●   Bản rời    

Đối Thoại Với Mục Sư Nguyễn Quang Minh

Đối Thoại Với Mục Sư Nguyễn Quang Minh

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN135.php

23-Jan-2013

LTS: Khi GS Trần cho rằng ông rất muốn "đối thoại" trong bài này, chúng tôi không tin rằng ông thực sự muốn đối thoại, chỉ là vì GS nghe không thuận tai những điều tuyên bố của ông mục sư thế thôi. Đối với những người dùng kiến thức về "thần học" Ki-tô giáo để nói chuyện, thì mô thức đối thoại sẽ không thành lập được, ta chỉ thấy họ muốn độc thoại như trong các nhà thờ mà thôi. Nếu có trao đổi đi nữa thì đối tượng sẽ đem những điều vô lý trong "thánh kinh" và những câu "thánh kinh phịa" ra để tiếp tục loanh quanh, trong khi chúng ta cần lý luận một cách khoa học. Mỗi bên sẽ không thể thu thập được một số ý kiến của người đối diện cho mình như là kết quả sau khi mỗi cuộc đối thoại cần có. Chính GS Trần sẽ trình bày dưới đây: "Thần học KiTô Giáo là một môn học về một cái gì vô hình, không thể mô tả được, không ai hiểu được, và không ai biết được, trong đó ai muốn diễn giải nhăng, diễn giải cuội thế nào cũng được.. Vì vậy cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ khi ông Tiến sĩ Thần học Tin Lành Nguyễn Quang Minh viết toàn những lời mê sảng, vô nghĩa,... " Vậy bài đối thoại này dành cho các bạn đọc mà thôi. Chúng tôi không mong gì Mục Sư Nguyễn Quang Minh có thể đáp lại bằng những lý luận một cách khoa học. (SH)

 

Tình cờ tôi đọc được bài: “CÓ NÊN ĐỔI TÊN ĐẠO TIN LÀNH THÀNH ĐẠO-TRỜI HAY VIỆT-ĐẠO” do Mục-sư Nguyễn Quang Minh viết thay mặt cho dân-tộc Việt Nam muốn tin thêmTin Lành [Nguyễn Quang Minh, TS Thần học Và Chính Trị học]

Đọc cái đầu đề của bài chúng ta thấy ngay sự cuồng tín, mê sảng của một mục sư Tin Lành, tôi thấy mình cần đối thoại với ông mục sư này.

Thứ nhất, đạo Tin Lành của ông mục sư Nguyễn Quang Minh chỉ là một trong hàng trăm hệ phái Tin Lành khác nhau của Ki Tô Giáo Tây phương, làm sao có thể đổi tên thành bất cứ cái gì khác. Tất cả các đạo khác vào Việt Nam đều giữ nguyên tên, thí dụ như đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão v…v….Việt đạo đã có trên đất nước Việt Nam từ nhiều ngàn năm qua. Đó là đạo làm người của người Việt, chứ không phải là đạo làm con chiên của Ki Tô Giáo. Hơn nữa, đối với thế giới tiến bộ ngày nay thì Tin Lành chỉ là một đạo tin nhảm tin nhí vào những điều không đáng tin mà thế giới văn minh tiến bộ đang đào thải. Ông mục sư muốn mang đồ phế thải của Tây phương vào làm đạo trời hay Việt đạo của người Việt Nam hay sao?

Thứ nhì, ông mục sư lấy tư cách gì mà viết thay mặt cho “dân tộc Việt Nam”? “Dân tộc Việt Nam” không phải là đám dân ngu bị dụ hay bị mua để mà tin vào Tin Lành. Ông chỉ là một mục sư quèn, ham hố một cái-bánh-vẽ-trên-trời, từ của Mục sư Ernie Bringas: A-Pie-In-The Sky. Viết như vậy, ông nợ dân tộc Việt Nam một lời xin lỗi và xưng tội, xưng tội với dân tộc Việt Nam, chứ không phải là xưng tội với Chúa của ông đâu nhé.

Nhưng tại sao ông mục sư Nguyễn Quang Minh lại viết lên những điều mê sảng như vậy? Vì ông ta là một Tiến sĩ Thần học và Chính trị học. Ai cũng biết chính trị thường dựa vào thủ đoạn, không mấy ngay thẳng. Còn Thần học thì sao? Chúng ta hãy đọc chút ít về cái gọi là “Thần học”, ở đây là Thần học Ki Tô Giáo, Ca-tô cũng như Tin Lành.

Mục sư Nguyễn Quang Minh

Thần học Ki Tô Giáo 

Có lẽ nhận định sau đây về Thần học Ki Tô Giáo của Charlie Nguyễn, một người Ca-tô đạo gốc đã tỉnh ngộ, có thể nói là không sai với sự thật là bao nhiêu [Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr. 355-56]:

“Cái gọi là sự học vấn của các trường tôn giáo hoặc sự uyên bác của học sĩ Ulama thực chất chỉ là môn học “tán hươu tán vượn” về những điều huyền hoặc của thần học (theology). Thần học Hồi Giáo cũng tương tự như thần học của Do Thái Giáo hoặc Ki-tô Giáo. Thần học là một môn học đầy tính chất hoang tưởng, viển vông và nhảm nhí. Càng đi sâu vào thần học, con người càng lún sâu vào “ốc đảo tâm linh”, xa rời thực tế và đầy đặc những định kiến sai lầm. Những mảnh bằng “Tiến Sĩ Thần Học” là những giấy chứng chỉ công nhận sự ngu xuẩn của kẻ được cấp. Chỉ đến khi có cơ duyên tỉnh ngộ, kẻ đó mới cảm thấy xấu hổ là đã được cấp những mảnh bằng về thần học mà thôi.”

Trên thực tế, Thần học là một môn học không có chủ đề, hay nói cho đúng hơn là một chủ đề thuộc loại đoán mò, vì chủ đề (Thần), có những thuộc tính như vô hình (invisible), không ai biết được (unkowable), không ai hiểu được (incomprehensible), ba trong 23 thuộc tính mà Ca-tô Rô-ma Giáo dùng để mô tả Thần của Ca-tô Giáo, cũng là Thần của Tin Lành. Vì vậy Richard Dawkins đã viết trong bài “Sự Trống Rỗng Của Thần Học” [The Emptiness of Theology]: Cái gì làm cho bất cứ ai nghĩ rằng Thần Học thật sự là một chủ đề?[What makes anyone think that "theology" is a subject at all?]. Ngô Triệu Lịch cũng đã nhận định: Thần học Ki Tô Giáo chỉ là thần học đoán mò, vì có ai biết Thần của Ki Tô Giáo là cái gì đâu. Nó chỉ có ở trong đầu những người có đầu óc bị bệnh hoang tưởng mà trong đó có vẻ như thiếu những giây thần kinh lý trí. Bản chất của Thần đó không khác gì các Thần như Thần Cây Đa, Thần Bình Vôi, Thần Sông, Thần Núi v…v… Nhưng Việt Nam ta có Thần thật, đó là các Thần Hoàng Làng, những người có công với đất nước hay làng xóm, trước đây được Vua sắc phong. Để cho vấn đề được rõ ràng hơn, chúng ta hãy đọc thêm chút ít về Thần học Ki tô giáo, theo nhận định của một số trí thức Tây phương.

Theo định nghĩa thì Thần Học Ki Tô [Christian theology] là môn học về Thần của Ki Tô Giáo. Thần của Ki tô giáo thực ra chỉ là Thần của dân Do Thái, được người Do Thái dựng lên trong thời bán khai. Danh từ Thần Học có xuất xứ từ tiếng Hi Lạp theologia (θεολογία), theos (θεός) có nghĩa là Thần, và logos (λόγος) có nghĩa là lời (word), bài giảng (discourse), hay lý luận (reasoning) về Thần. Thánh Augustine định nghĩa Thần Học là “lý luận hay thảo luận về Thần" [reasoning or discussion concerning the Deity], nghĩa là lý luận hay thảo luận về một cái gì chẳng ai biết nó như thế nào, cho nên tất cả chỉ là lý luận theo sự hoang tưởng của cá nhân.

- Thần học Ki Tô liên hệ tới đức tin Ki Tô như thế nào?

Có lẽ chúng ta cũng nên biết thần học Ki Tô liên hệ tới đức tin Ki Tô như thế nào và thực chất nền thần học đó ra sao.

Theo định nghĩa cổ điển thì Thần học là "đức tin tìm kiếm sự hiểu biết" (In the classical meaning of the term, theology is "faith seeking understanding"), do đó Thần học Ki Tô tìm cách biện giải những điều đã tin. Ngoài đức tin, Thần học không có nghĩa. (Apart from faith, theology has no meaning.) Nhưng chúng ta biết rằng: Theo định nghĩa của H. L. Mencken thì Faith hay Đức Tin là "một kiểu tin phi-lôgic vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực" (an illogical belief in the occurrence of the improbable), và theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief in something for which there is no proof.) Chẳng vậy mà học giả Ca-tô Joseph L. Daleiden đã nhận định trong cuốn The Final Superstition: “Đức Tin Ki Tô (Christian Faith) và Lý Trí (Reason) tượng trưng cho hai con đường đối ngược: con đường đi tới mê tín đối với con đường đi tới hiểu biết” [The path to superstition versus the path to knowledge] Như vậy thì “đức tin” và “hiểu biết” có tính cách “loại trừ hỗ tương” (mutually exclusive).

Thần học bao giờ cũng phải đặt căn bản trên đức tin, tin những điều viết trong Thánh Kinh, hoặc viết bởi những nhà lập giáo, những tín lý các công đồng Ca Tô đưa ra v..v.. (Linh Mục Richard P. McBrien in Report on the Church, p. 2:...That is, theology must always have its starting point in Sacred Scripture, in the writings of the early fathers of the Church, in the official teachings of the councils, and so forth.) rồi từ đó mới tìm cách diễn giải, bất kể là diễn giải đúng hay sai, diễn giải vặn vẹo như thế nào, để tăng thêm đức tin mà Ki Tô Giáo gọi đó là hiểu biết. Thí dụ, Thần học đặt sự hiện hữu của Thần Ki Tô (Christian God) [Thiên Chúa của tín đồ Việt Nam] như một tiền đề không có nghi vấn, rồi từ đó mới biện giải về mối liên hệ giữa Thần Ki Tô và con người, và làm phát triển trong con người lòng tin và thờ phụng Thần Ki Tô, tuy trong thực tế không ai biết Thần Ki Tô (Christian God) là cái gì. Do đó, các nhà Thần học muốn nói gì về Thần của mình cũng được và nhiều khi còn mâu thuẫn với nhau.

Cho nên, tuy có chung một Thần (Gót) của Do Thái nhưng lại có vô số các nhà Thần học, mỗi người giảng theo cái hiểu biết, đúng ra là sự tưởng tượng nghèo nàn, rất hạn hẹp của mình. Bởi vậy chúng ta có những loại thần học như: thần học Do Thái (Jewish Theology), thần học Hồi Giáo (Islam theology), thần học Tin Lành (Protestant Theology), thần học Ca-tô (Catholic theology), Thần học giải phóng (Liberation theology), thần học của phái nữ (feminist theology), thần học của người da đen (black theology), thần học Á châu (Asian theology) [một sản phẩm hạ đẳng của các nhà Thần học Ki Tô muốn mê hoặc và xâm lăng văn hóa và tôn giáo Á Châu] và còn có loại thần học của giáo hội bị lên án như "Thần học để tạo quyền sở hữu" (Theology of Ownership) nghĩa là loại thần học được bày đặt ra để thống trị con chiên (Dominion to rule), và hầm bà lằng đủ loại thần học khác. Lại có cả "theological pornography" mà tôi không muốn dịch (Xin đọc cuốn "Christianity, Patriarchy, and Abuse: A Feminist Critique" của Joanne Carlson Brown & Carole R. Bohn, chương 7).

Còn nữa, trong cuốn Một Linh Mục Hiện Đại Xét Về Giáo Hội Lỗi Thời Của Mình, một cuốn sách đã được một số trí thức trong cũng như ngoài giáo hội ca tụng, linh mục James Kavanaugh đã đưa ra một nhận xét như sau về nền Thần học Ki-Tô:

Tuy nhiên, nền Thần học của chúng ta đã trở thành một trò chơi học thuật. Đó là một mớ luật lệ tích tụ trong sự cay đắng tôn giáo của những cuộc tranh chấp nhỏ mọn. Đó là một chuyện cổ tích về những chân lý đã nhàm chán, chỉ có tác dụng tước đoạt trách nhiệm cá nhân của con người và hạ thấp con người thành một nô lệ vô danh sợ sệt. Thần học đã tước đoạt đầu óc con người và chỉ để lại trong họ những lời học thuộc lòng...

[James Kavanaugh, A Modern Priest Looks At His Outdated Church, p. 6: Our theology, however, has become a scholar's game. It is a code of rules accumulated in the petty wars of religious bitterness. It is a tale of tired truths, which only serve to rob man of personal responsibility and reduce him to the listlessness of a frightened slave. Theology took away man's mind and left him memorized words...]

