NGƯỜI VIỆT NAM & “ĐẠO GIÊ-SU”

Trần Chung Ngọc Nguyễn Mạnh Quang
hợp soạn

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/DAOGIESU/TCN_NMQ3.php

08 tháng 1, 2008


Lời Tòa Soạn
Những mục của tác giả Trần Chung Ngọc: 1 2 3 4
Những mục của tác giả Nguyễn Mạnh Quang: 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Lời Kết Chung

Mục III. Về Nhiệm Vụ Truyền Giáo Của Đạo Giê-su Trên Thế giới.

Ki Tô Giáo cho rằng nhiệm vụ chính của các tín đồ là phải loan báo Tin Mừng Của Chúa trên khắp thế giới, nói khác đi là phải có nhiệm vụ truyền đạo. Vì vậy trong hơn 15 thế kỷ ở Âu Châu, Ca-Tô Giáo Rô-ma đã truyền đạo bằng những phương pháp tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại để cưỡng bách người dân phải theo Ca-tô Giáo. Và từ thế kỷ 16 thì các thừa sai đã làm tiên phong hoặc theo gót thực dân Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan đi truyền đạo ở những vùng mà các thế lực thực dân Tây phương cưỡng chiếm bằng vủ lực. Thế kỷ 18, những người theo Thanh Giáo (một hệ phái Tin Lành) chạy trốn sự áp bức tôn giáo ở Âu Châu, nhưng khi đến Mỹ lại áp dụng chính sách diệt chủng dân Da Đỏ để truyền đạo. Vậy thực ra, sự truyền đạo Ki Tô trên thế giới không phải là để truyền bá văn minh hay đẩy mạnh những thăng tiến về vấn đề tâm linh hay trí tuệ của con người, mà hầu như ở khắp mọi nơi đều có cùng một chính sách cưỡng bức, mua chuộc, lừa dối v.. v.., đám tín đồ tân tòng kém hiểu biết, đưa họ vào trong vòng mê tín của một ngục tù tâm linh, để kiếm lợi vật chất và ngự trị trên đám tín đồ này. Điều này đã rất rõ ràng trong lịch sử nhân loại.

Thật vậy, chúng ta chỉ cần xét xem tuyệt đại đa số tín đồ Ca-Tô ngày nay thuộc giới nào trong xã hội khoan nói đến chuyện trong mấy thế kỷ trước. Chúng ta cũng xét xem những nhà truyền giáo Ca-Tô đã truyền đạo thành công ở lớp người nào trong quần chúng. Vài tài liệu sau đây hi vọng sẽ làm sáng tỏ vấn đề.

Về phương diện tín đồ, theo nhận xét của Malachi Martin, nguyên giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh ngay tại Vatican, trong cuốn The Keys of This Blood thì:

“Tự bao giờ, Ca Tô Giáo chỉ nảy nở trong đám dân chúng nghèo khổ và ít học.”

(Catholicism has always flourished only in poor population of low educational quality)

Cùng một ý tưởng, Adrian Pigott viết trong cuốn Freedom’s Foe – The Vatican:

“Họ (giáo dân) được nuôi nấng trong cái mà Tiến Sĩ Barnado gọi là “Bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã”.. Thất học luôn luôn thịnh hành trong các nước theo Ca Tô Giáo Rô-ma- nhờ đó mà tập đoàn linh mục có thể nảy nở”

(They have been brought up in what Dr. Barnado called “The thick darkness of Romanism”.. Illiteracy is always prevalent in Romanist countries – to enable Priestcraft to flourish.)

Toàn Quyền Đông Dương J. L. de Lanessan, cách đây hơn 100 năm, trong cuốn Les Missions et leur Protectorat, trích dẫn bởi Patrick J. N. Tuck, cũng đưa ra một nhận xét như sau:

“Thật ra, trong hơn 2 thế kỷ mà các Hội Truyền Giáo Ca Tô hoạt động ở Trung Hoa và bán đảo Đông Dương, có lẽ họ không cải đạo được quá 10 học giả. Toàn thể giới cầm quyền có học của dân chúng đã tránh né sự truyền đạo của họ. Đại cương thì các nhà truyền giáo chỉ tuyển mộ được tín đồ trong những giai cấp thấp nhất, và phần lớn là những kẻ, vì lý do này hay lý do khác, đã bị xã hội An-Nam ruồng bỏ.”

(In fact during the two centuries and more that the Catholic Missions have been operating in China and the Indochinese peninsula they have probably not converted more than ten scholars in all. The entire educated and governing class of the population has evaded their proselytism. In general Catholic missionaries only recruit from among the lowest classes, and mainly among those who, for various reasons have been rejected by Annamese society.)

Và Nữ học giả Ca-Tô Joane H. Meehl, sau khi đã nhìn thấy rõ chủ đích và những việc làm của Giáo hội Ca-Tô từ thế kỷ 4 cho tới ngày nay, đã viết trong cuốn “Người Tín Đồ Ca-Tô Tỉnh Ngộ” (The Recovering Catholic, Prometheus Book, 1995, trang 288):

“Đạo Ca-Tô chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bằng giáo dục (mở mang dân trí. TCN) và đời sống kinh tế thoải mái.” (Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being).

Nhưng giáo dục và đời sống kinh tế thoải mái chưa chắc đã khắc phục nổi những gì đã ăn sâu vào đầu óc tín đồ, cha truyền con nối trong nhiều đời. Bởi vậy chúng ta thấy, ngày nay có một số tín đồ Ca-Tô Việt Nam, vì sự tiến bộ trí thức của nhân loại, nên cũng trở thành những người gọi là trí thức theo nghĩa cũng có những hiểu biết cập nhật ngoài đời, nhưng về vấn đề tôn giáo, vẫn không thoát ra khỏi được cái ngục tù tâm linh cha truyền con nối đã khắc sâu vào tâm khảm họ. Đọc những gì họ viết, từ các “bề trên” cho tới những bậc khoa bảng trong đám tín đồ, về tôn giáo của họ, về các “đức thánh cha” của họ v.. v.., chúng ta thấy rõ như vậy.

Ngày nay, những nghiên cứu sâu rộng về Thánh Kinh của các học giả Tây phương trong vòng 200 năm gần đây đã chứng tỏ là nhiệm vụ truyền đạo, rao giảng Tin Mừng (sic) trên thế giới không có căn bản trong Thánh Kinh. Bởi vì Giê-su không bao giờ có ý định thành lập một giáo hội phổ quát như đã chứng minh trong phần trên, và nhất là Giê-su không có ý định giảng đạo của ông ta cho bất cứ sắc dân nào ngoài dân Do Thái. Điều này thật là rõ ràng trong Thánh Kinh. Vậy nhiệm vụ truyền đạo của Ki Tô Giáo từ đâu mà ra?

Giáo hội dựa vào câu trong Thánh Kinh, Matthew 28: 19, 20, cho là lời của Giê-su dạy các môn đồ:

“Hãy đi đến mọi quốc gia để làm cho họ thành tín đồ của ta, làm lễ rửa tội họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, dạy cho họ biết phải vâng giữ mọi điều răn ta dạy các ngươi; và ta sẽ ở với các ngươi cho đến ngày tận cùng của thời đại”

(Go therefore and make disciples of all the nations, baptizing them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit, teaching them to observe all things that I have commanded you; and lo, I am with you always, even to the end of the age.) để viện cớ thi hành sách lược truyền đạo bằng bạo lực và cưỡng bách trên khắp thế giới.

Trước hết, chúng ta nên biết rằng câu trong Thánh Kinh trên không phải là câu Giê-su nói khi còn sống mà là khi đã chết rồi, và theo lý luận của nền Thần học Ca-Tô, đã sống lại sau ba ngày ba đêm (nhưng thực ra chỉ có hơn một ngày và 2 đêm : từ 3 giờ chiều thứ Sáu đến sáng sớm Chủ Nhật), và hiện ra trước các tông đồ, ra lệnh cho họ đi khắp thế giới truyền đạo, nếu chúng ta có thể tin được chuyện “sống lại” đầy tính cách hoang đường này. Ngày nay, ngoài đám tín đồ thấp kém, không còn ai, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, tin vào chuyện “sống lại” của một xác chết. Các nhà Thần học đã tìm cách giải thích khác đi sự “sống lại” (resurrection) của Giê-su và gọi đó là sự sống lại của tinh thần (spiritual resurrection).

