Giê Su Là Ai?

Giảng Dạy Những Gì?

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/Giesu/Giesulaai6.php

đăng ngày 25 tháng 8, 2007

Toàn bộ :   0   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

--Giêsu đã giảng dạy những gì? (tiếp theo)

Vậy thì, Giê-su giảng dạy những gì?

Nhận định sau đây của Joseph L. Daleiden trong cuốn The Final Superstition, trg. 174, về cái gọi là giáo pháp của Giê-su có thể giúp chúng ta nhìn rõ vấn đề một cách tổng quát:

Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giêsu. Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ... Một điều rõ ràng: Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt (đạo văn) những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn "Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm", Joseph McCabe (Một Linh Mục Ca Tô. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái và dân gian. 4

Thật vậy, đọc Thánh Kinh và với một chút kiến thức về triết học và tôn giáo, chúng ta có thể thấy rõ là nhận định của Daleiden không phải là sai.

Bây giờ chúng ta hãy đi vào chi tiết những lời giảng dạy của Giê su.

Trước hết, chúng ta hãy xét đến những khẳng định về "cái Ta" của Giê-su vì chính những khẳng định này đã được giáo hội khai thác để cấy vào đầu tín đồ từ khi còn nhỏ, tạo nên một đức tin không cần biết không cần hiểu. Vì "cái Ta" của Giê-su bắt nguồn từ một tâm bệnh hoang tưởng như đã được chứng minh trong chương trên, cho nên trong Tân Ước có rất nhiều "cái Ta" tự tôn của Giê-su. Sau đây chỉ là vài trích dẫn những lời của Giê-su trong Thánh Kinh với vài lời phân tích của tôi dựa trên lô-gic.

John 6:35: Ta là thức ăn của đời sống. (I am the bread of life)

John 8:12, 9:5: Ta là ánh sáng của thế gian (I am the light of the world)

John 10: 11, 14: Ta là người chăn chiên chí thiện (I am the good

shepherd)

John 11:25: Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống (I am the resurrection and the life)

John 14:6: Ta là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (I am the way, the truth, and the life)

John 10:30: Ta với Cha Ta là một. (I and My Father are one).

John 10:36: Ta là Con Thiên Chúa (I am the Son of God).

John 12:49: Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào. (I have not spoken on my own authority; the Father who sent me has himself given me commandment what to say and what to speak)

Những khẳng định trên, và nhiều khẳng định khác về cái "Ta" của Giê-su trong Tân Ước, rõ ràng là bắt nguồn từ một căn bệnh hoang tưởng như chúng ta sẽ thấy trong phần phân tích sau đây. Đó không phải là những lời dạy có tính cách giáo dục đạo lý. Trong lịch sử nhân loại, chúng ta không hề thấy bất cứ một nhân vật nổi danh nào như Đức Phật, Đức Khổng Tử, Lão Tử, Socrates v..v.. tự quảng cáo cho "cái Ta" của mình nhiều và hoang đường như Giê-su. Hoang đường vì không phải là sự thật, vì mâu thuẫn, và vì chúng trái ngược với con người thực của Giê-su như được mô tả trong Thánh Kinh.

Những "cái Ta" của Giê-su đã đặt trước chúng ta khá nhiều vấn đề, và bắt buộc chúng ta phải có một sự chọn lựa dứt khoát, không thể nhập nhằng.

Thật vậy, Ta là Con Thiên Chúa khẳng định vai vế của Giê-su đối với Thiên Chúa, và lẽ dĩ nhiên hoàn toàn mâu thuẫn với Ta với Cha Ta là một. Dù chúng ta có nhắm mắt tin bừa thuyết điên rồ toán học (mathematical insanity) Chúa Ba Ngôi của giáo hội Ca-Tô đưa ra nhiều thế kỷ sau khi Giê-su đã qua đời đi chăng nữa thì các câu trên cũng còn đưa tới vài vấn đề khác. Thí dụ:

Chúng ta hãy xét đến câu John 12: 49 ở trên: Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào.

Thứ nhất, câu trên chứng tỏ Giê-su chỉ tự nhận, vì không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ đó là sự thật, là một sứ giả của Thiên Chúa, được sai xuống trần để nói cho dân Do Thái, tuyệt đối không phải cho dân Việt, những gì mà Thiên Chúa muốn nói. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với lời tự nhận khác của Giê-su: John 10:30: Ta với Cha Ta là một.

Thứ nhì, nếu chúng ta chấp nhận câu John 12: 49 ở trên như là sự thực, thì những lời Giê-su nói đều là những lời của Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa thì không thể sai lầm, vì Thiên Chúa, theo niềm tin của các tín đồ Ki-Tô, là bậc toàn năng, nghĩa là làm gì cũng được, và toàn trí, nghĩa là cái gì cũng biết, kể cả quá khứ vị lai, hai thuộc tính của Thiên Chúa có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia, mà giáo hội đã thành công cấy vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, khi họ chưa phát triển về trí tuệ cũng như về thân xác. Điều này khiến chúng ta bắt buộc phải chọn một trong hai điều sau đây chứ không thể chọn cùng lúc cả hai.

