Giê Su Là Ai?

Giảng Dạy Những Gì?

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/Giesu/Giesulaai9.php

đăng ngày 25 tháng 8, 2007

Toàn bộ :   0   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

5. Vài Lời "Giảng Dạy" Khác Của Giê-su:

Trước hết, chúng ta hãy nghe lời Giê-su tự nhận và dạy các môn đồ như sau:

Matthew 11: 29: Hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; vì ta có lòng từ ái và khiêm nhường, và linh hồn các ngươi sẽ được yên ổn. (Take my yoke upon you and learn from me, for I am gentle and lowly in heart, and you will find rest of your souls)

Thánh Kinh tiếng Việt của Tin Lành do Hội Thánh Kinh Mỹ (American Bible Society) xuất bản dịch "gentle" là "nhu mì", một từ thường dành riêng cho phái nữ; còn Thánh Kinh tiếng Việt do Hội Thánh Kinh Quốc tế (International Bible Society) xuất bản dịch "gentle" là "dịu dàng". Chúng ta đã biết Giê-su khiêm nhường tới cỡ nào qua những lời tự nhận về "cái Ta" mà tôi đã trích dẫn ở trên, trang 126. Bây giờ chúng ta hãy xem Giê-su "nhu mì" và "dịu dàng" như thế nào.

Chúa dịu dàng phán:

Matthew 18:6: Nếu ai làm cho một trong những đứa trẻ đã tin Ta phạm tội, thì tốt hơn cho hắn là buộc một cối đá vào cổ hắn và ném hắn xuống đáy biển cho chết đuối.

(But whoever causes one of these little ones who believe in

me to sin, it would be better for him if a millstone were hung around his neck, and he were drowned in the depth of the sea)

Phạm tội gì? Thánh Kinh tiếng Việt dịch "to sin" là "mất đức tin". Không tin Giê-su hay mất đức tin về Giê-su có phải là một tội hay không? Ngày nay, có biết bao nhiêu người mất đức tin, bỏ đạo, vì biết đến thực chất của huyền thoại về Giê-su cũng như về nền thần học ngụy tạo của Ki Tô Giáo qua những tác phẩm nghiên cứu của các bậc học giả trong giáo hội cũng như ngoài giáo hội nên đã tỉnh ngộ. Chưa thấy ai cột đá vào cổ những tác giả này rồi mang nhận cho chết đuối dưới bể, vì đây là một quan niệm vô cùng ác độc và man rợ cách đây 2000 năm của một người Do Thái mà các tín đồ được dạy phải coi như Chúa và "Chúa lòng lành vô cùng", không còn có thể chấp nhận trong thế giới tiến bộ với những tiêu chuẩn đạo đức của con người ngày nay. Quý độc giả có thể đọc lại vài lời nói "dịu dàng" khác của Giê-su nơi trang 136.

Trong Tân Ước có nhiều đoạn mô tả Giê-su rất hận thù những người không tin ông ta và đưa ra những lời nguyền rủa rất cay nghiệt tương tự như trên. Cũng vì vậy mà học giả Ca-Tô Joseph L. Daleiden đã đưa ra nhận định sau đây:

Con người hành động dã man phần lớn là bị ảnh hưởng đạo đức trong nền văn hóa của mình. Đạo đức của Tân Ước là trả thù bất cứ người nào bác bỏ Ki Tô Giáo. Tuy những người viết Tân Ước một mặt viết Giê-su dạy phải tha thứ, Ông ta thực ra có một thái độ cực kỳ bất khoan nhượng đối với những người không chấp nhận ông ta là đấng cứu rỗi của họ. 15

Chúng ta cũng phải hiểu rằng, khi Giê-su nói đến những đứa trẻ (little ones), không phải là ông ta nói đến những đứa trẻ ít tuổi thật, mà là để chỉ những người tin theo ông và phải trở thành như trẻ con như trong đoạn sau đây:

Matthew 18: 3: Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, trừ phi các ngươi biến cải và trở thành như trẻ con, không có cách nào các ngươi có thể vào trong nước thiên đường. (Assuredly, I say to you, unless you are converted and become as little children, you will by no means enter the kingdom of heaven.)

