NGƯỜI VIỆT NAM & “ĐẠO GIÊ-SU”

Trần Chung Ngọc Nguyễn Mạnh Quang
hợp soạn

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/DAOGIESU/TCN_NMQ7.php

10 tháng 1, 2008


Lời Tòa Soạn
Những mục của tác giả Trần Chung Ngọc: 1 2 3 4
Những mục của tác giả Nguyễn Mạnh Quang: 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Lời Kết Chung

CHƯƠNG 2


II.- VATICAN BÁM CHẶT VIỆT NAM LÂU DÀI NHÂT

Prime Minister Nguyen Tan Dung and Pope Benedict XVI- 25Jan07

Phần trình bày trong Chương 1 cho chúng ta cái nhìn khá rõ về (1) sự thật ghê tởm của một số tín lý và lời dạy trong Thánh Kinh Ki-tô, (2) bộ mặt thật của Giáo Hội La Mã, và của các nhà lãnh đạo của “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” này. Tất cả cho chúng ta thấy rõ từ chủ trương cho đến hành động, Giáo Hội La Mã chỉ là một tổ chức tội ác thâm độc nhất, dã man và nguy hiểm nhất đối với toàn thể nhân loại. Chương 2 và trong các chương kế tiếp sẽ nói sơ lược về những thủ đọan và hành động thâm độc nhất, dã man nhất và nguy hiểm nhất của cái tổ chức tội ác này đối với riêng dân tộc Việt Nam ta. Đầy đủ những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã cũng như của giới tu sĩ và tín đồ Da-tô người Việt liên tục chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam sẽ được trình bày rõ ràng ở trong các Phần III, IV, V và VI trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.

Theo tinh thần sắc lệnh Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hòang Nicholas V (1447-1455), Giáo Hội La Mã đã có dã tâm đánh chiếm toàn cầu làm thuộc địa để cướp đọat tài nguyên và cưỡng bách các dân tộc nạn nhân phải theo đao Ki-tô làm nô lệ cho Giáo Hội. Việt Nam là một trong những mục tiêu bị Tòa Thánh Vatican nhắm tới. Cũng vì thế mà từ thập niên 1530, Giáo Hội đã sai phái rất nhiều điệp viên chuyên nghiệp giả danh là các nhà truyền giáo đến Việt Nam với những điệp vụ thâu thập tin tức tình báo chiến lược để chuẩn bị kế họach vận động đế quốc Pháp xuất quân đánh chiếm nước ta làm thuộc địa để cùng thống trị, cùng nô lệ hóa dân ta và cùng chia nhau lợi nhuận.

Người viết xin chia thời kỳ Vatican theo đuổi mưu đồ chinh phục với những thời kỳ chuẩn bị, quậy phá, vận động, tấn công, thống trị Việt Nam Việt Nam như sau:

1.- Thời kỳ rình mò, dò dẫm, do thám thâu thập tin tức tình báo chiến lược để chuẩn bị cho kế họach vận động Pháp xuất đánh chiếm Việt Nam (1533-1650).

2.- Thời kỳ vận động chính quyền Pháp và Tây Ban Nha cấu kết với Tòa Thánh Vatican xuất quân tiến chiếm Việt Nam (1650-1858).

3.- Thời kỳ tiến quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam (1858-1945)

4.- Thời kỳ Liên Minh Pháp – Vatican tái chiến Đông Dương 1945-1954. Thời kỳ này được sách sử Việt Nam gọi là thời kỳ Kháng Chiến 1945-1954. Sách sử Âu Mỹ gọi là The First Indochinese War.

5.- Thời kỳ Việt Nam bị chia ra làm hai miền Nam Bắc sau khi người Pháp bắt buộc phải công nhận quyền độc lập của dân tộc Viêt Nam và cuốn gói ra đi. Vatican quay ra liên kết với Hoa Kỳ, rồi dựa vào thế mạnh của siêu cường này để từ chối thi hành điều khoản quy định tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7/1956 với dã tâm duy trì Việt Nam mãi mãi ở trong trong tính chia đôi hầu có thể duy trì và củng cố quyền lực ở miền Nam. (1954-1975).

6.- Từ khi Hoa Kỳ cuốn gói đi khỏi Việt Nam vào tháng 4 năm 1975 cho đến nay

Bất kỳ trường hợp nào hay hoàn cảnh nào, Tòa Thánh Vatican cũng luôn luôn bám chặt lấy thân xác Việt Nam như loài đỉa đói. Vatican luôn luôn dùng đủ mọi thủ đoạn trong việc sử dụng nhóm thiểu số tín đồ cuồng tín làm đạo quân thứ 5 và làm lực lượng xung kích để phục vụ cho mưu đồ thốn tính Việt Nam làm thuộc địa.

Khi chưa chiếm được chính quyền, Vatican dùng lực lượng này để quấy phá đất nước ta bằng trăm phương ngàn kế theo sách lược "quậy cho nước đục để thả câu" và "không ăn được thì đạp đổ”. Đây là thời kỳ từ giữa thập niên 1780 cho đến năm 1884 và từ năm 1975 cho đến ngày nay.

Khi đã chiếm được chính quyền rồi, lực lượng này sẽ được tin tưởng nhất, ưu đãi, và được triệt để sử dụng để củng cố và bảo vệ quyền lực và quyền lợi của Giáo Hội. Đây là thời kỳ 1884-1954 (trên toàn lãnh thổ) và thời kỳ 1954-1975 ở miền Nam Việt Nam.

