●   Bản rời    

VATICAN:CH11- Bản Chất Nhận Vơ (Nguyễn Mạnh Quang)

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH11_0.php

10 Sep 2007


Các bài trong chương 11:  0   1   2   3   4   5  

 

 

CHƯƠNG 11


BẢN CHẤT TIẾM DANH (NHẬN VƠ),
ĂN KHÔNG NÓI CÓ, LƯƠN LẸO, LẬT LỌNG
VÀ NÓI NGƯỢC CỦA GIÁO HỘI LA MÃ


Chủ đề của chương này là nói về bản chất tiếm danh (nhận vơ), ăn không nói có, lươn lẹo, lật lọng, nói ngược và ăn nói ngang ngược của Giáo Hội La Mã. Vì vậy mà tất cả mọi tiểu mục và những gì được trình bày ở  trong chương này đều xoay quanh và nhắm vào chủ đề này.

Nói đến Giáo Hội La Mã mà không nói đến bản chất tiếm danh (nhận vơ), ăn không nói có, lươn lẹo, lật lọng, nói ngược và ăn nói ngang ngược củ nó thì quả thật là không biết gì về cái giáo hội lừng danh với  những rặng núi tội ác mà văn hào Voltaire đã phải gội là “cái tôn giáo ác ôn” (Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo Phần Nhì (Sàigòn Chân Lý, 1972), tr. 165, và nhà trí thức Da-tô Charlie Nguyễn gọi là “đạo máu” và “đao bịp” hau “đạo dối”.[1]




Theo Viêt Nam Tự Điển của ông Lê Văn Đức  thì động từ “tiếm danh là giả danh hay mang tên một người khác.” và “lộn sòng là “đánh tráo” hay “đổi lộn với ý gian”.  Trong cuốn từ điển này, không có động từ “nhận vơ”.  Thiết nghĩ rằng ý nghĩa của động từ “nhận vơ” xác nhận hay khẳng định  một cái gì là của mình mà thật sự cái đó không phải là của mình.” 

Cũng theo theo Tự Điển của ông Lê Văn Đức thì động từ “bịp” có nghĩa là: “lừa dối, gạt gẫm, dùng mánh khóe gian xảo để hơn người, để ăn gian” và động từ “bịp đời” có nghĩa là “phỉnh đời, lên mặt sang trọng yêu nước, đạo đức để thiên hạ lầm.”

Xét cho cùng, tất cả những hành động nhận vơ, ăn không nói có, lươn lẹo và lật lọng như đã đề cập ở trên đều có nghĩa là “bịp” hay “bịp đời” có chủ tâm..

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô thường hay có những thái độ, ngôn ngữ và hành động phản ảnh đúng với cái nghĩa đích thực của mấy động từ trên đây để bịp đời  bằng những thủ đoạn gian xảo với dã tâm là lấn lướt, bốc hốt và vơ vào lòng đủ mọi thứ quyền thế, của cải và danh vọng để thoả mãn lòng tham không đáy của họ.

 

I.- MỤC ĐÍCH BỊP CỦA KẺ CHỦ MƯU BỊP

 

Những người hay những thế lực làm những việc như tiếm danh, nhận vơ, bịa đặ, "nói láo"  "ăn không nói có", "bốc lửa bỏ bàn tay" hay đều có mục đích bịp đời cả. Dưới đây là một vài trường hợp cụ thể về mục địch bịp đã xẩy ra liên tục từ ngàn xưa và vẫn còn tiếp tục xẩy ra ở rất nhiều nới trong thời tin học ngày nay.

A.- Lòe đời để lấy le hay làm oai với thiên hạ.- Những người có tính huênh hoang, khoe khoang, khoác lác, nhận vơ, thấy người sang bắt quàng làm họ, bịa đặt ra những điều tốt cho chính mình đều có mục đích hoặc là lòe đời để lấy le cho oai, hoặc là mưu đồ lừa gạt một “con mồi” nào đó. Hầu như ở đâu cũng có hạng người này. Có những người tự phong cho mình là giáo sư, là nhà văn, là thi sĩ, hoặc là mua bằng tiến sĩ giả (bogus degree) để làm oai với thiên hạ . Khi gặp một người lại mới giao tiếp lần đầu hay những khi đứng lên nói chuyện trước mộyt đam đông, những người này thường huênh hoang nhấn mạnh cái tước hiệu trên đây rôi mới nói đến cái tên của họ theo sau. Thí dụ như “Tôi, Giáo-sư Nguyễn Quốc Tr.”, “Tôi, thi sĩ Quốc N.”, “Tôi, nhà văn Phạm Quang Tr.”,  “Tôi, Tiến-sĩ Lê Thiện Ngưu”. Chuyện ông  Dr. Cao cũng ở vào trương hợp này và được được tác giả Lê Trọng Văn trình bày khá rõ ràng nơi các trang 5-146 trong cuốn Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị (San Diego, CA” Mẹ Việt Nam 1991).

Trước tháng 4 năm 1975, ở miền Nam Việt Nam, có nhiều người dựa vào cái thế là tín đồ Da-tô mà được Giáo Hội La Mã và chính quyền cho nắm giữ những chức vụ béo bở trong chính quyền. Nhờ vậy mà họ được nên danh nên giá, vênh vang lên mặt ta đây là ông này ông nọ. Nhưng khi ra hải ngoại định cư ở các nước dân chủ, họ lại rơi vào tình trạng dở ông dở thằng, không kiếm được một công ăn việc làm tương xứng với danh nghĩa mà họ thường hiêu hiêu phách lối tức khoác cho họ là “người trí thức, thông kim bác cổ”, những công việc mà họ làm còn thua cả những người đồng hương mà ngày xưa  ở miền Nam Việt Nam  chỉ là dân thưởng hay anh em quân nhân thuộc hàng hạ sĩ quan và binh sĩ mà thôi. Tình trạng này đã khiến cho họ mang mặc cảm tư ti. Chính cái mặc cảm tự ti này đã khiến cho họ  vốn đã mang căn bệnh huênh hoang khóac lác hấp thụ được từ nền văn hóa Da-tô lại càng trở nên huênh hoang khoác lác nhiều hơn nữa. Đây là trường hợp ông Da-tô Nguyễn Văn Chức khi viết thư đề ngày 1/11/1995 gửi Ông Cựu Tổng Trường Quốc Phòng Robert McNamara (đăng trên tờ Việt Nam Mới số 254 phát hành tại Seattle, Washington , ngày 24/1/1995 và tờ Việt Nam Post số 246 ra ngày 22/11/1995 ở Wesminster, California) và bài báo Đừng Quên Mối Thù Quốc Hận 30/4 (đăng trên tờ Góp Gió số 167 Tháng 7/2007). Trong  cả hai lá thư này, ông ta không quên huênh hoang kê khai ra ở kế sát cái tên Nguyễn Văn Chức cả bốn chức vụ và nghề nghiệp: (1) Cựu Sĩ Quan Quân Lực VNCH (Khóa I Nam Định) (2) Cựu Luật Sự Tòa Thượng Thầm Sàigòn, VNCH, (3) Cựu Chủ Tịch Ủy Ban Tư Pháp Định Chế Thượng Nghị Viện, VNCH, và (4) Nguyên Tổng Thư Ký Liên Đoàn Công Giáo VN Tại Hoa Kỳ. Độc đáo hơn nữa, trong một vài bài viết đăng trên một vài tờ báo lá cải ở Bắc Mỹ, ông ta còn huênh hoang kể lại rằng trước khí trốn ra ngoại quốc vào chiều ngày 29/4/1975, ông ta và gia đình còn lo ăn cho hết mười (10) kí yến rồi mới cuốn gói ra đi. Viết đến đây người viết lại nhớ đến lời cụ Nghiêm Xuân Hồng ghi lai lời nói của kịch sĩ Beaumarchais  viết trong vở kịch “Le Ma rriage de Figaro với nguyên văn như sau:

Bởi vì ông là một lớn quý tộc, nên ông vội tưởng ông là một đại thiên tài. Chức tước, tiền của, địa vị, ngựa xe, tất cả những cái đó đã khiến ông hãnh diện! Nhưng quả thực, ông đã làm gì để xứng đáng với các thứ tốt đẹp đó? Ông chỉ làm có một chuyện là lọt lòng mẹ ra mà thôi.”  .  [2]

B.-Mượn oai thần thánh hay ma quỷ đề hù dọa và lừa bịp người đời.-  Đây là những người bịa đặt ra những điều tốt đẹp với những quyền uy lớn lao hay quyền năng siêu phàm cho một đấng thần linh (dĩ nhiên là không ai có thể kiểm nghiệm được), cùng với những nghi thức cúng tế rất là uy nghi và long trọng rồi tìm cách quảng cáo, kêu gọi và xúi gịục mọi người mang lễ vật hậu hĩ đến dâng cúng để cầu xin với hy vọng được ban cho những đặc ân như ý muốn và được che chở tránh khỏi những tai hoạ bất ngờ. Quỷ quyệt hơn nữa, bọn người này còn tạo cho những người nhẹ dạ tin rằng càng tin tưởng mãnh liệt vào quyền năng siêu phàm của vị thần linh này thì càng dễ dàng được ban ơn và càng được che chở cho thoát khỏi mọi thứ tai hoạ xẩy ra bất ngờ. Những lời dạy trong đạo Ki-tô  như, “Phúc cho ai không thấy mà tin”, “chỉ cần có niềm tin bằng hạt cải thì ta có thể bứng cả trái núi quăng xuống biển”, “chuyện Chúa Jesus hóa phé biến hai con cá và 5 ổ bánh mì thành một khối lượng cá và bánh mì cho hơn năm ngàn người ăn không hết”, v.v… là những bằng chứng rõ ràng bất khả phủ bác cho thực trạng lừa bịp của bọn người lưu manh này..

Nguy hiểm hơn nữa cho xã hội loài người là những điều bịp bợm này được bọn người lưu manh trên đây gọi là tín lý và sắp đặt thành một hệ thống có lớp lang là kế sinh nhai  như bọn đồng bóng, thày cúng ở Đông Phương, và có thể phát triển thành một xí nghiệp làm ăn lớn và biến thành một thế lực chính trị như Giáo Hội La Mã và các hệ phái khác của đạo Thiên Chúa. Các bậc trí giả gọi những hạng người này là  bọn lưu manh mượn danh thần thánh để lừa gạt người đời. Theo sách Nho Giáo - Tập I, các bậc đại hiền ở Trung Hoa gọi những người này là bọn vu hích:

Vu là người con gái, hích là người con trai làm nghề đồng bóng, tức là bọn đồng cốt, thầy cúng, thầy pháp v.v.. lấy điều cát hung hoạ phúc, dùng những phương thuật huyễn hoặc mà đánh lừa những người ngu dại, đem chuyện thần thánh ma quỉ mà doạ nạt người thường để làm nghề kiếm ăn. Ở nước Tàu về đời thượng cổ, bọn vu hích có thế lực rất mạnh, thậm chi nhà nào cũng thờ quỉ, thờ thần…Nhà vua thấy thế, mới sai quan định rõ việc thần và việc người để ngăn cấm bọn vu hích làm mê hoặc lòng người.”.[3]

Hành động lưu manh của bọn vu hích trên đây chính là hành động của bọn đồng bóng và thầy cúng ở trên bờ sông Chương Hà trong chuyện Hà Bá Cưới Vợ. Mộng Bình Sơn (dịch), Đông Châu Liệt Quốc Tập 3 (Fo rt Smith, AR: Sống Mới, 1980?), 972-974).

So sánh thời điểm thời ông Jesus đi giảng đạo Do Thái (vào năm 30 công nguyên) với thời điểm các vua chúa bên Trung Hoa “định rõ việc thần và việc người để ngăn cấm bọn vu hích làm mê hoặc lòng người…” (có thể là thế kỷ thứ 10 TCN trở về trước) và thời điểm ông Tây Môn Báo trừng trị bọn thầy cúng và đồng bọn trong Hà Bá Cưới Vợ (vào khoảng Thế Kỷ thứ 5 TCN), ta có thể nói, trình độ dân trí  của người Trung Hoa đã đạt được đến mức rất cao, cao hơn người dân Do Thái và người Tây Phương rất nhiều. Vào thời điểm trước ông Jesus (0-33) cả ngàn năm mà người Trung Hoa đã khẳng định rằng, “chuyện thần linh muốn điều này, muốn điều nọ hay là ứng nghiệm cho biết phải làm điều này điều nọ chỉ là sản phẩm của những bọn người bất lương bịa đặt ra để lừa gạt người đời hầu thủ lợi”. Do trình độ tiến bộ này của người Trung Hoa  mà bọn vu hích trong chuyện Cưới Vợ cho Hà Bá trên đây bị quan Thái Thú Tây Môn Báo thẳng tay trừng trị. Nhờ vậy mà từ thời Thượng Cổ cho đến ngày nay, ở Đông Phương không có cái nạn tôn giáo cấu kết với chính quyền hay tôn giáo chỉ đạo chính quyền để áp bức và bóc lột  nhân dân. Sự kiện trên đây cũng cho mọi người thấy rằng, ngay từ thời Thượng Cổ, người dân Đông Phương đã:

1.- Có  chính sách tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền

2.- Chính quyền dùng những biện pháp mạnh trừng trị bọn lưu manh nhân danh thần thánh hay tôn giáo để lừa gạt người đời.

