Giê Su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì? Trần Chung Ngọc http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/Giesu/Giesulaai7.php Toàn bộ : 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 2.Giê-su Và Quốc Gia. Trong phần trên tôi đã trình bày những quan niệm và cung cách hành xử của Giê-su đối với gia đình. Từ đó, chúng ta có thể tiên đoán rằng, nếu quan niệm của Giê-su đối với gia đình thuộc loại bất bình thường thì quan niệm của ông ta đối với quốc gia dân tộc chắc cũng chẳng khác biệt là bao nhiêu. Thật vậy, nếu chúng ta đọc kỹ cuốn Tân Ước và tổng hợp những quan niệm của Giê-su về quốc gia dân tộc thì chúng ta sẽ thấy chúng phản ánh một tâm hồn bệnh hoạn, sống trong hoang tưởng, ảo tưởng của một con người mà đầu óc để ở trên mây. Việc chứng minh luận cứ này chẳng có gì là khó khăn vì tất cả nằm trong cuốn Thánh Kinh. Trong Chương trên, mục Bằng Chứng Ngụy Tạo Thứ Hai, tôi đã trích dẫn nhiều câu từ Thánh Kinh chứng tỏ rằng Giê-su tin là ngày tận thế đã sắp tới và Nước Chúa hay Nước Trời sẽ được thiết lập để thay thế cho nước Do Thái đang bị người La Mã thống trị. Muốn hiểu rõ những ý tưởng của Giê-su trong phần phân tích sau đây, tôi nghĩ chúng ta cần có một khái niệm rõ ràng về quan niệm một Nước Trời hay Nước Chúa (Kingdom of God) của người Do Thái trong thời đại của Giê-su. Đây không phải là một quan niệm mới mẻ gì của Giê-su mà là một lý tưởng thông thường nhất của tinh thần quốc gia Do Thái. Các nhà "tiên tri" trong Cựu Ước thường viết về quan niệm này lập thành một hướng niệm của người Do Thái mỗi khi dân tộc Do Thái bị Thiên Chúa của họ bỏ rơi, lâm vào cảnh khốn cùng nô lệ. Muốn hiểu điều trên có lẽ chúng ta cần trở lại một chút về lịch sử Do Thái. Dân tộc Do Thái là một dân tộc du mục và trong lịch sử luôn luôn gặp những bất hạnh như nô lệ và lưu đầy. Trong nhiều thế kỷ lâm vào những cảnh khốn cùng này, người Do Thái vô cùng hoang mang, vì từ trước tới nay họ vẫn tin rằng dân tộc mình được Thần Gia-vê, nghĩa là Chúa Cha, đặc biệt chọn lựa và cưng nhất, qua những giao ước và hứa hẹn của Thần với các ông tổ Abraham, Isaac, Jacob, và Moses trong Cựu Ước. Nay những thực tại lịch sử chứng tỏ rằng những giao ước của Chúa Cha với Abraham v..v.. chỉ là những chiếc bánh vẽ trên trời. Giới tiên tri thông thái lãnh đạo dân Do Thái bèn đổ tội lên đầu dân Do Thái, giải thích rằng vì dân Do Thái tội lỗi nên bị Thần phạt. Dân Do Thái cần phải thống hối, cầu nguyện, và tin vào Thần Gia-Vê thì sẽ có ngày Thần của họ đoái thương, và một đấng cứu tinh (Messiah) của dân tộc Do Thái sẽ xuất hiện để tiêu diệt những kẻ thống trị, khôi phục chủ quyền của dân Do Thái. Đấng cứu tinh mà dân Do Thái mong đợi thật ra chỉ là một anh hùng dân tộc, có công với dân Do Thái, tương tự như David khi xưa đã đưa Do Thái lên địa vị hùng mạnh trong vùng Trung Đông, chứ không phải là đấng cứu thế cứu rỗi linh hồn lên hiệp thông với Thần của họ trên Thiên đường. Do đó, vị cứu tinh dân tộc này phải thuộc dòng dõi của vị Vua anh hùng Do Thái: David.
