●   Bản rời    

“Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về "Giáo Hội Tiên Khởi..." (Trần Chung Ngọc)

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Một

“Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn

Về "Giáo Hội Tiên Khởi..."

Trên "Tiếng Nói Giáo Dân”

nguồn http://www.tiengnoigiaodan.net/anews08/0811_023.html

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt023.php

28 tháng 11, 2008

LTS: Sachhiem.net thử thu gọn những câu Anh ngữ mà tác giả đã dịch Việt trong phần trích dẫn vào trong một miếng kẹp giấy . Người đọc chỉ cần rà chuột (mouse) lên nút sẽ thấy nguyên văn ngoại ngữ. Xin bạn đọc vui lòng cho biết nếu kỷ thuật này giúp cho bài viết cô đọng và các ý tưởng được liên tục hơn, hay đã làm trở ngại cho quí vị điều gì. Xin liên lạc qua email sachhiem@nventure.com


 

Vài Lời Nói Đầu:

Thỉnh thoảng tôi vẫn ghé vào trang nhà Tiếng Nói Giáo Dân để lướt xem có bài nào lạ, hay khá hơn trước hay không. Bài mà tôi đọc gần đây là bài “GIÁO HỘI TIÊN KHỞI: MỘT BIỂU TƯỢNG CHÓI LÒA NHẤT VỀ Ý NGHĨA TRUYỀN THỐNG THÁNH CHIẾN TRONG CÁCH MẠNG TÂM LINH CỦA CÁC CHÍNH GIÁO” của Nguyễn Anh Tuấn, một người đã được Tiếng Nói Giáo Dân quảng cáo trước đây là “đã từng dùi mài kinh sử về chính trị học và tôn giáo hơn 20 năm qua.”. Nhưng tôi đố ai hiểu được ông Nguyễn Anh Tuấn muốn nói gì với cái đầu đề dài lòng thòng và tối mò mò như vậy.

Trước đây tôi đã phê bình “Sản Phẩm Trí Tuệ” [http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/ TCNdt5.php] của Nguyễn Anh Tuấn, nay đọc bài trên của ông, tôi quả thấy trí tuệ của ông Nguyễn Anh Tuấn thuộc loại rất đặc biệt. Bài của ông Tuấn khá dài, và nội dung không ngoài ca tụng Ki Tô Giáo là một chính giáo với những thuộc tính chỉ có trong nền thần học của Ki Tô Giáo và trong đầu óc của những người như Nguyễn Anh Tuấn, chứ không thể có ở bất cứ nơi đâu khác, đồng thời hạ thấp các tôn giáo Đông Phương mà cái hiểu của ông Nguyễn Anh Tuấn về các tôn giáo Đông phương là cái hiểu của một anh thợ giầy mà lại muốn đi lên trên nơi giày dép.

Điều làm tôi thất vọng là, ông Nguyễn Anh Tuấn là một trí thức Công giáo nhưng ông ấy lại viết như một linh mục, viết ra những chuyện thuộc loại mê tín, hoang đường trong Ki Tô Giáo. Truyền đạo bằng lừa dối để mê hoặc đám dân thấp kém để tự tạo quyền lực thần thánh cũng như thế tục là nghề của các linh mục . Nhưng một trí thức thì ít ra cũng phải có đôi chút hiểu biết và lương thiện trí thức. Điều này tôi không thấy ở ông Nguyễn Anh Tuấn. Dù trình độ hiểu biết có kém cỏi đi chăng nữa, nhưng khi viết lên một bài để phổ biến trong quần chúng, ít ra chúng ta cũng phải cân nhắc những điều chúng ta viết. Trong thời đại này, sự hiểu biết của quần chúng về các tôn giáo không còn như trong thời Trung Cổ ở Âu Châu, và không phải tất cả người Việt Nam đều giam mình trong những ốc đảo như Bùi Chu, Phát Diệm, hay Hố Nai, Gia Kiệm.. Cho nên, chúng ta không thể muốn viết gì thì viết. Nhất là khi viết về các tôn giáo khác, chúng ta lại cần phải cân nhắc kỹ hơn, không thể viết một cách nhập nhằng, đánh đồng một cách rất sai lạc những quan niệm về tâm linh của các tôn giáo làm một. Tiếc thay, những điều này chúng ta lại thấy trong bài của ông Nguyễn Anh Tuấn như tôi sẽ chứng minh trong phần phê bình sau đây. Thật vậy, nội dung bài viết của ông Nguyễn Anh Tuấn đã được Tòa Soạn Tiếng Nói Giáo Dân giới thiệu như sau:

Văn minh Tây phương ảnh hưởng bao trùm khắp thế giới, nhất là văn minh khoa học và vật chất. Văn minh tinh thần của Kito giáo đã nhào nặn, uốn nắn, và dẫn dắt thế giới và đặc biệt là Âu châu từ 17 thế kỷ qua. Văn minh Kito giáo cũng là đối tượng bị phê bình chỉ trích và chống đối kịch liệt ngay tại Âu châu và các nơi khác -- nhưng tinh thần Kito giáo vẫn là gốc rễ của tinh thần dân chủ, nhất là tại Anh và Mỹ.

Thực ra tinh thần của Thánh Kinh Tân Ước và Cựu Ước cũng không khác tinh thần Tam Giáo Đông Phương, nhưng qua bao thế hệ, các tiên tri và chính Chúa Jesus đã nói như Đông phương, nhưng bằng ngôn ngữ Hy Lạp và Do Thái, nên con người tưởng có sự khác biệt. Tuy nhiên các dòng Đạo Học Đông phương chưa làm nổi bật được tinh thần nhập thế tích cực, cũng như tôn giáo tương quan thế nào đến thế giới chính trị. Vì thế Giáo Hội Tiên Khởi của Kito giáo chỉ là một "case study" để các học giả của Tam Giáo có cơ hội nghiên cứu và đối chiếu giữa Kito giáo và Tam Giáo để cập nhật hóa tinh thần Tam Giáo trong thế giới chính trị toàn cầu trên đà tiến hóa của văn minh Tây phương và Đông phương.

Đọc những lời khoa trương ở trên, chúng ta thấy rõ sự cuồng tín của giáo dân Việt Nam. Chúng ta cũng còn thấy rõ sự ngụy biện nằm trong sách lược Ki-Tô hóa Á Châu của giáo hoàng John Paul II trong thiên niên kỷ 3, nhập nhằng đánh đồng nền thần học Ki Tô Giáo với con đường tâm linh của các tôn giáo Đông phương, nhưng vẫn đề cao những giá trị không hề có của Ki Tô Giáo, hay chỉ có trên đầu môi chót lưỡi, như dân chủ, nhân quyền, nhập thế v..v… Cũng phải vậy thôi, vì Ki Tô Giáo đã bị Âu Châu, cái nôi của Ki Tô Giáo trước đây, coi như đồ phế thải. Vấn đề là Á Châu có sẵn sàng hốt những đồ phế thải của Âu Châu về làm châu báu của mình hay không. Người Ki Tô Giáo Việt Nam, một thiểu số trong lòng dân tộc, có vẻ như rất sẵn sàng, nhưng với tuyệt đại đa số người dân, tôi nghĩ, sẽ không chấp nhận một thứ đồ phế thải đã tác hại không ít lên dân tộc và tổ quốc.

Tinh thần Tam Giáo là tinh thần hài hòa giữa các tôn giáo khác nhau, còn tinh thần của Cựu Ước và Tân ước là tinh thần độc tôn, ngoài ta ra không có ai khác. Cựu Ước viết: “Ngươi không được thờ thần nào khác ngoài ta”; Tân Ước viết, Giê-su phán: “Hãy mang những kẻ thù của ta, những người không muốn ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt ta”. Vậy làm sao mà tinh thần của Thánh Kinh Tân Ước và Cựu Ước cũng không khác tinh thần Tam Giáo Đông Phương cho được. Chỉ có những người mà đầu óc không đội trời chung với sự hiểu biết ngày nay về tôn giáo của nhân loại mới không biết rõ như vậy, và lẽ dĩ nhiên những người này chưa bao giờ đọc Thánh Kinh của Ki Tô Giáo cũng như chưa từng biết tinh thần của Tam Giáo: Thích, Nho, Lão, là gì. Đạo Phật là Đạo của trí tuệ. Đạo Lão là Đạo hài hòa với thiên nhiên. Đạo Khổng cho chúng ta một tập hợp các tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội. Tất cả những tính chất này đều không có trong Ki Tô Giáo, tôn giáo của đức tin, tin không cần biết không cần hiểu, và là tôn giáo tàn bạo đẫm máu nhất thế gian. Cho nên, Tiếng Nói Giáo Dân chỉ viết bậy.

Nhưng muốn khoa trương thế nào thì khoa trương, bất kể là Ki Tô Giáo có là chính giáo hay không, bất kể là cái gọi là “văn minh Ki Tô Giáo” [sự thực thì Ki Tô Giáo đã hủy diệt văn minh trong quá khứ và còn đang tiếp tục hủy diệt văn minh qua những giáo điều đã lỗi thời] như thế nào, không ai có thể phủ nhận tình trạng suy thoái thê thảm của Ki Tô Giáo ở Âu Châu qua những nhận định của Giáo Hoàng Benedict XVI như sau:

Benedict XVI đã nhiều lần thú nhận về sự suy thoái không cơ cứu vãn của Công giáo La Mã và Tin Lành ở Tây phương. Theo những tin tức trên báo chí trên thế giới và cả trên tờ thông tin chính thức của Vatican, tờ L’Osservatore Romano, vào những ngày 27, 28 tháng 7, 2005, thì Benedict XVI đã lên tiếng phàn nàn như sau:

“Những tôn giáo chủ đạo ở Tây Phương [Ki Tô Giáo] có vẻ đang chết dần vì các xã hội càng ngày càng trở nên thế tục và không còn cần đến Thiên Chúa nữa.

Nhận xét của Ngài có vẻ bi quan và rầu rĩ hơn Gíáo Hoàng tiền nhiệm là John Paul II, người đã than phiền về sự suy thoái của đức tin trong các quốc gia phát triển và nói rằng điều này giải thích sự vật lộn của Giáo Hội Ca Tô đối với vấn đề số người đi nhà thờ giảm rất nhiều trong những năm gần đây.”

