Một Số Điều Gian Dối Trong Cuốn

Công Và Tội Của CT Hồ Chi Minh Và ĐCSVN 1945-2006

của tác giả Hoàng Ngọc Thành

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/HGNGTH/NMQ00.php

bản rời | trở ra mục lục »» | 16 tháng 4, 2011

LTS: Những người chuyên ngành nghiên cứu và biên soạn sách sử từng so sánh công việc của mình như việc chắp ráp những mảnh vụn của một bức tranh, cố gắng gắn vào bức tranh lớn để có thể nhìn ra được hình ảnh thật của nó. Chắc chắn mỗi nguồn sử liệu không thể tự nó hoàn thành một bức tranh toàn cảnh. (1) Nhưng nếu tác phẩm nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu lịch sử khả tín khác nhau sẽ bảo đảm cho bức tranh được trung thực hơn. (2) Quan trọng nhất là mảnh ở giữa bức tranh, cũng như vai chính trong một vỡ tuồng không thể bỏ qua. Do đó không thể không nói đến thế lực quan trọng điều khiển các nhân vật quan trọng nắm vận mệnh nước nhà. (3) Mặt khác, một tác phẩm lịch sử lại chú trọng đến những vấn đề có tính cách cá nhân, không liên hệ đến vai trò chính của một nhân vật chính trị sẽ là một tài liệu tuyên truyền mà thôi. Nó ảnh hưởng độc giả trong việc đánh giá sai lầm về nhân vật chính trị. (4) Ngoài ra, điều căn bản nhất là vấn đề thành thật, từ ngày tháng, thời điểm, hoàn cảnh, tình thế, cho đến những khát vọng cấp thiết và chính đáng của đại khối dân tộc vào thời điểm đề cập. Tất cả những chi tiết này nếu không đúng hoặc không đủ đều có thể xoay một sự thật thành điều dối trá.

Dựa trên các khái niệm đó, người ta có thể dễ dàng đánh giá các tác phẩm lịch sử. Một số khá nhiều các tác phẩm xuất bản rầm rộ ở hải ngoại, nhất là sách báo, websites, blogs,... hay DVDs, đã có một sự trùng hợp không phải ngẫu nhiên: vi phạm các nguyên tắc căn bản trên. Xin xem đề tài "SỬ LIỆU NHƯ THẾ NÀO MỚI KHẢ TÍN?" trong Chương 10, mục XXI trong Tập sách "NGƯỜI VIỆT NAM & ĐẠO GIÊ-SU” của hai tác giả TCN và NMQ hợp soạn. Giáo sư Trần Chung Ngọc cũng đã phân tích một vài trường hợp "viết láo" như trong các bài viết sau đây:

- Lại Chuyện [Bất Đắc Dĩ] Về Tú Gàn

- Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ

- Luận Điệu Phi Dân Tộc của Kẻ Phản Dân Tộc

- Nhận Định Về DVD "Sự Thật Về Hồ Chí Minh"

- Tôi Đọc Bài Của PCD Về ĐT Võ Nguyên Giáp

- ĐIỆN BIÊN PHỦ, hay Đâu Là “Sự Thật Lịch Sử” Của Lữ Giang

Giáo Hội Công Giáo La Mã là vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại (kể từ cuối thế kỷ 18 cho đến nay). Ấy thế mà lại có một số tác phẩm lịch sử thời cận đại cố tình bỏ qua vai chính này, hoặc giảng giải khác để bao che hoặc "bảo vệ" (!) giáo hội. Đó là đặc tính của một số đông bài viết của một số người. Sự trùng hợp quá rõ rệt để chúng ta có thể kết luận một số đặc tính chung về các tác giả này. Rõ ràng và chắc chắn là thế lực nhà thờ đã đem lại cho các tác giả này một nguồn tiêu thụ hoặc ủng hộ rất đáng kể. Trước đây tác giả Nguyễn Mạnh Quang cũng đã phân tích một vài tác phẩm "có đặc tính như thế" trong những bài:

- Mục Lục Quyển Khi Nhà Văn Lạm Bàn Lịch Sử

- Lời Khẳng Định Của Một Con Cừu

- Những Sai Lầm Trầm Trọng Trong Quyển "VIETNAM 1945-1995" của Lê Xuân Khoa

Kỳ này, SH xin chia sẻ với độc giả một cuộc khai quật mới và đầy lý thú của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang trong tập sách sau đây. (SH)


DẪN NHẬP

Đây không phải là một bài điểm sách. Bài viết này có chủ đích là trình bày một số điều “không đúng với sự thật lịch sử” trong cuốn Công Và Tội của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2008 (San Jose, Cali: Nghĩa Phú, 2009) của tác giả Tiến–sĩ Sử Học Hoàng Ngọc Thành. Trong mục đích này, chúng tôi cố gắng làm cho độc giả nhìn thấy rõ:

1.- Tác giả không có căn bản sử học ở bậc trung học và cử nhân trước khi bắt đầu thực hiện bước tiến nhày vọt (great leap) leo lên học cao học và tiến sĩ ngành sử vào năm 1964.

