Lời Khẳng Định Của Một Con Cừu

Nguyễn Mạnh Quang

3 tháng 10, 2010

 

Lời nói đầu :

 Tín hữu Ki-tô La Mã ngoan đạo (cuồng tín) được rèn luyện hàng ngày quen với nếp sống nhắm mắt đọc kinh sáng trưa tối. Họ được dạy phải giao phó mọi sự cho sự an bài của "Thiên Chúa" mà giáo hội là đại diện Chúa, và tin rằng những gì của Giáo Hội La Mã đều là chân lý, hay “những quy tắc đạo lý”. Những danh từ "tà giáo", "dị giáo", "cộng sản vô thần", "man di, mọi rợ",... được họ liên tục dùng để dạy giáo dân khinh miệt những người theo giáo phái khác hoặc nền văn hóa đạo đức khác. Kết quả là những người đi đạo (Chúa) trở nên ngạo mạn, tự cao tự đại, tưởng rằng chỉ có người đạo Chúa mới là văn minh (vì theo Tây), là có đạo đức (vì giáo hội bảo thế).

 Từ đó họ thường sử dụng từ ngữ một cách ngược ngạo, cưỡng từ đoạt  lý. Thí dụ từ "mất nước" dùng cho việc thống nhất đất nước, "Việt gian CS" dành cho những người có công đánh đuổi ngọai xâm, "nhà ái quốc", "yêu nước" lại dùng cho những người phục vụ hay bênh vực cho chế độ bù nhìn do ngọai quốc thiết lập, v.v... Họ thích viết lách hay phát ngôn lếu láo, bừa bãi, vô căn cứ, và đưa ra những câu tuyên bố, những lời khẳng định vu vơ không cần dẫn chứng, hoặc dẫn chứng một cách cục bộ, không cần biết đến tình tự dân tộc hoặc chiều dài của lịch sử. Bài viết "35 năm sau ngày 30-4-1975 Vài khẳng định cần thiết" của ông Nguyễn Gia Kiểng phổ biến ngày 18 tháng 5, 2010 mới đây, là một thí dụ rõ rệt nhất (xem tòan văn trong http://tinletrai.wordpress.com/2010/ 05/18/ 35-nam-sau-ngay-30-4-1975-vai-khẳng-dịnh-cần-thiết/).

Người viết mới được nghe danh ông Nguyễn Gia Kiểng từ cuối năm 1994, khi đọc bài viết “Nhân Đọc Hồi Ký Chính Trị Mặt Thật Của Bùi Tín Nói Chuyện Với Trí Thức: Mặt Thật Của Ai?” Bài viết này đăng trong tờ Ngày Nay ở Houston, rồi sau đó được tờ Việt Nam Mới số 190, phát hành ngày 26/8/1994 tại Seattle đăng lại. Trong bài viết này, ông Kiểng mạt sát  và miệt thị tất cả nếp sống văn hóa Khổng Mạnh cổ truyền và mạt sát luôn cả các vị đại anh hùng dân tộc của người Việt Nam chúng ta. Ông Viết:

Sĩ là một nghề, nghề đi học và nghề làm quan. Trước sau là nghề quì. Quì trước mặt thày để học với ước vọng “thành đạt” để được quì trước các vua chúa. Nếu quì là thái độ của kẻ sĩ và chờ đợi là triết lý của kẻ sĩ…”

Cũng trong bài viết này, trong một đoạn khác, ông viết:

Khổng Minh tài ba như thế mà gặp thời nhiễu nhương cũng chỉ biết ngồi trong lều cỏ để chờ minh chúa. Nguyễn Trãi là một kẻ sĩ  siêu việt cả về văn lẫn võ, lại có cả chí khí hơn người. Lê Lợi là một nông phu cục mịch. Tại sao lại “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”. Tấn bi kịch còn hơn ở chỗ Lê Lợi không có đủ trí tuệ để viết ra câu đó. Chính Nguyễn Trãi đã viết câu đó.”

 “Bởi vì không muốn “vi thần” cũng không thần. Nguyễn Trãi cũng không có thủ túc và cũng không có tài sản để phất cờ khởi nghĩa. Kẻ sĩ trong khuôn mẫu Khổng Nho là mẫu người lệ thuộc vào vua chúa và cuối cùng chịu ơn vua chúa…. Tình trạng vong thân kéo dài từ đời này qua đời khác đã khiến kẻ sĩ mất lòng tự tin. Tuy bề ngoài, có khi kẻ sĩ huênh hoang “có giang sơn thì sĩ đã có tên, từ Chu Hán vốn sĩ này là quí” (Nguyễn Công Trứ), nhưng trong thâm tâm kẻ sĩ không tin ở mình, và cũng không tin ở giai cấp của mình, do đó kẻ sĩ không những không dám có ý định dựng nghiệp mà còn không sẵn sàng giúp một kẻ sĩ khác dựng nghịệp

Còn nhiều điều khác nữa cũng tương tự như vậy hay còn tệ hơn. Tất cả đều nhắm vào nếp sống văn hóa của nền văn minh Khổng Mạnh để miệt thị.

Điểm đặc biệt là phương cách và luận điệu mà ông Kiểng sử dụng khi biên soạn các tác phẩm hay bài viết của ông giống y như phương cách và luận điệu mà Linh-mục Alexandre Rhodes đã sử dụng khi biên soạn Chương 4 gọi là “Ngày Thứ Bốn” có tựa đề  là “Những Đạo Vạy” trong cuốn “Phép Giảng Tám Ngày” (Nguyễn Khắc  Xuyên & Phạm Đình Khiêm, Giáo Sĩ Đắc Lộ Và Tác Phẩm Quốc Ngữ Đầu Tỉên (Sàigòn: Tinh Việt Văn Đòan, 1961), 68-93. Vì thế mới có rất nhiều người viết bài phản bác cái cung cách viết lách  như vậy của ông ta.  Một trong những bài phản bác này là bài viết có tựa đề là “Bàn Về Một Bài Tham Luận Mạt Sát Giới Sĩ Phu Và Trí Thức Suốt Dòng Lịch Sử Việt Nam…” của tác giả Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do. Bài này cũng đuợc đăng trong tờ Tuần Báo Việt Nam Mới số 190, phát hành tại Seattle ngày 26/8/1994.

Mấy năm sau, vào năm 2001, ông cừu non này lại cho phát hành cuốn Tổ Quốc Ăn Năn (Paris: Tự Xuất Bản, 2001). Trong cuốn sách này, tác giả mạt sát và miệt thị tất cả nếp sống văn hóa và đạo lý tam giáo cổ truyền của dân tộc ta, trong đó có truyền thống tôn thờ các vị anh hùng dân tộc của đất nước và cũng viết theo phương cách và luận điệu mà Linh-mục Alexandre de Rhodes đã sử dụng viết trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày. Cuốn sách này đã làm cho hầu hết những người Việt Nam phi Ki-tô giáo vô cùng  phẫn nộ. Vì thế mà ngay sau khi cuốn sách này vừa mới được phổ biến, thì đã có hàng hàng lớp lớp những bài viết phản bác mãnh liệt và lên án gắt gao, trong đó có bài viết "Vài góp ý về Nội chiến” của tác giả Vũ Huy Quang.

Chủ đích, phương cách và luận điệu mà ông Kiểng sử dụng khi biên soạn các tác phẩm hay bài viết của ông giống y như chủ đích, phương cách và luận điệu mà Linh-mục Alexandre Rhodes đã sử dụng khi biên soạn Chương 4 gọi là “Ngày Thứ Bốn” có tựa đề  là “Những Đạo Vạy” trong cuốn “Phép Giảng Tám Ngày” (Nguyễn Khắc  Xuyên & Phạm Đình Khiêm, Giáo Sĩ Đắc Lộ Và Tác Phẩm Quốc Ngữ Đầu Tỉên (Sàigòn: Tinh Việt Văn Đòan, 1961), 68-93.

Chủ đích này cũng thấy rõ khi Giám Mục Puginier biên soạn thành Kế Hoạch Puginer đệ trình cho chính quyền Bảo Hộ vào cuối thập niên 1860 khi ông giám mục này đang là Đại Diện Tòa Thánh Vatican tại Hà Nội. [i] Như vậy cái thâm ý của ông Kiểng như thế nào, ai cũng có thể suy đoán ra.

Nghề quì ?

Điều khôi hài là ông Nguyễn Gia Kiểng có chủ tâm chê bai, mạt sát kẻ sĩ trong đạo Nho bằng cách mỉa mai gọi là “nghề quì”, nhưng ông lại không biết rằng “cái đặc tính quì và tục lệ quì” trong đạo Ca-tô của ông còn ghê tởm, làm mất liêm sỉ “con người làm cái việc quì” gấp ngàn lần nếu so với “cái đặc tính quì trong tục lệ quì” của giới Nho sĩ mà ông Kiểng mỉa mai. Ai cũng biết rằng, trong xã hội Ca-tô, tình trạng quì mọp truớc một người có tước vi thật là ghê tởm, ghê tởm đến cùng mức của ghê tởm. Dưới đây là đặc tính quì và một vài tục lệ quì ghê tởm này ở trong xã hội Ca-tô Roma giáo:

1.- Quì khi yết kiến các đức cha và hồng y, hay giáo hòang:

Theo sách "Hơn Nửa Đời Hư" của tác giả Vương Hồng Sển, giáo dân phải quì khi đến diện kiến các giám mục, tổng giám mục và hồng y. Trong dịp này, người muốn được quì phải xếp hàng, chờ đến lượt tới tận đối tượng (giám mục, tổng giám mục hay hồng y) ngồi. Khi đến nơi, đương sự phải phủ phục qùi gối, gục mặt, cúi đầu xuống, chờ khi ông ta chìa hai bàn tay (có đeo nhẫn) ra, thì run run hăm hờ nâng niu ôm lấy mà hôn hôn hít hít để tỏ lòng sung sướng được lãnh nhận cái ân sủng được hôn hít hèn hạ như vậy.[ii] . Xin đọc Chương 13, sách Tâm Thư Gừi Nhà Nước Việt Nam để biết rõ về nguồn gốc tục lệ lợm giọng này.

Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm hôn nhẫn Hồng Y Agagianan

 

2.- Quì khi các linh mục người Việt đến gặp các nhà truyền giáo Âu Châu:

Tình trạng quì nhục nhã  ghê tởm này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:

Tại Bùi Chu, ngày lễ Thánh Đa Minh, tất cả các linh mục người Việt, bất kể hạng tuổi nào, phải tới sụp lạy trước mặt các thừa sai, kể cả đối với mấy người  còn trẻ măng và phải hôn kính giầy các vì thừa sai đó, để giúp mình nhớ lại lời thánh Phaolồ: “Phúc đức thay bàn chân các nhà tuyền giáo.” [iii]

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hôn kính giày của họ?

Câu trả lời phải là một trong hai trường hợp dưới đây: Hoặc là phải quì mọp trước chỗ họ ngồi, rồi gục mặt cúi đầu xuống, kề mồm sát vào mũi giầy hay đế giầy của họ vừa hôn vừa hít giống như cung cách giáo dân hôn hít nhẫn của các giám mục như đã nói ở trên, hoặc là quì xuống trước chỗ ngồi của họ để họ dơ cẳng  và đưa đế giầy vào sát mặt kế bên miệng đương sự (đang chờ trong thế chuẩn bị), khi đó đương sự liền hăm hở đưa tay ra nâng niu ôm lấy vừa hôn vừa hít để biểu lộ lòng tôn kính đối với họ. Qùi hôn như vậy, quí vị tín hữu Ki-tô người Việt có thấy nhục không? Có thể vì thế là Việt Nam ta mới có thành ngữ  “liếm gót giầy giặc Pháp”.

3.- Quì khi xem lễ, khi ăn bánh "thánh" hoặc vào tòa giải tội:

Ảnh giaolyphutrung.com

Ảnh nguồn : giaolyphutrung.com

Sau Công Đồng II, tục quì ở cung "thánh" để "rước lễ", tức ăn bánh "thánh" đã được sửa đổi thành đứng sắp hàng và chắp tay, nhưng vẫn còn phải quì khi vào tòa giải tội, và quì trong nhiều đọan kinh giữa buổi lễ. Đây là nghi lễ hàng ngày mà người tín hữu phải làm từ xưa cho đến nay, ở khắp nơi trên thế giới nơi nào có nhà thờ. Chẳng hiểu sao ông NGK lại không nhớ, lại đi nhớ những nghi lễ đặc biệt ở những hòan cảnh đặc biệt của thế hệ trước của nước ta.

4.- Quì khi chịu chức và trong nhiều nghi thức khác:

Trong các buổi lễ tấn phong linh mục, ngòai nghi thức quì, nằm,... của người chịu chức, đến phiên các vị chức sắc khác lại quì trước tân linh mục. Giáo hội cho rằng làm vậy để tập tánh khiêm nhượng, nhưng thật ra để làm gương cho các giáo dân khác phải biết kính trọng bất cứ linh mục nào được tòa thánh phong ban, xem họ như Chúa thứ hai. Xin xem các hình ảnh gần đây nhất được sưu tập từ các web đạo Chúa. Thực tế là ngừơi theo đạo luôn luôn tự cao tự đại với các đạo khác, nhất là những nền văn hóa không thờ Chúa của họ như chúng tôi đã nhiều lần chứng minh.

Nhìn vào những tục lệ quì ở trong đạo Ki-tô La Mã như đã nói ở trên rồi so sánh với cái tục lệ quì của giới Nho sĩ Việt Nam mà con chiên Nguyên Gia Kiểng sử dụng để  mỉa mai và miệt thị cả giai cấp Nho sĩ và nếp sống văn hóa tôn vinh, thờ cúng các vị anh hùng dân tộc của người Việt Nam chúng ta, chúng ta thấy rõ ràng là là ông cừu non Nguyễn Gia Kiểng chỉ "nhìn thấy hạt bụi trong mắt người khác" mà không nhìn thấy cái đà trong mắt ông ta.

Qua một vài tác phẩm đã được người viết trình bày sơ qua như trên, chúng ta có thể nhìn ra ý đồ trong việc viết lách của ông Nguyễn Gia Kiểng. Ý đồ đó là miệt thị và mạt sát các tôn giáo hay nền văn hóa khác để nâng cao giá trị đạo Ki-tô Rôma của ông ta. Đây là truyền thống và cũng là nếp sống đạo lý phi đạo lý (mất dạy) trong xã hội con chiên người Việt nói riêng và đạo Ca-tô nói chung..

 

ÔNG NGUYỄN GIA KIỂNG ĐÃ VIẾT ẨU TẢ, LẾU LÁO NHƯ THẾ NÀO?

 Trên đây là nói sơ qua về những cung cách viết lách và ý đồ bất chính của ông cừu non Nguyễn Gia Kiểng trong một vài tác phẩm của ông ta với dã tâm miệt thị và mạt sát nếp sống văn hóa cổ truyền của dân ta và cũng là để đề cao đạo Ca-tô, một hệ phái tôn giáo nặng tính cách ngược ngạo, gian tham và tàn độc của ông ta. Dưới đây, xin mời quý vị theo dõi dã tâm trong hơn 30 “lời khẳng định cần thiết” trong bài viết “35 năm sau ngày 30-4-1975 Vài khẳng định cần thiết” của ông cừu non này.

Chủ đề của bài viết này là trình bày rõ ràng điểm láo khoét trong “những lời khẳng định” của ông Nguyễn Gia Kiểng và các ý đồ: (1) hạ giá công nghiệp của Mặt Trận Việt Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam  (2) mạt sát và miệt thị chính quyền Việt Nam để hỗ trợ cho những hành động của tu sĩ và giáo dân tham gia gây bạo loạn, và (3) xóa bỏ “ý niệm quốc gia và tổ quốc”  để làm nhẹ tội những hành động ngang ngược của giáo dân trong việc chiếm đoạt đất đai của dân ta để dâng hiến cho Vatican.

Vì có tất cả tới “31 lời khẳng định cần thiết” trên tổng số 33 đọan văn trong bài viết này, chúng tôi tạm chia ra làm 3 phần để ban biên tập đưa lên mạng và cũng là để cho độc giả khi đọc có một khoảng thời gian cách quãng để suy nghĩ xem những lời nhận xét của chúng tôi về những điều tuyên bố huêng hoang khác lác thiếu văn hóa của ông Nguyên Gia Kiểng.

 

PHẦN I

Phần này nhận xét các đoạn văn mang số 1 đến sô 6)

 

I.- NGK viết:Những gì đã xảy ra đều có nguyên do. Nhưng vấn đề là lý do nào, lý do vững chắc và chính đáng hay chỉ là hậu quả của sự mù quáng vụng dại. Trong cách suy tư đó nhân dịp kỷ niệm 35 năm biến cố 30-4-1975, ta có thể đặt câu hỏi tại sao đã có cuộc chiến 1945-1975 và tại sao nó đã kết thúc như thế? “

NHẬN XÉT: Đây là phần nhập đề của bài viết, không có gì đáng nói, ngoài việc chuẩn bị tư thế để kéo độc giả về mặt tiêu cực của một biến cố trọng đại của quốc gia. Dã tâm của con chiên NGK là mong rằng sự vui mừng vì sự thống nhất đất nước trở thành ngày buồn tủi giống như tâm trạng của những kẻ phản dân tộc còn lại của thế hệ.

 

II.- NGK viết:Ngày nay, ngoài một số người ngụy biện hoặc có vấn đề tâm thần, còn ai nghĩ rằng cuộc chiến 30 năm 1945-1975 là cần thiết và có lợi cho Việt Nam? Nó đã tàn phá đất nước, làm chết năm triệu người, gây một số thương tật lớn hơn nhiều, để lại những đổ vỡ tình cảm giữa người Việt không thể hàn gắn trong một hai thế hệ và áp đặt một trong những chế độ độc tài bạo ngược và tham nhũng nhất thế giới, với hậu quả là từ một trong những nước nhiều triển vọng vươn lên nhất Việt Nam trở thành một trong những nước tụt hậu nhất vùng Đông Nam Á. Và người Việt Nam vẫn chưa được sống như những con người tự do.”

NHẬN XÉT: Nếp sống văn hóa trong Giáo Hội La Mã hay đạo Ki-tô Roma là sử dụng những từ ngữ nặng tính cách miệt thị và làm hạ giá tất các tôn giáo và nền văn hóa khác, coi người ta là man di, mọi rợ, tà đao, vô đạo, nhưng chính Giáo Hội La Mã lại bị các bậc trí giả, danh nhân, vĩ nhân trên thế giới lên án hết sức gay gắt bằng những lời lẽ rất nặng nề. Chẳng hạn như học giả Henri Guillemin goi là “cái giáo hội khốn nạn”, văn hào Voltaire gọi là “cái tôn giáo ác ôn”, bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ gọi là “đạo dối”, ông Charlie Nguyễn (đạo gốc Bùi Chu) gọ là “đạo bịp” và “đạo máu”. [iv]

Là một tín đồ ngoan đạo (cuồng tín) của hệ phái tôn giáo này, con chiên Nguyễn Gia Kiểng cũng quen thói chụp mũ phủ đầu, “Ngày nay, ngoài một số người ngụy biện hoặc có vấn đề tâm thần, còn ai nghĩ rằng cuộc chiến 30 năm 1945-1975 là cần thiết và có lợi cho Việt Nam.”  Vấn đề đặt ra là giữa một bên là cá nhân ông Nguyễn Gia Kiểng cũng với nhóm thiểu số con chiên người Việt có đồng quan điểm với ông và một bên là đại khối dân tộc Việt Nam và các nhà viết sử chân chính người Việt cũng như người ngoại quốc, ai là kẻ ngụy biện hay có vấn đề tâm thần? Cứ đọc các bài viết hay tác phẩm của các thành phần mỗi bên, chúng ta sẽ thấy rõ vấn đề này.

