Giê Su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì? Trần Chung Ngọc http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/Giesu/Giesulaai8.php Toàn bộ : 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 3."Bài Giảng Trên Núi" của Giê-su: Tất cả những điều mà người ta cho là “giáo pháp” của Giêsu, nghĩa là những lời dạy về luân lý đạo đức con người, được gói ghém trong Bài Giảng Trên Núi (Sermon on the Mount). Trong bài giảng này có một phần mà các Linh Mục thường mang ra giảng trong nhà thờ, và do đó các tín đồ thường biết dưới tên "Phúc Thật Tám Mối" và ca tụng với người ngoại đạo là “tuyệt vời”, tuy nội dung chẳng có gì đặc biệt vì tất cả đều là những điều thông thường trên thế giới Về bài giảng trên núi này, Kenneth C. Davis viết như sau trong cuốn Don't Know Much About The Bible: Everything You Need to Know About the Good Book But Never Learned: "Một trong những bài giảng chính của Giêsu là một bài dài mà Augustine gọi là "Bài Giảng Trên Núi." "Bài Giảng Trên Núi" được trình bày toàn phần trong Phúc Âm Matthew (hơn 100 câu) và dưới dạng một bản rút ngắn trong Phúc Âm Luke. Trong Luke bài giảng này tương tự như trong Matthew, tuy ngắn hơn (khoảng 30 câu), và được nói ở đồng bằng khi Giêsu cầu nguyện xong và xuống núi. Những sự khác nhau trong hai bài giảng này đã đưa đến sự đồng thuận của các học giả là bài giảng trong Matthew là kết quả góp nhặt từ nhiều bài giảng của Giêsu thành một bài dài có thể nhớ được. Nói khác đi, đó là những lời giảng của Giêsu được ghi lại một cách trung thực và là "Những Lời Hay Ý Đẹp Nhất của Giêsu" được gom lại thành một bài." 9 Chúng ta hãy đi vào vài chi tiết trong Tân Ước để phân tích xem bài giảng đó hay như thế nào? “Bài giảng trên núi” chiếm 3 đoạn trong Phúc Âm Matthew: 5,6, và 7, và dạng rút ngắn trong Phúc Âm Luke 6:17-45. Những trích dẫn sau đây là từ Phúc Âm Luke. Một trong những điều giảng dạy của Giêsu mà các tín đồ cho là hay nhất là câu mà các nhà truyền giáo gọi là "Luật Vàng" (Golden Rule), Luke 6: 31: "Hãy làm cho người khác điều các con muốn người ta làm cho mình". Nhưng đây không phải là một luật do Giêsu sáng tác, vì chúng ta biết rằng, hơn 500 năm trước khi Giêsu sinh ra đời thì Đức Khổng Tử cũng đã nói luật trên nhưng dưới một dạng khác: "Những điều mà mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng có làm cho người khác" (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Và trong kinh Talmud của Do Thái cũng có câu (Sabbath 31: 1): "Cái gì mà mình không thích thì đừng có làm cho người khác" (What thou does not like, do thou not to thy neighbor). Do đó, Luật Vàng mà các tín đồ Ki Tô thường cho là của Giêsu, thật ra chỉ là cóp nhặt tư tưởng đã có từ trước trong dân gian và thay đổi câu văn từ tiêu cực (negative) sang tích cực (positive). Nhưng cũng vì thế mà Luật Vàng của Giê-su không được hoàn hảo, vì điều mà mình muốn người khác làm cho mình chưa chắc đã là những điều đúng, lành thiện v..v.. mà có thể bắt nguồn từ tham dục, hay si ngốc. Và cũng chưa chắc đó là những điều mà người khác cần đến, hoặc muốn mình làm cho họ. Phân tích câu này, William Floyd cho rằng đó chỉ là một cách xử thế thuộc loại "có đi có lại mới toại lòng nhau" của người xưa (the desirability of reprocity of the ancients) chứ không phải là một tiêu chuẩn đạo đức có tính cách phổ quát. Trái lại, luật của Đức Khổng Tử có tính cách luân lý rộng lớn, khuyên