Giê Su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì? Trần Chung Ngọc http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/Giesu/Giesulaai5.php Toàn bộ : 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 CHƯƠNG II GIÊ-SU GIẢNG DẠY NHỮNG GÌ ? "Tất cả những điều Giê-su nói, giáo lý, bài giảng đều đưa tới một đơn từ: "Ta"" (All his sayings, his teachings, his sermons culminated in a single word: "I") William Hirsch
Tất cả những điều rao giảng của Giê-su có thể nhận
ra rõ ràng. Chúng nằm trong hai câu có ý nghĩa y
hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh Thánh”
hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước
Thiên Đàng sắp tới” (What belongs to the
preaching of Jesus is clearly recognized. It is
contained in two phrases of identical meaning,
“Repent, and believe the Gospel,” or, as it is put
elsewhere, “Repent, for the Hermann Samuel Reimarus
Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Giám Mục John Shelby Spong Qua những tài liệu có tính cách nghiên cứu và phân tích của một số học giả, chuyên gia về tôn giáo ở trong cũng như ngoài các giáo hội Ki-Tô, được trích dẫn trong chương I, chắc quý độc giả đã có thể có một nhận định cho riêng mình về sự khác biệt giữa nhân vật Giê-su lịch sử, con người thực của Giê-su, với nhân vật Giê-su của đức tin, một hình ảnh được tạo dựng bởi nền thần học Ki Tô Giáo, là như thế nào. Câu hỏi tiếp theo “Giê-su là ai?” tất nhiên phải là “Giê-su giảng dạy những gì?”. Giải đáp cho câu hỏi này thật ra không khó, vì tất cả nằm trong 4 Phúc Âm: Ma-thêu (Matthew), Mác-cô (Mark), Lu-ca (Luke), và Giăng (John) trong Tân Ước. Đây là nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất. Những lời giảng về Giê-su của giới chăn chiên Ki Tô hay những sách vở do giáo hội xuất bản không thể tin cậy được, vì đó chỉ là những trích dẫn vụn vặt chọn lựa từ Thánh Kinh, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), và thường diễn giảng với luận điệu thần học một chiều, méo mó, ngụy biện, và thường không bao giờ nói đến những mâu thuẫn và phi lý trong Thánh Kinh, hay những đoạn trong Thánh Kinh trái ngược với hình ảnh của Giê-su do nền thần học Ki Tô tạo dựng lên.. Trước khi đi vào phần phân tích để kiếm ra một giải đáp cho câu hỏi trên, có lẽ chúng ta cũng nên biết đến bản chất và cốt tủy của Ki Tô Giáo, nhất là Ca-Tô giáo Rô-ma. Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, trang 76, để trả lời câu hỏi "Tại sao nhân loại cần cứu rỗi?", giáo hoàng John Paul II đã trích dẫn một câu trong Phúc Âm John làm luận điểm giải thích, John 3:16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”. Câu trên không phải là lời giải thích cho câu hỏi "Tại sao nhân loại cần đến sự cứu rỗi?" mà là một khẳng định về đức tin Ca-Tô gồm có hai mặt: 1) huyễn hoặc những người nhẹ dạ cả tin, mê mẩn về một sự sống đời đời, sau khi chết, ở trên một thiên đường giả tưởng, bằng cách tin vào một nhân vật đầy tính chất huyền thoại do nền thần học Ki Tô Giáo tạo dựng lên; và 2) hù dọa những người đầu óc yếu kém về một sự luận phạt phi lý và hoang đường. Điều này thật là rõ ràng khi gần đây chúng ta thấy Giáo Hoàng John Paul II, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, đã phải công nhận là "không làm gì có thiên đường trên các tầng