III.- BỐN LẦN VATICAN VẬN ĐỘNG NGOẠI CƯỜNG CAN THIỆP THÔ BẠO VÀO VIỆT NAM

Giáo Hội La Mã đã bốn lần ra công vận động đế quốc Pháp và siêu cường Hoa Kỳ dùng sức mạnh quân sự để đánh chiếm hay trực tiếp can thiệp vào nội tình Việt Nam. Bốn lần đó là:

Lần thứ nhất vào đầu thập niên 1650: Lần này, Giáo Hội cho Linh-mục Alexandre de Rhodes tới tận kinh thành Paris để vận động với triều đình Vua Louis XIV (1638-1715) liên kết với Giáo Hội và xuất quân đánh chiếm Việt Nam. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

"Tôi tin rằng", ông (Alexandre de Rhodes) viết, "Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh sĩ để chinh phục toàn thể Phương Đông. Cũng như ở đó, tôi sẽ có cách để chọn được nhiều giám mục vốn là các cha và các thầy của chúng ta ở trong các nhà thờ. Tôi rời La Mã ngày 11 tháng 9 năm 1652 với ý định đó." Nguyên văn: "J'ai cru que la France, écrivait il, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l' Orient, que j'y trouverais moyen d'avoir des évêques qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Eglises. Je suis sorti de Rome à ce dessein, le 11 Septembre 1652."[i]

Nhưng cuộc vận động này không thành công vì nước Pháp lúc bấy giờ vừa phải bận tâm với các cuộc chiến ở Âu Châu, vừa ở trong tình trạng tài chính bị kiệt quệ do việc xây điện Versailles gây ra.

Lần thứ nhì vào cuối thập niên 1780: Kế hoạch xâm thực của Giáo Hội La Mã là kế hoạch dài hạn và trường kỳ mai phục. Thua keo này, Giáo Hội lại bày keo khác. Cho nên, dù cho sứ mạng của Linh-mục Alexandre de Rhodes không thành công, Giáo Hội vẫn kiên tâm chờ đợi thời cơ để hành động. Cuối thế kỷ 18, gặp khi Nguyễn Phúc Ánh xất bất xang bang, bị anh em ông Nguyễn Huệ đánh cho tả tơi không còn manh giáp, Giáo Hội liền chụp lấy cơ hội này, ra lệnh cho các nhà truyền giáo nhẩy vào lợi dụng hoàn cảnh này của Nguyễn Phúc Ánh để thi hành sách lược ”thừa nước đục thả câu”.

Người Việt Nam thường nói ”Đói ăn vụng, túng làm liều”. Bị lâm vào tình cảnh tuyệt vọng, Nguyễn Phúc Ánh đành phải liều mạng nhắm mắt nghe theo lời thuyết phục của Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), ủy cho ông giám mục này làm đại diện chính quyền của ông ta và trao Hoàng Tử Cảnh lúc đó mới có 5 tuổi cùng đi sang Pháp thi hành sứ mạng cầu viện quân sự với hy vọng sẽ có ưu thế về vũ khí để đánh bại nhà Tây Sơn trong mưu đồ chiếm lại ngai vàng.

Cuộc vận động của Giám-mục Pigneau de Béhaine lần này coi như là đã thành công với Thoả Hiệp Versailles ký kết vào ngày 21/11/1787 giữa một bên là Bá Tước De Montmorin, đại diện chính quyền đạo phiệt Da-tô Louis XVI, tay sai của Vatican và một bên là Giám-mục Pigneau de Béhaine vừa là người Pháp mang quốc tịch Vatican, vừa là cán bộ cao cấp của giáo triều Vatican, vừa là đại diện cho chính quyền phản loạn của Nguyễn Phúc Ánh ở Việt Nam. Thỏa Hiệp vừa ký xong vào những ngày tháng chót của năm 1787, thì sang đầu năm 1788, nước Pháp rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chánh do những bất công xã hội gây ra, rồi Cách Mạng 1789 bùng nổ, chế độ đạo phiệt Da-tô Louis XVI bị đạp đổ, tân chính quyền không thi hành thoả hiệp này nữa. Vì vậy, công cuộc vận động chính quyền Pháp xuất quân đánh chiêm Việt Nam lần thứ hai này của Vatican đã đượ coi như thành công, nhưng rồi cũng thất bại.

Không được chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 thi hành Thoả Hiệp Versailles, Vatican quay ra tìm cách xoay sở vận động với các giáo dân giầu có và có thế lực trong các nước Âu Châu và nhiều nơi khác trên thế giới đóng góp tiền bạc cho Giáo Hội để mua sắm chiến tầu, trang bị vũ khí và thuê mướn quân lính thập tự đánh thuê đem sang Việt Nam viện trợ cho Nguyễn Ánh.

Một phần nhờ có viện trợ quân sự này, một phần vì triều đình Tây Sơn suy đồi do quyền thần Bùi Đắc Tuyên tham ô và tàn ác, Nguyễn Phúc Ánh mới đại thắng, đánh bại nhà Tây Sơn, rồi lên ngôi lấy vương hiệu là Gia Long vào năm 1802. Chính vì việc nhận viện trợ quân sự của Giáo Hội La Mã (dưới danh nghĩa là của ông Giám-mục Bá Đa Lộc) để giành giật ngai vàng cho chính bản thân và dòng họ, các nhà viết sử và người đời mới lên án Gia Long là hạng người ”Cõng rắn Vatican và Pháp về cắn gà nhà”, giống như Lê Chiêu Thống trước kia đã ”rước voi Thanh về giày mả tổ”.

Có lẽ cũng vì ý thức được cái họa ”đã đem đàn rắn hổ mang Vatican vào trong nhà” và ”đàn rắn này đã sinh sản ra hàng ngàn con rắn bản địa độc hại hơn”, cho nên ngay khi vừa mới thành công diệt được nhà Tây Sơn, vua Gia Long liền tìm cách lảng xa các nhà truyền giáo và các ông cố vấn người Âu Châu đã giúp ông trong lúc còn bôn-ba lận đận. Và cũng có lẽ đã biết rằng các nhà truyền giáo sẽ không bỏ cuộc, cho nên vào năm 1816,.trước khi nhắm mắt lìa đời (vào năm 1820), vua Gia Long mới quyết định không chọn Hoàng Tôn Đán (con Hoàng Tử Cảnh và đã theo đạo Da-tô), mà chọn Thái Tử Đảm lên ngôi và căn dặn phải tìm cách loại bỏ hay diệt trừ cái họa ”đàn rắn độc Vatican do chính nhà vua đã cõng về đang nằm trong căn nhà Việt Nam”.

