Giê Su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì? Trần Chung Ngọc http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/Giesu/Giesulaai10.php Toàn bộ : 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 KẾT LUẬN Joshua hay theo tiếng Hi Lạp, Jesus (Giê-su), có nghĩa là "cứu tinh" (savior). Nhiều người có tên như vậy ở miền Trung Đông trước khi Giê-su của Ki Tô Giáo sinh ra đời. Niềm tin trong Ki Tô Giáo là, một trong số rất nhiều người mang tên Giê-su, Giê-su của Ki Tô Giáo, thực sự là Đấng Cứu Thế (Savior of the World). Và chính vì lý do này mà Tây phương đã chia lịch sử loài người ra làm hai: trước và sau ngày sinh của Giê-su, tuy rằng không ai biết ngày sinh của Giê-su là ngày nào, và trước khi Giê-su sinh ra đời thì lịch sử loài người đã diễn tiến ít ra là trong vài triệu năm.
Hàng
triệu người trên thế giới ngày nay vẫn tin Giê-su là Đấng Cứu
Thế. Đối với họ, ông ta là hiện thân của Thượng đế, xuống đầu
thai trong một trinh nữ, và sinh ra trong một chuồng súc vật ở Đó là đại cương đức tin trong Ki-Tô Giáo, Ca-Tô cũng như Tin Lành. Đức tin này được xây dựng trên quan niệm về "tội tổ tông" (original sin) và huyền thoại "Giê-su sống lại" của Thánh Phao-Lồ (Paul), dẫn đến vai trò "cứu rỗi" của Giê-su. Đối với người ngoại đạo, đức tin trên vừa làm cho họ lắc đầu mỉm cười, vừa là một thách đố trí tuệ đối với họ, vì họ không thể nào hiểu nổi tại sao trong thời buổi này mà, không kể hàng triệu người thuộc lớp dân kém hiểu biết và ít học nhất trong mọi nước trên thế giới, nhất là trong những nước nghèo khổ kém phát triển, vẫn có những người tự xếp mình vào giới trí thức còn tin như vậy. Họ không thể hiểu vì trước những bằng chứng khoa học về nguồn gốc con người và vũ trụ mà không ai có thể phủ nhận, kể cả Tòa Thánh Vatican, thuyết Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài trong 6 ngày cách đây khoảng 6000 năm, cũng như vai trò "cứu rỗi" của Giê-su, đã trở thành vô nghĩa, ít ra là trong giới hiểu biết, ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo. Ngày nay, không ai có thể phủ nhận sự kiện là, vũ trụ đã thành hình cách đây khoảng 15 tỷ năm, và trái đất mà chúng ta sống trên đó đã có tuổi khoảng 4 tỷ rưỡi năm. Trong vũ trụ thì trái đất của chúng ta chỉ là một hạt bụi, và con người cũng chỉ do các sinh thể ban khai tiến hóa tạo thành, có nguồn gốc từ những hạt bụi của các ngôi sao khi vũ trụ mới thành hình. Là một chuyên gia về thiên văn học tại đại học Virginia, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận viết trong cuốn L'Infini Dans La Paume de la Main: "Tiến hóa từ những cát bụi của những ngôi sao, chúng ta chia sẻ cùng một lịch sử vũ trụ với những con sư tử trong những vùng hoang mạc và những bông hoa tỏa mùi thơm" (Poussières d'étoiles, nous partageons la même histoire cosmique avec les lions des savanes et les fleurs de lavande). Những khám phá trong các ngành khoa học, đặc biệt là những môn Cổ Sinh Vật Học, Sinh Học, Vật Lý.. đã chứng minh rằng con người hiện đại đã xuất hiện trên trái đất cách đây hơn 2 triệu năm, và tổ tiên loài người, kể từ các con vượn người (nhân hầu) cũng đã có mặt trên trái đất cách đây khoảng 6 triệu năm.
Nói tóm
lại, thuyết tổ tiên loài người là Adam và Eve do Thiên Chúa tạo
ra từ đất sét (Thiên Chúa không biết rằng trong đất sét không có
chất hữu cơ và con người thì phần lớn lại là những chất hữu cơ)
chỉ là một huyền thoại của dân Do Thái tưởng tượng ra để giải
thích nguồn gốc loài người, phù hợp với quan niệm về một vị Thần
mà họ thờ phụng. Và chuyện "phục sinh" của Giê-su sau này chẳng
qua cũng chỉ là chuyện mà một số người theo Giê-su khi đó bày
đặt ra để tạo ra một hi vọng về một sự sống lại sau khi chết
trong đám tín đồ thấp kém mà trong thời đại đó, tuyệt đại đa số