Lời phát biểu của ông Nguyễn Gia Kiểng trong đoạn văn trên đây cho thấy rằng ông ta rất chủ quan và để lộ ra:

A.--Cái đặc tính vừa ngược ngạo, vừa ngu xuẩn của ông ta. Nếu không ngu xuẩn thì là phản dân tộc mới cho rằng cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 là không cần thiết. Nói thế có nghĩa là cứ để mặc cho Liên Minh Xâm Lược – Vatican đem quân sang tái chiếm Đông Dương và để mặc nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô Rô Ma tiếp tục cúi đầu làm tay sai bán nước cho giặc, để mặc cho chúng dựa vào quyền lực của giặc hà hiếp bắt nạt, bóc lột dân ta đến tận xương tận tủy, khiến cho dân ta lại một lần nữa rơi vào thảm họa chết đói nằm la liệt ở ngòai đường phố, giống như mấy tháng mùa xuân năm Ất Dậu 1945. Năm ấy, chỉ trong vòng có mấy tháng trời mà con số nạn nhân chết đói lên đến hai triệu người. Trong khi đó thì hầu hết các nhà thờ Ki-tô ở miền Bắc thóc vẫn chứa đầy kho, vẫn không sử dụng và cũng không đem ra cứu trợ nạn nhân, và bọn con chiên làm Việt gian bán nước cho giặc vẫn ăn uống ê hề. “Ăn cơm với thịt gà luộc” mà họ vẫn còn cho là tầm thường và đạm bạc. Mấy đoạn văn dưới đây của con chiên Nguyễn Tiến Hưng (người Thanh Hóa) ghi lại trong cuốn Hồ Sơ Bí Mật Dinh Độc Lập cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:

"Năm ấy Hưng mới lên chín. Cứ mỗi sáng chủ nhật, thân phụ anh sai anh ra đứng ngoài cổng để giữ trật tự cho đám nông dân đói kéo từng đợt vào sân để xin ăn. Mỗi người, bất kể tuổi tác,  được phát một tô cháo loãng ăn cho có sức để đi tiếp sang một làng khác và tìm đến một nhà hảo tâm khác. Có người yếu quá không còn lết được đến làng bên cạnh nữa.

Hưng còn nhớ một buổi tối, sau khi đã cho người nghèo đói ăn, anh ngồi ăn cùng gia đình. Bữa ăn chỉ có cơm và mấy miếng gà luộc. Nguời em trai anh ném một miếng xương xuống đất. Bỗng nhiên, từ ngoài cổng có một cụ già gầy yếu nhẩy qua hàng rào chạy tới và giật khúc xương rồi chạy đi. Hình ảnh đó đã in sâu vào trí óc anh."[v]

B.- Lòng thù nghịch của ông ta đối với chính quyền Việt Nam hiện nay.

C.- Trình độ kém cỏi, thiếu hiểu biết về tình hình thế giới hiện nay và về lịch sử thế giới trong thời cận và hiện đai, nhất là từ khi Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ vào cuối tháng 7/1914 cho đến ngày nay.

D.- Không thấu hiểu (hay là cố tình làm như không biết) tình cảnh khó khăn của Việt Nam sau ngày 30/4/1975. Tình cảnh khó khăn đó là:

1.- Phải đối phó với những tàn dư của các thế lực phong kiến phản động còn nằm tiềm phục ở Việt Nam để phá hoại như họ đã làm bằng cách để người ở lại thi hánh nhiệm vụ đánh phá ở miền Bắc trong những năm 1954-1955 và thả những toán biệt kích ra Bắc để tiếp tục đánh phá chính quyền miền Bắc trong những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960.

2.- Vatican vẫn còn tiếp tục chống phá chính quyền Việt Nam bằng mọi cách. Một trong những cách này là sử dụng giới tu sĩ áo đen và nhóm thiểu số con chiên đánh phá. Một cách khác nữa là vận động các ngoại cường bao vây kinh tế và cô lập Việt Nam.

3.- Hoa Kỳ thi hành chính sách cấm vận trong 19 năm trời.

4.- Chính quyền Pol Pot của Cao Miên và Trung Quốc hè nhau xua quân tấn công vào lãnh thổ Việt Nam.

5.- Phải giải quyết những khó khăn của thời hậu chiến sau 30 năm chiến tranh, nhất là những hậu qủa của:

a.- Số lượng khổng lồ chất độc Da Cam do quân đội Mỹ rải xuống các vùng đất nằm ở miền Nam vĩ tuyến 17: Theo các nhà viết sử thì:

Quân đội Mỹ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam  và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.[vi]

Tài liệu mới nhất cho biết phải tốn  phí tới 300 triệu Mỹ kim cho mỗi năm và phải mất một thời gian 10 năm như vậy  mới hy vọng tẩy rửa hết những độc tố do số lượng chất độc da cam trên đây còn tồn đọng trong đất đai trong các vùng bị ảnh hưởng. [vii]

b.- Số lượng vũ khí và bom đạn mà Hoa Kỳ đẫn trút xuống đất nước Việt Nam: Theo các nhà sử học, số lượng bom đạn mà Hoa Kỳ đã trút xuống lãnh thổ Việt Nam lên đến khoảng 7 triệu tấn, nhiều gấp hơn ba lần toàn bộ số bom cả hai phe Trục và Đồng Minh sử dụng trong Thế Chiến Thứ Hai: [viii]

Căn cứ vào các dữ kiện lịch sử như đã nêu lên ở trên, ta có thể nói rằng,  so với các nước lâm chiến hay bị ảnh hưởng bởi chiến tranh trong cuộc Đệ Nhất Thế Chiến (28/7/1914 – 11/1/1918) cũng như Đệ Nhị Thế Chiến (1/9/1939- 15/8/1945) và chiến tranh Triều Tiên (25/6/1950 – 27/7/1953), không có quốc gia nào ở vào tình trạng bi thảm như Việt Nam sau ngày 30/4/1975.

Tình trạng Việt Nam sau ngày 30/4/1975 bi thảm như vậy và ai cũng biết như vậy. Một phần của trách nhiệm gây ra tình trạng bi thảm này là Vatican, giới tu sĩ áo đen và nhóm thiểu số cừu non người Việt.

Người viết tin rằng ông cừu non Nguyễn Gia Kiểng không đến nỗi ngu như con cừu mới viết đoạn văn trên đây. Thực sự là khi viết đoạn văn này, ông ta đã có dã tâm dùng thủ đoạn “vừa ăn cướp vừa là làng”. Ý đồ của ông ta trong đọan văn này là để lấp liếm (1) tội ác của Vatican như đã nói trên, (2) tội ác phản quốc của nhóm thiểu số tu sĩ áo đen con chiên Việt gian liên tục trong suốt chiều dài lịch sử từ tuối thế kỷ 18 cho đến ngày 30/4/1975, và (3) lạc dẫn (mislead) dư luận quần chúng  với hy vọng sẽ làm cho người dân Việt Nam không chú ý đến  những người đồng đạo của ông ta đã và đang hò nhau mang theo kìm, búa và xà beng đến tập trung cầu nguyền và hiệp thông cầu nguyện (hò nhau nhau gây bạo loạn) ở những nơi mà họ mưu đồ cướp đọat cho quân cướp ngoại thù lâu đời nhất của dân tộc ta (trong thời cận và hiện đại) là Vatican.

Tóm lại,

Khi NGK tuyên bố “Ngày nay, ngoài một số người ngụy biện hoặc có vấn đề tâm thần, còn ai nghĩ rằng cuộc chiến 30 năm 1945-1975 là cần thiết và có lợi cho Việt Nam”, con cừu non này đang dấy lên cái tinh thần "mặc kệ cho ngọai cường xâm chiếm đất nước, không cần đánh họ mất công, hao tốn nhân lực, vì biết đâu có ngày người ta tự động trả tự do độc lập cho mình". Ông NGK có thể kể thêm những "nguy hại" của việc đánh ngọai xâm là "chia rẻ dân tộc" vì chăc chắn có một nhóm thiểu số đang cần phải theo giặc để mưu sinh, làm quan to, đời sống sung túc, ta có thêm máy móc kỷ nghệ tân tiến, và nhất là có được đạo Chúa thay vào nền văn hóa cổ truyền của ông bà ta! Ông NGK, đang muốn nói lớn với thế giới rằng, "từ nay dân Việt Nam đã có những người con Chúa quyết mang tinh thần mất nước chứ không để mất Chúa, hãy cứ vào đây xâm chiếm bao lâu cũng được!!" Đó là lời khẳng định của một "con chiên không bị bênh tâm thần"

 

III.- NGK viết: Lý do được đảng cộng sản đưa ra để biện minh cho cuộc chiến này là để có độc lập và thống nhất. Nhưng tại sao các nước khác không cần có chiến tranh mà đã được độc lập và thống nhất sớm hơn chúng ta trong những điều kiện thuận lợi hơn hẳn? Chúng ta đã trả giá rất đắt để có được một số phận bi đát. Dứt khoát là đã có một cái gì đó rất không bình thường.

NHẬN XÉT:

Phần chính của đoạn văn này là "Nhưng tại sao các nước khác không cần có chiến tranh mà đã được độc lập và thống nhất sớm hơn chúng ta trong những điều kiện thuận lợi hơn hẳn?". Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong

- Chương 10, sách Người Việt và Đạo Giê-su (viết chung với Giáo-sư Trần Chung Ngọc) ở link http://sachhiem.net/ TCN/TCNtg/DAOGIESU/TCN_NMQ15.php, và trong

- Phần 2 của bài viết “Sách Lược Chống Lại Truyền Thống Tôn Thờ Anh Hùng Dân Tộc Ta - Trường Hợp Cụ Hồ Chí Minh” ở link http://sachhiem.net/NMQ/NMQ026a.php. Mục này có tựa đề là “Sách Lược Làm Giảm Thiểu Đại Công Nghiệp của Cụ Hồ Chí Minh”.

Xin mời độc giả vào đọc những đường dẫn trên để hiểu rõ:

(1) Tại sao các đế quốc Anh (Theo Anh Giáo) và Hòa Lan (Theo đạo Tin Lành) đã mau mắn trao trả độc lập cho các thuộc địa của họ, và

(2) Tại sao BẤT KỲ đế quốc Âu Châu nào có cấu kết với Giáo Hội La Mã trong việc đánh chiếm đất đai ở ngoài lục địa Âu Châu (như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bì ) đều bám chặt lấy các thuộc địa như loài đỉa đói, không chịu trao trả độc lập cho các dân tộc nạn nhân của họ.