Trái lại, ở Âu Châu, ngay từ thế kỷ 4, Giáo Hội La Mã đã  biến chế cái thủ đoạn lưu manh này thành chủ trương “thần quyền chỉ đạo thế quyền” làm phương tiện để thâu tóm quyền lực thế tục, rồi dùng bạo lực của nhà nước để thi hành “chính sách bất khoan dung” đối với những người không chịu khuất phục và áp đặt lên đầu lên cổ các dân tộc ở bất cứ nơi nào mà quyền lực của Giáo Hội vươn tới. Phải đợi đến Cách Mạng Pháp 1789, chính quyền Cách Mạng Pháp mới dùng biện pháp mạnh trừng trị Giáo Hội La Mã  (giống như quan Thái Thú Tây Môn Báo đã trừng trị bọn đồng bóng và thày cúng ở trên ven sông Chương Hà ở Đất Nghiệp Đô trong câu chuyện Hà Bá Cưới Vợ ở trên), và ghi vào Hiến Pháp điều khoản “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền”. Cách Mạng Pháp 1789 đã trở thành ngọn đuốc soi sáng chỉ đường cho nhân dân thế giới, đặc biệt là  các nước Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, Cuba, Nicaragua, và nhiều nước khác vùng lên theo gương Pháp chống lại Giáo Hội La Mã để đòi lại quyền làm người. Thế nhưng, tại nước Pháp, tín đồ Da-tô “ngoan đạo” người Pháp ở các vùng Bratagne, Normandie, Vendée, .v.v… (giống như tín đồ Da-tô người Việt ở Phát Diệm, Bùi Chu, Bến Tre và các xóm đạo ở rải rác khắp nơi trên toàn lãnh thổ) bị bọn quạ đen xúi giục  nổi lên làm nội ứng tiếp tay cho Liên Minh Thánh (Holy Alliance) của Vatican kéo quân vào nước Pháp đánh bại chính quyền Cách Mạng, tái lập chế độ đạo phiệt Da-tô. Tình trạng này làm cho cuộc chiến chống lại Giáo Hội La Mã của dân tộc Pháp giằng co kéo dài tới hơn một thế kỷ sau. Cho mãi đến năm 1905, điều khoản “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền” mới thực sự có chân đứng vững vàng trong Hiến Pháp.

Sự kiện này chứng tỏ rằng, các dân tộc Đông Phương đã đi trước các dân tộc khác ở trên thế giới cả mấy ngàn năm trong lãnh vực “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền” sử dụng những biện pháp mạnh để trừng trị và đối phó với bọn người “vu hích” hay bọn người lưu manh nhân danh tôn giáo để lừa bịp, hành hạ và bách hại người đời.

Vấn đề đặt ra là:

TẠI SAO Giáo Hội La Mã lại có thể tác oai tác quái được như vậy ở Âu Châu trong một thời gian dài  từ thế kỷ 4 cho đến  những năm chót của thế kỷ 20?

TẠI SAO thảm trạng này vãn còn diễn ra ở các cựu thuộc địa của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp tại Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh và Việt Nam?

Lý do rõ rệt là: Từ thượng cổ, ở Trung Đông và vùng ven Địa Trung Hải, bọn lưu manh buôn thần bán thánh này vừa sử dụng kỹ thuật lừa bịp (giống như bọn vu hích ở Đông Phương đã sử dụng) vừa cấu kết với chính quyền phản động phong kiến địa phương để áp bức và bóc lột nhân dân. Tình trạng này kéo dài cho đến thế kỷ thứ 4 thì bọn “vu hích” biến thái thành “Giáo Hội La Mã” với những thủ đoạn tinh vi hơn và siêu việt hơn (vừa dùng bạo lực để khủng bố và tàn sát những người không chịu khuất phục, vừa dùng kỹ thuật tuyên truyền đề lừa bịp và lạc dẫn quần chúng, vừa dùng chính sách ngu dân và nhồi sọ để kìm hãm nhân dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt). Do đó, cho đến ngày nay, bọn “vu hích” đầu sỏ này vẫn còn  chễm chệ ngồi trong lâu đài Lateran tại kinh thành La Mã, vẫn tự phong là “Đại diện duy nhất của Thiên Chúa ở trên cõi đời này vơi những danh xưng  “Hội Thánh duy nhất thánh thiện, công giáo và tông truyền” và “Hiền Thê Của Thiên Chúa Làm Người” để lừa gạt người đời.

Kinh nghiệm lịch sử cho  thấy rằng, Nếu Giáo Hội La Mã không cấu kết với chính quyền phản động phong kiến địa phương và không có những người ngu dốt (do chính sách ngu dân và nhồi sọ của Giáo Hội tạo nên) nhẹ dạ cả tin vào những lời lẽ phỉnh gạt bịp bợm của Giáo Hội được rao truyền trong các nhà thờ, THÌ Giáo Hội không còn đất sống, đúng như nữ học giả Joane H. Meehl đã nhận xét:

Đạo Da-tô La Mã chỉ thịnh hành và phát triển trong giới người nghèo và ngu dốt, nó chỉ khắc phục được bằng giáo dục (khai phóng) và đời sống sung túc.” Nguyên văn: “Cathoicism thrivess and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being.”[4]

Giống như bọn đồng bóng và thày cúng trong chuyện Cưới Vợ cho Hà Bá ở Trung Hoa, Giáo Hội La Mã đã dựa vào những chuyện đã có sẵn ở trong Cựu Ước Kinh để  bịa đặt thêm những điều láo khoét khác, rồi gom chung với nhau và sắp xếp  thành một hệ thống có lớp lang để dễ dàng khai thác. Hệ thống này gọi là “hệ thống tín lý Kitô” và được làm nền tảng cho đạo Da-tô La Mã.

Trong cái hệ thống tín lý Kitô láo khoét này, chúng ta thấy các tác giả viết Cựu Ước Kinh bịa đặt ra ông Chúa Cha Jehovah "có quyền năng tạo nên vũ trụ", "toàn năng, toàn trí, toàn thiện" v.v.., rồi sau đó, Giáo Hội La Mã lại bịa đặt thêm ra những chuyện cực kỳ hoang tưởng như chuyện "Chúa Ba Ngôi", chuyện "Ai tin ông Jesus là Chúa Kitô thì được cứu rỗi cho lên thiên đường", chuyện bà Maria đã có chồng và đã có cả một đàn con mà vẫn còn là :"gái trinh" và được gọi là "Đức Mẹ Đồng Trinh", chuyện lò luyện ngục, các phép lạ, các phép bí tích, chuyền Đức Mẹ hiện ra, và hàng ngàn chuyện khác. Theo thời gian, càng về sau, Giáo Hội càng bịa đặt ra nhiều chuyện hoàng đường khác nữa. Những chuyện bịa đặt này được sách Roman Catholicism  gọi là “những truyền thống của Giáo Hội” (eccelesiastical traditions”. Ngoài ra, sách này còn kê ra một số tín lý mới được sáng chế ra từ giữa thế kỷ 6 (chưa kể từ đó trở về trước) bằng môt đoạn văn với nguyên bản như sau:

Kết quả là những chủ thuyết và việc làm nổi bật  nhất của Giáo Hội La Mã là thực hành ở nơi luyện ngục để chuộc tội, thiết lập giai cấp nam nữ tu sĩ, lễ mi-xa, rước lễ (ăn bánh thánh), cầu xin cho người đã chết, việc bán giấy xá tội, sự tự hành xác để hối lỗi, tôn thờ bà Maria Đồng Trinh,, sử dụng hình ảnh trong việc thờ phượng, nước thánh, tràng hạt, đòi hỏi giới tu sĩ phải độc thân, thiết lập chế độ giáo hoàng và còn rất nhiều chuyện khác nữa, tất cả đều là dựa trên truyền thống.” Nguyên văn: “The results is that the most prominent doctrines and practices of the Roman Church, such as purgatory, the priesthood, the mass, transubstantiation, prayers for the dead, indulgences, penance, worhip of the Virgin Mary, the use of images in worship, holy water, rosary beads, celibacy of priests and nuns, the papacy itself, and numerous others, are founded solely on tradition.”[5]

C.- Bịa đặt ra những điều xấu xa ghê tởm để gán cho những người mà Giáo Hội  không ưa hay thù ghét với mục đích làm nguy hại đến thanh danh, vật chất  hoặc là để khủng bố tinh thần và sinh mạng của nạn nhân: Ở vào trường hợp này, ta thường gọi là "bốc lửa bỏ bàn tay", "vu khống", "vu oan giá họa", "nói láo" và "chụp mũ". Đây là sách lược "hàm huyết phún nhân" của Giáo Hội để gây bất lợi  hay làm nguy hại cho những người mà Giáo Hội không ưa hay thù ghét. Sách lược này thường được thi hành theo kế sách “cả vú lấp miệng em” (hàng loạt và tới tấp) và kế sách“Tăng Sâm giết người” (nhắc đi nhắc lại hoài). Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, Giáo Hội đã làm như vậy  từ năm 325 cho đến ngày nay. Những nạn nhân của Giáo Hội thường là (1) những người không tin những tín lý bịp bợm trong hệ thống thần học Kitô của Giáo Hội, (2) những người không chịu khuất phục Giáo Hội, (3)những người dám nói lên những việc làm bất chính, bất nhân, bất nghĩa, đại gian đại ác của Giáo Hội, (4) những người trong hàng ngũ chiến đấu chống lại Giáo Hội, chống lại các cường quyền hay chính quyền đế quốc thực dân  xâm lược cấu kết với Giáo Hội (như các đế quốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức Quốc Xã, Phát Xít Ý, và Hoa Kỳ), và  (5) những người chống lại các chế độ đạo phiệt Da-tô  tay sai của Giáo Hội. Chuyện bà Jeanne d’ Arc (1412-1431), một vị nữ anh hùng của dân tộc Pháp bị Giáo Hội gán cho là “con mụ phù thủy” rồi đưa ra Toà Án Dị Giáo xử thiêu bà vào năm 1431 là một trong muôn ngàn bằng chứng về tội ác “vu oan giá hoạ” cho những nạn nhân của Giáo Hội La Mã. 

Trước khi bản Tuyên Ngôn Cộng Sản của hai ông Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) được công bố vào năm1848, những từ ngữ được Giáo Hội sử dụng trong sách lựợc để chụp mũ cho nạn nhân là tà giáo, tà đạo, chống Chúa, lạc đạo, rối đạo, vô thần, phiên lọan, phản nghịch, rối đạo, phá đao, báng bổ thần thánh, phù thủy, v.v... Từ năm 1848, Giáo Hội lại có thêm  một số từ ngữ mới nữa là "cộng sản" và "cộng sản nằm vùng", "quân khủng bố", "vi phạm nhân quyền", để chụp lên đầu nạn nhân. Những từ ngữ mới này đang được tín đồ Da-tô người Việt và những người nằm trong hàng ngũ "Chống Cộng Chết Bỏ" sử dụng tối đa để chống lại những người Việt hải ngoại bất đồng chính kiến với họ, đặc biệt là những người không phải là tín đồ Da-tô.

Như vậy, chủ tâm trong hành động “nói láo” hay “ăn không nói có” hoặc “vu oan giá hoạ” của Giáo Hội La Mã chỉ ở vào  hai trường hợp B và C trên đây mà thôi. Quan sát  trong bàn nhậu của mấy ông trong hội đồng chuột của người Việt hải ngoại tại các địa phương ở Bắc Mỹ từ năm 1975 đến nay, chúng ta thấy, đặc tính  “nói láo” hay “ăn không nói có” của họ là phát xuất trong cơn bốc đồng hay theo thói quen của bản chất huêng hoang, khoác lác di truyền hay bẩm sinh của họ. Trong khi đó thì những hành động của Giáo Hội về “nói láo” hay “ăn không nói có” hoặc “vu oan giá hoạ” cho một cá nhân hay một nhóm nạn nhân nào đều được tiến hành theo một kế sách đã được điều nghiên chu đáo và  thi hành một cách đại quy mô và có lớp lang theo một sách lược đã hoạch định sẵn.

