LẠI CHUYỆN [BẤT ĐẮC DĨ] VỀ TÚ GÀN

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt007.php

28 tháng 5, 2007

(Phần 1)

Cái ông Tú Gàn này, alias Lữ Giang, alias Nguyễn Cần, quả thật là một trí thức Công Giáo, thì cứ cho là trí thức đi, không biết ngượng [xin mượn đỡ từ của một trí thức Công Giáo không biết ngượng khác: Nguyễn Văn Lục]. Không biết ngượng vì tôi đã nói là đừng có gửi bài ổng viết trên tờ báo lá cải Saigon Nhỏ cho tôi nữa, nhưng thỉnh thoảng ông ta vẫn cứ tiếp tục gửi những bài ông viết chẳng ra gì cho tôi qua E-mail. Gần đây nhất là bài “Chuyện 50 Năm VNCH” trên Saigon Nhỏ. số ngày 13.10.2006, và rồi tiếp theo là bài Trong Cơn Hỗn Loạn.. Đã từ lâu tôi thật tình chẳng muốn mất thì giờ phê bình Tú Gàn, vì chẳng có bài nào ông ấy viết cho ra hồn, nhưng bài “Chuyện 50 Năm VNCH” thuộc loại “ziết sử” này của Tú Gàn thì có phê bình vài điểm để mua vui cùng độc giả kể cũng là chuyện đáng làm.

Tú Gàn đã nổi tiếng là “chuyên viên phịa sử” nhưng có lẽ vì quá “Dốt Sử” [từ của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang] mà lại muốn nổi tiếng nên ông ta phải mượn tờ lá cải Saigon Nhỏ để phổ biến những bài “phịa sử” của mình, nhưng càng phịa thì càng lòi cái dốt của mình ra, vì một lẽ rất giản dị, không ai có thể phịa sử cả. Tôi vẫn thường nghĩ, ông Tú Gàn chẳng gàn tí nào. Trái lại ổng khôn ra phết. Ông lấy bút hiệu là Tú Gàn cho nên tha hồ phịa, tha hồ viết lếu láo, vì độc giả khi đọc bài của ổng chỉ có thể nói: “À, cái ông này gàn thật nên mới viết như vậy.” Do đó những điều ông phịa hay viết lếu láo chẳng liên quan gì đến ông trí thức Công Giáo: Chánh Án Nguyễn Cần, alias Lữ Giang. Nghệ thuật phịa và viết lếu láo của ông Tú, Gàn mà Khôn, điển hình là: “Theo tài liệu thì….” nhưng không bao giờ đưa ra tài liệu đó để chứng minh. Nhưng trong thời buổi này, không ai có thể viết ẩu về lịch sử, khi mà các tài liệu lịch sử đã có tràn ngập khắp mọi nơi, nhất là trên Internet và trong các tác phẩm đã xuất bản. Vì vậy, viết một cách lập lờ thì không thể lừa dối được ai.

Kiến thức tạp nhạp của Tú Gàn thể hiện ngay trong câu mở đầu của bài như sau: “Hôm Chúa Nhật 22.10.2006 tới đây..” “Nhật” là ngày, và “Chúa Nhật” là ngày của Chúa. Đúng không? Nhưng đó là Chúa nào, Chúa Trịnh hay Chúa Nguyễn? Tú Gàn không nói ra nhưng ai cũng biết là Tú Gàn muốn nói Chúa nào, Chúa của Tú Gàn, Chúa mà Tú Gàn nghiện nặng, cai không được và không đủ can đảm và lý trí để mà cai. Nhưng vấn đề là trên thế gian này làm gì có ngày nào là ngày của Chúa? Bảy ngày trong tuần lễ là dựa theo tên các hành tinh theo như bảng dưới đây:

Hành Tinh Tên La-TinhTên PhápTên Anh Tên Saxon
SunDies Solis Dimannche Sunday Sun's day
MoonDies LunaeLundiMondayMoon's day
MarsDies MartisMardiTuesday Tiw's day
MercuryDies MercuriiMercrediWednesdayWooden's day
JupiterDies JovisJeudiThursdayThor's day
VenusDies VenerisVendrediFridayFrigg's day
SaturnDies SaturniSamediSaturdaySaterne's day

Vậy “Chúa Nhật”, nếu là Chúa của Tú Gàn, thì phải là “Godday” hay “Jesusday” theo tiếng Mỹ, hay “Dieujour” hay “Jesusjour” theo tiếng Pháp [nhại theo tiếng Mỹ], mà hình như tiếng Mỹ hay tiếng Pháp chẳng có những từ nào như vậy. Vấn đề là God hay Jesus ở đây chính là Chúa của Tú Gàn nhưng tuyệt đối không phải là Chúa của cả thế giới cũng như không phải của 93% người dân Việt Nam. Vậy từ “Chúa Nhật” không thích hợp trong ngôn ngữ Việt Nam. Đó là điều mà Tú Gàn, dù có gàn thật đi chăng nữa, nhưng chỉ cần một kiến thức thông thường sơ đẳng cũng phải biết sự tế nhị trong việc xử dụng ngôn từ này. Nhưng điều này lại chứng tỏ Tú Gàn không những gàn mà còn ngu, ngu vì thời buổi này còn nghiện Chúa và viết ẩu như vậy.

Hay Tú Gàn cho Chúa của ông ta chính là mặt trời? Nhưng trong vũ trụ thì mặt trời không có gì đặc biệt, nó chỉ là một ngôi sao nhỏ trong số tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ, hay nói khác đi, nó chỉ là một hạt bụi vũ trụ, và sẽ không còn tồn tại nữa trong vòng 5 tỷ năm tới. Ông Tú Gàn ơi! Thời buổi này mà nói đến “Chúa Nhật” không sợ người ta cười cho hay sao. Nhưng một người không biết ngượng như ông thì sợ gì người ta cười, ai cười hở mười cái răng, có phải như vậy không? Nước Mỹ là một nước tự do nhất thế giới, ai muốn viết gì thì viết, kể cả viết lếu láo. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng, viết lếu láo không phải là một đặc quyền của riêng ai trong những xã hội tự do, vì độc giả cũng có quyền vạch ra những sự lếu láo trong bài viết của bất cứ ai, kể cả Giáo hoàng của Công Giáo.

Bây giờ, chúng ta hãy đọc vài đoạn “phịa sử” của Tú Gàn mà ông ta cho là “để trả lại sự thật cho lịch sử”, cái lịch sử do ông ấy phịa ra. Tú Gàn viết:

“Sau đại chiến thứ hai, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã thu hổi độc lập toàn vẹn mà không phải tốn một giọt máu nào. Trái lại, Việt Nam đã trở thành quốc gia bất hạnh nhất trên thế giới vì có sự tranh chấp giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản trên mảnh đất nhỏ bé này, đưa tới một cuộc chiến kéo dài 30 năm với hậu quả là hàng triệu người đã chết, gần ba triệu người phải bỏ nước ra đi, Việt Nam trở thành một nước nghèo nhất thế giới và mặc dầu cuộc chiến đã chấm dứt hơn 30 năm, hận thù vẫn còn chồng chất!”