Câu tuyên bố của ông NGK "các nước khác không cần có chiến tranh mà đã được độc lập và thống nhất" là một lập luận chủ quan của những người không hiểu biết gì về vai trò của Giáo Hội La Mã trong việc cấu kết với các đế quốc thực dân xâm lược Âu Châu (như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ) trong phong trào đem quân thập ác đi đánh chiếm đất đai của các dân tộc ngoài lục địa Âu Châu trong các thế kỳ 15,16, 17, 18 và 19 để làm thuộc địa và cưỡng bách các dân tộc nạn nhân vừa phải theo đạo Ca-tô vừa phải làm nô lệ cho họ.

Bằng như ông NGK biết điều đó mà vẫn nói như trên thì mục đích của NGK là làm mọi cách để hạ giá đại công nghiệp của tất cả nhân dân trong cộc kháng chiến gian khổ giành độc lập. Thiển nghĩ rằng chính vì “chủ quyền độc lập của dân tộc và thống nhất của đất nước” là mục tiêu mà các nhà ái quốc của dân ta từ cuối thập niên 1850 đã hy sinh cả đời để theo đuổi và đã chết vì mục tiêu này nhưng vẫn không thành công. Các nhà ái quốc đó là Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Lâm Quang Ky, Thiên Hộ Dương, Nguyến Hữu Huân, Mai Xuân Thưởng, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, v.v.. và không biết bao nhiêu những anh hùng vô danh khác đã cùng với các nhà ái quốc trên đây hy sinh cho mục tiêu này. Trong khi đó, thì gần như toàn bộ giới tu sĩ áo đen và nhóm thiểu số cừu non người Việt đã nghe lời xúi giục của Giáo Hội La Mã, đứng vào hàng ngũ quân cướp xậm lăng Pháp và Vatican, được giặc tổ chức thành những đội ngũ, dùng vũ khí của giặc đĩ tấn công và tiêu diệt các lưc lượng nghĩa quân kháng chiến của dân ta dưới quyền chỉ huy của các nhà ái quốc trên đây.

Như vậy, ngọai trừ tín đồ Ca-tô, đối với bất kỳ người dân của bất kỳ dân tộc nào có văn hiến, chủ quyền độc lập là máu cốt, là xương tủy, là lẽ sống của họ. Hiểu được như vậy, chúng ta sẽ hiểu rõ TẠI SAO trong lịch sử loài người, bất kỳ quốc gia nào khi bị một thế lực ngoại xâm thống trị, thì cũng đều liều chết đánh đuổi quân thù ngọai nhập để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Đậy là việc làm thiên kinh định nghĩa và đã trở thành quy luật lịch sử. Hãy nhìn vào lịch sử thế giới, chúng ta sẽ thấy rõ vấn đề này:

Trung Quốc: Hơn một trăm năm (1260-1368) người Mông Cổ xâm chiếm và thống trị Trung Quốc là hơn một trăm năm người Trung Hoa nổi lên đánh đuổi người Mông Cồ để giành quyền tự chủ cho đất nước họ.

Do Thái: Hơn hai ngàn năm đất nước Do Thái bị xóa tên trên bản đồ thế giới là hơn hai ngàn năm người dân Do Thái chiến đấu để phục hồi đất nước và quyền độc lập của dân tộc họ. 

Ba Lan: Bị các cường lân Nga, Phổ, Áo lấn chiếm đất đai và chính thức bị xóa tên trên bản đồ thế giới kể từ tháng 10 năm 1795 cho đến năm 1939, tính ra là 138 năm trời. Khi Đệ Nhất Thế Chiến kết thúc vào tháng 11 năm 1918,  Áo và Đức (hậu thân của nước Phổ) đều là các quốc gia thuộc phe bại trận,  nước Nga rút lui khỏi cuộc chiến vì tình hình nội bộ. Nhờ vậy mà nhân dân Ba Lan mới có cơ hội vận động các cường quốc đồng minh thắng trận Anh, Nga, Mỹ, Nhật tái lập quốc gia và chủ quyền độc lập của họ.[xiv]

Các thuộc địa Bắc Mỹ:  Bị nước Anh thống trị từ đầu thế kỷ 17, cuối cùng, đến cuối thế kỷ 18, nhân dân các thuộc địa này cũng nổi lên tự động vũ trang đánh đuổi người Anh để gìanh lại chủ quyền độc lập cho đất nước của họ và lập nên nước Mỹ ngày nay.

Pháp: Nước Pháp cũng đã từng bị người Anh xâm lăng vào thế kỷ 15 (trong thời Bà Jeanne d’ Arc (1412-1431), và người Đức xâm lăng  (Đệ Nhất rồi Đệ Nhị Thế Chiến). Trong những trường hợp này, dân tộc Pháp đều đồng lòng quyết tâm chiến đấu đến cùng để đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc họ.

Như vậy, xem ra không có quốc gia có văn hiến nào khi bị một cường quốc khác dùng sức mạnh quân sự cưỡng chiếm và thống trị mà lại không quật khởi phát đông chiến tranh đuổi giặc cứu nước để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Nhờ công ơn  tổ tiên chúng ta đã liên tục liều chết  chiến đấu đánh đuổi các quân cường xâm đến từ bất kỳ phương trời nào để bảo toàn hay giành lại chủ quyền độc lập của dân ta, mà ngày nay chúng ta mới có thể ngẩng cao đầu lớn tiếng nói với nhân dân thế giới rằng,

- một ngàn năm dân tộc Việt Nam bị người Hán đô hộ là  một ngàn năm người Việt nổi lên tự động vũ trang đánh đuổi người Hán để giành lại quyền độc lập cho dân tộc,

- hai mươi năm giặc Minh thống trị nước Việt  là hai mươi năm dân Việt ta nối lên đánh đuổi quân Minh, và

- gần một trăm năm Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican cưỡng chiếm và thống trị đất nước Việt là gần một trăm năm người Việt nổi lên đánh đuổi liên minh giặc dã man này.

Quy luật lịch sử là như vậy. Nhưng Giáo Hội La Mã lại chống lại cái quy luật này. Họ thi  hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ  “Phải kính yêu và thương mến Chúa (Vatican) đến hết trí khôn” biến tín đồ của giáo hội mất hết ý niệm về “dân tộc". Cũng nên biết rằng cái khẩu hiệu quái đản “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” là do Linh Mục Hoàng Quỳnh và ông cừu non Nguyễn Gia Hiến (anh ruột ông Nguyễn Gia Kiểng và là lãnh tụ của cái gọi là “Lực Lượng Đòan Kết”  gồm toàn những giáo dân Hố Nai, Gia Kiệm, Dốc Mơ, Bùi Phát, Bùi Môn, Xóm Mới, Tam Hiệp, Tam Hà, v.v…) tung ra trong cuộc biểu tình của giáo dân ở trước của Bộ Tổng Tham Mưu tại Đường Võ Tánh vào ngày 27/8/1964 để làm áp lực đòi hội đồng tướng lãnh đang họp ở trong Bộ Tổng Tham Mưu phải thỏa mãn yêu sách phục hồi quyền lực cho những thành viên của Đảng Cần Lao Công Giáo đã bị tân chính quyền lọai thải ngày từ ngày 1/11/1963.

 

IV.- NGK viết: “Lấy quan điểm dân tộc mà nhìn lại thì cuộc chiến 1945 – 1954, mà đảng cộng sản gọi là cuộc chiến tranh chống Pháp, đã là một sai lầm. Chế độ thuộc địa phải cáo chung như là một hậu quả của bối cảnh thế giới sau Thế Chiến II. Dĩ nhiên là người Pháp không ân cần trao trả lại độc lập. Họ tham lam và ngoan cố. Nhưng họ cũng không thể cưỡng lại được cả một trào lưu đã chín muồi ngay cả tại chính nước Pháp. Vả lại chính họ cũng đã nhanh chóng nhìn nhận trên nguyên tắc chủ quyền của một nước Việt Nam độc lập, qua hiệp uớc sơ bộ với Hồ Chí Minh ngày 6-3-1946, rồi thỏa uớc Hạ Long với Bảo Đại ngày 5-6-1948. Họ chỉ có thể dùng dằng để bảo vệ tối đa quyền lợi và ảnh hưởng. Chúng ta vẫn phải tranh đấu để có độc lập trong thời gian ngắn nhất và trong những điểu kiện thuận lợi nhất, nhưng đàng nào thì kết thúc của cuộc đấu tranh đã biết trước và chiến tranh giải phóng là điều không cần thiết, như các nước cùng hoàn cảnh với chúng ta đã chứng tỏ.”

NHẬN XÉT: Chúng ta đặt ra vấn đề trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối thế kỷ 18 (thời điểm Giám Mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cấu kết với Nguyễn Ánh, tìm viện binh giúp tên bạo chúa “cõng rắn cắn gà nhà” này để đánh bại nhà Tây Sơn) cho đến ngày nay, nhóm thiểu số con chiên người Việt, trong đó có ông Kiểng, đã từ mấy đời nối tiếp nhau đứng về phía Vatican hay Giáo Hội La Mã, Pháp, Nhật (Cường Để, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Huân, Trần Văn Lý, v.v… trong Đảng Đại Việt Phục Hưng), rồi Mỹ chống lại đất nước và dân tộc Việt Nam.

Ghê tởm hơn nữa, như đã nói ở trên, người anh ruột của ông Kiểng là Nguyễn Gia Hiến, lãnh tụ cái gọi là “Lực Lượng Đoàn Kết” gồm toàn các con chiên Hố Nai, Gia Kiệm, Xóm Mới, Bùi Môn, Bùi Phát, Tân Hiệp, Tân Hà, v.v…,  đã cùng với Linh-mục Hoàng Quỳnh sáng tác ra khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”. Khẩu hiểu phản quốc này được tung ra  trong cuộc biểu tình của giáo dân vào buổi trưa ngày 27/8/1964 tại cổng chính của bộ Tổng Tham Mưu tại Đường Võ Tánh, Gia Định, để làm áp lực đòi các tướng Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Minh, v.v… phải thỏa mãn yêu sách “phục hồi quyền lực cho Đảng Cần Lao” của họ . Ấy thế mà trong đoạn văn này, ông Kiểng lại nói rằng,”Lấy quan điểm dân tộc mà nhìn lại thì cuộc chiến 1945 – 1954…”., Vậy thì, xin hỏi ông Kiểng “lấy quan điểm của dân tộc nào?” Dân tộc Vatican, Dân tộc Pháp, Dân tộc Hoa kỳ? Nói như ông Kiểng, có phải lả ngược ngạo một cách vô cùng trắng trợn không?