Thái Tử Đảm lên ngôi lấy vương hiệu là Minh Mạng. Vốn là người thâm Nho, thông minh, sáng suốt, cương quyết và nặng tình dân tộc, cho nên ngay sau khi vừa lên ngôi, Ngài đã quyết tâm thi hành đúng theo lời di chúc của tiên vương là lánh xa các nhà truyền giáo bằng bất cứ giá nào.Thế là công lao của Giáo Hội La Mã và của Giám-mục Bá Đa Lộc đã bỏ tiền bạc ra mua sắm chiến tầu, vũ khí và thuê mướn đạo quân thập ác đánh thuê đem sang giúp Nguyễn Ánh trở thành công cốc.

Ln thứ ba vào thập niên 1850: Hết bị vua Gia Long quên ơn bội nghĩa, đẩy ra và tìm cách lánh xa, lại đến bị vua Minh Mạng ruồng rẫy, các nhà truyền giáo thấy rằng không thể tiến hành kế hoạch chinh phục Việt Nam bằng phương cách hòa bình, nghĩa là không còn cách gì để biến nhà vua thành một Constantine của Giáo Hội rồi dùng bạo lực của chính quyền để cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo. Tất nhiên là việc này cũng được tường trình về Vatican để thay đổi sách lược. Vatican bền vạch ra một kế hoạch rất tinh vi đển tiến chiếm Việt Nam làm thuộc địa.

Một mặt, Giáo Hội ra lệnh cho các nhà truyền giáo tại Việt Nam ra công tăng cường công việc đoàn ngũ hóa nhóm thiểu tín đồ bản địa, tổ chức thành những đạo quân thứ 5 năm hờ chờ lệnh, và xúi giục họ và những thành phần bất mãn với chính quyền đương thời nổi loạn để tạo nên tình hình bất ổn với mục đích làm cho dân tình chán ghét triều đình Nhà Nguyễn, và cũng là tạo nên tình trạng bất ổn để chuẩn bị cho Giáo Hội đem quân vào tấn chiếm Việt Nam. Điển hình là:

1.- Các nhà truyền giáo dám ngang nhiên phản đối việc Vua Gia Long chọ Hoàng Tử Đảm lên làm thái từ (vào năm 1816) và nằng nặc đòi phải đưa Hoàng Tôn Đán (con Hoàng Tử Cảnh, còn nhỏ tuổi và đã theo đạo Da-tô) lên ngôi Thái Tử. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

Sau ngày được Gia Long phong chức Đông Cung Thái Tử vào tháng 5/1816, Minh Mạng đã trở thành đối tượng đánh phá của các giáo sĩ; vì Minh Mạng, theo họ, đã “soán ngôi” của con Hoàng Tử Cảnh là Hoàng Tôn Đán. Viêc Minh Mạng giết chết Đán (Mỹ Đường) và mẹ ruột Đán là Tống Thị Quyên – vì tội thông Dâm năm 1824 - càng khiến các giáo sĩ có thêm bằng chứng đả kích vua. Phần các giáo sĩ, dù chỉ chiếm thiểu số trong xã hội, sau ba thế kỷ tồn tại và phát triển, đã tổ chức thành những cộng đồng khá chặt chẽ. Dưới sự “chăn nuôi linh hồn” và tài trợ vật chất của những nhà truyền giáo nhiệt tình, ngạo mạn, cộng đồng Ki-tô mang một sức mạnh chính trị đáng sợ nếu các giáo sĩ muốn chống lại triều đình.”[ii]

2.- Sau khi Thái Tử Đảm lên ngôi vào năm 1820 lấy vương hiệu là Minh Mạng, các nhà truyền giáo “xúi giục tín đồ không tuân lệnh triiều đình và dạy dỗ họ chỉ phải tuân lệnh giáo hoàng ở Rome mà thôi”. Sự kiện này được sách Bước Mở Đầy Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Viên Nam –1858-1897 ghi lại với nguyên văn như sau:

Các vị truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các “con chiên”: Đức Giáo Hoàng ơ La Mã (Rome) moiứi là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ tuân phục quyền lực Tòa Thánh Vatican.” [iii]

3.- Xúi giục Lê Văn Khôi nổi loạn chống triều đình Huế vào năm 1833, cho Linh-mục Josẹph Marchand làm cố vấn cho Lê Văn Khôi và tuyển mộ giáo dân vào làm lính cho Lê Văn Khôi. Sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945- Tập I viết:

Cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi tại Gia Định Thành trong ba năm 1833-1835, với sự tiếp sức của các giáo sĩ Pháp và giáo dân Việt, khiến Minh Mạng quyết định phá hủy hầu hết công trình xây cất thành trì của các chuyên viên Pháp.”[iv]

4.- Xúi giục Tạ Văn Phụng nổi loạn chống triều đình Huế vào thập niên 1860. Sử gia Vũ Ngự Chiêu viết:

Năm 1858, Phụng theo Rigault de Genouilly tới Đà Nẵng, nhưng rồi bị Rigault đuổi qua Hong Kong. Từ cuối năm 1861, Phụng rời Hong Kong, lọt vào giáo khu Đàng Ngoài của (Linh-muc) Retord và được các thủ lãnh tôn làm vua, dưới tên giả là “Lê Duy Minh.” Nhờ Retord yểm trợ, “Cố” Trường (Linh-mục Le Grand de Liraye) làm “Mưu chủ”. Phụng quy tụ được khoảng 20,000 (hai chục ngàn) giáo dân, hy vọng lập nên vương quốc Ki-tô ở miền Bắc. Lực lượng nòng cốt của Phụng là chiến thuyền. Hạm đội của Phụng ước lượng từ 200 tới 300, trang bị đại bác khá hùng hậu, đặt căn cứ ở đảo Cát Bà trong Vịnh Bắc Kỳ, Phụng còn liên minh với các nhóm hải tặc Thanh ở vùng Quảng Yên nên thanh thế rất mạnh. Phụng tung hoành khắp 9 tỉnh miền Bắc (2/3 diện tích) và số dân theo y lên tới 200,000 hay 300,000 người. Giặc Phụng đánh thắng quân triều đình hơn 60 trận, bắt sống hay giết chết 4 tư lệnh. Năm 1862, thay vì giết tù binh, Phụng cắt ngón tay cái (poignet) hay 3 ngón, rồi trả tự do. Nhận xét về Phụng, Linh-mục Theurel, Phụ Tá Giám-mục Jeantet viết:

