NGƯỜI VIỆT NAM & “ĐẠO GIÊ-SU”

Trần Chung Ngọc Nguyễn Mạnh Quang
hợp soạn

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/DAOGIESU/TCN_NMQ16.php

20 tháng 1, 2008


Lời Tòa Soạn
Những mục của tác giả Trần Chung Ngọc: 1 2 3 4
Những mục của tác giả Nguyễn Mạnh Quang: 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Lời Kết Chung

CHƯƠNG 11


XXIII- VÌ ĐÂU NÊN NỖI?

Ai cũng biết rằng, xã hội Việt Nam ngày xưa (từ năm 1885 trở về trước) là xã hội tứ dân với nền đạo lý tam giáo cổ truyền. Nền đạo lý này có chủ trương dạy đời hướng vào nội tâm để suy nghĩ và đối xử với nhau sao cho có trước có sau, có tình có nghĩa, nghĩa là phải biết:

1.- Lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm thước đo nhân cách

2.- Lấy quy tắc “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” làm nền tảng để đối xử với nhau,

3.- Đem cái tâm “dĩ hòa vi quý” làm ngọn đuốc soi đường để giúp cho con người sống hài hòa với nhau trong tinh thần tương thân tương ái..

4. Lấy lòng nhân đối xử với nhau theo tinh thần “tứ hải giai huynh đệ” của Nho giáo.

5.- Lấy lòng từ bi bác ái, hề hà hỉ hả của nhà Phật làm ánh sáng soi đường trong đạo xử thế.

6.- Luôn luôn hành xử theo tấm lòng vi tha, nhân ái với ý chí kiên cường “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất…”

7.--việc nước trước việc nhà” để bảo vệ đất nước khi tổ quốc lâm nguy, hay nhất đinh không tạo cơ hội cho quân cướp ngoại thù nhẩy vào đóng vai trò ngư ông thủ lợi. Lời “di ngôn” của Mạc Ngọc Liễn để lại cho con cháu nói lên cái giá trị tinh thần của truyền thống này của dân tộc ta:

Nay họ Lê dấy lên được, ấy là trời đã định, còn dân ta thì có tội gì, mà ta nỡ để khổ sở mãi về việc chiến tranh? Vậy ta nên đành phận lánh mình ở nước ngoài, chứ đừng có đem lòng cạnh tranh mà lại mời người Tàu sang làm hại dân nước mình.” [i]

Mong rằng người Việt hải ngoại, nếu còn chút lương tâm tối thiểu của con người, hay còn hành diện là người Việt Nam, thì đừng nên a dua hùa theo những hạng người “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” đi làm những chuyện mưu đồ “cõng rắn cắn gà nhà” như bọn người vong bản trong cái gọi là “Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation” (được cho ra đời vào tháng 7/2003), mà hãy nên sống theo tinh thần lời di ngôn trên đây của Mạc Ngọc Liễn.

¨

Từ giữa thế kỷ 16, các ông truyền giáo Da-tô du nhập nếp sống văn hoá quái đản vào Việt Nam mà họ nói rằng họ đem Tin Mừng và Hồng Ân Thiên Chúa đến cho dân ta và gọi đó là sứ mạng truyền đạo của họ. Tìm hiểu xem họ truyền đạo như thế nào, các nhà nghiên cứu sử đã khẳng định rằng cái đạo hay tôn giáo mà họ truyền vào Việt Nam có chủ trương lấy việc khơi động, nuôi dưỡng và khai triển lòng vị kỷ tham lam của con người, rồi dùng chút đỉnh vật chất giúp đỡ (bố thí) đối tượng (những người bị chiếu cố) và kèm theo những lời phỉnh gạt như “Chúa sẽ trả ơn”, “Chúa sẽ ban cho phước lành”, “Hông Ân Thiên Chúa”, “sẽ được lên thiên đường hưởng nhan Chúa đời đời” để lùa nạn nhân vào "cái rọ Da-tô" (Catholic loop) để cho Giáo Hội La Mã siết cổ. Nếu có chính quyền trong tay (hoặc là liên minh với chính quyền đế quốc thực dân xâm lược, hoặc là ngồi ở hậu trường các chính quyền đạo phiệt Da-tô tại các quốc gia địa phương), họ (các ông giáo sĩ hay tu sĩ Da-tô) sẽ sử dụng các chức vụ trong chính quyền làm miếng mồi câu nhử những phường háo danh, tham lợi chạy theo vào đạo để mong thỏa mãn được những dục vọng thấp hèn về danh lợi và quyền lực. Cũng vì thế mà những phường thạm lợi, háo danh và thèm khát quyền lực đã chạy theo chộp lấy những miếng mồi này để rồi đút đầu vào “cái rọ Da-tô” của cái thế lực mà học giả Henri Guillemin gọi “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” này.

Nho giáo dạy rằng “nhân tham tài từ, điểu tham thực vong”. Tuy rằng những người Việt tham lợi, háo danh, thèm khát quyền lực hay vì ngu dốt mà lọt vào “cái trong Da-tô” không chết như lời Nho giáo dạy, nhưng tất cả những nhân tính (haman charactes), nhân tình (human feelins) tình yêu tổ quộc, tình tự quê hương, tình tự dân tộc, lòng nhân ái và cái ngũ thường trong nền đạo lý Khổng Mạnh, cái đạo từ bi hỉ xả của nhà Phất, cái lương tâm và liêm sỉ của con người đã thực sự chết hẳn trong lòng họ. Vì thế mới có :

1.- "Những linh mục nói rằng Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm” . Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa - Tập 2 (Spring, TX:Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr. 116.