Giáo sư David Voas, đại học New Mexico, Hoa Kỳ, tác giả cuốn sách khảo cứu Tân Ước nổi tiếng: Cuốn Thánh Kinh Mang Tin Dữ: Cuốn Tân Ước [The Bad News Bible: The New Testament, Introduction] đã viết trong phần dẫn nhập như sau:

Thần học, đã một thời như là bà hoàng của các khoa học, ngày nay có vẻ chỉ còn là bà hoàng của các tu viện, vẫn đàm tiếu về cùng những chuyện cổ xưa sau khi các em nhỏ hát Thánh ca đã trưởng thành và bỏ đi lâu rồi. Thật là đáng xấu hổ... Thần học - chấp nhận như là môn học về Thần Ki Tô - bị coi là không có chủ đề nào, hoặc ít nhất là không có chủ đề nào chúng ta có thể nghiên cứu. Đó là ngành học duy nhất với những chuyên gia thực sự không biết mình đang nói cái gì.

Vì không có chất liệu cho chủ đề, các nhà Thần học phải xử dụng đến hai lãnh vực kỳ quặc: óc tưởng tượng và Giáo quyền... Ngày nay, các tư tưởng gia Ki Tô có nhiệm vụ chứng tỏ Thánh Kinh có ý nghĩa, nhất quán, và có vẻ như là có thể biện hộ cho vấn đề luân lý đạo đức trong đó. Điều này có thể thật là khó khăn.

[David Voas, Theology, once queen of the sciences, now seems merely queen of the cloisters, still gossiping about the same old stories long after the choir boys have grown up and moved on. It's a shame... Granted, theology - the study of God - suffers from the suspicion that it has no subject, or at least none we can study. It is the only field with experts who don't know what they are talking about. Their subject matter being inaccessible, theologians must resort to the odd couple of imagination and authority... Christian thinkers now have the job of showing that scripture makes sense, is consistent, and appears morally defensible. This can be difficult.]

Và, trong cuốn "Những vị Thần cuối cùng của Huyền Thoại: GiaVê và Giêsu", Tiến sĩ William Harwood, một tín đồ CaTô đã tỉnh ngộ và bỏ được niềm tin sai lầm của Ca-tô giáo, viết:

"Người ta đã khám phá ra rằng, từng quyển một trong Thánh Kinh đều chứa những sai lầm về sự kiện, những phỏng đoán không chính xác, những kỹ thuật làm hợp lý hóa, những điều tiên tri về những sự việc đã xảy ra, ghép với những điều tiên tri về tương lai đã được chứng tỏ là không chính xác, và không còn sai lầm gì nữa là chứa những lời nói láo cố ý. Nếu sự khám phá này được phổ biến tới đại chúng thì cái huyền thoại Do Thái - KiTô đã bị quật nhào bởi một cơn gió lốc khó có hi vọng phục hồi.

Trước nguy cơ bị loại bỏ này, Giáo Hoàng đương thời (John Paul II) bổ nhiệm một số sử gia của chính ông ta để khảo sát những kết luận về Thánh Kinh của những sử gia thế tục và tìm ra trong những bằng chứng của họ những sơ hở mà Giáo Hoàng tin rằng thể nào cũng phải có. Kết quả là những sử gia của Giáo Hoàng cũng phải xác nhận là Thánh Kinh của họ thực ra chỉ là một ảo tưởng sai sự thực. Họ phúc trình kết quả lên Giáo Hoàng, và khi Ngài lập tức dẹp bỏ cái phúc trình này đi thì họ không còn là tín đồ Ca-Tô nữa. Rồi Giáo Hoàng ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền của Ngài phát minh ra một phương pháp luận khác để đánh đổ phương pháp của những sử gia trên, một phương pháp luận được tạo ra với mục đích rõ rệt là phải đi đến kết luận là cuốn Thánh Kinh của Do Thái - KiTô không phải là một tác phẩm hoang đường, không cần để ý đến chuyện phải xuyên tạc những bằng chứng đến cỡ nào để đi tới mục đích trên. Cái phương pháp luận đó là "Thần học"..

Đó là quyền lực của chính trị Thần quyền của thế giới mà, mặc dù đã có hàng ngàn tác phẩm nghiên cứu và bài khảo cứu phủ bác toàn bộ Thánh Kinh Do Thái - KiTô, cho tới ngày nay, 90% dân chúng trong những xã hội mà tôn giáo chính là KiTô Giáo không hề biết đến sự hiện hữu của những bằng chứng bất khả phủ bác là quyển Thánh Kinh chỉ là một tác phẩm giả tưởng.

[William Harwood, Mythology's Last Gods: Yahweh and Jesus, p. 16: One by one the various books of the bible were discovered to contain errors of fact; inaccurate guesses; rationalizations; prophecies ex-post-facto, usually combined with prophecies of the future that proved inaccurate; and unmistakable, deliberate lies. Had this discovery been allowed to reach general public, Judeo-Christian mythology would have suffered a blow from which it could not have hoped to recover. Facing elimination, the current Pope appointed his own historians to examine the secular historians' conclusions and find the flaw in their evidence that he believed must be there. The outcome was that the Papal historians confirmed that their bible really was falsifiable fantasy. They presented the Pope with their reports and, when he promptly suppressed them, they all ceased to be Catholics. So the Pope ordered his propaganda machine to invent an alternative methodology to combat that of the historians, a methodology created for the specific purpose of reaching the conclusion that the Judeo-Christian bible is nonfiction, no matter how severely the evidence had to be distorted in order to achieve that objective. That methodology was 'theology'.. Such was the power of the world's theocracies that, despite the publication of thousands of scholarly books and articles refuting every part of the Judeo-Christian bible, to this day the existence of unchallengeable proof that the bible is a work of fiction is unknown to ninety percent of the population of Christian- dominated societies.]

Như vậy, Thần học KiTô Giáo là một môn học về một cái gì vô hình, không thể mô tả được, không ai hiểu được, và không ai biết được, trong đó ai muốn diễn giải nhăng, diễn giải cuội thế nào cũng được.. Vì vậy cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ khi ông Tiến sĩ Thần học Tin Lành Nguyễn Quang Minh viết toàn những lời mê sảng, vô nghĩa.. Vô nghĩa ở chỗ không ai thấy được Thần (invisible), không ai biết gì về Thần (unknowable), và không ai hiểu được Thần (incomprehensible), cho nên những gì nói về Thần, đều là do sự tưởng tượng hay mê sảng của con người, thường là sự tưởng tượng của những người không có mấy đầu óc, hoặc đầu óc rất xảo quyệt, đưa ra để lòe bịp những người ít đầu óc.

- Vài nhận định của các học già nổi tiếng Tây phương

Trên đây chỉ là một vài trích dẫn ngắn cho mục sư Nguyễn Quang Minh về thế nào là thực chất môn Thần học mà ông khoe là Tiến sĩ môn học đó. Hi vọng ông mục sư hãy để tâm suy nghĩ chút ít về cái nhãn hiệu “Tiến sĩ Thần học Tin Lành” của mình. Thần học Ki Tô Giáo có ích gì cho nhân loại hay chỉ đưa đến thảm họa cho nhân loại? Chúng ta hãy đọc vài nhận định về Thần học Ki Tô Giáo của các học già nổi tiếng Tây phương trước khi sang phần phê bình bài viết của mục sư Nguyễn Quang Minh.

1. Robert G. Ingersoll: Hãy để thần học ra ngoài tôn giáo. Thần học luôn luôn cho những người tồi tệ nhất lên thiên đàng, những người tốt nhất xuống hỏa ngục.

Hi vọng của khoa học là sự hoàn mỹ của loài người. Hi vọng của thần học là cứu rỗi một số ít người và sự đầy đọa hầu hết mọi người.

[Let us put theology out of religion. Theology has always sent the worst to heaven, the best to hell.

The hope of science is the perfection of the human race. The hope of theology is the salvation of a fewand the damnation of almost everybody.]

2. H. L. Mencken: Thần học: một nỗ lực để giải thích cái không thể biết được bằng những lời không đáng để biết.

[Theology: an effort to explain the unknowable by putting it into terms of the not worth knowing.]

3. Bertrand Russell: Bạo hành được dùng trong thần học, không trong số học.

[Persecution is used in theology, not in arithmetic.]

4. Marquis de Sade: Xét về những khái niệm đưa ra bởi các nhà thần học, chúng ta phải kết luận là Gót sáng tạo ra hầu hết mọi người với mục đích chứa họ đầy trong Hỏa ngục.

[Judge from the notions expounded by theologians, one must conclude that God created most men simply with a view to crowding hell.]

Tin Mừng của Ca-tô giáo và Tin Lành

Bây giờ, chúng ta hãy sang phần phê bình vài lời mê sảng đặc biệt trong bài viết cùa Tiến sĩ Thần học Tin Lành Nguyễn Quang Minh (NQM). Đọc bài của ông mục sư Nguyễn Quang Minh tôi có thể khẳng định là ông ta không đọc hết Thánh Kinh. Có lẽ ông ta được Tin Lành dạy trong môn Thần học ra sao thì chỉ nhắc y chang lại như con vẹt mà thôi chứ tự mình không tìm hiểu Thánh Kinh. Vì vậy khi ông ta viết về những chuyện trong Thánh Kinh thì vấp phải quá nhiều sai lầm và nhiều khi còn lộ rõ những luận điệu thần học xảo quyệt lắt léo khi diễn giải Thánh Kinh. Tôi không có nhiều thì giờ nên chỉ có thể điểm qua một số điểm để chứng minh mà thôi.

NQM: Thiên Chúa Giáo đến nước ta qua Công giáo và Tin Lành nhưng chỉ tập-thể Tin Lành không có mục đích và sách lược rõ ràng nào cả. Có qủa thật Công giáo đem Tin Mừng đến để đưa linh hồn dân tộc Việt về thiên đàng hay không. Hay là họ chỉ muốn đặt dân tộc Việt dưới sự thống trị của Vatican mà thôi ? Còn Tin lành thì với mục đích rao giảng Tin Lành có đúng với nhu cầu của Đồng bào VN ta hay không ?

TCN: Giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu cùa một “thiên đàng”, thiên đàng chung cho Ca-tô giáo và Tin Lành. Do đó, đúng là Công giáo chỉ muốn đặt dân tộc Việt dưới sự thống trị của Vatican, một tổ chức có nhiều tính chất thế tục hơn là tôn giáo. Còn Tin Lành chỉ muốn đặt dân tộc Việt dưới sự thống trị của cuốn Thánh Kinh, một cuốn sách đầy những sai lầm về khoa học cũng như thần học, đầy những chuyện giết người tàn bạo, ác độc, vô luân thường đạo lý, nhưng được các mục sư trích dẫn vụn vặt, diễn giảo láo để khuyến dụ đám dân đen, trên thực tế, đó là sự thống trị của các mục sư.

NQM: Mà mỗi giáo hội đã có độc lập và kế hoạch gì cho mình đâu. Luôn luôn chịu ảnh hưởng và chỉ thị của ngoại bang . Tin lành thì chưởi Công Giáo là thờ bà Ma-ri, chê Cơ Đốc Phục lâm là sa-bát-sa-chén, chê Báp-tít...là tà giáo...Công giáo thì cho Tin Lành là Đạo lạc, là phản thệ... Mãi về sau này Công giáo mới gọi Tin Lành là người anh em, nhưng Tin Lành nhất định không gọi lại Công giáo là người anh em ? Tin-lành này kêu Tin-lành kia còn nặng hơn nữa là tà giáo. Nay Tin Lành tại VN có đến hàng mấy chục hệ phái !

TCN: Cùng thờ một Chúa mà các người đối với nhau như vậy, không chỉ như vậy mà còn chém giết lẫn nhau, những người theo “Tin Mừng” và “Tin Lành” chém giết lẫn nhau dài dài cho tới tận ngày nay. Vậy mà muốn người Việt chúng tôi cứ nhắm mắt mà tin vào cái đạo loạn xì ngầu và ác ôn đó hay sao? Vậy thật ra Tin Lành là cái gì, có nhất quán không, hay muốn nói Tin Lành là thế nào thì nói. Các người quả thật là coi thường chúng tôi quá, tưởng ai cũng có đầu óc như các người hay sao. Phật Giáo ở Việt Nam cũng có 5 tông phái chính, nhưng không hề có chuyện mạ lỵ nhau và chém giết nhau như các hệ phái Ki Tô Giáo. Trái lại, một vị Tăng ở tông phái này nếu biết ở tông phái khác có một cao tăng đạo đức nào thường lại gửi đệ tử của mình sang học với vị cao tăng đó. Tại sao các người lại bỏ vàng mà đi nhặt than đá.