Thứ đến, tất cả các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay đã cho rằng câu mà giáo hội đặt vào miệng Giê-su sau khi ông ta đã nằm yên dưới mồ là do chính giáo hội thêm thắt vào Thánh Kinh sau này để thực hiện âm mưu bành trướng đạo với mục đích chính yếu là tạo quyền lực trên đám dân ngu dốt và vơ vét của cải thế gian. Chúng ta chỉ cần nhìn vào tâm cảnh nô lệ Vatican của các tín đồ và tài sản của giáo hội trên khắp thế giới là thấy ngay nhận định như trên của các học giả không phải là vô căn cứ. Mặt khác lời dạy ở trên khi Giê-su đã chết hoàn toàn mâu thuẫn với những lời ông dạy tông đồ đi truyền đạo khi ông ta còn sống.

Ngoài ra, trong phần phân tích bằng chứng ngụy tạo ra chuyện Giê-su thành lập giáo hội và trao quyền lại cho Phê-rô ở trên, chúng ta đã thấy rõ, Thánh Kinh viết rằng Giê-su tin rằng ngày tận thế sắp tới, sẽ xảy ra ngay trong thời đại của ông, vậy bảo các tông đồ đi truyền đạo trên thế giới để làm gì? Như trên đã nói, trong Thánh Kinh có nhiều điều trái ngược hẳn với tinh thần của câu giáo hội ngụy tạo, đặt vào miệng Giê-su khi ông ta đã chết. Chứng minh?

Thứ nhất, tín đồ Ki Tô Giáo nói chung tin rằng Thánh Kinh là những lời mạc khải không thể sai lầm của Chúa, Chúa Cha cũng như Chúa Con. Thánh Kinh viết rằng trái đất phẳng và dẹt, đứng yên một chỗ, ở trên có một vòm trời bằng đồng thau v..v.. Vậy, ngay cả Chúa Cha cũng không biết là quả đất tròn và cho đến thế kỷ thứ 4, Thánh Augustine, bậc Thánh của Ca-Tô Giáo được coi là ông tổ của nền Thần học Đức Tin Ca-Tô, có trí tuệ siêu việt v..v.. cũng còn không quan niệm nổi một trái đất có hình cầu qua lời phát biểu: “Không thể nào có chuyện có người ở phía bên kia của trái đất, vì Thánh Kinh không ghi lại bất cứ một giống người nào như vậy trong các hậu duệ của Adam” (It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the descendants of Adam). Vậy, trước đó gần 400 năm, Chúa Con (Giê-su) bảo các tông đồ đi đến “mọi quốc gia” thì đó là những quốc gia nào? Hiển nhiên đó không phải là những quốc gia ở phía bên kia của một trái đất hình cầu, mà chỉ là những quốc gia giới hạn trong tầm nhìn của Giê-su, nghĩa là không ra ngoài những quốc gia trong miền Trung Đông. Điều này thật là rõ ràng khi chúng ta đọc nhận định sau đây của giáo sư thần học Uta Ranke-Heinemann:

Giê-su không hề có ý định thành lập một “giáo hội”, nhất lại là một “giáo hội phổ quát” trên khắp thế giới. Về một thí dụ chân thực về quan điểm của Giê-su, chúng ta hãy xét đoạn văn trong Thánh Kinh, Matthew 10: 5-6, nội dung đối ngược hẳn với nhiệm vụ truyền giáo trên thế giới: Mười hai tông đồ Giê-su phái đi để truyền đạo với lời dặn dò: “Không được đi đến nơi nào có dân Gentiles, và không được vào thành phố nào của dân Samaritan, mà chỉ đi đến những con dân Do Thái bị lạc” (nghĩa là chỉ đi rao truyền đạo Chúa trong dân Do Thái mà thôi. Và câu tiếp theo trong Thánh Kinh, Matthew 10:7“Trong khi đi hãy rao truyền tin Nước Trời đã gần đến rồi”.). Hai đoạn khác là trong Matthew 15:24: “Ta được phái xuống trần chỉ để cứu đàn chiên Do Thái bị lạc mà thôi”, Matthew 10: 23: “Ta bảo đảm với các ngươi, các ngươi chưa đi hết các thành phố của Do Thái thì Con của Người (nghĩa là Ta: Giê-su) đã đến rồi”.

Chính Giê-su – và ngày nay mọi nhà thần học đều biết vậy – tin rằng Nước Chúa sắp tới. Điều này đối ngược với nhiệm vụ truyền bá đạo một cách đại qui mô trên thế giới.

[Uta Ranke-Heinemann, Ibid., p. 215: Jesus has no intention of founding a “church” and certainly not a “church universal.” For an authentic example of Jesus’ view, consider Matt 10:5-6, which expresses the exact opposite of a universal commission: “These twelve Jesus sent out, charging them, “Go nowhere among the Gentiles, and enter no town of the Samaritans, but go rather to the lost sheep of the house of Israel.” Two further authentic passages are Matt 15:24, “I was sent only to the lost sheep of the house of Israel,” and Matt. 10:23, “You will not have gone through all the towns of Israel, before the Son of Man comes.” …Jesus himself – and all theologians have by now acknowleged this – believed that the Kingdom of God would be coming soon. But that is the opposite of a world mission in the grand style.]

Chúng ta cũng đã biết, trong Tân Ước, cả 4 Phúc Âm: Matthew 16: 27-28, 24:34; Mark 9:1, 13:30; Luke 21:27, 32; và John 14:3, đều viết rõ là Giê-su tin rằng Ngày Tận Thế đã sắp tới, và ông ta sẽ trở lại ngay khi một số tông đồ của ông còn sống, vậy ông ta không có lý do gì để mà sau khi chết lại nhỏm giậy truyền cho các tông đồ phải đi truyền đạo của ông ta trên khắp thế giới, tới nay đã 2000 năm rồi. Cho nên, sự bành trướng trên thế giới của đạo Giê-su chẳng qua chỉ là sự bành trướng của những tổ chức tôn giáo thế tục, dùng nhân vật Giê-su để huyễn hoặc đầu óc của con người, tạo thế lực và của cải vật chất như lịch sử đã chứng tỏ. Giáo hội lừa dối tín đồ, dạy họ phải đi truyền đạo, một nhiệm vụ cao quý để loan báo Tin Mừng của Chúa, hứa hẹn với họ một cái bánh vẽ trên trời, và tín đồ, vì không đọc Thánh Kinh, và vì một niềm tin không cần biết không cần hiểu, nên nhắm mắt đi truyền đạo với tất cả những thủ đoạn bất lương mà lịch sử đã ghi rõ, mà không hề biết rằng đó chỉ là sách lược bành trướng của giáo hội trên thế giới, trái ngược hẳn với những gì Giê-su nói trong Thánh Kinh.

Kết Luận Cho Mục III: Giê-su dạy các tông đồ chỉ được đi truyền đạo của ông về một “Nước trời” sắp đến trong những bộ lạc Do Thái. Vậy giáo hội dựa vào một câu Giê-su nói sau khi đã chết để đi truyền đạo trên thế giới thật ra chỉ là thực hiện âm mưu bành trướng đạo với mục đích chính yếu là tạo quyền lực trên đám dân ngu dốt và vơ vét của cải thế gian.

Vậy thì, người Việt Nam theo Ca-Tô Giáo Rô-ma hay đạo Giê-su là vì cái gì?

Mục IV. Những Người Không Phải Là Dân Do Thái Có Được Giê-su Cứu Rỗi Không?

Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, xuất bản năm 1995, trang 76, để trả lời câu hỏi “Tại sao nhân loại cần cứu rỗi?”, giáo hoàng John Paul II đã trích dẫn một câu trong Phúc Âm John làm luận điểm giải thích, “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”. Câu trên không phải là lời giải thích cho câu hỏi “Tại sao nhân loại cần đến sự cứu rỗi?” mà là một khẳng định về đức tin Ca-Tô gồm có hai mặt: 1) huyễn hoặc những người nhẹ dạ cả tin, mê mẩn về một sự sống đời đời, sau khi chết, ở trên một thiên đường giả tưởng, bằng cách tin vào một nhân vật đầy tính chất huyền thoại do nền thần học Ki Tô Giáo tạo dựng lên; và 2) hù dọa những người đầu óc yếu kém về một sự luận phạt phi lý và hoang đường.

Điều này thật là rõ ràng khi về sau, tháng 7, 1999, chúng ta thấy Giáo Hoàng John Paul II, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, đã phải thú nhận là “không làm gì có thiên đường trên các tầng mây”Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế” (Hell is not a punishment imposed externally by God).

Phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đường trên trời và một hỏa ngục trong lòng đất, giáo hoàng cũng đã phủ nhận luôn sự cứu rỗi và luận phạt của Chúa, một sự hứa hẹn thuộc một đời sau do đó không ai có thể kiểm chứng, và một sự đe dọa cùng loại, hoang đường, mà giáo hội vẫn tiếp tục dùng cho tới ngày nay để nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín. Đa số tín đồ Ca-Tô không biết đến sự phủ nhận thiên đường và hỏa ngục của giáo hoàng. Những thuộc hạ của giáo hoàng giải thích: che dấu sự thực là điều cần thiết để giữ đức tin của tín đồ, để cho niềm tin của họ khỏi bị chao đảo. Người ngoài giáo hội thì cho đó là hành động bất lương trí thức (intellectual dishonesty), vì giáo hội đã biết là không làm gì có thiên đường hay hỏa ngục, mà vẫn dụ tín đồ bằng cái bánh vẽ cứu rỗi, và hù dọa họ bằng một hỏa ngục giả tưởng.

Nhưng chính cái câu mà Giáo hoàng John Paul II trích dẫn trong Tân Ước ở trên đã làm cho Giáo hoàng lộ bộ mặt lừa dối tín đồ bằng một điều huyễn hoặc được thêm thắt vào trong Tân ước về sau để khuyến dụ đám tín đồ đầu óc thấp kém, vì câu đó không có một giá trị thiết thực nào. Bình luận câu John 3:16 ở trên, học giả Lloyd Graham cho rằng “Chưa bao giờ có nhiều ngụy biện có tính cách dạy đời được buộc chung với nhau trong một câu ngắn ngủi như trên” (No greater number of didactic fallacies were ever strung together in one short sentence) vì Thiên Chúa không hề thương yêu thế gian, Thiên Chúa không ban cho thế gian bất cứ cái gì; ông ta không có “người Con duy nhất”, lòng tin không cứu được một ai, và không có cái gì gọi là cuộc sống đời đời. (God does not love the world; God does not give the world anything; he has no “only begotten Son”, belief will not save anyone, and there is no such thing as everlasting life)

Thật vậy, phân tích câu trong Phúc Âm John mà giáo hoàng John Paul II viện dẫn ở trên chúng ta thấy ngay câu đó hoàn toàn vô nghĩa và phi lý. Thật vậy, trừ phi chúng ta chỉ biết cầm cuốn Thánh Kinh, không hề đọc, và nhắm mắt cầu nguyện. Nếu chúng ta mở mắt ra nhìn những cảnh khổ, cảnh bất công, cảnh con nít mới sinh ra đã bị khuyết tật hay chỉ là một quái thai v..v.. ở khắp nơi trên thế gian, kể cả trong các nước mà đa số dân chúng là tín đồ Ki Tô Giáo, thí dụ ở bên Anh có một gia đình Ca-Tô sinh ra một quái thai, hai thân dính liền nhau nhưng chỉ có một trái tim, thì không có cách nào chúng ta có thể chấp nhận luận điệu thần học của Giáo hoàng John Paul II: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian..” Chúng ta nên biết, theo niềm tin trong Ca-Tô giáo thì Thiên Chúa gồm những thuộc tính “toàn nhân”, nghĩa là vô cùng nhân từ, và “toàn năng”, nghĩa là làm gì cũng được. Hơn nữa, một Thiên Chúa mà chỉ thương yêu những người tin mình thì thực chất chỉ là một ngụy Chúa, không xứng đáng để cho con người tin, đừng nói đến kính trọng và thờ phụng. Sự hiện hữu của những cảnh khổ, những chiến tranh tôn giáo, những sự xấu ác ở trên đời là một nghịch lý mà từ xưa đến nay các nhà thần học Ki Tô Giáo không sao giải thích nổi để biện minh cho một Thiên Chúa Toàn Năng “ quá thương yêu thế gian”. Lối giải thích nghe suôi tai đối với những tín đồ đầu óc mê muội nhưng lại có tính cách mạ lỵ đối với tư duy con người trong thế giới văn minh tiến bộ như ngày nay là: “đầu óc con người không hiểu được những ý định hay việc làm của Thiên Chúa”.

Câu John 3: 16 ở trên: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”, và câu tiếp theo, John 3: 18: “Người nào không tin vào Giê-su thì đã bị đầy đọa rồi, vì người đó không tin vào đứa con duy nhất của Thượng đếtheo tôi, là những câu vô nghĩa và bậy bạ nhất trong Tân Ước vì những câu này chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giê-su mà thôi. Lẽ dĩ nhiên chỉ có những người sinh sau Giê-su mới có thể biết đến Giê-su và tin Giê-su để không bị luận phạt và có cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên sau khi chết. Như được viết rõ trong Tân Ước, ngay cả bố mẹ Giê-su là Joseph và Maria, cùng các em trai em gái Giê-su cũng không tin Giê-su là đấng cứu thế, trái lại còn cho là Giê-su đầu óc bất bình thường (out of his mind), cho nên chắc chắn là họ đều bị Giê-su luận phạt và đày đọa xuống hỏa ngục vĩnh viễn? Lịch sử loài người đâu chỉ bắt đầu từ khi Giê-su 30 tuổi. Ấy thế mà vẫn có vô số người tin vào những cái câu nhảm nhí này.

Điều hiển nhiên là, trước khi Giê-su sinh ra đời thì nhân loại đã trải qua bao nhiêu thế hệ trong nhiều ngàn năm, trong đó có các thế hệ của tổ tiên, ông bà Giê-su. Ai biết đến Giê-su? Ai tin Giê-su? Vậy tất cả cũng đều bị Giê-su luận phạt hay sao? Trước năm 1533, người Việt Nam không ai nghe và biết đến tên Giê-su, hiển nhiên không ai có thể tin Giê-su, vậy tất cả dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm trước năm 1533 cũng bị luận phạt hay sao? Những người Việt Nam tân tòng Ca Tô Giáo có nghĩ đến các điều hoàn toàn vô nghĩa như trên hay không? Cái tín điều phi thực tế, phi nhân tính, phi lôgic như vậy mà giáo hoàng nêu lên được trong thời đại này thì kể cũng lạ. Điều lạ hơn nữa là các tín đồ vẫn còn tin theo cái tín lý quái gở đó với một tâm cảnh vô cùng ích kỷ, chỉ nghĩ đến đời sống đời đời sau khi chết của riêng mình, mà không hề nghĩ đến bản chất ác độc, phi lý, phản khoa học, hoang đường, bất khả áp dụng, của sự luận phạt của Giê-su. Không những chỉ ích kỷ mà họ còn để lộ một tinh thần yếu kém, sợ sệt thần linh trong thời đại tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay mà quan niệm thần linh khi xưa đã không còn chỗ đứng. Trong thời đại mà các thần bình vôi, thần cây đa, thần hà bá v..v.. đã không còn ý nghĩa, tại sao họ vẫn còn có thể tin vào một “Thiên Chúa” của người Do Thái cách đây 2000 năm mà bản chất cũng không khác gì những “Thiên Chúa” trong dân gian trên khắp thế giới? Vậy thì chúng ta hãy bắt sang câu hỏi:

Những sắc dân phi-DoThái có phải là đối tượng cứu chuộc của Giê-su không?