“Nếu các nhóm phản loạn đoàn kết, chúng có hy vọng thành công. Với ông vua mới này, con cái cũ của chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ có được sự hòa bình tôn giáo, và dân chúng sẽ theo vua chúng mà theo đạo. Nhưng y chỉ là một tên giả mạo.” [v]

Đây là sách lược “quậy cho nước đục để thả câu”, một sách lược cố hữu của Vatican

Mặt khác, Tòa Thánh La Mã tiếp tục dồn nỗ lực vào việc vận động nước Pháp liên kết với Giáo Hội rồi đem quân đội đi chinh phục Việt Nam bằng quân sự. Việc này phải đợi mãi đến đầu thập niên 1850, khi đó Giáo Hội đã bố trí xong thiếu nữ Eugenie ngoan đạo xinh đẹp, người Tây Ban Nha, trở thành hoàng hậu của Hoàng Đế Napoleon III (1808-1873). Lúc đó, nhà vua đã sắp bước vào tuổi ngũ tuần trong khi người thiếu nữ kiều diễm Eugenie (1826-1920), một tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội, còn mơn-mởn đào tơ, chưa đầy 27 cái xuân xanh. Nhờ vậy mà các nhà truyền giáo của Giáo Hội mới dễ dàng lung lạc nhà vua (vốn là hội viên Hội Tam Điểm chống Vatican khi còn lưu vong ở ngoài nước Pháp) qua người vợ trẻ xinh đẹp này để đẩy mạnh chiến dịch vận động nhà vua liên kết với Giáo Hội đem quân đi chinh phục Việt Nam. Đây là một sự thật lịch sử, và sự thật này được Tiến-sĩ Cao Huy Thuần ghi lại trong cuốn Đạo Chúa Và Thực Dân Tại Việt Nam như sau:

"Chính các vận động để được ủng hộ về sự can thiệp của các nhân vật quan trọng như Tổng Giám Mục Bonnechose ở Rouen và của chính Hoàng Hậu, bà này đã thuyết phục được vua, dù lúc đó vua không có kế hoạch thực dân nào rõ rệt. Các cuộc vận động này được thực hiện bởi hai người truyền giáo: Linh Mục Huc, hội viên Hội Thánh Lazare (Tu Hội Lazariste), cựu đại diện Giáo Hoàng ở Trung Quốc, tác giả cuốn "Đạo Thiên Chúa ở Trung Quốc, (Tartarie và Tây Tạng, và Giám Mục Pellerin, đại diện Giáo Hoàng tại Bắc Nam Kỳ."

“Trong văn thư đệ lên vua, Linh-mục Huc trình bày các mối lợi mà việc chiếm Việt Nam có thể mang lại cho Pháp….” [vi]

Thất vọng vì sự thất bại của phái đoàn Montigny, theo lời khuyên của bạn bè, Giám-mục Pellerin quyết định “đi Pháp để trình bày với nhà vua tình trạng thê thảm của các đoàn truyền giáo do các biện pháp nửa vời gây nên”. Đến Pháp vào đầu tháng 5 (1857), ngày 16/5, ông trình bày trước Ủy Ban và ngày 21/5 ông trao cho họ bản thuyết trình đầy đủ chi tiết trước khi Napoléon tiếp kiến…

Nhưng sự vụ hình như kéo dài sốt ruột, Giám-mục (Pellerin) tin là nên nhắc lại Napoléon III: “Thần xin Chúa Thượng, chúng ta thấy trong thư ngày 30/8/1857 của ông, cho phép thần nói đến các người mới theo đạo khốn khổ ở xứ Cochinchine và các nhà truyền giáo ở xứ An Nam, hiện giờ máu họ đang đổ và tình cảnh của họ còn kinh khủng hơn từ cuộc vận động sau chót của nước Pháp không làm gì cho bọn thần, e rằng đạo Thiên Chúa sẽ bị tận diệt tại các vùng hình như sẵn sàng tiếp đón lợi ích của đạo Thiên Chúa và văn minh. Thần đến xin Chúa Thượng đừng bỏ rơi bọn thần. Điều bệ hạ làm cho bọn thần sẽ khiến cho ân phúc của Chúa ban xuống cho bệ hạ và triều đại huy hoàng của bệ hạ.

Kế đến tháng 11 (1857), Giám-mục Pellerin đi Rôme, Giáo Hoàng Pie XI tán thành các cuộc vận động ủng hộ cho các phái đoàn truyền giáo.” Cao Huy Thuần.

Xuyên qua các cuộc can thiệp của Linh-mục Huc và Giám-mục Pellerin, chúng ta thấy ý tưởng chính sau đây: Cuộc viễn chinh của họ vận động, nhân danh các người truyền giáo tại Việt Nam, không phải chỉ là cuộc biểu dương lực lượng đơn thuần hay là một cuộc chiếm đóng tạm thời một vài địa điểm của nước Việt Nam, mà hoàn toàn là một cuộc viễn chinh thực dân, vì nhằm xây dựng một thuộc địa Pháp vĩnh viễn ở góc đất này ở Đông Nam Á. Ý tưởng này được một người truyền giáo khác là Linh-mục Legrand de La Liraye trình bày mạnh mẽ hơn trong một bản trần trình mà y gửi cho Napoléon III vào khoảng tháng 2/1857.”[vii] .