Bài Giảng Trên Núi, và Luật Vàng:

Ông mục sư Nguyễn Quang Minh, tiến sĩ thần học, giảng: Tin Lành Chúa Jesus chính là BÀI GIẢNG TRÊN NÚI, tức Kinh Bát Phúc, tóm lược lại chỉ là ĐẠONHẪN(nhẫnnhục). và ĐIỀU RĂN MỚI, hết lòng kính Trời và hết lòng thương người. Kinh Bát Phúc Ngài khuyên chúng ta hãy vong thân, tức là CHO ĐI chính bản thân mình để yêu Chúa Trời và tha nhân.

TCN: Ông mục sư giảng bậy. Bài giảng trên núi tuyệt đối không phải là Tin Lành mà hầu hết là Tin Dữ và những hứa hẹn vô trách nhiệm. Chứng minh?

Chúng ta hãy đi vào vài chi tiết trong Tân Ước để phân tích xem bài giảng đó như thế nào? “Bài giảng trên núi” chiếm 3 đoạn trong Phúc Âm Matthew: 5,6, và 7, và dạng rút ngắn trong Phúc Âm Luke 6:17-45. Những trích dẫn sau đây là từ Phúc Âm Luke.

Một trong những điều giảng dạy của Giêsu mà các tín đồ cho là hay nhất là câu mà các nhà truyền giáo gọi là "Luật Vàng" (Golden Rule), Luke 6: 31: "Hãy làm cho người khác điều các con muốn người ta làm cho mình". Nhưng đây không phải là một luật do Giêsu sáng tác, vì chúng ta biết rằng, hơn 500 năm trước khi Giêsu sinh ra đời thì Đức Khổng Tử cũng đã nói luật trên nhưng dưới một dạng khác: "Những điều mà mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng có làm cho người khác" (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Và trong kinh Talmud của Do Thái cũng có câu (Sabbath 31: 1): "Cái gì mà mình không thích thì đừng có làm cho người khác" (What thou does not like, do thou not to thy neighbor).

Do đó, Luật Vàng mà các tín đồ Ki Tô thường cho là của Giêsu, thật ra chỉ là cóp nhặt tư tưởng đã có từ trước trong dân gian và thay đổi câu văn từ tiêu cực (negative) sang tích cực (positive). Nhưng cũng vì thế mà Luật Vàng của Giê-su không được hoàn hảo, vì điều mà mình muốn người khác làm cho mình chưa chắc đã là những điều đúng, lành thiện v..v.. mà có thể bắt nguồn từ tham dục, hay si ngốc. Và cũng chưa chắc đó là những điều mà người khác cần đến, hoặc muốn mình làm cho họ. Thí dụ, ông muốn người khác hứa hẹn cho ông một cái bánh vẽ trên trời và ông đi hứa hẹn với người khác như vậy, dù chẳng có ai muốn. Vậy “luật vàng” của Chúa có tính cách cưỡng bách bất kể người khác có muốn hay không.

Trái lại, luật của Đức Khổng Tử có tính cách luân lý rộng lớn, khuyên ngăn chúng ta không nên làm cho người khác những điều họ có thể không muốn, vì chính mình cũng không muốn những điều này. Đây là một cách xử thế khôn ngoan, tránh gây bất hòa, vì "đừng làm" ngụ ý thận trọng, trong khi "hãy làm" thường có tính cách áp đặt hay cưỡng bách.

Charles Bradlaugh, một tư tưởng gia tự do (freethinker) nổi tiếng của Anh Quốc, đã phân tích những điều trong “bài giảng trên núi” của Giêsu trong một bài viết đặc sắc: Giêsu Giảng Dạy Những Gì? (What Did Jesus Teach?). Độc giả có thể lấy bài này trong Internet (http://www.infidels.org/library/historical/charles_bradlaugh/what_jesus_taught.html ). Ở đây, tôi không có ý định phê bình toàn thể "Bài Giảng Trên Núi" cho nên sau đây tôi chỉ phân tích vài lời dạy của Giê-su trong “bài giảng trên núi” hay Kinh Bát Phúc của ông mục sư Nguyễn Quang Minh:

1. - Phúc cho kẻ có tinh thần yếu kém

Mathhew 5:3: Phúc cho kẻ có tinh thần yếu kém, vì nước thiên đàng thuộc về họ. (Blessed are the poor in spirit, For theirs is the kingdom of heaven).

Bình luận về câu trên, Charles Bradlaugh viết:

Tinh thần yếu kém có phải là đức tính chính mà Giê-su đặt lên cao nhất trong những điều giảng dạy của ông ta hay không? Thực ra đó có phải là một đức tính không? Chắc chắn là không. Tinh thần dũng cảm, tinh thần lương thiện, đầy đủ những mục đích công chính, đó là những đức tính; tinh thần yếu kém là một tội ác...

[Charles Bradlaugh, The Freethought Web, Is poverty of spirit the chief amongst virtues, that Jesus gives it prime place in his teachings? Is it even a virtue at all? Surely not. Manliness of spirit, honesty of spirit, fullness of rightful purpose, these are virtues; poverty of spirit is a crime...

Tại sao Charles Bradlaugh lại viết như vậy? Chẳng có gì là khó hiểu. Giả thử bạn là một người có tinh thần yếu kém và bị người ta tát cho một cái vào má. Trong trường hợp này, Giê-su dạy bạn phải hành động như thế nào?

2. - Ai tát má bên này

Luke 6:29 đã vạch rõ: "Nếu các con bị ai tát má này, cứ đưa luôn má bên kia." (To him who strikes you on the one cheek, offer the other also). Đây có phải là điều thực tế hay không?

Tôi không khuyên bất cứ bạn đạo nào làm cuộc thí nghiệm sau đây: đến trước mặt Giáo hoàng Benedict XVI hay Mục sư Rick Warren hay ngay cả mục sư Nguyễn Quang Minh và tát cho các ông ấy một cái xem các ông ấy phản ứng như thế nào, có đưa má kia cho bạn tát thêm hay không. Dù chúng ta có lòng nhân từ đến đâu thì, nếu chúng ta không tát trả lại thì ít ra cũng phải có biện pháp ngăn chận để cho khỏi bị tát thêm. Dung dưỡng sự bạo hành là đồng lõa với bạo hành. Cho nên Charles Bradlaugh đã viết "tinh thần yếu kém là một tội ác", tội ác đối với xã hội, tội ác đối với nhân loại, vì đã khuyến khích sự bất công và bạo hành. Vậy đó có phải là Tin Lành hay không?

3. - Phúc cho các con đang nghèo khổ,

(Luke 6: 20: "Phúc cho các con đang nghèo khổ, vì Nước Trời thuộc về các con" (Blessed are you poor, For yours is the kingdom of God);
Luke 6: 24: "Nhưng khốn cho các con đang giàu có, vì các con đã được an ủi rối" (But voe to you who are rich, For you have received your consolation)

Đây có phải là giáo lý về luân lý đạo đức hay không, hay chỉ là những lời hứa hẹn vô trách nhiệm? Có ai biết "nước Trời" ở đâu? Người nghèo khổ, chỉ vì lý do duy nhất là đang nghèo khổ, được hứa hẹn một nước Trời chỉ có trong đầu óc bất bình thường của Giê-su. Người giàu có, chỉ vì lý do duy nhất là đang giàu có, bị Chúa nguyền rủa. Công bằng và bác ái ở chỗ nào? Tin Lành ở chỗ nào?

Thực tế là ở trên đời này có ai muốn mình nghèo khổ đâu. Vì hoàn cảnh nên nghèo khổ và nếu có lòng dũng cảm, có ý chí, chăm chỉ học hành, làm lụng thì con người có thể vượt qua sự nghèo khó. Nếu lời của Giê-su như trên là đúng thì trong Ki-Tô giáo, từ Giáo Hoàng trở xuống cho tới các Linh Mục, Mục sư, không ai có thể lên thiên đường được, vì đối với lớp dân nghèo khổ, thì các giới chức trong giáo hội toàn là những người giàu có, dư ăn dư mặc. Tài sản của Giáo hội Ca-Tô Hoàn Vũ (Vatican) lên tới hàng ngàn tỷ đô la, các nhà truyền giáo Tin Lành bịp bợm trên TV kiếm hàng triệu đô la, sống trong xa hoa, và các giáo hội địa phương cũng chỉ vơ vét của cải thế gian, làm giàu trên sự đói khổ của đám cùng đinh.

Người Việt Nam chúng ta có những câu: "Bần cùng sinh đạo tặc" hay "Đói ăn vụng, túng làm càn". Giê-su chắc không biết đến những câu này nên mới phát ngôn như trên.

Phê bình hai câu trên, Charles Bradlaugh viết:

Giêsu đưa ra hình ảnh của một người xuống địa ngục, cái tội duy nhất của người này là giàu có; và một người khác lên thiên đường, đức tính duy nhất của người này là nghèo khổ. Sau đó Giêsu còn khẳng định là: "Người giàu vào Nước Trời thật khó. Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Trời." (Luke 18: 25) Ý định duy nhất của một giáo lý như vậy có thể là làm cho người nghèo khổ an phận nghèo khổ trong đời sống này trong hi vọng sẽ được đền bù tốt hơn trong đời sau. Có thật là tốt đẹp khi ta an phận với sự nghèo khó hay không? Có phải là tốt hơn nhiều nếu chúng ta tìm hiểu nguyên do của sự nghèo khổ để tìm cách giải quyết vấn đề hay ngăn chận đừng để cho sự nghèo khổ xảy ra hay không?

[Charles Bradlaugh, Ibid.,Jesus pictures one in hell, whose only related vice is that in life he is rich; and another in heaven, whose only related virtue is that in life he is poor. He affirms it is more difficult for a rich man to get into heaven, than for a camel to go through the eye of a needle (Luke 18: 25). The only intent of such teaching could be to induce the poor to remain content in this life with the want and misery of their wretched state in the hope of higher recompense in some future life. Is it good to be content with poverty? Is it not far better to investigate the causes of poverty, with a view to its cure and prevention?

Tất cả các quốc gia trên thế gian này đều cố gắng làm sao để cho dân giàu nước mạnh. Vậy có ai tin theo lời Chúa đâu? Điều hiển nhiên là những người nghèo khổ nhiều khi đến độ không có cơm ăn áo mặc. Cảnh tượng này xảy ra khắp nơi trên thế giới. Không có cơm ăn thì đói. Đối với những người này thì Giê-su dạy ra sao?

Luke 6: 21: "Phúc cho các con đang đói, rồi các con sẽ no" (Blessed are you who hunger now, For you shall be filled.); Luke 6:25: "Khốn cho những kẻ đang no, Vì các ngươi sẽ bị đói" (Voe to you who are full, For you shall hunger)

Trên thế gian này, thật sự có ai muốn mình đói để được Giê-su ban phúc cho không? Chúng ta thấy trước mắt những cảnh đói khổ ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những nơi như Ethiopia, Rwanda, Congo v..v.. Hàng triệu người đói này có ai cần đến cái "phúc" của Giê-su ban cho hay cần đến cơm gạo, bánh mì để sống còn? Giê-su chỉ hứa hão. Bao giờ no? Ông ta không hề khẳng định. Bình luận câu trên, Charles Bradlaugh viết:

Giêsu dạy những gì?. "Phúc cho các con đang đói, rồi các con sẽ no". Ông ta không nói bao giờ thì sẽ được no. Hiển nhiên là thời điểm sẽ no đã được hoãn lại cho đến khi con người không còn dạ dày đâu để mà đầy bụng. Không phải là trong đời sống này mà người đói sẽ no.

[Charles Bradlaugh, Ibid., What does Jesus teach? "Blessed are you who hunger now, for you shall be filled" (Luke 6: 21). He does not say when the filling shall take place. The date is evidently posponed until men will have no stomachs to replenish. It is not in this life that the hunger is to be sated..]

Giê-su cũng còn dạy:

4. - Phúc cho các con đang than khóc

Luke 6: 21: "Phúc cho các con đang than khóc, rồi các con sẽ vui cười" .(Blessed are you who weep now, for you shall laugh.);
Luke 6:25: "Khốn cho những kẻ đang cười, vì các ngươi sẽ than khóc." (Woe to you who laugh now, For you shall mourn and weep).

Thật vậy sao? Bao giờ thì cười? và bao giờ thì than khóc? Con người ai chẳng có những lúc vui, lúc buồn. Khi gặp chuyện mừng thì vui thì cười, khi gặp chuyên bất hạnh thì than thì khóc. Có ai cười mãi hay khóc mãi đâu? Những nạn nhân của Giáo hội Ca-Tô trong ngục tối, bị tra tấn dã man trong thời Trung Cổ vì không tin Chúa, tất nhiên phải than khóc rồi, họ có được "phúc" của Chúa hay không?