2.- Tác giả không đề cập tới những biến cố cực kỳ quan trọng do bàn tay thô bạo của Giáo Hội La Mã trong trong dòng lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại.

3.- Ba yếu tố cần có trong phương cách trình bày bất kỳ một biến cố lịch sử: (a) nguyên nhân hay hoàn cảnh lịch sử đưa đến biến cố, (b) diễn tiến sự kiện hay chính sách hoặc việc làm của tân chính quyền, và (c) hậu quả của những chính sách hay việc làm của chính quyền đó đối với nhân dân hay phản ứng của nhân dân đối với chính quyền đó.

4.- Những sai lầm hoặc là có chủ ý hoặc là do sự hiểu biết nông cạn của tác giả về lịch sử Việt Nam Nam từ thế kỷ 19 đến ngày nay.

Trước đây, chúng tôi đã từng viết một số bài nêu lên một số những điểm sai lầm trầm trọng trong

(1) các cuốn sách như: Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam (Cali: TXB, 1999) của ông Lữ Giang; Việt Nam Chính Sử (Fall Church, VA, 1992) của ông Nguyễn Văn Chức; Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003) của ông Nguyễn Ngọc Ngạn; Việt Nam Huyết Lệ Sử (New Orleans, LA, 1996) của ông Cao Thế Dung; Việt Nam 1945-1995 Tập I (Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004) của ông Tiến-sĩ Lê Xuân Khoa; Việt Nam Cuộc Chiến Tranh Quốc Gia - Cộng Sản – Tập I (Satna Clara, CA: TXB, 2002) của Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Cận Và Hiện Đại gồm các tác giả Dương Văng Nghi, Nguyễn Châu, Lương Văn Toàn, Lê Hữu Phú, Hoàng Đức Phương, và

(2) các bài viết được phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn điện tử hay các báo giấy của các tác giả như: Tôn Thất Thiện, Tiến-sĩ Nguyễn Học Tập, Nguyễn Gia Kiểng, v.v….

Hầu hết các tác giả trên đây đều (1) là tín hữu Ki-tô, tiếp nhận sở học qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ (ở bậc tiểu và trung học) của Giáo Hội La Mã (GHLM), (2) chỉ là những người viết sử tài tử, không theo học môn sử, dị ứng với các tài liệu lịch sử nói về tội ác của Giáo Hội La Mã, và các chính quyền do GHLM ảnh hưởng, (3), và (4) viết sử với chủ tâm biện minh, chạy tội hay lấp liếm những việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã và của chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam từ trước đến nay.

Có rất nhiều bằng chứng cho sự kiện này: :.

Thứ nhất: Sắc Chỉ Romanus Pontifex ban hành ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455). Theo sắc lệnh này, Vatican tự phong, cho là có quyền coi trái đất là của riêng của Giáo Hội La Mã và cho rằng giáo hoàng có quyền ban cấp cho bất kỳ tín đồ nào của giáo hội nếu có khả năng hay quyền lực thì được:

“toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của giáo hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn." [1]

Chính vì thế mà tín đồ Ki-tô mới trở thành hạng người cực kỳ tham lợi, mất hết lương tâm con người và,không còn biết gì về ý niệm công bằng nữa. Đã không còn biết gì về ý niệm công bằng, thì làm sao họ có thể trở thành những người viết sử vô tư được?

Thứ hai: Tín hữu Ki-tô ngoan đạo thường hay rêu rao rằng họ “sống theo lương tâm công giáo” hoặc ”sống theo đức tin Ki-tô”, nghĩa là họ phải tuyệt đối trung thành với Giáo Hội La Mã và phải triệt để tuân hành những lời dạy của các đấng bề trên trong đạo. Các đấng bề trên trong đạo dạy họ rằng, “Chức linh mục là chức thánh!" - "Nếu linh mục có lỗi thì đã có Chúa xử, không nên phê phán, vì như vậy là phạm sự thánh.” “Phải giấu kín những tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoài đạo được biết.”[2] Lời dạy này của Vatican đã khiến cho tín đồ Ki-tô luôn luôn phải bao che và giấu kín những việc làm tội ác của các đấng bề trên và của những người đồng đạo, nhất là những người có quyền lực đã mang lại danh hay lợi cho họ. Với tình trạng như vây, làm sao họ có tinh thần vô tư trong việc viết sử được?