1. Nếu những lời Giê-su nói không hề sai lầm, đúng trong mọi thời đại, thì vai trò Thiên Chúa của Giê-su có thể tạm chấp nhận được.

2. Nếu trong những lời nói và hành động của Giê-su có những sai lầm thì Giê-su không thể nào là Thiên Chúa.

Nhưng Thánh Kinh lại chứng tỏ rằng Giê-su có rất nhiều sai lầm. Vậy thực ra những lời nói của Giê-su cũng chỉ là những lời nói của một người thường, với sự hiểu biết giới hạn của một người thường, ở trình độ của một người dân thường trong vùng dân Do Thái cách đây 2000 năm. Và như vậy, Giê-su đã phạm tội nói láo và lừa dối, vì ông ta khẳng định rằng những lời nói của ông là của Thiên Chúa không thể sai lầm. Kết luận: Giê-su chỉ có thể đóng một trong hai vai trò: Thiên Chúa hay một người thường phạm tội nói láo và lừa dối chứ không thể cùng lúc cả hai. Vậy vai trò nào là vai trò đích thực của Giê-su?

Điều này không khó, chúng ta chỉ cần mở Thánh Kinh ra đọc thì sẽ thấy ngay. Chúng ta đã biết trong chương trên, bác sĩ Nguyễn Văn Thọ cũng như học giả Rubem Alves, dựa trên Thánh Kinh, đều viết rằng Giê-su tin và khẳng định rằng Moses (Môise) là tác giả của Ngũ Kinh trong khi thực sự thì Moses không viết. Huyền thoại về Moses được viết ra khoảng 3, 4 trăm năm sau khi Moses đã chết, trong 2 phẩm Xuất Ê-Díp-Tô (Exodus) và Dân Số (Numbers). Đây là kết quả nghiên cứu của những chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh mà chính giáo hội Ca-Tô cũng phải chấp nhận. Bằng chứng? Tên các vị Vua xứ Edom viết trong Sáng Thế 36 là những vị Vua sống trong những thời kỳ sau khi Moses đã chết từ lâu. Trong Phục Truyền 34 có kể cả chuyện Moses chết ra làm sao, chẳng lẽ Moses lại tả chuyện chính mình chết? Cho nên Moses không thể là tác giả của Ngũ Kinh. Vậy, nếu Giê-su đã sai lầm về một sự kiện lịch sử nhỏ nhặt như trên, không biết đến cả tác giả Ngũ Kinh là ai mà lại cho đó là Moses, thì làm sao chúng ta có thể tin được những lời nói về những chuyện trên trời, và nhất là những lời tự tôn của Giê-su, cho mình chính là Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, và những lời đó chính là của Thiên Chúa? Kết luận, những câu khẳng định về cái "Ta" của Giê-su chẳng qua cũng chỉ là những điều hoang tưởng bệnh hoạn, không khác gì những hoang tưởng của David Koresh, James Jones và vô số người khác trong thời đại này.

Thứ ba, nếu Giê-su tự cho mình chính là Thiên Chúa, Thiên Chúa ở đây phải hiểu là Thiên Chúa trong Cựu Ước, thì Giê-su lại bị kẹt trong vấn đề đạo đức. Vì trong Cựu Ước, Thiên Chúa được mô tả như một vị Thần chiến tranh, ác độc, ghen tuông, ưa ủng hộ dân này chém giết dân kia. Thật vậy, Thiên Chúa trong Cựu Ước dạy dân Israel của Ngài "Vậy các ngươi sẽ ăn cướp của người Ai cập" (Exodus 3, 22: So you shall plunder the Egyptians) và dân ngài đã tuân theo lệnh của Ngài như được kể trong Xuất-Ê-Díp-Tô (Exodus) 12, 35-36; Ngài dạy Moses: "Hãy báo thù dân Midian cho dân Israel" (Numbers 31, 2: Take vengeance for the children of Israel on the Midianites), Moses tuân lệnh dạy dân mình: "Các ngươi hãy mang binh khí đi đánh dân Midian để trả thù cho Thiên Chúa" (Numbers 31, 3: So Moses spoke to the people, saying, "Arm yourselves for the war, and let them go against the Midianites to take vengeance for the Lord); "và chúng giao chiến cùng dân Midian, đúng như lời Chúa ra lệnh cho Moses, giết sạch mọi người Nam" (Numbers 31, 7: And they warred against the Midianites, just as the Lord commanded Moses, and they killed all the males); "Và dân Israel bắt tất cả đàn bà Midian, và con nhỏ của họ, và cướp hết thảy súc vật, bày chiên, và của cải của họ. Chúng cũng đốt sạch những thành phố, thành trì mà dân Midian ở. Và đem theo tất cả đồ cướp được, người và súc vật" (Numbers 31, 9-11: And the children of Israel took all the women of Midian captive, with their little ones, and took as spoil all their cattle, all their flocks, and all their goods. They also burned with fire all the cities they dwelt, and all their forts. And they took all the spoil and all the booty, both of man and beast). Đọc tiếp những phần sau trong chương Numbers này chúng ta thấy Moses còn ra lệnh cho thuộc hạ giết hết đàn bà và con trai chỉ để lại trinh nữ. Sau đó là mục chia chác những "chiến lợi phẩm", Thiên Chúa cũng có phần như sau: 675 con chiên, 72 con bò, 61 con lừa, và 32 trinh nữ. Một Thiên Chúa như vậy có đáng để cho chúng ta kính trọng hay không, khoan nói đến việc thờ phụng. Thờ phụng Thiên Chúa hay thờ phụng Giê-su thì cũng chẳng khác gì nhau vì Giê-su đã khẳng định ông chính là Thiên Chúa. Phải chăng vì vậy mà Giám Mục John Shelby Spong đã thú nhận: Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng. (xin đọc Chương I, trang 84 ở trên.)

