Trường Sa Nơi Đầu Sóng Ngọn Gió

Bút ký 2 - Những Khúc Tưởng Niệm Trên Biển

Nguyễn Hoàn

http://sachhiem.net/NGHOAN/NgHoan10_TS.php

24-Jan-2015

Đến với đảo Sinh Tồn, tên đảo thể hiện khát vọng hòa bình và sự trường tồn bất diệt của người Việt Nam, tôi đến thăm và dâng hương tại chùa Sinh Tồn. Từ cổng chùa vào, phía bên phải chùa có dựng bia ghi danh 64 liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988, với họ tên, năm sinh và quê quán khắc trên bia như sau:

  1. Trần Đức Thông, 1944, Thái Bình,
  2. Trần Văn Phương, 1965, Quảng Bình,
  3. Nguyễn Mậu Phong, 1959, Quảng Bình,
  4. Đinh Ngọc Doanh, 1964, Khánh Hòa,
  5. Hồ Công Đệ, 1958, Thanh Hóa,
  6. Phạm Huy Sơn, 1963, Nghệ An,
  7. Nguyễn Văn Phương, 1969, Thái Bình,
  8. Bùi Bá Kiên, 1967, Hải Phòng,
  9. Đào Kim Cương, 1967, Hà Tĩnh,
  10.  Nguyễn Văn Thành, 1967, Hà Tĩnh,
  11.  Đậu Xuân Tứ, 1964, Hà Tĩnh,
  12.  Lê Bá Giang, 1968, Nghệ An,
  13.  Nguyễn Thanh Hải, 1967, Hà Tĩnh,
  14.  Phạm Văn Dương, 1967, Nghệ An,
  15.  Hồ Văn Nuôi, 1967, Nghệ An,
  16.  Cao Đình Lương, 1967, Nghệ An,
  17.  Trương Văn Thịnh, 1966, Phú Yên,
  18.  Võ Văn Tuấn, 1968, Khánh Hòa,
  19.  Phan Tấn Dư, 1966, Phú Yên,
  20.  Vũ Phi Trừ, 1955, Thanh Hóa,
  21.  Vũ Văn Thắng, 1962, Thái Bình,
  22.  Phạm Gia Thiều, 1956, Nam Định,
  23.  Lê Đức Hoàng, 1959, Thanh Hóa,
  24.  Trần Văn Minh, 1963, Nghệ An,
  25.  Đoàn Khắc Hoành, 1963, Hải Phòng,
  26.  Trần Văn Chức, 1965, Thái Bình,
  27.  Hán Văn Khoa, 1962, Phú Thọ,
  28.  Nguyễn Thanh Hải, 1968, Hải Phòng,
  29.  Nguyễn Tất Nam, 1966, Nghệ An,
  30.  Trần Khắc Bảy, 1967, Hà Nam,
  31.  Đỗ Viết Thành, 1966, Thanh Hóa,
  32.  Nguyễn Xuân Thủy, 1967, Nam Định,
  33.  Nguyễn Minh Tân, 1965, Thái Bình,
  34.  Võ Minh Đức, 1966, Quảng Bình,
  35.  Trương Văn Hướng, 1966, Quảng Bình,
  36.  Nguyễn Tiến Doãn, 1966, Quảng Bình,
  37.  Phan Hữu Tý, 1966, Quảng Bình,
  38.  Nguyễn Hữu Lộc, 1968, Đà Nẵng,
  39.  Trương Quốc Hùng, 1967, Đà Nẵng,
  40.  Nguyễn Phú Đoàn, 1968, Đà Nẵng,
  41.  Nguyễn Trung Kiên, 1968, Nam Định,
  42.  Phạm Văn Lợi, 1968, Đà Nẵng,
  43.  Trần Văn Quyết, 1967, Quảng Bình,
  44.  Phạm Văn Sỹ, 1968, Đà Nẵng,
  45.  Trần Tài, 1969, Đà Nẵng,
  46.  Lê Văn Xanh, 1967, Đà Nẵng,
  47.  Lê Thể, 1967, Đà Nẵng,
  48.  Trần Mạnh Việt, 1968, Đà Nẵng,
  49.  Trần Văn Phòng, 1960, Thái Bình,
  50.  Trần Quốc Trị, 1965, Quảng Bình,
  51.  Mai Văn Tuyến, 1968, Thái Bình,
  52.  Trần Đức Hóa, 1966, Quảng Bình,
  53.  Phạm Văn Thiềng, 1967, Quảng Bình,
  54.  Tống Sỹ Bái, 1967, Quảng Trị,
  55.  Hoàng Anh Đông (bia không ghi năm sinh), Quảng Trị,
  56.  Trương Minh Phương, 1963, Quảng Bình,
  57.  Hoàng Văn Thúy, 1966, Quảng Bình,
  58.  Võ Văn Tứ, 1968, Quảng Bình,
  59.  Phan Hữu Doan, 1960, Phú Thọ,
  60.  Bùi Duy Hiển, 1966, Thái Bình,
  61.  Nguyễn Bá Cường, 1962, Quảng Nam,
  62.  Hiền Văn Lập, 1963, Hà Tây,
  63.  Lê Đình Thơ, 1957, Thanh Hóa,
  64.  Cao Xuân Minh, 1966, Thanh Hóa.