Thứ ba: Kinh nghiệm cho thấy rằng, đối với những tín đồ Ki-tô ngoan đạo, tất cả những gì thuộc về hay là của Giáo Hội La Mã đều thánh thiện, cao cả; trái lại, tất cả những gì của hay thuộc các tôn giáo hay nền văn hóa khác đều sai lầm, đều là tà ma ngoại đao, đều là man di, đều mọi rợ, đều xấu xa, đều là tội ác và đều phải sửa sai theo tiêu chuẩn của giáo hội; nếu không, thì sẽ bị hủy diệt. Đặc tính lố bịch, trịch thương, xấc xược và ngược ngạo này là do chính sách “đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo” của Vatican tạo nên. Đây là một sư thật bất khả phủ bác mà các sách sử đều ghi nhân như vậy. Sách Tôn Giáo Và Dân Tộc viết:

Giáo Hội (La Mã) được Thiên Chúa ban truyền toàn bộ sự thật cần thiết cho sự cứu rỗi và chỉ có giáo hội mới có quyền giải thích hoặc khai triển sự thật đó. Tất cả những gì ở ngòai sự thật nói trên, trái với lời giải thích chính thức cúa giáo hội chỉ có thể là sai lầm. Mà giáo hội có quyền và có bổn phận tiêu diệt sự sai lầm để bảo vệ sự thật hầu hoàn thành sứ mạng cứu rỗi của mình.”

Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, giáo hội đã không ngần ngại dùng thế lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ ”tà thần”, đốt sách vở ngoại đạo và đốt luôn bọn người bị xem là “lạc đạo” nếu không chịu sửa sai.”[3]

Mấy đoạn văn sử trên đây cho chúng ta thấy rằng Giáo Hội La Mã đã cấy vào đầu óc tín đồ cúa giáo hội cái ác tính tự tôn, tự đại, lố bịch, trịch thượng theo kiểu “mục hạ vô nhân”, rất là ngang ngược không cần biết đến lẽ phải, không cần biết đến lương tâm, không cần biết đến công bằng, chứ đừng nói chi đến lòng nhân đạo và bác ái nữa. Với tình trạng thiên lệch và trịch thượng như vây, làm sao tín đồ Ki-tô ngoan đạo (cuồng tín) có thể trở thành những người viết sử vô tư được?

Những gì mà chúng tôi trình bày ở trên chỉ là một phần vô cùng nhỏ bé trong cái đại duơng ác tính cực kỳ ghê tởm của tín hữu Ki-tô. Những ác tính này bắt nguồn (a) từ trong kinh thánh, (b) từ trong những tín lý Ki-tô, và (c) từ những lời phán dạy của Giáo Hội La Mã mà ra.

Nhân tiện đây, người viết cũng xin ghi lại ở phần chú thích mấy đoạn văn viết về tài nghệ bóp méo sự thật lịch sử của bộ máy truyên truyền của Giáo Hội La Mã. [4], [5], [6]

Bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã là như vậy và các tác giả văn sử nô Ca-tô mà chúng tôi đã nói ở trên là như vậy.

Thế nhưng, trường hợp tác giả Hoàng Ngọc Thành lại hoàn toàn khác hẳn. Vốn là người (1) tốt nghiệp từ một đại học ở Hoa Kỳ với bằng cao học và tiến-sĩ chuyên môn về sử học, (2) đã từng phụ trách giảng dạy lịch sử tại Đại Học Sư Phạm Sàigòn trong nhiều năm, (3) đã biên sọan một số tác phẩm về lịch sử thế giới trong thời cận và hiện đại cũng như lịch sử Việt Nam trong thời hậu 1945, mà lại có quá nhiều sai lầm trầm trọng trong cuốn Công Và Tội của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2008, thì quả thật là một vấn đề cần phải được mổ xẻ. Đây là nguyên nhân khiến cho người viết phải biên soạn tập sách này.

Đáng lý ra, với một người đã từng có học vị đại học về ngành sử và cũng đã hành nghề dạy sử ở cấp bậc đại học như vậy, ông Hoàng Ngọc Thành phải nắm vững dòng lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay, và phải biết rõ Việt Nam đã liên tục bị các thế lực Vatican, Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản và Hoa Kỳ can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách vô cùng trắng trợn và hết sức thô bạo. Trong các thế lực ngoại xâm này, Vatican là một thế lực can thiệp trực tiếp vào nội tình Việt Nam một cách thô bạo nhất, thâm độc nhất, dã man nhất, tinh vi nhất, và lâu dài nhất. Ấy thế mà trong hai cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (San Jose, CA: Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, 1994) và cuốn Công Và Tội của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2008 (San Jose, CA: Nghĩa Phú 2009), tác giả Hoàng Ngọc Thành lại không có một lời nào đề cập tới vai trò của Giáo Hội La Mã hay Vatican trong dòng lịch sử Việt Nam trong thời gian trải dài từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay! Việc cố tình không đề cập đến vai trò của Giáo Hội La Mã trong hai tác phầm này của tác giả Hoàng Ngọc Thành đã khiến cho người viết phải thắc mắc và hòai nghi.

