguyễn Văn Hiếu, Huỳnh Tấn Mẫm, Tôn Thất Dương Tiềm, Phùng Văn Cung, Ung Ngọc Kỳ, Trần Bửu Kiếm, Lâm Văn Tết, Cao Minh Chiếm, Và cả Tiêu Dao Bảo Cự…Và cả Trương Đình Dzu nữa! Không ai nghi ngờ lòng nước, chống ngoại xâm, của những cá nhân này nhưng họ cũng là người, cũng có gia đình vợ con cha mẹ…Những người này sẽ nghĩ sao nếu ngày nào đó họ được phân phát một ghế nhỏ trong nội các, hay ra ứng cử và đắc cử nghị sĩ dân biểu, được cấp nhà ở hoặc trong làng đại học Thủ Đức, cư xá Duy Tân, Lữ Gia hay Nguyễn Thiện Thuật trong khi chồng thì có chiếc xe đi lại vợ một chiếc để đi chợ và các con hoặc có chỗ học đàng hoàng ở các trường công lập Sàigòn hay học bổng bên Mỹ, bên Nhật , bên Anh…?! Giới lãnh đạo Miền Nam quyết ôm cứng Mỹ vì tín lý BỐN CÓ-BỐN KHÔNG. 4 có là có đạo, có dầu, có gạo, có Vatican và Mỹ è cổ giữ con domino tiền đồn ở Đông Nam Á, và có thể cả Nam Á. 4 không, không hiệp thương hòa giải, không thương thuyết, không chia đất, không ngưng chiến… cho đến ngày bị Mỹ thắt cho lè lưỡi với cái thòng lọng ‘căn bản một đổi một’! Sau khi hoàn thành thiết lập bộ chỉ huy DAO trong Tân Sơn Nhất để lo việc một đổi một và….di tản, sau khi dẹp Qũy Tiết Kiệm của Tướng Vỹ tính gom tiền để mua súng đạn, sau khi cho nổ tanh bành kho đạn ở Thành Gò Đầu Hạ...U minh, cả tin, ngắn nghĩ như thế cho nên chết là phải. Chỉ tội cho những kẻ phải khổ cực và chết theo! Đáng buồn là cái bệnh này hình như đã trở thành nan y hết ông đến cha, hết cha đến con, hết con đến cháu? Bằng chứng là Đông Tà tôi vừa đọc được bản tin trên một mạng ruồi bu bặng nhặng liên hệ đến Trường Sa- Hoàng Sa nguyên văn thế này…. \\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\
[From SV nguoithongtin*…… VVS một người lính già gần đất
xa trời chống bài SGGP của chetrunghieu DDTD*yahoogroups.com date
Sat, Jan 3, 2009
Subject Re: [Dien Dan Tu Do] Fw: Chien Cong hay Chien Thang Vi Dai Nhat ...[trích ntt] “Quốc kỳ Việt Nam Việt cộng tụi bây, ráng mà lo bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, Hoàng Sa-Trường Sa, khu vực đánh bắt cá, các giếng dầu khí đốt....Chỉ có dựa vào Mỹ mới trị được thằng Tàu. Tao nói thực: thằng Nga Sô chỉ giỏi cái miệng xạo, không dám bảo vệ VN đâu, nhưng Mỹ đảng Cộng Hòa dám làm điều đó. Tiếc rằng dân Mỹ phản chiến đã bầu thằng Obama đảng Dân Chủ làm Tổng Thống usa rồi. Bớt cái tính huênh hoang chống Mỹ-VNCH đi, không có lợi cho tâm lý chiến đâu”. Dễ nễ thật! Nhưng chưa bằng cái ông viết những lời sau đây…
From Le Phong - lephong259*…..