Thật tôi không hiểu trong những lời dạy của Giê-su trong “Bài Giảng Trên Núi” hay ho ở chỗ nào mà ông mục sư Nguyễn Quang Minh cho đó là “Tin Lành của Chúa Giê-su”. Đọc “Bài Giảng Trên Núi” chúng ta thấy không phải chỉ có những lời hứa hẹn vô trách nhiệm của Giê-su mà ông mục sư Nguyễn Quang Minh cho là Tin Lành, hay ân phúc, mà còn có những tin dữ hay họa. Đối với Chúa Giê-su thì những người ngu, người nghèo, người đói khổ như ông ta thì sẽ được lên thiên đường (mù). Còn những người có trí tuệ, tinh thần dũng cảm, giàu có thì xuống hỏa ngục. Cái giáo lý quái gở như vậy mà cũng có người nhắm mắt mà khen. Thật tội nghiệp.

Cũng vì vậy mà Charles Bradlaugh đã đưa ra nhận định:

Giêsu dạy: Những người nghèo, đói, khốn khổ, sẽ được phúc lành của Thần Ki Tô, nhưng ân sủng này chỉ tới khi họ đã hết nghèo, hết đói, hết khốn khổ (nghĩa là đã chết. TCN).

[Charles Bradlaugh, Ibid., Jesus teaches that the poor, the hungry, and the wretched shall be blessed. But blessing only comes when they cease to be poor, hungry, and wretched...]

Tin vào những điều nhảm nhí có tính cách mạ lị đầu óc con người trong Kinh Bát Phúc ("8 mối phúc thật"), các nhà truyền giáo đi xâm lăng các nước chậm tiến cũng đưa ra luận điệu hứa hẹn lừa dối: "nghèo khổ là do ý Chúa", và khuyến khích các tín đồ hãy chịu khó an phận như dân Do Thái ngày xưa, cứ giữ niềm tin ở Chúa rồi sẽ có ngày Chúa sẽ đoái thương và sẽ được ân sủng của Chúa. Chẳng biết cái ân sủng này mặt mũi nó ra làm sao, vì từ xưa tới nay chưa có ai, kể cả Giê-su, từ cõi chết trở về để mà cho bàn dân thiên hạ biết cái ân sủng đó nó như thế nào.

Trong cuốn Tiếng Kêu Than Của Người Dân Penny Lernoux viết:

Những nhà truyền giáo ngoại quốc góp phần nhồi vào đầu óc dân bản xứ ý tưởng là họ nghèo và ngu dốt là do ý muốn của Thiên Chúa. Như Tổng Giám Mục ờ Lima bảo các thổ dân rằng: "Nghèo khổ là con đường chắc chắn nhất đi tới hạnh phúc." người thổ dân nào hay dân Phi Châu nào mà liều lĩnh nghi ngờ điều dạy khôn ngoan đó bằng cách chống lại hệ thống đều bị giết ngay...Giáo Hội Ca-Tô phải gánh rất nhiều trách nhiệm về tình trạng này.

[Penny Lernoux, Cry of The People, p. 16: Foreign missionaries helped drum these ideas into the native's heads by claiming that it was God's will that they should be poor and ignorant. As the Archbishop of Lima told his Indians: "Poverty is the most certain road to felicity." Any Indian or African who had the temerity to doubt such wisdom by rebelling against the system was promptly put to death...The Catholic Church must accept a lot of the blame for this situation.]

Tại sao Chúa lại cần phải nguyền rủa người giàu?

Dựa vào những lời dạy của Giê-su trong Kinh Bát Phúc, nền Thần học Ki Tô Giáo giảng rằng đạo Giê-su là đạo của người nghèo khổ, vì Chúa đã ban phúc cho những người nghèo. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là, tại sao Chúa lại cần phải nguyền rủa người giàu?

Một "lý luận" thần học khác là, nghèo khổ là sự thử thách của Thiên Chúa về lòng tin Thiên Chúa của con người. Lý luận này hạ thấp Thiên Chúa xuống hàng một cái máy dò đức tin (faith-detector) và thiếu tự tin nên luôn luôn phải thử thách con người.

Thật ra thì, theo nhiều nhà phân tích Thánh Kinh, những lời dạy trên bắt nguồn từ những điều hoang tưởng và hi vọng của chính Giê-su. Với những mặc cảm về thân phận của chính mình: là một đứa con hoang, sinh ra trong sự nghèo khổ của gia đình một ông thợ mộc đông con, ít nhất là Joseph và Mary có 7 người con, do đó đời sống vật chất khó khăn, cho nên Giê-su hi vọng rằng, cứ tin ở Thiên Chúa thì có ngày Thiên Chúa sẽ đền bù xứng đáng. Đây cũng chẳng phải là niềm tin riêng của Giê-su mà là niềm tin của cả dân tộc Do Thái trong tâm trạng bị bắt làm nô lệ, tù đầy. Cho nên, thông điệp chính của Giê-su trong những lời giảng dạy trên là suy diễn từ mơ ước và hi vọng của chính mình thành những lời có mục đích khuyến khích những người nghèo khổ hãy an phận nghèo khổ, giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa thì Thiên Chúa sẽ cho hưởng phần thưởng trên nước trời. Những lời dạy này không phải là để tôn vinh người nghèo, vì trước Thiên Chúa, con người tuyệt đối bình đẳng, vì cùng là tạo vật của Thiên Chúa.

Tin Lành, Tin Dữ, và Ơn Cứu Rỗi

Vậy, nếu Kinh Bát Phúc hay Bài Giảng Trên Núi không phải là Tin Lành thì cái gì mới là Tin Lành? Tin Lành tin tuyệt đối vào cuốn Thánh Kinh, nhưng trong Thánh Kinh không có Tin Mừng của Ca-tô Giáo, cũng không có Tin Lành của Tin Lành, mà chỉ có Tin Dữ như Giáo sư Dacid Voas đã nhận định như sau:

David Voas, Giáo sư đại học tiểu bang New Mexico (New Mexico State University), trong cuốn "Cuốn Thánh Kinh Mang Tới Tin Dữ: Cuốn Tân Ước" ("The Bad News Bible: The New Testament", trg. 1 - 2) đã viết về nội dung tổng quát của cuốn Tân Ước như sau:

"Vấn đề là người ta nghĩ rằng người ta biết ở trong Thánh kinh có những gì, hoặc ít nhất là Thánh kinh chứa loại tài liệu gì. Hầu hết đều lầm, họ chỉ quen thuộc với vài đoạn trích dẫn đã được giáo hội chấp thuận, và họ sẽ ngỡ ngàng khi thấy không những Thiên Chúa trong Cựu Ước khủng khiếp dễ sợ như thế nào, mà con của hắn (nghĩa là Giê-Su; TCN) trong Tân Ước cũng còn ở dưới mức hoàn hảo khá xa. Thông điệp của Giê-su không hẳn toàn là tin mừng, thiên đường nhiều nhất là một viễn cảnh không chắc chắn. Xét về toàn bộ thì đó rất có thể là cuốn Thánh kinh mang tới tin dữ."

(The problem is that people think they know what's in the Bible, or at least what kind of material it contains. Most of them are wrong: they are only familiar with a few church-approved extracts, and are astonished not just how awful God is in the Old Testament, but also at how much less than perfect his son seems in the New. The message of Jesus isn't all good news; paradise is an uncertain prospect at best. Taken as a whole, it could well be The Bad News Bible.)

Ông mục sư Nguyễn Quang Minh phân biệt “Tin Mừng” của Ca-tô giáo với “Tin Lành” của Tin lành, tuy rằng cả hai là một. Chúng ta hãy đọc vài giải thích của Tin Lành về thế nào là Tin Lành. - http://tinlanh.com/timhieu/tinlanhthatlagi.shtml

Thật vậy, dù sao đi nữa, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tìm thấy sự tóm lược trong Giăng 3:16 là ý nghĩa cốt yếu của Tin Lành. Câu Kinh Thánh nầy dẹp bỏ tất cả những điều khác để đi ngay đến sứ điệp cốt yếu. Chúng ta đọc: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hể ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời."

[Nguyên văn tiếng Mỹ là, trong King James Version: John 3: 16: For God so loved the world that He gave His only begotton Son, that whoever believes in Him should not perish but have verlasting life. Dịch “perish” là “hư mất” thì không đúng. Phải dịch là “diệt vong”, nghĩa là bị đầy đọa xuống hỏa ngục, mới đúng. TCN]

- http://daugachnoi.wordpress.com/2008/01/30/tin-lanh-la-gi/

Tin lành là tin tức tốt lành về ơn cứu rỗi của Thượng Đế ban cho con người lạc mất. Vì yêu thương nhân loại, đấng Thượng Đế đã sai Con Ngài là Chúa Giê-xu đến trần gian, mặc lấy thân xác con người, để con người có thể được đến với đấng Thượng Đế cao cả.

- http://sandiegovietnamesechurch.org/qa1.aspx

Đức Chúa Giê-xu giáng sinh, ấy chính là tin lành đích thực duy nhất mà con người mong chờ, bởi vì Ngài phán: “Ai tin Ta thì được sự sống đời đời; Ai không chịu tin Ta thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy” (Giăng 3:36).

Loan báo cho đời tin tức tốt lành về Đấng Cứu Thế, để ai tin nhận Ngài được thoát khỏi sự hư mất, ấy là công việc của những người đã hưởng sự cứu rỗi.

- http://www.huongdi.com/cung-nhau-giang-tin-lanh/ (Mục sư Nguyễn Văn Huệ)

Chúa yêu người Việt Nam[sic] và muốn họ biết lẽ thật. Lẽ thật sẽ giải phóng họ cho được tự do. Chúa không muốn người nào chết mất nhưng muốn họ ăn năn kêu cầu Chúa. Họ cần biết Chúa là ai, Ngài đã làm gì cho họ, và Ngài muốn họ làm gì? Họ cần được Chúa tha tội và cứu rỗi khi họ lấy đức tin tiếp nhận Tin Lành cứu rỗi của Ngài.

TCN: Chúa có biết người Việt Nam là người nào? Trong Tân Ước, có chỗ nào nói đến người Việt Nam không? Hơn nữa, Chúa còn coi những người phi-Do Thái là chó. Tân Ước viết rõ như vậy mà mấy ông mục sư đi truyền đạo chẳng có ai chịu đọc, cho nên chỉ viết bậy, bịp bợm lừa dối người dân Việt Nam về tình yêu của Chúa. Cho đến thế kỷ thứ 4, Thánh Augustine, được coi là ông tổ của nền Thần học Đức Tin Ca-Tô, có trí tuệ siêu việt như Giáo hội và con chiên thường ca tụng v..v.., cũng còn không quan niệm nổi một trái đất có hình cầu qua lời phát biểu: “Không thể nào có chuyện có người ở phía bên kia của trái đất, vì Thánh Kinh không ghi lại bất cứ một giống người nào như vậy trong các hậu duệ của Adam” (It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the descendants of Adam). Vậy thì, cả hai cha con Giê-su đâu có biết gì về dân Việt Nam.

Chúng ta thấy rõ, Tin Mừng hay Tin Lành chính là “ơn cứu rỗi”, nghĩa là “cuộc sống đời đời sau khi chết” mà Ki Tô Giáo đem ra làm mồi nhử để huyễn hoặc những người đầu óc yếu kém để họ tin Giê-su. Đó là một cái bánh vẽ trên trời, A-Pie-In-The-Sky, từ của Mục sư Tin Lành Ernie Bringas. Tại sao? Vì theo Linh mục James Kavanaugh, thì “ơn cứu rỗi” chỉ là một huyền thoại ác độc của dân Do Thái trong thời bán khai. Chúng ta hãy đọc một đoạn ngắn trong bài “Huyền thoại cứu rỗi” của Linh mục James Kavanaugh:

Nhưng đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ, chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).

Tôi chấp nhận sự kiện là Giê-su đã chết, và ngay cả đã bị đóng đinh trên thập giá. Nhưng tôi không thể chấp nhận cái huyền thoại là cái chết của ông ta là để chuộc tội cho tôi. Huyền thoại “cứu rỗi” trong Tân Ước chỉ là một huyền thoại của thời bán khai, bản chất của nó giống như những huyền thoại của các dân tộc bán khai ở khắp nơi, nhưng nó hoang đường và ác độc hơn hầu hết các huyền thoại khác (But it is more unbelievable and more cruel than most myths).

http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php

Nhưng làm sao mà Giê-su, một người dân thường Do Thái, theo kết luận của đa số học giả ngày nay, lại có quyền năng “cứu rỗi”, nghĩa là đến ngày phán xét (không biết bao giờ mới đến ngày này), có thể làm cho phần hồn nhập với phần xác (không biết đã chết từ bao giờ) của những người tin ông ta (tuyệt đối không có người Việt Nam, dù họ có tin ông ta đi chăng nữa, Tân Ước đã viết rõ như vậy).