là những kẻ mù chữ thất học. Thật vậy, học giả A. Sự thực về chuyện phục sinh ra sao, quý độc giả nên đọc trong cuốn Công Giáo: Huyền Thoại và Tội Ác của một tín đồ Ca-Tô, Dominic Nguyễn Chấn, bút hiệu Charlie Nguyễn, Giao Điểm xuất bản, 2001. Với trình độ hiểu biết của nhân loại ngày nay, con người đã không còn có thể chấp nhận những chuyện hoang đường của thời cổ xưa. Chúng ta đã biết, Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma, đã đưa ra một sự kiện: "Hàng trăm nhà thần học và giám mục đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác." Đây là một vấn đề rất quan trọng trong nội bộ Giáo hội mà tuyệt đại đa số các tín đồ không hề biết đến. Giáo hội cố bưng bít được chừng nào hay chừng ấy, bởi vì nếu Giáo hội thú nhận công khai cùng các tín đồ là không làm gì có "tội tổ tông", không làm gì có quỷ Satan cùng sự vô nghĩa của một số tín lý khác, nghĩa là những hệ luận của quan niệm về tội tổ tông, thí dụ như Đức Mẹ đồng trinh, Chúa sống lại và bay lên trời, sự "cứu rỗi" của Giê-su v..v.. thì cả cái lâu đài xây dựng trên những ngụy tạo và dối trá của Giáo hội sẽ sụp đổ. Cho nên, Giáo hội cố duy trì hình ảnh thần thánh của Giê-su trong đám nạn nhân thấp kém của Giáo hội được chừng nào hay chừng đó. Nạn nhân đây gồm tất cả những người đã bị Giáo hội và cha mẹ nhồi sọ từ khi còn nhỏ những luận điệu thần học dối trá của Giáo hội cho nên không có cách nào họ có thể gột bỏ được một niềm tin đã bị lạc dẫn. Để giúp họ phần nào nhìn rõ vấn đề, tôi nghĩ có lẽ tôi cần phải viết thêm vài sự kiện về thực chất con người của Giê-su. Trong chương II, qua những đoạn trích dẫn từ Thánh Kinh, chúng ta đã biết rằng, Giê-su là một người mà những đặc tính tiêu biểu là: lời nói không đi đôi với việc làm, tiền hậu bất nhất, khi nói suôi, khi nói ngược, và phần lớn là về “cái Ta” của ông ta. Trong Thánh Kinh còn có nhiều chuyện có thể giúp chúng ta hiểu rõ con người của Giê-su hơn. Sau đây là vài chuyện trích từ Thánh Kinh. Chúng ta đã biết chuyện Giê-su nguyền rủa cây sung cho nó chết héo queo chỉ vì nó không ra trái lúc trái mùa để cho Giê-su ăn khi đói bụng. Một chuyện khác trong Thánh Kinh, Matthew 8: 28 - 34, có thể cho chúng ta thấy rõ tâm địa của Giê-su, được tóm tắt như sau: Có hai người bị quỷ ám gặp Chúa Giê-su và quỷ trong hai người đó van nài Chúa Giê-su đuổi chúng ra và cho nhập vào một bày heo. Chúa phán "đi ra", chúng liền nhập vào bầy heo và cả bầy heo (độ 2000 con, theo Mark 5: 13) rông tuốt xuống sông chết đuối hết. Trẻ con chăn heo chạy về làng kể chuyện lại cho dân làng nghe, cả làng kéo ra khỏi làng gặp Chúa Giê-su và...van nài (có nghĩa là đuổi) Ngài hãy đi ra khỏi vùng đất của họ. Chúng ta hãy tự hỏi, 2000 con heo có tội tình gì mà Chúa Giê-su "lòng lành vô cùng" của các tín đồ Ki Tô Giáo lại phù phép làm cho 2 con quỷ nhập vào cả đàn, rồi bắt chúng nhào xuống sông chết đuối hết? Như vậy có phải là Giê-su là người không có lòng nhân, vô cớ tự nhiên đang tâm giết cả một đàn heo vô tội một cách tàn nhẫn. Mà đàn heo cũng lại là những sản phẩm của chính Chúa Cha “sáng tạo” ra, vì theo niềm tin Ki Tô thì mọi thứ trên đời này đều là do Chúa Cha tạo ra cả. Bởi vậy dân làng mới coi Giê-su như là một tên phù thủy, một kẻ đáng chê trách, đã vô cớ hủy đi một nguồn lợi của dân làng, làm cho họ tự nhiên mất đi cả một đàn heo tới 2000 con, cho nên họ kéo ra ngoài làng, chặn đuổi Giê-su đi nơi khác, không dám để cho Giê-su vào làng. Như đã viết rõ trong Thánh Kinh, Giê-Su sẽ cứu dân Do Thái ra khỏi tội lỗi (Matthew 1: 21: for He will save His people from their sins) và chỉ cho dân Do Thái mà thôi (Luke 1: 33: And He will reign over the house of Jacob for ever). Cho nên tôi thật thương hại những người không phải là dân Do Thái mà cứ sống trong ảo vọng, mơ tưởng rằng sẽ được Giê-Su cứu rỗi và cho mình sống đời đời trên Thiên Đường bên cạnh Thiên Chúa với thân phận tôi tớ hầu hạ Chúa. Trong trang nhà mucsu.net của Tin Lành Việt Nam ở Mỹ, có một bài viết về "Hãy Học làm đầy tớ hầu hạ Chúa" với tất cả sự hân hoan và hãnh diện của người có đầu óc của một đầy tớ.