Như trên đã nói, trong Thánh Kinh có nhiều chuyện chứng tỏ Giê-su sai lầm. Sau đây là một chuyện điển hình: chuyện Giê-su nguyền rủa cây sung.

Ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Ca-Tô, kể chuyện này trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng như sau:

-Matthêu 21, 18-21: Sáng sớm, khi trở vào thành, Ngài cảm thấy đói. Trông thấy cây vả bên đường. Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: "Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!" Cây vả chết khô ngay lập tức. Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: "Sao cây vả lại chết ngay lập tức như thế?" Đức Giêsu trả lời: "Thầy bảo thật anh em. nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều thầy làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có thể bảo núi này: Dời chỗ đi, nhào xuống biển! thì sự việc sẽ xảy ra như thế."

Rồi ông bình luận và chê triết gia và nhà toán học nổi tiếng hoàn cầu trong thế kỷ 20, Bertrand Russell, là không biết đọc Thánh Kinh như sau:

"Chẳng cần phải là nhà Kinh Thánh học ta cũng biết rằng đây là một lối giảng dạy bằng dụ ngôn, bằng tác động. (...) Đọc dụ ngôn mà không biết uyển chuyển đôi chút, thật sự đáng tiếc nơi một con người đặt nặng vấn đề ngôn ngữ như B. Russell."

Ông Đỗ Mạnh Tri đã thiếu lương thiện trí thức, trích dẫn thiếu sót Thánh Kinh, bỏ đi đoạn trên nói về đầu đuôi câu chuyện dẫn đến chuyện cây sung. Đoạn trên đó như sau:

"Thế rồi, khi Giêsu và các môn đồ tới Jerusalem, và tới làng Bethphage ở gần núi Olives, Giêsu sai hai môn đồ đi trước vào làng.....

...Giêsu đi thẳng vào đền thờ, đuổi hết những người mua bán ra ngoài, lật đổ bàn của những kẻ đổi tiền, và ghế của những kẻ bán chim bồ câu....

Rồi Giêsu bỏ họ, ra khỏi Jerusalem, về trọ tại làng Bethphage đêm ấy."

Và chuyện cây sung bắt đầu: Sáng hôm sau, trên đường trở vào thành phố, Ngài thấy đói bụng....

Chúng ta thấy ngay rằng, thật ra, chỉ những người đã bị nhồi sọ một chiều từ khi còn nhỏ, hoặc có đầu mà không có óc, mới có thể cho câu chuyện cây sung ở trên là "một lối giảng dạy bằng dụ ngôn". Một dụ ngôn thường là một câu chuyện về những nhân vật không dính dáng gì tới người đang kể chuyện hay những người đang nghe, và có tính cách giáo dục, luân lý. Ở đây, Matthew kể chuyện về một nhân vật Giê-su có thật, mới chết trước khi Matthew viết Phúc Âm Matthew khoảng 3, 40 năm, và câu chuyện có đầu có đuôi hẳn hoi. Mặt khác, ông Đỗ Mạnh Tri cũng không cho độc giả biết cái mà ông Tri cho là dụ ngôn của Chúa trong chuyện nguyền rủa cây sung dạy về cái gì? Luân lý, đạo đức, cách xử thế đối với chúng sinh? Tất cả đều không phải. Câu chuyện về cây sung chẳng phải là một "dụ ngôn" mà đã nói rõ một điều: ai có lòng tin vào Thiên Chúa thì có thể làm được như Giêsu, nghĩa là có thể nguyền rủa cho một cái cây chết héo queo ngay lập tức, ngoài ra còn có khả năng bảo núi chuyển là núi tự động bò xuống biển? Hay nói cách khác, ai tin vào Giê-su thì có thể làm được bất cứ cái gì mà mình muốn.

Chỉ có điều, trong 2000 năm nay, người tin Giêsu thì rất nhiều, trong đó có các giáo hoàng tự xưng là đại diện của Giê-su trên trần (Vicars of Christ), và tất nhiên có ông Đỗ Mạnh Tri, nhưng nhân loại chưa thấy ai làm được những chuyện này. Vậy phải chăng những lời của Giê-su trong "dụ ngôn" về cây sung chẳng qua chỉ là những lời hứa hẹn hoang đường, vô trách nhiệm, và chỉ có những người không đội trời chung với lý trí, với suy luận v..v.. mới có thể tin vào những lời hứa hão của Giê-su.