Vì để mê hoặc quần chúng, Ki Tô Giáo đã dựng ông ta lên làm “Chúa Cứu Thế”, nghĩa là cứu cả nhân loại, trong khi Giê-su đã khẳng định là ông ta chỉ cứu người Do Thái mà thôi, như được viết rất rõ trong Tân Ước. Vì “cứu rỗi” chỉ là một huyền thoại của dân Do Thái trong thời bán khai, và vai trò “đấng cứu thế” chỉ là do Ki Tô Giáo dựng lên, trái hẳn với những điều viết trong Tân Ước, cho nên ngày nay thế giới Tây phương, với sự tiến bộ trí thức của nhân loại, đã không còn cần đến sự cứu rỗi của Giê-su nữa, như chính Giáo hoàng Benedict XVI đã phải than phiền như vậy. Cũng vì vậy mà một Giám mục Tin Lành, Giám Mục John Shelby Spong, đã viết một bài nhan đề: “Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ” (Jesus As Rescuer: An Image That Has To Go), đã được đăng trên trang nhà sachhiem.net: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php: Chúng ta hãy đọc một đoạn trong bài đó:

Một đấng “cứu thế” có nhiệm vụ khôi phục chúng ta trở về tình trạng tiền sa ngã [nghĩa là mù và vô trí. Trước khi sa ngã ăn trái cấm thì cả Adam và Eve đều mù và trần truồng, ngu dốt. TCN] chỉ là sự mê tín trước thời Darwin(Pre-Darwin superstition)là sự vô nghĩa sau thời Darwin(Post-Darwin nonsense). Một đấng siêu nhiên cứu chuộc đi vào trong thế giới sa ngã của chúng ta để khôi phục sự sáng tạo chỉ là một huyền thoại của đạo thờ Thần (a theistic myth). Do đó, chúng ta phải vứt bỏ cái vai trò “cứu thế” của Giê-su đi. Cái hình ảnh Giê-su trong câu nói “như là một đấng, từ thiên đường xuống để cứu rỗi chúng ta” không còn một giá trị nào trong thế giới của chúng ta. Những quan niệm này cần phải nhổ bật chúng lên từ gốc rễ, và vứt bỏ.

Tại sao một Linh mục Ca-tô và một Giám mục Tin Lành lại bác bỏ huyền thoại “cứu rỗi” và vai trò “đấng cứu thế” của Giê-su trong Ki Tô Giáo, trong khi, theo Russell Shorto trong cuốn Gospel Truth, những tín đồ Ki Tô Giáo bình thường được giữ trong bóng tối của hiểu biết vẫn ngu ngơ tin vào những điều không thể tin được, những niềm tin của thế kỷ 17. Bởi vì, với kiến thức của con người ngày nay về vũ trụ và nhân sinh, không một người nào có đôi chút hiểu biết lại có thể tin vào huyền thoại “cứu rỗi” và vai trò “đấng cứu thế” của Giê-su. Trong khi chính vị chủ chăn Giáo hội Ca-tô, giáo hoàng John Paul II, đã chính thức bác bỏ chúng trước thế giới, thì những Tiến sĩ thần học như Nguyễn Quang Minh vẫn còn mê sảng bám vào những điều mà thế giới Tây phương, ít ra là trong giới trí thức ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-tô đã loại bỏ..

Thật ra thì cái gọi là Tin Mừng hay Tin Lành của Ki Tô Giáo chẳng qua chỉ là một câu trong Phúc âm John được trích dẫn ngoài ngữ cảnh để mê hoặc quần chúng bằng một cái bánh vẽ trên trời.. Chính Giáo hoàng John Paul II cũng dùng thủ đoạn này để trả lời câu hỏi “Tại sao nhân loại cần cứu rỗi” trong cuốn “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng”.

Câu trả lời của Giáo hoàng là câu John 3: 16 ở trên: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị hủy diệt, nhưng được sống đời đời.” [John 3: 16: For God so loved the world that He gave His only begotton Son, that whoever believes in Him should not perish but have verlasting life.]

Nhưng thường những người Ki Tô, bậc chăn chiên cũng như con chiên, ít nhắc đến câu tiếp theo, John 3: 18: “Người nào không tin vào Giê-su thì đã bị luận phạt [nghĩa là bị đầy đọa dưới hỏa ngục] rồi, vì người đó không tin vào đứa con duy nhất của Thượng đế” [John 3: 18: He who believes in Him is not condemned; but he who does not believe is condemned already, because he has not believed in the name of the only begotten Son of God.]

Thủ đoạn truyền đạo của Ki Tô Giáo là theo sách lược, tạm gọi là, sử dụng cây gậy và củ cà rốt. Câu John 3: 16 là đem củ cà rốt bánh vẽ trên trời làm mồi nhử những đầu óc kém hiểu biết, lười suy nghĩ. Còn câu John 3: 18 là cây gậy hỏa ngục dùng để hù dọa cùng những đầu óc như trên.

Và quả thật là các tín đồ Ki Tô Giáo luôn luôn sống trong sợ sệt, vì Giáo hội, Ca-tô cũng như Tin Lành, đã reo rắc vào đầu óc họ là Thiên Chúa luôn luôn rình mò những ý nghĩ, hành động của họ để định sự thưởng phạt. Cho nên họ không bao giờ dám trái lời các “bề trên”, vì đây là một trọng tội sẽ bị Chúa phạt, đầy đọa xuống hỏa ngục.

Vấn đề là các tín đồ không đủ trí tuệ để hiểu rằng câu John 3: 16, củ cà rốt cứu rỗi ở trên, là một câu nhảm nhí nhất Tân Ước, hoàn toàn vô nghĩa và phi lý. Thật vậy, trừ phi chúng ta chỉ biết cầm cuốn Thánh Kinh, không hề đọc, và nhắm mắt cầu nguyện. Nếu chúng ta mở mắt ra nhìn những cảnh khổ, cảnh bất công, cảnh con nít mới sinh ra đã bị khuyết tật hay chỉ là một quái thai v..v.. ở khắp nơi trên thế gian, kể cả trong các nước mà đa số dân chúng là tín đồ Ki Tô Giáo, thí dụ ở bên Anh có một gia đình Ca-Tô sinh ra một quái thai, hai thân dính liền nhau nhưng chỉ có một trái tim, hoặc những trận Tsunamis làm chết một lúc mấy trăm người, những trận động đất, những thiên tai đủ loại, và mỗi ngày có tới 40000 trẻ em nhỏ chết vì bệnh tật và thiếu dinh dưỡng v…v… thì không có cách nào chúng ta có thể chấp nhận luận điệu thần học của Ki Tô Giáo: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian…”

Hơn nữa, một Thiên Chúa mà chỉ thương yêu những người tin mình thì thực chất chỉ là một ngụy Chúa, không xứng đáng để cho con người tin, đừng nói đến kính trọng và thờ phụng. Sự hiện hữu của những cảnh khổ, những chiến tranh tôn giáo, những sự xấu ác ở trên đời là một nghịch lý mà từ xưa đến nay các nhà thần học Ki Tô Giáo không sao giải thích nổi để biện minh cho một Thiên Chúa Toàn Năng “ quá thương yêu thế gian”. Lối giải thích nghe suôi tai đối với những tín đồ đầu óc mê muội nhưng lại có tính cách mạ lỵ đối với tư duy con người trong thế giới văn minh tiến bộ như ngày nay là: “đầu óc con người không hiểu được những ý định hay việc làm của Thiên Chúa”.

Tôi có thể nói câu John 3: 16 ở trên: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”, và câu tiếp theo, John 3: 18: “Người nào không tin vào Giê-su thì đã bị luận phạt [nghĩa là bị đầy đọa dưới hỏa ngục] rồi, vì người đó không tin vào đứa con duy nhất của Thượng đế” là những câu vô nghĩa và bậy bạ nhất trong Tân Ước vì những câu này chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giê-su mà thôi.

Thật vậy, chỉ có những người sinh sau Giê-su mới có thể biết đến Giê-su và tin Giê-su để không bị luận phạt và có cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên sau khi chết. Như được viết rõ trong Tân Ước, ngay cả bố mẹ Giê-su là Joseph và Maria, cùng các em trai em gái Giê-su cũng không tin Giê-su là đấng cứu thế, trái lại còn cho là Giê-su đầu óc bất bình thường (out of his mind), cho nên chắc chắn là họ đều bị Giê-su luận phạt và đày đọa xuống hỏa ngục vĩnh viễn? Lịch sử loài người đâu chỉ bắt đầu từ khi Giê-su 30 tuổi. Ấy thế mà vẫn có vô số người tin vào những cái câu nhảm nhí này và ham hố một cái bánh vẽ trên trời đến độ mất hết cả lý trí..

Điều hiển nhiên là, trước khi Giê-su sinh ra đời thì nhân loại đã trải qua bao nhiêu thế hệ trong nhiều ngàn năm, nếu không muốn nói cả triệu năm, trong đó có các thế hệ của tổ tiên, ông bà Giê-su. Ai biết đến Giê-su? Ai tin Giê-su? Vậy tất cả cũng đều bị Thiên Chúa luận phạt hay sao? Trước năm 1533, người Việt Nam không ai nghe và biết đến tên Giê-su, hiển nhiên không ai có thể tin Giê-su, vậy tất cả dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm trước năm 1533 cũng bị luận phạt hay sao? Những người Việt Nam theo Ki Tô Giáo có nghĩ đến các điều hoàn toàn vô nghĩa như trên hay không? Cái tín điều phi thực tế, phi nhân tính, phi lôgic như vậy mà từ giáo hoàng cho đến các bậc chăn chiên hay trí thức Ki Tô thường nêu lên trong thời đại này thì kể cũng lạ. Điều lạ hơn nữa là các tín đồ vẫn còn tin theo cái tín lý quái gở đó với một tâm cảnh vô cùng ích kỷ, chỉ nghĩ đến đời sống đời đời sau khi chết của riêng mình, mà không hề nghĩ đến bản chất ác độc, phi lý, phản khoa học, hoang đường, bất khả áp dụng, của sự luận phạt của Giê-su. Không những chỉ ích kỷ mà họ còn để lộ một tinh thần yếu kém, sợ sệt thần linh trong thời đại tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay mà quan niệm thần linh khi xưa đã không còn chỗ đứng. Trong thời đại mà các thần bình vôi, thần cây đa, thần hà bá v..v.. đã không còn ý nghĩa, tại sao họ vẫn còn có thể tin vào một “Thiên Chúa” của người Do Thái cách đây 2000 năm mà bản chất cũng không khác gì những “Thiên Chúa” trong dân gian trên khắp thế giới ?

Cain là con của Eva và Rắn?

Chúng ta hãy đọc tiếp những lời mê sảng của mục sư Nguyễn Quang Minh, những niềm tin thuộc thế kỷ 17 ở Âu Châu vào những chuyện hoang đường trong Thánh Kinh:

NQM: Chính Satan mới là nguồn cội của tội lỗi mà Nó đã đem xuống từ thiên đàng, rồi mới cấy vào máu huyết của Eva. Nguyên tội không phải do từ Eva mà là do từ Con Rắn Satan mà Thiên Chúa đã cho phép nó mai phục sẵn trong Vườn Eden, chực để xâm nhập vào dòng dõi concháuEva. (nênbàta đẻ ra Cain là con của Con Rắn đã giết chết em cùng mẹ khác cha, là em mình là Abên là con của Adam để giữ độc quyền dòng máu mang tội lỗi của cha nó là Satan). Cain không được có tên trong gia-phả các con trai ra từ dòng-dõi Adam. (Eva nói "Đức Chúa Trời đã ban cho tôi MỘT CON TRAI KHÁC thay cho A-bên" Tại sao không nói là một con trai NỮA, mà lại là KHÁC, vì hai ông bà không công nhận Cain là con của mình, nhất là của Adam, mà là của Con Rắn Satan. (Sáng-thế-ký 4:25). Chúa Jesus đã từng chưởi đích danh đám con cháu của Cain do Satan sanh ra như sau: "Các ngươi là dòng dõi của rắn lục, xuất thân từ cha mình là Qủi Vương và cha các ngươi là kẽ nói dối, kẽ giết người, và bản chất cha ngươi, ông tổ ngươilà kẽ nói dối" (Giăng 8:44). Vì vậy Tin Lành chính là sự giải thoát khỏi dòng máu tội lỗi mang Nọc Độc của Satan bằng dòng máu tinh truyền từ Đức Chúa Trời qua Chúa Jesus. Nhưng đa số chúng ta kể cả Công Giáo cũng đều quy lỗi cho Bà Eva và Ông Adam, trong khi chính là do âm mưu của Satan muốn phá hoại Đức Chúa Trời. Satan đã thành công lẫn trốn khỏi mắt chúng ta, làm 2000 năm nay ta cứ tưởng Tin Lành chỉ là chuyện giữa Đức Chúa Trời và loài người, trong khi Nó là nguồn cội của sự nhiễm-tội, chớ không phải phạm-tội. Đây là một CUỘC CHIẾN TRANH HÌNH TAM GIÁC giữa 3 phiá: Thiên Chúa, Satan và Loài Người mà loài người chúng ta chỉ là nạn nhân của cuộc tranh chấp bộ ba này.