Câu
chuyện sau đây trong Thánh Kinh sẽ chứng tỏ rằng sự ước mơ của
những tín đồ Việt
"Thế rồi Giê-Su đi tới vùng (When
Jesus went out from there and departed to the region of Tôi xin để cho các độc giả tùy ý nhận định về tư cách, đạo đức và lòng vị tha của Giê-Su trong câu chuyện trên. Tôi không hiểu các đồng bào Ki-Tô của tôi nghĩ thế nào khi đọc đoạn trên trong Thánh Kinh, biết đâu họ chẳng cho mình có cùng một thân phận và lòng tin mãnh liệt như bà già trong câu chuyện kể trên để được Giê-Su cứu giúp, dù bây giờ Giê-Su không còn trên thế gian nữa. Đọc Thánh Kinh tôi nhận thấy tin theo Chúa kể cũng khá mất nhân vị: khi thì bị mắng là Satan (Phê rô), khi thì bị mắng là chó, khi thì bị mắng là đồ điên và mù, khi thì bị rủa là đồ rắn độc, bị đày đọa hỏa ngục v..v.. Hình ảnh của một Chúa nhân từ, được rao giảng là "quá thương yêu thế gian" v..v.., quả thật không phù hợp với những ngôn từ Chúa nói trong Thánh Kinh. Về chuyện Giê-su gọi người phi-Do Thái là chó ở trên, Tiến Sĩ Madalyn O'Hair bình luận như sau: Trừ khi anh là người Do Thái, chẳng ai muốn anh trong tôn giáo này. Đối với người nào thực sự "thực tâm cảm thấy Giê-Su là đấng cứu thế của họ" tôi xin giới thiệu một nhà phân-tâm học. (Unless you are a Jew, you are not wanted in this religion. For someone who really "truly feels in his heart that Jesus is his Savior" I would recommend a psychiatrist.) Và, Frederick Heese Eaton bình luận như sau trong cuốn Scandalous Saints, trang 214: Giê-Su thường nhắc nhở đệ tử là phải thương yêu nhau, và thương yêu ngay cả kẻ thù (John 13:35; Matthew 5:44) Nhưng khi một người đàn bà không phải là người Do Thái tới nhờ Giê-Su chữa lành bệnh cho con gái, thì Giê-Su lại bảo bà ta rằng, "Không thể lấy bánh của con dân Do Thái vứt cho chó ăn." (Matthew 15:26) Nói một cách khác, ông nói, "Người phi Do Thái là đồ chó. Tại sao ta lại phải làm bất cứ gì cho ngươi?" Anh cảm thấy thế nào khi Jesus gọi anh là chó? Gọi người phi Do-Thái là đồ chó không phải là sự biểu thị của lòng thương yêu. Giê-Su thật là hỗn hào, kiêu căng và tự phụ khi gọi người đàn bà kia là chó. Vậy trong vấn đề thực hành, Thánh Giê-Su chẳng có chút gì là Thánh cả. Những sự kiện cho thấy Giê-Su thực sự ghét những người phi Do-Thái. Thánh Phao-Lồ (Paul) viết rằng, theo lời mặc khải của Thiên Chúa, "Giê-Su luôn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và cho tới mãi mãi, không bao giờ thay đổi." (Hebrew 13:8) Vậy nếu anh dự định lên Thiên Đường ở cùng Giê-su đầy tình thương, và anh không phải là người Do Thái, anh nên nghĩ lại đi thì vừa. 1 Thánh Kinh có đầy những chuyện chứng tỏ nhân cách và đạo đức thấp kém của Giê-su như trên, nhưng trên khắp thế giới, các tín đồ vẫn được dạy là "Chúa toàn hảo", "Tình Yêu của Chúa" bao trùm thế gian v..v.. nên phải "Kính Chúa" và hãy hãnh diện là "đầy tớ hầu hạ Chúa", "thờ phụng Chúa". Nhưng Giám Mục John Shelby Spong thì lại nghĩ khác, vì sự lương thiện trí thức không cho phép ông ta tin nhảm nhí. Do đó, ông đã viết: Chúng ta có thấy hấp dẫn đối với một Chúa phải giết cả một bày heo để đuổi một con quỷ ra khỏi thân người hay không? Chúng ta có nên khâm phục và kính trọng người mà chúng ta gọi là Chúa đã nguyền rủa một cây sung khi nó không ra trái lúc trái mùa không?... Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.2
Thật
là tội nghiệp cho những tín đồ trong thời buổi này mà vẫn còn
tin vào những chuyện thuộc loại huyền thoại phản khoa học,
đầy mâu thuẫn và phi lý, kể cả những chuyện không hề có trong
Thánh Kinh. Thật là tội nghiệp vì họ đã được cấy vào đầu óc, từ
khi còn nhỏ, những huyền thoại mà giáo hội dạy rằng đó là những
sự thực lịch sử. Do đó những huyền thoại mà họ tin là thực đã
ăn sâu vào đầu óc họ, không có cách gì có thể làm cho họ thay
đổi niềm tin, nhất là khi lớn lên, họ không bao giờ đọc Thánh
Kinh, rất ít khi dùng đến đầu óc suy luận của mình, chỉ biết phó
mặc tư duy của mình cho giới chăn chiên. Ngoài ra, họ còn bị
giới chăn chiên đe dọa là nghi ngờ những lời giảng dạy của giáo
hội là mang tội với Chúa. Ngay gần đây, ở Việt Nhưng đối với giới trí thức thì khác, chúng ta hãy đọc một đoạn ngắn trong chương mở đầu cuốn Jesus: A Life của học giả A. N. Wilson, để thấy rõ ảnh hưởng của những huyền thoại trên đầu óc con người, nhất là đối với những thành phần thấp kém, ít học, những thành phần chiếm đa số tín đồ Ki Tô trên thế giới.