date Sat, Jan 3, 2009 subject Fwd: Chien cong Hien hach trong lich su Viet Nam] ‘LỊCH SỬ NƯỚC MỸ KHÔNG HỀ XÂM CHIẾM NƯỚC NÀO. TRƯỚC 1975, MIỀN NAM VN LÀ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM. VC ĐÃ DÂNG HOÀNG SA - TRƯỜNG SA CHO KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP TRUNG CỘNG: ĐÓ LÀ TỘI PHẢN QUỐC. DÂN TỘC VIỆT NAM SẼ LÊN ÁN VÀ NGUYỀN RỦA BỌN PHẢN QUỐC CSVN ĐẾN MUÔN ĐỜI. KẺ NÀO BINH VỰC VC, KẺ ĐÓ LÀ TÒNG PHẠM VỚI TỘI PHẢN QUỐC.’ Nghĩ lại ông lephong này cũng như cái ông nguoithongtin còn tài giỏi hơn cả Giáo Hoàng Benedicto 16 nữa. Vì trong khi qúy ông ấy bảo Obama là ‘thằng’ nhờ phiếu phản chiến mà lên làm TT thì ngày 12-11-2008 cái loa của qủy ám hải ngoại VietCatholic News lại loan tin là Đức Thánh Cha đã gởi điện tín chúc mừng Obama đắc cử và Obama đã gọi điện thoại cám ơn. Như vậy thì Giáo Hoàng Benedicto 16 và trên ngài là Chúa Thánh Thần và ông nguoithongtin ai đúng ai sai về vụ ‘thằng’ Obama đây? Nghe mấy ông có ngày khùng theo mấy ông luôn thôi! Đông Tà tôi liên tưởng đến Tướng Dương Văn Đức ngày xưa quẫn trí nên ngày ngày ra trước Dinh Độc Lập vạch quần tỉnh bơ đứng tè rồi cất giọng ca bài ca con cá. Ai nghe thì nghe, ai không nghe thì thôi! Đông Tà tôi có hôm lái Honda ngang tưởng ông già điên muốn nói với mình hay cần gì mình nên dừng xe lại nín thở chờ nghe. Một hồi mới biết ông xì nẹt các bạn đồng đội dụ khị ông đảo chính rồi bỏ rơi ông. Báo hại thằng nhỏ!..Tôi lắc đầu bỏ đi. Cái ông nguoithongtin và lephong này không biết có bà con gì với Tướng Đức hay mắc chứng cà tửng khi bảo rằng dân Mỹ phản chiến đã bầu ‘thằng’ Obama đảng Dân Chủ làm Tổng Thống không? Mấy chục năm nay, cụ thể là tám năm qua, các anh hùng 4 không hậu chiến cứ nín thở chờ TT Bush bật đèn phục quốc. Thật tình, Mỹ và TT Bush cũng có bật đèn đó, nhưng lại toàn bật đèn đỏ! Tôi chỉ thấy tức cười thương hại cái ông nguoithongtin và lephong nhỏ người non dạ nhưng hình như BernardChang 555 ở quê nhà lại không có cái nhẫn như tôi nên ông nổi nóng phạng lại thế này…
‘Thủ phạm hiến Hoàng Sa cho ba tàu chính là bọn "quân BẤT lực
VNCH", một bọn nhu nhược, ô hợp. Bố bảo chúng mày không biết mắc
cỡ sao? Lẽ ra bọn điếm đàng chúng bây phải câm cái mồm lại để
người biết việc họ làm, la lối om sòm chỉ mỗi một việc là để VC
ị cho trên đầu. Ngồi tuốt đâu bên "hải ngoại" mà la lối, năm
1975 khi thấy VC vào thì cúm d., teo c. chạy trối chết. Cắt c.
quăng đi mấy thằng đàn bà ơi. "chúa" jehovah còn cướp gái trinh
để thịt mà, jesus cũng uống rượu ôm mà (xem bức tranh buổi tiệc
cuối cùng), thật tội cho mấy em tông đồ, nhìn thầy jesus vừa
nhậu vừa ôm gái mà nhỏ cả nước dãi’.