Tôi thắp hương, kính cẩn nghiêng mình trước tấm bia ghi công các liệt sĩ. Tên các anh ghi danh ở đây, còn hình hài các anh đã hòa cùng biển cả của Tổ quốc.

Rời đảo Sinh Tồn, trên đường đến với đảo Cô Lin, một đảo chìm cách không xa đảo Gạc Ma, nơi xảy ra trận chiến bi hùng của hải quân Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm chiếm đảo này năm 1988, đoàn đã tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại quần đảo Trường Sa. Đoàn đã cùng nhau ôn lại câu chuyện cảm tử của những người lính hải quân Việt Nam trong nỗi nghẹn ngào thống thiết và trong niềm tự hào chất ngất.

Thả hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh tại quần đảo Trường Sa - Ảnh: VĂN DŨNG

Đoàn đã dâng hương, thả vòng hoa rồi từng người lần lượt thả từng cành hoa tưởng niệm xuống biển. Hoa như máu thắm của các anh ngày nào đã quyện đỏ lòng son cùng biển đảo đất nước. Ngày 14/3/1988, trên vùng biển đảo Gạc Ma đã diễn ra trận chiến ác liệt, không cân sức giữa một bên là những cán bộ, chiến sĩ hải quân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng đảo, trong tay chỉ có cuốc, xẻng, xà beng và súng bộ binh với quân Trung Quốc gồm những tàu chiến hiện đại, vũ khí tối tân. Trước sự hung bạo của địch, nhiều tấm gương mưu trí, quả cảm, kiên cường của quân ta đã xuất hiện.

Dâng hương tưởng niệm trước bia ghi danh 64 liệt sĩ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988 (bia đặt trong khuôn viên chùa đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa) - Ảnh: V.D

Đó là Trung tá Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Đại úy Vũ Phi Trừ, Thuyền trưởng tàu HQ-604 đã bình tĩnh chỉ huy các chiến sĩ kiên cường chiến đấu, sẵn sàng xả thân vì chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Đó là Thiếu úy Trần Văn Phương, Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma trước lúc hy sinh đã quấn cờ Tổ quốc quanh thân mình và động viên đồng đội: “Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng”. Đó là anh hùng Nguyễn Văn Lanh bị thương nặng vẫn không rời vị trí chiến đấu, quyết giữ đảo đến cùng. Đó là Thiếu tá Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, chỉ huy tàu HQ-505 đã có một quyết định táo bạo, mưu trí, sáng suốt. Lúc đó, tàu HQ-505 bị quân Trung Quốc bắn hỏng máy, trôi ra xa đảo Cô Lin (đảo Cô Lin cách không xa đảo Gạc Ma) và có nguy cơ bị chìm. Nếu tàu HQ-505 không nhanh chóng trở lại với đảo Cô Lin, tàu sẽ chìm, các chiến sĩ trên tàu sẽ hy sinh và đảo Cô Lin sẽ bị địch chiếm mất. Trước tình thế nguy kịch, ngàn cân treo sợi tóc, Thiếu tá Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã chỉ huy tàu HQ-505 vừa đánh trả địch, vừa tiến về phía đảo Cô Lin, rồi nhanh chóng cho tàu lao lên bãi ngầm đảo này, biến con tàu thành pháo đài vững chắc để giữ đảo Cô Lin. Do lập nên chiến công tuyệt vời này, Thiếu tá Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 

Trong số 64 liệt sĩ đã ngã xuống tại vùng biển đảo Gạc Ma, có 2 liệt sĩ ở Quảng Trị. Trong số 2 liệt sĩ ở Quảng Trị, liệt sĩ Tống Sỹ Bái là chú ruột của Tống Văn Cường, nhân viên Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông Quảng Trị, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị, nơi tôi công tác. Sau “khúc tưởng niệm trên biển” cùng với đoàn, khi trở về đất liền, nhờ Cường, tôi đã có riêng “khúc tưởng niệm liệt sĩ Tống Sỹ Bái”.

Mộ liệt sĩ Tống Sỹ Bái (hy sinh tại vùng biển đảo Gạc Ma, chưa tìm được hài cốt) ở Cam An, Cam Lộ (phía sau là mộ thân phụ của liệt sĩ) - Ảnh: N.H

Cường dẫn tôi đi thăm mộ liệt sĩ Tống Sỹ Bái đặt trên đất làng Phổ Lại Phường, Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị. Anh Bái ngã xuống khi chỉ mới 21 tuổi. Mộ anh đặt cạnh mộ của người cha và mộ của những người thân. Anh đã hiến thân mình cho đảo Gạc Ma nên mộ anh không có thi hài mà chỉ có hình nhân được táng vào đó, thay cho anh. Viếng mộ anh Bái về, tôi đến thăm gia đình bố mẹ Cường, bà nội Cường (tức mẹ của anh Bái).