Giống như mọi Ki Tô hữu, tôi biết rằng tôn giáo của tôi nhận
là có căn cứ trên lịch sử. Đức tin của tôi được xây dựng trên
một vài câu chuyện, với những ngày tháng kèm theo. Nhưng tôi
không phải là trở thành một tín đồ Ki Tô vì tôi tin những
chuyện đó. Tôi trở thành một tín đồ Ki Tô từ khi tôi còn là một
đứa con nít được mang đi rửa tội. Năm này qua năm khác, trong
những ngày lễ lớn của giáo hội Ki Tô, tôi lại được nghe nhắc lại
tính cách lịch sử của tôn giáo tôi. Nhưng ngay cả khi đó, tôi
thấm nhập những chuyện trên vì chúng có tác dụng mạnh mẽ trên
đầu óc, chứ không phải là vì tôi đã kiểm chứng những chuyện trên
qua sự phân tích lịch sử. Do đó, đến ngày lễ Giáng Sinh, tôi
nghe kể rằng thiên thần Gabriel đã đến thị trấn Nazareth và bảo
cho Mary biết là nàng sẽ sinh một đứa con, và đặt tên nó là
Giê-su, Đấng Cứu Thế. Không giao hợp với đàn ông, nhưng Mary đã
sinh ra một bé trai, không phải ở Nazareth, mà là ở
Câu chuyện trên ăn sâu vào óc tưởng tượng của tôi từ lâu,
trước khi tôi học lịch sử ở trường học. Tác dụng mạnh mẽ của
câu chuyện khiến tôi không nghĩ đến việc đặt nó trong phương pháp phân tích lịch sử
thông thường. Tôi tiếp tục tin rằng đó là một câu chuyện có
thực trong lịch sử. Phúc Âm Luke đặt chắc câu chuyện sinh ra
Giê-su vào thời điểm mà Ceasar Augustus đòi hỏi mọi người trong
đế quốc La mã phải dự cuộc kiểm tra dân số. Cuộc kiểm tra dân
số này xảy ra trong thời Quirinius làm Thống đốc ở
Câu chuyện về một đứa bé sinh ra trong một chuồng súc vật ở Chúng ta thấy rằng, những huyền thoại về Giê-su được giáo hội bịa đặt và đưa ra rõ ràng là để khai thác tính tình nhạy cảm và khuynh hướng cả tin, mê tín của con người ngay từ khi còn nhỏ. Chúng ta cũng không thể phủ nhận là, trong các giáo hội Ki Tô có rất nhiều người thông minh, hiểu nhiều. Nhưng thay vì dùng cái thông minh của mình để khai sáng cho đám tín đồ thấp kém, dẫn dắt họ trên con đường mở mang trí tuệ, thì họ lại cố vận dụng trí óc của mình để nghĩ ra những lý luận thần học hoang đường, để nhồi sọ tín đồ từ khi còn nhỏ tuổi, huyễn hoặc những tín đồ thấp kém và nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín, song song với những thủ đoạn nhơ bẩn, lừa dối, cùng phát minh ra những dụng cụ tra tấn dã man, tàn bạo nhất trong lịch sử loài người để chiêu dụ, cưỡng ép những người ngoại đạo phải tin theo những điều mà họ cho là "chân lý mạc khải", không thể sai lầm. Đó là khổ nạn của thế giới ngày nay, nhất là thế giới của những quốc gia kém phát triển, nghèo khó, dân trí chưa mở mang. Người dân chất phác đâu có đủ khả năng để hiểu những lý luận thần học ngụy biện. Họ đặt tất cả lòng tin vào những bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo mà họ yên trí đó là những người có ăn học, thông thái, lương thiện, thành thật. Họ có biết đâu, vì tin vào vài hứa hẹn huyền hoặc mà họ không đủ lý trí để suy luận và đánh giá, nên họ đã bị lùa vào trong một định chế tôn giáo toàn trị mà mục đích chính chỉ để duy trì quyền lợi vật chất và tinh thần của một số nhỏ. Ở các nước Âu Mỹ tân tiến thì vấn đề có khác. Giám Mục James A. Pike viết trong cuốn Một Thời Để Cho Sự Thành Thật Của Ki Tô Giáo (A Time For Christian Candor), trang 108, như sau: "Cuốn Tân Ước thật là rõ ràng. Thật vậy, những sự kiện (trong Tân Ước. TCN) tự bao giờ vẫn luôn luôn rõ ràng cho bất cứ ai nhìn thấy chúng. Giê-su sinh ra ở một địa phương đặc biệt, vào một thời điểm đặc biệt. Mẹ và các em ông ta không cho rằng ông ta có một nhiệm vụ nào khác với nhiệm vụ của một con người." (The new Testament is clear enough. Indeed, the facts have always been clear enough for any man to behold. Jesus was born in a particuliar place at a particular time. His mother and brothers did not understand that He had more than a human role to perform.) Học giả Colin Wilson còn đi xa hơn. Sau khi nghiên cứu về nhiều nhân vật tự xưng là Đấng Cứu Thế trong lịch sử cổ xưa của loài người, ông ta đã viết một cuốn sách với nhan đề: Những Đấng Cứu Thế Lừa Đảo: Những Chuyện Về Những Đấng Cứu Thế Tự Phong (Rogue Messiahs: Tales of Self-Proclaimed Saviors) trong đó có chương nói về Giê-su. Sau đây là vài đoạn ngắn, trang 18-25: Đấng Cứu Thế duy nhất trong thời kỳ đó mà ngày nay người ta còn nhớ đến, tên là Joshua, được biết nhiều hơn dưới tên Hi Lạp, Giê-su... Ông ta đọc Cựu Ước và tin rằng ngày tận thế sẽ đến ngay trong thời đại của những người sống cùng thời với