Cũng vì vậy mà các chuyên gia phân tích Thánh Kinh kết luận rằng: hành động của Giê-su trong câu chuyện về cây sung (hay cây vả) chứng tỏ Giê-su đã vấp phải 4 sai lầm về kiến thức cũng như về đạo đức cùng một lúc:

1) Không biết là trong mùa đó cây sung không thể có trái, nghĩa là thiếu kiến thức về mùa màng, cây cỏ.

2) Hủy diệt vô lý vĩnh viễn một cây ra trái ăn được.

3) Dễ nổi nóng, nổi quạu khi bị phật ý.

4) Lừa dối các môn đồ bằng những lời hứa hẹn hoang đường: chỉ cần có lòng tin là có thể thay đổi tình trạng vật chất thiên nhiên bằng lời nguyền rủa hay ra lệnh.

Nhưng vấn đề chính trong chuyện cây sung là, một chi tiết trong đó đã đương nhiên bác bỏ khả năng làm phép lạ của Giê-su như đi trên sóng, biến 1 ổ bánh mì thành 100 ổ bánh mì, biến nước thành rượu v..v.. Ngài là Thiên Chúa mà sáng ra Ngài lại đói như người thường. Tại sao Ngài lại không biến cục đá ngoài đường thành bánh mì để Ngài ăn cho đỡ đói mà lại hi vọng vào vài quả sung lúc trái mùa? Để rồi Ngài phải nổi quạu và nguyền rủa cây sung một cách phi lý? Ấy thế mà các tín đồ có đầu nhưng không có óc vẫn tin rằng Ngài quả là Thiên Chúa "lòng lành vô cùng" và có khả năng làm nhiều phép lạ.

Như chúng ta sẽ thấy, nhiều bằng chứng ngay trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su có đầy dẫy những sai lầm và có một kiến thức rất giới hạn, tính tình dễ nổi nóng một cách bất thường v..v.. Vậy chúng ta có thể chấp nhận những lời tự tôn của Giê-su như "Ta với Cha Ta là một" hay "Ta là Con Thiên Chúa", "Ta là con đường, là sự thật, là sự sống" v..v.. được hay không? Trong chương trên, tôi đã trình bày kết luận của nhiều học giả: Giê-su chỉ là một người thường, không hơn không kém, khoan kể là kiến thức và đạo đức của Giê-su không có gì đặc biệt, nếu không muốn nói là thấp kém so với rất nhiều nhân vật trong lịch sử thế gian. Vậy mà Giê-su dám tự nhận:

John 8, 12: Ta là ánh sáng của thế gian. (I am the light of the world).

Ánh sáng gì của thế gian? Ánh sáng soi sáng trí tuệ và đạo đức con người? Tuyệt đối không phải. Đó là ánh sáng, thật ra là sự u tối, của một đức tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu. Lịch sử thế gian cho thấy, vì tin vào "ánh sáng thế gian" của Giê-su, Ca-Tô giáo Rô-Ma đã chìm đắm trong bóng tối dày đặc của 2000 năm đầy tội ác và vẫn còn đang tiếp tục mưu toan lùa nhân loại vào cảnh tối tăm nô lệ cho một định chế thế tục độc tài tham lam vô độ mang danh nghĩa tôn giáo.

Trước khi đi vào chính những lời của Giê-su trong Thánh Kinh để tìm hiểu vấn đề Giê-su giảng dạy những gì, tôi hi vọng độc giả nhận thức rõ một điều. Giới chăn chiên trong giáo hội Ca-Tô thường trích dẫn những điều vụn vặt trong Tân Ước mà họ cho đó là những lời hay ý đẹp của Giê-su để giảng dạy cho tín đồ, phần lớn những lời này thuộc loại khẳng định tự tôn, với mục đích đề cao, thần thánh hóa Giê-su trước đám tín đồ vốn không bao giờ đọc Thánh Kinh và cũng không đủ trình độ để phân biệt chân giả. Họ không bao giờ đưa ra những câu chứng tỏ "lời nói không đi đôi với việc làm" của Giê-su. Thực chất của Giê-su là chỉ nói ngon nói ngọt ngoài miệng, còn những hành động của Giê-su thì không bao giờ làm theo lời nói, trái lại còn trái ngược hẳn với những lời nói của mình. Do đó Giám Mục Spong đã phải đưa ra một nhận định: "Có nhiều bằng chứng trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su ở Nazareth là con người thiển cận, đầy thù hận, và ngay cả đạo đức giả" (xin đọc Chương I, trang 84). Chứng minh?

1. Chúa Giê-su dạy: " Hãy lấy cây sà trong mắt ngươi ra trước rồi hãy lấy cây kim trong mắt người khác ra sau. Đừng phê phán ai để ngươi cũng không bị phê phán." nhưng rồi chính ông lại đi phê phán người khác: Matthew 23: 13: Khốn cho giới dạy luật và Biệt Lập, hạng đạo đức giả; Matthew 23:15: Khốn cho các ông, hạng giả nhân giả nghĩa; Matthew 23: 16: Khốn cho các ông, hạng lãnh đạo mù quáng và còn nhiều lời phê phán tương tự khác đầy dãy trong Tân Ước.