Vào thời
điểm Giê-su sinh ra đời thì Do Thái đang sống dưới ách thống
trị khắc nghiệt của La Mã. Do đó, dân Do Thái, cũng như trong
những thời kỳ bị chinh phục và bắt làm nô lệ trước, mong chờ và
tin rằng Thần Gia-vê sẽ đoái thương đến họ, và một đấng cứu tinh
thuộc dòng dõi vua David sẽ xuất hiện để giải phóng dân tộc
họ. Và quan niệm Nước Trời (Kingdom of God) nguyên thủy của
người Do Thái rất đơn giản, đó chỉ là sự biến đổi thế giới
thường thành một thế giới mà Thần của họ sẽ trực tiếp cai quản
công việc thế gian và do đó, khôi phục những phúc lợi của dân Do
Thái, dân đã được Thần chọn lựa (Joel Carmichael, The Birth
of Christianity, Dorset Press, New York, 1989, p. 1: The
Kingdom of God meant the transformation by God of the natural
world into one in which God's will would conduct human affairs
directly and hence restore the fortunes of the Jews, the Chosen
People). Người Do Thái tin tưởng rằng nơi nước Trời hay nước
của Chúa này, dân Do Thái sẽ sống sung sướng với sữa và mật tràn
đầy, dưới sự quản trị và ân sủng trực tiếp của Thần Gia-vê. Các
tín đồ Ca-Tô Việt Nam, từ trên xuống dưới, không biết về lịch sử
Do Thái, không đủ khả năng tự mình đọc và hiểu lấy Thánh Kinh,
không hiểu ý nghĩa của nước Trời hay nước Chúa (Kingdom of God)
trong Thánh Kinh, nghe lời giảng hoang đường huyễn hoặc của giới
giáo sĩ, nên coi đó là một một nước ở trên thiên đường và gọi là
"Nước Cha Trị Đến" mà không hiểu rằng nước này chỉ là một nước
mà Chúa Cha trị vì, cai quản các việc thế gian của dân Do Thái
như một ông vua trên trần thế, theo niềm tin của người Do Thái
thời bấy giờ, chứ chẳng dính dáng gì tới bất cứ dân tộc
nào khác trên thế giới. Thật vậy, trong cuốn A Time For
Christian Candor, Giám Mục James A. Pike của giáo xứ Quan niệm về thế giới của Giê-su là quan niệm trong thời đại của ông ta. Quan niệm về một Nước Chúa mà ông ta nhấn mạnh là quan niệm đã được đưa vào Do Thái giáo từ thế kỷ 5 trước thời đại thông thường này, dưới ảnh hưởng của Zoroaster (Một nhà tiên tri Ba-Tư trong thế kỷ 6 trước Tây Lịch. TCN). Ông ta (Giê-su) chịu ảnh hưởng giáo lý của dân Essenes, như là chúng ta càng ngày thấy đó là điểu hiển nhiên qua những bản dịch của những Cuộn Kinh Trong Biển Chết. Ông ta có một đầu óc giới hạn - điều này đúng đối với mọi người. Thí dụ, giống như các ông thầy tu Do Thái (Rabbis) cùng thời, ông ta cho rằng chính David viết tất cả những bài Thánh Vịnh cho nên ông ta đã chưng dẫn David như là tác giả bài Thánh Vịnh số 110 (thực ra là một bài đã được viết sau thời David) trong một cuộc tranh cãi với dân Pharisees. Và ông ta nghĩ, phù hợp với tâm cảnh về một ngày tận thế trong thời của ông ta, rằng ngày tận thế đã gần kề. 6 Để phù hợp với sự khao khát này của dân tộc Do Thái, hai tác giả Phúc Âm Matthew và Luke đã đưa vào đoạn nói về gia phả của Giê-su thuộc dòng dõi vua David mà không nghĩ ra rằng điều này hoàn toàn mâu thuẫn với huyền thoại Mary đồng trinh và Giê-su là con của Chúa Thánh Thần. Như chúng ta đã biết, Giê-su, chịu ảnh hưởng của Cựu Ước, tin những lời giải thích của những bậc thông thái tiên tri Do Thái, rằng dân Do Thái tội lỗi nên bị Thần của họ phạt, nên khuyên mọi người hãy thống hối, đúng như nhận định của giáo sư đại học Hermann Samuel Reimarus ở trên: "Tất cả những điều giảng đạo của Giê-su nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh Thánh” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới". Nhưng quan niệm về nước Chúa hay nước thiên đàng của Giê-su lại không phù hợp với quan niệm của người dân Do Thái, không đáp ứng được sự khao khát của dân Do Thái là được giải phóng khỏi ách nô lệ của La Mã, cho nên dân Do Thái mới không tin Giê-su là cứu tinh của dân tộc họ. Và, khi Giê-su bắt đầu đi lang thang thuyết giảng về những cái gọi là phúc âm và tự nhận mình là con Thần Gia-vê, là đấng cứu thế v..v.. thì thánh kinh viết rõ là gia đình ông và nhiều người cùng thời cho là ông ta điên. Thánh kinh cũng viết, có nơi khi ông tới, dân làng kéo ra ngoài làng đuổi ông đi, không cho ông vào làng. Những lời rao giảng của ông không phù hợp với sự mong ước về một anh hùng dân tộc, cứu dân Do Thái ra khỏi vòng tối tăm nô lệ, của dân Do Thái. Tuy