Những “người nói láo ở trường  hợp A” trên đây chỉ là  nói láo với nhau trong lúc bốc đồng vào những khi tán dóc với nhau. Họ không biết rằng những hành động nói láo này của họ sẽ bị bạn bè coi như là đại xạo, loại người “mười voi không được một bát nước xáo”. Thế nhưng, khác hẳn với loại những người “đại xạo” trên đây, Giáo Hội La Mã biết rõ là sớm muộn người đời cũng biết những gì Giáo Hội đã “nói láo” để bịp đời, biết rõ Giáo Hội đã “ăn không nói có” đã “vu oan giá hoạ” cho nạn nhân. Biết ró như vậy, Giáo Hội mới đưa ra  chủ trương “thần quyền chỉ đạo thế quyền” với mục đích chính là thiết lập “các chính quyền đạo phiệt Da-tô”  để làm phương tiện thi hành ba kế sách (cũng gọi là biện pháp) song hành với nhau  để vừa bịt miệng những kẻ dám phơi bày bộ mặt thật nói láo của Giáo Hội cho thiên hạ biết, vừa làm cho thiên hạ lầm tưởng rằng những gì Giáo Hội đã và đang nói hay rao truyền đều là sự thật trăm phần trăm cả, vừa làm cho nhân dân dưới quyền mất đi khả năng lý trí, không còn khả năng thông minh để phân tách sự vật hầu nhìn ra những thủ đoạn bịp bợm của Giáo Hội trong những tín lý, giáo luật và lời dạy của Giáo Hội. Ba kế sách đó là:

1.- Sử dụng bạo lực của nhà nước để sát hại và khủng bố tinh thần (1) những kẻ hoài nghi, không tỏ ra tuyệt đối tin tưởng vào những lời nói láo của Giáo Hội, (2) những kẻ cả gan dám nói lên dã tâm thâm độc của Gíao Hội cũng như những tính cách gian dối và lừa bịp trong hệ thống tín lý thần học Kitô.

Công cụ của biện pháp này là các Toà Án Dị Giáo (Inquisitions) trong thời Trung Cổ hay các tổ chức mật vụ, công an và cảnh sát trong các chế độ đạo phiệt Da-tô tay sai của Giáo Hội tại các địa phương.

2.- Sử dụng bộ máy tuyền truyền bằng cách đào tại ra bọn văn nô và báo nô chuyên nghiệp để  sản xuất ra những bài viết hay ấn phẩm với những “lời lẽ tốt đẹp”, “hoa ngôn mỹ ngữ” khoác lên cho Giáo Hội, hay đưa ra những “lý luận lươn lẹo” để chạy tội cho Giáo Hội hoặc là viết những bản văn nặng tính cách “vu oan giá hoạ” hay “vu khống” chụp lên đầu (1) những người không tin tưởng vào những điều nói láo của Giáo Hội, (2) những người có những cố gắng phơi bày bộ mặt thật gian dối và bịp bợm của Giáo Hội cho thiên hạ biết, và  (3) đặc biệt là những thành phần mà Giáo Hội không thể dùng các Toà Án Dị Giáo hay bộ máy công an, mật vụ và cảnh sát của các chính quyền đạo phiệt tay sai của Giáo Hội tại các địa phương để trừng trị, vì họ ở ngoài vòng kiểm soát của Giáo Hội.

3.- Thi hành kế sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ: Chủ trương của kế sách này là kìm hãm người dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt, không biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật hay một vấn đề nào. Tình trạng này khiến cho họ không còn có khả năng lý luận để  nhìn ra dã tâm bịp bợm của Giáo Hội trong  các tín lý Kitô, trong các giáo luật, trong các phép bí tích, trong phép lạ, trong những chuyện Đức Mẹ hiện ra, và trong những lời dạy của Giáo Hội. Một khi đã ở vào tình trạng ngu dốt như vậy, nạn nhân sẽ dề dàng bị Giáo Hội mê hoặc và sẽ dễ dàng nhắm mắt tuân hành những lời dạy và  những lệnh truyền của Giáo Hội. 

 


II.- NHỮNG VÒNG KHOEN  BỊP
ĐAN KẾT VÀ TRÒNG TRÉO LÊN NHAU

 

Quan sát một sợi dây chuyền, chúng ta sẽ thấy đó là một tập hợp những vòng khoen có kích thước bằng nhau móc nối liên tiếp với nhau mà tạo thành. Tất nhiên là khi khởi công làm ra những vòng khoen như vậy, người ta phải làm một cái vòng khoen gốc hay khởi đầu, rồi sau đó mới làm những vòng khoen kế tiếp móc nối vào chiếc vòng khoen gôc này.

Thứ nhất.- Tín lý bịp đầu tiên:  Tương tự như một chiếc dây chuyền, hệ thống tín lý Ki-tô gồm những điều bịa đặt móc nối với nhau trong đó những chuyện hoang đường về ông Chúa bố Jehovah được coi như là tín lý gốc. Điều khôi hài là trong những chuyện hoang đường về ông Chúa Bố này, có với hai nhóm đặc tính hầu như hoàn toàn trái ngược nhau:

A.- Chúa Jehovah là đấng toàn năng, toàn thiện và có mặt ở khắp mọi nơi.

B.- Chúa Jehovah là tất cả những gì hiện thân của đố kị, tị hiềm, ganh ghét, nham hiểm, độc ác, bạo ngược và dã man đúng như đã được diễn tả trong sách Lê Vi Ký (26: 1-43).

Đối với những người bình thường (không bị ảnh hưởng của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã hay có chỉ số thông minh từ 90 trở lên), khi đọc các nhóm đặc tính trong A và B, họ sẽ thấy những đặc tính trong B hoàn toàn mẫu thuẫn với những đặc tính trong A. Nói một cách khác, những đặc tính trong A loại trừ những đặc tính trong B, và ngược lại. Đã là một nhân vật hay thần linh có những lương tính trong A thì không thể có những ác tính trong B.

Nhưng đối với những người có trình độ thông minh dưới mức trung bình (chỉ số thông minh từ 90 trở xuống) và những người có sở học được tiếp nhận  qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ (tế bào lý trí bị làm cho tê liệt, không còn khả năng vận dụng lý trí để lý luận và phân tách), họ sẽ không nhìn thấy điều này. Vì vậy mà họ mới tin rằng có ông Chúa Jehovah mà các giáo sĩ  của Giáo Hội thường  rao truyền ở trong các nhà thờ cũng như khi đi  truyền giáo là hiện hữu (thật sự có).

Các tác giả viết Cựu Ước Kinh là những người chủ mưu bịa đặt ra ông Chúa Jehovah biết rõ rằng, (1)những người thông minh thì cho rằng ông Chúa Jehovah này chỉ là một sản phảm được bịa đặt ra để lừa gạt và hù doạ người đời, và (2) những người ngu dốt thì dễ dàng tin rằng thực sự là có ông Chúa này và ngay cả những người có trình độ thông minh trung bình cũng tin như vậy nếu bị nhồi sọ.

Vì thế họ (các tác giả viết Cựu Ước) mới chủ trương thiết lập chế độ đạo phiệt rồi dùng bạo lực của nhà nước để trừng trị những người cho rằng ông Chúa Jehovah là một sản phẩm bịa đặt và cưỡng bách họ phải khuất phục, tin theo những lời rao truyền hay dạy dỗ của Giáo Hội.  Cũng vì thế mà họ mới  chủ trương chính sách bạo trị, đặt ra “Luật định  cung phụng Chúa”  [Dân Số (31: 28 và 40, 25: 3-5), Xuất Hành (13: 12, 12:28, 22:20)  Phục Luật (6:14, 12: 2-3, 18: 20)], Luật Định Cung Phụng Giáo Sĩ” [Phục Luật (18:3-4)] và “Luật trị người người” [Phục Luật (21: 18-21, 22: 13-21 và 23)]. Ta gọi những thứ luật này là “bạo luật”

Sự kiện này chứng tỏ rằng những tác giả viết Cựu Ước đã có chủ trương  thiết lập một chế độ đạo phiệt để quản lý nhân dân dưới quyền, nhưng chỉ thi hành trong giới hạn người Do Thái với nhau thô..

Đến đầu thế kỷ thư 4, do việc cấu kết với chính quyền của Đế Quốc La Mã, quyền lực của Giáo Hôi vươn ra khắp nơi trong lãnh thổ đế quốc bao trùm cả vùng Tây Âu và vùng ven biển Địa Trung Hải. Đồng thời, Giáo Hội cũng không bỏ lỡ cơ hội dựa vào chính quyền của đế quốc để thi hành kế sách “cáo độ lốt hùm”, mượn oai Đế Quốc La Mã để thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô trên toàn thổ lãnh thổ. Song song với những việc làm lấn lướt trên đây, Giáo Hội triệt để khai thác những chuyện hoang đường nói về quyền năng của ông Chúa bố Jehovah (vòng khoen gốc) để khuếch trương cái kỹ nghệ buôn thần bán thánh của Giáo Hội bằng cách bịa đặt thêm ra những chuyện hoang đường khác hoặc là có liên hệ với ông Chúa Bố Jehovah, hoặc là có liên hệ với ông Chúa Con Jesus hay bà Chúa Mẹ Maria cùng hàng ngàn những chuyện bịa đặt  linh tinh khác nữa . Ta gọi những chuyện bịa đặt khác này là những vòng khoen tiếp nối trong chiếc dây chuyền (hệ thống) tín lý Ki-tô. Dưới đây là một số những tín lý (vòng khoen kế tiếp) do chính Giáo Hội La Mã  đặt ra:

Thứ hai.- Tín lý Chúa Ba Ngôi: Trước khi Hội Nghị Nicaea khởi nhóm vào ngày  20/5/325,  các đạo gốc của Đạo Da-tô (Ki-tô La Mã)  là đạo Do Thái (Judaism) và đạo Kitô Do Thái (Jewish  Christianity) đều không có tín lý Chúa Ba Ngôi. Tín lý Chúa Ba Ngôi quái đản này (một quái thần vừa là Chúa Cha Jehovah vừa là Chúa con Jesus vừa là các thánh thần - holy ghosts)  được Hoàng Đế Constatntine (280-337) cấu kết với giáo chủ Silvester I (314-335) của Giáo Hội Kitô Do Thái  bịa đặt ra.  Đây là thành tích "ăn không nói có" hay chuyện “không nói thành có" (bịa đặt) lần thứ 1 của Giáo Hội La Mã. (Ông Chúa Jehovah không phải do Giáo Hội La Mã  bịa đặt ra, mà là do các tác giả viết Cựu Ước bịa đặt ra vào khoảng trên dưới một ngàn năm trước Khi Giáo Hội La Mã ra đời).

Thứ ba.- Thấy rằng việc bịa đặt ra chuyện Chúa Ba Ngôi là một hành động "ăn không nói có" và  bất chính, Giám-mục Arius thuộc địa phận Alexandria (Ai Cập) và nhiều tu sĩ khác cũng có mặt trong hội nghị này đứng lên phản đối. Những người này bị gán cho  tội là tà giáo và bị đưổi ra khỏi hội nghị. Đây là thành tích “ăn không nói có" (bịp) thứ 2 của Giáo Hội La Mã.

Tín lý quái đản Chúa Ba Ngôi này gây nên phong trào chống đối mạnh mẽ trong Đế Quốc La Mã. Những người chống đối  bị chính quyền Đế Quốc La Mã đàn áp và tàn sát thẳng tay. Con số nạn nhân bị tàn sát lên đến 3.000:

"Năm 340, Đế Quốc La Mã tiêu diệt hết các giáo phái Kitô đi ngược lại các giáo điều của Hội Nghị Nicaea do Hòang Đế Constantine triệu tập vào năm 325 và chính thức đặt tên cho Giáo Hội Kitô mới của toàn đế quốc là Công Giáo (tiếng La-tinh là Catholica, tiếng Hy Lạp là Katholicos, có nghĩa là tôn giáo của hoàn câu). Saint Cyril of Jerusalem đã viết như sau: "Tất cả mọi người thờ Chúa đều phải qui tụ trong một hệ thống thiêng liêng đặt dưới quyền cai trị của Giáo Hoàng La Mã. Bất cứ ai không phải là thành viên của Giáo Hội  đều bị vứt bỏ ra khỏi cuộc đời này và điều quan trọng hơn là bị vứt bỏ ra đời sau". (All who worshiped God were united in one sacramental system under the government of the Roman Pontiff. Anyone not a member of the Church must be cast out of this life and more important, out of next).  Đây là một lệnh cưỡng bức toàn dân thuộc đế quốc phải theo đạo Công Giáo. Mọi người chống đối đều bị giết. Riêng những người Kitô thuộc giáo phái Arius (Arian Christians) bị giết trên 3.000 người."[6] 

Đây là thành tích sử dụng bạo lực lần nhất để tàn sát những người bất đồng chính kiến với Giáo Hội.