mây" và "không làm gì có lửa hỏa ngục, hỏa ngục không phải là một nơi chốn trong lòng đất". Phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đường trên trời và một hỏa ngục trong lòng đất, giáo hoàng cũng đã phủ nhận luôn sự cứu rỗi và luận phạt của Chúa, một sự hứa hẹn thuộc một đời sau do đó không ai có thể kiểm chứng, và một sự đe dọa cùng loại, hoang đường, mà giáo hội vẫn tiếp tục dùng cho tới ngày nay để nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín. Đa số tín đồ Ca-Tô không biết đến sự phủ nhận thiên đường và hỏa ngục của giáo hoàng. Những thuộc hạ của giáo hoàng giải thích: che dấu sự thực là điều cần thiết để giữ đức tin của tín đồ, để cho niềm tin của họ khỏi bị chao đảo. Người ngoài giáo hội thì cho đó là hành động bất lương trí thức (intellectual dishonesty), vì giáo hội đã biết là không làm gì có thiên đường hay hỏa ngục, mà vẫn dụ tín đồ bằng cái bánh vẽ cứu rỗi, và hù dọa họ bằng một hỏa ngục giả tưởng. Tuy rằng ngày nay Giáo hội đã dùng học thuật Ca-Tô, giải thích lại ý nghĩa của thiên đường và hỏa ngục với giới trí thức như những trạng thái của tâm, hiệp thông với Thiên Chúa hay xa lìa Thiên Chúa, nhưng khối tín đồ ở dưới vẫn ít biết đến điều này. Hơn nữa, quan niệm về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo không thể có một định nghĩa rõ rệt, khoan kể là quan niệm này đã phải thay đổi nhiều qua thời gian với hi vọng có thể phù hợp với sự tiến bộ trí thức của nhân loại. Mặt khác, mỗi Thần giáo đều có quan niệm riêng về Thiên Chúa của tôn giáo mình. Cũng vì vậy mà nữ học giả Judith Hayes đã viết một cuốn sách nhan đề "Chúng Ta Đặt Niềm Tin Vào Thiên Chúa! Nhưng Mà Là Thiên Chúa Nào?" (In God We Trust! But Which One?). Giáo sư Keith Hopkins thuộc Hàn Lâm Viện Anh Quốc cũng viết một cuốn mang tên "Một Thế Giới Đầy Những Thiên Chúa" (A World Full of Gods). Và nữ tu Ca Tô Karen Armstrong cũng đã xuất bản cuốn Một Lịch Sử Về Thiên Chúa (A History of God) trình bày quan niệm về các Thiên Chúa trên thế gian. Những công cuộc nghiên cứu của các tác giả trên và lịch sử các nền văn minh khác nhau trên thế giới đã chứng tỏ Ki Tô Giáo chỉ là một tôn giáo thờ thần trong số nhiều tôn giáo hay truyền thống dân tộc thờ thần, trong thời đại mà con người chưa hiểu rõ nguyên nhân của những thiên tai hay hiện tượng thiên nhiên, cho nên tục thờ Thần ở đâu cũng có. Do đó, lẽ dĩ nhiên là về bản chất, Thần của Ki Tô Giáo mà các tín đồ Ca-Tô, Tin Lành Việt Nam tôn lên làm Thiên Chúa cũng chẳng có gì hơn Thần của các tôn giáo khác, nếu không muốn nói là trong một số khía cạnh, thí dụ như về đạo đức và khoa học, còn kém hơn cả những người thường như chúng ta. Điều này có thể chứng minh dễ dàng nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ và phân tích Thánh Kinh gồm Cựu Ước và Tân Ước. Bình luận câu John 3:16 ở trên, học giả Lloyd Graham cho rằng "Chưa bao giờ có nhiều ngụy biện có tính cách dạy đời được buộc chung với nhau trong một câu ngắn ngủi như trên" (No greater number of didactic fallacies were ever strung together in one short sentence) vì Thiên Chúa không hề thương yêu thế gian, Thiên Chúa không ban cho thế gian bất cứ cái gì; ông ta không có "người Con duy nhất", lòng tin không cứu được một ai, và không có cái gì gọi là cuộc sống đời đời. (God does not love