Vậy trước khi phê phán họ, Chúa Giê-su đã lấy cây sà trong mắt mình ra chưa?

2. Chúa Giê-su dạy môn đồ "phải yêu kẻ thù và cầu nguyện cho người khủng bố hành hạ các con" (Matthew 5: 44), nhưng chính Giê-su thì lại hành động ngược lại:

Giê-su phán, Matthew 12:30: Kẻ nào không theo ta, ở với ta, là chống đối ta., và coi những người không tin và tuân phục Giê-su là kẻ thù và dạy môn đồ:

Luke 19:27 : Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.

3. Chúa Giê-su dạy: "Người nào nguyền rủa anh em sẽ bị xuống hỏa ngục" (Matthew 5: 22) nhưng chính Giê- su

lại đi nguyền rủa những người không chịu theo Giê-su:

Luke 8: 24: Nếu ngươi không tin ta là con Thượng Đế, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi.

Matthew 12: 34: Ôi thế hệ của những loài rắn độc, ác như các ngươi làm sao có thể nói những lời tốt lành?

Matthew 23: 33: Ngươi là loài rắn, ngươi là thế hệ của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi hỏa ngục?

Vậy bây giờ Chúa Giê-su đang ở đâu? Dưới hỏa ngục hay trên thiên đường?

4. Chúa Giê-su dạy, Matthew 23: 11-12: Các con càng khiêm tốn phục vụ người thì càng được tôn trọng... Ai tự đề cao sẽ bị hạ thấp, ai khiêm tốn hạ mình sẽ được nâng cao, nhưng chính Chúa lại tự tôn một cách quá cống cao ngã mạn như trong những câu tôi đã trích dẫn ở trên. Cái tính khiêm tốn mà Giê-su dạy các môn đồ, Giê-su để vào đâu mà lại đưa ra những lời tự nhận quá huênh hoang như trên?

Nói tóm lại, khi tìm hiểu về thực chất con người của Giê-su, chúng ta cần giữ thái độ: "Đừng tin những gì các Linh mục nói về Giê-su trong các nhà thờ, mà hãy nhìn kỹ những gì Giê-su nói và làm trong Thánh Kinh". Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể có những nhận định trung thực và chính xác về Giê-su, do đó tránh được những sự mê hoặc của những luận điệu thần học về những thuộc tính thần thánh của Giê-su, một nền thần học của giới giáo sĩ đưa ra, chỉ cốt để tự tạo quyền lực thế gian trên đám tín đồ thấp kém, khai thác sự yếu kém tinh thần và lòng mê tín cả tin của họ.

Đi sâu vào vấn đề, xét về mặt trí tuệ cũng như đạo đức thì nhiều chuyện trong Tân Ước chứng tỏ tư cách của Giê-su còn kém cả nhiều người thường nữa. Điều này chúng ta có thể chứng minh dễ dàng qua sự phân tích những lời và hành động của Giê-su trong Tân ước. Tôi cũng xin độc giả nhớ cho rằng, hầu hết những "lời giảng dạy" của Giê-su là những khẳng định hoang đường vô căn cứ phản ánh những niềm tin của người Do Thái trong bối cảnh lịch sử và xã hội của dân tộc Do Thái cách đây 2000 năm. Cho nên ngày nay, tuyệt đại đa số các bậc thức giả đã bác bỏ những khẳng định này, như tôi sẽ chứng minh trong các phần sau.

Để độc giả có một nhận định rõ ràng về vấn đề "Giê-su giảng dạy những gì?", tôi xin xếp những lời của Giê-su trong Tân Ước theo hai chủ đề chính: gia đình và quốc gia. Sau đó tôi sẽ bàn đến "Bài Giảng Trên Núi". Ngoài ra, để cho đầy đủ hơn tôi sẽ đưa ra một số những lời lặt vặt khác của Giê-su ở trong Tân Ước để quý độc giả thấy rõ con người lịch sử Giê-su là con người như thế nào.