không đến nỗi phản quốc như Trần Lục của Việt Nam, mang giáo dân đi hỗ trợ quân xâm lăng để tiêu diệt kháng chiến quân, vì trong thời đó Giê-su chỉ có một nhúm người theo ông, nhưng ông cũng không chủ trương gây nên một phong trào kháng chiến để chấm dứt sự đô hộ của La Mã, mà trong vài trường hợp, ông còn chủ trương tuân phục sự thống trị của La Mã (Cái gì của Ceasar hãy trả lại cho Ceasar). Vì vậy, dân Do Thái không công nhận ông là đấng cứu tinh (Messiah) của Do Thái và vẫn tiếp tục không công nhận cho tới ngày nay. Họ cho rằng ông không có tinh thần quốc gia dân tộc, đã nhận xằng những danh hiệu cứu thế cũng như Con Thiên Chúa nên khi ông bị đóng đinh trên thập giá họ còn buông lời chế riễu. Theo kết quả nghiên cứu của Peter Jennings trên đài ABC trong chương trình The Search for Jesus gần đây, số người tin và theo ông không quá 15 người, kể cả 12 người gọi là tông đồ, và không có một người nào trung thành với ông, tất cả đều bỏ trốn khi ông bị bắt cũng như bị hành hình. Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao Giê-su lại có những lập trường, tác phong và hành động như vậy? Ngày nay, các học giả nghiên cứu Thánh Kinh và cổ sử đã tìm ra giải đáp. Đó là vì đầu óc Giê-su không được bình thường, bị ám ảnh nhiều bởi những chuyện trong Cựu Ước đưa đến một tâm bệnh hoang tưởng, cộng với cái mặc cảm về thân thế không mấy tốt đẹp của mình. Và những tư tưởng và hành động của Giê-su bắt nguồn từ những chứng bệnh tâm thần như trên. Vì không làm chủ được chính mình nên những tư tưởng của Giê-su không nhất quán, trước sau không giống nhau, chứa nhiều mâu thuẫn, lời nói thường không đi đôi với việc làm như chúng ta đã biết, và nhất là ông toàn nói về những chuyện trên trời dưới bể, không có gì là thực tế, và không thể áp dụng được, trong thời ông cũng như trong thời nay. Sau đây chúng ta sẽ đi vào phần chứng minh. Đối với quan niệm về quốc gia, Giê-su phân chia thế giới làm hai phần: nước của cha ông ở trên thiên đường cho những người theo ông, và tất cả các nước khác trên trái đất. Chúng ta không biết là Giê-su biết được trên thế giới có bao nhiêu nước. Với kiến thức của những người viết Thánh Kinh, với quan niệm trái đất phẳng và dẹt như cái đĩa, trên có vòm trời bằng đồng thau có những cánh cửa mà các thiên thần mở ra để cho mưa rơi xuống, thì tôi tin rằng sự hiểu biết của Giê-su về các quốc gia trên thế giới chắc cũng không hơn gì sự hiểu biết của Thánh Augustine ở mấy thế kỷ sau, người được coi là cha đẻ của nền thần học Ca-Tô và được Ca Tô Giáo tôn sùng, coi như là có trí tuệ "siêu việt", nhưng cũng là người không tin là trái đất hình cầu và phán rằng: "Không thể nào có chuyện có người ở phía bên kia của trái đất, vì Thánh Kinh không ghi lại bất cứ giống người nào như vậy trong các hậu duệ của Adam" (It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the descendants of Adam). Cho nên, khi Giê-su nói đến "mọi nước" (all nations) thì tôi tin rằng đó chỉ là một số quốc gia ở quanh vùng Trung Đông mà thôi. Vì sống trong niềm hoang tưởng là mình được Thần Gia-vê phái xuống để cứu dân Do Thái, và chỉ dân Do Thái mà thôi (Matthew 15: 24: I was not sent except to the lost sheep of the house of Israel), nhưng dân Do Thái lại không tin lời ông và không chấp nhận ông là đấng cứu tinh của họ, nên ông cho rằng họ không đáng được hưởng nước của Thần Gia-vê, do đó ở trong đền thờ ông đã nói với những thầy tế lễ, lớp giáo sĩ chỉ đạo dân Do Thái, rằng:
Matthew 21:
43: Cho nên Ta nói cho các ngươi hay, nước của Thiên Chúa sẽ
bị tước đi khỏi các ngươi và để cho một nước mang hoa trái của
nó. (Therefore I say to you, the Cái nước có phúc này là nước nào? Đó là nước của những người theo Giê-su tìm kiếm nước của Chúa chứ không lo tìm kiếm những nhu cầu vật chất như đoạn sau đây trong Thánh Kinh đã viết rõ: Luke 12: 29-32: Các ngươi đừng lo kiếm thức ăn thức uống, cũng đừng mang tâm lo lắng. Vì đó là những thứ mà mọi nước trên thế giới đều lo kiếm, và Cha của các ngươi biết là các ngươi cần các thứ đó. Nhưng hãy lo tìm kiếm nước của Chúa, và rồi các ngươi sẽ có thêm những thứ đó. Đừng có sợ, bầy chiên nhỏ, vì đó là sự hân hoan của Cha các ngươi cho các ngươi nước đó.