Thật là nực cười và cực kỳ ngược ngạo, một người thuộc một gia đình đã liên tục mấy đời phò giặc ngọai xâm Vatican và Pháp chống lại dân tộc và tổ quốc, bây giờ  bọn quan thày của họ  đã bị dân ta đánh đuổi phải cuốn gói ra đi, thì con người đó lại nhân danh dân tộc để chống lại cái thế lực đã có công trong đại cuộc đánh bật quan thày xâm lăng  của họ ra khỏi đất nước để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc?

Thử hỏi trong lịch sử nhân loại, có hạng người nào ngược ngạo, trâng tráo, trắng trợn và trơ trẽn như con chiên Nguyễn Gia Kiểng và những người đồng đạo, đồng đảng và đồng phe với ông ta  không? 

Ngoài ra, trong đoạn văn này, ông Kiểng còn dùng thủ đoạn nói lòng vòng và lươn lẹo với mục đích làm cho độc giả hiểu lầm là không cần phải phát động chiến tranh để đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican, rồi đến một thời điểm nào đó, tự nhiên là  cả Vatican và Pháp sẽ đem chủ quyền độc lập trao trả cho người Việt Nam, rồi cả Mỹ và Vatican cũng sẽ đem miền Nam Việt Nam hòan lại cho người Việt Nam để cho đất nước Việt Nam được thống nhất!

Để hỗ trợ cho luân cứ láo khoét này, ông Kiểng  hết viện dẫn  Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 (ký kết giữa Pháp và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh), rồi lại viện dẫn Hiệp Ước Vịnh Hạ Long 5/6/1948 ký kết riêng giữa cá nhân ông Bảo Đại do chính quan thày Pháp và Vatican  dựng nên  và nội dung của hiệp ước này cũng do chính quan thày Pháp và Vatican thảo sẵn đưa ra. Người viết không biết khi đưa ra hai hiệp ước trên đây để hỗ trợ luận cứ này, ông Kiểng có biết sách sử ghi lại rằng :

Về Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946, cả Pháp và Vatican đều  không thật lòng ký thỏa hiệp này. Vì thế mà vào cuối tháng 11 năm đó, họ đã vi phạm hiệp ước này một cách trắng trợn,  đẹm quân tấn công đánh chiếm Hải Phòng, gây nên cảnh chết chóc tang thương, trong đó có tớ 20 ngàn người dân Việt bị thiệt mạng.[xv]  Rồi đến ngày 17/12 năm đó, tại Hà Nội, họ lại gây hấn, cho quân lính đi tấn công đánh chiếm các cơ quan công quyền, xông xáo vào các khu cư dân cướp phá và đánh đập dân lành, khiến cho chính quyền ta phải rút ra khỏi thủ đô Hà Nôi và hô hào toàn dân kháng chiến vào chiều tối ngày 19/12/1946.

Về Hiệp Ước Hạ Long 5/6/1948, thực sự nó chỉ là một trò hề bịp bợm của Pháp và Vatican. Ai cũng biết rằng, đây chỉ là cái bánh vẽ độc lập mà thực quyền vấn còn nằm trong tay Pháp và Vatican. Chính vì vậy mà ngay khi đó cái trò hề này bị rẩt nhiều người chỉ trích và phơi bày cái tính cách “hề” và thủ đoạn lưu manh của cả Pháp và Vatican ở trong đó. Vì lẽ này mà sau đó, cả Pháp và Vatican lại cho trình diễn một trò hề khác bằng một “bánh vẽ độc lập khác” là Hiệp Ước Élysée 8/3/1949. Nhưng cái trò hề này cũng không qua mặt được nhân dân ta và nhân dân thế giới. Cũng vì thế mà sau này, khi Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican bị thảm bại tại Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954, Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican tan vỡ, Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thành hình (Mỹ  thay thế Pháp). Lúc đó, Mỹ mới làm áp lực đòi Pháp phải trao trả độc lập cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại vào ngày 4/6//1954.[xvi]

Xin hỏi ông Nguyễn Gia Kiểng rằng NẾU Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican thực sự trao trả quyền độc lập cho người Việt Nam qua chính quyền Bảo Đại, thì tại sao lại còn có cái gọi là “Treaty Of Independence Of The State Of Vietnam, June 4, 1954” trên đây?

Xin ông Nguyễn Gia Kiểng giải thích cho mọi người biết rõ. Đừng chạy làng nhé!

[Cũng nên biết, từ khi Pháp bị thảm bại tại Điên Biên Phủ, Mỹ bắt đầu chính thức nhẩy vào Việt Nam  thay thế Pháp, Vatican liền bỏ Pháp một cách công khai, quay ra cấu kết với Mỹ (gọi là Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican), và chính quyền Bảo Đại trở thành một chính quyền làm tay sai cho Mỹ và Vatican. Ta có thể ví tình trạng hay thân phận của chính quyền Bảo Đại lúc đó giống y hệt như g hay thân phận của các nhân viên làm việc trong một công ty hợp doanh bị phá sản và bị đem bán cho một tập đoàn tư bản khác. Ở vào trường hợp này, các nhân viên vốn đã làm việc  ở công ty này với ban giám đốc của của tập đoàn tư bản cũ, bây giờ phải làm việc với ban giám đốc mới của tập đoàn tư bản mới. Đây cũng là tình trạng của chính quyền Bảo Đại vào giữa năm 1954, khi người Mỹ đến thay thế người Pháp ở Việt Nam.

Ông Kiểng và  tất cả các ông trí thức đồng đạo của ông cũng như các ông quan lớn quan nhỏ trong các chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975 hãy vào các thư viện hay internets tìm tài liệu liên hệ để  kiểm chứng xem những điều tôi nói như trên có đúng không. Người viết có kinh nghiệm về các ông cừu non cuồng tín người Việt mang chứng bệnh dốt nát về lịch sử, nhưng lại cứ thích viết sử và khoái đem lịch sử ra nói chuyện để làm ra vẻ ta đây cũng thông kim bác cổ. Rõ thật là nỡm! Đúng là dốt hay nói chữ.

Cứ như lời của con chiên Nguyễn Gia Kiểng viết, chúng ta phải giả thử như Việt Nam chưa được thống nhất như đã xẩy ra vào năm 1975. Rồi vào một thời điểm nào đó, sau khi đã giàn xếp với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (tiến trình trao quyền độc lập cho miền Nam sẽ phải như vậy), Hoa Kỷ rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam và trao quyền độc lập cho nhóm thiểu số con chiên người Việt, tay sai đắc lực của Vatican. Khi đó, với tinh thần sống đạo theo đức tin Ki-tô của những con chiên thuộc loại Phát Diệm, Bùi Chu, Hố Nai, Gia Kiệm, Bùi Môn, Bùi Phát, Xóm Mới, v.v…, cuộc tắm máu ở miền Nam Việt Nam sẽ dã man và ghê gớm như thế nào!

Ôn có trị tân. Để biết sẽ có tắm máu hay không trong trường hợp Hoa Kỳ giàn xếp với Hội Đồng Giam Mục Việt Nam rồi trao chính quyền cho một số con chiên có quyền thế, tay sai của Vatican ở Việt Nam, chúng ta hãy nhớ lại những sự kiện dưới đây còn rành rành trong sách sử và còn đậm nét trong trí nhớ của những chứng nhân của thời cuộc:

1.- Sau Hoàng Đế Napoléon I bị thảm bại tại trận đánh Waterloo (Bỉ) vào ngày 18/6/1815, Liên Minh Thánh Áo, Phổ, Anh, Nga áp đặt chế độ đạo phiệt Ca-tô lên đầu lên cổ nhân dân Pháp và đưa tên bạo chúa Louis XVIII lên cầm quyền (1815-1824) và sau đó là tên bạo chúa Charles X (1824-1830), nước Pháp trải qua 15 năm tắm máu vô cùng kinh khủng mà sách sử gọi là Cuộc Khủng Bố Trắng (The White Terror).[xvii]

2.- Tại Croatia trong những năm 1941-1945: Trong thời gian này, Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) ngầm cấu kết với Phe Trục Đức Ý Nhật để củng cố quyền lực và mở rộng vùng ảnh hưởng. Tại Âu Châu, Vatican cấu kết với Đức và Ý đưa tên con chiên cuồng tín Ante Pavelich lên cầm quyền ở Croatia và thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô.  Hậu quả là chỉ vỏn vẹn của 4 năm trời (1941-1945), chế độ ác ôn này đã giết hại tới trên hơn 700 ngàn ngưởi trên tổng số dân gần 3 triệu người. Sự kiện này được sách The Vatican’s Holocaust ghi lại với nguyên văn như sau:

“Trong thời kỳ Croatia là quốc gia độc lập và lấy đạo Gia Tô làm quốc giáo, có trên 700 ngàn đàn ông, đàn bà và trẻ em bị giết hại. Nhiều người bị hành hình, bị tra tấn, bị bỏ cho chết đói, bị thiêu sống và thiêu cho đến chết. Hàng trăm người bị cưỡng bách phải theo đạo Gia Tô (Thiên Chúa La Mã). Các ông linh-mục của Giáo Hội La Mã làm quản giáo tại các trại tù tập trung; nhiều tu sĩ khác của Giáo Hội là sĩ quan trong các đơn vị quân đội đã phạm tội ác tàn bạo này. 700 ngàn trong tổng số dân có mấy triệu người tức là khoảng 1/3 dân số bị các đoàn lính dân quân Gia Tô giết hại”[xviii]

Tại Á Châu, Vatican quay là ngầm liên kết với quân phiệt Nhật, ra lệnh cho giới tu sĩ áo đen và con chiên người Việt lập Đảng Đại Việt Phục Hưng, tôn con chiên Cường Để làm minh chủ, chuẩn bị chờ khi Nhật lật đổ Pháp thì công khai đi với Nhật với hy vọng Nhật sẽ đưa Cường Để về Việt Nam làm vua thay Bảo Đại và đưa ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng, sau đó sẽ thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô giống như ở Croatia. Đây là sự thật và đều được sách sử  ghi lại rõ ràng như vậy.  Sách Nội Các Trần Trọng Kim viết:

“Phần lớn các nhóm thân Nhật này đều ấp ủ, mong chờ ngày quân Nhật lật đổ thực dân Pháp và hy vọng sẽ dựa vào quân Nhật để trở thành các lực lượng  nắm quyền. Trong số các lực lượng thân Nhật thì mạnh nhất về lực lượng và tổ chức là ba nhóm chính: Phục Quốc, Cao Đài và Hòa Hảo. Nhiều phần tử thuộc các nhóm này không che giấu kịch bản của họ, rằng sau khi quân Nhật “giải phóng” Việt Nam khỏi ách thực dân Pháp thì Hoàng Thân Cường Để sẽ trở về làm vua, Ngô Đình Diệm sẽ trở thành Thủ tướng,…”[xix]

3.- Bất kỳ người Việt Nam ở miền Bắc đã từng là chứng nhân những thảm cảnh khốn cùng điêu linh cơ  cực của người dân miền Bắc trong những năm 1947-1954  thì không thể nào quên được hành động  giết người bừa bãi, hãm hiếp phụ nữ, đốt phá các miều đền, hủy diệt các đình chùa, cướp của mang đi, v.v…, của “những tên sát nhân cuồng nhiệt” trong những đạo quân thập tự xuất phát từ các làng đạo trong các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Kiến An, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình và từ những Giáo Khu Bùi Chu và Phát Diệm. Những đạo quân thập tự này dưới quyền chỉ huy của các ông lãnh chúa áo đen như Vũ Đức Khâm (Quần Phương, Nam Định), Nguyễn Kim Điện (Phú Nhai, Nam Định), Lương Huy Hân (Ngưỡng Nhân, Giao Thủy, Nam Định), Vũ Đức Luật (Cao Mại, Kiến Xương, Thái Bình), Anvarê Cao (Quỳnh Lang, Quỳnh Côi, Thái Bình), Nguyễn Quang Ân (Thân Thượng, Kiến Xương, Thái Bình), đặc biệt là những toán lính thập tự ở Giáo Khu Phát Diệm dưới quyền chỉ huy của lãnh chúa áo đen Hoàng Quỳnh (thường gọi là Tổng Quỳnh).

4.- Tất cả những ai đã từng là chứng nhân lịch sử ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đều biết đến uy danh của các ngài tu sĩ áo chùng đen như Ngô Đình Thục, Phạm Ngọc Chi, Nguyễn Văn Thuận, Mai Ngọc Khuê (Tân Sa Châu, Tân Bình, Gia Định), Đinh Xuân Hải (Phú Thọ Hòa, Tân Bình Gia Định), Tô Đình Sơn (Phú Yên), Nguyễn Lạc Hóa (Biệt Khu Hải Yến,  Cà Mâu), Nguyễn Bá Lộc (Cái Sắn, Kiên Giang), Trần Đình Vận (Dốc Mợ, Kiệm Tân, Long Khánh), Linh-mục Tông (Chương Thiện), Linh-mục Triệu (Bến Dinh, Châu Đốc), Vũ Thạch Nghị (Bình Thủy, Cần Thơ), v.v…

5.- Sách sử ghi lại rằng, trong thời anh em ông Ngô Đình Diệm được Liên Minh Mỹ - Vatican cho cầm quyền ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963, kế họach Ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lực được triệt để thi hành với hy vọng sẽ cưỡng bách được toàn thể nhân dân miền Nam phải theo đạo Ca-tô trong vòng mười năm.[xx] Vì vậy mà Phật giáo bị bách hại một cách vô cùng siêu viêt và cực kỳ man rợ. Trong những năm này, con số người dân miền Nam bị tàn sát lên tới hơn 300 ngàn người.[xxi] Đứng trước những hành động dã man và tàn ác như vậy, vì trách nhiệm “con dại cái mang”, Hoa Kỳ đã phải cực lực phản đối và cảnh cáo nghiêm khắc chính quyền Diệm về những hành động dã man này. Thế nhưng, đối với những tín đồ Ca-tô cuồng tín, một khi đã có quyền lực ở trong tay, thì không có gì có thể ngăn cản được họ tàn sát những người thuộc các tôn giáo khác. Và lúc đó, vì đang say máu, họ không còn biết gì khác là tin tưởng mãnh liệt rằng "Tà giáo là những người xấu xa. Tín đồ Ca-tô là những người công chính ngay thẳng." (Paien unt tort e Christiens unt droit! (Pagans are wrong. Christians are right)" (lời tuyến bố của vị tướng chỉ huy đạo quân thập tự trong chiên dịc tiêu diệt người Albigences),   và “Bất kể nam hay nữ, già hay trẻ, chức vụ lớn hay nhỏ, trước lưỡi gươm, họ đều như nhau" .  “ (Neither sex nor age nor rank have we spared,) " (Lời tuyến bố của Tướng Roland chỉ huy đạo quân thập tự chỉ huy đạo quân tiêu diệt người Moors.). [xxii]

Vì say máu trong cơn điên loạn như vậy mà anh em ông Ngô Đình Diệm và băng đảng Cần Lao Công Giáo bất chấp cả những lời khuyên can và cảnh cáo của Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục hăng say bách hại Phật giáo và những người thuộc các tôn giáo khác. Vì thế mà Hoa Kỳ mới ngoảnh mặt đi để cho mặc quân dân miền Nam vùng lên đạp đổ cái chính quyền khốn nạn này và lôi cổ mấy anh em tên bạo chúa nhà họ Ngô ra đập chết, rồi tặng cho một tên một phát súng ân huệ.

6.- Trong 100 ngày vào mùa hè năm 1994, người của Vatican là Giám-mục Augustin Misago đã bị nhân dân thế  giới lên án và kết tội là chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát hơn 800 ngàn người Tutsis ở Rwanda. [xxiii]

Vào năm 1994, dân số nước Rwanda chỉ có 8,196,000 người. Ấy thế mà với những chiến dịch “làm sáng danh Chúa” của tên bạo chúa Giám-mục Augustin Misago, đã có tới 800 ngàn người bị sát hại, tính ra có tới khít kháo 10% dân số bị sát hại.

Với bản chất của những tín đồ Ca-tô dã man như vậy, với những cái gương về những hành động bạo ngược, tham tàn và man rợ cúa các chế độ đạo phiệt Ca-tô là như vậy, chúng ta có thể suy rằng, NẾU miền Bắc không hoàn toàn đánh bại miền Nam vào ngày 30/4/1975, và NẾU sau khi giàn xếp với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để  đưa những con chiên ngoan đạo của Vatican lên cầm quyền rồi Mỹ rút quân về Mỹ và không can thiệp vào nội bộ miền Nam nữa, THÌ miền Nam Việt Nam có thóat khỏi những cuộc tắm máu vô cùng rùng rợn như những trường hợp mà chúng tôi đã nêu lên ở trên không?

Người viết xin nhường lời giải đáp của vấn đề này cho các bậc thức giả.

Ai cũng biết rõ cái luận điệu “không cần phải phát động chiến trạnh đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, rồi đến một thời điểm nào đó, Pháp sẽ trao trả độc lập cho Việt Nam như người Anh đã trao trả độc Lập cho Ấn Độ vào năm 1947”  là do bộ máy tuyên truyền của Vatican đưa ra, rồi được bọn văn nô Ca-tô người Việt hò reo cổ võ. Luận điệu láo khóet này chỉ có thể lọt vào tai của những người  Việt bị ảnh hưởng sâu nặng bởi chính sách ngu dân và giáo dục nhội sọ của Hội La Mã đã được triệt để thi hành trong các xóm đạo từ mấy thế kỷ trước và ở miền Nam trong những năm 1954-1975. Vấn đề này đã được chúng tôi giải thích rõ ràng trước đây. Xin đọc những bài viết của người viết đã được nêu lên trong đọan văn chót trong phần NHẬN XÉT về đoạn văn mang số 3 ở trên thì sẽ thấy rõ tất cả sự thực của nó.

 

V.- NGK viết: “Cuộc tranh luận xem cuộc chiến này có cần thiết hay không thực ra là một cuộc tranh luận vô duyên, lạc đề, và hơn thế nữa bất lương, bởi vì cuộc chiến này không hề là một nhận định sai lầm về quyền lợi quốc gia trong bối cảnh quốc tế lúc đó. Mọi người đều biết nó không cần thiết và hơn nữa còn là một thảm kịch cho đất nước nhưng nó đã diễn ra vì độc lập không phải là mục tiêu của đảng cộng sản, lực lượng áp đảo lúc đó. Độc lập chỉ là một biện minh, mục tiêu thực sự của đảng cộng sản là áp đặt chế độ cộng sản. Mục tiêu này không chấp nhận được cho nhiều người Việt Nam và cũng là một thách thức đối với khối dân chủ tư bản, do đó chiến tranh là điều không tránh khỏi. Ngày nay, khi chủ nghĩa cộng sản đã hiện nguyên hình như một sai lầm đẫm máu, và hơn thế nữa một chủ nghĩa tội ác về bản chất, cuộc chiến này phải bị lên án, ít nhất như một sự cuồng dại.”

NHẬN XÉT: Trong đoạn văn này, ông Kiểng lập lại cái luận điệu trịch thượng “mục hạ vô nhân” và thái độ khinh mạn, miệt thị những người có ý kiến khác với ông ta để phủ đầu, nhưng lại để lộ ra thái độ hằn học và ngược ngạo của ông ta bằng nhóm chữ “Cuộc tranh luận xem cuộc chiến này có cần thiết hay không thực ra là một cuộc tranh luận vô duyên, lạc đề, và hơn thế nữa bất lương,…”. Trong lời “khẳng định cần thiết” số 5 này, ông Kiểng lập lai luận điệu đã nói ở trong “lời khẳng định…” số 3 ở trên,nghiã là ông ta chỉ nhắc lại cái luận điệu vừa làm hạ giá phong trào kháng chiến của nhân dân ta, vừa giảm nhẹ rặng núi tội ác phản quốc của giới tu sĩ áo đen và nhóm thiểu số con chiên người Việt (trong đó có ông, cha, anh em và bản thân ông),đã  nối tiếp nhau làm tay sai cho quân cướp ngoại thù liên tục từ năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975.