Bản văn sử trên đây nói rõ Linh-mục Huc là đại diện của giáo hoàng ở Trung Quốc và Giám-mục Pellerin là đại diện của giáo hoàng tại Bắc Nam Kỳ. Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ tiếng nói và hành động của hai nhà truyền giáo này là tiếng nói và hành động của Tòa Thánh Vatican tức Giáo Hội La Mã, nghĩa là hành động vận động chính quyền Pháp xuất quân đánh chếm Việt Nam làm thuộc địa và nô lệ hóa dân ta là hành động có tính toán và mưu đồ rõ rệt của Tòa Thánh Vatican, chứ không phải là những hành động lẻ tẻ và riêng rẽ của một vài các nhà truyền giáo như bọn văn nô Da-tô thường ngụy biện (cãi cối cãi chày) để chạy tội cho Giáo Hội La Mã. Sự kiện này cũng được nhà biên khảo sử học Bùi Trần Phương ghi nhận như sau:

"Quan hệ gắn bó giũa Thiên Chúa Giáo và chủ nghĩa thực dân Pháp là một thực tế lịch sử phong phú, hiển nhiên đến nỗi không cần lý lẽ biện luận, thuyết minh thêm. Chỉ xin nhắc lại đôi chút về vai trò các nhà truyền giáo trong việc hình thành và phê chuẩn kế họach của chính quyền Đế Chế II cử phó đô đốc Rigault de Genouilly mang hạm đội đến tấn công Đà Nẵng năm 1858. Các nhà truyền giáo như Linh-mục Huc, Giám-mục Pellerin, Linh-mục Legrand de la Liraye, Giám-mục Retord... bằng nhiều văn thư và cả sự có mặt trực tiếp của mình trong các cuộc họp của Ủy Ban Nam Kỳ, tham gia tích cực vào việc xây dựng kế hoạch tấn công quân sự để đạt mục tiêu truyền giáo và xâm lược thực dân không chỉ ở một địa phương nào mà từng bước đi đến chinh phục toàn cõi Việt Nam (...). Các nhà truyền giáo đã "có công" đề xuất ý kiến vạch kế họach, cung cấp thông tin, hứa hẹn bảo đảm về hậu thuẫn của dân chúng tại chỗ. Nói tóm lại, chẳng những hết lòng ủng hộ mà còn gây áp lực chính trị, tinh thần thúc ép các nhà nước tư bản Pháp, Tây Ban Nha tiến hành một kiểu "thánh chiến" bảo vệ đạo ở Việt Nam để mưu đồ cầu lợi ích chung của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tư bản. Trong họat động này, các nhà truyền giáo có một ưu thế rõ rệt: Họ là những người am hiểu nhất về tình hình các vùng đất - còn xa lạ với Phương Tây - nơi họ đã xây dựng và chuẩn bị lực lượng từ rất lâu đời thông qua những hoạt động mang danh nghĩa là tôn giáo của nhiều thê hệ tu sĩ. Tiếng pháo của hạm đội Rigault de Genouilly bắn vào Đà Nẵng làm bùng nổ một xung đột đã âm ỉ từ lâu. Nó cũng phơi bày sự thật hiển nhiên về ý nghĩa chính trị rất "thế tục" của họat động "truyền giáo" của các giáo sĩ Phương Tây ở Viễn Đông từ mất thế kỷ trước."[viii]

Kết quả là Pháp đã làm đúng như ý muốn của Giáo Hội.

Lần thứ bốn vào từ năm 1950 đến năm 1954: Lần này, để cho chắc chắn phải thành công, Tòa Thánh Vatican quyết định phải huy động tất cả tín đồ có thế lực của Giáo Hội ở Mỹ cũng như ở Pháp và tín đồ Da-tô người Việt, tùy theo khả năng riêng của mỗi người, đều phải góp tay vào việc vận động cho ông Da-tô Ngô Đình Diệm lên cầm quyền ở Việt Nam:

1.- Tại Hoa Kỳ, Giáo Hội ra lệnh cho Hồng Y Francs Spellman phải tích cực vận động tất cả các tín đồ Da-tô có thế lực trong các cơ quan chính quyền như Ngoại Trưởng John Foster Dulles (anh), Giám Đôc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA) là ông Allen W. Dulles (em), Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Thượng Nghị Mike Mansfield, Dân Biểu Walter Judd, ông Tòa Tối Cao Pháp Viện William Douglas, v.v… phải tích cực dùng tất cả khả năng và quyền lực của siêu cường Hoa Kỳ làm áp lực với Pháp và với ông Bảo Đại để đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ ở trong Mục VIII, Phần VI trong bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. (Bộ sách này sẽ được phát hành trong một ngày gần đây.)

2.- Tại Pháp, Đảng Da-tô gọi là Mouvenment Républicain Populaire (MRP) do ông Da-tô George Bidault làm đảng trưởng cùng được lệnh dùng hết khả năng và quyền lực làm áp lực với chính quyền Pháp và với ông Bảo Đại để đưa ông Diệm lên làm thủ tướng. Sự kiện này được sách Việt sử Khảo Luận kể lại lời cựu Luật-sư Trần Văn Tuyên với nguyên văn như sau:

Dư luận Việt Nam thường coi ông Ngô Đình Diệm là “người của Hoa Kỳ” và việc ông lên quyền là do Hoa Kỳ thúc đẩy.

Thực ra, ông Ngô Đình Diệm không phải là “con ngựa” của Hoa Kỳ mà là “người cưng” của Pháp hay đúng hơn của một đảng Công Giáo Pháp “Mặt Trận Bình Dân (M.R.P.) lãnh tụ là Bidault, bộ trưởng ngoại giao, trưởng phái đoàn Pháp ở Hội Nghị Geneve.

Năm 1953, ông Diệm được nhóm chính trị Công Giáo Pháp - Việt ở Paris mời về Pháp để “tính toán” công việc với Bidault. Khi Bảo Đại giải tán chính phủ Nguyễn Văn Tâm (tháng chạp 1953), Pháp (của đảng Da-tô MRP - NMQ) muốn vận động cho ông ta về làm thủ tướng Việt Nam. Tuy nhiên, những người tay chân của ông trong nước đã hành động vụng về hấp tấp, khi họ muốn lợi dụng Phong Trào Đại Đoàn Kết để đưa ông lên cầm quyền (muốn dùng tất cả giáo phái Cao Đài – Hòa Hảo và nhóm Bình Xuyên để làm hậu thuẫn cho ông Diệm chống Bảo Đại). Vận động đó thất bại, Bảo Đại không dùng ông Diệm mà cử ông Bửu Lộc ra lập chính phủ thay ông Nguyễn Văn Tâm.