Việt Nam hiển nhiên không phải là Do Thái, câu này nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng thực ra lại rất quan trọng, vì vấn đề chính tôi muốn đặt ra cho đồng bào Việt Nam của tôi là: Người Việt Nam có hi vọng được Giê-su cứu chuộc hay cứu rỗi không? Câu trả lời của riêng tôi là một chữ “KHÔNG” quyết định. Tại sao? Tại vì Tân Ước đã khẳng định như vậy. Chứng minh?

Đọc Tân Ước, chúng ta thấy là Giê-Su sẽ chỉ cứu dân Do Thái ra khỏi tội lỗi (Matthew 1: 21: for He will save His people from their sins) và sẽ ngự trị trên dân Do Thái đời đời mà thôi (Luke 1: 33: And He will reign over the house of Jacob for ever). Ngoài ra chúng ta cũng còn thấy là Giê-su rất ghét những người không phải là Do Thái (Matthew 15: 21-28). Và Thánh Paul khẳng định, theo lời mạc khải của Thiên Chúa: Hebrew 13: 8: “Giê-su Ki Tô luôn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và cho tới mãi mãi.” (Jesus Christ is the same yesterday, today, and forever). Điều này có nghĩa là nhiệm vụ xuống trần, chủ trương chỉ cứu chuộc người Do Thái mà thôi v.. v.., và thái độ bộc lộ ghét người phi-Do Thái của Giê-su, không bao giờ thay đổi. Vậy thì những sắc dân phi – Do Thái, trong đó có Việt Nam, mong cái gì ở Giê-su? Tôi không hiểu các trí thức theo Ca-Tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam có biết đến những điều này hay không. Cho nên tôi thật thương hại những người không phải là dân Do Thái mà cứ sống trong ảo vọng, mơ tưởng rằng sẽ được Giê-Su cứu rỗi và cho mình một cuộc sống đời đời trên Thiên Đường trước nhan thánh Chúa, một luận điệu bịp bợm của Giáo hội như trong sự phân tích câu John 3: 16 trong Tân ước ở trên.

Câu chuyện sau đây trong Tân Ước sẽ chứng tỏ rằng sự ước mơ của những tín đồ Việt Nam theo Ki Tô Giáo để được Giê-su cứu rỗi đích thực là một ảo vọng. Chúng ta hãy đọc và đọc kỹ đoạn sau đây trong Tân Ước, Matthew 15: 21-28:

“Thế rồi Giê-Su đi tới vùng Tyre và Sidon. Và có một người đàn bà người Canaan đến từ vùng đó và kêu với Giê-Su “Hãy thương tôi, Chúa ơi, Con của David. Con gái tôi đang bị quỷ ám nặng.” Nhưng Người không thèm trả lời bà ta một tiếng. Và các đệ tử của Giê-Su tới và yêu cầu Giê-Su: “Hãy đưổi bà ta đi, vì bà ta cứ kêu cứu cùng chúng ta.” Nhưng Giê-Su trả lời: “Ta được phái xuống đây chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi.” Rồi người đàn bà kia tới và thờ phượng Giê-Su và nói: “Chúa ơi, hãy giúp tôi.” Nhưng Người trả lời: “Lấy bánh của con dân Do Thái mà ném cho mấy con chó nhỏ [nghĩa là những người phi- Do Thái] ăn thì thật là chẳng tốt tí nào.” Và người đàn bà kia nói: “Đúng vậy, Chúa ơi, nhưng dù là những con chó nhỏ thì chúng cũng được ăn những mảnh bánh vụn rơi vãi từ trên bàn của chủ chúng xuống chứ.” Rồi Giê-Su trả lời: “Ô, Bà Già! Lòng tin của bà thật là lớn lao! Thôi tôi cũng chiều theo ý bà.” Và con gái bà ta hết bị quỷ ám ngay từ gìờ phút đó.”

(When Jesus went out from there and departed to the region of Tyre and Sidon. And behold, a woman of Canaan came from that region and cried out to Him, saying, “Have mercy on me, O Lord, Son of David! My daughter is severely demon-possessed.” But He answered not a word. And His disciples came and urged Him, saying, “Send her away, for she cries out after us.”. But He answered and said, “I was not sent except to the lost sheep of the House of Israel.” Then she came and worshipped Him saying, “Lord, Help me!” But He answered and said, “ It is not good to take the children’s bread and throw it to the little dogs.” And she said, “True, Lord, yet even the little dogs eat the crumbs which fall from their masters’ table.” Then Jesus answered and said to her, “O woman, great is your faith! Let it be to you as you desire.” And her daughter was healed from that very hour.)

Tôi xin để cho các độc giả tùy ý nhận định về tư cách, đạo đức và lòng vị tha của Giê-Su trong câu chuyện trên. Tôi không hiểu các đồng bào theo đạo Giê-su của tôi nghĩ thế nào khi đọc đoạn trên trong Thánh Kinh, rất có thể lòng tin của họ mãnh liệt và tự coi mình thấp hèn như bà già trong chuyện, cho nên vẫn tin rằng nếu mình hết lòng tin thì Giê-su sẽ đoái thương và cứu rỗi phần hồn sau khi chết, dù Giê-Su cũng đã chết như mình sẽ chết.

Đọc Thánh Kinh tôi nhận thấy tin theo Chúa kể cũng khá mất nhân vị: khi thì bị mắng là Satan (Phê rô), khi thì bị mắng là chó, nếu không phải là người Do Thái, khi thì bị mắng là đồ điên và mù, khi thì bị rủa là đồ rắn độc, bị đày đọa hỏa ngục v..v.. nếu chẳng may không chịu tin ông ta là con của Thượng đế. Hình ảnh của một Chúa nhân từ, được quảng cáo là “Jesus loves you” đầy trên đường phố ở Mỹ, quả thật không phù hợp với những ngôn từ Chúa nói trong Thánh Kinh.

Về chuyện Giê-su gọi người phi-Do Thái là chó ở trên, Tiến Sĩ Madalyn O’Hair bình luận như sau:

Trừ khi anh là người Do Thái, chẳng ai muốn anh trong tôn giáo này [Đạo Giê-su]. Đối với người nào thực sự “thực tâm cảm thấy Giê-Su là đấng cứu thế của họ” tôi xin giới thiệu một nhà phân-tâm học.

(Unless you are a Jew, you are not wanted in this religion. For someone who really “truly feels in his heart that Jesus is his Savior” I would recommend a psychiatrist.)

Và, Frederick Heese Eaton bình luận như sau trong cuốn Scandalous Saints, trang 214:

Giê-Su thường nhắc nhở đệ tử là phải thương yêu nhau, và thương yêu ngay cả kẻ thù (John 13:35; Matthew 5:44) Nhưng khi một người đàn bà không phải là người Do Thái tới nhờ Giê-Su chữa lành bệnh cho con gái, thì Giê-Su lại bảo bà ta rằng, “Không thể lấy bánh của con dân Do Thái vứt cho chó ăn.” (Matthew 15:26) Nói một cách khác, ông nói, “Người phi Do Thái là đồ chó. Tại sao ta lại phải làm bất cứ gì cho ngươi?” Anh cảm thấy thế nào khi Jesus gọi anh là chó? Gọi người phi Do-Thái là đồ chó không phải là sự biểu thị của lòng thương yêu. Giê-Su thật là hỗn hào, kiêu căng và tự phụ khi gọi người đàn bà kia là chó. Vậy trong vấn đề thực hành, Thánh Giê-Su chẳng có chút gì là Thánh cả. Những sự kiện [trong Tân ước] cho thấy Giê-Su thực sự ghét những người phi Do-Thái.

[Frederick Heese Eaton, Scandalous Saints, p. 214: Jesus repeatedly admonished his disciples to love one another, and even to love their enemies. (John 13:35; Matthew 5:44) Yet when a non-Jewish woman begged him to heal her daughter, Jesus told her, “It is not fit to take the children (of Israel’s) bread and to cast it to dogs.” (Matthew 15:26) In other words he said, “You non-Jews are dogs. Why should I do anything for you?” How would you like to have Jesus call you a dog? Calling people dog who were not Jews is hardly an expression of love. Jesus was insolent, arrogant and conceited in calling this woman a dog. So in actual practice, Jesus the Saint was not so saintly after all. The facts show that Jesus actually hated those who were not Jews.]