ông ta; khi đó sẽ có chiến tranh, nạn đói, động đất, và người chết sẽ được làm cho sống lại. Mặt Trời sẽ trở nên tối tăm và Mặt Trăng sẽ đỏ ngầu như máu, và các ngôi sao sẽ từ trên trời rơi rụng xuống. Thông điệp làm cho chúng ta nhớ tới Giê-su - hãy yêu người láng giềng và làm cho người ta những điều mà mình muốn người ta làm cho mình - đã là một phần trong truyền thống Do Thái. Hơn 1000 năm bị áp bức - người Do Thái đã bị nô lệ hóa bởi Vua Ai Cập từ 1250 năm trước thời đại thông thường này - đã tạo nên cho người dân một tâm cảnh hòa bình và tuân phục ý Chúa; do đó khi Giê-su dạy hãy yêu kẻ thù là ông ta chỉ nhắc lại điều Moses dạy... Một trong những niềm tin căn bản của Do Thái là những sự đau khổ của người Do Thái bắt nguồn từ tội lỗi của ông tổ Adam của họ. Phao-Lồ rao truyền rằng cái "tội tổ tông" này đã được hóa giải bởi cái chết của Giê-su trên thập giá, cho nên người nào trở thành tín đồ Ki-Tô thì nay cái tội tổ tông họ mang trên người đã được cứu chuộc. (Đây chỉ là một luận điệu thần học ấu trĩ của thời bán khai, vì nếu quả thật cái chết của Giê-su trên thập giá có thể chuộc được tội thì đó là chuộc cái "tội tổ tông" cho cả dân Do Thái (dân Việt Nam coi chuyện "tội tổ tông" là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường, không những tầm bậy mà còn nói lên cái tâm địa tàn nhẫn độc ác và phủ nhận trách nhiệm của chính Thiên Chúa), chứ không phải chỉ chuộc tội cho những người Do Thái nào trở thành tín đồ Ki Tô.)... Đến năm 100 của thời đại thông thường này, mọi người đều thấy rõ là lời tiên tri của Giê-su sẽ không thực hiện được. Nhưng khi đó thì Ki Tô Giáo đã lan rộng cho nên đó không thành vấn đề. Sự mong đợi ngày tận thế nay được hoãn lại một thiên niên kỷ, tới năm 1000 - và từ ngữ "thiên niên kỷ" trở thành đồng nghĩa với "Ngày Phán Xét". Ki Tô Giáo đạt được chiến thắng lớn năm 313 khi hoàng đế Constantine - một tên ngông cuồng ngu xuẩn khát máu và sa đọa như nhiều hoàng đế La Mã - tuyên dương Ki Tô Giáo là tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã... Làm sao mà những "Đấng Cứu Thế" này lại hấp dẫn như vậy. Thứ nhất, họ đều là những người có năng khướu thuyết giảng. Nhưng không phải chỉ có vậy. Chúng ta đã biết, Giáo hội Ki Tô, mới đầu là một tổ chức nghèo nàn và bị bạo hành, nhiều người lãnh đạo bị ném cho những con sư tử ăn thịt, đột nhiên trở thành tôn giáo chính thức của La Mã năm 313, dưới triều hoàng đế Constantine. Khi có được quyền lực rồi, những tín đồ Ki Tô bắt đầu xử sự ngay một cách tệ hại hơn kẻ thù của họ rất nhiều: phá hủy những đền đài của dân gian, thiêu sống những kẻ ngoại đạo, và cãi vã với nhau. Thực chất là, Giáo hội đã trở thành một tổ chức siêu độc tài. Và dân nghèo, được lệnh phải đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, rên xiết dưới gánh nặng thuế má, và bắt buộc phải trả lệ phí để cho tội lỗi của họ được tha thứ, càng ngày càng trở nên bất mãn với những lãnh đạo tinh thần của họ. Nhưng họ không thể làm gì được; Giáo hội đã đặt họ vào trong gọng kìm sắt như là Đức Quốc Xã (Nazis) ở Đức hoặc Cọng Sản dưới thời Stalin ở Nga. 4 Tuyệt đại đa số các tín đồ Ki-Tô Giáo không biết đến lịch sử nhơ nhớp của các giáo hội Ki Tô, không biết đến những thủ đoạn "trí thức" nhằm nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín tối tăm của giới chăn chiên, không biết đến những sự thay đổi trong não trạng của các cấp lãnh đạo tôn giáo, và nhất là không biết đến những thú nhận sai lầm thần học của giáo hội trước những sự kiện bất khả phủ bác của khoa học và thực tế ở ngoài đời. Do đó, đức tin của họ vẫn thuộc đức tin của thời Trung Cổ, tin vào những chuyện đã không còn chỗ đứng trong thời đại mới. Theo Robert W. Funk, chủ tịch Hội Nghiên Cứu Nhân Vật Giê-su (President of the Jesus Seminar), một Hội Nghiên Cứu Thánh Kinh và nhân vật Giê-su gồm hàng trăm học giả, chuyên gia, ở trong các giáo hội Ki Tô, thì "thời đại mới" (New age) có nghĩa quan trọng nhất là sự chấm dứt của thời đại Ki Tô (The “new age” refers first and foremost to the end of the Christianized era). Trong cuốn Honest to Jesus, trang 297, ông viết: "Định nghĩa "thời đại mới" như trên, tôi không bảo rằng Ki Tô Giáo đã hết thời; tôi chỉ cho rằng Tây phương được Ki-Tô hóa và kỹ nghệ hóa không còn giữ vai trò chỉ đạo trò chơi duy nhất trên trái đất" (I am not thereby claiming that Christianity has come to an end; I am only proposing that the Christianized, industrialized West can no longer pretend to sponsor the only game on the planet...) Ông viết tiếp, trang 298: ...