TCN: Đọc những lời trên, nếu không phải là những lời mê sảng của một mục sư Tin Lành thì là cái gì? Thời buổi này mà ông ta còn mang chuyện con rắn biết nói tiếng người, đi bằng đuôi trước khi bị Thiên Chúa của ông mục sư phạt phải bò sát đất, chuyện Satan và “nguyên tội”. Ca-tô Giáo không có thiên đàng vì chính Giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đàng. Vậy thiên đàng của Tin Lành là ở đâu, như thế nào, hiện nay có những ai ở trên đó v.v… Nó chỉ có trong những đầu óc bấn loạn viển vông của các tín đồ Tin Lành. Thiên Chúa đã cho phép nó mai phục sẵn trong Vườn Eden, chực để xâm nhập vào dòng dõi con cháu Eva… Vậy thì cái tội đó là của Thiên Chúa, hay của con rắn, hay của Eva, hay của loài người. Tiến sĩ Thần học mà viết ngớ ngẩn vậy sao? Chẳng có ai có đầu óc lại quy lỗi cho bà Eva và ông Adam vì họ biết rõ đó chỉ là những huyền thoại, và quy lỗi đó là mánh mưu thần học của Ki Tô Giáo với mục đích đưa ra cái bánh vẽ cứu rỗi ở trên trời của Giê-su. Satan từ đâu mà ra? Có phải từ sự sáng tạo của Thiên Chúa không? Thiên Chúa sáng tạo ra Satan rồi bất lực, không kiểm soát được Satan, rồi phải chiến đấu với Satan suốt mấy ngàn năm nay, và rốt cuộc vẫn thua Satan. Vì Satan đạo đức hơn Thiên Chúa gấp cả triệu lần. Tại sao?

Này nhé, trong Cựu Ước Steve Wells đã đếm số người mà Thiên Chúa giết bừa bãi là 2,270,365+ [hơn 2 triệu 2 trăm 70 ngàn 3 trăm 65 người, Posted by Steve Wells at 8/02/3006] gồm cả đàn bà và trẻ con, đó là chưa kể số người chết trong nạn Hồng Thủy, trong thành Sodom và Gomorrah v..v.. hay trong các bệnh truyền nhiễm như dịch hạch mà Thiên Chúa gây nên không thể đếm được [No attempt was made to include the victims of Noah's flood, Sodom and Gomorrah, or the many plagues, famines, fiery serpents, etc., with which the good book is filled.], trong khi Satan chỉ giết có 10 người và được Thiên Chúa chấp thuận trong một vụ đánh cuộc. Vậy thì các tín đồ Tin Lành thờ phụng lầm người rồi, thay vì thờ Satan lại đi thờ Thiên Chúa.

Mặt khác, ông mục sư viết láo: “Cain là con của Con Rắn đã giết chết em cùng mẹ khác cha, là em mình là Abên.” Kiến thức của một Tiến sĩ Thần học Tin Lành về Thánh Kinh chỉ có vậy hay sao. Như vậy là Eva làm tình với con rắn và sinh ra Cain? Nhưng Thánh Kinh lại viết rõ, Genesis 4: 1-2: Now Adam knew Eve his wife, and she conceived and bore Cain…Then she bore again, this time his brother Abel. Thánh Kinh tiếng Việt dịch là: “A-đam ăn ở với Ê-va, là vợ mình, người thọ thai sanh Ca-in. Ê-va lại sanh em Ca-in, là A-bên”.

Tại sao Cain lại giết em mình là Abel? Thánh Kinh viết rất rõ, Genesis 4: 2-8: Abel làm nghề chăn nuôi. Cain làm nghề đồng ruộng. Rồi Cain mang hoa màu đồng ruộng đến dâng cho Thiên Chúa, và Abel cũng dâng chiên đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Thiên Chúa tôn trọng Abel và phần dâng của Abel, nhưng không tôn trọng Cain và phần dâng của Cain. (And the Lord respected Abel and his offering, but He did not respect Cain and his offering). Do sự bất công đó mà Cain nổi giận và Thiên Chúa còn quở mắng Cain, vì vậy mà Cain rủ em ra đồng và giết tốt người em. Ki Tô Giáo đã tạo ra Satan một cách rất thuận tiện để cho ông mục sư Nguyễn Quang Minh, tiến sĩ thần học Tin Lành, đổ bậy mọi sự xấu ác lên đầu Satan, trong khi những sự xấu ác là do sự bất công của chính Thiên Chúa. Chúng ta thấy rõ sự bất lương trí thức của mục sư Nguyễn Quang Minh, khi ông ta bịa ra chuyện Cain là con của con rắn.

Hơn nữa, ông mục sư còn viết ẩu: “Eva nói "Đức Chúa Trời đã ban cho tôi MỘT CON TRAI KHÁC thay cho A-bên" Tại sao không nói là một con trai NỮA, mà lại là KHÁC, vì hai ông bà không công nhận Cain là con của mình, nhất là của Adam, mà là của Con Rắn Satan. (Sáng-thế-ký 4:25). Đây là câu trong KJV: And Adam knew his wife again, and she bore a son and named him Seth, “For God has appointed another seed for me instead of Abel, whom Cain killed.” Tùy theo ngữ cảnh, another có thể dịch là “khác” hay là “nữa”. Nhưng dù dịch là “khác” thì “khác” ở đây không có nghĩa là khác biệt (different). Mất một đứa con thì sanh thêm một đứa nữa hay một đứa khác. Nhưng ông mục sư lại giải nghĩa lắt léo “khác” có nghĩa là Adam và Eve không công nhận Cain là con của họ. Thánh Kinh viết rõ hai người ăn nằm với nhau, sinh con, nhưng đó không phải là con của hai người mà là con của con rắn. Lý luận thần học của ông mục sư Nguyễn Quang Minh quả thật là tuyệt vời nhưng không kém phần ngu, chỉ có thể lừa bịp được những người Tin Lành có đầu óc như ông ta.

Nhưng vấn đề ở đây là trong thời buổi này mà ông Tiến sĩ thần học mục sư Nguyễn Quang Minh vẫn còn mê sảng tin vào những chuyện hoang đường mà giới trí thức trong các Giáo hội Ki Tô đã không còn tin nữa từ lâu.

Thật vậy, ngay từ thập niên 1960, Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma dưới triều đại giáo hoàng John XXIII (Professor at the Pontifical Biblical Institute of Rome, served in the Vatican under Pope John XXIII), đã viết trong cuốn “Sự Suy Thoái Và Sụp Đổ của Giáo Hội Rô-Ma” (The Decline and Fall of the Roman Church) như sau, trang 230:

Giáo Hoàng John XXIII nói trong buổi khai mạc Công Đồng Vatican II ngày 11 tháng 10, 1962, rằng “những giáo lý và quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại nhiều, nhưng ngày nay con người đã tự ý loại bỏ chúng… Nhưng nếu Roncalli (John XXIII) không thấy là điều giảng dạy mới của mình dẫn tới đâu, thì hàng trăm nhà thần học và giám mục đã thấy. Trong những thập niên 1960-70, sau khi Roncalli chết, họ đã dựa vào những lời của Giáo hoàng và từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác.

(Martin, Malachi, The Decline and Fall of the Roman Church, p. 230: Pope John XXIII told the opening session of his council on October 11, 1962, that “false doctrines and opinions still abound,” but that “today men spntaneously reject” them… But if Roncalli did not see where his new teaching was leading, hundreds of theologians and bishops did. In the sixties and the seventies after Roncalli’s death, they drew these conclusions and abandoned belief in original sin, in the Devil, and in many other fundamental doctrines.)

Trong khi hầu hết các giới chức trong Ki Tô Giáo đã từ bỏ niềm tin về Satan thì ông mục sư Tiến sĩ thần học Tin Lành Nguyễn Quang Minh vẫn viết mê sảng về Satan như sau:

Satan đang tung hoành, đang cám dỗ, đang phá hoại Đức Chúa Trời bằng bịnh tật, bằng tai ương, bằng chết chóc để làm ô danh Đức Chúa Trời. Đó mới là hình tượng mà Ngài muốn dân Ysơraen không thờ lạy. Con bò vàng mà Arôn đã cho phép đúc ra và thờ lạy tượng trưng cho thần tượng ở trong nước Ai-cập mà họ đã sống chung đến 400 năm. Con bò đó là biểu tượng của Satan, chớ không phải chỉ là một con bò đem sữa và thịt cho ta uống và ăn. Ngài biết Satan có quyền uy và khả năng từng chống lại Ngài trên trời, nay đang chiếm ngự địa cầu, đã mai phục Eva và Adam trong vườn Êden, nên nó sẽ dùng mọi phép thần thông để thể hiện ra thiên hình vạn trạng để dụ dỗ loài người thờ lạy nó, và HẦU VIỆC nó.

Vậy rõ ràng là, trong khi Ki Tô Giáo suy thoái trầm trọng ở Âu Châu và trên thế giới văn minh, đã từ bỏ những giáo lý sai lầm, những chuyện hoang đường trong Thánh Kinh, thì Tin Lành cũng như Ca-tô Rô-ma Giáo lại muốn mang những đồ phế thải của Ki Tô Giáo về đầu độc người dân Việt Nam. Đây là một cái tội đối với dân tộc, vì, thay vì mở mang kiến thức người dân lại đi mê hoặc họ bằng những điều đã không còn giá trị.

“Đạo Trời” - Nhập Nhằng Quan Niệm về “Ông Trời” của Dân Việt Nam

Chúng ta hãy đọc tiếp ông mục sư Nguyễn Quang Minh trong thủ đoạn nhập nhằng quan niệm về “ông Trời” của Việt Nam với Đức Chúa Trời hay Thượng đế, một mánh mưu xuyên tạc những niềm tin trong dân gian về ông trời của Việt Nam với niềm tin về Đức Chúa Trời hay Thượng đế của Ki Tô Giáo. Những từ như Đức Chúa Trời hay Thượng đế là những từ Ki Tô Giáo thường dùng để gọi vị Thần của Do Thái (Gót) hay Giê-su.

NQM: Vậy dân tộc VN ta tin gì ? 99 phần trăm dân Việt tin nơi Ông Trời, tức là Đức Chúa Trời hay là Thượng Đế. Khi đau khổ, nguy biến đều tự động kêu Trời cứu giúp. Có người thì cầu Trời khẩn Phật, nhưng bao giờ cũng gọi Trời trước. Mà kêu Trời tức là phải tin nơi Trời, tức là từ trong lòng đã có một Đạo đối với Trời rồi. Người Việt ta gọi đó là Đạo Trời. Có người xem đó là Đạo Làm Người, phải thương yêu người kém may mắn hơn, “thương người như thể thương thân”, "thờ Trời kính Đất, thương người, Đạo Nam" (thờ Trời và thương người là Đạo của nước Nam, tức VN, điều này giống y như điều răn mới Chúa Jesus dạy), hay “sống sao cho phải Đạo”.... Đạo gì nếu không phải là Đạo Trời ? Người Việt còn có “đạo quân thần” “đạo thầy trò”, “đạo Hiếu”, “đạo phu thê” “đạo anh em”... Đâu cần phải theo lời khuyên dạy của Phao-lô thì dân Việt ta mới biết sống sao cho phải Đạo ?

TCN: Đối với người Việt Nam, Trời tuyệt đối không phải là Đức Chúa Trời hay Thượng đế của Ki Tô Giáo. Tôi đố ông mục sư dám tuyên bố công khai trước mọi tín đồ của ông câu sau: “Con Cóc là cậu Đức Chúa Trời”; Việt Nam có câu rất phổ thông: “Con Cóc là cậu ông Trời”. Do đó, Đạo Trời có thể bất cứ là cái gì khác, nhưng tuyệt đối không phải là “đạo Đức Chúa Trời” hay “đạo Thượng đế” của Ki Tô Giáo.

NQM: Người Việt còn có “đạo quân thần” “đạo thầy trò”, “đạo Hiếu”, “đạo phu thê” “đạo anh em”... Và, Đạo Làm Người là đạo lý của dân tộc Việt như Đạo đối với Trời, với cha me,sốngcho phải Đạo vợ chồng, ăn ở cư xử giữa đồng-bào, giữa xóm làng, giữa bạn bè, với concái sao cho nhân hậu và phải. ĐạoLàm Người là sống từ-bi hỷ-xã theo Nhà-Phật dạy và theo đạo-lý người Viêt Nam.