(Luke
12: 29-32: Do not seek what you should eat or what you should
drink, nor have an anxious mind. For all these things the
nations of the world seek after, and your Father knows that you
need these things. But seek the
Điều rõ
ràng trong đoạn trên là Giê-su đã chia thế giới ra làm hai:
nước của Chúa cho "bầy chiên nhỏ", và "mọi nước
khác". Nước của Chúa là một nước hoàn toàn khác biệt với
mọi nước khác, vì dân của nước này chỉ lo tìm kiếm nước của
Chúa chứ không như dân của các nước khác, chỉ lo kiếm thức ăn
thức uống hoặc những nhu cầu vật chất cần thiết của con người.
Điều hiển nhiên là công dân của nước này không có bao nhiêu, vì
tất cả họp lại chỉ thành một "bầy chiên nhỏ". Bầy chiên nhỏ này
là những con chiên của Giê-su, người chăn chiên chí thiện, với
đặc tính là rất ngoan ngoãn, giống như những con cừu, Giê-su lùa
đi đâu thì phải đi đó, kể cả chuyện thù ghét cha mẹ, anh chị
em. Nhưng Tân Ước cũng lại viết rõ, Matthew 22: 14: "Vì
nhiều người được ơn kêu gọi, nhưng chỉ có ít người được chọn"
(For many are called, but few are chosen). Cho nên, ngày nay số
người theo Giê-su thì nhiều, nhưng số người được Giê-su chọn để
mà cứu rỗi chắc cũng chẳng là bao nhiêu. Nhất là đối với những
người đang sống trong những quốc gia Âu Mỹ chỉ biết lo ăn, kiếm
mặc, kiếm tiền, và các nước Đông phương trong đó có Việt Sau khi chia thế giới ra làm hai: "nước Của Chúa" và "mọi nước khác", Giê-su sẽ đối xử với các nước này ra sao trong tương lai? Thánh Kinh cũng lại viết rất rõ: Matthew 25: 31-34: Khi Con Của Người (nghĩa là Giê-su) tới trong vinh quang, và mọi thiên sứ thánh cùng tới với Người, thì Người sẽ ngồi trên ngai vinh hiển của Người. (Dân của) Mọi nước trên thế giới sẽ tập họp trước Người, và Người sẽ phân tách họ ra với nhau, như là người chăn chiên chia riêng cừu với dê. Rồi Người sẽ đặt những con cừu bên tay phải, những con dê bên tay trái. Rồi Vua sẽ phán cùng đàn cừu ở bên tay phải," Hỡi các ngươi được Cha Ta ban phúc lành, hãy tới mà hưởng nước của Chúa đã được sắp sẵn cho các ngươi từ khi thành lập thế giới. (Matthew 25: 31-34: When the Son of Man comes in His glory, and all the holy angels with Him, then He will sit on the throne of His glory. All the nations will be gathered before Him, and He will separate them from one another, as a shepherd divides his sheep from the goats. And he will set the sheep on His right hand, but the goats on the left. Then the King will say to those on His right hand, "Come, you blessed of My Father, inherit the kingdom prepared for you from the foundation of the world.) Nếu người nào có đầu óc, đọc xong đoạn Kinh Thánh trên mà không cho Giê-su là một kẻ điên, hoặc ít ra cũng là một ông Vua Xạo, thì chính người đó điên, cần vào chữa trị ở nhà thương Biên Hòa. Bởi vì, Thánh Kinh đã viết rõ, Giê-su tin rằng ngày phán xét đã sắp tới, ngay trong thời đại mà một số những người theo ông còn sống. Nhưng đã 2000 năm nay rồi, Giê-su vẫn chưa tới trong vinh quang (sic), và không biết bao giờ mới tới, nếu bộ xương khô có thể tới được. Nhưng vấn đề không phải là tới hay không tới, mà là những người viết Tân Ước không biết gì về sự cấu tạo của vũ trụ và sự gia tăng dân số trên thế giới. Hiểu biết của họ về "mọi nước trên thế giới" có thể chỉ là vài nước nhỏ ở miền Trung Đông cách đây gần 2000 năm, và dù có như vậy đi chăng nữa thì đoạn trên trong Thánh Kinh cũng chỉ là một niềm hoang tưởng bệnh hoạn. Nó hoang đường như vậy mà vẫn có người tin thì kể cũng lạ, nhưng đây cũng lại là sự thực đối với gần 1/4 nhân loại. Giả thử ngày phán xét như trên của Chúa xảy ra ngay bây giờ, như lời tiên tri láo của ông Trương Tiến Đạt trong Tiếng Loa Cảnh Báo về ngày phán xét xảy ra trong năm 2000, hoặc của nhiều nhà tiên tri dỏm khác trên thế giới đã nhiều lần "tiên tri" về ngày phán xét trong 2000 năm qua, thì chúng ta sẽ đứng trước một hoạt cảnh như sau:
Đức
Giê-su Ki-Tô chễm chệ ngồi vinh quang trên ngai Phê-rô ở
Theo Kinh
Tin Kính của Ca-Tô Giáo thì mọi tín đồ phải tin là đến ngày phán
xét, Chúa sẽ phán xét cả những người chết và làm cho xác chết
những người Chúa chọn sống lại. Để cho dễ tính, ta lấy tròn số
người sống hiện nay là 6 tỷ. Như vậy là có tất cả 3 tỷ cặp để
chờ Chúa lần lượt phán xét. Giả thử là cứ 3 cặp thì chiếm
khoảng 1 mét. Vậy nếu xếp hàng dài thì 3 tỷ cặp sẽ dài 1 tỷ
mét, nghĩa là 1 triệu cây số. Đường bán kính của trái đất vào
khoảng 6400 cây số. Vậy chu vi của trái đất là vào khoảng 40000
cây số. Lấy 1 triệu chia cho 40000 ta được 25. Vậy nếu xếp
hàng dài từng đôi một thì hàng này dài 25 lần vòng quanh trái
đất. Giả thử Chúa Giê-su có tài phán xét rất mau lẹ, có thể vừa
xét hồ sơ vừa phán xét từng cặp, và quyết định ai sang trái
hay phải với tốc độ 10 cặp trong 1 phút, nghĩa là chỉ có 6 giây
1 cặp, thì lấy 3 tỷ cặp chia cho 10 ta được 3 trăm triệu (300
000 000) phút. Mỗi giờ có 60 phút vậy một ngày có 1440 phút.