Người Việt Nam không phải là người Do Thái, ai cũng biết vậy, nhưng vẫn cần phải nhắc lại ở đây. Tuy nhiên chẳng có ai cấm người Việt nam tin rằng mình sẽ được Giê-su cứu chuộc như cứu chuộc người Do Thái, dù mình không phải là người Do Thái. Nhưng chẳng có ai nghĩ đến chuyện là chính người Do Thái lại không tin Giê-su là đấng cứu tinh của họ và do đó đã từ chối không chấp nhận vai trò cứu chuộc của Giê-su như chúng ta đã biết trong một đoạn trên.

Kết Luận Cho Mục IV: Tân Ước viết rất rõ: Giê-su sinh ra chỉ để cứu dân tộc Do Thái mà thôi và còn thậm ghét nhưng người phi-Do Thái: Matthew 1: 21; Matthew 15: 21-28; Matthew 15:26.

Vậy thì, người Việt Nam theo Ca-Tô Giáo Rô-ma hay đạo Giê-su là vì cái gì?

Mục V. Trí Tuệ Và Đạo Đức Của Giê-su

Trước hết, có lẽ chúng ta cần phải trích dẫn nhận định về Giê-su của Bertrand Russell, một thiên tài toán học và triết lý, đã được giải thưởng Nobel năm 1950:

Xét về trí tuệ hay đức hạnh tôi không thể nào cho rằng Đức Ki-Tô cũng cao cả như vài người khác được biết trong lịch sử. Tôi nghĩ rằng, về trí tuệ hay đức hạnh, tôi phải đặt Đức Phật và Socrates lên trên Đức KiTô.”

(I cannot myself feel that either in the matter of wisdom or in the matter of virtue Christ stands as high as some other people known to history – I think I should put Buddha and Socrates above him in those respects.)

Nhận định như trên, Bertrand Russell quả đã đánh giá quá cao Giê-su khi so sánh với Socrates và Đức Phật, vì nghiên cứu kỹ về hai thuộc tính của Giê-su: trí tuệ và đạo đức, chúng ta thấy Giê-su không có gì có thể so sánh với Socrates và Đức Phật. Tại sao? Vì trí tuệ của Giê-su không thể gọi là trí tuệ, và đạo đức của Giê-su cũng không thể gọi là đạo đức. Chứng minh?

Trước hết là về trí tuệ. Trí tuệ phản ánh trong những lời giảng dạy hay giáo lý của Giê-su. Vậy thì, Giê-su giảng dạy những gì? Nhận định sau đây của Joseph L. Daleiden, một học giả Ca-Tô, trong cuốn The Final Superstition, trg. 174, về cái gọi là giáo pháp của Giê-su có thể giúp chúng ta nhìn rõ vấn đề một cách tổng quát:

Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giêsu. Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ… Một điều rõ ràng: Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt (đạo văn) những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn “Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm”, Joseph McCabe (Một Linh Mục Ca Tô. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái và dân gian.

[Daleiden, Joseph L., The Final Superstition, p. 174: There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus. Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, and Hindu religions… But one thing is certain: Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so called pagan religions. In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.]

Thật vậy, đọc Thánh Kinh và với một chút kiến thức về triết học và tôn giáo, chúng ta có thể thấy rõ là nhận định của Daleiden không phải là sai. Và chúng ta nên nhớ, Joseph L. Daleiden chỉ nói về những điều mà người ta cho là có ý nghĩa phần nào về đạo đức và luân lý, chứ không kể đến những điều vô đạo đức và phi luân lý của Giê-su trong Tân ước như tôi sẽ chứng minh trong một phần sau.

Trong cuốn sách có tên là Một Thời Để Cho Sự Ngay Thẳng Của Ki Tô Giáo [A Time For Christian Candor], Giám Mục Pike đã thảo luận về các niềm tin của tín đồ đối với Giê-su, và chứng minh rằng Giê-su chỉ là một người thường, trang 108, như sau: “Cuốn Tân Ước thật là rõ ràng. Thật vậy, những sự kiện (trong Tân Ước. TCN) tự bao giờ vẫn luôn luôn rõ ràng cho bất cứ ai nhìn thấy chúng. Giê-su sinh ra ở một địa phương đặc biệt, vào một thời điểm đặc biệt. Mẹ và các em ông ta không cho rằng ông ta có một nhiệm vụ nào khác với nhiệm vụ của một con người.” (The new Testament is clear enough. Indeed, the facts have always been clear enough for any man to behold. Jesus was born in a particuliar place at a particular time. His mother and brothers did not understand that He had more than a human role to perform.), và Giê-su có những giới hạn về hiểu biết, trang 109, “Giê-su có một đầu óc giới hạn – điều này cũng đúng cho mọi người. Thí dụ, giống như các thầy tu Do Thái cùng thời, Giê-su cho rằng David đã viết tất cả bộ Thi Thiên cho nên ông ta đã viện dẫn thi thiên số 110 mà ông ta cho là của Vua David (thực ra là bài thơ này được viết sau thời của David), khi tranh luận với người dân Pharisees. Và ông ta nghĩ, cũng như mọi người trong thời đó, là ngày tận thế đã sắp đến. [He had a limited mind – as is true of every man. For example, like his fellow rabbis He thought that David wrote all the Psalms and hence He quotes as of Davidic authorship Psalm 110 (which in fact is of later date) in an argument with the Pharisees. And He thought, in accord with the apocalyptic temper of his day, that the end of the world is near]. Ngoài ra chúng ta cũng còn biết, Giê-su tin rằng Ngũ Kinh (trong Cựu Ước) là do Moses viết, nhưng tất cả các học giả nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay đã chứng minh rằng Ngũ Kinh được viết trong nhiều thời kỳ khác nhau, bởi nhiều môn phái khác nhau, và sau khi Moses đã chết.

Khi chúng ta nói đến những điều giảng dạy của Giê-su thì chúng ta đã giả định rằng Giê-su có đầy đủ tư cách của một ông Thầy, đã để lại cho hậu thế một giáo lý nhất quán và phổ quát. Nhưng chúng ta không thể tìm thấy những thuộc tính này trong Ki Tô Giáo, vì với một tôn giáo thuộc loại “cứu rỗi” thì vấn đề không phải là những tiêu chuẩn đạo đức hay những triết lý về nhân sinh mà tất cả chỉ tùy thuộc vào lòng tin vào Giê-su chứ không liên quan gì đến những điều giảng dạy, nếu có, của Giê-su, và tất nhiên không mấy liên quan gì đến nhiệm vụ cứu chuộc hay cứu rỗi của Giê-su.

Để hiểu rõ vấn đề hơn, và để chúng ta có một khái niệm về vai trò của Giê-su trong một tôn giáo “cứu rỗi” như Ca-Tô giáo, tôi xin trích dẫn vài đoạn sau đây của Tiến Sĩ George Dennis O’Brien, Giáo sư Triết, Viện Trưởng Viện Đại Học Rochester, trong cuốn “Thần Ki-Tô Và Đường Xe Lửa ở New Haven. Và Tại Sao Cả Hai Đều Chẳng Mấy Thành Công”. Trong cuốn sách này, giáo sư O’brien đã phân tích cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa một tôn giáo thuộc loại “cứu rỗi” và một tôn giáo “giác ngộ” như Phật Giáo, trg. 101-108:

Một tôn giáo “giác ngộ” tăng tiến trí tuệ tâm linh hoặc đạo đức của chúng ta bằng một giáo pháp nào đó. Một tôn giáo “cứu rỗi” cải đổi đời sống của chúng ta bằng cách dẫn chúng ta sống đời sống của chúng ta trong một người khác. [Chúa ở cùng ta]

…Khi bậc Thầy xuất chúng qua đời, giáo pháp của ông ta có thể tiếp tục sống.. Ông ta có thể có một giáo pháp như Tám Thánh Đạo (Bát Chánh Đạo. TCN) khiến cho cái trí tuệ chuyên biệt của ông ta tồn tại vĩnh viễn. Ngay cả khi bậc Thầy không để lại một giáo pháp nào mà chỉ là mẫu mực của một trí tuệ tìm tòi và lý tưởng về tính Thiện, như Socrates, cái gương sáng của ông Thầy tồn tại và làm tiêu chỉ cố gắng cho những đệ tử sau này. Tất cả những phương tiện trên để tiếp nối “đời sống của Sư Phụ” đều có ý thức cao và được áp dụng rộng rãi… Nhưng cái khung truyện đó không phải là chủ trương của Tân Ước. Không phải là giáo pháp của ông Thầy tồn tại, mà là chính “ông Thầy”. Mà dù như vậy đi chăng nữa thì cũng không có “ông Thầy” mà chỉ có “ông cứu thế”. Vì cách duy nhất để có một tôn giáo cứu rỗi là qua sự xâm nhập vào đời sống của tôi của một người có ý nghĩa lạ lùng khác, cái “người khác” này thật là cần thiết để cho câu chuyện có thể tiếp tục. Không có sự “sống lại” thì không thể có chuyện để mà kể.