Đọc các tác phẩm trên đây, người viết nhận thấy tác giả Hoàng NgọcThành đã:

1.- Không phân biết được sự khác nhau giữa nguyên nhân và hậu quả hay giữa gốc và ngọn. Vì thế, ông ta mới không biết rằng nguyên nhân của việc Liên Minh Pháp – Vatican Xâm Lược đánh chiếm Việt Nam làm thuộc là do Vatican đã nhiều lần tích cực vận động chính quyền Pháp cấu kết với Vatican và xuất quân đánh chiếm nước ta để cùng thống trị, cùng cướp đoạt tài nguyền và cùng nô lệ hóa dân ta theo đúng tinh thần sắc chỉ ăn cướp Romanus Pontifex của Giáo hội La Mã được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455) và nhiều sắc chỉ khác tiếp cũng được ban hành trong thế kỷ 15.

2.- Không biết rằng tất cả các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta từ cuối thập niên 1850 với các tổ chức vũ trang yêu nước của các nhà ái quốc như Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trinh Văn Cấn + Lương Ngọc Quyến, Tâm Tâm Xã, Việt Nam Quốc Dân Dảng của nhà ái quốc Nguyễn Thái Hoc, An Nam Cộng Sản Đảng, Đảng Cộng Sản Đông Dương, Đảng Cộng Sản Việt Nam và sau cùng là Mặt Trận Việt Minh chỉ là hậu quả của các cái nguyên nhân chính là việc Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đem quân tấn chiếm nước ta làm thuộc địa mà ra.

Một em bé mới học xong lớp ba cũng thấu hiểu được cái nguyên lý sơ đẳng là không có nguyên nhân tất nhiên là không có hậu quả, không có gốc tất nhiên là không có ngọn, và không có việc Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đánh chiếm và thống trị nước ta, thì tất nhiên là không có các lực lượng nghĩa quân kháng chiến trên đây của nhân dân ta. Ấy thế mà một nhà trí thức có học vị tiến sĩ ngành sử học, đã từng giảng dạy lịch sử tại Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn trong nhiều năm và đã ở vào cái tuổi ngoại bát tuần như ông Hoàng Ngọc Thành lại không biết cái điều tối sơ đẳng này!

Vì không biết cái điều tối sơ đẳng này, cho nên trong các tác phẩm lịch sử của ông, ông Hoàng Ngọc Thành không những đã không đề cập đến những khu rừng tội ác của Vatican đã liên tục chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam ít nhất từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay, mà lại còn (a) hết lời bốc thơm ca tụng và tôn vinh cá nhân tên tội đồ dân tộc Ngô Đình Diệm (một con chiên ngoan đạo của Vatican) và bạo quyền của hắn (một chế độ đạo phiệt do chính Vatican chủ trương) và (b) dùng đủ mọi lời lẽ và thủ đoạn để gièm pha, phỉ báng và lên án các thế lực đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, (cái nhiệm vụ mà tiền nhân ta đã nối tiếp nhau làm cả một thế kỷ nhưng cũng vẫn không làm được) và đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican, đòi lại miền Nam cho tổ quốc đem lại thống nhất cho đất nước.

Người viết xin nói nhỏ với ông “sử gia” Hoàng Ngọc Thành câu này, “Phủ nhận và lên án đại công nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh là phủ nhận và lên án tất cả các công lao và mọi sư hy sinh vô bờ bến của tất cả các tổ chức nghĩa quân kháng chiến của tiền nhân từ cuối thập niên 1850 cho đến năm 1945 và của toàn thể nhân dân ta đã liều thân tham gia chiến đấu trong cuộc chiến giải phóng dân tộc 1945-1954 và cuộc chiến giải phóng miền Nam (1954-1975) đem lại thống nhất cho đất nước!”