Mark 10: 15: Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, người nào mà không tiếp nhận nước Chúa như là một đứa trẻ thì sẽ không có cách nào vào đó được. (Assuredly, I say to you, whoever does not receive the kingdom of God as a little child will by no means enter it.)

Trong Tân Ước chúng ta cũng còn thấy đoạn mô tả Giê-su cầu nguyện:

Matthew 11: 25: Hỡi Cha là Chúa của trời đất, tôi khen ngợi Cha, vì Cha đã che dấu những điều này đối với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ; mà tỏ ra cho những con trẻ hay. (I thank you, Father, Lord of heaven and earth, because you have hidden these things from the wise and prudent and have revealed them to babes)

Như vậy, chúng ta thấy rằng, đạo Giê-su là đạo dành cho những người có đầu óc của trẻ con. Con trẻ, về thể chất cũng như tinh thần , đều chưa phát triển và trưởng thành, chưa có đủ khả năng suy nghĩ để phân biệt thật hay giả, đúng hay sai, cho nên ai nói gì cũng tin và hay làm theo, bắt chước. Nó giống như một con chiên (cừu), người chăn chiên dắt đi đâu thì đi đó. Vì vậy các tín đồ Ca-Tô Việt Nam còn được gọi là con chiên. Hiển nhiên là Chúa rất thành công với những người đầu óc như của con trẻ, còn đối với những người thông thái sáng dạ hay ít ra là có đôi chút đầu óc suy nghĩ thì Ngài lại hoàn toàn thất bại. Chúa cũng còn thành công với những người đầu óc bấn loạn, khủng khoảng tinh thần, cần bám vào một cặp nạng thần quyền để lê lết trong cuộc đời.

Để kết thúc chương này, tôi xin trích dẫn từ Tân Ước vài lời dạy điển hình của Chúa Giê-su về chính mình cũng như về các tông đồ cùng những lời dạy chứa đầy mâu thuẫn mà chỉ có những bộ óc đặc thù Ki Tô mới không nhận ra:

1. Có người gọi Giê-su là "Ông Thầy chí thiện" (Good Teacher) [Matthew 19: 16]. Giê-su có chí thiện hay không? Ông ta đã phủ nhận:

Matthew 19: 17: Tại sao ngươi lại kêu ta là chí thiện. Không ai chí thiện cả trừ một người, đó là, Thượng đế. (Why do you call me good? No one is good but one, that is, God.)

1. Ai vào thiên đường trước?

Matthew 21: 31: ...Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, những người đi thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào nước Chúa trước các ngươi. (Assuredly, I say to you that tax collectors and harlots enter the kingdom of God before you)

2. Làm việc thiện cho mọi người thấy hay là không?

Matthew 6: 1: Đừng làm những việc thiện trước mặt mọi

người, để cho họ thấy. Nếu không các ngươi không thể được phần thưởng của Cha các ngươi trên trời. (Take heed that you do not do your charitable deeds before men, to be seen by them. Otherwise you have no reward from your Father in heaven)

Matthew 5: 16: Hãy để cho ánh sáng của các ngươi tỏa sáng trước mọi người, để cho họ thấy những việc lành thiện của các ngươi và vinh danh Cha các ngươi ở trên trời. (Let your light so shine before men, that they may see your good works and glorify your Father in heaven.)

3. Những lời tự nhận của Giê-su đúng hay không đúng?

John 5: 31: Nếu ta làm chứng cho chính ta, thì sự làm chứng của ta không đúng sự thật. (If I bear witness of myself, my witness is not true)

John 8 : 14: Tuy ta tự làm chứng cho chính ta, nhưng sự làm chứng của ta đúng là sự thật. (Though I bear record of myself, yet my record is true)

4. Phán xét hay không phán xét?

John 12: 47: Và người nào nghe những lời ta nói mà không tin, ta sẽ không phán xét họ; vì ta xuống đây không phải để phán xét thế giới mà để cứu thế giới. (And if anyone hears my words and does not believe, I do not judge him; for I did not come to judge the world but to save the world.)