Ở Tây phương, cái biểu tượng của vũ trụ cổ xưa đang trên đà suy thoái. Chắc chắn là, nó còn lay lắt, dưới một dạng thức yếu kém, trong nhiều ốc đảo, nơi đây một hoạt động của đoàn quân hậu vệ được tung ra để chống lại ảnh hưởng của những đầu óc hiện đại có tác dụng soi mòn và phá hoại của những chất a-cít. Những ai còn bám víu vào những quan niệm cổ xưa càng ngày càng thấy khó khăn hơn trong việc làm cho những câu trong Thánh Kinh như "ông ta bay lên trời" có ý nghĩa. Những sự hấp dẫn về một Thiên Chúa chứng thực, về thiên đường và hỏa ngục, về một đấng cứu chuộc thần thánh, về Chúa Ki-Tô như là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại, đã bắt đầu mất đi tác dụng và thường là rơi vào những cặp tai không còn muốn nghe. (.. in the West, the old symbolic universe is on the decline. It lingers on, to be sure, in weakened form, in many pockets where a rearguard action is being waged against the erosice and corrosive acids of the modern mind. Those who cling to the old are having increasing difficulties in assigning meaning to such biblical statements as “he ascended into heaven”. Appeals to an endorsing God, to heaven and hell, to a divine redeemer, to Christ as the sole mediator between God and humankind, have begun to lose their bite and more frequently fall on unhearing ears.) Trong những xã hội Tây phương, phần lớn giới hiểu biết trong các giáo hội Ki Tô đã không còn tin vào những huyền thoại trong Thánh Kinh nữa. Tuy nhiên, không phải là chỉ trong thời đại mới con người mới bác bỏ những luận điệu thần học sai lầm của Giáo hội. Trong lịch sử các giáo hội, nhiều người từ xưa đã "không tin rằng vai trò của giáo hội là cần thiết để được "cứu rỗi". Con người có thể đến với Thiên Chúa trực tiếp mà không cần đến các linh mục, mục sư hay những bí tích." (Colin Wilson, Ibid., p. 25: Many members of the Church did not believe that the Church was essential for "salvation". Man can know God directly, without the need of priests and sacraments.).
Có lẽ
chúng ta không nên lấy làm lạ khi thấy ở phương trời Âu Mỹ, Ki
Tô Giáo, Ca-Tô cũng như Tin Lành, đang bị suy thoái, nhất là
Ca-Tô Giáo Rô Ma. Sự suy thoái này có nhiều nguyên nhân. Một
trong những nguyên nhân là trong Ca-Tô Giáo đã xảy ra hết chuyện
mang tai tiếng này đến chuyện mang tai tiếng khác, ngay trong
thời đại này, chứ không phải là trong lịch sử quá khứ. Vấn đề
Giáo hội đã biết rõ nhưng vẫn cố tình dung dưỡng và che dấu tội
lỗi của giới linh mục trong nhiều thập niên về các vụ cưỡng bách
tình dục các trẻ em phụ tế, nữ tín đồ, và ngay cả các sơ trong
23 quốc gia mà gần đây, vì không thể bưng bít mãi được nên Tòa
Thánh đã phải lên tiếng thú nhận, nay đã được báo chí phổ biến
rầm rộ. Từ một thập niên trước đây, giáo hội đã phải bỏ ra đến
gần tỷ đô la để nộp phạt và dàn xếp ngoài tòa cho hàng trăm linh
mục tội lỗi. Vụ cựu linh mục Ca-Tô John Geoghan mới ra tòa gần
đây ở Boston chỉ là một trong hơn 80 vụ che dấu khác của giáo
hội trong Giáo Phận Boston. Cho đến nay, Giáo hội đã bỏ ra hơn
10 triệu đô la để bồi thường cho các nạn nhân của Geoghan, và
người ta ước tính giáo hội sẽ phải bỏ ra nhiều trăm triệu nữa
cho các vụ xảy ra ở Boston và trên khắp nước Mỹ. (Newsweek,
February 25, 2002: The Church has reportedly paid more than $10
million in settlements so far in the Geoghan case alone. And
mounting lawsuits in Nhưng nguyên nhân chính là con người trong thế giới tiến bộ Âu Mỹ đã thường ngày đối diện với những tác phẩm nghiên cứu của nhiều học giả về tôn giáo của họ, chưa kể đến những tin tức hàng ngày trên báo chí và TV, những cuộc tranh luận về tôn giáo công khai trên TV. Với những thông tin tràn ngập về mọi mặt, giáo hội không còn có thể che dấu sự thật trước đám tín đồ có ăn học được nữa. Do đó, trong những xã hội tân tiến này đã xảy ra tình trạng linh mục, nữ tu, và con chiên bỏ đạo hàng loạt, khoan kể đến việc một số đã viết sách vạch trần thực chất phi nhân của giáo hội cũng như những chuyện hoang đường, dâm ô, tục tĩu trong Thánh Kinh. Thống kê cho biết, sau vụ 11 tháng 9 tại New York, số người đi lễ nhà thờ tăng vọt từ hơn 30% đến gần 60%, nhưng chỉ vài tuần lễ sau số người đi lễ nhà thờ lại trở lại mức hơn 30%. Đó là ở Mỹ. Còn ở Âu Châu thì tình trạng thê thảm hơn nhiều.