Tú Gàn quả thực là viết lếu láo, vì chẳng làm gì có sự tranh chấp giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản trên đất nước Việt Nam. Cuộc chiến tranh Đông Dương thứ nhất, 1945-1954, là cuộc chiến Việt Nam chống thực dân Pháp khi Pháp muốn trở lại Đông Dương để tái lập chế độ thực dân thuộc địa của Pháp ở Việt Nam, đưa Việt Nam trở lại vòng nô lệ Pháp, với hơn 80% chiến phí do Mỹ cung cấp. Và cuộc chiến thứ hai, 1955-1975, là cuộc chiến Việt Nam chống sự can thiệp và xâm lăng của Mỹ. Đây mới là sự thật lịch sử đó, ông Tú Gàn ạ. Ông Tú Gàn hãy đọc đoạn sau đây của Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255: Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ.. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ. Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”. Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ. (There had been no First and Second Indochina Wars, just one continuous conflict for almost a quarter of century. In practical terms, on one side, it had been an American war almost from its beginning: at first French-American, eventually wholly American. In both cases it was a struggle of Vietnamese – not all of them but enough to persist – against American policy and American financing, proxies, technicians, firepower, and finally, troops and pilots. It was no more a “civil war” after 1955 or 1960 than it had been during the US-supported French at colonial reconquest… To say that we had “interfered” in what is “really a civil war”, as most American writers and even liberal critics of the war do to this day, simply screened a more painful reality and was as much a myth as the earlier official one of “agression from the North”. In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.) Tại sao Daniel Ellsberg lại có thể viết như vậy. Vì Ellsberg là viên chức trong chính quyền Mỹ, đã từng đọc được những tài liệu mật nhất của Mỹ và biết rõ nhất về thực chất cuộc chiến ở Việt Nam. Chính ông là người đã tiết lộ Tài Liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers). Và ông viết đoạn trên năm 2002 chứ không phải là trong thời kỳ “phản chiến” sôi nổi trên đất Mỹ. Nếu chúng ta đã đọc một số những sách viết về cuộc chiến Việt Nam, viết sau 1975, của các học giả và cựu quân nhân Mỹ, thì chúng ta sẽ thấy rằng đa số đồng ý với Daniel Ellsberg về điểm này.

Có lẽ ông Tú Gàn cũng nên biết thêm một tài liệu khác về bản chất của cuộc chiến ở Việt Nam cách đây trên 30 năm. Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), John Carlos Rowe and Rick Berg viết, trang 28-29: Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) “căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm.” Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam. Số tử vong vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm.

Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại (ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ. Mỹ khẳng định là đã được mời đến, nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp.” Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai mình dựng lên là có quyền hợp pháp như vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam. Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân loại trên khắp Đông Dương. (As late as 1982 – after years of unremitting propaganda with virtually no dissenting voice permitted expression to a large audience – over 70% of the general population (but far fewer “opinion leaders”) still regarded the war as “fundamentally wrong and immoral,’ not merely “a mistake”..

It is worth recalling a few facts. The US was deeply committed to the French effort to reconquer their former colony, recognizing throughout that the enemy was the nationalist movement of Vietnam. The death toll was about half a million. When France withdrew, the US dedicated itself at once to subverting the 1954 Geneva settlement, installing in the south a terrorist regime that killed perhaps 70000 “Viet Cong” by 1961, evoking resistance which, from 1959, was supported from the northern half of the country temporarily divided by the Geneva settlement that the US had undermined.

In 1961-1962, President Kennedy launched a direct attack against rural South Vietnam with large-scale bombing and defoliation as part of a program designed to drive millions of people to camps where they would be “protected” by armed guards and barbed wire from the guerillas whom, the US conceded, they were willinggly supporting. The US maintained that it was invited in, but as the London Economist accurately observed, “an invader is an invader unless invited in by a government with a claim to legitimacy.” The US never regarded the clients it installed as having any such claim, and in fact it regularly replaced them when they failed to exhibit sufficient enthusiam for the American attack or sought to implement the neutralist settlement that was advocated on all sides and was considered the prime danger by the aggressors, since it would undermine the basis for their war against South Vietnam. In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)