Cũng theo tin hãng Reuters ở Rome thì Giáo hoàng Benedict XVI đã phải đau lòng mà chấp nhận một sự thực: “Thật là khác lạ trong thế giới Tây Phương, một thế giới mệt nhọc với chính văn hoá của mình, một thế giới mà con người càng ngày càng tỏ ra không cần đến Thiên Chúa, mà cũng chẳng cần gì đến Chúa Giêsu nữa. Những Giáo Hội gọi là 'truyền thống' xem ra như đang chết dần.

Theo một phúc trình mới đây của Vatican thì trong một số nước phát triển, Giáo dân đi lễ ngày Chủ Nhật chỉ còn khoảng 5%. Ngài nói thêm: Tuy nhiên không phải chỉ có đạo Công giáo bị như vậy mà Giáo Hội Tin Lành cũng bị ảnh hưởng nặng hơn nữa trong thời điểm lịch sử này. Không thấy có giải pháp nào mau chóng và thần diệu cả để cứu vãn giúp Giáo Hội chúng ta cả.

Ngày 9 tháng 4, 2007, Giáo hoàng Benedict XVI lại cảnh báo là “Âu Châu có vẻ như sẽ mất đức tin trong tương lai, và gọi những người Âu Châu chỉ muốn có ít con là theo “chủ nghĩa cá nhân nguy hiểm” [trong khi cả thế giới đang lo nạn nhân mãn và cổ súy hạn chế sinh đẻ] Giáo hoàng nói: “Bất hạnh thay, chúng ta phải ghi nhận là Âu Châu có vẻ như đang tuột xuống một con đường có thể đưa Âu Châu đến sự giã từ lịch sử[Ki Tô Giáo vẫn cho rằng lịch sử Âu Châu là lịch sử Ki Tô Giáo]

Các giáo hoàng John Paul II và Benedict XVI than phiền về sự suy thoái của Ki Tô Giáo nói chung, Ca Tô Giáo Rô Ma nói riêng, kể ra là đã quá muộn. Sự suy thoái của Ki Tô Giáo không chỉ mới xẩy ra trong triều chính của mấy ông này mà đã xẩy ra từ lâu, từ nhiều thập niên trước, nếu không muốn nói là nhiều thế kỷ trước.

Thật vậy, chúng ta còn nhớ: trong cuộc Cách Mạng 1789, “Pháp, trưởng nữ của giáo hội Ca-Tô đã chính thức đưa Lý Trí lên bàn thờ Chúa, đã tàn sát trên 17000 Linh Mục, 30000 Nữ Tu [sơ] và 47 Giám Mục, và đã dẹp mọi Trường Dòng, Trường Học Ca Tô, những Dòng Tu, đốt phá nhà thờ, thư viện của Giáo hội v..v.. [Xin đọc The Decline and Fall of The Roman Church của Linh mục Dòng Tên Malachi Martin, Giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh Của Giáo Hoàng, và đã phục vụ trong Vatican dưới triều Giáo hoàng John XXIII, trang 196: ]

Từ những sự kiện bất khả phủ bác trên, nếu đúng như Tòa Soạn Tiếng Nói Giáo Dân khoa trương: “Văn minh tinh thần của Kito giáo đã nhào nặn, uốn nắn, và dẫn dắt thế giới và đặc biệt là Âu châu từ 17 thế kỷ qua.”, thì chúng ta bắt buộc phải đặt một câu hỏi: Tại sao lại có tình trạng suy thoái thê thảm của Ki Tô Giáo ở Âu Châu như vậy? Vậy thực chất cái gọi là “Văn minh tinh thần của Kito giáo là cái gì? Ki Tô Giáo có thực sự là văn minh không, văn minh như thế nào mà con người lại đang từ bỏ nó? Tôi sẽ cố gắng đưa ra những giải đáp xuyên qua phần phê bình một số đoạn trong bài viết của ông Nguyễn Anh Tuấn sau đây.

Vấn đề đối với một số trí thức Công Giáo Việt Nam là họ không biết ngượng. Vì không biết ngượng cho nên họ thường tỏ ra là thiếu sự lương thiện trí thức, không có liêm sỉ, nên cứ huênh hoang phô bầy những điều gian dối về đạo của họ. Nhớ lại trước đây, khi ông trí thức Công giáo Nguyễn Văn Lục viết bài “Người trí thức phải biết ngượng” thì có nhiều độc giả đã phản ứng. Điển hình là hai phản ứng sau đây:

Do Thi, France: Còn đám "trí thức Ky-tô giáo", nói riêng ? Khi đã đọc Bible (được gọi là "Kinh Thánh") mà không biết ngượng thì cũng là điều đáng nể thật.

Dr. Nguyen, San Jose - CA/USA: Nếu quả thực rằng "Trí thức phải là người biết ngượng", xin mạn phép hỏi tác giả Nguyễn Văn Lục rằng tại sao các "trí thức Công Giáo" không bao giờ tỏ ra rằng họ "biết ngượng" hết ?

Nếu các "trí thức Công Giáo" có can đảm đối diện với sự thực thì họ đã phải "biết ngượng" rằng Công Giáo, mà giáo lý độc đoán và bất khoan nhượng như được mô tả rõ ràng chi tiết trong Thánh Kinh, chính ra đã là cha đẻ của mọi chủ thuyết độc tài và cực đoan khác trong đó có Chủ Nghĩa Cộng Sản. Nếu họ đã từng có chút đầu óc suy xét thì đã họ phải "biết ngượng" rằng họ đã dại dột đi theo một tôn giáo tay sai ngoại bang và là thủ phạm chính trong việc kéo đất nước và dân tộc xuống vũng bùn của 100 năm nô lệ thực dân Pháp. Và nếu họ có chút liêm sỉ tối thiểu thì họ đã "biết ngượng" rằng họ chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi ở Việt Nam, nhưng mà suốt đời họ chỉ muốn áp đặt quyền lợi của giáo hội Công Giáo lên trên quyền lợi của đại đa số người Việt.
Xin tác giả Lục vui lòng trả lời! Cám ơn.

Nay đọc bài của ông Nguyễn Anh Tuấn, tôi thấy hai nhận xét trên có thể áp dụng cho ông NAT mà không sợ sai lầm. Tôi sẽ chứng minh trong phần phân tích sau đây. Bài của ông Tuấn khá dài, tới 50 trang, viết lăng nhăng về những điều mà ông ta hoặc không hiểu, hoặc hiểu sai. Tuy nhiên, trên thực tế, tôi chỉ cần phê bình một câu mở đầu của ông NAT là cũng đủ để bác bỏ mọi lý luận của ông ta trong suốt bài. Nhưng để cho bài viết tạm gọi là tương đối đủ, tôi sẽ tô điểm thêm vài chỗ để chứng tỏ kiến thức của ông NAT về chính đạo của ông ta thật sự không thể gọi là kiến thức.

*

Ông Nguyễn Anh Tuấn (NAT) mở đầu bài viết bằng câu:

NAT: Từ 2000 năm qua, Chúa Jesus đã gởi Giáo Hội của Chúa đến với thế nhân trong thế giới hữu hình này. Đó là đặc tính NHẬP THẾ TỊCH CỰC của Giáo Hội theo tinh thần Kito giáo.

TCN: Ki Tô Giáo có 3 giáo hội: Công giáo, Chính Thống, và Tin Lành. Cả 3 giáo hội này thù nghịch nhau, chém giết lẫn nhau như lịch sử đã viết rõ. Ngày 24 tháng 8, 1572, trong cuộc tàn sát vào ngày Thánh Bartholomew, Công giáo giết 10000 người Tin Lành. [Xin đọc : ”The Dark Side of Christian History” của Helen Ellerbe]; Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Công giáo ở Croatia giết 700000 người Chính Thống và Gypsies. [Xin đọc “The Vatican Holocaust” của Avro Manhattan]. Tin Lành và Công giáo vẫn còn giết nhau lai rai ở Bắc Ái Nhĩ Lan. Vậy giáo hội nào là “giáo hội của Chúa”? Và “thế nhân” có cần đến cái loại tôn giáo này không? Nhưng vấn đề chính là, chỉ bằng vào một câu trên và vài câu khác của ông Nguyễn Anh Tuấn, tôi có thể biết chắc là ông Tuấn chưa hề đọc cuốn Tân Ước, hoặc chỉ đọc ít câu lặt vặt lạc lõng trong Tân ước chứ chưa hề đọc kỹ Tân Ước. Bởi vì, nếu đọc kỹ Tân ước, thì chúng ta phải biết rằng Chúa không hề có ý định thành lập một giáo hội, cho nên không có giáo hội nào có thể gọi là “giáo hội của Chúa” để Chúa gửi đến thế nhân. “Giáo hội của Chúa” là điều ngụy tạo của giáo hội Công giáo để tạo quyền lực tâm linh trên đám tín đồ thấp kém ở dưới. Chứng minh?

Chúng ta đã biết, Giáo hội Công giáo dạy tín đồ rằng: “Giáo hội Công giáo của họ là do Chúa Giê-su thành lập, truyền lại cho Tông Đồ Phê-Rô làm Giáo Hoàng đầu tiên, và rồi các Giáo Hoàng kế tiếp là những người kế vị Phê-rô, là đại diện của Chúa (Vicars of Christ) trên trần v..v…” Giáo hội đã dựa vào câu trong Tân ước, Matthew 16: 18-19: “…Ngươi là Phê-rô, và trên phiến đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta, dầu các cửa hỏa ngục cũng không chống lại được, Ta sẽ giao cho ngươi những chìa khóa nước trời: sự gì con cầm buộc dưới đất, thì cũng cầm buộc trên trời, còn sự gì con tháo cởi dưới đất thì cũng tháo cởi trên trời…” để đóng vai trò kế vị Giê-su trong giáo hội do chính Giê-su lập ra, đơn giản là có quyền năng muốn cho ai lên thiên đường thì cho, không cho ai thì người đó phải chịu. Có ai tin được điều này không? Nếu có, gõ vào trán họ chúng ta sẽ nghe được một tiếng vang lớn.