2.- Chuyện cho việc quỳ mọp xuống phủ phục gục mắt cúi đầu ôm hôn bàn chân của giáo hoàng là niềm hạnh phúc lớn lao của họ. (Malachi Martin, The Delcine And Fall of the Roman Church (New york: G.P. Putnam's Sons, 1981), p. 140.)

3.- Chuyện hân hạnh được đến phủ phục gục mặt xuống sụp lạy và hôn hít giầy dép của các nhà tuyền giáo người Âu Châu (Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 54.)

4.- Chuyện háo hức xếp hàng đi đến chỗ ông giám-mục ngồi, chờ ông ta chìa bàn tay có đeo nhẫn ra thi hứng hửng ôm lấy nâng niu hôn hôn hít hít tỏ lòng sung sướng. Vương Hồng Sển, Hơn Nửa đời Hư (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1995), tr. 485.)5.- chuyện họ mới bảo nhau rằng, “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”.

Điều đặc biejt là là những chuyện ghê tởm trên đây, không những họ đã không biết ngượng với lương tâm, không biết nhục, mà lại còn tỏ ra vô cùng sung sướng. Rõ ràng là họ đã lộ nguyền hình là loài thú vật, không còn một chút gì là tính người và tình người (human characters và human feelings) ở trong con người họ nữa. Họ đã trở thành những quân vong bản, phản dân tộc và phản quốc. Họ đã "bị điều kiện hóa biến thành những đàn rắn lớn rắn nhỏ do con rắn mẹ Vatican đẻ ra để cắn gà nhà Việt Nam."

Cái đạo hay tôn giáo cứu rỗi với cái Tin Mừng và Hồng Ân Thiên Chúa mà các nhà truyền giáo Da-tô đem vào rao truyền ở nước ta là như thế đó!

XXIV.- NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI LA MÃ

ĐÃ CHỐNG LẠI DÂN TỘC VÀ TỔ QUỐC VIỆT NAM

“Cái tôn giáo ác ôn” này đã chống dân tộc và tổ quốc Việt Nam như thế nào?

Những người Việt theo “cái tôn giáo ác ôn” này đã phản dân tộc và phản quốc như thế nào?

Nhìn vào lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, chúng ta thấy rằng, đạo Da-tô, tức Giáo Hội La Mã hay Tòa Thánh Vatican luôn luôn chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam một cách vừa thâm độ, vừa thô bạo tùy theo từng thời kỳ:

I.- Thời Kỳ 1784-1954:

1.- Cấu kết với Nguyễn Ánh từ năm 1784 [khi Nguyễn Ánh trao Hoàng Tử Cảnh cho Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cho đến khi qua đởi vào năm 1820],

2.- Là một thành phần trong Liên Minh Pháp – Vatican khởi cống đánh chiếm Việt Nam vào năm 1858, thống trị Việt Nam cho đén 1945,

3.- Cấu kết với Pháp đem quân tái chiếm Việt Nam tạo nên cuộc chiến 1954-1945 ở Đông Dương.

II.- Thời kỳ 1954-1975:

1.- Là thành phần trong Liên Minh Mỹ - Vatican nắm quyền cai trị miền Nam Việt Nam.

2.- Sử dụng tất cả các phương tiện của chính quyề n bằng trăm phương ngàn kế để câu nhử, dụ khi, lôi cuốn và cưỡng ép dân ta theo đạo bằng cách cho những thành phần bị chiếu cố:

a.- Được tham dự vào những vụ kinh tài như khai thác tài nguyên quốc gia (trường hợp công ty Sáu Tộ khai thác gỗ rừng trong tỉnh Long Khánh, Bình Dương và Biền Hòa trong những năm 1956-1963 ở miền Nam Việt Nam,

b.- Được nắm độc quyền kiểm soát một phạm vi sinh họat kinh tế, thí dụ cho nắm độc quyền xuất hay nhập cảng một thứ sản phẩm hay hàng hóa nào đó, như đôc quyền thu mua và xuất cảng lông vịt, độc quyền chuyển ngân, độc quyền chạy đường hàng hải ở trong nước và quốc ngoại, độc quyền khai thác một nghiệp vụ kinh tài trong lành thổ (độc quyền phân phối báo chí trên toàn lãnh thổ, độc quyền nhập cảng thuốc phiện sống và khuếch trương kỹ nghệ chế biến và phân phối sản phẩm này trến toàn lãnh thổ.[ii] )

3.- Dùng vật chầt đã ăn cướp được của nhân dân (nhờ dựa vào chính quyền mà có hay độc quyền sử dụng tiền hay đồ ngoại viện) để giúp đỡ những thành phần nghèo khổ. Linh mục Trần Tam Tỉnh trình bày khá rõ ràng trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978)..[iii].

4.- Dùng những chức vụ và quyền lợi trong chính quyền để câu nhử và dụ khị những phường theo chủ nghiã xu thời, theo đạo tạo để tạo danh đời. Đây là trường hợp của Lâm Lễ Trinh, Huỳnh Hữu Nghĩa, Lâm Văn Phát, Nguyễn Văn Thiệu, v.v... Vấn đề này đã được trình bày khá đầy đủ trong Phần II, Mục VII, trong một chương sách có tựa đề là Kế Sách Thâu Người Vào Đạo và Thiết Lập Đạo Quân Thứ 5.