1. Giê-su Và Gia Đình:

Gia đình là nền tảng của xã hội. Không ai có thể phủ nhận là ảnh hưởng tư tưởng Khổng Giáo đã thấm nhuần vào xã hội Việt Nam với phương châm "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Do đó, về "tề gia" thì người Việt Nam rất coi trọng về hiếu đễ với cha mẹ, thờ cúng tổ tiên, tình nghĩa vợ chồng, bổn phận giữa cha mẹ và con cái và giữa anh chị em trong nhà. Trong văn học bình dân có nhiều câu dạy con người từ khi còn nhỏ phải biết đến ơn cha nghĩa mẹ. Điển hình là hai câu: "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra." dạy đạo làm con cần phải hiếu kính cha mẹ. Phật Giáo cũng coi trọng chữ hiếu. Đức Phật đã chẳng dạy rằng: "hiếu kính với cha mẹ hiện tiền chính là hiếu kính với Phật" hay sao? Tục lệ thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của người dân Việt cũng chỉ nói lên lòng hiếu kính của con người đối với các bậc đã sinh thành ra mình. Nhưng khi Ca-Tô Giáo Rô-ma du nhập Việt Nam thì tôn giáo này, với quan niệm vô gia đình vô tổ quốc, chỉ biết đến Chúa v..v.. đã biến những tín đồ tân tòng thành lớp người vô tổ quốc, vô chính phủ, vô gia đình, vô tổ tiên. Họ chỉ có một tổ quốc: đó là nước Chúa, thật ra chỉ là nước Vatican vì có ai biết nước Chúa ở đâu đâu?; một chính phủ: đó là hệ thống quyền lực của giáo hoàng vì họ được giáo hội dạy rằng thần quyền đứng trên thế quyền, giáo hoàng là "đại diện của Chúa" trên trần, và các linh mục là "cha cũng như Chúa" v..v..; một gia đình: đó là gia đình những người theo đạo; và một tổ tiên: đó là ông Adam và bà Eve trong huyền thoại sáng tạo cổ xưa của Do Thái. Cho nên các tín đồ tân tòng Việt Nam đã mù quáng dẹp bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ vào xó trong hơn 400 năm, kể từ 1533, cho tới gần đây, vì trước sự tiến bộ của nhân loại, để giữ tín đồ, giáo hội đã bắt buộc phải cởi trói, cho phép giáo dân được thờ cúng ông bà tổ tiên, cho nên họ mới lác đác trở lại thờ cúng tổ tiên. Họ thường tự biện rằng ngày nay họ đã thờ cúng tổ tiên trở lại, hay ăn giỗ ăn Tết, và do đó Ca-Tô giáo cũng có tinh thần dân tộc. Nhưng điều này lại nói rõ hơn gì hết cái tinh thần nô lệ Vatican của họ, vì chuyện thờ cúng tổ tiên không phải là họ tự động trở lại với truyền thống dân tộc mà chỉ là họ được Vatican cho phép sau Công Đồng Vatican II. Tại sao trong hơn 400 năm họ không hề có thái độ gì đối với lệnh cấm thờ cúng tổ tiên của Vatican? Tại sao họ phải nhắm mắt tuân theo cái lý thuyết thần học quái gở của Ca-Tô Giáo: không được thờ cúng tổ tiên?

Các tín đồ Ca-Tô thường nhắc đến câu Giêsu dạy "Phải hiếu kính với cha mẹ.." (Matthew 19: 19: Honor your father and your mother..) làm như đó là đạo lý đặc thù của Ki Tô Giáo, chỉ mình Ki Tô Giáo có mà thôi. Nhưng vì không đọc Thánh Kinh nên họ không biết rằng, trong thực tế, hành động của Giê-su lại trái ngược hẳn lại, không có gì có thể gọi là hiếu kính với cha mẹ hay có tình nghĩa với gia đình. Qua những chuyện viết trong Thánh Kinh, chúng ta không thể nghĩ khác hơn là: những thái độ và hành động hỗn hào bất kính với cha mẹ, vô tình vô nghĩa với gia đình, là những thuộc tính đặc thù của Chúa Ki-Tô.

Thật vậy, đọc Thánh Kinh chúng ta thấy Giê-su không coi gia đình ra gì, có lẽ vì ông ta có mặc cảm với cái thân thế bất minh, là đứa con hoang của mẹ mình. Trong nhiều trường hợp ông ta còn để lộ thái độ thù ghét gia đình. Trước hết, chúng ta hãy xem cách đối xử của ông ta với chính mẹ mình.

Trong các Phúc Âm, chúng ta không bao giờ thấy Giê-su gọi mẹ mình, bà Maria, là "Mẹ". Trong bản Thánh Kinh của Vua James (King James Version), cuốn Thánh Kinh được chấp nhận rộng rãi và dùng trong nhiều thế kỷ cho đến tận ngày nay, từ mà Giê-su dùng để gọi bà Maria là "Người đàn bà kia" (Woman), một cách gọi xách mé hỗn xược. Thật là tội nghiệp cho bà Maria. Đây không phải là điều khó hiểu. Vì phân tích những lời hỗn hào của Giê-su đối với mẹ và gia đình trong nhiều trường hợp được viết trong Thánh Kinh, một số học giả đã cho rằng, đúng là Giê-su có cái mặc cảm của một đứa con hoang, bị thiên hạ khinh khi đàm tiếu cho nên hận gia đình, hận mẹ, hận thân phận nghèo khó của mình v..v.. kết thành những thái độ và lời nói với mẹ và gia đình như vậy. Ngoài ra, chính gia đình của Giê-su gồm có cha, mẹ (Joseph và Maria) và các em trai, em gái của Giê-su cũng không tin Giê-su là đấng cứu tinh của dân tộc Do Thái, đôi khi còn cho ông ta là không có đầu óc bình thường nếu không muốn nói là điên (out of his mind), cho nên thái độ của Giê-su đối với gia đình rất là hỗn hào, xấc láo.