Trước những khó khăn nội bộ cũng như trước trách nhiệm nhận chia đôi đất nước, Bửu Lộc xin từ chức, giữa lúc Hội Nghị Genève tới chỗ bế tắc (trung tuần tháng 6/1954), Bidault lại tấn công Bảo Đại, yêu cầu ông chỉ định Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, Bảo Đại ngần ngừ. Ngày 12/6 (1954), Bảo Đại đánh điện triệu tôi và Đại-tá Lê Văn Kim xuống Cannes để hỏi công việc. Ông ra tận sân bay Nice để đón chúng tôi. Sau khi nghe báo cáo về tình hình hội nghị, ông hỏi tôi: Bửu Lộc từ chức. Pháp (của đảng Da-tô MRP – NMQ) đề nghị ông Ngô Đình Diệm lập chính phủ. Hoa Kỳ có ủng hộ ông Ngô Đình Diệm hay không?”

Tôi trả lời: “Không thấy các đại biểu Hoa Kỳ nói gì về ông Diệm và xin về Genève hỏi ý kiến các bạn Hoa Kỳ của chúng tôi trong Hội Nghị Genève.”

Đây là một câu trả lời của nhân viên cao cấp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khi tôi hỏi về ông Ngô Đình Diệm: “Ông Diệm và anh ông là Thục có đến thăm Bộ Ngoại Gíao Hoa Kỳ. Sau khi nói chuyện, chúng tôi đều đồng ý là nên để ông giám mục làm chính trị và nhà chính trị làm giám mục thì đúng hơn. (ý nói ông Diệm không xứng đáng). Ông Bedell Smith thì cho chúng tôi biết: “Hoa Kỳ không ủng hộ một cá nhân ai cả, sẵn sàng ủng hộ chánh phủ quốc gia chánh thức chống Cộng, dù ai cầm đầu cũng được.”[ix]

Sự kiện Đảng Da-tô MRP của ông Da-tô George hoạt động ráo riết để đưa ông Diệm lên làm thủ tướng Việt Nam cũng được sách Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí ghi nhận vắt tắt như sau:

30/5/1953: Do lời mời cúa giáo dân Ki-tô Paris Diệm rời New York trở lại Paris.”[x]

3.- Về phía người Việt Nam, Giáo Hội dùng Bà Nam Phương Hoàng Hậu để thuyết phục ông Bảo Đại đưa ông Diệm lên làm thủ tướng. Sự kiện này được ông Đại Mạc viết trong Nguyệt San Người Dân số 77 (tháng 1/1997) như sau:

"Lại cũng có ký giả ngoại quốc (Bernard Fall) viết rằng chính bà Nam Phương, do khuyến cáo của giáo hội, đã bảo đảm với ông Bảo Đại để ông giao chính phủ cho ông Diệm. Ông Diệm đã quỳ lạy thề cùng cả hai người là trung thành với nhà Nguyễn. Sự phản bội của ông Diệm khiến bà Nam Phương giận giáo hội, và đã tự tử để chứng tỏ bà không còn thuộc giáo hội nữa. Ông ký giả lập luận rằng, trong y bạ, bà Nam Phương không hề có triệu chứng về tim. Mà bà lại mất bất ngờ, đến nỗi chính ông Bảo Đại cũng không hay biết gì. Tuy ông Bảo Đại vợ nọ con kia, nhưng vẫn là người chồng cha tốt với gia đình chính thức cũng như rất hiếu đễ với mẹ."[xi]

Như vậy là ngay từ mùa hè năm 1950, Giáo Hội La Mã đã sử dụng tất cả các tín đồ có thế lực ở Hoa Kỳ cũng như ở Pháp và tín đồ Da-tô người Việt để cùng với Giáo Hội làm áp lực với chính quyền Pháp và với Quốc Trưởng Bảo Đại để đưa ông Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng chính phủ của chế độ Bảo Đại. Vì thế, ông Ngô Đình Diệm mới được chính quyền Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhậm làm thủ tướng vào ngày 19/6/1954 để thay thế ông Bửu Lộc, và chính thức nắm quyền vào ngày 7/7/1954.

Việc Hoa Kỳ đồng ý với Vatican trong việc dùng áp lực với chính quyền Pháp và với Quốc Trưởng Bảo Đại để đưa ông Ngô Đình Diêm về Việt Nam cầm quyền với toàn quyền dân sự và quân sự cho chúng ta thấy rõ Liên Minh Thánh Mỹ - Vatican đã được thành lập kể từ đây. Cái Liên Minh Thánh này được sử gia Chính Đạo tức Vũ Ngự Chiêu gọi là “Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng” và làm tựa đề cho một cuôn sách (Houston, TX: Văn Hóa, 2004) có nội dung nói về Liên Minh Mỹ-Vatican lãnh đạo cuộc chiến (1954-1975) chống lại ý chí thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.

Những hoạt động của Vatican chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam từ năm 1975 đến nay.- Ngoài bốn lần vận động ngoại cường trực tiếp can thiệp vào Việt Nam như đã nói ở trên, từ năm 1975 cho đến ngày nay, Giáo Hội còn có những hoạt động đánh phá đất nước và chính quyền Việt Nam hiện nay. Dưới đây là những trường hợp điển hình:

1.- Ngày 19/6/1988,, Giáo Hội La Mã tổ chức một buổi lễ phong thánh cho 117 tên tội đồ gồm những tên gián điệp chuyên nghiệp của Giáo Hội (mang danh nghĩa là các nhà truyền giáo) và bọn Da-tô Việt gian đã từng hoạt động chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam trong hai thế kỷ 18 và 19. Thâm ý của Giáo Hội trong việc phong thánh này là xúi giục tín đồ Da-tô người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại hăng say nổi lên chống lại tổ quốc và chính quyền Việt Nam.

2.- Tháng 3 năm 2001, Giáo Hội đưa tên Da-tô Việt gian Giám-mục Nguyễn Văn Thuận (cháu cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm,) lên nắm giữ một chức vụ Bộ Trưởng Truyền Giáo trong giáo triều Vatican rồi thăng chức Hồng Y cho ông ta cũng có dã tâm khích lệ tín đồ Da-tô người Việt ở hải ngọai và ở trong nước tiếp tục đánh phá tổ quốc và chính quyền Việt Nam. Bằng chứng là ông giám mục này đưa ra lời tuyên bố với tín đồ Da-tô người Việt tại Giáo Phận Orange County vào ngày 15/3/2001 rằng, “Vatican không nói, mà làm. Làm ra sao thì cứ nhớ lại biến cố Đông Âu thì rõ.” [xii] .