5.- Dồn nạn nhân vào tình trạng chỉ còn có một con đường duy nhất là phải theo đạo thì sẽ được cứu thoát. Nếu không, thì sẽ bị gán cho tội là Việt Minh Cộng Sản và sẽ bị sát hại. Đây là trường hợp của những người dân lương ở kế bên các làng đạo được Liên Minh giặc Pháp - Vatican vũ trang trong thời Kháng Chiến 1945-1954 và cũng là trường hợp của hàng triệu đồng bào trong các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên trong những năm 1955-1963. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi nhận như sau:

Có những người cũng cho rằng họ vào đạo để khỏi bị sách nhiễu về chính trị. Quần chúng ở đây, vì đã sống lâu năm dưới chế độ Việt Minh, nên bị tình nghi có liên hệ với “kẻ địch”, bây giờ vào đạo là gặp được con đường để tỏ lòng trung thành với chế độ hoặc ít ra cũng tránh được những quấy nhiễu của cảnh sát.” [iv]

6.- Cưỡng bách những người muốn thành hôn với người yêu là tín đồ Da-tô phải theo đạo, nếu không, thì hoặc là sẽ không được phép làm đám cưới ở nhà thờ, hoặc là người yêu sẽ bị cưỡng bách hay thúc ép phải từ hôn.

V.v..

Do những thủ đoạn lợi dụng (dựa vào) thế lực chính quyền để câu nhử, dụ khị, cưỡng ép hay chèn ép dân ta phải theo đạo mà vào năm 1800 trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam chỉ có 320 ngàn tín đồ Da-tô[v] đến năm 1945, con số tín đồ Da-tô đã tăng vọt lên đến 1,700,000[vi] , và năm 1975, riêng ở miền Nam con số tín đồ Da-tô cũng lên đến khoảng 2 triệu trên tổng số dân vào khoảng gần 25 triệu (ở miền Nam).

Như đã nói ở trên, ngoại trừ những người bị cưỡng bách hay bị chèn ép phải theo đạo, những loại người theo chủ nghĩa xu thời “đi đạo lấy gạo để ăn” (rice Christians) và “theo đạo để tạo danh đời” đều là những phường tham lợi, háo danh, thèm khát quyền lực.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng hạng người này (tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực) đều là những quân mặt người dạ thú, sẵn sàng làm những việc bất nhân, bất nghĩa, đại nghich bất đạo. Ở Trung Hoa, trong thời Đông Châu Liệt Quốc, Ngô Khởi giết vợ là Điền thị (con quan Tướng Quốc Điền Hòa của nước Tề) để cầu danh, mong được làm Đại Tướng ở nước Lỗ, Lữ Bát Vi hiến dâng vợ là nàng Triệu Cơ cho Dị Nhân (con trai của An Quốc Quân nước Tần) để lót đường tiến bước vào cửa quyền, Thái-tử Thương Thần nước Sở toa rập với quyền thần Phan Sùng đem quân vào bao vây cung điện giết cha ruột là Sở Thành Vương để chiếm đọat ngai vàng.

Cũng vì lòng tham lợi háo danh và thèm khát quyền lực mà tín đồ Da-tô người Việt đã cam tâm gục mặt làm tay sai cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Mỹ - Vatican chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thập niên 1780 cho đến ngày 30/4/1975.

Những người này vẫn còn vì lòng tham lợi, háo danh, thèm khát quyền lực, mang nặng căn bệnh thiển cận, hẹp hòi, độc ác, háo danh, hám lợi, hung dữ, háo sát, khóac lác, huênh hoang, làm oai, làm phách, bất chấp cả tình người, bất chấp cả công lý, vẫn còn tiếp tục làm những chuyện đại nghịch bất đạo như đã nói ở trên, vẫn không còn biết đến đất nước và dân tộc là gì nữa, vẫn còn tiếp tục ngang nhiên tuyền bố “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, vẫn cho rằng “việc quỳ mọp xuống ôm hôn bàn chân của ông giáo hòang”, “việc gục mặt xuống hôn hít giày dép của các ông truyền giáo Da-tô người Âu Châu” và “quỳ mọp và gục mặt xuông ôm hôn cái nhẫn của một ông giám mục” là một đại phúc cho chính bản thân họ cũng như cho gia đình họ và cho cả tổ tiên của họ.

Ghê tởm và khốn nạn hơn nữa, tu sĩ và tín đồ Da-tô người Việt luôn luôn tỏ ra “vô cùng sợ hãi Tòa Thánh Vatican, đên nỗi có những linh mục nói rằng “:Tòa Thanh đánh rắm cũng thơm”, rồi bảo nhau rằng “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”. Cho đến ngày nay, tình trạng này cũng vẫn không thay đổi: Ở trong nước cũng như ở hải ngoại, chúng ta thườngthấy có một số không ít tu sĩ và tín đồ Da-tô vẫn còn tiếp tục cúi đầu đi bốn chân chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam.

Phải chăng cái đạo lý xử thế khốn nạn như vậy là do Giáo Hội La Mã đã cấy vào đầu óc họ bằng chính sách ngu dân và giáo dục nhội sọ hay không?

Lịch sử cho thấy rằng những hành động của tín đồ Da-tô ngoan đạo người Việt giống y hệt như những hành động của các ông giáo-sĩ Da-tô đến Á Châu truyền đạo. Những ông giáo sĩ này từ một phương trời xa lạ đến nước ta truyền đạo mà lại có những hành động ngu xuẩn, hợm hĩnh và xấc xược, ngược ngạo không cần biết đến quy luật của xã hội văn minh là “nhập gia tùy tục”, bất chấp cả truyền thống, lễ nghi, phong tục, tập quán và luật pháp của các dân tộc bản địa. Bằng chứng rõ rêt nhất cho sự kiện nàylà Giáo-sĩ Alexandre de Rhodes (từ giữa thế kỷ 16) đã ngang ngược viết ra thành giấy trắng mực đen (trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày) với những lời lẽ chửi bới và miệt thị các tôn giáo cổ truyền của các dân tộc Đông Phương. Ông ta gọi Đức Phật là “thằng” trong nhóm từ “thằng hay dối người ta”, cho rằng Đức Khổng là “chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ”, rồi dạy dỗ tín đồ gọi các tôn giáo bản địa là “tà giáo”,“tà đạo”, và các dân tộc Đông Phương là “những quân man di”, “những quân mọi rợ”.