the world; God does not give the world anything; he has no "only begotten Son", belief will not save anyone, and there is no such thing as everlasting life) Thật vậy, trừ phi chúng ta chỉ biết cầm cuốn Thánh Kinh, không hề đọc, và nhắm mắt cầu nguyện. Nếu chúng ta mở mắt ra nhìn những cảnh khổ, cảnh bất công, cảnh con nít mới sinh ra đã bị khuyết tật hay chỉ là một quái thai v..v.. ở khắp nơi trên thế gian, kể cả trong các nước mà đa số dân chúng là tín đồ Ki Tô Giáo, thí dụ ở bên Anh có một gia đình Ca-Tô sinh ra một quái thai, hai thân dính liền nhau nhưng chỉ có một trái tim,thì không có cách nào chúng ta có thể chấp nhận luận điệu thần học của Giáo hoàng John Paul II: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian.." Chúng ta nên biết, theo niềm tin trong Ca-Tô giáo thì Thiên Chúa gồm những thuộc tính "toàn nhân", nghĩa là vô cùng nhân từ, và "toàn năng", nghĩa là làm gì cũng được. Hơn nữa, một Thiên Chúa mà chỉ thương yêu những người tin mình thì thực chất chỉ là một ngụy Chúa, không xứng đáng để cho con người tin, đừng nói đến kính trọng và thờ phụng. Sự hiện hữu của những cảnh khổ, những chiến tranh tôn giáo, những sự xấu ác ở trên đời là một nghịch lý mà từ xưa đến nay các nhà thần học Ki Tô Giáo không sao giải thích nổi để biện minh cho một Thiên Chúa Toàn Năng " quá thương yêu thế gian". Lối giải thích nghe suôi tai đối với những tín đồ đầu óc mê muội nhưng lại có tính cách mạ lỵ đối với tư duy con người trong thế giới văn minh tiến bộ như ngày nay là: "đầu óc con người không hiểu được những ý định hay việc làm của Thiên Chúa". Phải chăng vì vậy mà James A. Haught đã đưa ra một nhận định bất khả phủ bác trong cuốn 2000 years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt, trang 324, như sau: Qua luận lý, chúng ta có thể thấy quan niệm của giáo hội về một Thiên Chúa ở trên trời với lòng thương yêu vô cùng không đứng vững. Nếu có một đấng thần linh sáng tạo ra muôn loài thì ông ta đã làm ra ung thư vú cho phái nữ, bệnh hoại huyết cho trẻ con, bệnh cùi, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer), và hội chứng Down (khuyết tật tinh thần). Ông ta ra lệnh cho những con cáo cắn xé nát những con thỏ ra từng mảnh, những con báo giết những hươu nai. Không có một con người nào độc ác đến độ hoạch định những sự khủng khiếp như vậy. Nếu một đấng siêu nhiên làm như vậy, ông ta là một con quỷ, không phải là một người cha nhất mực nhân từ. 1 Thật tình tôi không hiểu tại sao trong thời buổi này mà vẫn còn có nhiều người tin ở một "Thiên Chúa quá thương yêu thế gian" trong khi những thực tế ở ngoài đời đã chứng tỏ là chẳng làm gì có cái gọi là sự thương yêu của Thiên Chúa. Hơn nữa, phân tích ra thì câu trong Phúc Âm John mà giáo hoàng viện dẫn ở trên hoàn toàn vô nghĩa và phi lý. Vô nghĩa và phi lý ở chỗ chỉ có những người sinh sau Giê-su mới có thể biết đến Giê-su và tin Giê-su để không bị luận phạt và sống cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên sau khi chết. Như được viết rõ trong Tân Ước, ngay cả bố mẹ Giê-su là Joseph và Maria, cùng các em trai em gái Giê-su cũng không tin Giê-su là đấng cứu thế, trái lại còn cho là Giê-su đầu óc bất bình thường (out of his mind), cho nên chắc chắn là họ đều bị Giê-su luận phạt và đày đọa xuống hỏa ngục vĩnh viễn.