John 9: 39: Để phán xét ta đã xuống trần, và những người nào không nhìn thấy sẽ nhìn thấy, và những người nào nhìn thấy có thể bị làm cho mù. (For judgment I have come into this world, and those who do not see may see, and that those who see may be made blind.)

5. Là một hay là hai?

John 10: 30: Ta với Cha ta là một. (I and My Father are one.)

John 14: 28: Cha ta vĩ đại hơn ta (My Father is greater than I.)

7a.Hiệu lực của cầu nguyện. Đúng hay sai?

Mark 11: 24: Vậy ta nói cho ngươi biết, khi các ngươi cầu nguyện, bất cứ cái gì mà các ngươi đòi hỏi, tin rằng các ngươi sẽ nhận được, và các ngươi sẽ có những cái đó. (Therefore I say to you, whatever things you ask when you pray, believe that you receive them, and you will have them.)

6. Đức tin cần bao lớn? Làm được những gì?

Matthew 17: 20: Đúng vậy, ta nói cho ngươi biết, nếu ngươi có đức tin chỉ nhỏ bằng hạt cải, ngươi sẽ bảo trái núi này "Di chuyển từ chỗ này sang chỗ kia", nó sẽ di chuyển như vậy; và đối với ngươi không có gì mà làm không được. (Assuredly, I say to you, if you have faith as a mustard seed, you will say to this mountain, "Move from here to there", and it will move; and nothing will be impossible for you.)

Tôi xin để quý độc giả tự nhận định về giá trị những lời "giảng dạy" của "Chúa" Giê-su ở trên.


Chú Thích -Chương II

1. Haught, James A., 2000 Years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt, p. 324: Through logic, you can see that the church concept of an all-loving heavenly creator doesn't hold water. If a divine Maker fashioned everything that exists, he designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, AIDs, Alzheimer's didease, and Down's syndrome. He madated foxes to rip rabbits apart and cheetahs to slaughter fawns. No human would be cruel enough to plan such horrors. If a supernatural being did so, he's a monster, not an all-merciful father.

2. Martin, Malachi, The Decline and Fall of the Roman Church, p. 230: Pope John XXIII told the opening session of his council on October 11, 1962, that "false doctrines and opinions still abound," but that "today men spntaneously reject" them... But if Roncalli did not see where his new teaching was leading, hundreds of theologians and bishops did. In the sixties and the seventies after Roncalli's death, they drew these conclusions and abandoned belief in original sin, in the Devil, and in many other fundamental doctrines.

3. O'Brien, George Dennis, God and The New Haven Railway. And Why Neither One Is Doing Very Well, pp. 101-108: A religion of enlightenment improves our spiritual wisdom or our moral behavior by some teaching. A salvational religion converts our life by leading us to live our lives in another.

...When the great teacher dies, his teaching may well live on...He may have a teaching like the Noble Eightfold Path, which perpetuates his special wisdom. Even if the teacher leaves no teaching but only the example of an inquisitive mind and the ideal of the Good, like Socrates, the example of the teacher remains to be emulated by later students. All of those means of continuing "the life of the teacher" are eminently sensible and as broadly practiced as the planet is covered with talkers. But that scenario is not the New Testament line. It isn't the teacher's teaching that lives on, it is the "teacher". But if that how it is, it is no "teacher" but "savior". Since the only way to have a salvational religion is through the intrusion in my life of a strangely significant other, this "other" is indispensable for the ongoing story. Without "resurrection" the story cannot be told.

...Salvational religion depends, then, on "conversion", "resurrection", "radical change" on the basis of a life lived with another.

...In a salvational religion, one does not spiritual 10 by learning about some truth, fact, or person. All that is teacherly and noble, but it is not part of a salvational scenario. In a sin and salvation story, one comes to a new state by living with another.

...Does Jesus conform to the pattern of the great spiritual masters? He does not. The norm for spiritual masterhood is that one be a great teacher of enlightenment, spiritual wisdom, or the tranquil mind. Jesus is not a teacher, he is a savior.