Chúng ta chắc ai cũng đã biết chuyện sau đây được kể trong Thánh Kinh: Nhân ngày lễ vượt qua, vợ chồng Joseph, Mary và Giê-su, khi đó mới 12 tuổi, cùng đến Jerusalem. Sau ngày lễ thì hai vợ chồng Joseph thấy biến mất ông con. Tưởng rằng ông con đã đi cùng bạn bè đi về nhà nên ông bà cũng trở về nhà. Nhưng đi suốt cả ngày cũng không thấy Giê-su đâu, lúc bấy giờ mới hỏi thăm và đi tìm Giê-su. Hai ông bà quay trở lại Jerusalem và ba ngày sau thì thấy Giê-su đang ngồi đối đáp với mấy thầy thông thái trong một đền thờ. Sau đây là những lời qua lại giữa bà Mary và ông con Giê-su, Lu-Ca (Luke) 2 : 48 -50:

Khi cha mẹ thấy Ngài, thì lấy làm lạ, và mẹ hỏi rằng: Hỡi con, sao con làm cho hai ta thế này? Này, cha và mẹ đã khó nhọc lắm mà tìm con. Ngài trả lời: Các người kiếm tôi làm chi? Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi hay sao? Nhưng hai người không hiểu lời ngài nói chi hết.

Quý vị có thấy một đứa bé 12 tuổi nào hỗn hào với cha mẹ như vậy chưa, trừ phi nó là một nghiệp chướng của một gia đình vô phúc. Trước hết nó ở lại Jerusalem một mình mà không hề xin phép cha mẹ. Sau đó khi cha mẹ tìm được nó, trách nó, thì nó lại sẵng giọng cùng cha mẹ và hỏi họ kiếm nó làm chi? Nhưng câu chót “Nhưng hai người không hiểu lời ngài nói chi hết” đã chứng minh rằng cả Joseph và Mary đều biết, nhất là Mary, người biết rõ hơn ai hết ai là cha thực của Giê-su, rằng Giê-su không phải là ân sủng đặc biệt của Thiên Chúa, không phải là con của Chúa Thánh Thần, không phải là Chúa Cứu Thế v..v.. cho nên mới không hiểu Giê-su nói gì khi Giê-su nói là đang lo việc của Cha, nghĩa là việc của Chúa Cha alias Thần Gia-vê của Do Thái.

Chuyện cha mẹ lo lắng cho con là chuyện tự nhiên, nhưng chuyện “Chúa tôi” đối đáp với cha mẹ như vậy thì quả thật là đặc biệt, hiếm có trên thế gian, và ít ra là không hợp với nền luân lý của Việt Nam.

Chúng ta cũng biết, trong Tân Ước, ngoài trường hợp hỗn hào với bố mẹ khi Giê-su 12 tuổi ở trên, chỉ có hai trường hợp khác Giê-su trực tiếp nói cùng bà Maria, và cả trong hai trường hợp đó Giê-su đều gọi mẹ là "Người đàn bà kia". Trường hợp thứ nhất, John 2: 1-4 kể rằng: Trong một tiệc cưới có cả hai mẹ con Mary và Giê-su dự, khi rượu hết bà Mary đến nói với Giê-su là "Họ đã hết rượu rồi". Giê-su trả lời bà như sau: "Người đàn bà kia! Sự quan tâm của bà thì có liên can gì tới Ta? Giờ của Ta còn chưa tới" (Woman, what does your concern have to do with Me? My hour has not yet come). Giờ gì? Đọc tiếp Thánh Kinh chúng ta mới thấy rằng đó là giờ Giê-su trổ tài làm phép lạ, biến 6 vại nước thành rượu. Kinh Thánh tiếng Việt của American Bible Societies xuất bản năm 1998 dịch đoạn trên như sau: "Hỡi đàn bà kia, Ta với ngươi có sự gì chăng? Giờ Ta chưa đến". [Gần đây, con chiên Việt Nam dịch láo “woman” là “thưa mẹ” để đánh bóng Giê-su] Đó là câu nói "hiếu kính với cha mẹ" của "Chúa tôi" của những tín đồ Ca-Tô Việt Nam. Vậy họ còn đợi gì mà không noi gương Chúa, đối xử với cha mẹ như Chúa?

Trường hợp thứ hai là khi Giê-su đã bị đóng đinh trên thập giá, đang hấp hối sắp chết. John 19: 26 kể rằng: Chúa Giê-su thấy mẹ mình, và một môn đồ Ngài yêu đứng gần người, thì nói cùng mẹ rằng: "Người đàn bà kia, đó là con của ngươi.." (When Jesus therefore saw His mother, and the disciple whom he loved standing by, He said to His mother: "Woman, behold your son!")