Hãy đặt vấn đề ngược lại, nếu những nhà sư bên đạo Phật hay một nhà Nho trong đạo Khổng đến nước Ý, nước Tây Ban Nha, nước Bồ Đào Nha, v.v…, cũng có thái độ và cung cách hành xử xấc xược ngược ngạo như thái độ và cung cách hành xử của thằng cố đạo Alexandre de Rhodes ở Việt Nam và cũng sử dụng những ngôn từ mất dạy như vậy đối với Chúa Giêsu và đạo Ki-tô, thì các tín đồ Da-tô sẽ phản ứng như thế nào?

Thực ra, những hành động ngang ngược của tín đồ Da-tô người Việt ở Việt Nam trong thời 1862-1945, trong thời Kháng Chiến 1954-1954 cũng như ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 và ở Bắc Mỹ từ năm 1975 cho đến nay mà chúng tôi đã trình bày ở trên phản ảnh rất trung thực những lời dạy trong kinh thánh của họ. Rõ ràng là cùng một khuôn đúc “made in Vatican” mà ra! Dưới đây là bằng chứng:

A.- Những lời dạy trong Cựu Ước (sách Leviticus):

“Các ngươi không được tạo ra những hình tượng nào để sùng bái cho chính các ngươi; các ngươi cũng không được khắc chạm một hình ảnh nào hay dựng nên một trụ cột thiêng liêng nào để nâng cao cho chính các ngươi; ở trong vùng các ngươi cư ngụ, các ngươi cũng không được dựng nên một hòn đá nào có khắc chạm để cúi đầu nghiêng mình trước nó; vì rằng Ta là Thượng Đế của các ngươi).(26:.1) "You shall not make idols for yourselves; neither a carved image nor sacred pillar shall you rear up for yourselves; nor shall you set up an engraved stone in your land, to bow down to it; for I am the LORD your God".

Nhưng nếu các người không nghe lời Ta, không tuân hành những lời răn dạy này. (26:14). "But if you do not obey Me, and do not observe all these commandements", và nếu các ngươi khinh thường những quy luật của Ta, hay nếu linh hồn của các ngươi khinh ghét những lời phán xét của Ta, cho nên các người không thực thi tất cả những lời răn dạy của Ta, và không tuân hành quy ước của Ta. (26:15)."and if you despise My statutes, or if your soul abhors My judgements, so that you do not perform all My commandements, but break My covenant".

Ta sẽ gây ra những tai họa dưới đây cho các ngươi: Ta sẽ đem lại cho các ngươi những gì khủng khiếp nhất, những bệnh tật tàn phá các ngươi, dịch sốt rét sẽ hủy hoại những tròng mắt của các ngươi và nhiều cảnh đau buồn khác nữa. Những hạt giống mà các người gieo xuống đất sẽ không nẩy mầm được nữa vì rằng kẻ thù của các người sẽ ăn mất đi hết những hạt giống đó. (26:16). "I also will do this to you: I Will even appoint terror over you, wasting disease and fever which shall consume the eyes and cause sorrow of heart. And you shall sow your seed in vain, for your enemies shall eat it".

Ta sẽ nhìn thẳng vào mặt các ngươi, và các ngươi sẽ bị thảm bại trước kẻ thù. Những người nào thù ghét các ngươi sẽ đè đầu cỡi cổ các ngươi, và các ngươi sẽ phải chạy trốn cả những khi không có người nào đuổi bắt các ngươi (26:17). "I will set My face against you, and you shall be defeated by your enemies. Those who hate you shall reign over you, and you shall flee when no one pursue you".

Và sau hết, nếu các ngươi không nghe lời Ta, Ta sẽ trừng phạt các ngươi bẩy lần hơn về tội lỗi của các ngươi.(26:18). "And after all this, if you do not obey Me, then I will punish you seven times more for your sins".

B.- Những lời dạy trong Tân Ước:

"Ai tin ông Jesus là Chúa Con sẽ không bị kết tội (được lên thiên đường); và ai không tin ông ta là Chúa Con, đã bị kết tội, rồi sẽ bị đày đọa vĩnh viễn nơi hỏa ngục." (Whoever believes in him will not be condemned, but whoever does not believe has already been condemned, because he has not believed in the name of the only Son of God).(John 3: 18)

“Đừng tưởng rằng ta xuống đây để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không tới để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì ta tới để làm cho con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn (Matthew 10: 34-36).”

¨

Tìm hiểu những việc làm của Giáo Hội La Mã từ thế kỷ 4 cho đến nay, chúng ta thấy rằng:

A.- Những suy tư, ngôn ngữ và hành động của giới tu sĩ và tín đồ Da-tô người Việt rất phù hợp với những lời dạy ở trong thánh kinh như đã nói ở trên.

B.- Trong gần hai ngàn năm qua, Giáo Hội đã:

1.- Phát động nhiều cuộc thập tự chiến (crusades) mà cuộc thập tự chiến đầu tiên được phất động vào năm 1095 trong thời Giáo Hoàng Urban II (1088-1099). Mục đích của Giáo Hội khi phát động các cuộc chiến dã man này là đem quân đi tấn công, tiêu hủy mùa màng và các công trình kiến trúc, hủy diệt các tác phẩm văn chương, chính trị, triết học, giáo dục và nghệ thuật, tàn sát nhân dân, hãm hiếp đàn bà con gái, nô lệ hóa những người còn sống sót tại vùng Cận Đông và miền Nam nước Pháp,

2.- Thiết lập các tòa án (Inquisitions) vào năm 1232 trong thời Giáo Hoàng Gregory IX (1227-1241). Các Tòa án quái đản này có nhiệm vụ truy lùng, bắt giam, tra tấn và xử thiêu hàng trăm triệu người thuộc các tôn giáo khác hay bị nghi là thuộc các tôn giáo khác. Tòa Án này hoành hành ở Pháp đến khi Cách Mạng Pháp 1789 bùng nổ và ở Tây Ban Nha cho đến năm 1821. Sau đó, Giáo Hội đổi danh xưng các toà án khốn này là “Thánh Bộ Truyền Giáo”. Con tắc kẻ dù đã đổi da mầu để thích nghi với hoàn cản thời tiết hay môi sinh mới, nhưng bản chất và kiếp đời của nó vẫn là con tắc kè. .