ngăn chúng ta không nên làm cho người khác những điều họ có thể không muốn, vì chính mình cũng không muốn những điều này. Đây là một cách xử thế khôn ngoan, tránh gây bất hòa, vì "đừng làm" ngụ ý thận trọng, trong khi "hãy làm" thường có tính cách áp đặt hay cưỡng bách. Charles Bradlaugh, một tư tưởng gia tự do (freethinker) nổi tiếng của Anh Quốc, đã phân tích những điều giảng dạy của Giêsu trong một bài viết đặc sắc: Giêsu Giảng Dạy Những Gì? (What Did Jesus Teach?). Độc giả có thể lấy bài này trong Internet (www.infidels.org). Ở đây, tôi không có ý định phê bình toàn thể "Bài Giảng Trên Núi" cho nên sau đây tôi chỉ phân tích tiếp vài lời dạy của Giê-su mà một số trí thức Ca Tô cho đó là phản ánh "đỉnh cao trí tuệ của Chúa": 1. Mathhew 5:3: Phúc cho kẻ có tinh thần yếu kém, vì nước thiên đàng thuộc về họ. (Blessed are the poor in spirit, For theirs is the kingdom of heaven). Bình luận về câu trên, Charles Bradlaugh viết: Tinh thần yếu kém có phải là đức tính chính mà Giê-su đặt lên cao nhất trong những điều giảng dạy của ông ta hay không? Thực ra đó có phải là một đức tính không? Chắc chắn là không. Tinh thần dũng cảm, tinh thần lương thiện, tinh thần đầy đủ những mục đích công chính, đó là những đức tính; tinh thần yếu kém là một tội ác... 10 Tại sao Charles Bradlaugh lại viết như vậy? Chẳng có gì là khó hiểu. Giả thử bạn là một người có tinh thần yếu kém và bị người ta tát cho một cái vào má. Trong trường hợp này, Giê-su dạy bạn phải hành động như thế nào? Luke 6:29 đã vạch rõ: "Nếu các con bị ai tát má này, cứ đưa luôn má bên kia." (To him who strikes you on the one cheek, offer the other also). Đây có phải là điều thực tế hay không. Tôi không khuyên bất cứ bạn đạo nào làm cuộc thí nghiệm sau đây: đến trước mặt Hồng Y Nguyễn Văn Thuận hay "Hồng Y thiết giáp" Ratzinger và tát cho ông ta một cái xem các ông ấy phản ứng như thế nào, có đưa má kia cho bạn tát thêm hay không. Dù chúng ta có lòng nhân từ đến đâu thì, nếu chúng ta không tát trả lại thì ít ra cũng phải có biện pháp ngăn chận để cho khỏi bị tát thêm. Dung dưỡng sự bạo hành là đồng lõa với bạo hành. Cho nên Charles Bradlaugh đã viết "tinh thần yếu kém là một tội ác", tội ác đối với xã hội, tội ác đối với nhân loại, vì đã khuyến khích sự bất công và bạo hành.
2.
(Luke 6: 20: "Phúc cho các con đang nghèo khổ, vì
Nước Trời thuộc về các con" (Blessed are you
poor, For yours is the Đây có phải là giáo lý về luân lý đạo đức hay không, hay chỉ là những lời hứa hẹn vô trách nhiệm. Có ai biết "nước Trời" ở đâu? Người nghèo khổ, chỉ vì lý do duy nhất là đang nghèo khổ, được hứa hẹn một nước Trời chỉ có trong đầu óc bất bình thường của Giê-su. Người giàu có, chỉ vì lý do duy nhất là đang giàu có, bị Chúa nguyền rủa. Công bằng và bác ái ở chỗ nào? Thực tế là ở trên đời này có ai muốn mình nghèo khổ đâu. Vì hoàn cảnh nên nghèo khổ và nếu có lòng dũng cảm, có ý chí, chăm chỉ học hành, làm lụng thì con người có thể vượt qua sự nghèo khó. Nếu lời của Giê-su như trên là đúng thì trong Ca-Tô giáo, từ Giáo Hoàng trở xuống cho tới các Linh Mục, không ai có thể lên thiên đường được, vì đối với lớp dân nghèo khổ, thì các giới chức trong giáo hội toàn là những người giàu có, dư ăn dư mặc. Tài sản của Giáo hội Ca-Tô Hoàn Vũ (Vatican) lên tới hàng ngàn tỷ đô la, và các giáo hội địa phương cũng chỉ vơ vét của cải thế gian, làm giàu trên sự đói khổ của đám cùng đinh.