Chúng ta nên để ý là Giê-su đã dùng cùng danh từ "Người đàn bà kia" (Woman) để gọi một người đàn bà từ xứ Canaan đến xin chữa bệnh cho con gái mà mới đầu Giê-su không chịu chữa mà còn gọi người ta là chó vì không phải là dân Do Thái, và một người đàn bà khác can tội tà dâm (John 8:10, Matthew 15:28). Ngoài ra, Matthew 12:48 cũng còn kể: Trong khi Giê-su đang đứng giữa đám đông, Bà Mary và các em trai của Giê-su đến và nhờ người nhắn với Giê-su là Mẹ và các em đang ở phía ngoài muốn gặp Giê-su thì Giê-su sẵng giọng nói: "Ai là mẹ Ta? Ai là các em Ta?" (Who is my mother? and who are my brothers?).

Giê-su ghét gia đình là chuyện của ông ta, nhưng ông ta lại muốn những kẻ theo ông cũng phải ghét gia đình của họ như ông ta đã ghét gia đình mình. Do đó ông ta đã dạy các môn đồ như sau:

Luke 14, 26: Nếu kẻ nào đến với ta mà không "căm ghét" cha mẹ, vợ con, anh chị em, và ngay cả đời sống của hắn, thì hắn không thể là môn đồ của Ta. (If anyone who comes to me and does not hate his father and mother, wife and children, brothers and sisters, yes, and his life also, he cannot be My disciples.)

Theo Gene Kasmar trong cuốn Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh (All The Obscenities in the Bible), trang 359, thì chữ "căm ghét" là dịch từ tiếng Hi Lạp (Thánh Kinh gốc viết bằng tiếng Hi Lạp) "miseo", có nghĩa là ghét tởm và khinh khi (detest and despise).

Và khi một đệ tử của Giê-su nói, Matthew 8: 21-22: “Xin để con đi chôn cất cha con xong con sẽ đi theo Ngài" Giê-su trả lời: "Hãy đi theo ta ngay, hãy để cho người chết lo mai táng người chết của họ.

Tôi cảm thấy quá tội nghiệp cho những tín đồ Ki-Tô Việt Nam, Ca-Tô cũng như Tin Lành. Họ trông ngóng gì ở con người đối xử với mẹ và gia đình như trên? Một con người tư cách như vậy có đáng để cho họ thờ phụng hay không? Tại sao họ vẫn còn ham hố một sự "cứu rỗi" hoang đường, giả tưởng từ một con người tư cách đạo đức đáng chê trách như vậy? Bởi vì từ khi sinh ra đời họ đã bị lừa dối bởi những xảo thuật nhồi sọ tinh vi của giáo hội qua vai trò "chăn dắt con chiên" của những giám mục, linh mục, với sự phụ giúp vô tình và bắt nguồn từ vô minh của các bậc cha mẹ, tất cả vốn cũng đã bị nhồi sọ như họ từ khi còn nhỏ.

Tại sao "Chúa" Giê-su lại có những hành động đối với gia đình như vậy? Tân Ước, Matthew 10: 34-36, đã viết rõ, Giê-su khẳng định:

Đừng tưởng rằng Ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì Ta xuống đây để làm cho con chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.

Và Lưu-Ca 12: 51-53 cũng xác định lại khẳng định của Giê-su như sau:

Đừng tưởng Ta đến để đem hòa bình cho thế giới. Không, Ta đến để chia loài người làm hai. Từ đây, một nhà có năm người sẽ chia rẽ chống đối nhau: hai chống ba, và ba chống hai. Mâu thuẫn sẽ diễn ra giữa con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng.

Qua những quan niệm và cách hành xử đối với gia đình như tôi vừa trích dẫn từ "Thánh Kinh" ở trên, Giê-su đã tự mình "làm gương" cho những người theo ông. Và lịch sử cũng đã chứng tỏ, Ki Tô Giáo đi đến đâu cũng làm cho gia đình, xã hội chia rẽ chống lại nhau một khi trong gia đình, trong xã hội, có những con người tân tòng mù quáng tin vào Giê-su mà không biết gì về thực chất con người của Giê-su, và nhất là tin vào những giáo lý vô tổ quốc, phản dân tộc, vô gia đình, vô tổ tiên v..v.. của giáo hội Ca-Tô. Tất cả chỉ vì mù quáng tin vào những lời giảng dạy của giới chăn chiên trong giáo hội, dựa theo một nền Thần học ngụy tạo, lạc dẫn.

Kinh nghiệm Việt Nam từ khi khi đạo "Chúa" bắt đầu du nhập đã cho chúng ta thấy rõ điều này qua những sự kiện, bằng chứng lịch sử (Xin đọc Chương VIII trong cuốn Công Giáo Chính Sử của Trần Chung Ngọc viết về Công Giáo Việt Nam).

Nhận xét về những tác hại mà Ki Tô Giáo đã mang đến cho nhân loại trong vấn đề chia rẽ trong gia đình, quốc gia, và dân tộc, học giả Ca-Tô Joseph L. Daleiden đã đưa ra một nhận định về lời phán trên của Giê-su trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng (The Final Superstition), trang 177, như sau:

Thảm thay, đây là một trong vài hứa hẹn mà lịch sử chứng tỏ là Giê-su đã thành công thực hiện. 5

(xem chú thích >>)

bản electronic do tác giả cung cấp cho sachhiem.net