Dã tâm của hai việc làm bất chính trên đây của Giáo Hội cũng không ngoài mục đích xúi giục tín đồ Da-tô người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại hăng say nổi lên chống lại tổ quốc và chính quyền Việt Nam. Dã tâm này cũng tương tự như dã tâm trong việc Giáo Hội cấu kết với chính quyền Charles de Gaullle để đưa cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu nắm giữ chức Cao Uỷ Đồng Dường vào ngày 17/8/1945 với mục đích là xúi giục gần 2 triệu giáo dân Da-tô người Việt nổi lên tích cực tiếp tay cho đoàn quân viễn chinh Liên Minh Pháp – Vatcican chống lại tổ quốc và chính quyền Kháng Chiến Việt Nam lúc bấy giờ. Dã tâm thâm độc này của Vatican đuợc Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại rõ ràng trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:

Đờ Gôn (De Gaulle) gặp đô đốc Thierry d’ Argenlieu, một tu sĩ Dòng Camêlô, làm cho Cao Ủy Đông Dương, nghĩa là làm Toàn Quyền. Có lẽ ông hy vọng rằng vị linh mục này sẽ thành công trong việc quy tụ dân công giáo lại đi theo ủng hộ mình, như hồi chinh phục lần đầu, cách đó một thế kỷ.”[xiii]

3.- Năm 1994, Giáo Hội xúi giục Linh-mục Nguyễn Văn Lý gây rối ở nhà thờ và xóm đạo Nguyệt Biều tại làng Thủy Biều nằm trong giáo phận Huế. Hành động gây rối này khởi đầu vào từ tháng 11/1994 và kéo dài trong nhiều năm. Trong hành động gây rối này, có cả yêu sách đòi lại khối tài sản bất động sản của Giáo Hội La Mã đã bị chính quyền tịch thu. Cũng nên biết khối bất động sản bị tịch thu này là một phần trong những khối tài sản kếch sù mà Giáo Hội đã cướp đoạt của nhân dân ta nhờ dựa vào chính quyền Liên Minh Pháp-Vatican trong thời gian (1862-1954), và dựa chính quyền đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm (do Liên Minh Mỹ-Vatican dựng nên) trong những năm 1954-1975. (Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ trong Mục X thuộc Phần III và Mục XXI thuộc Phần VI trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Bộ sách này đang được tiếp tục công bố trên giaodiemonline.com và sachhiem.net.)

Vì có những hành động gây rối chống lại tổ quốc Việt Nam, Linh-mục Lý bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào ngày 1/5/2001. Nhân việc Linh-mục Lý bị bắt giữ, Giáo Hội ra lệnh cho các cơ quan truyền thông tay sai của Giáo Hội ở hải ngoại phải rầm rộ tuyên truyền rằng chính quyền Việt Nam đang đàn áp tôn giáo. Có làm như vậy thì Giáo Hội La Mã mới có lý do lên tiếng đòi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo.

4.- Mùa hè năm 2003, Giáo Hội xúi giục bọn tín đồ Da-tô người Việt hải ngọai cho ra đời cái gọi là “Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation”. Tổ chức này viết thư thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc dùng quyền lực cưỡng ép chính quyền Việt Nam hiện nay phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp Định Paris 1973 và tái lập tình trạng chia đôi Việt Nam như thời kỳ 1954-1975. Thâm ý của Giáo Hội trong việc làm bất chính này là nếu thành công, thì bọn cuồng nô “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” sẽ được Hoa Kỳ đưa về nhẩy lên bàn độc tác oai tác quái hà hiếp nhân dân, giống như Giáo Hội và Hoa Kỳ đã giúp cho tên Da-tô phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm về cầm quyền ở Việt Nam vào mùa hè năm 1954.

5.- Cũng trong dã tâm xúi giục tín đồ Da-tô người Việt tiếp tục hăng say chống lại tổ quốc và chính quyền Việt Nam hiên nay, mới gần đây (tháng 17 tháng 9 năm 2007), Giáo Hội tổ chức lễ phong chân phước cho tên Da-tô Việt gian Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Hành động này giống y hệt như hành động phong thánh cho 117 tên tội đồ Da-tô chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam (trong hai thế kỷ 18 và 19) được tổ chức long trọng tại Rome vào ngày 19/6/1988.

Qua phần trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng, Tòa Thánh Vatican luôn luôn dùng sách lược xúi giục bọn tín đồ cuồng tín quấy phá hay nổi loạn chống bất kỳ chính quyền nào không phải là tay sai của Giáo Hội hầu tạo cơ hội cho Giáo Hội lấy cớ mà la lối rêu rao rằng chính quyền đó đàn áp đạo Da-tô để vận động các cường quốc đồng minh với Vatican dùng vũ lực tấn công vào lãnh thổ Việt Nam (trong thế kỷ 19) hay dùng sức ép đối với chính quyền Việt Nam (từ năm 1975 đến nay). Có làm như vậy, Vatican mới có thể thi hành sách lược “thừa nước đục để tha câu” hay nhẩy vào đóng vai ngư ông. Tòa Thánh Vatican lưu manh như thế đó! Đúng là một tay tổ chuyên nghiệp sử dụng quái chiêu vừa ăn cướp vừa la làng.

IV.- BA SÁCH LƯỢC CỐ HỮU CỦA GIÁO HỘI LA MÃ:

Tìm hiểu sâu rộng về sách lược bành trướng thế lực của đạo Ki-tô La Mã trong gần hai ngàn năm qua, đặc biệt về sách lược chống phá các chính quyền Cách Mạng Pháp trong những năm 1789-1815, chúng tôi thấy rằng Giáo Hội La Mã sử dụng những sách lược dưới đây để hủy diệt công trình Cách Mạng Pháp 1789:

1.- Dùng tín đồ bản địa đã được đoàn ngũ hóa, tổ chức thành những đạo quân thứ 5. Những đạo quân này được ngụy trang bằng những danh xưng như Đạo Binh Đức Mẹ, Đạo Binh Xanh, Đoàn Tự Vệ, Đạo Binh Thánh Giá, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Nghĩa Binh, Hội Con Đức Mẹ, Công Giáo Tiến Hành, Đoàn Thanh Sinh Công, Hội Thánh Giuse Lao Công, Hội Các Bà Dòng Ba, Ca Đoàn Trầm Mạc, v.v… Những đạo binh này nằm tiềm phục ở trong các giáo khu hay trong các làng đạo hay xóm đạo, chờ khi được lệnh truyền của các đấng bề trên thì nổi lên làm loạn chống lại chính quyền Cách Mạng. Một khi gây được tình trạng hỗn loạn ở trong nước, thì quân xâm lăng Liên Minh Thánh (do Giáo Hội vận động thành lập) sẽ tiến vào tấn công dễ dàng và tiêu diệt quân Cách Mạng.