3.- Ban hành sắc luật Romanus Pontifex vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455) và một loạt thánh luật khác như Inter caetera (1456) trong thời Giáo Hoàng Callistus III (1455-1458), Aeterni Regis (1481) Giáo Hoàng Sixtus (1471-1484), Examinae devotionis (ngày 3/5/1493), Inter caetera (ngày 3 và 4/5/1493), Dudun siquidem (ngày 23 [26?]/9/1454) trong thời Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503)[vii] với nội dung ban đặc quyền cho Bồ Đào Nha và Tây ban Nha đem quân thập tự đến các lục địa Phi Châu, Mỹ Châu và Á Châu để làm những việc tàn ngược và dã man giống như Giáo Hội đã làm ở ở Âu Châu và vùng ven Biển Địa Trung Hải từ cuối thế kỷ 4 cho đến khi bị các chính quyền Cách Mạng Âu Châu vùng lên dùng những biện pháp mạnh đối phó và nghiệm trị Giáo Hội. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ trong Phần VII của bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.

4.- Cấu kết với các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ, với chế độ độc tài phát xít Ý, với Đức Quốc Xã và với siêu cường Hoa Kỳ trong các cuộc viễn chinh đánh chiếm và thống trị các dân tộc tại các lục địa Phi Châu, Mỹ Châu và Á Châu từ thế kỷ 16 cho đến cuối thế kỷ 20.

Các ông giáo sĩ Da-tô đến các nước Á Châu và các nơi khác truyền đạo cũng có những hành động xấc xược ngược ngạo y hệt như những hành động của Giáo Hội La Mã ở Âu Châu và ở bất kỳ nơi nào mà quyền lực của Giáo Hội vươn tới.

Ngạc nhiên hơn nữa là tất cả những lần những tín đồ Da-tô "ngoan đạo" người Việt tụ họp với nhau thành những băng đảng để làm những chuyện ngược ngạo phản nhân quyền, phản dân chủ, phản tự do ở Bắc Mỹ từ cuối thập niên 1970 cho đến nay, họ đều lớn tiếng cao rao là “người Việt Quốc Gia”, đều rêu rao là “Chiến đấu cho lý tưởng Quốc Gia” để “giữ vững lăn ranh Quốc Cộng” và “lá cờ vàng ba sọc đỏ.”

Trong cuốn Việt Nam Cộng Hòa Đệ Nhất Toàn Thư 1954-1963, với đề tài “Chuyện Đòi Treo Cờ và Xé Cờ” (Chương 12), người viết đã trình bày khá rõ ràng vấn đề này và dùng cả hai Chương 13 và 14 để giải thích rõ ràng về những nguyên nhân khiến cho tín đồ Da-tô người Việt có những hành động ngược ngạo đối với những người đồng hương thuộc các tôn giáo khác hay bất đồng chính kiến với họ, và trong đó có hàm ý nêu lên vấn đề là:

Tại sao những người tự nhận là “Người Việt quốc gia” với lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho “chính nghĩa quốc gia” lại có thể có những hành động ghê tởm như những trường hợp đã trình bày ở Chương 7 ở trên?

Cho đến nay, người viết vẫn chưa thấy có người nào lên tiếng đáp lại một cách nghiêm chỉnh cho vấn đề (thắc mắc) này, ngoài việc chụp mũ cho chúng tôi là Cộng Sản nằm vùng hay làm tay sai cho Cộng Sản cùng với những ngôn từ vô cùng tục tĩu, hết sức lỗ mãng và cực kỳ mất dạy như thường thấy trong cung cách hành xử của giới tu sĩ và tín đồ Da-tô đối với các thành phần thuộc các tôn giáo khác ở khắp nơi trên thế giới trong suốt chiều dài lịch sử từ ngày 20/4/325 cho đến ngày nay. Xin xem lại Chương 7 ở trên.

Thì ra:

1.- Cái lý tưởng Quốc Gia mà họ thường rêu rao là cái lý tưởng cúc cung tận tụy phục vụ cho quyền lợi của Tòa Thánh Vatican.

2.- Những người Việt Quốc Gia là những người có những hành động ngược ngạo như th đó!

3.- Và Lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tưởng cho cái lý tưởng và những người ngược ngạo như vậy đó!

Đứng trước những sự thật đau lòng với những cảnh trái tai gai mắt cùng những hành động xấc xược ngược ngạo và gian manh của những kẻ tự xưng là “người Việt Quốc Gia”, là “dân Chúa” là tín đồ của một tôn giáo tự phong là “Hội Thánh duy nhất thánh thiện, công giáo và tông truyền”, các bậc thức giả, những người luôn luôn ưu tư cho tương lai con người Việt Nam không thể nào lại không đặt ra vấn đề “VÌ ĐÂU NÊN NỖI?”