Lấy 3 trăm triệu chia cho 1440 ta được, lấy chẵn, là 208 000.
Lấy số này chia cho 365 ngày một năm ta được khoảng 570 năm.
Giả thử Chúa Giê-su quyền phép vô cùng, không mệt và đói như khi
vào sa mạc hay không đói như trước khi nguyền rủa cây sung cho
nó chết héo queo vì nó không ra quả lúc trái mùa cho Ngài xơi,
thì Ngài cũng cần tới 570 năm để phán xét xong 3 tỷ cặp. Dân
nước Việt
Trở lại
"bầy chiên nhỏ" sống trong "nước Chúa" của Giê-su. Ngày nay,
với sự bành trướng của Ki Tô Giáo trên thế giới qua những biện
pháp tra tấn, thiêu sống v..v.. và đồng hành với thực dân xâm
lược, dùng quyền hành hoặc vật chất để ép những người ngoại đạo
vào trong Ki Tô Giáo, "bầy chiên nhỏ" của Giê-su trong nước Do
Thái đã trở thành "bầy chiên lớn" có những con chiên trong
nhiều quốc gia trên thế giới. Do sự "giáo dục" của giáo hội,
đặc tính của những con chiên này là sống vất va vất vưởng tạm bợ
nhờ cơm gạo của các quốc gia mình đang sống trong đó để lo tìm
nước Chúa vì đây mới chính là quê thật của họ. Kinh Nhựt
Khóa của Công Giáo Việt
Tôi không
hiểu tại sao tín đồ Ca Tô Việt Chúng ta đã thấy, điều kiện cần để tin theo Giê-su là phải căm ghét cha mẹ, anh chị em, và ngay cả mạng sống của chính mình. Nhưng đó chưa phải là điều kiện đủ. Vì Giê-su còn dạy như sau: Matthew 23: 9: Không được gọi ai trên trái đất này là Cha, vì các ngươi chỉ có một Cha ở trên trời. (Do not call anyone on earth your Father, for One is your Father, He who is in heaven.) Vì tôi biết các tín đồ Ca-Tô Việt Nam, từ Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trở xuống, rất ít ai đọc Thánh Kinh khoan nói đến chuyện đọc với một đầu óc sáng suốt, nên tôi xin giúp và nhắc nhở các Ki Tô hữu của tôi là, nếu quý vị gọi ông thân sinh ra mình cũng như gọi các linh mục là Cha thì quý vị đã làm ngược lại lời Chúa dạy, nghĩa là không tin Chúa. Tội không tin này to lắm, to hơn cả những tội như giết người, cướp của v..v.., vì giết người hay cướp của mà tin Chúa thì vẫn được Chúa cho hưởng cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên, sau khi chết, chứ còn không tin thì đến ngày phán xét quý vị đừng có hòng được Chúa cứu rỗi và ban cho cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên, sau khi chết. Đọc Tân Ước, chúng ta thấy rằng Giê-su đã đưa ra nhiều điều tự nhận quá lố, những lời tiên tri không thành sự thực, và những lời hứa hẹn vô trách nhiệm đối với số tông đồ ít ỏi theo ông. Nhưng có lẽ vì hiểu rõ bản chất những tư tưởng của mình bắt nguồn từ một tâm bệnh hoang tưởng nên Giê-su đã mường tượng và tiên đoán được vài hậu quả. Trong một phần trên tôi đã trích dẫn từ Tân Ước, Matthew 10: 34-36 và Luke 12: 51-53, những đoạn mà Giê-su khẳng định là ông ta không xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất mà để gây chia rẽ giữa những người tin theo ông và những người không tin, ngay cả trong các gia đình. Còn một lời tiên đoán khác của Giê-su cũng đã trở thành sự thực. Đó là câu trong Matthew 24:9: "Tất cả các dân tộc đều ghét các ngươi vì các ngươi theo ta." (And you will be hated by all nations for my Name's sake.)