TCN: Câu trên ông mục sư viết đúng. Nhưng, như vậy còn cần đến “Đạo Đức Chúa Trời” làm gì? Đạo Đức Chúa Trời có gì hay hơn các đạo trên của người Việt, ngoài những điều mê tín đã lỗi thời như “tội tổ tông”, “sinh ra từ một nữ trinh”, “chết đi rồi sống lại và bay lên trời”, “phán xét người chết và người sống” v..v… và một cái bánh vẽ cứu rỗi ở trên trời. Ông mục sư không đọc Thánh Kinh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, để biết rằng hai cha con Thượng đế độc ác như thế nào. Thật vậy, nếu đã đọc Thánh Kinh thì ông mục sư, theo như nhận định của Giáo sư David Voas, sẽ ngỡ ngàng khi thấy không những Thiên Chúa trong Cựu Ước khủng khiếp dễ sợ như thế nào, mà con của hắn (nghĩa là Giê-Su; TCN) trong Tân Ước cũng còn ở dưới mức hoàn hảo khá xa. Vậy thì “Đạo Đức Chúa Trời” có giá trị gì đối với người Việt Nam trong khi Việt Nam đã có “đạo làm người”. Chẳng qua là các ông theo đạo Chúa không phải là vì những điều hay Chúa dạy, vì các ông có bao giờ theo những lời dạy này đâu. Mặt khác, những lời Chúa dạy nhiều khi rất mâu thuẫn, vì chính Chúa cũng nói một đàng làm một nẻo và nhiều điều độc ác. Các ông theo đạo Chúa chỉ vì mê mẩn một cái bánh vẽ trên trời mà Chúa Giê-su đã khẳng định chỉ dành riêng cho dân Do Thái nhưng người Do Thái đã từ chối vì biết rõ Giê-su chỉ là mạo nhận là “Cứu tinh” của dân Do Thái. Nhưng người Việt Nam như các người lại cứ cúi đầu tin vào những lý luận thần học lừa bịp dân ngu của Ki Tô Giáo về một cái bánh vẽ trên trời mà dù có thật cũng chẳng bao giờ đến với các người. Cho nên, tất cả những gì các người nói về Đức Chúa Trời chỉ là chuyện ba láp, có thể có tác dụng phần nào đối với dân ngu ở Âu Châu trong thế kỷ 17, chứ ngày nay những người có đầu óc ai mà còn có thể tin vào những chuyện hoang đường của thời bán khai.

Có lẽ ông mục sư chưa đọc bài “Quan niệm “Ông Trời” của người Việtcủa Charlie Nguyễn (Bùi văn Chấn). Ông nên kiếm đọc bài đó để bỏ đi cái mánh mưu nhập nhằng ông Trời của Việt Nam với Đức Chúa Trời hay Thượng đế của ông. Sau đây là vài điều trong đó để giúp ông mục sư hiểu thêm về quan niệm ông Trời của Việt Nam:

Quan niệm về “Ông Trời” của người Việt Nam là người Việt không tôn trọng Ông Trời. Ngay cách gọi Trời bằng “Ông” cũng đã là một cách diễu cợt. Người Việt Nam coi Trời không hơn ông hàng xóm: “Bắc thang lên hỏi ông trời!”. Hơn thế nữa, người Việt Nam còn tỏ thái độ xem thường ông Trời qua cách gọi Trời là “Con Tạo” hoặc “Trẻ Tạo Hóa”, thậm chí còn gọi con cóc là cậu ông trời!

- “Con cóc là cậu ông trời

Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho” (Ca dao)

- “Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán” (Nhị Độ Mai)

- “Đố kỵ sá chi con tạo

Nợ tang bồng quyết trả cho xong” (Nguyễn Công Trứ)

Đối với người Việt Nam bình dân, “Ông Trời” cũng tương tự như “Ông Trăng” “Ông Sao” mà thôi, tuyệt nhiên không hề có ý nghĩa là Đấng Tối Cao hoặc Đấng Toàn Năng theo quan điểm của Kitô giáo.

Đối với Hồi giáo, Do thái giáo và Ki tô giáo, các tín đồ đều được gọi là “những kẻ kính sợ Chúa” (God-fearers). Trái lại, người Việt Nam bình dân không hề “sợ Trời”. Họ tin rằng nếu con người cố gắng phấn đấu cũng có thể “thắng trời” như thường:

- Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều!

hoặc cứ liều làm theo ý mình và mặc cho trời muốn làm gì thì làm:

- Cũng liều nhắm mắt đưa chân

Thử xem Con tạo xoay vần đến đâu. (Nguyễn Du)

Ý niệm thông thường nhất của người Việt Nam về “Ông Trời” chính là bầu trời xanh vật chất ở trên đầu chúng ta. Đó là môi trường thiên nhiên của mọi biến chuyển về thời tiết như mưa nắng, gió bão v.v... Khi người Việt nam nói “trời mưa”, “trời nắng” thì chỉ có nghĩa là thời tiết mưa hay nắng chứ không hề có nghĩa là “Đức Chúa Trời mưa” hay “Đức Chúa Trời nắng”!

Trên đây là những ý niệm của người Việt nam về ông Trời đã được thể hiện qua ca dao, tục ngữ và văn chương bác học, tuyệt nhiên không có ý nghĩa là Đấng Tòan Năng hoặc Thiên Chúa của đạo Kitô. Ông Trời trong tâm thức của người Việt nam luôn luôn chân chất hồn nhiên và rất hiền hòa, hòan tòan trái ngược với Thiên Chúa trong Kinh thánh Cựu ước là một ác thần hay đúng hơn là một ác quỷ.

Khi thấy người dân Việt nam hay nói đến Trời, các mục sư Tin lành và các tu sĩ Công giáo mừng khấp khởi như bắt được vàng. Các vị này đã hết sức trổ tài hùng biện để chứng minh rằng: Mỗi khi người Việt nam kêu “Trời ơi!” chính là lúc họ kêu cứu một đấng Thiên Chúa đang làm chủ trên vòm trời xanh!

Họ trí trá ca ngợi cái kho tàng bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt nam có một giá trị cao quí nhất là niềm tin vào ông Trời. Các mục sư Tin lành [như Nguyễn Quang Minh] và các linh mục [như Trần Cao Tường, hay Cao Phương Kỷ] Công giáo truyền đạo ra sức gò ép ý niệm Ông Trời Việt nam vào ý niệm Thiên Chúa của đạo Kitô. Đây là một thủ đoạn gian trá nhằm vào mục đích xiềng xích trì trệ chất phác của người dân quê Việt nam vào những cái khung cứng ngắc của niềm tin giả tạo vào Thiên Chúa của họ.

Với những thủ đoạn gian trá bất lương như vậy, các mục sư Tin Lành và linh mục Công giáo hi vọng có thể kiếm thêm được tín đồ ở Việt Nam để cứu vãn tình trạng đang suy sụp của Công Giáo và Tin Lành trên thế giới hay sao. Các người cứ tưởng là người dân Việt Nam ngày nay vẫn còn ngu như những người dân ở các vùng Ninh Cường, Bùi Chu, Phát Diệm trong thời Alexandre de Rhodes, hay vài người dân tộc thiểu số trên cao nguyên hay sao?

Bài viết trên của ông mục sư Nguyễn Quang Minh khá dài nhưng toàn là những điều mê sảng về những niềm tin trong Ki Tô Giáo và những điều lăng nhăng sai lầm về những quan niệm dân gian và tôn giáo trong xã hội Việt Nam cho nên tôi chẳng buồn phê bình tiếp theo. Thời buổi này mà ông ta vẫn còn tin vào những điều nhảm nhí trong Thánh Kinh mà ngày nay giới trí thức và hiểu biết đã loại bỏ. Có một điều rõ rệt là ông Tiến sĩ Thần học Nguyễn Quang Minh không biết đọc Thánh Kinh, nếu đã đọc. Chứng minh?

NQM: Chúa ban đại mệnh lệnh gì với các môn đồ ? "Hãy rao giảng Tin Lành này cho muôn dân và dạy họ làm những điều Thầy dạy các anh và biến họ thành môn đồ Thầy".

TCN: Đại mệnh lệnh của Chúa chỉ là một sự bịp bợm của Ki Tô Giáo để tạo quyền lực thế gian. Bởi vì trong Tân Ước không có cái gì có thể gọi là Tin Lành. Những điều mà Ki Tô Giáo gọi là Tin Lành không phải là những điều dạy về đạo đức, những điều này đã có trong mọi nền văn hóa dân gian, nhiều khi còn hay hơn nữa. Ngoài cái bánh vẽ trên trời, tôi đố ông mục sư Nguyễn Quang Minh kể ra Tin Lành nào mà chưa có trong dân gian. Giê-su chỉ đi cóp nhặt một số tư tưởng về đạo đức trong dân gian, xào xáo lại làm như của mình nhưng kém hơn, thí dụ như về “Luật Vàng” trong Tân Ước.

Matthew 28: 19, 20 Sau Khi Jesus Đã Chết

Giáo hội dựa vào câu trong Thánh Kinh, Matthew 28: 19, 20, cho là lời của Giê-su dạy các môn đồ:

“Hãy đi đến mọi quốc gia để làm cho họ thành tín đồ của ta, làm lễ rửa tội họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, dạy cho họ biết phải vâng giữ mọi điều răn ta dạy các ngươi; và ta sẽ ở với các ngươi cho đến ngày tận cùng của thời đại”

(Go therefore and make disciples of all the nations, baptizing them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit, teaching them to observe all things that I have commanded you; and lo, I am with you always, even to the end of the age.)

để viện cớ thi hành sách lược truyền đạo bằng bạo lực và cưỡng bách trên khắp thế giới.

Trước hết, chúng ta nên biết rằng câu trong Thánh Kinh trên không phải là câu Giê-su nói khi còn sống mà là khi đã chết rồi, và theo lý luận của nền Thần học Ki-Tô, đã sống lại hay nhỏm giậy sau ba ngày ba đêm (nhưng thực ra chỉ có hơn một ngày và 2 đêm : từ 3 giờ chiều thứ Sáu đến sáng sớm Chủ Nhật), và hiện ra trước các tông đồ, ra lệnh cho họ đi khắp thế giới truyền đạo, nếu chúng ta có thể tin được chuyện “sống lại” đầy tính cách hoang đường này. Ngày nay, ngoài đám tín đồ thấp kém, không còn ai, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, tin vào chuyện “sống lại” của một xác chết. Các nhà Thần học đã tìm cách giải thích khác đi sự “sống lại” (resurrection) của Giê-su và gọi đó là sự sống lại của tinh thần (spiritual resurrection). Chính ông mục sư Nguyễn Quang Minh cũng viết: “Khi Chúa Jesus chết trên thập giá thì Ngài nói MỌI SỰ ĐÃ ĐƯỢC TRỌN thì đó là chương trình cứu rỗi của Ngài đã hoàn tất. Ngài thật sự không cần sống lại, hay phục sinh thì ta mới được cứu!” Vậy thì cái gọi là “đại mệnh lệnh” của Chúa sau khi đã chết rõ ràng chỉ là mánh mưu của Ki Tô Giáo để biện minh cho sách lược truyền đạo của Ki Tô Giáo trên thế giới.

Ki Tô Giáo cho rằng nhiệm vụ chính của các tín đồ là phải loan báo Tin Mừng Của Chúa trên khắp thế giới, nói khác đi là phải có nhiệm vụ truyền đạo. Vì vậy trong hơn 15 thế kỷ ở Âu Châu, Ca-Tô Giáo Rô-ma và sau này Tin Lành đã truyền đạo bằng những phương pháp tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại để cưỡng bách người dân phải theo Ca-tô Giáo. Và từ thế kỷ 16 thì các thừa sai đã làm tiên phong hoặc theo gót thực dân Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan đi truyền đạo ở những vùng mà các thế lực thực dân Tây phương cưỡng chiếm bằng vủ lực. Thế kỷ 18, những người theo Thanh Giáo (một hệ phái Tin Lành) chạy trốn sự áp bức tôn giáo ở Âu Châu, nhưng khi đến Mỹ lại áp dụng chính sách diệt chủng dân Da Đỏ để truyền đạo. Vậy thực ra, sự truyền đạo Ki Tô trên thế giới không phải là để truyền bá văn minh hay đẩy mạnh những thăng tiến về vấn đề tâm linh hay trí tuệ của con người, mà hầu như ở khắp mọi nơi đều có cùng một chính sách cưỡng bức, mua chuộc, lừa dối v.v.., đám tín đồ tân tòng kém hiểu biết, đưa họ vào trong vòng mê tín của một ngục tù tâm linh, để kiếm lợi vật chất và ngự trị trên đám tín đồ này. Điều này đã rất rõ ràng trong lịch sử nhân loại.

Thật vậy, chúng ta chỉ cần xét xem tuyệt đại đa số tín đồ Ca-Tô hay Tin Lành ngày nay thuộc giới nào trong xã hội khoan nói đến chuyện trong mấy thế kỷ trước. Chúng ta cũng xét xem những nhà truyền giáo Ca-Tô đã truyền đạo thành công ở lớp người nào trong quần chúng. Vài tài liệu sau đây hi vọng sẽ làm sáng tỏ vấn đề.

Về phương diện tín đồ, theo nhận xét của Malachi Martin, nguyên giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh ngay tại Vatican, trong cuốn The Keys of This Blood thì:

“Tự bao giờ, Ca Tô Giáo chỉ nảy nở trong đám dân chúng nghèo khổ và ít học.”