BC
Ai chứ gặp BernardChang555 này thì càng nói càng lỗ thôi. Những tên qủy ám đầu có sạn ham chụp mũ giảng đạo cỡ paulusminhtriêt, butvang maria thuando, mathewtranhuuphục…cũng còn chạy dài trước đám digital commandos này nữa huống là cái ông nguoithongtin hay lephong này. Bộ phận thông tin quốc ngoại bên nhà đã làm một việc rất được khi thành lập một cái có thể gọi là biệt đoàn đặc công điện tử, digital commandos, để ăn miếng trả miếng với những tên qủy ám ăn rồi chỉ lo chụp mũ và ăn tục nói phét. Biệt đoàn này hình như đứng đầu là BernardChang 555, rồi chetrungthanh, chetrunghieu, caphesang, caphetoi, taokhangchithe, vietcatholicusa…và một vài cây bút ‘nghiệp dư’ như thichletho, quyenle1934, take3tango, News-take2tango, danthan123, Abc, minhthuy14, FrankYoungLee, dehova75, ubcv.ibib, vidanden, Thi Mai, phanptan68, jimmynguyen70, Terio Amati, ThanhTruc, camxuyen, hoabinh, hung antone, luongkyminh, caosiphu, luubinhquan, nguoixua1930, tran cong ly, tam,daovanbinh, hoangquochoa, ngocmai2006… và một số tên nữa nhớ không hết. Đông Tà tôi còn nhớ lời khuyên của một người tự nhận là từng sinh hoạt một tổ với Bác Hồ lúc vị ngộ rằng: …đã yêu nước thì nơi nào cũng là quê hương…’ Hồi đó vừa đi ở tù về tôi cứ nghĩ là chính quyền tiếc bo bo mì sợi nuôi tôi nên cho ông ấy nhắc khéo tôi vượt biên cho khuất mắt?! Bây giờ nghĩ lại hình như ông ấy ái ngại cho hoàn cảnh già quá để mà đổi đời nhưng lại còn trẻ quá để mà rữa tay gát kiếm của tôi lúc ấy… Cứ thử tưởng tượng ngày nào đây được cụng chén [trà] và chia nhau điếu thuốc 555 với đám này là vui rồi! Cái đám digital commandos này dù sao cũng giống Đông Tà tôi ở cái tật cà khịa và máu giải hoặc. Trước khi đọc được bài báo của TP Online dẫn thượng, tôi đã hân hạnh đọc tin liên hệ trên calitoday online ngày 01-01-2009 có đoạn như sau:…
‘Trong ba ngày qua Thứ trưởng bộ Ngoại giao Trung cộng là Vũ Đại
Vĩ đã thăm Việt Nam để thúc hối Hà Nội hoàn thành phân giới cắm
mốc trên đất liền, và hai bên đã tuyên bố hoàn tất việc này
trước thời điểm đưa ra là ngày 31 tháng 12 vừa qua.
Họ Vũ đã gặp gỡ Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam là Nông Đức Mạnh cũng như Thủ tướng là Nguyễn Tấn Dũng, hai nhân vật này cũng chỉ đưa ra những lời tuyên bố đầy tính cách tuyên truyền và nịnh bợ đối với quan thày Trung cộng như hứa hẹn sẽ tích cực tăng cường giao lưu, hợp tác giữa hai nước, vân vân. Cùng đi với họ Vũ còn có ông Vương Gia Thụy là Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Cộng cũng đã tiếp xúc riêng với các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam trong dịp này. Đặc biệt người ta chú ý đến lời tuyên bố của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc Hội Cộng sản Việt Nam là Ngô Quang Xuân, nguyên Đại sứ và là Trưởng phái đoàn Việt Nam tại WTO khi nói về vấn đề Hoàng Sa Trường Sa và biển Đông. Nhân vật này đã đưa ra lời kêu gọi có vẻ rất nhu nhược khi cho rằng Việt Nam hy vọng vấn đề này sẽ được Trung cộng giải quyết trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Họ Ngô tuyên bố dù Việt Nam có cơ sở chủ quyền nhưng diễn biến lịch sử xảy ra có những cái trở thành tranh chấp, đòi hỏi thời gian mới giải quyết được. Ngay sau đó họ Ngô còn kêu gọi Trung cộng hãy tăng cường hợp tác về nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu cấp trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, chứ không dám phản đối gì về việc Trung cộng đã đưa tàu đến Hoàng Sa Trường Sa, bắn chết ngư phủ Việt Nam, ép buộc các công ty ngoại quốc khai thác dầu hỏa không được hoạt động trong vùng này…’ Lưu ý mà đọc bản tin này hẳn ai cũng thất kỳ kỳ sao đó…Một ông trùm bộ Ngoại giao Trung Cộng dẫn xác sang Hà nội để thúc dục VN phải mau mau hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên đất liền??? Giới lãnh đạo Trung Hoa điên hết cả rồi hay chính ký giả sáng tạo ra tin ấy điên? Điên như cái ông viết bài sau đây…
[From Dang Viet Sanh <tieubao1954*…..