Thứ tư.- Sau khi bịa đặt ra tín lý "Chúa Ba Ngôi", Giáo Hội lại bịa đặt ra chuyện ông Chúa Con Jesus sau khi chết rồi sống lại bay lên Trời ngồi bên phải chỗ ngồi của Chúa Bố Jehovah. (Làm thế nào chứng minh được ông Jesus sau khi chết lại sống lại rôi bay lên trời? Làm sao chứng minh được sau khi bay lên  tới Trời rồi, ông Jesus ngồi bên phải chỗ ngồi của ông Chúa Bố Jehovah?) Đây là thành tích bịp thứ 3 của Giáo Hội La Mã.

Thứ năm.- Thấy rằng Nếu nói đến Chúa Con bay lên Trời mà không nói đến Thiên Đường, THÌ không hợp lý. Do đó, năm 426, Giáo Hội lại phải bịa đặt ra một thuyết lý nói về thiên đường (City of God) để hợp lý hóa chuyện Chúa Con Jesus sống lại và  bay lên trời ngồi bên phải Chúa Bố Jehovah. Đây là thành tích "ăn không nói có" (bịp) thứ 4 của Giáo Hội La Mã.

Thứ sáu.- Sau khii bịa đặt ra tín lý "City of God" (Thiên Đường), Giáo Hội lại nghĩ đến những phương cách bịa đặt ra tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh. Đây là giai đoạn tính toán để bịa đặt ra tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh. Ở đây, chúng ta thấy có những vấn đề: Nếu bảo rằng thân mẫu của ông Jesus là bà Maria không có chồng, không làm tình với một người đàn ông nào cả mà vẫn mang bầu và đẻ ra ông Jesus, THÌ quả thật là không thuận lý (thiếu logic).

Để chuẩn bị sẵn phương cách giải thích cho hợp lý của điều không thuận lý trên đây,  Giáo Hội mới bịa đặt ra một chuyện huyền bí khác: Đó là chuyện thiên thần hiện xuống trần gian đột nhập (lén) vào phòng ngủ của bà Maria để làm tình với Bà Maria.

Làm tình theo kiểu này có thể gọi là hiếp dâm vì bất thình lình đột nhập vào phòng ngủ của bà Maria để làm ẩu, không có giai đọan tán tình hay cưới hỏi. Rõ ràng ông thiên thần này là một thằng quỷ dâm dục.

Đây là thành tích bịp  thứ 5 của Giáo Hội La Mã.

Thứ bẩy.- Một vấn đề khác nữa là, Nếu nói rằng Thánh Thần ăn nằm với bà Maria khiến cho bà ta mang bầu rồi sinh ra ông Jesus mà không nói đến Bà Maria vẫn còn trinh, THÌ chẳng hoá ra các thánh thần cũng như người phàm, chẳng có gì là huyền bí, quyền năng và phép lạ cả. Do đó, Giáo Hội lại phải đặt ra tín lý quyền năng biến hóa của thánh thần (tức là Chúa Bố Jehoavah và cũng là Chúa Con Jesus) hiếp dâm phụ nữ đến mang bầu và đẻ ra Chúa con Jesus mà vẫn còn trinh. Đây là thành tích bịp thứ 6 của Giáo Hội La Mã.

Về tín lý Chúa Thánh Thần hiện xuống đột nhập vào phòng bà Maria làm ẩu khiến cho bà ta mang bầu và đẻ ra ông Chúa Con Jesus, chúng ta thấy có một vấn đề cần phải được nêu lên:

Các nhà truyền giáo thường giải thích rằng,  tuy nói là Ba Ngôi mà thực ra chỉ có một ông Chúa mà thôi, nghĩa lả Chúa Bố Jehovah, Chúa Con Jesus và Chúa Thánh Thần chỉ là một. Như vậy Chúa Thánh Thần cũng là Chúa Con Jesus và cũng là Chúa Bố Jehovah.

Nếu như vậy, chúng ta thấy:

1.- Chúa Thánh Thần cũng là Chúa Con Jesus.

2.- Chúa Thánh thần hiện xuống hiện xuống đột nhập vào phòng Bà Maria làm ẩu khiến cho Bà Maria mang bầu đẻ ra Chúa Con Jesus.

3.- Kết Luận: Chúa Con Jesus đột nhập vào phòng Bà Maria làm ẩu khiên cho Bà Maria mang bầu đẻ ra Chúa Con Jesus.

Điều này mâu thuẫn, hoàn toàn không thể xẩy ra được. Đây là hậu quả của việc nói láo và nói láo thường hay xẩy ra tình trạng mâu thuẫn như thế này. Ngoài tính cách mâu thuẫn như vậy, tín lý Chúa Ba Ngôi và tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh cho chúng ta thấy cái tính cách loạn luân ở trong đó.

Trên đây chỉ là những tính toán nằm trong thời kỳ chuẩn bị. Sau đó, vào năm 431, Giáo Hội mới cho triệu tập Công Đồng Ephesus để chính thức bịa đặt ra tin lý "Đức Mẹ Đồng Trinh". Nhưng không biết vì lý do gì, tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh  lại không được áp dụng liền, và phải đợi đến năm 451 (20 năm sau), Giáo Hội cho triệu tập Công Đồng Chacedon để tái xét rồi mới cho áp dụng.

Ở đây, chúng ta để ý đên cụm từ “quyền năng biến hóa”. Mỗi lần bịa đặt ra những chuyện (tín lý) phí lý nào. Giáo Hội cũng biết rõ là không có một cách nào giải thích cho êm xuôi những chuyện mà giái Hội bịa đặt ra. Do đó, Giáo Hội mới nghĩ ra cách sử dụng cụm từ “quyền năng biến hóa” hay “bằng một phép lạ” để lấp liếm việc không giải thích được tích cách vô lý của các điều (tín lý) mà Giáo Hội đã bịa đặt ra. Đồng thời, tín đồ cũng được dạy rằng “Phúc cho ai không thấy mà tin” và “Chỉ cần một niềm tin bằng hạt cải thì người ta có thể bứng cả trái núi quăng xuống biển.”

Thứ tám.- Người viết không biết trong khi điều nghiên và khi áp dụng tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh, Giáo Hội có nhận thức được rằng có một sự cực kỳ vô lý ở trong đó. Sự vô lý này được Giáo Hội giải thích rằng vi thánh thần (tức là Chúa Bố Jehovah và Chúa Con Jesus) có phép lạ làm cho bà Maria mang bầu và sinh ra ông Jesus, đặc biệt là dù đã sinh ra ông Jesus mà vẫn còn trinh. Giải thích như vậy, có nghĩa là, bằng một phép lạ, “con cá lóc” của Chúa Thiên Thần chui vào trong “cái giếng thanh tân” của Bà Maria để cù cưa và phóng ra “đàn cá thồng rồng” vẫy vùng ở trong đó. Rồi một trong những con “cá thồng rồng” này kết hợp với một trong những cái trứng của Bà Maria và trở thành thai nhi Jesus, rồi sau đó, từ trong tử cung của bà ta, cái thai nhi Jesus chui ra lại cũng bằng một phép lạ cho nên cái màng trinh của bà ta mới không bị rách toang ra như những các bà mẹ bình thường. Đây là thành tích "ăn không nói có" (bịp) thứ 7 của Giáo Hội La Mã.

Thứ chín.-Cứ coi như cái luận cứ quái đản trên đây đã được chấp nhận. Vậy thì Giáo Hội phải giải thích như thế nào cho hợp lý về vai trò người chồng của ông thợ mộc Joseph đã ặn ở với Bà Maria  và đã có tới ít nhất là  sáu người con mà vẫn còn trinh? Sự kiện ông Joseph ăn ở với bà Maria có tới ít nhất là sáu người con đều được sách sử ghi lại rõ ràng:

Bốn người anh em và nhiều chị em gái của ông Jesus đều được nói đến ở trong kinh sách của ông Mark 6.  (Không có căn bản nào trong bản văn này nói rằng những người anh chị em này là những người cùng cha khác mẹ hay là anh em con chú con bác đối với ông Jesus, và làm như vậy là phản lại động cơ giáo điều chủ nghĩa.) Tất cả các danh tính bà con của ông Jesus chứng tỏ rõ ràng cái tính chất thuần túy Do Thái của gia đình ông ta. Tên mẹ của ông Jesus là Mary (Miriam) , tên bố ông ta là Joseph, và tên các người em của ông ta là James (Jacob), Judas và Simon (tên của những của những ông già đáng kính trong Cựu Ước) ”.   ["Four of Jesus' brothers and several sisters are mentioned in Mark 6.  (There is no basis in the text for making them into half brothers and half sisters or cousins, and to do so betrays a dogmatic motive.) All his relatives' names testify the purely Jewish character of the family: his mother's name was Mary (miriam), his father's, Joseph, and his brothers', James (Jacob), Judas, and Simon (names of Old Testament patriarchs)".[7]

Cuối cùng, chúng ta thấy Giáo Hội đưa ra luận điệu phủ nhận (có nói thành không) vai trò ông Joseph là người chồng thực sự của bà Maria, và phủ nhận luôn cả đàn con của bà ta. Sau đó, Giáo Hội lại dùng thủ đoạn lừa bịp bằng cách dạy dỗ tín đồ rằng những người anh em của ông Jesus ghi trong thánh kinh và các sách sử chỉ là anh em con chú con bác của ông Jesus. Đây là một lối (phương cách) giải thích "lươn lẹo" hoặc "cãi cuội" (cái bựa, cái cối, cãi chày) để chạy tội  “bịp” hay "ăn không nói có" hoặc "nói láo" để che đậy sự thực về đời sống gia đình và tình cảm của bà Maria đối với người chồng là ông Joseph và đàn con thân thương của bà ta.  Đây là thành tích  “bịp” thứ 8 của Giáo Hội La Mã.

Cái lối giải thích lươn lẹo  (cãi cuội, cãi bựa, cãi cối cãi chày) như vậy sau này cũng được giới tu sĩ và tín đồ Da-tô người Việt triệt để áp dụng trong việc:

1.- Phủ nhận và chạy tội  cho Giáo Hội La Mã về vai trò chủ động chinh phục Việt Nam làm thuộc địa (đẻ mở mang nước Chúa) và ba (3) lần thuyết phục chính quyền nước Pháp xuất quân đánh chiếm và  cùng thống trị Việt Nam.

2.- Phủ nhận những họat động gián điệp của các nhà truyền giáo Da-tô tại Việt Nam,

3.- Phủ nhận những họat động của tín đaồ Da-tô người Việt tiếp tay cho liên quân xâm lăng Pháp - Vatican trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thập niên 1780 (thời điểm Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) vận động  xin quân viện cho Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn) cho đến ngày 30/4/1975,

4.- Phủ nhận việc Giáo Hội La Mã cho người dẫn ông Ngô Đình Diệm sang Hoa Kỳ vào cuối tháng 9 năm 1950 trao cho Hồng Y Francis Spellman lo việc chạy chọt với các nhân vật có thế lực trên sân khấu chinh trị Hoa Kỳ để đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền.

5.- Phủ nhận những việc làm tội ác của chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm và băng đảng Cần Lao Công Giáo qua những hành động chống lại nhân dân và tổ quốc Việt Nam trong những năm 1954-1963.

Ai cũng biết rằng chỉ có những hạng người cực kỳ ngu dốt hay tín đồ Da-tô cuồng tín của Giáo Hội mới nhắm mắt tin  theo những tín lý Kitô đầy tính chất láo khóet như trên. Còn những người bình thường với trình độ thông minh trung bình khi nghe nói đến những tín lý Ki-tô quái đản này, đều cảm thấy không ổn.Biết rõ như vậy, cho nên Giáo Hội mới nghĩ đến phương cách giải thích vòng vo và lươn lẹo để vừa lấp liế, vừa biện minh cho tính cách láo khóet và bất minh  của những tín lý Ki-tô quái đản này.