Rõ thật là nực cuời! Những người trọn đời hy sinh thân thế để cứu nước, đã hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử giải phóng dân tộc và đem lại thống nhất cho đất nước thì lại bị “sử gia” Hoàng Ngọc Thành lên án và nguyền rủa! Trong khi đó thì thằng phản thần tam đại Việt gian họ Ngô đã bị các nhà viết sử ghi nhận là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại,[7] thì lại được ông ta tôn vinh và ca tụng hết lời. Thật là quái đản! Đúng là chính sách ngu dân và giáo dục tại trường đạo Institut de la Providence và Trường Quốc Học Huế đã làm cho ông Thành không còn đủ khả năng lý trí để phân biệt sự khác nhau giữa nguyên nhân và hậu quả, giữa gốc và ngọn, giữa cái đúng và cái sai, giữa chính nghĩa và bất chính, v.v...

Vấn đề này đã gợi ý cho chúng tôi phải cố gắng tìm ra nguyên nhân nào làm cho ông Hoàng Ngọc Thành rơi vào tình trạng tâm trí bất minh coi Giáo Hội La Mã là một thế lực “không thế đụng tới” (untouchable) như vậy? Xin đặt ra hai trường hợp trái ngược nhau như sau:

Trường hợp 1: Cho rằng tác giả Hoàng Ngọc Thành không biết gì về vai trò tích cực của Giáo Hội La Mã trong dòng lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay. Không biết có nghĩa là chưa đọc hay chưa học nên không biết. Không biết về một cái gì tức là đồng nghĩa với dốt nát về cái đó. Không biết rõ về một giai đoạn lịch sử Việt Nam liên tục bị Vatican can thiệp vào nội tình nước ta như đã nói ở trên mà lại viết về lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này, thì quả thật là một hành động liều lĩnh, trái ngược với lời dạy của Nho giáo, “Tri chi vỉ tri chi, bất tri vi bất tri, thi tri dã” và bất cần đến danh dự của một nhà giáo có bằng tiến sĩ sử học và đã từng phụ trách giảng dạy môn sử tại Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn trong nhiều năm trời! Đến đây, người viết không khỏi không nhớ đến bài thơ Tiến Sĩ Giấy của cụ Nguyễn Khuyến và bài thơ Hỏi Ông Tiến Sĩ của ông Trần Tế Xương:

TIẾN SĨ GIẤY

(Nguyễn Khuyến)

Khéo chú hoa man khéo vẽ trò,

Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.

Mày râu vẽ mặt vang trong nước,

Giấy má nhà bay đáng mấy xu?

Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ.

Bảng vàng, bia đá vẫn ngàn thu.

Hỏi ai muốn ước cho con cháu?

Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu?

HỎI ÔNG TIẾN SĨ

(Trần Tế Xương)

Tiến sĩ khoa này đõ mấy người?

Xem chừng hay chữ có ông thôi.

Nghe văn mà gớm cho văn mãi,

Cờ biển vua ban cũng lạ đời.

Trường hợp 2: Cho rằng tác giả Hoàng Ngọc Thành biết rõ vai trò tích cực cùng với những khu rừng tội ác của Giáo Hội La Mã chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam từ hậu bán thế kỷ 16 cho đến ngay nay, nhưng vì một lý do nào đó, ông phải tránh né không nói tới giáo hội. Nếu ở vào trường hợp này, ông Thành quả thật là một thứ sử nô, là công cụ tuyên truyền cho Vatican để chống lại những tác phẩm lịch sử nói lên những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam.

Dưới đây, chúng tôi xin kể ra một số những tác phẩm nói đến rặng núi tội như vậy của Giáo Hội La Mã:

(1) Việt Nam: Vietnam, Why did we go? (Chino, CA: Chick Publication, 1984) của tác giả Avro Manhattan,

(2) Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick A. Praeger, 1967) của tác giả Joseph Buttinger,

(3) Catholicisme et Sociétes Asiatiques (Tokyo: L'Harmattan, 1988), của Alain Forrest và Yoshiharu Tsuboi),

(4) Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978) của Linh-mục Trần Tam Tỉnh,

(5) Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988) của tác giả Cao Huy Thuần,

(6) Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1995) của tác giả Nguyễn Xuân Thọ,

(7) Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993) của tác giả Đỗ Mậu,

(8) Công Giáo Chính Sử (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999) của Giáo-sư Trần Chung Ngọc,

(9) Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000) của Giáo-sư Trần Chung Ngọc,

(10) Công Giáo Huyền Toại và Tội Ác (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001) của ông Charlie Nguyễn,

(11) Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001) của ông Charlie Nguyễn,

(12) Văn Sử Địa 1989 của ông Chu Văn Trình,

(13) Văn Sử Địa 1990 của ông Chu Văn Trình,

(14) Việt Nam Với Cuộc Dấy Loạn Hòa Bình của Giáo Chủ John Paul II (4 tập) của ông Chu Văn Trình,