Thật vậy,
lịch sử Ki Tô Giáo trên thế giới, Ca-Tô cũng như Tin Lành, đã
chứng tỏ rằng tôn giáo này không thể phát triển và bành trướng
nếu không dựa vào cường quyền và bạo lực, khởi đầu từ thời Ở Á Châu, do chính sách hủy diệt văn hóa phi Ki Tô của Ca-Tô Giáo, Phi Luật Tân mất luôn nền văn hóa của mình và trở thành hầu như toàn tòng Ca-Tô Giáo, ngay cả tên nước cũng đặt lại theo tên Vua Phillip của Tây Ban Nha. Ở Tân Thế Giới (Mỹ), Tin Lành, dựa trên ưu thế của súng ống đối với cung tên của dân da đỏ, đã trả ơn người da đỏ đã nuôi sống họ qua mùa đông khắc nghiệt năm 1620 bằng cách đi cướp hết đất đai và thi hành chính sách diệt chủng đối với người da đỏ và cưỡng bách người da đỏ phải theo cái đạo cao quý cầm đầu bởi Chúa lòng lành vô cùng của họ. Từ 1620 đến 1890, trong vòng 270 năm, những con cái da trắng của Chúa đã giảm dân số dân da đỏ từ 15 triệu xuống còn dưới 250000, và biến miền đất phì nhiêu của dân da đỏ thành "Tân Thế Giới" của người da trắng, do người da trắng (Christophe Columbus) tìm ra. Nhiều người da đỏ ngày nay nuốt nước mắt, không biết làm gì hơn là uống rượu để giải sầu. (Ward Churchill, Sacramento Bee, Nov.23, 2000: Does anyone expect us (the Indians) to give thanks for the fact that soon after the Pilgrim fathers regained their strength, they set out to dispossess and exterminate the very Indians who had fed them that first winter? Is it reasonable to assume that we might be jubilant that our overall population, numbering perhaps 15 million at the ouset of the European invasion, was reduced to less than a quarter- million by 1890?)
Năm 1996,
Samuel P. Huntington xuất bản cuốn Sự Xung Đột Giữa Các Nền
Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới (The Clash of
Civilizations and the Remaking of World Order).
Trong
cuốn sách trên, Giáo sư Những nhận định của Giáo sư Huntington cũng như những sự thực lịch sử trên thế giới đã chứng minh tại sao trong các nước mà Ki Tô Giáo là thiểu số hay không thể dựa vào cường quyền, Ki Tô Giáo luôn luôn bị coi như là một tôn giáo ngoại lai, xa lìa dân tộc, đúng như lời tiên đoán của Giê-su trong Matthew 24:9: "Tất cả các dân tộc đều ghét các ngươi vì các ngươi theo ta." Nhưng ở đây chúng ta cần ý thức rõ rằng, không phải người ta ghét các tín đồ Ki Tô Giáo chỉ vì họ theo một tôn giáo khác mà vì cái bản chất phi quốc gia phi dân tộc của Ki Tô Giáo, nhất là Ca-Tô Giáo. Không một người dân trong một quốc gia nào lại có thể chấp nhận một tổ chức, dù đó là một tổ chức tôn giáo, nằm trong quốc gia của họ, ăn cơm gạo quốc gia của họ, mà lại tuyệt đối trung thành và tuân phục một thế lực ngoại bang mà lịch sử đã chứng tỏ rằng ngả về chính trị và thế tục nhiều hơn là tôn giáo. Mặt khác, nền thần học Ki Tô Giáo đã biến đám tín đồ thành những nô lệ tinh thần, trói chặt họ bằng những xiềng xích trí tuệ, từ đó ý niệm quốc gia không còn quan trọng vì quốc gia chỉ là nơi trú chân tạm bợ để chờ ngày về nước Chúa. Chúng ta phải công nhận là, với một học thuật Ca-Tô (Catholic scholarship) tinh vi và với một kế hoạch giáo dục Ca-Tô (Catholic education), Ca-Tô Giáo đã thành công trong việc nhào nặn đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ đến độ khi lớn lên, tín đồ không còn có thể nghĩ gì khác nếu không được tiếp xúc với những sự tiến bộ trí thức của nhân loại, và do đó, đủ can đảm để vứt bỏ mớ xiếng xích trí tuệ như hàng triệu tín đồ ở trong các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ, từ hàng Tổng Giám Mục trở xuống, đã làm. Chúng ta cũng không nên quên rằng, nhiều nhà trí thức Pháp, ngay từ đầu thế kỷ 19, đã nhận thức được sự quan trọng của một nền giáo dục khai phóng so với nền giáo dục Ca-Tô đã chiếm ngự trong xã hội Pháp trong nhiều thế kỷ. Cho nên họ đã cương quyết