Cũng vì vậy mà tháng 11 năm 1966, Bertrand Russell, người đã lãnh 2 giải Nobel, đã đứng ra thành lập một Tòa Án Quốc tế Xử Tội Ác Chiến Tranh (The International War Crimes Tribunal), có 18 quốc gia tham dự, và ủy ban xét xử của tòa án (The tribunal committee) gồm có 25 nhân sĩ nổi tiếng trên thế giới như sau:
  • Bertrand Russell (Tribunal Honorary President)- Peace Activist; Philosopher; Mathematician
  • Jean-Paul Sartre (Tribunal Executive President)- Philosopher;
  • Vladimir Dedijer (Tribunal Chairman and President of Sessions)- M.A. Oxon., Doctor of Jurisprudence; historian
  • Wolfgang Abendroth- Doctor of Jurisprudence; Professor of Political Science, Marburg University
  • Gunther Anders- Writer and philosopher
  • Mehmet Ali Aybar- International lawyer; Member of Turkish Parliament; President, Turkish Workers’ Party
  • James Baldwin- African American novelist and essayist
  • Lelio Basso- International lawyer; Deputy of Italian Parliament and Member of the Commission of Foreign Affairs; Professor, Rome University. President of PSIUP (Italian Socialist Party of Proletarian Unity).
  • Simone de Beauvoir- Writer and philosopher
  • Lazaro Cardenas- Former President of Mexico
  • Stokely Carmichael- Chairman, Student Nonviolent Coordinating Committee
  • Lawrence Daly- General Secretary, UK National Union of Mineworkers. Socialist.
  • Dave Dellinger- American pacifist; Editor, Liberation; Chairman, Fifth Avenue Parade Committee.
  • Isaac Deutscher- Historian
  • Haika Grossman- Jurist; Jewish liberation fighter
  • Gisele Halimi- Paris lawyer; attorney for Djamila Bouhired; author of works on French repression of Algeria
  • Amado V. Hernandez- Poet Laureate of the Philippines; Chairman, Democratic Labor Party; Acting President, National Organization of Philippine Writers.
  • Melba Hernandez- Chairman, Cuban Committee for Solidarity with Viet Nam, now the Cuba-Viet Nam Friendship Association
  • Mahmud Ali Kasuri- Member National Assembly of Pakistan, Senior Advocate Supreme Court of Pakistan
  • Sara Lidman- Swedish Writer
  • Kinju Morikawa Attorney; Vice-Chairman, Japan Civil Liberties Union, a human rights organization.
  • Carl Oglesby- Past President, Students for a Democratic Society; playwright; political essayist.
  • Shoichi Sakata- Professor of Physics
  • Laurent Schwartz- Professor of Mathematics, Paris University.
  • Peter Weiss- Playwright; Author; Experimental Film Director

Sau khi thu thập nhiều bằng chứng và nghe thuyết trình về những tội ác của Mỹ và VNCH của 30 nhân chứng trong đó có cả cựu quân nhân Mỹ ở Việt Nam, Tòa Án đã biểu quyết 11 khoản mà khoản đầu tiên là:Chính quyền Mỹ có phạm những hành động xâm lăng chống Việt Nam theo những điều lệ của luật quốc tế hay không? Ủy ban đồng thanh biểu quyết: !” [Has the Government of the United States committed acts of aggression against Vietnam under the terms of international law? YES (unanimously)].

Lẽ dĩ nhiên, sau đệ nhị thế chiến, Mỹ là một cường quốc vào bậc nhất trên thế giới, tha hồ áp dụng cường quyền thắng công lý, nên Tòa án của Russell chẳng làm được gì Mỹ, nhưng ít nhất cũng gây được tiếng vang trên khắp thế giới, và làm động cơ cho những phong trào phản chiến ở phương trời Âu Mỹ. Và ngày nay, phỏng theo Tòa Án của Russell, một Tòa Án Thế Giới về Iraq cũng đã được thành lập để phân tích cuộc “xâm chiếm Iraq” của Mỹ [Wikipedia, the free encyclopedia: Nearly four decades later, the Russell Tribunal model was followed by the World Tribunal on Iraq, which was held to make a similar analysis of the Project for the New American Century, the 2003 Invasion of Iraq and subsequent occupation of Iraq, and the links between these.]

(Xin xem tiếp Phần 2/2 >>>)