Hơn nữa, trước khi Giê-su sinh ra đời thì nhân loại
đã trải qua bao nhiêu thế hệ trong nhiều triệu năm,
trong đó có các thế hệ của tổ tiên, ông bà Giê-su.
Ai biết đến Giê-su? Ai tin Giê-su? Vậy tất cả cũng
đều bị Giê-su luận phạt hay sao? Trước năm 1533,
người Việt Nam không ai nghe và biết đến tên Giê-su,
hiển nhiên không ai có thể tin Giê-su, vậy tất cả
dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm trước năm 1533
cũng bị luận phạt hay sao? Những người Việt
Không phải chỉ có Giáo hoàng John Paul II mới đưa ra luận điệu thần học có tính cách phi lô-gic như trên mà một cộng sự viên cao cấp của ông, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, cũng đưa ra một luận điệu thần học tương tự trong cuốn Chứng Nhân Hy Vọng: “Chúng ta không được lựa chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng từ bi (sic) của Chúa.” hàm ý Chúa của ông Thuận sinh ra muôn loài nhưng lại chọn người này bỏ người kia tùy hứng, vì sự lựa chọn không đặt trên tiêu chuẩn luân lý, đạo đức. Một Chúa như vậy thì thật ra có phải là Chúa hay không. Những luận điệu thần học như vậy của Ca-Tô giáo thật ra chỉ để cho những người vốn không bao giờ xử dụng đến đầu óc, đến lý trí, hoặc mê mẩn về một cái bánh vẽ trên trời, tin theo. Đối với những người có đôi chút đầu óc và không cần đến một cặp nạng Thần quyền để lê lết trên cuộc đời thì đó chỉ là những luận điệu cực kỳ phi lý đã lỗi thời, làm sao có thể tin được? Luận điệu thần học trên, Ca-Tô giáo thường dùng để biện minh cho một sự kiện: trong Thánh Kinh có nhiều nhân vật được Thiên Chúa chọn nhưng đạo đức rất tệ mạt, và trong lịch sử Ca-Tô Giáo có nhiều giáo hoàng được Thiên Chúa chọn, Thánh Linh hướng dẫn, nhưng lại là những người phạm những tội ác vô tiền khoáng hậu như sát nhân, loạn luân và loạn dâm v..v.. (xin đọc cuốn Đức Tin Công Giáo của Trần Chung Ngọc, Giao Điểm xuất bản, 2000, trang 174-180). Khẳng định của 2 nhân vật cao cấp nhất trong hàng lãnh đạo Ca-Tô Giáo Rô-Ma cho chúng ta thấy ngay rằng bản chất của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-Ma nói riêng, là một tôn giáo “cứu rỗi” chứ không phải là một tôn giáo “giác ngộ”. Trọng tâm của một tôn giáo thuộc loại “cứu rỗi” là vấn đề tin, loại "tin là một cách sống, chết, không cần biết, không cần hiểu" như ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Ca-tô, đã khẳng định trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng. Loại tin này, người ngoại đạo gọi là "mù loà tin bướng tin càn", nghĩa là chỉ tin những gì giáo hội dạy, bất kể những điều đó có đúng hay không, có hợp lý hay không, là sự thật hay chỉ là những luận điệu lừa dối, đã mất đi thời gian tính. Thật vậy, thuyết thần học Ki Tô về sự cứu chuộc và cứu rỗi của Chúa Giê-su đặt căn bản trên huyền thoại về tội tổ tông. Nhưng ngày nay, trừ những giáo dân ít học và kém hiểu biết, có còn ai tin vào huyền thoại "tội tổ tông" nữa đâu. Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma dưới triều đại giáo hoàng John XXIII (Professor at the Pontifical Biblical Institute of Rome, served in the Vatican under Pope John XXIII), đã viết trong cuốn "Sự Suy Thoái Và Sụp Đổ của Giáo Hội Rô-Ma" (The Decline and Fall of the Roman Church) như sau, trang 230: Giáo Hoàng John XXIII nói trong buổi khai mạc Công Đồng Vatican II ngày 11 tháng 10, 1962, rằng "những giáo lý và quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại nhiều, nhưng ngày nay con người đã tự ý loại bỏ chúng... Nhưng nếu Roncalli (John XXIII) không thấy là điều giảng dạy mới của mình dẫn tới đâu, thì hàng trăm nhà thần học và giám mục đã thấy. Trong những thập niên 1960-70, sau khi Roncalli chết, họ đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác. 2 Tại sao các nhà thần học và giám mục lại từ bỏ thuyết thần học về tội tổ tông? Vì ngày nay, thuyết này không còn phù hợp với trình độ hiểu biết tiến bộ của nhân loại, hơn nữa lại còn chứa những mâu thuẫn mà không nhà thần học nào có thể biện minh được. Tôi sẽ trở lại vấn đề "tội tổ tông" trong phần kết của cuốn sách này. Khi chúng ta đặt câu hỏi “Giê-su giảng dạy những gì?” thì chúng ta đã giả định rằng Giê-su có đầy đủ tư cách của một ông Thầy, đã để lại cho hậu thế một giáo lý nhất quán và phổ quát. Nhưng chúng ta không thể tìm thấy những thuộc tính này trong Ki Tô Giáo, vì với một tôn giáo thuộc loại “cứu rỗi” thì vấn đề không phải là những tiêu chuẩn đạo đức hay những triết lý về nhân sinh mà tất cả chỉ tùy thuộc vào lòng từ bi (sic) của Chúa, như TGM Nguyễn Văn Thuận đã khẳng định ở trên, và cốt tủy của đạo Chúa là tin vào Chúa chứ không liên quan gì đến những điều giảng dạy, nếu có, của Giê-su, như giáo hoàng John Paul II đã uẩn hàm ở trên. Vậy thật ra, câu hỏi “Giê-su giảng dạy những gì” đặt ra hơi lạc đề, vì nó không mấy liên quan gì đến nhiệm vụ cứu chuộc hay cứu rỗi của Giê-su. Để hiểu rõ vấn đề hơn, và để chúng ta có một khái niệm về vai trò của Giê-su trong một tôn giáo "cứu rỗi" như Ca-Tô giáo, tôi xin trích dẫn vài đoạn sau đây của Tiến Sĩ George Dennis O'Brien, Giáo sư Triết, Viện Trưởng Viện Đại Học Rochester, trong cuốn "Thần Ki-Tô Và Đường Xe Lửa ở New Haven. Và Tại Sao Cả Hai Đều Chẳng Mấy Thành Công". Trong cuốn sách này, giáo sư O’brien đã phân tích cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa một tôn giáo thuộc loại “cứu rỗi” và một tôn giáo “giác ngộ” như Phật Giáo, trg. 101-108: “Một tôn giáo "giác ngộ" tăng tiến trí tuệ tâm linh hoặc đạo đức của chúng ta bằng một giáo pháp nào đó. Một tôn giáo "cứu rỗi" cải đổi đời sống của chúng ta bằng cách dẫn chúng ta sống đời sống của chúng ta trong một người khác. ...Khi bậc Thầy xuất chúng qua đời, giáo pháp của ông ta có thể tiếp tục sống.. Ông ta có thể có một giáo pháp như Tám Thánh Đạo (Bát Chánh Đạo. TCN) khiến cho cái trí tuệ chuyên biệt của ông ta tồn tại vĩnh viễn. Ngay cả khi bậc Thầy không để lại một giáo pháp nào mà chỉ là mẫu mực của một trí tuệ tìm tòi và lý tưởng về tính Thiện, như Socrates, cái gương sáng của ông Thầy tồn tại và làm tiêu chỉ cố gắng cho những đệ tử sau này. Tất cả những phương tiện trên để tiếp nối "đời sống của Sư Phụ" đều có ý thức cao và được áp dụng