chống lại nền giáo dục Ca-Tô trên nhiều phương diện, và họ đã thành công "giật con em họ ra khỏi vòng tay "giáo dục" của các linh mục và vạch trần những đạo đức giả của giáo hội Ca-Tô" (Arraché l'enfant au moine, dévoilé les hypocrisies de l'Église). Các nhà trí thức tiến bộ Pháp đã coi nền giáo dục Ca-tô như là một nền giáo dục có mục đích chống lại tổ quốc và sự tiến bộ của quốc gia. Do đó, Bộ Trưởng Giáo Dục Charles Dupuy đã phát biểu: Chúng tôi tuyên bố thẳng ra rằng, đối với chúng tôi, thật là điều không thể nhân nhượng được trong chiều hướng giáo dục tự do, bất cứ người nào lại có thể dạy dỗ lớp trẻ để chống lại tổ quốc của chúng và cản sự tiến bộ của chúng. 7 Nhưng vào cuối thập niên 1860 thì ông Nguyễn Trường Tộ, thuộc hạ của Giám Mục thực dân Gauthier, trong một bản điều trần lại đề nghị cùng Vua Tự Đức hãy dùng các Giám mục, Linh mục trong việc canh tân đất nước, và "cho phép các giáo hội Tây phương cứ tới nước mình mà lập hội cứu tế", "cho phép mỗi tỉnh lập ra một viện dục anh, giao cho một giám mục quản cố". mà không biết đến thực chất những hội cứu tế, viện dục anh của Ca-Tô Giáo Rô-ma mà mục đích mở ra chỉ là dùng bả vật chất để kiếm thêm tín đồ, lấy tiền trợ cấp của chính quyền, nhồi sọ trẻ con v..v.. Ông Tộ cũng không biết đến chính sách dùng giáo dục của thực dân Pháp để xâm chiếm và đồng hóa Việt Nam, và sự độc hại của nền giáo dục phi tổ quốc, phản dân tộc, đi ngược thời gian của Ca-Tô giáo. Ấy thế mà ngày nay "người ta" vẫn tiếp tục đánh bóng Nguyễn Trường Tộ như là một "thiên tài yêu nước" với những tư tưởng canh tân đi trước thời gian.
Do đó,
chúng ta không lấy gì làm lạ khi nền giáo dục Ca-Tô đã có thể
đào tạo nên một Linh Mục Hoàng Quỳnh, người phát biểu câu thời
danh nhất trong lịch sử Việt Chúng ta cũng không nên quên rằng, khi các nhà truyền giáo Tây phương xâm nhập Việt Nam truyền đạo, những tín đồ Ca-Tô tân tòng được dạy là phải tuyệt đối "quên mình trong vâng phục" các linh mục và giám mục, chứ không có bổn phận phải tuân theo luật lệ quốc gia, vì theo chủ thuyết Ca-Tô, Thần quyền tự phong của Ca-Tô Giáo đứng trên thế quyền ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Và đây chính là một trong nhiều lý do các Vua Triều Nguyễn đã coi Ca-Tô Giáo là Tà Đạo.
Cái bản
chất phi tổ quốc, phi dân tộc của các tín đồ Ca-Tô đã được
Edgar Jones phân tích khá rõ trong cuốn Jesus: The Rock of
Offense. Tác giả là mục sư Tin Lành ở Những người đáp ứng lời kêu gọi gia nhập "đoàn chiên nhỏ", giống như Giê-su, đến từ một quốc tịch của một quốc gia trong những quốc gia trên thế giới. Họ không còn dự phần trong những quốc gia (của họ) trong thế giới nữa, và họ cũng chẳng muốn dự phần làm chi. Sự tách biệt ra khỏi quốc gia này là do sự thay đổi về lòng trung thành của cá nhân họ và phản ứng của thế giới (đối với họ) : sự căm ghét. Giê-su đã chứng nghiệm sự căm ghét cao độ của quốc gia ông ta. Với sự căm ghét này ông ta đã làm gương cho các môn đồ của ông ta. Ông dạy họ là họ sẽ bị mọi quốc gia ghét (Matthew 24:9). Ông ta bao giờ cũng cân nhắc cẩn thận lời nói của mình để chuyển đạt ý định của mình. Bất cứ khi nào ông nói "mọi quốc gia" là ông ta nghĩ đúng như vậy. Cũng vậy, điều mà chúng ta biết chắc là: bất cứ người nào mà không bị mọi quốc gia ghét thì người đó không thuộc đoàn chiên của ông ta. Giê-su đã nói thật rõ ràng rằng những người theo ông sẽ bị mọi quốc gia ghét. Vậy, đây là một tiêu chuẩn để chúng ta định giá trị về ước vọng của chúng ta trong sự chia xẻ gia tài của nước Chúa. Hãy nhớ lời của Giê-su: "Các ngươi sẽ bị mọi quốc gia ghét (Matthew 24:9)" Chúng ta thay đổi sự trung thành của chúng ta vì chúng ta không còn gì mấy để chia xẻ với những quốc gia của chúng ta. Chúng ta không còn dự phần gì mấy với cha mẹ, gia đình, châu báu, sự tìm kiếm, đời sống, bạn hay thù. Giêsu đã hủy bỏ sự trung thành với nơi sinh của chúng ta và thay thế bằng một nơi sinh thứ hai hay tái sinh.