Nhưng ngày nay các học giả nghiên cứu Thánh Kinh đều cho rằng thuyết Giê-su thành lập giáo hội, Phê-rô làm giáo hoàng đầu tiên v..v.. như trên chỉ là luận điệu thần học ngụy tạo của Giáo hội, và các “bề trên” trong Giáo hội đã dùng nó để nhốt các tín đồ, vốn không bao giờ đọc Thánh Kinh, vào một ngục tù tâm linh, vì cái bánh vẽ trên trời nên phải tin tất cả những gì giáo hội nói và tuyệt đối tuân phục các “bề trên”. Trong Công giáo có cái gọi là “đức vâng lời”, nghĩa là “quên mình trong vâng phục”. Đó là lời dạy căn bản trong Công giáo mà Giáo hoàng Benedict XVI mới nhắc lại gần đây. Đối với các học giả nghiên cứu Thánh Kinh và đối với giới trí thức ở trong cũng như ở ngoài giáo hội thì câu trên ở trong Tân Ước rõ ràng là được thêm thắt sau này với mục đích thiết lập quyền lực tinh thần cũng như quyền lợi vật chất của giới lãnh đạo Công giáo trước đám đông tín đồ thấp kém ở dưới. Thật vậy, các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh đã vạch ra rằng câu trên hoàn toàn mâu thuẫn với nhiều đoạn trong Thánh Kinh, với tư tưởng của Giê-su, và nhất là không thích hợp với tư cách của Phê-rô.

Đọc Tân Ước, chúng ta thấy rõ là những người viết Tân Ước đều tin rằng Giê-su sẽ trở lại trần gian trong một tương lai rất gần, ngay trong thời điểm của Giê-su. Thí dụ những đoạn sau đây đều được trích từ Thánh Kinh: Cựu Ước Và Tân Ước, Hội Quốc Tế xuất bản, 1994; và Holy Bible: The New King James Version, American Bible Society, New York, 1982:

Matthew 16: 27-28: “Ta (Con của Người: Giê-su) sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của Cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm. Ta cho các con biết: một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy ta vào trong Nước ta”.

Matthew 24:34: “Ta quả quyết, thời đại này chưa chấm dứt, các biến cố ấy đã xảy ra rồi”

Mark 9: 1: Chúa bảo các môn đệ: “Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy nước trời thiết lập với uy quyền vĩ đại

Mark 13:30:Ta quả quyết, thế hệ này chưa qua đi thì các biến cố đó (các biến cố xung quanh ngày tận thế và sự trở lại của Giê-su. TCN) đã xảy ra rồi”.

Luke 21: 27, 32: “Bấy giờ nhân loại sẽ thấy ta giáng xuống trong mây trời với vinh quang và uy quyền tuyệt đối.. Ta quả quyết: thế hệ này chưa qua, các biến cố ấy đã xảy ra rồi”.

John 14: 3: Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con. Khi chuẩn bị xong, ta sẽ trở lại đón các con về với ta để các con ở cùng ta mãi mãi.”

Qua những đoạn trích dẫn ở trên từ Thánh Kinh, chúng ta hãy tự hỏi: Giê-su thành lập giáo hội và trao chức vụ giáo hoàng chăn dắt tín đồ cho Phê-rô để làm gì khi mà ông ta tin rằng ngày tận thế gần kề, ngay trong thời của ông, khi một số môn đồ của ông còn sống? Không những Giê-su tin như vậy, mà còn truyền cho các Tông Đồ đi rao giảng về một “Nước trời” sắp đến, và chỉ được rao giảng trong cộng đồng những người Do Thái, như được viết rõ trong Tân Ước. Như vậy, có phải rằng giáo hội đã thêm thắt câu “..ngươi là Phê-rô, và trên phiến đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta…” vào trong Tân Ước để lừa dối tín đồ là giáo hội do chính Chúa Giê-su thành lập và các giáo hoàng đều là những người kế vị Phê-rô?

Nhưng mánh mưu trên không chỉ tạo quyền lực cho Giáo hoàng mà còn cho toàn thể giới chăn chiên. Thật vậy, Giáo hội đã biến câu trên thành những quyền lực thế tục rất hoang đường và láo lếu cho giới giáo sĩ. Thí dụ, trong nghi lễ phong chức linh mục, ông Giám mục đặt tay lên đầu vị tân linh mục và phán: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai thì họ được tha, cầm giữ ai thì họ bị cầm giữ.” [Giáo Lý Công Giáo, Bản dịch của Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên, trang 231]. Theo tinh thần câu Chúa truyền cho Phê-rô ở trên, điều này có nghĩa là các Linh mục nắm quyền muốn cho ai lên Thiên đường thì cho, và lẽ dĩ nhiên, trong Công giáo, tập đoàn chăn chiên, từ Giáo hoàng xuống tới các Linh mục, ai cũng đều nắm trong tay những chìa khóa của nước trời, nếu có cái gọi là nước trời. Hiển nhiên đây là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường, xét đến vấn đề đạo đức của một số không nhỏ thuộc giới chăn chiên, từ các giáo hoàng xuống tới các linh mục. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận là, chính điều này đã tạo nên một tâm cảnh sợ sệt, khúm núm, quỵ lụy “bề trên”, “quên mình trong vâng phục” trong đám tín đồ thấp kém, vì họ tin rằng các “bề trên” của họ thực sự nắm trong tay cái chìa khóa của nước trời, một nước chỉ hiện hữu trong nền thần học của giáo hội để khuyến dụ tín đồ. Thật ra thì, theo Giám Mục James A. Pike trong cuốn Một Thời Để Cho Sự Ngay Thẳng Của Ki Tô Giáo [A Time For Christian Candor], trang 109:

Cái nhìn về thế giới của Giê-su là cái nhìn của thời đại đó. Quan niệm về “Nước Trời” mà Giê-su thường nói đến đã được đưa vào đạo Do Thái từ 5 thế kỷ trước khi Giê-su sinh ra, do ảnh hưởng của Zoroaster

Thứ nhì, đọc kỹ Thánh Kinh, chúng ta còn thấy, sau khi trao chìa khóa thiên đường cho Phê-rô (Matthew 16:19), chỉ 4 câu sau, Matthew 16: 23, Giê-su gọi Phê-rô là Satan: “Chúa quay lại và nói với Phê-rô: “Hãy đi ra đàng sau ta, Satan, ngươi là một sự xúc phạm đối với ta” Cũng vì sự mâu thuẫn và phi lý trong hai câu gần sát nhau trong Thánh kinh mà Lloyd Graham đã bình luận như sau:

Như vậy là giáo hội Công giáo được thành lập bởi Phê-rô, người mà, chỉ 4 câu sau trong Thánh Kinh, Chúa gọi là Satan. Vậy, nếu giáo hội Công giáo được thành lập bởi Phê-rô thì giáo hội đó đã được thành lập bởi Satan – một sự kiện mà chúng ta đã nghi ngờ từ lâu. (Xét đến lịch sử đẫm máu đầy tội ác của Công giáo mà giáo hoàng John Paul II và Tòa Thánh Vatican đã phải xưng thú 7 núi tội ác trước nhân loại và xin được tha thứ thì câu bình luận của Graham ở trên không phải là không có căn bản. TCN).

Thứ ba, Thánh Kinh viết rõ, Phê-rô là mẫu người coi lời Chúa như không có, phản phúc và hèn nhát. Trước ngày Giê-su bị bắt, Giê-su bảo Phê-rô hãy thức cùng Giê-su để cầu nguyện cho Giê-su, và Giê-su đi ra chỗ khác cầu nguyện, vì Giê-su cũng sợ chết, không muốn chết nên cầu cùng Chúa Cha: “Cha ơi, nếu có thể đừng bắt con phải uống chén đắng này” [nghĩa là đừng bắt con phải chết] , nhưng khi trở lại thì Phê-rô đã ngủ khì (Matthew 26: 40).. Khi Chúa bị bắt, vì sợ bị kết tội đồng lõa, Phê-rô đã ba lần chối Chúa, thề là không hề biết Chúa (Matthew 26: 70, 72, 74: Then he began to curse and swear, saying, “I do not know the Man!”). Khi Chúa bị đóng đinh trên thập giá thì Phê-rô trốn biệt. Một người tư cách như vậy mà Chúa lại chọn để thành lập giáo hội hay sao? Chúa không có môn đồ nào tốt hơn và hiểu biết hơn tên đánh cá Phê-rô hay sao?

Trước những bằng chứng không thể phủ bác như trên ở ngay trong Thánh Kinh, Joseph L. Daleiden, một học giả Công giáo, trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng, trang 83, cho rằng câu chuyện ủy quyền cho Phê-rô xây dựng giáo hội là một chuyện tiếu lâm (On the face of it, I would take it as a joke) và trích dẫn lời của Albert Camus, cho rằng Giê-su đã riễu cợt cái tên nghèo khổ, hèn nhát Phê-rô khi bảo Phê-rô là vững như phiến đá . Rồi Daleiden kết luận:

Do đó, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi biết rằng nhiều học giả chuyên về Thánh Kinh tin rằng câu chuyện về Phê-rô, giống như nhiều chuyện khác trong Tân Ước, đã được người ta thêm thắt vào sau.

Nhưng không phải chỉ có các học giả mới nhận ra sự phi lý trong câu chuyện về Phê-rô, mà chính những nhà Thần học nổi danh trong giáo hội Công giáo cũng phải thừa nhận rằng thuyết Chúa thành lập giáo hội và trao quyền cho Phê-rô chỉ là ngụy tạo.

Hans Kung, Giáo sư Thần học tại trường đại học nổi tiếng Tubingen ở Đức, cũng phải viết như sau:

Con người Giê-su lịch sử, tin chắc rằng ngày tận thế phải xảy ra ngay khi ông còn đang sống. Và vì sự sắp tới của Nước Trời này, không còn nghi ngờ gì nữa là ông ta không muốn lập ra một cộng đồng đặc biệt khác với nước Do Thái, với giáo lý, nghi thức thờ cúng, định chế, cơ quan chỉ đạo riêng của Do Thái. Tất cả những điều trên có nghĩa là khi còn sống Giê-su không bao giờ sáng lập một giáo hội nào. Ông ta không hề có ý tưởng thành lập và tổ chức một hoạt động tôn giáo đại qui mô như được tạo ra về sau. [Một tôn giáo như Công giáo ngày nay].