Vấn đề đặt ra là cái xã hội của nền đạo lý tam giáo cổ truyền với những đức tính cao đẹp như vị tha, hiếu hòa (dĩ hòa vi quý), vì nước (quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách), vì dân (dân chi sở ố, ố chi; dân chi sở hiếu, hiếu chi; sở vị dân chi phụ mẫu, và ý dân là ý trời), vị nhân (tứ hải giai huynh đệ), và vị nghĩa (Duyên duyên kim cải, nghĩa phải nghĩa giao hòa) mà lại có thể nẩy sinh ra những hạng người vong bản phản quốc “thà mất nước, chứ không thà mất chúa” với những ác tính hung dữ, xấc xược, ngược ngạo, bất chấp cả tình người, bất chấp cả pháp luật, và hành động ngu xuẩn như những trường hợp mà chúng tôi đã nêu lên ở trên?

Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ có những tình trạng như trên ở Việt Nam là vì từ năm 1533 cho đến ngày 30/4/1975, Giáo Hội La Mã đã thi hành bốn chính sách (cũng có thể gọi là bốn độc kế) tại những nơi mà quyền lực của Giáo Hội vươn tới. Bốn chính sách này đã được nói sơ qua ở Chương 3 ở trên. Xin ghi lại đây một lẫn nữa để giúp cho độc giả dễ dàng theo dõi vấn đề này.

A.- Thí hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ. Chính sách này có chủ đích làm cho tín đồ và người dân dưới quyền không còn khả năng sử dụng lý trí để tìm hiểu sự việc. Tác dụng của chính sách này làm cho các tế bào thần kinh trong trung khu lý trí của đương sự bị thui chột không còn sử dụng được nữa. Kỹ thuật nhồi sọ càng tinh vi và mức độc nhồi sọ càng cao thì đương sự càng không thể sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật và chỉ còn biết nghe và hành động theo lệnh truyền của những người điều khiển. Với kinh nghệm lão luyện đã thi hành chính sách này từ thế kỷ 4, Vatican có khả năng kỹ thuật cực kỳ siêu việt có thể làm cho tín đồ bị điều kiện hóa giống như y như con chó trong phòng thí nghiệm của nhà bác học Pavlov. Ở vào tình trạng này, ta cũng có thể gọi họ là những người máy hay những người có đầu mà không có óc. Triong cuốn Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật: Tân Văn, 2003), nhà văn Da-tô Nguyễn Ngọc Ngạn đã dành ra gần một trang sách (trang 148) để ghi nhận tình trạng này của tín đồ Da-tô người Việt trong Xóm Đạo Tân Ha (gần Tây Ninh) mà chúng tôi đã ghi lại ở Chương 5 ở trên. Một lần nữa, xin ghi lại đây đoạn văn này để quý vị dễ dàng nhìn ra cái kỹ thuật siêu việt của Vatican đã làm cho tín đồ Da-tô người Việt bị điều kiện hóa như sau:

Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ. Buổi sáng, năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung cả tiếng đồng hồ rồi mời tham dự thánh lễ mà dường như vẫn chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ, chuông nhà thờ lại cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về, cơm nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối, trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung, một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế, cho nên chẳng lạ gì….” Nguyễn Ngọc Ngạn, Sđ d., tr. 148.

Với tình trạng như trên, tín đồ Da-tô người Việt đã hoàn toàn trở thành cộng cụ cho Vatican sử dụng để chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam ta.

B.- Thi hành chính sách chia để trị cùng với độc kế hủy diệt tình yêu tổ quốc trong lòng tín đồ. Hậu quả của chính sách này đã làm cho nạn nhân trở thành những hạng người hết sức thiển cận, vô cùng vị kỷ, hoàn toàn mất gốc, và cực kỳ vô liêm sỉ, vô liêm sỉ đến độ:

1.- Không biết xấu hổ khi lớn tiếng bảo nhau rằng, “thà mất nước hơn thà mất Chúa”,

2.- Nhìn thấy cảnh quân cướp ngọai thù tràn vào giầy xéo giang sơn mà không một chút động tâm nhớ đến cái truyền thống của dân tộc “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, “việc nước trước việc nhà” và “giặc đến nhà đàn bà phải đánh”.

3.- Không một chút mủi lòng, không cảm thấy uất ức và không biết tủi nhục khi nhìn thấy đồng bào bị quân cướp ngọai thù khinh rẻ, áp bức, hành hạ, bóc lột, đầy đọa trong cảnh lầm than khốn khổ còn hơn cả địa ngục trần gian tại các đồn điền cao su, tại các công trường khai thác mỏ than ở Uông Bí, Cẩm Phả, Hòn Gai, sống trong cảnh gần như chết đói triền miên mà lịch sử còn ghi lại rành rành, đặc biệt nhất là chỉ trong vòng mấy tháng mùa xuân năm Ất Dậu 1945, dân ta chết đói tới 2 triệu người.

4.- Không hề cảm thấy đau xót khi nhìn thấy quân thù xé nước ra từng mảnh nhỏ theo biên giới địa lý (thành lập nước Nam Kỳ) theo lằn ranh sắc tộc (thành lập nước Tây Nguyên, thành lập Liên Bang Thái) và theo lằn ranh tôn giáo (thành lập Giáo Khu Phát Diệm tự trị và Giáo Khu Bùi Chu tự trị, v.v…).

5.- Hành động lộng hành, xấc xược, ngược ngạo, tác oai tác quái với những người khác tôn giáo hay những người bất đồng chính kiến ngay ở Bắc Mỹ nơi mà các quyền tự do dân chủ của người dân được hiến pháp và luật pháp triệt đẻ bảo vệ.

v.v....

C.- Thi hành chính sách Ki-tô hóa nhân dân bằng tất cả phương tiện của chính quyền và bằng tất cả mọi thủ đoạn để cường bách hay dồn nhận dân dưới quyền hay lép vế vào thế kẹt phải theo đạo để tìm đường sống.