 

VI.- NGK viết: “Phải nói thật rõ: đại bộ phận những người đã chiến đấu dưới lá cờ đỏ sao vàng trong cuộc chiến này đã chiến đấu vì lòng yêu nước, họ phải được tôn vinh, những người phải bị lên án là những người đã quyết định cuộc chiến này. Họ đã hành động vì chủ nghĩa cộng sản, độc lập dân tộc và quyền lợi đất nước không phải là động cơ của họ. Đó đã là lý do khiến họ tàn sát thẳng tay các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng mà họ thừa biết là rất yêu nước.”

NHẬN XÉT: Những lời nói trên đây của ông Kiểng có một nửa đúng và có một nửa sai. Đúng ở chỗ nói về những người đã chiến đấu dưới lá cờ đỏ sao vàng (từ  nhóm chữ  “Phải nói thật rõ” cho đến nhóm chữ “được tôn vinh”. Sai ở nửa sau từ nhóm chữ “những người phải bị lên án…” cho đến nhóm chữ chót “rất yêu nước”.

Sai như thế nào? Sai là sự thực không phải như ông Kiểng nghĩ và nói như trên. Sự thực của vấn đề này là Việt Quốc (Việt Nam Quốc Dân Đảng) và Việt Cách (Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội) khởi đầu tấn công và giết hại Việt Minh hay những người Cộng Sản Việt Nam trước, Việt Minh chỉ phản ứng và đánh trả lại các ông Việt Quốc  của các ông Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam  và Việt Cách của ông Nguyễn Hải Thần mà thôi. Bằng cớ là từ khi cướp được chính quyền từ trong tay người Nhật vào ngày 19/8/1945 cho đến ngày 2/9/1945, Mặt Trận Việt Minh đã thành lập xong các chính quyền từ trung ương cho đến các địa phương ở hầu hết toàn thể miền Bắc cũng như ở miền Trung và ở Nam Việt. Sau ngày 2/9/1945, khoảng hơn một tuần, trong chiến dịch “Hoa Quân Nhập Việt”, 180 ngàn Quốc Quân Trung Hoa mới  vượt biên giới Hoa - Viêt  qua các ngả Lạng Sơn và Lào Cai tiến vào Hà Nội và các vùng khác. Trong dịp này, các nhân vật lãnh đạo và thành viên của hai chính đảng Việt Quốc (Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam) và Việt Cách (Nguyễn Hải Thần) cũng lục tục nương bóng đi theo  các đạo quân Tầu thổ phỉ này về Việt Nam. Trên đường từ biên giới về  Hà Nội, các nhà lãnh đạo và các thành viên của hai chính đảng này dựa vào Quốc Quân Trung Hoa tấn công các chính quyền địa phương  (do Việt Minh thành lập) để chiếm đoạt chính quyền. Có đánh nhau tất nhiên là có giết hại lẫn nhau và chuyện tổn thất về nhân mạng là chuyện đương nhiên, không thể nào tránh được. Phe bị giết hại nhiều nhất là phe yếu thế. Lúc đó, Việt Cách và Việt Quốc được Quốc Quân Trung Hoa giúp đỡ và bảo vệ, cho nên các chính đảng này ở vào thế mạnh và thắng thế. Việt Minh ở vào thế yếu, cho nên bị thua và bị sát hai nhiều hơn. Mấu chốt của vấn đề sát hại lẫn nhau là như vậy. Đây là sự thật lịch sử. Tất cả sự thật này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 viết:

“Phe quốc gia đi theo quân đội Tầu Tưởng (bọn này đi giải giới quân Nhật), nên đến nơi nào thì rất dễ dàng tranh chiếm được đất đai của Việt Minh nơi đó, từ tháng 11/1945 đến tháng 3/1946.”[xxiv]

Vấn đề này được Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nói rõ hơn nơi các trang 30-34 trong cuốn Năm Tháng Không Thể Nào Quên (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Nhân Dân, 2001).

Ít lâu sau, sau khi Cụ Hồ Chí Minh mua chuộc được các tướng Lư Hán và Tiêu Văn, Quốc Quân Trung Hoa không còn tích cực ủng hộ Việt Cách và Việt Quốc như trước nữa, và đứng làm trung gian giải hòa giữa Việt Minh và các đảng phái đối lập bằng giải pháp Chính Phủ Liên Hiệp.Tuy là đã thành lập chính phủ Liên Hiệp rồi, nhưng các chính đảng vẫn còn hục hặc với nhau, Việt Quốc và Việt Quốc vẫn hung hăng vì vẫn còn tin rằng họ vẫn có thể dựa vào thế lực của Quốc Quân Trung Hoa để đánh bại Việt Minh.

Quốc Quân Trung Hoa là đạo quân ô hợp, luôn luôn có những hành động thổ phỉ, ăn cướp và hà hiếp nhân dân ta ở các nơi chúng đóng quân. Vì thế mà nhân dân ta rất khinh bỉ và thù ghét chúng.  Việt Cách và Việt Quốc luôn luôn cặp kè với các đao quân Tầu ô khốn nạn này và dựa vào chúng để có thế lực. Vì thế mà nhân dân ta mới không ưa và cũng thù ghét luôn cả hai chính đảng này. Sau khi Thỏa Hiệp 28/2/1946 được ký kết giữa Pháp và chính quyền Tưởng Giới Thạch và Thòa Hiệp 6/3/1946 được ký kết giữa Pháp và chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Quốc Quân Trung Hoa phải rút về Tầu khởi đầu ngay từ tuần lễ thứ hai của tháng 3/1946 (theo tinh thần của hai thỏa hiệp này) cho đến cuối tháng 6/1946 thì hoàn tất. Tình trạng này làm cho Việt Quốc và Việt Cách mất thế dựa, không còn thế lực nào che chở nữa. Trong khi đó, họ lại bị nhân dân ta thù ghét. Sau khi quân Tầu rút về Tầu rồi (từ tháng 6/1946), các cuộc đung độ với Việt Minh lại bùng nổ. Trong các cuộc đụng độ này, nhân dân ta đứng về phía Việt Minh, hăng say ủng hộ và tiếp tay cho Việt Minh. Đây là nguyên nhân TẠI SAO hai chính đảng Việt Quốc và Việt Cách bị thảm bại một cách dễ dàng.

Bị thảm bại, một số chạy sang Trung Hoa, nương tựa vào Quốc Quân Trung Hoa và sống lưu vong ở đó. Một số chạy về Phát Diệm sống nhờ vào sự che chở của  đám con chiên dưới quyền cai trị của Giám Mục Lê Hữu Từ và sau đó, nhóm người này thành những kẻ đồng minh và đồng hàng của nhóm Ki-tô Việt gian phản quốc này cho đến ngày nay.. Một số khác đầu hàng Pháp, rồi theo Pháp biến thành những tên lính đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lược  Pháp – Vatican.

Sự thật là như vậy. Những gì khác với sự thật này là do bộ máy tuyên truyền của Vatican với sự tiếp tay của các chính quyền Bảo Đại và các chính quyền miền Nam sáng tác ra mà thôi.

 

(còn tiếp)

 

CHÚ THÍCH


[i] Xin xem kế hoạch này nơi các trang 397-412, sách Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân (Los Angelss, CA: Hương Quê, 1988) của Tiến-sĩ Cao Huy Thuần.

[ii] Xin quý vi đọc Chương 24 (các trang 484-488), sách Hơn Nửa Đời Hư (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1995) của tác giả Vương Hồng Sển để biết rõ hơn cái tục lệ hôn hít quái đản và ghê tởm này.

[iii] Trần Tam Tỉnh, Thập Giáo Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr 53.

[iv] Xin đọc các trang 285-304, sách Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: Giao Điểm 2000) của Giáo-sư Trần Chung Ngọc để biết nhiều hơn nũa.

[v] Nguyễn Tiến Hung & Jerrold L. Schecter, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập (Los Angeles, CA:: C & K Promotions Inc., 1986), tr. 24.

[vi] Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), trang 171.

[vii] Margie Mason, Associated Press Writer – Ngày June 16, 2010. Nguồn: http://news.yahoo.com/s/ap/20100616/ap_on_he_me/as_vietnam_us_agent_orange_2

Ba trăm triêu Mỹ kim để ứng phó với Chất Độ Da Ca tại Việt Nam

Margie Mason / Associated Press

 “300 triệu Mỹ kim để tẩy rửa chất độc Da Cam: Tin từ Hà Nội – Việt Nam -  35 năm sau khi chiến tranh chấm dứt,  mới có quyết định chi ra 300 triệu Mỹ kim để tẩy rửa chất độc Da Cam, một vấn đề gây tranh luận và làm cho quan hệ Mỹ - Việt vẫn còn lấn cấn.

Hôm Thứ Tư (16/6/2010),  một bản tin nói rằng một cuộc hội thảo gồm các nhà làm chính sách cũng với các nhà khoa học và công dân của cả hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam đã đúc kết một kế hoạch hành động. Kế họanh này thôi thúc chính quyền Hoa Kỳ và các nhà Mạnh Thường Quân khác cung cấp một tài khoản ước chừng  30 triệu Mỹ kim mỗi năm và trong 10 năm như vậy để tẩy rửa những chất độc hóa học đã được sử dụng trong thời chiến tranh để lảm cho cây cối rụng lá.

Tài khỏan này cũng sẽ được sử dụng để trị liệu những người Việt Nam bị chất độc này làm cho tàn phế trong đó có cả những người tin rằng có liên hệ vì tiếp cận với chất độc Da Cam do quân đội Mỹrải xuống trong vùng lãnh thổ thuộc miền Nam Việt Nam trước kia  nhằm hủy diệt hoa mầu, mùa màng và lá rừng bao phủ giúp cho  việc ẩn nấp của các chiến binh du kích cộng sản.

Chính quyền Mỹ đã chậm trễ trong vấn đề này vì rằng trong nhiều năm, họ đã phản bác và tranh cãi với  Việt Nam về việc cần phải có thêm những nghiên cứu khoa học để  chứng minh rằng chất hóa học diệt cỏ và làm rụng lá cây do phi cơ Hoa Kỳ rải trong  những năm chiến tranh đã làm nguy hại đến sức khỏe của người Việt Nam và làm cho họ  sinh đẻ ra những trẻ em mang khuyết tật.