Người Việt Phê bình hai câu trên, Charles Bradlaugh viết: Giêsu đưa ra hình ảnh của một người xuống địa ngục, cái tội duy nhất của người này là giàu có; và một người khác lên thiên đường, đức tính duy nhất của người này là nghèo khổ. Sau đó Giêsu còn khẳng định là: "Người giàu vào Nước Trời thật khó. Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Trời." (Luke 18: 25) Ý định duy nhất của một giáo lý như vậy có thể là làm cho người nghèo khổ an phận nghèo khổ trong đời sống này trong hi vọng sẽ được đền bù tốt hơn trong đời sau. Có thật là tốt đẹp khi ta an phận với sự nghèo khó hay không? Có phải là tốt hơn nhiều nếu chúng ta tìm hiểu nguyên do của sự nghèo khổ để tìm cách giải quyết vấn đề hay ngăn chận đừng để cho sự nghèo khổ xảy ra hay không? 11 Tất cả các quốc gia trên thế gian này đều cố gắng làm sao để cho dân giàu nước mạnh. Vậy có ai tin theo lời Chúa đâu? Điều hiển nhiên là những người nghèo khổ nhiều khi đến độ không có cơm ăn áo mặc. Cảnh tượng này xảy ra khắp nơi trên thế giới. Không có cơm ăn thì đói. Đối với những người này thì Giê-su dạy ra sao? 3. Luke 6: 21: "Phúc cho các con đang đói, rồi các con sẽ no" (Blessed are you who hunger now, For you shall be filled.); Luke 6:25: "Khốn cho những kẻ đang no, Vì các ngươi sẽ bị đói" (Voe to you who are full, For you shall hunger)
Trên thế gian này, thật sự có ai muốn mình đói để
được Giê-su ban phúc cho không? Chúng ta thấy trước
mắt những cảnh đói khổ ở khắp nơi trên thế giới,
nhất là ở những nơi như
Giêsu dạy những gì?. "Phúc cho các con đang đói, rồi các con sẽ no". Ông ta không nói bao giờ thì sẽ được no. Hiển nhiên là thời điểm sẽ no đã được hoãn lại cho đến khi con người không còn dạ dày đâu để mà đầy bụng. Không phải là trong đời sống này mà người đói sẽ no. 12 Giê-su cũng còn dạy: 4. Luke 6: 21: "Phúc cho các con đang than khóc, rồi các con sẽ vui cười" .(Blessed are you who weep now, for you shall laugh.); Luke 6:25: "Khốn cho những kẻ đang cười, vì các ngươi sẽ than khóc." (Woe to you who laugh now, For you shall mourn and weep). Thật vậy sao? Bao giờ thì cười? và bao giờ thì than khóc? Con người ai chẳng có những lúc vui, lúc buồn. Khi gặp chuyện mừng thì vui thì cười, khi gặp chuyên bất hạnh thì than thì khóc. Có ai cười mãi hay khóc mãi đâu? Những nạn nhân của Giáo hội Ca-Tô trong ngục tối, bị tra tấn dã man trong thời Trung Cổ vì không tin Chúa, tất nhiên phải than khóc rồi, họ có được "phúc" của Chúa hay không? Thật tôi không hiểu trong những lời dạy trên của Giê-su hay ho ở chỗ nào mà các tín đồ Ca-Tô khen nức khen nở là bài giảng trên núi thật là tuyệt vời , nhất là đoạn nói về "Phúc thật tám mối". Chẳng thế mà Charles Bradlaugh đã đưa ra nhận định: Giêsu dạy: Những người nghèo, đói, khốn khổ, sẽ được ân sủng của Thần Ki Tô, nhưng ân sủng này chỉ tới khi họ đã hết nghèo, hết đói, hết khốn khổ (nghĩa là đã chết. TCN). 