rộng rãi...Nhưng cái khung truyện đó không phải là chủ trương của Tân Ước. Không phải là giáo pháp của ông Thầy tồn tại, mà là chính "ông Thầy". Mà dù như vậy đi chăng nữa thì cũng không có "ông Thầy" mà chỉ có "ông cứu thế". Vì cách duy nhất để có một tôn giáo cứu rỗi là qua sự xâm nhập vào đời sống của tôi của một người có ý nghĩa lạ lùng khác, cái "người khác" này thật là cần thiết để cho câu chuyện có thể tiếp tục. Không có sự "sống lại" thì không thể có chuyện để mà kể. Do đó, tôn giáo cứu rỗi tùy thuộc ở "cải đổi", "sống lại", “thay đổi tận gốc rễ" trên căn bản một đời sống sống với một người khác. ...Trong một tôn giáo cứu rỗi, ta không thể đạt được một trình độ tâm linh cao bằng cách học hỏi về một chân lý nào đó, một sự kiện nào đó, một con người nào đó. Tất cả những điều trên đều có tính cách giáo dục và cao quý, nhưng đó không thuộc một truyện phim thuộc loại cứu rỗi. Trong câu chuyện về tội lỗi và cứu rỗi, con người tới một trạng thái mới bằng cách sống với một người khác. Giêsu có hội đủ những tiêu chuẩn của những bậc Thầy xuất chúng về tâm linh không? Không đâu. Cái tiêu chỉ của sự siêu quần về tâm linh là con người phải là một bậc Thầy xuất chúng về tỉnh thức, về trí tuệ tâm linh, hoặc một tâm bình lặng. Giêsu không phải là một ông Thầy, mà là một ông cứu thế. Chúng ta hãy coi một bậc Thầy xuất chúng. Socrates là một thí dụ tốt. Socrates là một đại sư về tỉnh thức tâm linh. Ông ta cho rằng ông không biết gì cả, chỉ đặt cho học trò vài câu hỏi có tính cách mưu mẹo, thách đố. Socrates muốn chắc rằng học trò bám vào chân lý chứ không bám vào Socrates. Đức Phật là một thí dụ về một bậc Thầy "tôn giáo" xuất chúng cũng có cùng giáo pháp tự chứng như Socrates. Đức Phật không phải là một đấng cứu rỗi, Người là Đấng Giác Ngộ. Người đã chứng được những chân lý về nhân sinh, và Người đã đưa ra Tám Thánh Đạo để hướng dẫn con người đạt tới cùng sự giác ngộ như Người và do đó thoát khỏi khổ đau.. Tương phản với những bậc Thầy xuất chúng kể trên, chúng ta phải nói rằng Giêsu hiển nhiên hiểu lầm về vai trò của một giáo pháp. Giêsu không có học trò (hay đệ tử) mà chỉ có môn đồ (hay tông đồ). Và điều này không phải là ngẫu nhiên. Giêsu nói: "Kẻ nào "tin vào" Ta thì sẽ được sống đời đời." Không phải là tin vào giáo pháp của ta mà tin vào chính TA. Lời tuyên xưng này không làm cho anh được cái giải thưởng giáo dục của E. Harris Harbison. Cái mà Giêsu "biết" không phải là sự giác ngộ, Giêsu chỉ biết Chúa Cha: "Chỉ có con mới biết Cha", "Kẻ nào biết TA sẽ biết Cha", "Chỉ có thể đến với Cha ta qua TA". Bất cứ Ki-Tô Giáo có thể là cái gì khác, có vẻ như là ở ngoài mặt rõ ràng đó là một tôn giáo thuyết giáo về sự cứu rỗi và một đấng cứu rỗi. Trước khi chúng ta cảm thấy chán ngấy với ý tưởng này, điều quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng hầu hết những chủ lực tinh thần lớn khác, không những là không thuyết giáo về sự cứu rỗi mà trong vài trường hợp, còn thực sự khinh ghét ý tưởng này. Hồi Giáo là một trường hợp điển hình... Người theo Hồi Giáo thấy rằng cái khái niệm