D.- Thi hành chính sách tham nhũng bằng tất cả những phương tiện của nhà nước và bằng tất cả mạnh khóe để cướp đoạt tài nguyên quốc gia, độc quyền kiểm soát tất cả mọi phạm vi sinh hoạt trong xã hội, bóc lột nhân dân về cả vật lực (đóng thuế và đóng góp cho nhà thờ bằng rất nhiều hình thức) và nhân lực (lao công phục dịch trong các công trường xây cấy cất các dinh thự của nhà nước, xây cất các nhà thờ, gác chuông, tu viện, chủng viện, v.v… của Giáo Hội). Vấn đề này sẽ được trình bày trong Phần III, Mục X với 6 chương sách.

Tất cả những gì chúng tôi đã nói lướt qua trong bài viết này sẽ được trình bày đầy đủ trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sở Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Bộ sách gồm có 7 phần:

Phần I nói về tổng lược lịch sử Giáo Hội La Mã. Phần này gồm có Mục I và Mục II, có 4 chương.

Phần II nói về những rặng núi tội ác chống nhân loại của Giáo Hội La Mã. Phần này chia làm 4 mục, từ Mục III đến VI, gồm 13 chuơng.

Phần III nói về Vatican theo đuổi chủ nghĩa bá quyền thống trị toàn cầu, rồi vận động Pháp liên kết với Giáo Hội và xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cùng thống trị, cùng nô lệ hóa dân ta và cùng chia nhau lợi nhuận. Phần này chia là 4 mục, từ Mục VII đến X, gồm 14 chương.

Phần IV nói về xã hội và chính tình Việt Nam trong những năm 1940-1945. Phần này chia làm 3 mục, từ Mục XI đến XIII, có 14 chương.

Phần V nói về Đảng Cộng Sản và Mặt Trận Việt Minh lãnh đạo cuộc Kháng Chiến 1945-1954. Phần này chia làm 4 mục, từ mục XIV đến Mục XVII, có 13 chương.

Phần VI nói về miền Nam Việt Nam dưới ách thống trị của Liên minh Mỹ - Vatican. Phần này chia làm 6 muc, từ Mục XVIII đến XXIII, gồm 39 chương.

Phần VII nói về phong trào nhân dân thế giới phản kháng Vatican.

Phần này gồm 3 mục, từ Mục XXIV đến XXVI, gồm 27 chương.

Trong Phần VII, chúng tôi sẽ trình bày đầy đủ những nguyên nhân, diễn tiến và thành quả của các cuộc tranh đấu của các dân tộc nạn nhân của Giáo Hội ở khăp nơi tren cac lục đia Âu Châu, Á Châu và Mỹ Châu để giải thoát khỏi ách thống trị bạo tàn của Vatican. Các dân tộc này hoặc là nằm dưới ách thống trị trực tiếp của Tòa Thánh Vatican như một số tiểu quốc Ý trước khí quốc gia này được thống nhất vào năm 1870, hoặc là dưới ách thống trị của các chế độ bảo hộ của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ liên kết với Vatican tại các thuộc địa ở Phi Châu, Mỹ Châu và Á Châu, hoặc là dưới ách thống trị bạo tàn của các chế độ đạo phiệt Da-tô tại các địa phương với bàn tay phù thủy của các giáo sĩ Da-tô của Giáo Hội ở tại địa phương đó, hoặc là do bọn giáo sĩ truyền đạo xúi giục tín đồ Da-tô bản địa nổi loạn hay bất tuân luật pháp của chính quyền đương thời theo sách lược “quậy cho nước đục để thả câu” của Vatican.

Tổng cộng 7 phần, 26 mục, 125 chương. Số phần và số mục được coi như quyết định rõ ràng. Số chương cỏ thể tăng lên vì có nhiều chương quá dài có thể bị chia ra là hai hay ba chương. .

Hy vọng bộ sách này sẽ giúp cho độc giả sẽ nhìn thấy rõ bộ mặt thật ghê tởm của cái tôn giáo thường rêu là “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” và là “Hiền Thế của Thiên Chúa Làm Người”, và sẽ nhìn thấy rõ cái NGUYÊN NHÂN:

1.- TAI SAO Văn hào Voltaire.lại gọi đạo Ki-tô La Mã là “cái tôn giáo ác ôn?

2.- TẠI SAO học giả Henri Guillemin lại gọi Giáo Hội La Mã là ”Cái Giáo Hội Khốn Nạn” (Malheureuse Église)?

3.- TẠI SAO học giả Charlie Nguyễn lại gọi cái “cái tôn giáo ác ôn” này là “đạo máu” và“đạo bịp”?

4.- TẠI SAO nhà báo Long Ân lại viết những lời chua xót:

Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo để biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình, đã cúi đầu trên bốn chân để từ con người trờ về với nguồn gốc con người súc sinh.” ?[viii]

5.- TAI SAO nhà báo nhà báo Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794) lại căm thù Giáo Hội La Mã đến độ phải nói lên những lời phẫn nô xung thiên sát khí:

"Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không. Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cương quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn. Các bạn còn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng. Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi.". Nguyên văn: Tell me, Frenchmen, is it possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for ten centuries the Pope has screwed you."? (Xem lại Chương 7).

6.- TẠI SAO người dân Pháp lại dùng cụm từ “Les corbeaux noirs” để ám chỉ giới tu sĩ Da-tô?

8.- TẠI SAO Cách Mạng Pháp 1789 bùng nổ?

9.- TẠI SAO chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 tịch thu toàn bộ tài sản bất động sản ruộng đất và tước bỏ tất cả đặc quyền đặc lợi, trong đó có thuế thập phân của Giáo Hội La Mã?

10.- TẠI SAO chính quyền Cách Mạng Pháp ban hành Hiến Chế Dân Sự cho Giới Tu Sĩ Da-tô (The Civil Constitution of the Clergy, buộc các tu sĩ Da-tô phải tuyên thệ trung thành với hiến pháp, chứ không phải trung thành với Tòa Thánh Vatican?