13 Trên đây chỉ là vài trích dẫn từ Thánh Kinh những "lời hay ý đẹp" điển hình của Giê-su. Dựa vào những tư tưởng có tính cách mạ lị đầu óc con người này, các nhà truyền giáo đi xâm lăng các nước chậm tiến cũng đưa ra luận điệu hứa hẹn lừa dối: "nghèo khổ là do ý Chúa", và khuyến khích các tín đồ hãy chịu khó an phận như dân Do Thái ngày xưa, cứ giữ niềm tin ở Chúa rồi sẽ có ngày Chúa sẽ đoái thương và sẽ được ân sủng của Chúa. Chẳng biết cái ân sủng này mặt mũi nó ra làm sao. vì từ xưa tới nay chưa có ai, kể cả Giê-su, từ cõi chết trở về để mà cho bàn dân thiên hạ biết cái ân sủng đó nó như thế nào. Trong cuốn Tiếng Kêu Than Của Người Dân Penny Lernoux viết: Những nhà truyền giáo ngoại quốc góp phần nhồi vào đầu óc dân bản xứ ý tưởng là họ nghèo và ngu dốt là do ý muốn của Thiên Chúa. Như Tổng Giám Mục ờ Lima bảo các thổ dân rằng: "Nghèo khổ là con đường chắc chắn nhất đi tới hạnh phúc." người thổ dân nào hay dân Phi Châu nào mà liều lĩnh nghi ngờ điều dạy khôn ngoan đó bằng cách chống lại hệ thống đều bị giết ngay...Giáo Hội Ca-Tô phải gánh rất nhiều trách nhiệm về tình trạng này. 14 Chúng ta hãy tiếp tục xét đến lời dạy của Giê-su như sau: 4. Luke 6: 22-23: Phúc cho các con khi bị người ta ghét, xua đuổi, nhục mạ, bêu xấu tên tuổi vì Ta. Ngày đó, các con hãy lấy đó làm điều mừng và vui mừng nhảy múa, vì sẽ được phần thưởng lớn dành sẵn trên trời. Ngày xưa các nhà tiên tri cũng từng bị đối xử như thế. (Blessed are you when men hate you, and when they exclude you, and revile you, and cast out your name as evil, For the Son of Man's sake. Rejoice in that day and leap for joy! For indeed your reward is great in heaven, For in like manner their fathers did to the prophets.); Luke 6: 26: Khốn cho những người được quần chúng ca ngợi, vì các tiên tri giả ngày xưa cũng từng được ca ngợi như thế. (Woe to you when all men speak well of you, For so did their fathers to the false prophets.) Theo đúng lời Chúa không thể sai lầm như trên thì các tín đồ Ki Tô, Ca-Tô cũng như Tin Lành, nên mừng khi bị người ta ghét mới phải, vì đó chính là phúc của Chúa ban cho họ. Bị người ta ghét là con đường chắc chắn nhất để lên thiên đàng, lẽ dĩ nhiên, sau khi chết. Muốn được người ta ghét thì cũng dễ thôi, cứ tiếp tục đi theo con đường phi dân tộc, phản dân tộc như trong quá khứ, chỉ cần biết đến nước Chúa, không cần biết đến quốc gia dân tộc là gì. Tại sao mỗi khi có người nói hay viết những điều gì không hợp với những lời "giáo hội dạy rằng" thì các tín đồ Ki-Tô lại chụp lên đầu họ cái mũ thù ghét và chống Ki Tô Giáo? Các tín đồ Ki-Tô không biết rằng người ta thù ghét hay chống Ki Tô Giáo chính là để giúp cho họ được hưởng phúc của Chúa, giúp họ được phần thưởng lớn ở trên thiên đàng hay sao, nếu họ tin những lời của Chúa phải là đúng. Các tín đồ Ki Tô Giáo cũng thường hết lời ca ngợi Chúa của họ. Nhưng như vậy là họ đã nguyền rủa Chúa vì Chúa đã khẳng định là "Khốn cho những người được quần chúng ca ngợi, vì các tiên tri giả ngày xưa cũng từng được ca ngợi như thế ". Có thể vì họ tin rằng Chúa Giê-su của họ là tiên tri thật chứ không phải là tiên tri giả. Nhưng Thánh Kinh lại viết rõ, và ngày nay tất cả các học giả nghiên cứu Thánh Kinh đều đồng ý ở điểm này, là Giê-su tin rằng ngày tận thế đã gần kề, sẽ xảy ra ngay trong thời đại mà vài tông đồ của ông còn sống, khi đó ông sẽ trở lại trần để phán xét người sống cũng như người chết. (Xin xem lại chương I, trang 62-63). Điều này đã không xảy ra. Lại nữa, Matthew 