Thứ mười.- Cho rằng làm như vậy cũng không ăn chắc, Giáo Hội lại bắt chước đạo Do Thái, đặt ra lý thuyết "thần quyền chỉ đạo thế quyền" (thêm một vòng khoen bịp hay ăn không nói có) để biện minh cho việc thiết lập các chế độ đạo phiệt Da-tô tại các địa phương làm tay sai cho Giáo Hội  hầu có thể sử dụng bạo lực của nhà nước để thì hành ba kế sách như đã nói ở trên.

Thấy rằng cái mòi làm ăn theo cái mửng "bịa đặt" này không những thuận lợi cho việc tóm thâu quyền lực chính trị vào trong tay mà còn tăng cường thêm khả năng móc túi tín đồ một cách ngon lành, cho nên càng về sau, Giáo Hội lại càng cố gắng nặn óc tìm cách bịa đặt thêm nhiều tín lý khác cũng không kém phần quái đản nếu so với tín lý Chúa Ba Ngôi và tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh. Một số những tín lý  quái đản này đã được trình bày ở Chương 4 và ở trong tiểu mục độc kế 4 trong sách Khi Nhà Văn Lạm Bàn Lịch Sử (đã được đưa lên sáchhiem.net). 

Tiếp theo những vòng khoen bịp và lươn lẹo phủ nhận vai trò ông thợ mộc Joseph là chồng của bà Maria, phủ nhận đàn con của bà Maria, Giáo Hội lại tính đến chuyện phải cố gắng tối đa trong việc nhồi sọ cho tín đồ để cho họ không đọc những  sách sử nói về mối quan hệ gia đình ông Jesus, không đọc những tư tưởng tiến bộ của các đại tư tưởng gia như Voltare, Jean Jacques Rousseau, Diderot, Montesquieu, Victor Hugo, Lamartine, cũng như những tác phẩm của những tín đồ Da-tô "lac đạo" như Linh-mục Peter de Rosa, James Kavanaugh,  Joseph McCabe,  Martin Malachi, Giordano Brino, John Huss,  Martin Luther, Thomas Pain, Bertrand Russel, Trần Tam Tỉnh, hay các học giả như John Calvin, Charlie Nguyễn, Lý Chánh Trung, Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ,  v.v….

Đến đây, chúng ta thấy cái quy luật "tội ác sinh ra tội ác và sinh sản theo cấp số  cộng hay cấp số nhân" quả thật là có giá trị gần như là tuyệt đối. Sự kiện này cũng được học giả Da-tô Phan Đình Diệm ghi nhận trong bài viết "Những Lời Bàn" về "Mea Culpa Bài 3" (Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm vào ngày Chủ Nhật 12/3/200) với nguyên văn như sau:

LỜI TÁM: Trong 7 Chương tội mà Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh cáo thú, có nhiều tội danh phải kể là "vượt tội" mang cấp số cộng hay cấp số nhân. Ví dụ: Giáo Hội phạm tội A, muốn giấu kín và bưng bít tội A, Giáo Hội nhắm mắt phạm thêm tội B để bảo vệ tính bí nhiệm của tội A. Giáo Hội bị cuốn hút vào quy luật đổ giây chuyền của những con bài dominos, Giáo Hội phạm thêm tội C để bảo vệ các tội A và tội B... Thử tưởng tượng từ ngày Giám-mục Pierre Cauchon (đồng âm với con heo) thiêu sống Bà thánh Jeanne d' Arc, cho đến ngày Bà được phong thánh là hơn 400 năm, các tòa giảng của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu phải ăn gian nói dối và vu oan giá họa cho Bà bao nhiêu lần? Giết Bà cũng một tay Giáo Hội, phong thánh cho Bà cũng một tay Giáo Hội, nhưng có mấy ai được may mắn như Bà. Hầu hết các trọng tội mà Giáo Hội phạm tại các "Tòa  Điều Tra Dị Giáo" là tội đẻ ra tội theo cấp số cộng và cấp số nhân." [8]

 

III.- THÓI QUEN TIẾM DANH THIÊN CHÚA

 

Suốt trong chiều lịch sử từ năm 325 cho đến ngày nay, khi làm bất kỳ việc lưu manh hay đại gian đại ác nào, Giáo Hội cũng nói là "làm cho Thiên Chúa, làm vì Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa mà làm". Dưới đây là những bằng chứng:

Khi phát động các Cuộc Chiến Thập Tự (khởi đầu vào năm 1096, kéo dài đến năm 1291), Giáo Hội cũng nói là nhân danh Thiên Chúa đem quân đi tàn phá và tàn sát không biết bao nhiệu triệu tín đồ Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Chính Thống Giáo ở vùng Trung Đông và tín đồ của hệ phái Cathari ở miền Nam nước Pháp.

Khi chính thức cho thiết lập các Tòa Án Dị Giáo vào năm 1252, Giáo Hội cũng nhân danh Thiên Chúa sát hại cả gần trăm triệu nạn nhân trong suốt thời kỳ từ năm đó cho đến mấy thập kỷ đầu của thế kỷ 19.

In 1252, Pope Innocent IV (1243-1254) issued the decretal Ad extirpanda, which classifed heretics as thieves of spiritual things and murderers of the soul, and he authoirzed secular courts in Italy to employ judicial torture in order to secure confessions in heresy trials, just as they already couid  in other criminal cases. [9] 

Khi ra lệnh cho giáo dân phải cưỡng bách hay chèn ép những người muốn thành hôn với con em của họ phải làm lễ rửa tội theo đạo rồi mới tiến hành lễ thành hôn, Giáo Hội cũng nói láo với họ rằng đó là "vì Chúa mà làm" và "làm để mở mang nước Chúa".

Khi ban hành các thánh lệnh ăn cướp vào thế kỷ 15 như đã trình bày ở Chương 4, Giáo Hội cũng nhân danh Thiên Chúa  ban đặc quyền cho Bồ Đào Nha và Tây đem quân đi tấn chiếm các quốc gia ở ngoài lục địa Âu Châu, chiếm đọat tài nguyên, tàn sát đàn ông, hãm hiếp đàn bà con gái, hủy diệt các nền văn hóa bản địa và cưỡng bách những người còn sống sót phải theo đạo làm nô lệ cho Giáo Hội.

Khi bọn giáo sĩ Da-tô đến kinh thành Paris thi hành sứ mạng Tô Tần, họ cũng nhân danh Thiên Chúa để thuyết phục chính quyền Pháp xuất quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam để "mở mang nước Chúa".

Sách sử gọi tất cả những đạo quân của các nước đế quốc Âu Châu liến kết với Giáo Hội La Mã như trên gọi là các đạo quân thập tự viễn chinh. Danh từ “quân thập tự)” (crusaders) xuất hiện từ  thời Trung Cổ và khoảng năm 1095. Sách This Is Ame rica’ s Story viết về lịch sử gây ra các cuộc  chiến thập tự và nguồn gốc của danh từ “thập tự quân” với nguyên văn như sau:

Tín đồ Ki-tô La Mã gây chiến chống lại người Saracens: Năm 1095, Giáo Hoàng, người cai trị toàn thể Giáo Hội La Mã, mở một đại hội. Ngài kêu gọi giáo dân hãy chiến đấu chống lại người Saracens (người Ả Rập theo Hồi Giáo) để chiếm lại Thánh Địa. Bị khích động bởi lời kêu gọi đầy nhiệt huyết của Ngài, hàng hàng lớp lớp chiến binh Thiên Chúa giáo được trang bị bằng khiên, rìu, kiếm, búa lên yên rong ruổi tiến về vùng Thánh Địa. Đoàn quân này được mệnh danh là “Đoàn Quân Thập Tư”, có nghĩa là chiến đấu cho Thánh Giá (có nghĩa là chiến đấu cho Giáo Hội La Mã). Trên chiến bào của mọi người lính trong đoàn quân này đều có thêu một chữ thập rất lớn, một dấu hiệu tiêu biểu cho đạo Ki-tô.”  Nguyên văn: “Christians make war against the Saracens: In 1095, the Pope, head of the Roman Catholic Church, held a great meeting. He urged the Christians to war upon the Saracens and to recover the Holy Land. Filled with enthusiasm by the Pope’ words, knights by thousands put on their armor and seized swords, battle axes, lances and rode off to capture the Holy Land. This expedition was called a Crusade, meaning “for the cross” and the knights who took part in it were called Crsusaders. On his garments each man had sewed a large cross, the symbol of the Christian religion.” Harriett McCune Brown, Robert P. Ludlum & Howard B. Wilder,  This Is America’ s Story (Atlata, GA: Houghton Mifflin Company Boston, 1975), p.8.

Trên đây là nói về cuộc Thánh Chiến lần Thứ Nhất. Nói là đoàn quân này đi chiến đấu để cchiếm lại Đất Thánh, những mục chính của cuộc chiến này là chiến đấu cho tham vọng bá quyền của Giáo Hội La Mã  được ngụy trang bằng  cụm từ “Chiến đấu cho Thánh Giá” và sau này được gọi là “Mở mang nước Chúa”.

Các linh mục Pháp đến xứ ta vào thế kỷ 15

Chính vì mục đích chính là chiến đấu cho tham vọng bá quyền của Giáo Hội La Mã, cho nên trong thực tế ngay trong cuộc chiến thập thư lần thư nhất, các đạo quân trong đoàn quân thập tiự này đã tàn sát các dân tộc theo Hồi Giáo, Chính Thống Giá Và Do Thái một cách vô cùng dã man, cực kỳ khủng khiếp. Các cuộc chiến thập tự kê tiếp, các đạpo quân này cũng tàn sát người ở miền Nam nước Pháp thuộc hệ phái Cathari còn dã man hơn cả các cuộc tàn sát người Hồi Giáo, Chính Thống Giáo và Do Thái Giáo ở Palestine và các vùng lân cận. 

Sau này, các đoàn quân viễn chinh của các nước Âu Châu liên kết với Giáo Hội La Mã như Bồ Đào  Nha, Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp xuất chinh đi tấn chiếm các vùng địa ở ngoài lục địa Âu Châu cũng nằm trong tham vọng bá quyền của Giáo Hội La Mã, không còn nêu cao khẩu hiệu “Chiếm lại Đất Thánh” nữa, mà mang chiêu bài là “khai hóa văn minh” và “mở mang nước Chúa”. Dù là những người  lính trong các đạo quân này không còn mang quân phục có thêu “chữ thập lớn” ở ngực nữa, những các nhà viết sử vẫn thường gọi các đạo quân này là “quân thập tự”. Lý do là vì mục đích chiến đấu của các đạo quân này vẫn là chiến đấu cho tham vọng bá quyền của Giáo Hội, và hầu hết những người lính đạo này đều có mang một sợi dây chuyền có hình chữ thập (họ gọi là thánh giá) ở ngực. 

Những khi đem quân đánh chiếm các vùng đất bị Giáo Hội La Mã chiếu cố để mở mang nước Chúa như trên, các đạo quân này đã gây ra không biết bao nhiêu tội ác vô cùng dã man. Muốn biết mức độ tàn ác của các đạo quân thập tự viễn chinh của Giáo Hộ như thế nàoi, độc giả nên xem những hình ảnh một số quân lính Hoa Kỳ hành hạ người dân và hãm hiếp phụ nữ ở Abu Ghraib được đưa ra trước ánh sáng công luận quốc tế qua các cơ quan truyền thông trong những ngày đầu tháng 5 năm 2004, rồi từ đó thì sẽ mường tượng ra thảm cảnh của người dân trong các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội bị các đạo quân thập tự Âu Châu xâm lăng và quân thập tự địa phương hành hạ. Là một trong thành phần trong một  gia đình nạn nhân ở xã Tô Công, tỉnh Thái Bình (Liên Khu 3) trong thời Kháng Chiến 1945-1954, người viết khẳng định rằng mức độ hãm hiếp phụ nữ cũng như hành hạ nạn nhân và cướp đoạt của cải của liên quân Pháp– Vatican và quân thập tự Viêt Nam ở những nơi bị chúng tấn công còn ghê gớm gấp bội phần. Sự kiện này cũng được tác giả Trần Bình Nam xác nhận  trong bài viết có tựa đề là Một Thế Giới Nhiễu Nhương đề ngày 13 tháng 5 năm 2004 trong đó có một đọan với nguyên văn như sau:

"Những vụ bạo hành và giết chóc xẩy ra nhiều nơi trên thế giới, nhưng không có một quốc gia nào mà khi sự việc được phanh phui, dân chúng và chính quyền đã phản ứng một cách quyết liệt như tại Hoa Kỳ. Trong cuộc chiến tranh tái chiếm Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954, quân đội Pháp đã có những hành động giết chóc và tàn bạo không khác vụ Mỹ Lai hay Abu Ghraib, nhưng các giới chức cao cấp truyền thông của Pháp đã đồng lõa giấu nhẹm." .[10]

Là chứng nhân và cũng là nạn nhân của liên quân Pháp-Vatican và của những toán lính đạo của xóm đạo Trại Táo  (Phụ Dực, Thái Bình) và làng đạo Ninh Cù (Thụy Anh, Thái Bình) trong những năm 1950-1953, người viết nhận thấy trong cuộc chiến 1946-1954, bọn lính Âu Châu và Bắc Phi trong liên quân Pháp -Vatican dã man một phần thì những lính đạo Da-tô người Việt trong hàng ngũ giặc dã man gấp mười (10) lần. Một số trong những hành động cực kỳ dã man này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Mục XV, Phần IV ở trên và  trong Chương 5. sách Nói Chuyện Với Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004)  Đó cũng là bằng chứng hùng hồn nói lên những sự thật ghê tởm của quân lính thập tự của Giáo Hội ở bất kỳ nơi nào vào bất kỳ thời điểm nào.