Do đó, tôn giáo cứu rỗi tùy thuộc ở “cải đổi”, “sống lại”, “thay đổi tận gốc rễ” trên căn bản một đời sống sống với một người khác.

Trong một tôn giáo cứu rỗi, ta không thể đạt được một trình độ tâm linh cao bằng cách học hỏi về một chân lý nào đó, một sự kiện nào đó, một con người nào đó. Tất cả những điều trên đều có tính cách giáo dục và cao quý, nhưng đó không thuộc một truyện phim thuộc loại cứu rỗi. Trong câu chuyện về tội lỗi và cứu rỗi, con người tới một trạng thái mới bằng cách sống với một người khác.

Giêsu có hội đủ những tiêu chuẩn của những bậc Thầy xuất chúng về tâm linh không? Không đâu. Cái tiêu chỉ của sự siêu quần về tâm linh là con người phải là một bậc Thầy xuất chúng về tỉnh thức, về trí tuệ tâm linh, hoặc một tâm bình lặng. Giêsu không phải là một ông Thầy, mà là một ông cứu thế.

Chúng ta hãy coi một bậc Thầy xuất chúng. Socrates là một thí dụ tốt. Socrates là một đại sư về tỉnh thức tâm linh. Ông ta cho rằng ông không biết gì cả, chỉ đặt cho học trò vài câu hỏi có tính cách mưu mẹo, thách đố. Socrates muốn chắc rằng học trò bám vào chân lý chứ không bám vào Socrates.

Đức Phật là một thí dụ về một bậc Thầy “tôn giáo” xuất chúng cũng có cùng giáo pháp tự chứng như Socrates.

Đức Phật không phải là một đấng cứu rỗi, Người là Đấng Giác Ngộ. Người đã chứng được những chân lý về nhân sinh, và Người đã đưa ra Tám Thánh Đạo để hướng dẫn con người đạt tới cùng sự giác ngộ như Người và do đó thoát khỏi khổ đau..

Tương phản với những bậc Thầy xuất chúng kể trên, chúng ta phải nói rằng Giêsu hiển nhiên hiểu lầm về vai trò của một giáo pháp. Giêsu không có học trò (hay đệ tử) mà chỉ có môn đồ (hay tông đồ). Và điều này không phải là ngẫu nhiên. Giêsu nói: “Kẻ nào “tin vào” Ta thì sẽ được sống đời đời.” Không phải là tin vào giáo pháp của ta mà tin vào chính TA. Cái mà Giêsu “biết” không phải là sự giác ngộ, Giêsu chỉ biết Chúa Cha: “Chỉ có con mới biết Cha”, “Kẻ nào biết TA sẽ biết Cha”, “Chỉ có thể đến với Cha ta qua TA”.

Bất cứ Ki-Tô Giáo có thể là cái gì khác, có vẻ như là ở ngoài mặt rõ ràng đó là một tôn giáo thuyết giáo về sự cứu rỗi và một đấng cứu rỗi. Trước khi chúng ta cảm thấy chán ngấy với ý tưởng này, điều quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng hầu hết những chủ lực tinh thần lớn khác, không những là không thuyết giáo về sự cứu rỗi mà trong vài trường hợp, còn thực sự khinh ghét ý tưởng này. Hồi Giáo là một trường hợp điển hình… Người theo Hồi Giáo thấy rằng cái khái niệm Ki-Tô về một đấng cứu rỗi đã làm hạ phẩm giá của cả đấng cứu rỗi lẫn người được cứu rỗi.

Để sống đạo hạnh và tiến tới Giác Ngộ, con người cần những bậc Thầy chứ không cần tới các đấng cứu rỗi. Sự khác biệt thật là quan trọng. Xét về toàn diện, những tôn giáo đạo đức hay giác ngộ thì hợp với xu hướng của người Mỹ ngày nay hơn. Những tôn giáo này có hai lợi thế rõ rệt so với những tôn giáo dựa theo Thánh Kinh. Trước hết là những tôn giáo này có vẻ như là những con đường tâm linh tự lực Điều này hợp với tinh thần độc lập và tự tin của người Mỹ. Tuy rằng các bậc Thầy xuất chúng rất là đáng quý trong các tôn giáo này, nhưng họ cũng có thể được để qua một bên, và con người có thể tự học lấy. Người ta không thể tự cứu rỗi trong tôn giáo dựa vào Thánh Kinh. Lợi thế thứ nhì của các tôn giáo giác ngộ và đạo đức là những tôn giáo này có thể dẹp bỏ phần lớn cái mưu toan thần học. Nếu thực sự có các Thần – và trong Phật Giáo có vẻ như là không hề có – thì vai trò của các Thần là những bậc Thầy hữu ích (nhưng có thể bỏ qua), hoặc là những lý tưởng hay những nhân vật gương mẫu. Chân lý nằm trong giáo pháp chứ không nằm trong ông “Thầy – Cứu rỗi.”

[O’Brien, George Dennis, God and The New Haven Railway. And Why Neither One Is Doing Very Well, pp. 101-108: A religion of enlightenment improves our spiritual wisdom or our moral behavior by some teaching. A salvational religion converts our life by leading us to live our lives in another.

…When the great teacher dies, his teaching may well live on…He may have a teaching like the Noble Eightfold Path, which perpetuates his special wisdom. Even if the teacher leaves no teaching but only the example of an inquisitive mind and the ideal of the Good, like Socrates, the example of the teacher remains to be emulated by later students. All of those means of continuing “the life of the teacher” are eminently sensible and as broadly practiced as the planet is covered with talkers. But that scenario is not the New Testament line. It isn’t the teacher’s teaching that lives on, it is the “teacher”. But if that how it is, it is no “teacher” but “savior”. Since the only way to have a salvational religion is through the intrusion in my life of a strangely significant other, this “other” is indispensable for the ongoing story. Without “resurrection” the story cannot be told.

…Salvational religion depends, then, on “conversion”, “resurrection”, “radical change” on the basis of a life lived with another.

…In a salvational religion, one does not spiritual 10 by learning about some truth, fact, or person. All that is teacherly and noble, but it is not part of a salvational scenario. In a sin and salvation story, one comes to a new state by living with another.

…Does Jesus conform to the pattern of the great spiritual masters? He does not. The norm for spiritual masterhood is that one be a great teacher of enlightenment, spiritual wisdom, or the tranquil mind. Jesus is not a teacher, he is a savior.

Consider a great teacher. Socrates is a good example. Socrates is a master of spiritual enlightenment…He claims to know nothing; he only asks a few tricky questions…Socrates wants to make sure that the pupil is attached to the truth, not to Socrates.

Buddha is an examplar of a great “religious” teacher under the same Socratic self discipline.

Buddha is not a savior, He is the Enlightened One. He has seen the truths of human life, and he offers the Noble Eightfold Path as a guide to similar enlightenment and release from suffering..