Anh Tống Sỹ Kỳ, 63 tuổi, bố Cường, bùi ngùi kể: “Năm 1988, gia đình nhận được giấy báo tử, nhưng phải 5 năm sau, gia đình mới dựng mộ cho chú Bái, do có người nói chú chưa mất hoặc chú đang bị Trung Quốc bắt. Năm 1993, gia đình mới mời thầy pháp về để luyện cốt, chiêu hồn cho chú. Cốt là hình nhân, lấy sọ dừa làm đầu, lấy sáp làm thân, lấy cây dâu làm đốt xương, lấy máu từng người trong nhà giọt vào cây dâu, táng vào tiểu ván. Áo quần của chú còn lại cho vào trong tiểu luôn”. Bà Hoàng Thị Giỏ, 85 tuổi, người đã chịu đựng nỗi đau tột cùng mất con, mất cả hình hài con, nghẹn ngào nhớ lại buổi anh Bái lên đường tòng quân: “Hắn nói mạ để cho con đi. Trước sau, con cũng đi nghĩa vụ. Lúc đó, tên hắn chưa đến lượt gọi đi”. Anh Kỳ nhớ như in về dáng vóc, tâm tính đứa em liệt sĩ: “Chú Bái người cao, đẹp trai. Tính tình dễ thương, không làm mất lòng ai. Trước khi vào hải quân, chú đã có người yêu. Chú nói, em đi nghĩa vụ đợt này về rồi tính chuyện vợ con”. Anh Kỳ kể thêm rằng, cách đây ba năm, bên quân đội đã cử người đến lấy mẫu máu của anh Kỳ, mẹ anh Kỳ và một người em gái anh Kỳ để đối chiếu với những mẫu hài cốt liệt sĩ đã tìm được. Sau đó, anh được báo tin mẫu máu của anh và những người thân trong gia đình anh không khớp với mẫu hài cốt nào cả. Ôi! Gạc Ma đau thương, Gạc Ma bi hùng, Gạc Ma phẫn hận!

Sau khi Trung Quốc xâm chiếm một số bãi đá ngầm và đảo Gạc Ma của Việt Nam năm 1988, việc tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc, trong đó có thềm lục địa đặt ra bức bách.

(Xem tiếp Bút Ký 3)

_________________

Bài đọc thêm:

- Những bài về Trường Sa & Hoàng Sa đăng trong sachhiem.net (SH)

Các bài cùng tác giả


 ▪ Trịnh Công Sơn Với Quê Hương Thần Thoại - Nguyễn Hoàn

Con Người Minh Triết Trong Nhạc Trịnh Công Sơn - Nguyễn Hoàn

Chiều kích đặc biệt của con người ... - Nguyễn Hoàn

Về cái gọi là “học thuật” của Ban Mai trong nghiên cứu Trịnh Công Sơn - Nguyễn Hoàn

Trường Sa trong thơ Trần Đăng Khoa - Nguyễn Hoàn

Để hiểu đúng câu Kiều về chữ “tâm” của Nguyễn Du - Nguyễn Hoàn

Festival Huế - Nguyễn Hoàn

Mẹ Gio Linh - Mẹ Việt Nam - Nguyễn Hoàn

Những sai lệch, thiếu sót trong “Trịnh Công Sơn, vết chân dã tràng” - Nguyễn Hoàn

Chân trời Mỹ Thuỷ - Nguyễn Hoàn

Gặp Chủ Nhiệm Đề Án Mới Trên Hành Lang Kinh Tế Đông Tây - Nguyễn Hoàn

Lễ Bộ Thượng Thư Lê Trinh - Nguyễn Hoàn

Tư tưởng đổi mới của TBT Lê Duẩn - Nguyễn Hoàn

Chân Lý “Lao động, tình thương và lẽ phải” của Lê Duẩn - Nguyễn Hoàn

Thư Tình Gửi Một Người: cuốn sách giải mã ca từ TCS - Nguyễn Hoàn

Hoàng Nhuận Cầm với lời nguyền từ chiến hào Thành Cổ - Nguyễn Hoàn

Trường Sa Nơi Đầu Sóng Ngọn Gió - Đảo Là Nhà, Biển Là Quê Hương - Nguyễn Hoàn

Trịnh Công Sơn và Bob Dylan, Giống và Khác - Nguyễn Hoàn

Nhạc Trịnh Với Vấn Đề Cái Chết - Nguyễn Hoàn

Tổng Bí thư Lê Duẩn với danh họa Lê Bá Đảng - Bút ký - Nguyễn Hoàn


▪ 1 2 >>>

Trang Văn Học Xã Hội