Đúng là "giang sơn dễ đổi, bản chât khó chừa”. Cái bản chất dã man của Giáo Hội La Mã là như vậy. Nó đã như thế từ ngàn xưa, và cho đến ngàn năm sau, nó cũng sẽ như vậy. Cái bản chất dã man này sẽ bám chặt lấy thân xác Giáo Hội La Mã cho đến ngày nào cái "Giáo Hội khốn nạn"  này không còn nữa.

Không có một việc làm lưu manh nào mà Giáo Hội không lôi Thiên Chúa ra làm bung xung để lòe bịp thiên hạ. Thật là khốn nạn đến cùng độ của khốn nạn! Trong thực tế, ông Thiên Chúa  này chỉ là sản phẩm tưởng tượng của bọn lưu manh buôn thần bán thánh đội lốt thày tu người Do Thái bịa đặt ra vào cái thời bán khai với mục đích dùng ông ta (Thiên Chúa) làm con ngáo ộp để hù dọa người đời khiến cho những người yếu bóng vía và những phường ngu dốt khiếp sợ phải đem của lễ đến dâng cúng cho chúng hưởng thụ. Thấy rằng cái mửng làm ăn kiểu này có thể củng cố quyền lực và kiếm tiền dế dàng, Giáo Hội La Mã liền chộp lấy dùng làm cốt lõi để khai triển, biến nó thành một hệ thống tín lý bịp bợm, xoay quanh cái quyền năng của Thiên Chúa (vốn đã được bọn tu sĩ lưu manh Do Thái bịa đặt ra trước đó), rồi theo thời gian, Giáo Hội đặt thêm ra  cả hàng ngàn tín lý bịp bợm khác và hàng ngàn thứ giáo luật lưu manh để vừa lừa bịp vừa cưỡng bách tín đồ phải tin theo và phải tuân hành. Có như vậy thì Giáo Hội mới có thể vừa củng cố được quyền lực, vừa móc túi tín đồ và thu vơ được những khối tiền bạc không lồ chất chứa trong “kho bạc của Chúa” như ngày nay.

Vốn đã biết rõ là  "KHÔNG CÓ" ông Thiên Chúa nào cả, Giáo Hội cũng vẫn cứ nằng nặc bảo rằng "CÓ". Ai không tin, thì lập tức bị gán cho cái tội "tà giáo", "chống Chúa" và "vô thần". Những người bị gán tội này,  Nếu nằm dưới quyền thống trị trực tiếp của Giáo Hội hay chế độ đạo phiệt tay sai, THÌ nạn nhân hoặc là bị tóm cổ, giao cho Tòa Án Dị Giáo xử lý bằng cách đem trói vào một cái cọc, chụm củi và thiêu sống (như trường hợp bà Jeanne d’ Arc vào năm 1431), hoặc là bị mật vụ theo dõi, bị tóm cổ, rồi bị thủ tiêu, giống như những nạn nhân bị chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm thủ tiêu mà chúng tôi trình bày ở nơi Chương 5 trong cuốn Nói Chuyện Với Việt Nam Cộng Hòa Foudation (Houston, TX:  Đa Nguyên, 2004).

Rút cục, chỉ có những hạng người ngu dốt với chỉ số thông minh dưới mức trung bình (IQ bằng hay nhỏ hơn 90) thì mới tin là có một ông Thiên Chúa như Giáo Hội thường rao truyền. Giáo Hội cũng biết rõ như vậy, cho nên Giáo Hội mới chủ trương cho thi hành chính sách ngu dân  để kìm hãm tín đồ và nhân dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt và nhồi nhét vào đầu óc họ những bài học do chính Giáo Hội  điều nghiên và biên soạn. Dưới đây là một vài bài học điển hình đã được Giáo Hội biên soạn sẵn cho các ông tu sĩ Da-tô cứ theo đố mà rao giảng:

1.- Bài học thứ nhất  được tóm lược đại khái như thế này: “Thiên Chúa sinh ra vũ trụ và muôn loài rồi giao trách nhiệm cho Giáo Hội xử lý muôn loài muôn vật ở trên trái đất này. Trách nhiệm của Giáo Hội đới với Thiên Chúa là phải dạy dỗ  cho mọi người ở trong cõi nhân gian này biết rằng mọi thứ ở trên cõi đời này đều do Thiên Chúa an bài, và tất cả những gì mình có được đều do Thiên Chúa ban cho cả. Do đó, bổn phẩn của con người là luôn luôn phải tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa và thờ phượng Thiên Chúa (theo phương cách của Giáo Hội dạy dỗ). Nếu không nghe lời dạy dỗ của Giáo Hội thì sẽ bị Thiên Chúa trừng phạt và đày xuống hoả ngục.”

2.- Bài học thứ hai đại lược là, “Muốn tỏ lòng biết ơn và thờ phượng Thiên Chúa đúng như lời Giáo Hội dạy dỗ, thì phải học thuộc lòng những bài kinh cầu do Giáo Hội biên soạn, mỗi tuân ít nhất một lần phải mang theo của lễ bằng tiền mặt (càng hậu hĩ càng tốt) đến nhà thờ dâng cúng và dự lễ do viên linh mục sở tại chủ tế. Ngoài ra, trong ngày, bất kể là lúc nào, ngay từ khi vừa mới thức dậy vào lúc sớm tinh sương, khi bắt đầu uống cà phê ăn sáng, khi di chuyển, lúc ăn cơm trưa và cơm chiều, khi lên giường ngủ và cả khi thức giấc vào giữa đêm khuya, cũng phải nhớ đến Thiên Chúa  mà cầu khấn để tỏ lòng biết ơn Ngài. Có điều gì trăn trở hay bức xúc thì phải đến gặp tìm Cha sở để giãi bày tâm sự với Cha tức là tâm sự với Thiên Chúa.”

Qua việc triệt để thi hành chính sách ngu dân và nhồi sọ của giới linh mục, hầu tín đồ Da-tô đều thuộc lòng và tuân hành những lời dạy trong hai bài học trên đây không sai một dấu phẩy, rồi trở thành thói quen, đúng hơn là phản xạ tự nhiên trong nếp sống hàng ngày của họ. Thực trạng này được nhà văn Da-tô Nguyễn Ngọc Ngạn ghi lại trong cuốn Xóm Đạo với nguyên văn như sau:

“Từ thuở chưa có trí khôn, cũng giống như bao nhiêu người Công Giáo khác, anh (Thông) đã được nuôi dưỡng trong bầu không khí thượng tôn tín ngưỡng, bằng những giáo điều bất di bất dịch, theo thời gian ngấm dần vào trí óc anh, khiến anh làm cái gì cũng sợ tội, sợ Chúa trừng phạt.” Nguyễn Ngọc Ngan, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2005), tr. 71 [11]

“Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ. Buổi sáng, năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung cả tiếng đồng hồ rồi mới tham dự thánh lễ mà dường như vẫn chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ, chuông nhà thờ lại cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về, cơm  nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối, trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung, một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế, cho nên chẳng lạ gì….”Nguyễn Ngọc Ngạn, Sđ d., tr. 148.  [12]

Bài học thứ ba đại lược là, “Giáo Hội là đại diện duy nhất của Thiến Chúa ở  trên trái đất này, và Cha sở tại địa phương vừa là đại diện của Giáo Hội, vừa là đại diện cho Thiên Chúa ở trong họ đạo. Cho nên những gì Giáo Hội và Cha nói, làm và ra lệnh đều là vâng lời Chúa mà nói, mà làm và ra lênh để theo ý Chúa, chứ không phải là theo ý riêng của Giáo Hội hay của các Cha. Là  con chiên ngoan đạo, họ phải vâng lời và tuân phục tất cả những lời dạy và lệnh truyền của Giáo Hội và của các Cha. Khẩu hiệu “Nhất Chúa, nhì Cha, thứ ba Ngô Tổng Thống.”  được nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn ghi lại nơi các trang 18 và 37 trong cuốn Xóm Đạo nói lên thực trạng này. Nếu không nghe lời hay nghi ngờ những lời dạy và lệnh truyền của Giáo Hội hay của các Cha là mang tội chống Thiên Chúa vì Giáo Hội và Cha  đều là đại diện của Thiên Chúa. Nếu Giáo Hội và các Cha có làm gì  sai quấy thì đã có Thiên Chúa phán xét. Là con chiên ngoan, giáo dân không được phép nghi ngờ hay nói những lời bất kính đối với Giáo Hội và các Cha.”

Người viết tóm lược ba bài học trên đây là dựa theo kinh nghiệm nhiều năm sống trong họ đạo Dốc Mơ (Long Khánh) cùng với nhiều năm sống chung với những giáo dân ngoan đạo và qua sự tìm hiểu các sách sử nói về Giáo Hội La Mã. Nếu có điều gì không đúng, mong quý vị  trí thức trong đạo Da-tô, đặc biệt các ông tu sĩ và những tín đồ Da-tô được gọi là trí thức chỉ cho biết.

Qua những phần trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng Giáo Hội La Mã và giới tu sĩ Da-tô  chiếm giải quán quân về thủ đoạn hay mánh mung lưu manh, thâm độc, và cũng là những tay cự phách trong kỹ thuật lừa bịp, ăn gian nói dối, lắt léo, lươn lẹo và nói ngược.

Nói về giới tu sĩ của Giáo Hội trong những thủ đoạn lưư manh trên đây, học giả Lucien Vinet tóm lược trong một câu văn gọn gàng như sau:

“Giới tu sĩ Da-tô  biết rõ sự độc ác của Giáo Hội La Mã mà họ vẫn bám chặt lấy để hưởng lợi. Họ thực sự là quân phản Chúa.” Nguyên vănThe real traitor,” says Lucien Vinet,” is the Roman priest who knows the wickdness of  and yet clingsto it for material gain.”) [13]

Nói về giới tu sĩ cũng như các chính trị gia và các ông trí thức Da-tô, ông Charlie Nguyễn nhận xét như sau:

Chúng ta  nên phân biệt hai loại người đối tượng: Loại người thứ nhất là các tu sĩ Công Giáo và tập thể chính trị gia, trí thức Công Giáo lưu manh, là bọn xưa nay chỉ vì tư lợi  mà gây ra rất nhiều tội ác chống lại nhân loại và dân tộc. Đối với loại người này, chúng ta phải xác định họ là kẻ thù nguy hiểm và chúng ta phải cần đấu tranh diệt trừ không thể khoan nhượng. Đứng đầu bọn này phải kể đến Hội Đồng Giám Mục, những dòng tu đang biến đức tin Công Giáo thành một món hàng béo bở để tận dụng khai thác làm giầu như dòng tu Đồng Công ở Missouiri. Kế đến là bọn chính trị lưu manh đang ẩn núp trong các đoàn thể ở nhà thờ như Hiệp Sĩ Đoàn. Vào một lúc nào đó thuận tiện, chúng sẽ mau chóng biến thành những đoàn quân võ trang hoặc những đoàn quân mật vụ hiếu sát như những đoàn thể của Linh-mục Hoàng Quỳnh, Lê Hữu Từ, Le Roy hoặc Trần Kim Tuyến. Loại người thứ hai là tuyệt đại đa số giáo dân, những người mải lo làm ăn, vô tư chất phác, họ chỉ vì thiếu hiểu biết đã bị các tu sĩ và trí thức lưu manh lừa gạt kích động, xô đẩy vào những hoạt động phá hoại đất nước mà họ vô tình không biết.”  [14] 

Tuyệt đại đa số giáo dân trình độ tâm linh quá thấp đâu có ngờ khi họ xếp hàng đi xưng tội, chính họ còn ít tội hơn kẻ ngồi ở phía sau tòa giải tội.