Ki-Tô về một đấng cứu rỗi đã làm hạ phẩm giá của cả đấng cứu rỗi lẫn người được cứu rỗi. Để sống đạo hạnh và tiến tới Giác Ngộ, con người cần những bậc Thầy chứ không cần tới các đấng cứu rỗi. Sự khác biệt thật là quan trọng. Xét về toàn diện, những tôn giáo đạo đức hay giác ngộ thì hợp với xu hướng của người Mỹ ngày nay hơn. Những tôn giáo này có hai lợi thế rõ rệt so với những tôn giáo dựa theo Thánh Kinh. Trước hết là những tôn giáo này có vẻ như là những con đường tâm linh tự lực Điều này hợp với tinh thần độc lập và tự tin của người Mỹ. Tuy rằng các bậc Thầy xuất chúng rất là đáng quý trong các tôn giáo này, nhưng họ cũng có thể được để qua một bên, và con người có thể tự học lấy. Người ta không thể tự cứu rỗi trong tôn giáo dựa vào Thánh Kinh. Lợi thế thứ nhì của các tôn giáo giác ngộ và đạo đức là những tôn giáo này có thể dẹp bỏ phần lớn cái mưu toan thần học. Nếu thực sự có các Thần - và trong Phật Giáo có vẻ như là không hề có - thì vai trò của các Thần là những bậc Thầy hữu ích (nhưng có thể bỏ qua), hoặc là những lý tưởng hay những nhân vật gương mẫu. Chân lý nằm trong giáo pháp chứ không nằm trong ông "Thầy - Cứu rỗi." 3
Sự phân tích ở trên của Giáo sư O’Brien rất phù
hợp với nhận định của giáo sư đại học người Đức,
Hermann Samuel Reimarus, trong thế kỷ 18. Theo giáo
sư Reimarus thì chúng ta có thể phân biệt một cách
tuyệt đối những điều viết bởi các tông đồ và những
điều giảng dạy thực sự của Giê-su. Tất cả những
điều giảng đạo của Giê-su nằm trong hai câu có ý
nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh
Thánh” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối,
vì Nước Thiên Đàng sắp tới” (Albert Schweitzer,
The Quest of the Historical Jesus, The
MacMillan Co., New york, 1962, p. 16: What belongs
to the preaching of Jesus is clearly recognized. It
is contained in two phrases of identical meaning,
“Repent, and believe the Gospel,” or, as it is put
elsewhere, “Repent, for the Vậy thật ra Giê-su không phải là một ông Thầy theo đúng nghĩa của một ông Thầy, do đó bàn về chủ đề “Giê-su giảng dạy những gì?” thì chỉ là cưỡng bàn về một chủ đề không thích hợp. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng phân tích những lời của Giê-su trong Tân Ước mà phần lớn là những lời khẳng định chứ không phải là thuyết giảng cho một giáo lý nhất quán. Thực tế là chỉ có ít điều vụn vặt được trích dẫn ngoài toàn bộ những lời của Giê-su (out of context) để giảng cho tín đồ, những người ít khi đọc đến Tân Ước khoan nói đến chuyện có đầu óc nhận xét phân tích. Nhưng ngay cả ít điều vụn vặt này cũng chẳng có gì là độc đáo vì chúng chẳng qua chỉ là sự cóp nhặt những điều đã có trong dân gian, trong các nền văn minh khác. Các tín đồ không biết đến điều này, cho nên họ bị đưa vào cái rọ thần học chọn lọc và một chiều của giới chăn chiên mà không biết rằng mình đã bị nhồi sọ, nhất là sự nhồi sọ này được thực hiện từ khi tín đồ còn nhỏ, đầu óc còn như trang giấy trắng, một khi đã bị vấy mực đen vào thì rất khó tẩy sạch. bản electronic do tác giả cung cấp cho sachhiem.net |