Consider a great teacher. Socrates is a good example. Socrates is a master of spiritual enlightenment...He claims to know nothing; he only asks a few tricky questions...Socrates wants to make sure that the pupil is attached to the truth, not to Socrates.

Buddha is an examplar of a great "religious" teacher under the same Socratic self discipline.

Buddha is not a savior, He is the Enlightened One. He has seen the truths of human life, and he offers the Noble Eightfold Path as a guide to similar enlightenment and release from suffering..

In contrast to these great teachers, one would have to say that Jesus evidently misunderstands how teaching is played out. Jesus doesn't have students, he has disciples. And not accidentally. Jesus says, "he who believes in ME shall never die." Not who believes in my teaching, but who believes in ME. That claim will not get you the E. Harris Harbison Award for teaching. What Jesus "knows" is not enlightenment; he knows the Father. "Only the Son knows the Father. He who knows ME knows the Father. Only through ME can one come to the Father.

Whatever else Christianity may be, it seems on its face clearly to be a religion which preaches salvation and a savior. Before one becomes instantly bored with that idea, it is important to note that most other significanr spiritual contenders not only don't preach salvation, in some cases they positively dislike it. Islam is a case in point. Muslims find the Christian notion of a savior demeaning both to the saver and the saved.

...For enlightenment and morality one needs teachers, not saviors. The distinction is crucial. On the whole, religions of morality or enlightenment are much more palatable to contemporary American taste. They have two distinct advantages over the Biblical tradition. In the first place they appear to be do-it-yourself spiritualities. This conforms to an American taste for independence and self-reliance. Although great teachers are valuable in these traditions, they are also dispensable, and one can be self-taught. One cannot be self-saved in the Biblical story. The second advantage of religions of enlightenment and morality is that they can dispense of most theological machinery. If there are Gods at all - and in Buddhism there appear to be none - then their role is either as helpful (but dispensable) teachers or as ideals and examplars. The truth is in the teaching, not in the teacher-savior.

4.Daleiden, Joseph L., The Final Superstition, p. 174: There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus. Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, and Hindu religions... But one thing is certain: Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so called pagan religions. In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.

5.Daleiden, Joseph L., Ibid., p. 177: Tragically, this is one of the few promises that history shows Jesus was successful in fulfiling.

6.Pike, James A., A Time for Christian Candor, p. 109: Jesus' world-view was that of his time. The concept of the Kingdom of God which he stressed was that introduced into Judaism in the fifth century B.C., under Zoroastrian influence. He was influenced by the teaching of the Essenes, as is growing more and more evident with the availability of translations of the Dead Sea Scrolls. He had a limited mind - as is true of every man. For example, like his fellow rabbis he thought that David wrote all the Psalms and hence he quotes as of Davidic authorship Psalm 110 (which in fact is of later date) in an argument with the Pharisees. And he thought, in accord with the apocalyptic temper of his day, that the end of the world is near.

7. Le Cléricalisme, Voilà L'Ennemi, P. 6: Nous le déclarons très franchement, il nous parait intolérable qu'à la faveur de la liberté d'enseignement, qui que ce soit puisse éoever des enfants contre leur pays et contre leur temps.

8. Edgar, Jones, Jesus: The Rock of Offense, p. 68-69: People who respond to the call to belong to the little flock come, like Jesus, out of a nativity associated with nations of the world. They are no more participants in the nations of the world, nor do they wish to be. Their separation is effected both by a change in their personal loyalty and by the response of the world: hatred. Jesus experienced the intense hatred of the nation. In this he served as an example for his disciples. He had taught that they were to be hated by all nations. Therefore there is no nation that does not hate his disciples (Matthew 24:9). He always chose his words with care to convey his meaning. Whenever he said, "all nations", he meant exactly that. Also, of this we may be sure: whoever is not hated by all the nations of the world has no part in the little flock. Jesus said expressly that such would be hated by all nations. This, then, becomes a criterion by which we evaluate our hope of sharing in the inheritance of the Kingdom. Remember his word: You shall be hated by all nations (Matthew 24:9)

We change our personal loyalty because we no longer have much in common with the nations. We share neither father, nor family, nor treasure, nor quest, nor life, nor friend, nor wnemy. He cancels the loyalty of the first nativity and replaces it with a new one arising from a second nativity or rebirth. Thus patriotism, as usually centered in one's earthly nation, becomes a focus of evil. We are no more patriots in the national sense, for patriotism means "fatherism", and we have supplanted the old fatherism, which focused on "the fathers of the nation" and the progenitor fathers, with a new one centered in the Father in heaven.