Hầu hết các tu sĩ (Da-tô) là những kẻ đại gian đại ác ngụy trang dưới những lớp áo đen, áo đỏ, áo trắng đóng vai đạo đức giả để phỉnh gạt tín đồ. Bề ngoài, họ làm ra vẻ thuận thảo với nhau, thật sự bên trong nội bộ, họ ganh tị tranh đua nhau và sẵn sàng hạ thủ nhau để tranh quyền đoạt thế. Họ dùng đủ mọi thủ đoạn để bòn rút tiền bạc xương máu của giáo dân, để xây nhà thờ nguy nga đồ sộ chỉ cốt để họ được vênh vang với đời. Mái nhà thờ của họ càng rộng lớn bao nhiêu càng che khuất ánh sáng mặt trời chân lý bấy nhiêu. Các bức tường của nhà thờ càng cao bao nhiêu càng ngăn cách giữa con người với nhau bấy nhiêu. Giáo sĩ là những con ký sinh trùng vừa ăn bám, vừa phá hoại xã hội. Họ tội lỗi cùng mình lại nắm quyền tha tội cho đám tín đồ ít tội lỗi hơn họ. Họ thực sự là một bọn cướp nguy hiểm hơn bọn cướp thường vì những kẻ cướp thường đều bị luật pháp trừng trị. Trái lại, bọn cướp đội lốt giáo sĩ lại được giáo dân tôn kính, đi lại tự do vênh váo và được xã hội tâng bốc là “những vị lãnh đạo tinh thần.” Tất cả các tệ nạn này đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của đại đa số giáo dân. Do vậy, việc giáo dục khai sáng tâm linh là vô cùng cần thiết để cứu nước  và bảo vệ nền văn hóa nhân bản rất cao đẹp của dân tộc ta mà tuyệt đại đa số giáo dân không hề biết tới.”  [15] 

Nhà ái quốc Ý Đại Lợi Giuseppe Garibaldi (1807-1882) và cũng là người đã cón công thống nhất nước Ý vào hậu bán thế kỷ 19, ngườii đã tiến quân thu hẹp lãnh thổ của Giáo Hội La Mã như tình trạng hiện thời, tuyên bố:

"Vatican là con dao găm đâm vào trái tim của nước Ý." (“The Vatican is a dagger in the heart in the heart of Italy.”), "Linh muc là hiện thân của sự gian trá." (The priest is the personification of falsehood.),  "Giao Hội Ca Tô là nàng hầu của sự chuyên chế và là kẻ thù trung kiên của tự do." (\“The Catholic Church is the handmaid of tyranny and the steady enemy of liberty).  [16]

Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson (1743-1826) tuyên bố:

"Trong mọi quốc gia và trong mọi thời đại, linh mục đã thù nghịch đối với tự do." (“In every country and in every age, the priest has been hostile to liberty.”), "Thượng Đế (của Giáo Hội La Mã) là một nhân vật có những đức tính cực kỳ độc ác, ưa thích trả thù, bất khoan dung, đồng bóng và bất công." (“The God is a being of terrific character - cruel, vindictive, capricious, and unjust)”, "Đã tới 50, 60 năm tính từ ngày tôi đọc cuốn Khải Huyển, và từ đó tôi coi nó chỉ là những lời điên dại mê sảng của một kẻ cuồng điên." (“It has been 50 and 60 years since I read the Apocalypse, and I then considered it merely the ravings of a maniac.”)[17]

Văn hào Pháp Victor Hugo (1802-1885) viết:

"Khi anh bảo tôi rằng Thần của anh đã tạo ra anh theo hình ảnh của ông ấy, tôi trả lời rằng hắn ta hẳn phải thật là xấu trai". (“When you tell me that your deity made you in his own image, I reply that he must have been very ugly.”),.  "Trong mỗi làng đều có một ngọn đuốc soi sáng là người thầy giáo - và một kẻ làm tắt bó đuốc đó là ông linh mục xư (sở tại).". (“There is in every village a torch: the schoolmaster - and an extinguisher: the parson.”).[18]

Có hàng ngàn danh nhân và chính khách trên thế giới đã lên án  gay gắt về những việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã và giới tu sĩ Da-tô. Trong Phần VII, chúng tôi sẽ dành ra hai chương sách để ghi lại những lời lên án này của họ.

Gian dối đẻ ra gian dối. Quen mui thấy mùi ăn mãi. Gian dối một lần mà chót lọt rồi thì lại tiếp tục gian dối nữa và cứ thế mà gian dối hoài hoài. Gian dối hoài hoài sẽ trở thành thói quen. Thói quen được lập lại nhiều lần và lâu ngày sẽ trở thành bản chất. Khởi đầu Giáo Hội củng cố quyền lực và kiếm tiền bằng gian dối. Theo quy luật gian dối đẻ ra gian dối trên đây, Giáo Hội càng ngày càng trở nên một tổ chức chuyên nghiệp về gian dối. Cũng vì thế mà chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy Giáo Hội La Mã và các Ngài "mang chức thánh" của Giáo Hội "nói dối như cuội", đúng như .Hoàng Đế Napoléon I (1769-1821) đã khẳng định rằng:

Ở mọi nơi và mọi thời, linh mục đã đưa vào sự gian dối và sai lầm." (“Priests have everywhen and everywhere introduced fraud and falsehood”).[19]  

Đây là nguyên nhân TẠI SAO các nhà viết sử lại cho rằng "Phần đông các sử gia cho rằng những chuyện của các giáo sĩ thuật lại là những chuyện hoang đường." Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, Quyển I (Saigòn:Cứu Thế Tùng Thư, 1965), tr. 39.[20]  

Kính nghiệm cho thấy rằng trong xã hội loài người, có nhiều người mắc chứng bệnh "ăn gian nói đối", Nếu "không ăn gian nói dối", THÌ họ ăn không ngon, ngủ không yên. Lại cũng có nhiều người có quyền thế mang chứng bệnh ưa thích sử dụng bạo lực để cưỡng bức những người bất đồng chính kiến phải đồng ý với họ, phải hành động theo ý họ, và khủng bố những ai không chịu khuất phục, đúng như  sử gia .Ái Nhĩ Lan William E. H. Lecky (1838-1903) nhận xét:

“Hầu hết Âu Châu, trong nhiều thế kỷ, đã bị ngập máu, máu đổ do sự chủ mưu trực  tiếp hay với sự hoàn toàn chấp thuận của nhửng người có quyền thế trong giới giáo sĩ.", (“Almost all Europe, for many centuries, was inundated with blood, which was shed at the direct instigation or with the full approval of the ecclesiastical authorities.”), "Bất cứ khi nào mà giới giáo sĩ, bất kể là Ca Tô (Giatô) hay Tin Lành đứng bên cạnh thế quyền dân sự, thì kết quả là sự bạo hành.",. (“Whenever the clergy were at the elbow of the civil arm, no matter whether they were Catholic or Protestant, persecution is the result.”)[21]

Trong suốt chiều dài lịch sử từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay (207), Giáo Hội La Mã  mang cả hai chứng bệnh gia dối và bạo hành này.Người viết xin khẳng định như vây. Nếu không đúng, xin Giáo Hoàng Benedict XVI, các Ngài mang chức thánh trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội và quý vị tín đồ Da-tô  người Việt có học vị đại học hay tự coi là trí thức hãy lên tiếng, viết bài phản bác lời khẳng định trên đây của người viết. Mong lăm thay!.

Nếu các ngài im lặng, không lên tiếng, có nghĩa là các ngài đồng ý với lời khẳng định trên đây của người viết. Nói cho rõ hơn, các ngài đã đồng ý với chúng tôi rằng "Đạo Kitô La Mã là đạo bịp và cũng là đạo của  bạo lực".

Người Việt Nam ta có câu, "cái kim gói kín trong giẻ lâu ngày cũng lòi ra". Những  hành động gian dối lừa bịp người đời dù cho được bưng bít và che giấu tinh vi đến đâu đi nữa,  sớm muộn rồi cũng lòi ra trước ánh sáng công luận. Biết rõ là như vậy, Giáo Hội mới đưa ra chủ trương "thần quyền chỉ đạo thế quyền" để tiếm đọat quyền lực chính trị (đã được nói rõ ở Chương 4) để thiết lập các chế độ đạo phiệt Da-tô. Có như vậy, Giáo Hội mới có thể  dùng bạo lực của nhà nước để thì hành cả ba chính sách mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Một trong ba chính sách này là  dùng bạo lực của nhà nước để bịt miệng những người dám nói lên những việc làm gian dối và những hành động đại gian đại ác của Giáo Hội trong lịch sử cũng như trong hiện tại, đúng như  Hoàng đế Phổ quốc Frederick the Great (1712-1786) tuyên bố:

"Mọi nhà thần học đều giống nhau. Mục đích của họ là luôn luôn đặt bạo quyền lên trên tâm thức con người. …Do đó họ khủng bố tất cả những người nào trong chúng ta dám liều phanh phui sự thật này của họ." Nguyên văn: (“Theologians are all alike…. Their aim is always to wield despotic authority over men's consciences  They therefore persecute all of us who have the temerity to unveil the truth.”) Trần Chung Ngọc, Sđd., tr. 290.

Kỹ thuật khủng bố các nạn nhân như trên của Giáo Hội cũng được điều nghiên và được biên soạn thành có kế sách có lớp lang từng bước một để cho giới tú sĩ và bọn tín đồ cuồng tín theo đó mà thi hành:

Bước 1: Chụp cho họ cái mũ  "chống Chúa" và "tà giáo" hay bất cứ tội ác gì mà người đường thời đang thù ghét.

Bước 2: Làm cho tín đồ Da-tô "ngoan đạo" (vốn đã bị làm cho ngu xuẩn vì chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội) tin rằng:

1.- Những nạn nhân bị Giáo Hội chụp mũ như trên là một hạng người tội lõi, xấu xa, đáng khinh bỉ,

2.- Những gì do các nhà viết sử chân chính nói về tội ác của Giáo Hội đều là “phịa” cả,  không đáng tin.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, chỉ những nơi nào mà chính quyền nằm dưới quyền kiểm soát của Giáo Hội  (trường hợp miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975) hay những nơi con số tín đồ Da-tô khá đông và không chế được các ngành truyền thông, Giáo Hội mới có thể  thi hành kế sách trên đây được Đây là trường hợp của các cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ hiện nay.

Trái lại, ở những mà  Giáo Hội không còn khả năng trừng phạt  hay bịt miệng những người bị gán cho tội "chống chúa", "tà giáo", "vô thần" hay "Cộng Sản" hoặc "Cộng Sản nằm vùng", nhân dân ở nơi đó  ở vào một trong hai trường hợp dưới đây:

1.- Ghi vào hiến Pháp điều khoản “Tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền”. Đây là trường hợp của các quốc gia theo chế độ tự do dân chủ ở Bắc Mỹ Hoa Kỳ, Canada và Mễ Tây Cơ), hầu hết các nước Tây Âu và  nhiều nước khác ở trên thế giớc.tả

2.- Nổi lên đạp đổ Giáo Hội và các chế độ đạo phiệt tay sai, hốt hết các đống rác thuyết lý thần học bịp bợm của Giáo Hội đem vào nhà máy kỹ nghệ chế biến thành phân bón cung ứng cho nhà nông trồng mùa.  Đây là trường hợp ở nước Anh đã xẩy ra vào giữa thập niên 1530, rôi sau đó vào năm 1691, quốc gia này lại ban hành một đạo luật cấm, không cho người Anh theo đạo Da-tô La Mã. không được lên cầm quyền. Sự kiện này  đều được ghi rõ ràng trong các sách sử ở các nước theo chính sách giáo dục tự do khai phóng như ở Hoa Kỳ và các nước khác ở Bắc Mỹ và Âu Châu.. Sách Living World History  viết:

Biện pháp thứ ba là ban hành Đạo Luật Ổn Địinh. Luật này quy định rằng, không có một tín đồ Ki-tô La Mã  có thể trở thành nhà lãnh đạo nước Anh. Như vậy là luật này loại hẳn tất cả những người con và cháu của vua James Đệ Nhị với người vợ thứ hai của nhà vua.” Nguyên văn: “A third measure, the Act of Settlement of 1691, provided that no Roman Catholic could be ruler of England, automatically excluding the descendants of James II by his second wife.”Arnold Schrier & T. Walter Wallbaank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1975), p. 398. [22] 

Kể từ đó, tại nước Anh,  không có một tín đồ Ki-tô La Mã nào được đưa lên cầm quyền nữa.