Không còn
thuyết phục được người dân trong những xã hội văn minh tiến bộ,
Ca-Tô Giáo Rô-Ma cũng như Tin Lành đang mở chiến dịch đi truyền
đạo ở các nước nghèo và kém mở mang, nấp sau những bình phong
như "tự do tín ngưỡng" và "nhân quyền". Ở Á Châu, họ tung ra ra
cái gọi là nền "thần học theo cung cách Á Châu". Riêng đối với
Việt Nam, họ viết sách và bỏ tiền ra mua lương tâm của những tên
trí thức dỏm viết sách viết báo xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Việt
Nam, hạ thấp Phật Giáo, và đánh bóng những tên đại Việt gian như
Trần Lục, Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Ký cùng quan thầy Alexandre
de Rhodes. Tin Lành thì len lỏi vào các vùng Thượng Du Bắc
Việt, mang tiền ra khuyến dụ những người Thượng nghèo khổ, xúi
bẩy họ đòi tự trị với quốc giáo là Ki Tô Giáo, gây xáo trộn
trong xã hội Việt
Họ có
thành công hay không, tất cả tùy thuộc ở trình độ hiểu biết của
người dân về vấn đề tôn giáo. Cái vũ khí hữu hiệu nhất để vô
hiệu hóa những lý luận hoang đường của Ki Tô Giáo về vai trò cứu
rỗi của Giê-su và vai trò của "hội Thánh" Ki-Tô là giáo dục để
cho người dân biết rõ về những sự thực về Ki Tô Giáo. Chính
quyền có nhiệm vụ đưa ra một chính sách giáo dục mở mang dân
trí. Đây là cái chìa khóa để bảo vệ truyền thống và văn hóa Việt Riêng tôi, tôi cho rằng mưu toan Ki Tô hóa Á Châu của Ca-Tô cũng như Tin Lành không thể thành công, dù họ có nấp sau những chiêu bài như "trở về với dân tộc", "góp phần vào nền văn hóa Việt Nam" qua những luận điệu của cái gọi là "thần học theo cung cách Á Châu". Thứ nhất, thần học Ki Tô Giáo, dù mang tên gì đi chăng nữa, Á Châu hay Phi Châu, Giải phóng hay của phái nữ, cũng đều là thần học. Thần học là môn học đặt tiền đề trên sự hiện hữu của một vị Thần mà họ gọi là Thượng đế, trên sự "cứu rỗi" của Giê-su như là có thực, rồi mới tìm cách lý luận để biện giải cho những tiền đề trên. Nhưng ngày nay, những khám phá của khoa học trong nhiều bộ môn, và nhất là thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ và thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc loài người, đã dứt khoát phá đổ thuyết Sáng Tạo trong Cựu Ước cũng như chức năng "cứu rỗi" của Giê-su trong Tân Ước. Khi mà chuyện Adam và Eve chỉ là một huyền thoại như mọi người, kể cả các bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo, đều công nhận, đặc biệt là ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Ca-Tô, cũng phải công nhận như vậy trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng, thì không ai còn có thể tin vào chuyện một nhân vật hoang đường, ăn một trái trên một cái cây hoang đường, trong một cái vườn hoang đường, do một ông Thượng đế hoang đường tạo ra, cho nên cả nhân loại đều bị phạt đời đời kiếp kiếp. Thời buổi này mà ông Thượng đế đó xử sự như vậy , hoặc mang con ông ấy lên thập giá đóng đinh thì ông sẽ vào ngồi đếm lịch trong nhà tù. Không có tội tổ tông thì ai cần ai cứu rỗi? Giê-su sẽ thất nghiệp vì đâu có còn ai cần đến sự cứu rỗi của ông ấy. Hơn nữa lý thuyết "chuộc tội" của giáo hội chỉ có tính cách lừa bịp, vì nếu Giê-su đã chuộc tội cho loài người bằng cách chịu "tử nạn" đóng đinh trên thập giá, thì tại sao trong 2000 năm nay con người vẫn chết, vẫn phải làm việc đầu tắt mặt tối, phái nữ vẫn mang nặng đẻ đau, như lời nguyền rủa của Thượng đế đối với loài ngươi sau khi một Adam giả tưởng ăn một trái trên một cây giả tưởng trong một vườn địa đàng giả tưởng của một ông Thượng đế giả tưởng.
Thứ nhì,
người Á Đông có đầu óc thực tế, hướng về nhân bản và nhân chủ.
Người Việt Thứ ba là những sự kiện lịch sử. Ai cũng biết, nhiệm vụ của tôn giáo là hướng dẫn vấn đề tinh thần, dạy đạo đức cho con người để cho con người đi vào con đường hướng Thiện. Nhưng Ki Tô Giáo, Ca-Tô cũng như Tin Lành, là tôn giáo loại gì mà lại đi giết người chỉ vì họ không có cùng một niềm tin với những tín đồ Ki Tô. Cái lịch sử ô nhục đầy máu và nước mắt của Ca-Tô Giáo Rô-ma cũng như của Tin Lành có thể biện minh cho những sắc thái cao đẹp của một tôn giáo theo đúng nghĩa là một tôn giáo được hay không? Bao nhiêu triệu người bị tra tấn, tù đầy, giết chóc, thiêu sống dưới tay của các Linh Mục Ca-Tô và Mục Sư Tin Lành? Có một cá nhân nào bị Phật Giáo, một tôn giáo mà các tín đồ Ki Tô cho là thấp kém, của ma quỉ, tra tấn, tù đầy, giết chóc và thiêu sống hay không? Tại sao Giáo Hoàng John Paul II phải đi đến các nước trong thế giới thứ ba để đã hơn 100 lần xin lỗi những quốc gia này vì những tác hại và bất hạnh mà Ki Tô Giáo đã mang đến cho đất nước của ho? Tại sao Tòa Thánh phải xưng thú 7 núi tội lỗi của Giáo hội đối với nhân loại? Tại sao các Giám Mục, Mục Sư Tin Lành phải lên tiếng xin lỗi thổ dân da đỏ ở Mỹ Châu và thổ dân ở Phi Châu và Nam Mỹ?