date Mon, Jan 5, 2009 at 9:37 AM subject [VN-TalkSoup] RE : Chinh Luan] VỊNH BẮC BỘ ĐÃ THUỘC TOÀN QUYỀN KIỂM SOÁT CỦA CHỆT CỘNG. Aolam Tintuc <tintucaolam*…..wrote…:] VỊNH BẮC BỘ ĐÃ THUỘC TOÀN QUYỀN KIỂM SOÁT CỦA Tàu cộng !!!! Ngày 30.06.2004, Đảng CSVN đã thêm một lần nữa ra tay ký kết nhượng đất biển tổ tiên cho Trung Cộng bằng văn kiện "Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ" (HĐPĐ). Cũng như công hàm bán nước của tên Phạm Văn Đồng vào năm 1958, nội dung rõ ràng của văn kiện "HĐPĐ" thì trong lúc đương thời đã không có một người dân Việt Nam nào được biết tới. Tất cả chỉ là những ngụy từ "rất phấn khởi" trên báo chí, trang mạng của ĐảngCSVN : bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp, cùng tồn tại, hai bên, của nhau, đàm phán, pháp lý v.v…
Bài viết này được đưa lên mạng ngày 05-09-2009 để nói chuyện từ ngày 30-06-2004, tức 5 năm trước và ngót 1 tuần sau khi có thông cáo chung Việt –Hoa về việc phân ranh cắm mốc như đã trích dẫn trên mà không hề có một ghi chú, lưu ý hay ám chỉ gì đế chuyện mới xảy ra hết trọi. Qúy ông nệ cổ Chân Mây –thân hữu-ĐangvietSanh-tieubao và cả ông đầu bếp của mạng VN-TalkSoup chắc là lầm xì-ke với bột ngọt, cần sa với thuốc lào hay thuốc ngủ với kẹo MM dành cho con nít quá?! Calitoday hẵn phải liêm khiết và tự trọng lắm mới chạy tin trên trong khi các đồng nghiệp khác chạy tin về vụ các hải đảo… Nhưng chẳng nhằm nhò gì! Bởi từ lâu ở cái cảnh lêu bêu bát nháo hải ngoại này ai cũng biết mức độ tương kính của các báo đài mạng dành cho đồng hương mình trong cái gọi là cộng đồng hải ngoại đã bị giản lược như thế nào rồi!!! Báo đài mạng nào còn chút liêm sỉ biết tôn trọng sự thật và giữ gìn ăn nói không chịu đồng ca với đám qủy ám fruit flies thì bị đội nón cối gãy cổ và mang dép râu lọi mắt cá luôn. Thương cha chớ dây với hủi mà! Hoàng Đông Tà 15/01/2009 – Đón Tết Kỷ Sửu
Những bài về Trường Sa & Hoàng Sa đăng trong sachhiem.net "Cuộc chiến" không cân sức giữa giới học giả VN và TQ (Đoan Trang) Ba "Gọng Kìm" (Nam Quốc) Chiều mưa biên giới anh đi về đâu. (Hoàng Nguyên Nhuận) Cuộc biểu tình của giới trẻ trong nước (CLB Nhà Báo Tự Do) Công lý lịch sử của Hoàng-Trường Sa, ..đến Tòa Khâm Sứ (Ts. Lý Khôi Việt) Hai bản đồ quý khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa (TS Nguyễn Xuân Diện) Huyết Lệ Tâm Thư (Minh Mẫn) Hãy phản đối hành động xâm lược của TQ (Tin) Học giả quốc tế phê phán đường lưỡi bò của TQ (TuanVN) Hồ sơ Biển Đông: ASEAN-Mỹ tăng cường quan hệ (Trọng Nghĩa/ RFI) Lăng Ba Vi Bộ Với Kissinger(Hùynh Bất Hoặc) Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa (Trần Vân Hạc) Những người đòi bỏ danh dự Tổ Quốc (NMQ) Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ (Lê Minh Nghĩa) Phải chăng TQ & HK ... (Càphêtối) Phủ nhận hoàn toàn quan điểm của nhà nước Trung Quốc (Đinh Kim Phúc) Quan Hệ Việt Nam & Trung Quốc Trong 30 Năm Qua-1 (nxb Sự Thật) Sắc chỉ Vua Minh Mạng về Hoàng Sa được tìm thấy (tin BBC) Sức mạnh đồng thuận Việt Nam ...(MinhAnh) Trái Tim Của Biển (Trần Vân Hạc) Trường Sa và Hoàng Sa (Nguyễn Nhã) Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -1 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã) Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -2 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã) Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -3 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã) Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -4 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã) Trận Hoàng Sa 34 năm về trước Trống đồng vang vọng giữa Trường Sa (Trần Vân Hạc) Tây Sa và Nam Sa trong sử liệu Trung Quốc (Phạm Hoàng Quân) Việt Nam Cộng Hòa dâng Đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng (Đặng Văn Hoa) Vì Lễ Rước Đuốc Olympic 2008 - Thư gửi Thủ Tướng (Lê Trung Hành) Vấn đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đông (Đinh Kim Phúc) “Sóng” Biển Đông Giữa Lòng Hà Nội (TuanVN)
|
Trang Hoàng Nguyên Nhuận |