NGƯỜI VIỆT NAM & “ĐẠO GIÊ-SU”

Trần Chung Ngọc Nguyễn Mạnh Quang
hợp soạn

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/DAOGIESU/TCN_NMQ.php

06 tháng 1, 2008

LTS: Nhiều người cho rằng "đạo nào cũng là đạo, cũng dạy điều lành, tránh điều ác". Thật ra đây chỉ là quan niệm của nền đạo lý Á Đông trong đó các bậc thánh hiền hay các nhà hiền triết chủ trương các giáo thuyết hay triết thuyết không ai xưng Thượng Đế và cũng không chủ trương phải "tôn thờ" cá nhân Thượng Đế nào cả. Danh từ "ông Trời" trong văn hóa Á Châu không giống như quan niệm "Thượng Đế" trong tôn giáo Tây Phương. Tôn giáo có Thượng Đế là những độc thần giáo. Hệ luận của tôn giáo độc thần là tính cách độc đoán của tôn giáo đó. Tính cách độc đoán tự nó mâu thuẩn với lòng bác ái vị tha mà một đạo giáo ắt phải chủ xướng, ít nhất là trong những lời kinh rỗng tuếch. Làm sao đặc tính "vị tha" có thể hiện diện trong một bản chất "quy ngã", trái ngược với đức tính vị tha?

Không phải ai cũng biết cái lẽ đương nhiên đó, khi những lời kinh nhồi sọ "Cha nhân lành, nhân ái" "Chúa lòng lành" cứ được lập đi lập lại hàng ngày, huyễn hoặc người nghe. Tệ hại hơn nữa là khi những bàn tay sắt cứ được bọc bằng miếng vải nhung. Những nhà truyền giáo đem thuốc men, thực phẩm, thức ăn đến cho những người dân nghèo, tổ chức những cuộc du học cho các tín đồ, những tổ chức sinh hoạt tôn giáo, các trường học, đem lại nhiều chức vụ lớn nhỏ cho các con chiên ngoan đạo không cần tài năng, thi thố với người ngoài. Những công tác từ thiện của các tổ chức Công giáo (La mã) không bao giờ chỉ thuần túy là do tinh thần bác ái, mà luôn luôn đi song phương với nhiệm vụ trung thành đối với Toà Thánh Vatican. Những cái bả công danh đầy hứa hẹn kể trên để làm gì nếu không phải là để nuôi dưỡng cái chứng "độc tôn" của một độc thần giáo?

"Chứng" độc tôn của tôn giáo độc thần đã gây nên những dấu mốc trong lịch sử nhân loại. Qua cả ngàn năm Giáo Hội La Mã làm mưa làm gió thời Trung Cổ, người Âu Châu đã cố gắng đứng lên trong thời Phục Hưng, đưa ra chủ thuyết Nhân Bản và tiến đến giai đoạn Lý Trí. Rồi phải mất cả trăm năm sau đó mới đạt tới cách mạng Dân Chủ, và cách mạng Xã Hội, và Giáo Hội ngày nay như con cua bị gãy càng bên Âu Châu. Nhưng buồn thay, những cái càng nhỏ vẫn có thể kẹp được các con chiên ở những xứ nghèo đói và dốt nát, mà Việt Nam chưa thể thoát ra.

Bất cứ ai đọc biết những giai đoạn lịch sử này không thể xem Giáo Hội La Mã độc thần độc tôn là một tôn giáo như người Á Đông ta vẫn thường quan niệm. Cho nên, việc "giải hoặc" (giải thoát khỏi sự mê hoặc) cho các tín đồ Việt Nam của các tác giả Trần Chung Ngọc, và Nguyễn Mạnh Quang là việc làm cần thiết để người dân Việt không bị Giáo Hội La Mã kiềm kẹp tư duy để trở lại thời Trung Cổ xa xưa.

Nhìn bằng góc cạnh vô tư, tập sách này là một công trình biên khảo đứng đắn và nghiêm túc. Những nhận xét dựa trên việc nghiên cứu hoàn toàn độc lập với xu hướng chính trị, và không hề mâu thuẩn với chủ trương "hòa đồng dân tộc". Chúng ta luôn luôn có thể hòa giải tất cả những ý kiến, tư tưởng trong cùng mục đích xây dựng sự trường tồn cho dân tộc, chứ không thể nào hòa đồng dân tộc bằng những nhân tố, vật tố "phản nghịch với dân tộc" ngay từ trong bản chất.

Sachhiem.net trân trọng giới thiệu tập nghiên cứu rất công phu này của hai tác giả Trần Chung Ngọc và Nguyễn Mạnh Quang. (SH)



Những mục của tác giả Trần Chung Ngọc: 1 2 3 4
Những mục của tác giả Nguyễn Mạnh Quang: 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Kết Luận Chung


Trang Tôn Giáo