(Catholicism has always flourished only in poor population of low educational quality)

Cùng một ý tưởng, Adrian Pigott viết trong cuốn Freedom’s Foe – The Vatican:

“Họ (giáo dân) được nuôi nấng trong cái mà Tiến Sĩ Barnado gọi là “Bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã”.. Thất học luôn luôn thịnh hành trong các nước theo Ca Tô Giáo Rô-ma- nhờ đó mà tập đoàn linh mục có thể nảy nở”

(They have been brought up in what Dr. Barnado called “The thick darkness of Romanism”.. Illiteracy is always prevalent in Romanist countries – to enable Priestcraft to flourish.)

Toàn Quyền Đông Dương J. L. de Lanessan, cách đây hơn 100 năm, trong cuốn Les Missions et leur Protectorat, trích dẫn bởi Patrick J. N. Tuck, cũng đưa ra một nhận xét như sau:

“Thật ra, trong hơn 2 thế kỷ mà các Hội Truyền Giáo Ca Tô hoạt động ở Trung Hoa và bán đảo Đông Dương, có lẽ họ không cải đạo được quá 10 học giả. Toàn thể giới cầm quyền có học của dân chúng đã tránh né sự truyền đạo của họ. Đại cương thì các nhà truyền giáo chỉ tuyển mộ được tín đồ trong những giai cấp thấp nhất, và phần lớn là những kẻ, vì lý do này hay lý do khác, đã bị xã hội An-Nam ruồng bỏ.”

(In fact during the two centuries and more that the Catholic Missions have been operating in China and the Indochinese peninsula they have probably not converted more than ten scholars in all. The entire educated and governing class of the population has evaded their proselytism. In general Catholic missionaries only recruit from among the lowest classes, and mainly among those who, for various reasons have been rejected by Annamese society.)

Và Nữ học giả Ca-Tô Joane H. Meehl, sau khi đã nhìn thấy rõ chủ đích và những việc làm của Giáo hội Ca-Tô từ thế kỷ 4 cho tới ngày nay, đã viết trong cuốn “Người Tín Đồ Ca-Tô Tỉnh Ngộ” (The Recovering Catholic, Prometheus Book, 1995, trang 288):

“Đạo Ca-Tô chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bằng giáo dục (mở mang dân trí. TCN) và đời sống kinh tế thoải mái.” (Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being).

Tin Lành có hơn gì Ca-tô Rô-ma Giáo không? Làm sao mà hơn được. Trong hơn 400 năm truyền đạo trong đó có 100 năm được đủ mọi lợi quyền, lợi thế vì làm tay sai cho Pháp để đưa nước nhà vào vòng nô lệ, cộng với 9 năm cầm quyền của Ngô Đình Diệm Việt Nam với chính sách kỳ thị tôn giáo tàn bạo, theo đuổi mơ ước Ca-tô hóa Việt Nam, mà tồng số tín đồ Ca-tô tới nay vẫn chỉ chiếmNó chứng tỏ là Ki Tô Giáo nói chung không thích hợp với Việt Nam, bất kể ngày nay Ki Tô Giáo dùng thủ đoạn gì, được từ 5% đến 7% dân số Việt Nam. Điều này chứng tỏ cái gì? từ ăn cắp những tư tưởng của Phật Giáo, Khổng Giáo, cho đến nhập nhằng ông Trời với Chúa Trời của Ki Tô Giáo. Hơn nữa, ngày nay Ki Tô Giáo đang suy thoái khắp nơi, mấy người có bao nhiêu hi vọng để biến nước Việt Nam thành một nước Ki Tô Giáo. Hãy tỉnh cơn mê đi, Việt Nam có đầy đủ những tiêu chuẩn đạo đức và tâm linh để cho người dân tu tập một cách lành mạnh mà không cần đến cái đạo mà lịch sử ô nhục đẫm máu của nó đã là một vết nhơ trong lịch sử nhân loại: Ki Tô Giáo.

Vài Lời Kết:

Trong bài viết trên, ông Mục sư Tiến sĩ thần học Tin Lành Nguyễn Quang Minh quảng cáo cho Chúa Giê-su của ông ấy những điều mê sảng như “Giê-su là con một của Thượng đế”, “Giê-su chết thay cho chúng ta” v…v… nhưng thực ra ông mục sư chẳng biết Chúa Giê-su là người như thế nào. Ông ta chỉ nhắc lại những điều ông ta học được trong nền thần học Tin Lành chứ tự mình chẳng có đọc Thánh Kinh với một đầu óc trí thức tỉnh táo. Để giúp ông hiểu, chứ không phải để tin, về Chúa của ông, sau đây là vài tài liệu nghiên cứu về Giê-su của các học giả Tây phương, ở trong cũng như ở ngoài các Giáo hội Ki-tô:

Học giả Russell Shorto, sau khi duyệt các công cuộc nghiên cứu về Giê-su trong hai thế kỷ nay đã viết trong cuốn “Sự Thật Trong Phúc Âm” (Gospel Truth, Riverhead Books, New York, 1997) như sau, trang 14:

Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởnghọ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. [Mục sư Nguyễn Quang Minh chưa được dạy điều này] Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

[Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.]

Trong cuốn sách có tên là Một Thời Để Cho Sự Ngay Thẳng Của Ki Tô Giáo [A Time For Christian Candor], Giám Mục Pike đã thảo luận về các niềm tin của tín đồ đối với Giê-su, và chứng minh rằng Giê-su chỉ là một người thường, trang 109, như sau:

“Giê-su có một đầu óc giới hạn – điều này cũng đúng cho mọi người. Thí dụ, giống như các thầy tu Do Thái cùng thời, Giê-su cho rằng David đã viết tất cả bộ Thi Thiên cho nên ông ta đã viện dẫn thi thiên số 110 mà ông ta cho là của Vua David (thực ra là bài thơ này được viết sau thời của David), khi tranh luận với người dân Pharisees. Và ông ta nghĩ, cũng như mọi người trong thời đó, là ngày tận thế đã sắp đến.

[He had a limited mind – as is true of every man. For example, like his fellow rabbis He thought that David wrote all the Psalms and hence He quotes as of Davidic authorship Psalm 110 (which in fact is of later date) in an argument with the Pharisees. And He thought, in accord with the apocalyptic temper of his day, that the end of the world is near].

Như vậy, Giê-su chỉ là một người dân thường Do Thái, nhưng mà là người như thế nào? Đọc Tân Ước các học giả đã đưa ra những nhận định khá chính xác. Giám mục John Shelby Spong, trong cuốn Hãy Cứu Cuốn Thánh Kinh Ra Khỏi Phái Bảo Thủ, nhận định:

Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.

(John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, p. 21: There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).

Và Jim Walker cũng viết trên Internet trong bài http://www.nobeliefs.com/jesus.htm: Chúng Ta Có Nên Kính Ngưỡng Giê-su Không? (Should We Admire Jesus?):

Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo không hề biết đến là nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.

[Unbeknownst to many Christians, many times the Gospels of the New Testament portray Jesus as vengeful, demeaning, intolerant, and hypocritical.]

Đây chỉ là vài kết quả nghiên cứu điển hình về Giê-su. Xin đọc giả hãy đón đọc bài Đây! Chúa Giê-su Trong Tân Ước trong đó tôi trích dẫn những đoạn điển hình trong Tân Ước, thuần túy từ Tân Ước, để cho chúng ta biết thêm chút ít về Giê-su, ngoài những điều chúng ta thường nghe về Giê-su. Để kết luận, tôi muốn nói là các tín đồ Ki Tô Giáo muốn tin cái gì cũng được, đây là quyền tuyệt đối của con người, miễn là đừng cho cái mình tin là chân lý duy nhất trên đời để mà dùng những thủ đoạn bất lương, trí thức cũng như thế tục, để dụ những người kém đầu óc vào niềm tin của mình. Nhưng trong thời đại này, họ cần phải biết một số sự kiện bất khả phủ bác, ít ra là cho tới ngày nay. Vài sự kiện cốt yếu là:

- Thuyết Big Bang là nguồn gốc của vũ trụ, một vũ trụ đã khởi sự hình thành từ khoảng 13.7 tỷ năm về trước chứ không phải do vị Thần của Do Thái sáng tạo ra cách đây từ 6 đến 10 ngàn năm.

- Thuyết Tiến Hóa là nguồn gốc con người. Con người là do sự tiến hóa của các đơn bào và con người hiện đại đã có mặt trên trái đất nhiều trăm ngàn năm nếu không muốn nói là cả triệu năm. Con người đã không ngừng tiến hóa từ thời ăn lông ở lỗ, qua các thời đồ đá, đồ đồng, đồ sắt cho đến điện toán và Internet ngày nay, chứ không phải do Thần của Do Thái nặn ra từ đất sét, cách đây 6000 năm, một cặp vợ chồng mắt mù, không có quần áo mặc, ngu dốt, rồi thổi vào đó “sinh tử phù” và tự khen tác phẩm của mình là tuyệt hảo (very good).

- Giáo hoàng John Paul II đã công khai thú nhận: Không làm gì có thiên đàng cũng như hỏa ngục như là các nơi vật chất để con người lên đó hay xuống đó. Cho nên “Cứu rỗi” chỉ là một cái bánh vẽ trên trời, và dù có thật cũng không đến lượt người Việt Nam được cứu, như chính Chúa Giê-su đã khẳng định.

- Chúa Giê-su đã chẳng từng nói: “Rồi các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ cởi trói cho các ngươi” [John 8: 32: Then you will know the truth, and the truth will set you free]. Và trên đây là những sự thật mà các tín đồ Ki Tô Giáo cần phải biết. Muốn giam mình trong sự trói buộc tâm linh hay muốn tự mình cởi trói là do quý vị tự quyết định, không ai có thể làm thay cho quý vị được.

Trần Chung Ngọc

 


Các bài tôn giáo cùng tác giả


 ▪ “Ngày Tận Thế” của Ki Tô Giáo  - Trần Chung Ngọc

Cây Thập Giá Trong Kitô Giáo - Trần Chung Ngọc

Cải đạo á châu ? Một ảo tưởng ! - Trần Chung Ngọc

Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” - Trần Chung Ngọc

Giê-su Ki-tô - Cuộc Đánh Cá Của Người Vô Thần - Trần Chung Ngọc dịch

Hình Ảnh Suy Thoái Của Ki Tô Giáo Trên Thế Giới - Trần Chung Ngọc

Huyền Thoại Cứu Rỗi  - Trần Chung Ngọc

Lịch Sử các Giáo Hoàng - Trần Chung Ngọc

Những Lời Châu Ngọc Về Ki-tô giáo - Robert G. Ingersoll - Trần Chung Ngọc

Những Yếu Tố Chính Đưa Đến Sự Suy Thoái - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 1 - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 2 - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 3 - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 4 - Trần Chung Ngọc

TÔI ĐỌC CUỐN: “Hai Ngàn Năm Một Thuở: Chứng Từ Của Một S - Trần Chung Ngọc

Tìm Hiểu Vấn Nạn Linh Mục Loạn Dâm - 1 - Trần Chung Ngọc

Tìm Hiểu Vấn Nạn Linh Mục Loạn Dâm - 2 - Trần Chung Ngọc

Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Suy Thoái - Trần Chung Ngọc

Tản Mạn Về Thần Học Ki-Tô Giáo - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 4 5 6 >>>

Trang Tôn Giáo




Đó đây


2024-05-01 - NGÔ ĐÌNH DIỆM KẺ KHÁT MÁU | NHÂN CHỨNG TRẦN THỊ MỸ - Tham khảo Vietnam: A Television History; Interview with Tran Thi My, 1981

2024-05-01 - NGÔ ĐÌNH DIỆM KẺ KHÁT MÁU | NHÂN CHỨNG TRẦN VĂN LAI - Tham khảo Vietnam: A Television History; Interviwe with Tran Văn Lai, 1981 (Part of The Vietnam Collection)

2024-05-01 - NGÔ ĐÌNH DIỆM KẺ KHÁT MÁU | NHÂN CHỨNG NGUYỄN HỮU THỌ -

2024-05-01 - NGÔ ĐÌNH DIỆM KẺ KHÁT MÁU | NHÂN CHỨNG NGUYỄN THỊ CHIÊM -

2024-05-01 - NGÔ ĐÌNH DIỆM KẺ KHÁT MÁU | NHÂN CHỨNG PHẠM THANH GIÒN -

2024-05-01 - Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 - 56 ngày đêm chấn động địa cầu -

2024-05-01 - Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước -

2024-04-30 - Sẵn sàng cho Lễ thượng cờ Thống nhất non sông - Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông được UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hằng năm vào sáng ngày 30/4 nhằm ôn lại ký ức của một thời hào hùng, vẻ vang của toàn dân tộc, đồng thời, tôn vinh những chiến công bất tử, tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của thế hệ cha anh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

2024-04-30 - Chúng Tôi Ăn Mừng 49 Năm Thống Nhất và 70 Năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ Ở Cali -

2024-04-25 - Phóng Sự: Thiếu Tướng Hoàng Kiền -Ahllvtnd Nói Chuyện Thời Sự Về Đường Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>