Và Uta Ranke-Heinemann, nữ Giáo sư Thần học Công Giáo đầu tiên trong Giáo hội Công giáo, cũng viết:

Giáo hội đã biến Giê-su thành một dụng cụ tuyên truyền. Vì lý do này mà chúng ta tin vào mọi điều biện minh cho sự thành lập một giáo hội như được thêm thắt vào những lời Giê-su nói bởi những tác giả các phúc âm. Sự thêm thắt này gồm có điều Giê-su ca tụng Phê-rô như một phiến đá làm nền tảng để Giê-su xây dựng giáo hội của ông ta (Matt. 16:18), vì Giê-su không bao giờ có ý thành lập một giáo hội… Ở đây, không phải là Giê-su nói, mà là giáo hội ban khai muốn tạo cho mình một địa vị lãnh đạo và một khuôn mặt quyền lực vì sự tăng trưởng của cấu trúc lãnh đạo theo cấp bậc.

Trong chương 21, chương ngụy tạo trong phúc âm John – nghĩa là chương được thêm vào phúc âm chính sau này – ý tưởng về một vai phó đã được phát triển rõ ràng. Phê-rô trở thành kẻ chăn đàn chiên của Giê-su. Như là đại diện của Giê-su, người chăn chiên thực sự lúc đầu, hắn thay thế Giê-su trong nhiệm vụ này. Ngay sau đó, giáo hội nghĩ rằng điều quan trọng không phải là con người Phê-rô. Giáo hội quyết định rằng chức vụ của Phê-rô là nền tảng của Giáo hội, do chính Giê-su thiết lập vĩnh viễn. Với quan niệm này chúng ta có những giáo hoàng là kế thừa Phê-rô và là phụ tá của Giê-su, và chế độ giáo hoàng là nền tảng của giáo hội.

Một nhận định rất chính xác về bản chất ngụy tạo của cái gọi là giáo hội của Chúa là của Linh Mục Joseph McCabe. Linh mục Joseph McCabe là một học giả nổi tiếng về bộ sử 8 cuốn: A Complete Outline of History. Bộ sử này được dùng trong các đại học Mỹ trong nhiều thập niên. Nhưng nổi tiếng hơn cả là một bộ sách Thế Lực Đen Quốc Tế “The Black International” (Chỉ Công Giáo) gồm gần 20 cuốn sách mỏng, viết về mọi mặt của Công giáo.

Trong cuốn Sự Thật Về Giáo Hội Công Giáo (The Truth About The Catholic Church, Girard, KS; Haldeman Julius, 1942), Linh mục Joseph McCabe viết:

“Trong tất cả những chuyện giả tưởng vẫn còn được ẩn núp dưới cái dù dột nát “Chân lý Công Giáo”, truyền thuyết về chế độ giáo hoàng được thành lập bởi Chúa và hệ thống giáo hoàng thật đúng là lì lợm và có tính cách lãng mạn nhất. Chẳng có quyền lực thần thánh nào, mà chỉ là một chuỗi những ngụy tạo và cưỡng bách, những lừa đảo tôn giáo và tham vọng ngỗ ngược, phạm phải trong một thời đại cực kỳ ngu si, đã dựng lên quyền lực của giáo hoàng, hệ thống giáo sĩ và tín ngưỡng.

Từ “Giáo hội” chẳng có nghĩa gì trong thời của Giê-su và Phê-rô. Không có từ đó trong tiếng Aramic. Giê-su đã phải nói là “Giáo đường” [nơi tụ tập cầu nguyện của người Do Thái], và ông ta ghét những Giáo đường.”

Ngoài ra, chúng ta cũng nên biết, Hội Nghiên Cứu Về Giê-su (The Jesus Seminar) gồm nhiều học giả thuộc mọi hệ phái Ki-tô, sau nhiều năm nghiên cứu, cũng đưa ra cùng một kết luận, nghĩa là, Giê-su không hề có ý định thành lập giáo hội cũng như không hề ủy quyền cho Phê-rô xây dựng giáo hội. Tất cả chỉ là những điều giáo hội Công giáo bịa đặt để tạo quyền lực cho giáo hội mà thôi.

Cũng vì những bằng chứng không thể chối cãi được ở ngay trong Thánh Kinh mà khi được hỏi rằng: “Giê-su có ý định thành lập một tôn giáo mới, tôn giáo mà ngày nay chúng ta gọi là Ki Tô Giáo, hay ít nhất là tạo ra một giáo hội Ki Tô tách biệt (ra khỏi Do Thái giáo. TCN) không?” , Linh mục John Dominic Crossan đã trả lời: “Câu trả lời cho câu hỏi đó là một chữ “KHÔNG” quyết định” (The answer to that is an emphatic NO).

Từ những bằng chứng nghiên cứu Thánh Kinh của các học giả trong thế giới Tây Phương và của cả những nhà Thần học nổi danh trong Công giáo như trên, chúng ta thấy rõ sự ngụy tạo ra một “Giáo hội của Chúa” chẳng qua chỉ là mánh mưu của Giáo hội Công giáo để tạo quyền lực trên đám tín đồ đầu óc yếu kém, cả tin, và không bao giờ đọc hay không đủ khả năng đọc Thánh Kinh . Lịch sử đã chứng tỏ Giáo hội Công giáo triệt để khai thác sự ngu dốt của quần chúng và cho đến ngày nay, vẫn duy trì sách lược giam giữ tín đồ trong sự ngu dốt, trong một ngục tù tâm linh, không dám cho tín đồ biết về những sự thực về Kinh Thánh cũng như về lịch sử Công giáo, tuy rằng những sự thật này đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới.

Vậy chúng ta phải kết luận sao đây? Vì không làm gì có cái gọi là “Giáo hội của Chúa gởi đến thế gian” cho nên tất cả những ý kiến, quan điểm của ông Nguyễn Anh Tuấn, dựa trên một cái “Giáo hội (ma) của Chúa” trong suốt bài viết chỉ là những điều hoang tưởng, vô giá trị. Nó cũng như là chúng ta luận bản với đủ mọi suy diễn về lông rùa hay sừng thỏ. Tuy nhiên chúng ta cũng nên đi tiếp một chút vào bài của ông Nguyễn Anh Tuấn để đo mức độ hiểu biết của ông ấy về lịch sử và tôn giáo vì ông ấy đã nổi tiếng trong Tiếng Nói Giáo dân là “đã từng dùi mài kinh sử về chính trị học và tôn giáo hơn 20 năm qua.”

Trước hết, điều khó hiểu đối với tôi là, chuyện các linh mục duy trì thuyết ngụy tạo về “Giáo hội Công Giáo của Chúa” để tự tạo quyền lực trên đám tín đồ thấp kém là chuyện dễ hiểu vì đó là nghề nghiệp của họ, sống như các ký sinh trùng trên sự gian dối của mình và sự ngu dốt của giáo dân, nhưng một bậc trí thức như ông Nguyễn Anh Tuấn , người “đã từng dùi mài kinh sử về chính trị học và tôn giáo hơn 20 năm qua.” mà cũng lại không biết được những điều sơ đẳng này trong chính giáo hội của mình thì quả là một sự lạ. Tại sao ông NAT không biết truyền thuyết “Giáo hội của Chúa” chỉ là một trong nhiều điều ngụy tạo của giáo hội, và giáo hội có cả một trường phái ngụy tạo (a school of forgeries) để ngụy tạo ra các văn kiện, tín lý, và tín điều không hề có trong cuốn Thánh Kinh.

Sau khi nói bậy về một “Giáo hội của Chúa” , ông NAT đặt một câu hỏi: Tại sao Chúa gởi Giáo Hội đến với thế gian? Mục vụ phải hoàn thành là gì? Trước một lô những tài liệu ở trên thì câu hỏi này trở nên vô nghĩa, và tất cả chỉ là ngụy biện thần học trên những tiền đề sai lầm, vì Chúa không hề thành lập bất cứ giáo hội nào cho nên không thể gửi “Giáo hội ma nào đó” đến với thế gian. Tuy nhiên chúng ta hãy thử xem ông NAT trả lời câu hỏi trên ra sao.

Trong toàn bài, ông NAT thường dựa vào một tác phẩm của H. L. Willmington: “Willmington’s Guide of the Bible”, coi đó như là những lời mạc khải không thể sai lầm như những lời mạc khải của Thiên Chúa trong Thánh Kinh. Nhưng đọc cuốn “Willmington’s Guide of the Bible” chúng ta thấy rõ ràng là tác giả tin vào thuyết Sáng Tạo trong Cựu Ước, nghĩa là Thượng đế của ông ta mới sáng tạo ra vũ trụ và vạn vật trong đó mới có khoảng 6000 năm nay, tin rằng người đầu tiên Adam được tạo ra từ đất bụi, và ông ta đã đưa ra mọi lý luận rất ngớ ngẩn, phi khoa học của trường phái “Khoa học Sáng Tạo” [Creation Science] mà các khoa học gia đã bác bỏ, phê phán là họ không hiểu gì về khoa học, thí dụ lý luận dựa trên thống kê dân số, hay lý luận dựa trên sự vi phạm của Định Luật Thứ Hai Của Nhiệt Động Lực. Và chúng ta đã biết chỗ đứng của trường phái “Khoa học sáng tạo”, sau ngụy trang dưới bộ mặt “Thiết Kế Thông Minh”, ra sao đến nỗi đã bị loại ra khỏi học đường, không xứng đáng nói đến khoa học.