Biến cố lịch sử này nằm trong những biện pháp mạnh Cách Mạng Anh 1689 để đối phó với Giáo Hội La Mã và thẳng tay trừng trị tín đồ Ki-tô La Mã người Anh. Theo gương nhân dân Anh, nhân dân các nước Âu Châu và Châu Mỹ La-tinh cũng nổi lên làm cách Mạng Mạng và dùng những biện pháp mạnh để đối phó với Giáo Hội và trừng trị những tín đồ ki-tô La Mã cuồng tín còn tuyệt đội tuân hành lệnh truyền của Giáo Hội. Cũng vì thế, trong lịch sử nhân loại mới có Cách Mạng Pháp 1789, Cách Mạng Ý 1870, Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857, Cách Mạng Nga 1917, Cách Mang Tây Ban Nha 1936, Cách Mạng Việt Nam 1945, Cách Mạng Cuba 1959, Cách Mạng Nicaragua 1979, v.v…Tất cả những cuộc cách mạng này đều sử dụng những biện pháp mạnh để đối phó với Giáo Hội La Mã và trừng trị nghiêm khắc bọn tu sĩ và tín đồ Da-tô cuồng tín chỉ biết nhắm mắt tuân hành lệnh truyền của Tòa Thánh Vatican. Vấn đề này sẽ được trình bầy đầy đủ trong một Phần VII.).

Nhờ vậy, kể từ đó, sách lược "hàm huyết phún nhân" để vu khống, sỉ vả, gièm pha các tôn giáo và các thành phần không chịu khuất phục Giáo Hội không còn hữu hiệu ở Âu Châu như trước nữa.

Dù là như vậy, sách lược "hàm huyết phún nhân" này vẫn còn được Giáo Hội cho áp dụng ở trong các cộng đồng người Việt hải ngọai, nhất là ở Bắc Mỹ. Cũng vì thế mà  tất cả những người Việt hải ngoại bất đồng chính kiến với đường lối chống Cộng của Giáo Hội đã vạch ra từ xưa đều bị chúng chụp mũ là “Cộng Sản”,  “Cộng Sản nằm Vùng” và “Làm tay sai cho Cộng Sản”. Tất cả những nhà sư người Việt  trụ trì  ở các ngôi chùa ở Bắc Mỹ cũng như ở Úc Đại Lợi nếu không gia nhập những tổ chức chống Cộng của bọn cuồng nô vô tổ quốc làm tay sai cho Vatican cũng đều bị chúng chụp cho cái mũ “Cộng Sản”,  “Cộng Sản nằm Vùng” và “Làm tay sai cho Cộng Sản”. Từ tháng 8 năm 2005, ngôi chùa Việt Nam của thày Thich Pháp Châu ở miền Nam tiểu bang California đã và đang là nạn nhân của sách lược này do bọn thập ác người Việt ở Nam California chủ trương.

Tất cả những việc làm lưu manh và gian ác như đã trình bày trên đây đều được Giáo Hội cho lồng vào cụm từ "nhân danh Thiên Chúa", "làm sáng danh Chúa", "mở rộng nước Chúa", "làm sạch cho danh dự và sự rực rỡ của Thượng Đế", v.v.. đề phỉnh gạt và hù doạ tín đồ. Thôi thì, không có cái gì là họ không nhân danh Thiên Chúa, lấy Thiên Chúa ra để phỉnh gạt, hù doạ tín đồ và người đời. Nói một các khác, Giáo Hội La Mã và giới tu sĩ Da-tô đã dùng Chúa của họ làm hàng rào hay phên dậu để chống đỡ cho tất cả mọi thứ tội ác của họ, đúng như thi sĩ Anh Anh Percy Bysshe Shelley (1792-1822) tuyên bố:

"Kitô giáo thật sự cũng đã phạm phải nhiều điều độc ác như Do Thái giáo và còn hơn Do Thái giáo về mức độ tan hoang mà nó đã gây nên. 11 triệu nạn nhân gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ con bị tàn sát trong chiến tranh, bị sát hại trong khi đang ngủ, bị thiêu sống trong những ngày hội hè công cộng, bị đầu độc, bị tra tấn, bị ám sát và bị cướp bóc trong tinh thần Tôn Giáo Hòa Bình và cho sự vinh quang cửa ông Chúa nhân từ nhất. Cái tên của Thiên Chúa của họ đã trở thành hàng rào Thánh bao quanh mọi tội ác." (“Christianity indeed has equaled Judaism in atrocities, and exceeded it in  the extent of its desolation. Eleven million of men, women, and children have been killed in battle, butchered in their sleep, burned to death at public festivals of sacrifice, poisoned, tortured, assassinated, and pillaged in the spirit of the Religion of Peace, and for the glory of the most merciful God. The name of God has fenced about all crime with holiness.”) Trần Chung Ngọc, Sđd., tr. 293.

Ngay cả đến việc dụ dỗ, tán tỉnh, sờ mó và làm tình bậy bạ với một em bé gái mới 13,14  tuổi, họ cũng nhân danh Thiên Chúa và đem Chúa ra phỉnh gạt hù doạ để cho nạn nhân khiếp sợ mà chiều theo ý họ. Đây là chuyện có thực trăm phần trăm được sách sử ghi lại rõ ràng. Chuyện này được sách Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Chúa ghi lại một cậu chuyện có thật 100% với nguyên văn như sau:

“Chương 6, dưới tựa đề là "The Silencing  Of The Lambs" (Sự Bịt Miệng Con Chiên), các tác giả cho thấy các nạn nhân bị lạm dụng đều là bị bịt miệng bởi cha mẹ, thầy giáo và các thủ đoạn hăm dọa, khủng bố của các tu sĩ phạm pháp.

Đối với những thiếu niên của những gia đình ngoan đạo thì các tu sĩ Công Giáo luôn luôn được chúng coi là những người thánh thiện (holy men) và có uy tín hơn cả cha mẹ của chúng. Khi bị các tu sĩ lạm dụng tình dục, chúng không dám về mách cha mẹ vì sợ bị cha mẹ la mắng hay trừng phạt. Năm 1992, một số nhà tâm lý học đã phỏng vấn 15 em nhỏ ở Lafayeete, Louisiana  bị tu sĩ lạm dụng tình dục. Các em cho biết đã không dám tố cáo vì bị các linh mục hăm dọa: "Nếu tố cáo sẽ bị Chúa đầy xuống hỏa ngục" hoặc "mày phải câm miệng, nếu không, quỷ sẽ bắt mày!" Mấy bé gái bị linh mục sờ mó đã khai: "Cha nói Chúa đã chọn con để giúp cha biết cái đó thế nào!"

Trong chương này có một chuyện đáng chú ý. Đó là chuyện của Cristine Clark thuộc giáo phận Joliet, Illinois. Lúc cô lên 7 tuổi, đi học lớp giáo lý để rước lễ  lần đầu thì cô đã bị cha xứ là Ed Staphanie dụ dỗ hôn hít sờ mó. Năm cô 14 tuổi, cô bị cha xứ dạy cách thủ dâm cho ông ta. Năm 18 tuổi, cha xứ giao cấu với cô. Lúc này cô tỏ ra rất lo lắng vì sợ tội. Cha khẳng định giao cấu với cha không có tội vì đó là ý Chúa. Sau đó, Cristine không thể chịu đựng được nữa nên nói với cha mẹ ý định tố cáo nội vụ trước cảnh sát. Linh-mục Ed Stephanie thấy nguy nên trình sự việc với Tòa Giám Mục Joliet. Tòa giám mục này cho người đến trao cho gia đình Cristine số tiền 450 ngàn đô-la để mua sự im lặng.

Ngày 15/4/1988, Cristine ký giấy cam kết không tố cáo. Tuy nhiên, Linh-mục Ed Staphanie bị nhiều người khác tố cáo nên y bị cảnh sát bắt vào mùa thu năm 1992.”  [23] 

Giả dụ thực sự có một Chúa vô tư, có đức tính công bằng, thẳng thắn như ông Bao Công trong thời nhà Tống ở nước Trung Hoa, và giả thử như có địa ngục thật sự ở dưới âm phủ thì chắc chắn là Giáo Hội La Mã  và toàn thể tu sĩ Da-tô  đều phải  bị ông Bao Công đầy xuống địa ngục tuốt luốt.

Rõ ràng là những thứ như hệ thống tín lý Ki-tô, giáo luật, thánh lệnh, tập tục và truyền thống trong đạo Da-tô chỉ là những thứ đồ nghề bịp, những phương tiện giúp cho Giáo Hội và giới tu sĩ Da-tô  lừa bịp người đời và làm những việc làm tội ác trời không dung đất không tha. Chuyện ông linh-muc Ed Staphanie dụ dỗ hôn hít sờ mó và làm tính bất chính với em bé gái Cristine Clark  trên đây chỉ là một hạt cát trong cái sa mạc mênh mông tội ác của Giáo Hội La Mã và giới tu sĩ Da-tô đã gây ra với danh nghĩa là “nhân danh Chúa”.

Thực ra, chẳng có ai đã nhìn hay biết được hình dáng ông Thiên Chúa mà Giáo Hội La Mã vẫn thường nhân danh và tôn vinh ra làm sao? Chẳng ai biết được ông ta cao hay lùn, trắng hay đen, mập  phì hay ốm tong ốm teo, mồm ngang mũi dọc như thế nào?. Quay đi quay lại chỉ thấy có "Giáo Hội La Mã" tự phong là "Giáo Hội Thiên Chúa" và tự nhận là "đại diện duy nhất cho Thiên Chúa ở trên trái đất". Cứ giả dụ như là thật sự có một ông Thiên Chúa như vậy đi nữa thì ông ta cũng không biết nói. Tất cả mọi người đều nghĩ như vậy và Giáo Hội cũng biết như vây:

Thiên Chúa mà biết nói năng,

Ắt là Giáo Hội cái răng không còn.

Những phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ cái bản chất "ăn không nói có", “vu oan giá hoạ”, "quay quắt, lắt léo, lươn lẹo, lật lọng và bịp bợm " của  Giáo Hội La Mã  từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay quả là siêu việt, vô cùng trắng trợn và vô liêm sỉ đến cùng độ của vô liêm sỉ.


© sachhiem.net


CHÚ THÍCH


[1] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove: Giao Điểm, 2001), tr.228 và 272.
[2] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng Và Hành Động (Sàigòn: Quan Điểm, 1964), tr.22
[3] Trần Trọng Kim, Nho Giáo - Tập I (Sàgòn: Tân Việt, 1953), tr. 45tr  45.
[4] Nguyễn Mạnh Quang, Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, Q 1 (Tacoma, WA: TXB, 1999), tr .87.
[5] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, N.J: The Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p. 79. 
[6]  Charlie Nguyên, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Đi?m, 2001), trang 18-19
[7] M.J. Su “The birth and family of Jesus.” Encyclopedia Britannica, Vol.  10, Ed.  1980, p.e  149.
[8]  Phan Đình Diệm. "Mea Culpa Bài 3 - Giáo Hội Công Giáo Roma La Tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm" http:// www.kotohoc.com/Bai/Net066.html. Ngày 19/9/2000.
[9] The New Catholic Encyclopedia,  (second Edition) Vol. 7 (New York: Gale, 2003), p.488.
[10]  Trần Bình Nam.  "Một Thế Giới  Nhiễu Nhương." nguyen.minh.duc@wanadoo.fr 13 May 2004
[11] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo. (Đông Kinh, Nh?t B?n: Tân Văn, 2003), tr. 71.
[12] Nguyễn Ngọc Ngạn, Sđd., tr 148.
[13] Loraine Bottner, Ibid., p. 73-74.
[14] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 29-30.
[15] Charlie Nguyễn, Sđd., tr. 63-64
[16] Trần Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 300.
[17] Trần Chung Ngọc, Sđd., tr. 292
[18] Trần Chung Ngọc, Sđd., tr. 298. 
[19] Trần Chung Ngọc, Sđd., tr 292.
[20] Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử? Quyển I (Sàigòn: Cứu Thế Tùng Thư,1965), tr 39.
[21] Trần Chung Ngọc. Sđd., tr. 299.
[22] Arnold Schrier & T. Walter Wallbaank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1975), p. 398.
[23] Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo va Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr. 75-77

© sachhiem.net