(Ki Tô Giáo có danh từ "born again" chỉ những người hoàn toàn thay đổi, như là chết đi sống lại để tuyệt đối tin vào Chúa và hiến thân toàn vẹn cho Chúa. Nói cách khác con người cũ của chúng ta phải chết đi để sống lại trong Chúa dù không phải là thân xác chết thật. TCN) Do đó, lòng ái quốc, chủ yếu thường đặt vào quốc gia của con người, nay trở thành tâm điểm của sự ác. Chúng ta không còn là những người yêu nước theo ý nghĩa quốc gia, vì yêu nước có nghĩa là tôn trọng tổ tiên, và chúng ta đã thay thế tổ tiên xưa, nghĩa là những người sáng lập đất nước, và tổ tiên đã sinh ra ta, bằng một người cha của chúng ta ở trên trời. Sự tái sinh này cũng giống y như sự sinh ra đầu tiên, theo nghĩa là nó cung cấp cho chúng ta các bậc sinh thành mới, một gia đình mới, một quốc gia mới, và một quốc tịch mới. Mọi sự liên hệ mà chúng ta có từ khi mới sinh ra đời đối với quốc gia dân tộc gia đình v.. v.. được thay thế bởi những liên hệ mới trong sự tái sinh. Trong dân tộc mới này, Thiên Chúa là người Cha mới và duy nhất,và những người tuân theo ý Thiên Chúa là những người mẹ mới, anh chị em, con trai con gái mới. (Muốn hiểu đoạn này chúng ta cần phải nhắc lại một chuyện trong Thánh Kinh, Matthew 12: 46-49: Trong khi Giê-su đang đứng giữa đám đông, Bà Mary và các em trai của Giê-su đến và nhờ người nhắn với Giê-su là Mẹ và các em đang ở phía ngoài muốn gặp Giê-su thì Giê-su sẵng giọng nói: "Ai là mẹ Ta? và ai là các em Ta?" Và ông ta đưa tay chỉ các môn đồ, nói: "Đây mới là mẹ Ta và các em Ta" (Who is my mother? and who are my brothers? And He stretched out His hand toward His disciples and said, "Here are My mother and My brothers!". ). Dân tộc mới là "đoàn chiên nhỏ", và quốc tịch mới là quốc tịch ở trong đoàn chiên nhỏ, hay căn bản hơn, là quốc tịch trong nước của Thiên Chúa, vì nước này đã được trao cho bầy chiên nhỏ. 8 Từ Thánh Kinh và từ những tài liệu phân tích Thánh Kinh của các học giả, chúng ta thấy rõ rằng quan niệm của Giê-su đối với quốc gia là phi tổ quốc. Giê-su chỉ quan tâm đến nước của Thiên Chúa, một niềm hoang tưởng trong đầu óc của Giê-su. Trong Thánh Kinh còn có nhiều đoạn nói về quan niệm của Giê-su về đời sống con người trên thế gian. Đây là quan niệm vô cùng tiêu cực: đời sống trong kiếp này chỉ là tạm bợ, hãy sửa soạn cho ngày tận thế gần kề, chuyên lo phục vụ Thiên Chúa để có đời sống đời đời, lẽ dĩ nhiên, sau khi chết. Cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy những tín đồ Ca-Tô sẵn sàng phản bội tổ quốc để phục vụ nước Chúa, đúng ra là nước Vatican, vì Vatican nắm những chìa khóa mở của thiên đường, không ai có thể hiệp thông thẳng với Chúa mà bắt buộc phải đi qua ngả trung gian là Vatican nếu muốn được cứu rỗi để có cuộc sống đời đời. Đến đây, chúng ta đã biết quan niệm của Giê-su đối với gia đình và quốc gia là như thế nào. Sau đây chúng sẽ xét đến những lời giảng của Giê-su thuộc về lãnh vực luân lý đạo đức con người. Nếu xét đến những lời nói và hành động của Giê-su đối với gia đình thì khó mà thấy trong đó những điểm về luân lý. Nếu chúng ta xét những hành động của Giê-su đối với con người, súc vật, cây cỏ thì khó mà có thể cho Giê-su là con người đạo đức. Điều này sẽ được chứng minh trong một phần sau. Các tín đồ Ca-Tô thường ca tụng cái gọi là "Bài Giảng Trên Núi" trong Tân Ước là tuyệt vời. Họ được giáo hội dạy như vậy cho nên yên trí là như vậy chứ thực ra họ không tự mình đọc suy nghĩ và tìm hiểu những điều trong đó. Sau đây tôi sẽ đi vào phần phân tích một số điểm trong "Bài Giảng Trên Núi" của Giê-su. bản electronic do tác giả cung cấp cho sachhiem.net |