(15), Gia Tô Thực Dân Chính Sử (1993) của ông Chu Văn Trình,

(16) Gia Tô Thực Dân Sử Liệu (1990) của ông Chu Văn Trình,

(17) của Rơi Mặt Nạ (1998) của ông Chu Văn Trình,

(18) Gián Điệp Alexandre De Rhodes Và Chữ Quốc Ngữ (1996) của ông Chu Văn Trình,

(19) Việt Nam Đệ Nhất Công Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang,

(20) Thực Chất Của Giáo Hội La Mã (Tacoma, WA: TXB, 1999) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang,

(21) Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã gồm 126 chương sách, trong đó đã được gần một nửa đã được lên hai trang nhà giaodiemonline.com từ tháng 7/2006) và sachhiem.net từ tháng 7/2007 và đang tiếp tục biên soạn),

(22) Tây Dương Bí Lục – Ngô Đức Thọ dịch (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1992),

(23) Công Giáo Nhận Định Nhận Mới Về Tín Lý & Giáo Lý (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2007) của Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, v.v…

Nhân tiện đây, người viết cũng xin khẳng định rằng, từ năm 1862, chính quyền Liên Minh Xâm lược Pháp – Vatican và chính quyền Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican đã tìm đủ mọi cách để giấu kín những sự thật lịch sử bất lợi cho họ. Đặc biệt là Vatican, thế lực này đã liên tục tìm cả trăm phương ngàn kế để làm cho tín đồ và nhân dân dưới quyền không biết gì về những bước đường tiến hóa của nhân loại từ thuở khai thiên lập địa cho đến ngày nay, và cố ý bưng bít rất nhiều sự kiện lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. Đối với Giáo Hội La Mã, (1) môn học lịch sử là một điều cấm kỵ, (2) các bài học lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại từ cuối thế kỷ 18 cho đến nay cần phải hạn chế tối đa, phần còn lại phải kiểm soát chặt chẽ, phải sàng đi lọc lại nhiều lần, chỉ để những bài học nào được giáo hội chấp nhận mới được đưa vào chương trình học. Đây là chinh sách chung của Giáo Hội La Mã đối với môn lịch sử, Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:

Bị đóng khung và được đoàn ngũ hóa bởi hàng giáo sĩ, họ trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu gọi họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội chánh thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển Việt Nam, hoặc các tài liệu cách mang đều bị cho là ngược với đạo. Các sách của Voltaire, Montesquieu, khỏi nói tới Karl Marx vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa bị giáo luật khai trừ”…” [8]

Trong những năm 1954-1975, Giáo Hôi La Mã cũng đã làm như vậy ở miền Nam Việt Nam. Sư kiện này được học giả Nguyễn Hiến Lế kể lại rằng vào năm 1955, ông và ông Thiên Giang biện sọan Bộ Lịch Sử Thế Giới gồm 5 tập trong cuốn. Sau khi cho in và phát hành (vào niên khóa 1955-1956), thì bị “một linh mục ở Trung yêu cầu bộ Giáo Dục cấm bán và tịch thu” vì bộ sách này có nói đến “sự bê bối của một vài giáo hoàng”. Đồng thời, tác giả bị “mạt sát là đầu óc đầy rác rưởi” chỉ vì trong đó có nói đến “có nhắc qua đến thuyết Darwin nề nguồn gốc lòai người.”. Ngòai ra, nơi cư ngụ của tác giả Nguyễn Hiến Lê còn “bị mật vụ” đến rình mò dò xét trong một thời gian (không biết là bao nhiêu lâu). Chuyện này được chính cụ Nguyễn Hiến Lê kể lại nơi các trang 99 trong cuốn Đời Viết Van Của Tôi (Wesmister, CA: Văn Nghệ, 1986) và nơi các trang 354-356 trong cuốn Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Văn Học, 1983).

Nói chung, chủ tâm của Vatican là quyết không để cho bất kỳ sự kiện nào trong môn lịch sử thế giới cũng như trong môn lịch sử Việt Nam trở thành manh mối khiến cho học sinh và người dân dưới quyền có thể từ đó mà phanh phui ra những rặng núi tội ác cực kỳ man rợ của giáo hội chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua, chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam từ hậu bán thế kỷ 16, nhất là từ giữa thập niên 1780 cho đến ngày nay.