Ông NAT không cho chúng ta biết Willmington là người như thế nào, có chỗ đứng nào trong giới trí thức, học giả. Nhưng vào Internet tìm hiểu thì chúng ta biết rằng:

Willmington là sáng lập viên của “Trường Willmington Dạy Thánh Kinh” (Willmington School of the Bible) với mục đích đào tạo những nhà truyền giáo Nam, Nữ Tin Lành [To adequately prepare men and women of God to minister the Word of God], thật ra là nhồi sọ những kẻ ngây thơ dại dột để trở thành những nô lệ của cuốn Thánh Kinh. Bằng cấp do trường Willmington cấp chỉ có giá trị để nói láo trong các nhà thờ, không có bất cứ một giá trị nào ngoài vài tổ chức của Ki Tô Giáo, và lẽ dĩ nhiên không được công nhận như bằng cấp của các đại học có tên tuổi trên nước Mỹ . Chúng ta hãy lấy một thí dụ để chứng minh. Khi một sinh viên muốn theo học trường dạy Thánh Kinh của Willmington viết thư hỏi có kiếm được chỗ ở (housing) ở gần trường không thì Willmington viết trả lời: “Ở nơi nào mà Thiên Chúa dẫn giắt thì Người sẽ cung cấp đầy đủ” [Where God guides He provides]. Cái đức tin nhảm nhí của Willmington cũng giống như cái đức tin của Mẹ Teresa. Khi được hỏi là Mẹ có đồng ý là ở Ấn Độ có quá nhiều trẻ con hay không, Mẹ Teresa đã trả lời: "Tôi không đồng ý vì Thiên Chúa bao giờ cũng cung cấp đầy đủ" (I do not agree because God always provides). Một đầu óc thuộc loại mê sảng như vậy thì sách của ông ta có giá trị gì không? Chúng ta đã biết những nhà truyền giáo Tin Lành thường giảng Thánh Kinh như thế nào, đại khái là trích dẫn vụn vặt những đoạn chọn lọc ngoài ngữ cảnh trong Thánh Kinh và diễn giải chúng theo chiều hướng hoang tưởng của mình. Willmington cùng loại với những nhà truyền giáo bảo thủ như Billy Graham, Pat Roberson, Jerry Falwell v..v.. Sách của họ không có mấy giá trị trong ngành học thuật, do đó không có mấy trí thức Âu Mỹ buồn để ý đến những tác phẩm của họ. Hiện nay có nhiều tác phẩm nghiên cứu rất giá trị của chính những bậc chăn chiên cũng như các học giả trong Công giáo, nhưng ông Nguyễn Anh Tuấn không biết đến mà lại đi dùng cuốn sách vô giá trị của một nhà truyền giáo Tin Lành. Vô giá trị ở chỗ nào? Chúng ta hãy đọc ông NAT trích dẫn của Willmington.

NAT: Để trả lời phần đầu của câu hỏi: Tại sao Chúa gởi Giáo Hội đến với thế gian? H. L. Willmington đưa ra bốn mục tiêu:

1 - Sự áp chế con người của các chế độ chính trị độc tài.

2 - Sự phá hoại và sự nguy vong của các giá trị tinh thần và tâm linh của con người.

3 - Sự lang thang mất lối của con người trong các mê lộ của trần gian đầy bóng tối.

4 - Sự trầm luân khổ ải của kiếp người.

TCN: Đoạn trên ông NAT có ý nói rằng Chúa gởi Giáo Hội đến với thế gian?” để giải quyết 4 vấn nạn kê trên. Nhưng viết như trên, ông NAT cho chúng ta cảm tưởng đó là 4 mục tiêu mà Chúa gửi Giáo hội đến thế gian. Ông NAT có ý quảng cáo cho tính Nhập Thế của Ki Tô Giáo nhưng những sự thực lịch sử lại chứng tỏ rằng đó chính lại là những mục tiêu của Chúa, hay ít ra cũng là những mục tiêu của con cái Chúa. Bây giờ chúng ta hãy đi vào từng điểm một trong 4 “mục tiêu” của Willmington.

1. Chúa gởi Giáo hội (ma) của Chúa đến với thế gian vì Sự áp chế con người của các chế độ chính trị độc tài. Thế còn sự áp chế con người của chính hai cha con Chúa và của các định chế tôn giáo thì sao? Sự áp chế con người của các chế độ chính trị độc tài có tệ hại như là sự áp chế con người của Chúa và các định chế tôn giáo, nhất là Công giáo, không? Trong Cựu Ước, Thiên Chúa phán: “Ngươi không được có thần nào khác trước mặt ta” [Exodus 20: 3 : You shall have no other gods before Me] [nếu không thì sẽ bị giết]; và trong Tân Ước, Giê-su phán: “Hãy mang những kẻ thù của ta, những người không muốn ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt ta” [Luke 19: 27: But bring here those enemies of mine, who did not want me to reign over them, and slay them before me], cùng đe dọa những người rời bỏ ông ta phải được gom lại như cành củi, làm cho khô héo và mang đi đốt, làm tiền lệ cho giáo hội Công giáo đi tra tấn rồi thiêu sống những kẻ mà giáo hội cho là lạc đạo. [John 15: 6: If anyone does not abide in me, he is cast out as a branch and is withered; and they gather them and throw them into the fire, and they are burned] Ông ta cũng còn dọa những người không tin ông ta sẽ bị đầy đọa xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa thiêu đốt vĩnh viễn. Và trong lịch sử, có chế độ chính trị nào áp chế con người như là Giáo hội Công giáo qua các cuộc Thánh Chiến, Tòa án xử dị giáo, săn lùng, tra tấn và thiêu sống kẻ lạc đạo cũng như phù thủy không? Tin Lành có áp chế các thổ dân Mỹ và ở nhiều nơi khác trên thế giới không? Như vậy, rõ ràng là Chúa đã gởi Giáo hội (ma) đến với thế gian để áp chế con người chứ không phải là để xóa bỏ sự áp chế con người.

Có bao nhiêu tín đồ Ki Tô Giáo biết rằng trong Cựu Ước, Cha của Giê-su đã nhiều lần ra lệnh hay đích thân giết người tập thể (mass killing) vô số người vô tội: đàn ông, đàn bà, trẻ con, [con số lên đến hàng nhiều triệu] và hủy diệt nhà cửa, thị trấn, và các tôn giáo khác . Thiên Chúa, Cha của Giê-su, đã giết bao nhiêu người vô tội? Có những cuộc tàn sát do chính Thiên Chúa ra tay nhưng không ai có thể đếm được số nạn nhân. Con số mà người ta có thể đếm được trong Thánh Kinh là 2,270,365+ [hơn 2 triệu 2 trăm 70 ngàn 3 trăm 65 người,] gồm cả đàn bà và trẻ con, đó là chưa kể số người chết không thể đếm được trong nạn Hồng Thủy, trong thành Sodom và Gomorrah v..v.. hay trong các bệnh truyền nhiễm như dịch hạch mà Thiên Chúa đã gây nên, trong khi Satan chỉ giết có 10 người. Trong cuốn “The Dark Side of Christian History”, tác giả Helen Ellerbe viết: “Trải qua một thời gian gần 2000 năm, Giáo Hội Ki Tô [theo ông NAT thì đó là Giáo hội của Chúa] đã áp bức, bạo hành nhiều triệu người trong toan tính kiểm soát và ngăn chận sự phát triển tâm linh. Cuốn Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo bày tỏ với chi tiết nghiêm túc về những thảm họa, đau khổ và bất công mà Giáo hội đã giáng lên nhân loại”

Vậy mà tại sao trong thời buổi này mà vẫn còn những người không biết ngượng, lên tiếng khoa trương ca tụng cái tôn giáo, giáo hội tàn bạo ác ôn vô tiền khoáng hậu này với những luận điệu quá sai sự thực?. Thử hỏi tôn giáo của họ có cái gì đáng để cho họ hãnh diện, khoe khoang?.

2. Theo ông NAT trích dẫn của Willmington thì Chúa gửi “Giáo hội (ma) của Chúa” đến với thế gian là vì trong thế gian có “Sự phá hoại và sự nguy vong của các giá trị tinh thần và tâm linh của con người.” Nhưng từ những sự kiện trong Thánh Kinh và những sự kiện lịch sử ô nhục đẫm máu của Giáo hội, Giáo hội đã mang đến cho nhân loại những giá trị tâm linh nào? Và chúng ta cần biết là những giá trị tinh thần và tâm linh nào đã bị suy vong và phá hoại? Giáo hội (ma) của Chúa gởi đến với thế gian cách đây khoảng 2000 năm hay ít ra là thừ thời Constantine vào thế kỷ thứ 4. Và giá trị tâm linh của Giáo hội (ma) mà Chúa gửi đến với thế gian từ ngày đó là đã thành công tạo cho đám tín đồ thấp kém một tâm cảnh sợ sệt Thiên Chúa; một “đức vâng lời” không suy xét, sẵn sàng cúi đầu làm nô lệ cho thần quyền Vatican; một đức tin mù lòa, tin bướng tin càn; những thái độ và hành động cuồng tín; và giá trị tâm linh của những con chiên Việt Nam là phi dân tộc, phản bội tổ quốc, chỉ biết đến thiên đường Vatican. Giá trị tâm linh của người Công Giáo là tin rằng [theo Kinh Tin Kính Của Các Tông Đồ] Chúa Giê-su “ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” và tin rằng “xác loài người ngày sau sống lại”, và rất hi vọng được Chúa Giê-su, đến ngày phán xét, hóa phép làm cho thân xác của họ, bất kể chết từ bao giờ, chết trên giường bệnh, già bình thường hay chết tan xác ngoài mặt trận, sống lại, hợp với linh hồn của họ mà sau khi chết đã được giữ [ai giữ?] trong một kho chứa của Chúa, và rồi, úm ba la, cả hai phần hồn và phần xác, được Chúa cho lên thiên đường để tiếp tục hầu hạ việc Chúa. Phải nói là “hầu hạ việc Chúa” vì trên thế gian này, người Công giáo Việt Nam thường tự nhận là tôi tớ, tỳ nữ hầu hạ việc Chúa, đúng ra là hầu hạ việc Vatican, thì sau khi chết, đến ngày phán xét, lên thiên đường tiếp tục hầu hạ việc Chúa cũng phải thôi.

Ngày nay đã có rất nhiều người tỉnh ngộ, và nếu con người tỉnh ngộ ra, từ bỏ những giá trị tâm linh của Công giáo thì con người sẽ lột xác của một con chiên để trở thành một con người đúng nghĩa là một con người.