12: 40 kể rằng: Chúa Giê-su nói: "Như Giô-na đã nằm trong bụng cá ba ngày ba đêm, Ta sẽ vào lòng đất ba ngày ba đêm" (For as Jonas was three days and three nights in the whale's belly; so shall I be three days and three nights in the heart of the earth). Khoan kể đến việc Giê-su tin vào câu chuyện hoang đường trong Cựu Ước: Jonas nằm trong bụng cá voi 3 ngày 3 đêm, đây là lời tiên tri của Giê-su về cái chết giả của mình. Nhưng Thánh Kinh cũng lại viết rõ rằng Giê-su chỉ "vào trong lòng đất" có hai đêm và một ngày, từ 3 giờ chiều thứ Sáu (Matthew 27: 46) đến sáng sớm Chủ Nhật, trời mới rạng đông (Matthew 28:1). Từ hai chuyện "tiên tri" trên của Giê-su trong Tân Ước, chúng ta bắt buộc phải kết luận: Giê-su chẳng qua cũng chỉ là một nhà tiên tri giả. Có vẻ như không có tín đồ Ki Tô nào nghĩ ra điều hiển nhiên này nên họ vẫn tiếp tục ca ngợi Chúa Giê-su của họ cũng như ngày xưa, các tiên tri giả đã được ca ngợi. Dựa vào những lời dạy trên của Giê-su, nền Thần học Ki Tô Giáo giảng rằng đạo Giê-su là đạo của người nghèo khổ, vì Chúa đã ban phúc cho những người nghèo. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là, tại sao Chúa lại cần phải nguyền rủa người giàu? Một "lý luận" thần học khác là, nghèo khổ là sự thử thách của Thiên Chúa về lòng tin Thiên Chúa của con người. Lý luận này hạ thấp Thiên Chúa xuống hàng một cái máy dò đức tin (faith-detector). Thật ra thì, theo nhiều nhà phân tích Thánh Kinh, những lời dạy trên bắt nguồn từ những điều hoang tưởng và hi vọng của chính Giê-su. Với những mặc cảm về thân phận của chính mình: là một đứa con hoang, sinh ra trong sự nghèo khổ của gia đình một ông thợ mộc đông con, ít nhất là Joseph và Mary có 7 người con, do đó đời sống vật chất khó khăn, cho nên Giê-su hi vọng rằng, cứ tin ở Thiên Chúa thì có ngày Thiên Chúa sẽ đền bù xứng đáng. Đây cũng chẳng phải là niềm tin riêng của Giê-su mà là niềm tin của cả dân tộc Do Thái trong tâm trạng bị bắt làm nô lệ, tù đầy. Cho nên, thông điệp chính của Giê-su trong những lời giảng dạy trên là suy diễn từ mơ ước và hi vọng của chính mình thành những lời có mục đích khuyến khích những người nghèo khổ hãy an phận nghèo khổ, giữ vũng niềm tin vào Thiên Chúa thì Thiên Chúa sẽ cho hưởng phần thưởng trên nước trời. Những lời dạy này không phải là để tôn vinh người nghèo, vì trước Thiên Chúa, con người tuyệt đối bình đẳng, vì cùng là tạo vật của Thiên Chúa. Tới đây, tôi nghĩ chắc quý độc giả đã thấy rõ những tư tưởng của Giê-su thuộc loại nào, và tôi thấy không cần phải tiếp tục phê bình dài dòng những cái gọi là "lời hay ý đẹp" của Giê-su nữa. Những lời hay ý đẹp của Giê-su thường được giảng theo luận điệu thần học một chiều và trước đám tín đồ vốn lười suy nghĩ và không bao giờ đọc đến Thánh Kinh. Những mâu thuẫn và những điều phi lý, phản khoa học cũng như những lời chứng tỏ đạo đức thấp kém của Giê su tuyệt đối không bao giờ được các "thày giảng" nhắc tới. Để cho quý độc giả tự mình nhận rõ thực chất những lời giảng dạy của Giê-su hơn nữa, tôi xin trích dẫn thêm vài tư tưởng của Giê-su từ Thánh Kinh và chỉ ghi kèm một vài nhận định ngắn, nếu cần, mà thôi. bản electronic do tác giả cung cấp cho sachhiem.net |