Trong những sự kiện lịch sử này, có một số khá nhiều sự kiện liên hệ khắng khít đến nhiều điều được nêu lên trong cuốn Công Và Tội của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2008. Những sự kiện này bị tác giả Hoàng Ngọc Thành coi nhẹ, biến thành những yếu tố phụ không đáng kể để rồi hoặc là lướt qua, hoặc là trình bày một cách phiếm diện và xen vào phần diễn dịch lươn lẹo theo cảm tính của tác giả. Hành động này khiến cho người đọc có cảm tưởng rằng tập sách này của tác giả Hoàng Ngọc Thành được biên soạn theo sách lược tung hỏa mù khiến cho độc giả và người đời bị lạc dẫn không còn để ý đến khu rừng hành động tội ác của Giáo Hội La Mã chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua, và của cá nhân cũng như chính quyền Ngô Đình Diệm chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam ta. Ngoài những mánh mung lươn lẹo trên đây, chúng tôi còn thấy rõ có một số điều gian dối và nói láo có chủ ý của tác giả Hoàng Ngọc Thành trong cuốn sách này.

Vì những lẽ như đã trình bày ở trên, người Viết mới cố gắng đưa ra một số những điều thiếu sót, sai lầm có chủ ý, và những điều gian dối trong cuốn Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Va Đảng Cộng Sản ra trước ánh sáng công luận với hy vọng sẽ được quý độc giả ở trong nước cũng như ở hải ngọai theo dõi và lên tiếng để làm sáng tỏ vấn đề này.

Tập sách này được chia ra làm:

1.- Phần Dẫn Nhập

2.- Phần Một nói sơ lược về kiến thức sử học của tác giả Hoàng Ngọc Thành dưa trên bản tiểu sử của tác giả ghi trong cuốn Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2008

3.- Phần Hai nói về yếu tố quan trọng cần phải trình bày trong bất kỳ một một tác phẩm lịch sử, nhưng lại không được tác giả Hoàng Ngọc Thành nêu lên trong cuốn Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006 và cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Đó là (1) những yếu tố then chốt hay căn bản khi trình bày một biến cố lịch sử hay một chính sách của một chính quyền, (2) một số biến cố quan trọng trong lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại., và (3) những Âm Mưu Của Vatican Đã Và Đang Đánh Phá Việt Nam Từ Ngày 30/4/1975. Mục đích của Phần Hai này là để cho mọi người trong đó có tác giả Hoàng Ngọc Thành biết rằng, trong suốt chiều dài từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay, Giáo Hội La Mã đã liên tục đánh phá, chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam bằng trăm phương ngàn kế vô cùng thâm độc và cực kỳ xảo quyệt để cướp đoạt chính quyền và vơ vét cho đầy túi tham. Vì vậy mà khi viết về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, người viết sử không thể nào lại không nói đế bàn tay hay vai trò của Giáo Hội La Mã trong giai đoạn vô cùng trọng đại này. Ấy thế mà tác giả Hoàng Ngọc Thành lại không có một lời nào nói đến cái thế lực chính trị đó!

4.- Phần Ba nói về (1) một số điều mà tác giả có chủ tâm tránh né, không nói đến sự thật của lịch sử bằng cách bỏ qua hay chỉ lướt qua mà thôi, và nếu có nói tới thì lại không đề cập đến những yếu tố nguyên nhân hay nguồn gốc của các biến cố lịch sử được đề cập, và (2) một số điều nói láo và vu khống trong tác phẩm này.

Thiết nghĩ rằng, là con người ai cũng có thếu sót và lầm lẫn. Điều quan trọng là lòng thành thật nhìn nhận những thiếu sót và lầm lẫn khi được người khác chỉ cho biết, nếu có, và biểt rồi, thì phải sửa chữa cho được hoàn chỉnh. Với quan niệm như vậy, người viết tin rằng dù cố gắng bao nhiêu đi nữa, tập sách này cũng vẫn còn nhiều thiếu sót và sai lầm. Chúng tôi thiết tha mong được các vị cao minh chỉ giáo, và đặc biệt là Giáo-sư Hoàng Ngọc Thành cho chúng tôi biết những điều chúng tôi trình bày trong tập sách này đúng hay là sai. Nếu sai, xin giáo sư nói rõ là sai ở chỗ nào và xin đưa ra luận cứ mà giáo sư cho là đúng.

Trân trọng và đa tạ.

Nguyễn Mạnh Quang

CHÚ THÍCH


[1] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), trang 14-15.

[2] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản, 2003), tr. 320.

[3] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 74 & 75.