3. Chúa gửi “Giáo hội (ma) của Chúa” đến với thế gian vì “Sự lang thang mất lối của con người trong các mê lộ của trần gian đầy bóng tối.” Nhưng vấn đề là con người nào “lang thang mất lối trong các mê lộ của trần gian đầy bóng tối” Nếu chúng ta đã đọc những cuốn sách như: “The Dark Side of Christian History” của Helen Ellerbe, “The Dark Side of God” của Douglas Lockhart, “Vicars of Christ” của Giám mục Peter de Rosa, “The Final Superstition” của Joseph L. Daleiden, “Crime and Immorality in the Catholic Church” của Linh mục Emmet McLoughlin, “The Truth About The Catholic Church” của Linh Mục Joseph McCabe, “Putting Away Childish Things” của Nữ Giáo sư Thần Học Uta Ranke-Heinemann v..v.. trong số hàng trăm cuốn sách nghiên cứu về Ki Tô Giáo của các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-Tô thì chúng ta thấy rõ là chính những tín đồ Ki Tô Giáo mới là những người “lang thang mất lối trong các mê lộ của trần gian đầy bóng tối”. Lịch sử cho thấy Công Giáo đã trải phủ bóng tối lên Âu Châu trong suốt mười mấy thế kỷ và lên bất cứ nơi nào mà nó lan đến, Việt Nam cũng không ra ngoại lệ. Muốn biết Thiên Chúa Giáo đã vào Việt Nam như thế nào, là ánh sáng hay là bóng tối, xin hãy đọc: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGchinhsu/CGCS8.php

Người Ki Tô Giáo thường hay trích dẫn lời của Giê-su tự nhận trong Phúc Âm John: “Ta là con đường, Ta là sự sống, Ta là ánh sáng của thế gian”. Vậy chúng ta hãy thử xem Chúa gửi “Giáo hội (ma) của Chúa” đến với thế gian để thực hiện con đường, sự sống, và ánh sáng như thế nào. Sau đây là vài đoạn trong cuốn “The Dark Side of Christian History” của Helen Ellerbe:

“Giáo hội Công giáo đã có những tác động tàn phá trên xã hội. Khi Giáo hội nắm được vai trò lãnh đạo, hoạt động trong những ngành y khoa, kỹ thuật, khoa học, giáo dục, lịch sử, nghệ thuật và thương mại đều sụp đổ. Âu Châu đi vào những Thời Đại Hắc Ám. Tuy Giáo hội vơ vét được một tài sản to lớn trong những thế kỷ đó, hầu hết những gì định nghĩa cho văn minh đã biến mất.”

Đúng như Helen Ellerbe đã nhận định ở trên, khi đại đế Constantine trong thế kỷ 4 theo Ki Tô Giáo và lập Ki Tô Giáo làm quốc giáo thì tôn giáo này nắm được địa vị và quyền hành tuyệt đối trên thế gian. Và từ đó Công Giáo đã phát triển, và với một định chế độc tài về tư tưởng và tín ngưỡng, giáo hội Công Giáo đã đưa Âu Châu vào trong một thời đại “tối tăm” (The Dark Ages), kéo dài suốt 1000 năm, từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15. Thời gian mười thế kỷ này đã được các học giả, kể cả một số học giả Công Giáo, công nhận là "thời đại tối tăm” (Dark Ages), đó chính là "thời đại của sự man rợ và đen tối trí thức" (The ages of barbarism and intellectual darkness; (Grolier Electronic Publishing 1997)). Sở dĩ thời đại này có tên như vậy vì dựa vào quyền lực thế gian, giáo hội Công giáo đã giữ độc quyền giáo dục quần chúng, áp đặt sự ngu xuẩn, đen tối trí thức và bạo hành của giáo hội trên quần chúng ở Âu Châu.

Chủ trương tiêu diệt tất cả những tín ngưỡng khác của Công Giáo giáo bắt đầu bằng một chính sách man rợ và phản tiến hóa nhất của nhân loại: cấm mọi thảo luận triết lý trong dân gian; đốt tất cả mọi sách vở, sử liệu, chứng tích lịch sử liên hệ đến các tín ngưỡng khác và liên hệ đến những sự thật về KiTô giáo và nhân vật Giê-Su; và thay thế vào đó cái ý hệ độc tôn "man rợ và đen tối trí thức" của Công Giáo Giáo bằng những tư liệu ngụy tạo, những giáo điều dựa trên quyền lực v...v...

Về sự kiện này, trong cuốn "Những dối trá và huyền thoại của Thánh Kinh" ("Deceptions and Myths of the Bible", trg. 444) LLoyd M. Graham đã viết như sau:

"Sự hủy diệt mọi chứng tích về phái Tự Ngộ và những nguồn tài liệu về đa thần là "việc làm đầu tiên" của KiTô giáo. Chính các nhà truyền giáo đã khởi sự, ở Antioch, như được nói đến trong sách "Công Vụ các Sứ đồ" (Acts).. Do lệnh của giáo hội Công Giáo La Mã, tất cả kinh sách của những người ủng hộ phái Tự Ngộ đều bị đốt, cũng như 36 cuốn của Porphyry (Porphyry là một triết gia (232-305) chủ trương triết lý là phương tiện giải thoát và nhấn mạnh đến lối tu khổ hạnh để tinh khiết hóa con người; TCN). Giáo hoàng Gregory VII đốt thư viện Apollo chứa đầy kiến thức cổ xưa. Hoàng đế Theodosius đốt sạch 270000 tài liệu về học phái huyền bí vì những tài liệu này chứa những căn bản giáo lý của ngũ Kinh.

Sự hủy diệt văn hóa này vẫn tiếp tục sau khi những nhà lập giáo đã qua đời; những tín đồ cuồng tín mà họ đào tạo ra tiếp tục công việc này: đoàn Thập tự quân đốt tất cả sách vở mà họ có thể kiếm ra được, kể cả những cuộn nguyên bản Thánh thư Do Thái. Năm 1233 những tác phẩm của Maimonides (một triết gia Do Thái xuất sắc, 1135-1204; TCN) bị đốt đi cùng với 12000 cuốn của Kinh Talmud (Thánh kinh của Do Thái Giáo. TCN). Năm 1244, 18000 cuốn sách đủ mọi loại bị hủy. Theo Draper, Hồng Y Ximenes đã đốt 80000 bản văn của Ả Rập ở công trường Granada. Ở Tân Thế Giới, toàn bộ kiến thức cổ xưa bị những người KiTô Tây Ba Nha phá hủy cùng với đền đài chứa đựng những kiến thức này.

Sau khi đã phá hủy mọi chứng tích, những nhà lập giáo KiTô đầu tiên đã có thể thay thế những kiến thức cổ xưa này bằng những điều vô nghĩa của họ. Và để chứng minh những điều vô nghĩa này, họ đã thay đổi lời lẽ và gài vào đó những câu không có trong những nguyên bản... Về cùng một chủ đề này, Massey viết như sau: "Trong bốn thế kỷ đầu, họ đã hủy bỏ những tài liệu quan trọng nhất về mọi sự hiểu biết trung thực về nguồn gốc thực của sự mê tín trong KiTô giáo. Những huyền thoại được viết và in ra như là lịch sử nhân loại, mọi tư tưởng khác đều bị dẹp bỏ hay cưỡng bách phải chấp nhận sự gian dối"...

Theo giáo lý của họ thì "máu của Chúa KiTô đã rửa sạch tội lỗi của thế giới," nhưng tội lỗi vẫn còn với chúng ta ngày nay. Cái mà thực sự bị rửa sạch chính là sự lành mạnh của thế giới. Với thời gian, giáo lý của họ đã làm tâm thức Tây phương mê mẩn đến nỗi Agibard ở Lyons phải viết như sau: "Cái thế giới bất hạnh này nằm dưới sự chuyên chế điên rồ, những điều mà người KiTô tin, thực ra là những điều vô nghĩa đến độ từ xưa tới nay không ai có thể làm cho người ngoại đạo tin được". Nếu độc giả không tin và muốn có một thí dụ thì chúng tôi xin cống hiến một chuyện trong KiTô giáo về Thánh John trong phúc âm. Theo lịch sử các Thánh thì John, khi đã rất già, làm cho hoàng đế Domitian giận. Để trừng phạt John, Domitian sai người ném John vào một cái vạc chứa dầu và nhựa thông. Và khi người ta châm lửa, dầu bắt đầu sôi thì đám đông ở ngoài nghe một tiếng hát trong ngọn lửa. Khi vạc dầu sôi cạn hết thì John vẫn còn sống và không hề hấn gì. Jerome, Eusebius, Tertullan, tất cả đều kể lại cái phép lạ này và những điều hoang đường trong đó. Và nay, nếu những tín đồ KiTô xuất sắc có thể tin được sự vô lý này thì họ có thể tin bất cứ cái gì, ngay cả Thánh Kinh."

Trong cuốn “Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo” (The Dark Side of Christian History), Helen Ellerbe cũng viết, trang 46, 48:

Khi Giáo hội [Công Giáo] nắm thêm quyền lực, người Ki-Tô [Công Giáo] đã đóng cửa các trung tâm giáo dục và đốt sách vở cũng như toàn thể các thư viện. Giáo hội đốt một số rất lớn những tài liệu văn học. Năm 391, người Công Giáo thiêu rụi một trong những thư viện lớn nhất hoàn cầu ở Alexandria. được biết là chứa 700000 tác phẩm. Tất cả những sách của hệ phái Tự Ngộ, 36 cuốn của Porphyry, những tác phẩm của 27 học phái huyền bí, và 270000 tài liệu cổ xưa thu thập bởi Ptolemy Philadelphus đều bị đốt sạch. Giáo dục cho người ở ngoài Giáo hội bị cấm. Những trung tâm giáo dục cổ xưa đều bị đóng cửa.

Giáo hội chống học văn phạm và tiếng La-Tinh. Giáo hoàng Gregory I chống học văn phạm, ông ta còn lên án giáo dục nào không phải là giáo dục cho giới giáo sĩ là điên rồ và xấu xa. Ông ta cấm tín đồ không được đọc Kinh Thánh, ra lệnh đốt thư viện Palatine Apollo để những văn học thế tục không làm lãng trí tín đồ trong việc chiêm ngưỡng thiên đường.

Sau nhiều năm các tín đồ Công giáo đi phá hủy sách vở và thư viện, Thánh John Chrysostom, Giáo Phụ nổi tiếng của Giáo hội, hãnh diện tuyên bố, “Mọi dấu vết về văn học và triết lý cổ của thời trước đã biến mất khỏi mặt trái đất.