Ông Walter Isaacson, đồng chủ tịch Nhóm Hội Thào Mỹ - Việt Bàn Về Chất Độc Da Cam nói trong bản báo cáo rằng, “Chúng tối bàn về cái di lụy lớn lao của cuộc Chiến Việt Nam, một yếu tố lớn làm mất đi vẻ đẹp trong mối quan hệ trong đại này.Việc tẩy rửa cái khối bẩn thỉu này của chúng ta còn tồn đọng từ thời chiến tranh tốn phí ít hơn rất nhiều nếu so với số tiền tốn phí cho việc tẩy rửa  dầu lừa do hãng BP (Britishh Petroleum) làm tràn ngập trong Vịnh Mễ Tây Cơ.

Nhóm hội thảo này được thành lập vào năm 2007 để tìm ra phương cách giải quyết vấn đề còn tồn đọng này. Cuộc hội thảo trên đây được sự tài trợ của Tổ Chức Ford vô vị lợi phối hợp với Viện Aspen vô vị lợi.

[“$300 mln to cope with Agent Orange in Vietnam: “HANOI, Vietnam – Thirty-five years after the Vietnam War, a $300 million price tag has been placed on the most contentious legacy still tainting U.S.-Vietnam relations: Agent Orange.

A joint panel of U.S. and Vietnamese policymakers, citizens and scientists released an action plan Wednesday, urging the U.S. government and other donors to provide an estimated $30 million annually over 10 years to clean up sites still contaminated by dioxin, a toxic chemical used in the defoliant.

The funding would also be used to treat Vietnamese suffering from disabilities, including those believed linked to exposure to Agent Orange, which was dumped by the U.S. military in vast quantities over former South Vietnam to destroy crops and jungle cover shielding communist guerrilla fighters.

Washington has been slow to address the issue, quibbling for years with its former foe over the need for more scientific research to show that the herbicide sprayed by U.S. aircraft during the war caused health problems and birth defects among Vietnamese.

"We are talking about something that is a major legacy of the Vietnam War, a major irritant in this important relationship," said Walter Isaacson, co-chair of the U.S.-Vietnam Dialogue Group on Agent Orange/Dioxin that released the report. "The cleanup of our mess from the Vietnam War will be far less costly than the Gulf oil spill that BP will have to clean up."

The dialogue group was formed in 2007 to look for ways to address the lingering issue. It is supported by the nonprofit Ford Foundation and coordinated by the nonprofit Aspen Institute.”]

[viii] Stanley I. Kutler (Ed.) Encyclopedia of the Vietnam War (New York: Simon & Schuster McMillan, 1996), pp. 591-592.

Vietnam is less than 1/25 the area of the United States; Cambodia, Laos and Vietnam combined have about the same area as France. Between 1965 and 1973, the United States used more than 14 million tons of air – and artillery high explosives on the area. The bombing done accounted about 7 million tons or more than three times the tonnage used during World War II. Most of the bombs and artillery shells, and virtually all the defoliant (nearly 12 million tons), fell on the southern half of the country..”

[ix] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael. Pháp Tự Xuất Bản, 1995) tr.101-102)

 “Chúng tôi chỉ có với mình”, Đô Đốc Rieunier  sau này nói, “những giáo dân và bọn du thủ du thực”.  “Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét hoặc vì tội phạm,” Đại Tá Bernard viết, xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc mình, sẵn sàng phụng sự bất cứ những ông chủ nào… Người ta sẽ tuyển dụng trong số họ tất cả nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy giấy và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội Truyền Giáo. Chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc Việt Nam …”

Nhà sử học Cultru kết luận:

“Hoàn toàn hời hợt về cái gọi là giáo dục phương Tây mà họ đã được tiếp thụ, những thanh niên Việt Nam này đã trở thành những ông thông, ông phán, ông ký, kiểm soát, phiên dịch.. ấy lập thành tại xứ sở thuộc địa một tầng lớp những người tha hóa, chuyên lợi dụng địa vị chính thức của chúng để nhân danh chính phủ Pháp, lúc này không đủ biện pháp cai quản họ, để áp bức, đục khoét dân chúng, buộc lòng phải nhờ đến sự trung gian cuả họ…”  “… Tại Nam kỳ, chính là từ trong những người Công Giáo Annam mà người ta tuyển chọn những kẻ giúp việc cho chính phủ Pháp, Phạm Quỳnh đã viết, “Họ có tài cán gỉ? … Phần lớn là những tay dạy giáo lý Cơ Đốc, vì hạnh kiểm kém mà bị các giám mục đuổi về, và dưới một cái tên La Tinh (bởi vì họ nói lõm bõm tiếng La Tinh), là đại diện sơ lược của thủ đoạn, của sự vô trách nhiệm, và sự thoái hóa của Châu Á”

[x]Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn – Tập 2 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 457.

[xi] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr458-459.

[xii] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 104.

[xiii] Dixee R. Bartholomew – Feis, The OSS and Ho Chí Minh  - Unexpected Allies in the War against Japan – Bản tiếng Việt  do Lương Lê Giang chuyển dịch (Hà Nôi: Nhà Xuất Bản Thế Giới, 2007), tr.348-350.

[xiv] Nguyễn Mạnh Quang, Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến Tranh Lạnh (Tacoma, WA: Tacoma Public Schools, 1994), 216-220. 

[xv] . Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History (New YorK: Frederick A. Praeger Publishers, 1968), p.266.

[xvi] Tài liệu về bàn Hiệp Ứoc 4/6/1954 được sách Vietnam A History in Documents (New York:New American Library,  1981 của tác giả Garet Porter ghị lại đầy đủ với tựa đề là “Treaty Of Independence Of The State Of Vietnam, June 4, 1954” ở nơi 2 trang 150-151.

[xvii] Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày  khá đầy đủ nơi các trang191-205, sách Nói Chuyên Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Hóuton, TX: Đa Nguyên, 2004).

[xviii] Avro Manhattan, The Vatican’s Holocaust (Springfield, MO: Ozard Book, 1986), tr. vii.

"During the existence of Croatia as an independence Catholic State, over 700,000 men, women, children perished. Many were executed, tortured, died of starvation, burried alive, or were burned to death. Hundreds were forced to become Catholic. Catholic padres ran concentration camps; Catholic priests were officers of the military corps which committed such atrocities. 700,000 in a total population of a few million, proportionally, would be as if one-third of the USA population had been exterminated by Catholic militia.”

[xix] Phạm Hồng Tung, Nội Các Trần Trọng Kim (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, 2009), tr.109-110.

[xx] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA Nhà Xuất Bản Thế Giới, 1989), tr. 428

[xxi] .  Nguyễn Mạnh Quang, Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), tr. 127-131.

[xxii] Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: G.P Putnam’s Sons, 1982), pp.110-111.  Cả hai câu trên đều nằm trong  bản văn nguyên gốc tiếng Anh dưới đây:   

"Neither sex nor age nor rank have we spared," was the statement of the general who conducted the war against medieval heretics called Albigenses, "We have put all alike to the sword." The new cry on the lips of Roland, the perfect Christian and the model knight, as he fought at Roncevaux against the hated Moors. "Paien unt tort e Christiens unt droit! (Pagans are wrong. Christians are right)". And when the first crusaders came over a hill in Palestine and caught sight of the walls of Jerusalem, …. convinced that the angels of the Lord were fighting by their side. They put to death by sword 17,000 Muslims on the site of Solomon's Temple and burned all Jews inside their synagogues.”

[xxiii] http://www.vietdaily.com. Bản tin phổ biến vào ngày 5/ 11/ 2000 trên mạng http:/www.vietnamdaily.com  loan truyền như sau:

"Tin Quốc Tế.- Giám Mục Thiên Chúa Giáo Có Thể Bị Tử Hình Tại  Rwanada:  Kigali, Rwanda (TH).-  Một công tố viên nói hôm Thứ Tư là ông đã yêu cầu lên án tử hình một giám mục Thiên Chúa Giáo La Mã về tội diệt chủng  trong năm 1994 liên hệ tới các vụ tàn sát ít nhất nửa triệu người, gồm cả nhiều người bị chém tại các nhà thờ nơi họ chạy vào lánh nạn.

Giám Mục Augustin Misago, 56 tuổi, là chức sắc đầu tiên của Giáo Hội bị truy tố về tội diệt chủng liên hệ tới các cuộc tàn sát sắc dân thiểu số Tutsis trong 90 ngày. Giám Mục kêu vô tội về tội cáo buộc diệt chủng và các tội chống nhân loại.

Trong vụ xử gây căng thẳng quan hệ giữa Rwanda và Tòa Thánh Vatican, Giám-mục Misago bị cáo buộc đã đẩy ba linh mục và trên 10 học sinh tới chỗ chết vì không cho họ tá túc trong giáo xứ của giám mục.

Kết từ phần buộc tội hôm Thứ Ba, công tố viên Edward Kayihura cũng yêu cầu Giám-mục Misago và chính phủ bồi thường 93,750 Mỹ kim cho các gia đình nạn nhân.

Các cuộc tàn sát bắt đầu hồi tháng 4/1994, khi ấy Giám-mục Misago là chức sắc cao cấp nhất của Giáo Hội ở giáo xứ Gikongoro nơi hàng chục ngàn người bị giết. Giám mục Misago là chức sắc cao cấp nhất của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo trong số trên 20 linh mục và nữ tu bị truy tố về tội diệt chủng. Hai linh mục đã bị kết án tử hình.

Các cuộc tàn sát chấm dứt với chiến thắng của Mặt Trận Ái Quốc Rwanda do sắc dân Tutsi lãnh đạo lật đổ chính phủ của sắc dân Hutu.

Trên 125,000 can phạm diệt chủng bị tù tại Rwanda. Trên 1500 người đã được đưa ra tòa xét xử và 300 người bị án tử hình." Tin Tức "Giám Mục Thiên Chúa Giáo Có Thể Bị Tử Hình Tại  Rwanda."

Để biết thêm nhiều chi tiết về cuộc tàn sát người một cách cực kỳ dã man này, xin đọc Chương 8 (Mục III, Phần II) sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này, có thể đọc online tren sachhiem.net.

[xxiv] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận – Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 2068.

 

Trang Thời sự