In contrast to these great teachers, one would have to say that Jesus evidently misunderstands how teaching is played out. Jesus doesn’t have students, he has disciples. And not accidentally. Jesus says, “he who believes in ME shall never die.” Not who believes in my teaching, but who believes in ME. What Jesus “knows” is not enlightenment; he knows the Father. “Only the Son knows the Father. He who knows ME knows the Father. Only through ME can one come to the Father.

Whatever else Christianity may be, it seems on its face clearly to be a religion which preaches salvation and a savior. Before one becomes instantly bored with that idea, it is important to note that most other significanr spiritual contenders not only don’t preach salvation, in some cases they positively dislike it. Islam is a case in point. Muslims find the Christian notion of a savior demeaning both to the saver and the saved.

…For enlightenment and morality one needs teachers, not saviors. The distinction is crucial. On the whole, religions of morality or enlightenment are much more palatable to contemporary American taste. They have two distinct advantages over the Biblical tradition. In the first place they appear to be do-it-yourself spiritualities. This conforms to an American taste for independence and self-reliance. Although great teachers are valuable in these traditions, they are also dispensable, and one can be self-taught. One cannot be self-saved in the Biblical story. The second advantage of religions of enlightenment and morality is that they can dispense of most theological machinery. If there are Gods at all – and in Buddhism there appear to be none – then their role is either as helpful (but dispensable) teachers or as ideals and examplars. The truth is in the teaching, not in the teacher-savior.]

Qua vài tài liệu trên, chúng ta đã thấy về nhân vật Giê-su, trí tuệ là một cái gì không đáng để bàn tới vì, ngoài vài điều cóp nhặt từ các truyền thống Do Thái và dân gian, tất cả cái gọi là giáo pháp của Giê-su, đã được một số học giả nghiên cứu, nhận định rõ ràng. Sau đây là hai thí dụ điển hình:

a) “Tất cả những điều Giê-su nói, giáo lý, bài giảng đều đưa tới một đơn từ: “Ta””

(William Hirsch: All his sayings, his teachings, his sermons culminated in a single word: “I”)

b) Tất cả những điều rao giảng của Giê-su có thể nhận ra rõ ràng. Chúng nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Phúc Âm” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới”

(Hermann Samuel Reimarus: What belongs to the preaching of Jesus is clearly recognized. It is contained in two phrases of identical meaning, “Repent, and believe the Gospel,” or, as it is put elsewhere, “Repent, for the Kingdom of Heaven is at hand”).

Đó là về mặt trí tuệ. Thế còn về đạo đức thì sao? Chúng ta hãy bỏ qua những chuyện như Giê-su hỗn hào với cha mẹ, gọi Phê-rô là Satan, gọi một người đàn bà không thuộc dân Do Thái là chó, và nguyền rủa những người không tin Giê-su là đồ rắn rết v..v.. và dọa sẽ đầy đọa họ xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa vĩnh hằng của ông ta thiêu đốt. Trong Tân Ước còn có vài chuyện chứng tỏ hơn gì hết cái gọi là đạo đức của Giê-su.

1. Chuyện Giê-su đuổi quỷ, Matthew 8: 28 – 34:

Có hai người bị quỷ ám gặp Chúa Giê-su và quỷ trong hai người đó van nài Chúa Giê-su đuổi chúng ra và cho nhập vào một bày heo. Chúa phán “đi ra”, chúng liền nhập vào bầy heo và cả bầy heo (độ 2000 con, theo Mark 5: 13) rông tuốt xuống biển chết chìm hết. Trẻ con chăn heo chạy về làng kể chuyện lại cho dân làng nghe, cả làng kéo ra khỏi làng gặp Chúa Giê-su và… xin Ngài (có nghĩa là đuổi) hãy đi ra khỏi vùng đất của họ.

Chúng ta hãy tự hỏi, 2000 con heo có tội tình gì mà Chúa Giê-su “lòng lành vô cùng” của các tín đồ Ki Tô Giáo lại phù phép làm cho 2 con quỷ nhập vào cả đàn, rồi bắt chúng nhào xuống sông chết chìm hết? Như vậy có phải là Giê-su là người không có lòng nhân, vô cớ tự nhiên đang tâm giết cả một đàn heo vô tội một cách tàn nhẫn. Mà đàn heo cũng lại là những sản phẩm của chính Chúa Cha “sáng tạo” ra, vì theo niềm tin Ki Tô thì mọi thứ trên đời này đều là do Chúa Cha tạo ra cả. Bởi vậy dân làng mới coi Giê-su như là một tên phù thủy, một kẻ đáng chê trách, đã vô cớ hủy đi một nguồn lợi của dân làng, làm cho họ tự nhiên mất đi cả một đàn heo tới 2000 con, cho nên họ kéo ra ngoài làng, chặn đuổi Giê-su đi nơi khác, không dám để cho Giê-su vào làng.

2. Chuyện Giê-su nguyền rủa cây sung. Matthiew 21, 18-21:

Ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức nghiện đạo Giê-su, kể chuyện này trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng như sau:

Sáng sớm, khi trở vào thành, Ngài cảm thấy đói. Trông thấy cây vả bên đường. Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: “Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!” Cây vả chết khô ngay lập tức. Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: “Sao cây vả lại chết ngay lập tức như thế?” Đức Giêsu trả lời: “Thầy bảo thật anh em. nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều thầy làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có thể bảo núi này: Dời chỗ đi, nhào xuống biển! thì sự việc sẽ xảy ra như thế.”

Rồi ông Tri bình luận và chê triết gia và nhà toán học nổi tiếng hoàn cầu trong thế kỷ 20, Bertrand Russell, là không biết đọc Thánh Kinh như sau:

“Chẳng cần phải là nhà Kinh Thánh học ta cũng biết rằng đây là một lối giảng dạy bằng dụ ngôn, bằng tác động. (…) Đọc dụ ngôn mà không biết uyển chuyển đôi chút, thật sự đáng tiếc nơi một con người đặt nặng vấn đề ngôn ngữ như B. Russell.”

Ông Đỗ Mạnh Tri đã thiếu lương thiện trí thức, trích dẫn thiếu sót Thánh Kinh, bỏ đi đoạn trên nói về đầu đuôi câu chuyện dẫn đến chuyện cây sung. Đoạn trên đó như sau:

“Thế rồi, khi Giêsu và các môn đồ tới Jerusalem, và tới làng Bethphage ở gần núi Olives, Giêsu sai hai môn đồ đi trước vào làng…..

…Giêsu đi thẳng vào đền thờ, đuổi hết những người mua bán ra ngoài, lật đổ bàn của những kẻ đổi tiền, và ghế của những kẻ bán chim bồ câu….

Rồi Giêsu bỏ họ, ra khỏi Jerusalem, về trọ tại làng Bethphage đêm ấy.”

Và chuyện cây sung bắt đầu: Sáng hôm sau, trên đường trở vào thành phố, Ngài thấy đói bụng….

Chúng ta thấy ngay rằng, thật ra, chỉ những người đã bị nhồi sọ một chiều từ khi còn nhỏ, hoặc có đầu mà không có óc, mới có thể cho câu chuyện cây sung ở trên là “một lối giảng dạy bằng dụ ngôn”. Một dụ ngôn thường là một câu chuyện về những nhân vật không dính dáng gì tới người đang kể chuyện hay những người đang nghe, và có tính cách giáo dục, luân lý. Ở đây, Matthew kể chuyện về một nhân vật Giê-su có thật, mới chết trước khi Matthew viết Phúc Âm Matthew khoảng 3, 40 năm, và câu chuyện có đầu có đuôi hẳn hoi. Mặt khác, ông Đỗ Mạnh Tri cũng không cho độc giả biết cái mà ông Tri cho là dụ ngôn của Chúa trong chuyện nguyền rủa cây sung dạy về cái gì? Luân lý, đạo đức, cách xử thế đối với chúng sinh? Tất cả đều không phải. Câu chuyện về cây sung chẳng phải là một “dụ ngôn” mà đã nói rõ một điều: ai có lòng tin vào Thiên Chúa thì có thể làm được như Giêsu, nghĩa là có thể nguyền rủa cho một cái cây chết héo queo ngay lập tức, ngoài ra còn có khả năng bảo núi chuyển là núi tự động bò xuống biển? Hay nói cách khác, ai tin vào Giê-su thì có thể làm được bất cứ cái gì mà mình muốn. Bởi vì câu cuối trong câu chuyện này, Matthiew 21: 22, Giê-su phán rằng: “Trong khi cầu nguyện, các ngươi lấy đức tin xin bất kỳ việc gì, thảy đều được cả.”