Sau đây là một tài liệu khác về một số những hành động của giáo hội Công Giáo khi giáo hội nắm được quyền lực thế gian (Joseph D. Daleiden, The Final Superstition, trg. 60):

"Không có một trích dẫn thống kê đơn thuần nào có thể nói lên vô lượng những sự ác ôn mà giáo hội Công Giáo La Mã đã làm nhân danh Thượng đế. Từ khi mà các triều đại giáo hoàng cấu kết quyền lực với chính quyền trong thế kỷ 5 cho tới công cuộc Phục Hưng, cái áo vô minh và mê tín đã phủ lên Âu Châu. Ánh sáng tự do đã tắt ngấm, Dân La Mã cổ xưa (không phải là dân La Mã dưới quyền thống trị của Giáo hội Công Giáo. TCN) đã có những thư viện chứa 500000 cuốn sách, thời kỳ từ năm 500 tới năm 1000 ở Âu Châu dưới quyền lực KiTô không có một thư viện nào có được hơn 600 cuốn sách. Sự tiến bộ khoa học, đặc biệt là về y học, hoàn toàn ngưng trệ. Văn hóa con người thoái hóa đến mức tàn bạo.

Thật là mỉa mai, chính những cuộc Thánh chiến chống dân Hồi giáo đã rọi một tia sáng trí thức qua cái mờ tối của vô minh và mê tín. Không như những dân KiTô tìm cách tiêu diệt mọi kiến thức không hợp với thần thuyết của họ, những người theo Hồi giáo đã gìn giữ trí tuệ của dân Hi Lạp cổ xưa. Hơn nữa, họ đã có nhiều tiến bộ đáng kể về toán học, triết học, và khoa học. Khi những thập tự quân của Giáo hội Công Giáo La Mã trở về từ miền Đông họ đã mang về cùng với những chiến lợi phẩm những hạt giống kiến thức mà sau này đưa đến công cuộc Phục Hưng. Song song với hàng đống những đồ cướp đoạt được và những thánh tích giả mạo, những thập tự quân cũng mang về theo nghệ thuật và văn học của cổ Hi Lạp. Những tác phẩm của các triết gia Hi Lạp mà giáo hội Công Giáo La Mã đã dẹp đi từ nhiều thế kỷ trước, nay lại xuất hiện. Một vài triết gia như Plato và Aristotle được đưa vào trong giáo thuyết của giáo hội. Thật vậy, những tác phẩm của Thomas Aquinas, đặc biệt là những chứng minh về sự hiện hữu của Thượng đế, căn bản là của Aristotle được sửa lại thành mới. Nhưng quan trọng hơn là, về sau này, triết lý nhân bản của Hi Lạp đã nảy nở trong đầu óc của những người đau lòng mà nhận ra sự vô ích của những suy đoán thần học cùng sự xấu ác của những tín điều mà giáo hoàng đưa ra. Kết quả là, chính cái nền tảng trí thức và độc tài về đạo đức của Giáo hội bắt đầu lung lay."

Và Robert G. Ingersoll đã nhận định như sau (Ingersoll: The Magnificent, Lewis, trg. 125):

"Khi Ki Tô Giáo có được quyền lực thì tôn giáo này phá hủy mọi tượng thần mà nó có thể đặt những bàn tay vô minh của nó lên trên. Nó hủy hoại và xóa bỏ mọi họa phẩm, phá hủy mọi công sự đẹp đẽ, đốt sạch những tác phẩm Hi Lạp và La Tinh, triệt tiêu mọi lịch sử, thơ phú, triết lý và thiêu rụi mọi thư viện mà nó có thể đốt được. Kết quả là, màn đêm Trung Cổ đã phủ lên nhân loại. Nhưng vì tình cờ, vì may mắn, vì bỏ sót, một vài tác phẩm đã thoát được sự ác liệt của cuồng nhiệt tôn giáo, và những tác phẩm này trở thành cái nhân mà quả của nó là nền văn minh của chúng ta ngày nay."

Những tài liệu ở trên chứng tỏ Giáo hội Công Giáo, ngay từ đầu, đã theo đuổi chính sách làm cho người dân ngu muội, tối tăm, để dễ bề kiểm soát đầu óc của đám tín đồ thấp kém. Và chính sách này được kéo dài cho đến ngày nay. Giáo hoàng đương nhiệm, Benedict XVI, nguyên là Hồng Y Thiết Giáp Ratzinger, đứng đầu Bộ Tín Lý và Đức Tin của Công Giáo, đã cấm đoán hoặc cất chức những nhà thần học nổi tiếng trên thế giới như Teilhart de Chardin, Edward Schillebeeckx, Hans Kung, Charles E. Curran, Raymond Hunthausen, Uta Ranke-Heinemann v..v..., và nhất là những nhà thần học trong phong trào Thần Học Giải Phóng, chủ trương phục vụ con người thay vì phục vụ Thiên Chúa [thực ra là phục vụ Giáo hoàng], điển hình như Leonardo Boff, Gustavo Gutíerez, Juan Luis Segundo v..v.. , cấm họ không được viết sách hay dạy học trong những trường học Công Giáo, vì những người trên đã có những ý kiến không phù hợp với những điều ngu dốt cũa “giáo hội dạy rằng…”, và riêng trong cộng động giáo dân Việt Nam thì các Cha đều cấm đoán tín đồ đọc những sách vở viết lên những sự thật lịch sử về giáo hội Công Giáo, đặc biệt là những sách do Giao Điểm xuất bản, bằng những lời đe dọa thuộc thời bán khai đã mất thời gian tính như dọa Chúa sẽ đọa đầy xuống hỏa ngục hay bị Giáo hội tuyệt thông, không cho hiệp thông với Chúa để hưởng một cái bánh vẽ trên trời sau khi chết. Ratzinger cấm thì cứ cấm, những nhà thần học nổi danh như Hans Kung, Uta Ranke-Heinemann, Leonardo Boff v..v.. thản nhiên không coi sự cấm đoán của Ratzinger vào đâu, vẫn tiếp tục dạy học và viết sách, vì trong thời đại này, giáo hội không còn khả năng để đưa họ lên dàn hỏa nữa.

Đó là những gì Công Giáo đã làm với mục đích tiêu diệt văn hóa của các tôn giáo, tín ngưỡng nào không phù hợp với những giáo điều và niềm tin của Công Giáo. Giáo Hoàng John Paul II cùng bộ tham mưu của ông ta ở Vatican đã xưng thú cùng thế giới 7 núi tội ác của Công giáo đối với nhân loại. Do đó Chúa đã gửi “giáo hội (ma) của Chúa” đến với nhân loại không phải vì nhân loại đang “lang thang mất lối trong các mê lộ của trần gian đầy bóng tối” mà đúng ra với mục đích dẫn giắt nhân loại “lang thang mất lối trong các mê lộ của Giáo Hội đầy bóng tối”. Nhưng tiến hóa là một định luật của thiên nhiên, sự hiểu biết của con người càng ngày càng hoàn chỉnh hơn, cho nên Giáo hội đã thất bại trong mục đích nhốt nhân loại vào bóng tối của ngục tù tâm linh, và kết quả là ngày nay Giáo hội đang suy thoái trầm trọng không phương cứu vãn. Con người không bao giờ có thể trở lại một thời đại tăm tối của Công giáo nữa, và ánh sáng của lý trí, của sự hiểu biết, của sự thật sẽ dần dẩn xua đi bóng tối của Công giáo còn hiện hữu trong những ốc đảo ngu dốt ở trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

4. Chúa gửi “Giáo hội (ma) của Chúa” đến với thế gian vì Sự trầm luân khổ ải của kiếp người. Nhưng Giáo hội đã làm những gì để cất bỏ Sự trầm luân khổ ải của kiếp người hay Giáo hội, như trong lịch sử đã ghi rõ, đã làm tăng thêm gấp bội sự trầm luân khổ ải của kiếp người qua những cuộc thập ác chinh, tòa án xử dị giáo, săn lùng tra tấn và thiêu sống những người mà giáo hội cho là lạc đạo hay là phù thủy. Sự thật là, Giáo Hội tuyệt đối không phải là một "hội thánh" vì không có một hội thánh nào lại có thể gây ra nhiều tội ác như “hội thánh Công giáo”. Giáo hội cũng chẳng có gì có thể gọi là "công giáo" hay "tông truyền" vì tất cả đều trái ngược với những điều viết trong Thánh kinh. Giáo hội là một định chế tôn giáo độc tài sánh ngang với Hồi giáo, Do Thái giáo, do đó tuyệt đối không có một ý niệm gì về dân chủ và tự do. Giáo hội là một tổ chức không có một đóng góp nào đáng kể cho nền văn minh Tây phương, trái lại trong suốt 2000 năm đã dùng mọi nỗ lực và thủ đoạn để ngăn chận sự tiến bộ trí thức của nhân loại, đưa Tây phương vào một thời đại man rợ và đen tối trí thức (the age of barbarism and intellectual darkness) kéo dài hơn 1000 năm.

Và sau cùng, Giáo hội chưa hề mang hòa bình và sự hiểu biết đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Bất cứ giáo hội truyền đạo đến đâu là ở đó xảy ra chiến tranh, hận thù, và chia rẽ, và các tín đồ bị lùa vào cảnh nô lệ tâm linh, ngu dân dễ trị. Sự trầm luân khổ ải của kiếp người đã được Đức Phật vạch rõ qua đệ nhất Đế trong Tứ Diệu Đế. Và Đức Phật cũng đã chỉ cho nhân loại con đường tự mình tu tập để thoát ra khỏi sự trầm luân khổ ải của kiếp người không cần phải nhờ đến một cái giáo hội ma của nền thần học bịp bợm Ki Tô Giáo, một giáo hội đã giáng 7 núi tội ác lên đầu nhân loại.. Con đường này tuyệt đối không phải chỉ cần tin vào huyền thoại cứu rỗi mà Giáo hội Công giáo khoác lên một người thường Do Thái, tiểu sử bất minh, mà về trí tuệ cũng như đạo đức, không có gì đáng để cho con người phải kính ngưỡng, và đã chết và táng xác cách đây gần 2000 năm.