[4] Nguyễn Văn Thọ, Công Giáo: Nhận Định Về Tín Lý & Giáo Lý (Garden Grove, CA: Giao Điêm, 2007), tr. 49-50. (B.S. Nguyễn Văn Thọ là một nhà trí thức Ca-tô đã thức tỉnh):

“Giáo Hội nhờ ở sự “tin lưỡng” và “nói lưỡng” nên có thể giải thích mọi vấn đề, có thể biện minh được mọi thái độ mình. Chúa vừa ở thiên đường, vừa ở khắp nơi. Vừa ở khắp nơi vừa không ở trong tâm hồn mọi người. Chúa vừa nhân từ vừa công thẳng. Chúa Giê-su vừa là Thượng Đế toàn năng, vừa là Tạo Hóa, vừa là “Trưởng Từ giữa mọi thụ sinh.” Con người vừa cao siêu vì là ảnh tượng Chúa, vừa là hết sức xấu xa vì đã sa đọa. Chúa vừa cai trị thế gian, nhưng Satan lại là vua của trần thế này. Chúa Giê-su vừa là Chúa, vừa là Người.. Tận Thế sắp sửa xẩy ra, tận thế còn lâu mới xẩy ra. Nước Trời không đến một cách lộ liễu, nước Trời sẽ đến trong rầm rộ huy hoàng. Nước Trời ở trong tâm, nước Trời ở ngoài xã hội. Ngũ Kinh là do Maisen viết, Ngũ Kinh không phải là của Maisen viết., v.v…. Từ Thế Kỷ XVIII đến thế kỷ XX nghiêm cấm, không cho tôn thờ tổ tiên, ngày nay được tôn thờ tổ tiên (nhang đèn, cúng kỵ, v.v..). Có lúc nghiêm cấm, không cho ăn thịt vào ngày Thứ Sáu, có lúc cho ăn thịt thả giàn. Tất cả đều tùy giáo hoàng.

Thánh Kinh vừa đúng từng chữ, vừa là Chân Lý tuyệt vời, vừa không có ý dạy về khoa học, nên có nhiều điều không chính xác.; (giáo hôi) vừa chắc chắn rằng mọi người ngoài giáo hội đều xuống hỏa ngục, vừa tuyên bố mọi người sống ngoài Giáo Hội có thể lên thiền đàng. Khi cần dịu ngọt, thì giáo hội đề cao sự nhân từ bác ái của Phúc Âm; khi cần tàn nhẫn thì (Giáo Hội) khoe đang thi triển sấm sét của hai thánh Peter và Paul. (giáo hội) vừa chủ trương Chúa luôn luôn nổi cơn thịnh nộ oán phạt loài người, vừa tuyên bố đó chỉ là những kiểu “nhân cách hóa” Thiên Chúa. Tất cả các văn kiện viết ra phải được đắn đo, viết lách làm sao để có thể giải thích xuôi cũng đuợc và ngược cũng được. Thật là biến hóa tuyệt vời. Chẳng những thế, lại còn có cả một đạo binh văn học chỉ có nhiệm vụ bào chữa cho Công Giáo, bảo vệ Thánh Kinh mà ta gọi là những nhà thần học, những nhà bảo vệ tín lý (apologetists)…. Chuyện đời quả tình hết sức phưc tạp.”

[5] Phan Đình Diệm. “ Tuyên Cáo Về 50 năm của kẻ sĩ Bùi Tuần.” pddiem@hotmail.com Ngày 30/7/2005. Phan Đình Diệm là hội trưởng Học Hội Đức Ki-tô Phục Sinh, ông ghi nhận bản chất bóp méo sự thật lịch sử của Giáo Hội La Mã như sau:

Giáo Hội giả trá, gian manh, buôn thần bán thánh, vô đạo đức”, “Giáo Hội Công Giáo Rôma đào tạo sản xuất hàng triệu triệu “cái lưỡi không xương” để tuyền truyền nhồi sọ một nền “thần học không xương nhiều đường lắt léo vòng vo”. “Nghề thầy cúng Men-ki-sê-đê”, “cái nghề thầy cúng tồi tàn, giả hình, bất lương, vừa thất học, vừa ham danh lợi, vừa lười biếng…”, “Cái nghề thày cúng bịp bợm, cướp cạn, vô luân, làm đảo điên gia đình và xã hội

[6] Phan Đinh Diệm. "Mea Culpa Bài 3 - Giáo Hội Công Giáo Roma La Tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm" http:// www.kotohoc.com/Bai/Net066.html. Ngày 19/9/2000.

“Hàng ngàn năm, để bưng bít và che dấu 7 chương tội đối ngọai và 1 chương tội đối nội là tám, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Roma phải đạt đến chő cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo Hội là Hiền Thê của Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa... Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngòai nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây "vạn lý trường thành đức tin" và buông bức "màn sắt thần học" lên đầu đòan chiên. Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật "núi tội thành con chuột", "kẻ cướp mặc áo thày tu" và "quỷ Satan có diện mạo ông thánh."

[7] Nigel Cawthorn, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), tr 167-168).,

[8] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 54.


Trang Nguyễn Mạnh Quang

Trang Lịch Sử