Những tín
đồ Ca-Tô Việt Nếu người dân được mở mang kiến thức để biết về những sự thực về Ki-Tô Giáo thì đương nhiên họ sẽ đặt những câu hỏi như trên với những nhà truyền giáo trước khi họ chấp nhận những luận điệu mê hoặc của những người đi truyền giáo nhưng không bao giờ đọc kỹ Thánh Kinh hoặc không bao giờ biết rõ về lịch sử của chính tôn giáo họ. Robert W. Funk cũng chủ trương phải đặt vấn đề với Ki Tô Giáo, xét đến những sự kiện trong lịch sử Ki Tô Giáo. Ông viết, Ibid., p. 199: Từ nay trở đi, chúng ta phải luôn luôn hỏi rằng, truyền thống Ki Tô Giáo có cái gì để dạy chúng ta, và nếu có, thì đó là cái gì. Chúng ta không còn trao khoán cho Ki Tô Giáo một sự đồng ý trước, như là một phần của sự mua bán, mà không xác định những điều chúng ta chấp nhận là những cái gì. 5 Tôi thành thực mong rằng, một ngày nào đó, người dân Việt Nam sẽ biết đến, không nhiều thì ít, qua những tác phẩm thuộc loại nghiên cứu của Giao Điểm, Trần Văn Kha, Lê Trọng Văn, Cao Huy Thuần, Nguyễn Xuân Thọ, Nguyễn Mạnh Quang, Charlie Nguyễn, Nguyên Vũ v..v.., những sự thật trong lịch sử Ki Tô Giáo cũng như những sai lầm, mâu thuẫn, và những chuyện phi luân, dâm ô, ác độc có đầy trong Thánh Kinh. Ngoài ra họ cũng nên có một kiến thức tối thiểu về những tiến bộ của khoa học, nhất là về vũ trụ học và nhân chủng học. Chỉ có như vậy họ mới có thể tránh được cái thòng lọng mà Ki Tô Giáo luôn luôn dùng mọi thủ đoạn để xiết vào cổ họ.
Chú Thích - Kết Luận
1.
Frederick Heese Eaton, Scandalous Saints, p. 214: Jesus
repeatedly admonished his disciples to love one another, and
even to love their enemies. (John 13:35; Matthew 5:44) Yet when
a non-Jewish woman begged him to heal her daughter, Jesus told
her, "It is not fit to take the children (of
2. John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, pp. 21,24: Are we drawn to a Lord who would destroy a herd of pigs in order to exorcise a demon? Are we impressed when the one we call Lord curses a fig tree because it did not bear fruit out of season?... A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.
3.
This story had been taken hold of my imagination long
before I ever studied history at school. So powerful was it
that I would not readily subject it to the ordinary processes of
historical analysis.. I continued, however, to suppose that it
was a story with a real historical setting. The Gospel
according to Luke dates it most specifically to a time when
Ceasar Augustus required that everyone in the
The story of the baby being born in a stable at 4. Wilson, Colin, Rogue Messiahs: Tales of Self-Proclaimed Saviors, pp. 18-25: The only messiah of that period who is remembered today was called Joshua, better known by the Greek form of his name, Jesus... Study of the scriptures had led him to believe the world would end within the lifetime of people then alive; there would be wars, famines, and earthquakes, and the dead would be brought back to life. The sun would be turned to darkness and the moon to blood, and the stars would fall from the sky. The message by which we remember Jesus – love one’s neighbor and do to others as you’d have them do unto you – was already a part of the Jewish tradition. More than a thousand years of oppression – the Jews had been enslaved by the pharaoh Rameses II as long ago as 1250 B.C. – had developed a spirit of pacifism and submission to the will of God; so Jesus’s injunction to love your enemy was merely a restatement of the Mosaic teaching... ...One of the most fundamental beliefs of Judaism was that the sufferings of the Jews were caused by the sin of their forefather Adam. Paul announced that this “original sin” had been canceled out by the death of Jesus on the cross, so that anyone who became a Christian was now redeemed... Before 100 A.D. it was clear to everyone that Jesus’ prophecy was not going to be fulfilled. But by that time, Christianity had became widespread that this made no difference. The expectation of the end of the world was now transferred to the Millennium itself – the year 1000 A.D. – and the word Millennium became a synonym for the Day of Judgement. Christianity achieved its greatest triumph so far on 313 A.D. when the Emperor Constantine – as blodthirsty and vicious a maniac as many of the Roman emperors – declared it the official religion of the empire...
How
did these “messiahs” become so powerful? To begin with, all of
them had the gift of preaching. But it was more than that. As
we have seen, the Christian Church, which began as as poor and
persecuted organization whose leaders were thrown to the lions,
suddenly became the official religion of
As
soon as they gained power, the Christians began to behave far
worse than their enemies, destroying pagan temples, burning
heretics, and squabbling among themselves. In effect, the
Church became the supreme dictator. And the poor, ordered to go
to church every Sunday, groaning under heavy taxes, and forced
to pay to have their sins forgiven, became increasingly
disenchanted with their spiritual masters. But there was
nothing they could do; the Church exerted the same iron grip as
the Nazis in 5. Funk, Robert W., Honest to Jesus, p. 299: From now on we must always ask whether the Christian tradition has something to teach us and, if it does, what that something is. We can no longer give Christianity prior consent without determining what we are embracing as part of the bargain. bản electronic do tác giả cung cấp cho sachhiem.net |