This secon nativity is nothing less than the new birth that Jesus made essential to seeing the Kingdom of God. It was to Nicodemus that he said: Truly, truly, I say to you, unless one is born a new, he cannot see the Kingdom of God (John 3:3).

This new birth acts in precisely the same way as the old one, in that it provides one with a new parentage, a new family, a new nation and citizenship. Every relationship arising from the first birth is replaced by the new relationships arising from the second, or new birth.... Within the new ethnicity, God is the new and only Father; those who do his will are the new mother, brother, sister, son, and daughter. The new nation id the little flock, and the new citizenship is that in the little flock, or more fundamentally, citizeship in the Kingdom of God, since it is to the little flock that the Kingdom is given.

9. Davis, Kenneth C., Don't Know Much About The Bible: Everything You Need to Know About the Good Book But Never Learned, p. 374: One of the centerpieces of Jesus' teaching is an extensive talk that Augustin labeled the "Sermon on the Mount." The "Sermon on the Mount" appears its entirely in Matthew (more than one hundred verses long) and in a somewhat abbreviated version in Luke. In Luke this teaching session is similar, though shorter (about thirty verses), and is delivered "on a level place" after Jesus comes downs from the mountain where he had been praying.

The differences between the two versions have led scholars to contend that the version in Matthew represents a compilation of many of Jesus' teachings compressed into one long and memorable discourse. In other words, while it faithfully captures the words and teachings of Jesus, the sermon was a "Best of Jesus", edited into a single speech.

10. Charles Bradlaugh, The Freethought Web, (Is poverty of spirit the chief amongst virtues, that Jesus gives it prime place in his teachings? Is it even a virtue at all? Surely not. Manliness of spirit, honesty of spirit, fullness of rightful purpose, these are virtues; poverty of spirit is a crime...)

11. Charles Bradlaugh, Ibid., Jesus pictures one in hell, whose only related vice is that in life he is rich; and another in heaven, whose only related virtue is that in life he is poor. He affirms it is more difficult for a rich man to get into heaven, than for a camel to go through the eye of a needle (Luke 18: 25). The only intent of such teaching could be to induce the poor to remain content in this life with the want and misery of their wretched state in the hope of higher recompense in some future life. Is it good to be content with poverty? Is it not far better to investigate the causes of poverty, with a view to its cure and prevention?)

12. Charles Bradlaugh, Ibid., What does Jesus teach? "Blessed are you who hunger now, for you shall be filled" (Luke 6: 21). He does not say when the filling shall take place. The date is evidently posponed until men will have no stomachs to replenish. It is not in this life that the hunger is to be sated..

13. Charles Bradlaugh, Ibid., Jesus teaches that the poor, the hungry, and the wretched shall be blessed. But blessing only comes when they cease to be poor, hungry, and wretched...

14. Penny Lernoux, Cry of The People, p. 16: Foreign missionaries helped drum these ideas into the native's heads by claiming that it was God's will that they should be poor and ignorant. As the Archbishop of Lima told his Indians: "Poverty is the most certain road to felicity." Any Indian or African who had the temerity to doubt such wisdom by rebelling against the system was promptly put to death...The Catholic Church must accept a lot of the blame for this situation.

15. Joseph L. Daleiden, The Final Superstition, p.179: That human act savagely is in large part a function of their cultural ethic. The ethic of the New Testament was vengeance on any who rejected Christianity. Although on one hand the New Testament writers have Jesus preaching forgiveness, He espouses an extremely intolerant attitude toward those who do not accept Him as their Savior.

(xem chú thích >>)


bản electronic do tác giả cung cấp cho sachhiem.net