Chỉ có điều, trong 2000 năm nay, người tin Giêsu thì rất nhiều, trong đó có các giáo hoàng tự xưng là đại diện của Giê-su trên trần (Vicars of Christ), và tất nhiên có cả triệu giáo dân khác, nhưng nhân loại chưa thấy ai làm được những chuyện này. Vậy phải chăng những lời của Giê-su trong “dụ ngôn” về cây sung chẳng qua chỉ là những lời hứa hẹn hoang đường, vô trách nhiệm, và chỉ có những người không đội trời chung với lý trí, với suy luận v..v.. mới có thể tin vào những lời hứa hão của Giê-su. Hoặc là chẳng có ai có đức tin như Giê-su muốn cả vì những lời cầu nguyện của tín đồ chẳng bao giờ thành sự thực. Nếu thành sự thực thì thế giới ngày nay không có đạo nào khác ngoài Ca-Tô Giáo Rô-ma.

Về chuyện Chúa nguyền rủa cây sung ở trên, các chuyên gia phân tích Thánh Kinh kết luận rằng: hành động của Giê-su trong câu chuyện về cây sung (hay cây vả) chứng tỏ Giê-su đã vấp phải 4 sai lầm về kiến thức cũng như về đạo đức cùng một lúc:

- Không biết là trong mùa đó cây sung không thể có trái, nghĩa là thiếu kiến thức về mùa màng, cây cỏ.

- Hủy diệt vô lý vĩnh viễn một cây ra trái ăn được.

- Dễ nổi nóng, nổi quạu khi bị phật ý.

- Lừa dối các môn đồ bằng những lời hứa hẹn hoang đường: chỉ cần có lòng tin là có thể

thay đổi tình trạng vật chất thiên nhiên bằng lời nguyền rủa hay ra lệnh.

Nhưng vấn đề chính trong chuyện cây sung là, một chi tiết trong đó đã đương nhiên bác bỏ khả năng làm phép lạ của Giê-su như đi trên sóng, biến 1 ổ bánh mì thành 100 ổ bánh mì, biến nước thành rượu v..v.. Ngài là Thiên Chúa mà sáng ra Ngài lại đói như người thường. Tại sao Ngài lại không biến cục đá ngoài đường thành bánh mì để Ngài ăn cho đỡ đói mà lại hi vọng vào vài quả sung lúc trái mùa? Để rồi Ngài phải nổi quạu và nguyền rủa cây sung một cách phi lý? Ấy thế mà các tín đồ có đầu nhưng không có óc vẫn tin rằng Ngài quả là Thiên Chúa “lòng lành vô cùng” và có khả năng làm nhiều phép lạ.

Như chúng ta đã thấy, nhiều bằng chứng ngay trong Tân Ước chứng tỏ Giê-su có đầy dẫy những sai lầm và có một kiến thức rất giới hạn, tính tình dễ nổi nóng một cách bất thường v..v.. Vậy chúng ta có thể chấp nhận những lời tự tôn của Giê-su như “Ta là con đường, là sự thật, là sự sống” hay “Ta là ánh sáng của thế gian” v..v.. được hay không? Ánh sáng gì của thế gian? Ánh sáng soi sáng trí tuệ và đạo đức con người? Tuyệt đối không phải. Đó là ánh sáng, thật ra là sự tối tăm, của một đức tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu. Lịch sử thế gian cho thấy, vì tin vào “ánh sáng thế gian” của Giê-su, Ca-Tô giáo Rô-Ma đã chìm đắm trong bóng tối dày đặc của 2000 năm đầy tội ác và vẫn còn đang tiếp tục mưu toan lùa nhân loại vào cảnh tối tăm nô lệ cho một định chế thế tục độc tài tham lam vô độ mang danh nghĩa tôn giáo.

Thánh Kinh có đầy những chuyện chứng tỏ nhân cách và đạo đức thấp kém của Giê-su như trên, nhưng trên khắp thế giới, các tín đồ vẫn được dạy là “Chúa toàn hảo”, “Tình Yêu của Chúa” bao trùm thế gian v..v.. nên phải “Kính Chúa” và hãy hãnh diện là “đầy tớ hầu hạ Chúa”, “thờ phụng Chúa”. Nhưng Giám Mục John Shelby Spong thì lại nghĩ khác, vì sự lương thiện trí thức không cho phép ông ta tin nhảm nhí. Do đó, về chuyện đuổi qủy và nguyền rủa cây sung ở trên, ông đã viết:

Chúng ta có thấy hấp dẫn đối với một Chúa phải giết cả một bày heo để đuổi một con quỷ ra khỏi thân người hay không? Chúng ta có nên khâm phục và kính trọng người mà chúng ta gọi là Chúa đã nguyền rủa một cây sung khi nó không ra trái lúc trái mùa không?…

Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.

(John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, pp. 21,24: Are we drawn to a Lord who would destroy a herd of pigs in order to exorcise a demon? Are we impressed when the one we call Lord curses a fig tree because it did not bear fruit out of season?…

A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.)

Ngoài ra, Giám mục John Shelby Spong, sau khi nghiên cứu Tân ước, đã đưa ra thêm một nhận định khác về Giê-su như sau:

Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.

(There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).

Và Jim Walker cũng viết trên Internet trong bài Chúng Ta Có Nên Kính Ngưỡng Giê-su Không? (Should We Admire Jesus?):

Giê-su trong Thánh Kinh có xứng đáng với vinh dự mà người ta đã ban cho ông ta hay không? Bất hạnh thay, những người giảng đạo, mục sư, và giáo sĩ đã giảng cho chúng ta những câu chuyện với thành kiến một phía, nhấn mạnh và thổi phồng những điều mà họ thấy là tích cực và dẹp bỏ hoặc bỏ qua những điều tiêu cực. Nền học thuật về Thánh Kinh trong trăm năm nay không được những người thường biết đến. Trong khi đó thì, chúng ta thấy những mục sư và nhà truyền đạo trên TV chính trị đã khẳng định những điều vô nghĩa trong Thánh Kinh mà không bị ai đặt vấn đề trách nhiệm của họ. Tuy trên 90% gia đình ở Mỹ có một cuốn Thánh Kinh, thường là không đọc đến, hoặc nhiều nhất là làm nhẹ bớt hoặc lược bỏ khi muốn nói về Thánh Kinh.

Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo không hề biết đến là nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.

[Does the Biblical Jesus merit the honor bestowed upon him? Unfortunately, preachers, ministers, and clergymen have given us biased, one-sided stories, emphasizing and inflating what they see as positive while subverting or ignoring the negative. Biblical scholarship of the last hundred years has not reached the common man. Instead, we see political ministers and televangelists making absurd biblical claims without anyone calling them accountable. Although over 90 percent of households in America own a Bible, it usually goes unread, or at best sanitized or bowdlerized to what people want it to say.

Unbeknownst to many Christians, many times the Gospels of the New Testament portray Jesus as vengeful, demeaning, intolerant, and hypocritical.]

Chúng ta cần ghi nhận một điều: những kết quả nghiên cứu như trên về Giê-su đều do các vị có chức vụ trong các giáo hội Ki Tô hoặc các học giả trong các xã hội Ki Tô Giáo, không phải của người ngoại đạo, cho nên chúng ta khó có thể nghi ngờ thành ý và sự lương thiện của họ trong lãnh vực học thuật.

Kết Luận Cho Mục V: Từ những bằng chứng trong Tân Ước ở trên, xét về đức hạnh và trí tuệ, Giê-su không có gì đáng để cho con người tôn thờ, kính ngưỡng.

Vậy thì, người Việt Nam theo Ca-Tô Giáo Rô-ma hay đạo Giê-su là vì cái gì?

(xem tiếp)

 


Trang Tôn Giáo