11.- TẠI SAO chính quyền Cách Mạng Pháp ban hành bàn Tuyên Ngôn Dân Quyền và Nhân Quyền (The Declaration of the Rights of Man and of the Citizens)?

12.- TẠI SAO chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 đã thẳng tay nghiêm trị hàng ngàn tu sĩ Da-tô ngoan cố?

13.- TẠI SAO nước Anh lại ly khai khỏi Tòa Thánh Vatican, rồi ban hành Đạo Luật Ổn Định vào năm 1691 (the Act of Settlement of 1691) cấm, không cho người Anh là tín đồ Da-tô của Giáo Hội La Mã lên cầm quyền:

Không có một tín đồ Ki-tô La Mã có thể trở thành nhà lãnh đạo nước Anh. Như vậy là luật này loại hẳn tất cả những người con và cháu của vua James Đệ Nhị với người vợ thứ hai của nhà vua, không cho họ lên cầm quyền.” Nguyên văn: “A third measure, the Act of Settlement of 1691, provided that no Roman Catholic could be ruler of England, automatically excluding the descendants of James II by his second wife.”?[ix]

14.- TẠI SAO ngày 20/9/1870, nhà ái quốc anh hùng dân tộc Ý Giuseppe Garibaldi (1807-1882) lại ra lệnh cho Quân Đội Cách Mạng Ý nã súng đại bác vào Tòa Thánh Vatican, buộc Giáo Hoàng Pius IX (1846-1870) phải đầu hàng vô điều kiện để rồi bị tước bỏ hết tất cả lãnh địa nằm dưới quyền trực trị của Tòa Thánh Vatican (Papal states), bị tước bỏ hết tất cả quyền hành và quyền lợi cùng những đặc quyền trên toàn thể lãnh thổ Ý Đại Lợi:

"Ngày 19 tháng 8 năm 1870, quân đội Pháp lo bảo Vệ Tòa Thánh Vatican thực sự rút lui vĩnh viễn. Trận đánh Sedan vào ngày 2 tháng 9 năm đó đã làm cho đế quốc của Hoàng Đế Nã Phá Luân Đệ Tam hoàn toàn sụp đổ. Tòa Thánh Vatican mất đi một thế lực bảo vệ cuối cùng, và nước Pháp, "người trưởng nữ của Giáo Hội La Mã" kể từ năm 1871 đến năm 1940 đã phải thay đổi đến 99 nội các. Quân Pháp vừa mới rút lui, tức thì, ngày 19 tháng 9, quân đội quốc gia Ý tiến vào kinh thành La Mã và đóng quân ở ngay chung quanh cổ thành Leonine nằm trong Kinh Thành La Mã. Ngày hôm sau (20/9), sau khoảng ba tiếng đồng hồ nã đại pháo và cận chiến lẻ tẻ, vào lúc 9:30 sáng, Giáo Hoàng ra lệnh kéo cờ trắng ở trên nóc nhà thờ St. Peter. Mười phút sau đó, không còn nghe thấy tiếng súng nữa. Quân đội Ý tiến vào phía trong kinh thành và chiếm đoạt hết tất cả của cải trong đó, chỉ có Ngọn Đồi Vatican là họ không rớ tới. Quốc Gia của Giáo Hoàng không còn tồn tại nữa. Diện tích của quốc gia này từ 16 ngàn dặm vuông bị cắt xén, còn lại chỉ có 480 ngàn mét vuông kể cả ngọn Đồi Vatican và xung quanh ngọn đồi này trong đó có nhà thờ St. Peter, các tòa nhà phụ cận và các khu vườn Vatican ở gần đó.“. Nguyên văn: "On August 19, 1870, the protecting French troops withrew definitely. With the battle of Sedan on September 2, the empire of Napoléon III came to an end. The papacy had lost its last defender, and France, the "eldest duaghter of the Church" was to have an astounding 99 goverments between 1871 and 1940. Immediately the Italian nationalist troops march on Rome. They encamped around the old Leonine walls of Rome on September 19. The following day, after some three hours of artillery barrage and sporadic hand-to-hand fighting, the pope ordered the white flag to be raised above the dome of St. Peter at 9:30 A.M. Ten minutes later, all firing had ceased. The Italian troops entered the city and took possession of it all, leaving Vatican Hill untouched. The papal State had ceased to exist. Its 16,000 square miles were now reduced to 480,000 square meters on and around Vatican Hill where St. Peter's it adjoining buildings, and the Vatican gardens were clustered.”?[x]

15.- TẠI SAO nhân dân khắp nơi trong hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quyết tâm chống Giáo Hội La Mã và sử dụng những biện pháp mạnh để đối phó vơi Giáo Hội Lã Mã như đã được trình bày khá đầy đủ trong Phần VII của bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.

v..v…

Nguyễn Mạnh Quang

Xem Lời Kết chung của hai tác giả


Chú thích Chương 11

[i] Trần Trong Kim, Việt Nam Sử Lược - Quyển II (Sàigòn: Bộ Giáo Dục,1971), tr. 25.

[ii] Alfred W. McCoy, The Politics of Heroin in Southeast Asia (New York: Harper Colophon, 1973) pp.149-217

[iii] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 129-130.

[v] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 32.

[vi] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 53

[vii] Nguyên Vũ, Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, TX: Văn Hóa) 2002) tr. 389

[viii] Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1975 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 340.

[ix] Arnold Schrier & T. Walter, Living World History (Glenview, Ill.: Scott, Foresman and Company, 1974),p. 398.

[x] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: Putnam’ s, 1984), p. 170.

 


Trang Tôn Giáo