2.- Thuyết phục và cấu kết với các thành phần giầu có trong nước và thế lực phản động đang nắm giữ chính quyền tại các cường quốc Âu Châu để thành lập Liên Minh Thánh (Holy Alliance). Mục đích là đem quân tấn công thẳng vào nước Pháp để tiêu diệt chính quyền Cách Mạng trước, rồi sau đó tiến hành những chiến dịch tiêu diệt những công trình Cách Mạng 1789 mà nhân dân Pháp đã đạt được trước kia.

3.- Tìm cách gài (cấy) những thành phần bảo thủ thân Giáo Hội vào trong chính quyền trung ương và mua chuộc những thành phần tham nhũng trong chính quyền. Rồi bằng đủ mọi mánh mung, Giáo Hội cho người sát cánh kề vai với nhà lãnh đạo của chính quyền. Bị mua chuộc và bị ảnh hưởng của Giáo Hội,những thành phần này dần dần ngả theo Giáo Hội, nghe theo Gíao Hội, lèo lái chính quyền trung ương nghiêng hẳn về phe bảo thủ, rồi cấu kết với Giáo Hội và biến chính quyền đương thời thành một chế độ đạo phiệt Da-tô làm tay sai cho Giáo Hội. (Kế sách này cũng được triệt để thi hành trong những năm 1848-1858 ngay từ khi Louis Napoléon vừa mới được bầu lên làm Tổng Thống chế đố Đệ Nhị Cộng Hòa vào cuối năm 1848.)

Trong suốt chiều dài lịch sử, từ thế kỷ 4 cho đến nay, tùy theo tình hình chính sự và dân tình hay hoàn cảnh của từng quốc gia bị chiếu cố, Giáo Hội sử dụng sách lược thứ 1 làm hậu thuẫn cho sách lược thứ 2 hoặc sách lược thứ 3 để tiếm đọat chính quyền tại quốc gia nạn nhân đó. Sự kiện này đã được trình bày khá đầy đủ ở trong Chương 6, Phần Mục III, Phần II của bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.

Tại Việt Nam, từ cuối thế kỷ 18 đến tháng 7 năm 1954, Giáo Hội sử dụng sách lược thứ 1 (dùng bọn tín đồ bản địa đã được đoàn ngũ hóa vàtổ chức thành những đạo quân thứ 5 hay những ổ nội trùng) làm hậu thuẫn cho sách lược thứ 2 (vận động chính quyền Pháp xuất quân đánh chiếm Đông Dương) để cướp đọat chính quyền và duy trì quyền lực.

Cũng tại miền nam Việt Nam, từ năm 1950 cho đến cuối năm 1963, Giáo Hội sử dụng sách lược thứ 1 làm hậu thuẫn cho cả hai sách lược thứ 2 (vận động chính quyền Hoa Kỳ) để chiếm đoạt quyền hành và duy trì quyền lực chính trị.) Nhờ vậy mà Giáo Hội đã thiết lập được chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam và chế độ chính trị này đã tồn tại được đến ngày 1/11/1963. Từ tháng 1/1964 cho đến tháng 4/1975 Giáo Hội vẫn sử dụng sách lược thứ 1 (dùng Lực Lượng Đại Đoàn Kết của nhóm Hoàng Quỳnh, Mai Ngọc Khuê, Nguyễn Gia Hiến (anh ruột Nguyễn Gia Kiểng) và tất cả giáo dân đã được đoàn ngũ hóa như đã nói trên trong các trại định cư ở rải rác trong các vùng chung quanh Sàigòn và dọc theo đường Sàigòn Đà Lạt) làm hậu thuẫn cho cả hai sách lược thứ 2 (bám chặt lấy Hoa Kỳ) và sách lược thứ 3 (đưa người vào trong chính quyền Sàigòn) để thiết lập chế độ “Diệm không Diệm”.

Từ sau tháng 4 năm 1975, Giáo Hội cũng vẫn còn sử dụng sách lược thứ 1 làm hậu thuẫn cho cả sách lược thứ 2 (vận động Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc) và sách lược thứ 3 (tìm cách mua chuộc những nhân vật có thế lực để gài người vào trong chính quyền Việt Nam hiện nay) để thực hiện mưu đồ tái lập quyền lực rồi tiến tới thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô ở nước ta. Âm mưu này đang được Giáo Hội theo đuổi và âm thầm tiến hành.

(Xem tiếp)


Chú thích Chương 2, 3, 4

[i] Nhiều tác giả, Ki Tô Giáo: Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại (Wesminster, CA:, Văn Nghệ, 1996), tr 331 và 334.

[ii] Vũ Ngự Chiêu, Sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945- Tập I (Houston, TX: Văn Hóa, 1999), tr. 52.

[iii] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858–1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1995), tr.17.

[iv] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr. 39.

[v] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr. 147.

[vi]Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), tr. 61.

[vii] Cao Huy Thuần, Sđd., tr. 63-64.

[viii] Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Một Số Vấn Đề Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Trong Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam (Thành Phố Hồ Chí Minh: Ban Tôn Giáo, 1988), tr 179-180.

[ix] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 5 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 2621-22.

[x] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 271.

[xi] Đại Mạc. “Bảo Đại Đời Tư Và Đời Công" Người Dân số 77 tháng 1/997.

[xii] Vi Anh. “Vatican làm, không nói” Việt Báo Miền Nam số 305. Ngày 14/07/2001. A1.

[xiii] Trần Tam Tình, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr. 61.

 


Trang Tôn Giáo