Bây giờ chúng ta hãy sang phần thứ hai trong câu hỏi của ông Nguyễn Anh Tuấn: Mục vụ phải hoàn thành là gì? Ở trên, chúng ta đã phân tích khá chi tiết về bốn mục tiêu mà ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng mục đích của Chúa gửi Giáo hội (ma) của Chúa đến với thế gian là để gỡ bỏ bốn “mục tiêu” [sic] đó. Gỡ bỏ như thế nào? Ông Nguyễn Anh Tuấn viết:

NAT: Theo Willmington, có tất cả ba nhiệm vụ được ủy thác trọng trách cho Giáo Hội, huấn lệnh truyền xuống cho các Tông Đồ, với những việc phải làm với lời tuyên bố công khai. Các Tông Đồ được kêu gọi để rao truyền và thuyết giảng về sự chết, về sự táng trong mồ và sự phục sinh của Chúa Cứu Thế; bằng cách kêu gọi con người thanh lọc tâm để thánh hóa tâm hồn và cuộc sống – việc làm này thường được hiểu là một hành vi sám hối (repentance), và xây dựng đức tin vào Chúa Cứu Thế, với lời hứa rằng, họ sẽ đón nhận được sự tha thứ về những tội lỗi của họ, họ sẽ trở nên tốt đẹp trước mặt Thiên Chúa, và được tái sinh vào nước Trời.

TCN: Tôi sẽ không phê bình đoạn văn đầy sự mê tín đã lỗi thời của một đầu óc mê sảng nói lảm nhảm về những điều mà hầu hết giới trí thức cũng như giới hiểu biết đã bác bỏ. Xin để quý độc giả nhận định lấy về đoạn trên của một trí thức Công giáo “đã từng dùi mài kinh sử về chính trị học và tôn giáo hơn 20 năm qua.”

Tôi nghĩ có thể chấm dứt bài phê bình ở đây được rồi. Nhưng có một câu của ông Nguyễn Anh Tuấn làm tôi không thể nhịn cười, do đó không thể không nhắc đến. Đó là câu:

NAT: 3500 năm trước Moses đã nhịn ăn nhịn uống khi ông vào ngồi thiền định 40 ngày đêm trên ngọn Sinai để được Thiên Chúa đưa đến cho ông "Mười Điều Giới Luật của luật giao ước" (Ten Commandments).

TCN: Ở trên tôi đã nói là ông Nguyễn Anh Tuấn chưa hề đọc Thánh Kinh. Quả nhiên là như vậy. Qua câu trên, ông Nguyễn Anh Tuấn đã đem râu của Giê-su cắm vào cầm Moses. Vì Moses không hề nhịn ăn nhịn uống và ngồi thiền trong 40 này trên núi Sinai. Chúng ta hãy đọc Thánh Kinh, Cựu ước và Tân ước:

Xuất Hành 19-20: Thượng đế “lòng lành” rất nhân từ của ông NAT phán với Moses: “Bây giờ con về, bảo dân phải giặt áo xống, giữ mình thanh sạch hôm nay và ngày mai, đến ngày thứ ba phải sẵn sàng để chiêm ngưỡng ta khi ta giáng lâm tại núi Si-nai. Con cũng phải vạch đường ranh giới chung quanh núi, cấm không cho ai được vượt qua, và căn dặn dân: Phải cẩn thận, tuyệt đối không được leo lên núi; người nào dù chỉ chạm đến chân núi cũng phải tội chết. Đùng ai đụng đến người ấy, nhưng phải ném đá hoặc bắn tên cho chết, dù thú vật cũng phải chết như vậy. Chỉ khi nào có tiếng kèn thổi (ai thổi??) mọi người mới được phép đến gần chân núi.

Vậy Moses xuống núi, bảo dân giữ mình thanh sạch, giặt áo xống. Ông căn dặn họ: “Phải giữ mình thanh sạch từ hôm nay cho đến ngày thứ ba, đừng gần đàn bà.”

Đến sáng hôm thứ ba, chớp nhoáng sấm sét nổi lên, một đám mây dày đặc trùm lấy núi, tiếng kèn (Ai thổi kèn?? Thượng đế thổi vì chỉ có mình Thượng đế ở trên núi. TCN) thổi vang động làm cho mọi người run sợ…Khắp núi Si-nai đều có khói phủ kín, vì Chúa hằng hữu giáng lâm trên núi như lửa cháy , khói bay lên như từ lò lửa rực…Trong khi tiếng kèn càng lúc càng vang động, Moses bắt đầu nói, và Thượng đế đáp lại, tiếng vang như sấm [át cả tiếng kèn do chính Thượng đế thổi] Như vậy Chúa hằng hữu giáng lâm trên đỉnh núi Si-nai, gọi Moses và ông liền lên chầu Ngài…

Và Thượng đế tuyên bố 10 điều răn….

Không hiểu sao người viết Cựu Ứớc lại bỏ sót mất đoạn rất quan trọng “Moses đã nhịn ăn nhịn uống khi ông vào ngồi thiền định 40 ngày đêm trên ngọn Sinai để được Thiên Chúa đưa đến cho ông "Mười Điều Giới Luật của luật giao ước" của ông Nguyễn Anh Tuấn, chắc vì chưa “dùi mài kinh sử về chính trị học và tôn giáo hơn 20 năm qua.”. Nhưng "Mười Điều Giới Luật của luật giao ước" có hay ho gì đâu. Có những luật ác ôn cần phải ném vào sọt rác, còn một số luật khác thì chúng ta đã thấy trong dân gian từ lâu hoặc trong các tôn giáo khác. Chúng ta hãy đọc vài luật thuộc loại ác ôn của Thượng đế lòng lành và rất nhân từ của Ki Tô Giáo, Xuất Hành 20: 1-11:

1. Các ngươi không được thờ thần nào khác ngoài ta.

2. Không được làm cho mình tượng của các thú vật bay trên trời, đi trên đất hay lội dưới nước. Không được thờ quỳ lạy hoặc phụng thờ các tượng ấy, vì Ta, Chúa Hằng Hữu, Thượng đế các ngươi rất kỵ tà. Khi ta trừng phạt người có tội, nếu có người nào ghét ta, ta sẽ phạt luôn cả con cháu người ấy đến ba bốn thế hệ.

3. Không được dùng tên của Chúa hằng hữu, Thượng đế các ngươi, một cách bất kính, vì ta sẽ không tha người ấy [Thượng đế đã làm gì với những tác giả các cuốn “God Is Not Great”; “The God Delusion”; “The Dark Side of God”; “In God We Trust, But Which One?”; “The Impossibility of God” v..v..]

4. Phải giữ ngày Sa-Bát làm một ngày thánh. Ngươi có 6 ngày để làm công việc, nhưng ngày thứ Bảy là một ngày thánh dành cho Chúa hằng hữu. Trong ngày ấy, ngươi cũng như con trai, con gái, tôi trai tớ gái, súc vật, luôn cả khách trong nhà ngươi đều không được làm việc gì cả. Vì trong 6 ngày, Chúa hằng hữu tạo dựng trời, đất, biển và muo6nva65t trong đó, đến ngày thứ Bảy, Ngài nghỉ. Vậy Chúa hằng hữu chúc phước cho ngày Sa-bát và làm nên một ngày thánh.

Lưu-Ca 4:1,2: Chúa Giê-su đầy dẫy Thánh Linh (tràn cả ra ngoài), từ bờ sông Jordan trở về, liền được Thánh Linh (quậy trong người) đưa vào sa mạc xứ Judea để cho Sa-tan cám dỗ trong 40 ngày. Chúa nhịn ăn suốt thời gian ấy, nên ngài đói. [Ngài có thể biến một ổ bánh mì (Lee Sandwitch) thành 5000 ổ bánh mì, thế mà Ngài lại đói]

Đúng là ông Nguyễn Anh Tuấn đã mang cái râu “nhịn ăn 40 ngày trong sa mạc” của Giê-su, đi ngược thời gian khoảng gần 1500 năm, để cắm vào cầm ông Moses trên đỉnh núi Si-nai.

Để chấm dứt bài này, tôi xin trích dẫn một câu khác của ông Nguyễn Anh Tuấn mà không phê bình, không phải là không phê bình được, mà không đáng để phê bình. Phê bình câu này thì tôi đã tự đặt mình vào sự mê sảng, điên khùng dốt nát, như Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson đã từng phê bình Giê-su trong Sách Khải Huyền một cách rất chính xác như sau: “Sách Khải Huyền là những lời nói dốt nát của một kẻ điên khùng” .

NAT: Qua ân sủng là Thần Khí Thánh Thần các môn đệ đã nhận được bao quyền năng lạ lùng. Chúa đã nói với họ rằng:

"Nhân danh Ta họ đã xua đuổi được ma quỉ, họ sẽ nói bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, họ sẽ nắm đầu những loài rắn độc, và nếu họ uống độc chất, độc chất không làm gì họ được, họ sẽ đặt tay trên những người bệnh hoạn, những người đó sẽ hết bệnh (Mark 16:17, 18)."

Grayslake, IL.

Thứ Sáu, 28 tháng 11 năm 2008

 


Các bài đối thoại cùng tác giả


 ▪ “ Sản Phẩm Trí Tuệ” của Nguyễn Anh Tuấn - Trần Chung Ngọc

“Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về “Giáo H - Trần Chung Ngọc

“Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ - Trần Chung Ngọc

Ai Dám Tấn Công Đạo Chúa ? - Trần Chung Ngọc

Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ - Trần Chung Ngọc

Chu Tất Tiến: Here We Go Again - Trần Chung Ngọc

Chung Quanh Một Cuộc Tranh Luận Hào Hứng - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - “Cha Chung” là ai? - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Các Vấn Nạn Cần Giải Quyết - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Kết Luận - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? - Trần Chung Ngọc

Comments On John Paul II's Crossing the Threshold of Hope - Trần Chung Ngọc

Eh! Lữ Giang, alias Tú Gàn, Here we go again! - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập - Trần Chung Ngọc

Một Trí Thức Không Biết Ngượng - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Bài “Niềm Tin ...” Của Trần Thị Hồng Sương -1 - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Mấy Câu Trả Lời của Ông Mục Sư NQM - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 4 5 >>>

Trang đối thoại




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>